Page 254 of 304 FirstFirst ... 154204244250251252253254255256257258264 ... LastLast
Results 2,531 to 2,540 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2531
    Tran truong
    Khách

    Phan Khôi (1887-1959) _ Chương 21

    1954-55: Về Hà Nội, gặp lại vợ con từ Quảng Nam ra. Ở số 51 Trần Hưng Đạo. In Việt ngữ nghiên cứu[34].
    1956: Lănh đạo tinh thần phong trào NVGP. Làm chủ nhiệm báo Nhân Văn.
    1957: Được cử đi Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm 100 năm sinh Lỗ Tấn, có Tế Hanh đi cùng.
    1958: NVGP bị thanh trừng. Phan Khôi bị đuổi khỏi 51 Trần Hưng Đạo, dọn về 10 Nguyễn Thượng Hiền, rồi 73 phố Thuốc Bắc.
    Phan Khôi mất ngày 16/1/1959. Chôn ở nghĩa trang Hợp Thiện, phía đông Hà Nội. Trên mộ đề Chương Dân. Mộ phần bị "thất lạc" trong chiến tranh - theo gia đ́nh.

    Lại Nguyên Ân cho biết từ giữa năm 2000, ông bắt đầu sưu tầm tác phẩm Phan Khôi. Đến nay đă ra được 5 tập Phan Khôi, Tác phẩm đăng báo, từ 1928 đến 1932 và cuốn Phan Khôi viết và dịch Lỗ Tấn, do các nxb Đà Nẵng, Hội Nhà Văn và Tri Thức in; riêng sưu tập 1932, khổ 16x24. Các sách này đă đưa lên website Lại Nguyên Ân: lainguyenan.free.fr[35]. Tổng cộng: 4706 trang. Công tŕnh này dành cho giới nghiên cứu, và là bước đầu tiến tới một tuyển tập Phan Khôi, ngắn gọn hơn, cho mọi từng lớp độc giả.

    Năm 2009, Phạm Hồng Toàn in sưu tập Sông Hương, tuần báo ra ngày thứ bẩy (1/8/1936-27/3/1937), Lao Động và Đông Tây, 2009, gồm 2 tập, khổ 19x26.

    Hiện nay, chỉ c̣n những bài báo của Phan Khôi trong khoảng 1918-1928 và 1933-1942, chưa được in thành sách. Sưu tập của Thanh Lăng trước 1975 tại Sài G̣n, được xuất bản dưới tiêu đề 13 năm tranh luận văn học 1932-1945, gồm 3 tập, Văn Học, TP.HCM, 1995, trong đó có một số bài của Phan Khôi.

    Bộ sách này so với bản ronéo của Thanh Lăng có chỗ bị cắt, không hoàn toàn trung thành với bản chính như việc làm của Lại Nguyên Ân.

    ♦ Bà cố (1791- 1864)[36] dựng nghiệp họ Phan ở Điện Bàn

    Năm 1791, trước khi Gia Long lên ngôi 11 năm, tại làng Hoá Quê gần cửa Hàn, một người con gái ra đời. Đó là bà cố của Phan Khôi, người dựng nghiệp họ Phan ở Điện Bàn. Phan Khôi viết: "Họ Phan chúng tôi, ông thỉ tổ nguyên ở Nghệ An vào lập làng tại Quảng Nam, kêu là Bảo An"[37]. Làng Bảo An do ba họ Nguyễn, Ngô và Phan lập ra. Họ Phan từ khởi thủy đến đời ông cố, vốn "nghèo hèn, dốt nát".

    1809, ông lấy bà cố, chung sống 15 năm, được 7 con, ông mất, người con út, Phan Nhu, ông nội Phan Khôi, mới 2 tuổi. Bà cố buôn gánh ở Hội An, nuôi con trong 6 năm. Rồi bà tái giá, làm kế một ông Đội khá giả ở làng Hội Vực, nhưng bà ra điều kiện: phải để cho bà về nhà chồng trước trông nom con cái. Theo lời những người già trong làng, bà thường cưỡi ngựa đi từ làng Hội Vực về Bảo An hay ngược lại, đồ vật chất đầy trên cổ ngựa, nhờ vậy mà các con bà được ăn học. Sáu năm sau, ông Đội mất, bà đem 2 con với ông Đội về nuôi cùng 7 con đời chồng trước.

    Nhờ có vốn của chồng để lại, bà mở đại lư buôn đường với tàu buôn của người Hoa ở Hội An, trở thành người phụ nữ đầu tiên có hăng xuất cảng đường và thành "cự phú". Hai con trai bà, Hương Đạo và Bá Đức cũng giàu có tiếng trong vùng. Người con út, Phan Nhu, đậu cử nhân khoa Đinh Tị 1847, làm đến chức Án Sát tỉnh Khánh Hoà th́ bị cách chức.
    Dù có công lớn với gia đ́nh, nhưng v́ tội tái giá, nên sau khi mất, ở tuổi 73, bà không được chôn ở đất công của làng. V́ vậy, Phan Khôi đ̣i kiện cái luật cổ hủ của xă hội thời ấy[38]. Từ bà cố, người phụ nữ độc lập, cưỡi ngựa nhảy qua hàng rào lễ giáo cổ hủ đầu thế kỷ XIX để xác định nữ quyền, nuôi chín con, lập sự nghiệp "tỷ phú". Đến người cháu, học giả phản biện, lănh đạo tinh thần phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, là một ḍng máu dân chủ và tự chủ nối dài.

    Phan Khôi đấu tranh cho quyền làm người của phụ nữ, ngay từ thập niên 30 của thế kỷ trước, khi Simone de Beauvoir, mẹ đẻ nữ quyền thế giới, chưa xuất hiện trên văn đàn. Đó là đặc điểm của Phan Khôi: tiên phong và phản biện trong nhiều lănh vực tư tưởng.


    Còn tiếp ...

  2. #2532
    Tran truong
    Khách
    ● Phan Nhu và Phan Trân
    Ông nội Phan Khôi là Phan Nhu, đỗ cử nhân khoa Đinh Tị, 1847, làm đến chức Án Sát tỉnh Khánh Hoà th́ bị cách chức. Cha là Phan Trân (1862-1934), đậu phó bảng, làm tri phủ Diên Khánh, có lần căi nhau kịch liệt với viên công sứ[39]. Năm 37 tuổi, 1899, ông cáo bệnh từ quan, lúc đó Phan Khôi 12 tuổi.
    Nhờ loạt bài Đi học đi thi[40] mà chúng ta biết thêm về Phan Nhu, Phan Trân và Trần Quư Cáp. Trong bài kư này, Phan Khôi tức Tú Vườn dùng nhân vật lăo Nho, ra đời khoảng 1875 thay thế cho ḿnh, để mô tả lại bối cảnh gia đ́nh họ Phan trước khi Phan ra đời năm 1887, đồng thời vẽ chân dung người thầy Trần Quư Cáp và tŕnh bầy hoàn cảnh u uất của giới sĩ phu khi nước mất và sự bất đồng tư tưởng trong gia đ́nh họ Phan, từ đời ông, đời cha đến đời con, ba thế hệ.
    Năm 1885, kinh thành thất thủ[41], vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, phong trào Cần Vương ở Quảng Nam nổi lên rầm rộ trong ba năm từ khi vua xuất bôn đến khi vua bị bắt, năm 1988[42]. Phan Nhu cũng muốn theo phong trào, nhưng Phan Trân khuyên cha không nên v́ biết không thể chống nổi Tây: "ông tôi ban đầu c̣n chưa chịu nghe, sau thầy tôi can măi, nhiều khi đến nói mà vừa lạy vừa khóc, ông tôi mới thôi". Nhưng thời ấy, không theo nghiă quân, nghiă đoàn, th́ có thể bị hại, nên hai cha con phải đem nhau đi trốn: "Có một lần, chúng tôi ở trong một chiếc ghe, đậu bên gành núi. Đương đêm, vừa mưa vừa gió, trời tối đen như mực, ông tôi thức dậy, đốt đèn ngồi một ḿnh rồi không biết v́ nghĩ thế nào mà ông tôi khóc oà lên, trong lúc khóc, ông tôi kể lể nhiều lắm: Chốc lại kêu Hoàng Thượng, chốc lại kêu Phu Tử (...) Về sau, tôi mới đoán ra rằng lúc đó ông tôi kêu Hoàng Thượng là chỉ đức Hàm Nghi, c̣n Phu Tử là đức Khổng Tử"[43].
    Phan Nhu, tuy bị cách chức nhưng vẫn một mực thờ vua và Khổng Tử, vẫn tiếp tục bắt con cháu phải học để ra làm quan trị dân giúp nước, theo đúng truyền thống sĩ phu dấn thân thời phong kiến. Phan Trân muốn theo con đường duy tân, nhưng không dám trái ư cha. "Sau khi loạn yên, thầy tôi "thưa đơn ṭng chánh" và ra làm quan là cũng bởi cực chẳng đă mà phải vâng lời ông tôi, nếu không th́ ông tôi giận". Ra làm quan, tất phải đụng chạm với Pháp: "Lúc ở Hải Pḥng, gặp Lê Bá Cử, ông ấy có kể cho tôi nghe khi ông làm phán sự toà sứ Nha Trang, thầy tôi làm Tri phủ, có lần căi nhau kịch liệt với viên công sứ, chính ông đứng làm thông ngôn"[44].
    Và sau cùng Phan Trân đă phải từ chức.
    Sau này, trong khoảng từ 1911 đến 1917 -sau khi đi tù về- Phan Khôi cũng muốn bỏ nhà đi theo chí hướng của ḿnh, nhưng cũng lại bị cha cản trở, và ông cũng phải vâng lời. V́ vậy, Phan viết: "Làm con khác với làm người. Nhiều khi làm con không phải làm người! Thành thử trước mặt những người cha có học thức, chẳng cứ cái học thức ấy thế nào, thường thường cái tư cách làm người của những người con phải bị chôn đi. Thương hại cho thầy tôi, suốt đời ở vào cái hoàn cảnh đó!"[45].
    Nếu Phan Trân phải chiều ḷng cha, th́ Phan Khôi cuối cùng, t́m cách thoát được, ông đă sống một cách tự do bằng ng̣i bút, trong đời làm báo. Phải chăng v́ bi kịch cha con trong gia đ́nh Khổng Mạnh, mà sau này, Phan Khôi quyết liệt chống Tống Nho và ông để các con Phan Thao, Phan Cừ "tự do" theo Cộng Sản, đi con đường trái ngược với tư tưởng của ḿnh? Sự bất đồng tư tưởng trong gia đ́nh họ Phan kéo dài thêm một thế hệ nữa: ông, cha, con, cháu.

  3. #2533
    Tran Truong
    Khách

    Phan Khôi (1887-1959) _ Chương 21

    ♦ Tinh thần bất khuất từ nhỏ
    Thuở nhỏ Phan học chữ nho và chịu ảnh hưởng ông nội nhiều hơn cha. Năm lên bảy, mẹ qua đời. Khi cha phải đi nhậm chức tri phủ Diên Khánh, gửi Phan về bên ngoại cho người cậu làm tri phủ, là con cả tổng đốc Hoàng Diệu trông nom. Ông phủ mướn thày dạy học con trai và Phan Khôi, nhưng ít lâu sau, Phan xin cha cho đi học nơi khác. Tại sao? Phan không nói rơ.
    Nhưng sau này qua lời Ông Năm Chuột, Phan gián tiếp cho biết: Ông ngoại hết sức thanh liêm, làm tổng đốc mà không có tiền lợp lại mái nhà đă tróc ngói. Người cậu làm tri phủ ba năm đă mua được mươi mẫu ruộng. Ông ngoại đánh Pháp, tuẫn tiết mà chết. Người cậu theo Pháp đàn áp nghiă quân. Điều này chứng tỏ: từ lúc 8 tuổi, Phan đă nh́n rơ hành động của người cậu tri phủ, và đó chính là lư do khiến Phan xin cha cho học chỗ khác.

    Phan Trân gửi con cho Trần Quư Cáp. Phan Khôi học Trần Quư Cáp 10 năm, từ 9 tuổi đến 19 tuổi. Phan Khôi viết: "Tôi từ nhỏ có tư bẩm thông minh lạ. Lên 13 tuổi đă "cụ thể tam trương": Nghiă là về lối văn khoa cử, kinh nghiă ở trường nhất, thi phú trường nh́, văn sách trường ba tôi đều làm được cả trong tuổi ấy. Ông nội tôi và ông thân tôi đều để hy vọng vào tôi nhiều lắm. Ông nội tôi sống đến năm tôi 16 tuổi, đi thi khoa đầu, hỏng trường nhất, rồi người mới mất"[46].

    - 16 tuổi, Phan Khôi đi thi lần đầu, khoa 1903, hỏng trường nhất.
    - 19 tuổi, 1906, thi lần thứ nh́, chỉ đậu tú tài. Phan Khôi tức giận lắm

    Bởi từ khoa Giáp Ngọ, 1894, trở đi, các học quan bắt đầu ăn đút lót, chấm gian, và đến khoa Bính Ngọ, 1906, th́ bị kiện. Phan Khôi viết: "Tôi là một kẻ đứng đơn với bọn Dương Thưởng kiện sự "thủ sĩ bất công" hồi khoa Ngọ, tôi đă làm cho mấy ông quan trường bị giáng bị cách th́ tôi c̣n sợ ǵ mà chối?" V́ vụ kiện này mà những kỳ thi sau, chính phủ bảo hộ phái người đến kiểm soát. Đó cũng là một trong những lư do tại sao Phan Khôi bỏ lối học khoa cử.

    Ngoài ra Phan c̣n cho biết: Nguyễn Bá Trác (1881-1945) đi thi năm Bính Ngọ 1906 không phải để đỗ, mà để làm bài thuê, kiếm tiền cho phong trào Đông Du, rút cục lại đỗ cử nhân. Chính Nguyễn Bá Trác đă rủ Phan Khôi bỏ học. Phan học tiếng Pháp với Phan Thành Tài tại trường Diên Phong là trường đầu tiên của phong trào Duy Tân ở Quảng Nam. Sau Phan Thành Tài tham gia cuộc chính biến vua Duy Tân, 1916, bị xử tử.
    Năm 1906, đánh dấu ngơ quặt quan trọng trong cuộc cách mạng duy tân và cuộc đời Phan Khôi: bỏ nho học, theo Phan Châu Trinh cắt tóc ngắn, cổ động cắt tóc và làm bài Vè cúp tóc.

    ♦ 1906-1908: Phong trào cắt tóc _ Lập Hội buôn _ Trung Kỳ dân biến

    Việc cắt tóc và mặc âu phục do Phan Châu Trinh phát động cuối năm 1906, và kéo dài suốt năm 1907, là một hành động duy tân và phản kháng: chống cổ hủ[47].

    Hơn một năm sau, khi vụ biểu t́nh chống thuế Trung Kỳ dân biến xẩy ra, chính quyền bèn kết hợp việc cúp tóc với việc biểu t́nh chống thuế, thành hành động nổi loạn, chống lại nhà cầm quyền.

    Tuy Phan Khôi theo và cổ động phong trào hớt tóc ngắn, làm bài Vè cúp tóc nổi tiếng, nhưng không tham dự vào cuộc nổi dậy chống thuế ở Quảng Nam 1908, v́ lúc đó ông đă lên đường ra Hà Nội. Sau này trong hai bài viết trên Sông Hương: Địa vị của Thái Phiên và Trần Cao Vân trong cuộc biến ở Huế năm 1916[48] và Mấy cuộc vận động quần chúng ở nước ta[49], Phan Khôi nhắc lại sự thành công của đấu tranh bất bạo động trong đám tang Phan Châu Trinh năm 1926, trong Nam, và phê b́nh gay gắt sự thất bại của những cuộc bạo động ở miền Trung: Khởi nghiă Văn Thân 1883 ở Huế; Trung Kỳ dân biến 1908 ở Quảng Nam và Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931.


    Còn tiếp ...

  4. #2534
    Tran Truong
    Khách

    Phan Khôi (1887-1959) _ Chương 21

    Phong trào Duy Tân phát triển mạnh từ cuối năm 1906, sau khi Phan Châu Trinh ở Nhật về, phát động phong trào Cắt tóc ngắn, kết hợp với Tiểu La Nguyễn Hàm -chủ tŕ khuynh hướng Phan Bội Châu- với nhóm Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn ở Nghệ An, Hà Tĩnh chủ trương việc lập Hội buôn và với Nguyễn Văn Vĩnh trong Đông Dương tạp chí, lập thành một lực lượng phản kháng đáng ngại. Công sứ Quảng Nam, Charles[50] viết:

    "Hội buôn Quảng Nam mà các thành viên thường tự xưng là "những người cắt tóc" theo cách họ nhận biết nhau. Hội này tập hợp tất cả những phần tử đối lập với ảnh hưởng của Pháp, những viên quan trong đảng "Cần Vương" An Nam cũ, các nhà yêu nước khuynh hướng quốc gia kiểu Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu. Lúc này Hội ấy hoạt động ráo riết.
    Các thành viên đi khắp các làng, đề nghị dân chúng cắt tóc, mặc âu phục (!) và khuyên họ tự giải quyết mọi mâu thuẫn, không cần đến cửa quan hoặc các toà công sứ. Họ hoạt động cho sự tiến triển về tư tưởng mà tác giả của bài xă luận quan trọng đă đăng trong số ngày 15/10 của tạp chí bán công Đông Dương tạp chí (...) Hoạt động của Hội này thực hiện nhiều nhất ở hai phủ Thăng B́nh và Tam Kỳ và đặc biệt ở vùng giáp giới giữa hai phủ này (...) Phan Châu Trinh đă đi ra Bắc Kỳ từ đầu tháng[51], theo người ta nói có đem theo các khoản đóng góp của hội viên (...)

    Hội kín ở Quảng Nam tiếp tục công cuộc tuyên truyền chống Pháp và tư tưởng quốc gia. Trong hai phủ Thăng B́nh và Tam Kỳ họ nắm các trường học và điều hành việc dạy học. Họ trao cho học sinh những tài liệu kích thích tinh thần yêu nước, hận thù quân xâm lược, xem thường cái chết. Mỗi người phải sẳn sàng hy sinh cho tổ quốc. Thật là những bài học tuyệt vời về chí khí, chỉ tiếc là chúng ta một ngày kia phải trả giá cho sự giáo dục ấy mà thôi"[52].

    Viên công sứ Charles đă nhận định đúng vai tṛ của giáo dục. Mà Trần Quư Cáp lúc đó là giáo thọ[53] phủ Tăng B́nh giữ trách nhiệm hàng đầu. Điều này giải thích việc khâm sứ Trung Kỳ Lévecque đổi Trần Quư Cáp vào Ninh Hoà, để phân tán lực lượng Duy Tân và giết Trần Quư Cáp. Bị đổi vào Ninh Hoà, Trần Quư Cáp vẫn tiếp tục công việc, Charles viết:
    "Trần Quư Cáp đă thận trọng bổ dụng một số người hoàn toàn tin cẩn của y. Những người tích cực nhất trong việc xây dựng các trường học sẽ được thưởng bằng một chức quan: như thế là đủ để cho giáo thọ có trách nhiệm trông nom các trường này có trong tay một công cụ tuyên truyền ghê gớm. May thay ngôi trường của chính giáo thọ đă bị cháy, không c̣n nơi dạy nữa. Trần Quư Cáp đang ở nhà tri huyện Hồ Sĩ Tạo cũng là tiến sĩ như y, nhưng Hồ Sĩ Tạo có mẹ qua đời đă xin nghỉ về quê[54]cư tang. Trần Quư Cáp lợi dụng cơ hội đó chiếm hẳn nhà Hồ Sĩ Tạo và tại ngôi nhà này y tiến hành tuyên truyền mạnh mẽ"[55].

    Việc Phan Khôi ra Hà Nội năm 1908, được Phan Trân cho phép, nằm trong chương tŕnh hành động của nhóm Duy Tân Quảng Nam, gửi 11 học tṛ: Lê Dư, Mai Dị, Nguyễn Bá Trác, Phan Khôi, Đặng Huyên, Lê Vỹ, Mai Luyện, Nguyễn Nhự, Vơ Kiền, Lê Lượng và Lê Cơ, ra Bắc học tiếng Pháp ở trường Đông Kinh Nghiă Thục và có thể t́m đường sang Nhật du học.
    Phan Châu Trinh đă ra Bắc từ tháng 7/1907, mang theo tiền đóng góp thu được ở Quảng Nam. Trần Quư Cáp, tháng 2/1908, khi bị đổi đi Ninh Hoà đă cảm thấy nguy cơ sắp đến và cũng chuẩn bị ra Bắc. Ngày 16/2/1908, Phan Khôi đi Hà Nội. Hai thầy tṛ đă gặp nhau bàn bạc trước khi lên đường.

    Trong bản hỏi cung, Trần Quư Cáp khai:
    "Sau lúc ông ta (Phan Châu Trinh) đi, tôi có đến Tourane (Đà Nẵng) để xuống tầu Thủy. Lúc đó tôi đă gặp một học tṛ cũ tên là Phan Khôi đỗ tú tài, đang ở đó định sẽ đi tầu thủy ra Hà Nội và ở lại đó để học tiếng Pháp. Tôi đă nói vói anh ta là tôi nhiều lần nghe nói các năm trước tại Hà Nội, Nhà Nước bảo hộ có mở những văn pḥng để sửa sách gọi là tu thư, và lại có văn pḥng của "Đại Việt tân báo"[56], tôi nhờ anh ta hỏi giúp tôi xem các văn pḥng trên có nơi nào nhận tôi th́ tôi sẽ xin từ chức giáo thọ để xin làm việc ở đó nhằm có thể đủ tiền ăn tiêu hơn và có điều kiện mở rộng kiến văn"[57].

    Trong bản hỏi cung số 24, phiên xử ngày 12/7/1908, Phan Khôi khai: "Ngày 15 tháng 1 năm nay (16/2/1908), khi tôi xuống Đà Nẵng để ra Hà Nội học, tôi đă gặp thày giáo cũ của tôi là ông Trần Quư Cáp (giáo thọ) đang đi đến nhận nhiệm sở mới. Ông nhờ tôi nếu tôi gặp ông Phan Châu Trinh th́ nói với ông ấy xem có thể t́m giúp cho ông một chỗ làm trong thư viện hay trong một toà báo và viết thư báo cho ông ấy biết.

    Đến Hà Nội, tôi có gặp Phan Châu Trinh và tôi nhắc lại điều ông Trần Quư Cáp đă dặn. Sau đó, tôi nhờ ông nếu có viết thư cho ông Trần Quư Cáp th́ xin ông ghi ở cuối thư rằng tôi đă tới Hà Nội an toàn. Sau đó, tôi đi Nam Định để học tiếng Pháp. Tôi không hề viết thư cho thày giáo cũ của tôi, ông Trần Quư Cáp. Đoạn thư có liên quan tới tôi mà người ta thấy trong bức thư đó chắc hẳn là do ông Phan Châu Trinh viết. Vả chăng, từ khi tôi từ biệt ông để đi Nam Định, tôi không c̣n gặp ông nữa. Do đó, tôi không biết chính xác là ông có viết thư cho ông Trần Quư Cáp hay không"[58].

    Khi Phan Khôi và các bạn ra đến Hà Nội th́ Đông Kinh Nghiă Thục đă bị rút giấy phép.
    Xin nhắc lại: Đông Kinh Nghiă Thục khai giảng tháng 3/1907. Tháng 5/1907 mới chính thức được phép. Tháng 1/1908, giấy phép bị thu hồi. Ban giám đốc phải thủ tiêu hết sách vở chứng từ. Pháp bắt những người cầm đầu; bổ một số người ôn hoà vào ty giáo huấn, chức huấn đạo[59] hoặc đi tri huyện, có người không nhận[60].


    Còn tiếp ...

  5. #2535
    Tran truong
    Khách

    Phan Khôi (1887-1959) _ Chương 21

    Việc đổi Trần Quư Cáp vào Khánh Hoà nằm trong chủ trương khủng bố của nhà cầm quyền cùng với việc đóng cửa Đông Kinh Nghĩa Thục và Đăng Cổ Tùng Báo để phân tán lực lượng của tất cả những phong trào cách mạng và trừng trị những người chủ xướng.

    Tháng 3/1908[61] mới bùng nổ vụ Trung Kỳ dân biến: Cuộc biểu t́nh chống thuế bắt đầu ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam rồi lan rộng khắp miền Trung, h́nh thức bạo động, ảnh hưởng Phan Bội Châu nhiều hơn Phan Châu Trinh.
    Huỳnh Thúc Kháng bị bắt ở Quảng Nam. Phan Châu Trinh bị bắt ngày 2/3/1908 tại Hà Nội. Ngô Đức Kế bị bắt từ 1907, đến 1908 bị đày Côn Đảo cùng với những người khác.
    Trần Quư Cáp bị bắt ngày 16 hay 17/4/1908[62] tại Khánh Hoà, bị xử tử ngày 15/6/1908 tức là ngày 17/5/Mậu Thân[63]. Khâm sứ Trung Kỳ Lévecque không đưa Trần Quư Cáp về Kinh để xử, theo thông lệ đối với các Tiến sĩ, tại sao? Phải chăng v́ sợ Phủ Phụ Chính, đặc biệt các quan Lê Trinh và Cao Xuân Dục sẽ chống lại bản án tử h́nh như trường hợp Phan Châu Trinh, cho nên Lévecque đă cho lệnh giết Trần Quư Cáp tại chỗ ?[64]


    ♦ Số phận Phan Khôi và những học tṛ đi trốn hoặc bị bắt

    Các thanh niên Quảng Nam được gửi ra Hà Nội học Đông Kinh Nghiă Thục tới nơi th́ trường đă bị đóng cửa, bèn chạy về Nam Định, học tiếng Pháp với Nguyễn Bá Học. Phan Khôi bị bắt giải về Quảng Nam. Nguyễn Bá Trác trốn ở trong Nam một năm rồi chạy qua Thái Lan, Nhật và Tàu. Sở Cuồng Lê Dư có lẽ đă đi Nhật từ trước, sau sang Tàu...

    1/ Bản án số 9, ngày 3/8 năm Duy Tân thứ hai, tức là ngày 29/8/1908, có đoạn như sau: "Trương Huy, Lê Dư càn quấy diễn thuyết mỗi nơi chỉ trích, phỉ báng quan lại; Mai Dị, Nguyễn Bá Trác và Phan Khôi không xin phép, tự tiện đi Bắc Kỳ, dịch phục cải trang (mặc âu phục) (...)
    Xét t́nh đó, th́ tự Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng xướng xuất, mà bọn này là phụ họa đấy thôi. (...) Lê Dư, Mai Dị, Nguyễn Bá Trác, Phan Khôi, Đặng Huyên, Lê Vỹ, Mai Luyện, Nguyễn Nhự, Vơ Kiền, Lê Lượng và Lê Cơ, xin đều xử trượng 100, đồ 3 năm. Tựu trung Nguyễn Bá Trác tại đào, xin nên gia đẳng xử trượng 100, đày 2000 dặm, chờ bắt được, chiếu án thi hành"[65].

    2/ Phan Châu Trinh viết: "Ông cử nhân Nguyễn Bá Trác và Phan Khôi, Nguyễn Mai, cùng bạn học hơn 10 người ra Hà Nội học tập Pháp văn; sau vụ dân biến, đều đánh điện sức về hết. Bạn đồng học năm, sáu người tuân lệnh về làng; tức th́ bị bắt làm án. Ông cử nhân ấy sợ trốn ra ngoại quốc, nghe nói cha ông ta bị bắt giam, bức bách đủ cách, nhà ông trước cũng khá giàu, nay th́ đă nghèo xơ xác, mà cái lệnh bắt bớ đến nay (1911) cũng chưa đ́nh, như vậy th́ không khác ǵ đẩy người ta ra ngoại quốc vậy.
    Bà con của thân sĩ Quảng Nam và những người vô tội bị bắt giam đánh khảo, nhiều không kể siết, án tù khổ sai từ 2 tháng đến 3 năm ước hơn trăm"[66].

    3/ Về việc chạy trốn, Nguyễn Bá Trác viết:
    "Ngày tháng giêng năm 1908, tôi cùng mấy người bạn ra chơi Bắc Kỳ, định ở lại Nam Định mà học. Đến tháng 3 nhân việc ngăn trở[67] phải đáp tàu về Đà Nẵng (Tourane). Khi về đến nơi không tiện lên bờ, bèn chạy thẳng vào Quy Nhơn. Đến đấy đổ bộ đi xuyên sơn vào Phú Yên, lẩn lút trong chừng 8, 9 tháng. Ngày 24 tháng chạp năm ấy, mới đáp mành vào Nam Kỳ.

    Từ cửa bể Xuân Đài mà ra khơi. Đến ngày 7 tháng giêng năm 1909, tới Mỹ Tho, lần vào Bến Tre, đến làng Tân Hướng t́m chỗ ngồi bảo trẻ. Ngày tháng tư năm ấy, nhân theo bạn lên Sài G̣n mua sách vở. Đêm nằm nhà trọ nghe người một bên nói chuyện đi Xiêm, nghe lỏm được kỳ tầu và cách đi, bèn xuống tầu mà châm chước với một người thủy thủ.
    Được người ấy chịu lời rồi đêm mồng ba tháng tư xuống tầu mà làm khách xuất dương từ đấy"[68].
    Hạn mạn du kư là một áng văn hay, một tư liệu quư về số phận những thanh niên theo Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, như Lê Dư, Nguyễn Bá Trác, trong vụ khủng bố 1908 phải chạy trốn: sang Nhật. Nhật đuổi sang Tàu.
    Cuối cùng, nhớ nước, phải quay về đầu thú.



    Còn tiếp ...

  6. #2536
    dân say
    Khách
    Quote Originally Posted by Tran truong View Post
    Việc đổi Trần Quư Cáp vào Khánh Hoà nằm trong chủ trương khủng bố của nhà cầm quyền cùng với việc đóng cửa Đông Kinh Nghĩa Thục và Đăng Cổ Tùng Báo để phân tán lực lượng của tất cả những phong trào cách mạng và trừng trị những người chủ xướng.

    Tháng 3/1908[61] mới bùng nổ vụ Trung Kỳ dân biến: Cuộc biểu t́nh chống thuế bắt đầu ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam rồi lan rộng khắp miền Trung, h́nh thức bạo động, ảnh hưởng Phan Bội Châu nhiều hơn Phan Châu Trinh.
    Huỳnh Thúc Kháng bị bắt ở Quảng Nam. Phan Châu Trinh bị bắt ngày 2/3/1908 tại Hà Nội. Ngô Đức Kế bị bắt từ 1907, đến 1908 bị đày Côn Đảo cùng với những người khác.
    Trần Quư Cáp bị bắt ngày 16 hay 17/4/1908[62] tại Khánh Hoà, bị xử tử ngày 15/6/1908 tức là ngày 17/5/Mậu Thân[63]. Khâm sứ Trung Kỳ Lévecque không đưa Trần Quư Cáp về Kinh để xử, theo thông lệ đối với các Tiến sĩ, tại sao? Phải chăng v́ sợ Phủ Phụ Chính, đặc biệt các quan Lê Trinh và Cao Xuân Dục sẽ chống lại bản án tử h́nh như trường hợp Phan Châu Trinh, cho nên Lévecque đă cho lệnh giết Trần Quư Cáp tại chỗ ?[64]



    ...
    Trần Quư Cáp là một nhà Ái quốc chống Pháp bị xử tử , khg biết có thù oán ǵ với tụi CS hcm khg ? Vậy mà tụi nó vào Saigon cũng ráng xoá cái tên đường Trần Quư Cáp thế vào tên cha căn chú kiết Vơ văn tần nào đó.

  7. #2537
    Tran Truong
    Khách

    Phan Khôi (1887-1959) _ Chương 21

    4/ Kết toán các sự kiện về Phan Khôi: Phan Khôi ra Hà Nội giữa tháng 2, tháng 3 bùng nổ vụ Trung Kỳ dân biến, Phan Khôi cùng các bạn theo thầy Nguyễn Bá Học về Nam Định. Học được ba tháng th́ bị bắt, khoảng tháng 6/1908 ở Nam Định. Theo bản án triều Duy Tân ngày 29/8/1908, Phan Khôi bị đánh 100 gậy và bị tù 3 năm, v́ tội "tự tiện đi Bắc Kỳ không xin phép, và mặc đồ Tây".
    Sau khi ra tù Phan Khôi c̣n bị quản thúc khá lâu: "Ra tù từ năm 1911, cho đến năm 1917, chẳng có cơ hội nào cho ḿnh vượt khỏi cổng làng. Điều ấy, tự tôi lấy làm uất ức đă đành, mà tiên quân tôi, người lại c̣n lo cho tôi hơn nữa. Muốn ra đi, cái chí của tôi ở chỗ khác; nhưng thầy tôi th́ chỉ mong làm sao cho tôi có đường xoay xở hầu mau thoát cái lốt tù"[69].

    Về sự kiện này, Nguyễn Công Hoan đă xuyên tạc Phan Khôi bằng những ḍng như sau: "Trong những người bị bắt, người th́ bị tử h́nh, người th́ bị chung thân khổ sai, hoặc hai mươi năm, mười năm, không rơ Phan Khôi đă khai báo như thế nào, hắn chỉ bị giam một thời gian ngắn"[70].
    Ở tù ra, Phan Khôi vẫn tiếp tục bí mật hoạt động cách mạng một thời gian nữa. Nhưng lần này Phan Trân đổi ư, khuyên răn con, thậm chí van lơn con đừng làm cách mạng nữa, v́ nhà con một. Đó cũng là một trong những lư do khiến Phan Khôi không tham gia khởi nghiă Duy Tân, 1916, nên không bị bắt.

    ♦ Nguời thầy đầu tiên Trần Quư Cáp

    Phan Khôi học Trần Quư Cáp 10 năm, từ 1896 đến 1906. Trần Quư Cáp (1870-1908), tiến sĩ khoa Giáp Th́n, 1904, Huỳnh Thúc Kháng đậu hoàng giáp cùng khoa, và Phan Châu Trinh đậu phó bảng, 1901, là ba nhà lănh đạo Duy Tân. Trong ba người, Trần Quư Cáp hay chữ và nguy hiểm hơn cả, bởi ông trực tiếp dậy học, hướng dẫn tư tưởng thanh thiếu niên. Học tṛ Trần Quư Cáp có đến nhiều ngàn người.

    Phan Khôi, sau khi mẹ mất, được cha gửi đi trọ học trường Trần Quư Cáp, thôn Thái La, làng Bất Nhị, trong 10 năm, từ 9 đến 19 tuổi. Phan tả lại cảnh trường như sau:
    "Ở trong một xóm cuối làng, dân cư lơ thơ, nhà ở xen với những đám ruộng thổ, một nếp nhà tranh đôi khi ở trong rừng mía rậm, ấy là nhà của thầy tôi và cũng là trường học đó. (...) Thầy tôi là trang quân tử thanh bần, thiên hạ đều biết, quân trộm cướp cũng đă thấy mà chê rồi, nên dù ở đó cũng chẳng ngại chi. C̣n một lẽ nữa là cái cảnh tĩnh mịch đ́u hiu lại rất lợi cho sự học. Cái nhà ba gian hai chái, sườn bằng gỗ, rộng ḷng căn. Trong nhà trừ ba gian bàn thờ và một cái buồng ở góc, c̣n th́ liệt ván cả. Một bộ ván cao ở giữa là chỗ thầy ngồi; c̣n bao nhiêu ván thấp, cho học tṛ"[71].
    Khoảng 1889-1896, học tṛ đông nhất, hàng ngày đến "nghe sách" có đến trăm rưởi, hai trăm. Người không đến nghe, chỉ nộp bài, cũng tám chục, một trăm. Mỗi kỳ khảo hạch, thầy phải chấm ba trăm quyển. Học tṛ đến từ các nơi, có khi cả Phú Yên, B́nh Định nghe tiếng trường lớn cũng ra học.

    Phan Khôi viết:
    "Thầy bước lên th́ ngồi đó[72] quay mặt ra phía ghế xuân ư [73] coi rất nghiêm, v́ bao giờ cũng khăn đen áo rộng.
    Sách giảng hàng ngày là kinh, truyện, sử, mà cứ ngày chẵn ngày lẻ đổi khác nhau. Như ngày chẵn: Kinh thi, truyện Luận ngữ, sử Hán, th́ ngày lẻ: Kinh dịch, truyện Mạnh tử, sử Đường. Rồi theo đó cứ luân lưu mà giảng tiếp.
    Thầy ngồi yên rồi, dưới nầy một tṛ nào chẳng hạn, chiếu theo ngay mà mở ba cuốn sách, nhằm chỗ tiếp với hôm trước, theo thứ tự đè chồng lên nhau và đem đặt lên ghế xuân ư, trước mặt thầy.

    Đọc đi! Thầy truyền. (...) Rồi một người tốt giọng bắt đầu đọc. Đọc chậm răi mà ngân ngợi. Được vài ba tờ, tới chỗ thầy bảo dứt th́ dứt. Đến phiên thầy cắt nghiă."
    Về "lương bổng" của thầy:
    "Thầy đối với chúng tôi như chẳng thèm kể đến công dậy dỗ. Mỗi một năm hai lễ tết, đoan dương[74] và chánh đán[75] tṛ nào đi bao nhiêu th́ đi, thầy chẳng hề nói ít nhiều (...) V́ vậy nên một trường lớn như trường thầy tôi mà mỗi lễ tết, thầy thâu vào không đầy trăm bạc"[76].

    Năm 1906, Trần Quư Cáp được bổ chức giáo thọ phủ Thăng B́nh. Ban đầu ông không nhận, nhưng v́ cảnh mẹ già, nghèo túng, và các bạn khuyên, ông nhận. Việc làm của ông tại phủ Thăng B́nh đă đưa đến kết luận của Charles trong bản báo cáo đă trích dẫn ở trên.
    Huỳnh Thúc Kháng viết:
    "Khi tới trường, tiên sinh mời thầy chữ Tây về dậy chữ quốc ngữ và chữ Tây, làm cho phong khí tỉnh nhà được mở mới, như Diên Phong, Phú Lâm, Phước B́nh. (...). V́ thế Tiên sinh thành ra tấm bia cho phái cựu học nhắm vào"[77]. Rồi Trần Quư Cáp viết bài Sĩ phu tự trị luận công kích đám "trung đẳng sĩ phu".

    Tháng 3/1908, bùng nổ vụ Trung Kỳ dân biến. "Tiên sinh tuy đă vào miền Nam, nhưng v́ cớ lănh tụ phái tân học, lại đề xướng dân quyền tự do, cũng như cụ Tây Hồ vậy, làm cho nhà đương đạo Khánh Hoà chú mục, kiểm soát thư từ ra vào thấy có đôi câu cho là chủ động, kết án "Mạc tu hữu"[78]. Tiên sinh lên đoạn đầu đài, thật là thê thảm! Trong lịch sử huyết lệ, Tiên sinh là người thứ nhất!"

    Huỳnh Thúc Kháng ghi rơ ngày 17/5 Mậu Thân, tức ngày 15/6/1908, Trần Quư Cáp bị xử tử tại Nha Trang.
    Trần Quư Cáp là người hay chữ nhất trong ba vị lănh tụ Duy Tân. Về văn bản, Huỳnh Thúc Kháng cho biết: "Về thi văn của Tiên sinh không lưu bản cảo, chỉ có đồng nhân cùng tôi c̣n nhớ đôi bài lượm lặt chép thành tập, gửi nơi Tiêu Đẩu Nguyễn Bá Trác".

    Phan Bội Châu viết:
    "Nhớ khi ông ra tới trường chém, dao đă kề cổ, c̣n thung dung xin với quan giám trảm, cho đặt án đốt hương, áo măo nghiêm trang, bái tạ quốc dân ngũ bái, rồi khảng khái tựu h́nh, sắc mặt in như khi nhóm tṛ giảng sách."[79]

    Trần Quư Cáp bị xử chém. Cái chết thảm khốc của người thầy đă in dấu sâu đậm trong đời Phan Khôi và ảnh hưởng sâu xa đến đường lối văn hoá và sự tranh đấu bất bạo động của Phan Khôi sau này.


    Còn tiếp ...

  8. #2538
    Tran Truong
    Khách

    Phan Khôi (1887-1959) _ Chương 21

    III ● Con đường văn hoá

    ♦ Ảnh hưởng Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh


    Người đầu tiên Phan Khôi chịu ảnh hưởng trong nghề báo là Nguyễn Văn Vĩnh. Bởi lối viết vừa đàm vừa luận của Nguyễn Văn Vĩnh trên Đăng Cổ Tùng Bá (1908) sau này thấy sống lại trong lối hài đàm của Phan Khôi.
    Nhưng Nam Phong là nơi khởi sinh nghiệp bút, với mục b́nh thơ Nam Âm thi thoại. Bài đầu ít nhiều chịu ảnh hưởng bài Thơ Ta thơ Tây (có lẽ là bài lư thuyết thơ sớm nhất của Việt Nam) của Phạm Quỳnh viết năm 1917. Nam Âm thi thoại b́nh thơ theo lối Tầu, nhưng đă có những nhận thức mới về ngữ học, đặc cách Phan Khôi: trực bút, cô đọng, dùng chữ độc sáng, bất ngờ. Khi Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến viết thay, mục này không c̣n thú vị nữa.

    Từ 1917, Phạm Quỳnh đă viết phê b́nh văn học, nhưng cách phê b́nh của ông -tóm lược tác phẩm, nói qua cái hay và cái dở- nay đă lỗi thời; ngược lại, tiểu luận, triết học, ngữ học, biên khảo và dịch thuật của Phạm Quỳnh có giá trị bất biến.
    Phan Khôi viết phê b́nh văn học sau Phạm Quỳnh.

    Bài Cái cười của con rồng cháu tiên trên PNTV số 84 ra ngày 28/5/1931, là một sáng tạo độc đáo: Đọc Cay đắng mùi đời của Hồ Biểu Chánh, ông chú ư đến ư nghiă trong cái cười của người Việt: tự nhận ḿnh là con Rồng cháu Tiên, nhưng vô ư thức, ǵ cũng cười, cười cả sự tật nguyền của người khác, "cái cười vô nghiă lư, vô ư thức, cái cười vừa ngu dại, vừa độc ác" ấy "đă thấm vào máu dân tộc nầy".
    Đây là bài phê b́nh văn học theo lối xă hội học sớm nhất của văn chương Việt Nam. Bài này đă làm Tản Đà nổi giận, viết loạt bài Bài trừ cái nạn Phan Khôi ở Nam Kỳ[80], buộc tội Phan phỉ báng dân tộc và đ̣i "giết" Phan Khôi trên văn đàn.

    Dù Phan Khôi chỉ cộng tác với Nam Phong trong hơn một năm, có bài in trên báo từ tháng 2/1918 đến tháng 5/1919, nhưng chịu ảnh hưởng Phạm Quỳnh khá rơ. Phan tiếc đă bỏ Nam Phong - có lẽ ngoài những lư do khác, c̣n có vấn đề hai cá tính độc đáo không thể ngồi chung, Phạm Quỳnh nhỏ hơn Phan Khôi năm tuổi, mà làm xếp, không dễ. Sau này, dù hai người có tranh luận, nhưng vẫn tương kính nhau. Thời kỳ Nam Phong, Phan Khôi đă học được tinh thần phê b́nh, óc lư luận của Phạm Quỳnh.

    ♦ Một đời tự học
    Phan Khôi học chữ Hán với ông nội, cha và 10 năm với Trần Quư Cáp, rồi tự học quốc ngữ và tiếng Pháp từ 1906; dịch Kinh Thánh trong 5 năm 1920-1925: những "trường rèn luyện" ấy đă tạo nên nhà báo và học giả uyên thâm hai nền văn hoá Đông Tây. Phan Thị Nga, dưới dạng phỏng vấn Phan Khôi và viết lại, ghi trên Hà Nội Báo về việc ông học tiếng Pháp như sau:

    - "Ông xuống Nam Định học với ông Nguyễn Bá Học, gặp thầy hay, ông thấy sức học ḿnh tấn tới, nhưng rủi mới học được ba tháng ông lại bị bắt giải về Quảng. Người ta kết án ông (ông Phan Thành Tài người Quảng Nam (Bảo An tây) trước làm phán toà , sau về dạy học can vào việc vua Duy Tân, bị xử tử). Ba năm trong lao, ông t́m cách đưa sách vào học như Lecture courante, Manuel v.v... Đọc sách chỗ nào không hiểu ông lại lật tự vị ra tra. Hồi ấy, ông nghe nói có thày Ưng Điển dạy giỏi, ông viết thư nhờ thày Điển ra bài cho. Làm đâu được vài bài vừa bị ông án Trần Văn Thống khám xét thâu hết sách Tây ta, bút, giấy và nói một câu nghe rất ư vị: "Các anh c̣n học làm ǵ nữa v́ có ai cho các anh thi nữa mà học!"

    Măn tù ông ra Huế xin học trường ḍng (...) ông vô học đứng chót đội sổ trong hai tháng, qua tháng thứ ba đến kỳ hạch ông trở nên đứng đầu. Gặp đại tang, ông thôi học, về quê mở lớp dạy chữ Nho và quốc ngữ. Hai năm sau có nghị định bỏ thi, ông thôi dạy, bảo học tṛ: "Dạy các anh cho giỏi chữ Nho tôi vẫn dạy được, nhưng bây giờ các anh học giỏi ra chẳng làm ǵ được hăy học chữ Tây đi".

    Thôi dạy, ông lại cắp sách đến trường học thầy Lê Hiển, ông cùng học với học tṛ của ông. Qua năm sau, ông Nguyễn Bá Trác giới thiệu ông vào làm Nam Phong. Ông bước vào nghề báo từ lúc ấy (1918) viết được một năm, ông xuống Hải Pḥng làm thơ kư cho Bạch Thái Bưởi. Đơn từ bằng chữ Tây ngăn ngắn ông có thể xem được và viết được.
    Thôi làm thơ kư, ông lại vào Nam viết cho Lục Tỉnh Tân Văn. Làm được ít lâu, ông viết một bài kịch liệt quá, người ta buộc ông thôi, ông lại ra Bắc làm cho hội Tin Lành. Ông chuyên dịch Kinh Thánh chữ Nho ra quốc ngữ. (...). Ông sóng Kinh thánh Tây với Kinh thánh Tàu rồi dịch, chấm câu rất rành mạch. Làm được một năm ông lại thôi, vào Nam kiếm việc"[81].


    Còn tiếp ...

  9. #2539
    Tran Truong
    Khách

    Phan Khôi (1887-1959) _ Chương 21

    Từ 1911 đến 1917, Phan Khôi t́m cách thoát ly khỏi cảnh bị quản thúc ở làng: "Ra tù từ năm 1911, cho đến năm 1917, chẳng có cơ hội nào cho ḿnh vượt khỏi cổng làng. Điều ấy, tôi tự lấy làm uất ức đă đành, mà tiên quân tôi, người lại c̣n lo cho tôi hơn nữa. Muốn ra đi, cái chí của tôi ở chỗ khác; nhưng thầy tôi th́ chỉ mong làm sao cho tôi có đường xoay xở hầu mau thoát khỏi cái lốt tù. Vậy mà năm 1918 ra Hà Nội làm Nam Phong tạp chí nửa chừng lại bỏ mà về"[82].

    Trong thời gian này, Phan Khôi vẫn liên lạc với những hoạt động yêu nước. Phan Thành Tài, thầy dậy Pháp văn của ông tham dự vào cuộc khởi nghiă Duy Tân năm 1916, bị tử h́nh. Phan Khôi cũng được Thái Phiên rủ vào, nhưng ông từ chối. V́ cái chết của Trần Quư Cáp, nên Phan Khôi lựa chọn con đường văn hoá? V́ ông không tin ở khả năng những người cầm đầu? Hay v́ sự cấm đoán nghiêm ngặt của cha? Nguyễn Công Hoan sẽ vin vào cớ Phan Khôi từ chối Thái Phiên để xuyên tạc ông làm chỉ điểm cho Tây từ năm 1916.

    Năm 1918, được Nguyễn Bá Trác mời vào Nam Phong. Đó là cơ hội tốt để vào nghề cầm bút. Nhưng chỉ được một năm, Phan Khôi bỏ Nam Phong vào Nam và tại Sài G̣n, ông lại gặp khó khăn với tờ Lục Tỉnh Tân Văn:

    "Năm 1919 vào Sàig̣n, trước làm cho Quốc Dân Diễn Đàn, sau làm cho Lục Tỉnh Tân Văn, không bao lâu bị giải chức. Những lúc ấy, về ở nhà, tôi đôi khi cũng nghĩ đến sự ḿnh mà ân hận: Té ta tôi chẳng những là thằng người không biết chiều đời mà c̣n là thằng con không biết chiều cha.

    Ở Sàig̣n về nhà đầu mùa thu năm 1919, nằm khoèo cho đến mùa xuân năm sau, tôi thấy chán sự đeo đuổi theo đời, nhưng c̣n thấy chán hơn nữa là cái cảnh phẳng lỳ với vợ với con. Ấy thế mà mỗi khi bẩm mạng cùng thầy, tôi xin lại đi nữa, th́ người một hai ngăn trở không cho, lấy cớ rằng vận hạn của tôi c̣n xấu lắm, dẫu có đi cũng chưa làm ǵ được. Tôi biết làm sao có được tự do như (...) đây. Xin phép mà không được là phải chịu. Suốt một mùa đông tôi ngày nào cũng phải nốc rượu và thường thường ban đêm trốn đi đánh cờ đánh kiệu ở nhà hàng xóm"[83].

    Những ḍng tâm sự trên đây nói rơ nỗi khổ tâm của ông, trên đường lập thân. Tháng 3/1920, một cơ hội nữa giúp Phan Khôi thoát ly gia đ́nh lần thứ nh́: Người em họ là Phan Hạnh chết tại Thanh Hoá, Phan được người chú ủy thác ra Thanh lo mọi việc. Phan đưa hành lư của người đă khuất ra Hà Nội, định xuống Hải Pḥng lấy tàu về Trung. Nhưng tại Hải Pḥng, t́nh cờ kiếm được việc làm thư kư cho Bạch Thái Bưởi, lương tháng 50 đồng. Được 8 tháng, 1/5/1920- 31/12/1920, Phan Khôi xin nghỉ v́ điều kiện làm việc quá vất vả. Trong bài Bạch Thái Công Ty thơ kư viên, ông có những lời chỉ trích sự bóc lột và khôn khéo của Bạch Thái Bưởi, nhưng vẫn ngụ ư khâm phục. Sau này trong một bài viết khác, ông xác định Bạch Thái Bưởi và Nguyễn Văn Vĩnh là hai nhân vật kỳ tài.



    ♦ 1921- 1925, dịch Kinh Thánh


    Sở dĩ Phan Khôi xin nghỉ việc, v́ ông đă t́m được việc mới ở Hà Nội: dịch sách cho Hội Tin Lành của Mỹ, việc này vừa cao lương hơn vừa phù hợp với chí hướng của ông: trau dồi tiếng Pháp và t́m hiểu tư tưởng Tây Phương - Sau NVGP, người ta sẽ vin vào cớ này để buộc tội Phan Khôi làm việc cho Mỹ. Phan Khôi nghỉ việc với Bạch Thái Bưởi ngày 31/12/1920, và có viết thư bảo đảm báo trước một tháng. Như vậy có thể xác định: Phan Khôi đă nhận dịch Kinh Thánh vào khoảng tháng 11/1920.

    Phan Khôi viết: "Tôi đă từng dịch kinh điển đạo Cơ Đốc từ tiếng Pháp và tiếng Tàu ra tiếng Việt Nam. Hồi đó tôi làm việc ấy dưới quyền hai ông bà mục sư W. Cadman. Tuy họ coi tôi là người trọng yếu lắm trong việc dịch, nhưng dầu đến một câu trong đó họ cũng không để toàn quyền về tôi. Gặp câu nào nghĩa hơi khó một chút th́ bà Cadman đem nhiều bổn sách ra mà đối chiếu -v́ bà biết đến 13 thứ tiếng- để chọn lấy nghiă nào đúng nhứt. Phần chúng tôi dịch chỉ có bộ Tân ước và một phần ba Cựu ước thôi, song mất đến 5 năm mới thành"[84].

    Bà Phan Thị Nga ghi lại việc ông dịch kinh Thánh như sau: "Ông chuyên dịch Kinh Thánh chữ Nho ra chữ quốc ngữ, cứ theo nguyên văn bên chữ Hán mà dịch th́ người ḿnh xem Kinh không thể hiểu được, v́ lối chấm câu chữ Hán không minh, ông sánh Kinh Thánh Tây với Kinh Thánh Tàu rồi dịch, chấm câu rất rành mạch."[85]


    Còn tiếp ...

  10. #2540
    Tran Truong
    Khách

    Phan Khôi (1887-1959) _ Chương 21

    Trong bài "Giới thiệu và phê b́nh Thánh Kinh Báo", có một câu Phan Khôi xác định thời gian dịch Kinh Thánh: "Sau hết, tôi xin có lời cảm ơn ông bà Mục sư Cadman đă gởi tặng tập báo nầy cho tôi. V́ tôi làm chung việc dịch Kinh Thánh với ông trong 5 năm (1920-1925), biết ông là người yêu lẽ thật, nên thấy trái th́ nói, tôi chẳng lấy làm ngại chút nào"[86].

    Phước Nguyên, trong bài viết Quá tŕnh phiên dịch Kinh Thánh sang tiếng Việt[87], cho biết: Hội Công Giáo bắt đầu từ dịch Kinh Thánh từ 1872 và Hội Tin Lành dịch từ 1916. Ông t́m lại lịch sử những bản dịch xuất hiện từ 1892 đến 1919, và trong giai đoạn này, Kinh Thánh chỉ mới được dịch từng phần. Với sự đóng góp của Phan Khôi, bộ Kinh Thánh mới hoàn tất và được Hội Tin Lành in năm 1926. Phước Nguyên viết: "1923, Thánh Kinh Hội Anh Quốc xuất bản Kinh Thánh Tân Ước tại Hà Nội. Toàn bộ Kinh Thánh được thực hiện xong vào năm 1925, và xuất bản năm 1926 tại Thượng Hải.

    Bản dịch này do một nhóm học giả gồm có cụ Phan Khôi, ông bà giáo sĩ William C. Cadman, giáo sĩ John D. Olsen thực hiện với sự giúp đỡ của một số thành viên khác trong đó có cụ: Trần Văn Dơng, sinh viên trường Cao Đẳng Đông Dương, cụ Tú Phúc và vài học giả khác. Tuy nhiên người phiên dịch chính là cụ Phan Khôi.

    Trong suốt 70 năm qua, bản Kinh Thánh nầy được tục bản nhiều lần tại Anh Quốc, Hong Kong, Hoa Kỳ, Đức, Đại Hàn và Việt Nam. Đây là bản Kinh Thánh được ấn hành và sử dụng rộng răi nhất hiện nay. Mặc dù chúng ta không có số liệu thống kê chính thức nhưng ước tính mỗi lần tái bản Kinh Thánh từ 5000 đến 10.000 cuốn; trong suốt 70 năm qua, số Kinh Thánh phát hành đă được vài trăm ngàn cuốn. Có lẽ đây là cuốn sách Việt Ngữ được phát hành nhiều nhất từ trước đến nay".

    Sau đó Phước Nguyên liệt kê việc dịch, hiệu đính và in kinh thánh từ 1925 đến ngày nay ra chữ quốc ngữ và chữ nôm, và ông cho biết:

    "Năm 1995, toàn bộ Kinh Thánh của Giáo Hội Tin Lành đă được tái bản tại Đà Nẵng (Việt Nam). Bộ Kinh Thánh tái bản lần này là bản Kinh Thánh 1926. Việc tái bản này do Hội Thánh Tin Lành Việt Nam thực hiện với sự hổ trợ của Thánh Kinh Hội Liên Hiệp (UBS). Đây là bản Kinh Thánh đầu tiên được phép in và phát hành dưới chế độ cộng sản Việt Nam"[88].

    Bây giờ, thử so sánh đoạn Chúa giáng sinh, trong kinh Tân Ước qua hai bản Tin Lành và bản Công Giáo, để thấy cách dịch của Phan Khôi.

    Phúc âm Matthieu - L'Évangile selon Saint Matthieu, bản Tin Lành dịch:

    Phúc âm Mă-Thi

    Chúa giáng sinh

    Sự giáng sinh của Chúa Cứu Thế Giê-xu diễn tiến như sau: Cô Ma-ri đă đính hôn với Giô-sép, nhưng khi c̣n là trinh nữ, nàng chịu thai do Thánh Linh. "Giô-sép, vị hôn phu của Ma-ri là người ngay thẳng, quyết định kín đáo từ hôn, v́ không nỡ để nàng bị sỉ nhục công khai.

    Đang suy tính việc ấy, Giô-sép bỗng thấy một thiên sứ đến báo mộng: "Giô-sép, con cháu Đa-vít! Đừng ngại cưới Ma-ri làm vợ! V́ cô ấy chịu thai do Thánh Linh. Ma-ri sẽ sinh con trai, hăy đặt tên là Giê-xu v́ Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi xiềng xích tội lỗi"[89].

    Bản Công giáo dịch:

    Tin mừng theo thánh Mát-Thêu

    Truyền tin cho ông Giu-se

    Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a, mẹ Người, đă thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đă có thai do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy, th́ ḱa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: "Này ông Giu-se, là con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, v́ người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, v́ chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ"[90].

    So sánh hai đoạn văn này, chúng ta thấy ngay tài dịch của Phan Khôi: đoạn trên ngắn hơn đoạn dưới hơn một ḍng, lại rơ nghiă và hay hơn. Ví dụ Évangile dịch là Phúc âm, Hán Việt, hay hơn Tin mừng, thuần Việt. Không kể sự vô lư ở đoạn dưới: chưa chung sống th́ sao gọi là vợ chồng? Bản tiếng Pháp phổ thông cũng ghi: "Marie, sa mère, était fiancée à Joseph - Bà Marie, mẹ người, là vợ chưa cưới của Josep. Tóm lại: Bản Kinh Thánh phổ biến hiện nay của Hội Tinh Lành, là do Phan Khôi, dịch giả chính đă dịch Tân ước và 1/3 Cựu Ước. Ông đă làm trong 5 năm, 1921-1925.

    Thời kỳ dịch Kinh Thánh là thời kỳ chủ chốt, đă rèn luyện ng̣i bút Phan Khôi. Nhờ sự tiếp xúc sâu sắc với Kinh Thánh, ông hiểu văn minh Tây phương, từ nguồn cội. Ngoài ra, dịch là trường dạy ngôn ngữ, khiến sau này ở địa vị "ngự sử văn đàn", không những Phan Khôi viết tiếng Việt đúng mà ông c̣n đ̣i hỏi những nhà văn khác phải viết tiếng Việt cho đúng.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 12 users browsing this thread. (0 members and 12 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •