Diển Biến Thảm Kịch Đám Phản Quốc Sát Hại Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà Ngô Đ́nh Diệm & Ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu
Liên Thành
(Trích trong cuốn Thích Trí Quang, Thần Tượng hay Tội Đồ Dân Tộc)
____________________ __________
Trong buổi họp báo của ông Conein, nhân viên CIA và là người đại diện cho ông Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge tại Bộ Chỉ Huy Hành Quân Đảo Chánh từ lúc cuộc đảo chánh khởi đầu cho đến lúc kết thúc, Conein nói với các kư giả và báo chí ngoại quốc rằng:
- Các tướng lănh Việt Nam đă họp, và rồi biểu quyết xử sự với ông Diệm và Ông Nhu. Và diễn tiến thảm kịch đă xảy ra như sau:
Đoàn xe do tướng Mai Hữu Xuân trong đó có một chi đội thiết vận xa đến Nhà Thờ Cha Tam. Đại Tá Dương Ngọc Lắm Tổng Giám Đốc Bảo An và Dân Vệ vào nhà thờ đón Tổng Thống và ông Cố Vấn.
Hai ông được mời lên xe thiết vận xa, ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu bất b́nh và hỏi:
– Cách thức các Tướng đi đón Tổng Thống là như thế nầy sao? Tổng Thống là Tổng Thống của nhân dân chứ đâu phải là tù binh. Tại sao các anh đưa xe bọc sắt đón Tổng Thống như thế nầy?
Tổng Thống nói với Đại Tá Dương Ngọc Lắm:
– Ông đưa tôi và Cố Vấn Nhu về dinh Gia Long rồi đến Tổng Tham Mưu.
Ông Lắm tŕnh lại với tướng Mai Hữu Xuân, Tướng Xuân từ chối.
Tướng Mai Hữu Xuân giục Tổng Thống và ông Cố Vấn lên xe, một lần nữa ông Cố Vấn Nhu lại nói:
- Thiếu Tướng nên biết cho đến giờ phút nầy Tổng Thống vẫn c̣n là Tổng Thống, không có lư do ǵ lại đi đón Tổng Thống bằng xe bọc sắt như thế nầy.
Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân quay đi không nói một lời, tức th́ Đại Úy Nhung và Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa xông đến đẩy Tổng Thống lên xe M113. Ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu trợn mắt cầm điếu thuốc đang hút dang dở ném vào mặt tên Nhung rồi la to:
- Không được vô lễ với Tổng Thống!
Tên Nhung rút súng chĩa vào ông Cố Vấn Nhu. Tổng Thống thấy thế liền mím môi quắt mắt. Thấy vậy Nhung cho súng vào bao và quay mặt tránh đi chỗ khác. Sau đó th́ Dương Hiếu Nghĩa đẩy Tổng Thống lên xe, một lần nữa ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu la to:
- Không được vô lễ với Tổng Thống.
Tổng Thống Diệm nắm vai ông Cố Vấn:
– Thôi chú, ḿnh đi.
Sau khi đẩy hai ông lên xe, tên Nhung bẻ quặt hai tay của Tổng Thống về phía sau lưng và trói lại, Ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu cũng bị bẻ tay ra sau và trói như vậy.
Đoàn xe khởi hành về Bộ Tổng Tham Mưu gồm có: Dẫn đầu là xe Quân Cảnh, kế đến là xe của Đại Úy Phan Ḥa Hiệp, đoàn xe tăng M113 trong đó có Tổng Thống và ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu, tên Nhung và Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa ngồi trên mui của chiếc xe nầy, kế đến là xe của Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, xe của Đại Tá Nguyễn Văn Quang và Đại Tá Dương Ngọc Lắm.
Khi đoàn xe đi ngang qua cổng xe lửa tại đường Hồng Thập Tự, chúng phải ngừng lại v́ có xe lửa chạy qua. Đây là thời điểm mà bọn sát nhân ra tay. Tên Nhung và tên Dương Hiếu Nghĩa ngồi trên xe M113 nh́n về Tướng Mai Hữu Xuân th́ thấy Mai Hữu Xuân đưa 2 ngón tay. Rồi th́ Đại Úy Phan Ḥa Hiệp nghe một tràn súng nổ, Đại Úy Hiệp biết ngay hai người ngồi trên xe M113 đă bắn Tổng Thống và ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu rồi.
Đoàn xe đi đón Tổng Thống và ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu đă về đến Bộ Tổng Tham Mưu, nhưng Tổng Thống và Ông Cố Vấn đă chết, hai tay bị trói ra phía sau với nhiều vết đạn và vết dao đâm, c̣n tóc tai, mặt mũi, áo quần của hai vị th́ đầy máu.
Tại Bộ Tổng Tham Mưu, tên Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa từ trên thiết vận xa M113 nhảy xuống tay cầm khẩu tiểu liên Thompson có buột băng vải trắng giơ cao lên trời. C̣n Nhung th́ tay cầm con dao găm hớn hở vung lên trời như khoe rằng vừa tạo được một chiến thắng lẫy lừng. Nhung bị giết để bịt đầu mối sau đó, c̣n Dương Hiếu Nghĩa không bị thanh trừng. Sau khi định cư tại Mỹ nhiều năm, y đă cạo đầu mặc áo cà sa với pháp danh là Không Như, ngụ tại một ngôi chùa thuộc thành phố Pomona, nam California.
Theo Tướng Trần Văn Đôn kể lại, khi Mai Hữu Xuân vừa mới đến và đứng trước cửa pḥng của Tướng Dương Văn Minh, chưa vào hẳn trong pḥng th́ đă chào tay và nói với Tướng Dương Văn Minh với giọng đầy hănh diện:
- “Mission accomplished!”
Nhưng chiến tích của Mai Hữu Xuân không được Dương Văn Minh chào đón như mong đợi, thay vào đó, Dương Văn Minh không nói một lời nào mà cứ liếc về một bên. Tướng Xuân đoán dường như có người nào đó trong pḥng. Khi kịp thấy nhân vật thứ ba không ai khác chính là Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân xoay lưng bước ra ngoài.
Thời gian ngắn sau đó Tướng Khánh đảo chánh (chúng tôi sẽ tŕnh bày ở phần sau). Tướng Khánh ra lệnh bắt giữ tên “Thiếu Tá” Nhung. Nhung lúc này là Thiếu Tá, lên một lon nhờ vào việc giết được người quan trọng nhất của quốc gia, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm!
Ảnh thi thể của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu bị trói nằm bên trong sàn xe thiết vận xa M113
Lời khai của Nhung như sau: “Tôi được lệnh của Trung Tướng Dương Văn Minh đi theo đoàn thiết giáp đón hai ông Diệm Nhu, sau khi được tin hai ông gọi điện thoại xin đầu hàng và nói rơ họ đang ở tại Nhà Thờ Cha Tam trong Chợ Lớn. Chỉ huy vụ này là Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, với sự tham dự của nhiều sĩ quan khác như Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa, Đại Tá Lắm, Đại Tá Quang v.v… Chúng tôi đến Nhà Thờ Cha Tam th́ hai ông Diệm Nhu ngoan ngoăn lên xe M113. Sau khi đóng cửa xe, tôi và Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa ngồi trên mui xe. Từ xa tôi thấy thủ lệnh của Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, ông ta đưa 2 ngón tay lên, tôi hiểu đó là lệnh thanh toán cả hai. Tôi rút súng Colt bắn ông Diệm 5 phát và ông Nhu 5 phát. Sau đó hăng máu tôi bắn thêm 3 phát nữa vào ngực ông Nhu. Tiếp đó Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa dùng súng tiểu liên Thompson bắn thêm một băng vào người ông Diệm và ông Nhu”.
Sau cuộc thẩm vấn đó th́ tên Nhung đă “tự tử” chết bằng một sợi dây giày?! Chuyện hết sức phi lư sao lại có việc tự tử “đột xuất” của một “anh hùng”, một kẻ là “ân nhân” của các tướng lănh phản loạn và nhóm tăng lữ Ấn Quang v́ đă giết được “một tên độc tài gia đ́nh trị đàn áp Phật Giáo” như thế? Nguyễn Văn Nhung, anh hùng của những kẻ phản loạn, phải được vinh danh và phải được trả công bội hậu “lên” như diều gặp gió mới phải chứ. Cớ sao tự nhiên phút chốc “anh hùng” lại ra người thiên cổ và bị lịch sử luận tội là tên phản loạn giết mướn?
Tại sao sau một “cuộc cách mạng hiển hách” như vậy mà cho đến nay vẫn không một ai dám nhận ḿnh là kẻ đă có công với quốc gia dân tộc v́ đă trừ khử “một tên độc tài đàn áp Phật Giáo” như thế? Từ Dương Văn Minh, đến Trần Văn Đôn, Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính, đến toàn bộ nhóm tướng lănh phản loạn, đến cả chính quyền Kennedy đều chối tội như thế? Câu trả lời đă quá rơ! V́ chúng sợ ô danh với lịch sử do đă nhúng tay vào máu của một con người hiền lành đức độ, yêu nước c̣n hơn chính bản thân ḿnh!
Có một số dư luận nói rằng Tướng Khánh giết Nhung để trả thù cho Cụ Diệm. Thực ra, đây hoàn toàn là hành động giết người bịt miệng, một nguyên tắc kinh điển trong bất cứ một âm mưu giết người nào. Nếu thực sự có ư định trả thù cho Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, th́ Tướng Khánh phải bảo vệ mạng sống cho tên Nhung bằng mọi giá để t́m ra thủ phạm gốc. Thủ thuật của Tướng Khánh có lừa được công luận hay không? Tướng Khánh đă không thực thi công lư và công bằng cho Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và ngay cả cho cả tên giết người Nguyễn Văn Nhung, v́ y chỉ là kẻ thừa hành mệnh lệnh mà thôi. Tướng Khánh mặc dù không trực tiếp tham gia trong vụ giết Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, nhưng phải chăng ông đă theo chỉ thị của “ai đó”, bằng mọi giá phải đóng sổ vụ giết Tổng Thống bằng cách giết tên Nhung để bịt đầu mối. Không đ̣i công lư cho Tổng Thống, đă vậy sau đó, tướng Khánh c̣n về hùa với Thích Trí Quang xử tử người em út của Tổng Thống là ông Ngô Đ́nh Cẩn! Đây là một vết tích ô nhục cho tất cả những ai đă nhúng tay vào máu của ông Ngô Đ́nh Cẩn. Do đó, vai tṛ của Tướng Nguyễn Khánh cần được lịch sử đánh giá lại, phải chăng ông là một trái đệm để xóa tang chứng của một âm mưu giết sạch gia đ́nh người lănh đạo quốc gia VNCH?
Công lư nào mà “Hội đồng tướng lănh” đă dành cho vị nguyên thủ quốc gia và gia đ́nh của ông?
Ngoài ra c̣n có một tài liệu khác ghi nhận cuộc thảm sát Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa Ngô Đ́nh Diệm và Ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu như sau:
Trong cuốn băng dài 30 tiếng đồng hồ do thư viện Johnson Library ở Austin, Texas, công bố ngày 28.2.2003, Tổng Thống Johnson đă gọi các tướng miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ thuê làm đảo chánh lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” (a goddamn bunch of thugs). Họ là ai và đă làm ǵ mà bị Tổng Thống Johnson miệt thị như vậy.
NHẬN DIỆN BỌN ÁC ÔN CÔN ĐỒ
Các sĩ quan sau đây đă nằm trong nhóm đứng ra tổ chức đảo chánh: Trung Tướng Dương Văn Minh, Trung Tướng Trần Văn Đôn, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Thiếu Tướng Nguyễn Khánh, Thiếu Tướng Lê Văn Kim, Thiếu Tướng Trần Văn Minh ((Bộ Binh), Thiếu Tướng Phạm Xuân Chiểu, Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm, Đại Tá Đỗ Mậu, Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Tá Nguyễn Văn Quan, Đại Tá Nguyễn Hữu Có, Đại Tá Trần Ngọc Huyến, Đại Tá Nguyễn Khương, và Đại Tá Đỗ Cao Trí.
Trong một cuộc phỏng vấn, Tướng Khánh có nói rằng ông là người được CIA tiếp xúc trước tiên khi CIA muốn làm đảo chánh. Nhưng theo tài liệu, CIA đă cho hai điệp viên khác nhau đến gặp Tướng Khiêm và Tướng Khánh cùng một lúc. Điệp viên Lucien Emile Conein đến gặp Tướng Khiêm, vốn là một nhân viên CIA, lúc đó là Tham Mưu Trưởng Liên Quân, và cho biết quyết định của Hoa Kỳ muốn lật đổ Tống Thống Ngô Đ́nh Diệm. Tướng Khiêm đồng ư nhận thực hiện kế hoạch đó, nhưng gợi ư nên đi gặp Tướng Dương Văn Minh và Tướng Trần Văn Đôn. Trong khi đó, một điệp viên khác là Al Spera, cố vấn chính trị Bộ Tổng Tham Mưu, đi Pleiku gặp Tướng Nguyễn Khánh, vốn là một cộng tác viên của CIA, để thảo luận về việc này. Khi Al Spera hỏi Tướng Khánh về Tướng Khiêm, Tướng Khánh đă nắm chặt hai bàn tay của ḿnh lại và nói: “Chúng tôi như thế này”.
Sau khi Tướng Khiêm và Lucien Conein phác họa xong kế hoạch hành động, ngày 2.10.1963 khi Tướng Đôn lên phi trường đi Nha Trang th́ Lucien Conein đến gặp và hẹn sẽ nói chuyện với nhau ở Nha Trang. Tối hôm đó, tại Nha Trang, Lucien Conein thuyết phục Tướng Đôn làm đảo chánh và Tướng Đôn đă đồng ư. Ngày 5.10.1963, Lucien Conein lại đến bàn chuyện này với Tướng Dương Văn Minh. Tướng Minh cũng đồng ư. Tướng Đôn được giao cho phối trí lực lượng, c̣n Tướng Minh lănh đạo Hội Đồng Cách Mạng. Tất cả nằm dưới sự chỉ đạo của Lucien Conein và Tướng Khiêm.
Vai tṛ của Lucien Emile Conein
Chúng tôi chưa t́m được tài liệu nào nói về điệp viên Al Spera, nhưng chúng tôi có khá nhiều tài liệu về điệp viên Lucien Emile Conein. Ông sinh năm 1919 tại Paris, mồ côi cha sớm, lúc mới 5 tuổi được mẹ gởi sang Hoa Kỳ sống với bà d́ tại Kansas City thuộc tiểu bang Kansas, nhưng vẫn giữ quốc tịch Pháp. Ông đă từng làm điệp viên cho OSS (tiền thân của CIA) từ năm 1943 với cấp bậc Trung Úy, hoạt động chống Đức Quốc Xă trong Đệ Nhị Thế Chiến ở Âu Châu, rồi qua Bắc Việt khi chiến tranh chấm dứt. Từ 1954 đến 1956 ông đến Việt Nam hoạt động trong toán đặc nhiệm dưới quyền của Đại Tá Edward Lansdale, người đă giúp Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm chống lại nhóm Bảy Viễn và Tướng Nguyễn Văn Hinh. Sau đó, ông trở về Mỹ và tham gia Lực Lượng Đặc Biệt (Special Force), nhưng vẫn c̣n làm việc cho CIA.
Năm 1961 ông đă xin về hưu, nhưng năm 1962 ông được CIA gọi làm việc trở lại và phong cho chức Trung Tá với bí danh là Lulu hay Black Luigi, rồi gởi qua Sài G̣n làm cố vấn cho Bộ Nội Vụ. Nhưng trong thực tế, Lucien Conein có nhiệm vụ móc nối với các tướng Việt Nam mà ông đă có dịp quen biết khi phục vụ dưới quyền của Đại Tá Lansdale, để chuẩn bị tổ chức đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.
Đại Sứ Henry Cabot Lodge gọi Lucien Conein là “the indispensable man” (con người rất cần thiết). C̣n trong cuốn “Vietnam: A History,” sử gia Stanley Karnow nói rằng Lucien Conein là “một người lập dị, một người náo nhiệt, một nhân viên t́nh báo rất nhạy cảm và hoàn toàn chuyên nghiệp, thường không thể kiểm soát được”. Sau này, Everette E. Howard Hunt cũng đă dự tính dùng Lucien Conein trong vụ Watergate.
Mỗi lần được phỏng vấn, Lucien Conein thường mở đầu câu chuyện bằng câu: “Bây giờ, đây là sự thật hai mặt, là thứ danh dự của hướng đạo sinh, là sự thật hai mặt” hay “Đừng tin bất cứ điều ǵ tôi nói; tôi là một tên nói dối chuyên nghiệp”.
Khi cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 xẩy ra, Lucien Conein đến Bộ Tổng Tham Mưu chỉ đạo trực tiếp. Ông ngồi trên ghế của Tướng Lê Văn Tỵ, đặt hai túi bạc dưới ghế, hai chân gác lên bàn, bên cạnh có khẩu 375 Magnum, chỉ huy các tướng Việt Nam thực hiện. Trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng, Tướng Trần Văn Đôn cho biết khi hay tin Tổng Thống và ông Cố Vấn đă ra khỏi Dinh Gia Long, Lucien Conein đă hỏi: “Hai ông ấy đi đâu? Phải bắt lại cho kỳ được, v́ rất quan trọng”. Lucien Conein đă nói với các loạn tướng đảo chánh bằng tiếng Pháp: “On ne fait pas d’omelette sans casser les oeufs.” (Người ta không thể làm món trứng rán mà không đập bể những cái trứng.) (trang 228).
Khi từ giă cơi đời ngày 3.6.1998 tại Virginia, Lucien Conei đă ôm theo khá nhiều bí mật của cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963.
(c̣n tiếp)
Bookmarks