Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 21

Thread: Giai đoạn gay cấn nhất trong cuộc chiến lật đổ Trump đă bắt đầu: Những ǵ bạn cần biết về cuộc chiến luận tội Trump

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488

    Giai đoạn gay cấn nhất trong cuộc chiến lật đổ Trump đă bắt đầu: Những ǵ bạn cần biết về cuộc chiến luận tội Trump


    CHAOS AGENTS Ukrainian president Volodymyr Zelensky, Trump, Representative Adam Schiff, Hunter Biden, and former vice president Joe Biden.
    Ngày 12/11/2019, phe Dân chủ tại Hạ viện đă tiến hành phiên điều trần luận tội đầu tiên trong nỗ lực mới nhất của họ nhằm “hạ bệ” Tổng thống Donald Trump: Vụ bê bối Ukraine. Đây là nỗ lực mới nhất trong cuộc chiến không có hồi kết của phe Dân chủ chống lại Trump, diễn ra chỉ một năm trước cuộc bầu cử Tổng thống 2020. Tiến sĩ Terry Buss, Học viện Hành chính Công Hoa Kỳ viết riêng cho VietTimes.

    Vụ bê bối Ukraine bắt đầu như thế nào?


    Ngày 25/7/2019, Trump điện đàm cho Tổng thống mới đắc cử của Ukraine, ông V. Zelensky. Trump bị cáo buộc đă gây sức ép buộc ông này phải tiến hành cuộc điều tra h́nh sự nhằm làm rơ cáo buộc về sự can thiệp của nguyên Phó Tổng thống Joe Biden, hiện đang là một ứng viên tranh cử Tổng thống, đối với các điều tra tham nhũng ở Ukraine có liên quan đến ông Hunter, con trai Biden.
    Năm 2015, Biden đă yêu cầu Ukraine sa thải công tố viên đang điều tra các hành vi của Hunter hoặc đối diện với khả năng bị Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự, vốn nằm trong quyền kiểm soát của ông Biden.

    Tại sao?


    Biden bị buộc tội t́m cách che chắn cho con trai thoát khỏi nguy cơ bị truy tố. Hunter được bổ nhiệm làm thành viên hội đồng quản trị của một công ty khí đốt thiên nhiên, Tập đoàn Burisma, với mức lương 83.000 USD/tháng, cho dù anh này không hề có kinh nghiệm ǵ trong lĩnh vực năng lượng, tài chính hay về Ukraine.
    Biden khi đó là người được Obama ủy quyền quyết định về Ukraine. Khi Ukraine sa thải vị công tố viên, ông Biden sau này đă công khai khoe khoang về điều đó trong cuốn hồi kí được xuất bản và video. Việc này đă khiến bê bối Ukraine trở thành một vấn đề nóng bỏng.

    Phe Dân chủ buộc tội Trump đă tŕ hoăn khoản viện trợ quân sự trị giá 400 triệu USD cho Ukraine nhằm ép Zelensky phải đồng ư mở lại cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào Joe Biden và con trai ông này. Trump bị cáo buộc có ư định hủy hoại chiến dịch tranh cử Tổng thống của đối thủ.
    Cả Zelensky và Trump đều đă bác bỏ những lời buộc tội này: viện trợ quân sự đă được cung cấp mà không kèm theo điều kiện ǵ và chưa có bất kỳ cuộc điều tra nào xảy ra cả.
    Thêm vào đó, Ukraine bị nghi ngờ về mưu toan gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 giữa Trump và Clinton theo hướng có lợi cho bà Clinton. Chính quyền Obama và Ủy ban Quốc gia Dân chủ, do Clinton kiểm soát, dường như đă t́m cách huy động sự giúp đỡ của Ukraine nhằm ngăn chặn Trump. Trump muốn Zelensky giúp đỡ một cách bất hợp pháp nhằm xác nhận cáo buộc này. Tuy nhiên, tính chân thực của sự việc này vẫn c̣n mù mờ.
    Chỉ có thể hiểu nỗ lực luận tội xoay quanh vấn đề Ukraine của Đảng Dân chủ trong một bối cảnh rộng lớn hơn nhiều. Nó không đơn thuần là về cuộc điện đàm của Trump với Zelensky. Thực chất đó là một nỗ lực có phối hợp nhịp nhàng của những ngướ̀ Dân chủ nhằm làm bẽ mặt và hất cẳng Trump khỏi nhiệm sở, mà trong đó, vấn đề Ukraine chỉ là động thái mới nhất.
    Những người Dân chủ, một số người Cộng ḥa và nhiều người dân Mỹ không thể chịu đựng Trump thêm nữa. Và những ai có quyền lực chính trị đă và đang nỗ lực bằng mọi cách có thể để giúp nước Mỹ thoát khỏi Trump.

    Những người chống Trump tin rằng Trump phải bị chặn đứng


    Nhiều người Mỹ và các chính trị gia khó chịu v́ những lời lẽ xúc phạm mà Trump thường quăng ra. Trump gọi thị trưởng London Sadiq Khan là “nỗi ô nhục của quốc gia”, người đă “hủy hoại cả thủ đô”. Trump gọi những người nhập cư bất hợp pháp là tội phạm, kẻ hiếp dâm và khủng bố. Ông ta gọi Haiti là một “đất nước chết tiệt”.
    Trump thường xuyên bị gọi là một kẻ phân biệt chủng tộc, ḱ thị đồng tính, ḱ thị nữ giới, thù ghét Hồi giáo, tên da trắng cho ḿnh là thượng đẳng, hay tóm gọn lại là một tên Đức quốc xă.
    Phong cách lănh đạo của Trump luôn gây hỗn loạn. Trump đă sa thải hoặc khiến cho nhiều nhân viên ḱ cựu ra đi hơn bất kỳ đời tổng thống nào: có tới 5 Bộ trưởng An ninh nội địa đă bị thay thế. Theo viện Brookings, 80% số nhân viên cấp cao của Trump đă từ nhiệm. Trump thường sa thải nhân sự trên Twitter mà không hề có cảnh báo trước.
    Các quan điểm chính sách của Trump th́ thực sự là một mớ hổ lốn: ông ta thường xuyên thay đổi chính sách mà không tham vấn các cố vấn, đồng minh hay người ủng hộ. Lại một lần nữa thông qua Twitter: người Kurd ở Syria, đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS biết được ḿnh bị Mỹ bỏ rơi qua một ḍng tweet.
    Trump thường hay bị các nhà tâm thần học thân Dân chủ cáo buộc bị tâm thần, trẻ con, bốc đồng và mắc chứng yêu bản thân quá mức.
    “Phong cách” và “tính cách” của Trump, đối với nhiều người là không phù hợp với những phẩm chất xuất chúng được trông đợi ở một Tổng thống. Tệ hơn nữa, chúng thường phản tác dụng và ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lư chính phủ và thực thi các chính sách công.


    Phe Dân chủ lắng nghe điều trần luận tội.

    Trong cuốn sách “Nghệ thuật Đàm phán” (xuất bản năm 2000) của ḿnh, Trump gọi Jerrold Nadler là “kẻ phá hoại khét tiếng nhất trong chính trị đương đại”. Nadler sau này dẫn đầu cuộc điều tra luận tội của Ủy ban Tư pháp Hạ viện nhắm vào các giao dịch của Trump với Nga.
    Hành vi của Trump là không thể chấp nhận và biện hộ được. NHƯNG, đó không phải là hành vi phạm tội. Quan trọng hơn là Trump được bầu ra một cách hợp pháp bởi 63 triệu người dân Mỹ, những người tin rằng đất nước đă đi sai hướng dưới thời Barack Obama, và rằng nhiều người đă bị chính phủ của họ bỏ lại phía sau một cách bất công.
    Ngay cả những người chỉ trích cũng phải thừa nhận rằng Trump chưa bao giờ tránh né về bất kỳ chính sách, quan điểm, ư định nào của ông ta hay từ bỏ việc sử dụng Twitter. Vậy nên người Mỹ đă có những ǵ mà họ muốn.
    Báo chí đang tích cực thực thi phần của ḿnh trong việc công kích Trump. Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy 90% các tin tức trên New York Times, Washington Post và CNN mang tính tiêu cực. Cả ba cơ quan báo chí này đều đă tuyên bố họ tham gia vào nỗ lực loại bỏ Trump. Những người ủng hộ Trump cho rằng ba năm liên tục xuất hiện trong các bản tin tiêu cực đă gây bất lợi cho Trump trong các cuộc thăm ḍ dư luận.Bởi vậy, với sự thù ghét Trump làm động lực, hăy xem xét những nỗ lực luận tội ông ta của Đảng Dân chủ.

    V́ sao những người Dân chủ phát cuồng về việc luận tội Trump?


    Những người Dân chủ, một số người Cộng ḥa và những người khác, hành xử như “Phe kháng chiến”, đang đứng sau nỗ lực loại bỏ Trump.
    Mục tiêu được công bố rộng răi của họ là: làm suy yếu tính chính danh của Trump trong vai tṛ Tổng thống, thứ mà họ tin là đă bị lấy cắp khỏi tay người kế nhiệm Obama, bà Hillary Clinton vào năm 2016; cản trở quá tŕnh lập pháp và triển khai chính sách công tại các ṭa án luật và trên đường phố thông qua các cuộc biểu t́nh lớn; hạ bệ Trump bằng cách buộc ông này phải từ chức hoặc trục xuất ông ta khỏi nhiệm sở trước cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020; và hạ nhục Trump nếu ông ta tái đắc cử một nhiệm kỳ Tổng thống nữa năm 2020; c̣n nếu ông ta thất bại vào năm 2020 th́ phải đảm bảo rằng ông ta sẽ không bao giờ trỗi dậy lần nữa bằng cách phá hủy cơ sở kinh doanh và gia đ́nh của Trump.
    Động cơ thực sự phía sau vụ Ukraine và các nỗ lực luận tội khác có liên quan đến trận thua của Hillary Clinton trước Trump trong ḱ bầu cử năm 2016. Kể từ cuộc bầu cử đó, Clinton, Đảng Dân chủ và một số người Cộng ḥa liên tục cáo buộc rằng những hành động bất hợp pháp, bất công và lừa dối của những người khác, đặc biệt là Trump và những người ủng hộ ông ta đă dẫn đến thất bại của Clinton.
    Mặc dù, những lời buộc tội này đă được chứng minh là không có cơ sở.

    Như một minh chứng cho ư định này, Đảng Dân chủ đă làm tất cả những việc có thể - phần nhiều là phi dân chủ - để đảm bảo rằng họ sẽ thắng bất kỳ cuộc bầu cử nào trong tương lai. Luận tội là một nỗ lực mới nhất. Nhưng, họ đang cố gắng phá hỏng cách thức mà người dân Mỹ được hiến pháp yêu cầu để bầu tổng thống (Đại cử tri); tiến hành các vụ kiện sai trái cáo buộc đảng Cộng ḥa đàn áp cử tri gốc Phi; theo đuổi mọi cách để đưa thêm thẩm phán vào Ṭa án Tối cao, người sẽ phê chuẩn các nỗ lực xáo trộn bầu cử của họ.
    Đảng Dân chủ đă cố gắng đảo ngược kết quả bầu cử ở Michigan, Wisconsin và Pennsylvania, những nơi đă khiến bà Clinton mất ghế Tổng thống. Một số thành viên Cộng ḥa bất măn thậm chí c̣n cố gắng ra tranh cử chống lại Trump, hoặc quay sang ủng hộ Dân chủ.
    Quan trọng hơn là, như ngôi sao mới nổi, nữ nghị sĩ Alexandra Ocasio Cortez, nay là một nhà lănh đạo của Đảng Xă hội, gần đây đă tuyên bố trên truyền h́nh quốc gia những ǵ mà tất cả mọi người ở Washington đều biết nhưng không nói ra: Những người Dân chủ luận tội Trump bởi v́ họ “cần một điều ǵ đó để gắn kết” đảng Dân chủ vốn đang chia rẽ - tất cả họ đều ghét Trump. Nghị sĩ Al Green cũng công khai nói rằng Đảng Dân chủ cần liên hợp lại để ngăn chặn Trump tái đắc cử bằng bất ḱ giá nào.

    Nhưng tại sao lại luận tội Trump chỉ một năm trước cuộc bầu cử? Lẽ nào cử tri Mỹ không nên được phép quyết định họ muốn bầu ai làm Tổng thống? Rơ ràng là phe Dân chủ đang lo ngại họ không thể nào đánh bại Trump. Những ứng viên Dân chủ hàng đầu đang cổ xúy cho việc chuyển đổi hệ thống kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ theo hướng xă hội chủ nghĩa.
    Trong một bài diễn văn quốc gia hiếm hoi mới đây, Barack Obama đă cảnh báo Đảng Dân chủ không nên vận động tranh cử như những người theo chủ nghĩa xă hội.
    . . .

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488
    . . .
    Những nỗ lực trong quá khứ nhằm luận tội Trump

    Đảng Dân chủ từng nỗ lực loại bỏ Trump ngay trước cuộc bầu cử ngày 8 tháng 11 năm 2016. MSNBC và một số báo khác từng đề xuất, bắt đầu với bản tin phát ngày 2 tháng 11 rằng Trump có thể bị loại trừ nhờ Tu chính án số 25 – điều khoản cho phép phế truất một tổng thống do không đủ năng lực tinh thần. Đề xuất này đă được lan truyền một cách nghiêm túc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
    Những người Dân chủ đă không từ bỏ những nỗ lực luận tội Tổng thống trong suốt 3 năm qua. Điều này khiến cho người ta nghi ngờ về động cơ của Dân chủ trong việc luận tội vụ Ukraine. Những người ủng hộ Trump xem đây chỉ là một nỗ lực khác chống lại Trump.
    Sau khi Trump đắc cử, những cuộc tuần hành đ̣i luận tội tổng thống đă bùng nổ khắp nước Mỹ và kéo dài trong suốt năm 2017. Cuộc biểu t́nh lớn nhất, Cuộc tuần hành của những người Phụ nữ, diễn ra một ngày sau khi Trump nhậm chức. Hơn 1 triệu phụ nữ đă tham gia: chủ đề là luận tội.


    Tổng thống Bill Clinton bị luận tội năm 1999 tại Thượng viện Hoa Kỳ. Nếu đề xuất luận tội Trump được thông qua,
    Trump sẽ trở thành Tổng thống thứ ba trong lịch sử hiện đại Hoa Kỳ bị luận tội.

    Thượng nghị sĩ Dick Blumenthal, nổi tiếng v́ tự nhận ḿnh là cựu binh chiến tranh Việt Nam, đă khởi động tiến tŕnh luận tội ở các ṭa án, tuyên bố rằng bởi v́ các quan chức nước ngoài đang ở tại khách sạn do Trump sở hữu chỉ cách Nhà Trắng vài ṭa nhà, rằng Trump về thực chất đang nhận hối lộ và ban phát các đặc quyền chính trị.
    Vào tháng 12 năm 2016, trước khi nhậm chức, bên lập pháp yêu cầu Trump phải bán các tài sản bất động sản khổng lồ, nhưng đề nghị này đă không được thông qua. Sau ba năm với các phiên ṭa liên tiếp, không có một vụ tham nhũng nào được chứng minh.
    Đáng lưu ư rằng Trump đă trả lại cho chính phủ toàn bộ khoản lương Tổng thống 400.000 USD/năm, giống như Tổng thống John Kennedy từng làm.

    Đảng Dân chủ đă tiến hành hàng trăm vụ kiện chống lại Trump tại các ṭa án liên bang và tiểu bang, nhiều trong số này liên quan tới việc luận tội. Vụ gần đây nhất là thuyết phục các thẩm phán liên bang và tiểu bang buộc Trump phải nộp lại toàn bộ các khoản hoàn thuế thu nhập trong suốt 10 năm qua, nhằm t́m ra một vài hành vi tham nhũng chưa được định danh.
    Một số cho rằng Trump đă cố gắng hối lộ Putin để được phê duyệt một ṭa chung cư ở Moscow. Ṭa án tối cao Hoa Kỳ hiện đang nghe điều trần vụ thuế của Trump.
    Một số người khác th́ cố gắng gán các giao dịch thanh toán mà Trump đă trả cho những người t́nh bị cáo buộc của ḿnh vào các nguồn tài trợ cho chiến dịch tranh cử, mặc dù Trump tự tài trợ phần lớn cho chiến dịch của ḿnh.
    Phe Dân chủ ở California thậm chí c̣n thông qua một đạo luật yêu cầu các ứng viên tranh cử Tổng thống phải công khai hồ sơ khai thuế của ḿnh hoặc tên họ sẽ không xuất hiện trên các lá phiếu bầu cử. New York cũng phê chuẩn một đạo luật yêu cầu Trump phải nộp lại hồ sơ khai thuế của ḿnh.
    Những người ủng hộ Trump bác bỏ những nỗ lực này, coi đó như một “cuộc thám hiểm câu cá” mà thôi (thuật ngữ chỉ hành vi bí mật thu thập thông tin chống lại ai đó, thường do các nhà nước cảnh sát tiến hành - ND).
    Tom Steyer, một tỉ phú đầu tư mạo hiểm, đang tranh cử Tổng thống chống lại Trump. Ông này đă tiêu tốn hàng triệu USD vào các bảng quảng cáo, và vận động Quốc hội kêu gọi luận tội Trump. Một cách khôn ngoan, ông này đang dùng cơ sở dữ liệu email mà ḿnh tạo ra để cổ vũ cho chiến dịch tranh cử Tổng thống.
    Maxine Waters, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện cũng xứng đáng được nhắc tên. Ba tháng sau khi đắc cử, Waters khởi động chiến dịch truyền thông trên toàn quốc kêu gọi luận tội Trump. Bà này liên tục kêu gọi các thành viên Dân chủ đối đầu với các thành viên chính quyền Trump xuất hiện tại các nhà hàng, các sự kiện thể thao, tụ họp gia đ́nh…Bà kêu gọi những ngời Dân chủ hăy nói thẳng với các quan chức rằng họ không được chào đón ở Mỹ…
    Luận điệu của Waters đă dẫn đến các vụ đụng độ bạo lực trên khắp cả nước, trong đó có vụ việc chống lại Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa và nhà Lănh đạo phe Cộng ḥa tại Thượng viện.
    Hầu hết các ứng viên Dân chủ ra tranh cử đều thường xuyên và công khai kêu gọi luận tội Trump, đặc biệt trong các cuộc tranh luận được truyền h́nh trực tiếp. Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, một người Xă hội Chủ nghĩa, liên tục gọi Trump là “Tổng thống tham nhũng nhất trong lịch sử hiện đại của đất nước này”.
    Một ứng viên khác, Thượng nghị sĩ Kamala Harris, tuyên bố việc luận tội Trump là ưu tiên số một nếu bà đắc cử.
    Không chỉ trong vấn đề Ukraine, kể từ tháng Tư năm 2017, phe Dân chủ đă đệ tŕnh sáu đề xuất luận tội (Nghị sĩ Al Green là tác giả của bốn trong số đó), và bốn nghị quyết luận tội bởi những người khác. Tất cả những đề xuất này đều bị Quốc hội bác bỏ.

    Cuộc điều tra thảm họa của Mueller


    Cuộc điều tra của Robert Mueller, được tiến hành từ tháng Năm 2017 đến tháng Ba 2019, là nỗ lực đầu tiên nhằm luận tội Tổng thống. Cuộc điều tra là một thất bại toàn tập. Và đó là điểm mấu chốt để hiểu về cuộc luận tội xoay quanh vấn đề Ukraine lần này: phe Dân chủ không thể hứng chịu nổi một thất bại nào nữa.
    Hơn nữa, những thành viên Dân chủ có liên quan đến cuộc điều tra Mueller giờ lại trở thành đối tượng điều tra của Công tố viên của Trump, ông William Barr. Những kết quả đầu tiên của cuộc điều tra của Barr sẽ sớm được công bố, tiếp đó có thể là một số vụ truy tố trong năm 2020.


    Cuộc chiến giữa phe Dân chủ dẫn đầu bởi bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện, ông Adam Schiff, Chủ tịch Ủy ban T́nh báo Hạ viện và Tổng thống Donald Trump.

    Phe Cộng ḥa tin rằng phe Dân chủ đang nỗ lực luận tội Trump trước khi Barr có thể buộc tội một số người ủng hộ của họ. Hăy cân nhắc điều này…
    Một nhóm các quan chức và chính trị gia thân tả nắm quyền trong FBI, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, CIA, Cơ quan An ninh Quốc gia, Hội đồng An ninh Quốc gia đă cấu kết với nhau nhằm ngăn Trump trở thành Tổng thống, và thất bại trong việc phế truất Trump khi ông này lên nắm quyền. Nhóm này muốn Hillary Clinton trở thành Tổng thống hơn.
    Những người ủng hộ Trump gọi nhóm này là “phe đảo chính”. Thông qua một loạt các hành động bí mật, bất hợp pháp và nặng tính đảng phái như: do thám, tiết lộ thông tin, phát tán các thông tin sai lệch, nói dối tại các phiên ṭa liên bang và hơn thế nữa, nhóm chống đối này đang làm mọi cách để chống lại Trump.
    Quan trọng hơn, Đảng Dân chủ và Clinton từng tài trợ cho một hồ sơ do một điệp viên người Anh chuẩn bị dựa trên những thông tin thêu dệt liên quan đến Nga. Hồ sơ này, sau ba năm, vẫn chưa thể chứng thực.
    Trump đă bị điều tra v́ cáo buộc cấu kết với Nga và Putin để gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử 2016 chống lại Clinton (trong khi Clinton có khả năng cấu kết với Ukraine chống Trump). Phe Dân chủ đă háo hức chờ đón kết quả điều tra, thường xuyên tiết lộ những thông tin bất lợi về Trump nhằm làm bẽ mặt ông này.
    Đáng ngạc nhiên thay! Mueller không t́m ra được bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Trump hay các cộng sự của ông ta đă cấu kết với Nga. Trump không phải là một điệp viên của Nga hay bù nh́n của Putin.
    Tuy nhiên, trong báo cáo gửi Quốc hội, Mueller cũng bỏ ngỏ khả năng Đảng Dân chủ có thể luận tội Trump v́ đă cản trở các cáo buộc công lư, mặc dù Mueller đă chọn không làm như vậy. Các hành vi cản trở này bao gồm các nỗ lực của Trump nhằm ngăn chặn và phong tỏa Mueller tiến hành cuộc điều tra.
    Phe Dân chủ, dẫn đầu bởi Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Jerrold Nadler, đă chớp ngay cơ hội đó để tiến hành một tiến tŕnh luận tội, không chỉ về những hành vi cản trở của Trump mà cả chuyện cấu kết với Nga. Phe Dân chủ đơn giản là không thể chấp nhận kết quả cuộc điều tra độc lập của Mueller.
    Mueller đă trở thành “nhân chứng ngôi sao” chống Trump trong phiên điều trần luận tội của Nadler ngày 24 tháng 7. Màn tŕnh diễn của Mueller không có ǵ phải bàn căi là tệ chưa từng có ở Quốc hội. Ông ta không nhớ được nội dung và các kết luận trong báo cáo của ḿnh. Hầu hết các chuyên gia đều kết luận rằng Mueller có lẽ đă không tham gia sâu vào cuộc điều tra và thậm chí có khi c̣n chưa đọc bản báo cáo!
    Điều quan trọng nhất là, thất bại của Mueller và Nadler khiến cho phe Dân chủ cảm thấy nhu cầu cấp bách phải t́m kiếm những cách khác để luận tội Trump. Vụ Ukraine cho họ cơ hội đó.
    Terry F. Buss
    Trường Minh (viettimes) dịch

  3. #3
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488


    Phỏng vấn cựu Thẩm phán Phan Quang Tuệ về Thủ tục luận tội Tổng thống Mỹ


    Sau hai tuần lễ điều trần công khai, Ủy ban T́nh báo Hạ viện Hoa Kỳ giờ đang cân nhắc những bước tiếp theo trong tiến tŕnh luận tội Tổng thống Trump. Chủ tịch Ủy ban, Dân biểu Adam Schiff, hôm 25/11 cho biết 3 ủy ban Hạ viện đă tiến hành điều tra luận tội Tổng thống- gồm Ủy ban T́nh báo, Ủy ban Đối ngoại, và Ủy ban Giám sát, sẽ gửi phúc tŕnh lên Ủy ban Tư pháp vào đầu tháng 12, tức là vào tuần tới, ngay sau khi quốc hội tái nhóm ở Washington sau Lễ Tạ Ơn.
    Luận tội Tổng thống được các vị công thần lập quốc Mỹ ghi vào hiến pháp cách đây hơn 230 năm. Các nhà lập hiến đă cố ư sắp đặt để thủ tục luận tội phải được tiến hành một cách nghiêm túc, và để quốc hội khó khăn lắm mới có thể truất phế một Tổng thống tại chức. Trong lịch sử Hoa Kỳ, chỉ có hai Tổng thống bị chính thức luận tội để truất phế, TT Andrew Johnson và TT Bill Clinton.
    Ngoài hai ông Johnson và Clinton, có hai Tổng thống khác bị điều tra luận tội: Tổng thống Richard Nixon và Tổng thống Donald Trump. Cho tới nay, chưa một Tổng thống Mỹ nào từng bị truất phế qua thủ tục luận tội.
    VOA-Việt ngữ tham khảo ư kiến của một luật gia, Thẩm phán hồi hưu Phan Quang Tuệ, cựu Thẩm phán Ṭa Di trú Liên bang tại San Francisco.


    Trong lịch sử Lập Pháp Hoa Kỳ chỉ có 3 TT đối diện Luận Tội từ T-P Andrew Johnson (1860-1865), Richard Nixon vào năm 1973 và Bill Clinton năm 1998




    Diễn biến tiến tŕnh luận tội TT Trump

    Ủy ban Tư pháp do ông Jerry Adler đứng đầu, đă ấn định ngày thứ Tư 4/12 để mở phiên điều trần trong đó, các luật gia chuyên môn sẽ xem xét vụ việc trên căn bản hiến pháp trước khi ủy ban quyết định có lập hồ sơ luận tội Tổng thống hay không, và nếu có, th́ dựa trên cơ sở nào.
    Trước đó, trong một bức thư gửi đến các đồng viện ở quốc hội, chủ tịch Ủy ban T́nh báo Hạ viện Adam Schiff cho biết nội dung của phúc tŕnh đưa lên Ủy ban Tư Pháp sẽ đề cập tới một ‘chiến dịch cản trở công lư chưa từng thấy’ của Toà Bạch Ốc, giữa lúc chính quyền Tổng thống Trump ra lệnh cho các quan chức không hợp tác với cuộc điều tra của các ủy ban Hạ viện.
    Trong bức thư, ông Schiff viết:
    “Đây là một ‘vấn đề cấp bách không thể chờ đợi nếu Mỹ muốn bảo vệ an ninh quốc gia và các cuộc bầu cử của ḿnh’.

    Diễn tiến cuộc điều tra luận tội

    Ủy ban Tư pháp Hạ viện do ông Jerry Adler đứng đầu, đă ấn định ngày thứ Tư 4/12 để mở phiên điều trần đầu tiên của ủy ban. Trước đó Ủy ban T́nh báo Hạ viện đă cho công bố thêm hai bản ghi chép lời khai của các nhân chứng khác, kể cả lời khai của một quan chức ngân sách Toà Bạch Ốc, nêu lên những quan ngại của quan chức này và các đồng nghiệp khi được lệnh của Tổng thống Trump, qua trung gian các môi giới, phải đ́nh chỉ việc tháo ngân tiền viện trợ cho Ukraine.
    Đây là vấn đề nằm ở tâm điểm cuộc điều tra luận tội có thể dẫn tới truất phế Tổng thống Trump. Trong tháng 11/2019, nhiều nhân chứng gồm các nhà ngoại giao và quan chức khác đă làm chứng trước Ủy ban T́nh báo Hạ viện, khẳng định Tổng thống Trump đă chỉ thị cho ông Rudy Giuliani, luật sư riêng của ông, dẫn đầu chính sách đối với Ukraine, và rằng ông Giuliani là nhân vật đằng sau một kênh ngoại giao “bất thường”.
    Các nhân chứng cho rằng Tổng thống Trump đă ra lệnh này để tăng sức ép, buộc Tổng Thống Ukraina điều tra cha con cựu Phó Tổng thống Joe Biden, lúc bấy giờ là đối thủ chính trị nổi bật nhất của ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2020.
    Trong khi đó th́ chính quyền Tổng thống Trump vẫn tỏ thái độ thách thức sau các cuộc điều trần công khai của nhiều quan chức, phần lớn đều bất lợi cho Tổng thống Trump.
    Phát biểu trên chương tŕnh “Face the Nation” của đài CBS hôm Chủ nhật 24/11, Cố vấn cấp cao của Toà Bạch Ốc Kellyanne Conway tuyên bố chính phủ Trump đă sẵn sàng để phát động một chiến dịch pháp lư và chính trị mạnh mẽ hầu bảo vệ Tổng thống Trump, nếu phe Dân Chủ tại Hạ viện biểu quyết luận tội Tổng thống, và Thượng viện mở phiên xét xử xem có nên truất phế Tổng thống hay không.

    Để t́m hiểu các khía cạnh pháp lư của cuộc điều tra luận tội, VOA-Việt ngữ phỏng vấn cựu Thẩm Phán Phan Quang Tuệ, người được Tổng trưởng Tư Pháp Janet Reno bổ nhiệm làm Thẩm phán Ṭa Di trú Liên bang tại San Francisco vào năm 1995.

    Dựa trên những lời khai của các nhân chứng trong hai tuần qua, liệu đă có đủ bằng chứng và cơ sở để tiếp tục thủ tục luận tội?

    Thẩm phán hồi hưu Phan Quang Tuệ nói câu trả lời tùy thuộc vào bản chất của thủ tục luận tội, liệu đây là một thủ tục hành chánh, một thủ tục h́nh sự hay một thủ tục chính trị.
    Ông giải thích:
    “Trước các ṭa án hành chánh th́ cái level of evidence – cái mức độ bằng chứng nó không phải là ‘beyond reasonable doutbt’ như trước ṭa án h́nh sự, mà nó chỉ là ‘bằng chứng đầy đủ vừa phải là đủ. Bằng chứng trước ṭa h́nh sự th́ nó phải tuyệt đối, không c̣n nghi ngờ ǵ. Về chính trị, thủ tục chính trị th́ thực sự ra nó không có một cái level of evidence nào cả, ngoại trừ mức độ bằng chứng đó nó nằm ở trong dư luận của quần chúng.”

    Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là liệu đây là một thủ tục hành chính, h́nh sự hay chính trị?

    Thẩm phán Phan Quang Tuệ nói muốn trả lời câu hỏi đó, cần tham khảo điều 2 Khoản 4 của hiến pháp Hoa Kỳ.
    Điều 2, Khoản 4 viết: “The President, Vice President and all civil Officers of the United States, shall be removed from Office on Impeachment for, and Conviction of, Treason, Bribery, or other high Crimes and Misdemeanors”.
    Xin tạm dịch
    “Tổng thống, Phó tổng thống, và các viên chức dân sự khác của Hoa Kỳ sẽ bị băi nhiệm nếu bị luận tội và bị kết tội Phản quốc, Hối lộ và các trọng tội và khinh tội khác.”

    Thẩm phán Phan Quang Tuệ nói dựa trên điều 2 khoản 4 của hiến pháp, th́ đây là một thủ tục chính trị, chứ không phải là một thủ tục h́nh sự. Ông nói luận tội giai đoạn đầu thuộc thẩm quyền của Hạ viện, Hạ viện sẽ biểu quyết theo đa số thường. Lên tới Thượng viện để quyết định có băi nhiệm hay không, th́ thủ tục luận tội phải đạt 2/3 số phiếu, Tổng thống mới bị truất quyền.”

    Luận tội và Viễn kiến của các nhà lập quốc Mỹ

    Điều đáng khâm phục là làm cách nào mà cách đây hơn 230 năm, các nhà soạn hiến pháp và các vị công thần lập quốc đă có cái viễn kiến phân quyền ra làm 3 nhánh: Lập pháp –quy định trong điều khoản 1 của hiến pháp, Hành pháp –điều khoản 2, và Tư pháp. Impeachment, thủ tục luận tội, nằm trong điều 2, khoản 4.
    Thẩm phán Phan Quang Tuệ: “Họ phân chia ra là để Hạ viện, cơ quan đại diện trực tiếp gần nhất với dân chúng, đứng ra và làm cuộc điều tra đặc biệt để luận tội. Nhánh thứ hai là Thượng viện th́ sẽ đóng vai tṛ bồi thẩm đoàn- tức jury. Và nhân vật chủ tọa phiên xử về luận tội đó là tức Chủ tịch Tối cao Pháp viện.”


    So far, no US president has been removed from office by impeachment and only three presidents have faced real impeachment proceedings.
    PHOTO: REUTERS


    Tại sao có sự phân quyền như vậy?

    Thẩm phán Phan Quang Tuệ: “Sở dĩ họ phân ra như vậy là v́ họ muốn tránh t́nh trạng một người hoặc một cơ quan vừa đóng vai tṛ công tố, vừa đóng vai tṛ xử án,” nhằm bảo đảm không một nhà lănh đạo nào có thể ngồi trên luật pháp, và trở thành một nhà độc tài”.
    Ông Phan Quang Tuệ nói muốn t́m hiểu ư định của các công thần lập quốc về thủ tục luận tội, phải nghiên cứu các tài liệu lịch sử, trong đó có bức thư luân lưu số 65 của Alexander Hamilton.

    Trách nhiệm của người dân Mỹ

    Thẩm phán Phan Quang Tuệ nêu bật trách nhiệm của mọi công dân Mỹ là phải bảo đảm hiến pháp được tôn trọng, bởi v́ văn kiện đó ‘chính là yếu tố làm nên sức mạnh của Hoa Kỳ’.
    “Cái trách nhiệm của thế hệ của chúng ta ngày nay, được đại diện qua những đại biểu của chúng ta tại Hạ viện và Thượng viện, phải coi tôn trọng hiến pháp nó quan trọng tới mức nào, hay là chúng ta chỉ chú trọng tới đời sống kinh tế, hay là chúng ta chỉ chú trọng tới các lĩnh vực như luật di trú, bảo hiểm y tế, hay là chúng ta chỉ chú ư tới cái sức mạnh quân sự của nước Mỹ?”

    Thẩm phán Phan Quang Tuệ nói tuy hiến pháp “chỉ là một tờ giấy, chỉ có 7 điều hiến pháp, và 27 tu chính án, nhưng văn kiện này là chiếc ch́a khóa đă mở cửa, dọn đường đưa nước Mỹ tới vị trí số một thế giới.
    “Chính bản hiến pháp đó nó mới là căn bản cho xă hội, cho sự cường thịnh của nước Mỹ, và nó khiến cho Hoa Kỳ có cái vị trí đặc biệt ở trong thế giới ngày hôm nay.”

    Thủ tục luận tội Tổng thống Trump đang gây chia rẽ trầm trọng trong xă hội Mỹ. Thẩm phán hồi hưu Phan Quang Tuệ cho rằng muốn bảo vệ nước Mỹ và các giá trị Mỹ, mỗi một người dân phải bảo vệ hiến pháp.

    “Chúng ta phải tôn trọng hiến pháp nếu chúng ta muốn bảo vệ đất nước Mỹ và vị trí đặc biệt của quốc gia Hoa Kỳ và tôi thấy đó là điều quan trọng v́ trong một thế giới hỗn loạn như thế này, chúng ta cần có một quốc gia đóng cái vai tṛ lănh đạo sáng suốt được hướng dẫn bởi một người lănh đạo ôn tồn và sáng suốt. Đó là mục đích của thủ tục luận tội và băi nhiệm.”
    Tại cuộc điều trần của Ủy ban Tư pháp vào ngày 4/12, các luật gia chuyên môn sẽ xem xét thủ tục luận tội trên căn bản hiến pháp trước khi ủy ban tư pháp quyết định có lập hồ sơ luận tội Tổng thống Trump hay không, và nếu có, th́ dựa trên cơ sở nào.
    Các thành viên Đảng Dân chủ muốn có biểu quyết chung cuộc trước Giáng Sinh năm nay, dọn đường cho phiên xét xử tại Thượng viện vào tháng Giêng năm tới.

    VOA-Việt ngữ xin cảm tạ Thẩm phán Phan Quang Tuệ đă dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

  4. #4
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488



    Giai đoạn gay cấn nhất trong cuộc chiến lật đổ Trump đă bắt đầu:

    Kỳ 2: Cuộc chiến luận tội Trump và những điều chưa từng có tiền lệ


    Terry F. Buss
    Trường Minh (viettimes) dịch

    Giờ đây, khi tháng 11 dần qua, những người Dân chủ ở Ủy ban T́nh báo Hạ viện cũng đă tiến gần tới hồi kết trong tiến tŕnh điều trần luận tội. Các nhân chứng do phe Dân chủ mời đến đă hoàn thành phần tŕnh bày của họ. Trong vài ngày tới, phía Cộng ḥa sẽ cho gọi các nhân chứng của ḿnh.


    Mặc dù tiến tŕnh luận tội vẫn đang diễn ra, và cho dù bằng chứng có t́m ra hay không, có một điều chắc chắn là khi phe Dân chủ hoàn tất quá tŕnh điều trần, họ sẽ bỏ phiếu ở các ủy ban T́nh báo và Tư pháp để luận tội Tổng thống Donald Trump về những ǵ mà họ khẳng định là sai phạm của ông này trong Vụ việc Ukraine.

    Hạ viện, dưới quyền kiểm soát của Đảng Dân chủ, sẽ tiếp nhận các khuyến nghị của các ủy ban này, bỏ phiếu luận tội Trump và đưa trường hợp của ông này lên Thượng viện Mỹ để xét xử. Tất cả các thành viên Dân chủ sẽ bỏ phiếu thuận trong khi tất cả các thành viên Cộng ḥa sẽ bỏ phiếu chống.

    Phe Dân chủ cũng đă xác định rằng Trump có tội. Quyết tâm này xuất hiện thậm chí từ trước khi họ xem xét những khiếu nại của Người tố giác chống lại Trump.

    Một khi việc luận tội được đưa lên Thượng viện, toàn bộ phe Dân chủ sẽ bỏ phiếu kết tội Trump, trong khi hầu hết các thành viên Cộng ḥa sẽ bỏ phiếu chống. Theo luật của Thượng viện, Trump cần ít nhất 34 phiếu “không có tội” để tránh việc bị kết tội và phế truất. Trong t́nh huống đó, Trump sẽ trắng án.
    Để đi đến kết luận này sẽ mất vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng, phụ thuộc vào t́nh h́nh chính trị. Cho dù thế nào đi nữa, kết quả sẽ là Trump vẫn là tổng thống.
    Vậy, câu hỏi sẽ đặt ra là, nỗ lực luận tội thất bại của phe Dân chủ chống Trump phản ánh điều ǵ về nhiệm kỳ tổng thống, về chính phủ, và cuộc cạnh tranh quyền lực giữa Đảng Dân chủ và Cộng ḥa? Câu trả lời ngắn gọn là: nước Mỹ đang gặp rắc rối lớn.
    Dưới đây, tôi sẽ phân tích về giai đoạn đầu tiên của quá tŕnh luận tội do phe Dân chủ khởi xướng.

    Trump bị cho là có tội


    Những người Dân chủ, như thường lệ, kêu gọi luận tội Trump và xác lập tiến tŕnh luận tội thậm chí trước cả khi mọi việc trở nên rơ ràng rằng liệu những vi phạm có đáng để luận tội hay không, cùng với những bằng chứng xác thực có thể đưa ra. Thực ra Mỹ đă có truyền thống lâu đời về việc sử dụng chiêu thức này.
    Những năm 90 của thế kỉ 17, những người theo đạo Tin lành ở Salem, Massachusetts đă mở chiến dịch săn lùng “phù thủy” chỉ dựa trên lời khai của các thiếu nữ bị kích động, những người tự nhận ḿnh bị quỷ ám. Mười hai phù thủy đă bị treo cổ.
    Những người ủng hộ Trump tin rằng bất kể Trump có làm ǵ đi nữa th́ kết quả vẫn sẽ là một bản cáo trạng kết tội. Vụ việc Ukraine cũng sẽ không là ngoại lệ.
    Cũng cần nhắc lại rằng phe Dân chủ đă liên tục kêu gọi và thất bại trong nỗ lực luận tội Trump với một loạt cáo buộc không có thật trong suốt ba năm qua.

    Bản chất của vấn đề Ukraine


    Mọi việc bắt đầu từ khi một nhân viên dân sự của CIA không rơ danh tính cáo buộc Trump một loạt vi phạm. Người tố giác này lo ngại về tính hợp pháp của một cuộc điện đàm giữa Trump với Tổng thống Ukraine Zelensky, trong đó ông Trump yêu cầu Zelensky tiến hành điều tra các hành vi tham nhũng của cựu Phó tổng thống Joe Biden cũng như những mưu toan của phía Ukraine gây tác động lên cuộc bầu cử tổng thống My 2016 theo hướng có lợi cho bà Hillary Clinton.
    Trump đă đ́nh chỉ khoản viện trợ quân sự trị giá 400 triệu đô la cho Ukraine, hành động này bị cáo buộc nhằm đổi lấy cuộc điều tra. Người tố giác này không trực tiếp nghe cuộc điện thoại, không biết Trump, không ở trong Nhà Trắng và cũng không hề nh́n thấy bản ghi chép cuộc điện đàm. Khiếu nại của anh ta hoàn toàn chỉ dựa vào những cuộc nói chuyện nghe được từ những người khác, một kiểu tin đồn và suy đoán.
    Tổng thanh tra của Cộng đồng T́nh báo (IGIC), ngay trước khi nhận được khiếu nại này, đă hủy bỏ các điều khoản liên quan đến người tố giác vốn lâu nay vẫn cấm việc sử dụng các bằng chứng kiểu “nghe nói”, và cho phép sử dụng chúng. Bằng chứng kiểu “nghe nói” nh́n chung bị cấm tại các ṭa án h́nh sự của Mỹ, nhưng nay đột nhiên nó được chấp nhận khi luận tội một tổng thống.
    Bạn cần biết điều quan trọng này: vụ việc chống lại Trump dựa phần lớn vào “nghe nói”.

    Người tố giác này đă bỏ qua mọi kênh báo cáo và lên thẳng Ủy ban T́nh báo Hạ viện, nơi anh ta gặp gỡ các nhân viên của Quốc hội. Có vẻ như Người tố giác đă gặp Adam Schiff, người sau này dẫn dắt tiến tŕnh điều trần luận tội chống lại Trump.
    Sau đó, Người tố giác thuê một công tố viên, có lẽ theo khuyến nghị của nhân viên quốc hội, người đang làm việc tại Trung tâm v́ Những người tố giác, được lập ra nhằm khuyến khích các viên chức chính phủ báo cáo các hành vi sai trái của chính quyền.
    Mark Said, công tố viên của Người tố giác lần này, từng đăng một ḍng tweet ngay sau khi Trump tuyên thệ nhậm chức rằng “cuộc đảo chính đă bắt đầu”.

    Trên thực tế, Trung tâm này đă đăng các quảng cáo quanh Washington, kêu gọi các viên chức chính phủ “phản bội” Trump. Trung tâm thanh toán các khoản phí pháp lí liên quan bằng tiền đóng thuế của dân.
    Người tố giác đệ tŕnh khiếu nại lên Quốc hội. Sau này Schiff báo cáo rằng ủy ban của ông ta chưa hề gặp Người tố giác và cũng không biết danh tính thật của anh ta. Đây hoàn toàn là một lời nói dối trắng trợn. Schiff đang làm việc với Người tố giác. Schiff cũng thừa nhận rằng ông ta chưa thấy các bằng chứng đáng tin cậy, nhưng ông ta vẫn kêu gọi luận tội.

    Thông tin bên lề: Schiff ghét cay ghét đắng Trump. Trong suốt hai năm diễn ra cuộc điều tra của Mueller, Schiff đă lên truyền h́nh tuyên bố rằng có những bằng chứng nặng kư cho thấy sự dính líu của Trump trong bê bối cấu kết với Nga. Tuy nhiên, ngoài những bản tin báo chí dày đặc, Schiff không trưng ra được bằng chứng nào cả.
    Tệ hơn nữa là khi bắt đầu tiến tŕnh luận tội, Schiff xuất hiện trên truyền h́nh quốc gia để đọc bản ghi chép cuộc điện đàm Trump/Zelensky, cơ sở của cuộc luận tội. Schiff đă chỉnh sửa phần lớn nội dung bản ghi chép để khiến Trump trông như có tội.
    Khi một cơn băo chỉ trích nổ ra ngay trong phe Dân chủ, Schiff biện hộ rằng đấy chỉ là một tṛ đùa cợt. Làm sao mà ai đó có thể tin tưởng Schiff chứ, những người ủng hộ Trump tự hỏi.
    Có một lư do cho sự thù ghét của Schiff đối với Trump: Trong một ḍng tweet, Trump đă đặt biệt danh cho Schiff là “gă ẻo lả”, mà về sau được sử dụng rộng răi để chế nhạo ông này.


    Adam Schiff, Chủ nhiệm Ủy ban T́nh báo Hạ viện trong phiên điều trần luận tội Trump.
    Schiff là một trong những người lănh đạo phe luận tội, từng bị Trump giễu cợt trên Twitter là "gă ẻo lả".

    Schiff lập luận rằng Người tố giác phải ra điều trần trước Quốc hội nhằm khởi động một chiến dịch truyền thông bôi xấu Trump. Schiff nuốt lời rất nhanh sau đó. Người tố giác hóa ra lại là một điệp viên theo phe Dân chủ, ghét Trump, ở cấp thấp và bị bỏ lại sau nhiệm ḱ của Obama. Anh ta đă bị Nhà Trắng sa thải với cáo buộc tiết lộ các thông tin bất lợi cho Trump
    Schiff đă bảo vệ Người tố giác, bởi v́ phe Dân chủ không muốn để anh này đối diện với các cuộc kiểm tra chéo của Cộng ḥa. Tất cả những ai bị buộc tội, thậm chí là Trump đi nữa, theo hiến pháp, đều có quyền đối diện với những kẻ buộc tội họ, nhưng không phải dưới thời Schiff.
    Nói cách khác, tiến tŕnh luận tội được bắt đầu từ một cái cớ mong manh nhất.

    Phe Dân chủ vi phạm các tiền lệ để tấn công Trump


    Ngay cả khi việc luận tội Trump bao gồm những cáo buộc về tội phản quốc, hối lộ, những tội nặng và nhẹ, th́ bản thân tiến tŕnh luận tội mang tính chính trị và đảng phái chứ không có tính pháp lư. Phe Dân chủ không chỉ xem xét các hành vi tội phạm mà c̣n t́m kiếm bằng chứng về việc “hành xử sai trái và xâm phạm niềm tin của công chúng”.
    Phe Dân chủ có thể xem xét các hành xử trong quá khứ trước khi Trump đắc cử tổng thống, và trong trường hợp Trump bị phế truất th́ việc truy tố ông này vẫn có thể tiếp tục ngay cả khi ông ta đă rời nhiệm sở. Nỗi ám ảnh của phe Dân chủ đối với việc đ̣i Trump nộp hồ sơ khai thuế cách đây 10 năm qua các vụ kiện được thể hiện quá rơ ràng.

    Đảng Dân chủ có thể tiến hành luận tội theo cách mà họ chọn. Họ chỉ có hai trường hợp trong thời hiện đại để làm h́nh mẫu, Tổng thống Richard Nixon và Bill Clinton.
    Trong cả hai trường hợp nói trên, Dân chủ và Cộng ḥa đă làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng tiến tŕnh luận tội được diễn ra công bằng, minh bạch và tôn trọng các quyền của những người bị cáo buộc.
    Cả hai đảng đều đồng ư với các nguyên tắc, bỏ qua một bên các định kiến đảng phái. Họ thừa nhận rằng tiến tŕnh luận tội phải phù hợp với pháp luật và đáng tin cậy, nếu không họ sẽ phải hứng chịu cơn thịnh nộ của các cử tri Mỹ.
    Phe Dân chủ đă khước từ những mô h́nh này và vi phạm mọi tiền lệ được xác lập trong những trường hợp kể trên.
    Phe Dân chủ đă khởi động tiến tŕnh điều trần luận tội bằng việc thông qua các luật lệ chỉ làm lợi cho Dân chủ. Một cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện cho thấy toàn bộ các thành viên Dân chủ, trừ hai người, đă bỏ phiếu thông qua các luật trên, trong khi tất cả các nghị sĩ Cộng ḥa bỏ phiếu chống. Sự đồng thuận lưỡng đảng đă hoàn toàn bị bỏ qua.
    Phía Dân chủ cũng không hề tiến hành một cuộc điều tra nào. FBI và Bộ Tư pháp hoàn toàn không can dự.
    Những người Dân chủ đă bắt đầu tiến tŕnh thu thập thông tin từ các nhân chứng thông qua việc tổ chức các phiên lấy lời khai bí mật mà không có sự tham gia của báo chí hay công chúng. Họ chọn cách thu thập bằng chứng thông qua các phiên cung khai, do đó không một thành viên quốc hội nào có thể tiết lộ những ǵ đă được nói ra.
    Thậm chí cho dù các bản ghi lời khai được lập th́ phe Cộng ḥa cũng chỉ được phép xem chúng khi có mặt một thành viên Dân chủ và họ bị luật cấm tiết lộ những ǵ ḿnh thấy. Họ cũng không được phép ghi chép hay mang điện thoại vào pḥng an ninh.


    Sondland tháp tùng Trump trong một chuyến công du.
    Ông này đă quyên góp 1 triệu đô la cho lễ nhậm chức của Trump để đổi lấy lời b́nh luận hờ hững từ Trump "Tôi không thực sự biết ông ta".

    Thêm vào đó, phe Cộng ḥa chỉ được phép đề xuất nhân chứng, trong khi Schiff có quyền bác bỏ họ. Không một nhân chứng ủng hộ Trump nào được gọi. Ngay cả khi các nhân chứng được gọi ra điều trần, Schiff cũng ngăn cản họ trả lời những câu hỏi mà ông ta không thích. Ông ta cũng chặn đứng các câu trả lời khi ông ta muốn phá những người chất vấn bên phía Cộng ḥa.
    Schiff đă tiết lộ nội dung các bản ghi gây hại cho Trump một cách bất hợp pháp, nhưng giữ lại những thông tin minh oan cho Trump.
    Các luật sư của Trump không có mặt tại các phiên lấy lời khai, c̣n Trump th́ không được xem bất kỳ văn bản buộc tội nào. Rơ ràng, Schiff đă vi phạm một nguyên tắc pháp lư khác: quyền của người bị buộc tội được xem những bằng chứng chống lại anh ta.

    Đáp trả lại Schiff, Trump đă cấm các nhân viên cấp cao của ḿnh tham gia điều trần. Hầu hết các nhân viên chính phủ không hợp tác với Schiff, nhưng một số khác th́ bất tuân lệnh cấm và ra điều trần. Hành xử của Trump có phù hợp với hiến pháp hay không sẽ do ṭa án phân xử. Phe Dân chủ có thể bổ sung chuyện này vào danh sách các cáo buộc vi phạm của họ.
    Các chuyên gia cáo buộc Schiff đang hành xử như thể một “Ủy ban Ngôi sao,” được thành lập vào thế kỉ 15 ở Anh nhằm đảm bảo một phiên ṭa công bằng cho các quư tộc nhưng cuối cùng lại trở thành công cụ để lạm dụng quyền lực xét xử.
    Nó bỏ qua quy tŕnh kiểm chứng, quyền của bị cáo và các nguyên tắc về bằng chứng trong khi áp dụng những nguyên tắc tùy tiện. Đó là đỉnh cao của sự lũng đoạn pháp quyền.
    Mỉa mai thay, phe Dân chủ có lẽ đă phạm phải một sai lầm chiến lược khi thực hiện việc này trong bí mật. Họ đă làm ṛ rỉ những kết luận quan trọng nhất, v́ thế nên không c̣n tin tức nào đáng giá nữa và người đọc/người xem không c̣n quan tâm nhiều nữa.

    Các nhân chứng đột nhiên phục hồi trí nhớ


    Ngày 21 tháng 11, quả bom mà phe Dân chủ đặt nhiều hi vọng đă phát nổ với tiếng vang khá nhỏ. Đại sứ Mỹ tại EU, Gordon Sondland thừa nhận rằng Trump đă chỉ đạo cấp dưới đ́nh chỉ các khoản viện trợ cho Ukraine để đổi lấy cuộc điều tra. Ông ta chỉ ra rằng tất cả các nhân viên cấp cao đều biết về mệnh lệnh này của Trump.
    Điều không may là trong bản cung trước đó, ông này không hề báo cáo ǵ về thông tin trên. Do vậy, uy tín của ông ta phần nào bị suy giảm. Hai nhân chứng khác cũng thay đổi lời khai theo hướng có lợi cho phe Dân chủ.
    Nhưng khi bị phe Cộng ḥa truy hỏi trong phiên điều trần công khai, Sondland lại thú nhận rằng ông ta chỉ “mặc định” là Trump biết và chỉ đạo cấp dưới “hối lộ” Ukraine. Ông ta không nắm rơ về những ǵ Trump biết hoặc định làm. Giả định không phải là bằng chứng của bất kỳ việc ǵ.
    Quan trọng nhất là: Sondland hỏi Trump ông ta muốn ǵ từ Ukraine. Trump đă trả lời rằng “Tôi không muốn ǵ cả” từ Ukraine.


    Đại sứ Hoa Kỳ tại EU Gordon Sondland, trong phiên điều trần luận tội thừa nhận rằng Trump đă chỉ đạo cấp dưới đ́nh chỉ các khoản viện trợ cho Ukraine để đổi lấy cuộc điều tra.
    Ông ta chỉ ra rằng tất cả các nhân viên cấp cao đều biết về mệnh lệnh này của Trump.

    Sondland đă cố gắng lôi kéo Ngoại trưởng Pompeo, Phó tổng thống Pence, Bộ trưởng Năng lượng Perry, công tố viên của Trump, Giuliani và những người khác. Tất cả những người này đều bác bỏ tuyên bố của Sondland. Họ cũng sẽ có khả năng không ra điều trần trước Schiff nếu không có một cuộc chiến pháp lư dai dẳng.
    Sondland có lẽ đă cảm thấy bị Trump bỏ rơi. Ông này đă đóng góp 1 triệu đô la cho lễ tuyên thệ của Trump để đổi lấy vị trí Đại sứ EU, và rồi chỉ nhận được tuyên bố của Trump là Trump không thực sự biết ông ta.
    Những người ủng hộ Trump coi điều này như một nỗ lực của các nhân chứng nhằm “che giấu gót chân Asin” của họ trong trường hợp mà các cuộc điều tra có thể chỉ hướng đến họ. Không có ai thay đổi suy nghĩ sau những phiên điều trần vừa qua.
    . . .

  5. #5
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488
    . . .


    Cuộc chiến luận tội giữa Trump và phe Dân chủ do bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện lănh đạo sẽ đưa nước Mỹ về đâu?

    Những khác biệt chính sách trở thành tội ác

    Phe Dân chủ bắt đầu các phiên điều trần bằng việc cho gọi hai nhân chứng George Kent từ Bộ Ngoại giao và William Taylor, Đặc phái viên của Mỹ tại Ukraine, cả hai đều là viên chức hành chánh. Không ai trong hai người từng gặp hay nói chuyện với Trump. Họ cũng không trực tiếp biết về vụ Ukraine mà chỉ nghe nói về nó từ người khác và qua đọc báo.
    Kent và Taylor khẳng định Trump đă vi phạm chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ: Nga là kẻ thù chính và Ukraine là chướng ngại vật quan trọng nhất đối với sự bành trướng của Nga. Biên giới của Ukraine phải được bảo vệ.
    Đại tá Alexander Vindman tiếp nối bằng lời khai ủng hộ cho lư lẽ trên. Ông này thực ra là một người nhập cư từ Ukraine và là một quan chức quân sự tích cực. Ông đă có đóng góp khá nhiều cho chính sách đối với Ukraine. Vindman chưa bao giờ gặp, nói chuyện hay trao đổi với Trump.
    Vindman chọn mặc quân phục khi tham gia điều trần. Chuyện này khá hiếm gặp v́ ông ta làm việc bên mảng dân sự của cục t́nh báo trung ương, chứ không phải cho một tổ chức quân sự. Vindman mặc quân phục để tỏ vẻ yêu nước và tầm quan trọng của ḿnh.

    Alexander Vindman trong phiên điều trần

    Điều không thể tin nổi là cuối phần điều trần, Vindman thuật lại chi tiết thời thơ ấu của ông ta ở Ukraine và gia đ́nh. Những người chỉ trích tự hỏi rằng phải chăng Vindman đă đi quá xa trong việc đại diện cho lợi ích của Ukraine.
    Không một nhân chứng nào chỉ ra được rằng luật pháp đă bị xâm phạm.

    Do đó, câu hỏi trở thành là, liệu có phải Trump đă vi phạm chính sách của Hoa Kỳ? Có phải việc bảo vệ biên giới và sự độc lập của Ukraine thực sự là một mục tiêu chính sách quan trọng như được tuyên bố hay không?
    Câu trả lời là KHÔNG. Barack Obama và Joe Biden, những người tiền nhiệm của Trump đă không coi an ninh của Ukraine là một ưu tiên hàng đầu như họ tuyên bố.
    Hăy nh́n điều này: vào năm 1994, Hoa Kỳ, Anh, Nga và Ukraine kư kết Bản ghi nhớ Budapest đảm bảo nền độc lập của Ukraine để đổi lại việc trao trả kho vũ khí hạt nhân của nước này cho Nga.
    Năm 2014 dưới thời Obama, Putin đă quyết định ủng hộ những người ly khai trong nỗ lực trả Crimea về lại Nga. Bán đảo Crimea được Khrushchev bàn giao cho Ukraine năm 1954. Cuộc nội chiến vừa qua đă vi phạm điều khoản đảm bảo độc lập của Bản ghi nhớ Budapest.
    Obama và Biden đă không hề can thiệp theo như yêu cầu của Bản ghi nhớ. Họ chỉ cung cấp cho Ukraine viện trợ quân sự không sát thương ở mức tối thiểu. Họ hợp tác với EU để áp đặt một lệnh trừng phạt yếu ớt lên Nga. Họ cũng không ủng hộ Ukraine gia nhập NATO, tổ chức sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ Ukraine.
    Họ không cử quân NATO sang. Obama c̣n chấm dứt việc triển khai tên lửa của Mỹ tới Đông Âu sau khi bị Putin phàn nàn.
    Ngược lại, Trump đă cử lính Mỹ tới Ukraine để giúp huấn luyện quân đội nước này. Trump cũng cung cấp vũ khí, bao gồm tên lửa chống tăng Javelin. Trump cũng triển khai quân đội Mỹ tới Đông Âu để ủng hộ Ukraine.
    Ngay cả như vậy th́ những viên chức dân sự ra điều trần chống Trump vẫn chê trách rằng Trump không thực sự quan tâm đến Ukraine.

    Điều hoàn toàn bị bỏ qua trong tiến tŕnh luận tội là thực tế rằng Trump đắc cử tổng thống bởi v́ ông ta cổ xúy cho việc rút lui khỏi các hiệp ước đồng minh với các nước mà có thể lôi kéo Mỹ sa lầy vào những cuộc chiến tranh không cần thiết.
    Phe Cộng ḥa đang đặt ra một câu hỏi bên lề rằng: v́ sao phe Dân chủ lại quan tâm đến việc bảo vệ biên giới của Ukraine đến thế, trong khi họ lại cổ xúy cho “biên giới mở” với Mexico, cho phép hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp tràn vào Mỹ?

    Các công chức cũng được làm chính sách


    Gần như tất cả các nhân chứng chống Trump đều cho thấy một cách vô ư rằng vai tṛ của họ trong chính phủ là để hoạch định chính sách đối ngoại, an ninh hoặc quốc pḥng. Thái độ của họ là, chúng tôi là những công chức cấp cao, chúng tôi biết phải làm ǵ, chúng tôi tận tâm và chính sách của chúng tôi đi đúng hướng.
    Tuy nhiên, các công chức, bao gồm các đại sứ, không hoạch định chính sách đối ngoại, mà vai tṛ này thuộc về tổng thống. Các công chức chỉ tư vấn hoặc thực hiện chính sách. Do vậy, những lời khai của họ không liên quan ǵ đến ca luận tội đang diễn ra.

    Điều này là dễ hiểu, nếu không chính đáng. Các công chức thường phụng sự quốc gia với nhiệt huyết và sự tận tâm suốt hàng thập kỉ, trong khi những quan chức dân cử, những người biết rất ít hoặc chẳng biết ǵ, chỉ lướt qua một thời gian.
    Lâu dần, các công chức trở nên tin rằng họ mới là người chịu trách nhiệm hoạch định chính sách. Nhưng họ đă quên mất rằng họ không được bầu ra để làm việc đó.
    Nếu các tổng thống không đồng ư với các công chức, nhiều khả năng họ sẽ thành phe chống đối. Không may cho Trump, phe Chống đối ngày càng lan rộng và sâu, nhất là khi họ bị đe dọa.




    Nadler, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Hạ viện, cũng là một trong những người dẫn dắt cuộc chiến luận tội Trump tại Hạ viện.

    Trump đă khá là ngây thơ khi đến trụ sở CIA ở Virginia một ngày sau khi đắc cử. Dường như ông muốn có một khởi đầu mới sau khi đă chê bai tổ chức này suốt nhiều tháng. Nhưng Trump lại dành hầu hết bài diễn văn của ḿnh ở đó để nói về những tin giả bôi xấu ḿnh.
    Sau đó, trong suốt nhiệm kỳ tổng thống, ông ta tiếp tục miệt thị CIA. Câu hỏi là: Liệu có phải Trump nghĩ rằng CIA sẽ bỏ qua chuyện này hay sao? Họ có các điệp viên, vũ khí và tiền bạc, họ hoạt động trong bí mật và không phải chịu trách nhiệm giải tŕnh.

    Cảm giác tổn thương giờ trở thành một tội lỗi


    Phe Dân chủ đă cho gọi cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine, Marie Yovanovitch ra điều trần. Bà này là một công chức được Obama chỉ định. Khi bị những người thẩm vấn phe Cộng ḥa truy hỏi, bà ta trả lời rằng bà ta không biết ǵ về tội lỗi mà Trump phạm phải liên quan đến Ukraine.
    Những ǵ mà Yovanovitch đă nói là bà cảm thấy thất vọng đến thế nào khi bị Trump sa thải với lí do không ủng hộ những chính sách của ông ta. Bà có làm ǵ chống lại Trump hay không th́ chưa được chứng minh. Bà ta có vẻ thực sự thích làm đại sứ và cảm xúc của bà bị tổn thương.
    Truyền thông đă hoàn toàn bỏ qua thực tế là Obama cũng sa thải tất cả những đại sứ do Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm. Đây là một hành xử khá phổ biến. Thực ra Trump c̣n giữ bà này lâu hơn là Obama đă làm với những nhân sự của tổng thổng tiền nhiệm.
    Một cách không thể giải thích, Trump lại có thời gian để tweet những b́nh luận miệt thị về Yovanovitch trong khi phiên điều trần của bà này đang diễn ra. Trump gièm pha rằng bà này là một đại sứ gây ồn ào. Nhưng, Schiff đă cắt ngang phần tŕnh bày của bà Yovanovitch, đọc to ḍng tweet và sau đó hỏi bà này cảm thấy thế nào.
    Giờ đây có vẻ như phe Dân chủ dự định bổ sung thêm cáo buộc “đe dọa nhân chứng” vào danh sách chống Trump. Phe Cộng ḥa phản pháo lại rằng phiên điều trần của bà này được tiến hành kín, v́ vậy bà không thể bị đe dọa và rằng chính Schiff đă xen vào phần điều trần của Yovanovitch, chứ không phải Trump.

    Điểm rút ra lớn nhất từ phiên điều trần này là Yovanovitch đă được đội ngũ ngoại giao của Obama huấn luyện về việc làm thế nào để tránh việc quy trách nhiệm cho Joe Biden và con trai ông, các đối tượng của vụ bê bối Ukraine. Bà đă xuất hiện trong phiên điều trần phê chuẩn trước khi Thượng viên rơi vào tay phe Cộng ḥa.
    Điều rút ra thứ hai là Yovanovitch đă không làm ǵ để ngăn chặn tham nhũng hay Biden khi c̣n làm Đại sứ ở Ukraine.

    Kết luận


    Các phiên điều trần luận tội sẽ không làm thay đổi suy nghĩ của nhiều người. Tùy thuộc vào “cảm giác” của bạn mà Trump có tội hoặc vô tội. Phe Dân chủ sẽ tuyên bố Trump lũng đoạn, một tên Đức Quốc xă và nay là một kẻ phản quốc cần phải bị sa thải. Phe Cộng ḥa tin rằng Trump gây rắc rối lớn nhưng không làm ǵ đến mức bị luận tội. Dù thế nào đi chăng nữa, Trump cũng sẽ bị luận tội.
    Sẽ tốt biết mấy nếu như phe Dân chủ hợp tác với Cộng ḥa để tiến hành điều tra đến nơi đến chốn vụ Ukraine, thiết lập một tiến tŕnh điều trần luận tội công bằng và dựa trên một quy tŕnh pháp lư để xác định có tội hay vô tội. Tôi đoán có lẽ như thế là đ̣i hỏi quá nhiều cho một nền dân chủ.
    Người dân Mỹ, cho dù theo đảng nào, cũng nên tự hỏi tại sao họ lại phải chịu đựng tṛ xiếc này, khi mà một cuộc bầu cử v́ Trump hay chống Trump sắp diễn ra chưa đầy một năm nữa.
    Trump, đảng Dân chủ và Cộng ḥa đă gây quá nhiều tổn hại cho đất nước mà họ luôn tuyên bố là họ yêu này.

  6. #6
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488
    Luận tội Tổng thống Trump:
    Phe Dân chủ 'rối như tơ ṿ' t́m định nghĩa cho một tội danh




    'Hối lộ là ǵ?' Đây chính xác là câu hỏi đang gây nên tranh căi giữa các chuyên gia pháp lư trong phiên điều trần hôm thứ tư (4/12) tại Hạ viện Mỹ.

    Các căng thẳng cho thấy t́nh thế "tiến thoái lưỡng nan" mà phe Dân chủ đang phải đối mặt trong những nỗ lực nhằm "hạ bệ Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Họ phải quyết định xem có đưa "hối lộ" trở thành một trong cáo buộc chính thức hay sử dụng các từ mang ư nghĩa rộng hơn như "lạm dụng quyền lực".
    Cuộc điều tra của Hạ viện tập trung vào việc ông Trump yêu cầu Ukraine tiến hành các cuộc điều có thể đem lại lợi ích chính trị cho ông và ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng cựu phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tranh cử vào năm sau. Phe Dân chủ cho rằng, ông Trump đă sử dụng khoản viện trợ quân sự trị giá 391 triệu USD làm điều kiện để gây sức ép lên Kiev.
    "Hối lộ là hành động cung cấp hoặc rút lại viện trợ quân sự nhằm đổi lấy việc công khai tuyên bố một cuộc điều tra giả vào các cuộc bầu cử", Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tuyên bố hôm 14/11. "Đó là tội hối lộ".
    Theo các chuyên gia pháp lư, hành vi của Tổng thống Trump có thể bị xếp vào khung hối lộ: Đó không chỉ là một khái niệm dễ vận dụng mà nó c̣n là một trong hai vi phạm có thể bị luận tội được đề cập trong Hiến pháp Mỹ.

    Tuy nhiên, cái ǵ được định nghĩa là "hối lộ" trong bối cảnh luận tội, lại không quá rơ ràng.
    Cuộc tranh luận hôm thứ tư tại Ủy ban Tư pháp Hạ viên xoay quanh hai cách tiếp cận khác nhau: thứ nhất là lập trường theo hiến pháp rộng hơn, trong đó cho rằng thuật ngữ miêu tả các nỗ lực trao đổi các hoạt động chính thức để đổi lấy lợi ích cá nhân; thứ hai, là một định nghĩa mang tính hiện đại và hẹp hơn thường được các công tố viên liên bang sử dụng trong những trường hợp tội phạm h́nh sự.
    Bà Pamela Karlan, một trong ba giáo sư luật có mặt trong buổi điều trần bày tỏ, những người viết Hiến pháp sẽ coi hành động của ông Trump ở mức độ hối lộ. Theo bà, v́ mục đích luận tội, Quốc hội Mỹ không cần phải nhất nhất xem xét tội danh đó được định nghĩa như thế nào theo luật liên bang.
    C̣n ông Janathan Turley, một học giả được Đảng Cộng ḥa chọn để tham gia điều trần lại chỉ ra, Đảng Dân chủ nên tuân theo định nghĩa về hối lộ trong luật h́nh sự Mỹ - tức là nh́n nhận nó theo một nghĩa hẹp. Ṭa án Tối cao đă nêu rơ, "việc xem xét một tội như hối lộ và áp dụng các cách hiểu không giới hạn, là điều nguy hiểm", ông Turley nói. (SohaNews)

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cám ơn BlackHole vẫn kiên nhẫn với loạt bài này .
    Bọn truyền thông Thổ Tả gốc Việt vẫn theo copy tin và b́nh luận của phe tả như CNN ..., làm sai lạc sự thật và đưa CĐ hải ngoại tại Mỹ đến sự chia rẽ trầm trọng . tiếc là Vietland không đủ độc giả để đủ gây ảnh hưởng

  8. #8
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Cám ơn BlackHole vẫn kiên nhẫn với loạt bài này .
    Bọn truyền thông Thổ Tả gốc Việt vẫn theo copy tin và b́nh luận của phe tả như CNN ..., làm sai lạc sự thật và đưa CĐ hải ngoại tại Mỹ đến sự chia rẽ trầm trọng . tiếc là Vietland không đủ độc giả để đủ gây ảnh hưởng
    Cám ơn Chị đă quan tâm những bài tôi post. Chỉ mong được chia sẻ những bài thật trung lập về một sự kiện chỉ có thể xảy ra ở nước Mỹ, nơi mà nhiều người nói ghét nhưng lại có vô vàn những điều để họ học hỏi từ Đất Nước này.

  9. #9
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488
    Bất chấp thế nào điểm sáng kinh tế Đất Nước
    vẫn đang mở đường tới nhiệm kỳ 2 cho Tổng thống Trump


    Photo: Mr Trump has accused Democrats of using the impeachment process to overturn the results of the 2016 election. (AP: Patrick Semansky)

    Người đứng đầu ủy ban của quốc hội Hoa Kỳ dẫn đầu cuộc điều tra luận tội chống lại Tổng thống Donald Trump hôm 9/12 cáo buộc ông đặt bản thân trên đất nước và vi phạm lời tuyên thệ khi nhậm chức.
    Theo Reuters, trong một tuyên bố khởi động phiên điều trần tại Hạ viện Mỹ nhằm cân nhắc các bằng chứng chống lại ông Trump, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Jerrold Nadler nói rằng có nhiều bằng chứng về việc làm sai trái của ông.
    “Các bằng chứng cho thấy ông Donald J. Trump, tổng thống Hoa Kỳ, đă đặt bản thân ḿnh trên đất nước. Ông đă vi phạm trách nhiệm cơ bản nhất của ḿnh đối với người dân. Ông đă phá vỡ lời tuyên thệ của ḿnh là ‘Tôi sẽ giữ lời hứa’”, Reuters dẫn lời ông Nad Nadler nói.


    Tổng thống Donald Trump trong lễ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2017.

    Ṭa Bạch Ốc ngày 6/12 loan báo không tham gia vào các cuộc điều trần xem xét các cáo trạng luận tội Tổng thống Donald Trump tại Hạ viện vào tuần tới.
    Trong thư gửi Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerrold Nadler, luật sư Ṭa Bạch Ốc Pat Cipollone nói cuộc điều tra luận tội Tổng thống do phe Dân chủ khởi xướng là “hoàn toàn vô căn cứ.”
    “Chúng tôi không có lư do để tham gia v́ tiến tŕnh này là không công bằng,” theo lời một giới chức cao cấp của chính quyền không muốn nêu tên.
    Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hôm 5/12 yêu cầu Ủy ban Tư pháp Hạ viện soạn ra các cáo trạng chính thức đối với Tổng thống Trump. Ủy ban này sẽ đề nghị các cáo trạng trước thứ Năm tuần sau và Hạ viện do phe Dân chủ kiểm soát sẽ biểu quyết trước Giáng sinh.

    Bà Pelosi hồi tháng 9 phát động cuộc điều tra luận tội nhắm vào việc ông Trump yêu cầu Ukraine điều tra cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, một đối thủ của ông hiện đang ra ứng cử trong cuộc đua vào Ṭa Bạch Ốc năm 2020.
    Tổng thống Trump tuyên bố “Nếu luận tội tôi, hăy làm ngay bây giờ, và làm nhanh lên, để chúng ta có thể có một cuộc xét xử công bằng ở Thượng viện, và để đất nước chúng ta có thể trở lại công việc.”

    Tuy nhiên cho dù có chống Trump, điểm sáng kinh tế của Mỹ hiện giờ vẫn chứng tỏ Donald Trump đang làm rất tốt công việc căn bản nhất của một Tổng thống

    Với 266.000 việc làm được tạo ra trong tháng 11, tỉ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất 50 năm, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang rộng đường hướng tới chiến thắng trong nhiệm kỳ thứ hai vào năm tới.

    Theo CNN, những người phản đối có thể "lư sự" về việc liệu những kết quả kinh tế mạnh mẽ trong tháng 11, số việc làm được tạo ra trong hai tháng qua, hay sự mở rộng của nền kinh tế liệu có phải nhờ Tổng thống Trump và các chính sách của ông hay không. Song nh́n từ những ǵ chúng ta đă biết – cả từ lịch sử chính trị lẫn những cuộc bầu cử gần đây – th́ các tổng thống Mỹ thường nhận được uy tín cao khi nền kinh tế mạnh lên, và họ cũng bị đổ lỗi nếu nó suy yếu đi.



    Trong một cuộc thăm ḍ dư luận được đài CNN công bố cuối tháng 11 vừa qua, tỉ lệ người dân ủng hộ công việc nói chung của Tổng thống Trump chỉ không đầy 42%, trong khi có tới 54% không ủng hộ.
    Tuy nhiên, những con số này đă đảo ngược khi người dân được hỏi họ nghĩ ǵ về cách Tổng thống điều hành nền kinh tế. Với câu hỏi này, 52% số người trả lời ủng hộ trong khi 40% không tán thành. (Đây cũng là lĩnh vực duy nhất trong cuộc thăm ḍ cho kết quả đa số người tham gia đồng ư với công việc mà ông Trump đang thực hiện).
    Có một thực tế rất rơ ràng là: thứ nhất, nền kinh tế đang rất mạnh, và thứ hai, nhiều người ủng hộ Tổng thống Trump bởi thực tế đó.
    Sau một tuần sóng gió, với việc phe Dân chủ đẩy mạnh các thủ tục tiến tới luận tội tổng thống, cộng với việc bị các lănh đạo thế giới chế giễu tại thượng đỉnh NATO ở London, nhà lănh đạo Mỹ cuối cùng đă có những tin tức tốt lành vào ngày 6/12 vừa qua. Nền kinh tế Mỹ đă tạo ra 266.000 việc làm trong tháng 11, bao gồm 54.000 viêc làm trong lĩnh vực sản xuất, và tỉ lệ thất nghiệp ở mức thấp trong 50 năm, lương tăng 3%.

    Trong một loạt ḍng tweet đăng trên mạng xă hội Twitter ngày 6/12, cả trước và sau khi Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 11 - ông chủ Nhà Trắng đă ca ngợi những thành công kinh tế của ḿnh.
    “Nếu không có một chương tŕnh kinh dị là ‘phe cấp tiến bỏ đi, phe Dân chủ không làm ǵ’, th́ thị trường chứng khoán và nền kinh tế sẽ c̣n tốt hơn nữa, và biên giới sẽ được đóng cửa trước những tai ương thuốc phiện, băng đảng và tất cả những vấn đề khác!”, ông Trump đăng trên trang Twitter kèm theo ḍng #hashtag “2020”.
    Cuối ngày 6/12, ông lại đăng tiếp: “Các thị trường chứng khoán tăng lên những con số kỷ luc. Chỉ riêng năm nay, chỉ số Dow Jone đă tăng 18,65%, S&P tăng 24,36%, Nasdaq Composite tăng 29,17%”, và kết luận: “Tất cả đều là về kinh tế thôi, đồ ngốc”.
    Câu nói nổi tiếng này - được Tổng thống Mỹ dẫn lại lời của chiến lược gia James Carville trong chiến dịch tái tranh cử tổng thống năm 1992 của ông Bill Clinton – đă không khỏi khiến các nhà chiến lược đảng Dân chủ rùng ḿnh trước tin tức về kết quả kinh tế tuyệt vời hôm 6/12. Bởi câu nói đó đă nhiều lần được chứng minh trong lịch sử.

    Nh́n lại thời Tổng thống Jimmy Carter, ông đă chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát tăng vọt trong thời gian tại nhiệm, để rồi đành nh́n Ronald Reagan hứa sẽ xoay chuyển mọi việc. Hay cựu Tổng thống George H.W. Bush, số phiếu thăm ḍ cao ngất trời trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất cũng đă sụp đổ giữa lúc suy thoái kinh tế, buộc ông phải bàn giao Nhà Trắng cho người kế nhiệm Bill Clinton.

    Các dữ liệu đều đưa đến một thực tế là rất khó để đánh bại một tổng thống đương nhiệm trừ khi nền kinh tế bị đa số công chúng nh́n nhận là đang suy yếu nghiêm trọng. Trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2, cử tri sẽ coi nền kinh tế là vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến lá phiếu của họ.
    Năm 2016, 52% số người được hỏi bên ngoài pḥng bỏ phiếu cho biết nền kinh tế là vấn đề cấp bách nhất. Khủng bố đứng thứ hai trong danh sách đó với chỉ 18%. C̣n trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, gần 6/10 cử tri (59%) cho rằng nền kinh tế là vấn đề quan trọng nhất; và năm 2008 tỉ lệ này là 63%.
    Các cử tri quan tâm nhiều nhất đến nền kinh tế, nên điều đó đồng nghĩa nếu họ tin rằng một tổng thống đang làm tốt công việc điều hành nền kinh tế, th́ họ có xu hướng chọn lại người đó để tiếp tục lănh đạo đất nước.
    Tờ National Interest cho rằng, đối mặt với tiến tŕnh luận tội của phe Dân chủ, cách khôn ngoan với Tổng thống Trump là né những viên gạch được ném vào phía ḿnh. Thay vào đó, ông nên tập trung vào việc thúc đẩy khả năng phục hồi của nền kinh tế, kèm theo lời hứa về những ngày c̣n tốt đẹp hơn đang ở phía trước.
    VOA, Baotintuc (CNN)

  10. #10
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488
    Truất phế tổng thống Mỹ: Đảng Dân Chủ chính thức công bố tội danh



    Dự thảo nghị quyết của Hạ Viện Hoa Kỳ luận tội tổng thống Donald Trump, Washington, ngày 10/12/2019 REUTERS/Jim Bourg

    Trong một cuộc họp báo hôm qua, 10/12/2019, đảng Dân Chủ công bố 2 tội danh của tổng thống Trump : lạm quyền và cản trở công việc của Quốc Hội. Văn bản sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại Hạ Viện vào tuần tới. Tổng thống Mỹ phản ứng ngay cho đây là những « tố cáo lố bịch ».

    Thông tín viên RFI tại Hoa Kỳ, Eric de Salve cho biết thêm chi tiết :

    Theo bản luận tội th́ Donald Trump đă vi phạm Hiến Pháp khi gây sức ép lên Ukraina để can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020. Theo ông Jerry Nadler, chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện, đó là một tội có thể bị truất phế, v́ làm như thế ông Donald Trump đă tác hại đến an ninh quốc gia, phá hủy sự trong sạch của bầu cử, không tôn trọng lời tuyên thệ của tổng thống trước dân chúng Mỹ.
    Điều khoản 2 của bản luận tội tố cáo Donald Trump cản trở cuộc điều tra của Hạ Viện, giấu tài liệu, ngăn cản các cố vấn Nhà Trắng, không cho ra điều trần khi Hạ Viện triệu mời.
    Như thường lệ Donald Trump phản ứng ngay trên Twitter, cho rằng đó là một cuộc săn đuổi phù thủy. Tối qua, trong một cuộc mít tinh tại Pennsylvania ông đă kích động hàng ngàn người la ó các lănh đạo đảng Dân Chủ, một đảng của những kẻ điên mà cánh tả triệt để kiểm soát. Việc truất phế theo ông là một hành vi lố bịch, một tṛ lừa bịp, v́ đấy là cách duy nhất mà đảng Dân Chủ đă t́m ra để thắng cử.

    Có điều chắc chắn là một khi đưa lên Thượng Viện th́ việc truất phế khó mà đi đến nơi đến chốn, v́ đảng Cộng Ḥa - chiếm đa số - c̣n rất trung thành với Donald Trump.

    Donald Trump bồi thường 2 triệu đô la cho quỹ từ thiện đă bị biển thủ


    Tổng thống Mỹ ngày hôm qua, 10/12/2019 đă bồi thường 2 triệu đô la cho một số tổ chức từ thiện. Đây là số tiền ông Trump bồi hoàn sau vụ hội từ thiện Trump Foundation của ông bị truy tố vào tháng 6/2018 bị truy tố về tội biển thủ ngân quỹ của hội để phục vụ cho các mục tiêu chính trị và tài chính của riêng ông.
    Trong một thông cáo, tổng chưởng lư New York, bà Letitia James cho biết là số tiền đă được chuyển cho tám hiệp hội, trong đó có hội giúp đỡ trẻ em nghèo Children’s Aid Society, hội giáo dục học sinh thuộc các nhóm thiểu số United Negro College Fund, hội chống chủ nghĩa bài Do Thái US Holocaust Memorial…
    Vào tháng Sáu năm ngoái, tổng chưởng lư New York đă truy tố hiệp hội Trump Foundation và tố cáo ông Trump là đă nhập nhằng giữa hội từ thiện này với cơ cấu tranh cử tổng thống mà ông lập ra. Sau vụ truy tố, hiệp hội Trump Foundation đă bị giải thể, nhưng thủ tục pháp lư vẫn tiếp tục.

    RFI


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 13-05-2019, 03:14 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 10-02-2019, 08:07 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 29-11-2018, 02:45 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 10-11-2018, 06:16 PM
  5. Replies: 17
    Last Post: 18-09-2018, 05:40 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •