Tin Hoạt Động Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại
Bầu cử băi nhiệm Westminster căng thẳng, một số người đ̣i Nghị Viên Tài Đỗ từ chức
Mar 12, 2020
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/03/DP-hop-keu-goi-Tai-Do-tu-chuc-1.jpg[/IMG]
Hội Đồng Thành Phố Westminster. (H́nh: Thiện Lê/Người Việt)
Thiện Lê/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – V́ cuộc bầu cử băi nhiệm ba dân cử gốc Việt của Westminster sắp đến, các cuộc họp Hội Đồng Thành Phố rất căng thẳng v́ nhiều người trong cộng đồng bất măn. Cuộc họp vào tối Thứ Tư, 11 Tháng Ba, không phải là ngoại lệ.
Một trong những chủ đề đang gây lùm xùm trong cộng đồng Việt Nam ở Little Saigon là chuyện cá nhân của Nghị Viên Tài Đỗ, và nhiều người có mặt trước Hội Đồng Thành Phố để nói về vấn đề này.
Người đầu tiên phát biểu là bà Nguyễn Lan Anh, người đang có quan hệ với Nghị Viên Tài Đỗ. Bà có nhiều lời chỉ trích Thị Trưởng Trí Tạ, Phó Thị Trưởng Kimberly Hồ, và Nghị Viên Charlie Nguyễn.
Vào ngày 7 Tháng Tư tới đây, Westminster sẽ có một cuộc bầu cử để cử tri quyết định có băi nhiệm ông Trí, bà Kimberly, và ông Charlie hay không.
Ba vị dân cử nêu trên bị nhóm Westminster United đứng ra vận động đ̣i băi nhiệm với 28 lư do bao gồm t́nh trạng vô gia cư gia tăng, quản trị kém có thể làm cho thành phố phá sản, t́nh trạng gia đ́nh trị, chuẩn thuận dự án có lợi cho dân cử, đ̣i chụp mũ người khác ư kiến là Cộng Sản, ngăn cản đồng viện đại diện người dân, giảm số lượng nhân viên công lực, thiên vị tội phạm ấu dâm để trả thù chính trị,… theo trang nhà [url]www.westminster-united.com[/url] của nhóm.
Bà Lan Anh cho biết đây là lần thứ hai có mặt trước Hội Đồng Thành Phố và công chúng để nói về chuyện gia đ́nh ḿnh.
Theo lời bà Lan Anh, bà và ông B́nh Nguyễn đă kư giấy ly dị được mấy năm rồi. V́ vậy, bà nói ḿnh không c̣n là vợ ông nữa. Bà kể từng xin lệnh cách ly ông B́nh và bị ông tấn công t́nh dục sau đó.
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/03/DP-hop-keu-goi-Tai-Do-tu-chuc-2-1536x1152.jpg[/IMG]
Bà Nguyễn Lan Anh phát biểu. (H́nh: Thiện Lê/Người Việt)
Chính v́ vậy, bà cho rằng ba vị dân cử kia đang “bảo vệ một con cáo già” và coi người đó là như là anh hùng.
Bà c̣n đề nghị họ không nên dùng chuyện của gia đ́nh bà để làm “tṛ chơi chính trị” nữa. Bà c̣n kể những chuyện gia đ́nh làm con bà bị trầm cảm và đang chữa trị.
Nghị Viên Tài Đỗ là một trong ba người ứng cử trong cuộc bầu cử băi nhiệm Thị Trưởng Trí Tạ.
Nhiều người có mặt tại buổi họp tối Thứ Tư với mục đích kêu gọi Nghị Viên Tài Đỗ từ chức v́ “thiếu đạo đức.”
Bà Hương Lê, cư dân Westminster, là một trong những người lên phát biểu kêu gọi ông Tài từ chức. Bà cho hay lúc vận động tranh cử nghị viên, ông kêu gọi Hội Đồng Thành Phố làm việc có đạo đức. Bà cho rằng ông không làm được điều ḿnh hứa, mà c̣n làm cộng đồng chia rẽ.
Không chỉ vậy, bà c̣n cho rằng sự ích kỷ của ông làm người vợ bị tổn thương. V́ vậy, ông nên giữ tự trọng, từ chức ngay lập tức và c̣n nợ cộng đồng một lời xin lỗi.
Sau khi nghe phần phiên dịch tiếng Anh, nhiều cư dân bản xứ trong pḥng họp trở nên bất măn và hỏi tại sao Hội Đồng Thành Phố lại cho phép đả kích cá nhân như vậy. V́ điều này, Luật Sư Richard Jones của thành phố phải giải thích cư dân được quyền kêu gọi một nghị viên từ chức tại pḥng họp, nhưng không có quyền nói về đời tư của họ hay những thứ không thuộc thẩm quyền của Hội Đồng Thành Phố.
Nhiều người gốc Việt ngồi ở dưới cầm các biểu ngữ ghi “Xấu hổ v́ Tài Đỗ,” hay “Tài Đỗ tránh xa tôi ra” bằng tiếng Anh. Điều đó lại làm các cư dân bản xứ bất măn v́ cho rằng họ không tuân theo luật cầm biểu ngữ vào pḥng họp của Hội Đồng Thành Phố.
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/03/DP-hop-keu-goi-Tai-Do-tu-chuc-3-1536x1152.jpg[/IMG]
Nhiều người cầm biểu ngữ “Xấu hổ v́ Tài Đỗ.” (H́nh: Thiện Lê/Người Viêt)
Một số cư dân khác lên phát biểu và cũng có những lời tương tự đối với Nghị Viên Tài Đỗ, khiến Luật Sư Richard Jones phải nhắc lại những lời nói trên. Không khí của buổi họp trở nên rất căng thẳng, khiến Hội Đồng Thành Phố phải xin ngưng họp một lúc.
Ông Tony Bùi, một cư dân Westminster, chỉ trích ông Tài.
Ông chia sẻ vợ ông từng bầu cho Nghị Viên Tài Đỗ và bây giờ bà rất hối hận v́ cho rằng ông Tài kêu gọi đạo đức, nhưng không làm được điều đó mà lại có những hoạt động phi pháp, cũng như ức hiếp cư dân. Ông Tony c̣n đề nghị ông Tài xin lỗi v́ từng gọi Westminster là “thành phố Hồ Chí Minh.”
Tuy nhiên, không phải ai cũng có mặt để kêu gọi ông Tài từ chức.
Ông Hùng Nguyễn nói ông sẽ chọn “Yes” trong cuộc bầu cử băi nhiệm sắp tới.
Ông cho rằng “nhóm ba người” là Thị Trưởng Trí Tạ, Phó Thị Trưởng Kimberly Hồ, và Nghị Viên Charlie Nguyễn gây ra nhiều vấn đề cho thành phố, làm trở ngại nhiều doanh nghiệp và làm việc mang tính cách gia đ́nh trị.
Cuộc họp trở nên căng thẳng hơn trước và Hội Đồng Thành Phố thậm chí phải xin ngưng họp đến hai lần.
Nhiều cư dân trong pḥng họp chia sẻ họ không đoán được kết quả ra sao, nhưng cho rằng chuyện bầu cử băi nhiệm sẽ tiếp tục gây nhiều căng thẳng ở Westminster, cũng như ở Little Saigon. (Thiện Lê)
—
Tin Hoạt Động Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại
Các chợ vùng Little Saigon ‘sạch trơn’ thực phẩm, đồ dùng v́ dịch COVID-19
Mar 14, 2020
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/03/DP-Cho-Little-Saigon-het-thuc-pham-1a.jpg[/IMG]
Ba bà mua nhiều giấy vệ sinh tại chợ Costco ở Westminster hôm Thứ Bảy, 14 Tháng Ba. (H́nh: Văn Lan/Người Việt)
Văn Lan/Người Việt
GARDEN GROVE, California (NV) – “Thật là cảnh tượng kinh khủng,” “Ở Mỹ 45 năm nay lần đầu tiên mới thấy cảnh này,” “Thôi về đi không xếp hàng nổi, tới phiên ḿnh th́ không c̣n ǵ để mua như ư muốn đâu”…
Đó là những lời than thở của hàng ngàn người đi chợ ở vùng Little Saigon, từ chợ bán sỉ như Costco cho đến Walmart, chợ Việt Nam… vào sáng Thứ Bảy, 14 Tháng Ba.
Người dân gốc xứ nào th́ sẽ chọn mua thứ đó theo truyền thống, dân gốc Châu Á th́ chất toàn thực phẩm như gạo, thịt, ḿ gói, phở khô, các thứ cháo sấy; người Hispanic th́ mua pasta, pizza và thịt cá; c̣n dân Mỹ th́ đồ hộp, thịt, cá, trứng, đặc biệt là nước uống đóng chai và giấy vệ sinh là hai mặt hàng được dân Mỹ mua nhiều nhất.
Mới sáng sớm, tại siêu thị Costco, Garden Grove, hàng người xếp hàng từ trong đường Dorothy là con đường nhỏ vào nhà dân, kéo dài rồng rắn ra tới đường Century, ước tính hàng ngàn người đủ cả các sắc dân, gồm người cao niên cho tới thanh niên, em bé. “Cứ như là đoàn quân xung trận,” theo lời một thanh niên tên Tùng nói.
Anh Tùng cho biết: “Em là sinh viên trường Coastline Community College, bố chở em đến đây lúc 8 giờ sáng nay, bố em không c̣n chỗ đậu xe phải kiếm nhà dân gần đó đậu nhờ, em đứng gần cuối hàng, chắc hai tiếng nữa mới vô tới cửa. Em nghĩ t́nh h́nh này là do Tổng Thống Donald Trump mới tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia v́ dịch COVID-19, mới chiều Thứ Sáu hôm qua thôi!”
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/03/DP-Cho-Little-Saigon-het-thuc-pham-2-1536x860.jpg[/IMG]
Người dân xếp hàng trên đường Dorothy từ trong khu nhà dân, ra tới đường Century, Garden Grove, để đến siêu thị Costco cách đó hơn 1 dặm. (H́nh: Văn Lan/Người Việt)
Điểm son cần nhắc đến là ai cũng xếp hàng ổn định theo thứ tự, vui vẻ tṛ chuyện cho qua thời gian chờ đợi, cũng may là sáng Thứ Bảy trời mát không có nắng, có người c̣n đem điện thoại quay lại cảnh này, để gởi bạn ở nơi khác coi cho biết.
Bà Trần Ngọc Phong, cư dân Garden Grove, c̣n cẩn thận đem theo ghế xếp nhỏ, bà ngồi xuống để chờ hàng người nhích lên từng chút một. Ông Phong th́ lo lắng: “Vợ tôi có thẻ Costco nên đă mua đủ các thứ cho hai người già trước hai tuần nay, vậy mà hôm nay thấy người ta đi đông như vậy cũng hơi lo, lại chạy ra mua thêm vài món nữa. May mà bà nhà tôi đă mua thực phẩm đủ dùng cho bốn tuần lễ, nhưng lại quên mua giấy vệ sinh ít quá, nhờ mấy bà bạn nhắc mới chạy mua thêm, không biết vô trong có c̣n không. Tôi c̣n tranh thủ, ghé vô đổ xăng trong Costco, thấy người Mỹ cũng ghé vô nhiều lắm.”
Bà Liên Trần đứng kế bên cho biết: “Tôi ở San Diego xuống đây tối qua, người em tôi nói mà tôi không tin, bây giờ ra tới đây phụ em đi mua đồ mới thực sự hoảng hồn. Tôi qua Mỹ từ 1975 tới giờ, 45 năm rồi tôi mới thấy cảnh này lần đầu, kinh khủng quá!”
Trước cửa siêu thị Costco ở Westminster, một cảnh tượng c̣n “kinh khủng” hơn nữa khi một chiếc xe pick up truck chất đầy toàn giấy vệ sinh do ba bà chuyền tay nhau chất lên. Một bà cho biết xếp hàng từ 8 giờ sáng đến hơn 11 giờ trưa th́ cả ba người mới mua được bấy nhiêu, và tiếp tục quay trở vô xếp hàng chờ mua nữa!
Chợ Food 4 Less ở trên đường Katella, Garden Grove, là chợ chuyên bán đồ của người Hispanic cũng vậy, các món thực phẩm truyền thống của họ như pizza, pasta (một loại nui) cũng hết sạch, trong khi quầy gạo và nước uống trống trơn, và hàng người xếp hàng dài ra tới cửa.
Cô Jenifer từ Texas qua California lo việc công ty cho biết: “Chồng em là người Mỹ, làm trong công ty điện toán, cho hay đừng coi thường bệnh dịch kỳ này, có thể ảnh hưởng đến nhiều lănh vực lắm. Riêng vợ chồng em đă chuẩn bị mua đủ các thứ dùng trong nhà và dự trữ cho hơn hai tháng nên không lo ǵ nữa, chỉ cầu trời cho nước Mỹ được an lành!”
Điều lạ lùng là không những thực phẩm, thức ăn đồ uống, mà gian hàng găng tay và giấy vệ sinh ngay trong chợ nào cũng sạch trơn, nước giặt đồ, nước uống đóng chai, lương thực khô cái ǵ cũng hết, thịt cá tươi, rau cải tươi th́ c̣n, nhưng không ai biết t́nh h́nh sắp tới sẽ như thế nào. Mặt hàng nào thiết thực cái cũng hết, chợ lớn chợ nhỏ ǵ cũng hết!
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/03/DP-Cho-Little-Saigon-het-thuc-pham-4-1536x1152.jpg[/IMG]
Giấy vệ sinh trong cửa hàng 99 cent cũng hết sạch. (H́nh: Văn Lan/Người Việt)
Ông Mai Trần, cư dân Fullerton, chở vợ mua đồ trong Walmart, Garden Grove, có vẻ thông thạo sự việc, cho hay: “Tôi rất hiểu t́nh h́nh này, chỉ là ‘tâm lư đám đông’ thôi, nó nhân lên theo cấp số nhân, tôi đọc báo Người Việt thấy nhiều người phê b́nh người Việt ḿnh qua tới Mỹ mà cũng c̣n giữ tính cách ‘chụp giựt’ của người Việt, cái ǵ cũng lo thu mua gom hết!”
“Điều chê trách đó không đúng hẳn đâu, với kinh nghiệm của người sống qua thời chiến tranh Việt Nam, riêng tôi cũng là người lính Việt Nam Cộng Ḥa nên rất thông cảm người Việt ḿnh. Ai đă từng sống qua thời nạn đói năm Ất Dậu ngoài Bắc, rồi đến cuộc chiến 20 năm ở miền Nam, rồi cả nước đói sau năm 1975, ắt hẳn đều hiểu. Tâm lư chung người ta sợ dịch COVID-19 bùng phát, cả nước ngưng trệ, nên mua dự trữ, thế thôi. Nhưng tôi nghĩ rằng dân sống ở nước Mỹ không bao giờ bị đói. ‘God bless America!’” ông Mai chia sẻ.
Vâng, rồi một ngày cũng qua, cầu mong cho sao cho thế giới và nước Mỹ được an lành. (Văn Lan)
Tin Hoạt Động Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại
Biểu tượng chiến tranh Việt Nam hồi sinh ở Little Saigon (VOA)
[video=youtube_share;RzoAhY3ShVM]https://youtu.be/RzoAhY3ShVM[/video]
Tin Hoạt Động Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại
NHỮNG NGƯỜI LÍNH BỊ BỎ RƠI | 30/4/2020
[video=youtube_share;rO4xy1sOChM]https://youtu.be/rO4xy1sOChM[/video]
Tin Hoạt Động Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại
‘Tiếng Hát Vượt Thời Gian,’ danh ca Thái Thanh qua đời, hưởng thọ 86 tuổi
Mar 17, 2020
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/03/Thai-Thanh.jpg[/IMG]
Nữ danh ca Thái Thanh. (H́nh: rfa.org)
WESTMINSTER, California (NV) – Nữ danh ca Thái Thanh, người được mệnh danh “tiếng hát vượt thời gian,” vừa qua đời lúc 11 giờ 50 phút sáng Thứ Ba, 17 Tháng Ba, tại Little Saigon, theo MC Trần Quốc Bảo, một người quen biết rất nhiều văn nghệ sĩ người Việt ở hải ngoại, nói với nhật báo Người Việt.
Nhật báo có gọi điện thoại cho ca sĩ Ư Lan, ái nữ của danh ca, và để lại lời nhắn nhiều lần, nhưng chưa được hồi âm.
Nữ danh ca Thái Thanh tên thật là Phạm Thị Băng Thanh, sinh ngày 5 Tháng Tám, 1934 tại Hà Nội, trong một gia đ́nh mà hầu hết người thân đều là những tên tuổi gạo cội của làng âm nhạc Việt Nam.
Theo “music.quehuong.org,” “thân phụ của bà là ông Phạm Đ́nh Phụng. Người vợ đầu của ông sinh được hai người con trai là Phạm Đ́nh Sỹ và Phạm Đ́nh Viêm. Phạm Đ́nh Sỹ lập gia đ́nh với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. C̣n Phạm Đ́nh Viêm là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long.”
“Người vợ sau của ông Phạm Đ́nh Phụng có ba người con, trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy; con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương, tức ca sĩ Hoài Bắc, và cô con gái út Phạm Thị Băng Thanh.”
Theo Đài Á Châu Tự Do (RFA), qua một bài viết hồi năm 2014, nhân dịp nữ danh ca 80 tuổi, “nhờ ảnh hưởng từ nhạc cụ dân tộc của cha, Thái Thanh đă tự luyện âm theo lối chầu văn, hát chèo, v́ thế tiếng hát của bà nồng đượm các làn điệu dân ca quê hương… về sau do tự học sách nhạc của Pháp mà tiếng hát đặc biệt của bà lại ḥa trộn được giữa chất opera của phương Tây và chất dân ca dung dị của Việt Nam.”
“Giới phê b́nh đánh giá âm vực trong lời ca của Thái Thanh độc nhất vô nhị, từ cách luyến láy da diết t́nh quê cho đến giọng ngân du dương sang trọng. Thái Thanh được xem như một trong những giọng ca tiêu biểu nhất của ḍng tân nhạc Việt Nam, tiếng hát của bà được đánh giá là ‘đệ nhất danh ca’ của ḍng nhạc tiền chiến cũng như nhạc t́nh miền Nam giai đoạn 1954 – 1975,” RFA viết tiếp.
Tên tuổi Thái Thanh trở nên lẫy lừng kể từ thập niên 1950 cho đến những ngày cuối của miền Nam Việt Nam. Tiếng hát đó đă ngự trị trên khắp các chương tŕnh ca nhạc truyền thanh cũng như truyền h́nh.
Ngoài ra, bà c̣n được đặc biệt chú ư khi cùng các anh thành lập ban hợp ca Thăng Long.
Riêng trong địa hạt vũ trường, tên tuổi Thái Thanh được nhắc nhở đến nhiều khi cất tiếng hát tại vũ trường Đêm Mầu Hồng vào đầu thập niên 1970.
Nữ danh ca lập gia đ́nh với tài tử Lê Quỳnh vào khoảng giữa thập niên 1950, nhưng sau này chính thức ly dị khi người con gái đầu ḷng là nữ ca sĩ Ư Lan mới được 8 tuổi.
Ngoài Ư Lan là một trong những nữ ca sĩ thành danh tại hải ngoại, một người con gái khác của Thái thanh là Quỳnh Hương, cũng là một giọng ca nổi tiếng và là một MC duyên dáng.
Nhờ thừa hưởng ḍng máu nghệ sĩ của bà ngoại, con gái của Ư Lan hiện cũng đang là một tiếng hát trẻ nhiều triển vọng.
Sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, bà ở lại quê nhà cho đến năm 1985 chuyển sang định cư ở Hoa Kỳ.
Sau khi ra đến hải ngoại, những năm đầu tiên, Thái Thanh được coi là một trong những ca sĩ được mời đi lưu diễn nhiều nhất, cùng một lúc tiếng hát này được mời thu thanh trên nhiều CD của trung tâm Diễm Xưa. Sau đó Thái Thanh mở lớp dạy hát tại cùng địa điểm dạy nhạc của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi ở Orange County.
Năm 1999, bà quyết định giải nghệ khi được 65 tuổi. Sự kiện này được đánh dấu bằng một đêm tŕnh diễn đặc biệt của bà cùng với các con và cháu.
Những ca khúc làm nên tên tuổi của nữ danh ca Thái Thanh phần nhiều là do nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác hoặc phổ nhạc như “T́nh Hoài Hương,” “Ngày Xưa Hoàng Thị,” “Trả Lại Em Yêu,” “Nửa Hồn Thương Đau,” “Ngh́n Trùng Xa Cách,” “Đưa Em T́m Động Hoa Vàng,” và “Kỷ Vật Cho Em”… và của một số nhạc sĩ khác. (Đ.D.)
Tin Hoạt Động Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại
Mỹ có 2 người Việt đầu tiên chết v́ COVID-19
Mar 18, 2020 cập nhật lần cuối Mar 18, 2020
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/03/TS-My-co-nguoi-thu-nhi-chet-COVID-19-1.jpg[/IMG]
Virus corona gây bệnh COVID-19. (H́nh minh họa: CDC)
SEATTLE, Washington (NV) – Tiểu bang Washington vừa có hai người Việt Nam qua đời v́ COVID-19 và họ có thể là hai người Việt đầu tiên được biết chết tại Mỹ và trên thế giới v́ virus này.
Hai người xấu số là một người đàn ông và một phụ nữ.
Một Facebooker có tên Vince Viet Nam Nguyen viết trên Facebook của ḿnh hôm Thứ Hai, 16 Tháng Ba, cho biết cha của anh vừa qua đời v́ nhiễm COVID-19.
Facebooker này cho biết cha anh bị mù, không đi lại được, và sống trong nhà hưu dưỡng ở Issaquah, Washington.
Ban đầu, anh được cho biết ông không bị nhiễm COVID-19, cho tới khi có một số bệnh nhân ở đây bị nhiễm, và có một người chết.
Anh kể anh có hỏi tại sao không xét nghiệm hết mọi người, và được trả lời nhà hưu dưỡng chỉ làm như vậy với người có triệu chứng.
Sau ngày Thứ Năm, anh được cho biết bệnh dịch bùng phát và họ xét nghiệm cha anh cùng với những người khác ở nhà hưu dưỡng v́ có thay đổi chính sách.
Thế rồi, tối Thứ Sáu, anh được biết cha anh lên cơn sốt, đến chiều Chủ Nhật, nhiệt độ trong người cha anh lên đến 100 độ F và có dấu hiệu khó thở, thế là họ đưa cha anh vào bệnh viện Swedish Hospital.
Đến 7 giờ tối, người ta xác nhận cha anh dương tính với COVID-19 và nói cha anh khó qua khỏi.
Đến 9 giờ tối, cha anh được đưa vào khu săn sóc đặc biệt và chờ ra đi.
Người thứ nh́ là một phụ nữ làm việc ở nhà hưu dưỡng, và là em gái của nhà thơ Trần Mộng Tú.
Trên trang Facebook của một người tên Nguyet VanAnh Nguyen hôm Thứ Ba, 17 Tháng Ba, có bài tường thuật như sau: “Gia đ́nh chúng tôi thật đau buồn báo tin cho các bạn thân, cô em út của chúng tôi là Trần Mộng Chi, sinh ngày 5 Tháng Tư, 1946 tại Hà Nội, đă từ giă những người thân yêu đi về một chốn thật xa, không cho chúng tôi biết là sẽ tới đâu.”
“Trong niềm tin tín ngưỡng chúng tôi tin là cô em ḿnh đi theo Chúa Kitô. Cô đi ngày 16 Tháng Ba, 2020 tại Seattle, lúc 9 giờ 40 phút tối,” đoạn tin được viết tiếp.
Facebooker này kể, ngày Thứ Hai tuần trước, 9 Tháng Ba, trong một viện dưỡng lăo ở Redmond, nơi cô làm việc, có người bị nghi là nhiễm COVID-19. Các nhân viên được thử thân nhiệt, đầu cô hơi nóng hơn mọi người một chút.
“Cô bỏ nhiệm sở về nhà uống Tylenol, hết sốt. Sáng Thứ Ba cô lại sốt, đi tới văn pḥng bác sĩ thử nghiệm ngay, và cô được đưa vào bệnh viện ở Harborview Thứ Tư với kết quả dương tính COVID-19,” vẫn theo Facebooker Nguyen VanAnh Nguyen.
Facebooker kể tiếp: “Thứ Sáu cô nói chuyện với hai chị bằng điện thoại. Cô tự gọi chị Điệp bằng điện thoại di động buổi sáng, buổi trưa Tú gọi vào; cô nói tối qua em ngủ được. Sang ngày Thứ Bảy, con gái cô gọi cho Tú, Tú tưởng cô Chi được về, nhưng cháu nói mẹ con trở nặng hơn. Chỉ trong ṿng hai ngày, phổi, gan, thận theo nhau ngưng làm việc. Đến sáng Chủ Nhật, con gái cô gọi nói thận hoàn toàn đóng, sáng Thứ Hai tim đập rất yếu. Cả tim và phổi đều lắp ống. Sáng Thứ Hai phổi ngưng, chiều Thứ Hai tim thoi thóp.”
“Tối Thứ Hai, bác sĩ đề nghị nên bỏ ống ra cho cô đi thoải mái, v́ chắc chắn cô không cầm cự được bao lâu nữa, nếu trái tim cô phải chống cự với cái máy, cô sẽ không ra đi thoải mái,” vẫn theo Facebooker này viết.
Facebooker viết thêm: “Linh mục tới, đứng ngoài bức tường kính làm Bí Tích cuối cùng trước khi bác sĩ rút ống. Gia đ́nh đọc kinh qua màn h́nh. Vị linh mục chúc phúc cho cô là Cha Gary Zender, chánh xứ St. Louise, Bellevue, cũng là người làm phép xác cho con gái cô, Teresa Do Boyd, mới cách đây 18 tháng.”
“Con COVID-19 tới, mang cô đi chỉ trong ṿng một tuần, để lại chồng cô và sáu người con, cùng các cháu nội, ngoại, và chắt,” Facebooker Nguyệt VanAnh Nguyen viết.
Trả lời phỏng vấn tuần báo Sài G̣n Nhỏ, nhà thơ Trần Mộng Tú xác nhận: “Em gái tôi mất hôm Thứ Hai, 16 Tháng Ba, chỉ sau một tuần phát bệnh. Triệu chứng ban đầu là hơi sốt, đau cổ. Em tôi có uống thuốc Tylenol nhưng không khỏi, sau đó th́ đi bác sĩ, bác sĩ đề nghị đi xét nghiệm th́ kết quả là dương tính với COVID-19. họ chở ngay vào bệnh viện Overlake Hospital Medical Center, Harborview.”
Washington là tiểu bang có nhiều người chết v́ COVID-19 nhất tại Mỹ.
Tính đến Thứ Ba, 17 Tháng Ba, tiểu bang này có ít nhất 52 người chết trong tổng số hơn 100 người chết ở Mỹ. (Đ.D.)
Tin Hoạt Động Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, cựu tư lệnh SĐ 18 BB, qua đời ở tuổi 87
Mar 19, 2020 cập nhật lần cuối Mar 19, 2020
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/03/DP-Le-Minh-Dao.jpg[/IMG]
Thiếu Tướng Lê Minh Đảo nói về mặt trận Xuân Lộc. (H́nh chụp qua YouTube)
Mai Phi Long/Người Việt
HARTFORD, Connecticut (NV) – Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, cựu tư lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh QLVNCH, vừa qua đời tại bệnh viện Hartford, Connecticut, lúc 1 giờ 45 phút chiều (giờ địa phương) hôm Thứ Năm, 19 Tháng Ba, hưởng thọ 87 tuổi.
Tin này được cô Lê Bích Phượng, ái nữ của thiếu tướng, xác nhận với nhật báo Người Việt.
Cô cho biết, vị thiếu tướng ra đi b́nh yên trong lúc có gia đ́nh con cháu nội ngoại tề tựu xung quanh.
Theo Lược Sử QLVNCH của ba tác giả Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, và Lê Đ́nh Thụy, vị thiếu tướng tư lệnh Sư Đoàn 18 sinh ngày 5 Tháng Ba, 1933, tại xă B́nh Ḥa, quận G̣ Vấp, tỉnh Gia Định.
Ông có chín người con, hai trai và bảy gái.
Hồi chưa vào quân đội, ông là học sinh trường Lyceé Pétrus Kư, Sài G̣n, rồi tốt nghiệp tú tài I và II.
Sau đó, ông theo học khóa 10 Trần B́nh Trọng trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt ngày 1 Tháng Mười, 1953.
Một năm sau, ông măn khóa với cấp bậc thiếu úy, nhưng được giữ lại trường.
Năm 1954, ông được chọn đi học lớp huấn luyện viên tại trường Vơ Bị Lục Quân Fort Benning, Columbus, Georgia, Mỹ.
Năm 1956, ông được thăng trung úy.
Sau đó, ông trở lại trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt, giữ chức đại đội trưởng sinh viên sĩ quan, huấn luyện viên các khóa 13, 14, và 15.
Năm 1960, ông là tùy viên của Thiếu Tướng Lê Văn Kim.
Năm 1962, ông mang cấp đại úy, được đi du học lớp Tác Chiến Rừng Rậm tại Malaysia.
Năm 1963, ông phục vụ tại Khối Nghiên Cứu của Bộ Tư Lệnh Hành Quân.
Ngày 2 Tháng Mười Một, 1963, ông được thăng thiếu tá tạm thời, và đến cuối năm làm tỉnh trưởng tỉnh Long An.
Cuối năm 1964, ông bàn giao chức tỉnh trưởng cho Thiếu Tá Nguyễn Văn Lộc, và đến đầu năm 1965 ông làm tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 31, Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Sau đó, ông làm trung đoàn phó Trung Đoàn 31.
Năm 1966, ông là giám đốc Trung Tâm Hành Quân Quân Đoàn IV.
Một năm sau, ông làm tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện, và đến năm 1968 được thăng cấp trung tá nhiệm chức ngay tại mặt trận.
Cuối Tháng Hai, 1969, ông bàn giao chức tỉnh trưởng cho Trung Tá Nguyễn Văn Ngưu để về làm tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Định Tường.
Năm 1970, ông được thăng đại tá nhiệm chức đặc cách tại mặt trận.
Tháng Ba, 1972, ông lại bàn giao chức vụ hiện tại cho Đại Tá Chung Văn Bông, và ngày 4 Tháng Tư làm tư lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh thay Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ.
Ngày 1 Tháng Mười Một, 1972, ông được vinh thăng chuẩn tướng nhiệm chức tại mặt trận.
Ngày 1 Tháng Ba, 1974, ông được vinh thăng chuẩn tướng thực thụ.
Ngày 24 Tháng Tư, 1975, ông được vinh thăng thiếu tướng nhiệm chức đặc cách tại mặt trận Xuân Lộc.
Trong những ngày cuối của cuộc chiến Việt Nam ông là người chỉ huy Sư Đoàn 18 Bộ Binh với chiến tích chặn đứng Cộng Quân vào Xuân Lộc, từ đó, ông có biệt danh “Người Hùng Xuân Lộc.”
Sau đó, ông bị tù Cộng Sản cho tới ngày 5 Tháng Năm, 1992.
Tháng Tư, 1993, ông định cư tại tiểu bang Virginia, Mỹ, và sau này chuyển về sống ở tiểu bang Connecticut.
Tin Hoạt Động Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại
Little Saigon: Nghị Viên Tài Đỗ bị người cắt bảng tranh cử tấn công
Mar 19, 2020 cập nhật lần cuối Mar 19, 2020
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/03/DP-Nghi-Vien-Tai-Do-Bi-Nguoi-Cat-Bang.jpg[/IMG]
Bảng tranh cử của Nghị Viên Tài Đỗ bị cắt làm ba. (H́nh: Tai Do Facebook)
Đỗ Dzũng/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Nghị Viên Tài Đỗ của Westminster vừa bị một người cắt bảng tranh cử của ông tấn công bằng kéo tối Thứ Tư, 18 Tháng Ba, báo cáo của cảnh sát cho biết.
Nghi can sau đó bị bắt và bị tạm giam ở nhà tù Orange County.
Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, vị nghị viên nói: “Lúc đó, tôi vừa đi làm ca đêm về, nên lái qua khu vực góc đường Westminster và All American Way để xem những bảng vận động của ḿnh có sao không, v́ hôm nọ các bảng tranh cử của tôi và của Luật Sư Jamison Power bị ai đó kéo xuống và đốt cháy.”
“Tôi phát hiện một người đàn ông da trắng, cao hơn 6 ft, cầm kéo cắt bảng tranh cử của tôi ra làm ba, sắp đứt hết. Tôi ngừng xe lại, bước ra, hỏi ‘anh làm ǵ vậy?’ Người đàn ông hỏi tôi: ‘Có phải anh là (…) Tài Đỗ không?’ Tôi trả lời ‘Phải,’ và thế là anh ấy buông lời chửi tục với tôi,” ông Tài kể tiếp.
Ông thêm: “Thế rồi anh ấy cầm kéo nhào tới tôi, tôi né được, và cả hai có đẩy qua lại. Tôi chỉ làm vậy để tự vệ. Thế rồi anh ấy bỏ đi, tôi bám theo và gọi cảnh sát. Khi đến tới tiệm 7-11 ở góc đường Westminster và Newland, cảnh sát tới và bắt nghi can.”
Theo báo cáo do cảnh sát viên Alan Aoki viết, vào lúc 11 giờ 51 tối, cảnh sát được gọi đến khu vực gần góc đường Westminster và All American Way, sau khi được báo có một cuộc đụng độ giữa hai người đàn ông.
Một trong hai người này là Nghị Viên Tài Đỗ, cũng là người đang tranh cử chức thị trưởng trong cuộc bầu cử băi nhiệm vào ngày 7 Tháng Tư tới đây.
Cảnh sát cho biết, khi đến nơi, ông Tài kể rằng lúc đó ông thấy một người đàn ông đang phá bảng tranh cử của ông.
Thế là ông Tài tiến tới hỏi người này đang làm ǵ vậy.
Trong lúc hai người đối mặt, nghi can có cầm một cái kéo trong tay, đưa về hướng ông Tài, và “tấn công” ông một cách mạnh bạo, vẫn theo cảnh sát viên Aoki.
Ông Tài né được và báo cho cảnh sát.
Cuối cùng, nghi can bị bắt v́ tội tấn công bằng vũ khí chết người và phá bảng tranh cử.
Vào ngày 7 Tháng Tư tới đây, Westminster có cuộc bầu cử băi nhiệm ba dân cử, đó là Thị Trưởng Trí Tạ, Phó Thị Trưởng Kimberly Hồ, và Nghị Viên Charlie Nguyễn Mạnh Chí.
Có tổng cộng 11 ứng cử viên muốn thay thế ba dân cử này.
Trong cuộc bầu cử băi nhiệm ông Trí, ngoài Nghị Viên Tài Đỗ, c̣n có hai người khác muốn làm thị trưởng, đó là ông Phát Vũ và ông Christopher Ochoa. (Đ.D.)
Tin Hoạt Động Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại
Little Saigon: Đám cưới bị hoăn, đám tang thưa người v́ ‘lệnh cấm tụ tập’
Mar 19, 2020 cập nhật lần cuối Mar 19, 2020
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/03/DP-Dam-cuoi-thoi-COVID-1-750x430.jpg[/IMG]
Đám cưới của Thiện Nguyễn phải hoăn lại một năm v́ ảnh hưởng bởi COVID-19. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
WESTMINSTER, California (NV) – “Cũng không biết nói như thế nào, cũng có thất vọng, nhưng sức khỏe là chính nên cũng đành chịu thôi,” Thiện Nguyễn, chàng trai chuẩn bị làm chú rể vào Thứ Bảy, 21 Tháng Ba, chia sẻ cảm nghĩ khi đám cưới của anh buộc phải hủy bỏ vào giờ chót v́ “lệnh cấm tụ tập” của tiểu bang California, tiếp đến là của Sở Y Tế Orange County đưa ra.
Thiện, chàng trai 26 tuổi, chuẩn bị cho đám cưới của ḿnh từ một năm trước, từ việc t́m chỗ, in thiệp, đến mua sắm những thứ cần thiết như quần áo, quà tặng, đặt hoa, chụp h́nh, quay phim.
“Thực ra tụi em tính phải sau Tháng Sáu, 2020, khi em làm lễ tốt nghiệp rồi th́ mới tổ chức. Nhưng v́ ba của bạn gái em bệnh nặng, ông ước muốn được tham dự đám cưới trước khi qua đời, nên tụi em quyết định làm sớm,” chàng trai sắp tốt nghiệp đại học y khoa cho biết.
Từ trường học ở Florida, Thiện cùng vợ sắp cưới bay về Little Saigon vào đầu tuần trước để chuẩn bị cho đám cưới diễn ra vào cuối tuần này tại một nhà hàng ở thành phố Orange.
Theo lời Thiện, bốn tháng trước, khi gửi thiệp mời, có 220 khách cho biết sẽ tham dự. Khi gần đến ngày, thấy t́nh h́nh dịch bệnh ngày càng lan rộng, một số khách tự gọi đến báo họ sẽ không dự, một số khác th́ gia đ́nh Thiện gọi “confirm.”
“Một tuần trước đám cưới có khoảng 160 đến 170 người cho biết vẫn đi đám cưới,” Thiện kể.
Tuy nhiên, hôm Chủ Nhật, 15 Tháng Ba, Thống Đốc California ra lệnh tất cả các quán rượu tạm thời đóng cửa, các nhà hàng giảm 50% số chỗ ngồi cho khách và yêu cầu tất cả cư dân trên 65 tuổi tự cách ly tại nhà.
“Do khách em mời trên 200 người, mà lại có một ‘open bar’ cho tiệc nữa, nên hôm Thứ Hai nhà hàng gọi báo về việc sẽ không có quầy rượu và phải giảm lượng khách đi một nửa, chưa biết tính sao th́ qua đến Thứ Ba, 17 Tháng Ba, Orange County lại ra lệnh cấm tụ tập, cấm luôn đăi tiệc ở nhà hàng, thế là bắt buộc phải hoăn đám cưới lại cho đến sang năm,” Thiện nói.
Về các thiệt hại xảy ra khi đám cưới bị hoăn vào phút chót, Thiện nói bằng giọng buồn thiu: “Như đă nói, tụi em chọn làm đám cưới trước khi em ra trường là v́ ba của bạn gái em bị ung thư. Giờ hoăn lại th́ không biết sức khỏe của ông có chờ được hay không. Mà từ đây đến cuối năm nhà hàng cũng không c̣n chỗ cho cuối tuần luôn. Đó là điều quan tâm nhất.”
Riêng về các chi phí, Thiện cho hay: “Tiền tiệc cưới th́ tụi em đă trả đủ hết rồi, giờ hoăn lại th́ họ vẫn giữ nguyên tiền đó cho ḿnh, chỉ có điều tụi em muốn chọn ngày 321 cho đáng nhớ, tức là Tháng Ba, ngày 21, nhưng họ không c̣n chỗ cho ngày đó, nên tụi em đành chọn Tháng Hai, 2021.”
“C̣n hoa, chụp h́nh, quay phim th́ họ cũng giữ cho ḿnh đến sang năm. Chỉ có quà tặng khách th́ đến Tháng Ba năm tới hết hạn, nên có lẽ phải mua cái khác. Rồi năm tới cũng phải gọi đến báo ngày giờ cho khách một lần nữa, nếu như không in thiệp lại,” Thiện cười nói.
Cũng liên quan đến dịch vụ tiệc tùng, cưới hỏi, không chỉ khách hàng như Thiện Nguyễn bị rơi vào t́nh thế éo le mà cả giới chủ nhân nhà hàng cũng “dở khóc dở cười” với COVID-19.
“Tháng Ba này coi như thiệt hại trầm trọng, tháng tới th́ chưa biết, v́ quy định thay đổi liên tục trong giai đoạn này,” ông Don Phạm, chủ nhân nhà hàng Grand Garden ở Westminster, nói.
Ông Don cho biết: “Nhà hàng Grand Garden không chỉ tổ chức tiệc cưới, mà c̣n có hội họp, Tháng Ba là tháng có rất nhiều tiệc lớn nhỏ được đặt. Không chỉ cuối tuần, mà ngày thường cũng có hai, ba tiệc, giờ coi như ‘cancel’ hết, v́ nhà hàng đă đóng cửa hoàn toàn.”
“Với khách hàng đă đặt tiệc th́ việc hủy bỏ hay dời lại là tùy theo họ. Họ bị mất tiền, ḿnh cũng bị thiệt. Nhà hàng đóng cửa nhưng vẫn phải trả tiền thuê, nhân viên bị nghỉ, ḿnh phải giúp đỡ một phần, thức ăn đă chuẩn bị cũng mang cho v́ đâu thể giữ lại. Thiệt hại tính ra nhiều lắm,” chủ nhân Grand Garden phân tích.
Nói về dự tính sắp tới, ông Don cho rằng: “Nếu qua Tháng Tư họ cho mở cửa lại th́ dĩ nhiên ai cũng mừng. C̣n không th́ vẫn đóng cửa tiếp. T́nh h́nh này cả nước đều chịu thiệt, th́ ḿnh cũng phải chịu theo thôi.”
‘Đám cưới hoăn được, đám tang th́ không’
“Giờ có nhiều nơi đóng cửa, hoặc nhân viên làm việc tại nhà. Nhưng với nhà quàn th́ không làm như vậy được,” cô Linda Nguyễn Trần, người chuyên lo việc sắp xếp các lễ tang cho Peek Funeral Home ở Westminster, nói.
Về cách dịch vụ đám tang trong giai đoạn đại dịch COVID-19, cô Linda cho biết: “Hôm qua chúng tôi có họp với giới chức Orange County, lúc th́ họ cho phép tụ tập 25 đến 35 người, lúc nói chỉ 10 người. Cuối cùng sáng nay thông báo chỉ hạn chế tối đa 10 thân nhân của người chết có mặt trong nhà quàn mà thôi.”
Tuy nhiên, theo cô Linda, “những ngày qua dù chưa có thông báo cấm tụ tập nhưng người đến viếng các đám tang cũng ít hẳn, v́ ai cũng sợ. Biết là ít hoặc không có người viếng, nhưng cũng đành chịu v́ nhà hàng c̣n ‘cancel’ được chứ đám tang th́ sao hoăn được.”
[IMG]https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/03/DP-Dam-ma-thoi-COVID-3-1536x1152.jpg[/IMG]
Không có cảnh người đứng chuyện tṛ trước pḥng tang lễ tại một đám tang ở nhà quàn Peek Family hôm Thứ Năm, 19 Tháng Ba, 2020. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
“Để bảo đảm t́nh h́nh sức khỏe, vệ sinh chung, nhà quàn cũng không cho phép để đồ ăn, thức uống mời khách đến viếng như mọi khi. Khách đến viếng người mất th́ vô từng người, rồi xong ra xe về luôn, chứ không đứng lại bên ngoài nói chuyện như trước,” cô Linda nói thêm.
Tương tự như Peek Family, nhà quàn An Lạc cũng thực hiện quy định không được phép có quá 10 người trong pḥng tang lễ.
Ông Thạch Lê của nhà quàn An Lạc giải thích, “Chúng tôi cũng làm theo quy định thôi. Bắt đầu từ tuần này, chỉ tối đa 10 người có mặt trong pḥng. Nếu gia đ́nh đông con cháu th́ phải thay phiên nhau vô, rồi ra. Mọi người cũng phải đứng cách xa nhau.”
Sức tàn phá của COVID-19 quả thật khủng khiếp hơn nhiều người tưởng. Bởi, cả trong phút chia ĺa, người ta vẫn không thể tự do tiễn đưa nhau. (Ngọc Lan)
——–
Tin Hoạt Động Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại
NHỜ ĐÂU NGƯỜI VIỆT TẠI ÚC ĐỒNG L̉NG CHỐNG CỘNG? (NGUYỄN QUANG DUY)
Tháng 3 19, 2020
[IMG]https://live.staticflickr.com/65535/49677683171_2c4608a7b9.jpg[/IMG]
Người Việt một cộng đồng đồng nhất
Ở Úc, chỉ cần 3 người họp lại là có thể lập hội, có thể đăng bộ với chính phủ và có thể hoạt động như mọi tổ chức có tư cách pháp nhân khác.
Khi tôi làm chủ tịch Cộng đồng Canberra (1990-94), tham dự các buổi họp cộng đồng sắc tộc, cộng đồng Việt chỉ có tôi đại diện, có sắc dân có đến 4 nhóm đại diện.
Người Trung Hoa, ngoài cộng đồng người Úc gốc Trung Hoa gồm những người đă định cư ở Úc nhiều đời, c̣n có cộng đồng người Đài Loan, cộng đồng người Hồng Kông và cộng đồng người Trung Hoa Lục Địa.
Cộng đồng Cam Bốt khi ấy có 2 nhóm Hoàng Gia và nhóm Thủ Tướng Hun Sen. Cộng đồng Phillipines cũng 2 nhóm, theo Tổng thống Corazon Aquino và trung thành với cựu Tổng thống Ferdinand Marcos.
Chỉ có 2 cộng đồng thiết lập được một cơ chế cấp liên bang khá đồng nhất là Do Thái và Việt Nam.
Khởi đầu ngồi lại…
Với dân số chỉ trên 2,000 người, vào năm 1976, cộng đồng Việt đă h́nh thành nhiều hội đoàn với nhiều tên gọi khác nhau, tại tiểu bang NSW có Hội Liên Hương, ở Melbourne, Canberra và Adelaide có Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do, ở Queensland có Hội Người Việt Tự Do.
Luật sư Lưu Tường Quang, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do tại Lănh Thổ Thủ Đô ACT, đă kêu gọi các Hội tiểu bang ngồi lại để vào ngày 26/12/1977 thành lập một tổ chức lấy tên là Liên Hội Ái Hữu Việt Kiều tại Úc.
Liên Hội đảm trách vận động chính trị gia và chính phủ cấp liên bang, báo chí và đấu tranh chính trị với Hà Nội.
Hội tại các tiểu bang vẫn giữ tên cũ và giữ những hoạt động độc lập tại địa phương.
Ông Lưu Tường Quang từ 1970-74 là nhân viên ngoại giao Ṭa Đại Sứ Việt Nam Cộng Ḥa tại Úc nên quen một số chính trị gia, biết các hội đoàn, giới báo chí, giới khoa bảng và hệ thống chính trị Úc nên được đề cử làm Hội trưởng.
Cứ mỗi năm các Hội lại họp ở một tiểu bang để bầu lại Ban Chấp Hành, ông Quang được tín nhiệm làm hội trưởng cả giai đoạn từ năm 1977 đến năm 1982.
Được sự hỗ trợ của các tiểu bang, Luật sư Quang đă vận động chính phủ Fraser nhận thêm người Việt tị nạn và vận động để đến giữa năm 1982 Úc đạt được thỏa thuận với Hà Nội để người Việt tị nạn được bảo lănh gia đ́nh c̣n kẹt lại ở Việt Nam.
Thống nhất danh xưng lập Cộng đồng
Bác sĩ Bùi Trọng Cường một người đă bắt đầu sinh hoạt cộng đồng từ năm 1975 và hiện vẫn là chủ tịch Cộng Đồng tại Queensland, nhớ trong thời gian 1978-82, lần nào Đại Hội danh xưng “Việt kiều” cũng được mang ra thảo luận.
Người tị nạn mới sang rất dị ứng khi bị gọi là “Việt kiều”, Hội Queensland và Victoria đă đổi danh xưng thành “người Việt tự do”, trong khi Liên Hội vẫn sử dụng danh xưng “Việt kiều”.
Măi đến Đại Hội tổ chức tại Adelaide, ngày 12/4/1982, Bác sĩ Cường, Giáo sư Nguyễn văn Khánh và Luật sư Đinh sĩ Trang mới thuyết phục được Đại Hội rằng người Việt tị nạn phải bỏ nước t́m tự do trong khi “Việt kiều” là “kiều dân Việt” là người Việt sống ở nước ngoài, những người vẫn muốn làm công dân của nước Việt Nam cộng sản, lấy tên “Việt kiều” là không đúng.
Đại diện Hội Queesland thuyết phục được Đại Hội để tu chính lại Nội Quy, Liên Hội đổi tên thành Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu.
Sáu Hội tiểu bang là NSW, Nam Úc, Queensland, Tây Úc, Tasmania, Victoria, lănh thổ thủ đô Canberra (ACT) và lănh thổ Bắc Úc cũng đổi tên thành Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu tại NSW, Nam Úc, Queensland,….
Cộng Đồng tại thành phố Wollongong là thành viên sáng lập nên vẫn được kể là thành viên chính thức Cộng Đồng Liên Bang.
Đại Hội năm 1982, Bác sĩ Cường được bầu làm Chủ tịch Liên bang và nhiệm kỳ cũng thay đổi là hai năm thay v́ một năm như trước đây.
Xuyên suốt 43 năm từ ngày thành lập, cơ cấu tổ chức Cộng đồng không mấy thay đổi, tạo được thế chính danh và uy tín cả Cộng đồng Tiểu Bang lẫn Liên Bang.
Ở Úc, không có việc Cộng đồng bị xé ra làm hai, làm ba như tại Hoa Kỳ hay một số quốc gia Âu châu.
Tính chính danh của người Việt tự do
Về mặt tinh thần danh xưng gắn bó mọi người Việt sống tại Úc châu v́ nó thích hợp cho mọi người bất kể lư do rời Việt Nam, rời khi nào, xuất thân, quê quán, tuổi tác, hiện đang sống ở đâu, họ đều là người bỏ nước t́m tự do, không công nhận Hà Nội làm thể chế đại diện.
Danh xưng người Việt tự do c̣n bao trùm các thế hệ tiếp nối của người Việt bỏ nước t́m tự do.
Đối nghịch lại là người Việt theo cộng sản hay những người c̣n muốn giữ quốc tịch nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Gần 6 năm từ khi Luật quốc tịch được ban hành ngày 13/11/2008 đến ngày 1/7/2014, Hà Nội liên tục vận động nhưng trong số 4.5 triệu người Việt hải ngoại chỉ vọn vẹn chưa tới 6,000 Việt kiều xin giữ quốc tịch Việt Nam.
Trong thập niên 1980 và 1990, tại các Đại Hội danh xưng người Việt tự do nhiều lần được đề nghị đổi thành người Việt quốc gia hay người Việt tị nạn nhưng đều không được đa số đồng thuận.
Chính nhờ xác định được danh tính người Việt tự do Cộng đồng mới có thể huy động được hằng chục ngàn người xuống đường biểu t́nh chống ảnh hưởng của Hà Nội tại Úc.
Giai đoạn 1982-91 tại Úc
Ngày 11/3/1983, đảng Lao Động thắng cử, Thủ tướng Bob Hawke tiếp tục chính sách nhận người tị nạn từ các trại Đông Nam Á và nhận đoàn tụ gia đ́nh từ Việt Nam sang.
Về quan hệ ngoại giao, khi Việt Nam mang quân sang Cam Bốt năm 1979 Chính phủ Fraser đă cắt đứt viện trợ, phong tỏa thương mại và đầu tư với Hà Nội.
Chính phủ Hawke làm ngược lại vào tháng 6/1983, ông Hawke cử Ngoại trưởng Bill Hayden qua Việt Nam công bố tái viện trợ cho Hà Nội và mời Ngoại trưởng cộng sản Nguyễn Cơ Thạch sang thăm Úc.
Tháng 4/1984, ông Nguyễn Cơ Thạch chính thức sang Úc đây là thử thách đầu tiên chứng tỏ sức mạnh chính trị của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc châu.
Vào ngày ông Thạch thăm Quốc Hội Liên Bang, Cộng đồng Người Việt Tự Do các tiểu bang đă đồng loạt tổ chức biểu t́nh.
Bác sĩ Bùi Trọng Cường nhớ lại có đến 5,000 người tham dự biểu t́nh tại thủ đô Canberra đa số là bà con từ Sydney. Tham dự với người Việt là hằng trăm thành viên thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia bị Cộng Sản Chiếm Đóng.
Truyền h́nh và báo chí đưa tin, từ trước đến khi đó, chưa có cuộc biểu t́nh nào có số lượng người tham dự đông hơn cuộc biểu t́nh phản đối ông Nguyễn Cơ Thạch.
Một trại tù “cải tạo” được dựng ngay trước Quốc Hội với gần 30 tù nhân bị trói bên trong tố cáo trước dư luận Úc t́nh trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Trưởng trại tù là Hải Quân Thiếu tá Trần Thế Diệp, c̣n Phó trại kiêm phát ngôn viên truyền thông là Trung Úy Phi công Vơ Minh Cương. Cả hai đều đă phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa và đều trải qua nhiều năm tù cộng sản.
Khi đoàn xe chở ông Nguyễn Cơ Thạch chạy vào Quốc Hội, nhà báo Nguyễn Vi Túy định chạy ra đón đầu bị cảnh sát xô té.
Ở trong Ban Tổ Chức biểu t́nh tại tiểu bang Tasmania tôi nhớ rơ cuộc biểu t́nh tại đây.
Với chưa tới 500 người Việt chúng tôi xin nhà trường cho các cháu nhỏ được nghỉ học đi biểu t́nh, đồng thời đi hàng hai và cách nhau chừng 1 thước để đoàn biểu t́nh được kéo dài.
Chúng tôi may và in thật nhiều cờ vàng phát cho bà con tham dự, đây là dịp đầu tiên và duy nhất lá cờ vàng tràn ngập thành phố Hobart thủ phủ tiểu bang Tasmania.
Tối đó đài truyền h́nh và báo chí đưa tin cuộc biểu t́nh lớn thứ hai trong lịch sử Tasmania, lần trước là cuộc biểu t́nh chống chiến tranh Việt Nam, lần này là đoàn người tị nạn thật dài, thật lặng lẽ, thật ôn ḥa đồng hành trên đường phố.
Các cuộc biểu t́nh phản đối Nguyễn Cơ Thạch đă ảnh hưởng lớn đến sách lược của Chính phủ Hawke, nên măi 9 năm sau năm 1993 thời Chính phủ Keating mới có những chuyến viếng thăm kế tiếp.
Một sự kiện đáng ghi nhớ khác là cuộc đi bộ Đồng Tâm do hai đoàn một từ Melbourne đi hơn 600 cây số và một từ Sydney đi gần 300 cây số cùng hướng tới Thủ đô Canberra dự cuộc biểu t́nh 30/4/1987.
Ông Hoàng Phương người khởi xướng và tổ chức cuộc đi bộ Đồng Tâm hứa sẽ đóng góp bài về cuộc đi bộ này.
Khi ấy, biểu t́nh tưởng niệm 30/4/1975 trước ṭa Đại sứ cộng sản tại Canberra, cũng đă được tổ chức hằng năm.
Hai dẫn chứng trên thấy vào thập niên 1980 Cộng đồng Liên Bang đă thực sự trưởng thành và là một thực thể có sức mạnh, vững chắc và có tổ chức.
Bác sĩ Bùi Trọng Cường được tín nhiệm 5 nhiệm kỳ liên tiếp (1982-91) nên cùng các Ban Chấp hành c̣n đóng góp mở ra đường lối phát triển văn hóa, dạy tiếng Việt, giúp người vượt biển, giúp người mới tới định cư.
Giai đoạn 1991-99
Ngày 20/12/1991, dân biểu Paul Keating được các dân biểu và nghị sĩ Lao Động bầu làm Thủ tướng Úc thay cho ông Bob Hawke, ít ngày sau ông Vơ Minh Cương cũng được Đại Hội cấp Liên bang bầu làm chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Úc châu.
Khi ấy Việt Nam vừa rút quân khỏi Cam Bốt nên Hà Nội đẩy mạnh bang giao với Úc và b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ.
Thủ tướng Keating muốn mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước Á châu, nên gởi lời mời Thủ tướng cộng sản Vơ Văn Kiệt sang thăm Úc vào tháng 5/1993.
Thời điểm đó Đông Âu và Liên Sô vừa sụp đổ, chiến tranh lạnh chấm dứt, các tổ chức kháng chiến Việt ở Đông Dương tan ră, khuynh hướng đấu tranh ôn ḥa hợp tác với Hà Nội được một số người và tổ chức ủng hộ.
Khi đó, tôi đang làm chủ tịch Cộng đồng tại thủ đô Canberra, trước khi ông Kiệt tới, tôi đă được nhiều cá nhân và tổ chức đề nghị gặp ông ta.
Khi họp với Cảnh sát Liên bang và Cơ quan T́nh báo Úc một mặt họ thăm ḍ, mặt khác họ đề nghị Cộng đồng nên gặp ông Kiệt.
Chừng 10 hôm trước cuộc biểu t́nh, Văn pḥng Thủ tướng Úc mời tôi và chừng 10 người khác trong cộng đồng tham dự một cuộc họp cũng đă chính thức đề nghị chúng tôi gặp ông Kiệt.
Chúng tôi đă thảo luận trước với ông Vơ Minh Cương, chủ tịch Liên Bang, nên đ̣i hỏi được “đối chất” về nhân quyền, phải công khai, phải có báo chí tham dự và đ̣i hỏi một phái đoàn đi Việt Nam điều tra nhân quyền. Đồng thời, chúng tôi ủng hộ Chính phủ Úc viện trợ Việt Nam xây dựng cầu Bắc Mỹ Thuận.
Đến ngày ông Kiệt thăm Quốc Hội, bên ngoài có gần 3,000 người biểu t́nh, đa số bà con tham dự biểu t́nh đến từ Sydney.
V́ phải vận động bà con nên Cộng Đồng NSW luôn nhận trách nhiệm Trưởng ban Tổ chức Biểu t́nh và ông Vơ Minh Cương khi ấy c̣n là chủ tịch Cộng Đồng NSW.
Bên trong Quốc Hội khá bất ngờ ông Vơ văn Kiệt đă đồng ư với Thủ tướng Paul Keeting để một phái đoàn Úc đi Việt Nam điều tra nhân quyền.
Đây là một chuyển biến lịch sử một phái đoàn cấp quốc gia chính thức đi Việt Nam điều tra nhân quyền, trước đó Hà Nội luôn phủ nhận việc họ vi phạm nhân quyền và từ chối mọi đề nghị quan tâm đến nhân quyền tại Việt Nam từ các quốc gia Tây Phương hay tổ chức Quốc Tế.
Cộng đồng Úc châu có soạn tập tài liệu bằng Anh ngữ tường tŕnh chuyến điều tra nhân quyền này.
Vào tháng 7/1995, Tổng Bí thư Cộng sản Đỗ Mười sang thăm Úc một cách hết sức âm thầm. Chính phủ Keating chỉ thông báo ít lâu trước khi ông Mười sang và mọi thông tin về chuyến viếng thăm đều được giữ tuyệt đối bí mật đến phút cuối.
Cộng đồng Liên bang đă phải mua tin từ thám tử tư, ngày ông Mười vào Quốc Hội, để tổ chức biểu t́nh được đúng ngày.
Lúc đó việc tổ chức biểu t́nh đă đi vào nề nếp nên chỉ trong vài ngày thông báo hằng ngàn người từ khắp các tiểu bang đă đổ về Canberra tham dự biểu t́nh.
Một lần nữa cho thấy hiệu quả của vận động biểu t́nh cấp Liên Bang và sự liên kết giữa Cộng đồng NSW và các tiểu bang khác.
Từ đó cả hai đảng Tự Do và Lao Động đều chủ trương mở rộng bang giao với Hà Nội, bởi thế những người lănh đạo Cộng đồng phải thường xuyên vận động sức mạnh người Việt tự do để biểu lộ quan điểm và lập trường đấu tranh.
Ông Vơ Minh Cương, sau này tốt nghiệp luật sư, được tín nhiệm và giữ 4 nhiệm kỳ 2 năm từ 1991-99.
Nội quy được tu chính các Ban Chấp Hành chỉ được giữ 2 nhiệm kỳ liên tục và mỗi nhiệm kỳ vẫn giữ 2 năm.
Chấm dứt tiếp vận chương tŕnh Đài VTV4
Sang giai đoạn Kỹ sư Đoàn Việt Trung làm chủ tịch (1999-2004) đă xảy ra chuyện đài truyền h́nh sắc tộc SBS chuyển tiếp chương tŕnh tin tức VTV4 từ Hà Nội.
Trong vài tháng chương tŕnh của VTV4 trên SBS mỗi ngày đă thực sự đe dọa cuộc sống b́nh yên của người Việt tự do tại Úc, bởi thế hằng chục ngàn người Việt khắp nước Úc đă liên tục xuống đường biểu t́nh chống SBS-VTV4.
Khi Bác sĩ Nguyễn mạnh Tiến, chủ tịch Cộng đồng NSW, lên tiếng kêu gọi 5,000 người biểu t́nh trước Trụ Sở chính của Đài SBS tại Sydney, ngày 28/10/2003 có trên 5,000 người biểu t́nh.
Khi Bác sĩ Nguyễn mạnh Tiến lên tiếng kêu gọi 10,000 người, ngày 2/12/2003 đă có 12,000 người từ các tiểu bang đổ về Sydney tham dự cuộc biểu t́nh.
Sức mạnh chính trị của Cộng đồng Việt Nam đáng được ghi vào lịch sử nước Úc, lần đầu tiên và có thể là duy nhất một cộng đồng nhỏ đă buộc 1 cơ quan truyền thông Úc phải thay đổi chính sách truyền thông “độc lập” do họ đề ra.
Trong cuộc biểu t́nh ngày 2/12/2003, tôi mướn một xe buưt 12 chỗ ngồi chở bà con từ Canberra lên Sydney tham dự.
Trên đường trở về chúng tôi đồng ư với nhau nếu Bác sĩ Tiến kêu gọi lần thứ 3, chúng tôi sẽ vận động thêm nhiều người Canberra lên Sydney biểu t́nh.
Trong giai đoạn ông Trung làm chủ tịch đă bắt đầu các cuộc họp viễn liên (telephone conference) với các Cộng đồng tiểu bang cùng Ban Cố vấn vào mỗi tối thứ hai đầu tháng để bàn luận và quyết định các vấn đề liên quan, đây là một cải cách quan trọng trong việc thông tin và lấy quyết định.
Duyên dáng Việt Nam và Nghị quyết 36/2004
Bước sang giai đoạn Bác sĩ Nguyễn mạnh Tiến làm chủ tịch (2004-2008) thách thức mới là Nghị Quyết 36 nhằm b́nh thường hóa các sinh hoạt của đảng Cộng sản tại hải ngoại.
Sự kiện đáng nhớ nhất là đoàn Duyên Dáng Việt Nam sang Úc tŕnh diễn. Báo Thanh Niên đưa tin với trên 100 người trong đoàn, được Ṭa Đại sứ, Ṭa Tổng lănh sự tại Sydney, báo Thanh Niên, Vietnam Airlines và Sở Văn Hóa Thông Tin TP HCM cùng tổ chức.
Ngay khi biết tin đoàn văn công sẽ sang tŕnh diễn tại Canberra vào tối ngày thứ hai 31/10/2005, ông Lê Công chủ tịch Cộng đồng Canberra đă hỏi mượn nhà tôi để họp nên tôi c̣n nhớ rất rơ.
Cả một đoàn lên tới trên trăm người, tốn phí vài triệu Úc kim, vé vào cửa lại “tặng” ai muốn xem chỉ cần liên lạc Ṭa Đại Sứ.
Tổ chức tŕnh diễn vào tối thứ Hai để có thể mời các chính trị gia Úc, v́ nếu tổ chức vào cuối tuần, các chính trị gia rời thủ đô Canberra về lại địa phương không ai ở lại tham dự.
Chỉ chưa đến 1 tuần Cộng đồng ra thông báo đă có trên 2,000 bà con tham dự biểu t́nh. Do sợ mất phiếu nên các chính trị gia được mời đều không tới.
Số khách tham dự hôm đó cũng chỉ chừng 300 khách, trong khi Canberra Theatre Center có thể chứa được 2,000 người.
Trong số 300 khách chính mắt tôi thấy 2 xe buưt lớn chở hằng trăm người, không rơ là khách du lịch từ Việt Nam sang hay người từ các nơi khác được Ṭa Đại Sứ mời tham dự.
Nhiều sinh viên du học tại Canberra được phát vé mời, cho tôi biết họ không tham dự.
Đến Chủ Nhật 6/11/2005, Đoàn Duyên Dáng Việt Nam tŕnh diễn tại Hội trường Ṭa Thị Chính (Town Hall) thành phố Sydney, bên ngoài lên tới 4,000 người biểu t́nh phản đối. Đoàn bỏ tŕnh diễn ở 2 thành phố Melbourne và Adlaide, lên máy bay về nước.
Những người cộng sản rút ra bài học, từ đó không phô trương thực hiện Nghị Quyết 36 mà t́m cách chia rẽ cộng đồng bằng những cách thức mềm dẻo hơn như lập Hội Doanh Nhân Việt Nam hay cấp phép và trợ giúp ca sĩ, giới hoạt động dân sự, từ thiện trong nước ra hải ngoại tŕnh diễn.
Có lần Bác sĩ Nguyễn mạnh Tiến, cựu chủ tịch Cộng Đồng, lên tiếng về một MC từ Mỹ sang dẫn chương tŕnh ca hát bị Cộng đồng phản đối.
MC này đặt vấn đề tại sao ở Mỹ ông ta được quyền tổ chức c̣n khi sang Úc ông lại bị Cộng đồng phản đối.
Có người đặt ngược câu hỏi tại sao ca sĩ ông MC giới thiệu được phép sang Úc hát c̣n các ca sĩ khác không được phép sang.
Câu hỏi giờ được đổi lại là tại sao nhân vật “xă hội dân sự” A được phép liên tục sang Úc tŕnh diễn, c̣n nhiều người khác cũng sinh hoạt xă hội dân sự lại bị ngăn cấm ngay tại phi trường không cho xuất ngoại, nhiều người c̣n bị khép tội nhốt tù.
Nghị Quyết 36 vẫn là thách thức lớn nhất cho cộng đồng hải ngoại, Cộng đồng vẫn tiếp tục dựa vào Nội quy để vận động người dân và sử dụng luật pháp tại Úc để chống lại nỗ lực b́nh thường hóa hoạt động của đảng Cộng sản tại Úc châu.
Ba (3) vị lănh đạo khác
Các vị lănh đạo Cộng đồng Liên Bang đều đă từng lănh đạo Cộng Đồng tiểu bang nên đều có lập trường dứt khoát, có kinh nghiệm điều hành cộng đồng và uy tín vận động người dân tham dự biểu t́nh.
Ông Nguyễn Thế Phong chủ tịch giai đoạn 2008-2012, Luật sư Vơ trí Dũng chủ tịch giai đoạn 2012-2016 và ông Nguyễn văn Bon đương kim chủ tịch giai đoạn 2016-2020, đều đă có thật nhiều đóng góp cho Cộng đồng ở cả cấp tiểu bang lẫn liên bang.
Chúng tôi sẽ có những bài viết khác nói đến những đóng góp của ba vị nói trên.
Nh́n chung những người lănh đạo cộng đồng và các Ban Chấp Hành không chỉ giữ vững một cộng đồng tự do, c̣n xây dựng tiếng nói với chính giới và công luận Úc.
Họ c̣n đóng góp bảo tồn văn hóa dân tộc và hỗ trợ cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền và vẹn toàn lănh thổ Việt Nam.
Hai (2) thách thức …
Giữa tháng 6/2012 tại Đại Hội Cấp Liên Bang tổ chức tại Melbourne, các Tiểu bang đă đồng thuận chiến lược trẻ trung hóa sinh hoạt và thành phần lănh đạo cộng đồng, chúng tôi sẽ đi sâu vào đề tài này trong các dịp khác.
Chính quyền tiểu bang Victoria đang lọt vào bẫy nợ “Một Vành Đai, Một Con Đường” do nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh tạo ra. Vay nợ hôm nay, con cháu chúng ta sẽ phải trả mai sau.
Theo tôi đây là một thách thức không riêng cho thành phần lănh đạo cộng đồng, mà chung cho tất cả người Việt tự do đă từng trải những kinh nghiệm với cộng sản, Cộng đồng Người Việt Tự Do cần đề ra một chiến lược đấu tranh chống lại ảnh hưởng của cộng sản Bắc Kinh ngay trên nước Úc.
Melbourne, Úc Đại Lợi
Nguyễn Quang Duy