Chứng Khoán CSVN Sụp Bi Đát, Mời Tư Bản Trung Quốc Vào Cứu Nguy.
Liên tục 19 tháng chứng khoán VN sụt giá, như ném tiền đáy vực...
HANOI (VB) -- Thị trường chứng khoán Việt Nam đă suy sụp liên tục 19 tháng qua, theo thông tấn VEF.VN trong một bài phân tích hôm 18-5-2011. Có phải đó là lư do Việt Nam phải mời tư bản đỏ Trung Quốc vào cứu nguy?
Hôm 19-5-2011, bản tin VOA cho biết rằng Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch chứng khoán Thâm Quyến đă kư một biên bản ghi nhớ hôm thứ Tư nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và chứng khoán giữa hai nước.
Tân Hoa Xă trích dẫn nguồn tin trên báo Vietnam Economic Times cho hay hai bên đă đồng ư hợp tác và trao đổi thông tin cũng như kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh sự phát triển và công cuộc hợp tác về thị trường chứng khoán, đồng thời nâng cao sự hiểu biết về quá tŕnh phát triển của mỗi bên.
Bản tin VOA dựa theo báo chí Việt Nam nói, nội dung chính của Biên bản Ghi nhớ bao gồm việc chia sẻ thông tin về dữ liệu thị trường, dữ liệu công ty niêm yết và các thông tin liên quan; thiết lập cơ chế trao đổi thường xuyên giữa lănh đạo cấp cao của hai Sở; mở rộng hợp tác về các vấn đề liên quan đến trao đổi nhân viên và các vấn đề khác, v́ lợi ích chung của hai bên.
Sau hơn 6 năm hoạt động, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đă xây dựng và phát triển 3 thị trường giao dịch riêng biệt và có gần 400 công ty niêm yết, 500 mă trái phiếu và 126 công ty đăng kư giao dịch trên thị trường UPCoM.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến là một trong hai sở giao dịch chứng khoán của Trung Quốc, ra đời năm 1990 và hiện có 1.277 công ty niêm yết với tổng giá trị vốn hoá thị trường đạt 1.300 tỷ đôla.
Trước đó một ngày, nhà phân tích thị trường Việt Thắng đă viết bài nhan đề “Nỗi đau chứng khoán và sự im lặng” đăng trên mạng doanh nghiệp VEF.VN, trong đó mô tả rằng thị trường chứng khoán VN đă thê thảm suốt 19 tháng qua mà không được chính phủ bận tâm.
Bài phân tích này nói:
“"Nhà đầu tư chứng khoán đang bị bỏ rơi một cách thê thảm. TTCK Việt Nam ĺnh x́nh từ năm 2010 đến nay mà không có một lời động viên an ủi, không một tiếng nói trấn an nhà đầu tư. Thật nực cười và cũng đau khổ khi tham gia vào TTCK Việt Nam".
Nỗi đau 19 tháng
Lời cảm thán trên của nhà đầu tư huutiet ngày 13/5/2011 chỉ là một trong lượng tần suất dày đặc các ư kiến nhằm vào Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và cả Bộ Tài chính xuất hiện trên các diễn đàn chứng khoán mạng trong mấy tháng gần đây.
19 tháng là cả một khoảng thời gian đằng đẵng kể từ khi TTCK Việt Nam chính thức nói lời giă biệt với đợt phục hồi sau khủng hoảng kinh tế.
Trong nhiều tháng ấy, những lớp nhà đầu tư đă vừa thay thế nhau vừa luân phiên trượt dài trên cái sườn núi đỏ quạch mấp mô những tán rừng nguyên sinh xanh mướt. Không khí loăng nhưng vẫn c̣n có thể thở được. Nhưng trên sườn núi thỉnh thoảng lại dựng lên một phiến đá khiến cho nhà đầu tư chúi nhào và bắt buộc phải gượng dậy. Rồi phiến đá ấy lại đổ nhào khiến cho nhà đầu tư một lần nữa trượt tiếp. Nhiều phiến đá mà mảng sườn núi vẫn c̣n xa tít.
Đó là cái thực tế quá khó của rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đang ngày đêm lặn ngụp trong bảng điện tử.
Thật ra, cũng chẳng có ǵ là quá trong nỗi cảm thán đó. Đúng là suốt 19 tháng qua, UBCKNN đă không có một động tác, động thái nào, thậm chí cũng chẳng có một phát ngôn nào trấn an các nhà đầu tư vốn đang phát hoảng lên v́ sự kỳ lạ của TTCK Việt Nam...”
Đặc biệt, bài phân tích VEF nêu lên một thực tế bi thảm:
“...Nhưng ít nhất một năm trở lại đây, những lời nói như vậy quả là rất cần thiết đối với đại đa số nhà đầu tư, v́ hệt như năm 2008, đại đa số nhà đầu tư đang ném tiền vào một cái thùng không đáy...”
Có phải đó là lư do phải ép duyên cô dâu Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với chú rể Sở Giao dịch chứng khoán Thâm Quyến? Tại sao không mời tư bản Mỹ vào?
Việt Báo
Toàn Thể CĐ người Việt Hải Ngoại quyết tâm dẹp tan chế độ cộng sản.
-[b][SIZE="4"]Ngưng tức khắc việc gởi tiền về VN.
-Ngưng đi về VN du hí, du dâm, du lịch.
- Vận động quốc tế ngưng ngay các chương tŕnh tài trợ - nhân đao, đầu tư, cho vay có lời hay không (v́ bọn chúng là bọn ăn cướp chuyên quỵt nợ) - để bóp yết hầu (bóp cổ) tập đoàn cộng sản Việt gian.[/SIZE][/b]
Trích [i]"PHẢI THAY ĐỔI CHIẾN THUẬT ĐỂ DỨT ĐIỂM CHẾ ĐỘ VIỆT GIAN CỘNG SẢN"[/i], t/g Đinh Lâm Thanh
Xin góp thêm một quan kiến nghiệp dư
Một nền kinh tế mạnh mẽ của một quốc gia có được là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của các tổ chức và quan trọng nhất là của các thành viên trong nền kinh tế đó.
Trong các nhu cầu cơ bản của cá nhân như ăn, ngủ, vệ sinh, đi lại... và của gia đ́nh như học hành của con cái, sự làm việc để nuôi gia đ́nh của bố mẹ.... Th́ sự làm việc này mang một ư nghĩa quyết định và việc định nghĩa một cách tường tận và chi tiết sẽ dẫn đến một sự giải thích tương hỗ rộng lớn cho cả nền kinh tế của 1 quốc gia và của thế giới.
Nếu như trên thế giới ở các quốc gia phát triển các nhu cầu cơ bản đang được đảm bảo với các cá nhân và gia đ́nh, sự tăng trưởng của nền kinh tế không c̣n phụ thuộc vào các hàng hóa thiết yếu khi mà cung cầu của nó đă ổn định th́ theo chiều hướng tích cực của xă hội loài người nó sẽ chuyển sang các mặt hàng đáp ứng nhu cầu làm đẹp, nhu cầu thụ hưởng.
Điều này là tất yếu đối với tất cả các nền kinh tế phát triển, và các nhà hoạch định chính sách các nhà kinh tế và các nhà đầu tư cũng như các nhà sản xuất sẽ tập trung vào vấn đề này một cách nghiêm túc và toàn diện.
Về phía các nhà sản xuất họ tạo ra các ư tưởng, về phía các nhà đầu tư họ bỏ tiền ra để hỗ trợ sản xuất thông qua góp vốn mua cổ phiếu, về phía các nhà kinh tế họ chỉ những ra những con đường mà theo họ nền kinh tế tương lai sẽ đi và tập trung vào nó và về phía các nhà hoạch địch chính sách họ mở đường cho các luật lệ.
Một trong những luật lệ đó là nới lỏng thị trường tiền tệ, cho vay cho thế chấp để người vay có tiền một cách dễ dàng nhất.
Nguyên nhân chính của chính sách này là khi thị trường các nhu cầu cơ bản ổn định, cuộc sống của đa số người dân đă an cư lạc nghiệp, th́ sự phát triển của thị trường thụ hưởng sẽ tăng lên ví dụ ô tô cần đẹp hơn tivi cần nét và rộng hơn, nhà cần to hơn và các đồ dùng cần nhiều tính năng hơn và trông bắt mắt hơn mặc dù đồ dùng ấy có khi chỉ cho một đứa trẻ con chưa học mẫu giáo sử dụng.
Trong khi cái thị trường thụ hưởng c̣n non trẻ ấy bên cạch thị trường cơ bản đă già cỗi nhưng ổn định họ đă áp dụng cách phát triển của thị trường già cỗi cho thị trường thụ hưởng non trẻ này.Đầu tiên sự quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự thỏa măn các nhu cầu do các nhà sản xuất và các nhà đầu tư xúc tiến làm ư dục của người dân như bị phát rồ.Anh này có tôi không có th́ cũng phải bấm bụng moi tiền tiết kiệm mấy tháng mà mua cái Iphone hay mấy năm mà mua cái ô tô mới.... Đúng là họ đă biết khai thác triệt để câu tục ngữ” Con gà tức nhau tiếng gáy”.
Tiền tiết kiệm của các cá nhân cứ bị moi ra, các nhà tư bản th́ cứ kiếm được nhiều tiền, ḍng lưu thông tiền tệ cực kỳ sôi động và dễ dàng, nó rất nhanh và hấp dẫn.
Chính trong sự hấp dẫn của nó trong sự sôi động và dễ dàng này các dịch vụ ăn theo được sinh ra như những quán ăn nhanh, các siêu thị.....bên cạch đó rất nhiều việc làm mới bán thời gian được sinh ra để thu hút người lao động....
Tuy nhiên vấn đề mà chính nền kinh tế không thể thấy hết được là sự cạch tranh trên thị trường quốc tế đă thu hẹp lại sự giàu có của nền kinh tế của họ.
Do sự sôi động cực kỳ của nền kinh tế mà nhiều người vọng tưởng đó là những cơ hội để kiếm tiền mà không biết rằng dù ḍng lưu thông tiền tệ có sôi động th́ chỉ có một số ít người là chủ thực sự của ḍng tiền ấy chứ không phải toàn bộ xă hội.
Và bên cạch đó các ngân hàng cũng nghĩ rằng nền kinh tế cực kỳ sôi động th́ việc cho vay ồ ạt để đầu tư vào các lănh vực thụ hưởng sẽ đem lại lợi nhuận lớn mà nếu không th́ vẫn c̣n tài sản thế chấp nhưng họ quên rằng tài sản thế chấp là cố định và giá trị của nó thay đổi theo giá trị thực của nền kinh tế.
Khi nền kinh tế bị chảy máu quá nhiều giá trị tài sản cố định cũng xuống giá , ví như đồng tiền của một quốc gia cũng vậy khi chi nhiều hơn thu th́ đồng tiền ấy cũng sẽ bị định lượng lại và mất giá là điều tất yếu.
Ở đây tóm lại hai vấn đề chính trái ngược nhau
Thứ nhất: ḍng lưu thông tiền tệ sôi động và thuân lợi,
Thứ hai: Nền kinh tế đang bị chảy máu.
Biết cái thứ nhất không biết cái thứ hai đă dẫn đến đầu tư sai lầm và khủng hoảng trên diện rộng và bằng con mắt sự khủng hoảng này là viên măn” Khủng hoảng cả quả địa cầu luôn”, “xin phép bạn đọc cho tôi đùa một chút v́ dù sao đây cũng chỉ là góp ư nghiệp dư thôi ạ”.
Nguyên nhân là tiền th́ vẫn được ngân hàng bơm cho người mua, nhà đầu tư và giá cả hàng thụ hưởng cứ tăng ṿn vọt đến khi biết ḿnh hết máu th́ đại bộ phận dân cư quay đầu với hàng hóa thụ hưởng dẫn đến đổ vỡ ở một mắt xích, một mắt xích vỡ dẫn đến mắt xích tiếp theo đang sống trong vọng tưởng quay ra bừng tỉnh và cầu cứu chính phủ, nhưng chính phủ cũng bị hết máu th́ cứu làm sao đây, in tiền thêm và tiền mất giá và giá cả hàng hóa của tất cả các loại mặt hàng cứ thế tăng lên.
Biết cái thứ hai và không thể biết hay không điều khiển cái thứ nhất th́ đó là những thằng ngu đang lănh đạo và đó là nước nào th́ bạn đọc chắc cũng đă rơ.
Năng
Hànội: Xếp Hăng Chứng khoán Ôm 4.8 Triệu Đô La Biến Mất
HANOI, Chủ tịch Chứng khoán Hà Thành "bốc hơi" với 100 tỉ...
Con số 10 tỉ đồng VN theo trị giá tuần này là khoảng 4.8 triệu đôla Mỹ.
Bản tin từ thông tấn nhà nước Người Đưa Tin cho biết, chính quyền vừa phát hiện (từ Việt cộng), ông Trương Duy Sơn, chủ tịch HDQT Cty chứng khoán Hà Thành mang trên 100 tỉ đồng đi khỏi nơi cư trú từ tháng 4-2011, không có bất cứ liên lạc ǵ đối với công ty.
Công ty cổ phần chứng khoán Hà Thành (HASC, trụ sở tại số 69 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vừa băi nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT đối với ông Sơn.
Nhà chức trách vừa phát hiện ông Trương Duy Sơn, chủ tịch HDQT Cty chứng khoán Hà Thành mang trên 100 tỉ đồng đi khỏi nơi cư trú từ tháng 4-2011, không có bất cứ liên lạc ǵ đối với công ty.
Đặc biệt, bản tin từ thông tấn này cho biết mới đây ông Sơn đă huy động vốn từ nhiều người để có hơn 100 tỉ đồng này.
Bản tin Người Đưa Tin viết:
“Ủy ban Chứng khoán nhà nước đă xác định ông Sơn vay tiền, huy động vốn từ một số ngân hàng, tổ chức tài chính với khoản tiền trên 100 tỉ đồng.”
Theo báo cáo thường niên của HASC năm 2009, ông Sơn là cổ đông lớn nhất nắm 29,8% vốn. Cổ đông chiến lược của HASC là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Năm 2010, công ty có lăi 12 tỉ đồng nhưng do lỗ lớn trong các năm trước nên lỗ lũy kế đến cuối năm 2010 là 82,6 tỉ đồng.
"Việc của ông Sơn và những người liên quan trong việc vay và bảo lănh cho khách hàng vay tiền chứng khoán trên một số tài khoản cá nhân gây ra thâm hụt cho các tổ chức tín dụng là có thật", thông cáo của HASC nói rơ.
"Ông Trương Duy Sơn đă không đến cơ quan làm việc từ ngày 4/4/2011", giám đốc HASC Phạm Sỹ Long thừa nhận ngày hôm chủ nhật, theo Người Đưa Tin.
Việt Báo.
Kinh tế VN ‘lao đao mức nghiêm trọng’.
Bất ổn kinh tế ở mức nghiêm trọng khiến lạm phát tiếp tục tăng và chỉ số chứng khoán tụt xuống mức thấp nhất trong hai năm.
[CENTER][IMG]http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2010/12/30/101230054402_vietnam_466x262_afp_nocredit.jpg[/IMG][/CENTER]
Hăng tin tài chính Bloomberg ngày 23/05 đưa tin chỉ số chứng khoán CSVN Index sụt giảm tới mức thấp nhất kể từ tháng 07/2009 trong bối cảnh có tin lạm phát tháng Năm có thể tăng tốc nhanh hơn so với tháng Tư.
Chỉ số Index tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành Hồ sụt giảm 3,5% đứng ở mức 417,82 điểm vào trưa ngày thứ Hai.
Truyền thông CSVN đưa tin chỉ số giá tiêu dùng tháng Năm nhiều khả năng tăng khoảng trên dưới 2% so với tháng Tư.
[CENTER][IMG]http://www.danlentieng.net/IMG/jpg/bread_466x262__nocredit.jpg[/IMG][/CENTER]
Theo dự kiến Tổng cục Thống kê sẽ đưa ra số liệu chính thức về CPI/lạm phát trong tuần này, nhưng giới quan sát cho rằng mức lạm phát trong tháng Năm vào khoảng 19% so với một năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam đă tăng 17,51% trong tháng Tư so với một năm trước đó, là mức cao nhất kể từ Tháng 12 năm 2008.
"Với giá cả tăng cao hơn dự kiến tại hai thành phố chính là Hà Nội và thành Hồ, giới đầu tư đang lo ngại rằng thực trạng lạm phát của cả nước vẫn c̣n rất ảm đạm" nhà nghiên cứu từ Công ty Chứng khoán ACB tại thành Hồ được Bloomberg trích dẫn.
Ông nói thêm rằng “tâm lư bi quan đang bao trùm thị trường và có đồn đoán Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục siết chặt thêm chính sách tiền tệ, vốn đă và đang gây tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp và ngân hàng.
Trích lược từ BBC Tiếng Việt.
Kinh tế thị trường 'định hướng XHCN', chứng khoán CSVN sập tiệm tới nơi!...
SÀI G̉N (TH) - Giới đầu tư chứng khoán, không riêng ǵ người ngoại quốc, ngay cả người Việt Nam cũng đua nhau bán đổ bán tháo cổ phiếu “bỏ của chạy lấy người” suốt 10 phiên giao dịch gần nhất.
[CENTER][IMG]http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/131663-VN_ChungKhoan_HaNoi_AFP_052511.jpg-400.jpg[/IMG]
[FONT="Times New Roman"]H́nh ảnh vắng vẻ ảm đạm của thị trường chứng khoán Hà Nội (HNX-index) trong phiên giao dịch ngày 23 tháng 5, 2011. Cả giới đầu tư ngoại quốc cũng như người Việt Nam đua nhau bán tống bán tháo v́ tin tức kinh tế Việt Nam quá tồi tệ. (H́nh: Hoàng Đ́nh Nam/AFP/Getty Images)[/FONT]
[/CENTER]
Tin tức ngày Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011 cho thấy trong ngày này, chỉ số chứng khoán của Thị Trường Chứng Khoán Sài G̣n (Vn-Index) tuột mất thêm 16.23 điểm (tương đương 4.03%) và chỉ c̣n có 386.36 điểm.
Tại Thị Trường Chứng Khoán Hà Nội (HNX-index) cũng giảm mất 2.87 điểm (tương đương 3.99%) chỉ c̣n 69.01 điểm sau 12 phiên mất giá liên tiếp.
“Làn sóng bán tháo tiếp tục bao phủ thị trường. Cổ phiếu lớn nhỏ bị đổ ra bán sàn với số lượng lớn, trong khi lượng đặt mua nhỏ giọt.” Bản tin về thị trường chứng khoán Sài G̣n của báo điện tử VNExpress ngày Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011 mà báo này nói “chưa có điểm dừng” và “chỉ có bên cung, c̣n phía cầu ít ỏi.”
Tương tự, thị trường Chứng khoán Hà Nội cũng “bán nhiều hơn mua.”
Các nhà đầu tư tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam cảm thấy hăi hùng khi thấy lạm phát ở Việt Nam ngày càng tăng tốc.
Theo kinh tế gia Prakriti Sofat của ngân hàng Barclays Bank chi nhánh Singapore, lạm phát ở Việt Nam vào hai tháng tới có thể lên đến 22% hay 23% nếu nhà cầm quyền Hà Nội không đưa ra các biện pháp kềm chế mạnh hơn nữa.
T́nh h́nh này có thể dẫn tới t́nh trạng không những các người đầu tư chứng khoán ở Việt Nam trở thành tay trắng mà nhiều ngân hàng cũng chết ch́m theo, ảnh hưởng không nhỏ cho cả nền kinh tế vốn đang khốn đốn v́ lạm phát.
Theo báo Sài G̣n Tiếp Thị ngày 25 tháng 5, 2011, khoảng 11,200 tỉ đồng (tương đương với $560 triệu đô) trị giá tín dụng chứng khoán có nguy cơ trở thành “khoản nợ khó đ̣i” của các ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán. Báo này cũng nhắc lại vụ chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty chứng khoán Hà Thành mới đây đă bỏ trốn để lại khoản nợ trên 80 tỉ đồng, tạo áp lực nặng nề cho những ai cố cầm giữ thế cân bằng của thị trường đầy rủi ro này.
Cũng theo báo Sài G̣n Tiếp Thị, các ngân hàng thương mại và công ty tài chính đă cho vay tổng cộng 3,320 tỉ đồng, chiếm 50% tổng nguồn vốn của họ cho các nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán. Theo dữ liệu của báo Đầu Tư hồi tháng 3 năm nay, các ngân hàng thương mại đă cho các nhà đầu tư chứng khoán vay gần 10,000 tỉ đồng.
Một loạt sự kiện dồn dập diễn ra, từ việc ngân hàng thương mại siết chặt tín dụng đối với thị trường chứng khoán; công ty chứng khoán bán tháo bán đổ cổ phiếu để cắt lỗ; các nhà đầu tư bán cổ phiếu lấy tiền để rút chân dần khỏi thị trường đầy nguy cơ... đă tạo hàng loạt áp lực xấu đến sự tồn vong của thị trường chứng khoán non trẻ tại Việt Nam.
Người ta lo ngại trước tiên là sự sụp đổ của một loạt công ty chứng khoán đe dọa hệ thống ngân hàng thương mại trong một tương lai không xa, chắc chắn sẽ gây hiểm họa không ít cho nền kinh tế Việt Nam.
“Với một hệ thống tài chính trong đó hầu hết các công ty chứng khoán đều hoặc là công ty con hoặc có liên hệ mật thiết với các ngân hàng thương mại, th́ sự sụp đổ của các công ty chứng khoán ắt sẽ liên lụy đến hệ thống ngân hàng. Đây là điều mà các cơ quan quản lư cần đặc biệt phải lưu ư trong thời gian tới.” Tờ SGTT viết. (TN)
Báo Người Việt online