Bắc Kinh không muốn vụ CFO Huawei 'bẻ lái' đàm phán Mỹ - Trung
Việc con gái người sáng lập tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc bị bắt giữ tại Canada làm dấy lên lo lắng về đàm phán thương mại Mỹ - Trung, vốn vừa được khơi thông không lâu.
Trung Quốc đang cố gắng tách vụ giám đốc tài chính (CFO) tập đoàn Huawei Mạnh Văn Châu bị bắt giữ tại Canada khỏi các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ. Trong khi đó, Washington đang gửi tín hiệu xem vụ việc như lá bài mặc cả trong đối thoại giữa hai nước, theo South China Morning Post.
Phủ nhận mối liên hệ
Ông Cao Phong, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, ngày 6/12 nói ông không có bất kỳ thông tin nào về vụ việc liên quan đến bà Mạnh. Ông cũng cho biết Trung Quốc tự tin sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại với Mỹ trong thời hạn 90 ngày "đ́nh chiến" được hai bên thống nhất hôm 1/12.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng phủ nhận việc tồn tại mối liên hệ trực tiếp giữa vụ bắt giữ CFO Huawei với đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Bắc Kinh cũng yêu cầu Canada và Mỹ giải tŕnh về vụ bắt giữ và lập tức trả tự do cho bà Mạnh.
"Đối với đàm phán thương mại Mỹ - Trung, như tôi đă nói trong 2 ngày qua, các bên đang đẩy nhanh đối thoại nhằm đạt được một thỏa thuận cả hai cùng thắng trong thời gian sớm nhất có thể", ông Cảnh cho biết.
Những phản ứng chừng mực của Bắc Kinh trái ngược với thái độ cứng rắn của truyền thông nhà nước tại Trung Quốc. Global Times đăng tải một bài xă luận gọi vụ bắt giữ bà Mạnh Văn Châu là hành động hung hăng "đáng ghê tởm" của Washington nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.
Bài viết cho rằng việc bà Mạnh bị bắt giữ vào ngày 1/12 ở Vancouver, Canada, trùng ngày diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh sau hội nghị G20, "đă vi phạm trắng trợn sự đồng thuận mà hai nhà lănh đạo đạt được tại Argentina".
"Chúng ta vẫn chưa rơ liệu vụ việc có phải là hành động phối hợp giữa giới chức Mỹ và lực lượng chấp pháp sở tại, hay là hệ quả từ sự rối loạn chính sách giữa các bộ, ngành của Mỹ", bài viết nhận định, đánh giá Bắc Kinh đang phải đối mặt với "tṛ chơi quyền lực" phức tạp ở Washington.
Ở chiều ngược lại, trả lời trên NPR, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton tiết lộ những hăng công nghệ lớn như Huawei sẽ là một "nội dung lớn" trong đàm phán thương mại giữa Washington và Bắc Kinh. Ông không nói cụ thể vụ việc bà Mạnh có nằm trong khuôn khổ các cuộc đối thoại sắp tới hay không.
"Huawei là một công ty mà Mỹ đang lo ngại. Cũng c̣n nhiều công ty khác nữa. Tôi nghĩ vấn đề này sẽ là một nội dung lớn trong tiến tŕnh đàm phán mà Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập đă nhất trí ở Buenos Aires", ông Bolton nhấn mạnh.
Tính toán của Mỹ?
Các cơ quan Mỹ đang điều tra nghi án Huawei vi phạm những lệnh trừng phạt của nước này cấm bán công nghệ cho Iran. Gă khổng lồ ngành viễn thông Trung Quốc đă phủ nhận việc công ty hay cá nhân bà Mạnh có bất kỳ hành vi nào vi phạm gói trừng phạt Iran.
Nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc nhận định vụ bắt giữ bà Mạnh Văn Châu, con gái người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, là một phần kế hoạch của Washington muốn Bắc Kinh nhượng bộ nhiều hơn trong đàm phán thương mại.
Lưu Vệ Đông, chuyên gia về các vấn đề quan hệ Mỹ - Trung tại Học viện Khoa học Xă hội Trung Quốc, chỉ trích vụ bắt giữ đă được Washington tính toán từ trước nhằm tăng cường vị thế đàm phán với Bắc Kinh.
"Chúng ta sẽ nh́n thấy nhiều vụ việc tương tự trong ṿng 3 tháng tới, nhắm vào các công ty nhà nước và cá nhân Trung Quốc, tạo thêm lực đẩy cho phía Mỹ", ông Lưu dự đoán.
Như đă nói trên, ông Bolton khẳng định đă được Bộ Tư pháp Mỹ báo trước về kế hoạch bắt giữ bà Mạnh. Tuy nhiên, ông nói cá nhân không biết liệu Tổng thống Trump có biết trước về vụ việc hay không. Trong khi đó, một quan chức giấu tên tại Nhà Trắng ngày 7/12 khẳng định vụ bắt giữ là kế hoạch riêng của Bộ Tư pháp Mỹ và Tổng thống Trump lẫn các cố vấn trong Nhà Trắng đều không được báo trước.
Cá nhân ông Trump chưa có phản ứng về vụ bắt giữ CFO Huawei. Phát ngôn mới nhất của ông trên Twitter chỉ bày tỏ sự lạc quan về đàm phán thương mại Mỹ - Trung.
"Đối thoại với Trung Quốc đang diễn ra rất tốt đẹp", ông đăng ḍng tweet vào lúc 5h13 ngày 7/12 (giờ địa phương) và không đả động đến vụ bắt giữ đang gây tranh căi.
Trong khi đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đă lên tiếng phủ nhận động cơ chính trị đằng sau quyết định bắt giữ bà Mạnh Văn Châu. Ông khẳng định cơ quan chấp pháp nước này đă hành động độc lập và không có sự can thiệp chính trị hay can thiệp nào khác, theo AFP. Ông từ chối b́nh luận thêm về vụ việc và các hoạt động của Huawei tại Iran.
Một nước cờ
Theo New York Times, vụ bắt giữ bà Mạnh đáp ứng một loạt mục tiêu đối ngoại lớn của chính quyền Trump, trong đó có cuộc chiến trong lĩnh vực công nghệ và các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran.
Washington gần đây đẩy mạnh nỗ lực kiềm chế sự thống trị toàn cầu của Huawei thông qua các thiết bị mạng viễn thông, với lư do lo ngại rằng các thiết bị này có thể được sử dụng cho mục đích gián điệp của Bắc Kinh.
Các quan chức Mỹ c̣n t́m cách thuyết phục các quốc gia khác hạn chế liên doanh với Huawei v́ lư do an ninh. Huawei từ lâu bác bỏ các cáo buộc của Mỹ, nói rằng hệ thống của hăng này an toàn không khác ǵ các công ty viễn thông phương Tây.
Động thái phần nào thể hiện lo ngại của Mỹ với sự trỗi dậy của các tập đoàn khổng lồ Trung Quốc. Trong khi Mỹ từ lâu đă chiếm ưu thế trong ngành công nghệ, th́ các công ty Internet của Trung Quốc và các nhà sản xuất thiết bị viễn thông khác, như Huawei, đang phát triển nhanh chóng với sự hỗ trợ từ chính phủ.
Tổng thống Trump đă gắn an ninh quốc gia với sự phát triển công nghệ như hệ thống mạng không dây, cũng như có chính sách bảo vệ các công ty công nghệ trong nước.
Vào tháng 3, ông Trump đă bác thương vụ 117 tỷ USD mà Broadcom, nhà sản xuất chip có trụ sở tại Singapore, mua công ty công nghệ Mỹ Qualcomm, với lư do lo ngại an ninh quốc gia và khả năng vụ việc tạo cơ hội cho các công ty Trung Quốc, đặc biệt là Huawei, nhảy vọt trong thời gian tới.
Bà Mạnh bị phía Canada bắt giữ vào ngày 1/12 theo yêu cầu của chính phủ Mỹ với cáo buộc bà vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Nhà Trắng cũng tập trung thắt chặt và thực thi các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran, chỉ vài tháng sau khi ông Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận đa phương nhằm “đóng băng” chương tŕnh hạt nhân của Iran.
Tháng trước, Mỹ đă áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm chặn hoàn toàn xuất khẩu dầu và làm tê liệt nền kinh tế Iran dù Trung Quốc là một trong số ít các quốc gia được phép tiếp tục mua dầu trong sáu tháng.
Wall Street Journal dẫn lời nguồn thạo tin cho biết năm 2007 bà Mạnh là trợ lư hội đồng quản trị cho Skycom Tech, công ty thuộc sở hữu của Huawei có trụ sở tại Hong Kong và hoạt động tại Iran. Đến tháng 2/2008, bà Mạnh trở thành giám đốc của Skycom Tech và từ chức vào tháng 4 năm sau.
Công ty này giờ đây được đặt dưới sự giám sát của chính quyền Mỹ.
ZingNews
Bookmarks