Đà Lạt xây "Vạn Lư Trường Thành" trong khu du lịch, hay là giặc từ Bô xít Tân Rai đă kéo về đây?
[I]Trần Trung Sơn[/I]
(29-07-2011) Một người bạn của tôi khi đến Khu du lịch Đồi Mộng Mơ (Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) đă vội vàng gọi điện thông báo cho tôi một tin thật sửng sốt: [B][COLOR=red]Trong khu du lịch Đồi Mộng Mơ người ta xây hẳn một đoạn Vạn Lư Trường Thành dài mấy trăm mét làm "điểm nhấn"(?). Có cả một đội quân tượng về lính của Tần Thủy Hoàng ở đó nữa.[/COLOR][/B]
Nghe xong, tôi thấy bàng hoàng, bán tín bán nghi và quyết trực tiếp đến "hiện trường" để xác minh sự thật.
Đến khu du lịch Đồi Mộng Mơ nổi tiếng của Đà Lạt, tôi thật sự bất ngờ với khung cảnh và những ǵ người ta xây dựng nơi đây. Điều đầu tiền đập vào mắt khiến tôi bắt đầu tin lời anh bạn thông báo: Tấm bảng ngay cổng vào liệt kê các hạng mục tham quan trong khu du lịch, trong đó ḍng thứ ba từ trên xuống ghi rơ ràng:
[B]Vạn Lư Trường Thành.[/B]
Đi sâu vào phía sau khu du lịch, tham quan qua một vài hạng mục đại loại như cây Vĩnh hằng, nhà cổ, bàn xoay, vườn thú lạ... th́ đến một lối đi được xây dựng chắc chắn bằng bậc tam cấp, hai bên được xây thành cao theo đúng "bản sao" Vạn Lư Trường Thành.
[IMG]http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/_resampled/ResizedImage273412-15069-Da-Lat-xay-Van-ly-truong-thanh-2.JPG.jpg[/IMG]
Tường thành này là công tŕnh xây dựng đồ sộ nhất. Nh́n sơ cũng có thể thấy ư đồ của những nhà quản lư khu du lịch là muốn xây dựng "tường thành" này làm "điểm nhấn" cho toàn bộ khu du lịch.
"Vạn Lư Trường Thành Đà Lạt" được xây dựng khá dài, khoảng 300m, uốn lượn, vắt vẻo từ ngọn đồi bên này, sang đến ngọn đồi bên kia của toàn khu. Ở hai đầu "trường thành" cũng được xây dựng cổng thành hẳn hoi, có h́nh vuông, mỗi bề khoảng 3m, cao hơn tường thành. Bên trên cổng thành c̣n có hai tượng lính kiểu cổ xưa của Trung Quốc đứng canh thành với giáo mác trong tay.
[IMG]http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/Da-Lat-xay-Van-ly-truong-thanh-1.JPG2.jpg[/IMG]
Đi từ phía thành bên trái khu du lịch xuống dưới hẻm núi, nơi có lối dẫn tới làng văn hóa dân tộc, nơi trưng bày các lọai công cụ, đồ gốm, rượu cần, nhạc cụ của người dân tộc ở vùng cao nguyên xung quanh đỉnh Langbiang, th́ tấm bảng ghi "làng văn hóa dân tộc" lại được gắn trên cổng của "Vạn Lư Trường Thành".
Bất ngờ hơn, bởi nơi một cái cổng cạnh đó nữa, người ta khắc ḍng chữ nổi tiếng khắp thế giới: "Bất đáo Trường Thành phi hảo hán". Đây đích thị là ư muốn "dựng" Vạn Lư Trường Thành giữa cao nguyên Đà Lạt chứ không phải là nhầm lẫn nữa.
Cách cái cổng có ḍng chữ "Bất đáo..." ấy vài bước chân, giữa một đám cỏ bên cạnh Trường Thành là một nhóm quân tượng được dựng nên, với h́nh hài, áo măo, vũ khí trong tay. Đặc biệt là "cái thần" trên khuôn mặt của những quân tượng này như đang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu để "giữ" thành vậy.
Dẫn đầu đội quân ấy có hẳn một tay tướng chỉ huy đàng hoàng. Tất cả có bề ngoài như đội quân của Tần Thủy Hoàng từng được dựng trong phim ảnh Trung Quốc. Điều đáng nói là tất cả "Trường Thành, "toán lính" này nằm sát bên 1 nhà trưng bày và 1 sân khẩu biểu diễn cồng chiêng. Nơi mà khu du lịch vẫn thường tổ chức cho du khách khi có yêu cầu.
Khi bếp lửa bập bùng với tiềng cồng chiêng của núi rừng vang lên ở đây, th́ những "tượng lính" nằm bên cạnh có thể "canh giữ" cho cuộc vui ấy?
Thật là lạ. 1 công tŕnh văn hóa nằm trong 1 khu du lịch nổi tiếng, được xây dựng đă nhiều năm, được các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng phê duyệt hẳn hoi, lại "ngoại lai" đến mức... đáng kinh ngạc như thế?
[B]Hội chứng bắt chước hay tâm lư "vong bản"?[/B]
Ai cũng biết, 1 công tŕnh văn hóa du lịch cho cộng đồng, điều trên hết nó phải mang tính giáo dục- giáo dục thẩm mỹ, giáo dục về cội nguồn lịch sử, văn hóa dân tộc... cho bất cứ ai đến thăm, vui chơi, nhất là với thế hệ con cháu chúng ta.
Cái điều quá đỗi đơn giản ấy lại được những người "giàu trí tuệ" dựng lên đây một công tŕnh "Trường Thành" hoàn toàn của Trung Quốc. Thử hỏi những ai là "tác giả" của công tŕnh ngoại lai này, và muốn giáo dục điều ǵ cho mọi người?
Liệu có phải đây là "hội chứng" do xem qua nhiều phim ảnh Trung Quốc, nên người ta "a dua" một cách mù quáng không? Hội chứng a dua kiểu ấy chỉ có thể chấp nhận được nếu đó là trẻ con. Hay như các chị em phụ nữ ta thường "hâm mộ" các tài tử điển trai trêm phim ảnh xứ Hàn.
Nhưng những nhà quản lư chính quyền, quản lư văn hóa du lịch ở Đà Lạt, chả lẽ cũng lại ngây thơ đến nỗi cũng "nhiễm bệnh" như thế?
Thật đau ḷng và xấu hổ. Đứng xem đoạn "Vạn Lư Trường Thành Đà Lạt" 1 lúc, tôi đă chứng kiến hàng trăm người, từ già trẻ, lớn bé thi nhau đứng ở mọi góc độ của "trường thành" này để chụp h́nh lưu niệm.
Có người c̣n cho trẻ con khoác lên ḿnh những bộ đồng phục, mũ măo của "Hoàng Châu Cách Cách" ngay tại quầy phục vụ của khu du lịch bên cạnh, để đứng lên "cổng thành" chụp h́nh lưu niệm nữa. Thật tội nghiệp cho khách du lịch.
Họ chỉ biết những đọan tường thành, cổng thành, quân tượng, những bộ đồng phục đỏ đỏ, vàng vàng ấy "đẹp" th́ chụp thôi. Họ đâu có tội ǵ? Tội là của những người đă "dựng" lên cái công tŕnh "ngoại lai" này, trong khi thành, lũy của bao nhiều triều đại kiêu hùng của ông cha ta th́ họ không xây nổi một mét.
Hay đó chính là 1 công tŕnh văn hóa du lịch, một sáng kiến mang tâm lư "vong bản" đáng xấu hổ?
NỚI RỘNG BIÊN CƯƠNG ĐẠI HÁN VỀ HƯỚNG CỰC NAM
Hay đó chính là 1 công tŕnh văn hóa du lịch, một sáng kiến mang tâm lư "vong bản" đáng xấu hổ?[/QUOTE]
ĐÂY LÀ CHỦ Ư NHỒI NHÉT ẤN TƯỢNG CHO QUEN VỚI H̀NH ẢNH CUẢ QUÂN XÂM LƯỢC ĐẠI HÁN . BIÊN THUỲ CUẢ CHÚNG ĐĂ LẤN XUỐNG PHÍA NAM.
VIỆT GIAN BÁN NƯỚC, BÁN LINH HỒN
Thao' gỡ ngay, phá xập ngay TÂN NAM QUAN Ải
Cái đám Tàu phù nội gián trong chính quyền+ đám VC đầu đất mê tiền.