Page 85 of 94 FirstFirst ... 3575818283848586878889 ... LastLast
Results 841 to 850 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #841
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    LẦN ĐẦU TIÊN ĐƯỢC BIẾT.

    https://thanhnientudo.com/2018/10/03...ien-duoc-biet/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/02...uoc-bi-et.html

    LẦN ĐẦU TIÊN ĐƯỢC BIẾT.
    thanhnientudo / Tháng Mười 3, 2018

    Dưới đây là nguyên văn một bài viết của một công dân Trung Quốc sau vài tháng Mỹ thi triển cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung.
    Nó cho thấy, vụ vây, lấn, tấn, phá TQ của Tổng thống Trump cũng đem lại lợi ich nào đó cho người dân TQ như tác giả Trương Kiến Hoa này.
    Để thêm cái nh́n về cuộc chiến này tôi đăng toàn văn bài viết này để ta cùng suy ngẫm.

    ……
    Lần đầu tiên được biết

    Sự thức tỉnh và lời cảm ơn của một cư dân mạng Trung Quốc gửi đến Tổng thống Mỹ Donald Trump v́ đă giúp anh được “khai sáng” từ chiến tranh thương mại Trung-Mỹ…
    Tháng 6 năm 2018 Blog Mộ Lương trên Sina của Bloger Trương Kiến Hoa có đăng tải bài viết được truyền đi rất nhanh trên wechat và các diễn đàn, ĐCS Trung Quốc muốn xóa cũng không kịp.
    Trong bài viết của ḿnh Trương Kiến Hoa cho biết, thu hoạch lớn nhất từ chiến tranh thương mại Trung – Mỹ là được “khai sáng”[/B]. Trong thời gian 2, 3 tháng qua Trương Kiến Hoa đă hiểu được rất nhiều kiến thức và hiện thực mà cả đời cũng khó biết được.

    Một vài nội dung nổi bật trong bài viết của Trương Kiến Hoa là.

    Lần đầu tiên được biết, năm xưa Trung Quốc gia nhập WTO đă hứa hẹn rất nhiều. Nhưng hơn 10 năm sau những hứa hẹn này hầu như không thực hiện được.

    Lần đầu tiên được biết, xe hơi nhập khẩu, thuế quan của Mỹ là 2,5%(gần đây Trump nói là 2%) c̣n thuế quan của Trung Quốc là 25%. Có nghĩa là người dân Trung Quốc nếu mua cho ḿnh một chiếc xe Mỹ giá 24 vạn tệ( khoảng 840 triệu đồng) th́ phải mua cho đảng một chiếc và nhà nước một chiếc.

    Lần đầu tiên được biết, 10 năm trước, giá dầu thô trên thế giới là 147 đô/thùng, giá dầu trong nước là 6,3 tệ/ lít đến nay giá dầu thô thế giới là 75.56/thùng, giá dầu trong nước lại tăng lên 7,4 tệ/lít. Và lời giải thích ảo nhất là giá của cái thùng đắt lên.

    Lần đầu tiên được biết, năm 2013 Trung Quốc và Nga kí một hiệp ước, Trung Quốc sẽ mua dầu của Nga trong 25 năm với giá 145 đô/ thùng. Hiện nay mua của Mỹ chỉ với giá 43 đô/ thùng, mỗi thùng chênh 102 đô.

    Lần đầu tiên được biết, đậu tương của Trung Quốc chủ yếu nhập từ Mỹ, giá đậu tương của Mỹ chỉ bằng 60% giá đậu tương của Trung Quốc và c̣n biết lượng nhân khẩu làm nông của Mỹ chỉ chiếm chưa đến 2% tổng dân số.

    Lần đầu tiên được biết, con chip không phải làm từ nhựa mà từ hàng trăm triệu hàng tỷ mạch tích hợp công nghệ cao hợp thành. Sản xuất con chip cần đầu tư lớn, chu ḱ dài, không phải do một nhóm người nghèo phát minh.

    Lần đầu tiên được biết, thiết bị quan trọng tạo nên chip – máy in thạch bản Trung Quốc không chế tạo được.

    Lần đầu tiên được biết, điện thoại quốc nội khiến người dân tự hào chỉ là cái vỏ bề ngoài.

    Lần đầu tiên được biết, kinh tế TQ hơn 10 năm phát triển với tốc độ nhanh như vậy có nhiều lư do, nhưng yếu tố đầu tiên là gia nhập WTO.

    Lần đầu tiên được biết, TQ đem thứ bệnh cũ, không giới hạn, không tuân thủ kư ước, thủ xảo đầu cơ, giả dối đă quen dùng để áp dụng với trường thương mại quốc tế.

    Lần đầu tiên được biết, ưu thế TQ có được là nhờ thủ đoạn thương mại bất công bằng chính là trợ cấp xuất khẩu thương mại phi pháp, thao túng tỷ giá hối đoái nhân dân tệ, hàng giả ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng hàng rào bảo vệ thương mại cản trở đối thủ cạnh tranh nước ngoài tiến nhập một cách phi pháp.

    Lần đầu tiên được biết, trong đàm phán thương mại, yêu cầu của Mỹ là trong các phương diện thuế quan, tiếp cận thị trường, quyền sở hữu trí tuệ cần toàn diện b́nh đẳng.

    “Hỗ Huệ” mà Mỹ nói vốn có nghĩa là b́nh đẳng mà Trung Quốc lại dịch thành thuận nghịch.
    (hết phần sưu tầm)

    FB Huy Cường
    Luiz Lopez Tháng Mười 3, 2018 at 5:16 chiều
    Reblogged this on Sưu Tầm TiVi.

  2. #842
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Chị Dậu

    https://dongsongcu.wordpress.com/2018/10/23/chi-dau-2/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/02...ongsongcu.html

    Posted on October 23, 2018 by dongsongcu
    Chính Vũ

    (Trong gần 100 năm qua, quê hương chúng ta chỉ toàn chuyện buồn. Bao nhiêu người hy sinh xương máu với hy vọng quê hương có một ngày mai. Nhưng oái oăm thay, cả dân tộc chúng ta đă mắc lừa mưu mô của Mao Trạch Đông. Bao nhiêu con dân nước Việt đă “đánh cho LX, TQ” chớ không phải quê hương Việt Nam khốn khổ, bây giờ đang có nguy cơ trở thành một quận huyện của kẻ thù truyền kiếp! Suốt bao năm qua, các phụ nữ Việt Nam cũng chịu những cực khổ bút mực khó tả hết được đúng như truyền thống: “Đồng vợ đồng chồng, tát biển Đông cũng cạn”, hay “… cho thiếp theo cùng, đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam”. Sau là một trường hợp điển h́nh của phụ nữ Việt-Nam)

    Chị mang thai đứa con đầu được năm tháng th́ miền Nam hoàn toàn “giải phóng”. Anh từ vùng I trở về trong tâm trạng âu lo. Chị an ủi chồng: “Thôi hết chiến tranh là mừng rồi! Ai sao ḿnh vậy… Với lại bạn bè em hồi c̣n ở Tổng hội Sinh viên giờ làm ở phường và quận nhiều lắm!..”.
    Anh cố cười vui gượng gạo, cay đắng với cảnh… ăn không ngồi rồi, nh́n vợ bụng mang dạ chửa, mỗi ngày phải đạp xe ra chợ, bán mấy món hàng tạp hóa ngày càng thu hẹp lại…
    Chị không nề hà mọi công việc nặng nhọc, dù vẫn thấy lo lo bởi anh là “sĩ quan ngụy,” lại thuộc lực lượng Biệt Động quân biên pḥng… Những lo lắng khi c̣n con gái, rồi chấp nhận lấy anh vẫn ngày đêm canh cánh chị, bởi “Lấy chồng thời chiến chinh/ Mấy người đi trở lại?..”. Nay đă chấm dứt chiến tranh, anh trở về bên chị, nguyên vẹn h́nh hài. C̣n mong ǵ hơn? Song điều đáng buồn anh lại là người… bại trận! Đêm, có khi anh thủ thỉ tâm sự: “Nếu anh chưa có vợ, và nếu em chưa có bầu con đầu ḷng, th́ anh đă…”. Chị bịt miệng anh lại, v́ chị hiểu tính anh. Thà chết vinh hơn sống nhục! Đơn vị anh đă có ba sĩ quan tự sát, khi lệnh buông súng đầu hàng đă phát ra! Anh cố cam chịu để trở về bên chị, v́ đứa con chưa được thấy h́nh hài!
    Một hôm, từ ở chợ về, chị thấy anh ngồi tư lự trước cửa, trên tay cầm tờ giấy. Chị đến bên anh, nhẹ nhàng hỏi:
    -Giấy ǵ vậy anh?
    -Giấy… triệu tập!- Giọng anh đượm buồn, anh ch́a cho chị xem tờ giấy. Chị cầm và chăm chú đọc. Đó là giấy gọi tŕnh diện đi học tập, mang theo áo quần, lương thực, đủ ăn cho mười ngày…-Chỉ Mươi ngày, một tuần! Chắc không sao mà anh!- Giọng chị từ hồi hộp chuyển sang vui vẻ.
    -Chưa chắc em ơi! Anh có linh tính. C̣n em th́ cũng sắp gần ngày sinh rồi…
    Chị im lặng nh́n anh đang cố ḱm nén tiếng thở dài.
    *
    Con bé Vân, con chị đă được ba tuổi, anh vẫn biền biệt chưa về. Ba năm mà chị có cảm giác như vừa trải qua cả chục năm với bao vất vả, nhọc nhằn, phải nuốt nước mắt ngược vào trong để sống và ḥa nhập với “xă hội mới”.
    Từ chủ một cửa hàng tạp hóa nhỏ trong chợ, chị đă được “cải tạo” để trở thành… một con buôn, ngồi chồm hổm ở chợ trời mua bán từng chiếc giày, dép cũ mà đám con nít bụi đời đă chôm chĩa khắp nơi về bán lại cho chị, một món hàng “xa xỉ” mà người ta t́m mua rẻ về mang thay cho đôi dép râu, dép lốp bằng vỏ xe hơi nặng trĩu và đen kịt!
    Chị nhớ như in ngày chị sinh bé Vân, người nhà đưa chị đến nhà thương Từ Dũ trong cơn đau quằn quại, hụt hơi, nhưng “Xưởng đẻ Từ Dũ” theo cách nói “mai mỉa” của người Sài G̣n lúc bấy giờ đă cương quyết không nhận, đuổi chị đi nhà thương khác chỉ v́ một lư do có chồng là Sĩ quan ngụy! May mắn, một người bạn thời sinh viên, làm việc ở Quận đă xuống tận nơi can thiệp, chị mới được nhận vào sinh với điều kiện ngày hôm sau phải… về nhà!
    Cuộc sống lây lất, tạm bợ của hai mẹ con trong những ngày chị sinh nở là bán dần những chiếc áo dài, những chiếc quần lănh Mỹ A đen, rồi đến bàn, ghế, tủ, giường… để có đủ đường, bột ngọt và gạo để nuôi con trong lúc cả miền Nam đang dần dần ăn độn sang khoai, sắn thậm chí cả bắp và bo bo, những thứ thức ăn giành cho ḅ, ngựa!
    Bao lư tưởng, bao ước mơ, bao niềm tin theo chị từ hồi c̣n tranh đấu, xuống đường trong phong trào sinh viên, học sinh và những ngày đầu sau giải phóng, với h́nh ảnh những cô sinh viên duyên dáng, áo bà ba đen, khăn rằn quấn cổ, nón tai bèo, băng đỏ trên tay ra giữa đường điều tiết, giữ ǵn trật tự giao thông… đă dần phai nhạt, cạn kiệt theo thời gian và tin anh bằng bặt, hết đổi từ “trại cải tạo” này sang trại cải tạo khác, trong những lần chị đi thăm chồng về, thấy anh ngày càng hốc hác, suy kiệt v́… học tập! Chị hiểu rất rơ là anh đang là người tù khổ sai, chưa biết ngày về!
    Một buổi trưa, đang ngồi ngủ gà gật bên đống giày dép trên vĩa hè chợ trời, chị nhận tin anh đă được chuyển trại cải tạo đến Tống Lê Chân, thuộc Kà Tum, Sa- mát, gần với biên giới Miên. Cũng cùng buổi trưa, có thêm tin anh Hậu, người anh con bác của chị đang t́m người… ra biển. Chị bỗng nhớ lời anh dặn:
    “Nếu có điều kiện, em và con nên… đi t́m một cuộc sống mới, bảo đảm cho tương lai của con…”
    và chị đă chần chờ măi. Đến hôm nay, chị quyết định thu xếp đi thăm anh, nghe lời khuyên của anh, trước khi dứt khoát chuyện đi, ở.
    Suốt gần nửa ngày đường, ngồi bó gối trên chiếc xe than, nực nồng mùi mồ hôi người, mùi than củi, chạy chậm ŕ ŕ như rùa trên con đường đầy ổ gà, bụi đỏ, chị cũng đă đến được Sa-mát. Hỏi thăm đường vào trại cải tạo, c̣n hơn ba cây số đi bộ nữa. Nóng ḷng, chị cắn răng bỏ ra mười đồng, để thuê chiếc xe Honda ôm của một người Khơ-mer trung niên chở chị vào trại cho kịp chiều tối về lại chợ Sa-mát.
    Lần gặp anh cuối cùng, anh đă nhanh chóng đồng ư cho chị ra đi, v́ anh nghĩ: Anh không biết ngày về, có thể bỏ mạng bất cứ lúc nào v́ lúc này bọn Khơ-me đỏ có thể tấn công trại bất cứ giờ giấc nào, trại phải thay đổi chổ ở và di chuyển liên tục.
    Khi từ biệt, anh nắm chặt tay chị, nghẹn ngào. Bầu trời biên giới đỏ quạch như màu máu. Chị cắn đến rách môi, dùng giằng như những sợi nắng chiều, ứ bầm cứ bịn rịn hoài trên tàng cây, ngọn cỏ. Đến độ người quản giáo quát to:
    “Chị bỏ tay cho anh đi nào!”
    *
    Tàu chở gần ba chục người, hơn phân nửa là bà con ruột thịt, c̣n lại là dây mơ lá rễ, chằng chịt với nhau. Có năm trẻ em, đều được cho uống thuốc ngủ trước đó để khỏi la khóc, làm lộ chuyến đi, nằm ngủ mê mệt trong ḷng cha mẹ, hoặc anh chị.
    Chuyến tàu may mắn trót lọt ra đến phao số không, hải phận quốc tế, không c̣n sợ bị truy đuổi. Mọi người thở phào nhẹ nhơm. Trong đêm tối hun hút, nhạt nḥa sương khói, mênh mông trên biển cả, cầu mong gặp một tàu của quốc tế hay tàu của một nước nào đó cặp vào cứu vớt. Chị nh́n bé Vân say ngủ, lo lắng. Chị cũng đă từng nghe có những chuyến vượt biên, khi cặp bến, nhiều trẻ con bị “lậm thuốc ngủ” đă vĩnh viễn ngủ luôn trong ṿng tay vật vă của cha mẹ, chị thầm cầu nguyện Bồ Tát, rồi Đức Mẹ ra tay cứu giúp mọi người, trong đó có mẹ con chị…
    Chị lắng nghe hơi thở của con, và bắt gặp một mùi… hôi thúi từ áo quần ḿnh bốc lên. Chị chợt mĩm cười. Ngẫm nghĩ lời dặn của anh Hậu, người tổ chức, cũng là chủ tàu, dặn ḍ tất cả đàn bà con gái, cần phải ăn mặc… rách rười, hôi hám, để đầu bù, tóc rối, dơ bẩn… khi ra khơi, nhằm tránh lúc gặp cướp biển nó… hăm hiếp! Đây cũng là kinh nghiệm mà chị nghe bà ngoại kể lại với mẹ, khi giặc Pháp tràn vào làng, những cô gái bôi mặt mũi tèm lem, làm cho đầu tóc bù xù, thậm chí lấy cả nước cốt trầu… trát vào ḿnh, cố làm cho bọn lính lê dương phải kinh tởm…
    Sang đến ngày thứ hai lênh đênh trên biển, gió và muối biển đă làm tóc chị cứng c̣ng, xơ xác. Chị liên tục ói mữa, lịm dần, giữa mơ màng, tiếng sóng, tiếng thét, tiếng la hét của từng người, cùng với từng cơn sóng cao bổ ấp xuống tàu như búa tạ đang quai vào cái bị cát. Cơn gầm gừ, đe nẹt, của thần sóng, thần biển đủ khiến những người không quen với sóng gió như những người chết rồi.
    May mắn, chiếc tàu không bị sóng đánh ch́m, không bị cướp biển, trôi dạt vào một ḥn đảo nhỏ, có một ít cư dân sinh sống, Sau này, chị mới biết đó là một đảo của nước Indonesia. Từ đó, mọi người được đưa lên một tàu nhỏ của Hải quân nước sở tại, và chở đến trại Galang, chờ ngày được cứu xét. Chị bồi hồi, hồi tưởng lại.
    *
    Trong pḥng cấp cứu của bệnh viện Marcy thuộc thành phố Springfield, bang MA. Chị kể cho Vân, con gái chị giờ đă là sinh viên của trường Đại học Yale về anh, chồng chị, tức ba của Vân.
    Sau khi chị vượt biên đến đảo Galang, chị cũng cố gắng t́m người nhắn tin về Sài G̣n cho người em gái con d́ và nhờ đưa tin đến anh, rằng mẹ con chị đă b́nh an, đang chờ cứu xét đi nước thứ ba, th́ anh ở trại cải tạo, trong một đêm Pôn-pốt tấn công vào trại, do lực lượng ít, quản giáo trại phải giao súng cho các anh để tổ chức pḥng thủ. Song trước hỏa lực mạnh mẽ của Khơ-me đỏ, trại tan vỡ, mạnh ai nấy chạy thoát thân.
    Anh cùng hai người bạn, trong đêm tối đă chạy lạc sang biên giới Campuchia. Lần ṃ vừa đi, vừa tránh đụng độ cả với quân Pôn-pốt và bộ đội Việt Nam, họ nhắm hướng sao mà đi, hướng về biên giới Thái Lan với mục đích qua Thái.
    Cả tuần lễ, lén lút trong rừng sâu, đói khát phải bắt bất cứ thứ ǵ thấy được chung quanh và trên đường đi để ăn. Có khi phải ăn sống nuốt tươi bởi không dám nấu nướng, sợ khói và lửa đánh động quân Pôn-pốt, tràn ngập trên khắp vùng biên giới. Bệnh sốt rét rừng đă trỗi dậy và quật chết một người trong số họ, chỉ c̣n anh và một người bạn cố gắng bám víu vào nhau để đi t́m sự sống. Họ chôn người bạn xấu xố lại bên vệ đường, dưới gốc một cây thốt nốt cổ thụ. Anh c̣n cẩn thận lăn một ḥn đá to gần đó để làm dấu mộ phần bạn, trong thâm tâm anh thầm hứa, nếu c̣n sống sót, anh sẽ quay trở lại bốc cốt bạn mang về quê nhà chôn cất…
    Chị run run cố gượng ngồi dậy. Vân nhẹ nhàng nâng mẹ ngồi cao lên cùng chiếc gối. Chị rút dưới gối ra một cuốn sổ học tṛ, quăn queo một góc và ố vàng v́ thời gian, ở vài trang đầu nâu xỉn v́ một thứ chất ǵ đó, mà Vân đoán là máu! Tim cô bé đập mạnh v́ những linh cảm mơ hồ đang dần bóp nghẹt trái tim cô, nghe văng vẳng lời của chị.
    -Quyển nhật kư của ba con, mà người bạn đi cùng đă đem về giao cho ông bà nội, và nó được trao cho mẹ khi con vừa mới vào Trung học… Mẹ đă giấu con cho đến bây giờ.
    Nét chữ bằng mực viết bic đă nhạt nḥa cùng năm tháng.

    Battambang, ngày… tháng… năm…
    Suốt bốn ngày luồn sâu trong rừng. Đói khát dày xé, đám vắt lại bám đầy hút máu, hai đứa chỉ dám đi ban đêm, ngày t́m chỗ trú ẩn… Phum, sóc xác xơ, không một bóng người, nhiều xác chết trương ph́nh, ruồi bọ lúc nhúc… bọn khơ-me đỏ tán sát, không từ thứ ǵ. Tiếng súng, tiếng ḿn nổ cứ vang lên, âm âm trong đầu… có tiếng máy xe ở xa, bộ đội Việt Nam xuất hiện. Lại trốn chui, trốn nhủi, không dám ra giáp mặt hay “đầu thú”, bởi 2 thằng là “cải tạo trốn trại”, là kẻ bại trận “hèn nhát”… cảm giác bất lực, nghẹn ngào cứ dâng lên choáng váng…

    Battambang, ngày…
    Cứ bám theo b́a rừng men lộ mà đi như những kẻ ốm đói, lang thang. Ḿnh và T. Đă nhặt được một khẩu ru- lô và cái mă tấu để tự vệ… theo trí nhớ của ḿnh, th́ đă gần đến Sisophon. Cầu mong đến được Poipet, là sắp qua biên giới Thái… chưa bao giờ, sự sống mong manh nhưng cứ thôi thúc ḿnh t́m đường ra ánh sáng. Ánh sáng của tự do, văn minh và cả nhân đạo…

    Poipet, ngày…
    Một đám khơ-me đỏ đă phát hiện ra ḿnh và T. Chúng rượt theo, bắn xối xả bằng các loại súng. Ak, M.16, trung liên và cả B.40…
    Trời, ḿnh đă bị thương nơi chân. Máu ra nhiều quá, T. Xé áo, buộc garo cho ḿnh…thương T. quá ! Nó gầy g̣, ốm yếu…
    Màn đêm đen kịt. Muỗi bâu kín cả mặt mày. Chết!… đầu óc ḿnh lởn vởn chiếc lưỡi hái tử thần, lạnh buốt…
    ….

    T. T. ơi! Mày hăy đi đi, chạy nhanh lên, tao ở lại, cản bọn đỏ cho… mang theo giấy tờ, và quyển vở này của tao…
    … Chạy đi! Chạy đi nhanh lên T. ơi! Tao đánh lạc hướng bọn nó đây…
    Tiếng lựu đạn vang lên dồn dập, sáng ḷa trong đêm…
    Hưng ơi! Vĩnh biệt mày, tao ghi lại đoạn cuối khi đă ngồi yên bên đất Thái đây! Tao đang gục đầu trước pho tượng Phật trong một ngôi chùa của đất Thái. Cầu xin vong linh mày được siêu thoát…
    Mày đă t́m được tự do. Tự do vĩnh viễn trong cơi vĩnh hằng Hưng ơi!…

    oOo
    Từ Galang, chị là một trong những người đầu tiên được cứu xét vào Hoa Kỳ. Chị và con đến Hoa Kỳ, xứ sở hùng mạnh và tự do mà biết bao người mơ ước được đặt chân đến, trong một buổi chiều mùa đông nắng vàng rực rỡ cùng với màu trắng lóa mắt của tuyết.
    Những ngày đầu tiên chân ướt chân ráo, sau gần một tháng được sự giúp đỡ của những người đồng hương đến trước. Để ḥa nhập vào cuộc sống mới, việc đầu tiên là tiếng nói của người bản xứ. Cũng may, suốt thời trung học và những năm học ở Đại học Văn khoa, vốn liếng tiếng Anh của chị cũng kha khá, vấn đề là phải nghe sao cho rơ và phát âm chuẩn. Chị làm quen với tất cả mọi người gặp phải chung quanh, trên đường đi, trong siêu thị, trên xe bus… Từ một người rửa chén, bưng bê trong một tiệm phở của người đồng hương, chị được nhận vào một hăng chế biến và sản xuất các linh kiện điện tử. Chị chắt chiu, dành dụm từng đồng một, quên mọi thứ t́nh cảm nhớ thương chồng vợ để tập trung nuôi con…
    Năm năm trôi qua nhanh chóng. Chị đă nhận được tin từ quê nhà là anh đă “mất tích”. Chị đă cố gắng b́nh tĩnh, vượt qua mọi nỗi đau về tinh thần để thu xếp trở về Việt Nam, đến gia đ́nh anh để t́m hiểu rơ hơn về sự mất tích của anh!
    Trở về Việt Nam, chị t́m đến gia đ́nh cha mẹ anh, giờ đă sa sút và lâm vào t́nh trạng nghèo đói. Cha anh đă chết sau cơn bạo bệnh không có thuốc chữa. Mẹ anh già yếu, sống với đứa con út bệnh tật. Chị đau xé ḷng khi nhận từ mẹ anh cuốn vở “nhật kư” của anh trong những ngày chạy trốn trên đất K… Cũng từ cuốn nhật kư, chị nắm được địa chỉ của T. người bạn của anh tại Cà Mau, vậy là chị bôn ba xuống Cà Mau t́m T. Nhưng người nhà T. cho biết anh ấy cũng đă qua Mỹ từ rất lâu? Tuyệt vọng, chị quay về nhà mẹ anh, giúp mẹ xây lại căn nhà cấp bốn, để có chỗ tươm tất khang trang thờ cha và cả “cúng cơm” cho anh theo ngày mất tích ghi trong nhật kư.
    Qua Mỹ, chị gánh thêm trách nhiệm hàng tháng gửi tiền về nuôi mẹ và người em tàn tật của anh, đó là do chị hoàn toàn tự nguyện. Dù sao chị cũng là con dâu cả, và là chị dâu. Chị không thể bỏ mặc họ v́ t́nh máu mũ, ruột rà cùng với con gái chị. May là bé Vân, càng lớn càng học giỏi và rất ngoan nên chị cũng rất yên tâm. Nhiều lúc nghĩ đến bản thân, người đàn bà mới ngoài tuổi ba mươi, nhan sắc, hừng hực sức sống mà phải khép kín người như một nữ tu! Không phải là không có người đeo đuổi chị, mà đă có vài người đàn ông, Việt có, Mỹ có… là bác sĩ, kỹ sư… họ đến với chị bằng ṿng tay rộng mở và t́nh yêu đích thực, nhưng chị đều lắc đầu hay tế nhị t́m cách khước từ. Chị nói với họ, ngày nào chưa t́m thấy mộ anh, th́ chị vẫn cứ sống vậy để… chờ anh!
    *
    Cũng phải gần năm, sáu năm sau. Khi bé Vân đă trở thành một cô thiếu nữ “mười bảy bẻ găy sừng trâu”, chị mới lại trở về Việt Nam lần thứ hai và dắt theo con để biết về “quê cha đất tổ” nh́n mặt bà nội, các cô, chú…
    Chị xếp đặt kế hoạch, sẽ để con lại chơi với bà nội, các cô chú, c̣n chị sẽ sang Campuchia, t́m đến ngôi làng ở Poipet theo như cuốn nhật kư mô tả để t́m… mộ anh. Có thể chị sẽ ở một tuần, nửa tháng hoặc hơn nữa để t́m cho ra manh mối và tung tích của anh. Ít nhất, chị cũng phải đem về một nắm đất nơi anh ngă xuống để về thờ và gửi vào chùa, chị mới an tâm.
    Với cái mác “Việt kiều” và sẵn sàng chi tiền ra khi cần, chị đă dễ dàng sang Campuchia và tới một cái phum hẻo lánh của người Campuchia ở Poipet sát với biên giới Thái Lan sau hơn ba ngày vất vả hỏi thăm đường xá, cùng với cái địa chỉ chung chung mơ hồ của T. ghi.
    Theo hướng dẫn của người chỉ đường trong phum, chị đến trước một ngôi chùa cổ, có vẽ mới trùng tu, sửa chữa sau này. V́ theo những người lớn tuổi ở quanh đây, th́ ngày đó, đêm đó, ở đây có một người Việt Nam bị quân Pôn- pốt ném lựu đạn chết… tan thây. Trùng khớp với những chi tiết mà T. bạn anh đă ghi lại. Người hướng dẫn sau một hồi hỏi thăm kỹ lưỡng đă cho chị biết một tin mừng: Sư chủ tŕ của ngôi chùa này, trước đây là lính Pôn- pốt đă có mặt trong đêm truy kích đó.
    Chị xin vào chùa lễ Phật và ngơ ư gặp Chủ tŕ, các săi cho biết Chủ Tŕ đi lễ xa, sáng mai mới về. Chị đành phải quay vào phum t́m chỗ trọ qua đêm. Đêm ấy, chị đă nằm mơ, thấy anh về dắt chị đi lang thang suốt đêm trong rừng. Chị thức giấc khi tiếng gà đầu tiên cất lên, ḿnh mẫy mồ hôi ướt như tắm. Giấc mơ thực hay do chị sống quen ở nước Mỹ, mà đêm ở K. th́ hầm hập nóng như cái ḷ sưỡi khiến chị nằm mơ và tưởng tượng? Chị nghe trong người uể oải, đau nhức đến ră rời…
    Tờ mờ sáng, người hướng dẫn đến kêu cửa. Chị gắng gượng đứng dậy và cùng đi vào chùa. Ngồi nghe sư Chủ tŕ xác nhận có một người Việt Nam bị lính Khơ – me đỏ sát hại bằng lựu đạn, sau đó xác bị hỏa táng ở sau nhà kho của chùa. Chị nghe đầu óc xây xẫm và gục ngă.
    Vân đưa chị về Mỹ vào Marcy cấp cứu, nhưng sức chị đă cạn. Khi đưa cho con gái cuốn sổ nhật kư của chồng, di nguyện cuối cùng chị nói được với con gái là mong sau khi chết được hỏa táng, đem tro cốt về quê nhà, một ít gửi lên chùa, c̣n lại đem sang ngôi chùa gần Poipet, nơi anh được hỏa táng, rải hết bên ấy để tro cốt của chị được ḥa cùng cát bụi nơi anh đă nằm xuống…
    *
    Vân bước xuống máy bay, ra cửa làm thủ tục với h́nh dáng hốc hác, không một va li hành lư, chỉ ôm trước ngực b́nh tro cốt hỏa táng và tấm h́nh của người phụ nữ c̣n rất trẻ, với nụ cười rạng rỡ trên môi.
    Chị sẽ măi măi nằm trong ṿng tay yêu thương của anh, và linh hồn anh sẽ không c̣n cô đơn, trơ trọi nơi xứ người.
    Ánh nắng chiều vàng như lụa, lấp loáng trên những tàng cây thốt nốt. Gió chiều đưa hương trầm thơm bay cao, lan măi trong chiều tĩnh mịch.
    Sau hồi kinh cầu siêu của sư Chủ tŕ, Vân quỳ xuống, và vung tay lên. Những hạt tro nhỏ li ti màu trắng như cũng có linh hồn, bịn rịn, run rẩy từ bàn tay Vân bay ra, lấp lóa như có hàng vạn ánh sao sa.
    H́nh như anh chị đă gặp nhau, cùng quấn quưt bên nhau tan theo hối chuông, tiếng mơ chiêu hồn? Đời người như giấc mộng. Một giấc mộng vô thường…
    Nguồn: https://vvnm.vietbao.com/a247004/chi-dau

  3. #843
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    C̣n Lại Ǵ Sau Khi Chết?

    https://dongsongcu.wordpress.com/201...-sau-khi-chet/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/02...ongsongcu.html

    C̣n Lại Ǵ Sau Khi Chết?
    Posted on December 6, 2019 by dongsongcu
    Khuất Đẩu


    Chết là hết.
    Th́ đúng là hết thở.
    Hết nói. Hết cười.
    Hết ăn. Hết ngủ.
    Hết sướng. Hết khổ.
    Nhiều thứ hết lắm.
    Cả một đời đều chấm hết.


    Nhưng hăy c̣n cái xác kia, vẫn chưa hết làm khổ cho những người c̣n sống.
    Cả một đống việc. Nào mua sắm áo quan, nào lo nhà đ̣n, nào mời thầy tụng hay cha cố làm lễ, …rồi phải thay người chết vái lạy trả lễ những người đến phúng điếu.
    Giờ, có cái mốt để Phật dẫn đường như police ngồi xe phân khối lớn, cầm gậy chạy trước các đoàn xe đón đưa khách VIP. Sau Phật là các vị ḥa thượng, áo vàng sáng lóe, bàn tay trắng múp với năm ngón chuối ngự vừa lần tràng hạt vừa tụng niệm ê a. Đội kèn ta th́ ỉ eo xàng xê liu cống. Đội kèn tây th́ nhạc Trịnh đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt… rồi xây mồ ốp đá, rồi cúng thất cúng tuần … bia rượu đăi đằng.

    Đúng là mệt muốn…chết luôn!

    Tôi chỉ mong một chiếc ḥm gỗ tạp, bốn cậu con trai khiêng ra xe, rồi vèo một cái ra nghĩa địa, không trống không kèn, lấp đất thế là xong. Chỉ sợ, bị làng nước cười chê là bất hiếu, chúng nó lại phải bày ra đủ tṛ!
    Đám tang của người Việt ḿnh, đă mấy ngàn năm bắt chước Tàu ồn ào không chịu được, là vậy đó. Muốn thoát Trung, th́ ngay sau cái chết hăy tổ chức tang lễ như người Tây, yên lặng và trang nghiêm, buồn nhưng không bă.
    Nhưng đấy là gia tang của thường dân, to hơn một chút là của đại gia, c̣n quốc tang của các vị trong tứ trụ th́ cực kỳ hoành tráng, khỏi phải nói.
    Mới đây, ngài nguyên chủ tịch nước không phải “đang sống bỗng sang từ trần” mà chờ hoài đến hơn 100 năm mới chịu đi gặp Bác. Nhà tang lễ ở Hà Nội sáng choang với hàng trăm vị chức sắc đă mất chức hay đang tại chức, c̣m lê đen bóng lộn, sắp hàng hai theo cấp bực lớn trước nhỏ sau, lần lượt đến phúng viếng. Trong không khí làm ra vẻ thành kính nhưng không được linh thiêng, nên có một vị nhoẻn miệng cười rất tươi khiến cho báo chí vừa giật ḿnh vừa thích thú.

    Mạng xă hội, cái mạng mà người đứng đầu văn hóa tư tưởng của đảng bảo đó là cái xa lộ có nhiều làn, nhà nước muốn cho chạy làn nào chỉ được chạy làn đó, lạng quạng là bị cảnh sát tư tưởng tuưt c̣i. Thế mà không hiểu sao, lại cứ bàn tán khen chê ́ xèo đến cả tháng trời mới dứt.
    Ngoài của ch́m của nổi, các ngài c̣n để lại một thứ mà các vị trong bộ cờ tờ ai cũng muốn nhưng không dễ ǵ tranh được. Như chiếc ghế số 2 của ngài Đại Quang. Theo nhẽ th́ bà chị phó được quyền ngồi lên cho sướng một đời, nhưng v́ không có chân trong bộ cờ tờ nên cực chẳng đă ngài tổng bí, dù đang nhễ nhại mồ hôi v́ phải đốt ḷ, vẫn phải mỗi ghế ngồi một chút, hết tổng sang chủ, rồi hết chủ sang tổng, thành ra cụ cứ loay hoay hoài, chẳng c̣n th́ giờ đâu mà làm việc nhớn.

    Sống ngót nghét đến bốn phần năm thế kỷ, tôi nhận ra một điều đáng buồn của những tên độc tài. Đó là sống và chết trong lo sợ.
    Sợ bị mưu sát.
    Sợ bị trả thù.


    Ngất ngưởng trên đỉnh quyền lực tên nào cũng tưởng cái bóng của ḿnh bao trùm hết cả thế giới. Có biết đâu rằng khi lịch sử sang trang, th́ những cái bóng cho dù đồ sộ như của Hitler, của Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông…cũng không thể tồn tại trong bóng tối.
    Có lẽ sớm nhận ra như thế, nên Phidel Castro, là một nhà hùng biện trước khi trở thành một kẻ độc tài, đă không cho làm quốc tang, không xây lăng, không dựng tượng, chỉ để một tảng đá trên mộ mà thôi.
    Những tượng Lênin bị kéo ngă ở đông Âu, ở Mông cổ chắc hẳn đă làm ông giật ḿnh, nên chi mới có một sự thu xếp phải nói là khiêm tốn và rất khôn ngoan như vậy.
    Các bạo chúa ngày xưa c̣n hơn thế nữa. Như Tần Thủy hoàng. Dù đă xây cả một cung điện ngầm với hàng trăm cung phi bị chôn sống cùng với hơn 3000 lính đất nung, vẫn phải ngụy trang thành một ngọn đồi cao và to, trồng cây gây rừng măi đến cuối thế kỷ 20 mới có một anh nông dân nghèo t́nh cờ khám phá.
    C̣n Tào Tháo, nổi tiếng là một kẻ gian hùng, th́ mộ chôn dấu ở đâu đến nay vẫn là một bí mật c̣n hơn cả phần không được chiếu sáng của mặt trăng.

    Sau khi chết, cái gọi là miệng đời, tức là những phẩm b́nh của hậu thế, sẽ quật đập tơi bời những cái uy danh hăo, lột truồng ra để phơi bày sự thật.

    Stalin, hiu hiu tự cho ḿnh là kẻ chiến thắng phát xít, Mao Trạch Đông tự phong là người cầm lái vĩ đại, sau khi chết, hóa ra là những tên đồ tể giết người. Số người chết dưới tay họ nhiều gấp nhiều lần số người chết trong thế chiến thứ hai.
    Trở lại đời thường, một người có cuộc sống hẩm hiu, là nhạc sĩ Trúc Phương, khi chết, tài sản chỉ có mỗi một đôi dép cùn. Thế nhưng cái ông để lại là hàng trăm nhạc phẩm, vẫn được tiếp tục hát qua nhiều thế hệ.
    Nữ Điêu khắc gia Điềm Phùng Thị để lại cho nước Pháp và xứ Huế quê hương những pho tượng đẹp và những mẫu tượng để xếp h́nh độc đáo. Suốt một đời, bà chỉ ca tụng cái đẹp và t́nh mẫu tử, th́ không một kẻ ngu nào dám đập phá tượng của bà.
    C̣n Yersin, một ông tây thuộc địa, đă chọn xóm Cồn Nha Trang nghèo đói và nhiều bệnh tật, để sống, để yêu thương và để chết, th́ tượng của ông cũng không bao giờ bị xô ngă v́ đă được dựng giữa trái tim của những người dân đă để tang cho ông như tang cha.
    Vậy th́, nếu không đủ sức đủ tài làm cho đời đẹp hơn, th́ cũng xin đừng v́ cái ác cái hèn mà làm cho đời xấu hơn.
    Hăy trân trọng cái lưu danh muôn thuở và phải biết sợ cái lưu xú vạn niên.
    Khuất Đẩu
    Nguồn: http://nguoiphuongnam52.blogspot.com...-khuat-au.html

  4. #844
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Đốt sách

    http://batkhuat.net/van-dotsach.htm
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/02...pbatkhuat.html


    Tư Mă Thiên là tác giả bộ Sử kư danh tiếng, được gọi là Thái Sử Công Thư, có nghĩa là sách của quan Thái sử; với bộ sử đó, ông được tôn là Sử Thiên, một trong mười vị được tôn thánh trong lịch sử Trung Hoa. Do ông làm chức Thái Sử Lệnh đời nhà Hán, nên gọi Thái Sử Công.
    Thái Sử Công Thư, là bộ Sử kư do Tư Mă Thiên viết từ năm 109 đến năm 91 trước Công nguyên, ghi lại lịch sử nước Tàu trong hơn 2500 năm, từ thời Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế. Đây là văn bản lịch sử Trung hoa có hệ thống đầu tiên, làm nền tảng cho sử sách, văn chương của nước Tàu sau này.

    Trong Thái Sử Công Thư, Tư Mă Thiên có ghi chép rằng:
    Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, thừa tướng Lư Tư tấu tŕnh:
    - Xin ban lệnh đốt hủy tất cả sử sách không phải do triều đại nhà Tần ghi chép. Trong thiên hạ không ai được phép cất giữ Thi, Thư,… tất cả đều phải đem đốt. Nếu dám dùng những lời ngụ ngôn trong Thi, Thư th́ chém bêu đầu ở chợ. Lấy xưa mà chê nay th́ giết cả họ. Quan lại thấy mà không tố cáo sẽ bị coi là đồng phạm. Lệnh truyền trong ba mươi ngày mà không đem đốt, sẽ bị xăm mặt và bắt đi xây dựng trường thành.
    Lư Tư lo sợ giới trí thức tinh thông lư luận, giảng dạy qua sách vở, dễ dàng dựa vào mà phê phán và khích động quần chúng chống lại thiên triều; chi bằng ra lệnh cấm phát biểu, để thống nhất chính kiến và tư tưởng là chỉ phục vụ cho nhà Tần mà thôi.
    Tần Thủy Hoàng y tấu mà ban ngay chiếu chỉ.

    Qua đó, tất cả những sách vở, triết lư, thi ca, kinh điển từ thời Chư tử Bách gia, đều bị đốt sạch. Những nho sinh dùng sử sách để chỉ trích chính quyền đều bị hành h́nh, chôn sống. Những ai dựa vào chế độ cũ để phê phán chế độ mới sẽ bị xử tội chết chém ngang lưng.

    Từ lâu rồi, Trung Hoa không c̣n Tần Thủy Hoàng, nhưng c̣n có đảng cộng sản cai trị, c̣n tiếp tục bị đốt sách!

    Đảng cộng sản Trung Hoa khởi động Cách mạng Văn hóa vào ngày 22 tháng 8 năm 1966, c̣n gọi là “phá tứ cựu”: quét sạch tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, thói quen cũ của giai cấp bóc lột. Theo đó, Hồng Vệ binh Bắc Kinh tổ chức các cuộc đốt sách rất là quy mô. Khắp nơi trên đất Tàu, hàng “núi sách” to nhỏ đă được mang về chất đống để tiêu hủy.
    Gần đây, để chuẩn bị thống trị trọn vẹn lănh thổ Hong Kong, vào năm 2047, cộng sản Tàu cần khống chế tư tưởng người dân trước, nhất là giới trí thức Hong Kong.

    Thời nay, Trung cộng không thể ŕnh rang công khai tḥ cánh tay sang Hong Kong để đốt sách như 53 năm trước đây, nên đă âm thầm tóm bắt trọn 5 nhà xuất bản tại Hong Kong. Chỉ trong khoảng vài ngày cuối tháng Mười, năm 2014; Lui Bo, Gui Minhai, Lui Por, Cheung Chi-ping và Lam Wing-kee lần lượt bị mất tích.
    Họ bị Trung cộng bắt cóc về giam tại Tàu, v́ đă phát hành và chuyển sang Tàu các loại sách về chính trị bị cấm lưu hành trên Trung Hoa lục địa. Trong đó có quyển hồi kư tựa đề “My Memories” của Chang Kuo-tao; một tướng lĩnh và là người đồng sáng lập đảng cộng sản Tàu, sau đó bỏ đảng và cùng gia đ́nh tị nạn tại Toronto, Canada, năm 1968.


    Việt Nam ḿnh thường tự hào là quốc gia có đến ngàn năm văn hiến, nhưng sách vở của người xưa truyền lại th́ rất ít. Nguyên nhân chính là v́ bị đô hộ bởi giặc Tàu đến cả ngàn năm; quân nhà Minh bên Tàu đă ra lệnh hủy hết sách vở, ngay trong những ngày đầu đô hộ nước ta để dễ bề cai trị.

    Lại thêm, chính người Việt ḿnh đốt sách của ḿnh!

    Tại miền Bắc, từ năm 1954, ngay sau khi cưởng chiếm Hà Nội, nhà nước cộng sản Việt Nam ra lệnh tịch thu và đốt tất cả các loại sách báo đă in ra từ trước 1954, đồng thời khắc khe kiểm duyệt sách báo, bài viết trước khi đem phổ biến ra công chúng. Sau đó, khi chiếm trọn miền Nam, đảng lại ban hành chiến dịch đốt sách tại miền Nam vào năm 1975.
    Qua tập “Hồi Kư của Một Người Hà Nội”, tác giả Nguyễn Văn Luận ghi lại đoạn đời sau cùng của một học sinh và sự kiện đốt sách năm 1954 khi nhà nước cộng sản khởi đầu cai trị miền Bắc:
    “… Gia đ́nh lớn của tôi, không ai làm cho Pháp, cũng không ai theo Việt Minh. Cha tôi làm chủ một hăng thầu, nghĩ đơn giản là dân thường nên ở lại. Tôi phải về Hà Nội học.
    Chuyến xe lửa Hà Nội “tăng bo” tại ga Phạm Xá, nghĩa là hai chính quyền, hai chế độ, ngăn cách bởi một đoạn đường vài trăm mét, phải đi bộ hoặc xe ngựa. Người xuống Hải pḥng ùn ùn với hành lư để đi Nam, người đi Hà Nội là con buôn, mang xăng về bán. Những toa tầu chật cứng người và chất cháy, từ chai lọ đến can chứa nhà binh, leo lên nóc tầu, bíu vào thành toa, liều lĩnh, hỗn loạn …
    Tới cầu Long Biên tức là vào Hà Nội. Tầu lắc lư, người va chạm người. Thằng bé ù chạc 15 tuổi, quắc mắt nh́n tôi :
    - Đề nghị đồng chí xác định lại thái độ, lập trường tư tưởng!
    Tôi bàng hoàng v́ thứ ngoại ngữ Trung quốc, phiên âm thành tiếng Việt, nghe lần đầu không hiểu, để rồi phải “học tập” suốt 20 năm, “ngoại ngữ cộng sản”: “đấu tranh”, “cảnh giác”, “căm thù” và …” tiêu diệt giai cấp”! (Thứ ngôn ngữ mới này ghi trong ngoặc kép.)
    Hà Nội im ĺm trong tiết đông lạnh giá, người Hà Nội e dè nghe ngóng từng “chính sách” mới ban hành…
    Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi t́m thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đă đi Nam. Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số “lớp Chín hậu phương”, năm sau sẽ sát nhập thành “hệ mười năm”.
    Số học sinh “lớp Chín” này vào lớp không phải để học, mà là “tổ chức Hiệu đoàn”, nhận “chỉ thị của Thành đoàn” rồi “phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!”

    Họ truy lùng… đốt sách!

    Tôi đă phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn “kiểm tra”, lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quư, mang “tập trung” tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm “phấn khởi”, lời hô khẩu hiệu “quyết tâm”, và “phát biểu của bí thư Thành đoàn”: tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn là … “cực kỳ phản động!” Vào lớp học với những “phê b́nh, kiểm thảo…cảnh giác, lập trường”, tôi đành bỏ học.
    Chiếc radio Philip, “tự nguyện“ mang ra “đồn công an”, thế là hết, gia tài của tôi!
    Mất đời học sinh, tôi bắt đầu cuộc sống đọa đày v́ “thành phần giai cấp”, “sổ hộ khẩu”, “tem, phiếu thực phẩm”, “lao động nghĩa vụ hàng tháng”. Đây là chính sách dồn ép thanh niên Hà Nội đi “lao động công trường”, miền rừng núi xa xôi. Tôi chỉ bám Hà Nội được 2 năm là bị “cắt hộ khẩu”, …đi tù!…”

    Tại miền Nam, trong thời điêu linh ngay sau ngày 30-4-1975, việc đốt sách được thể hiện qua chiến dịch Bài trừ Văn hóa Đồi trụy - Phản động. Tự câu khẩu hiệu trong chiến dịch đă nêu rơ 2 mục đích: trước hết về chính trị, bài trừ các luồng tư tưởng phản động chống đối chế độ và kế đến là về văn hóa, xóa bỏ h́nh thức được coi là “đồi trụy theo h́nh thức tư bản”.

    Tờ báo tên là Sài G̣n Giải phóng phát hành ngày 25-5-1975 có đăng bài viết về “khí thế ra quân” mở màn cho chiến dịch “vô cùng sôi nổi” này:
    “Ngày 23-5-1975, trên nhiều đường phố Sài G̣n, “khí thế ra quân” của chiến dịch vô cùng sôi nổi:
    “Đoàn thanh niên nam nữ đi qua các đường phố và hô to nhiều khẩu hiệu đả đảo văn hóa ngoại lai đồi trụy mất gốc phản động. Đi đầu là xe phóng thanh với một biểu ngữ dài có ghi: ‘Đội thanh niên sinh viên học sinh xung kích bài trừ văn hoá phản động’. Theo sau là sinh viên, học sinh sắp hàng bảy, hàng tám xuất phát từ trụ sở của lực lượng thanh niên tự vệ Thành phố, số 4 Duy Tân. Đoàn diễn hành kéo dài có đến hàng cây số đường, tất cả mọi người đều có một tấm biểu ngữ trên tay.
    Ngay sau cuộc tuần hành trên đường phố của hàng chục ngàn thanh niên vệ binh, đồng bào và các tiệm sách đă tự nguyện đem nộp cho đội Quận 7 một số lượng sách báo đồi trụy phản động, tất cả là mười ba xe ba gác. Ngoài ra các hàng sách bày bán trên hai lề đường Lê Lợi, Công Lư cũng tự nguyện dọn sạch và đem nộp. Trên đường Hai Bà Trưng cũng có ba nhà sách tự động đem nộp trên hai mươi cuốn. Đặc biệt, cùng ngày này, 22-5-1975, nhà sách Phúc Bài, 186 Nguyễn Thiện Thuật, Sài G̣n 3 đă tự nguyện đem nộp cho Hội Bài trừ Văn hoá đồi trụy phản động bốn ngàn cuốn sách các loại”.


    Trong Hồi Kư Nguyễn Hiến Lê – tập III, tác giả có kể lại chuyện đốt sách của nhà cầm quyền cộng sản tại miền Nam như sau:
    “Năm 1975. Một trong những công việc đầu tiên của chính quyền là ra lệnh: Hủy tất cả các ấn phẩm (sách, báo) của bộ Văn hóa ngụy!
    Kể cả các bản dịch tác phẩm của Lê Quí Đôn, thơ Cao Bá Quát, Nguyển Du; tự điển Pháp, Hoa, Anh cũng bị đốt. Họ vào mỗi nhà, thấy sách Pháp, Anh là lượm, bất kỳ loại ǵ; sách Việt th́ cứ tiểu thuyết là thu hết, chẳng kể nội dung ra sao. (…)


    Lần thứ nh́ năm 1978 mới làm xôn xao dư luận. Cứ theo đúng chỉ thị “ba hủy”, chỉ được giữ những sách khoa học tự nhiên, c̣n bao nhiêu phải hủy hết, v́ nếu không phải là loại phản động (một hủy), th́ cũng là đồi trụy (hai hủy), không phải phản động, đồi trụy th́ cũng là lạc hậu (ba hủy), và mỗi nhà chỉ c̣n giữ được vài cuốn, nhiều lắm là vài mươi cuốn tự điển, toán, vật lư…
    Một luật sư tủ sách có độ 2.000 cuốn, đem đốt ở trước cửa nhà, chủ ư cho công an phường biết. Rồi kêu ve chai lại cân sách cũng ngay dưới mắt công an.
    Ông bạn Vương Hồng Sển có nhiều sách cổ, quí, lo lắng lắm mà cũng uất ức lắm, viết thư cho Sở Thông tin Văn hóa, giọng chua xót xin được giữ tủ sách, nếu không th́ ông sẽ chết theo sách.
    Một độc giả lập một danh sách các tác phẩm của tôi mà ông ta có trong nhà, đem lại sở Thông Tin hỏi thứ nào được phép giữ lại, nhân viên Thông Tin chẳng cần ngó tên sách, khoát tay bảo:
    - Hủy hết, hủy hết!
    …”
    Sau khi chiếm được miền Nam, một trong những việc làm cấp thiết của nhà cầm quyền cộng sản là niêm phong, tịch thu sách tại các thư viện. Những tác phẩm của nhà in, nhà xuất bản và nhà sách lớn tại Sài G̣n như Khai Trí, Sống Mới, Độc Lập, Đồng Nai, Nam Cường, Trí Đăng… đều bị niêm phong, cấm lưu hành và đem đốt bỏ.

    Đốt sách được đề cao là chánh sách “bài trừ văn hóa đồi trụy”!

    Trong tập Hồi Kư Viết Trên “Gát Bút”, nhà văn Nguyễn Thụy Long có ghi lại chuyện “đốt sách” thật đau ḷng tại miền Nam:
    “Tôi gặp vợ chồng anh nhà báo Nguyễn Khắc Giảng bày bán sách cũ ở trên đường Tự Do. Trong đó có cả những cuốn sách của tôi của Duyên Anh, Hoàng Hải Thủy và rất nhiều loại khác của nhiều tác giả. Những sách báo đó đều xuất bản ở miền Nam trước năm 1975. Tất cả đều bị coi là có tội. Tác giả của nó đương nhiên có tội nhiều hơn. Cả miền Nam nói chung, thành phố nói riêng vắng bóng dần những mặt quen: văn nghệ sĩ, sĩ quan quân đội Cộng ḥa. Họ đi học tập cải tạo hết ráo!
    Chiến dịch truy quét văn hóa phẩm đồi trụy, phản động nổ ra ở Sài G̣n. Hàng vạn vạn cuốn sách bị thiêu đốt. Sách báo trong nhà tư nhân bị lôi ra hỏa thiêu. Trong các cửa hàng kinh doanh sách báo bị thu gom tất cả, coi như đốt cháy cả cơ nghiệp, cả con người những cá nhân. Các em nhỏ đeo băng đỏ thi hành công tác một cách vô tư mẫn cán. Phản ứng của người bị tội tất nhiên phải có.
    Một cửa hiệu chuyên cho thuê truyện tại đường Huỳnh Quang Tiên bên cạnh nhà thờ Ba Chuông tại Phú Nhuận phát nổ khi đoàn thu gom sách mang băng đỏ xâm nhâp tiệm. Ông chủ nhà sách mời tất cả vào nhà. Rồi một trái lựu đạn nổ. Chuyện xảy ra không ai ngờ. Đương nhiên là có đổ máu, có kẻ mạng vong. Những chú nhỏ miệng c̣n hôi sữa, những cô bé chưa ráo máu đầu là nạn nhân vô tội. Trên cánh tay c̣n đeo tấm băng đỏ, quả thật súng đạn vô t́nh! Cả chủ tiệm cũng mạng vong.”
    Năm 1823, Heinrich Heine, văn hào người Đức, có viết:
    "Dort wo man Bücher verbrennt, verbrennt man auch am Ende Menschen" (Where books are burned, in the end, people will also be burned.)

    Một thế kỷ sau, năm 1933, sinh viên học sinh Đức vâng lệnh Nazi, phát động chiến dịch toàn quốc tịch thu và đốt sách. Thiêu hủy tất cả những tư tưởng trái nghịch với chủ nghĩa Nazi. Và rồi, sau cùng, kẻ ra lệnh đốt sách cũng đă đốt cả con người. Sáu triệu người, hầu hết là người Do Thái, đă bị đốt cháy trong các ḷ thiêu người. The Holocaust!
    Chủ trương “Đốt sách, Chôn nho” của Tần Thủy Hoàng là hành vi được người đời sau coi là tàn bạo nhất. Đó cũng là tội danh hàng ngàn năm sau vẫn c̣n ghi nhớ. Không riêng ǵ dân tộc Hán mà cả nhân loại đều lên án.
    Thế nhưng, mới năm trước đây, báo mang tên Trí Thức VN, ngày 14 tháng 4, đă bênh vực cho thủ đoạn đốt sách giết người của bạo quyền, với bài viết có tựa đề là “Đốt sách chôn Nho: Nỗi oan ngh́n năm của Tần Thủy Hoàng”.

    Ôi! “Đỉnh cao trí tuệ”…!

    Thật ra, sâu tận trong thâm tâm, Tần Thủy Hoàng cũng như Lư Tư và tất cả các bạo quyền chủ trương “đốt sách” như đảng Nazi của Đức Quốc Xả, các đảng cộng sản Nga, Tàu, và Việt Nam đều biết rất là rơ rằng:
    Đốt sách không thể nào thiêu hủy được tất cả tư tưởng trong đầu óc dân chúng, những cuốn sách “khó đốt” nhất lại nằm trong tinh thần con người!
    BK Tính 323

  5. #845
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Cái Lon Guigoz!!!

    https://dongsongcu.wordpress.com/202...oz-song-lam-2/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/02...ongsongcu.html

    Cái Lon Guigoz!!! – Song-Lam
    Posted on January 9, 2020 by dongsongcu
    Song-Lam

    (Hôm nay là ngày lễ Valentine ở Mỹ, mời các bạn đọc một chuyện vui)


    H́nh như ai đến đây cũng đều giấu đi thân phận và cảm xúc của ḿnh, tôi cũng vậy. Buổi sáng từ 7 đến 8 giờ đoàn xe bus đi gom mọi người cao tuổi ở rải rác quanh vùng chở đến đây và 1 giờ trưa chở về, v́ từ 1 giờ trưa đến 6 giờ chiều c̣n một ca sinh hoạt khác. Ở Mỹ này có nhiều chuyện ngộ:
    Có nhà giữ trẻ và cũng có nhà giữ người già, mỗi tuần từ thứ hai đến thứ sáu. Thứ bảy và chủ nhật họ ở nhà một ḿnh hoặc có phước có phần ở chung với cháu con!
    Tôi nghỉ hưu gần một năm nay, từ Pennsylvania về New Jersey để được gần con cháu. Mấy đứa nhỏ thấy tôi buồn nên xin cho tôi vào đây để gặp gỡ đồng hương cao niên cho vui. Nhưng sau vài tuần tôi muốn “Cáo Lăo Quy Điền” v́ ở đây… chán quá! Ngày nào cũng y chang như vậy:
    sáng vô điểm danh, kư tên, ngồi vô bàn của ḿnh ăn sáng, rồi tập thể dục nửa tiếng, rồi chơi đá banh thùng, thảy ṿng vịt, chơi bingo, nói chuyện dưới đất trên trời… Khoảng 10 giờ đến 10 giờ rưỡi được cho uống sữa, uống juice, ăn kem… rồi chờ ăn trưa, rồi xếp hàng ra xe bus về nhà.

    Chắc tôi phải nói thêm về cách làm việc ở đây. Điều kiện được đưa vào trung tâm này phải trên 65 tuổi và có Medicaid và trong diện nghèo. Có nhà ở th́ OK nhưng nếu có xe th́ trị giá xe không quá năm ngàn đô la và trong nhà bank không có quá hai ngàn.

    Trung tâm này ở thành phố Cherry Hill, New Jersey với cái bảng hiệu “Prestige Adult Medicare Daycare”. Như vậy ở đây có bác sĩ trông nom sức khỏe, dĩ nhiên là bệnh tật sơ sài thôi, và sẵn sàng giúp mọi người gọi 911 để vào bệnh viện miễn phí.
    Đă gọi là “Nơi Giữ Người Già” nên người nào cũng hom hem, lụi đụi, không bệnh ít cũng bệnh nhiều. Ở nhà buồn quá không ai trông nom nên t́m vào đây để giải sầu. Tôi là một trường hợp đó, nhưng tôi không vui mấy v́ người Việt Nam ít quá, chỉ chiếm khoảng 10%, số c̣n lại là Mễ Tây Cơ và người Mỹ gốc Phi Châu. Lúc nào họ cũng ồn ào nói cười, kêu gọi nhau hoặc nhảy cà tưng theo nhạc của họ.
    Người đời thường nói khi trở về già người ta giống như con nít từ sinh hoạt cá nhân mỗi ngày hay sinh hoạt vui chơi. Họ cũng tranh nhau trong giờ chơi để thắng điểm để được trung tâm phát tiền… âm phủ. Đó là tiền giả để cuối tuần dùng tiền đó mua những vật dụng trong nhà như xà bông rửa tay, xà bông giặt, kem đánh răng, giấy vệ sinh… Cứ nh́n họ vui vẻ đi shopping tại chổ với vẻ vui mừng như trẻ được quà chúng ta thấy được “Già Y Như Trẻ” là vậy. Để rồi, lúc ra về họ phải è ạch mang mấy thứ lục cục đó lên xe. Tài xế phải phụ giúp mấy vị đó mang lên xe nào là wheelchair, gậy chống, khăn áo lùng chùng…
    Trung tâm này nằm trong khu biệt lập, xa đường chính nên khá yên tĩnh. Pḥng sinh hoạt chính khá rộng với mười mấy cái bàn tṛn rộng phủ khăn và trên bàn lúc nào cũng có chậu hoa… ni-lông cũng khá sáng đẹp. Bên trái là văn pḥng, sau văn pḥng là pḥng nghỉ ngơi của các cụ khi thấy mệt. Quí vị vào pḥng này sẽ thấy ḷng ḿnh buồn tênh v́ vài người già nằm trên ghế dài trùm chăn, hơi thở mệt nhọc. Tôi cũng là người cao tuổi nhưng c̣n linh hoạt hơn họ đôi chút, nghĩ rằng rồi ḿnh cũng sẽ nằm thở dốc như họ một ngày không xa!

    Bàn tṛn của người Việt Nam lùi vào phía trong của gian pḥng rộng, lác đác chừng năm bảy người, toàn là đàn ông. Nghe nói lúc trước có vài phụ nữ Việt Nam nhưng họ xin đổi xuống ca chiều có nhiều người cùng xóm cho vui. Bàn của chúng tôi có hai vị tuổi 82 c̣n lại cũng trên dưới 70. Mọi người đều xuề x̣a, duy chỉ có một ông lúc nào mặt cũng hằm hằm, h́nh như không mấy có thiện cảm với tôi. Thằng cha này lúc nào cũng trầm tư biếng nói, ít cười và đặc biệt lúc nào cũng có cái mũ nồi trên đầu. Có lẽ hắn nhỏ tuổi hơn tôi và có tên là Hiền mà mặt mày chẳng hiền chút nào, giống như dân đứng bến hay ít ra cũng là dân chợ trời hay dấm dúi bán chui á phiện! Không ai biết ǵ về gă, đó là lư do tôi không vui khi đến đây. Về phía đám đông Mễ và Mỹ Phi Châu kia th́ lúc nào cũng như cái chợ chồm hổm, ăn uống nói chuyện ồn ào, nếu có chút nhạc th́ loi choi nhảy múa như điên!
    Kể ra họ c̣n có chút vui. Sao đám Việt Nam chúng tôi lại eo sèo đến thế? Nhiều lúc tôi tự hỏi: “Tuổi già sống khắc-khoải như thế này đề làm ǵ, đang chờ đợi điều ǵ, nếu không phải chờ… ngày về với Đất?” Có khi cũng không cần đất cát ǵ, chỉ đốt thành tro bụi rồi rải ra biển lớn! Thế là xong!!!
    Tôi định rút lui khỏi cái câu lạc bộ này nếu không có một sự việc xăy ra hôm tuần trước.

    II.
    Thật ra, tôi cũng là người già nhưng khác hơn mấy ông già Việt Nam này đôi chút.
    Tôi xin vào đây để làm thiện nguyện, giúp người già Việt Nam thông dịch v́ đa số họ không rành Anh ngữ, chủ yếu là tôi muốn t́m bạn đồng hương. Thành phố này khá yên tĩnh, ban ngày vẫn nghe được tiếng chim hót trên cành cây cao và ban đêm chừng 4 giờ rưỡi sáng chúng đă líp chíp quấy rầy tôi rồi. Thức giấc v́ tiếng chim tôi thấy tuổi già trôi qua thật nhanh và từng bước chân đi của ḿnh cũng chậm dần.
    Buổi sáng hôm đó, tôi mang theo lon nước chanh gừng v́ cảm thấy cổ họng đau rát.
    Đặt cái lon guigoz lên bàn, tôi đă thấy thằng cha mũ nồi ngồi thu lu một góc rồi. Lăo già này không ưa tôi nên ít khi chào hỏi nhau. Hôm đó Hiền lại chào tôi rôm ră và nói nhanh:
    – Ủa, ông cũng ở K5 Vĩnh Phú sao?
    A, th́ ra trên cái lon guigoz tôi có khắc chữ K5-VP. Tôi gật. Lăo cười nụ, méo xệch:
    – Tui ở Nghệ Tỉnh, quê hương…
    Lăo định nói “Quê hương Bác” nhưng tôi ngăn lại.Tôi không muốn nghe hết câu! Bổng tôi thấy nét xúc động trên gương mặt tối hù của gă. Lần đầu tiên, gă kéo cái mũ nồi đặt lên bàn. Mớ tóc bù xù, lốm đốm muối tiêu của gă rớt xuống vùng trán với những “Luống. cày” sắc nét. Chỉ có đôi mắt mang nét quả quyết, và không… hiền chút nào!
    Rồi câu chuyện bắt đầu. Chúng tôi nhận ra nhau, chúng tôi là những người lính già thua trận, tù tội, xương máu, hận thù đau đớn trải dài từ Bắc xuống miền Đông Nam Nam phần từ trước 1975. Hiền nói về ḿnh, về gia đ́nh tan nát của ḿnh và… nói luôn nỗi oán hận cuộc đời mà Hiền vẫn c̣n đeo đẵng cho đến hôm nay.
    Hiền lôi tôi ra ngoài nói là đi dạo, nhưng thật t́nh, hắn muốn trút bầu tâm sự ôm ấp từ lâu. Đi chán mỏi chân, hai thằng già ngồi trên ghế đá bên hông khu nhà với ly cà phê nguội ngắt.Hắn nói giọng từ tốn, chậm răi, đôi mắt mơ màng như đang sống với quá khứ không mấy vui vẻ của đời ḿnh.
    – Khi rời quân trường, tôi gặp người này, theo lời giới thiệu của người chị họ và kết hôn sau đó vài tháng, đây là cuộc hôn nhân gán ghép v́ tôi muốn thoát ra cái gia đ́nh “u tối” của ḿnh. Giữa tôi và cô ấy không có thứ t́nh nào hết, không là t́nh bạn học, không là t́nh yêu. Anh cũng hiểu rằng giữa năm 1973 chiến tranh Việt Nam leo thang với những trận đánh ác liệt. Chúng ta là những người lính, cái chết cận kề bên lưng…
    Tôi chăm chú lắng nghe, thỉnh thoảng ngắt lời Hiền:
    – Theo chú, cuộc hôn nhân này không toại nguyện?
    Hiền gật, nói nhanh:
    – Chính thế. Gia đ́nh nàng giàu có, muốn con gái có một tấm chồng, trong khi tôi muốn có một chổ dung thân những ngày về phép. Gia đ́nh cha mẹ tôi không là tổ ấm, đó là ổ của bài bạc, rượu chè, cuộc sống lem luốc… Tôi muốn trốn chạy, tôi đă sai lầm. Cuộc hôn nhân không t́nh yêu… cho nên đổ vỡ sau đó là chuyện tất nhiên.
    Tôi ngồi thừ, lẳng lặng nghe Hiền nói tiếp:
    – Sau đó, chúng ta vào tù sau tháng 4/75 như anh biết… và vợ tôi chưa hề đến thăm tôi một lần nào. Chúng tôi có một đứa con trai, và khi tôi ra tù, bà ấy thẳng thừng đề nghị ly dị v́ không chịu nỗi sự nghèo túng, vất vả. Lúc đó, đôi dép lào đứt quai hay vỏ xe đạp x́ lốp cũng không có tiền mua dép hay bơm xe, th́… làm sao giữ được hạnh phúc gia đ́nh? Tủi nhục lắm anh ơi… Ôm đứa con nhỏ, tôi phải làm đủ mọi thứ nghề đề nuôi con. Căn nhà trước đó đă thay người chủ mới. Nhờ sự cứu giúp của người bạn học cũ, cha con tôi mới sống sót được đến ngày nay!
    Hiền thở dài, không nói thêm ǵ nữa. Tôi không biết nói ǵ để an ủi Hiền, chỉ vỗ vỗ vào lưng bạn và trở vào câu lạc bộ.
    Từ đó chúng tôi trở thành đôi bạn rất thân. Hiền có vẻ vui tươi hơn trước. Mỗi lần đến thăm Hiền, tôi đều cảm thương cho hoàn cảnh bạn: Căn apartment nhỏ với cây đàn và chú chó Lucky thân yêu. Hiền thật sự cô độc với tuổi già hiu quạnh của ḿnh. Có lần tôi bạo dạn hỏi Hiền:
    – Qua đây hơn 20 năm, sao chú không t́m được người bạn đời khác?
    Hiền cười cay đắng:
    – Anh thử nghĩ coi, lon lá không c̣n, tiền bạc không có, đàn bà nào yêu cho nổi? Thật ra tôi sợ. Con chim bị đạn một lần thường sợ những cành cây cong… Thằng Hiếu bây giờ hơn 40, có vợ con ở NY city, tôi không muốn con ḿnh bận bịu nên ở đây một ḿnh. Trong những ngày lễ ở Mỹ này, thằng con tôi ghét nhất ngày lễ Mẹ, Mothers Day. Hiện nay bả c̣n ở Saigon, giàu có lắm nhưng thằng Hiếu không nh́n. Nó nói với mọi người rằng mẹ nó đă chết từ lúc nó hai tuổi. Bả đổ thừa cho hoàn cảnh bỏ chồng bỏ con. Cái đau khổ của tôi là bả lại lấy thằng cha bí thư huyện ủy!
    Nếu mượn bài hát “Và Con Tim Đă Vui Trở Lại” của Đức Huy để nói về Hiền cũng không sai chút nào. Mỗi ngày gặp nhau, tôi đều nói với Hiền về niềm tin và t́m thấy lẽ sống cho những ngày c̣n lại. Hiền đàn rất hay. Tiếng đàn guitar điêu luyện ấy đă trở nên thân thuộc với tôi và mọi người khi có lễ lộc ở “Day Care” này. Hiền vui hơn mọi ngày, cho đến một hôm…


    Tôi nói với Peter, giám đốc trung tâm tôi vắng mặt hai ngày v́ phải lo thu xếp việc nhà. Tôi phải đi phi trường JFK ở NY city để đón vợ tôi. Bà ấy về Việt Nam hơn tháng nay đón cô em định cư qua Mỹ. Đơn bảo lănh từ 2004 đến nay cô ấy mới được đến vùng đất tự do này. Hiền nói với tôi giọng vui vẻ:
    – Nếu không ǵ bất tiện, niên trưởng cho em theo cho vui?
    Tôi nghiêm nghị:
    – Đi với tôi th́ OK, nhưng đề nghị với cậu là bỏ đi từ niên trưởng. Tủi nhục quá mà, đau khổ quá mà niên trưởng với niên chảng ǵ. Cứ gọi tôi là anh Phúc phải gọn không?
    Trên đường đi Hiền nói với tôi về thành phố New York mà cách đây hơn 20 năm, cha con Hiền ngơ ngác đến đây do sự sponsor của người tiểu đoàn trưởng cũ. Hiền cũng cho tôi biết gia đ́nh người con trai đang sinh sống ở Brooklyn đường ra phi trường. Tôi nói:
    – Cậu có muốn tranh thủ thăm con cháu không?
    Hiền xua tay nói nhanh:
    – Thưa không anh, chúng nó đi làm cả. Tụi nó sẽ về thăm tôi ngày lễ Fathers Day sắp tới đây.
    Đến nơi trời choạng tối. Hai anh em giúp người mới đến đem hành lư ra xe. Tôi vội vă giới thiệu với Hiền:
    – Đây là Ngọc, bà xă tôi, và đây là cô em tên Nguyệt.
    Bỗng nhiên Nguyệt la lớn:
    – Trời ơi anh Hiền, phải anh là Hiền Tân Định không?
    Hiền chết trân. Một giây sau hắn gật đầu lia lịa:
    – Đúng, tôi là Hiền. Hiền Tân Định đây!
    Những bàn tay không rời nhau. Tôi nói mau:
    – Mời mọi người lên xe. Lên xe rồi nói chuyện sau. Trời tối rồi, về đến New Jersey chắc phải chín mười giờ đêm!
    Bây giờ Ngọc mới lên tiếng:
    – Vậy ra hai người quen nhau sao?
    Nguyệt nói ḍn dă:
    – Chị Ngọc quên sao, hồi đó văn nghệ liên trường Petrus – Gia Long – Vơ Trường Toản – Trưng Vương năm em học Đệ Tam, chị Đệ Nhất Gia Long đó, anh Hiền này ở Petrus Kư đoạt giải nhất đơn ca!
    Đến phiên Ngọc la vui:
    – Trời đất, đó là năm 1967, em nhớ giỏi quá. Ờ ha, 50 năm rồi mọi người ơi!
    Hiền rôm ră:
    – Cám ơn Nguyệt vẫn nhớ tôi. Bây giờ già hết rồi, dâu biển nhiều rồi…
    Nói xong Hiền thở dài:
    – Bây giờ tôi già lắm rồi, Nguyệt nhớ tôi thật là giỏi. Cám ơn Nguyệt. Hồi đó h́nh như Nguyệt cũng đoạt giải thưởng phải không?
    – Dạ em giải nh́. Cho nên em nhớ anh là v́ hồi đó em “Cay Cú” với thằng cha Petrus!
    Mọi người cười vang.

    III.
    Cuối tuần, gia đ́nh các con ào về nhà vợ chồng tôi để mừng mẹ và d́ từ Việt Nam mới sang, nhân thể bày tiệc mừng sinh nhật 62 của d́ Nguyệt. Nguyệt đă hơn 60 nhưng trông bề ngoài chỉ chừng hơn 50 v́ nàng độc thân không phải lo lắng tất bật chuyện chồng con. Bà xă tôi nói rằng, Nguyệt là em kế của bà nhưng từ lúc thanh niên 20-30, nàng không hề nghe Nguyệt nói ǵ về bạn trai hay có quen biết và yêu đương một người đàn ông nào. Nguyệt chỉ mải mê học vấn và làm việc. Nguyệt có bằng thạc sĩ kinh tế và giảng dạy ở các trường đại học ở Sài-G̣n. Bây giờ, nàng hưu trí từ tuổi 55.
    Một điều lạ lùng nhất là Hiền đến nhà tôi hôm nay, khác hẳn mọi ngày. Một tay ôm cây guitar và một tay ôm bó hoa hồng lớn làm cả nhà ṭ ṃ đoán già đoán non. Dĩ nhiên, hoa hồng tặng sinh nhật Nguyệt, chứ không phải tặng Ngọc, bà xă nhà tôi.
    Mấy đứa con gái tôi cười rúc rích, ra chiều đắc thắng.
    Trong bữa ăn chúng tôi chỉ nói chuyện Việt Nam, hỏi thăm sức khỏe nhau. Vợ chồng tôi bận bịu chơi với cháu ngoại, hai đứa con gái lo việc dọn dẹp dưới bếp. Hai đứa rể bận không đến được, nên khách chỉ là Nguyệt và Hiền.
    Hai người này thích ca hát văn nghệ từ hồi c̣n đi học nên thử giọng hát ḥ với nhau. Hiền đàn hát thật hay. Nguyệt ngồi nghe mơ màng. Tiếng đàn, tiếng hát dứt mọi người ùa ra pḥng khách vỗ tay cổ vũ. Hiền cười vui rạng rỡ nhưng có chút ngượng ngùng.
    Bây giờ tôi mới ngắm kỹ Hiền. Chàng già này bữa nay sao khác hẳn. Cái mũ nồi biến mất. Mái tóc bạc cũng thế. Hôm nay sao nó thay h́nh đổi dạng nhanh thế: râu tóc gọn ghẽ, nhẵn nhụi, quần áo thẳng nếp, giày tây bóng loáng y như chú rể ra mắt nhà vợ. Cái ǵ, điều ǵ đă thay đổi thằng cha mà tôi từng ghét quá ghét trước đây?
    Câu chuyện có lẽ dừng ở đây được rồi. Kết cục thế nào tùy độc giả. Nhưng, với con mắt của người lính già lăn lóc gió sương như tôi, tôi thấy Hiền như được hồi sinh. Người đàn ông đau khổ với tuổi già hiu quạnh như Hiền, ngày tối vào ra với con chó Lucky là bạn, với cây đàn guitar réo rắc những cung bậc bi thương, sầu năo đó, đă vực dậy v́ t́nh bạn, t́nh “Huynh-Đệ Chi Binh” và có thể, hắn sẽ t́m được một t́nh yêu cuối đời? Có thể lắm chứ. Cuộc đời ơi hăy mĩm cười với bạn tôi!
    Ban đầu, Nguyệt định ở New Jersey với chúng tôi vài tuần, sau đó, sẽ đi Cali ở với đứa cháu. Nhưng, có lẽ nàng thay đổi ư định khi tôi “Bày Tṛ” nhờ Hiền chở Nguyệt đi làm giấy tờ và những yêu cầu của người mới đến Mỹ. Cầu mong hạnh phúc sưởi ấm hai tâm hồn đơn lẻ bấy lâu!
    Cám ơn “Prestige Adult Medicare Center” đă kết nối tôi và Hiền, cám ơn cái lon guigoz của một thời lao tù khổ sai tăm tối… để chúng tôi t́m đến nhau trong t́nh người, t́nh chiến hữu. Cái lon guigoz này tôi sẽ làm quà cưới nếu hai Đứa Già” này trong tương lai quyết định cùng nhau “Đi Trọn Đường Trần”!!!

    Song-Lam
    Nguồn: http://nhinrabonphuong.blogspot.com/...-song-lam.html

  6. #846
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    PHỎNG VẤN CHÚ LỢN, NHÂN DỊP SANG NĂM MỚI

    https://badamxoevietnam2.wordpress.com/2019/12/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/02...g-nam-moi.html

    Phiếm luận.PHỎNG VẤN CHÚ LỢN, NHÂN DỊP SANG NĂM MỚI 2020.
    PV Hoa Mai.
    Tháng Mười Hai 31, 2019

    PV.Xin chào chú Lợn, chỉ c̣n vài giờ nữa là VN đă bước sang năm 2020. Đất nước sau bao nhiêu năm với chính sách đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc biệt là câu phát biểu của ông TBT Nông Đức Mạnh vào sáng ngày 28.3.2010 trong hội nghị lần thứ 12 ban chấp hành trung ương đảng khóa X. Ông Mạnh đă khẳng định như sau.


    Năm 2020, VN trở thành một nước công nghiệp, hiện đại. Lợn nghĩ sao về câu nói đó?

    Lợn. Xin trả lời với phóng viên như sau.
    Những kẻ lănh đạo trong một thể chế độc tài rất hay thích phóng đại và nói tầm nh́n xa trong vài chục năm tới. Ông Nông Đức Mạnh nói vào sáng ngày 28.03.2010 những nhận định như đinh đóng cột vào năm 2020 nói theo kiểu nh́n cua trong lỗ đoán ṃ và nay đă sắp bước sang năm 2020 nhưng đất nước VN đang phải dùng công nghiệp cũ kỹ và lỗi thời do phía TQ đào thải sang VN làm băi rác thải cho TQ, nó đă ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân do độc hại không khí và ảnh hưởng môi trường trầm trọng, đó là các nhà máy nhiệt điện than đang bị thế giới nghiêm cấm. Đất nước VN chẳng có ǵ là hiện đại cả, ngược lại là đang phải dùng nhưng công nghệ lạc hậu và lỗi thời.


    Đó là chuyện của 10 năm về trước, c̣n chuyện ngày hôm nay kẻ độc tài lănh đạo vẫn hay thích phỏng đoán tần nh́n xa vài chục năm tới. Như ông TT Nguyễn Xuân Phúc cũng vừa phỏng đoán rằng VN thành một nước có thu nhập cao vào năm 2045. Hắn ta không biết lừa dân đến bao giờ đây. Chẳng nhẽ từ bây giờ đến năm đó, thế giới đi ngủ, hay ngồi chờ ta hay sao. Phúc Niểng phải nhớ kỹ điều này. Từ bây giờ đến năm 2045 th́ các nước dân chủ phương Tây họ sẽ phát triển kinh tế gấp mấy chục lần của ngày hôm nay. V́ vậy đừng có mà ngồi đáy giếng mà chém gió để lừa dân.
    PV. Lợn nhận định rất hay. Xin hỏi một câu nữa.
    ‘Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam’ đó là câu nói của ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương diễn ra trong hai ngày 30 và 31-12 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ tŕ. Lợn nghĩ sao về câu nói đó?


    Ông Trọng đánh giá kết quả năm 2019, những điều mà ông trọng nêu ra có 4 mặt đă đạt được, trước hết là kinh tế – xă hội, Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh đạt trên 7%, quy mô GDP 266 tỉ USD. B́nh quân thu nhập đầu người đạt 2.800 USD là điều chưa từng có trong lịch sử. Tất cả điều này chỉ là lừa dối nhân dân mà thôi.
    Ông Trọng c̣n cho rằng VN các lĩnh vực văn hóa, xă hội được quan tâm phát triển đạt được nhiều thành tích, đảm bảo an sinh xă hội, tạo việc làm
    Có lẽ ông Trọng ngày một Lú lẫn và cứ nghĩ rằng lừa được nhân dân măi hay chăng, đă ngoài tuổi ngoài 70 ,thêm vào đó là 2 lần đột quỵ nhưng hắn ta vẫn ôm khư khư 2 cái ghế quyền lực cao nhất. Theo tôi nghĩ đă đến lúc nhân dân VN phải cùng nhau tranh đấu để thay đổi guồng máy lănh đạo CS độc tài và tham nhũng, chúng chỉ thích ngồi cao, rồi chém gió với bệnh thành tích, lại c̣n hay phỏng đoán tầm nh́n xa vài chục năm tới.
    PV. Cám ơn Lợn đă dành thời gian cho buổi phỏng vấn ngày hôm nay.
    31.12. 2019
    PV . Hoa Mai.

    2 phản hồi to “Phiếm luận.PHỎNG VẤN CHÚ LỢN, NHÂN DỊP SANG NĂM MỚI 2020. PV Hoa Mai.”
    montaukmosquito Says:
    Tháng Mười Hai 31, 2019 lúc 10:05 chiều | Phản hồi
    Tính chờ tới dịp Tết cổ truyền của (2) dân tộc rùi chúc lun thỉa, nhưng thấy thiên hạ chộn rộn wá làm tớ cũng nóng bàn tọa, con như chúc pre-emptive.

    Kính lăo … thành cách mạng đắc thọ . Trước hết mấy nhân sĩ trí thức năm nay rơi rụng hơi bị nhiều, như gặp phải B-52 trải thảm . Gs Hoàng Tụy, nhà giáo nhơn nhơn Phạm Toàn, và năm hết tết (quốc ngữ, lộn, Tây) đến, tới phiên tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lăn đùng ra . Thui th́ chúc cái vị ấy sớm v́a với Bác Hồ, để nhà giáo Phạm Toàn có thể chứng nghiệm những ǵ Bác Hồ nói ra có là chân lư như ḿnh vưỡn tin hay không .
    Với những nhân sĩ trí thức Cộng Sản chân chính nhưng không phải Việt Cộng c̣n sống, tớ chúc mọi người sớm gặp Bác Hồ . Ngày xưa nhơn sĩ trí thức nhà ta theo Bác Hồ đứng lên khởi nghĩa cướp chính quyền, … Đamn, a bit too late. Nhưng níu dźa với Bác Hồ kính yêu, khả năng xây dựng thành công chủ nghĩa xă hội ở thế giới người hiền Mác-Lê-Hồ rất cao . Tớ nghe nói h́nh như cả các Bác Xít, Mao, Polpot, Beria, Trần Quốc Hoàn, người giới thiệu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vô Đảng … đều ở cả dưới đấy . Các bác dźa với Bác Hồ you’re in good company. Yes, company of thieves, bande des salauts, nhưng đ/v các bác họ đều là người hiền cả .
    Kế nữa, tớ chúc nguyện ước của các bác, Đảng Cộng sản trường tồn cùng dân tộc, sẽ luôn luôn hiệu nghiệm . Đồng chí Trần Đ́nh Thu mong Việt Nam có dân chủ đa đảng trong nửa đầu của thiên niên kỷ (ngàn năm, methink), phỉ phui miệng hắn đi . Giá chót cũng phải như Nguyễn Tiến Tường, vài ngàn năm có dư .
    Có lẽ lời chúc kế là luôn sáng tạo ra những tṛ tầm bậy & dư thời giờ kiểu “nhàn cư vi bất thiện” hơi thừa thăi . Năm mới chưa kịp ḅ qua, các bác phang luôn bản kiến nghẽo xin lại cái lư hương cho tượng Trần Hưng Đạo . Chỉ nhắc khéo, tượng Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng -các bác giải phóng gọi là cảng tp Hồ Chí Minh- là tác phẩm của bọn Ngụy, và về mặt mỹ thuật, ăn đứt tất cả tượng Bác ở ngay chính thành phố mang tên Bác . Nên thay bằng tượng Tướng Lê Đức Anh .
    Kế tới là thế hệ trí thức sồn sồn -không già cũng không trẻ- như Chu Mọng Lông, Nguyễn Ngọc Chu, aka Nguyễn Văn Rẩu … các vị đă chứng minh kế thừa truyền thống của các nhơn sĩ trí thức xă hội chủ nghĩa thế hệ trước . Lời chúc của tớ là các đồng chí trí thức sẽ luôn sáng dạ để ḷng tin vào Đảng không bao giờ xuy xuyển .
    Cũng lời chúc đó nhưng dành cho những nhà báo xă hội chủ nghĩa thực thụ có tay nghề cao như Trung Bảo, Mai Quốc Ấn … Mong các vị luôn là chú lính ch́ dũng cảm trong mặt trận truyền thông, tả xung hữu đột tiếp tay cùng dư lợn viên giữ vững trận địa thông tin, không cho rơi vào tay giặc . Riêng Mai Quốc Ấn, nếu Đồng Tâm trở thành điểm nóng & xảy ra bạo lực, đồng chí MQA nên bu tới dụ họ ra đầu thú như đă làm với Đặng Văn Hiến . Ḷng tin của đồng chí vào công ní là đồ cực kỳ hiếm, có hy sinh bao nhiêu dân cho nó cũng rất đáng đời chúng nó .
    Giới đấu tranh cho … h́nh như là dân chủ hay nhân quyền ǵ đó, tớ không rơ lắm, tớ cầu chúc mọi người luôn giữ niềm lạc quan tếu, luôn kiên định đường lối phản biện ôn ḥa & có học của ḿnh để làm cảm hứng cho Đảng Cộng Sản trong ứng xử với Trung Cộng . Nếu phải sửa điều ǵ, tớ đề nghị cái tựa “Cẩm nang nuôi tù“, chữ “tù” khá cực đoan & cực kỳ vô học, dễ gây tâm lư thù hận . Phạm Đoan Trang câu viu kiểu đó th́ bao nhiêu kêu gọi ôn ḥa & có học … ờ, dân ta nó thía . Đề nghị dùng từ của tiến sĩ Phạm Chí Dũng, “Cẩm nang nuôi tạm giữ nhân”. Ôn ḥa, có học và rổn rảng như trí thức hơn hẳn .
    Cuối cùng là nhơn dơn xứ giao chỉ … Ah, Phúc họ, Phúc tất cả bọn họ v́ có 1 lũ ở trên . Đất nước … ờ, đất nước là Đảng, tớ đă chúc Đảng tức là chúc đất nước g̣i .

    montaukmosquito Says:
    Tháng Mười Hai 31, 2019 lúc 10:50 chiều | Phản hồi
    Ui, lộn . Quên béng nó chúc Đảng . OK, coi như “cứu Đảng là cứu nước”, chúc Đảng cũng là chúc nước .
    Thứ nhứt, tớ chúc sức khỏe cho các vị lănh đạo, nhất là bác Tổng-Chủ, con gà ṇi của tớ . Mong bác Tổng-Chủ chăm chỉ chữa trị ở Trung Quốc để có sức khỏe xây dựng Đảng vững mạnh, & dư xăng trí lực đưa Đảng, cũng là đất nước tới tầm cao mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội . Dạo này bác Tổng-Chủ có vẻ không được khỏe, trí tuệ đă có phần kém xưa nên thường quên “chủ nghĩa xă hội” trong các bài phát biểu post-stroke của ḿnh .
    Cũng cùng với lời chúc sức khỏe là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc . Đúng là mồm miệng đỡ tay chân, và trong trường hợp của TT, cả đầu óc, nhưng anh Thưởng nên giám xúi TT nhà các bác cần nghĩ ra những thứ bẩu cái đề như “chính phủ kiến tạo”. Nên nhớ, mỗi lần TT phát minh ra 1 khái niệm không ai hiểu nhưng có vẻ “nghe hay hay” sẽ làm nhơn sĩ trí thức thoái hóa tưng tưng lên như gái ngồi phải cọc . Họ sẽ dở giói thể hiện niềm tin vào Đảng bằng cách thay nhau viết kiến nghị đóng góp cho cái khái niệm không ai hiểu nhưng “nghe hay hay” đó . Tất nhiên, cuối cùng th́ ông Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng sẽ tổng kết lại là “làm theo Trung Quốc”, nhưng the whole thing is admittingly freakin hilarious! LMAO. Tớ tin đầu TT c̣n không nhiều nhưng cũng đủ để mindfook trí thức nhà mềnh trong chục năm nữa . Cũng nên chú ư rằng suốt cơn sốt “chính phủ kiến tạo”, 99% thông điệp từ các nồi chơ phản biện thoái hóa là niềm tin . Less work for you Sir. Get paid the same for half the sweat … thiên đường Cộng sản là đây chứ là đâu nữa!
    Kế tới, tớ chúc Đảng tiến nhanh tiến mạnh hơn nữa trên con đường hội nhập . Ḥa giải đă làm xong rùi, nhờ những kêu gọi của vị nhân sĩ Nguyễn Trung, chỉ c̣n ḥa hợp . Và có vẻ, để bảo vệ thanh danh cho Đảng, tất cả các nồi chơ phản biện đều chấp nhận 1 thực tế khách quan là không thể mất Đảng . Có nghĩa thời cơ đă chín muồi để Đảng có thể tiến hành ḥa hợp dân tộc . ETA, nội trong năm 2020. Và hội nhập có thể tiến hành ngay dịp Holidayz cuối năm . Bên đây có 2 mùa cưới, mùa most favorite là từ thanksgiving cho tới valentine’s. Hầu như cô dâu nào cũng mong một chrstmas wedding, em bên ḿnh anh & tuyết rơi nhẹ bên ngoài . Đúng, Việt Nam ta không phải là tư bẩn, nhưng nếu Đảng cũng làm thía, 1 số hoàn toàn không nhỏ nhân sĩ trí thức sẽ biểu rằng th́ là mà Đảng đang tiến gần tới phương Tây . Why not tạo ra 1 lư do để lấy ḷng tin của họ ? Granted, they dont need much. Ngay cả khi Đảng không & cũng chả bao giờ có ư định thoát Trung, gần Tây họ cũng oang oang rùi . Bây giờ cứ thử thẩy cho họ miếng bánh vẽ, chó được cái xương béo bở cũng không hèn hạ bằng .
    Níu Đảng làm được chiện ḥa hợp dân tộc & ngay tiếp theo là hội nhập th́ mọi câu chúc Đảng xây dựng thành công chủ nghĩa xă hội trở thành thừa thăi . V́ vậy, tớ chỉ chúc Đảng moi lên lại tinh thần tiến công cách mạng -nó chết dí ở xó xỉnh nào rùi ?- quyết tâm phải làm cho được 2 điều trên . Hiện giờ, như đă nói, mọi điều kiện đều đă chín muồi . Nếu sợ những “hiểm họa đen”, bác Tổng-Chủ cứ kêu ông Thủ tướng nghiêng nghiêng cái đầu cho vài thứ kiểu “chính phủ kiến tạo” nó rơi ra . Thế là mọi người lại cuống lên . Đúng, sẽ làm cho lăo Fook nhà ta cũng mệt phờ, cái đầu đă ngoẹo kỳ này c̣n ngoẹo tàn bạo hơn nữa . Nhưng mỗi người đều phải “đúng vai & thuộc bài”. Vai của bác Thủ nhà ta là thía, bắt ổng trả bài thêm vài lần cũng chả sao . Heck, nếu ổng không thuộc bài th́ có đủ cố vấn làm “phao” cho ổng .
    Đă đến lúc ta nên đăng kư bản quyền “phao” như 1 thứ ma ke in Diệc Nàn, thay v́ ma dze in Diệc Nàn .
    Em xin hết ạ .

  7. #847
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Văn Hóa Dân Tộc Việt Bị Suy Vong Dưới Chế Độ Cộng Sản

    http://www.dslamvien.com/2020/02/van...vong-duoi.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/02...ng-d-u-oi.html
    Bài quá dài, phải cắt bớt. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    Văn Hóa Dân Tộc Việt Bị Suy Vong Dưới Chế Độ Cộng Sản
    Wednesday, February 12, 2020 B́nh Luận , ĐSLV , Trần Nhật Kim
    Đọc:




    Trần Nhật Kim
    (Đặc San Lâm Viên)

    (Bài này hơi cũ, nhưng đầy đủ nhất về “Tiếng Việt Mới” của Bùi Hiền. Xin các bạn đọc qua để hiểu rơ âm mưu đằng sau quyết định này của nhà cầm quyền trong nước)

    Chưa một quốc gia nào trên thế giới, mặc dù chỉ trong một thời gian ngắn, phải chịu nhiều biến động đau thương như dân tộc Việt Nam. Mỗi biến động xẩy ra dưới h́nh thức và danh xưng khác nhau, được ngụy trang bằng danh từ “Cách mạng”, mà thực chất chỉ là sự hủy diệt những điều tốt đẹp đang có, để đưa người dân tới đời sống tồi tệ hơn. Tất cả những chiêu bài phản bội này đă gây trở ngại cho viễn ảnh loại bỏ được hoàn cảnh chậm tiến, lạc hậu để hướng tới một đời sống tốt đẹp hơn, vốn là một khát vọng của dân tộc.

    Những biến động “Người Việt giết Người Việt”, xuất hiện dưới tên riêng trong mỗi giai đoạn lịch sử, nhưng để lại hậu quả vô cùng thảm khốc.

    oOo

    Hành động tàn bạo của CS:

    Bài quá dài, phải cắt bớt



    Với chính sách “Cải cách ruộng đất”, đảng CS cho đó là một thắng lợi, v́ dẹp tan được những trở ngại trên đường nhuộm đỏ miền Bắc theo đúng chủ trương của CS Quốc tế, dọn đường cho ư đồ nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á Châu. Hậu quả tai hại của chính sách thất nhân tâm này đă gia tăng bất măn và sự chống đối lan nhanh trong dân chúng. Đơn cử như trường hợp cán bộ tập kết phá đồn cảnh sát gần Hồ Hoàn kiếm để giải cứu cho một số tập kết bị giam cầm… Âm vang vụ nổi dậy của dân chúng Quỳnh Lưu năm 1956 đă lan rộng từ Bắc vào Nam, khiến đảng phải nhận sai lầm về chính sách Cải cách ruộng đất. Hai ông Trường Chinh và Hồ Viết Thắng bị mất chức. Thả 12,000 đảng viên bị cầm tù v́ quy lầm là địa chủ, cường hào.

    Các đảng viên sau khi được khôi phục công quyền, đảng tịch đă trả thù các đồng chí tố sai, khiến sự xung đột, thanh toán giữa các đảng viên ngày một lan rộng. Tại nông thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo. Cán bộ trở lên hoang mang, khiến uy tín của đảng CS ngày một suy sụp.

    Những biến động nhằm xóa bỏ văn hóa dân tộc Việt

    Biến động thứ nhất bộc phát mạnh mẽ sau khi “Cách mạng thành công”. Giới trí thức miền Bắc âm thầm chống đảng từ hồi kháng chiến. Văn nghệ sĩ tham gia kháng chiến đă chia làm hai phe, một phe gồm đảng viên và một phe không đảng viên. Kể từ năm 1950, khi chính sách của Việt cộng thay đổi và cố vấn Tàu sang Việt Nam, các văn nghệ sĩ không đảng tịch đă ngừng sáng tác.


    Sở dĩ văn nghệ sĩ không công khai chống đảng vào thời gian kháng chiến, v́ dễ bị đảng gán cho tội “Việt gian phản quốc”, nhưng t́nh trạng tấn công nhắm vào giới lănh đạo gia tăng từ mùa Xuân 1956. Như trường hợp ông Hồ Đắc Liên đă tuyên bố:
    “C̣n phải chống Pháp th́ tôi c̣n đi với chúng (CS) khi nào độc lập rồi chúng sẽ biết tay tôi.” Nhạc sĩ Văn Cao cũng có phản ứng:
    “Nay Đảng bảo phải, mai Đảng bảo sai, ai c̣n biết đường nào mà sáng tác.” (1)


    Không khí chống đảng ngày một lan rộng. Tháng 3-1956, nhà xuất bản Minh Đức cho ra ấn phẩm “Giai Phẩm 1956” gồm một số tác giả có bài viết nêu lên những thối nát của chế độ, như Phùng Quán với bài “Cái chổi quét rác rưởi”, Lê Đạt với bài “Ông b́nh vôi”…

    Trong số những bài đăng trong Giai phẩm mùa Xuân phải kể tới bài thơ dài 500 câu với nhan đề “Nhất định thắng” của nhà thơ trẻ Trần Dần, nội dung ghi lại hoàn cảnh sống khổ cực của gia đ́nh tác giả và đau xót khi thấy hàng vạn người bỏ miền Bắc di cư vào Nam, với trích đoạn:
    ….
    Mưa đổ măi lên người xa đất Bắc
    Ai dẫn họ đi?- Ai? – Dẫn đi đâu? – mà họ khóc măi.
    Trời vẫn quật muôn vàn tảng gió
    Bắc Nam ơi, đứt ruột chia đôi
    ……

    Tôi ở phố Sinh Từ
    Những ngày ấy bao nhiêu thương sót
    Tôi bước đi
    không thấy phố
    không thấy nhà
    Chỉ thấy mưa sa
    trên mầu cờ đỏ.

    ….


    Với bài thơ trên, tờ Giai phẩm mùa Xuân bị tịch thu. Trần Dần bị bắt giam và bị đấu tố trước các văn nghệ sĩ trong “Hội các nhà văn” với tội “phản động”. Trần Dần cứa cổ tự tử v́ quá phẫn uất, nhưng không chết. Sau khi “Giai Phẩm mùa Xuân” bị tịch thu, “Giai phẩm Mùa Thu” ra đời vào ngày 29-8-1956 với bài “Phê b́nh lănh đạo Văn nghệ” của cụ Phan Khôi. Để rộng đường đấu tranh rộng răi hơn, tờ “Nhân Văn” ra đời vào ngày 15-9-1956. Hưởng ứng phong trào đấu tranh, giới sinh viên Đại học xuất bản tờ báo chống đảng “Đất Mới”. Tuần báo “Trăm hoa” của Nguyễn Bính cũng nghiêng về chống đảng…

    Để ngăn chặn hành động chống đối của giới văn nghệ sĩ, Đảng thực hiện các thủ đoạn:

    - Ra lệnh cho mậu dịch không bán giấy in báo cho nhóm đối lập.
    - Khủng bố những người phát hành.
    - Khủng bố người đọc
    - Vận động thợ in không in.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Bốn người không chịu đi chỉnh huấn gồm: Phan Khôi, Trương Tửu, Thụy An và Nguyễn Hữu Đang. Đảng ra lệnh bắt giam Thụy An và Nguyễn Hữu Đang tại Hỏa Ḷ. Trương Tửu bị cắt chức giáo sư trường đại học Văn khoa, gia đ́nh bị bao vây kinh tế. Cụ Phan Khôi, 73 tuổi, bị cấm giao thiệp với mọi người, cũng như không ai được tới thăm cụ. Mặc dù bị theo rơi, cụ đă viết tác phẩm “Nắng Chiều” gửi đến Hội Văn Nghệ để mạt sát chế độ cộng sản.

    Nh́n lại, các văn nghệ sĩ đă một thời hy sinh tuổi trẻ để theo đuổi kháng chiến chống thực dân, mong mỏi xây dựng một xă hội tự do dân chủ, đă vô t́nh giúp cho Đảng cộng sản thành công, nhưng kết quả lại bị ngược đăi, đầy ải, trù dập. Một điều tệ hại hơn chế độ thực dân phong kiến trước đây.

    oOo


    Biến động thứ hai, hiện thân của một cuộc chiến “Huynh Đệ tương tàn” v́ ư thức hệ Quốc-Cộng, kéo dài trong 20 năm, gây thương tật cho hàng triệu người dân vô tội, kể cả cầm súng lẫn tay không. Cuộc chiến Nam-Bắc chấm dứt vào ngày 30-4-1975, Đảng cộng sản nắm quyền cai trị toàn cơi Việt Nam.

    Sau khi chiếm trọn miền Nam, đảng CS Hà Nội áp dụng tại miền Nam chính sách “chuyên chính vô sản” như đă xẩy ra tại miền Bắc vào năm 1954, nhằm tiêu diệt văn hóa miền Nam, mà đảng CS gọi là “Văn hóa đồi trụy”, một loại văn học theo đế quốc Mỹ.

    Việc đầu tiên là đóng cửa các cơ sở sinh hoạt văn học nghệ thuật, từ các hiệu sách, các nhà xuất bản và ra lệnh cho người dân phải thiêu hủy toàn bộ văn hóa phẩm của miền Nam cũng như sách báo ngoại quốc. Một loại “Văn hóa mới” ra đời, một thứ văn học hiện thực XHCN, tuyệt đối theo đường lối của đảng CS, đă chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi chính sách của Trung cộng.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Phạt tù từ 3 đến 12 năm cho những vụ:

    - Tuyên truyền xuyên tạc chế độ XHCN
    - Phao tin bịa đặt gây hoang mang trong dân chúng
    - Tàng trữ, lưu hành hay tạo ra các văn hóa phẩm có nội dung chống chế độ XHCN…

    oOo

    Chính sách “Tiêu diệt Văn hóa dân tộc Việt” đă tái diễn, nhưng lần này không rầm rộ, ồn ào dưới danh nghĩa của đảng CS như lần trước, nhưng vô cùng tai hại v́ loại bỏ toàn bộ văn hóa của dân tộc đă có từ nhiều thế kỷ.



    Ngày 20-11-2017, Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Hiền, nguyên Hiệu phó trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, vừa đưa ra đề xuất cải tiến chữ Việt với bộ sách gồm 2,000 trang dưới tiêu đề “Ngôn ngữ ở Việt Nam”.

    Ông nại ra lư do viết theo cách viết mới sẽ tiết kiệm được tiền bạc và thời gian hơn viết theo cách viết trước đây. Ông cho hay: “Tôi tính toán với bản in chữ hiện nay chuyển sang chữ mới th́ tiết kiệm được 8%. Nghĩa là, nếu cần sử dụng khoảng 100 tấn giấy th́ theo chữ viết mới sẽ tiết kiệm được 8 tấn.”

    Nhưng ư định của ông Bùi Hiền xét ra “lợi bất cập hại”, v́ các văn bản Hiến pháp, các nghị định, sắc lệnh, luật H́nh sự (đ. 88) đang là lợi khí của đảng, đến các tác phẩm của ông Hồ đều phải vất vào thùng rác. Nếu phải in lại các văn bản từ Trung Ương đến địa phương và các ṭa Đại sứ tại các nước theo kiểu chữ cải tiến sẽ tốn kém bao nhiêu. Công tŕnh thay đổi chữ viết của TS. Bùi Hiền sẽ gây trở ngại cho đảng về mặt tài chính trong lúc nợ công ngập đầu. Trừ trường hợp đảng chấp thuận, sẽ làm áp lực nhân dân đóng góp thêm tiền thuế.

    TS. Bùi Hiền đề xuất thay đổi các phụ âm như trong bảng kèm theo đây. Để đơn giản hóa, ông đă ghép một số chữ có cùng âm với nhau, thí dụ như:

    CH, TR (trước đây) được đổi thành C (phiên bản mới).
    C, Q, K - - - K - -
    ……….

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Nhưng theo ông Nguyễn Hoàng Hân, thuộc Viện Nghiên Cứu Tài Nguyên Biển Đông (2), cho hay cách thay đổi các “Nguyên âm và Phụ âm” trong bộ chữ cái của tiếng Việt, thực ra là do “Cục ngôn Ngữ Trung Quốc” soạn thảo vào tháng 3-1998. Văn kiện “Cải tiến mẫu tự tiếng Việt” theo âm của tiếng Trung quốc do Uông Dương trao tay cho Nguyễn Phú Trọng ngày 12-1-2017, để thực hiện việc loại bỏ ngôn ngữ Việt hầu dễ dàng Hán hóa Việt Nam (vào dịp khi ông Trọng sang Trung quốc để kư 15 văn bản gây thiệt hại cho Việt Nam).

    Việc thực hiện cải tiến mẫu chữ Việt theo âm tiếng Tàu nêu trên được Bộ Giáo dục VN cho áp dụng trong chương tŕnh học từ lớp Một. TS. Bùi Hiền được đảng CSVN chỉ định cho đứng tên để lấy tiếng và hưởng lợi, nhưng cũng v́ hành động này TS. Bùi Hiền đă gánh đỡ cho đảng CS một phần tội phản bội dân tộc.

    Sự khác biệt trong âm hưởng của mỗi chữ

    Trong thí dụ về hai chữ “Cái Cuốc và Tổ Quốc”, theo TS. Bùi Hiền C,Q=K, v́ hai âm C và Q giống nhau nên viết cùng một chữ K cho giản đơn. Có lẽ v́ tiếng Việt không phải là mục tiêu chính để nghiên cứu, nên ông không hiểu nội dung hay chỉ nhắm vào h́nh thức bề ngoài mà bỏ qua phần cốt lơi, mà đây mới chính là “tinh hoa”, là “linh hồn” của ngôn ngữ Việt.

    Sự phân biệt cách viết như trước đây của hai danh từ trên, giúp ta không lầm lẫn về h́nh ảnh của mỗi chữ tượng trưng cho hai vật thể riêng biệt, có cá tính riêng biệt, một thứ thuộc về “vật chất” (hữu h́nh) và một về “tinh thần” (vô h́nh). Khi đọc 2 chữ “Cái Cuốc”, chúng ta h́nh dung ra ngay h́nh dáng của nó và biết đó là vật thể vô tri, nhưng khi chúng ta đọc 2 chữ “Tổ Quốc”, chúng ta cảm nhận sự thiêng liêng, một cảm xúc mănh liệt bừng cháy trong huyết quản, một nơi chúng ta gọi là “Quê hương”. Cũng từ hai chữ “Tổ Quốc”, dù dưới bất cứ hoàn cảnh nào của đất nước, chúng ta cũng nhận ra đó là vùng đất cho chúng ta sống những ngày yêu thương hạnh phúc, một nơi chúng ta phải quyết tâm bảo vệ và chấp nhận hy sinh để bảo tồn. “Tổ Quốc” là một biểu tượng “trừu tượng”, nên không sờ thấy được.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Ông cũng lên tiếng về các từ Nguyên âm, đơn cử như:

    Súc = Xúc, Trâu = Châu.

    và phê b́nh cách phát âm các từ này, tại sao chúng phát âm giống nhau mà viết khác nhau. Sự lầm lẫn của TS. Bùi Hiền trải dài trong công tŕnh nghiên cứu, hay ông đă bị ảnh hưởng sâu đậm bởi “chủ thuyết duy vật”, nh́n sự vật qua lớp vỏ ngoài nên không phân biệt được phần chính yếu của các từ, mang dấu ấn riêng biệt: giữa "hữu h́nh” và “trừu tượng”.

    Cũng không thấy ông Bùi Hiền nói về các chữ ghép mà âm chữ thứ hai chỉ có nhiệm vụ làm tăng giá trị cùa chữ thứ nhất, v́ bản chất của nó không mang ư nghĩa nào. Chẳng hạn chữ Đen tuyền, Xám xịt, Vét váy…Những chữ này đă làm ngôn ngữ Việt trở lên súc tích v́ có thêm nhạc điệu.

    V́ ư nghĩ “giản đơn”, TS Bùi Hiền đă “bỏ quên” các dấu của tiếng Việt khi thay bằng âm của chữ, khiến tiếng Việt trở lên khô khan, ngọng ngịu…Điều này là một thiếu sót lớn, v́ mỗi dấu mang thanh sắc riêng, một đặc điểm của ngôn ngữ Việt mà không quốc gia nào có. Ngoài ra, nhờ âm của 5 dấu đă giúp tiếng Việt trở lên đặc biệt, như những nốt nhạc lên bổng xuống trầm trong kư âm pháp, giúp người nghe êm tai, h́nh dung được sự khác nhau giữa các từ, cũng như cảm nhận được sự sâu sắc đặc biệt của một ngôn ngữ.


    Tiếng Việt đă La Tinh hóa từ lâu, trong khi Trung Hoa cũng như Nhật Bản vẫn chưa thành công sau hàng thế kỷ cố gắng thực hiện sự chuyển hóa này. Nói tóm lại, ngôn ngữ Việt đă định vị, không có sự cải tiến nào có thể thay thế, thay đổi được nét tinh hoa của tiếng Việt.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Tiếng Việt trên đường hội nhập văn minh thế giới:

    Theo lịch sử, ư đồ đô hộ các nước phía Nam được các triều đại Trung Hoa thực hiện rất sớm. Việt Nam đă bị dưới ách đô hộ của Tàu trong 1.000 năm Bắc thuộc, khởi đầu từ năm 207 trước Công Nguyên (BC) khi Triệu Đà tiêu diệt An Dương Vương và các nước Âu Lạc. Khi Lê Lợi khởi nghĩa tại Lam Sơn, Thanh Hóa vào năm 1418, mở đầu triều đại mới nhà Hậu Lê, đă chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc vào năm 1427.

    Trong thời kỳ Bắc thuộc, chính sách đồng hóa của nhà Hán ngoài việc di dân xuống phương Nam, cho người Hoa sống chung với người Việt, lấy vợ Việt để xóa dần huyết thống dân tộc Việt. Việc truyền bá văn hóa phương Bắc cho người Việt bản xứ như tư tưởng lễ giáo Phong kiến của Trung Hoa qua Nho giáo của Khổng Tử, được Thái Thú Sĩ Nhiếp du nhập vào Việt Nam năm 187. Sĩ Nhiếp (137-226) và một số nhà trí thức h́nh thành chữ Nôm nhằm mục đích dễ đồng hóa người Việt, nhưng chính nhờ loại chữ này đă giúp Việt Nam tách khỏi ảnh hưởng của hệ thống Hán ngữ Trung Hoa.


    Việc hội nhập văn hóa Tây phương dưới thời kỳ Pháp thuộc là nhờ sự phổ biến của chữ quốc ngữ được La Tinh hóa do các giáo sĩ Bồ Đào Nha và Ư thực hiện, nhưng giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes: 1591-1660) là người đă đưa quốc ngữ đến hoàn chỉnh vào năm 1651.


    Việc hội nhập văn hóa Tây phương dưới thời kỳ Pháp thuộc là nhờ sự phổ biến của chữ quốc ngữ được La Tinh hóa do các giáo sĩ Bồ Đào Nha và Ư thực hiện, nhưng giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes: 1591-1660) là người đă đưa quốc ngữ đến hoàn chỉnh vào năm 1651.

    Cuốn từ điển Việt- Bồ La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latilum), dựa trên các kư tự của tiếng Việt xuất hiện, đă đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Ngoài công tŕnh trên, tác phẩm “Phép giảng tám ngày (Catechismus)” viết bằng văn xuôi, có ghi lại cách phát âm bằng tiếng Việt vào thế kỷ 17, cũng được giáo sĩ Đắc Lộ biên soạn.

    Văn hóa Tây phương ảnh hưởng ngày một sâu rộng trong mọi tầng lớp dân chúng Việt Nam, một điều mà Nho học chỉ là phương tiện đô hộ người bản xứ của các Vương triều phương Bắc, vốn dành cho lớp nho sinh đă trở lên hạn hẹp. Ảnh hưởng văn hóa tây phương càng lan rộng khi các trường Trung và Đại học ra đời tại Hà Nội, đă giúp Việt Nam thoát khỏi những hủ tục ràng buộc bởi Hán học sau một ngàn năm đô hộ và nhanh chóng hội nhập vào tiến tŕnh văn minh thế giới.

    Tiếng Việt trong sáng:



    Nh́n vào sinh hoạt thường ngày của một xă hội, chúng ta nhận ra nếp sống văn minh của quốc gia này. Chẳng t́m đâu xa, khi thấy các bảng hiệu hay biểu ngữ treo khắp thành phố Hà Nội và thành phố “Hồ Chí Minh”, đến các văn bằng tốt nghiệp… chúng ta không khỏi ngỡ ngàng:

    - Sự sai lầm có ảnh hưởng quốc tế được ghi lại trên tấm biểu ngữ đón chào các quốc gia trong khối ASEAN năm 2010 trên đại lộ chính. Tại sao lại viết “Well Come” mà đúng ra là “Welcome” ?
    - Bảng chỉ dẫn tại lối vào (Entrance Only) sao phía dưới lại ghi cấm vào (Do Not Enter).
    - Ô Mai: món ăn khoái khẩu của các thiếu nữ được chuyển ngữ thành “Umbrella Tomorrow”.
    - Trên Bằng tốt nghiệp của ngành Dược, thay v́ viết chữ PH đă thay bằng F, khiến các sinh viên trúng tuyển không được các cơ sở tuyển dụng chấp nhận v́ nghi là bằng giả…
    - Bức Xúc: là từ được sách báo xử dụng rộng răi, nhưng không t́m ra xuất xứ, cũng không có trong tự điển….

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Kết Luận

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Việt Nam bị lệ thuộc Trung cộng ngày một rơ nét, từ miếng ăn cái mặc của người dân miền Bắc cũng đến từ Trung quốc trong thời gian chiến tranh Nam-Bắc. Ảnh hưởng của Trung cộng ngày càng lan rộng sau Công hàm bán nước năm 1958, khiến TC có cớ nói Hoàng Sa – Trường sa thuộc Tàu, đến các công ty với công nhân TQ trải dài trên đất Việt. Có phải thời điểm thi hành những kết ước giữa hai đảng CS Tàu-Việt tại Hội nghị Thành Đô năm 1990 đă tới hồi kết thúc ?

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trần Nhật Kim
    (Đặc San Lâm Viên)

    --------------------------------

    Chú thích
    Tài liệu tham khảo -
    Bài quá dài, phải cắt bớt

  8. #848
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Ngẫm chuyện hồi xưa

    https://vuthethanh.com/2018/11/16/ngam-chuyen-hoi-xua/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/02...uthethanh.html

    Ngẫm chuyện hồi xưa
    Posted on 16/11/2018 by vuthethanh


    Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp. Tháng 6 năm đó vua Bảo Đại ban hành chương tŕnh cải cách giáo dục. Chương tŕnh này do giáo sư Hoàng Xuân Hăn, bộ trưởng Giáo dục và Mỹ Thuật thời đó chủ tŕ.

    Vũ Thế Thành


    Hoàng Xuân Hãn (1908-1996)
    Làm bằng cái tâm, bằng cả tấm ḷng với sự nghiệp giáo dục, ai mà nói nổi.

    Chương tŕnh được soạn thảo chưa đầy 3 tháng với một hội đồng biên soạn đâu đó chỉ gồm 13 hay 14 vị chuyên viên. Chẳng cần dạy nháp hay dạy thí điểm, cũng chẳng cần chờ xin ư kiến thủ tướng (lúc đó là ông Trần Trọng Kim), hay hoàng đế ǵ cả, chương tŕnh cứ thế đem áp dụng luôn, và áp dụng ngay cho khóa thi tú tài năm đó, niên khóa 1944- 1945. Đây là khóa thi tú tài bằng tiếng Việt đầu tiên của chương tŕnh trung học Việt Nam, trước đó học và thi tú tài bằng tiếng Pháp. Chương tŕnh này được giới chức sau này gọi là “chương tŕnh Hoàng Xuân Hăn” để ghi nhớ người chủ tŕ.

    Những tháng đầu tiên sau tháng 8/1945, cũng như trong giai đoạn kháng chiến, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa cũng áp dụng chương tŕnh Hoàng Xuân Hăn có sửa đổi lại đôi chút để đáp ứng với t́nh thế “cấp bách và khó khăn”. Măi tới niên khóa 1951-1952 mới thay thế bằng chương tŕnh phổ thông 9 năm, và từ niên khóa 1956-1957 đổi thành 10 năm. Sau năm 1975, miền Bắc mới quay lại chương tŕnh 12 năm từ niên khóa 1981 -1982.

    Ở các vùng Pháp chiếm cũng áp dụng chương tŕnh Hoàng Xuân Hăn, sửa đổi đôi chút ở các môn Việt văn, sử địa, công dân, c̣n các môn khoa học th́ vẫn giữ nguyên

    Sau năm 1954, ở miền Nam, chương tŕnh Hoàng Xuân Hăn vẫn được xem là bộ khung để sửa đổi, cập nhật, kể cả các môn khoa học cho phát triển chung. Hệ 12 năm vẫn duy tŕ cho bậc giáo dục phổ thông, phân ban ở đệ nhị cấp (cấp 3 bây giờ), với ban A (Lư hóa Vạn vật), ban B (Toán lư hóa), Ban C (ngoại ngữ văn chương/ Triết cho lớp 12), và ban D (cổ ngữ và văn chương/ Triết). Điều thấy rơ là thể chế thi cử ngày càng nhẹ. Mới đầu là bỏ thi vấn đáp ở kỳ thi trung học đệ nhất cấp (cấp 2 bây giờ) từ năm 1959, và rồi bỏ luôn thi vấn đáp ở đệ nhị cấp (cấp 3).
    Kể từ niên khóa 1962- 1963, miền nam bỏ thi tiểu học. Năm 1967 bỏ thi trung học đệ nhất cấp (tốt nghiệp cấp 2 bây giờ), và sau cùng năm 1974 bỏ luôn thi tú tài 1 (lớp 11)

    Như vậy từ niên khóa 1973-74, từ lớp 1 cho đến lớp 12 học sinh chỉ c̣n qua một kỳ thi duy nhất, đó là thi tú tài, và thi bằng trắc nghiệm khách quan cho tất cả các môn. Học bao nhiêu môn, thi bằng đó môn. Mỗi môn có bao nhiêu chương, bao nhiều bài phải thi hết, không kỳ kèo thêm bớt ǵ cả, và phải thi đủ 2 ngoại ngữ. Hệ số các môn thi tùy vào phân ban mà học sinh chọn, thấp nhất là hệ số 1, và cao nhất là hệ số 5. Chẳng hạn theo ban Toán, th́ toán hệ số 5, lư hóa hệ số 4, triết hệ số 2,.. c̣n theo ban văn chương th́ môn triết hệ số 4, toán hệ số 1,.. Điều đáng chú ư là môn sử – địa – công dân thi chung và tính hệ số 3. Đừng tưởng ta đây giỏi toán mà đă ngon, găy môn triết, sử địa, công dân chắc ǵ đă lấy nổi bằng tú tài.

    Xét theo kết quả thi cử, học sinh thời đó chắc là học dốt hơn học sinh bây giờ, v́ thi tú tài chỉ đậu cỡ 15 – 20 %. Trong đó hơn 80% là đậu thứ (điểm trung b́nh tương đương 5/10 bây giờ), c̣n đậu hạng b́nh thứ (6/10), b́nh (7/10), và ưu (8/10) là hàng hiếm.

    Tính ra chương tŕnh Hoàng Xuân Hăn soạn thảo trong 3 tháng với 13 chuyên viên “thọ” được 9 năm, nhưng ảnh hưởng của nó trên hệ thống giáo dục ở Miền Nam kéo dài đến năm 1975. Không biết nên gọi đó là cuộc cải cách hay cách mạng giáo dục? Khi chương tŕnh được áp dụng, chẳng thấy ai ư kiến ư c̣ ǵ, hay là tại hồi đó không có tự do báo chí? Làm bằng cái tâm, bằng cả tấm ḷng với sự nghiệp giáo dục, ai mà nói nổi.

    Bây giờ, soạn lại sách giáo khoa th́ cứ soạn, đậu tú tài th́ vô tư (trên 90%),nhưng triết lư giáo dục là ǵ nhỉ?
    Vũ Thế Thành
    ————–
    (*) Một số dữ liệu trong bài có tham khảo trong quyển “ Khoa cử và Giáo dục Việt Nam” của Nguyễn Q. Thắng, NXB Văn hóa Thông tin, 1994

  9. #849
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    30 năm nữa VN mới đuổi kịp Mông Cổ

    https://thanhnientudo.com/2017/08/16...i-kip-mong-co/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/02...p-mong-co.html
    Bài quá dài. Phải cắt bớt nhiều chỗ. Xi coi từ hai đường dẫn trên

    30 năm nữa VN mới đuổi kịp Mông Cổ
    thanhnientudo / Tháng Tám 16, 2017


    Tác giả: Nguyễn Xuân Hưng
    ——————-

    1. Tôi hỏi 100 người, th́ đến 97 người bảo: Mông Cổ ấy à? nghèo lắm hả?

    Sai. Khái niệm về một nước Mông Cổ nghèo khó ngự trị trong đầu óc dân Việt Nam từ xa thời cùng phe XHCN. Nhà văn Tô Đức Chiêu bảo tôi: “Tao đă đi Mỹ, Ai Cập, Ả rập xê út, Nga và Đông Âu, không kể châu Á như Tàu, Thái… Tức là gần hết thế giới, nhưng khi đi Mông Cổ, mới thấy ḿnh khám phá ra một thế giới mới, nếu có dịp, tao đi 2 -3 lần nữa”.
    Tôi thấy thế nên cũng đú theo, đi Mông Cổ một chuyến.

    Mở ngoặc ngay là, khi anh (du lịch) đến đâu, anh phải tự vấn ta đến đấy để làm ǵ, muốn biết ǵ. Nói chung là nên đi phượt. Tôi có bài học kinh nghiệm về việc này, có 1 cậu trẻ đi cùng đến thảo nguyên Mông Cổ, cậu thốt lên chán nản: Ơ, đâu cũng như đâu, mênh mông cả, chả thấy cái ǵ. Vấn đề là cái ǵ?
    Sau chuyến đi Mông Cổ, tôi rút ra kết luận, 30 năm nữa (hoặc hơn) không biết Việt Nam ḿnh có đuổi kịp Mông Cổ hay không?
    Mông Cổ diện tích gấp hơn 6 lần nước Việt Nam, dân số hơn 3 triệu người (bằng 1/2 Hà Nội). Mà 1/2 dân số ở thủ đô Ulan Bato. Hăy tưởng tượng hơn 1 triệu người ở rải rác trên lănh thổ gấp 6 lần Việt Nam.
    Mông Cổ có đặc biệt là có biên giới với Nga và Trung Quốc. Họ bị kẹp giữa 2 nước lớn, nên phải chọn 1, lịch sử đă chứng tỏ họ chọn đúng, chọn nước Nga để tránh nước Tàu kẻ thù.
    Chính chính phủ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch khuất phục trước chính phủ Stalin, mà công nhận Mông Cổ độc lập.
    Chuyện này chính phủ Mao cay cú ra mặt, công khai gọi Mông Cổ là Ngoại Mông, c̣n phần lănh thổ Mông Cổ bị mất từ thời Nguyên triều, th́ TQ gọi là Nội Mông (họ vẫn nhận đó là nước họ). Cấp độ cay cú ăn thua và nḥm ngó c̣n hơn một bậc so với Việt. Người TQ chưa gọi Quảng Đông là Nội Việt, mặc dù vẫn dùng từ Việt gọi Quảng, Việt ngữ là tiếng Quảng, họ chưa gọi Việt Nam là Ngoại Việt. Nói thế để biết mức độ nguy hiểm chênh vênh của con ngựa Mông Cổ trước con sói Trung Quốc.
    Ở Mông Cổ, tôi được nghe câu chuyện tiếu lâm. Một người Mông Cổ gặp một người Nhật. Người Nhật cám ơn người Mông, v́ bài học của Nguyên triều, nên nước Nhật quyết định không chiếm Trung Quốc nữa. Nếu chiếm nó, có lẽ nước Nhật đă thành Trung Quốc rồi. Đó là một câu chuyện tiếu lâm cay đắng mà không thể cười.
    Ân oán giang hồ với người Tàu th́ rất nhiều. Chỉ kể 1 chuyện. Các công ty xây dựng ở Ulan Bato, và nói chung các công ty khác cần nhân công, th́ đều thuê nhân công TQ, v́ người TQ sinh sôi như cỏ dại, ở đâu họ cũng ṃ đến.
    Nên các công ty có quy định, chỉ được thuê dưới 6 tháng, mà trong 1 năm không được thuê quá 1 lần.
    Nên người làm thuê phải đi về TQ ngay. Cảnh sát Ulan Bato rất dễ dăi với người Việt sinh sống ở thủ đô của họ, h́nh như có 7000 người, c̣n riêng người TQ th́ phải thống kê rất cụ thể. Người bạn Mông Cổ nói với tôi:
    Việc lớn nhất của cảnh sát là đuổi người Trung Quốc hết hạn cư trú.
    Đúng vậy, họ không có t́nh trạng kẹt xe, không có tệ nạn nhiều, việc chính là không để lọt một cái trứng tu hú. Chuyện này 30 hay 50 năm nữa, Việt Nam cóc làm được, mà cũng chả làm.

    2.
    Nh́n trên phim ảnh, thấy thảo nguyên là những dải đất trùng điệp, cây cỏ lưa thưa, nếu chỉ có thế, chưa biết ǵ về thảo nguyên Mông Cổ cả. Hồi tôi đi tầm tháng 7 dương lịch, là tháng đă hết cỏ rậm. Cỏ rậm th́ đến ống chân, đến đầu gối, c̣n khi chuẩn bị vào đông, cỏ bị đám gia súc gặm gần hết. Chỉ c̣n cỏ thấp và cỏ tái sinh.
    Nói từ “cỏ” với người Việt, cũng không ổn. Cỏ của Việt Nam là thứ chả để làm ǵ. Điều này lỗi ở các nhà làm ngôn ngữ khoa học, địa lư. Đáng lư nên dùng từ “thảo mộc thân mềm” hay cái ǵ đó khác với “cỏ”. Cúi nh́n xuống, hàng trăm hàng ngh́n loài cây gọi là cỏ rất khác nhau, riêng h́nh lá cũng thiên h́nh vạn trạng. Nếu ṿ vài cái lá rồi đưa lên mũi, sẽ thấy nhiều mùi vị rất khác. Mùi thơm thoang thoảng, mùi hắc, mùi nồng… Thực sự đó là một thế giới cây thuốc và loại cây như rau thơm ở VN, chứ không phải cây cỏ thông thường. Gia súc Mông Cổ từ hàng ngh́n năm nay ăn thứ cỏ đó. Sau khi đi thảo nguyên, tôi mới lư giải được việc ở Mông Cổ, người ta ăn rất ít rau, ăn rất nhiều thịt, ngay cả người Việt ở xứ ăn rau, đến Mông Cổ ăn toàn thịt, mà tiêu hóa b́nh thường, không bị táo bón. Bởi v́ lũ gia súc ăn thứ cỏ thiên nhiên hoang dă bổ béo thơm lừng như hàng ngh́n năm nay nó vẫn ăn. Không như gia súc ở nơi nuôi công nghiệp.
    Mông Cổ ngày nay vẫn du mục và người ta tự hào v́ nếp sống du mục này. Ông Chủ tịch Hội Hữu nghị Mông -Việt nói tiếng Việt sơi như người Việt, bảo tôi, rất may là thảm họa tập thể hóa, định canh định cư xảy ra rất nhanh, rồi thảo nguyên lại có sức sống quay lại nếp xưa.
    Nếu ai đă đọc Tô-tem sói, của một nhà văn Trung Quốc (quyển này vang dội một thời trên văn đàn TQ) th́ biết thảo nguyên Nội Mông đă bị tàn phá kinh khủng như thế nào. Họ dồn nén dân du mục vào hợp tác, triệt phá cách sinh hoạt truyền thống, mang hàng sư đoàn quân đội bắn sói. Sói là vật thờ của người Nội Mông, khi người chết, người ta kéo xác cha mẹ để ra một chỗ cho sói ăn. Người TQ Mao-ít bắn sói, thế là thỏ làm giặc, lại giết thỏ, lạc vào cái ṿng quẩn, rồi đưa người Hán đến sinh sống, khiến thảo nguyên Nội Mông bị tiêu diệt. Trong quyển sách ấy, tác giả cũng nói, nh́n sang Ngoại Mông xanh tươi mà tiếc…
    Bài quá dài, Phải cắt bớt

    Riêng chuyện này, 50 năm nữa Việt Nam có theo kịp không?

    3.
    Người Mông Cổ có một niềm hănh diện đă mất, đó là đă từng bá chủ thế giới, và c̣n một niềm kiêu hănh vẫn c̣n, đó là sữa ngựa.
    Thế giới văn minh và ở các nước phát triển có chỉ tiêu bao nhiêu lít sữa ḅ cho đầu người, thứ sữa đó người Mông Cổ chỉ làm lương khô, làm nguyên liệu chế biến, v́ họ uống sữa ngựa. H́nh như chỉ Mông Cổ dùng sữa ngựa làm thực phẩm chính yếu. Nó là nguồn gốc sức mạnh của các chiến binh từ xưa, và khiến người MC cao lớn.
    Ngựa là gia súc chủ yếu ở thảo nguyên. Một hộ thường có vài trăm đến vài ngàn ngựa, thêm cừu và dê. Bao giờ cừu cũng đi kèm dê. Mùa đông cừu nằm trên giữ ấm cho dê moi cỏ chia nhau. Không có cừu dê chết rét, không có dê cừu chết đói. Kiểu chăn thả thiên nhiên ấy khác xa nông trại hiện đại. Kiểu vắt sữa ngựa cũng khác vắt sữa ḅ. V́ khi vắt sữa, luôn luôn có con ngựa con đứng cạnh. Người MC tôn thờ ngựa v́ cả đức tính này, không buông tuồng vô cảm như ḅ, cứ vắt là ra sữa bất kể thế nào. Sữa ngựa làm bia, làm thức uống, nên con ngựa là đầu cơ nghiệp. Ḅ chỉ là loại thêm. Ḅ MC (Mông Cổ) lông dài như voi mamut. Bây giờ cũng thoái giống, người MC buồn v́ ḅ lông ngắn, c̣n ǵ là ḅ nữa.
    Gia súc nuôi, thịt là thứ phẩm. Chính phẩm là lấy lông và da. Len MC đắt kinh khủng. H́nh như hàng lông da là chủ lực xuất khẩu.
    Cái lều Mông Cổ thật sự là một thứ thú vị. Cứ nói “lều” th́ khó h́nh dung, đến mới thấy đó là cái biệt thự giữa thảo nguyên. Bây giờ lều có nhiều loại, từ 300 đến 30.000 đô Mỹ. Người TQ quá khôn, họ làm lều bán cho người Mông Cổ.

    Trong cái lều Mông, tài nhất là cái bếp ở chính tâm nhà, tâm ṿng tṛn. Chất đốt bằng phân gia súc, thông hơi làm nhiệm vụ trụ chống giữa. Vào lều không nhận ra có bếp.
    Người nông dân du mục cũng có vấn đề nan giải, đó là sinh ra và nuôi dạy trẻ. Du mục xa trung tâm thị trấn, nên nếu đẻ bất thường th́ cấp cứu rất khó. Khi con 6 tuổi, phải cho nó đi học, th́ nhà mất 1 người thường là mẹ hay chị lớn phải đưa lên thị trấn làm 1 cái lều ở nuôi con 1-2 năm mới yên tâm gửi con học nội trú. Ở các thị trấn thị tứ cứ thấy các cụm lều, đó là những người đi nuôi con học. V́ vậy, mà nhà nghèo hoặc quan điểm cũ chỉ cần đọc chữ, trẻ thất học.
    H́nh như chính việc hiếm người mà du mục có truyền thống quư người. Phụ nữ đẻ con là quư, con ai không quan trọng. Mấy ông Mông Cổ bảo, cộng đồng du mục có lệ, khách quư cao tuổi th́ chủ nhà mời đầu dê. Thịt con dê, cái đầu là quư nhất. C̣n khách trẻ và trung niên th́ chủ nhà bảo con gái sưởi ấm cả đêm. Tôi không ở qua đêm ở thảo nguyên, nhưng nghe kể lại, các nhà văn Trần Nhương, Tô Đức Chiêu, Thúy Toàn có ngủ đêm thảo nguyên và được coi là khách quư trung niên. Vấn đề là các bác ấy có chịu đựng được mùi mồ hôi người ăn thịt cừu, uống sữa ngựa và 3 tuần mới tắm không thôi.
    Người MC rất có ư thức giữ ǵn môi trường thảo nguyên. Tôi khá ngạc nhiên. Mọi người picnic thu dọn rác tống lên xe về băi rác ngoại ô vứt. Họ nói tivi có nhiệm vụ quan trọng nhất là tuyên truyền giữ sạch thảo nguyên. Và việc này chỉ có từ khi cách mạng dân chủ đa đảng. Người lái xe dẫn chúng tôi mặc dù xe chật, kiên quyết mang bao tải rác trên xe để về đến băi rác ngoại ô.
    Ở Ulan Bator, anh là công chức, lập tức được cấp 0,99 ha ở ngoại ô làm nhà nghỉ. Cuối tuần, chiều thứ 6, lũ lượt xe rời thủ đô ra ngoại ô. Thứ 7, Chủ nhật thủ đô vắng thênh thang. Tối CN, lại rồng rắn về thành phố. Nếu không phát động giữ thảo nguyên th́ chả mấy chốc thảo nguyên ngh́n đời thành băi rác. Và họ đă làm được rất tốt. Tương tự thảo nguyên của họ là rừng là biển của người Việt, than ôi, chúng ta đă cư xử như là tự phá hủy cơ thể! Đuổi kịp Mông Cổ ư? Không bao giờ!

    4.
    Định nói nhiều chuyện khác, nhưng nhiều bạn hỏi đi du lịch Mông Cổ, nên tôi nói chủ đề này trước.
    Các công ty du lịch VN cũng có tua MC, nhưng ít. Mùa đi là mùa xuân và hè, tốt nhất tháng 5-6 nhiều lễ hội, có nhiều cái để xem. Tháng 8 bắt đầu rét không đi thảo nguyên được. Đêm xuống 0 độ. Chênh lệch ngày đêm 10-20 độ. Tôi đi tháng 7, ban ngày 25-30 độ, đêm 5 độ. 8 giờ mới bắt đầu tối.
    Tôi chọn cách tự đi. Mua vé khoảng 800 đô. Chú ư là không bao giờ nên chọn tuyến bay quá cảnh qua Bắc Kinh. Sự ty tiện nhỏ nhen của người TQ thể hiện ở cấp độ thể diện quốc gia, họ hành người đi Mông Cổ chết thôi. Nhiều người bị hành truyền kinh nghiệm rồi. Điều này tôi chưa bị nhưng tin. Ai đi từ Quảng Châu về HN sẽ thấy, khu đợi tàu ra máy bay đi HN bị nhét xuống dưới khoang ra cùng với bay nội địa của họ, cửa HN lẫn với Bắc Kinh, Thượng Hải, Thành Đô, Trùng Khánh…
    Đi Mông Cổ từ VN th́ nên bay quá cảnh qua Hàn Quốc. Khách sạn Ulan Bator cũng có nhiều loại như Hà Nội, có điều ít lựa chọn, giá đại khái như phố cổ.
    Bài quá dài, Phải cắt bớt

    Ẩm thực Mông Cổ đơn giản kinh khủng. Thịt con ǵ cũng chặt to cỡ cái mũ, cho vào nồi đại tướng, thêm qua quưt củ quả ǵ đó. Rồi được phát một con dao. Xin mời. Nước th́ húp soàn soạt. Đại khái truyền thống như vậy. Món này rẻ như rau muống VN. Ngày nay th́ siêu thị cũng đầy thực phẩm, hàng hóa. Khách sạn nhà hàng ǵ cũng có. Mức chi tiêu ở Mông cổ dĩ nhiên đắt đỏ hơn Hà Nội.
    Mông Cổ không vội và không hào hứng hội nhập với các nước mà chỉ chọn lọc mấy nước truyền thống. Hàng tiêu dùng chủ yếu là Nhật, Hàn. Hàng TQ từ phía bắc TQ th́ là hàng cao cấp. Nên ví dụ quần áo túi ví trang sức… Thanh niên mặc b́nh thường, cũng thấy toàn hàng hiệu, loại mà ở VN phải người rất giàu mới dùng.

    Bài quá dài, Phải cắt bớt

    Tổng thống đầu tiên của chế độ đa đảng là học sinh xuất sắc trường HCM, 2 thủ tướng sau cũng là học sinh trường này.
    Hồi Liên Xô sắp sụp, th́ người Mông Cổ đă tự giải quyết. Đảng nhân dân cách mạng phải lên truyền h́nh tự nhận lỗi về những sai lầm rập khuôn mô h́nh Liên Xô. Nói chung cuộc chuyển chế độ của họ êm không gay cấn…
    Ở Mông Cổ, tôn giáo chính là Thiền phái Mật tông Tây Tạng. Phật giáo bắt rễ vào cùng thời vào VN, nhưng là nhánh Tiểu thừa Ấn, sau chuyển Mật tông Tây Tạng. Chùa ở Ulan Bator thờ giáo chủ Đạt lai Lạt ma thứ 14, trưng ảnh vị ấy rất to và trang trọng. Đó là vị Lạt ma đang lưu vong mà Bắc Kinh coi là kẻ tử thù. Nếu chỉ du lịch đi qua ngắm cảnh mà không để ư th́ không thấy sự khác biệt sâu sắc này, dẫn đến xă hội và nền chính trị Mông Cổ khác Việt Nam và khác các nước Phật giáo khác (Lào, Cam…) gần ta, khác một trời một vực.
    Riêng vấn đề này, VN không c̣n đặt vấn đề đuổi kịp nữa, v́ hai nước đang ở hai hệ quy chiếu khác…
    Đạt Lai Lạt ma 14 ở Ulan Bator tháng 11/2016

    5.
    (Tôi định kết thúc câu chuyện Mông Cổ ở kỳ 4, nhưng rất bất ngờ là thông tin về MC lại ít như vậy, chắc là bài tôi viết cũng có chút bổ ích, nên kể thêm 2-3 kỳ nữa).
    Mông Cổ nổi tiếng về ngựa, nhưng ít ai biết về con chó Mông Cổ và số phận bi phẫn của chó Mông Cổ.
    Hiện nay, người du mục nào cũng nuôi chó, và giống chó đúng Mông Cổ. (Dĩ nhiên nó không phải chó gốc, phần sau sẽ nói). Loại này với chủ rất hiền từ, với khách không mời th́ vô cùng dữ. Chúng tôi đi thảo nguyên bằng ô tô, nhưng đi qua đất của chủ chó, lập tức bị con chó xông ra nhe nanh xù lông sủa dữ dội. Đuổi theo cắn ô tô, cứ như cái ô tô có thể ngoạm được. Nhà trên thảo nguyên chỉ phân cách sở hữu (tạm) đất bằng một vết lơm dùng cuốc thành rănh rất nông, mắt thường c̣n khó biết, nhưng nếu ô tô đi qua vạch phân giới ấy là con chó dừng lại.
    Người đi thảo nguyên với tôi là thành viên Viện Hàn lâm Khoa học xă hội Mông Cổ, kể rằng: Ngày xưa, ngay cả thời Thành Cát Tư Hăn xâm lược châu Âu, có quy định mang chó Mông Cổ đi theo, và kiểm kê từng con một. Để đảm bảo không sổng con nào ở ngoài Mông Cổ. Tuy nhiên, lịch sử trớ trêu, người Mông Cổ đă chiếm và làm vua Trung Quốc, nên mất giống chó gốc vào tay Trung Quốc. Con chó bây giờ gọi là “Ngao Tây Tạng”, chính là con chó gốc Mông Cổ.
    Mông Cổ làm chủ Trung Nguyên, lập ra nhà Nguyên, vẫn có truyền thống bảo vệ con chó Mông Cổ. Nhưng cũng đến ngày nhà Nguyên cáo chung. Chúng ta đọc lịch sử, chỉ biết nhà Nguyên thất bại, nhưng không biết rằng, triều đ́nh Nguyên với người gốc Mông Cổ không hề ở lại Trung Quốc, mà rút toàn bộ về Mông Cổ. Giới tinh hoa quư tộc Nguyên gốc Mông có ư thức không ở lại Trung Quốc. Họ về Mông Cổ. Và một số ít lên Tây Tạng. V́ sao lại lên Tây Tạng? V́ khi đó Tây Tạng không/chưa bị Hán hóa, là một quốc gia độc lập. Tây Tạng là quê hương Phật giáo truyền sang Mông Cổ. Thành Cát Tư Hăn đă có lời thề, sẽ chiếm toàn thế giới, trừ (Ấn độ, Tây Tạng) quê hương Phật Giáo. Như vậy một bộ phận quư tộc Mông Cổ lên Tây Tạng, mang theo con chó Mông Cổ.
    Theo ông Hàn lâm KHXH Mông Cổ, cho đến trước năm 1970, con chó Mông Cổ (Ngao Tây Tạng) c̣n vài trăm con trên lănh thổ Mông Cổ. Chủ yếu ở vùng thảo nguyên xa. Người TQ có chiêu bài thu mua chó, bao nhiêu cũng mua, giá cao ngất ngưởng. Nhà nước dùng mọi cách cũng không giữ lại được. Khoa học kỹ thuật Mông Cổ khi đó lại lạc hậu. Nên cho đến năm 199x, chó Mông Cổ (Ngao Tây Tạng) chính gốc bị mất hết. Ngày nay, các con chó thảo nguyên trông dáng như Ngao Tây Tạng, không to bằng, là loại đă bị lai tạp cả.
    Số phận con chó Mông Cổ cũng bi hùng ch́m nổi như chính người Mông Cổ vậy.

    6.
    Các vua Hùng đă có công dựng nước… Mông Cổ.
    Điều này tưởng như nói đùa chơi, mà là sự thật.
    Khi tôi nói về lịch sử vua Hùng, ông Dashtseven, Chủ tịch Hội Hữu nghị Mông Cổ- Việt Nam, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học xă hội Mông Cổ, chăm chú một cách khác thường. Ông hỏi: Sao lại có tên “Hùng”? Tôi thuật lại các giả thiết khác nhau về tên gọi vua Hùng, trong đó có giả thuyết của ông Trần Quốc Vượng, nhà sử học số 1 của Việt Nam. Ông Vượng cho rằng, cộng đồng dân cư Việt đă gọi người đứng đầu là Khun hay Hun ǵ đó, khi có chữ Hán, người ta dùng chữ Hùng để ghi lại mà thôi. (Có giả thuyết họ Hùng và các giả thuyết khác). Ông Dashtsevan nói ngay: Tôi ủng hộ cách lư giải của ông Trần Quốc Vượng. (V́ các lư giải trong lịch sử Mông Cổ)
    Bài quá dài, Phải cắt bớt

    Thực ra, hầu như nước nào lân cận đường chinh phạt của Tringit Khan đều có chuyện cộng đồng người gốc Mongo. Nhân có cơ duyên đi Mông Cổ, gặp ông Dashtseven được biết nhiều chuyện, viết nên để hầu bạn FB một lần.
    Mông Cổ có 1 người như ông Dashtseven, ở đâu có người Mông là đến để nghiên cứu, để điền dă. Người Việt ḿnh có ai như thế không ạ?

    8.
    Khi bắt đầu viết về Mông Cổ, tôi không ngờ câu chuyện lại kéo dài đến 8 kỳ. Chính bạn đọc FB đă khiến tôi có hứng thú. V́ người Việt ít thông tin về đất nước đó, nhưng cái chính là đất nước và con người Mông Cổ thực sự hấp dẫn.
    Bài quá dài, Phải cắt bớt

    Nên vào đầu những năm 199x, khi có làn sóng dân chủ, những người cộng sản đă công khai nhận lỗi lầm và chịu thất bại trước lực lượng dân chủ. Và thảo nguyên của họ nhanh c hóng sống lại nếp sống hàng ngh́n năm (chỉ có bị gián đoạn 70 năm).
    Khi tôi vào bảo tàng Mông cổ thời hiện đại, c̣n những bức ảnh một người cầm loa trước cuộc biểu t́nh lớn ở thủ đô Ulan Bato, đó là người trở thành vị tổng thống dân chủ đa đảng đầu tiên của Mông Cổ.
    Bài quá dài, Phải cắt bớt
    Cái nh́n của những người ban Mông Cổ về lịch sử cận đại khiến tôi rất suy nghĩ. Bao giờ nước Việt Nam tiến đến thực tế như của họ, quan điểm như của họ?
    Xem thêm :
    Ulan Bator - Mông Cổ


    Posted by Việt Anh
    Last edited by nguoi gia; 19-02-2020 at 08:14 PM.

  10. #850
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Dưỡng lão… cũng mồ côi

    http://nhinrabonphuong.blogspot.com/...thien-phi.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/02...ng-mo-coi.html

    Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018
    Dưỡng lão… cũng mồ côi - TRÂN THIÊN PHI HUNG


    Từ xưa đến nay, tôi chưa bao giờ có ư t́m lại cha mẹ. Tôi hiểu rằng những đứa con lai, nhất là lai Mỹ đen như tôi, là những đứa con ngoài ư muốn; hầu như ít khi biết thực sự cha là ai. Tôi bị mẹ của tôi bỏ sau khi sinh ra mới có 48 giờ ở tại nhà thương. Tôi lớn lên trong cô nhi viện và trốn ra khỏi cô nhi viện năm 13 tuổi, ra giang hồ bữa đói bữa lạnh; sau cùng ghép hộ làm con một gia đ́nh có 4 em: 2 trai 2 gái để ra đi sang Mỹ theo diện Con Lai.
    <!>
    Tôi đến Mỹ năm 20 tuổi và đi làm ngay góp phần nuôi 4 đứa em đi học. Sau 18 năm các em hai đứa là bác sĩ, hai đứa là kỹ sư, tôi bị ba má nuôi đuổi ra khỏi nhà v́ gia đ́nh sợ mang tiếng với sui gia nhà trai nhà gái của bốn đứa em kế tôi. Tôi chưa được đến trường ngày nào trên đất Mỹ.
    Mới 40 tuổi mà mắt đă mờ! Tôi đến gặp bác sĩ gia đ́nh, xin giấy giới thiệu gặp bác sĩ chuyên khoa để có đốt hay mổ ǵ th́ họ lo chữa cho khỏi mất công. 20 năm rồi trên đất Mỹ, nhưng tiếng Mỹ của tôi chưa đầy lá mít, nên tôi nhờ cô thư kư ở văn pḥng bác sĩ gia đ́nh t́m clinic nào có người nói được tiếng Việt. May sao có clinic lớn mà chỉ đợi có hai tuần; nhưng lại phải là giờ cuối cùng sắp đóng cửa!
    Đến sớm trước giờ hẹn nửa tiếng, tôi đưa giấy giới thiệu cho một bà Mỹ già rồi ngồi đợi tới phiên. Tôi nh́n quanh coi có ai là Việt Nam ḿnh không, nhưng chẳng thấy ai. Bệnh nhân lần lượt được kêu vào khám rồi ra về gần hết v́ sắp đến giờ đóng cửa. Sau cùng tôi cũng được gọi tên do một cô gái có nét Việt Nam mà từ năy giờ tôi chưa hề thấy. Cô ta nói tiếng Anh với tôi từ lúc gọi đến bảo ngồi ghế nh́n đọc. Tôi không hiểu rơ hết được nên hỏi cô có nói được tiếng Việt Nam không? Cô ta tỏ ra ngạc nhiên:
    – Anh không phải là người Mỹ sao?
    – Tôi là người Việt Nam.
    – Nhưng anh đâu có nét nào giống người Việt đâu?
    Như biết ḿnh lỡ lời, cô ta nói thêm tiếng “Sorry”.
    – Chị không phải sorry. Tại tôi giống Mỹ Đen. Chị quê ở đâu ở Việt Nam?
    – Ba tôi người Mỹ Tho, mẹ ở B́nh Dương nhưng tôi sinh ra ở miền Trung. Anh tôi và tôi đều sinh ở Nha Trang v́ cha là Hải Quân phục vụ quân trường ở đó.
    – Tôi cũng sinh ở Nha Trang… nhưng tiếc là không biết cha mẹ của tôi là ai?
    – Anh sinh năm mấy?
    Cô ta vừa hỏi nhưng nhớ lại h́nh như câu hỏi có hơi thừa. Hồ sơ bệnh của tôi đang để trên bàn nên cô ta nh́n và ngạc nhiên nói:
    – Ngày tháng năm sinh của anh giống y như của tôi! Có phải anh sinh ở nhà bảo sinh Quân Đội Nha Trang hay không?
    – Đúng rồi, sao cô biết vậy?
    – Ba má tôi có kể cho tôi nghe và tôi c̣n nhớ. Tôi sinh ra lúc 12 giờ trưa th́ khoảng 8 giờ tối có một bà nữa sinh một bé trai. Sáng hôm sau, cha tôi vào thăm, mẹ tôi nói là bà mẹ sinh tối hôm qua muốn cho con của bà. Ba tôi nói, vậy ḿnh xin, sẵn nuôi luôn, có ǵ mướn thêm người giúp việc. Mẹ tôi nói Mỹ đen đó. Nghe vậy, cha tôi đến nh́n thằng bé rồi trở lại bảo nó cũng không đen lắm, trông dễ thương. Nhưng mẹ tôi không đồng ư, nói sợ người ta đàm tiếu. Cha tôi bảo:
    – Anh bất cần thiên hạ. Chỉ cần em chịu là anh xin ngay.
    Nhưng cuối cùng mẹ tôi không chịu, nói ḿnh đă có một trai một gái, đủ rồi.
    Thấy tôi chú ư nghe câu chuyện, cô ta nói tiếp:
    – Nếu anh là Mỹ trắng, có lẽ mẹ tôi đồng ư nuôi anh, và anh đă là em của tôi.
    Sau phần làm thủ tục, tôi phải vào gặp bác sĩ chuyên khoa, quay ra th́ cô ta đă về rồi…
    Tôi về nhà mà vẫn bị ám ảnh v́ câu chuyện do cô y sĩ nhăn khoa kể lại. Ba của cô ta là người thế nào? Sao ông ta lại có ư tưởng xin tôi để nuôi? Phải t́m gặp ông ta mới được, tôi tự nhủ.
    Ít ngày sau, tôi trở lại t́m gặp cái cô khám bệnh cho tôi hôm trước, xin được gặp ba của cô ta. Cô ta bằng ḷng ngay, viết cho tôi địa chỉ. Nh́n địa chỉ, tôi hơi ngạc nhiên với 3 chữ “Viện Dưỡng Lăo.” Như đoán biết, cô ta nói:
    – Ba của tôi mới được đưa vào viện dưỡng lăo hôm tháng rồi.
    Ngay Chủ Nhật tuần đó, tôi vào viện dưỡng lăo xin gặp cái ông đă từng muốn nhận tôi làm con… Nếu đă được nhận là con ông ta, chắc tôi cũng sẽ như ba đứa con của ông đều tốt nghiệp đại học cả. Tôi nghĩ, dù sao những kẻ có ḷng tốt th́ không để tôi phải thất học.
    Một ông trông chừng 65 là cùng (mặc dù người tôi muốn gặp nay đă 71). Ông ta đi c̣n nhanh nhẹn, lưng không kḥm, tay chân nhịp đi, đúng là cốt cách của người lính nhiều năm trong quân ngũ năm xưa, chẳng có vẻ ǵ là một cụ già đến độ phải vào viện dưỡng lăo để chờ chết!
    H́nh như được con gái báo trước, ông ta đi thẳng đến đưa tay bắt tay tôi và tự giới thiệu:
    – Chú tên là Hùng, cứ gọi tên thật của chú cho bớt già hơn là gọi cụ hay bác.
    Ông ta nói c̣n rành rọt, không chút ǵ run rẩy hay khàn giọng của người già. Ông hỏi tôi dành sẵn bao nhiêu th́ giờ để gặp. Tôi nói cả ngày hôm nay cũng được. Ông hỏi tôi có uống cà phê và hút thuốc được không. Tôi nói được cả hai.
    Đến viên quản lư xin được tiếp tôi ở pḥng riêng, ông bảo tôi đi theo. Tôi đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác: Căn pḥng có mùi dầu thơm chứ không hôi như thiên hạ thường nói về nơi người già sống… Cái bàn computer có cả máy in TV DVD player và Multimedia player với mấy chồng CD và DVD ca nhạc. Nấu nước pha cà phê phin, ông vừa làm vừa giải thích, đây là cà phê Ư pha với cà phê Ban Mê Thuột cho có đủ vị đắng và thơm. Xong, ông bảo tôi “Đi, ḿnh ra vườn. Bằng cửa này.” Cửa hông từ trong pḥng riêng của ông mở thẳng ra vườn. Ông nói, “áp phe” lắm mới được ở cái pḥng này để có thể trốn ra ngồi hút thuốc.
    Khu vườn thoáng mát, vắng vẻ. Ông lấy ra bao thuốc Vogue mời. Đây là loại thuốc điếu nhỏ chỉ bằng phân nửa điếu thuốc thường nhưng dài và nặng hơn. Ông đưa quẹt gaz để tự tôi đốt lấy. Hớp một ngụm cà phê ông hỏi:
    – Vừa không cháu?
    – Dạ ngon và thơm lắm…
    – Giờ th́ cháu muốn biết ǵ cứ hỏi. Chú nhớ được ǵ sẽ nói nấy.
    – Cháu không có mục đích t́m lại được cha hay mẹ… Có muốn chắc cũng không bao giờ t́m được… Mà t́m để làm ǵ nữa!… Cháu muốn biết hết những ǵ chú c̣n nhớ được…
    – Con trai lớn và sau đó là đứa con gái của chú đều sinh ở bảo sinh viện Quân Đội thành phố Nha Trang. Con gái chú sinh lúc 12 giờ trưa. 2 giờ chiều chú mới vào thăm sơ rồi phải đi làm.Chiều vào nữa… đến gần 7 giờ th́ về nhà. Sáng hôm sau chú vào sớm trước khi đi làm, th́ pḥng bên có thêm một sản phụ mới. Vợ chú nói bà ta mới sinh lúc 9 giờ tối hôm qua, nhưng không muốn nuôi… Chú có bước sang đứng cửa pḥng bên cạnh nh́n vào hơi tối nhưng cũng thấy được mặt cháu, b́nh thường như bao trẻ khác và xem ra c̣n đẹp hơn con gái chú nữa… Con bé của chú mới sinh mà trán nhăn ba lằn, giống y như chú, mũi găy trán gồ cao… Chú nói với vợ là ḿnh có thể xin đứa bé. Nếu nuôi luôn hai đứa th́ chú sẽ mướn thêm người giúp việc. Nhưng vợ chú bảo “con Mỹ đen đó. Anh không sợ nhưng em sợ miệng đời.” Chú nói, không lẽ sinh đôi mà một đứa Việt Nam, c̣n đứa kia là Mỹ hay sao mà sợ.. Vợ chú bảo thôi, nếu trắng em mới nuôi… Chú sorry với cháu. Tại chú cháu ḿnh không có cái duyên làm cha con với nhau!
    Thấy tôi chăm chú nghe, ông kể tiếp:
    – Chiều hôm đó chú vào thăm th́ thấy má của cháu đi lại nhanh nhẹn chứ không phải nằm liệt như vợ chú. Mẹ của cháu là người cao lớn, đẹp, coi mạnh khỏe và lanh lợi hơn vợ chú… Nghe nói mẹ cháu ở đâu ngoài Chu Lai hay Qui Nhơn ǵ đó vào Nha Trang sinh. Chồng bà là trung úy Biệt Kích đi hành quân Vùng Một, ít khi về thăm. Có lẽ má cháu làm sở Mỹ nên khi có bầu không biết là con của chồng ḿnh hay với ai nên cứ sinh rồi mới tính: Nếu là con Việt th́ đem về nuôi mà là con lai th́ cho luôn. Ngày hôm sau nữa, khi chú vào thăm th́ vợ chú cho biết, người đàn bà đó đă bỏ con và rời nhà thương lúc nửa đêm. Nhà thương giao cháu cho Ban Xă Hội của Quân Đội lo. Hầu hết trẻ như vậy là đem vào viện mồ côi. Chú chỉ biết bao nhiêu đó…
    – Bấy lâu cháu thắc mắc “Tại sao không muốn sinh con mà không phá thai. Sinh ra để bỏ th́ sinh làm ǵ?” Nay nghe chú nói, cháu mới thấu hiểu, lư do của chú có lẽ là cách giải thích hợp nhứt cho trường hợp của cháu… Cháu hận mẹ, hận cha mặc dù cháu không biết họ là ai. Từ thời thập niên 60 đến 1975 không biết đă có bao nhiêu trẻ mồ côi như cháu. Cháu hận luôn đàn bà nên đến nay, cháu vẫn chưa lập gia đ́nh!…
    Mồi thêm điếu thuốc… rồi ông đột nhiên cười khá lớn, ngó vào mắt tôi:
    – Cháu có biết viện dưỡng lăo để làm ǵ không?
    – Th́ để cho người già sống.
    – Ừ… Cả miền Nam Việt Nam trước 75 chú chỉ biết có một viện dưỡng lăo ở Thị Nghè gần Xa Lộ Biên Hoà. Ở đấy cũng chỉ có mấy chục người, họ gồm những người không nhà, không con cháu không thân nhân mà người ta gọi là tứ cố vô thân. Tại Việt Nam trước đây, hầu hết người già đều sống nhờ vào con cháu cả… C̣n xứ tư bản này, mỗi tiểu bang có hằng trăm viện dưỡng lăo. Già th́ dù có con hay không con, có nhà hay không nhà, giàu sang cũng như nghèo mà khi không c̣n tự lo cho thân ḿnh nữa th́ cũng đều phải vào viện dưỡng lăo, bởi lư do con cháu ai cũng bận đi làm, không chăm sóc hằng ngày và lâu dài măi được.
    Ông thở khói rồi tiếp:
    – Chú có ba người con, ba cháu nội th́ c̣n quá nhỏ không tính… Cả đời, chưa bao giờ chú để các con của chú đói lạnh. Sau 75 khổ sở thế nào, con của chú vẫn không bị ăn độn. Sau đó, chú đi vượt biên để được sống tự do. Vợ con của chú sang đây bằng máy bay do chú bảo lănh… Ngày xưa chú c̣n trẻ, sinh con bận bịu đến thế mà tại sao chú không gởi vào viện mồ côi để được rảnh đi làm và hưởng thụ cái tuổi hoa mộng của chú. Bận rộn đi làm lắm khi đói khổ vẫn không bỏ các con… Cháu có biết tại sao chú c̣n mạnh khỏe, đáng lư chưa đến độ vào đây, thế mà chú lại ở đây! Chú cũng c̣n là con người biết đủ hỷ nộ ái ố lạc.. 71 tuổi là già mà chú chưa mất trí, c̣n tự ḿnh chăm sóc được… Nhưng chú bị nghẽn mạch máu, tim ngừng đập nên xe cứu thương đưa vào bệnh viện. Từ bệnh viện người già có thể được đưa trực tiếp vào viện dưỡng lăo: Hồ sơ không bị xét lâu, mà cũng chẳng bị phỏng vấn phiền toái coi xem có thực sự già lú như trường hợp ở nhà mà được gởi vào viện…
    Người trẻ kia c̣n lắm khi quên tắt lửa ḷ bếp, quên ch́a khóa, quên bóp. Già mà bị tố là có lắm cái quên như thế th́ bị kết tội là “lú lẫn”… Trường hợp của chú mà được đưa thẳng vào viện dưỡng lăo th́ giản tiện hơn là sau nầy về nhà rồi lú lẫn th́ cũng sớm muộn ǵ cũng phải vào đây... .Có con cháu th́ đứa nào cũng bận rộn đi làm, chúng đều có đời sống riêng cả. Việc chăm sóc cho cha mẹ già một cách lâu dài là cả một vấn đề hết sức nan giải cho chúng… Cháu thấy chú quyết định như thế này hợp lư chứ?
    Nghe ông hỏi, tôi không biết trả lời sao. Vẫn với giọng tỉnh queo, ông tiếp tục nói:
    – Tuổi trẻ chú bận học rồi vào lính. VC chiếm miền Nam th́ hầu hết người dân phải cơ cực lầm than, dễ ǵ đủ ăn no ḷng. Sao chú lại khờ dại không bỏ con mà chạy lấy thân, vui cuộc đời Việt kiều độc thân. Tại sao phải thí mạng vượt biên, làm ăn cực khổ rồi c̣n bảo lănh con, nuôi con cho nên người.. để rồi chính các con cháu của ḿnh cũng một thời tuổi trẻ bận bịu lăn lộn trong đời sống như ḿnh. Chính chúng cũng không nỡ bỏ ḿnh, như ngày xưa ḿnh đă không mặc bỏ chúng. Cháu biết tại sao không? Là tại ḿnh ngu.. Hay là tại cái số ḿnh nó như thế!…
    Ông ta cười lớn… nhưng sao cái cười đượm chua chát:
    – Cháu về nên bỏ hết, quên hết đi cái đời mồ côi của cháu mà vui sống. V́ cháu, người ta mới lập “Viện Mồ Côi.” Và cũng v́ có chú nên người ta mới lập “Viện Dưỡng Lăo.”

    Lời tâm sự của người từng có ư định làm cha nuôi của tôi khiến tôi thấy mềm ḷng. Nh́n ông, người cha có con cái thành đạt mà tự động vào sống ở viện dưỡng lăo, tôi thật cũng muốn nói điều ǵ đó an ủi ông, nhưng không biết phải nói ra sao đây…
    Được đăng bởi Unknown vào lúc 18:46

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 10 users browsing this thread. (0 members and 10 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •