TQLC/QLVNCH vào Quảng Trị ngày 27/07/1972
Trận tái chiếm Cổ thành Quảng Trị, phải nói cuộc hành quân tấn công quy mô cấp Quân đoàn. Cuộc hành quân nầy là cuộc hành quân quan trọng về chính trị lẫn chiến lược trong quân sử VNCH, vĩ đại nhất và cũng thành công nhất trong hơn hai mươi năm chinh chiến chống Cộng Sản. Gồm các đơn vị thiện chiến nhất của QLVNCH như Nhảy Dù, Biệt Cách Dù, Biệt Động Quân,TQLC,Thiết giáp, trong đó Sư ĐoànTQLC là nổ lực chính tấn công vào Cổ thành .Ngoài ra các phi tuần yểm trợ Chiến lược lẩn Chiến thuật của Không Quân Việt Nam và Hoa Kỳ,Hải Pháo,Pháo Binh….51 ngày đêm thường trực. Các chiến sĩ ngày đêm đối đầu với Địch, tinh thần luôn căng thẳng, gian lao, nguy hiểm giành từng tất đất với Cộng Sản. Bộ tham mưu từ cấp Quân Đoàn, Sư Đoàn, Lữ Đoàn ngày đêm thường trực theo dỏi, phối họp hoả lực yểm trợ…Cuộc chiến với sự hy sinh vô bờ bến để quyết chiến thắng chứ không may mắn, hoặc phép lạ nào. Ngày 15 tháng 9 năm 1972 lá cờ Quốc Gia bay phất phới trên Cổ Thành là ngày đáng vinh danh cho cho tất cả các chiến sĩ QLVNCH, không quên bao chiến sĩ đă hy sinh và đă bị loại ra ngoài ṿng chiến.Trong trận chiến gay go, ta không thể phủ nhận công lao của Thiếu Tướng Tư Lệnh, người đă sát cánh với tất cả chiến sĩ Mũ Xanh trong những lúc hiểm nguy cũng như có những quyết định chính xác để có sự chiến thắng vẻ vang vào ngày 15 tháng 9 năm 1972.
Sau khi chiếm tỉnh, thị xă Quảng Trị, quân Cộng Sản Bắc Việt pḥng thủ kiên cố chiều sâu dày đặc, nguyên thị xă, cổ thành Đinh Công Tráng do một sư đoàn tăng cường chiến xa, 1 trung đoàn đặc công và bao bọc bởi hỏa lực pháo, hỏa tiễn khủng khiếp. Xung quanh về phía Nam giáp tuyến Mỹ Chánh, phía Tây nhà thờ La Vang, phía Đông biển, phía Bắc sông Thạch Hăn với 4 sư đoàn khác chia nhau trấn giữ, giai đoạn này chúng thêm 2 sư đoàn trừ bị cuối cùng 320 và 325 đă vào đến phía Nam sông Bến Hải.
Mưu đồ chính trị của Bắc Việt là nhất quyết chiếm giữ thị xă Quảng Trị là thủ đô cho chính phủ bù nh́n giải phóng Miền Nam để mạnh tiếng nói trong Hội đàm Ba Lê đang tiếp diễn.
Về phía chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa ra lệnh Quân Đoàn 1 phải chiếm lại bằng mọi giá, nên trận đánh từ bản chất đă nói lên sự gay cấn, ác liệt ngay từ giây phút đầu.
***
Trong khi đang thiết kế cùng tập trung lực lượng tái chiếm như Sư Đoàn Dù tăng phái Quân Đoàn 1 ngày 22 Tháng Năm, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến tuyến pḥng thủ phía Bắc (sông Mỹ Chánh), Sư Đoàn 1 Bộ Binh trấn phía Tây thị xă Huế. Tất cả đều tung các cuộc tấn công hạn chế thăm ḍ để giữ thế chủ động trong pḥng thủ:
*Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến:
– Ngày 12 Tháng Năm, cuộc hành quân Sóng Thần 5/72 của Lữ Đoàn 369 có 2 Tiểu Đoàn trực thăng vận vào quận Hải Lăng, 1 Tiểu Đoàn vượt sông Mỹ Chánh bắt tay với 2 Tiểu Đoàn trên. Đụng độ với Trung đoàn 66 của Sư đoàn 304 Bắc Việt.
– Ngày 24 Tháng Năm, hành quân Sóng Thần 6/72 của Lữ Đoàn 147 đă tung 2 tiểu đoàn trực thăng vận vào Đông Bắc quận Hải Lăng, 1 tiểu đoàn đổ bộ từ tàu vào băi biển Mỹ Thủy. Đụng độ với Trung Đoàn 18 của Sư đoàn 325 Bắc Việt.
*Sư Đoàn 1 Bộ Binh:
– Ngày 15 Tháng Năm, tung 2 trung đoàn mở rộng ṿng đai về phía Tây, chiếm căn cứ hỏa lực Bastogne và Checkmate. Đụng độ với các trung đoàn thuộc Sư đoàn 324 B của Bắc Việt.
*Phía Cộng Sản Bắc Việt:
– Ngày 21 Tháng Năm, bộ binh cùng chiến xa địch tấn công vào khu vực pḥng thủ của Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến, thọc sâu vào tuyến pḥng thủ của ta nhưng bị đẩy lui.
– Ngày 22 Tháng Năm, khoảng 3 giờ sáng địch tung 20 chiến xa và bộ binh tấn công 2 đợt vào 1 Tiểu Đoàn cùng Bộ chỉ huy Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến, bị đẩy lui trước khi trời sáng rơ.
– Ngày 25 Tháng Năm, địch chuyển hướng tấn công sang Lữ Đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến phía Tây, dàn trận giữa ban ngày, bị đẩy lui, thiệt hại nặng v́ phi pháo của ta.
– Ngày 26 Tháng Năm, địch tấn công mạnh mẽ vào khu vực Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân, lọt vào gần sát các cơ sở chỉ huy, nhưng Biệt Động Quân đă dũng mănh phản công đẩy lui.
***
Sang Tháng Sáu 1972, để chuẩn bị cho công cuộc tái chiếm thị xă Quảng Trị, Thủy Quân Lục Chiến tấn công (Sóng Thần 8/72) đồng loạt tung 4 tiểu đoàn vượt sông Mỹ Chánh, được không quân, pháo binh yểm trợ, địch kháng cự mạnh mẽ, nhưng lực lượng Thủy Quân Lục Chiến tiếp tục tiến, chiếm giữ phần đất vừa giành được. Các đơn vị Công Binh theo sau lập ngay tuyến pḥng thủ sâu lên phía Bắc. Ngày 18/6 tiếp luôn cuộc hành quân Sóng Thần 8A/72, nhiều Tiểu Đoàn TQLC song song tiến chiếm, giành từng trăm thước đất một, đẩy lui địch khoảng 4 cây số về phía Bắc tuyến Mỹ Chánh và chấm dứt ngày 27 Tháng Sáu.
***
Quân Đoàn 1 với lệnh hành quân Lam Sơn 72, chính thức mở màn cuộc tái chiếm thị xă Quảng Trị. Lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa gồm: Sư Đoàn Dù, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, 3 Liên Đoàn Biệt Động Quân, Lữ Đoàn 1 Kÿ binh Thiết giáp, Pháo binh cùng các đơn vị yểm trợ khác cơ hữu Quân Đoàn 1, Không Quân, Hải Quân Vùng 1 Chiến Thuật.
Về tương quan lực lượng th́ quân Cộng Sản Bắc Việt trội hơn ta về bộ binh, thiết giáp, pháo binh 4 trên 1. Riêng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa ưu thế về không quân và hải quân.
Quan niệm hành quân: ngày 28 Tháng Sáu hồi 7 giờ sáng, lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa vượt tuyến xuất phát (Mỹ Chánh) tiến về hướng Bắc (Quảng Trị). Sư Đoàn Dù tăng phái thiết đoàn xa, các Liên Đoàn Biệt Động Quân tiến theo trục quốc lộ 1, trách nhiệm kéo dài về phía Tây. Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến tăng phái chiến xa, các lực lượng tăng phái khác trách nhiệm phía Đông quốc lộ 1 đến sát bờ biển. Ngoài biển có hải quân tuần pḥng kiểm soát, xa hơn nữa có vài chiến hạm của Đệ thất hạm đội Mỹ, nếu cần lực lượng tái chiếm có thể xin hải pháo yểm trợ, không quân yểm trợ hỏa lực theo nhu cầu trận địa.
***
Khoảng đường từ Mỹ Chánh đến thị xă Quảng Trị chừng 15 cây số, đoạn này lực lượng tái chiếm coi như 15 cây số máu. Quân Cộng Sản Bắc Việt đặt các chốt hầm hố kiên cố, ḿn bẫy, yểm trợ bởi hỏa lực pháo binh, hỏa tiễn hiện đại. Lực lượng Dù và Thủy Quân Lục Chiến phải phá chốt từng vài trăm thước một để tiến lần sát mục tiêu Quảng Trị.
Sau khoảng 30 ngày chiến đấu trong hoàn cảnh bất lợi về mọi mặt, Dù và Thủy Quân Lục Chiến song tiến vượt qua đường máu, bám sát thị xă Quảng Trị như đă nói trên được pḥng thủ bởi 1 sư đoàn với chiến xa, riêng cổ thành 1 trung đoàn thêm các đơn vị đặc công.
Phía Thủy Quân Lục Chiến, Tướng Bùi Thế Lân tính toán chấp nhận rủi may, thả những đợt trực thăng vận quân vào sau lưng địch như: ngày 11 Tháng Bảy đổ Tiểu Đoàn 1 vào vùng 2 cây số phía Bắc thị xă, hương lộ 560 cắt trục tiếp vận của địch vào trận địa. Ngày 24 Tháng Bảy, thả Tiểu Đoàn 5 vào vùng 10 cây số Đông Bắc Quảng Trị, mục đích gây nao núng tinh thần, xáo trộn sau lưng địch để mũi tấn công chính đẩy địch ra khỏi hệ thống pḥng thủ kiên cố, thu ngắn thời gian cùng bớt tổn hao xương máu quân sĩ.
B́nh thường ra, mục tiêu nằm trên trục tiến quân của đơn vị nào th́ đơn vị đó đánh chiếm. Quận lÿ Hải Lăng, thị xă Quảng Trị nằm trên đường tiến quân của Thủy Quân Lục Chiến nhưng Tướng Trưởng lại giao cho Dù đánh chiếm 2 mục tiêu trên. Lư do dự đoán, Tướng Trưởng nguyên gốc Dù, có lẽ ông muốn dành vinh dự cho Sư Đoàn Dù, việc này làm Tướng Lân của Thủy Quân Lục Chiến buồn ḷng không ít.
Từ xa nh́n về Quảng Trị chỉ thấy một trời khói đất mịt mù, tiếng bom đạn, tiếng súng lớn súng nhỏ đôi bên không c̣n phân biệt, chỉ nghe ầm ́ như sấm động rền rĩ cả bầu trời. Người ta có cảm tưởng như thành phố Quảng Trị đang rung lên v́ một cơn địa chấn nặng, tàn phá hăi hùng.
Thủy Quân Lục Chiến đă chiếm xong phía Đông và Đông Bắc mục tiêu Quảng Trị, để Dù tấn chiếm thị xă cùng cổ thành. Đơn vị tuyến đầu của Dù vẫn chưa tiến sát được tới cổ thành, một vài lần cố gắng cắm cờ vào tường cổ thành. Lực lượng Dù đă bị tổn thất nhiều qua các trận đánh ác liệt tại Cao nguyên, B́nh Long-An Lộc, tiếp theo sự thiệt hại khá cao trong trận tái chiếm này nên sự dũng mănh có phần ảnh hưởng (?).
Theo sự hiểu biết giới hạn của người viết, Tổng Thống Thiệu sốt ruột có ư thúc Tướng Trưởng ráng chiếm lại Quảng Trị nhanh hơn v́ nhu cầu chính trị quốc tế lúc bấy giờ, nên Tướng Trưởng chỉ định Thủy Quân Lục Chiến thay Dù đánh chiếm thị xă và cổ thành Quảng Trị vào ngày 27 Tháng Bảy 1972.
Nhận được lệnh, Tướng Lân trầm ngâm suy nghĩ, nét mặt ông hằn lên, người viết nhận thấy h́nh như nội tâm ông đang giằng co mănh liệt, v́ danh dự binh chủng, quân đội và ngay cả tương lai vơ nghiệp. Ông cùng các sĩ quan tham mưu thiết kế kỹ lưỡng và chọn chiến thuật xa luân chiến. Nghĩa là dùng Lữ Đoàn 258, lữ đoàn trưởng là Đại Tá Ngô Văn Định trách nhiệm phía Tây, Lữ Đoàn 147, Lữ Đoàn Trưởng Đại Tá Nguyễn Năng Bảo phía Đông thị xă, Lữ Đoàn 369, Lữ Đoàn Trưởng Đại Tá Nguyễn Thế Lương trừ bị, c̣n các Tiểu Đoàn TQLC từ 1 đến 9 thay phiên nhau trực thuộc Lữ Đoàn lên tuyến đầu chiến đấu, rồi lui về sau bổ sung nghỉ ngơi. Nhờ vậy các Tiểu Đoàn TQLC đều được bổ sung đều đặn, khả năng chiến đấu không quá suy giảm v́ tổn thất.
Suốt thời gian đánh chiếm lại thị xă Quảng Trị, Tướng Lân cứ 6 giờ sáng bay từ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn tại quận lÿ Hương Điền lên sát trận địa, ngồi ngay cạnh các Lữ Đoàn Trưởng trực tiếp điều khiển trận đánh. Ông rất chi tiết, kỹ lưỡng từng điểm nhỏ, cũng không lạ lắm v́ ông nổi tiếng là một sĩ quan tham mưu giỏi trước khi nhận nhiệm vụ tư lệnh Sư Đoàn, nhờ vậy Thủy Quân Lục Chiến tránh được nhiều tổn thất vô ích.
Trận Quảng Trị được mô tả là khủng khiếp, ác liệt, đẫm máu không thua ǵ các trận đánh đẫm máu khác trên thế giới. Xin hăy nghe một sĩ quan Trung Đội Trưởng nói: “Muốn bị thương dễ lắm, chỉ cần giơ tay lên khỏi miệng hố cá nhân hoặc tḥ tay ra khỏi cửa hầm th́ dính đạn liền!”
Khoảng 50 ngày trong khung vuông mỗi chiều chừng 15 cây số, hàng chục sư đoàn của hai phía quần thảo nhau dưới màn hỏa lực yểm trợ hiện đại khủng khiếp đôi bên. Dưới mắt các nhà quân sự th́ trận chiến đă tự diễn tả cái nồng độ tàn khốc, đẫm máu của nó, nói ǵ, viết ǵ thêm cũng không thể hiện đầy đủ. Riêng phía Thủy Quân Lục Chiến có nhiều bài viết về trận đánh lịch sử này, nhưng mỗi tác giả nh́n một góc cạnh khác nhau, như Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng TQLC Trần Văn Hiển với bài viết “Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam và trận chiến xuân 1972 tại Vùng I Chiến Thuật,” như một Thủy Quân Lục Chiến với bài “Tiến về Quảng Trị,” như Trung Úy TQLC Văn Tấn Thạch, bút hiệu Sói Biển Thạch Thảo, với “Tái chiếm cổ thành,” là cấp trung đội trưởng, đại đội trưởng chiến đấu ngay sát tuyến đầu, vậy xin độc giả t́m hiểu thêm các bài này để có cái nh́n toàn bộ trận đánh, từ một vài yếu tố chính trị, tham mưu thiết kế đến lực lượng chiến đấu tuyến đầu.
Thường ra th́ lực lượng tấn công bao giờ cũng phải trội hơn từ 3 đến 5 lần lực lượng pḥng thủ, thế mà trong trận Quảng Trị địch pḥng thủ lại trội hơn ta tấn công đến 4 lần. Thật là phép lạ hay v́ yếu tố danh dự, tâm lư nào mà Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă tạo nên chiến thắng vẻ vang đó. Suốt thời gian tiếp diễn, biết bao nhiêu con mắt từ mọi phía đều theo dơi, nh́n vào, cảm t́nh phe này, ác cảm phe kia hay ngược lại. Nhưng kết quả cuối cùng đă chứng minh cái danh và giá trị để đời của nó. Sau trận đánh, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa được kính nể, coi như một đội quân thiện chiến trên thế giới.
[IMG]
[/IMG]
Ngày 15 Tháng Chín 1972 hồi 12 giờ 45 trưa, Thủy Quân Lục Chiến chiếm xong cổ thành, mục tiêu cuối cùng trong trận Quảng Trị, cắm 2 lá cờ vàng 3 sọc đỏ nhỏ do toán tiến chiếm tiền phong của 2 Lữ Đoàn 258, 147 mang theo với cán cờ nối buộc sơ sài trên 2 cổng cổ thành. Quảng Trị tan hoang, đổ nát thành đống gạch vụn, vụn đến 2 lần, không một tấc đất nào không bị bom đạn cày xới, không một vật nào trên mặt đất mà không bị đạn, miểng đạn cắt xẻ.
Và ngày 16 Tháng Chín 1972, một lễ thượng kỳ tương đối long trọng hơn với đầy nước mắt của binh lính Thủy Quân Lục Chiến. Quảng Trị thực sự được tái chiếm.
Văn thư của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu cho Đại tướng Cao Văn Viên Tổng Tham Mưu trưởng QLVNCH yêu cầu
gửi điện chúc mừng đến Trung tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn 1 Quân Khu 1 và Chuẩn tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC
Cổ thành Quảng Trị
TT Nguyễn Văn Thiệu quỳ trước tượng Chúa trong khung cảnh đổ nát cũa nhà thờ La Vang Quảng Trị ngày 20/09/1972
Tôi trân trọng yêu cầu Đại Tướng chuyển đến Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I, Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC cùng toàn thể đơn vị và chiến sĩ TQLC đă đánh tan Cộng sản xâm lược ra khỏi Thị xă và Cổ Thành Quảng Trị, lời ngợi khen nồng nhiệt nhất, đồng thời lời khâm phục vô biên của Tôi và toàn thể Chính Phủ họp tại dinh Độc Lập sáng hôm nay 16 tháng 9 năm 1972. Bốn ngày trước khi đúc kết chiến dịch ba tháng thừa thắng xông lên tái chiếm lănh thổ và sau những tuần lể đầy hy sinh gian khổ, toàn thể các đơn vị thuộc mọi Quân Binh Chủng địa đầu giới tuyến đă ghi thêm những nét vàng son sáng chói vào Quân Sử hào hùng của Dân tộc.
Mưu đồ của bọn Cộng Sản xâm lược muốn biến Quảng Trị thành một B́nh Long anh dũng, một Kontum kiêu hủng của chúng, đồng thời bám lấy một địa danh tâm lư và chánh trị để lừa bịp dư luận đă bị toàn thể anh em đánh tan ra mây khói.
Một lần nửa Tôi nhiệt liệt khen ngợi toàn thể anh em đă chiến thắng. Tôi nghiêng ḿnh trước trước những chiến sĩ hy sinh cho đại nghĩa Dân tộc.Tôi sẽ đến thăm anh em
Kư Tên
Tổng Thống VNCH
Nguyễn Văn Thiệu.
Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn 1 Quân Khu 1 gửi thư khen ngợi đến Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC
Những Thái Dương, Đại Bàng của Trị Thiên Vùng Dậy
Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn 1 Quân Khu 1 (trái) và Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC (thứ 3 từ trái) ngay sau khi tái tái chiếm Cổ thành Đinh Công Tráng, Quảng Trị
Bookmarks