Lôi Hổ lên đường
Huyền thoại về Lôi Hổ - “Nổ” với “chẳng nổ”
Kính thưa quí vị: Bài viết với mục đích “Viết để mà vui”. Mọi sự việc được đề cập cũng có thể “thật” và cũng là “không thật”. Nếu ai muốn quan tâm th́ xin mời đọc - đọc để mà chơi - C̣n nếu chẳng muốn, th́ vui ḷng “delete”. Rất cảm ơn.
Lôi Hổ có từ đâu?
Lôi Hổ là biệt danh được ám chỉ một đơn vị Biệt kích (BK) – đơn vị với những Toán, đơn vị nhỏ hoạt động ở núi rừng, cả những vùng đồng bằng, sông nước, biển cả… Một đơn vị QĐ hoạt động khá đặc biệt có từ lâu - Từ khi mà bọn CS miền Bắc (VN) với tham vọng CS hóa toàn thế giới, theo lệnh Nga (LX), Tàu ngấm ngầm đưa quân đánh phá miền Nam (VNCH).
Ngày trước th́ BKLH thường không đeo cấp bậc, không có số quân. V́ ta thường trang bị như địch (VC). Mặc đồ giống địch, trang bị vũ khí như địch – nói chung là “địch hóa” để vào đất địch. Nhiệm vu không cần diệt địch, mà chủ yếu thu thập đem về tin tức địch…
Ngày xưa, bên Tàu, thời Chiến quốc, chỉ có một Kinh Kha can đảm, liều thân vượt sông Dịch qua đất Tần để hành thích Tần thủy Hoàng bạo chúa hầu mưu cầu việc nước cho Triệu quốc. Th́ nay, không phải là một Kinh Kha, mà là hàng trăm, hàng ngàn “Kinh Kha”, vượt bờ Bến Hải, vượt biên giới Việt, Miên, Lào, vượt trùng khơi biển cả để vào đất địch. Nhiệm vụ cũng không hề kém nguy hiểm, liều ḿnh như Kinh Kha. Đó là các chiến binh BKLH.
Một đơn vị hoạt động âm thầm không để ai biết. Những BK lặng lẽ giữa núi rừng chẳng ai hay. Chết và sống cũng khó mà biết rơ. Người ta thường gọi họ là những “chiến sĩ vô danh”. Vô danh mà có lắm tên, nhiều cách gọi: Địch qua bao lần khiếp đảm v́ tính cách xâm nhập “xuất qủi nhập thần” th́ cho là “ hồn ma biên giới”. Thấy thoát ẩn, thoát hiện nhanh nhẹn giữa núi rừng, th́ gọi là “sói rừng”. Hoặc khi thấy bơi lặn như rái ở biển, ở sông th́ cho là: “rái cá”, “rái biển”. Địch đang giữa nơi yên lặng - ở trại, ở chốn dừng quân, mà bổng xuất hiện một vài nhân dạng: mặt mày bôi vẽ vằn vợn, rằn ri như ma, như qủi, th́ cho là bọn “ma cà rồng”, qủi ma xuất hiện… Những lần mà đă làm địch bát đảo thất điên, phải thật sự kinh hồn, khiếp đảm. Đó cũng không ai hơn là BKLH.
H́nh ảnh của một món quà bất hủ. Chàng “Kinh Kha” một lần ra đi làm nhiệm vụ, chia tay lần cuối và mến tặng người yêu. Nàng về nhà trân quí cất giữ. Anh bảo rằng: sau ba tháng mà không tin tức, không thấy anh về th́ hăy mở ra xem. Ba tháng mười ngày vẫn bặt tin anh, nàng lo lắng mở ra từ chiếc hộp đựng quà được gói niêm khá kỹ. Th́ mới hay “kỷ vật” cho em là một “chiếc quan tài” quá nhỏ, quá xinh. Và quá là… đau đớn. Không một mảnh giấy, không một lá thư, không một lời trăn trối. H́nh ảnh chiếc quan tài là bóng dáng người yêu. Cũng từ đó, toán xâm nhập LH có thêm danh hiệu “chiếc quan tài”.
Thật sự BKLH, anh là ai?
Anh là bóng dáng của những tên lính về thị trấn, về làng, về thị tứ, trên các nẽo phố phường: Những anh lính “bô trai”, “phóng đảng”… mà quái lạ: Ăn diện chẳng giống ai. Áo quần xốc xếch, tóc tai dài xọc, đi đứng nghêng ngang bất cần đời, và vào quán nhậu th́… xả láng. Quân cảnh chê. Cảnh sát né. Người ta vừa thích thú, vừa ái ngại. Quân binh ǵ… thật ra… chẳng giống ai? người ta kháo nhau và gán cho một biệt danh là “Lôi Hổ”. Lôi hổ, hoặc là “Hổ lôi” th́ cũng vậy, v́ họ là những người lính… “người rừng”?
Inline imageLôi Hổ được hiểu và gọi theo từ: “Sấm chớp và Cọp”. Tiếng Mỹ được đặt là: “Thunder Tiger” - Cọp Sấm – Xin hiểu cho là Cọp và Sấm sét. V́ trên phù hiệu đơn vị (cũng ít được mang gắn) là h́nh ảnh núi rừng dưới một bầu trời có lằn sấm sét (Lôi), và nhăy lên là h́nh đầu Cọp (Hổ).
Cọp nhăy núi rừng, giữa khi sấm sét. Đó là phù hiệu chính thức của BKLH. Tên gọi chính thức của đơn vị Sở Liên lạc/ Nha kỹ Thuật/ Bộ TTM. Lôi là sấm sét. Hổ là Cọp. Đon giản chỉ thế thôi. Nhưng mà nói là “tên gọi” từ lúc nào và do đâu th́ xin hẹn để chờ tra cứu. V́ là bí mật QP, đến giờ chưa giải mă?
Phủ hiệu của biệt kích quân Lôi HổT(T) Một toán thám sát Lôi Hổ thuộc Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật BTTM(P)
Một anh bạn chiến hữu, trong một lần được phỏng vấn trên một đài truyền h́nh, trong chương tŕnh “Tiếng hát hậu phương”. Anh được phỏng vấn chủ yếu để nói về Lôi Hổ. Chương tŕnh phỏng vấn ngắn ngủi chỉ có hơn 30 phút, chắc chắn không có thời giớ là bao để cho anh có dịp tŕnh bày về BK “Lôi Hổ”.
Đơn vị LH (nhất là hoạt động BKLH). Thời gian của gần hai thập niên (từ 1955 – 56 cho đến sau này, từ khi Mỹ rút: 1974 – 75. Có thể có trên 1001 chuyện đáng kể về hoạt động BKLH. Một đơn vị thầm lặng. Những hoạt động quá là lén lúc, bí mật. Trong tăm tối, trong rừng sâu, đồng ruộng, sông hồ, biển cả… khắp chốn, khắp nơi. Một toán hoạt động đă nói là “chẳng giống ai”, th́ quả là “đa dạng” và có biết bao nhiêu là t́nh huống. Muốn biết, muốn phỏng vấn, phải phỏng vấn cả ngàn người. Và cũng phải phỏng vấn đủ mọi thành phần: Từ cấp chỉ huy ngồi tại TOC (trung tâm điều hành HQ). Từ MACV – MACV-SOG (Mỹ). Từ TT. Từ Bộ QP, Bộ TTM (VNCH)…cho đến mấy anh linh BK đi vào vùng địch, sát cạnh cận kề với địch quân. Hàng ngàn chuyện, hàng vạn điều – mà chỉ có riêng ai làm, người đó biết (và đó là chuyện thật về BKLH) – Toàn là những ǵ khác lạ, chẳng theo kiểu cách, qui tắc. Chẳng của ai là giống của ai. Phỏng vấn hết, th́ may ra mới thấu đáo, hiểu được, và nói được phần nào là BKLH.
Trả lời phỏng vấn, một anh bạn có thể “nổ” (nói ngoa, thổi phồng…?). Nhưng cũng có thể “không nổ” (nói thật – nói theo sự hiểu biết của ńnh, nhưng mà rất có thể là … c̣n quá nhiều hạn chế?). Để rồi đi đến “hệ lụy” là có kẻ khen, người chê. Không hết lời bàn tán. Khá là nhức nhối!...
Thôi th́ kính xin: Mọi sự do thiên. Hăy nên chờ đợi mà hỏi ông “Thiên Lôi”, may ra th́ có thể yên bề mọi chuyện.
Bookmarks