Biển Đông & Nhân quyền trong chuyến thăm VN của Ngoại trưởng Mỹ ( tiếp theo)
[CENTER][IMG]http://i46.tinypic.com/2yuyis5.jpg[/IMG]
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton khởi đầu chuyến công du Pháp, Nhật Bản, Mông Cổ, Việt Nam, Lào, Campuchia, Ai Cập và Israel rời Washington, DC vào ngày 05 tháng 7. [/CENTER]
[B]Mức độ cải thiện nhân quyền[/B]
Bên cạnh vấn đề biển Đông, không ít chính khách Mỹ cho rằng mối quan hệ giữa hai quốc gia có tiến triển hơn nữa hay không là phụ thuộc vào mức độ cải thiện hồ sơ nhân quyền của Việt Nam. Với sự khác biệt về hệ thống chính trị giữa hai nước, thực tế cho thấy có những thừa nhận không giống nhau trong các vấn đề nhân quyền. Với câu hỏi, liệu rằng Việt Nam và Mỹ có cùng nhau vượt qua được rào cản này hay không, chúng tôi được ông Dương Danh Dy trả lời như sau:
“Theo tôi, hoàn toàn có thể vượt qua được. Mỹ là một nước kinh tế thị trường, Việt Nam bây giờ cũng là kinh tế thị trường. Tất nhiên là, chúng tôi có cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là sự gặp nhau lớn nhất về cơ sở kinh tế. Cho nên tôi nghĩ, người Mỹ thì cứ hơi nhấn mạnh cách quá đáng đến chuyện nhân quyền, để gây sức ép với Việt Nam. Nhưng mà tôi nghĩ, cái chung nhất: hai bên cùng là kinh tế thị trường. Lấy hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc.”
Quả thật, yếu tố kinh tế chiếm phần quan trọng trong việc xác lập các mối quan hệ chính trị. Vậy liệu những giá trị về nhân quyền có tính phổ quát hay không, hay chúng sẽ tùy thuộc vào việc nhìn nhận qua các lăng kính chính trị. Cũng câu hỏi với ông Dương Danh Dy, chúng tôi đã phỏng vấn Luật sư Lê Quốc Quân thì được ông ấy cho biết:
“Tôi rất là hy vọng rằng bà Ngoại trưởng sẽ đề cập đến vấn đề nhân quyền. Và tôi tin rằng, ít nhiều gì bà cũng sẽ đề cập đến chuyện đấy. Và đề cập là một điều rất tốt rồi. Thế còn lại, có những bước cải thiện một cách đột biến, hoặc tích cực lớn thì tôi không hy vọng như vậy.
Tôi nghĩ trong tầm chiến lược lâu dài thì chắc chắn là không thể vượt qua hay là đồng hóa được như thế. Bởi vì giá trị nhân quyền là một giá trị phổ quát cho tất cả mọi người trên thế gian này. Đó là quyền của con người, từ ngàn xưa đến nay, bây giờ vẫn vậy. Nó trải dài từ Đông sang Tây, từ Bắc chí Nam; từ những người da đen, những người nô lệ. Hoa Kỳ đang cổ súy những giá trị như vậy. Cho nên không thể nói rằng, vì chế độ chính trị khác nhau mà có những cái nhìn về nhân quyền khác nhau.
Tuy nhiên tôi nghĩ rằng là một trong giai đoạn ngắn hạn, có tính sách lược thì biết đâu Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ có những đồng thuận nhất định với nhau, để giải quyết một số vấn đề ngắn hạn nào đó. Mà người ta đành gác lại một bên những giá trị nhân quyền, theo nghĩa là: Ừ thôi, tôi quan niệm như thế này thì là theo thế này, còn anh quan niệm như thế kia là việc của anh. Chúng ta tạm thời gác lại để làm những việc nhất định, để hướng đến một quá trình lâu dài hơn.
Nhưng dứt điểm, không thể có chuyện hai bên nhìn nhận ở 2 góc độ khác nhau mà vẫn cứ đi song song trong một quãng đường dài, mang tính chiến lược được.”
Việt Nam có khá nhiều kinh nghiệm khi chạm vào cuộc chơi quyền lực giữa các cường quốc. Hiệp định Geneva năm 1954 hay Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 là những bài học lịch sử điển hình trong các quan hệ quốc tế liên quan đến Việt Nam.
Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ đến Việt Nam vào ngày 10 & 11 tháng 7 , 2012
[CENTER][video=youtube;_-RMj7i2YDM]http://www.youtube.com/watch?feature=endscreen&NR=1&v=_-RMj7i2YDM[/video][/CENTER]
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đă đến Hà Nội
[CENTER][IMG]http://i50.tinypic.com/28bry4y.jpg[/IMG]
Ngoại trưởng Hillary Clinton và phái đoàn Mỹ tiếp xúc với phái đoàn Việt Nam tại Hà Nội, ngày 10/07/2012 (Reuters[/CENTER]
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đă đến Hà Nội vào hôm nay 10/07/2012 trong một chuyến công du sẽ kéo dài đến ngày mai. Theo phía Hoa Kỳ, những hồ sơ lớn được thảo luận trong chuyến ghé thăm lần này chủ yếu liên quan đến thương mại. Tuy nhiên, hồ sơ Biển Đông cũng nổi bật trong các cuộc thảo luận Mỹ - Việt.
Mai Vân / Trọng Nghĩa
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đă đến Hà Nội vào hôm nay 10/07/2012 trong một chuyến công du sẽ kéo dài đến ngày mai. Theo phía Hoa Kỳ, những hồ sơ lớn được thảo luận trong chuyến ghé thăm lần này chủ yếu liên quan đến thương mại. Tuy nhiên, hồ sơ Biển Đông cũng nổi bật trong các cuộc thảo luận Mỹ - Việt.
Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Trung Quốc căng thẳng trở lại sau một loạt động thái quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông, và nhất là khi cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam đều sẽ tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN - ARF - ngày 12/07 tới đây ở Phnom Penh, hồ sơ Biển Đông cũng nổi bật trong các cuộc thảo luận Mỹ - Việt.
Ngay sau khi đặt chân xuống Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ đă tiếp xúc ngay với đồng nhiệm Việt Nam Phạm B́nh Minh. Theo hăng tin Pháp AFP, chương tŕnh làm việc của bà Hillary Clinton tại Việt Nam c̣n bao gồm các cuộc thảo luận với các lănh đạo khác của Việt Nam, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ cũng sẽ có một buổi nói chuyện với sinh viên cũng như đại diện của giới doanh nhân Mỹ và Việt Nam.
Phát biểu tại Hà Nội, bà Hillary Clinton ghi nhận là đă có những thay đổi « rất đáng chú ư » tại Việt Nam, và quan hệ hợp tác giữa hai nước đang « phát triển đều đặn ». Ngoại trưởng Mỹ c̣n xác nhận là hai nước cùng chia sẻ "những lợi ích chiến lược quan trọng" trong các vấn đề như Biển Đông.
Vào hôm qua, ngay khi bà Clinton c̣n ở Mông Cổ, phía Mỹ đă cho biết là tại Hà Nội, Ngoại trưởng cũng sẽ thảo luận với phía Việt Nam về « những diễn biến gần đây trong vùng, như ở Biển Đông ». Một quan chức ngoại giao Mỹ tiết lộ là bà Clinton rất muốn đích thân « lắng nghe, từ cấp cao », lập trường của Việt Nam tại Diễn đàn Khu vực ASEAN - ARF - ngày 12/07.
Về phần ḿnh, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm B́nh Minh cho biết là hai bên đều nhất trí rằng tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua « các biện pháp ḥa b́nh ». Ông đồng thời bày tỏ hy vọng là quan hệ song phương Mỹ-Việt sẽ « phát triển một cách mạnh mẽ » trong những năm tới.
Riêng về việc thúc đẩy hợp tác thương mại, trọng tâm chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ lần này, Ngoại trưởng Việt Nam xác định với đồng nhiệm Mỹ rằng : « Có nhiều cơ hội cho thương mại và đầu tư sẽ được mở ra sau chuyến thăm này. Đầu tư và các thương mại sẽ luôn luôn là một động lực trong quan hệ song phương của chúng ta ».
Theo AFP, Hoa Kỳ đang t́m cách thúc đẩy nền kinh tế hiện đang bị hụt hơi của ḿnh bằng cách tăng gia xuất khẩu qua các thị trường Châu Á, hiện rất năng động. Ngoại trưởng Mỹ muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam và các nước ASEAN nói chung, trước tham vọng ngày càng cao của Trung Quốc trên mặt kinh tế cũng như về lănh thổ.
Một viên chức ngoại giao tháp tùng bà Clinton đă giải thích với báo chí rằng : « Một trong những ch́a khóa ở đây, khi ta nh́n trường hợp ASEAN, là tầng lớp trung lưu tại đây thuộc loại phát triển nhanh nhất thế giới (...). Vai tṛ của ngành xuất khẩu, đặc biệt là qua Châu Á, rất quan trọng đối với sự vực dậy của nền kinh tế Mỹ ».
Viên chức xin ẩn danh này c̣n nói thêm là đang « cố gắng khuyến khích những người chưa bao giờ nghĩ đến việc xuất khẩu hăy nỗ lực thêm và hướng về Châu Á nói chung ». Theo số liệu của Mỹ, thất thu thương mại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam lên đến 13,2 tỷ đô la vào năm 2011.
Phát biểu tại Hà Nội hôm nay, bà Clinton đă hoan nghênh sự phát triển của thương mại song phương Mỹ - Việt, đă tăng « hầu như là từ số không vào năm 1995 lên thành hơn 22 tỷ đô la hiện nay, », nhưng theo bà, tiềm năng c̣n cao hơn nữa.
Đối với Ngoại trưởng Mỹ, Việt Nam có thể có lợi ích đáng kể nếu khối mậu dịch Quan hệ Đối tác Xuyên Thái B́nh Dương TPP – mà cả Việt Nam lẫn Mỹ đang đàm phán cùng với nhiều nước khác - được h́nh thành vào cuối năm nay.
[url]http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120710-ngoai-truong-my-tham-viet-nam-ho-so-trong-tam-la-thuong-mai-va-bien-dong[/url]