Nhiều người cho rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường, cùng em trai là Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân tham gia vào "vụ thảm sát nhiều người dân Huế dịp Tết Mậu Thân năm 1968". Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân khẳng định là trong suốt thời gian chiến dịch, Hoàng Phủ Ngọc Tường ở chiến khu tại địa đạo Khe Trái trong vùng núi phía tây huyện Hương Trà để làm công việc của Mặt trận Giải phóng, cho nên chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia tàn sát là điều bịa đặt. Theo Nguyễn Đắc Xuân, nguyên nhân của những thông tin này là do nhóm "Tường - Phan - Xuân" xuất thân là những sinh viên theo đạo Phật tham gia chống chính quyền Ngô Đ́nh Diệm và các chính quyền thân Mỹ của Việt Nam Cộng ḥa, sau đó thoát ly tham gia cuộc chiến chống Mỹ trong Mặt trận Giải phóng, chính điều này đă khiến các nhóm tôn giáo thân Diệm, các nhóm chính trị chống Cộng cực đoan và những người có quyền lợi bị ảnh hưởng thù ghét họ, và dựng nên những thông tin nhằm bôi xấu bộ ba Tường - Phan - Xuân. C̣n Hoàng Phủ Ngọc Tường kể rằng vào ngày diễn ra chiến dịch Mậu Thân, ông đă có mặt ở sở chỉ huy tiền phương để chờ nhiệm vụ nhưng sau đó cấp trên yêu cầu tŕ hoăn việc vào Huế v́ t́nh h́nh phức tạp nên cuối cùng ông Tường cũng không thể có mặt ở thành phố Huế khi trận đánh diễn ra.[13].
Tuy nhiên năm 1982, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại tường thuật chi tiết trận đánh giống ông là nhân chứng có mặt trong thời gian biến cố Mậu Thân xảy ra. Trả lời ngày 29/2/1982 phỏng vấn với một nhà làm phim Mỹ, phim "VietNam Television History" của ông Burchett nói về trận Mậu Thân Huế[14], ông nói rằng ông biết một bệnh viện tại vùng Gia Hội, chứng kiến bệnh viện này đă bị Mỹ thả bom giết chết hơn 200 người và trong đêm đó ông dẵm lên một vũng bùn, tưởng đó là bùn, khi mà bật đèn th́ thấy toàn là máu cả[15]
Nhà văn Nguyễn Đắc Xuân th́ kể lư do tại sao ông Hoàng Phủ Ngọc Tường có thể kể tường tận diễn biến dù không về Huế[16]:
"Anh Tường kể: Tết Mậu Thân, anh đă có mặt ở Sở chỉ huy tiền phương Mặt trận Huế, đặt tại núi Kim Phụng, phía tây Huế. Chúng tôi cứ chờ măi như thế và không bao giờ được trở lại thành phố. Lúc bấy giờ Quân Giải phóng và nhân dân Huế vẫn phải liên tục đánh trả sự phản công quyết liệt của đối phương. Lời hiệu triệu kêu gọi đồng bào Huế nổi dậy là do anh Tường viết đă được thu băng và được phát đi khắp các nẻo đường, phố phường của Huế. Có lẽ do sự kiện này mà về sau nhiều người nhầm rằng anh Tường có mặt ở Huế trong những ngày Tết Mậu Thân.
Ngoài câu chuyện trên đây, chúng tôi nghĩ rằng, có lẽ c̣n do chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tập bút kư "Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu" viết về những người giữ cờ trên Phu Văn Lâu, Huế. Không tham gia đánh trận trực tiếp làm sao mà viết về cuộc chiến với những chi tiết cụ thể như thế? Sự thật th́ không phải vậy. Hoàng Phủ Ngọc Tường bảo rằng, đây là một tập sách "viết chưa đạt". V́ thế trong 4 tập của "Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường", tập kư này không được chọn trang nào cả. Ông Tường kể: đây là cuốn sách tôi viết từ một tư liệu ghi chép về những người giữ cờ ở Huế của Nguyễn Đắc Xuân. Tôi đă hư cấu thêm theo sự cho phép của thể loại kư và theo suy nghĩ của tôi - chứ tôi đâu có mặt ở Huế vào thời điểm ấy"
Trong cuộc phỏng vấn với Thuy Khuê của đài RFI, Hoàng Phủ Ngọc Tường đă cảm ơn Nhă Ca, tác giả cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế, đă viết là ông đă không về Huế trong biến cố Mậu Thân, chứng minh ông không có trách nhiệm ǵ về những biến cố xảy ra ở Huế.[17]
Nguồn:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%...%B0%E1%BB%9Dng
Bookmarks