Cựu Trung Tướng Nguyễn Hữu Có vừa qua đời tại Việt Nam vào ngày 3 tháng 7 vừa qua. Sau ngày 30-4-1975 dù bản thân là một thành viên (chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH) trong nội các của Tổng Thống Dương Văn Minh, ông Nguyễn Hữu Có vẫn bị Việt Cộng bắt đi tù cải tạo (12 năm). Cuộc đởi ông Nguyễn Hữu Có đă có lúc lên thật cao như Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Pḥng (1965-1967) và ở giai đoạn này, ông được coi như nhân vật đứng hàng thứ 3 sau hai ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ. " Cuộc đời không có ǵ bền vững cả! Địa vị, danh vọng, tiền bạc, hạnh phúc... chúng đến khi gặp thời và ra đi khi vận hết ", ông Nguyễn Hữu Có nói vậy khi kể về âm mưu do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gạt ông đi công cán ở nước ngoài (Trung Hoa Dân Quốc) để loại ra khỏi chính quyền vào năm 1967. " Hai ông Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ yêu cầu tôi đi Đài Loan với tư cách đại diện quân đội và chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa để cảm ơn Tổng Thống Tưởng Giới Thạch cùng chính phủ Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) về những sự giúp đỡ quân sự-ngoại giao, và sự chân t́nh ủng hộ công cuộc chống Cộng Sản của miền Nam Việt Nam Cộng Ḥa. Chuyến công du đang diễn ra tốt đẹp th́ đến ngày thứ ba, Đại sứ Việt Nam tại Đài Loan là ông Trần Thiện Khiêm (cựu Đại tướng) và Đại sứ Trung Hoa Quốc Gia tại Việt Nam Cộng Ḥa là ông Hồ Liên xin đến gặp tôi tại khách sạn ban đêm để trao cho tôi bản tin nhận được từ Sài G̣n. Theo đó, tôi bị Hội Đồng Quân Lực xét xử và cách chức Phó Thủ Tướng cùng chức vụ Tổng Trưởng Quốc Pḥng, đồng thời bị giải ngũ khỏi quân đội. Tôi hơi bàng hoàng v́ trước ngày tôi lên đường, mọi việc có vẻ b́nh thường. Tôi lấy lại b́nh tĩnh và nhận định đây là một âm mưu gạt tôi ra nước ngoài để loại tôi ra khỏi chính quyền. Hôm sau ông Nguyễn Văn Thiệu gửi điện văn qua yêu cầu tôi sau khi chấm dứt công tác ở Đài Loan, tiếp tục dẫn phái đoàn đi thăm Đại Hàn. Tôi liên lạc điện thoại về Sài G̣n nói chuyện trực tiếp với ông Nguyễn Văn Thiệu. Tôi tŕnh bày rằng tôi không thể đi Đại Hàn được v́ các anh đă cách chức tôi. Hơn nữa, chuyến công du nầy chưa được chuẩn bị. Ông Nguyễn VănThiệu cố ư ép tôi đi Đại Hàn với dụng ư đưa tôi đi xa để khỏi trở về nước nhưng tôi xin được đến HongKong tị nạn chính trị. Cuối cùng ông ta (Nguyễn Văn Thiệu) ưng thuận ".
Khi đă ổn định được địa vị của ḿnh trong bàn cờ chính trị, tháng 1 năm 1970 th́ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mới cho phép ông Nguyễn Hữu Có từ HongKong được trở về quê nhà. " 3 năm an trí ở HongKong đă làm cho tôi đủ thời gian suy gẫm định hướng tương lai cuộc đời. Tôi quyết định sau khi trở về nước sẽ xoá hết mọi thù hiềm, quên đi chuyện cũ, dứt khoát không tham gia chính trị và chỉ lo làm ăn nuôi sống gia đ́nh. Trong năm 1970 tôi lập một trại nuôi gà ở xă Phước Long quận Thủ Đức, thu nhập tạm đủ cho gia đ́nh chi dùng. Cuối năm 1970, do giao dịch với Tín Nghĩa Ngân Hàng, tôi gặp lại anh Nguyễn Tấn Đời và nối lại t́nh bạn cũ ngày xưa. Anh Đời mời tôi hợp tác với Tín Nghĩa Ngân Hàng. Tôi chấp nhận ngay, v́ việc chăn nuôi cũng bấp bênh, không có tương lai. Sau khi học việc một thời gian, anh Đời cho tôi làm Phó Tổng Giám Đốc các chi nhánh. Với chức vụ nầy tôi thường đi thanh tra các chi nhánh ở Sài G̣n và các tỉnh. Từ 9 lúc ban đầu phát triển đến 22 chi nhánh khi Tín Nghĩa Ngân Hàng bị rút giấy phép. Tháng 4 năm 1973, Tín Nghĩa Ngân Hàng bị rút giấy phép hoạt động v́ Đoàn Thanh Tra Ngân Hàng (thuộc chính quyền) đă thấy nhiều hồ sơ cho vay bất hợp lệ. Anh Đời cùng một số nhân viên chủ chốt bị bắt giam ở trại Cải Huấn Chí Hoà và bị truy tố ra toà. Tôi cũng bị truy tố ra ṭa, nhưng được tại ngoại v́ tôi không dính líu đến việc làm ăn và cho vay ở trụ sở Trung Ương. Thế là tôi bị mất việc, phải xoay ra nghề khác sinh sống. Tôi mở một tiệm buôn xe đạp ở Sài G̣n, và lập một cơ sở chế biến khô mực xuất khẩu ở Vũng Tàu ", ông Nguyễn Hữu Có kể lại.
Thực ra Tín Nghĩa Ngân Hàng (nói đúng hơn là cá nhân ông Nguyễn Tấn Đời) đă bị các đối thủ chơi một vố thẳng tay (cho hết đường chống đỡ). Các đối thủ đó là các tài phiệt đang cạnh tranh với ông (trong hệ thống ngân hàng) như Kỹ Thương Ngân Hàng (một ngân hàng mà vốn là đa số của các tướng lĩnh trong quân đội). Cũng có thể các tài phiệt này thấy được cái thế của ông Nguyễn Tấn Đời lên như diều gặp gió. Báo chí công bố tổng số tiền của Tín Nghĩa Ngân Hàng là 22 tỉ đồng, một con số rất lớn (vào thời điểm đó) bằng tổng số tiền của các ngân hàng tư nhân gộp lại. Có nguồn tin cho là có thể ông Nguyễn Tấn Đời sẽ nhẩy sang địa hạt chính trị và đó cũng là lư do mà các tài phiệt của Kỹ Thương Ngân Hàng (ông Nguyễn Văn Thiệu, ông Trần Thiện Khiêm) đă ra tay triệt hạ.
Và ông đă quên những quyết định của ḿnh (thời gian bị buộc lưu vong sống ở HongKong) khi nhận lời mời của Đại Tướng Dương Văn Minh (chiều ngày 29-4-1975) để đảm nhiệm chức vụ Cố Vấn cho giúp cho Trung Tướng Vĩnh Lộc (được ông Dương Văn Minh chỉ định làm Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH lâm thời) chỉ huy quân đội rồi sau đó là Tổng Tham Mưu Trưởng (sáng ngày 30-4-1975 sau khi tướng Vĩnh Lộc di tản) nhưng cũng trong ngày hôm đó (lúc 11 giờ 30 trưa) phải tan hàng về nhà và để nhận 12 năm tù cải tạo cùng các tai ương đến với gia đ́nh. Có thể khi nhận lời mời tham chính trong t́nh trạng đất nước đang cơn dầu sôi-lửa bỏng này th́ ông Nguyễn Hữu Có nhận được một bảo đảm từ phía bản thân Đại Tướng Dương Văn Minh, nhưng nào ngờ tâm địa của những người cầm đầu bên phe Việt Cộng, v́ ngay cả Đại Tướng Dương Văn Minh cũng mắc lừa chúng.
" Các anh được tự do về nhà... Chúng ta là người Việt Nam với nhau... Chỉ có Đế Quốc Mỹ thua trong trận chiến này... ", các tuyên bố của Thượng Tướng Trần Văn Trà (Chủ Tịch Ủy Ban Quân Quản thời 30-4-1975). Nói là một chuyện c̣n thực hiện là một chuyện khác, Việt Cộng đă bắt bỏ tù cải tạo tất cả thành viên trong nội các của Tổng Thống Dương Văn Minh từ các ông Bùi Ḥe Thực (Viện Trưởng Viện Giám Sát), Bùi Tường Huân (Phó Thủ Tướng), Bùi Thế Dung (Đại Tá-Thứ Trưởng Bộ Quốc Pḥng), Lâm Văn Phát (Thiếu Tướng-Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô), Vũ Quang Chiêm (Đại Tá-Chánh Văn Pḥng phủ Tổng Thống)... Ngay cả những người đă hoạt động nằm vùng cho chúng như Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh (Phó Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, người đă đọc lệnh buộc binh sĩ miền Nam VNCH buông súng đầu hàng Việt Cộng sau tuyên bố của Tổng Thống Dương Văn Minh) cũng bị quản chế tại gia, cứ 3 ngày phải dự một lớp học chính trị.
" Chiều 30-4-1975, Đại Tá Sáu Trí (t́nh báo phía Việt Cộng) đă vào nói chuyện với mọi người trong dinh (Độc Lập) về chính sách đối với viên chức chính quyền chế độ cũ (miền Nam VNCH) như trường hợp của chúng tôi và mọi người đă được trấn an v́ đất nước đă thái b́nh, sạch bóng quân thù... Sau khi làm việc với Thượng Tướng Trần Văn Trà (Chủ Tịch Ủy Ban Quân Quản Sài G̣n-Gia Định), họ lái xe chở tôi về nhà nhưng chỉ ít lâu sau đó sự việc đă khác. Trước hết là mất tài sản, tôi được lệnh lên Đà Lạt rồi kế đó là ra Vũng Tàu để giao nhà cho Uỷ Ban Quân Quản (Ông Nguyễn Hữu Có sở hữu một biệt thự tại Đà Lạt, một biệt thự tại Vũng Tàu, một cao ốc ở Phú Nhuận) . Khi giao các bất động sản này, ủy ban này từ chối không cấp cho tôi tờ biên lai đă nhận. Đây là một sự tước đoạt cứ không phải là chuyển giao. Nhà tôi đang ở 181 đường Lê Văn Duyệt (nay là Cách Mạng Tháng 8) cũng phải giao cho ông chủ mới. Lúc đó mạng sống của tôi c̣n không bảo đảm được nữa là nói chi đến tài sản. Cuối cùng là lệnh gọi đi tŕnh diện cải tạo, họ đưa tôi ra miền Bắc bằng máy bay để cùng học chung (tù cải tạo) với các anh khác (tướng lănh miền Nam VNCH). Từ đây là những ngày dài vô tận và vô cùng đen tối đă bao trùm lên tôi và gia đ́nh tôi ", ông Nguyễn Hữu Có kể. Việt Cộng đă cướp đoạt tài sản của các viên chức trong guồng máy chính quyền miền Nam VNCH như lấy nhà của Trung Tướng Phạm Quốc Thuần tại khu cư xá sĩ quan Chí Ḥa (cấp cho tướng Việt Cộng Trần Văn Danh), nhà của Trung Tá Lê Trí Vị (cựu Quận trưởng Hốc Môn)... cũng như biết bao tài sản của các viên chức, tài phiệt miền Nam VNCH khác nữa.
Tù cải tạo (tướng lănh miền nam VNCH) trong một buổi gặp gỡ với thân nhân tại trại Z30 Hàm Tân.
Phạm Thắng Vũ
(c̣n tiếp)
Bookmarks