Các đồng minh của Mỹ tại châu Á lo lắng trước tuyên bố rút thỏa thuận hạt nhân của Tổng thống Trump nhưng họ có thể không có nhiều lựa chọn ngoài việc giữ im lặng và theo dơi.
Các nước châu Á phần lớn giữ im lặng trước tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) của Tổng thống Mỹ Donald Trump, hiệp ước đă kiềm chế sự gia tăng vũ khí hạt nhân trong 3 thập niên qua.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cảnh báo việc Tổng thống Trump tuyên bố rút khỏi INF mà không báo trước cho các đồng minh ở châu Á sẽ làm gia tăng mối hoài nghi về độ tin cậy của Mỹ. Naoko Aoki, thành viên về an ninh hạt nhân tại Tập đoàn RAND (tổ chức tư vấn quốc pḥng cho Lầu Năm Góc), cho biết độ tin cậy của Mỹ dựa trên hai trụ cột “năng lực và khả năng giải quyết vấn đề”.
“Có những câu hỏi xuất hiện trong các đồng minh của Mỹ về cam kết của Washington. Mỹ hầu như không thông báo cho đồng minh về các quyết định quan trọng, điều đó khiến họ cảm thấy bất an”, Aoki nói với SCMP.
TT Donald Trump tuyên bố rut Mỹ khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) tại Elko Regional Airport, Elko, Nev. ng4ay2 20/10/2018.
(Nicholas Kamm/AFP/Getty Images)
Quan ngại nhưng ít lựa chọn
Nếu các đồng minh quan trọng ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc bắt đầu nghi ngờ cam kết của Mỹ đối với các hiệp ước, họ cũng có thể đặt câu hỏi về mối quan hệ với Washington. Sam Roggeveen, giám đốc Chương tŕnh An ninh quốc tế tại Học viện Lowy ở Sydney, Australia, nói: “Nếu họ tin rằng cam kết bảo vệ của Washington không c̣n đáng tin cậy, họ có thể đánh giá lại liên minh. Điều đó có thể xảy ra nếu có cuộc khủng hoảng tại Biển Đông hoặc eo biển Đài Loan”.
Tuy nhiên, ngay cả khi việc rút khỏi INF của Tổng thống Trump làm suy yếu niềm tin và độ tin cậy, các đồng minh của Mỹ hầu như có ít lựa chọn ngoài việc giữ im lặng về những quan ngại của họ.
Mỹ rút INF, an ninh châu Á sẽ diễn biến theo chiều hướng xấu. Khi đó, dù không hài ḷng, các nước đồng minh vẫn phải dựa vào liên minh với Mỹ để đảm bảo an ninh quốc gia.
Eunjung Lim, trợ lư giáo sư tại Đại học Ritsumeikan, Kyoto, Nhật Bản nhận xét Mỹ rút khỏi INF có thể đưa ra những tín hiệu gây hiểu nhầm cho Triều Tiên. Kế hoạch phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên có thể sụp đổ.
Nếu t́nh huống đó xảy ra, Hàn Quốc không có nhiều lựa chọn khác ngoài việc tiếp tục duy tŕ liên minh với Mỹ. Nhật Bản dù cảm thấy sợ hăi họ vẫn phải “ngậm bồ ḥn làm ngọt” trước quyết định của Mỹ. Sự ràng buộc của họ đối với Mỹ là quá lớn để có thể rút khỏi liên minh với Washington.
Trung Quốc là quốc gia duy nhất ở châu Á lên tiếng phản đối tuyên bố của Tổng thống Trump. “Hiệp ước đóng vai tṛ quan trọng trong việc cân bằng quan hệ quốc tế, tiến tới giải trừ hạt nhân, bảo vệ sự cân bằng chiến lược và ổn định toàn cầu. Đơn phương rút khỏi hiệp ước sẽ gây ra tác động tiêu cực”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói.
Châu Á trước tương lai bất ổn
Châu Á, khu vực có nhiều cường quốc hạt nhân, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và gần đây là Triều Tiên. Các quốc gia này đều không tham gia INF và có thể tự do phát triển tên lửa đạn đạo tầm bắn từ 500-5.500 km.
“Nếu Mỹ chính thức rút khỏi INF, đó là một dấu hiệu cho thấy trật tự thế giới Đại Tây Dương đang sụp đổ và thời đại cạnh tranh quyền lực ở châu Á đang phát triển”, Roggeveen nói. Điểm cốt lơi là mối bận tâm của Mỹ đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc và niềm tin rằng Bắc Kinh cuối cùng sẽ thay thế Washington thành quyền lực số 1 ở châu Á.
“Nhiều khả năng chúng ta đang bước vào kỷ nguyên của cuộc đấu tranh quyền lực lớn giữa Mỹ và Trung Quốc ở châu Á. Đó vẫn là một câu hỏi mở cho dù Mỹ có quan tâm thực sự đến nguy cơ xung đột trong dài hạn hay không. Lợi ích của Mỹ ở châu Á có đủ quan trọng để chạy đua vũ trang, thậm chí cả nguy cơ chiến tranh hạt nhân với Trung Quốc”, Roggeveen nói.
T́nh h́nh căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng đă được cựu tư lệnh lực lượng quân đội Mỹ ở châu Âu, tướng Ben Hodges gợi lên với một lời cảnh báo, theo đó một cuộc xung đột vơ trang giữa Mỹ và Trung Quốc ở vùng Thái B́nh Dương hoàn toàn có thể xảy ra.
Phát biểu vào hôm qua, 24/10/2018 nhân Diễn Đàn An Ninh Vacxava (Ba Lan), tướng Hodges cho rằng chiến tranh Mỹ-Trung « có xác suất rất cao » là sẽ bùng lên trong 15 năm tới đây, cho dù khả năng tránh được không phải là không có.
Tướng Hodges, nay đă về hưu, là người từng chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu cho đến năm 2017. Hiện nay ông là chuyên gia nghiên cứu chiến lược tại Trung Tâm Phân Tích Chính Sách Châu Âu (CEPA), trụ sở tại Washington.
Tàu chiến Trung Quốc chạy cắt mặt chiến hạm Mỹ hồi đầu tháng này là một dấu hiệu về cuộc cạnh tranh quyền lực của hai nước ở châu Á. Ảnh: US Navy.
V́ Trung Quốc không bị ràng buộc bởi INF, kết quả là toàn bộ căn cứ Mỹ ở châu Á đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Trung Quốc, bao gồm cả lục địa Mỹ. Việc rút khỏi INF sẽ cho phép Mỹ tự do phát triển các tên lửa đạn đạo tầm trung nhưng trước tiên Mỹ cần thuyết phục đồng minh trong khu vực cho phép triển khai nó.
“Mỹ có thể tự do phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung nhưng thật khó để tưởng tượng Nhật Bản hay Hàn Quốc đồng ư lưu trữ vũ khí đó trên lănh thổ của họ”, nhà phân tích Roggeveen nói. Nếu Hàn Quốc hoặc Nhật Bản đồng ư cho phép Mỹ triển khai tên lửa tầm trung trên lănh thổ của họ, nó sẽ tạo kịch bản tương tự như ở châu Âu trong Chiến tranh Lạnh.
Một kịch bản khác cho tuyên bố của Tổng thống Trump là muốn Nga và Trung Quốc cùng đàm phán hiệp ước mới. Nhà phân tích Matsuda tại Viện Nghiên cứu châu Á cho biết điều này không chắc chắn trong tương lai gần.
“Hiện tại, Mỹ không có đ̣n bẩy nào, Washington không có lực lượng hạt nhân tầm trung và Bắc Kinh sẽ không bao giờ chấp nhận chỉ đàm phán về tên lửa tầm trung. Trung Quốc chắc chắn sẽ muốn đàm phán về toàn bộ kho vũ khí hạt nhân và sự cân bằng quyền lực hạt nhân không cân xứng giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay”, ông Matsuda nói.
Những vũ khí Mỹ có thể hồi sinh nếu rút khỏi hiệp ước hạt nhân
Sứ giả chiến tranh Tomahawk phiên bản phóng từ đất liền, tên lửa đạn đạo tầm trung Pershing II là những vũ khí mà Mỹ có thể hồi sinh ngay nếu rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF.
Tên lửa hành tŕnh BGM-109G Tomahawk: Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) kư kết với Liên Xô vào năm 1987. Sau khi tuyên bố này trở thành hiện thực, tên lửa hành tŕnh BGM-109G Tomahawk phiên bản phóng trên đất liền có thể là vũ khí đầu tiên được Mỹ hồi sinh.
BMG-109G từng được triển khai ở khu vực châu Âu nhằm đối phó với tên lửa đạn đạo tầm ngắn và trung của Liên Xô. Nó bị loại bỏ sau khi INF được kư kết. Tuy vậy, phiên bản Tomahawk phóng từ tàu chiến nằm ngoài phạm vi của INF tiếp tục được sử dụng cho đến hôm nay.
Tên lửa hành tŕnh Tomahawk phiên bản hải quân (trái) và phiên bản phóng từ mặt đất (phải) của Mỹ
Tomahawk phiên bản hải quân đă chứng tỏ là tên lửa hành tŕnh hàng đầu thế giới, được mệnh danh là "Sứ giả chiến tranh". Hàng ngh́n tên lửa đă được quân đội Mỹ sử dụng trong các cuộc xung đột từ những năm 1990 đến nay.
Tomahawk phóng từ đất liền và trên biển hoàn toàn giống nhau về thiết kế và công nghệ dẫn hướng, chỉ khác hệ thống khởi động. Phiên bản mặt đất được phóng nghiêng, phiên bản hải quân được phóng thẳng đứng từ ống phóng Mk41.Tomahawk là tên lửa hành tŕnh tấn công mặt đất chủ lực của quân đội Mỹ, nên việc đưa phiên bản phóng từ mặt đất trở lại hoạt động là vấn đề cực kỳ đơn giản. Xe chuyên chở, bệ phóng có thể sản xuất trở lại trong thời gian ngắn với chi phí không lớn.
Nếu Mỹ thực sự rút khỏi INF và đưa phiên bản BGM-109G trở lại hoạt động, Washington sẽ có trong tay vũ khí có khả năng răn đe rất lớn. Tomahawk với tầm bắn hơn 2.000 km có thể tấn công sâu vào bên trong lănh thổ đối phương, giúp thay đổi cán cân quyền lực ở bất kỳ nơi nào nó được triển khai.
Tên lửa đạn đạo tầm trung di động Pershing II: Đây là một lựa chọn hợp lư khác nếu Mỹ rút khỏi INF. Nó cũng bị loại bỏ sau khi INF có hiệu lực. Pershing II từng là tên lửa đạn đạo đáng sợ của quân đội Mỹ.
Pershing II là loại tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn 2 giai đoạn, tầm bắn khoảng 1.700 km và có thể mang đầu đạn hạt nhân. Điểm mạnh của nó nằm ở công nghệ dẫn hướng rất tinh vi.
Gabriel Collins thuộc Viện nghiên cứu năng lực Hàng hải Trung Quốc, Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, từng đề xuất hồi sinh tên lửa Pershing II sử dụng trên tàu chiến để đối phó chiến lược 2A/2D của Trung Quốc.
Nhà phân tích Collins lập luận tên lửa Pershing II được chế tạo vào đầu những năm 1980 nên công nghệ của nó không quá lạc hậu so với hiện tại, chỉ cần cập nhật công nghệ dẫn hướng mới Mỹ sẽ có ngay một vũ khí đáng gờm.
Bên cạnh đó, việc hồi sinh Pershing II sẽ có chi phí thấp hơn nhiều so với phát triển tên lửa mới, thời gian đưa vào sử dụng nhanh hơn, giúp Mỹ lấp đầy khoảng trống về vũ khí siêu thanh trước khi hoàn thành việc phát triển tên lửa mới.
Hiện tại, Mỹ không có tên lửa đạn đạo tầm trung phóng từ mặt đất, một khoảng trống mà các quan chức Ngũ Giác Đài nhiều lần nhấn mạnh rằng nó khiến Mỹ thất thế so với Trung Quốc ở châu Á. Tuy nhiên, nếu Mỹ hồi sinh Pershing II, hay BGM-109G sẽ kéo theo cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt.
ZingNews, RFI
Bookmarks