Results 1 to 9 of 9

Thread: Giới khoa học lên án thí nghiệm tạo ra em bé đổi gien tại TQ

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,489

    Giới khoa học lên án thí nghiệm tạo ra em bé đổi gien tại TQ



    Vụ một nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố đă tạo ra được 2 em bé chỉnh sửa gien đầu tiên trên thế giới đă bị các nhà khoa học ngay tại Trung Quốc và trên thế giới đồng loạt lên án, xem đây là một hành động « trái với đạo lư » và « nguy hiểm ».


    Trong một đoạn video được công bố ngày 26/11, nhà nghiên cứu Hạ Kiến Khuê tuyên bố cặp em bé song sinh đă ra đời vài tuần trước. Ông nói các em đều có ADN được chỉnh sửa để kháng nhiễm HIV.
    Thông tin này châm ng̣i một cuộc tranh căi dữ dội trong cộng đồng học thuật. Một số chuyên gia hoài nghi kết quả cuộc thử nghiệm của ông Hạ.
    Nhiều nhà khoa học lên án chương tŕnh thí nghiệm vi phạm các chuẩn mực đạo đức. Thử nghiệm biến đổi gen trên con người và các yếu tố có khả năng di truyền vẫn c̣n bị cấm tại nhiều nước.
    Nghiên cứu của ông Hạ Kiến Khuê đă vấp phải vô số chỉ trích từ giới học giả và các học viện ngay tại Trung Quốc. Nhiều người đặt dấu hỏi về tính xác thực trong các tuyên bố táo bạo của nhà khoa học từng làm việc ở Stanford, Mỹ.


    Nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khuê (He Jiankui), đang giới thiệu cuốn sách của ông, tựa "Gien của con người", Thẩm Quyến, Quảng Đông, ngày 04/08/2016 REUTERS

    Hôm 26/11/2018, trên mạng Youtube, bác sĩ Hạ Kiến Khuê ( He Jiankui ), giáo sư của Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam, thành phố Thẩm Quyến, thông báo là cách đây vài tuần, 2 em bé song sinh có gien được chỉnh sửa để miễn nhiễm virus SIDA đă chào đời. Ông nói thêm rằng bố của 2 em bé này là một người bị nhiễm HIV. Các nhà khoa học Trung Quốc đặt tên cho 2 bé gái được chỉnh sửa gien là “Lulu" và "Nana”.
    Giáo sư Hạ Kiến Khuê cho biết ông đă sử dụng kỹ thuật CRISPR-Cas9, c̣n gọi là kỹ thuật « cắt dán gien », cụ thể là cắt bỏ và thay thế một phần bộ gien, giống như ta sửa lỗi đánh máy trên máy vi tính. « Lulu » và « Nana » được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm từ một phôi đă được chỉnh sửa gien trước khi được cấy vào tử cung của người mẹ.

    Thật ra th́ kỹ thuật CRISPR-Cas9 đă có từ lâu, nhưng cho tới nay, chưa một nhà khoa học nào dám sử dụng trên con người, v́ không ai có thể dự đoán được tác động của việc chỉnh sửa gien như vậy.
    Hiện giờ chưa có nguồn tin độc lập nào xác nhận thông báo nói trên, v́ kết quả thí nghiệm của nhóm giáo sư Hạ Kiến Khuê chưa được đăng trên một tạp chí khoa học nào. Thực hư thế nào chưa biết, nhưng thông báo của Hạ Kiến Khuê đă gây phản ứng mạnh từ giới khoa học tại Trung Quốc, kể cả từ những đồng nghiệp của vị giáo sư này trong Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam.

    Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde gởi về bài tường tŕnh:
    « Chính Hội nghiên cứu sinh học tế bào Trung Quốc là tổ chức đầu tiên lên tiếng. Trong một thông báo với những lời lẽ nghiêm khắc, hiệp hội đặt trụ sở tại Thượng Hải cho rằng cuộc thí nghiệm này là trái với các chuẩn mực đạo đức, là một hành động cá nhân nguy hiểm, giống như là vượt qua một đường dây điện cao thế. Họ yêu cầu phải trừng phạt tác giả cuộc thí nghiệm này.
    Giới học giả cũng có phản ứng tương tự. Trong một bức thư ngỏ công bố hôm qua, hàng trăm nhà nghiên cứu đă lên án một dự án hoàn toàn không tuân thủ các nguyên tắc của đạo lư y sinh học và xem hành vi của bác sĩ Hạ Kiến Khuê là điên rồ.
    Nhà sinh học của Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam, thành phố Thẩm Quyến dường như cũng đă bị chính pḥng thí nghiệm của ông bỏ rơi. Cựu giám đốc bệnh viện tư Harmonicare, nơi mà Hạ Kiến Khuê làm nghiên cứu, khẳng định là ông không hề kư giấy cho phép cuộc thí nghiệm.
    Vụ này cũng đă bị công luận Trung Quốc lên án. Sau khi hoan nghênh một bước tiến quan trọng của nền khoa học Trung Quốc, các mạng xă hội hôm nay đă thay đổi thái độ hoàn toàn. Nhiều cư dân mạng bày tỏ quan ngại cho t́nh trạng sức khỏe của « Lulu » và « Nana », hai em bé song sinh mà bác sĩ Hạ Kiến Khuê đă chỉnh sửa gien để, theo ông, giúp cho hai bé này được miễn nhiễm suốt đời với virus HIV. »

    Nhiều nhà khoa học trên thế giới chỉ trích gay gắt dự án thí nghiệm của ông Hạ. Nhiều chuyên gia đầu ngành về nghiên cứu di truyền nói ông Hạ và cộng sự đă hành động thiếu trách nhiệm v́ những em bé được điều chỉnh gen sẽ đối mặt với vô số rủi ro mà khoa học không thể lường trước được.
    Tiến sĩ Sarah Chan, thuộc đại học Edimbourg, được hăng tin AFP trích dẫn hôm nay, cho rằng thí nghiệm này gây ra « những quan ngại nghiêm trọng về đạo lư ». Theo bà, việc giáo sư Hạ Kiến Khuê dường như cố t́nh thông báo kết quả thí nghiệm để gây ra tranh căi là một hành động « vô trách nhiệm ».
    Hơn nữa, theo lời giáo sư Dusko Ilic, một nhà nghiên cứu thuộc đại học King’s College, Luân Đôn, thí nghiệm của Hạ Kiến Khuê là hoàn toàn « vô ích », bởi v́ khi một người nhiễm HIV mà được điều trị đúng cách th́ nguy cơ lây nhiễm cho em bé hầu như không có. Mặt khác, khả năng miễn nhiễm HIV nhờ chỉnh sửa gien « dường như không phải tuyệt đối ».
    “Những thông tin vừa qua về nghiên cứu điều chỉnh gen trong phôi thai người nhằm kháng nhiễm HIV là thiếu cơ sở khoa học, nguy hiểm và vô trách nhiệm”, Joyce Harper, giáo sư tại Đại học London, nhận định.
    Hạ Kiến Khuê vẫn chưa có b́nh luận chính thức phản hồi các chỉ trích nhắm vào ḿnh

    Điều chỉnh ADN người là vấn đề cực kỳ gây tranh căi trên thế giới. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên giới khoa học Trung Quốc cho thử nghiệm công nghệ này trên phôi người.
    Tháng 9/2017, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tôn Trung Sơn đă sử dụng một phiên bản của công nghệ điều chỉnh gen, t́m cách chữa một đột biến thường xảy ra trong phôi người dẫn đến bệnh ở trẻ sơ sinh.
    Cộng đồng học giả Trung Quốc cũng từng vấp phải nhiều vụ bê bối về gian lận kết quả nghiên cứu. Năm 2017, hơn 100 bài viết của các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đă bị rút khỏi một tạp chí khoa học danh tiếng v́ phát hiện vi phạm trong quá tŕnh phản biện khoa học.
    RFI, ZingNews

  2. #2
    tran truong
    Khách
    Rice University has launched an investigation into one of its professors after reports surfaced that he is connected to alleged genetic editing in China that resulted in the birth of two babies with altered DNA.

    They announced the investigation Monday in the wake of reports that Dr. Michael Deem, a professor of biochemical and genetic engineering, was involved in a case in which genetic editing was performed on human embryos to alter a gene in a way to make them resistant to HIV.

    The university said that it had "no knowledge of this work" and that to its knowledge, the work was not performed in the U.S., where genetic editing of human embryos is illegal.

    "Regardless of where it was conducted, this work as described in press reports, violates scientific conduct guidelines and is inconsistent with ethical norms of the scientific community and Rice University," the university said in a statement. "We have begun a full investigation of Dr. Deem’s involvement in this research."
    Trích từ https://abcnews.go.com/Health/americ...ry?id=59425807

    .................... .....

    Nói cách khác , họ đang thử nghiệm " con người mới " . " Con người mới " này có thể lợi mà cũng có thể hại cho con người hiện tại . Giả sử như tạo ra các thứ bịnh mới , ăn thịt lẫn nhau ..... Vì vậy tại Mỹ cấm đoán chuyện này . Tại xứ sở cộng sản thì khác .... who care ?

  3. #3
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,489

    Sau khi loan báo đă tạo ra hai em bé song sinh được chỉnh sửa gien, nhà nghiên cứu Trung Quốc hôm nay 28/11/2018 tuyên bố tạm ngưng thí nghiệm trước làn sóng phản đối của giới khoa học trong và ngoài nước.

    Ngày 25/11/2018, trên mạng YouTube, bác sĩ Hạ Kiến Khuê (He Jiankui), giáo sư của Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam, thành phố Thẩm Quyến, thông báo là cách đây vài tuần, hai em bé song sinh, “Lulu" và "Nana”, có gien được chỉnh sửa để miễn nhiễm virus SIDA, đă chào đời. Ông nói thêm rằng bố của hai em bé này là một người bị nhiễm HIV.
    Tại Hồng Kông hôm nay, 28/11/2018, nhân một hội nghị quốc tế về bộ gien, giáo sư Hạ Kiến Khuê đă biện minh cho thí nghiệm của ông. Nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết đă có tổng cộng 8 cặp, toàn bộ đều có người cha bị nhiễm HIV, t́nh nguyện tham gia cuộc thí nghiệm của ông ; nhưng có một cặp giờ chót đă đổi ư, xin rút ra. Ông Hạ Kiến Khuê khẳng định là các cặp bố mẹ tham gia thí nghiệm đều ư thức được những nguy cơ của việc chỉnh sửa gien.
    Ông cũng nhắc đến một cặp thứ hai lẽ ra cũng đă sinh con đổi gien, và như vậy gián tiếp nh́n nhận là người mẹ đă bị sẩy thai rất sớm. Ông Hạ Kiến Khuê thú nhận rằng trường Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam không hay biết ǵ về thí nghiệm của ông. Trước làn sóng phản đối của giới khoa học trong và ngoài nước, nhà nghiên cứu Trung Quốc hôm nay tuyên bố tạm ngưng cuộc thí nghiệm này.

    Hiện chưa có nguồn tin độc lập nào xác nhận thông báo của ông Hạ Kiến Khuê, nhưng giới khoa học tại Trung Quốc và quốc tế đều đă đồng loạt lên án hành động của nhà nghiên cứu này, xem đây là một việc « trái với đạo đức y khoa » và « nguy hiểm ». Một số chuyên gia cho rằng việc chỉnh sửa gien như vậy có thể gây ra những đột biến gien ngoài ư muốn tại những phần khác của bộ gien.
    Theo hăng tin AFP, Trung Quốc hiện đang muốn chiếm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu gien và nhân bản, nhưng luật của nước này c̣n rất nhiều lỗ hổng, cho nên mới có những thí nghiệm gây tranh căi như của ông Hạ Kiến Khuê.
    RFI

  4. #4
    Member mongem's Avatar
    Join Date
    06-04-2011
    Posts
    616
    Quote Originally Posted by BlackHole View Post

    Sau khi loan báo đă tạo ra hai em bé song sinh được chỉnh sửa gien, nhà nghiên cứu Trung Quốc hôm nay 28/11/2018 tuyên bố tạm ngưng thí nghiệm trước làn sóng phản đối của giới khoa học trong và ngoài nước.
    Phương cách thay đổi cấu trúc sợi di truyền bằng enzyme CRISPR-Cas9 mới được phát minh và t́m ra năm 2013 ,vẫn chưa hoàn toàn thử nghiệm trên các thú vật và đánh giá kết quả. Đă là nhà khoa học th́ phải biết con người là ngoài yếu tố cơ học thân thể , c̣n yếu tố tâm lư không thấy được , Yếu tố tâm thần không nh́n thây được cho nên nó chính là giới hạn không dược vượt qua của khoa học được đặt ra. Khoa học được dùng để phục vụ con người , chứ không chế tạo ra con người. Thí dụ phương pháp " nhân bản vô tính " ( cloning ) cấm xử dụng cho con người .

    1) Tính chất cơ học của CRISPR-Cas9 : Nay nói về enyme cắt dán RNA : enzyme CRISPR-Cas9 , enzyme tạo ra blunt end DNA ( đuôi cụt ) , với tính chất đuôi cụt dễ tạo ra sai lầm khi gắn kết sợi DNA mới . Người ta khám phá ra các Enzyme mới như Cpf1 : tạo ra over hang ( đuôi cắt có định hướng ) ít gây ra sai lầm khi kết nối , chỉnh sửa DNA. Và C̣n Enzyme CasX and CasY ( 1) chưa định được tính chất rơ ràng.

    2) Gene là sản phẩm kết hợp phức tạp của nhiều khúc Gene khác nhau : Thông thường người ta nghĩ h́nh thể con người , hay một tính chất biểu hiện bên ngoài của con người do một Gene tạo ra. Tuy nhiên Con giun đất có 20 ngàn gene , con người có 22 ngàn gene : Con người to lớn hơn giun đất rất nhiều , một tính chất cá biệt của thể con người ( như mắt , mũi , họng , thần kinh đọc , viết v...) , một cấu trúc tạo nên cơ phận con người , không phải do một Gene làm ra , mà là sự phối hợp liên kết của các Gene tạo thành ( Alleles ) ; Thí dụ màu mắt : Xanh , đen , nâu là do phối hợp bởi ba, bốn gene mắt khác nhau.

    Sự khác biệt này của gene , do sự thay đổi tự nhiên thích hợp với môi trường để tồn tại ( Selection - Darwin theory ).Sự thay đổi tự nhiên của cấu trúc Gene chậm cả triệu năm , nên nó đă được ổn định để tồn tại song song với moi trường chung quanh . Thí dụ như các loài khủng long đă bị tận diệt do không thích nghi vơi môi trường , ngay cả khi viết bài này , trên thế giới cũng có vài trăm chủng loại thú vật , vi trùng , cây cỏ bị tuyệt giống .

    Nay trở về với thí nghiệm của tay này , Anh ta chỉ sửa đổi một Gene bề mặt của cấu trúc tế bào, chặn đường xâm nhập của HIV vào tế bào CD4 của con người . Nhưng sự sửa đổi đó có ngăn chặn được sự xâm nhập của Virus HIV của các loài thú khác như khỉ , heo , gà , chó hay không ??? , vẫn là câu hỏi không ai dám trả lời.

    Như cúm gà , cúm heo lây lan sang con người là do các Virus lai giữa ngựi và thú vật ; Tệ hơn như là Ebola , SAR ( viêm phổi cấp tính ) vẫn chưa có thuốc chữa , chỉ có cách ly cả xóm , cả thành phố , cả quốc gia.
    ...Hiện nay con người đă thành công chế tạo ra vài loại thuốc đNTP ngăn chặn bệnh HIV phát ra cho con người , thuốc này cần tới hơn hai chục năm cho bênhn nhân uống và theo dơi . Tuy nhiên nếu loại Virus mới gây bệnh cho hai cô bé , sẽ là loại mới chưa có thuốc chữa.

    Nếu hai đứa bé đă bị sửa đổi Gene , bị bệnh , chính là cả nguy cơ cho cả nhân loại , v́ cơ thể họ sẽ là cánh cửa mở cho tất cả bệnh hoạn lây nhiễm từ thú vật sang con người mà chưa có thuốc chữa. Tức là cả đời họ phải bị cách ly với con người , từ lúc sinh ra tới lúc chết đi. Như vậy họ sẽ bị điên v́ cô độc , Yếu tố tâm lư nầy , anh ta chưa nghĩ tới nơi tới chốn , mà đă dám làm thí nghiệm bậy bạ lên con người.

    Như thế cứu người hay giết người để được nổi tiếng ???



    CRISPR-Cas9
    Cpf1
    CasX and CasY ( 1)
    ==================== ====
    1 ) http://time.com/4626571/crispr-gene-...ion-evolution/

    Last edited by mongem; 29-11-2018 at 11:56 AM.

  5. #5
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,489
    Những ǵ bạn MongEm nói làm tôi có cảm giác ghê rợn một ngày không xa, Frankenstein nhân vật trong phim kinh dị tưởng tượng sẽ trở thành hiện thực với những nghiên cứu y học quái gở này

    "Hăy nhớ rằng ta là quái vật do ngươi tạo ra; ta chính là Adam của người, nhưng ta giống một thiên thần sa ngă hơn, người khiến nhà ngươi phải đánh đổi niềm vui để không trở nên xấu xa.
    Ở nơi đâu mà ta cảm thấy hạnh phúc, th́ ở đó ta không thể bị hủy diệt trong đơn độc. Ta từng là kẻ nhân từ và tốt bụng; nhưng sự khốn cùng khiến ta trở thành một kẻ tàn ác. Hăy khiến ta hạnh phúc, và ta sẽ trở lại thành người đạo đức".
    (Lời của nhân vật Caliban trong tác phẩm Tempest của Shakespeare)







    Công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR được đánh giá là một trong những đột phá quan trọng nhất của khoa học hiện đại. Mặc dù đă được một số quốc gia cho phép thử nghiệm trên người, sự an toàn của CRISPR vẫn c̣n là chủ đề gây tranh căi.

    Một nghiên cứu lớn mới đây cho thấy công nghệ này có một số tác dụng phụ tiềm ẩn nguy hiểm. Theo đó, chỉnh sửa gen bằng CRISPR/Cas9 trên chuột và tế bào người thường xuyên gây ra những đột biến và tổn thương gen ngầm.
    Các xét nghiệm DNA thông thường hiện nay không thể phát hiện ra những tổn thương đó. Mặc cho chúng có quy mô rất lớn, lên đến kilobase, nghĩa là hàng ngàn cặp cơ sở trên DNA có thể bị đột biến hoặc đơn giản là mất tích.
    Một kịch bản khả thi là nếu kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 được thực hiện trên người, nó sẽ có xác suất "tắt" những gen đang hoạt động, hoặc khiến chúng hoạt động sai chức năng, tạo ra các hợp chất gây ung thư, làm tăng sinh tế bào và h́nh thành các khối u…
    Nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Viện Wellcome Sanger. "Đây là đánh giá hệ thống đầu tiên về những tác dụng phụ không lường trước được của CRISPR/Cas9 trong các tế bào được chỉnh sửa gen", nhà di truyền học Allan Bradley cho biết.
    "Chúng tôi nhận thấy rằng những thay đổi trong DNA trước giờ đă bị đánh giá thấp".

    Năm 2017, một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Columbia cũng từng làm dậy sóng các mặt báo, khi họ phát hiện CRISPR có thể tạo ra hàng trăm đột biến ngoài dự định. Chúng có thể trở thành những cạm bẫy tiềm năng của công nghệ này.
    Tuy nhiên, tuyên bố đă bị rút lại sau khi chính các nhà khoa học tham gia vào nghiên cứu đó không thể lặp lại kết quả thí nghiệm một lần nữa. Mặc dù vậy, nó đă tạo ra một làn sóng săn t́m và đánh giá lại các tác dụng phụ nguy hiểm mà CRISPR có thể gây ra.

    Tại Viện Wellcome Sanger, Bradley và các đồng nghiệp của ông đă kiểm tra sự ảnh hưởng của kỹ thuật chỉnh sửa gen lên tế bào gốc chuột và tế bào biểu mô vơng mạc người.
    "Thí nghiệm ban đầu của chúng tôi đă sử dụng CRISPR/Cas9 trong vai tṛ nghiên cứu hoạt động của gen. Tuy nhiên, đă có một điều ngoài dự đoán xảy ra", nghiên cứu sinh tiến sĩ Michael Koscki cho biết.
    Cụ thể, trong khi đang nhắm đến việc loại bỏ một gen đích trong phôi gốc chuột, CRISPR đă làm mất tích những đoạn DNA lớn, với độ dài hàng ngàn cặp cơ sở. Có lẽ, bằng cách nào đó những gen này đă bị xóa mất.
    "Ngay khi nhận ra sự tái sắp xếp di truyền vượt ra khỏi mục tiêu, chúng tôi đă làm một nghiên cứu hệ thống về nó, xem xét hiệu ứng ở các gen khác nhau và các ḍng tế bào khác nhau, và thấy rằng CRISPR/Cas9 cũng gây ra sự ảnh hưởng", Koscki nói.
    Những ảnh hưởng này có thể lớn đến độ kilobase, nghĩa là nó sẽ xóa đi hoặc gây ra đột biến lớn ở vài ngh́n cặp cơ sở trên DNA, cách xa điểm đích mà CRISPR/Cas9 nhắm đến. Nó có thể gây ra tác dụng phụ bằng cách phá vỡ các gen khỏe mạnh, làm ảnh hưởng đến chức năng tế bào.

    Đáng nói hơn nữa, các nhà nghiên cứu cảnh báo phương pháp xét nghiệm DNA chuẩn của chúng ta hiện nay không có khả năng phát hiện ra những đột biến này. Trường hợp xấu nhất, nếu CRISPR/Cas9 được thực hiện trên người mà gây ra tác dụng phụ, nó có thể tắt các gen quan trọng, gây ra hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe.
    "Trong bối cảnh lâm sàng của việc chỉnh sửa hàng tỷ tế bào, vô số các đột biến khác nhau được tạo ra có thể khiến một hoặc nhiều tế bào phát triển tổn thương gây bệnh nghiêm trọng", nhóm tác giả viết. "Các tổn thương như vậy có thể tạo ra chất gây ung thư trong tế bào gốc đầu tiên, loại tế bào có ṿng đời dài trong cơ thể, lâu dần khả năng sẽ trở thành tế bào ung thư".

    Bởi các nguy cơ và rủi ro này đă hiện h́nh, nhóm nghiên cứu kêu gọi các nhà khoa học bây giờ nên sử dụng CRISPR một cách thận trọng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để đánh giá những tác hại tiềm năng có thể xảy ra với công nghệ chỉnh sửa gen này.
    "Bất kể ai có ư định sử dụng công nghệ này để trị liệu gen nên thận trọng và theo dơi cẩn thận các tác dụng phụ không thể dự đoán được có thể xảy ra", Bradley nói. Trên thế giới đă có những bệnh nhân đầu tiên được chỉnh sửa gen bằng CRISPR. Lĩnh vực này thậm chí c̣n tạo ra một cuộc chạy đua giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

    Nghiên cứu mới của Viện Wellcome Sanger được đăng tải trên tạp chí Nature Biotechnology. Ngay sau 20 phút phát hành, nó đă khiến cổ phiếu của 3 công ty đầu tư vào CRISPR giảm điểm tương đương 300 triệu USD.
    TTT (Sciencealert, Gizmodo)

  6. #6
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,489
    Nhà khoa học Trung Quốc tạo ra cặp trẻ biến đổi gen đă "mất tích"

    Ông He Jiankui (Hạ Kiến Khuê) đă khiến cả thế giới choáng váng khi công bố về hai đứa trẻ biến đổi gen để loại trừ HIV hồi tuần trước. Đến nay không một ai biết ông Hạ hiện đang ở đâu.

    Khi He Jiankui (thuộc Đại học Công nghệ Thâm Quyến) gây sốc bằng tuyên bố ông đă thay đổi thành công mă di truyền của hai đứa trẻ sơ sinh, ông đă vấp phải sự hoài nghi và lên án trong khắp cộng đồng khoa học thế giới. T́nh h́nh giờ c̣n tồi tệ hơn khi tờ báo Hong Kong của tỉ phú Jack Ma là South China Morning Post đưa tin nhà khoa học khét tiếng này đă mất tích.
    Lần cuối cùng người ta thấy ông là tại Hội nghị quốc tế lần thứ hai về chỉnh sửa gen ở Hong Kong hôm 28/11. Tại đây, ông đă tŕnh bày và công khai bảo vệ công việc của ḿnh, nói rằng ông cảm thấy "tự hào" về thành tích đă giúp cho cặp song sinh "Lulu" và "Nana" có cha là người mang HIV có khả năng miễn dịch với HIV. Ông c̣n cho biết một đứa trẻ biến đổi gen nữa cũng đang h́nh thành khi một t́nh nguyện viên đă thụ thai thành công.


    Nhà khoa học Hạ Kiến Khuê tại hội nghị quốc tế lần thứ 2 về chỉnh sửa gen tại Hồng Kông hôm 28/11 trước khi "mất tích".

    Tuy nhiên, đây là lần cuối cùng ông xuất hiện công khai trước truyền thông. Theo lịch tŕnh dự kiến, ông Hạ lẽ ra phát biểu trong một phiên họp khác của hội nghị này vào chiều 29/11, nhưng ông đă không tham dự.
    Mặc dù hiện tại trường đại học nơi ông He làm việc phủ nhận thông tin ông He bị bắt giữ, nhưng trước đó Chính phủ Trung Quốc đă ra lệnh "điều tra ngay lập tức" tuyên bố của ông He. Cuộc điều tra của chính phủ đến sau khi cả hai bệnh viện có tên trong các tài liệu phê chuẩn đạo đức của ông He, và trường đại học nơi ông làm việc phủ nhận việc có liên quan đến thí nghiệm của ông He. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc hôm 28/11 cho biết chính phủ nước này dự định xử phạt nghiêm khắc ông. Theo các quy định năm 2003 của chính phủ, các nhà khoa học không được phép đưa trở lại cơ thể người mẹ trứng đă được thụ tinh dùng trong nghiên cứu.
    Chưa rơ hiện ông He đang ở đâu nhưng ở Trung Quốc đă xuất hiện những tiền lệ mất tích, mà thực chất là bị giam giữ như trường hợp nữ diễn viên hạng A Phạm Băng Băng bị giam giữ v́ tội trốn thuế hay Chủ tịch Interpol, Thứ trưởng bộ Công an Mạnh Hoằng Vĩ bị bắt v́ tội nhận hối lộ.
    VNReview



  7. #7
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,489

    Bất chấp tranh căi, Đại học Harvard vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa tế bào nguồn



    Ngay cả khi vấn đề chỉnh sửa gen ở trẻ em được lôi ra mổ xẻ tại Trung Quốc th́ các nhà khoa học Mỹ vẫn đang cố gắng để thay đổi được tương lai của trẻ em.

    Những nghiên cứu để hướng tới mục tiêu "cải thiện giống ṇi" này cũng đang được thực hiện tại Mỹ. Và chi tiết thêm th́, những thí nghiệm ấy sẽ được thực hiện ở Đại học Harvard.
    Tại Viện Tế bào gốc, nhà khoa học về thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tiến sĩ Werner Neuhausser cho biết, ông đang dự định bắt đầu sử dụng công cụ chỉnh sửa gen CRISPR để thay đổi mă DNA trong tế bào tinh trùng. Mục tiêu của ông chính là để xác định tính khả thi của việc giảm thiểu đáng kể khả năng mắc bệnh Alzheimer trong tương lai ở những đứa bé được thụ tinh trong ống nghiệm.
    Điểm khác biệt ở đây so với công cuộc nghiên cứu tại Trung Quốc đó là không có phôi thai nào được sử dụng, tức là sẽ không có em bé nào được tạo ra, ít nhất là trong thời điểm hiện tại. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu sẽ t́m cách để thay đổi cấu trúc DNA trong các mẫu tinh trùng lấy từ IVF Boston – một mạng lưới pḥng khám sinh sản trên toàn quốc. Đây mới chỉ là những nghiên cứu hết sức cơ bản, và sẽ không được công bố.

    Tuy nhiên, mục đích cuối cùng mà những nghiên cứu này nhắm tới vẫn giống với dự án tương tự diễn ra ở Trung Quốc vừa qua. Nó vẫn sẽ dấy lên câu hỏi: liệu xă hội loài người có thực sự mong muốn những đứa trẻ với bộ gen được chỉnh sửa để ngăn ngừa bệnh?
    Cách đây không lâu, khi mà những thông tin về đứa trẻ biến đổi gen đầu tiên được người ta truyền tai nhau th́ đó cũng là lúc làn sóng phẫn nộ từ các chuyên gia, cơ quan về y tế ập xuống đầu của Hạ Kiến Khuê – nhà khoa học Trung Quốc chịu trách nhiệm cho dự án này. Có nhiều bằng chứng cho rằng các thí nghiệm của anh là những hành vi phi đạo đức và hoàn toàn có thể gây hại cho đứa trẻ mà anh tạo ra. Cùng ḍng với dư luận, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Duyên B́nh, cũng lên tiếng cho rằng những ǵ mà anh đạt được đă "đi quá những chuẩn mực về đạo đức", rằng đây là việc "không thể chấp nhận được và có khả năng gây hoang mang cho dư luận".
    Nhưng chúng ta cứ mải mê tự cuốn ḿnh theo ḍng chảy dư luận để rồi quên mất cái gọi là hiện thực mà dự án này đă vạch ra. Đó chính là: công nghệ dùng biến đổi di truyền nay đă không c̣n là khoa học viễn tưởng. Công nghệ này đang phát triển rất nhanh, nó sẽ sớm có những đặc điểm để dần trở nên an toàn hơn và những ứng dụng mở rộng hơn nữa.
    Đó chính là thông điệp được gửi đi ở Hội nghị Chỉnh sửa gen diễn ra ở Hông Kông vào thứ Tư ngày 28/11 bởi George Daley thuộc Đại Học Y Harvard. Điều bất ngờ trong bài phát biểu của ông chính là thay v́ lên án việc làm của Hạ Kiến Khuê th́ ông lại cho rằng đây chỉ là một lối rẽ sai trên con đường đúng. Ông nói: "Có thể nói rằng ví dụ đầu tiên về việc chỉnh sửa gen ở người thông qua sửa đổi tế bào nguồn là một bước đi chệch hướng, song không thể v́ vậy mà chúng ta lại tự vùi đầu ḿnh vào đống cát được. Hiện tại chính là thời điểm để chúng ta bắt đầu vạch ra một lộ tŕnh thực tế cho những chuyển đổi lâm sàng".
    Cụm từ "chỉnh sửa tế bào nguồn" mà Daley nhắc tới chính là chỉnh sửa tinh trùng, tế bào trứng hoặc bào thai. Cũng tại hội nghị này, nhiều ư kiến trái chiều với ông đă được nêu ra nhưng đều bị phản biện dữ dội bởi ban lănh đạo hội nghị. Và cuối cùng họ kết thúc hội nghị với một tuyên bố cứng rắn: các dự án y học táo bạo đừng nên chùn bước.
    Daley khẳng định: "Rơ ràng đây chính là công nghệ biến đổi tiên tiến với những ứng dụng tuyệt vời cho lĩnh vực y học".



    Dự án tại Harvard


    Daley cho rằng chúng ta có thể sử dụng biện pháp biến đổi tế bào nguồn để nhằm định h́nh tương lai của sức khỏe con cháu chúng ta. Cũng bằng phương thức này, chúng ta có thể loại bỏ các đột biến gây ung thư và xơ nang ở trẻ em. Không chỉ vậy, các chỉnh sửa di truyền khác cũng có thể giúp trẻ em chống lại các căn bệnh thông thường. Daley đă tự lập ra một danh sách những gen có thể được chỉnh sửa, trong đó có một gen với tên gọi là CCR5.

    Bên cạnh những nghiên cứu của Daley, Neuhausser cho biết rằng trong vài tuần tới ông và đồng nghiệp của ḿnh là Denis Vaughan sẽ tiến hành chỉnh sửa tinh trùng để thay đổi một gen có tên là ApoE, đây là gen có mối liên quan đặc biệt tới nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Theo thống kê th́ bất ḱ ai được thừa hưởng hai bản sao của gen này th́ sẽ có nguy cơ mắc Alzheimer lên tới 60%.
    Neuhausser dự đoán rằng không lâu nữa, các phôi thai có thể sẽ được phân tích, chọn lọc cẩn thận, và đôi khi là sẽ được chỉnh sửa bằng CRISPR trước khi được đưa vào cơ thể thai phụ. Ông cho biết: "Trong tương lai, người ta sẽ tới những pḥng khám để làm các bài kiểm tra về gen và t́m cách để tạo ra được đứa con khỏe mạnh nhất mà ḿnh có thể. Tôi tin rằng đó là lúc người ta coi trọng việc pḥng ngừa bệnh hơn là việc sinh sản".
    Để tạo ra được những thay đổi về DNA bên trong tế bào tinh trùng, nhóm nghiên cứu hiện đang sử dụng một phiên bản mới hơn của CRISPR có tên là chỉnh sửa cơ sở. Phương thức này được phát triển bởi một nhà khoa học khác của Harvard là David Liu. Thay v́ phá vỡ chuỗi xoắn kép, phương thức chỉnh sửa cơ sở có thể đảo ngược một chữ cái di truyền, ví dụ như từ G sang A chẳng hạn. Chỉ cần một chỉnh sửa đơn giản này đă có thể giảm thiểu được phần lớn nguy cơ mà gen ApoE mang lại.



    Những phản ứng dữ dội


    Bạn biết điều ǵ khó khăn nhất lúc này là ǵ không? Đó chính là nói chuyện với những nhà báo về việc biến đổi tế bào nguồn trong khoảng thời gian nhạy cảm như này. Song, Neuhausser chưa hề có ư định từ chối việc tiết lộ những diễn biến trong pḥng thí nghiệm.

    Một trong những lí do dẫn tới sự phản đối thí nghiệm diễn ra tại Trung Quốc chính là sự thiếu minh bạch. Toàn bộ thí nghiệm này đă được thực hiện một cách bí mật, phớt lờ những điều luật cấm đoán của chính quốc gia này. Neuhausser cho rằng: "Vấn đề nằm ở chỗ chẳng có ai đang chơi theo luật lại cảm thấy thích một kẻ dùng cách lách luật để vượt lên trước cả. Tôi tin rằng đó là nguyên do chính. Bản thân nghiên cứu ấy không hề gây tranh căi, mà chẳng qua là do những người khác muốn nó phải biến mất mà thôi".
    Cuộc tranh luận về vấn đề này rồi cũng đă tới tai những người làm luật ở Mỹ. Cục trưởng Cục Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, ông Scott Gottlieb, đă có ḍng tweet thể hiện quan điểm rằng "có những người đang tận dụng khoa học theo những chiều hướng không thể chấp nhận được, và những người như thế nên phải được loại bỏ. Ở đây tôi xin chỉ đích danh những nghiên cứu về việc sử dụng CRISPR trong việc chỉnh sửa phôi thai và tế bào nguồn". Không những vậy, trong cuộc phỏng vấn với BioCentury, ông c̣n mở rộng thêm rằng việc cấm đoán và hạn chế nên phải được áp đặt lên tất cả những tế bào "có khả năng sinh sản".
    Tuy vậy, lúc này Gottlieb chẳng thể cấm đoán bất ḱ ai đang làm các nghiên cứu tương tự cả. Bởi tinh trùng hay những tế bào phôi thai IVF hầu như chẳng có bất ḱ quyền pháp lí nào ở Mỹ. Song, ông hoàn toàn có thể đe dọa giới khoa học, cản trở công việc của họ và đẩy các hoạt động nghiên cứu ra nước ngoài.
    Nhưng chưa cần tới những hành động ǵ thêm của Gottlieb th́ Neuhausser cũng đă vướng phải đủ thứ giới hạn rồi. Ở Mỹ, việc gây quỹ cho việc nghiên cứu phôi thai từ Viện Sức khỏe Quốc gia là điều không được phép. Không những vậy, tại Massachusetts và một vài bang khác, việc tạo ra phôi thai dù là để nghiên cứu, học tập thôi cũng đă là phạm pháp. Điều này có nghĩa là nếu nhóm nghiên cứu cần thực hiện bước kiểm tra khả năng tạo phôi thai của một tinh trùng CRISPR th́ họ sẽ không được phép thực hiện nó tại Boston. Neuhausser đă phải bay sang Trung Quốc vào tháng trước để t́m cách chế tạo phôi thai nghiên cứu, nhưng cho tới nay th́ chẳng kế hoạch nào đem lại được kết quả.
    Và thế là ApoE vẫn chỉ là một món đồ chơi trong pḥng thí nghiệm, nó vẫn chỉ là thứ để người ta thử nghiệm công nghệ mới và tiềm năng của nó. Chúng ta cũng chẳng thể chắc rằng liệu những thay đổi này có làm giảm bớt được nguy cơ mắt Alzheimer cho đứa trẻ ở phần sau của cuộc đời chúng hay không. Tuy rằng ApoE có mối liên hệ mạnh mẽ tới những chứng bệnh về năo bộ nhưng chúng ta vẫn chẳng có bằng chứng vững chắc nào cho rằng ApoE chính là nguyên nhân gây bệnh.
    Song những lợi ích của việc hạn chế nguy cơ mắc Alzheimer và các đột biến gây bệnh Lou Gehrig vẫn luôn là thứ hấp dẫn những nhà khoa học. Neuhausser luôn mong muốn rằng trong tương lai, việc cải thiện bộ DNA của tinh trùng hoặc tế bào phôi thai sẽ trở thành một điều được mọi người chấp nhận và sử dụng như một liệu pháp phổ thông.
    Nói thêm về tương lai của liệu pháp này, Alan Penzias, một nhà nội tiết học đồng thời là người giám sát nghiên cứu tại Boston IVF, cho rằng: "Câu hỏi lớn ở đây là khi nào thời điểm hoàng kim của những liệu pháp này mới đến. Ở đây, tôi xin thành thực trả lời luôn rằng chúng ta chỉ c̣n cách khoảng thời gian ấy vài năm thôi. Lúc đó liệu pháp này chính là thứ mà ai cũng muốn sử dụng, và chúng tôi th́ mong muốn nó sẽ được sử dụng một cách có trách nhiệm".

    Bảo tồn giống ṇi


    Với Boston IVF, Neuhausser đă thực hiện một bài khảo sát nhắm vào đối tượng là các bác sĩ và hàng trăm bệnh nhân để hiểu suy nghĩ của họ. Và kết quả là nếu để sử dụng cho mục đích chữa bệnh th́ đa số mọi người tham gia khảo sát đều bày tỏ sự đồng ư.
    Có người c̣n cho rằng liệu pháp này sẽ được sử dụng để tăng chiều cao hay thay đổi màu mắt, vẫn có một phần nhỏ cho rằng đây là những mục đích tốt. Neuhausser thú nhận rằng đây là việc không thể tránh khỏi, rằng "giống như công nghệ vậy, sẽ có những người sử dụng nó sai cách. Nhưng quan trọng là khi chúng ta quay trở lại với hướng tiếp cận ban đầu và chấp nhận rằng việc này có tiềm năng to lớn song rủi ro của nó th́ cũng chẳng kém. Đây chính là lúc vấn đề nảy sinh, khi người ta lo sợ về một điều ǵ đó, họ sẽ dẹp quách nó đi. Đây chính là lí do tại sao mọi người lại lo sợ rằng nó sẽ khiến mọi người phải đau khổ".

    Các nhà nghiên cứu tại Harvard c̣n một lư luận nữa dành cho những ai tin rằng những thí nghiệm kiểu này cần được dừng lại. Họ có thể cho rằng chỉnh sửa tế bào nguồn chính là một công nghệ quan trọng cần có của nền văn minh.
    Điều ǵ sẽ xảy ra nếu một loại vrus giết người mới xuất hiện và tiêu diệt cả nhân loại? Nếu lúc đó không có vacine, và chỉ có một vài người sống sót được nhờ vào hệ gen của họ giống như đại dịch Cái chết đen diễn ra vào thời trung cổ. Nh́n vào viễn cảnh ấy, liệu chúng ta có muốn từ chối việc tạo ra liều thuốc giải cho các thế hệ tiếp theo không?
    Đây cũng chính là câu hỏi mà Neuhausser đặt ra tại hội nghị diễn ra tại Hông Kông: "Đây chính là công nghệ giúp chúng ta cứu lấy giống ṇi". Daley cũng lấy đây là một tác dụng tiền năng của liệu pháp này đối với những chứng bệnh mới trong tương lai. Ông cho rằng: "Chúng ta là một giống ṇi luôn cần phải duy tŕ sự linh hoạt đối với bất ḱ mối đe dọa nào trong tương lai, đó chính là lí do tại sao chúng ta cần phải kiểm soát được sự di truyền".


    TT (VNReview)



  8. #8
    Member mongem's Avatar
    Join Date
    06-04-2011
    Posts
    616
    Khoa học gia Trung cộng thành công Cloned ( nhân bản vô tính ) 5 con khỉ mang bệnh mất ngủ , lo sợ vô cớ .

    Họ đă Kết hợp 3 phương cách : tái tạo tế bào gốc ( stem cell bằng hoá chất ) , xử dụng kỹ thuật thứ hai ( sửa đổi cấu trúc di truyền bằng phương pháp CRISPR-Cas9 ) , khoa học gia Trung cộng cắt bỏ gene BMAL1, là gene kiểm soát tiết ra các loại hormone điều hoà năo bộ đễ ngũ , liên hệ tới trí nhớ và bệnh tiểu đường . Khi gene BMAL1 bị mất , bệnh nhân biểu hiện lo sợ vô cớ , sợ tiếng ồn , mất ngủ , và lăng trí.

    - Sau khi cắt bỏ Gene BMAL1 ở tế bào gốc , nhân ( nucleus ) của tế bào này , dùng cho trứng thụ tinh , khi trứng thụ tinh phát triển thàng hai , thành bốn , thành tám tế bào ... Họ cho ngưng phát triển .

    - Hút ra các nhân ( nucleus ) đă bị huỷ gene BMAL1 , dùng kỹ thuật thứ ba Cloining " ( kỹ thuật thư ba nhân bản vô tính giống như dolly sheep ) , đưa vào các trứng không nhân , và cho các khỉ cái thụ thai .

    - Cuối cùng năm con khỉ giống hệt nhau được sinh ra .

    //////////////////////////////////////



    How to create an ideal donor monkey

    The cloned monkeys, closer to human in physiology, make better models for research on disease pathogenesis and potential therapeutic treatments.

    In order to create an ideal donor monkey, researchers knocked out BMAL1, a core circadian regulatory transcription factor, using gene editing at the embryo stage.

    They selected one of the gene-edited monkeys with the most severe disease phenotypes as the donor. The fibroblasts of the donor were then used to clone five monkeys by somatic cell nuclear transfer, the same method used to generate Zhong Zhong and Hua Hua, the first cloned monkeys born in China at the end of 2017.

    https://www.dailymail.co.uk/sciencet...lly-sheep.html

    ////////////////////////////////////////////////

  9. #9
    Member mongem's Avatar
    Join Date
    06-04-2011
    Posts
    616
    He Jiankui năm nay chính thức bị nhà nước Tầu bỏ tù 3 năm v́ hại người để nổi tiếng (1),

    Chuyện đă xảy ra hơn cả năm nay , những đứa bé bị đổi gen , đă bị cách ly và lớn lên dưới sự quan sát cẩn thận của các người chịu trách nhiệm ...

    Tui đoán : có lẽ đă xảy ra chuyện ǵ ảnh hưởng tới sức khỏe , hay tâm tính của các đứâ bé , nhà nước Trung Cộng không cho phép tiết lộ ra ngoài , hay công khai trên báo chí . Nhà nước Trung Cộng xử kín 3 tay chuyên gia này , tù vài năm, với tiêu đề : hại người để ḿnh được nổi tiếng.

    Đồng thời sau đó , ở Vũ Hán xảy ra dịch sưng phổi cấp tính , gây chết người . Khi thử nghiệm các mẫu bệnh trên nạn nhân , nó không giống các Virus từ trước tới nay , Virus gây sưng phổi cấp tính SAR , hay Vius cúm gà , cúm heo , cúm lạc đà ( bên Ẩrab Saudi ), cúm mèo v..v... ( 2) . Nó là loại mới.

    Móa !!! hy vọng không phải biên đổi GEN đă mở ra cánh cửa bệnh tật mới cho con người , do tế bào bị đổi GEN nên không c̣n GAL protein gen bảo vệ .

    /////////////////////////////////////////////////////////////////////

    1) https://thanhnien.vn/cong-nghe/trung...i-1166693.html

    2 ) Virus viêm phổi bí ẩn bùng phát ở Trung Quốc
    https://www.bbc.com/vietnamese/world-50997297

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 21-12-2013, 04:03 AM
  2. Replies: 10
    Last Post: 13-12-2013, 03:23 AM
  3. Replies: 9
    Last Post: 14-08-2013, 12:59 PM
  4. Replies: 27
    Last Post: 22-05-2013, 08:23 AM
  5. Replies: 7
    Last Post: 22-04-2013, 07:18 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •