Lời Người Viết:
Nhà văn Kim Dung qua đời hôm 30/10 tại Hong Kong ở tuổi 94. Ảnh: SCMP
Giữa thập niên 90, tôi viết loạt bài về Kim Dung, từ nhân vật đến tác phẩm. Bài “Kim Dung, Cuộc Đời, Tác Phẩm, Nhân Vật Hư Cấu & Hiện Thực” đă đăng trong quyển Ngẫm Chuyện Nhân Sinh của tôi ấn hành năm 2004 từ trang 15 đến trang 53. Sở dĩ trong quyển nầy đăng bài viết về Kim Dung v́ trong số bài phiếm dựa vào mẩu chuyện và nhân vật hư cấu để ngẫm lại xă hội và nhân vật hiện tại. Thời điểm đó bài viết của tôi không phổ biến trên internet, sau khi ấn hành quyển sách, tôi đọc được số bài dựa trên bài viết nầy nhưng không để nguồn đă trích dẫn. Và, tôi nghĩ rằng “muôn sự của chung” bởi đây chỉ dựa trên sách, báo để tổng hợp lại.
Vào giữa thập niên 60, tôi mê truyện kiếm hiệp, không những chỉ đấm đá với nhau mà tài hoa của nhà văn Kim Dung qua ng̣i bút vơ hiệp kỳ t́nh, gọi nôm na là truyện chưởng. Với ng̣i bút tài t́nh mô tả, hư cấu nhiều mối t́nh quá đẹp, từ lăng mạn giữa thiên nhiên với cỏ cây, núi rừng, t́nh yêu thánh hóa, hy sinh vô bờ bến… đến oan trái, nghiệt ngă, thống hận… mà ở thế gian hiện hữu không thể xảy ra.
V́ ngưỡng mộ tác phẩm của ông nên tôi chọn nhân vật trong vơ Lâm Ngũ Bá để làm bút hiệu. Có vài lư do, gia đ́nh ông là nạn nhân bi thảm khi Hoa Lục bị nhuộm đỏ, trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất ở Hoa Lục, gia đ́nh ông bị quy thành phần địa chủ, cha ông bị đấu tố rồi tử h́nh. May mà năm 1948 ông sang Hồng Kông đến “vùng đất tự do” với hai bàn tay trắng để lập nghiệp. V́ vậy, năm 1966, khi cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản do Mao Trạch Đông phát động ở Hoa Lục, Kim Dung đă viết một loạt những bài xă luận lên án rằng Cách Mạng Văn Hóa “hủy diệt văn hóa và truyền thống Trung Hoa”.
Kim Dung mê nghiệp báo và cũng đa cảm… Với nhân sinh quan, kẻ ác nếu không thức tỉnh th́ hậu quả bi thảm “quả báo nhăn tiền” và người hiền, trải qua bao sóng gió, bất hạnh rồi được yên lành. Có những nhân vật chịu phải nghịch cảnh, hy sinh để bảo vệ thanh danh, ḍng giống…
Một số nhà văn, nhà báo đă chọn nhân vật thiện lẫn ác trong tác phẩm của Kim Dung để làm bút hiệu. Hư Trúc (Nguyên Sa), Kha Trấn Ác (Chu Tử), Kiều Phong (Lê Tất Điều), Hoàng Dược Sư (Đông Duy)… Lăo Ngoan Đồng, Đoàn Dự, Mai Siêu Phong…
Nửa thế kỷ trước, tác phẩm Kim Dung trở thành hiện tượng với người dân miền Nam VN. Nhà văn Hiếu Chân với Bàn Về Tiểu Thuyết Vơ Hiệp, 1967.
Nhà báo Nguyễn Viết Khánh, Tiểu Thuyết Tàu Trên Báo Chí Việt, 1968. Nhà văn Nguyễn Mộng Giác, Nỗi Băn Khoăn Của Kim Dung, 1971. Nhà giáo Lưu Trung Khảo, Đi Vào Thế Giới Kiếm Hiệp, 1965. Tác phẩm Vô Kỵ Giữa Chúng Ta hay là Hiện Tượng Kim Dung, của Đỗ Long Vân, NXB Tŕnh Bày, Sài G̣n, 1968 rất ăn khách.
Khi tôi đọc tác phẩm “Các Ẩn Số Chính Trị trong tiểu thuyết vơ hiệp Kim Dung” của GS Nguyễn Ngọc Huy, mới hiểu được dụng ư của Kim Dung mà sự nhận xét của tôi chưa bao giờ nghĩ đến. GS Nguyễn Ngọc Huy là vị thầy dạy môn Chính Trị Học khi c̣n là Sinh Viên Sĩ Quan ở quân trường tại Đà Lạt, vị thầy uyên bác thông suốt cổ kim, Đông Tây.
Theo các bản tin phổ biến trên internet, nhà văn Kim Dung qua đời vào Thứ Ba ngày 30/10/2018 tại Bệnh Viện & Viện Điều Dưỡng Hồng Kông (trùng ngày người t́nh là cựu minh tinh Hạ Mộng mất cách đây đúng 2 năm (16/2/1933 – 30/10/2016).
Để tưởng nhớ nhà văn tạo dựng ra nhân vật mà tôi mang bút hiệu, đăng lại bài viết trước đây về ông.
Tất cả bài viết feuilleton của Kim Dung đăng trên nhật báo, và sau đó in thành sách: Thư Kiếm Ân Cừu Lục (1955) - Bích Huyết Kiếm (1956) - Anh Hùng Xạ Điêu (1957) - Thần Điêu Hiệp Lữ (1959) - Tuyết Sơn Phi Hồ (1959) - Phi Hồ Ngoại Truyện (1960) - Bạch Mă Khiếu Tây Phong (1961) - Uyên Ương Đao (1961) - Ỷ Thiên Đồ Long Kư (1961) - Liên Thành Quyết (1963) - Thiên Long Bát Bộ hay Lục Mạch Thần Kiếm (1963) - Hiệp Khách Hành (1965) - Tiếu Ngạo Giang Hồ (1967) - Lộc Đỉnh Kư (1969-1972) - Việt Nữ Kiếm (truyện ngắn, 1970). (VTrD, Little Saigon Nov, 30)
Kim Dung, Cuộc Đời, Tác Phẩm, Nhân Vật Hư Cấu & Hiện Thực
Vào thập niên 40, tiểu thuyết vơ hiệp được xuất hiện ở Việt Nam bàng bạc qua sách báo nhưng chưa tạo được thế đứng trong giới thưởng ngoạn. Ở Đài Loan và Hồng Kông, Kim Dung không phải là nhà văn tiên phong về loại tiểu thuyết đem vơ nghệ trong thế giới vơ lâm tạo thành tác phẩm - tiểu thuyết kiếm hiệp, vơ hiệp kỳ t́nh, chưởng - nhưng ông là người đă đưa bộ môn nầy lên đỉnh vinh quang. Những cây bút trong tiểu thuyết vơ hiệp như Trương Mộng Hoàn, Nghê Khuông, Cổ Long, Gia Cát Thanh Vân, Ngọa Long Sinh, Lương Vũ Sinh, Mộ Dung Mỹ, Nam Kim Thạch, Độc Cô Hồng, Liễu Tân Dương, Trần Thanh Vân... xuất hiện cùng thời điểm với Kim Dung nhưng ng̣i bút của Kim Dung như kiếm khách tuyệt luân đem thế giới giang hồ trong vơ lâm vào ngôn ngữ văn chương.
Tên ông đă gắn liền với bộ môn tiểu thuyết kiếm hiệp bởi bề dày của tác phẩm và được phát hành rộng răi khắp thế giới. Theo con số thống kê ở Hồng Kông vào cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, trong thị trường đọc chữ Hán trên thế giới, sách của ông đă tiêu thụ hàng trăm triệu bản. Tại Đài Loan, theo con số công bố của tạp chí People, tháng 10 năm 1994, trong ṿng gần 5 năm từ 1990 đến 1994, Kim Dung đứng dầu trong danh sách 10 tác giả có số lượng bản in bán nhiều nhất với 4 triệu 200.000 bản, trong khi Quỳnh Giao đứng thứ tám với 600.000 bản.
Tại Trung Cộng, khi tác phẩm Kim Dung được phổ biến, trong năm 1985, nhà xuất bản ở Thiên Tân mua được bản quyền để in và bán ra với số lượng 40 triệu bản.
Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng như Đại Hàn, Nhật Bản, Thái Lan, Mă Lai, Ư, Tây Ban Nha, Nga, Anh, Pháp...
Ở Việt Nam, theo bài viết của Hồ Tây th́ vào cuối năm 1960, có thêm các tờ báo ra đời, đó là tờ Đồng Nai, Saigon Mai, Tiếng Dân, Mới, Dân Việt. Để có độc giả, Cao Giao hỏi ư kiến Vũ Khắc Khoan về truyện kiếm hiệp mà đi đâu Vũ Khắc Khoan đều kể là mê lắm... Cao Giao đặt Tiền Phong dịch bộ Bích Huyết Kiếm đăng trên tờ Đồng Nai, Đồ Mập dịch Anh Hùng Xạ Điêu cho tờ Dân Việt, Văn Giang thấy hai tờ báo kia có tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung nên nhờ Vũ Tài Lục và Hải Âu Tử dịch Thần Điêu Hiệp Lữ cho tờ Mới... Khi Tiền Phong Từ Khánh Phụng dịch Cô Gái Đồ Long (Đồ Long Đao, Ỷ Thiên Kiếm) trên nhật báo Đồng Nai, thu hút độc giả khá đông, ở đâu cũng bàn tán từng nhân vật vừa ly kỳ, hấp dẫn. Năm 1962, Hồ Tây và Tiền Phong sang Hồng Kông gặp Kim Dung để bàn thảo về vấn đề chuyển dịch.
Sau đó, dịch giả Hàn Giang Nhạn, Phan Cảnh Trung, Lăo Sơn Nhân, Từ Khánh Vân nhập cuộc, tác phẩm của Kim Dung xuất hiện trên nhiều tờ báo ở Sài G̣n với Hiệp Khách Hành, Vơ Lâm Ngũ Bá, Thiên Long Bát Bộ, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Lộc Đỉnh Kư... Hầu hết các nhật báo ở Sài G̣n đều tranh nhau đăng tiểu thuyết vơ hiệp, tạo thành hiện tượng Kim Dung. Và, hầu hết tác phẩm của Kim Dung đă được in thành sách trước năm 1975...
Khi Cô Gái Đồ Long đă làm độc giả say mê th́ Đỗ Long Vân đă viết quyển Vô Kỵ Giữa Chúng Ta hay Hiện Tượng Kim Dung, được ghi nhận là tác phẩm đầu tiên ở Việt Nam viết về Kim Dung. Sau hai năm 1967-1968, Tiếu Ngạo Giang Hồ tung hoành trên làng báo Sài G̣n, nhà báo Trần Việt Sơn chuyên về b́nh luận chính trị trên tờ Chính Luận đem ư nghĩa câu chuyện với h́nh ảnh Ngũ Nhạc Kiếm Phái của chính giáo đă thiếu tinh thần đoàn kết để đối đầu với Triêu Dương Thần Giáo của tà giáo và rút ra bài học cho công cuộc đấu tranh trong giai đoạn hiện tại.
Miền Nam Việt Nam là môi trường phổ biến tác phẩm Kim Dung rộng răi và có ảnh hưởng sâu rộng nhất v́ tên tuổi nhiều nhân vật hư cấu trong tác phẩm của ông đă trở thành quen thuộc trong lúc đó, có nhiều tác phẩm vơ hiệp khác của các tác giả ở Đài Loan và Hồng Kông cũng được phổ biến nhưng h́nh như không được đề cập, bàn thảo.
Qua quá tŕnh xuất hiện tác phẩm của Kim Dung hằng ngày dưới dạng “feuilleton”, ngoài lănh vực phổ biến qua sách báo, c̣n được thực hiện thành phim, video... với tác phẩm, với nhân vật, phổ biến rộng răi khắp năm châu. Cuối thập niên 60, ở Pháp và Hoa Kỳ đă có Hội Nghiên Cứu Kim Dung; từ đó đến nay, nhiều nước đă thành lập Hội Nghiên Cứu Kim Dung, trong đó ở Đài Loan, Hội Nghiên Cứu Kim Dung có trên 60,000 hội viên.
Ḍng Đời
Nằm cạnh sông Tiền Đường, Hải Ninh thuộc tỉnh Triết Giang, miền duyên hải phía Đông Trung Hoa nổi tiếng với danh lam non nước hữu t́nh và cũng là nơi xuất hiện nhiều nhân tài, địa linh nhân kiệt. Nơi đó, trên cổng vào từ đường ḍng họ Tra, treo câu đối của vua Càn Long ca ngợi gốc gác và danh giá họ Tra: “Đường Tống dĩ lai cư tộc. Giang Nam hữu sổ nhân gia”.
Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh ngày 8 tháng 2 năm 1924, ở trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, tỉnh Triết Giang. Họ Tra thuộc gia đ́nh khoa bảng, vọng tộc lưu danh qua nhiều đời. Kim Dung là người thứ hai trong số sáu anh chị em. Thân mẫu ông là cô họ thi hào Từ Chí Ma, thuộc ḍng dơi vọng tộc thế gia ở Hải Ninh. Chẳng may bà qua đời lúc ông c̣n niên thiếu và được mẹ kế là Cổ Tú Anh nuôi dạy cho đến lúc trưởng thành.
Ḍng họ Tra nổi tiếng với thư viện gia đ́nh Tra Thị Tàng Thư, lưu trữ sách từ nhiều đời; tiếp nối truyền thống của tổ tiên, từ nhỏ, Tra Lương Dung ham đọc sách nên đó cũng là môi trường thuận lơi để ông học hỏi, t́m ṭi.
Thuở nhỏ, ông học tiểu học ở Viên Hoa, được đánh giá thông minh, chăm chỉ. Năm lên tám tuổi, ông đọc bộ tiểu thuyết đầu tiên là bộ Hoang Giang nữ hiệp của Cố Minh Đạo (1897-1944), đọc Giang Hồ Kỳ Hiệp của B́nh Giang Bất Tiếu Sinh trên tạp chí Hồng Mai Khôi, Cận Đại Hiệp Nghĩa Anh Hùng trên tờ Trinh Thám Thế Giới... thấy say mê nên từ đó đă có mộng sẽ viết về bộ môn này.
Kim Dung trưởng thành trong giai đoạn chiến tranh Trung - Nhật bùng nổ dữ dội và quân đội Nhật đă xâm lăng từ Măn Châu dần đến những tỉnh, thành khác dọc theo duyên hải Trung Hoa, bên cạnh đó, cuộc chiến Quốc - Cộng ngày càng lan rộng đưa đất nước vào cảnh lầm than, đầy biến động.
Năm 1937, mới 13 tuổi, mới học năm thứ ba trung học ở huyện Gia Hưng, ông đă cả gan viết một cuốn sách Dành Cho Người Thi Vào Sơ Trung, Tra Lương Dung biên soạn, nhà xuất bản ở Triết Giang ấn hành, được nhiều người trong mấy tỉnh lân cận mua đọc. Có thể nói đó là tác phẩm đầu tay của ông.
Hai năm sau, khi lên Liên Hợp Cao Trung, ông viết thêm cuốn Hướng Dẫn Thi Vào Cao Trung, sách cũng được xuất bản và mọi người đều nghĩ đó là nhà giáo, không ngờ đó là cậu học tṛ tuổi mới mười lăm.
Đến năm 1940, khi c̣n đang học năm cuối bậc Trung Học, v́ t́nh h́nh chiến sự sôi động, ông phải tản cư qua nhiều phủ huyện.
Cũng năm đó, ông viết bài cho bích báo với truyện trào phúng dưới nhan đề Cuộc Du Hành Của Alice (dựa theo truyện Alice in Wonderland) có ư châm biếm nhân vật Thẩm Nải Xương, Chủ Nhiệm ban Huấn Đạo, h́nh ảnh “con rắn đeo kính” độc đoán, thủ cựu, khắc khe thái quá nên ai cũng chán ghét... nên bị nhà trường đuổi học. Kim Dung chuyển sang học tại trường Cù Châu, mùa hạ năm 1941, chứng kiến h́nh ảnh rất bất b́nh khi thấy thấy giáo ỷ vào uy quyền của ḿnh nên chửi cậu học tṛ, c̣n nổi giận muốn hành hung. Kim Dung viết bài Một Sự Ngông Cuồng Trẻ Con, bài được đăng trên Đông Nam nhật báo, gây xôn xao cả trường Cù Châu. Nhờ bài báo nầy, Kim Dung được nhà báo Trần Hướng B́nh đến trường t́m hiểu; sau nầy Đông Nam nhật báo dời về Hàng Châu, Kim Dung gặp lại Trần Hướng B́nh và dấn thân vào nghiệp dĩ trong làng báo.
Năm 1942, Kim Dung dịch một phần trong Kinh Thi sang tiếng Anh và biên soạn tự điển Anh-Hán bỏ túi.
