-
TIN TỨC HOA KỲ
Ford và các thiện nguyện viên sẽ sản xuất 50,000 máy trợ thở trong 100 ngày
Apr 1, 2020 cập nhật lần cuối Mar 31, 2020
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/03/ford-va-cac-thien-nguyen-vien-01.jpg[/IMG]
Thay v́ sản xuất xe hơi, nhà máy của Ford sẽ chuyển sang sản xuất máy trợ thở trong mùa dịch COVID-19. (H́nh minh họa: Getty Images)
DEARBORN, Michigan (NV) – Hăng sản xuất xe hơi Mỹ Ford cùng với các thiện nguyện viên được trả lương, đến từ Nghiệp đoàn công nhân xe hơi United Auto Workers – UAW, sẽ bắt tay vào việc sản xuất 50,000 máy trợ thở trong ṿng 100 ngày tới để hỗ trợ đất nước chống lại đại dịch COVID-19.
CNBC vào ngày 30 Tháng Ba cho biết Ford sẽ hợp tác với General Electric Co. cũng như Airon Corp. trong các vấn đề về bản quyền thiết kế và sẽ bắt tay vào việc sản xuất máy trợ thở ở nhà máy của Ford tại Michigan.
Kế hoạch của Ford là sẽ sản xuất 50,000 máy trợ thở trước ngày Lễ Độc Lập July 4 và sau đó sẽ sản xuất tiếp 30,000 máy mỗi tháng để cung cấp cho các nhu cầu cứu chữa bệnh nhân, những người bị nhiễm virus Corona.
Theo CNN Business, vấn đề thiếu hụt máy trợ thở đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu tại Hoa Kỳ và bất cứ nước nào trên thế giới trong cuộc chiến chống lại virus Corona.
Trong hầu hết các trường hợp bệnh nặng, những người bị nhiễm COVID-19 sẽ bị mất khả năng tự thở và nếu không có sự trợ giúp của các máy trợ thở họ sẽ khó có thể qua khỏi.
Ford sẽ hợp tác với General Electric Co. cũng như Airon Corp. trong các vấn đề về bản quyền thiết kế máy trợ thở. (H́nh: Ford)
Trước đó vào ngày 27 Tháng Ba Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng đă sử dụng Đạo Luật Sản Xuất Quốc Pḥng (Defense Production Act) yêu cầu hăng xe hơi Mỹ General Motors sản xuất máy trợ thở sau khi chỉ trích công ty này không hành động đủ nhanh để sản xuất thiết bị y tế này trong t́nh h́nh đất nước chống đại dịch như hiện nay, theo CNBC. (C.Thành)
-
TIN TỨC HOA KỲ
California gửi 78 ‘trailer’ đến Orange County để cách ly người vô gia cư
Apr 1, 2020
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/04/Coronavirus-RVs-San-Francisco.jpg[/IMG]
Orange County sẽ nhận được 78 trailer để cách ly một số người vô gia cư. (H́nh minh họa: kqed.org)
ORANGE COUNTY, California (NV) – Tiểu bang sẽ gửi 78 trailer (xe kéo) đến Orange County để cách ly một số người vô gia cư v́ COVID-19, OC Register đưa tin vào Thứ Tư, 01 Tháng Tư.
Phần lớn số trailer này sẽ được đưa đến Anaheim và Santa Ana, những thành phố khác nhận được ít hơn.
Anaheim và Santa Ana là hai thành phố đông người vô gia cư nhất Orange County, cả trong nhà tạm trú lẫn ngoài đường.
Đây cũng là những thành phố có số ca nhiễm thuộc loại cao nhất ở quận hạt. Tính đến chiều Thứ Tư, Anaheim có 56 ca, c̣n Santa Ana có 36 ca.
Tiểu bang sẽ không tính tiền sử dụng trailer, nhưng thành phố phải tự đấu nối đường ống nước và nước thải.
Những trailer này có thể dùng cho một người hoặc một cặp vợ chồng.
Xe có lắp pḥng tắm riêng, và trông giống xe du lịch RV kéo đằng sau xe pick-up.
Theo dự trù, Anaheim sẽ nhận được 39 chiếc, và Santa Ana 17 chiếc.
Ba thành phố khác, không nêu tên, gửi đơn xin 17 chiếc c̣n lại hôm Thứ Ba.
Santa Ana dự tính đặt trailer ở băi đậu xe quanh The Link, khu nhà dành cho người vô gia cư trên đường Red Hill, theo lời ông Paul Eakins, phát ngôn viên Văn Pḥng Tổng Quản Trị Santa Ana.
Anaheim dự tính đặt hai chiếc ở khu nhà La Mesa gần Freeway 91 và đường Kraemer, và 28 chiếc tại khu nhà Anaheim Emergency, ông Mike Lyster, phát ngôn viên thành phố này, cho hay. Chín chiếc c̣n lại được cất tạm trong Trung Tâm Hội Nghị Anaheim.
Tháng trước, Thống Đốc California Gavin Newsom loan báo tiểu bang sẽ cung cấp 1,309 trailer để giúp bảo vệ người vô gia cư khỏi bị nhiễm COVID-19.
Số trailer này nằm trong ngân sách khẩn cấp $150 triệu dành cho người vô gia cư để chống dịch. (Th.Long)
-
TIN TỨC HOA KỲ
ĐH Washington: Covid-19 ở Mỹ đạt đỉnh giữa tháng 4, hết dịch đầu tháng 7
02/04/2020
[IMG]https://gdb.voanews.com/DC4CED8D-74BC-4F14-8BFF-7238A2010460_cx0_cy6_cw0_w1023_r1_s.jpg[/IMG]
Quân đội Mỹ vào cuộc, cùng chống Covid-19 ở Mỹ
Dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới, c̣n gọi là Covid-19, xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc hồi tháng 12/2019. Bốn tháng sau, theo thống kê của Viện Johns Hopkins, Mỹ trở thành nước có nhiều người nhiễm Covid-19 nhất, lên đến hơn 215.000 ca tính đến thứ Năm 2/4. Số người tử vong ở Mỹ v́ dịch hiện là hơn 5.100.
Trên toàn thế giới, số người nhiễm đă vượt qua mức 940.000 và số người thiệt mạng là hơn 47.500, vẫn theo Johns Hopkins.
Trước t́nh h́nh dịch bệnh mỗi lúc một xấu đi, khoảng 30 bang, tương đương với hơn 2/3 nước Mỹ, đă ra lệnh cho người dân “ở trong nhà”, trừ những nhân viên “thiết yếu”.
Biện pháp bắt buộc về giăn cách xă hội tỏ ra có hiệu quả và càng được áp dụng sớm càng tốt, theo các dữ liệu ban đầu sau 2 tuần áp dụng lệnh “ở trong nhà” tại hai bang California và Washington.
Đây là hai bang đầu tiên ghi nhận có các ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng và cũng là hai bang đầu tiên yêu cầu cư dân ở trong nhà và giữ khoảng cách với nhau trên thực tế.
Các phân tích của giới học thuật và của các quan chức địa phương lẫn liên bang cho thấy các động thái đó mang lại thời gian quư báu cho cộng đồng và có thể đă giúp làm cho đường cong đồ thị lây nhiễm đi ngang về lâu dài.
Các nỗ lực về giăn cách xă hội cần tiếp tục thêm vài tuần nữa để thực sự có hiệu quả cao, theo lời các chuyên gia.
Nghiêm nghặt thực hiện giăn cách xă hội chưa chặn đứng virus, các chuyên gia y tế công nói, nhưng mục đích ở đây là làm giảm tốc độ lây lan, giúp cho các nguồn lực về chăm sóc y tế không bị quá tải, nhờ đó, giảm số người nhập viện và cần đến máy thở cùng một lúc.
Sau vài tuần các bang áp dụng giăn cách xă hội, một mô h́nh dự báo của Đại học Washington ước tính hôm thứ Năm 2/4 rằng virus corona chủng mới, c̣n gọi là Covid-19, sẽ gây thiệt hại nhân mạng nhiều nhất ở Mỹ vào những ngày giữa tháng 4, làm khoảng 2.500 người chết mỗi ngày.
Mô h́nh này do Viện Số liệu và Đánh giá Y tế (IHME) thuộc Đại học Washington thiết kế, dựa vào thông tin từ chính quyền các bang và liên bang ở Mỹ, ngoài ra, họ cũng dùng dữ liệu từ chính phủ các nước, các bệnh viện và Tổ chức Y tế Thế giới.
Được cập nhật thường xuyên, hôm 2/4, mô h́nh dự báo rằng nguồn lực y tế của Mỹ bị căng thẳng nhất vào ngày 15/4 khi các bệnh nhân cần 262.000 giường bệnh, nhiều hơn khả năng đáp ứng của các bệnh viện trong cả nước tới 88.000 giường.
Đặt giả thiết rằng biện pháp giăn cách xă hội c̣n kéo dài đến hết tháng 5, mô h́nh của IHME cho rằng số ca nhiễm giảm xuống mức không đáng kể, hay có thể hiểu là hầu như hết dịch, vào đầu tháng 7.
Tuy nhiên, vẫn có các bệnh nhân thiệt mạng cho đến tháng 8, với tổng số người chết v́ Covid-19 lên đến 93.500 người ở Mỹ.
Hôm 29/3, tiến sĩ Anthony Fauci, nói trong một cuộc phỏng vấn với CNN rằng “khi người ta tạo ra một mô h́nh dự báo, người ta đưa vào nhiều gia thiết, và mô h́nh chính xác ra sao c̣n tùy thuộc vào các giả thiết”.
Theo ông Fauci, các mô h́nh dự báo đưa ra “kịch bản xấu nhất và kịch bản tốt nhất. C̣n nói chung, trên thực tế, t́nh h́nh sẽ ở giữa những mức đó”.
(IHME, NBC News, New York Times, Washington Post, CNN)
-
TIN TỨC HOA KỲ
Khởi sự sơ tán thủy thủ tàu sân bay Theodore Roosevelt
02/04/2020
[IMG]https://gdb.voanews.com/17d55ee1-9ef4-443a-953f-5471bfda7e34_w1023_r1_s.jpg[/IMG]
(Tư liệu) Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) đang di chuyển trên Thái B́nh Dương ngoài khơi bờ biển Nam California ngày 30/4/2017.
Khoảng 1000 thủy thủ trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, tức khoảng 1/5 thủy thủ trên tàu, đang bị cách ly tại một căn cứ hải quân Mỹ trên đảo Guam hôm thứ Năm 2/4 giữa lúc Hải quân Mỹ đang cố kiềm chế một vụ bột phát virus Covid-19 trên chiến hạm này.
Bản tin của Reuters cho biết tiến tŕnh sơ tán đă khởi sự từ hôm trước, thứ Tư 1/4, một tuần sau khi ca Covid-19 đầu tiên trên tàu được báo cáo, và sau khi bức tâm thư của hạm trưởng Brett Crozier, mạnh mẽ hối thúc phải “hành động dứt khoát” để kiềm chế vụ bột phát bị tiết lộ ra ngoài.
Trong bức thư dài 4 trang mà các quan chức Mỹ xác nhận với Reuters hôm 31/3, Hải quân Đại tá Brett Crozier mô tả t́nh h́nh ảm đạm trên tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân trong khi càng lúc càng có nhiều thủy thủ xét nghiệm dương tính với virus. Ông yêu cầu sơ tán hơn 4000 thủy thủ để đưa lên bờ cách ly, nhấn mạnh rằng không hành động là không làm tṛn bổn phận bảo toàn sức khỏe của các thủy thủ, mà ông cho là “tài sản đáng tin cậy nhất của chúng ta”.
Bức tâm thư ṛ rỉ ra ngoài đă gây lo âu cho gia đ́nh của các thủy thủ ở San Diego, và đẩy Lầu Năm Góc vào thế thủ.
Quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly nói ông không đồng ư với Hạm trưởng Crozier rằng có thể để lại 10% thủy thủ đoàn trên tàu, nếu cần.
Ông Modly nói:
“Tàu chiến này có vũ khí, đạn dược trên đó.., đ̣i hỏi phải có môt số nhân lực nhất định để đảm bảo an toàn và an ninh cho tàu.”
Trước khi lá thư được công bố, Bộ trưởng Quốc pḥng Mark Esper bác bỏ giải pháp cho phép hàng ngàn thủy thủ rời tàu để cách ly trên đất liền.
Được hỏi liệu hạm trưởng Crozier có sẽ bị kỷ luật v́ bức tâm thư? Ông Modly nói việc hạm trưởng Crozier viết thư cho cấp trên theo hệ thống quân giai để bày tỏ những quan ngại của ông, nên ông sẽ không đối mặt với bất kỳ hành động kỷ luật nào.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đă ghé thăm Đà Nẵng hồi tháng trước, và ca nhiễm Covid-19 được công bố khi tàu đang di chuyển trên Thái B́nh Dương.
-
TIN TỨC HOA KỲ
Mỹ tăng cường kiểm soát xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc
[IMG]http://s.rfi.fr/media/display/3269b988-74df-11ea-84a6-005056a98db9/w:980/p:16x9/Fiber_optic_illuminated.jpg[/IMG]ông nghệ cáp quang có thể dùng cho mục tiêu quân sự. © wikipedia
Chính quyền Donald Trump đang chuẩn bị các biện pháp chặt chẽ hơn để ngăn Trung Quốc lấy được các công nghệ tiên tiến của Mỹ sử dụng cho mục đích thương mại, rồi sau đó dùng chính các công nghệ đó cho mục đích quân sự.
Theo hăng tin Reuters, trong cuộc họp hôm qua, 01/04/2020, các quan chức cao cấp của Mỹ đă đồng ư với nhau về ba biện pháp để ngăn các công ty Trung Quốc mua của Mỹ một số công nghệ, trong đó có vật liệu cáp quang, thiết bị ra đa và chất bán dẫn.
Các biện pháp nói trên được chuẩn bị vào lúc quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi, do tranh căi về t́nh h́nh dịch Covid-19 và do các vụ trục xuất nhà báo của nhau. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy chính quyền Trump ngày càng lo ngại về tham vọng của chủ tịch Tập Cận B́nh vừa phát triển sức mạnh quân sự, vừa nâng cao khả năng công nghệ của Trung Quốc.
Theo Reuter, hiện chưa biết là tổng thống Donald Trump sẽ phê chuẩn các biện pháp mới hay không, mặc dù vào tuần trước chính ông đă yêu cầu phải đẩy nhanh việc áp dụng các biện pháp đó. Ngành công nghiệp của Mỹ sợ rằng các quy định mới có thể khiến các khách hàng Trung Quốc quay sang mua công nghệ của các đối thủ cạnh tranh ngoại quốc.
Một trong những thay đổi được dự trù, đó là băi bỏ quy định « miễn trừ dân sự » cho phép xuất khẩu mà không cần giấy phép một số công nghệ của Mỹ, nếu các công nghệ đó không được sử dụng vào mục đích quân sự. Một luật sư chuyên về thương mại tại Washington cho Reuters biết là nhiều khách hàng của ông, nhất là có công ty có liên hệ với ngành điện tử, rất lo ngại về khả năng chính phủ Mỹ băi bỏ « miễn trừ dân sự », tạo thêm trở ngại cho việc bán công nghệ cho các khách hàng Trung Quốc nhằm mục đích thương mại.
Biện pháp thứ hai được dự trù nhằm ngăn quân đội Trung Quốc mua một số sản phẩm mà không có giấy phép, cho dù họ mua để sử dụng vào mục đích dân sự, chẳng hạn như động cơ máy bay hoặc một số kiểu máy tính.
Thay đổi thứ ba là buộc các công ty nước ngoài khi cung cấp các sản phẩm của Mỹ cho Trung Quốc, ngoài việc xin phép chính phủ của họ, c̣n phải xin phép chính phủ Mỹ.
-
TIN TỨC HOA KỲ
Virus corona giúp Bắc Kinh ''cầm chân'' tàu sân bay Mỹ Theodore Roosevelt ?
[IMG]http://s.rfi.fr/media/display/e1e03458-74dc-11ea-aaa3-005056a964fe/w:980/p:16x9/w1240-p16x9-be3dbd22844e1cb480ea74370fc9d2aee26de6a9_0.jpg[/IMG]
Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt. © AFP
Ba tuần lễ sau khi ghé thăm cảng Đà Nẵng, tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt sa lưới Covid-19. Tàu đang neo đậu tại đảo Guam từ hôm 28/03/2020, sau khi phát hiện ba thuyền viên bị nhiễm virus corona.
Đại diện của Hải Quân Mỹ, Thomas Modly, cho biết từ hôm 01/04/2020 đă bắt đầu « đưa 1.000 người lên bờ và trong những ngày sắp tới sẽ có khoảng 2.700 trên tổng số gần 5.000 thủy thủ đoàn » được đưa vào đất liền.
Chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt tạm thời bị vô hiệu hóa, v́ nhiều thành viên trên tàu nhiễm virus corona. 1.200 thuyền viên đă được xét nghiệm, 93 người dương tính với siêu vi corona chủng mới, 7 người nhiễm bệnh, nhưng không có triệu chứng thường thấy như ho, sốt …
Tại đảo Guam, các bệnh nhân được đưa vào căn cứ quân sự để cách ly. C̣n những ca không hay chưa bị lây nhiễm sẽ được tạm trú tại khách sạn. Chính quyền trên đảo đang rất hoang mang, v́ muốn bảo vệ dân cư tại Guam khỏi ṿng vây của virus corona. Mặt khác Hải Quân Hoa Kỳ cũng phải duy tŕ một lực lượng hùng hậu thường trực trên tàu, bởi hàng không mẫu hạm của Mỹ được trang bị rất nhiều vũ khí tối tân như hệ thống vũ khí chống tên lửa Sea Sparrow, hệ thống tên lửa đối không RIM116 hay dàn pháo cận chiến Phalanx … cùng với nhiều loại ra đa của quân đội, nhiều chiến đấu cơ và kể cả một ḷ phản ứng hạt nhân để cung cấp năng lượng cho tàu sân bay.
Vậy phải chăng việc chiếc USS Theodore Roosevelt bị « cầm chân » ở đảo Guam khiến nhiệm vụ tuần tra trong vùng Thái B́nh Dương tạm thời bị gián đoạn v́ Covid-19 ? Theo đại diện của Hải Quân Mỹ, Thomas Modly, th́ câu trả lời là không.
Ông giải thích « nếu cần và nếu xảy ra khủng hoảng, tàu sân bay vẫn có thể lên đường » và trên tàu vẫn có một đội ngũ thường trực để bảo quản và bảo đảm an ninh cho chiếc hàng không mẫu hạm được bảo vệ rất kỹ càng này của Hải Quân Hoa Kỳ.
Dù sao virus corona cũng đang đặt ra một thách thức không nhỏ cho ngành quốc pḥng của Mỹ. Cho đến Thứ Ba vừa qua, lănh đạo Lầu Năm Góc Mark Esper dứt khoát bác bỏ khả năng « sơ tán » toàn bộ thủy thủ đoàn. Một ngày sau, bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ bác bỏ mọi khả năng « đ́nh chỉ tất cả các hoạt động của quân đội Mỹ để giải quyết vấn đề y tế » trên tàu. Hải Quân Hoa Kỳ có một nhiệm vụ đó là « bảo vệ an ninh quốc gia và cho người dân Mỹ ».
Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt có nhiệm vụ tuần tra trong khu vực Thái B́nh Dương nhằm kềm hăm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực. Chặng dừng gần đây nhất của tàu sân bay Mỹ là cảng Đà Nẵng trong tuần lễ đầu tiên của tháng 3/2020. Ở vào thời điểm đó virus corona đă hoành hành tại châu Á, và Lầu Năm Góc đă bác bỏ đề nghị hủy chuyến viếng thăm hữu nghị cảng Đà Nẵng. Lư do bộ Quốc Pḥng Mỹ đưa ra là « có rất ít ca nhiễm virus corona tại Việt Nam ».
-
TIN TỨC HOA KỲ
Hơn 40 sinh viên Texas, đi nghỉ mát Mexico bất chấp khuyến cáo y tế, nhiễm COVID-19
Apr 2, 2020 cập nhật lần cuối Apr 2, 2020
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/04/TS-Springbreak-040220.jpg[/IMG]
Giới sinh viên đi nghỉ spring break ở Miami Beach, Florida. (H́nh: Joe Raedle/Getty Images)
AUSTIN, Texas (NV) — Hàng chục sinh viên đại học ở Texas rủ nhau đi nghỉ mát tại Mexico trong thời gian nghỉ lễ mùa Xuân, nay nhiều người thấy bị nhiễm COVID-19.
Theo bản tin CNN hôm Thứ Năm, 2 Tháng Tư, khoảng 70 người trẻ, ngoài 20, thuê bao một phi cơ từ Austin, Texas, để đến Mexico nghỉ mát khoảng 2 tuần lễ trước đây.
Những người này nhất định đi dù có khuyến cáo của các giới chức y tế, kể cả từ Ṭa Bạch Ốc, rằng nên tránh tụ tập quá 10 người và không di chuyển bằng phi cơ nếu không cần thiết.
Nay 44 trong số những người này, đều là sinh viên trường University of Texas ở Austin, đă thử dương tính với COVID-19, theo một phát ngôn viên nhà trường nói với CNN hôm Thứ Tư.
Điều đáng ngại hơn nữa là một số người tham dự chuyến đi đến Cabo San Lucas ở Mexico, sau đó đă mua vé máy bay thương mại để về lại Texas, theo Sở Y Tế Cộng Đồng Austin.
“Virus thường ẩn náu trong người khỏe mạnh và lây sang người yếu sức, dễ gây bệnh trầm trọng tới mức phải vào nhà thương,” theo lời Bác Sĩ Mark Escott, quyền giám đốc Y Tế Cộng Đồng Austin-Travis County.
“Tuy người trẻ ít có rủi ro trở bệnh trầm trọng, điều đó không có nghĩa họ miễn nhiễm với bệnh, hay ngay cả với cái chết, trong trường hợp mắc phải COVID-19,” Bác Sĩ Escott nói thêm.
Cơ quan y tế địa phương và của đại học UT Austin đă liên lạc với tất cả các hành khách trên chuyến bay, dùng danh sách của chuyến bay do Trung Tâm Pḥng Ngừa Dịch Bệnh cung cấp.
Phát ngôn viên UT Austin, ông J.B. Bird, nói rằng “Vụ này là lời nhắc nhở về tính cách quan trọng của việc phải tuân hành khuyến cáo của cơ quan y tế, để tránh nhiễm COVID-19 rồi lây lan cho những người khác.” (V.Giang)
-
TIN TỨC HOA KỲ
Thêm 6.6 triệu người Mỹ xin trợ cấp thất nghiệp tuần qua
Apr 2, 2020
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/04/TS-NYRestaurant-040220.jpg[/IMG]
T́nh trạng nhiều cơ sở thương mại ngừng hoạt động khiến mức thất nghiệp ở Mỹ tăng vọt. (H́nh: Johannes Eisele/AFP/Getty Images)
WASHINGTON, DC (NV) — Bộ Lao Động Mỹ trong bản báo cáo đưa ra tại Washington vào sáng ngày Thứ Năm, 2 Tháng Tư, nói rằng có 6.65 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần qua, hơn gấp đôi con số tuần trước đó là 3.3 triệu.
Con số mới nhất này đưa tổng số người thất nghiệp ở Mỹ chỉ trong hai tuần lên tới con số kỷ lục là gần 10 triệu người, theo bản tin của tờ New York Times.
Mức độ nhanh chóng và tầm vóc rộng lớn như thế này của t́nh trạng thất nghiệp ở Mỹ hiện nay là điều chưa từng thấy. Cho tới tháng qua, con số cao nhất nộp đơn xin thất nghiệp trong một tuần lễ là 695,000, xảy ra năm 1982.
“Điều thường thấy phải mất hàng mấy tháng hay mấy quư mới thấy xảy ra trong t́nh trạng suy trầm kinh tế, nay thấy xảy ra chỉ trong vài tuần lễ,” theo lời bà Michelle Meyer, trưởng kinh tế gia của Bank of America Merrill Lynch.
Chỉ mới một tháng trước đây, phần lớn các nhà tiên đoán t́nh h́nh kinh tế vẫn nghĩ rằng nước Mỹ sẽ thoát được một cuộc suy trầm kinh tế. Hôm nay, với t́nh trạng nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa và nhiều người bị cho nghỉ việc, nhiều kinh tế gia dự đoán là mức sút giảm trong tổng sản lượng nội địa (GDP) sẽ ngang bằng với giai đoạn tệ hại nhất trong thời gian có cuộc Đại Suy Thoái, theo bản tin của hăng thông tấn Reuters.
Con số mới loan báo về số người nộp đơn xin thất nghiệp đă vượt xa con số trung b́nh 3.50 triệu mà Reuters thăm ḍ các kinh tế gia. Trong cuộc thăm ḍ này, người đưa ra ước tính cao nhất là 5.25 triệu.
Bản báo cáo của chính phủ Mỹ cho thấy rằng sự phát triển công ăn việc làm kéo dài liên tục lâu nhất trong lịch sử quốc gia có lẽ đă chấm dứt trong Tháng Ba.
Hiện có hơn 80% dân Mỹ bị ảnh hưởng của các lệnh đóng cửa ở trong nhà, tăng lên so với mức chưa đầy 50% khoảng hai tuần trước đây, khiến các văn pḥng nhận đơn xin trợ cấp thất nghiệp bị tràn ngập v́ có quá nhiều người nộp đơn.
Các kinh tế gia nói rằng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp sẽ c̣n tiếp tục tăng. Để đối phó với t́nh h́nh này, Quốc Hội đă thông qua đạo luật trợ giúp trị giá $2.2 ngàn tỷ mà Tổng Thống Trump kư ban hành hôm Thứ Sáu tuần qua. Chính quyền liên bang cũng giảm điều kiện xin trợ cấp thất nghiệp cho những người đang bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 hiện nay. (V.Giang)
-
TIN TỨC HOA KỲ
Thị trưởng Los Angeles thúc giục người dân đeo khẩu trang
03/04/2020
VOANews
[IMG]https://gdb.voanews.com/3E76D296-8FA3-4D9A-963A-44F4336E9CC5_w1023_r1_s.jpg[/IMG]
Trong bức ảnh chụp từ video truyền trực tiếp từ Văn pḥng Thị trưởng Eric Garcetti, người đứng đầu thành phố Los Angeles đeo khẩu trang khi phát biểu tại một buổi họp báo thường nhật hôm 1/4. Ông kêu gọi người dân đeo khẩu trang khi ra đường.
Trong lúc Mỹ vượt qua mốc 5.000 ca tử vong v́ virus corona, thị trưởng Los Angeles đă kêu gọi người dân của thành phố lớn thứ hai ở Hoa Kỳ đeo khẩu trang tại nơi công cộng.
Thị trưởng Eric Garcetti nói rằng mọi người không nên dùng khẩu trang y tế đang khan hiếm mà những bác sỹ và y tá đang cần có, nhưng sử dụng các loại khẩu trang vải sẽ giúp làm giảm sự lây lan của virus.
Cho tới lúc này, các quan chức y tế liên bang Mỹ chưa đưa ra khuyến nghị ǵ cho công chúng về việc đeo khẩu trang.
Một người dân đi bộ qua một chiếc khẩu trang dùng để bảo vệ khỏi virus corona rơi trên đường phố New York ngay bên ngoài Toà tháp Trump, hôm 14/3. Trong khi đeo khẩu trang là điều bắt buộc ở Việt Nam th́ điều này không được khuyến khích ở Mỹ trong thời gian dịch COVID-19.
XEM THÊM:
Văn hoá khẩu trang thời COVID-19: Người Mỹ sẽ theo chân người Việt?
Thị trưởng Garcetti cũng nói rằng việc đeo khẩu trang không phải là một lời mời gọi mọi người “đột nhiên đi ra ngoài,” và rằng họ nên ở trong nhà trừ phi phải đi làm những việc thiết yếu như mua sắm thực phẩm.
Các ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới đang sắp vượt mốc 1 triệu người, với 50.000 ca tử vong. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết ông rất quan ngại về sự leo thang nhanh chóng này.
Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) hôm 1/4 cảnh báo rằng bất kỳ ai cũng có thể là người mang mầm bệnh virus corona ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào.
CDC khẳng định một nghiên cứu của Singapore cho biết 10% các trường hợp dương tính mới được lan truyền bởi những người không có dấu hiệu bệnh. CDC cho biết nghiên cứu này củng cố them tầm quan trọng của việc cách ly xă hội.
-
TIN TỨC HOA KỲ
Bác sĩ Fauci, chuyên gia Covid-19 của Mỹ bị đe dọa tính mạng
02/04/2020
[IMG]https://gdb.voanews.com/BF59EB08-EC76-4699-93AD-F89E3E0FDC90_w1023_r1_s.jpg[/IMG]
Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Bệnh dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ tại cuộc họp báo tạiṬa Bạch Ốc ngày 31/3/2020. (AP Photo/Alex Brandon)
Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia y tế hàng đầu của Hoa Kỳ về các bệnh truyền nhiễm và là thành viên của đội đặc nhiệm chống dịch Covid-19 của Tổng thống Trump, đang đối mặt với những lời đe dọa đối với an toàn cá nhân, và cần được bảo vệ 24/24, tờ New York Post, đài NBC và CNN đưa tin.
Một giới chức thực thi pháp luật xác nhận với CNN rằng Tổng Thanh tra Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh đă yêu cầu lực lượng thực thi pháp luật liên bang của Mỹ, Cảnh sát Tư pháp Hoa Kỳ, bảo vệ Bác sĩ Fauci sau khi ông bị đe dọa tới tính mạng.
Tờ báo đầu tiên tường thuật về tin này, tờ Washington Post, nói gần đây những lời đe dọa nhắm vào BS Fauci và gia đ́nh ông đă gia tăng.
Một nguồn tin khác xác nhận với CNN về sự hiện diện của một số thành viên Sở Cảnh sát Thủ đô Washington, đóng chốt chung quanh tư gia của BS Fauci. Nguồn tin xác nhận sự hiện diện của cảnh sát nhưng không cho biết về nơi xuất phát những lời đe dọa.
Trả lời đài NBC hôm thứ Năm, bác sĩ Anthony Fauci cho biết ông vẫn tập trung vào công việc trước mắt là chống đại dịch corona, bất chấp những mối đe dọa đối với an toàn cá nhân.
Trong một cuộc phỏng vấn trên chương tŕnh "TODAY" của đài NBC sáng nay, người dẫn chương tŕnh Savannah Guthrie hỏi BS Fauci liệu ông và gia đ́nh có cảm thấy bị đe dọa hay không, BS Fauci trả lời:
“Tôi đă chọn cuộc sống này. Tôi biết nó như thế nào. Đôi khi có những điều đáng lo ngại. Nhưng chúng ta nên tập trung vào công việc cần làm, và gạt tất cả những chuyện thứ yếu đó sang một bên để tập trung vào công việc, không chú ư tới chuyện đó."
BS Fauci trở thành nhân vật được chú ư trong mấy tuần gần đây khi ông bênh vực các biện pháp giăn cách xă hội để chặn sự lây lan của vụ bột phát dịch Covid-19 tại Hoa Kỳ.
Ông thường xuyên xuất hiện bên nhà lănh đạo Mỹ tại các cuộc họp báo về Covid-19, và một vài lần đă sửa sai một số phát biểu thiếu cơ sở của TT Trump.
Ông cũng đứng cạnh TT Trump khi chính phủ Mỹ dự báo số tử vong có thể tăng lên tới 240.000 ca.
Hôm thứ Ba 1/4, BS Fauci từ chối trả lời câu hỏi của phóng viên hỏi ông có được tăng cường bảo vệ an ninh hay không. TT Trump đă trả lời ngay:
“Ông (Fauci) không cần được bảo vệ. Ai cũng yêu các chuyên gia. Ngoài ra, bất cứ ai tấn công ông sẽ gặp rắc rối to.”
Theo NBC và CNN, một số ủng hộ viên của TT Trump thuộc cánh cực hữu tỏ ra bất b́nh khi Bác sĩ Fauci thuyết phục TT Trump kéo dài thời gian phong tỏa để chặn dịch, ảnh hưởng tới kinh tế. Ông bị những người này tố cáo là thành viên của cái gọi là "nhà nước ngầm", chỉ muốn phương hại tới triển vọng TT Trump tái đắc cử để duy tŕ chức vụ thêm 4 năm nữa.