Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?
Trung Quốc công bố báo cáo ‘hơn 300 tàu cá Việt Nam xâm nhập lănh hải’
06/03/2020
Khánh An-VOA
[IMG]https://gdb.voanews.com/19EEA74E-D5F1-4E82-B01C-F18AC933F3F4_cx2_cy4_cw93_w1023_r1_s.png[/IMG]
Báo cáo của SCSPI đưa ra dữ liệu về hành động "xâm nhập lănh hải Trung Quốc" của tàu cá Việt Nam.
Sự kiện Trung Quốc công bố báo cáo về hành động “xâm nhập lănh hải” của tàu cá Việt Nam vào đúng lúc tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt đến Đà Nẵng là “có tính toán” và “có chủ ư”, theo nhận định của một chuyên gia với VOA.
Báo cáo của Viện Sáng kiến Nghiên cứu T́nh h́nh Chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc Đại học Peking, Trung Quốc, được truyền thông nước này đồng loạt đăng lên vào ngày 5/3 nói rằng có tổng cộng 311 tàu cá Việt Nam đă xâm nhập vào khu vực nội địa, lănh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc vào tháng 2, với mục đích đánh bắt cá và làm gián điệp bất hợp pháp.
“Trong số đó, có 212 tàu đi vào vùng biển phía đông nam của đảo Hải Nam, bán đảo Lôi Châu và vùng biển gần Quảng Đông, và khoảng 90 tàu cá đă đi vào lănh hải của Trung Quốc ở Vịnh Bắc bộ”, báo cáo của Trung Quốc nói.
Theo báo cáo này, hầu hết các tàu cá của Việt Nam tập trung hoạt động tại những khu vực gần các thủy lộ chính dành cho lực lượng hải quân và không quân của nước này tại hai tỉnh trên. “Thậm chí, một số tàu cá Việt Nam c̣n lọt vào tầm ngắm của các căn cứ quân sự Trung Quốc”, báo cáo nói thêm.
“Hoạt động của các tàu này chỉ nhằm hai mục đích: Một là mục đích kinh tế, tức đánh bắt cá bất hợp pháp. Hai là mục đích an ninh quân sự, tức thực hiện hoạt động trinh sát, gián điệp”, báo cáo của Viện Nghiên cứu Trung Quốc khẳng định.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà nghiên cứu thuộc viện ISEAS Yusof Ishak có trụ sở ở Singapore, phủ nhận lập luận của báo cáo trên. Ông nói với VOA:
“Phân giới ở trong Vịnh Bắc bộ, hiệp định này đă kư từ trước và hai bên cùng tuân thủ, tức là họ đă vạch ra một cái vạch ở trên biển, bên này là của Trung Quốc và bên kia là của Việt Nam, v́ có thềm lục địa nối với nhau, và đảo Hải Nam cũng có thềm lục địa. Thế th́ việc thỉnh thoảng có tàu cá Việt Nam đi vào khu vực ấy là chuyện b́nh thường, không có chủ định ǵ cả. Ngược lại, phía Trung Quốc có rất nhiều tàu cá đi vào lănh hải của Việt Nam đánh cá hoặc buôn lậu th́ Việt Nam không bao giờ thèm thống kê. Người ta không cần. Người ta chỉ đuổi về thôi”.
“Nhưng chuyện khó hơn là ở khu vực quanh đảo Hoàng Sa. Hoàng Sa là của Việt Nam mà Trung Quốc đă chiếm năm 1974, và bây giờ Trung Quốc bảo một khu vực bao nhiêu hải lư xung quanh Hoàng Sa đó, mà Việt Nam cứ đưa tàu đánh cá vào khu vực đấy là họ bảo đi vào lănh hải của họ. Chuyện này là chuyện vô lư mà không ai chấp nhận được”.
Báo cáo của Trung Quốc nói hoạt động của các tàu cá Việt Nam trong những năm gần đây “ngày càng tràn lan và gia tăng về số lượng”. Cụ thể, số lượng tàu cá Việt Nam có hoạt động xâm nhập như trên vào tháng 2 vừa qua đă tăng ít nhất là gấp đôi so với tháng trước đó.
“So với các hoạt động của Việt Nam tại vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, tính chất của các hoạt động này thậm chí c̣n tồi tệ hơn. Nó hoàn toàn vi phạm chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, làm suy yếu nghiêm trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước LHQ về Luật biển và các luật quốc tế khác liên quan”, báo cáo của Trung Quốc kết luận.
“Việt Nam luôn khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam. Và từ đó đến giờ, tàu cá của Việt Nam vẫn đi vào khu vực đó đánh cá. Trung Quốc th́ đuổi rất nhiều lần nhưng tàu cá Việt Nam cũng được các tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển bảo vệ”, TS. Hà Hoàng Hợp dẫn chứng thực tế tranh chấp giữa hai nước trong nhiều năm qua.
Theo ông, ngoài kết luận phi lư về hành động “xâm nhập lănh hải” của tàu cá Việt Nam, sự kiện Trung Quốc công bố báo cáo vào đúng thời điểm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ đến Đà Nẵng cho thấy có một sự tính toán “đầy ư đồ” để “khớp các việc vào với nhau” của người Trung Quốc.
Ông phân tích:
“Một tuần trước, người Trung Quốc đă đưa hơn 140 tàu đến quây đảo Thị Tứ mà hiện nay người Philippines đang quản lư. Và bây giờ, Trung Quốc đang có mấy trăm tàu quây đảo Hoàng Sa lại, chủ yếu là tàu hải quân, tàu hải cảnh, và họ hiện nay xua hết tất cả tàu cá của Việt Nam ra khỏi chỗ đó. Họ làm như thế tức là họ chuẩn bị trên biển. Động tác như thế là để đáp lại việc tàu của Mỹ đến thăm cảng Tiên Sa”.
Theo nhà nghiên cứu này, không loại trừ khả năng sau khi tàu sân bay của Mỹ rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc lại sẽ gây ra chuyện ǵ đó “tương tự như ở Băi Tư Chính”. Nhưng TS. Hà Hoàng Hợp cho rằng Hà Nội “đă chuẩn bị cho tất cả các khả năng ấy”, nhất là trong bối cảnh mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hiện đang có nhiều chuyển biến tích cực và mạnh mẽ hơn, hướng tới mức độ cao hơn mức “đối tác toàn diện”, lên mức độ “đối tác chiến lược”.
Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?
TẬP CẬN B̀NH ĐÍCH THÂN QUA MỸ CẦU XIN TT DONALD TRUMP,
TRUNG QUỐC VỠ MỘNG BÁ CHỦ TOÀN CẦU
[video=youtube_share;JxSa_uuptTo]https://youtu.be/JxSa_uuptTo[/video]
Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?
THIÊN MỆNH – TRUNG QUỐC VỠ MỘNG BÁ CHỦ TOÀN CẦU TẬP CẬN B̀NH XIN TỪ CHỨC
[video=youtube_share;iOiLfm-4urQ]https://youtu.be/iOiLfm-4urQ[/video]
Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?
Trung Quốc tung chiến dịch tuyên truyền về ‘cuộc chiến’ chống virus
09/03/2020
[IMG]https://gdb.voanews.com/8209768a-9eae-4600-b727-4676438c0b9e_cx0_cy8_cw0_w1023_r1_s.jpg[/IMG]
Chủ tịch Tập Cận B́nh đi giám sát một cơ sở kiểm soát và pḥng ngừa dịch bệnh tại Bắc Kinh vào ngày 10/2/2020.
Giữa lúc cả thế giới đang vật lộn chống dịch bệnh bùng phát, Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa cho ra mắt chương tŕnh tuyên truyền mô tả lănh đạo của ḿnh là người nắm quyền, lănh đạo một đội quân nhân viên y tế trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh, theo AP.
Các tin tức chính vào buổi tối trên truyền h́nh nhà nước thường xuyên chiếu h́nh ảnh Chủ tịch Tập Cận B́nh và các thuộc hạ đưa ra hướng dẫn về sự dịch bệnh hoặc các chuyến thăm đến các cơ sở liên quan. Những phóng sự về các bác sĩ và y tá ở tuyến đầu, theo truyền thống đề cao các công nhân kiểu mẫu và tầm quan trọng của sự hy sinh nhân danh Đảng và nhân dân.
Đối với Đảng Cộng sản, dịch bệnh vừa là rủi ro vừa là cơ hội, theo AP. Đảng t́m cách tránh bị đổ lỗi về bất kỳ xử lư sai nào về dịch bệnh, trong đó đáng chú ư là phản ứng ban đầu chậm chạp khiến cho virus lây lan. Ngược lại, Đảng lại t́m cách để được ghi công trong nỗ lực vượt qua khủng hoảng, nhằm tăng cường tính chính danh của ḿnh.
Truyền thông nhà nước, vốn bị kiểm soát chặt chẽ, và các chiến dịch huy động lớn đều đă được khai thác cho nỗ lực này.
“Phấn khởi về mặt t́nh cảm, thông điệp nhà nước để lại ấn tượng về những công dân hy sinh, sự đoàn kết dân tộc và lănh đạo sáng suốt chắc chắn sẽ giành chiến thắng ở Trung Quốc, khi cuộc chiến chống virus đă vượt ra khỏi biên giới quốc gia”, AP dẫn lời ông Ashley Esarey, một chuyên gia về truyền thông Trung Quốc tại Đại học Albert, nói.
Công thức đúng và đă được thử nghiệm có vẻ vẫn hiệu quả đối với các sự kiện của đảng, mặc dù sự nổi lên của truyền thông xă hội là một thách thức chưa từng có. Một nhóm thiểu số ngày càng tăng từ lâu đă đặt câu hỏi về đảng Cộng sản, nhưng nhiều người trong số họ vẫn chấp nhận đảng theo thói quen hoặc do thiếu lựa chọn thay thế.
Steve Tsang, giám đốc Viện Trung Quốc tại Đại học Nghiên cứu phương Đông và Châu Phi của Đại học London, nói rằng hầu hết vẫn thụ động chấp nhận một câu chuyện được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Li Desheng, một sinh viên 22 tuổi, nói rằng các trang tin tức là nguồn thông tin chính của anh, và khen ngợi phản ứng của đảng và chính phủ, nói rằng họ đă chứng minh được sự hiệu quả trong việc ngăn chặn lây lan của virus.
Theo AP, đây không chỉ là vấn đề về những ǵ mà truyền thông đă đăng lên, mà c̣n là những ǵ mà họ bỏ qua.
Chẳng hạn, truyền thông nhà nước đă thổi phồng việc tung ra các cơ sở y tế mới chỉ trong một hai tuần, nhưng lại không đưa tin về những người không thể t́m thấy một chiếc giường bệnh khi cần.
Truyền thông Trung Quốc tung hô các cuộc đàn áp ở các chợ bán động vật hoang dă và có kế hoạch đóng cửa chúng, nhưng lại không đặt câu hỏi tại sao chúng vẫn hoạt động kể từ đợt dịch SARS vào năm 2002-2003.
Zhou Songyi, một sinh viên 22 tuổi khác, nói rằng cô không t́m thấy bất kỳ thông tin hữu ích nào về dịch bệnh từ tờ nhật báo chính thức, Nhân dân Nhật báo, hay trên đài truyền h́nh nhà nước.
Mạng xă hội đă mang đến cho thế hệ hiểu biết kỹ thuật số như cô gần như ngay lập tức phản hồi về những báo cáo của truyền thông nhà nước, mặc dù những b́nh luận quan trọng thường bị xóa do t́nh trạng kiểm duyệt internet ở Trung Quốc.
“Cuộc chiến nói sự thật trên internet là một dấu hiệu khác cho thấy mọi người không đơn giản chỉ tin vào chính quyền”, bà Elizabeth Economy, giám đốc nghiên cứu châu Á tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở New York, nhận xét. Tuy nhiên, bà nói thêm rằng việc tuyên truyền có tác dụng với những người tin vào đảng và muốn cảm có cảm giác dễ chịu và thuyết phục.
Cốt lơi của cách tiếp cận là dập tắt mọi chỉ trích trong khi cung cấp những h́nh mẫu tích cực và thể hiện rằng chỉ có đảng là niềm hy vọng thực sự của Trung Quốc.
Trung Quốc đă cấm các nhà báo công dân trên các nền tảng mạng xă hội phổ biến, sau khi họ tường thuật về t́nh trạng quá tải bệnh viện và những vấn đề khác.
“Các nhân viên y tế được miêu tả như những anh hùng không phải v́ sự cống hiến của họ trong tư cách là chuyên gia y tế, mà bởi v́ họ là đảng viên”, AP dẫn lời ông Anthony Saich, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Harvard nói.
Ông Anthony Saich tin rằng cuộc khủng hoảng đă làm tổn hại niềm tin vào sự lănh đạo của Chủ tịch Tập Cận B́nh ở một mức độ nào đó, nhưng không có tác động lâu dài.
Một chương tŕnh tin tức buổi tối CCTV phát sóng gần đây cho thấy ông Tập đă đến thăm các đơn vị y tế quân đội. Mọi người đều duy tŕ khoảng cách an toàn với nhau, tuân theo giao thức do chính phủ chỉ đạo, dùng mặt nạ che miệng và mũi.
Theo ông David Bandurski của Dự án Truyền thông Trung Quốc tại Đại học Hong Kong, “Chiến tranh tạo ra anh hùng - và anh hùng là chủ đề cho tuyên truyền”.
Hơn 3.000 người đă chết v́ chủng virus conona mới có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc.
“Giới lănh đạo đang rất háo hức viết ra một kết thúc có hậu cho câu chuyện này, trước khi người ta thực sự biết thế giới đang đối phó với điều ǵ”, ông Bandurski nói.
Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?
Truyền thông Trung Quốc tung tin COVID-19 nguyên thủy từ Hoa Kỳ
Mar 9, 2020
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/03/TS-trung-quoc-tung-tin-covid-19-tu-hoa-ky-3-1.jpg[/IMG]
Chủ Tịch Tập Cận B́nh nói chuyện với các nhân viên y tế tại Bắc Kinh. (H́nh: Ju Peng/Xinhua via AP)
LOS ANGELES, California (NV)- Truyền thông nhà nước Trung Quốc đang khuếch đại tin virus Vũ Hán có thể có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc có lẽ bắt đầu thêu dệt câu chuyện trên từ ngày 27 Tháng Hai. Sau khi ông Zhong Nanshan, bác sĩ chuyên khoa hô hấp nổi tiếng, người khám phá virus bệnh Sars hồi 2003, nói trong một cuộc họp báo rằng: virus COVID-19 đầu tiên xuất hiện tại Vũ Hán nhưng có thể không có nguồn gốc Trung Quốc.
Kể từ đó, các cơ quan truyền thông Trung Quốc bắt đầu lập đi lập lại hay thường xuyên ám chỉ về câu nói đó.
Chẳng hạn, có một bài báo đăng trên trang báo College Daily, phổ biến trong giới sinh viên Trung Quốc tại Mỹ, có tựa đề “Nếu thật sự virus COVID-19 có nguồn gốc Hoa Kỳ, th́ Trung Quốc có nên xin lỗi thế giới hay không? Hay là vào Thứ Bảy vừa qua, tin nhắn trên Twiiter của đại sứ Trung Quốc tại Nam Phi viết: “Mặc dù, dịch COVID-19 bùng phát từ Trung Quốc, không nhất thiết nguồn gốc loại virus này xuất xứ nguyên thủy từ Trung Quốc, chứ đừng nói tới chuyện ‘sản xuất từ Trung Quốc’”.
Ông Xiao Qiang, sáng lập tờ China Digital Times và giáo sư phụ tá tại đại học Berkely, nói với Washington Post rằng: “Cứ lên trên WeChat, trên Weibo, hay t́m trên Baidu, và sẽ thấy toàn là những từ khóa như ‘nh́n ḱa xứ khác mắc bệnh’ hay ‘virus nguyên thủy từ Hoa Kỳ’, hay đủ loại thuyết âm mưu khác nhau.”
Ông Xiao nhận xét: “Câu chuyện này được dàn dựng hơn là thông tin bị thiếu xót hay chỉ là một ư kiến của một viên chức mà nó là một dàn đồng ca, một chiến dịch tuyên truyền của chính quyền tung trên các phương tiện truyền thông phổ biến ở mức độ ít khi thấy. Đây là kế hoạch phản công.”
Dali Yang, giáo sư môn chính trị học tại Đại Học Chicago, cho rằng chiến dịch truyền thông này là một nỗ lực nhằm kéo sự chú ư của người dân khỏi cách giải quyết của Trung Quốc đối với sự bùng phát bệnh dịch.
Bà nói: “Mục đích là làm giảm bớt sự chú mục của dân chúng vào cách Trung Quốc vụng về đối phó với bệnh dịch. Đây là một kiểu đổ thừa”. (MPL)
Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?
Virus corona - Trung Quốc : Ba tháng sau khi có dịch, Tập Cận B́nh tới thăm Vũ Hán
[IMG]http://s.rfi.fr/media/display/d9de3b76-62ce-11ea-ae73-005056bf87d6/w:1240/p:16x9/2020-03-10t110224z_1951962050_rc2zgf91gr5c_rtrmadp_3_health-coronavirus-china.jpg[/IMG]
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh (P) gặp các nhân viên y tế tại bệnh viện Hỏa Thần San, Vũ Hán, Hồ Bắc, ngày 10/03/2020 Xie Huanchi/Xinhua via REUTERS
Trong bối cảnh dịch bệnh virus corona có thêm dấu hiệu được khống chế, với số ca nhiễm mới ngày càng giảm, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh vào sáng nay 10/03/2020 đă bất ngờ đến thăm thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, ổ phát tán của dịch bệnh ra toàn Trung Quốc và thế giới.
Theo giới quan sát, chuyến thăm Vũ Hán của ông Tập có hai mục tiêu, vừa để trấn an người dân trong nước, vừa để “ra oai” với quốc tế, cho thấy là Trung Quốc đă chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch virus corona.
Thông tín viên RFI Angélique Forget từ Thượng Hải phân tích:
"Đó rơ ràng là thông điệp mà ông Tập Cận B́nh muốn truyền tải. Chủ tịch Trung Quốc đă có thể đến Vũ Hán sớm hơn nhiều, vào lúc khủng hoảng v́ dịch bệnh ở đỉnh điểm. Thế nhưng ông lại chọn lúc này v́ muốn ḿnh là người loan báo tin tốt lành.
Theo báo chí chính thức, ông Tập Cận B́nh đă đến Vũ Hán bằng máy bay. Ông đă đi thăm các bệnh viện, gặp gỡ các nhân viên y tế cũng như thành viên các ủy ban khu phố là những chân rết của đảng Cộng Sản tại địa phương.
Chuyến thăm này gửi đi hai thông điệp mạnh mẽ. Trước tiên là thông điệp trấn an gởi người dân Trung Quốc, cho thấy là dịch bệnh đă được khống chế, cuộc sống có thể và phải trở lại b́nh thường ở trong nước.
Thông điệp thứ hai là nhắm vào phần c̣n lại của thế giới và rất rơ ràng : Các biện pháp ngăn chặn quyết liệt mà chính quyền Bắc Kinh áp dụng rốt cuộc đă được đền đáp.
Vào lúc dịch bệnh đang lây lan nhanh chóng và hoành hành dữ dội ở châu Âu, ông Tập Cận B́nh muốn chứng minh cho các nền dân chủ phương Tây thấy rằng cách thức cai trị của ông có hiệu quả nhất trong cuộc chiến chống lại virus corona.
Theo số liệu chính thức công bố sáng nay, 10/03, Trung Quốc chỉ ghi nhận thêm 19 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm virus corona lên thành 80.754 người. Bên cạnh đó, vẫn có thêm 17 trường hợp tử vong, nâng tổng số người chết v́ Covid-19 lên thành 3.136 người.
Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?
Trung Cộng nói Virus Corona xuất phát từ Mỹ | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
[video=youtube_share;03igSuwh_SM]https://youtu.be/03igSuwh_SM[/video]
Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?
Trung Cộng chơi vơi, Tập Cận B́nh tập bơi!
[video=youtube_share;EUekykFJXq8]https://youtu.be/EUekykFJXq8[/video]
Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?
Lời cảnh tỉnh chúng ta: “Sự sụp đổ của siêu cường, lời cảnh tỉnh gửi tới Trung Quốc”
[video=youtube_share;Ep6LAePMOQs]https://youtu.be/Ep6LAePMOQs[/video]
Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?
Khi dân Trung Quốc từ chối ‘cám ơn Tập Cận B́nh’ – Lê Phan
Mar 15, 2020
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/03/Cham-Soc-Benh-Nhan-VuHan-15-03-20.jpg[/IMG][IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/01/Le-Phan-150x150.jpg[/IMG]
Bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Vũ Hán hôm 10 Tháng Ba, 2020. (H́nh: STR/AFP/Getty Images)
Lê Phan
Tuần rồi, khi ông Tập Cận B́nh lần đầu tiên đi thị sát thành phố Vũ Hán, vốn vẫn c̣n chưa hồi phục nổi sau khi đă là tâm băo của dịch bệnh do virus Corona gây lên, chuyến đi đă ấn định luận điệu cho một diễn dịch của nhà nước là Trung Quốc sẽ thắng trong “cuộc Chiến Tranh Nhân Dân,” vô số những người sử dụng truyền thông xă hội, những công dân mạng đă t́m đủ mọi cách để làm sao những tiếng nói khác được phổ biến.
Cũng trong thời gian ông Tập đến Vũ Hán, Bác Sĩ Ngải Phấn ở Vũ Hán đă lên tiếng sau khi chứng kiến nhiều đồng nghiệp đă chết v́ virus Corona, chỉ trích nhà chức trách bệnh viện đă ém nhẹm những khuyến cáo sớm về dịch bệnh trong một cuộc phỏng vấn mà các nhà kiểm duyệt đang cố t́m cách xóa bỏ khỏi Internet.
Trong bài trả lời phỏng vấn với Nhân Dân Tạp chí, Bác Sĩ Ngải Phấn, giám đốc cấp cứu của bệnh viện Trung Tâm Vũ Hán, nói bà đă bị khiển trách sau khi báo động cho các viên chức và các đồng nghiệp về một loại virus giống như SARS t́m thấy ở các bệnh nhân vào Tháng Mười Hai.
Nay th́ virus này đă lấy đi trên 3,000 sinh mạng ở Trung Quốc theo thống kê của nhà nước, kể cả bốn bác sĩ trong bệnh viện của bà, một trong đó chính là Bác Sĩ Lư Văn Lượng, bác sĩ mắt vốn đă “thổi c̣i” báo động. Bác Sĩ Ngải đă tham gia vào nhóm những nhà chỉ trích chính quyền vốn có nguy cơ mất việc, hay có thể bị tù, để lên tiếng nói sự thật về t́nh trạng ở Vũ Hán.
Bà Ngải Phấn nói trong cuộc phỏng vấn, “Nếu tôi biết chuyện đă xảy ra, tôi sẽ bất chấp những lời khiển trách. Tôi sẽ bất chấp nói thẳng cho bất cứ ai biết nơi nào mà tôi có thể.” Bà đă dùng đến một lời chửi thề để bày tỏ sự tức giận.
Số là hôm 30 Tháng Mười Hai, sau khi chứng kiến nhiều bệnh nhân với triệu chứng giống bị cúm và không cứu chữa được với mọi cách chữa trị b́nh thường, Bác Sĩ Ngải nhận được kết quả thử nghiệm về một trong những trường hợp này vốn có hàng chữ “SARS coronavirus.”
Bác Sĩ Ngải, đọc bản phúc tŕnh nhiều lần, nói bà sợ đến lạnh người. Bà khoanh ṿng chữ SARS, chụp một tấm h́nh và gửi cho một người bạn học ở Trường Y Khoa cũ, nay là bác sĩ của một bệnh viện khác cũng ở Vũ Hán. Đến tối hôm đó, tấm h́nh đă được chuyền tay nhau đến khắp nhóm y bác sĩ ở Vũ Hán, nơi nó được Bác Sĩ Lư Văn Lượng chia sẻ với những bạn đồng học khác và trở thành bằng cớ đầu tiên của dịch bệnh bùng phát.
Tối hôm đó, Bác Sĩ Ngải nói bà nhận được một thông điệp từ bệnh viện nói là mọi thông tin về căn bệnh bí mật này không nên được phổ biến vô tội vạ để tránh khỏi tạo hốt hoảng. Hai ngày sau, bà nói với tờ báo, bà bị giám đốc ban kỷ luật của bệnh viện kêu lên khiển trách cho việc đă “loan tin đồn” và “gây xáo trộn ổn định.”
Bà nói là nhân viên bị cấm chuyển những thông điệp và h́nh ảnh liên quan đến virus. Điều duy nhất bà nói bà có thể làm là bảo nhân viên hăy mặc đồ bảo vệ và đeo khẩu trang, ngay cả khi các viên chức bệnh viện bảo họ đừng làm. Bà nói nhân viên hăy mặc đồ bảo vệ dưới áo choàng.
Bà kể tiếp: “Chúng tôi chứng kiến ngày càng nhiều bệnh nhân đến với khu vực nhiễm bệnh ngày càng lớn hơn” và họ bắt đầu thấy những bệnh nhân không có liên hệ ǵ với chợ hải sản, vốn được nghĩ là nguồn gốc của những vụ đầu tiên.
Trong khi các viên chức Trung Quốc và Tổ Chức Y Tế Thế Giới vẫn c̣n cả quyết không có lư do ǵ để tin là virus truyền giữa người và người, Bác Sĩ Ngải nói “Tôi biết phải có truyền từ người sang người.”
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/03/Tap-Can-Binh-Tham-Vu-Han-TV-1536x1050.jpg[/IMG]
H́nh ảnh ông Tập Cận B́nh đến thăm Vũ Hán được tuyên truyền trên đài truyền h́nh ở Bắc Kinh hôm 10 Tháng Ba, 2020. (H́nh: Kevin Frayer/Getty Images)
Hôm 21 Tháng Giêng, một ngày sau khi các viên chức Trung Quốc sau cùng chính thức công nhận là có truyền từ người sang người, số bệnh nhân đến pḥng cấp cứu đă lên đến 1,523 người một ngày, gấp ba lần số b́nh thường.
Trong cuộc phỏng vấn, Bác Sĩ Ngải diễn tả một giây phút bà không bao giờ quên: “Con mắt dại đi của một ông lớn tuổi khi một bác sĩ trao cho ông giấy khai tử của cậu con trai 32 tuổi, hay một người cha bệnh quá nặng đến nỗi không bước ra được khỏi cái xe đậu ngay bên ngoài bệnh viện. Khi bà đến được xe th́ ông đă qua đời.”
Bài phỏng vấn được phổ biến trên Internet hôm Thứ Ba, 10 Tháng Ba và nhanh chóng bị kiểm duyệt gỡ xuống.
Nhân Dân Tạp Chí đă gỡ bỏ bài báo và các nhà báo ngoại quốc không làm sao liên lạc được với Bác Sĩ Ngải. Trong cố gắng để đánh lạc hướng các chương tŕnh kiểm duyệt tự động sử dụng trí thông minh nhân tạo, các công dân mạng đă phiên dịch bài phỏng thành ra năm ngôn ngữ ngoại quốc và đổi dạng của nó ít nhất 22 cách. Bài phỏng vấn được viết ngược, dịch sang emojis, ngôn ngữ Braille của người khiếm thị, khắc cốt văn, kư hiệu Morse, nốt nhạc và ngay cả ngôn ngữ của người Elve trong bộ chuyện Lord of the Rings.
Một giáo sư về truyền thông của Viện Đại Học Ngoại Ngữ Bắc Kinh nhận xét “Mức độ và sự cương quyết của việc chống cự lại tuyên truyền trong dịch bệnh do virus gây nên này chưa từng thấy. Ở một khía cạnh nào đó, ‘hệ thống 404’ đă sụp đổ tạm thời.”
Ư ông muốn nói đến thông điệp thường xuất hiện mang kư hiệu 404 nói là nội dung đă bị dời đi hay xóa bỏ. Và ông tiên đoán “Nó sẽ hồi phục trong một tṛ chơi đánh đu với các công dân mạng.”
Dưới thời của ông Tập Cận B́nh, kiểm duyệt, có giai đoạn được nới rộng, đă bị siết lại rất chặt. Giáo Sư Alfred Wu của trường Chính Sách Công Quyền Lư Quang Diệu của Viện Đại Học Quốc Gia Singapore, chờ đợi là nó sẽ tiếp tục sau khi dịch bệnh đă đi qua.
Ông giải thích: “Biết là có nhiều người không hài ḷng, bản chất của đảng cộng sản là chọn một chiến lược tấn công để pḥng thủ.”
Ông Tập, vốn đă biến đâu mất trong những tường thuật của truyền thông vào những ngày dịch bệnh bùng lên, đă trở thành bộ mặt của cuộc chiến chống dịch. Sau chuyến viếng thăm Vũ Hán, Tân Hoa Xă gửi lên video mang cái tên “Lănh tụ Nhân dân chỉ huy mặt trận quyết liệt.”
Không có bao nhiêu chỉ dấu là ông Tập đă bị yếu đi v́ dịch bệnh. Thay v́ vậy, với đại dịch toàn cầu lan tràn đă làm cho phản ứng của Bắc Kinh có vẻ hữu hiệu, giúp thêm cho luận điệu của Bắc Kinh.
Sau khi ông Tập đến thăm một bệnh viện ở Vũ Hán và đứng trước một tấm bảng màu đỏ với hàng chữ “Cương quyết thắng cuộc chiến tranh nhân dân,” Phương Phương, một tiểu thuyết gia của Vũ Hán vốn đă được nhiều người đọc khi cô đưa lên Internet cuốn nhật kư về cuộc sống của một thành phố bị đóng cửa, viết: “Hăy nhớ, không có chiến thắng, chỉ có chấm dứt.”
Ḍng chữ này đă bị xóa trên Internet, nhưng blog của cô vẫn c̣n nguyên trên tạp chí Tài Kinh, một tờ báo tương đối khá độc lập, và mỗi blog của cô có nhiều chục ngàn người đọc.
Cái chết của Bác Sĩ Lư Văn Lượng hồi tháng qua, đă dẫn đến một sự tức giận hiếm có chống lại nhà cầm quyền. Sau cùng nhà nước phải vinh danh ông trong số hơn 500 “nhân viên y tế gương mẫu.”
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Tài Kinh, Bác Sĩ Lượng nói trước khi chết v́ virus Corona: “Một xă hội lành mạnh phải có hơn là một tiếng nói.” Câu này đă trở thành khẩu hiệu đ̣i tự do ngôn luận trong các công dân mạng.
Tuần rồi, một h́nh ảnh hiếm có cho sự tức giận liên quan đến một viên chức trung ương đă loan truyền: Một video clip ở một chung cư ở Vũ Hán cáo buộc nhân viên đă tổ chức giao thực phẩm “dỏm” cho một cuộc thị sát của các viên chức cao cấp từ trung ương, la lối “Đồ giả mạo.”
Hôm Thứ Sáu tuần trước, bí thư thành ủy Vũ Hán ông Vương Trung Lâm đă tung ra một chiến dịch “giáo dục biết ơn” yêu cầu cư dân cảm ơn ông Tập Cận B́nh và đảng, đă gặp phản ứng mạnh.
Một bài trên WeChat viết: “Bất cứ ai có lương tâm đều không đ̣i người dân Vũ Hán, vẫn c̣n choáng váng v́ cú shock, phải cảm ơn ai cả,” đă loan truyền nhanh chóng.
Bài báo chính thức loan báo chiến dịch của ông Vương Trung Lâm sau đó đă bị gỡ bỏ. (Lê Phan)