Năm 1944, ông thi đậu vào Học Viện Chính Trị Trung Ương của Quốc Dân Đảng tại thủ phủ Trùng Khánh nhưng trong thời kỳ nầy có sự tranh chấp giữa các sinh viên với nhau, Kim Dung tham dự vào “cuộc chiến” và không hưởng ứng lời cam kết với quy ước “tham gia quân đội” nên ông bị khai trừ. Nhờ người anh họ làm việc tại thư viện trung ương, ông được làm việc ở đó, có th́ giờ đọc nhiều sách viết về phiêu lưu, mạo hiểm bằng tiếng Anh, và những truyện đó đă ảnh hưởng mạnh đến lối hành văn của ông sau này. Ông cùng hai người bạn cũng trong hoàn cảnh khó khăn nhưng cố gắng ra đời tạp chí Thái B́nh Dương, báo đă tiêu thụ hết nhưng gặp thời buổi leo thang, không có vốn liếng để tiếp tục nên mộng ước đành tan vỡ.
Ông vượt đường trường đến nông trường Tương Tây ở nơi xa để thử thách với cuộc sống khác. Sau Đệ Nhị thế chiến, khi Nhật thua trận, rút khỏi Trung Hoa, ông quay trở về cố hương Hải Ninh, với niềm ước mong của song thân theo truyền thống khoa bảng gia đ́nh nhưng Kim Dung đă không đáp ứng được điều đó nên hội ngộ cùng thân nhân trong thời gian ngắn và t́m cách ra đi. Ông qua Hàng Châu làm kư giả cho tờ Đông Nam nhật báo, nhưng không lâu, ông lại sang Thượng Hải ghi tên học luật, ngành Quốc Tế Công Pháp ở Đại Học Đông Ngô. Bước vào đại học nhưng với niềm ước mong trong nghiệp báo, gặp thời cơ ông là một trong ba người trong toàn quốc đậu kỳ thi tuyển phiên dịch pháp luật của Đại Công Báo.
Ngày 15 tháng 3 năm 1948, khi tờ Đại Công Báo tái bản tại Hương Cảng, ông được cử sang làm việc tại đây. Trên đường từ Thượng Hải đến Hồng Kông, Kim Dung cho biết vốn liếng chỉ có 10 Mỹ kim, mượn của người bạn đồng hành, làm lộ phí. Tháng 11 năm 1949, ông viết một bài dài nhan đề “Quyền Tư Hữu Của Hoa Kiều Theo Luật Quốc Tế” và từ đó chuyên viết về bộ môn Công Pháp Quốc Tế.
Năm 1950, sau khi Cộng Sản chiếm được Trung Hoa, ở Hồng Kông, ông trở lại Bắc Kinh với tham vọng vai tṛ của nhà ngoại giao như đă mộng ước nhưng lư lịch bản thân gia đ́nh tư sản nên bị từ chối. Đồng thời gia đ́nh ông bị qui tội vào thành phần địa chủ, cha ông bị đem ra đấu tố, tử h́nh nên từ đó ông không c̣n liên lạc với gia đ́nh được nữa.
Đến năm 1952, ông sang làm việc cho tờ Tân Văn Báo, viết phiếm luận. Cũng thời gian này, ông có viết một số truyện phim chẳng hạn như Lan Hoa Hoa, Tuyệt Đại Giai Nhân, Tam Luyến, Hữu Nữ Hoài Xuân.... Ông kư bút hiệu là Lâm Hoan và Diêu Linh Lan.
Thời gian Kim Dung và Lương Vũ Sinh làm việc ở báo Tân Văn, được La Phù, chủ biên, mớm cho ông con đường đi vào tiểu thuyết vơ hiệp. Năm 1953, Lương Vũ Sinh đă xuất chiêu trước với Long Hổ Đấu Tinh Hoa, thu hút độc giả, đem lại kết quả tốt đẹp làm cho các báo khác lưu tâm.
Năm 1955, Hương Cảng Thương Báo nhờ La Phù t́m giúp tay viết tiểu thuyết vơ hiệp, La Phù đă lưu tâm Kim Dung trước đây, có cơ hội để giới thiệu cho ông vung bút và bộ truyện đầu tay của ông là Thư Kiếm Ân Cừu Lục (Thư Kiếm Giang Sơn) với bút hiệu Kim Dung, được đăng hàng ngày trên nhật báo Tân Văn, mỗi ngày khoảng một ngh́n chữ, kéo dài trong hai năm. Được độc giả ái mộ, tên tuổi Kim Dung được nổi hơn Lương Vũ Sinh, khi in thành sách, ở Nam Dương thực hiện thành phim trên truyền h́nh, tên tuổi ông lại được chấp cánh bay cao.
Năm 1956, ông bắt đầu viết tác phẩm thứ hai là Bích Huyết Kiếm, xuất hiện trên Hương Cảng Thương Báo, lúc nầy tiểu thuyết vơ hiệp như làn gió mới thu hút độc giả mỗi ngày càng nhiều.
Năm 1957, ông bỏ viết báo quay sang làm việc cho công ty điện ảnh Trường Thành, vài truyện phim được thực hiện như Ba Mối T́nh, Đừng Bỏ Anh, Tiếng Đàn Khuya nhưng vẫn tiếp tục phóng bút với Tuyết Sơn Phi Hồ, thấy ăn khách, ông viết Phi Hồ Ngoại Truyện, bối cảnh câu chuyện lại xảy ra trước Tuyết Sơn Phi Hồ.
Nắm được thị hiếu của độc giả, năm 1959 và 1960, ba tạp chí chuyên về vơ hiệp ra đời ở Hồng Kông: Vơ Hiệp Tiểu Thuyết Chu Báo, Vơ Hiệp Thế Giới, Vơ Hiệp & Lịch Sử. Kim Dung xuất hiện trên Vơ Hiệp & Lịch Sử với Anh Hùng Xạ Điêu (Xạ Điêu Anh Hùng truyện) với diễn biến trong thời kỳ Thành Cát Tư Hăn của lịch sử Trung Hoa bên cạnh các nhân vật hư cấu như Đông Tà, Tây Độc, Bắc Cái, Nam Đế, Trung Thần Thông... làm mê hoặc độc giả.
Khi các nhân vật trong Vơ Lâm Ngũ Bá (Anh Hùng Xạ Điêu tiền truyện) xuất hiện trên trang báo, cơn sốt về Kim Dung như bùng dậy với từng khuôn mặt và t́nh tiết được bàn tán xôn xao. Tác phẩm Thần Điêu Hiệp Lữ được xuất hiện ở Việt Nam vào thập niên 60 với tựa đề Thần Điêu Đại Hiệp chưa được chuẩn xác v́ chữ “Lữ” có nghĩa là đôi bạn chân t́nh Dương Qua - Tiểu Long Nữ.
Sau năm tháng dấn thân qua nhiều tờ báo từ đại lục sang Hồng Kông, Kim Dung muốn tạo dựng cho ḿnh con đường độc lập nên cùng người bạn học là Thẩm Bảo Tân cho ra đời tờ Minh Báo. Nhật báo chỉ có 4 trang, khổ tabloid, trang ba độc quyền với tiểu thuyết vơ hiệp của Kim Dung. Ngày 20 tháng 5 năm 1959, Minh Báo tŕnh làng với Thần Điêu Hiệp Lữ, câu chuyện tiếp nối của Anh Hùng Xạ Điêu, mỗi ngày khoảng 2000 chữ và xuất hiện liên tục trong 3 năm. Tờ báo mỏng manh giữa rừng báo ở Hồng Kông nhưng nhờ Thần Điêu Hiệp Lữ tung hoành trên chốn giang hồ nên Minh Báo càng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Thời gian đầu ra tờ Minh Báo, vợ chồng Kim Dung sống trong hoàn cảnh khó khăn, tất cả vốn liếng dồn vào tờ báo nhằm duy tŕ sự sống c̣n.
Tuy dốc tâm vào việc sáng tác tiểu thuyết nhưng Kim Dung vẫn giữ c̣n dành thời giờ cho phần b́nh luận trên tờ Minh Báo rất sâu sắc.
Trước thập niên 50, Kim Dung có “mối dây liên hệ” với vài khuôn mặt của Cộng Sản ở đại lục nên có khuynh hướng thiên tả v́ vậy ông đă cộng tác với Đại Công Báo trong suốt 10 năm ở Hồng Kông.
Sau thời gian được tin gia đ́nh ông bị bạc đăi và mất liên lạc, ông đă thay đổi lập trường nên trong suốt hai năm Minh Báo ra đời 1959, 1960, với lập trường thiên hữu có những bài bút chiến kịch liệt với tờ báo thiên tả Đại Công Báo. Đứng trên quan điểm chính trị, ng̣i bút b́nh luận sâu sắc của ông đă nâng cáo giá trị tờ Minh Báo. Năm 1957, Kim Dung không cón cộng tác với hai tờ báo khuynh tả là Đại Công Báo và Trường Thành Họa Báo để tham gia vào tổ chức Tự Do Báo Nghiệp Hiệp Hội.
. . .
Vương Trùng Dương (VOA việt ngữ)
Bookmarks