Thượng đỉnh Nhật-Mekong: Tokyo tăng viện trợ để đẩy lùi ảnh hưởng TQ
[CENTER][IMG]https://image.ibb.co/dDT0g9/Mekong_japan2018.jpg[/IMG]
[I]Thủ Tướng Shinzo Abe đọc diễn văn tại Hội nghị cấp cao Hợp tác Nhật Bản-Mekong ngày 9/10/2018. (Franck Robichon/Pool Photo via AP)[/I][/CENTER]
[B][COLOR="#2F4F4F"]Kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 10 do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chủ tŕ, lănh đạo Nhật Bản và 5 quốc gia Đông Nam Á dọc theo sông Mekong đă đồng ư hợp tác để cổ vũ cho một khu vực "Ấn Độ - Thái B́nh Dương tự do và cởi mở ".[/COLOR][/B]
Theo Nikkei Asian Review, hôm nay, 09/10/2018, trong cuộc họp thượng đỉnh tại Tokyo, lănh đạo của Nhật Bản và 5 nước vùng sông Mêkông (Cam Bốt, Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Miến Điện và Việt Nam) đă thông qua một chính sách mới thúc đẩy việc thực hiện trên 150 dự án sử dụng viện trợ phát triển chính thức của Nhật.
Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, ông Abe mô tả vùng Mekong, với nguồn nhân lực phong phú, là một cây cầu nối liền Thái B́nh Dương và Ấn Độ Dương.
Ông bày tỏ hy vọng có thể thúc đẩy hợp tác giữa Nhật Bản với các quốc gia Mekong hầu có thể xây dựng một khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương cởi mở và tự do thúc đẩy phát triển kinh tế.
Các nhà lănh đạo sau đó đă công bố Chiến lược Tokyo 2018, cung cấp các hướng dẫn cho sự hợp tác trong tương lai.
Các dự án nằm trong khuôn khổ "Tokyo Strategy 2018" sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính : kết nối khu vực, xây dựng các xă hội đặt trọng tâm vào người dân, và bảo vệ môi trường, xử lư thiên tai.
Qua chiến lược này, Nhật Bản dường như muốn củng cố thế đứng của ḿnh về kinh tế để đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Chiến lược Tokyo kêu gọi thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung vào tạo ra công nghệ thông tin và truyền thông cũng như đường xá và đường sắt.
Theo chiến lược này, Nhật Bản sẽ hỗ trợ các nước Mekong bằng cách đào tạo nhân lực trong các lĩnh vực như nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Mêkông - Nhật Bản, các lănh đạo của năm nước vùng sông Mêkông cũng bày tỏ sự ủng hộ mục tiêu xây dựng một khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương tự do và cởi mở, do thủ tướng Nhật Shinzo Abe và tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khởi xướng.
Các nhà lănh đạo c̣n đồng ư tiếp tục thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên dựa trên nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ để hối thúc nước này từ bỏ hẳn chương tŕnh hạt nhân của họ.
Các nước Đông Nam Á hiện đang nhận rất nhiều đầu tư của Trung Quốc trong khuôn khổ sáng kiến "Vành đai và Con đường" của chủ tịch Tập Cận B́nh. Nhật Bản cố gắng làm khác Trung Quốc bằng cách tập trung viện trợ vào việc hỗ trợ bảo vệ môi trường và phát triển nguồn nhân lực, cũng như trợ giúp tài chính.
Theo Nikkei Asian Review, tại cuộc họp thượng đỉnh Tokyo, các lănh đạo của Nhật Bản và 5 nước vùng Mêkông cũng đă thảo luận các vấn đền liên quan đến Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện quân sự để áp đặt chủ quyền, mang tính bá quyền, lên vùng biển này.
Tuy không nêu tên Trung Quốc, tuyên bố chung của thượng đỉnh "ghi nhận" một số quan ngại về các dự án bồi đắp đảo và các hoạt động ở Biển Đông gây căng thẳng và có thể gây tổn hại cho ḥa b́nh, an ninh và ổn định khu vực.
[I][RIGHT][COLOR="#696969"]VOA, RFI[/COLOR][/RIGHT][/I]