Page 2 of 3 FirstFirst 123 LastLast
Results 11 to 20 of 28

Thread: Truyện ngắn - Phan

  1. #11
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Cái Ghế Đẩu

    Tôi vừa đóng xong một cái ghế đẩu bằng gỗ Mỹ, kỹ thuật Mỹ, đồ nghề Mỹ…
    Cái patio sau nhà cũng là cái xưởng mộc nhỏ để bí chữ th́ cưa, một đường ghép gỗ vụn bật ra ư tưởng, những con chữ bay ḷng ṿng như mạt cưa thơ mùi gỗ thông… thằng bé vẫn đóng cho được cái ghế đẩu chỉ để viết về nước Mỹ.
    Hồi nhỏ, tôi có quen với ông thợ mộc, tôi xem ông như bạn, dù ông không được tử tế mấy. Ngày nào đi học tôi cũng ghé xem ông cưa cắt, đục đẽo…
    Tôi thích nên coi say sưa, có hôm mê mẩn tới quên nghe tiếng trống trường.
    Thể nào ông cũng nhắc, "Đi học đi, tiên sư nhà mày.
    Nhỏ không học lớn làm thợ mộc à?" Ông đâu biết chính câu nói ấy đă làm tôi trốn học v́ tôi mê thành thợ mộc hơn đi học.
    Những hôm ông đóng tủ bàn ghế, ông làm việc miệt mài đến chẳng hỏi han tôi đă đành, c̣n xử tệ với bạn bè!
    "Đi chơi đi, đừng lẩn quẩn ở đây, rồi đạp đinh lại chết phiền…" Tôi cũng có chút tự ái, tự trọng, nhặt được ở đâu không nhớ. Chân lững thững đi mà ḷng buồn rười rượi…
    Th́ ra người cùng quê với cha mẹ ḿnh, người ta chạy cộng sản một lần là suốt đời cảnh giác những lôi thôi.
    Ông bạn già không vui tính như những ông thợ nam bộ, vấn cái khăn ca-rô trên đầu, ngậm thuốc rê…
    Thấy con nít tới coi là cười hề hề… "Có dzợ chưa mảy. ......
    Miệng nói, tay ông ấy xách lên cái bào thẩm, dài cả thước. Thằng nhỏ xám hồn, dông mất tiêu liền.
    Vậy chứ, ra khỏi tầm nguy hiểm, cũng nh́n trước ngó sau, giở giở sương sương lưng quần tà lỏn để coi trái ớt thẳng hay cong! Sợ chứ sao không sợ.
    Cái bào thẩm bằng gỗ mun đen hù, dài sọc đó, cái lưỡi bào bằng thép xanh ửng, bén như dao lam mà đẩy một đường th́ trái ớt c̣n bằng cây tăm.
    Th́ ra ông ấy chỉ hù cho đi chơi chỗ khác, để ông ấy làm việc.
    Ông thợ mộc nam bộ đuổi khéo mà hát cũng hay, ngoái lại chỗ ông làm chỉ nghe văng vẳng… má ơi con lấy thợ bào/ khom lưng ảnh đẩy cái nào cũng sâu…
    Ông thợ mộc tôi quen, người nhỏ choắt nhưng không ốm yếu, da rám nắng v́ cả ngày ngoài chái, ngoài hiên. Những hôm có việc đă đành bận bịu.
    Những hôm không, ông ngồi mài đục, giữa cưa… nếu biết xem cũng học hỏi được đôi điều.
    Như cái lưỡi cưa khung, đi mua về đâu phải dùng ngay. Phải biết mở lưỡi phải-trái; giũa răng chẵn-lẻ, răng ăn-răng xả mạt cưa… răng kềm răng hồi để giữa thẳng đường cắt, mặt cắt láng o… mới là cưa thợ.
    Nhiều khi ngồi nghĩ, sao tôi lại biết những điều này quá sớm trong đời.
    -Như một điềm gở về tương lai đen tối. V́ không lâu sau đó, chưa kịp lớn đă hoà b́nh, mới lớp 8, lớp 9.
    Tôi đến chơi nhà bạn, thấy nhà nó có cả đống thép đai thùng. Thế là đi học về, hai đứa ngồi giũa thành lưỡi cưa, đóng cái khung cưa th́ quá dễ.
    Nó không biết ǵ th́ cứ ngồi giũa phá cho ra răng cưa, tôi mở lưỡi, giũa bén, rồi đem bán cho hàng xóm cưa cây thay củi v́ tiền đâu mua, ai cũng khen cưa bén nên chúng tôi rủng rỉnh đồng quà.
    Uống ly nước mía tuổi nhỏ bằng mồ hôi và sức lao động của chính ḿnh mới thấm thía chiến tranh và hoà b́nh trong đời người chứng nhân lịch sử. Nghe ghê quá!
    Thời gian thênh thang giục bỏ những lối ṃn xưa cũ, con đường làng đất đỏ quên dấu chân con, đă lâu tôi không về căn nhà thơ ấu, không qua ngơ nhà ông thợ mộc.
    Hết thèm làm thợ mộc hơn đi học, dù đi học cũng chỉ là một h́nh thức thất nghiệp trí thức hơn đầu đường xó chợ.
    Một trưa ngồi quán đầu ngơ nhà, quán trưa vắng cả gió.
    Chị chủ quán thiu thiu ngủ trên chiếc vơng đong đưa, tôi ngồi đọc sách, đă thành thông lệ coi quán cho chị, chủ yếu coi chừng bọn trẻ lượm ve chai, chúng lượm hết ve, tới chai cũng không c̣n, nên gặp ǵ lượm nấy…
    Mấy con gà bươi rác, hở mắt th́ mất. Đám trẻ bươi miếng ăn qua ngày chỉ nghe lời nguyền rủa, xua đuổi…
    Làm sao đọc nổi trang phê b́nh văn học, nào là góc nh́n nhân bản, trí tuệ đỉnh cao, sữa để em thơ lụa tặng già…*
    Bỗng đâu ông già tóc bạc, râu trắng hếu, táp xe đạp vô quán trưa hiếm khách văng lai.
    Ông chỉ muốn uống ly trà đá, nên tôi đứng dậy, đi làm luôn cho ông. Tôi thấy ông quen quen trong rừng người xa lạ ngoài bắc mới đổ bộ vào.
    Nghe giọng ông là biết bắc năm-tư, nói tiếng bắc nhưng không sặc từ khó hiểu như người mới vô, cứ qúa tŕnh với quá độ, "đèo em với bác nhé!"- "cứ vô tư, em à! Anh đèo em suốt đời cũng chẳng sao…", nghe như không phải tiếng Việt.
    Ông già ngồi phải cái ghế đẩu ḷi đinh đâm , không chửi thề toáng lên như khí khái nam bộ; cũng không địt tới ông giời - vô tư. Ông ngồi sang ghế khác, giở cái ghế ḷi đinh lên xem, chép miệng hiền lành… "giả dối, giả dối…"
    Nhưng tay kia nhặt cái ghế khác, dùng chân ghế này đóng đinh cho ghế nọ.
    Ông trả lời, "uống nhiều, leo cao, mắc đái."
    Giọng bắc nhưng xài toàn từ nam là chắc chắn bắc năm-tư; gương mặt lại quen mà không nhớ ra ai th́ ḿnh tệ thật!
    Tôi trách ḿnh mau quên, vừa lúc miếng giăm bào trong túi áo ông rơi ra theo bao thuốc lá với cái quẹt.
    Tôi nhớ liền ông thợ mộc năm xưa. Sao ông già khú đế?
    Th́ ra ḿnh cũng râu ria rồi c̣n ǵ. Không biết c̣n gặp lại lần nữa hay không, người quen như gió ngửi, giậu cũ vắng hương thầm… gió bay theo đường gió, người quên từng yêu nhau…
    Một người quen đă đi lấy chồng, một người yêu thôi đă sang sông… cái máy cassette băng nhăo năo nề thêm trưa thanh vắng, - như ḷng tôi trống không một mối t́nh câm…
    Nh́n sang ông già ngồi thật hiền, nghỉ ngơi một lát với ly trà đá và gói thuốc Vàm Cỏ.
    Đôi mắt già nua nh́n ra sông cạn, không biết ông nghĩ ǵ khi qũy thời gian đă bạc thết mái đầu.
    Ông cảm ơn rồi hỏi, "có cái búa đây không, tao nh́n mấy cái ghế ḷi đinh, chịu không được."
    Th́ ra chị chủ quán nhắm mắt để đó chứ có ngủ nghê ǵ, nhanh nhẩu, "dạ có, dạ có…"
    Ông thợ già tỉ mẳn đóng lại từng cái ghế xiêu xẹo như đóng lại quá khứ điêu tàn, v́ mai nó lại xiêu xẹo như thời đại của nó,
    Ông thợ già cứ ngồi đóng hết cái ghế này đến cái ghế khác, chị chủ quán bưng ra b́nh trà nóng chứ không phải trà đá, chị nói: "Bác Tư đi làm đi, con pha cho bác b́nh trà nóng nè, đem theo uống. Chiều về, ghé trả b́nh cho con.
    Mấy cái ghế này, chồng con đóng lại cũng chỉ được vài ngày là như… răng bà già. Kệ nó đi."
    Ông già cẩn thận chở b́nh trà nóng đi khuất, đúng là ông: uống trà nóng và hút thuốc lào bát điếu hẳn hoi
    . Thời thế đă đánh cắp thói quen nên ông uống trà đá và hút thuốc lá, nhưng không đánh cắp được đạo đức, lương tâm nghề nghiệp của một con người.
    Chị chủ quán chặn ngang suy diễn đang tiếp nối trong đầu tôi: "Em biết bà Sáu hụi không?
    Giàu có, nhơn… đức cái miệng… Mướn thợ mộc tới nhà làm. Không cho bác Tư được tới miếng nước uống, nói ǵ tới cơm trưa.
    Trưa nào bác Tư cũng ra đây uống trà đá, ổng nhịn đói tới chiều mới về nhà ăn cơm.
    Ổng đâu muốn làm cho bà Sáu hụi, tự cần tiền cho bà Tư đi thăm nuôi con cải tạo…
    Hồi đó, chị mà ưng anh Thuận, làm dâu bác Tư th́ bây giờ cũng khổ như hai ông bà… nuôi con tù tội c̣n nuôi cháu nội mồ côi.
    Con dâu bác Tư, vợ anh Thuận đă bỏ đi vượt biên với người khác… Chị chẳng giúp được ǵ hơn ly trà đá, b́nh trà nóng không tính tiền bác Tư…"
    Đàn bà, họ không ăn th́ ngủ. Thức dậy không nói nghĩa là đói bụng.
    Chị tôi vừa nhồm nhoàm củ khoai lang luộc nên rỗi hơi. Mặc kệ bà chị chung ông trời, tôi ngồi nhớ ông những hôm rỗi việc, ông không mài đục, giũa cưa th́ gom mớ cây vụn ra đóng ghế đẩu, ghế cóc…
    Đóng xong, bỏ ngoài ngơ là thể nào những người bán quán cóc cũng thích mua, bà nội trợ đi chợ về cũng muốn mua cái ghế ngồi làm cá của ông thợ mộc hơn mua hàng chợ.
    Ông lượm bạc cắc trong xóm làng để gom thành bạc lớn; ghép cây vụn thành cột chùa, kèo đ́nh… từ những đồng tiền lương thiện nhỏ nhoi.
    Một tay ông làm công quả suốt thời thơ ấu-tôi nhớ măi… cái Am của sư cô bị pháo kích, cũng một tay ông dựng lại từ đổ nát, điêu linh; Nhà thờ bị mưa giột, cũng có ông góp tay sửa mái…
    Một hôm gió thuận mưa hoà hay ông ăn hủ tíu ngoài chợ, nhưng ăm nhầm đũa bà Sáu hụi
    . Ông nói chuyện với tôi chứ thường ngày ông lù đù như cu thằng chỏng, có sóng ghe máy chạy nó mới ngóc lên-đuổi tôi đi. Hôm đó ông đang đóng những cái ghế đẩu bằng gỗ vụn.
    Tôi mê mẩn coi, say mê những cái mộng vừa tṛn, bỏ vô êm ru như cậu nằm với mợ, gơ gơ vài búa đă ra cái ghế chỉnh chu hơn hàng chợ.
    Tôi hỏi ông học nghề bao lâu mới thành thợ mộc?
    Ông trả lời bằng cái nheo mắt lém lỉnh-nhớ hoài! "
    …Chừng nào đóng được cái ghế đẩu th́ cất được căn nhà, -là thợ mộc."
    Những băn khoăn ngày bé, lúc nhớ lúc quên trong đời. Tại sao đóng được cái ghế đẩu th́ có thể cất được căn nhà?
    Ông Tư không phải người thích nói chơi, ông nói nghĩa là có. Tôi về đóng thử không biết bao nhiêu cái ghế đẩu, nhưng chẳng ai được ngồi, chỉ có đống củi nấu cám heo ph́nh ra, cao lên…, mẹ tôi chẳng phải réo, bửa củi cho mẹ nấu cám heo như trước.
    Mới nhúm tuổi đầu, ở nhà quê mà tôi đă có bộ đồ nghề thợ mộc: một cái cưa của Mỹ hẳn hoi, nó dở ̣m so với cưa khung của ông Tư thợ mộc. Chỉ cưa nhánh ổi làm giàn thung cũng nhùng nhằng như cưa cột đ́nh.
    Vài cái đục tự chế, tự mài từ những miếng sắt lượm được, cái tuộc-nô-vít vứt đi.
    Cái búa nhổ đinh bị găy cán, ai vứt đi không biết, tôi nhặt về tra cán bằng nhánh ổi cho nó dẻo giai… không có bào th́ ngồi đập hũ thủy tinh, lấy miểng, cạo tới nhẵn bóng cái cán búa.
    Chỉ ngần ấy thôi đă làm cho mẹ tôi nể mặt, mẹ nhờ chứ không sai như trước: "Con coi lại giùm mẹ cái cửa rào, cái cửa chuồng gà…"
    Từ t́nh trạng lánh mặt để mẹ sai đứa khác, bước sang t́nh huống chống nạnh, thở dài… tính toán với mẹ về cái cửa chuồng heo xiêu xẹo.
    Không xin tiền đï mua cà rem như trước, mà mẹ cho con mấy đồng đi mua đinh về làm. Tư cách con người cũng đĩnh đạc hơn khi làm đại sự.
    Rồi tiếng lành đồn xa sang hàng xóm, bà Năm bà Bảy nhờ sửa cái ghế c̣n có ba chân, cái bàn đong đưa như vơng lắc… bàn ghế tốt đă bán sạch sành sanh sau hoà b́nh-nhà nào cũng như nhà nấy
    .Bây giờ có ngang nhà ông Tư, cũng chỉ liếc mắt nh́n xem ông đang đóng cái ǵ?
    Hết tuổi không mời mà đến, không đuổi mà đi… lại không c̣n thích hỏi đủ thứ trên trời dưới đất như thuở bé.
    Nhưng mỗi lần ngang cửa ông Tư đều nhớ là ḿnh chưa đóng được cái ghế đẩu.
    Nó, nh́n đơn giản như một món vật tầm thường trong đời sống, nhưng làm ra được nó, không chỉ có gỗ, đinh, đồ nghề thợ mộc.
    Cái quan trọng nhất trong việc đóng ghế đẩu là sự tính toán ba chiều.
    Bốn chân chụm đầu h́nh tứ trụ không dễ ăn như ăn cơm. Mộng mị thẳng góc cho cái bàn, cái tủ th́ cứ kéo thước-mạc ch́.
    Cặp ê-ke vô mà làm. Mười cái cũng xong.
    Nhưng cái ghế đẩu nh́n từ phải-trái, bốn chân nghiêng vô 15 độ là vừa vững chắc về kỹ thuật, đẹp mắt về mỹ thuật.
    Đến khi kéo hai mặt trước-sau vô 15 độ, cho cái ghế xoay chiều nào cũng như nhau th́ mộng phải-trái đă nhả ngàm, buông ổ…
    Đồ gỗ, chắc nhờ mộng, nhờ ngàm khít khao. Cây đinh chỉ giữ đó cho mộng, ngàm chịu lực.
    Thợ mộc mà cứ đinh to, búa lớn giộng vào sản phẩm th́ không lỗ vốn cũng ăn mày.
    Ai mua sản phẩm nh́n thấy gớm. Tôi lại đóng cái ghế đẩu khác với ḷng kiên tŕ tuổi nhỏ.
    Có lần tôi đóng được cái ghế đẩu-bốn chân chụm đầu đều cạnh, mộng, ngàm khít khao… nhưng mặt cắt của cái chân ghế vuông phải vạt thịt v́ chỉ c̣n một góc cạnh chấm đất.
    Nhớ ông Tư cầm cái cưa lá, đo bằng mắt, cắt vài đường mỗi chân, thả cái ghế xuống nền xi măng-vững như bàn thạch. Tôi cũng cắt bằng mắt.
    Không xong th́ cắt bằng thước, không xong tiếp th́ cắt bằng… may rủi. Cuối cùng, cái ghế cũng vững vàng trên nền xi măng-nhưng chỉ c̣n cái mặt ghế
    . Bốn chân đă bị tiện từ từ tới zero, một chân âm luôn v́ lưỡi cưa phạm vào mặt dưới của ghế.
    Tôi hiểu được ông Tư: "Đóng được cái ghế đẩu th́ dư sức cất một căn nhà, v́ căn nhà nh́n hết mọi nơi, không đâu đ̣i hỏi kỹ thuật ba chiều như cái ghế đẩu.
    Thế là tôi lên bản vẽ ba chiều cho cái ghế đẩu, chắc thợ mộc từ đời các Vua Hùng chưa ai lên bản vẽ ba chiều cho cái ghế đẩu. Nhưng cũng không thực hiện được lúc bấy giờ v́ hoàn cảnh
    . Tôi cất mớ đồ nghề thợ mộc đầu đời với bản vẽ cái ghế đẩu lên gác bếp, bước vào cuộc lao lung cho tới hôm nay. Vừa đóng xong một cái ghế đẩu bằng gỗ Mỹ, kỹ thuật Mỹ, đồ nghề Mỹ…
    Ước mơ thành thợ mộc đă thành, nhưng chú bé Việt Nam ngày xưa cũng đă quốc tịch Mỹ
    . Nh́n cái ghế đẩu phơi nắng ngoài sân cho khô vẹc-ni, tôi thấy ông Tư già mỉm cười tha thứ cho đứa nhỏ phiêu bạt, thích viết lách sau nhà.
    Cái patio sau nhà cũng là cái xưởng mộc nhỏ để bí chữ th́ cưa, một đường ghép gỗ vụn bật ra ư tưởng, những con chữ bay ḷng ṿng như mạt cưa thơ mùi gỗ thông… thằng bé vẫn đóng cho được cái ghế đẩu chỉ để viết về nước Mỹ, những tṛ tiêu khiển và hoài niệm của người di dân.

    Phan

  2. #12
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Mai Chiếu Thủy

    Anh giáo sau buổi tan trường ở ngă tư Bảy Hiền, lật đật chạy về tận Long An để chở cây mai học tṛ cho.
    Hy vọng trở về Sài g̣n kịp tối mấy cũng được, chứ ở lại qua đêm nhà học tṛ cũng ngại cho gia đ́nh người ta... Ḷng lành của anh giáo được toại nguyện.
    Ràng buộc cây mai chắc chắn vào chiếc hai bánh, cảm ơn, từ giă ông bà ngoại của cô học tṛ c̣n nhỏ tuổi hơn con gái anh giáo
    . Nhưng cô học tṛ nhỏ luôn khắc khoải trong sâu kín ḷng thầy về một bóng h́nh dĩ văng đă xa.
    Anh giáo cứ nghĩ thầm những khi thoáng hiện gương mặt miệt vườn xa lắc xa lơ qua gương mặt học tṛ...
    Nếu ngày đó đừng quá tự ái, đừng thế này thế nọ th́ bây giờ có thể đứa con gái đặc trưng miệt vườn kia là con ruột chứ không phải học tṛ.
    Anh giáo dành cho cô học tṛ những cảm t́nh mặc cảm riêng tư, từng ngày thấy cô ấy hiểu một t́nh thương trong sáng là đủ, ḷng anh không vẩn đục là đủ, một góc riêng trong khuất vừa đủ
    - Chứa đựng sự mặc cảm tội lỗi trong hôn phối hay tội lỗi làm người từ lúc sinh ra c̣n lấn cấn trong anh giáo từ khi phát hiện ra cô học tṛ như bản sao một người.
    Mong tết này có dịp, anh giới thiệu cô học tṛ yêu quư với con gái anh. Chúng thành chị em kết nghĩa th́ anh cũng hưởng lợi c̣n thấy lại những ǵ đă mất qua năm tháng không quên...rời tháng Chạp mau tối hơn thường, nhưng giao thông những ngày giáp tết giữa Sài g̣n
    Và miền tây th́ thức trắng hay sao với xe nườm nượp. Mỗi chiếc xe vận tải, xe đ̣ nhanh ga cho kịp hàng tết, kịp khách về quê vượt qua hay ngược chiều đều làm anh giáo phải trân ḿnh kềm tay lái xe ḿnh.
    Ít khi anh giáo đi xa hơn đường từ nhà đến trường dạy học, con đường quen thứ hai của anh trong thành phố này là đường đến nhà ngoại của mấy đứa con.
    Thuộc loại người hiền lành, không bon chen quyền chức hay ḍm ngó bổng lộc nên anh giáo không có nhiều giao tiếp trong xă hội không ngừng thay đổi muôn chiều cả tốt lẫn xấu của Sài g̣n sinh đẻ ra anh, qua thời khôn lớn cũng trong thành phố này, một mai yên nghỉ cũng xa lắm là ra ngoại thành... một người gắn bó trọn đời với những cơn mưa bất chợt, những vạt nắng long lanh áo học tṛ của Sài g̣n vĩnh cửu.
    Những đổi thay thời thế chỉ làm cho Sài g̣n như người phụ nữ mới thức dậy hay sau trang điểm... đẹp -xấu nhất thời của Sài g̣n không làm thay đổi t́nh cảm gắn bó của anh giáo với Sài g̣n.
    Những ư nghĩ thường gặp lại trong ḷng anh giáo, trong không gian hanh hao của những ngày giáp tết làm ḷng người vừa bâng khuâng, vừa ngậm ngùi, hối tiếc ngày qua trong háo hức bước vào năm mới...
    Những cảm xúc làm ngắn bớt đường xa, đường vào thành phố đă đăng đèn, một chút gió heo heo không làm lạnh nhưng trống vắng mênh mông dâng tràn khi hồi tưởng lại ...
    Tánh t́nh thầm lặng nhưng mơ mộng của anh giáo bị công an giao thông đánh thức. "Chở quá cao, gây nguy hiểm."
    Anh giáo biết cây mai kiểng- trồng chậu như bonsai, chỉ cao hơn đầu anh ngồi lái xe vài đọt mai chưa tỉa. Nghĩa là công an muốn anh biết điều. Th́ anh biết điều.
    Chỉ túi tiền giáo viên không biết điều; lời giải thích không đúng đối tượng, "Cây mai này của học tṛ tặng cho.
    Tôi cũng chỉ chở về để làm quà cho cha tôi vui xuân. Tôi là giáo viên, tôi không phải con buôn. Các anh thông cảm..."
    Nếu được thông cảm th́ anh giáo không phải về trụ sở công an, ngồi chờ vợ đem tiền đến đóng phạt.
    - Ngồi thương người cha bất hạnh, sinh được mỗi thằng con trai th́ nó lại đi làm thầy giáo; thương người vợ chắt chiu từ khi lập gia đ́nh v́ lấy chồng thầy giáo; thương con thầy giáo - ước mơ không cao hơn được ăn no, mặc lành... thương ḿnh mà người ta gọi là thương thân, đă muộn.
    Anh giáo ngồi nghe tâm tư trong tiếng chửi thề, căi nhau của những người bị bắt.
    Điện thoại anh reo - tưởng vợ đến, nhưng mừng hụt. Người bạn cũ như cây mục, xa xôi như thế giới bên kia gọi về, "Đang làm ǵ đó thầy giáo? Tết nhất ǵ chưa?"
    "Sáng nay không đi làm sao? Gọi tao sớm vậy?"
    "Ngoài đường tuyết không, tivi thông báo hăng xưởng đóng cửa
    th́ làm ǵ?
    Ngồi search internet, tao đọc được mấy câu sến chảy nước, loại sến biết lây nên tao cũng sến nhập tơi bời... thằng 'nguoiditanbuon' mắc dịch nào đó thầy giáo, nó nhắc tới mai chiếu thủy làm tao cũng sụt sùi cho mày, nó viết:
    Hồi c̣n trẻ ở VN, sân nhà bạn gái tôi có cây mai chiếu thủy, mỗi lần tôi ra về sau khi đến chơi, hương hoa thơm thoảng giấc mơ đầy đến hôm sau vào lớp.
    Tôi c̣n giữ măi câu định bụng nhưng chưa hề nói từ đó đến nay. Mỗi khi xuân về trên những hè phố tỵ nạn của người Việt - trong đó có tôi. Tôi đi giữa phố phường ngập hoa mai, hoa đào thật-giả.
    Nhưng ḷng chỉ thương tiếc một bóng h́nh trong mùi hương mai chiếu thủy đă xa xôi.
    Tôi nói câu định bụng với những bông tuyết bay rợp trời. Ở một nơi nào đó ngoài quê hương như tôi. Tôi biết chắc có người lắng nghe câu người ta chưa nói nên nhớ nhau suốt đời...
    ... Ê, giáo. Nếu thằng mắc dịch này không lấy bút danh: Người di tản buồn th́ tao tin chắc là mày viết chứ không ai!
    C̣n ai nhớ kỹ hương thơm thanh khiết, thoang thoảng, dáng vẻ khiêm nhường-miệt vườn của mai chiếu thuỷ hơn mày ha giáo.
    Mày bị câm hồi nào mà nín thinh vậy giáo?"
    "Nói tiếp đi, tao nghe..."
    "Cám ơn nha, sáng nay tuyết rơi trắng trời, có người xúc tuyết cho tao... để tao nói những điều mày rành hơn tao cho mày nghe.
    Từ đó, linh hồn dị thảo của mày cũng nghe trong gió ḷng thành của người muôn năm cũ c̣n ở quê xa... Đừng có khóc nha giáo.
    ... Mai chiếu thủy hay mai chấn thủy có tên khoa học là Wrightia religiosa, (không phải Monalisa đâu nghe giáo), thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae).
    Cây thân gỗ, nhánh dài mảnh, ḿnh lông nhung. Lá hai mặt hai màu. (Không phải trở mặt nghe giáo, tại chờ hoài một thằng câm không biết tỏ t́nh nên ôm hận vượt biên...)"
    "Mày ra nước ngoài lâu rồi,... sao không đi trị bệnh cà chớn của mày đi!"
    "Ủa, mày biết nói rồi hả. Chắc không bị điếc phải không giáo?
    Nghe tới mai chiếu thủy là bấn xúc xích lên liền..."
    "Nói chuyện đàng hoàng nghe, tao cúp điện thoại đó!"
    "Dạ giáo, nghe đây!
    ... Mai chiếu thủy có màu trắng, mùi thơm, mọc trên cọng dài kết thành chùm. Hoa có 5 cánh giống hoa mai... nên gọi là mốt! Sorry...
    Mai chiếu thủy nở luôn nh́n xuống đất, nên gọi là chiếu thổ, chiếu thủy.
    Có nguồn gốc Đông Dương, thuộc loài cây cảnh, ra hoa quanh năm, nhưng hoa vào mùa khô rộ hơn và nở lai rai làm nhiều đợt..."
    "Sáng giờ search được nhiêu đó thôi sao?"
    "Tao nghĩ tới giáo mà search, định nổ cho mày vui v́ thể nào mày không gọi chúc tết tao.
    Tao c̣n biết bát ngát hơn giáo tưởng, giáo ơi! Người ta gọi loài mai yêu dấu của anh giáo là mai chiếu thổ v́ úp mặt xuống đất.
    Tao nghe thô tục quá nêm bưng chậu nước đặt xuống gốc mai. Từ đó người ta gọi là mai chiếu thủy. Nghe thơ mộng hơn nhiều... ĺ x́ tao đi giáo!
    Tao c̣n biết, đa số hoa màu trắng đều mang hương thơm. Riêng mai chiếu thủy thơm nhẹ nhàng và rất dai, kể cả ngày và đêm. Cách trồng lại dễ như trồng khoai ḿ, cắm nọc là ra bông!
    "Sao không nói là thả nọc cho vừa tiếng Việt hải ngoại!"
    "Nói chơi thôi mà, cắm cành là lên cây chịu chưa? Thân mộc nên dẻo dai, dễ uốn bonsai.
    Tao cũng vừa đọc được cách ép mai chiếu thuỷ ra hoa ngày tết. Dù bao năm không gặp vẫn tin là anh giáo về già th́ sân nhà không thể thiếu mai chiếu thuỷ nên sưu tầm cho anh giáo... chơi hoa.
    Cách Tết khoảng 45 ngày, bón cây mai một đợt phân đạm, lân, kali tương đối đồng đều là tốt nhất.
    Ḥa loăng trong nước tưới tốt hơn bón trực tiếp. Sau 5 ngày, ngắt ngọn, vặt hết lá, tiếp tục tưới nước giữ ẩm và thỉnh thoảng lại tưới phân kali, lân thêm cho cây.
    Sau khi bón phân một thời gian th́ cây mai ra đọt non, lá và nụ hoa. Cách Tết khoảng 10-15 ngày, hoa bắt đầu nở và đến Tết th́ nở bông trắng xóa.
    l(Lặt lá mai phải cẩn thận. Không được làm biếng như cua gái hồi nhỏ. Bức lá cho xong.
    Lá cao, phải nhắc ghế chứ không nên vói v́ làm cây xước da theo mắt lá, sẽ ít nụ hoa. Trời lạnh th́ lặt lá sớm, trời ấm lặt muộn đi vài ngày để vừa xuân mai nở..."
    "Cảm ơn nha, lúc này mày có kiến thức cấp một rồi đó, ráng học và bớt nhậu đi nha. Tao về, vợ tao tới rồi. sẽ liên lạc mày sau."

    Phan

  3. #13
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Vui Buồn Nghề Chạy...

    Valentine 2008

    Tôi nghe mấy người chạy trước kể chuyện: Một anh bạn trẻ, sau khi tốt nghiệp Đại học nhưng c̣n chờ việc làm. Anh ta tạm trở về nhà cha mẹ và chiều tối, đi chạy delivery pizza để kiếm tiền tiêu vặt. Bữa nọ, anh đưa pizza đến căn chung cư (aparterment) của một bà cụ người Mỹ. Bà cụ bảo anh:
    "Hăy bước vào trong cửa v́ bên ngoài trời đang mưa". Anh ta không muốn làm dơ nhà bà cụ với đôi giày ướt nhem của ḿnh, nhưng bà cụ quá chậm chạp đến anh sẽ ướt hết người v́ mưa tạt nên anh bất đắc dĩ bước vào, chờ bà cụ đếm tiền trả.
    Hôm sau, cảnh sát t́m gặp anh chàng giao pizza. V́ đêm qua, nhà bà cụ bị trộm thăm viếng! Bị mượn không hỏi: một tivi, một đầu máy DVD của bà.
    Hiện trường c̣n lại duy chỉ có dấu giày của anh trong nhà. Thế là một rừng rắc rối xảy ra cho anh ta. May mà anh ta có lư lịch trong sạch:
    Cả đời đi học, chưa từng phạm pháp, gia đ́nh đàng hoàng. Và quan trọng nhất là bà cụ bị trộm không nghĩ anh ta là thủ phạm.
    Nói ǵ th́ nói, đối với luật pháp; với cảnh sát; với khoa học h́nh sự th́ bằng chứng là trên hết!
    Anh ta bị câu lưu. Mẹ anh ta chạy ngược chạy xuôi, tốn tiền luật sư đă đời cho tới ba hôm sau.
    Cảnh sát bắt được tin của Tiệm cầm đồ (Pawn Shop) cho hay: Có hai chú nhóc đang thương lượng bán chứ không cầm:
    Một tivi, một đầu máy đọc đĩa DVD. Chủ tiệm cầm đồ đang ḱ kèo bớt một thêm hai để giữ chân kẻ cắp và chờ cảnh sát tới...
    Anh bạn trẻ kết thúc chuyện xui của ḿnh theo hướng bất ngờ: Tôi yêu mẹ tôi gấp ngàn lần tôi đă yêu.
    Khi ḿnh lâm nạn mới biết ai là người không ngại gian lao, dám hy sinh tất cả v́ ḿnh? Yêu thương ḿnh, nhất!
    C̣n hai tuần nữa mới tới Valentine, tôi đă đặt trước cho mẹ tôi một bó hoa đẹp nhất. Tôi sẽ tự tay nấu một bữa ăn để đăi mẹ tôi...
    Nghe để mà nghe, nghe để giết thời gian rảnh cũng đă đủ vốn đủ lời. Nhưng nghe để rút kinh nghiệm khi cần thiết cho hoàn cảnh bị mất việc (lay-off) th́ quan trọng lắm!
    Tôi thành người chạy delivery cho Nhà hàng Tàu với mớ kiến thức nghề nghiệp góp nhặt đó.
    Tôi cũng đưa thức ăn đến cho một bà cụ Mỹ trắng, bà cũng bảo tôi: "Hăy bước vào trong cửa, bên ngoài trời lạnh lắm!" Tôi cảm ơn, rồi đứng ĺ chờ đợi chứ không vào.
    Lần thứ hai, rồi lần thứ ba... bà cụ giận tôi! Tôi đành kể lại câu chuyện xui của anh chàng pizza cho bà cụ này nghe.
    Bà cụ cười rất hiền, đi rót cho tôi một ly cà phê nóng, cho vài cái bánh ngọt thơm ngon. Tôi thành người quen với bà cụ khách hàng của ḿnh, từ đó!
    Tôi thọ ơn bà cụ từ hôm Giáng sinh về, tôi lọng cọng v́ lạnh đến rớt mắt kính, vỡ. Bà cụ hỏi tôi mấy độ? Tôi tưởng... chỉ hỏi qua loa cho qua chuyện thôi! Ai dè, bà cụ nhân từ độ lượng đến không ngờ!
    Chỉ trong tuần sau, bà cụ tặng tôi cái kính mới làm quà Giáng sinh. Tôi cảm động thật nhiều.
    Cho dù là kính - hàng chợ, vài chục bạc, th́ tôi cũng qúy, chứ nói chi tới cái kính hàng hiệu, này!
    Tôi qúy bà cụ hơn cái kính v́ nhiều người, nhiều nhà giàu cỡ bà cụ không đối xử với tôi giàu ḷng nhân ái; không hề kỳ thị như thế này!
    Tôi bớt buồn về những người thiếu đạo đức - họ nói dối đèn nhà họ hư, không mở đèn cho tôi đếm tiền họ trả.
    Nhưng khi tôi ra xe, đếm mớ bạc cắc mà họ nhét vô tay tôi, rồi sập cửa, không lời cảm ơn người đưa thức ăn tới cho ḿnh đă đành. Tôi đếm ḷng người qua mớ bạc cắc để biết rằng nơi đây!

    Nơi đâu cũng có những con người trời sinh ra để làm phiền nhân loại.Nhiều người c̣n trả thiếu chút đỉnh trong bộ mặt tỉnh bơ! Làm tôi nóng giận, trở vô đập cửa nhà họ để đ̣i cho được.
    Nhưng không có hồi âm. Người tốt, kẻ xấu trong cuộc sống bây giờ rất khó nhận diện qua bề ngoài hightech của thế kỷ 21, nên buộc tôi phải phân minh ở lần gặp sau! Tôi chỉ hỏi nhẹ:
    "Lần này, bạn không trả thiếu tôi chứ?
    Nếu như hôm trước th́ xin cho biết thiếu bao nhiêu, để tôi bù tiền trả cho Nhà hàng. Nhà bạn, đèn hư kinh niên nên tôi không đếm được!
    Xin lỗi." Họ thường nổi giận, gọi lại Nhà hàng than phiền với chủ: "Thằng chạy (driver) không tử tế! Không tôn trọng luật bất thành văn ở Mỹ - Khách hàng là trên hết; là Thượng đế!..."
    Nhà hàng Tàu nên kinh doanh theo kiểu chửi cha tao cũng được - miễn mày trả tiền là tao cười nên buộc ông chủ phải ra câu cảnh cáo: "Lần sau, mày mà để khách hàng than phiền nữa... th́ tao đuổi mày!"
    Miếng cơm manh áo trong đời sống bây giờ là như thế! Người làm thương mại đời nay đă để tự trọng và tự ái ở nhà cho vợ trước khi anh ta ra tiệm của ḿnh.
    Tôi buồn tới tột đỉnh từ hôm: Đang đọc báo, tới tài chạy th́ thay cái kính lái xe để lên đường. Khi trở về Nhà hàng, tờ báo Việt ngữ c̣n đó như bằng chứng "tiếng nước tôi" không ai thèm đọc. Nhưng cái kính!...
    Tôi có lỗi với bà cụ là không giữ ǵn vật tặng cho đúng mức ở hoàn cảnh sống nói riêng; ở xă hội Hợp Chủng Quốc nói chung, này.
    Một cuối tuần, tôi đi Shopping với bà xă. Nhà tôi muốn mua cho con đôi giày nhưng không t́m được loại nó thích (xài dây kéo), đành mua loại cột dây.
    Hiền thê nói tôi: "Nếu về nhà mà con không chịu mang, th́ phiền anh ngày mai đi làm sớm hơn một chút và trả lại giùm em". Tôi đi trả đôi giày đúng như ư nghĩ chiều hôm qua, nhưng không tiện nói ra.
    Sau lưng tôi có tiếng hát của Evis Presley cất lên từ đâu đó, với nhạc đệm khá vui tai.
    Tôi nhận lại tiền trả đôi giày xong, trở lại xem cái đồng hồ treo tường đă phát ra tiếng nhạc, có chữ kư của Evis Presley (chữ in thôi), đọc mấy ḍng chữ trên cái hộp, đại khái là mỗi tiếng đồng hồ, Evis hát một câu trong những bản nhạc đă làm nên tên tuổi ông.
    Nh́n tổng thể cái đồng hồ rất xinh mà lại rẻ, tiếng hát Evis Presley thay cho tiếng gơ bính bong mỗi tiếng đồng hồ, là đặc biệt của cái đồng hồ nguyên giá $60, nay bán nửa giá th́ quá rẻ.
    Tôi mua một cái để tặng vợ... nhân ngày Valentine sắp đến. Nhưng tiệm chỉ c̣n có hai cái, tôi muốn mua hết và tặng một người nữ nào nữa. Ngày Valentine đến rồi!
    Tôi nghĩ đến bà cụ đă cho tôi cái kính đọc chữ. Bởi một hôm, tôi nh́n vô pḥng khách nhà bà, trên ngưỡng cửa xuống nhà sau có cái bảng màu xanh lá cây, chữ trắng như bảng tên đường: "Evis Presley blvd".
    Tôi hỏi bà ở đâu bà có cái bảng tên đường xinh quá vậy? Bà trả lời cũng dễ thương không kém: "Bạn trai tôi tặng cho, hôm chúng tôi đi xem ca nhạc. Và tôi đă giữ làm kỷ niệm, lâu lắm rồi!..."

    Tôi hy vọng bà cụ thích cái đồng hồ này để tôi bớt áy náy về việc đă nhận cái kính đọc chữ đắt tiền, mà lại mất rồi nữa chứ! Tôi đem về tặng vợ một cái đồng hồ đặc biệt, trước, để thăm ḍ xem phụ nữ có thích cái đồng hồ mà tôi cho là độc đáo này không? May mắn là được thích nhưng càm ràm: "Cái đồng hồ ǵ mà xài đến 5 cục pin.
    Thay pin cho cái đồng hồ này đủ nghèo." Lời càm ràm hôm sau mới làm tôi nản chí!
    "Anh ơi! Cứ mỗi tiếng đồng hồ, Evis Presley cất tiếng hát - bất kể ngày đêm thế này! Thiệt là hết ngủ..."
    Tôi miễn cưỡng tháo bớt 3 cục pin bên phần âm nhạc để trả lại b́nh yên cho giấc ngủ vợ hiền.
    Ngồi nghĩ, nếu không có phần âm nhạc mỗi khi kim phút chỉ số 12 th́ cái đồng hồ này chỉ c̣n đáng giá $10 đồng như những cái đồng hồ tương tự, bán ngoài chợ Wal-Mart. Rốt ráo, ḿnh đă tốn 20 tiền ngu!
    Ngu nhất là nhân hai v́ c̣n một cái ngoài xe nữa chi.
    Nhưng. Hăy đợi đấy, ḿnh c̣n 30 ngày thời gian để đem trả lại nếu thật sự không cần đến cái đồng hồ thứ hai.
    Lại cuối tuần, nghe bà xă nói điện thoại với cô bạn ở xa: "...Ông ấy khủng bố tao!
    Tra tấn bằng âm nhạc. Mua tặng vợ cái đồng hồ bất kể ngày đêm - cứ mỗi tiếng th́ hát ḥ, khua chiêng gióng trống như Sơn đông măi vơ.
    Hết ngủ nghê ǵ được với Evis Presley. Phải như mỗi tiếng mà Khánh Ly hát một câu nhạc Trịnh th́ đỡ khổ cho tao..."
    Th́ ra! Th́ ra... "Lỗ tai của đàn bà vào thành phố..." chỉ thích Sơn Ca 7; Ca khúc da vàng. Suy ra, suy ra... bà cụ Mỹ sẽ thích mỗi tiếng đồng hồ được nghe Evis Presley của bà!
    Khi tim tôi đă vui trở lại, tôi đem tặng bà cụ cái đồng hồ c̣n lại trong xe ḿnh. Và Ơn trên đă cho tôi toại nguyện. Bà cụ thích thật sự. Cái đồng đồ của tôi được treo trên trên tấm bảng tên đường độc đáo của bà cụ.
    Từ đó, bà cụ cho tiền tôi đến chóng mặt v́ tôi nhất quyết không lấy tiền cái đồng hồ.
    Bà đă hết lời cảm ơn tôi đă nghĩ và nhớ tới bà, khi tôi thấy cái đồng hồ độc đáo này trong tiệm.
    Theo bà, được người khác nhớ tới ḿnh đă là một ân sủng mà không phải ai cũng có được.
    Bà cụ xúc động, cảm ơn tôi đă nhớ tới bà nhưng muốn gởi lại tiền v́ bà cho tôi là người nghèo lắm th́ phải!
    Tiền bạc rất quan trọng với tôi?... Có lẽ bà đúng đó! Nhưng hiểu hơn chút nữa th́ hay hơn.
    Bà cho tôi nhiều tiền lắm! Order hai phần ăn cho hai ông bà chừng hai chục th́ kư thẻ cho tôi năm chục.
    Gặp hôm, con cháu của cụ về chơi, cụ order chừng hơn trăm th́ kư cho tôi hai trăm. Hôm nhiều nhất là order trăm bảy chục đồng th́ kư chẵn ba trăm.

  4. #14
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Cả nhà hàng, từ ông chủ tiệm tới mấy đồng nghiệp đều trố mắt, há họng khi nh́n tới hoá đơn thanh toán mà cụ kư cho tôi
    Thời buổi khó khăn này, muốn kiếm vài đồng tiền tip đă đỏ con mắt, như nói ở trên.
    Nhưng khi bà cụ order mà không phải tôi chạy, tới tài người khác th́ cụ chỉ cho 20% tip, cũng là "xộp" lắm rồi!
    Nhưng... Đồng nghiệp trong Nhà hàng bảo tôi khéo nịnh người giàu! Tôi không thèm đính chính với ḷng tham con người; miệng lưỡi thế gian (có ai bảo thế này là thế ngay bao giờ?!)
    Tôi buồn thật nhiều từ hôm chạy ngang nhà cụ và thấy giấy trắng cuộn tung ra - giăng thật nhiều trên những cây xanh trước nhà cụ, (báo hiệu nhà có tang ở nơi tôi đang ở). Tôi hỏi thăm nhà khách hàng trước nhà cụ mới biết!
    Cụ ông đă theo Chúa về trời. Chiếc Cadillac mới toanh của ông cụ đă không c̣n đậu tênh hênh trong nhà để xe mênh mông.
    Chiếc Cadillac cũ của cụ bà thường đậu ngoài cửa nhà để nhường cho cụ ông nguyên cái garage cho dễ đậu
    . Nay, cái xe cũ đă được đậu trong garage. Chắc cụ bà buồn lắm với căn nhà thênh thang và người tặng cụ cái bảng tên đường "Evis Presley blvd" đă... bị trừng phạt bởi cái tội dối vợ!
    Cụ ông lém lỉnh lắm, thoả thuận với cụ bà là mỗi tuần ăn China food một lần thôi v́ China food quá nhiều cholesteron!
    Hai người sẽ ăn chung vào trưa thứ 7 hàng tuần v́ giờ đó chỉ có ḿnh tôi lo việc delivery cho nhà hàng.
    Những giờ cao điểm khác mới đông người chạy. (Cụ bà muốn đặc cách cho tôi độc quyền delivery cho cụ cũng là độc quyền hưởng tiền tip mà cụ muốn đặc biệt cho )
    Cụ luôn trả tiền mặt (cash) để cụ bà không biết! Nh́n cụ ông ăn lén tới tội nghiệp cho sự thèm thuồng và bệnh tật tuổi ǵa.
    Nay, cụ ông đă thôi phải dối vợ, ăn lén. Không biết trên Thiên đàng có China food cho cụ ăn một ḿnh mà nhớ người yêu c̣n ở trần gian! Và tôi c̣n đây th́ ai chạy đưa thức ăn cho cụ?!
    Nhiều lúc chạy ngang nhà cụ, tôi muốn ghé thăm hỏi đôi lời. Nhưng sợ cụ lại cho tiền th́ thành ra ḿnh bị hiểu sai ư đẹp. Thật là trời không ch́u nổi ḷng người.
    Bị đối xử tệ th́ buồn; nhưng gặp người tốt th́ lại ngại. Cuối cùng là: Thời gian không chờ đợi sự viếng thăm muộn màng. Nhà cụ treo bảng nhà bán, cái xe cũ của cụ c̣n đậu đó một thời gian, rồi cũng tan biến theo năm tháng.
    Tôi hối hận vô cùng với một lần ghé thăm người ơn nghĩa của ḿnh, cũng không thực hiện được.
    Tôi cầu nguyện cho cụ được b́nh an ở một nơi nào đó... trong Viện dưỡng lăo chẳng hạn.
    Chỉ mong: Có tin có lành.
    Ngày Valentine lại đến khi những trái tim đỏ chót bằng bong bóng đă nhảy nhót trong những khu thương mại; những cửa hàng từ cao cấp tới b́nh dân.
    Tôi lại nghĩ đến việc mua quà cho những người tôi thương mến! Một buổi trưa vắng khách, tôi đưa thức ăn đến cho một người không quen.
    Đường về không thuận đường nhưng không biết sao!
    Tôi cố t́nh hao xăng, chạy qua nhà cụ để xem nhà đă bán được chưa?
    Tôi bùi ngùi khôn tả khi thấy cụ bà thơ thẩn ở trước nhà. Bà cụ hồng hào, phúc hậu là thế!
    Mới vô Viện dưỡng lăo hay con cháu đưa cụ đi đâu chừng nửa năm nay mà cụ xuống sắc tới ái ngại
    . Tôi định ghé lại thăm hỏi cụ đôi câu - chắc là lần cuối cùng tôi c̣n thấy cụ. Ḷng ơn nghĩa trong tôi trỗi lên, không khí Valentine thúc dục...
    Tôi lái luôn về Nhà hàng, nói nhà bếp nấu cho tôi một phần General Chicken (no spicy) v́ cụ bà không ăn được cay, là món cụ thường ăn và ưa thích
    . Tôi trả tiền cho nhà hàng và phóng xe tới nhà cụ theo linh tính Phương đông của tôi:
    Lần cuối cho một t́nh yêu dị chủng trên nước Mỹ. Xin những nụ sồi đang bừng bừng sức sống hai bên đường làm chứng cho ḷng thành của một di dân.
    Xin Ơn trên ban phước cho người vẫn thương người trong thời đại ôm bom cảm tử.
    Đúng là Ơn trên đă thấu cho ḷng tôi. Tôi đến cửa th́ bà cụ đang ôm ra xe con của cụ: Cái bảng tên đường "Evis Presley blvd" và cái đồng hồ tôi đă tặng cụ.
    Tôi chào hỏi cụ, tặng cụ phần ăn mà cụ ưa thích. Bà cụ thư thả đến mủi ḷng, làm tôi ngậm ngùi không kém, con gái cụ cũng cảm động nhiều và cô ta dúi vô tay mẹ cuộn tiền, cố không cho tôi thấy. Nhưng bà cụ th́ công khai trả lại tiền cho con gái.
    Có thể nói: Đó là giây phút tôi hạnh phúc nhất trong đời từ khi đặt chân đến nước Mỹ này.
    Trong ba trăm triệu người - dân số nước Mỹ - chỉ cần một người hiểu cho tôi đến đây không phải v́ tiền là tôi toại nguyện lắm rồi! Tạ Ơn trên. Người vẫn thương người.
    Cụ để hộp thức ăn lên đầu xe con cụ, chậm răi mở ra, ăn bốc. Cụ b́nh an vô cùng trong cử chỉ, lời nói: "Từ nay, căn nhà này không c̣n là của tôi.
    Tôi trở về đây để lấy những ǵ của tôi... Chúa đă sai anh trở lại!
    Cảm ơn con trai tôi."
    Tôi đóng cửa xe cho cụ, chiếc xe mới toanh nên êm ru vọt đi như sự mới mẻ đưa đi chôn cất những ǵ đă cũ.
    Rồi sau này, khi mùa xuân đến, ngày Valentine lại về, những nụ sồi bừng dậy sau giấc ngủ đông... người con gái của cụ sẽ ngồi vào ghế passenger như cụ hôm nay, cháu ngoại của cụ sẽ thắt dây an toàn (seatbelt) cho mẹ.
    Một người di dân nào đó sẽ đóng cửa xe hộ, sẽ đóng lại một cuộc đời bằng bàn tay Chúa bảo - "Tay phải làm ǵ đừng cho tay trái biết"!
    Không biết người phụ nữ trẻ hôm nay c̣n nhớ cảnh biệt ly này?
    Một người mẹ về lại căn nhà của bà lần cuối để khép lại đời trong Viện dưỡng lăo cho tới ngày Chúa gọi; tới ngày con cháu nửa đêm nghe điện thoại:
    "Viện dưỡng lăo chúng tôi xin thông báo... cũng là lời chia buồn cùng gia đ́nh... xin mời qúy vị hăy vào đây với cụ bà..."
    Người phụ nữ trẻ và bà cụ của hôm nay. Xin đừng nhớ ǵ về tôi nữa v́ tôi đă khắc ghi trong ḷng một người di dân:
    Có bà cụ Mỹ đă gọi tôi là con trai tôi. My son. "Thankyou so much, my son".

    Phan

  5. #15
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Tháng Năm, Năm Tháng

    Sự chuyển động của đời sống luôn diễn ra hai mặt, một mặt tất bật theo đà văn minh dễ thấy và một mặt lặng thầm.
    Sự chuyển động ngầm trong đời sống cũng hai mặt: tích cực và tiêu cực
    . Sáng tháng 5 mưa phùn héo hắt ngoài cửa sổ, tay xé tờ lịch tháng tư đen, ḷng tôi thầm cảm ơn thời gian đă cất đi cho một tháng tư ưu trầm về qúa khứ, hiện tại và tương lai đi về đâu?

    Tháng 5 lừng lững hiện ra trước mắt những kỷ niệm gia đ́nh của từng người, từng gia đ́nh di dân hay bản xứ đều nở môi cười trên gương mặt những người mẹ.
    Tháng 5 là tháng của mẹ - vui đàn con nhỏ ngô nghê, vui cháu chắt ngộ ngĩnh với những ngây thơ con trẻ. Tháng 5 là tháng của tuổi thơ rù ŕ trong pḥng chúng, đập heo, đếm tiền giành dụm cả năm qua để th́ thầm anh, chị, em bàn tán: Mua qùa ǵ cho mẹ, cho bà?

    Ngày Morther's day đối với trẻ nhỏ sống ở Mỹ có lẽ là ngày lễ chiếm nhiều âu lo của chúng nhất bởi những lễ lộc khác, chúng chỉ là người nhận
    Lễ này là lễ chúng cho đi. Thử quan sát sự cho đi và nhận lại của trẻ nhỏ, ta thấy khác người lớn ở điểm duy nhất là chúng bất vụ lợi. Đứa nào cũng dốc ḷng ḿnh ra tới hết sức (công lao và tài chánh) mà đều thấy là chưa đủ.
    Tấm ḷng trẻ nhỏ thật vô đáy nhưng khác cái vô đáy của người lớn là ḷng tham
    . Tấm ḷng trẻ nhỏ chưa có thời giờ để ô uế, chưa kịp vấp ngă trước ḷng dạ con người đổi trắng thay đen, gịng đời đen bạc, phủi tay… để từ đó về sau không c̣n dám đối xử với ai một cách dốc ḷng như thuở nhỏ.
    Người lớn sống với nhau bằng quan niệm bánh ích đi bánh quy lại, có qua có lại mới toại ḷng nhau làm cho quan hệ con người ngày càng thiếu hồn nhiên, thân thiện.
    Không lẽ t́nh cảm tỷ lệ nghịch với sự từng trải, tuổi đời và những cái bánh vẽ đâu đâu cũng có, tới hồi nhá không nổi sự đăi bôi của t́nh người th́ hụt hẫng, hoang mang rồi cô độc.
    Sáng tháng 5 bên ly cà phê và cái laptop ngoài sân sau nhà. Tôi nhớ năm mới qua Mỹ, đứa con lớn mới sáu tuổi đă bấm bụng trút hầu bao đếm đi đếm lại tiền ĺ x́ của chú bác cậu d́… vỏn vẹn bốm mươi đồng.
    Nó ước ǵ có thêm $9.99 nhưng để làm ǵ th́ bố đừng có hỏi
    ! Tôi cho tờ mười đồng để bắt nhịp cho con tôi ḥa nhập vào cuộc sống mới.
    Dĩ nhiên là tôi hiểu lư do cần tiền của chú bé con.
    Hôm sau, tôi đón cháu ở daycare, (hồi mới qua, tôi sợ con ḿnh không theo kịp nên gởi cháu ở daycare Mỹ trong khi đi làm có $5.00 / giờ
    . Bây giờ nhớ lại c̣n ớn xương sống). Trên đường về apartment, con tôi xin bố: "Hôm nay về nhà, con làm homework xong, bố chở con ra chợ Albertsons chỗ bác sĩ Lee, được không?"
    Dĩ nhiên là được một cách vui vẻ trong ḷng bố, nhưng mặt ngoài cứ 'tỉnh' xem sao! Albertsons nào cũng vậy, sao lại phải đúng Albertsons chỗ bác sĩ Lee?

    Thằng nhỏ Việt Nam có chút xíu x́u xiu, mặt xanh lè xanh lét v́ lần đầu tiên trong đời nó xài một món tiền lớn hơn nó nghĩ nhiều lắm! Và cũng lần đầu tiên trong đời, nó bọc trong túi tới năm chục đồng. Tôi thấy nó đi nghiêng hẳn về bên túi có tiền.
    Thiệt ra là nó nắm tiền trong tay rồi cho tay vào túi quần cho đừng ai thấy!
    Mặt mày khẩn trương, nghiêm trọng lắm lận. Nó tiến thẳng đến tủ đồng hồ, chỗ Customer service, dơng dạc nói với bà cụ Mỹ trắng:
    "Làm ơn báo cho tôi cái đồng hồ, này. (tay nó chỉ chính xác một cách tự tin, chứng tỏ nó đă quan sát trước, thậm chí nhiều lần
    . Chắc là đi chợ với mẹ, cu cậu đă "kết" cái đồng hồ Seiko tự động - automatic đó từ lâu rồi nên biết luôn gía cả là $49.99)

    Bà cụ Mỹ vô cùng lịch sự, vui vẻ, niềm nở tiếp người khách tí hon. Bà nói: "Mua tặng mẹ ngày Morther's day phải không? You're good boy
    ." Thằng nhỏ hỉnh mũi để rồi tiu nghỉu khi bà ấy tính thuế (sale tax).
    Mặt nó cắt không c̣m hột máu, bao nhiêu mơ ước tiêu tan, tính rốt ráo tuổi thơ cũng vẫn thua Uncle Sam khoản thuế.
    Nó bắt đầu rướm nước mắt khi hiểu ra nước Mỹ phũ phàng, nó chấp nhận không đành khi đếm tiền lần nữa, lần nữa. Nó chỉ có chính xác năm chục đồng
    . Nhưng con có cha như nhà có nóc, nó cười lại được liền để bắt đầu sang màn hai cảnh một
    . Bà cụ khuyên nó lấy cái màu trắng, đẹp hơn. Bố cũng trả lời là mẹ thích màu trắng hơn. Nhưng cuối cùng nó chọn màu vàng.
    Ừ. Vàng th́ vàng. Cùng lắm, mẹ nó đem đổi lại, dễ thôi! Nhưng hôm sau tặng mẹ rồi.
    Mẹ vui lắm lắm làm nó cũng vui không kém.
    Chắc nó tự hào vô kể, nhưng nghe mẹ nó xin lỗi: "Con cho mẹ đổi màu trắng được không?" th́ nó không buồn mà đăm chiêu dữ lắm!
    Tới nó giải thích, tôi mới té ngửa con tôi: "màu trắng (inox, nickel) với màu vàng bằng tiền ($49.99 + thuế).
    Mẹ xài cái màu trắng tới hư là bỏ, nhưng mẹ xài cái này bằng vàng, tới hư , ḿnh bán vàng cũng c̣n tiền mua thứ khác!" th́ ra là cu cậu tưởng cái đồng hồ màu vàng là làm bằng vàng.
    Con nhà nghèo nó khôn trước tuổi, con người Việt nó khôn khác Mỹ! Nghĩ ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!
    Đâu hai năm sau, tôi mua nhà. Nhà tôi qua đường là chợ, thằng con đă đủ bản lĩnh để băng qua đường, (nhưng bố phải coi chừng xe cho con)
    . Nó qua chợ Tom Thumb mua lọ hoa th́ đúng hơn b́nh v́ nhỏ xíu như tiền nó có, sau đó đem về dấu ngoài luống rau húng cây, húng lủi bên hè
    . Sau hết là (set) đồng hồ báo thức để sáng mai, dứt khoát phải thức dậy trước mẹ, để mẹ bất ngờ thấy con ch́nh ́nh trên bàn ăn qua lọ hoa đẹp nhất kính dâng mẹ hiền
    . Mẹ khen hết lời và không tiếc lập lại lời cảm ơn nhiều lần cho thỏa dạ con trẻ.
    Có năm chỉ là bức tranh vẽ ngô nghê của tuổi nhỏ dại khờ nhưng chứa đựng trong đó nguyên trọn ḷng biết ơn sinh thành dưỡng dục.
    Năm nay nó đi học xa.
    Là hoàn cảnh bắt buộc, là tương lai của nó.
    Biết chắc mùa thi, không về được th́ lo qùa cho mẹ sẵn, để ở nhà và dặn thằng em: "…anh hai gọi th́ đem ra tặng mẹ."
    Một cách nào đó, đứa anh đă dạy đứa em ḷng hiếu thảo, quan tâm tới mẹ của ḿnh
    . Thế là mặt trời bé con nhà tôi làm nghệ thuật - tự tạo ra món qùa bằng hết sức sáng tạo của nó. (Tiền điện thoại tháng này sẽ đáng kể v́ phải xin ư kiến longdistand của anh hai thường xuyên.
    Sáng nào trên đường đi học, mặt trời bé con cũng hội ư với bố về món qùa có một không hai. Nỗi âu lo là con làm một ḿnh, không có anh hai, giúp.
    Đại cương là một tiểu phẩm với toàn màu nóng.
    Nóng tới dộp da chứ đừng tưởng bở. Trong khi đứa anh th́ lặng lẽ mua cho mẹ đôi giày, cái áo lạnh… bằng đồng tiền ít ỏi của tiền lương partime, của cuộc sống xa nhà.
    (Từng đêm, tôi nghĩ đến nó, tôi nhớ tôi với cái máy ảnh ở hồ Kỳ Ḥa để có tiền ăn cho ngày mai đến lớp.
    Hy vọng sự khởi đầu một cuộc đời bằng khó khăn th́ sau này trưởng thành không ǵ làm khó được!
    Nhất là một người ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng th́ sau này thông cảm được với những kẻ trắng tay.)

    Với tôi, đôi giày, cái áo… gía bao nhiêu? Không c̣n là vấn đề so với thu nhập của tôi bây ǵơ (đă qua thời đổ giọt mồ hôi với nắng Texas mà chỉ có $5.00 / giờ).
    Tôi hài ḷng một cách ích kỷ với công sức đổ ra cho con tôi khôn lớn, tôi mang ơn trên đă ban phước xuống một gia đ́nh người di dân muộn.
    Rồi thời gian làm cho người ta lớn lên chứ đâu cha mẹ nào mong con lớn để thoát khỏi tầm tay ḿnh, đâu người bạn nhỏ nào muốn thoát khỏi sự chăm sóc tận t́nh, tràn đầy thương mến của cha mẹ. Nếu hết những gia đ́nh trên toàn cầu đều như nguyện, ấy!
    Th́ cuộc sống tươi đẹp biết bao!
    Nhưng anh chị kia mong con lớn để hết trách nhiệm; người bạn trẻ nọ mong đủ tuổi để thoát ly gia đ́nh là hiện thực đầy dẫy trong những gia đ́nh bản xứ lẫn di dân, hiện tại
    . Cho qua phần bản xứ v́ chúng ta thuộc thành phần di dân.
    Nói tới di dân th́ có lẽ cuộc đời của những người di dân cùng giống nhau một điểm là vô cùng vất vả trên quê hương thứ hai.
    Chuyện cơm áo bao ǵơ cũng là nỗi lo hàng đầu của người viễn xứ.
    Thường th́ quy tŕnh hội nhập của một gia đ́nh di dân là hy sinh thế hệ thứ nhất, chấp nhận cày bừa trong bóng tối u u của màu da không sáng, kiến thức hạn hẹp, ngôn ngữ bất đồng…

    Nói chung, chịu đựng cơ cực một cách lầm lũi để mong cầu, hy vọng ở thế hệ thứ hai được hưởng trọn vẹn sự ấm no, một nền giáo dục khoa học kỹ thuật tiên tiến vào bậc nhất thế giới để thành tài, để vĩnh viễn chia tay đói nghèo.

  6. #16
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Ước mơ đó không có ǵ sai mà chỉ sai ở con đường đi đến ước mơ. Có ai nói, nghe cũng chí nghĩa chí t́nh lắm lắm: "…Ném một ḥn đá vào đám Đại Hàn, thể nào cũng trúng một một ông họ Park. Ném một ḥn đá vào đám Việt Nam, thể nào cũng trúng một ông bác sĩ.
    " Không thể phủ nhận sức học của người Việt Nam là qúy hiếm. Có sống trong cộng đồng nhiều chủng tộc mới thấy người ḿnh thông minh, cần mẫn và có tài.
    Theo cái đà và tinh thần câu nói trên th́ người Việt sẽ làm chủ 70% pḥng mạch bác sĩ trên nước Mỹ như nghề nail của người Việt hiện tại.
    Bạn có tưởng tượng nổi một cậu bé Việt Nam chưa tới mười tuổi, từ chối lời rủ rê của bạn bè trang lứa rủ ra sân chơi bóng.
    Cậu bé trả lời hết sức ngây thơ: "Má tao nói chơi thể thao chỉ làm cho ḿnh đau, mất thời ǵơ
    . Thời ǵơ giành để học, phải học nhiều để lớn lên làm bác sĩ mới có nhiều tiền."
    Thiệt là lănh không nổi bà má tào lao độc địa. Sao lại đi hun đúc cho đứa bé tội nghiệp kia một ư chí kiên cường bất hạnh đến như thế!
    Không chừng ba mươi năm nữa, lật tờ báo thấy tin: bệnh nhân bị cảm (flu) thông thường nhưng Doctor Money Nguyễn đè ra thay bao tử để tính được nhiều tiền
    . Tiền có phải là cứu cánh giải phóng con người khỏi những ức chế hay chỉ là phương tiện giúp người ta thoát khỏi được ḷng tự ti, mặc cảm một cách thiển cận.
    (Đâu có ai nghèo hơn ông sư, sao không thấy ai coi thường ông ấy. Suy ra có tiền chưa chắc đă thành tiên thành Phật như câu lề đường: tiền là tiên là Phật, là sức bật tuổi trẻ, sức khỏe tuổi ǵa, cái đà danh vọng, cái lọng che thân, cán cân công lư… tiền hết ư.)

    Tóm lại: Dạy con thành nhân th́ nó thàng thành thân, dạy thành thân ông này bà nọ nhưng thiếu cái "nhân" cho một con người bước vào xă hội là tai họa.

    Kể ra, mỗi đứa trẻ đều mang nặng trên đôi vai non nớt những kỳ vọng của mẹ cha.
    Những kỳ vọng của ḷng tham người lớn sao lại chất lên đôi vai con trẻ để phát sinh, là nguyên nhân của những người trẻ mất thăng bằng tâm lư tạo hệ qủa nghiêm trọng như người bạn trẻ Nam hàn - Cho Seung-hui. (Tôi bị ám ảnh sự việc xảy ra ở Đại học Virginia Tech đă nhiều hôm.)

    Dĩ nhiên là không có lư lẽ cho hành vi giết người hàng loạt, không tha thứ được cho bất kỳ một kẻ sát nhân nào
    . Thế kỷ 21 có hai tiêu đề chính là làm cho trái đất nguội bớt và chống bạo lực khủng bố. Vô h́nh chung, con người đă tạm bằng ḷng với khoa học kỹ thuật hiện tại.
    Chỉ riêng người má tào lao kia muốn đẩy con ḿnh vào ngơ cụt, trầm cảm… bất chấp những hệ qủa ghê gớm có thể xảy ra với một đứa bé phải chịu qúa nhiều áp lực đồng tiền.
    Rồi ai thương cho 32 người vô tội, 32 gia đ́nh đau khổ triền miên trong mất mát không ǵ bù đắp nổi
    . Duy tâm một chút th́ anh chàng Cho Seung-hui trả lời sao đây với người bạn cùng quê Đông nam Á, tên Lư Hiền!
    Từ đâu mà Cho có ḷng hận thù những người giàu có hơn ḿnh?
    Thù ghét ấy có bắt nguồn từ giáo dục gia đ́nh?
    Từ áp lực đồng tiền đè lên vai con trẻ để nó măi ấm ức nghèo khó trong gía trị đích thực của một con người không đặt ở trương mục người ấy có.

    Trở lại với tháng 5 của những người mẹ đang đón chờ niềm vui, hạnh phúc từ con trẻ.
    Người mẹ bị thế giới thương thù lẫn lộn trong tháng 5 này có lẽ là người mẹ của anh chàng Cho.
    Tôi cũng đang tưởng tưởng ra nỗi khổ cùng tận của người đàn bà mất con bất chợt như một tai ương, đau hơn cái chết của con ḿnh là ḷng cắn rứt về cái chết lăng nhách của bao người khác
    . Có lẽ gia đ́nh bà cũng giống chúng ta là một gia đ́nh di dân kinh tế.Thế hệ cha mẹ lam lũ trên miền đất hứa này để thế hệ thứ hai có tương lai.
    Những kỳ vọng mà cha mẹ đặt trên vai Cho như thế nào mà dẫn tới hậu qủa cả thế giới đau buồn. Thương thù lẫn lộn
    . Bài học tháng 5 cho những người di dân đang làm cha mẹ trước khi hậu qủa nghiênm trọng xảy ra với chính con ḿnh.
    Đọc lời tạ tội của người chị ruột của Cho Seung-hui, đại diện cho gia đ́nh Cho, người ngoài cuộc như tôi, như bạn có thể tha thứ được nhưng những gia đ́nh có con em tử nạn không chính đáng chút nào, th́ sao? Tạo thành một nỗi đau nhân thế!

    Tháng 5 năm nay, tôi chỉ cầu nguyện, xin mong Ơn trên xoa dịu nỗi đau ḷng cho những gia đ́nh nạn nhân của sự vụ Virginia Tech, cho luôn cả người mẹ Nam Hàn mang nỗi đau mất con một cách lăng nhách mà c̣n rứt ruột sẻ chia với nỗi đau người khác do con ḿnh gây ra.
    Nỗi đau sinh ra một đứa con khác người nhưng không phải vĩ nhân mà quái nhân
    . Có bao nhiêu phần trăm trách nhiệm bởi kỳ vọng mẹ cha, giáo dục gia đ́nh th́ để tự gia đ́nh, mẹ cha của hung thủ thú tội với trời đất Một kẻ bàng quang c̣n rúng động tâm thần, tôi chỉ xin chia chung nỗi mất mát qúa lớn của 33 gia đ́nh không có ngày Morther's day năm nay trong nhà
    . Xin chia sẻ khổ đau của 33 người mẹ bất hạnh trong lễ Morther's day năm nay.
    Lời tạ tội của người chị ruột, đại diện cho gia đ́nh hung thủ Cho Seung-hui:
    "Chúng tôi vô cùng xấu hổ v́ tội ác này. Chúng tôi tuyệt vọng, bơ vơ và mất hẳn điểm tựa
    . Kẻ sát nhân này chính là người mà tôi cùng anh ta lớn lên dưới mái gia đ́nh
    . Vậy mà ǵơ đây, tôi có cảm tưởng như tôi chưa từng biết anh ta. Gia đ́nh chúng tôi bao ǵơ cũng là một mái ấm. Em tôi tuy có trầm lặng, nhưng đă cố gắng ḥa nhập với gia đ́nh.
    Chúng tôi hoàn toàn không hiểu tại sao nó có thể gây ra một hành động bạo lực khủng khiếp đến như thế…

    Phan

  7. #17
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Que Diêm

    Những khi bỗng rảnh, tôi ưa lái về những nơi bỗng nhớ, gặp những người bỗng dưng…
    Có khi thấy ḷng lâng lâng hối hận là sao lâu quá ḿnh không ghé thăm người này.
    Cũng có bực bội khi gặp lại người không ưa từ trước, bây giờ càng khó ưa hơn. Lấn cấn trong ḷng là ḿnh thay đổi.
    Hôm nay tôi gặp lại anh Than. Tên đúng của anh th́ quên rồi. Hồi làm chung đă lâu, anh ưa “than” nên mọi người gọi anh là anh Than. Tôi với anh tay bắt mặt mừng.
    Sau xe c̣n xách bia uống dở, tiếc của mang về từ hôm gặp anh Thuần làm Pḥng thương mại, ngoài nhà hàng Năm Hứa.
    Tôi mời anh Than quá bước qua nhà hàng Tàu lai rai chơi. Anh từ chối như anh chưa bao giờ nhận lời v́ tai nạn ham vui lần đó.
    Câu chuyện cũ lại lù lù tái hiện trong đầu. Anh chị đến dự tiệc tân gia của một người bạn làm chung với chúng tôi.
    Ai nấy đóng tiền cho người đại diện mua quà chung, gọi là của anh chị em trong hăng.
    Đóng tiền ngay tại tư gia tân gia khi chưa vô tiệc. Chị nhà đi dự tiệc, nhưng dứt khoát không đóng tiềntham gia .
    Mọi người bỏ qua thôi.
    Nhưng anh lỡ trớn đă đưa vợ đi tiệc, anh mượn anh em vài chục để hùn hạp với đồng nghiệp.
    Chị nhà làm lớn chuyện như anh thua bạc thua bài tán gia bại sản. Anh xin lỗi mọi người, mỗi ngày, tới làm không ai quên được chuyện bé xé ra to.
    Cũng từ đó về sau, anh từ chối mọi sinh hoạt cuối tuần của đồng nghiệp cho tới ngày hăng đóng cửa.
    Chiều gặp lại này cũng đành ngồi ngoài băi đậu xe, uống bia, nghe anh than…
    Người ta bảo là sông có khúc, người có lúc. Sao cái khúc của tôi nó dài… cái lúc của tôi nó buồn ghê lắm.”
    “Khúc dài, lúc càng vui. Sao anh buồn ghê vậy?”
    “Tôi làm không biết bao nhiêu việc, từ khi hăng đóng cửa.
    Có nghe bạn bè thỉnh thoảng gặp, có nói chuyện về anh. Mừng cho mọi người, buồn cho tôi. Mất việc là mất hết. Mất hết…”
    “Cũng c̣n vợ cũ chứ hả?”
    “Giá không c̣n hay hơn!”
    “Buồn thiệt. Dzô.”
    “Bây giờ anh làm ǵ?”
    “Làm người ở ở nhà ḿnh.
    Tối ngủ bà chủ?”
    “Hết hứng thú.”
    “Hết pin hay hết thuốc chữa?”
    “Cứ như anh, có khổ mấy cũng vui. Sao tôi buồn hoài.”
    “Ai cấm anh vui!”
    “Không có ǵ vui. Chả lẽ ra đường cười một ḿnh, cho người ta nói ḿnh rồ à!”
    “Th́ anh đi kiếm việc ǵ làm đỡ. Không dư giả cũng hơn ngồi nhà nghĩ quẫn.”
    “Tôi có nghỉ ngày nào đâu, cũng đi làm đấy chứ. Gặp buổi khó khăn, người ta mướn ḿnh vài tháng, lại hết việc.”
    “Hiện anh đang làm ǵ?”
    “Tôi làm cable. Ngày năm chục bạc. Họ sai ḿnh như chó, mắng như con…”
    “Đời bây giờ, người ta xem ḿnh như cứt, muốn ăn lúc nào ăn. Cơm cha áo mẹ công thầy của ḿnh bỏ cả anh ạ!
    Tôi cũng oải lắm rồi, nhưng đi loanh quanh chỉ thêm đời mỏi mệt. Đi đâu cũng chỉ gặp những người nô lệ da vàng, những người chuẩn bị sống bằng cách kiếm tiền tới chết chứ chưa sống ngày nào…”
    “Anh đang làm ǵ?”
    “Bán ít chữ nhặt nhạnh từ vũng lầy của chúng ta.”
    Tạm ổn chứ?”
    “Tùy ḿnh, nhắm hay mở mắt…”
    “…”“Anh làm cable, công việc có đều không?”
    “Không. Tháng, vài trăm bạc
    . Cầm cái check chẳng vào đâu. C̣n phải đợi chủ gọi mới được đi nhà bank. Họ cũng đâu có tiền trong bank đâu.”
    “T́m việc khác. Đưa số điện thoại đây, tôi t́m việc phụ cho.”
    “Tôi có điện thoại đâu, cắt rồi. Chán cable, nhưng lẩn quẩn măi…”
    “Bắc được cable với con mụ nào rồi phải không?”
    “Nói ra, anh lại cười tôi lẩm cẩm. Thân lo chưa xong c̣n đèo ḅng…”
    Đàn bà họ dân chủ, dân quyền dữ lắm. Vợ tôi thôi dọn dẹp nhà cửa đă lâu. Tôi ít việc hơn th́ phụ thợ cũng phải. Bà ấy thôi giặt giũ, rồi thôi luôn cơm nước…”
    “Thảo nào anh ốm như que diêm.”
    “Tôi th́ nói làm ǵ. Mấy đứa con trông vào ông bố không tiền, mới khốn nạn.”
    “Rồi anh lo nổi cho mấy đứa nhỏ không? Sao không la làng lên, anh em biết đâu mà giúp…”
    “Chưa đến nỗi đó. Tôi có tiền th́ mua sẵn mấy thùng ḿ gói làm căn bản cho mấy cha con. Hôm khá việc th́ đi chợ cho con cái có miếng ăn. Mấy đứa nhỏ cũng ngoan. Con nít bên đây khôn sớm, chả dại như ḿnh thuở nhỏ. Chúng nó có ư lắm.”
    “Thế chị lên bàn thờ từ bao giờ?”
    “Được thế đă phúc. Hôm nào tôi có đi chợ th́ bà ấy về ăn cơm nhà. Hôm cha con tôi ḿ gói th́ bà ấy tan sở, ghé ăn ǵ đấy, rồi về.
    Thỉnh thoảng thèm, mua về ăn một ḿnh. Con cái không đụng tới th́ chửi . Hôm có bạn bè ghé chơi, order nhà hàng về ăn, vui. Chả kể ǵ chồng con. Vợ chồng đến thế đă cùng chưa?”
    “Chưa. Trước khi cùng, đàn ông nó khùng. Đàn bà bây giờ họ dân chủ lắm, đến thằng chồng nổi khùng, nó bằm cho vịt ăn. Họ mới cam ḷng.”
    “Một dạo, bà ấy đ̣i ly dị. Nhưng cuống lên v́ con không ai lo, đời nào lại đi dặn con: Có sốt cũng ráng chịu đến hết buổi học. Đừng bảo cô giáo gọi mẹ…
    Tôi thôi đi làm xa để lo con, nhưng làm gần th́ không có việc. Cha không việc làm th́ ông toà phải giao con cho mẹ thôi.
    Thế là tính tới tính lui, tự cất đơn ly dị để đi làm overtime miệt mài. Cái ǵ thay đổi cũng qua được, ḷng người đổi thay nó khốn khổ cho gia đ́nh…”
    “Anh cũng có tuổi rồi, cũng cần tinh thần ổn định mà lo tuổi già. Nhà cửa xe cộ xong hết chưa?”
    “Cũng v́ có tuổi rồi, sức tôi đă đuối từ khi ḿnh c̣n làm chung hăng. Toàn anh em đỡ đần cho. Bây giờ, nhà xe đă xong. Điện nước chung nhau trả
    . Cứ như người share pḥng. Tôi thương con anh ạ. Chả biết Chúa gọi khi nào…”
    “Hay anh gọi ổng trước đi, coi Ngài giúp được ǵ không?
    H́nh như lúc này Văn pḥng Chúa Cứu Thế đang bị Sở thuế truy thu, không thấy ngài nhận đơn kêu khổ!”
    “Đừng nói bậy.”
    “Bia ngon thật đấy, lâu không uống…”
    “Thôi, nói chuyện đèo bồng nghe đi. Anh vừa già, vừa nghèo, vừa không job. Chỉ được cái hiền. Ai cho anh câu cable cũng kể là có hai con mắt khóc người một con…”
    “Ba cái vừa của anh đúng cả. Ma nào nh́n tới tôi.”
    “Vậy đèo bồng cái quái ǵ, anh lúc này úp mở dữ nghen!”
    “Chuyện thằng nhóc. Chả họ hàng. Nhưng người cùng khổ th́ thương nhau…”
    “Anh nhận con nuôi?”
    “Bố bảo không dám. Tôi đi làm cable, bữa đực bữa cái. Người ta gọi mới đi. Gặp thằng nhóc Mỹ trắng hẳn hoi, lễ phép ra phết. Nó đến xin tôi ly nước trong cái thùng nước uống của anh em thợ. Hôm đó chúng tôi đang làm bên hông khách sạn
    . Anh em đuổi nó đi, tôi thấy bất nhẫn quá. Trời th́ nóng đổ đom đóm mắt, thùng nước, hôm nào cũng đổ bỏ mỗi chiều về. Cho người ta một ly, xá ǵ.
    Tôi gọi lại cho. Thấy tội nghiệp nó quá. Nó biết mọi người nghĩ nó giả xin nước để ăn cắp đồ nghề của chúng tôi. Nó cảm ơn và xin lỗi tử tế, rồi đi.
    Tôi ám ảnh thằng nhỏ dễ thương, mặt mày sáng sủa, lễ phép. Chắc lại chuyện gia đ́nh! Hôm sau, tôi thấy nó cũng c̣n lảng vảng quanh khách sạn.
    Công việc th́ nhiều, tôi nói ông xếp: Mướn nó đi, mướn nó phụ việc. Nó không phải dân ăn cắp đâu. Ong xếp mướn nó, nhưng giao cho tôi coi chừng. Thế là tôi với nó bằng nhau. Ngày năm chục bạc.
    Nó ít nói lạ thường, tôi giúp nó việc đưa rước đi làm. Làm tiền mặt nên cũng chẳng ai quan tâm lư lịch. Gia đ́nh nó có vẻ khá giả, nhưng không hiểu sao để cho thằng bé lang thang. Hôm ăn trưa xong, ai cũng ngả lưng tí rồi làm, nó ngồi một ḿnh dưới tàn cây, mân mê cái quẹt ga. Cuối cùng vứt vô thùng rác. Tôi nhớ ra ban sáng, sau khi rước nó, tôi ghé đổ xăng.
    Tôi thích cái quẹt nhựa đó v́ người ta dán bên ngoài h́nh tờ trăm đô la. Tính mua lấy hên, nhưng hà tiện, lại thôi. Không ngờ thằnh nhóc táy máy của cây xăng. Lạ là nó không hút thuốc th́ lấy cắp cái quẹt làm ǵ?
    Lạ hơn là lấy được rồi vứt bỏ
    Cha nó chết trận bên Trung đông. Mẹ đi bước nữa. Người cha kế không quan tâm đến nó. Thậm chí đuổi đi. Mẹ nó can thiệp cho nó được ngủ nhà đă là ân huệ. Tội quá.”
    “Tôi có biết về căn bệnh đó. Người bệnh chỉ cốt sao lấy bằng được cái họ thích. Sau đó vứt bỏ. Một căn bệnh tâm lư, cần gặp bác sĩ tâm lư th́ khỏi thôi.”
    “Miếng ăn không có th́ tiền đâu đi bác sĩ…”
    “Bây giờ, thằng bé đó ở đâu? Có c̣n làm chung với anh không?”
    “Trong tù.”
    Nó hai mươi tuổi rồi chứ nhỏ nhít ǵ nữa. Chừng nửa năm trước. Tôi với nó có việc đều cả tháng nên cũng đỡ. Chiều về, thấy cái xe bán có tám trăm đô la, coi được lắm
    . Tôi tính mua cho nó để nó có thể đi làm nhiều hơn, kiếm tiền. Những hôm cần làm đến khuya, người ta trả thêm tiền, nhưng tôi chiều phải về lo con cái. Nó phải về theo tôi v́ nó không có xe.
    Ai mà ngờ được nó nhón cái kính lăo của ông già chủ xe. Ông già cũng độc địa kinh hồn. Để im đến hôm sau, chúng tôi trở lại giao tiền, lấy xe
    . Bà vợ ông trong pḥng gọi cảnh sát. Thế là thằng nhỏ đi tù v́ cái kính lăo c̣n trong túi nó. Tôi van lạy hết lời, tŕnh bày hết lẽ… ông già không tha, cảnh sát không tha được v́ nó đang probation. Họ đuổi tôi đi, lằng nhằng họ bắt bắt luôn cả lũ.
    Chả biết sao lại quên vứt cái kính mấy đồng bạc ấy đi. Số thằng nhỏ ở tù.”
    Hết bia, trời cũng tối và lạnh. Tôi tạm biệt anh không đành. Giúp anh không xong v́ thân ḿnh cũng lo chưa xong. Những dây đèn giáng sinh đă lập loè xanh đỏ gọi mời.
    Chút tiền tiện tặn trong bóp cũng chưa chắc có mua được ǵ cho vợ con để gọi là quà. “Những người khốn khổ th́ thương nhau…” anh nói ban năy đó! Anh nuôi con bữa cơm, bữa ḿ.
    C̣n vô tù thăm thằng nhỏ bơ vơ… Chúa ở trước mặt, Chúa ở cùng anh chị em, chừa thằng nhỏ. Thôi…
    “Anh ơi! Tôi có vài trăm, dành dụm mua quà giáng sinh cho gia đ́nh. Tôi chia đôi với anh, để tất cả những đứa trẻ được vui. Hôm nay, anh chịu ngồi uống bia là tôi vui lắm rồi.
    Đừng từ chối sự chia sẻ của tôi. Sông có khúc người lúc nhúc, loài động vật hoang tưởng này ngày càng đông.
    .. Hy vọng anh bỏ thói ăn nói dễ hiểu lầm. Giáng sinh vui nha.”
    “Mọi sự rồi thay đổi. Tôi tin Chúa ḷng lành.
    Tôi xin anh một trăm cho thằng nhỏ Mỹ. Không mượn khi không có khả năng trả.
    Ngày mai, tôi đi thăm nó trong tù.
    Tù bây giờ cũng đói anh ạ! Ăn không no, nói ǵ tới quà giáng sinh…”“Tôi cũng tin anh. Tạm biệt.”
    Chúa đi về hướng gió. Người gầy như que diêm.

    Phan


  8. #18
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    1,786
    Quote Originally Posted by Camlydalat View Post
    Que Diêm
    Tui nhận thấy hầu hết boxes/posts thuộc về văn chuơng Th́ CamlyDalat rất hăng hái.

    Anh/ Chị(có lẽ là chị) nên cố gắng có 1 blank line giưă các đoạn (paragraph) để netters khỏi bị chói mắt chứ dồn vào một cục trông tối lắm.

    Thanks.

  9. #19
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Father's Day : 100 độ

    Father’s Day: 100 độ F

    Ông Việt Nam móc cái dây xích chó vô cổ con Lyli để cho nó đi lấy thơ với ông. Con chó mừng quưnh v́ được đi ra park. Nhưng vừa mở cửa đă muốn bật vô nhà v́ trời nóng kinh khủng.
    Sự thay đổi khí hậu đă ảnh hưởng xấu đến nhiều nơi trên thế giới và riêng nước Mỹ - băo tố hoành hành những tiểu bang miền bắc cũng thiệt hại nặng nề.
    Riêng Dallas được hưởng những ngày đầu hè mát mẻ do ảnh hưởng băo ở miền bắc.
    Những ngày thoải mái trên nỗi tang thương của người khác nên vui sướng cũng không trọn vẹn; và những ngày ngắn ngủi ấy cũng chóng qua.
    Hôm nay là ngày đầu tiên trên màn h́nh computer cho biết nhiệt độ Dallas đă lên tới con số tṛn trĩnh là 100 độ F.
    Ngoài park trước cửa nhà, những người Mễ vẫn kiên nhẫn cắt cỏ trong cái nắng và oi bức của thời tiết khắc nghiệt. Họ đă đổ bộ từ sớm, tiếng máy cắt cỏ, máy xén cỏ… đánh thức sự yên lặng vĩnh hằng của cái xóm mừng như trúng số khi thấy một bóng người qua đường.
    Ông không hiểu nhiều về những gia đ́nh hàng xóm, dù gia đ́nh ông đă dọn đến đây khá lâu.
    H́nh như bọn trẻ trang lứa với con ông cũng đă lớn như con trai ông; bọn trẻ đă đi đại học, ra trường… và đang tiếp tục theo học bậc cao học hay đi làm ở những thành phố nào đó.
    Nói một cách nào th́ cũng không ngoài việc ở đây hầu như chỉ có một lớp trẻ con đó thôi. Chúng đă lớn và bay đi như những cánh chim rời tổ mẹ hiền.
    Những bậc cha mẹ trẻ trung, tương xứng với khu nhà 20 năm trước-giờ đă cũ nên họ cũng đă già.
    Những cái ḷ nướng bbq lan toả trong không gian hè mùi thịt nướng, làn khói trắng xanh bay lên tàn cây, những cooler màu sắc chứa bia ướp lạnh, những đường ống nước dă chiến kéo qua đường - ra park cho con nít chơi nước… là những h́nh ảnh đă biến mất khỏi khu nhà và cái park này từ mùa hè nào nhỉ!...
    Anh chàng Mỹ trắng, tên Robert Brown, người lái xe Ford truck F-350, tới 6 bánh xe và hay kéo tàu ra hồ 30, kéo về nhà, đậu trước cửa làm choán hết một đoạn đường. Nh́n anh trẻ trung, phong độ như một nhà thể thao.
    Thật khó tin ông già đeo kính lăo, đi lấy thơ ngoài thùng thơ chung của cả xóm ngoài park, người đàn ông từ tốn ngồi xuống băng ghế công viên, đọc những lá thơ, báo chí mà ông vừa lấy ra từ hộc thơ của gia đ́nh ông trong thùng thơ chung của cả xóm. Ông ấy đẹp lăo hơn cả người đàn ông trẻ trung, có phong độ của một nhà thể thao 20 năm trước.
    Chỉ có thời gian không thay đổi, một ngày như mọi ngày qua đây. Một hôm nào không thấy ông già đẹp lăo ngồi đọc báo ngoài ghế công viên nữa. Nhà thể thao của 40 năm trước đă vào viện dưỡng lăo…
    Một người Việt nam duy nhất ở xóm nhà này, mấy lần định bỏ đôi giày đá banh của ḿnh vô thùng rác v́ những đứa trẻ thích thú những động tác kỹ thuật trong môn túc cầu mà ông thường biểu diễn cho chúng xem đă không c̣n ở đây nữa.
    Người nghệ sĩ sân cỏ đă hết khán giả, xách đôi giày đá banh ra park với ư định trao cho một chú bé nào đó. Nhưng đă nói là hầu như ở đây chỉ có một lớp trẻ, chúng đă bay xa theo tiếng gọi tương lai… người nghệ sĩ sân cỏ treo đôi giày đá banh lên cành cây ngoài park - cho ai cần th́ xài.
    V́ người nhạc sĩ không thể bỏ cây đàn của ḿnh vô thùng rác dù những ngón tay đă bất tuân lệnh chủ; người nghệ sĩ sân cỏ cũng không đành ḷng bỏ đôi giày đá banh vô thùng rác khi nó đă trở thành gánh nặng của đôi chân.
    Đôi giày treo ở đó, đôi giày mà ông tưởng sẽ mang suốt đời v́ ông mê đá banh từ nhỏ. Đôi giày treo trên một nhánh cây nước Mỹ nên không có ai lấy.
    Ở đây, người ta chỉ mua mới (trong tiện bán đồ thể thao) hay mua lại (garage sale) chứ không ai cắp nhặt của ai nên đôi giày treo trên nhánh cây cứ ở hoài đó, làm phiền nhánh cây hơn là trang điểm cho cái park đă từng diễn ra những trận cầu liên hợp quốc v́ con nít đa sắc tộc.
    Lại nhớ đến những đứa trẻ đă bay xa theo tương lai của chúng… nhớ thằng nhóc Ấn Độ ốm đến có thể găy làm hai khi đụng chạm trong lúc đá banh; thế mà nó dai dẳng, bền bỉ trong suốt những trận banh của thời thơ ấu nó. Thằng nhóc thật kiên cường, chuyện về nó cũng là một chuyện vui:
    Mấy đứa nhóc Mỹ và cả con ông là Việt Nam đă xúi nó, mày ốm quá v́ không ăn thịt ḅ, nên khi đụng tụi tao là mày té chỏng cẳng. Mày ăn thử một miếng sườn ḅ nướng này đi, mày sẽ chạy nhanh hơn, đụng không té… nó cự tuyện v́ ba tao cấm ăn thịt ḅ.
    Nhưng sườn ḅ nướng là một món thượng đế cũng hay lén vợ đi ăn riêng - thằng nhóc Ấn khó cầm ḷng! Nó nói, tụi bay đè tao xuống cỏ, nhét vô miệng tao… th́ ba tao không phạt tao tội ăn thịt ḅ được.
    Những người Mỹ và cả ông Việt Nam làm lơ như không thấy một cuộc hành hung.
    Họ uống bia, ăn sườn ḅ nướng với những nụ cười mỉm mỉm v́ trong mắt họ không nhịn được cười khi những đứa trẻ Mỹ tṛn quay xúm nhau đè một thằng nhóc Ấn Độ ốm nhách xuống cỏ, nhét những miếng thịt ḅ ngọt tới trong mơ vô miệng nó… kẻ bị hành hung không kêu la mà ra vẻ phiêu diêu…
    Nghe nói, ba nó đánh nó tới thừa chết thiếu sống; nhưng thằng nhóc kiên cường vẫn chơi Hamburger nhân thịt ḅ từ đó tới ba nó chịu thua. Hèn ǵ, sau này nó lớn con tới nh́n không ra…
    Và ḱa, bà Nancy cũng dắt chó đi lấy thơ. Thấy bà lại nhớ đến cây phong 10 gallon được trồng xuống sân nhà bà hồi bà mới đến đây. Dáng cây thanh mảnh, thiệt đẹp như bà ngày ấy.
    Bây giờ, cây phong cổ thụ biết đi. Không, bà Nancy đó chớ, bà đi lấy thơ. Th́ ra ông Việt Nam cũng khác ngày ấy dữ lắm rồi, mới tháo cái kính ra giây lát v́ mỏi mắt, đă lầm bà Nancy với cây phong cổ thụ.
    Ông Việt Nam định kêu chó để trở vô nhà v́ trời nóng dữ rồi, nhưng anh Mễ xén cỏ ngưng tay, anh đến hỏi thăm ông về đôi giày đá banh treo trên nhánh cây.
    "Ông có biết đôi giày trên trên cây kia của ai không? Tôi định xin về cho con tôi."
    "Anh cứ lấy đi, của tôi đó. Tôi treo ở đó cho ai cần th́ xài… v́ không nỡ giục vô thùng rác."
    "Ông yêu bóng đá lắm hả?"
    "Tôi thấy anh h́nh như cũng vậy…"
    Họ cười thể thao với nhau. Nụ cười thể thao không mang những màu sắc thấy ghét trên đời như màu da, chủng tộc… nụ cười nguyên thủy của con người khi bản đồ chưa ra đời và chưa có những đường biên giới.
    Bây giờ th́ hai người giống nhau trên nước Mỹ là cùng là di dân. Nhưng một người có quốc tịch và một người là di dân lậu…
    Sự đời khó giải thích ngọn ngành… ông Việt Nam này lơ mơ lắm. Chẳng nghe câu hỏi của người đối diện, ông hỏi lại, "anh nói ǵ?"; người Mễ nói:
    "Hồi c̣n nhỏ, chắc ông chơi đá banh hay lắm?"
    "Tôi nghĩ anh cũng vậy!"
    "Phải, chỉ cần một trái banh là chơi được tới cả mấy chục đứa nhỏ. Môn thể thao của trẻ em nghèo."
    Ông Việt Nam như bị chích mũi kim vào kư ức, "Ở Việt Nam chúng tôi cũng thế, lúc nhỏ ở quê nhà, chúng tôi chơi banh ở sân trường học ngày này qua ngày khác v́ không có ǵ khác hơn để chơi.
    Anh nói đúng là môn thể thao của trẻ em nghèo."
    "Nhưng bây giờ th́ ông ngon lành rồi!"
    "Tôi đang thua anh một việc làm. Tôi đang không có việc."
    "Nhưng ông có nhà ở, có xe riêng, không phải làm công việc không giấy tờ như tôi."

  10. #20
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    "Người Việt tôi thường nói: không có nghề hèn chỉ có người hèn. Anh có việc làm là quư rồi… Anh qua đây đă lâu chưa, tôi thấy anh nói tiếng Anh rất giỏi."
    "Cảm ơn ông, tôi qua đây đă mười lăm năm."
    "Gia đ́nh anh ở đây hết chứ?"
    "Không, tôi qua đây một ḿnh. Gia đ́nh tôi c̣n bên Mễ."
    "Anh nói gia đ́nh là cha mẹ và anh chị em của anh hay gia đ́nh là vợ con anh?"
    "Cả hai… năm tôi 16 tuổi, tôi có con với bạn gái. Tôi nói cô ấy ráng sanh con cho tôi, tôi đi qua Mỹ làm thuê và sẽ đem tiền về làm đám cưới…"
    Người đàn ông rắn chắc nhưng không rắn rỏi này như mủi ḷng, anh ấy nh́n ra xa để người Việt Nam đối diện không thấy anh xúc động. Dường như hai người c̣n chưa biết tên nhau nhưng có một sự thông cảm dạt dào. Người Việt Nam không ṭ ṃ nhưng muốn chia sẻ phần nào những xúc động mà ông vừa bắt gặp trên gương mặt người bạn Mễ… "Rồi anh có trở về làm đám cưới với vợ anh không? Con anh đă sang Mỹ chưa?"
    Ngướ Mễ thôi cầm được xúc động, anh ấy nói trong nước mắt, "Vợ tôi gạt tôi, cô ấy cứ nói tôi ráng ở lại Mỹ để kiếm tiền gởi về cho cô ấy nuôi con tôi và giúp đỡ mẹ tôi…
    Nhưng từ khi mẹ tôi biết được cô ấy có con với người khác, mẹ tôi bắt cháu về nuôi và báo cho tôi biết đừng gởi tiền cho cô ấy nữa…"
    "Vậy anh vẫn gởi tiền về cho mẹ anh nuôi con anh?"
    "Nhưng mẹ tôi đă chết. Con trai tôi đă chết…"
    Người Mễ ngước lên trời thống thiết, không có ông chúa ông phật nào ngó xuống hết trơn… chỉ có mặt trời 100 độ F làm chứng cho một di dân lậu. Mắt người Việt Nam kia bỗng cay xè như ai xát muối ớt, hoang mang rồi lại hoang mang v́ không hiểu đầu đuôi câu chuyện.
    Ông ta không đại diện cho ai mà đại diện cho ai đủ để chia sẻ với người Mễ này. Chỉ thấy họ ôm nhau, vỗ vai… để truyền bớt khổ đau.
    Người Mễ cột đôi giày đá banh vào ngọn cây xén cỏ, anh ta vác cây xén cỏ lên vai như người thợ săn vác cây súng dài, đi như người không hồn về phía chiếc xe truck lớn có kéo trailer.
    Những người Mễ khác như hiểu được tâm trạng nên không hối thúc…
    Ông Việt Nam c̣n đứng bàng hoàng, cô độc… nh́n theo. Cố sắp xếp lại những chi tiết trong đầu cho mạch lạc để cầu nguyện cho người Mễ này bớt khổ đau!
    Một người thiếu niên Mễ 16 tuổi, thuộc gia đ́nh lao động nghèo; có con với bạn gái cùng lớp học trong trường trung học nào đó bên Mễ. Anh ta bỏ học, vượt biên sang Mỹ để làm thuê, kiếm tiền về làm đám cưới với người yêu, xây dựng gia đ́nh, cùng nuôi dạy con cái với cô ấy...
    Anh làm thuê cho người chủ Mễ thầu cắt cỏ đă nhiều năm. Nhưng cũng không đủ tiền cho vợ nuôi con, giúp đỡ mẹ anh đă già và hay bệnh hoạn.
    Đó cũng là lư do anh không về v́ về bên Mễ đâu có kiếm được 80 đô la/ ngày. Trừ ăn ở c̣n 6 chục đô la.
    Nhưng qua mùa cỏ là khổ hơn v́ đứng ở chợ người được chăng hay chớ. Hôm có người mướn làm tạp dịch, hôm không… Suốt mùa đông chỉ đủ nuôi thân và đủ tiền mua thuốc cảm lạnh là mừng, không có tiền gởi về nhà đâu.
    Rồi con anh 10 tuổi, mẹ anh mới phát hiện ra con dâu đă có con với người đàn ông khác từ lâu.
    Đến 3 đứa: một 6 tuổi, một 4 tuổi và một đang mang bầu - của người đàn ông khác nữa… 10 năm qua, cháu nội của bà bị ngược đăi mà bà đâu có biết!
    Bây giờ biết th́ đói nghèo bệnh tật cách mấy cũng phải đưa cháu về nuôi. Phải bù đắp cho con trai, phải xin lỗi con trai v́ 10 năm qua bà giận nó quên mẹ già; không thương mẹ già… trong khi nó không có tệ bạc
    như thế, chỉ v́ vợ nó lường gạt. Nói là giúp mẹ, nuôi con để lấy hết tiền nó nhưng có làm như thế đâu
    !Rồi từ ngày anh thôi gởi tiền cho vợ th́ gởi cho mẹ để thuốc thang và nuôi con cho anh.
    Nhưng bệnh t́nh của mẹ đă lâu và không được chữa trị từ đầu nên nan giải lắm. 5 năm nay anh gởi hết tiền kiếm được về cho mẹ cũng không đủ thuốc thang.
    Mẹ anh theo Chúa, bỏ lại con anh mồ côi bà. Người chị duy nhất đă có chồng con và chưa bao giờ giàu thử một lần trong đời cho biết. Chị chôn cất mẹ bằng tiền anh vay mượn bên Mỹ, tiền mượn trước rồi trừ lương sau.
    Ông chủ thầu cắt cỏ này nhơn đức kém, cho thợ của ḿnh vay để giữ chân thợ giỏi nhưng cũng tính tiền lời không nhẹ. Và người Mễ tội nghiệp kia khi đă lâm vào nợ nần, càng quẫn trí.
    Anh hối thúc người anh rể bên quê nhà phải thu xếp cho con anh vượt biên càng sớm càng tốt.
    Chính ḷng thương con côi cút ngay trên quê nhà đă làm anh lún sâu thêm vô nợ nần bên Mỹ v́ anh rể và chị dâu bên quê anh là những người chưa bao giờ giàu có thử một lần trong đời cho biết, nên họ càng dễ trở thành con mồi ngon cho những người lường gạt.
    Những người lường gạt lấy tiền trước mới chịu đưa người vượt biên v́ t́nh h́nh biên giới bây giờ khó, đă d́m người cha Mễ này dấn thân vô nợ nần tự nguyện đến hết lối thoát…
    Người đưa người vượt biên thứ ba, sau khi nhận tiền từ anh rê và chị ruột của anh để đưa con anh sang Mỹ không cướp tiền trắng trợn như hai người trước; nhưng lường gạt cách khác là nhận tiền đưa thằng bé vượt biên đường bộ (cao hơn, mắc hơn) nhưng đưa thằng bé vượt biên đường thủy.
    Và sóng gió đă làm mất vĩnh viễn đứa con trai 15 tuổi - chưa thấy mặt cha từ ngày sinh ra…
    Anh ấy hứa với con là sang Mỹ, ba sẽ mua cho con đôi giày đá banh mà con thích.
    Nhưng thằng bé đă không có cơ hội sung sướng tới chảy nước mắt như cha nó; như ông Việt Nam khi được sỏ chân vô đôi giày đá banh mơ ước lần đầu trong đời. Nó mất trong hạnh phúc; trên đường đi gặp cha… để mặc giày đá banh adidas.
    Giờ chỉ c̣n người cha tội nghiệp trên đời, vừa xin một đôi giày đá banh c̣n tốt cho con ḿnh v́ tưởng nó đang ở nhà; đang gói quà Father's Day đầu tiên - mừng cha con gặp nhau…
    Người cha hoang tưởng cột đôi giày đá banh trên cây xén cỏ đă đi theo hướng gió.
    Người Việt Nam kể nốt câu chuyện người di dân với mặt trời 100 độ F đứng bơ vơ.
    Gió. Gió như gió lào từ Trường Sơn thổi xuống. Lần đầu tiên trong 20 năm sống ở đây, lần ông đi lấy thơ lâu nhất.
    Trời nóng 100 độ F, gặp một người Mễ đi về hướng gió với đôi giày đá banh cột trên cây xén cỏ, người cha Mễ đă xin cho con trai chưa từng và cũng không bao giờ thấy mặt…
    Xin mặt trời bớt giận, bớt nóng cháy da người v́ người Mễ kia c̣n đi xén cỏ ở những cái park khác nữa; anh đi xén cỏ tới hết đời cũng không trả hết nợ vượt biên của con trai… người Việt Nam cầu nguyện xong, mặt trời vẫn không bớt nóng.
    Ánh nắng chói ḷa hàng chữ Happy Father's Day trên báo quảng cáo thật dị hợm…

    Phan

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 04-07-2012, 04:48 PM
  2. PHÓNG SINH CHỮ NGHĨA - Truyện ngắn của Phan Trang Hy
    By huongcali in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 16-03-2012, 04:59 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 18-12-2011, 05:13 PM
  4. Truyện ngắn -THẰNG BÉ-
    By NguyễnQuân in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 26-04-2011, 08:38 AM
  5. Truyện ngắn - Thuỵ Vi
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 4
    Last Post: 23-03-2011, 10:52 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •