♦ Sau 1950, tác phẩm Việt văn:
8/ Một cuộc hành tŕnh, nửa hồi kư, nửa nghị luận. Hành tŕnh một người trí thức tham gia kháng chiến, Minh Đức, Hà Nội, 1954.
♦ Sau 1958, tác phẩm Việt văn:
9/ Lư luận giáo dục Âu châu thế kỷ XVI, XVII, XVIII, từ Erasme tới Rousseau - Doctrines pédagogiques de l'Europe du XVI au XVIIIe siècle, d'Erasme à Rousseau, nxb Khoa Học Xă Hội, Hà Nội, 1994.
10/ Eschyle và bi kịch cổ đại Hy Lạp - Eschyle et la tragédie grecque, nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1996.
11/ Orestia, dịch và chú giải bi kịch của Eschyle sang tiếng Việt. Chưa in.
12/ Virgile, nhà thơ vĩ đại của thời kỳ La Mă cổ đại Tên gốc:Virgile và anh hùng ca La tinh - Virgile et l'épopée latine, nxb Khoa Học Xă Hội, 1996.
Bắt đầu viết tự truyện, tiếng Pháp: Larmes et sourires d'une vieillesse.
♦ Sau khi đi Pháp về (1990-1994), hoàn tất các tác phẩm, Pháp văn:
13/ Larmes et sourires d'une vieillesse - Nụ cười và nước mắt tuổi già, tự truyện, ba cuốn, chưa in.
14/ Triptyque - tạm dịch: Bức họa ba tấm, chưa in.
15/ Un excommunié - Kẻ bị khai trừ, Quê Mẹ, Paris, 1992.
16/ Malgré lui, malgré elle - Mặc hắn, mặc nàng (l'amour conjugal sous le régime communiste - t́nh yêu vợ chồng dưới chế độ cộng sản). Chưa in.
17/ Partir, est ce mourir?- Đi là chết? (Tragédie de l'émigration - Bi kịch di dân). Chưa in.
18/ Une voix dans la nuit - Roman sur le Việt Nam 1950-1990 - Tiếng vọng trong đêm - Tiểu thuyết về Việt Nam từ 1950 đến 1990. Chưa in.
19/ Palinodies - Phủ nhận. Chưa in.
Trừ bản dịch Orestia, th́ đúng Nguyễn Mạnh Tường đă viết 18 cuốn sách, kể cả các luận án tiến sĩ.
Ngoài bốn cuốn tiếng Việt, phần c̣n lại, để bảo vệ tự do của ng̣i bút, để thế giới có thể đọc được, để giữ an ninh cho gia đ́nh và bảo toàn bản thảo, Nguyễn Mạnh Tường đă chọn tiếng Pháp.
V́ vậy, muốn đọc và hiểu ông, cần phải biết tiếng Pháp, hoặc phải có bản dịch. Văn chương điêu luyện của ông không dễ dịch, bản dịch Un excommunié - Kẻ bị mất phép thông công của Nguyễn Quốc Vĩ[6] mới chỉ là bản đầu tiên, chưa diễn đạt được văn phong uy vũ của Nguyễn Mạnh Tường. Ngay trong cái tựa Un excommunié, tác giả đă có ư so sánh chế độ cộng sản như một giáo hội cuồng tín, loại trừ kẻ ngoại đạo - những người không cộng sản - v́ vậy, nên dịch theo nghiă bóng Kẻ bị khai trừ, hơn là dịch theo nghiă đen, Kẻ bị mất phép thông công, yếu và khó hiểu.
Còn tiếp ...
Bookmarks