Thật là thấm thía với bài viết nầy . Xin chia xẻ .
Tháng Tư…ngu!
Huy Phương
Trước hết, tôi xin tự kiểm điểm cái ngu của bản thân ḿnh trước, trong hàng ngh́n cái ngu của thiên hạ, v́ ngu mà phải mất nước, “lỗi tại tôi mọi đàng” hay “tôi làm tôi mất nước.” Là một cán bộ chiến tranh chính trị trung cấp, hết làm tâm lư chiến, rồi chính huấn, tức là huấn luyện chính trị cho hàng ngh́n tân binh tại một trung tâm huấn luyên lớn nhất nước, mà khi nghe Cộng Sản vào đến Saigon, không chịu t́m đường chạy, v́ cứ nghĩ ḿnh gốc nhà giáo, ḥa b́nh rồi, đi ‘học” mấy ngày rồi về dạy học lại!
Tôi ngu v́ đă suy diễn hay hiểu sai thời gian đi “học tập,” nên chỉ đem theo 10 gói ḿ ăn liền Vifon, để ăn sáng trong 10 ngày, ngày thứ 11 đă ăn cơm nhà rồi!
Ủy Ban Quân Quản Saigon ra thông cáo tất cả các quân nhân cấp úy phải tŕnh diện đi “học tập cải tạo,” mang theo tiền ăn trong 10 ngày, cấp tá mang theo tiền ăn cho một tháng. Sau này có người đi tù 17 năm ṛng ră, chúng ta “chửi” Cộng Sản lừa dối, nhưng xem kỹ lại các văn bản, không thấy đoạn nào nói, cấp úy chỉ đi tù 10 ngày, cấp tá một tháng, mà chỉ nói “đóng tiền ăn.” Chẳng qua, v́ chúng ta hay suy luận, và ngây thơ, khờ dại nên mắc mưu sự khôn lanh, xảo quyệt của kẻ thù, đó chính là v́ chúng ta ngu!
Sau này, ra Bắc, chính tai tôi đă nghe một quản giáo cai tù nói rằng: “Đưa các anh ra biển th́ cũng từ từ, trước hết là gần bờ, sau mới dần dần đưa các anh ra xa hơn, nếu không các anh chóng mặt, say sóng, chịu làm sao nổi!”
Tôi đoan chắc anh em chúng ta, nhất là quư vị Tướng Lănh nếu biết được những ngày tù không bản án, mà có người ra đi biền biệt 17 năm trời, chịu bao nhiêu khổ ải, nhọc nhằn, nhục nhă, th́ một nửa trong chúng ta đă tự sát tại nhà mà chết, hoặc chạy vào rừng để rồi cũng chết v́ súng đạn của Việt Cộng. May hay rủi, v́ ngu mà chúng ta mới sống đến ngày hôm nay.
Khi đến các địa điểm tŕnh diện, không ai nghĩ “đi tù” mà chỉ nghĩ “đi học.” Tại trường Trưng Vương là nơi tŕnh diện từ cấp Phó Giám Đốc trở lên, hai vị, một từng là Phó Thủ Tướng VNCH, Dân Biểu, một vị đă là Thượng Nghị Sĩ, đi học c̣n mang theo gối ôm, và khi xếp hàng vào cổng, có vị đă giành đi trước, v́ có giấy giới thiệu của Ủy Ban Quân Quản Saigon. Sau đó, bộ đội CS mới ra lệnh: “Ai có giấy giới thiệu th́ đứng qua một bên!’ Giấy giới thiệu đây là giấy gọi “tŕnh diện” cho các viên chức cấp cao, c̣n đối với cấp nhỏ th́ chỉ có thông cáo chung trên báo chí, đài phát thanh.
Những ai c̣n đứng lấp ló ngoài cửa chưa chịu vào, c̣n nghi ngại ḍ la th́ những chiếc xe mang tên nhà hàng Soái Ḱnh Lâm, Đồng Khánh… mang thức ăn vào quư vị dùng bữa tối, hẳn đă đánh tan mối hoài nghi về thiện ư của người thắng trận.
Đến khi lên xe Molotova, phủ bạt kín rồi, chúng tôi vẫn c̣n lạc quan tin lời Cộng Sản được đưa đến chỗ đầy “đủ tiện nghi,” (chắc là có đủ điện nước, máy lạnh, sân bóng chuyền..) để học tập và khi biết đoàn xe ra đến xa lộ Biên Ḥa, th́ việc di chuyển lên Đà Lạt như cầm chắc trong tay. Trường Vơ Bị Quốc gia Đà Lạt, Trường Chỉ Huy Tham Mưu, Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị là những nơi lư tưởng nhất để “học tập.” Khi đến nơi ở tù rồi, Cộng Sản đưa tù vào một cái nhà kho, một trại gia binh hay một cánh rừng th́ vẫn tin tưởng vào số ngày trong thông cáo, chờ ngày ra sân vận động Cộng Hoà làm lễ măn khóa: “Quỳ xuống hỡi những cải tạo viên- Đứng lên hỡi những công dân Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam!”
Câu chuyện những người trên con tàu Việt Nam Thương Tín, tháng 5-1975, sang đến đảo Guam rồi, lại đốt “barrack,” tuyệt thực đề đ̣i “về với tổ quốc” là một bài học xót xa cho những người trong cuộc, có người phải trả giá bằng 17 năm tù. Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh đă kể chuyện, anh em “tù cải tạo” tại trại tù K2, Nghệ Tĩnh đă gọi những người này bằng biệt danh “đội q…!”
Tại trại 15NV. Long Thành một nhạc sĩ đă hồ hỡi sáng tác những bản nhạc được cai tù bắt cả trại hát: “Trồng rau, trồng đậu, trồng t́nh thương trong tâm hồn người…” Ra tới Bắc Thái lại thêm một bài “Ngày vui đă tới!” nhưng mà “ngày về” th́ xa lắc xa lơ!
Thậm chí khi lên con tàu chở súc vật Sông Hương lưu đày ra Việt Bắc rồi, có người vẫn lạc quan “biết đâu nó chở tù miền Nam ra Đệ Thất Hạm Đội Hoa kỳ hay đi thẳng qua Guam để giao cho Mỹ!” Tàu chạy hơn một ngày một đêm rồi mà vẫn nghĩ là cập bến Đà Nẵng chứ không ai nghĩ là lên cảng Hải Pḥng.
Ở trong nhà tù vẫn c̣n người tin tưởng “học tập, lao động” tốt th́ được “Cách Mạng” cứu xét cho về với gia đ́nh sớm, nên làm trối chết, kiệt sức, đấu tố anh em… để lấy điểm với cán bộ, cũng như đau xót cho quư bà ở nhà, dắt díu con cái đi vùng “kinh tế mới” cho chồng sớm được tha! Sau 10 “bài học tập,” tới buổi “thu hoạch” th́ cứ nghĩ là viết hay th́ được tha về, viết dở th́ ở lại “học” tiếp.
Trước ngày 29-3-1975, khi Cộng Quân chưa vào Đà Nẵng, quư sư thuộc phe ḥa hợp ḥa giải tin tưởng thời cơ đă đến nên đă sắp đặt đưa Bác sĩ Phạm Văn Lương lên làm Thị Trưởng Đà Nẵng, tin sau đó được đài BBC loan báo. Trong lần phỏng vấn bà quả phụ Phạm Văn Lương tại Nam Cali, bà đă xác nhận với chúng tôi BS. Phạm Văn Lương chưa bao giờ là Thị Trưởng Đà Nẵng, nhưng có chuyện là khi có nguồn tin này, một vị Trung Tá đă đến gặp ông xin làm tài xế cho ông, để nhờ ông che chở, lánh nạn. Sao có người “ngu” đến mức như thế!
Ngày 5 tháng 4, Bác sĩ Phạm Văn Lương cùng nhiều y sĩ khác bị đưa vào nhà tù Kỳ Sơn, và một năm vào ngày 3-4-1976, Bác sĩ Lương đă uống thuốc ngủ cùng 10 viên cloroquine để tự tử.
Trong những ngày cuối cùng của miền Nam, Tướng Dương Văn Minh vẫn c̣n tin tưởng ông Thích Trí Quang, người hứa sẽ đưa người “phía bên kia” đến thương lượng để thành lập chính phủ liên hiệp. Nhưng cuối cùng, tiếng than cuối cùng tuyệt vọng của “Tổng Thống” Dương Văn Minh là: “Thầy giết tôi rồi!”
Một vị lên đến Đại Tướng, Tổng Thống và cả một ông sư đă “làm rung rinh nước Mỹ” mà c̣n ngờ nghệch, ngây ngô, ngu ngốc… như vậy, th́ đừng trách chi một thằng lính như tôi tin tưởng vào lời của “cách mạng” đem đủ 10 gói ḿ ăn liền, là… ngu!
Quân tử, ngay thẳng, ngây thơ mà đối đầu với tiểu nhân, xảo trá, độc ác th́ không chết cũng bị thương. Tôi đâm ra nghi ngờ rằng, khó “đem đại nghĩa để thắng hung tàn,” và thời nay thấy nhan nhản chuyện cường bạo áp đảo cả chí nhân!”
Huy Phương
Bookmarks