Page 10 of 18 FirstFirst ... 67891011121314 ... LastLast
Results 91 to 100 of 172

Thread: Sách "Bên Thắng Cuộc" - Huy Đức

  1. #91
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Thư Không Niêm Gởi Đến Cộng Đồng Nam California Về Cuộc Biểu T́nh Chống "Bên Thắng Cuộc"

    Thu, 01/10/2013 - 01:56
    Trần Đông Đức / RFA Blog

    Kính gởi ông Phan Kỳ Nhơn, Phan Tấn Ngưu, Nguyễn Xuân Nghĩa… cùng quư nhân sĩ trong cộng đồng Việt Nam tại Nam California.
    Hôm nay, được biết quư vị đă họp và chọn ngày 19-1-2013 làm ngày biểu t́nh chống cuốn sách "Bên Thắng Cuộc" của anh Osin Huy Đức trước báo Người Việt. Trước đây tôi có nghe một số vị trong cộng đồng nói là không ưa cuốn sách này v́ cái tựa nghe có vẻ so găng quá! Tôi thiển nghĩ ưa hay không ưa th́ cũng chỉ làm cuốn sách này thêm nổi tiếng và bởi v́ nguồn tài liệu của anh Huy Đức có thể tạo nên cảm xúc quốc cộng triền miên nên không có ư kiến. Độc giả hiếu kỳ chắc sẽ tự t́m đến cuốn sách này xem tác giả viết như thế nào.
    Cộng đồng Việt Nam tại California dù sao cũng là nơi có những nhân vật lương tri khí chất như một số người mà tôi kính mến nhưng sao lại bị kích động tinh vi dẫn đến hành động đ̣i biểu t́nh chống anh Huy Đức và báo Người Việt.
    Có vị cũng cố t́nh quên đi t́nh tiết Huy Đức chính là Osin, một blogger nổi tiếng từ lâu mà báo chí hải ngọai đă khai thác tận t́nh các bài b́nh luận đầy những cảm xúc cháy bỏng của anh ấy về Ḥang Sa - Trường Sa, Biên Giới Việt Trung, và Vịnh Bắc Bộ…
    Do đó, việc quư vị cứ dùng từ ngữ "cộng con", "việt cộng" Huy Đức để miệt thị là chính ra quư vị đang tự mâu thuẫn lương trí và lư trí của con người. Những ngôn từ này lại xuất phát từ những người lớn tuổi có danh nghĩa đại diện một nền văn hóa Việt Nam Cộng Ḥa nối dài ở hải ngọai. Thật là điều rất đáng tiếc. Đúng không?
    Chúng ta thường rất lấy làm tự hào với chính thể bao dung, chính trị nhân bản, chính sách chiêu hồi của VNCH đối với những người bên kia giới tuyến trước năm 1975. Thế nhưng hôm nay sao lại đối đăi với Huy Đức như thế?. Dù sao sách của anh ấy cũng là một dạng "cấm thư" không được xuất bản trong nước nên tác giả đành xuất bản ở hải ngọai. Đứng ở vị trí người Việt hải ngọai mà nhận xét, "Bên Thắng Cuộc" nên được coi như là một tiếng nói mang tính đối lập với nền bạo chính sau năm 75. Nếu cuốn sách có dụng ư tuyên truyền th́ nhà cầm quyền cộng sản phải cho xuất bản trong nước chứ! Đằng này họ cũng cho "dư luận viên", "hồng vệ binh" lên tiếng chỉ trích và phỉ báng tác giả Huy Đức một cách cạn tào ráo máng. Quư vị cũng định làm giống như họ à? Nghĩ lại mà xem.
    Trong lúc quư vị bắt bẻ từng câu từng chữ để t́m cố t́m ra một lư do bắt buộc tác giả có luận điệu thiên vị, thiên cộng. Nhưng quư vị ơi, nội hàm của "Bên Thắng Cuộc" về phương diện tu từ trong ngữ pháp tiếng Việt th́ chẳng khác ǵ ví dụ trong câu "Đánh Bại Quân Tàu" vs. "Đánh Thắng Quân Tàu" hay là "Có Thể Nào Quên" vs. "Không Thể Nào Quên". Trong các trường hợp như thế này th́ "Có" hay "Không", "Thắng" hay "Bại" đều quy đồng về một ư nghĩa.
    Do đó, các luận điệu đả kích tựa đề và ngôn từ xưng hô trong cuốn sách chứng tỏ một sự vô tri và ấu trĩ. Có người lấy chứng cớ lời mở đầu của cuốn sách mang tính "Thank But No Thank" với các nhân vật chính trị cho Huy Đức nguồn tin và tài liệu mà phỉ báng tác giả. Khi phê b́nh nội dung sách báo mà quư vị nhăm nhe chỉ trích kiểu này th́ có chủ quan lắm không?
    Nhiều người c̣n lấy hồ sơ cá nhân của anh Huy Đức để chống đối cuốn sách. "Anh này từng là đảng viên cộng sản, từng đứng trong quân ngũ, đi lính ở chiến trường Cao Miên" để rồi kết luận nội dung và tư tưởng. Nếu như thế th́ quư vị làm sao lư giải được chuyện các anh chị Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Nguyễn Tiến Trung… Các bạn ấy đều là đ̣an viên, đảng viên, công an trong chế độ cộng sản Việt Nam cả đấy.
    Chỉ e rằng khi nói ra quá nhiều lời hàm hồ th́ sau khi quư vị chết rồi chỉ làm tṛ cười cho người hậu thế. Các h́nh ảnh chiếu trên youtube được lưu lại coi như là chứng tích hùng hồn về sự lố bịch của của quư vị trong cuộc họp mà thôi. Xin lỗi là tôi không ám chỉ ai trong này nhưng khi mở băng xem lại, quư vị sẽ cảm thấy ngượng ngùng thay! họp cộng đồng kiểu ǵ mà giống như một phiên chợ vỡ. Những luận điệu kích động vô lư mà cũng được những cánh tay giơ lên hoan hô biểu quyết th́ rơ ràng đó là biểu hiện sự thiếu b́nh tĩnh, bồn chồn và hời hợt lắm! Tôi thấy có nhiều người xưng là tuổi già mà c̣n vọng động tay chân quá mức. Tuổi tác hay là chỉ số thời gian của những đứa trẻ sống được nhiều năm. Hay ho ǵ mà cứ gân cổ cứ như là đang làm việc dối già một cách giả dối. Ngưỡng cửa quy tiên không trừ một ai, càng huyên náo th́ càng lao lực trên con đường trở về thân cát bụi. Nhân nhân giai quy lăo. Khi về đến nhà, soi gương thấy lại chân tướng của ḿnh thật sự không dữ dằn như trên youtube mới thấy rằng hối tiếc th́ cũng muộn màng.
    Nhưng rồi hầu như những nhiệt huyết chống cộng ở Bolsa chẳng qua là tṛ chơi "núp bóng cờ vàng" để phục vụ cho mưu đồ cá nhân đen tối do đó càng ngày càng thiếu sức thu hút. Có nhiều người từ bỏ con đường chống cộng v́ thấy sự lố bịch và già nua trong cách mọi người đối xử với nhau.
    Anh Huy Đức rơ ràng là người có tâm huyết t́m sự công bằng cho lịch sử. Trong t́nh cảm ngay thật, anh ấy luôn thương tiếc các chiến sĩ VNCH đă ngă xuống vào ngày 19-1-1974 và từng viết trên blog Osin với những ḍng tâm tư trĩu nặng. V́ vậy, việc quư vị đ̣i mượn nhân sự của hội Hải Quân để biểu t́nh chống "Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức vào ngày 19-1-2013 chính là sự xúc phạm linh hồn anh linh tử sĩ hải quân VNCH. Đừng làm điều nhẫn tâm như thế chứ!
    Tôi cũng biết từ trong dụng ư, ghét "Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức thực sự lúc đầu là không có lư do chính đáng nhưng ghét cơ sở xuất bản này là Nhật Báo Người Việt th́ nhiều. Do đó, dồn hai vào một theo kiểu quy đồng mẫu số khiến cường độ cảm xúc thương ghét tăng lên ng̣ai tầm kiểm sóat.
    Vu cáo chụp mũ quen miệng rồi cứ tưởng đó là sự thật. Nói Huy Đức là "cộng con" th́ cứ đinh ninh là cộng con đến mức không c̣n ngượng miệng. Tất cả đều lấy danh nghĩa chống Nhật Báo Người Việt để dựng chuyện ngậm máu phun người. Những thứ người tạo ra việc này thường là không có trí tuệ, nhân cách và lương tâm th́ việc ǵ đường đường chính chính như quư vị là cựu nhân sĩ VNCH, tranh đấu cho dân chủ nhân quyền mà phải bị những tên vô lại ăn bám cộng đồng bám quần lèo lái.
    Trong lúc những người lớn lên ở miền Bắc dần dần nhận ra một phần của chân tướng lịch sử. Họ có thiện chí với nền Cộng Ḥa ở miền Nam trước năm 75 và ghi lại những chi tiết mà chúng ta chưa biết đươc. Lương tri và ngay thật có thể thấy được qua tổng thể của cuốn sách, thế th́ lấy cớ ǵ mà chống người ta hả quư vị?.
    Quư vị nên xem xét lại hành vi, lương tri và cách hành xử của ḿnh đi.

    Trần Đông Đức

    Nguồn:
    http://www.rfavietnam.com/node/1480

  2. #92
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Nhà thơ Vũ Hoài Mỹ nhận xét về cuốn sách Bên Thắng Cuộc"

    Nhà thơ Vũ Hoài Mỹ nhận xét về cuốn sách Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức - Phần I:
    http://www.youtube.com/watch?v=M0NOUxJIsUo

    Nhà thơ Vũ Hoài Mỹ nói về cuốn sách "Bên thắng cuộc" của Huy Đức - Phần II:
    http://www.youtube.com/watch?v=TS_T-bH_HS4

  3. #93
    Member XeOm's Avatar
    Join Date
    09-04-2011
    Posts
    917
    Trong khi chờ đợi bác SilverBullet cho một vài cảm nghĩ, tôi viết cảm nghĩ của tôi trước, ^_^



    Tôi thấy quyển sách có giá trị v́ nó đă cho người đọc thấy chính những người CS trong hậu trường đă thú nhận rằng họ đă theo đuổi đường lối sai lầm và nó đă gây lên sự khổ đau cho dân tộc


    Chủ nghĩa CS đă chết. Những tuyên bố khoe khoang của chính quyền đă phá sản . Nhưng những điều tiết lộ trong sách này có tác dụng như những cái đinh dành cho những người mê muội cuối cùng đóng ḥm cho nó vậy


    Sách được viết theo dạng ghi chép sử. Tác giả đưa ra ánh sáng sự suy nghĩ cổ hủ, giáo điều của những nhân vật chính, hậu trường của nó, và những tác động đến sinh mạng, và máu của những người dân vô tội


    Người đọc là quan ṭa, Đảng là bị cáo. Tác giả khg cần những bài viết hùng hồn, nhân vật tiếng tăm để “định hướng người đọc” . Ông chỉ đưa lần lượt đưa ra những sai lầm chính sách của Đảng, những tŕ trệ kinh tế, những chuyện kể đầy nước mắt của người dân nhỏ bé, để “ṭa” thấy “tội”nằm ở đâu


    Nếu ai đó muốn tác gỉa phải viết sách b́nh luận, thêm ư kiến của chính ḿnh vào để phê phán, tước đi quyền xét xử của quan ṭa “người đọc” th́ họ đă thất bại


    V́ tác giả đang viết dạng ghi chép sử, người đọc dành quyền làm quan ṭa, và họ có đủ thông minh để biết “tội” nằm ở đâu

  4. #94
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Họp biểu t́nh chống báo Người Việt phát hành và quảng cáo rầm rộ cuốn sách “Bên Thắng Cuộc”

    Trong post # 94 Trần Đông Đức có viết về cuộc họp này như sau:
    Các h́nh ảnh chiếu trên youtube được lưu lại coi như là chứng tích hùng hồn về sự lố bịch của của quư vị trong cuộc họp mà thôi. Xin lỗi là tôi không ám chỉ ai trong này nhưng khi mở băng xem lại, quư vị sẽ cảm thấy ngượng ngùng thay! Họp cộng đồng kiểu ǵ mà giống như một phiên chợ vỡ. Những luận điệu kích động vô lư mà cũng được những cánh tay giơ lên hoan hô biểu quyết th́ rơ ràng đó là biểu hiện sự thiếu b́nh tĩnh, bồn chồn và hời hợt lắm! Tôi thấy có nhiều người xưng là tuổi già mà c̣n vọng động tay chân quá mức. Tuổi tác hay là chỉ số thời gian của những đứa trẻ sống được nhiều năm. Hay ho ǵ mà cứ gân cổ cứ như là đang làm việc dối già một cách giả dối.
    Chống hay bênh “Bên Thắng Cuộc” là quyền tự do của mỗi người. Nhưng đại ư lời của nhà thơ Vũ Hoài Mỹ (Xin xem post # 95) sau đây đáng cho chúng ta phải suy nghĩ: “Chúng ta hăy đọc hết quyển sách rồi hăy có ư kiến bênh hay chống th́ ư kiến mới chính xác được”!
    Xin mời các bác coi video của cuộc họp này để xem nhận xét của Trần Đông Đức đúng hay sai:
    http://www.youtube.com/watch?feature...&v=XMqF4CSjKB0
    Last edited by Truc Vo; 11-01-2013 at 12:50 PM.

  5. #95
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    1,786
    Tui hoàn toàn ủng hộ cuốn sách này.

    Nếu sách được viết bởi bất kỳ phản động nào ngay că như Bùi Tín, Dương thu Hương, Vũ thư Hiên th́ dân trong nước sẽ tru chéo lên là sách phản động, chống phá tổ quốc.

    Nhưng sách được viết bởi 1 nhà báo theo đảng, đă la lết đi phỏng vấn toàn mấy thằng to đầu nhất đảng th́ bọn HVB trong nước nó đau như bị hoạn.

    Tui đă nói từ lâu rồi, bất cứ cái ǵ một khi đă hết thời th́ có nhiều cái xui nó dồn dập. Bị cú đá c̣n thêm cái đạp. Chẳng những thế như 1 con thú hoang bị dồn đường cùng th́ xoay qua cắn đồng loại, cắn bất cứ cái ǵ chung quanh. Mấy phiên butcher tà án xẻ thịt người gần đây bắt tù nhiều chuyện ngu không thể tưởng được.

  6. #96
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Dis moi qui tu hantes Je te dirai qui tu es

    Quote Originally Posted by Truc Vo View Post
    Trong post # 94 Trần Đông Đức có viết về cuộc họp này như sau:

    Chống hay bênh “Bên Thắng Cuộc” là quyền tự do của mỗi người. Nhưng đại ư lời của nhà thơ Vũ Hoài Mỹ (Xin xem post # 95) sau đây đáng cho chúng ta phải suy nghĩ: “Chúng ta hăy đọc hết quyển sách rồi hăy có ư kiến bênh hay chống th́ ư kiến mới chính xác được”!
    Xin mời các bác coi video của cuộc họp này để xem nhận xét của Trần Đông Đức đúng hay sai:
    http://www.youtube.com/watch?feature...&v=XMqF4CSjKB0
    "Mày nói với tao mày chơi với ai, tao sẽ nói cho mày biết mày là ai"
    Đó là câu thành ngữ cuả Pháp. Thành ngữ VN thì có nhiều câu :
    Gần mực thì đen, gàn đèn thì sáng;
    Ngưu tầm ngưu mã tầm mã.
    Phủ bênh phủ, huyện bênh huyện.
    Truy nguyên hành động, lý luận, ngôn từ trong quá khứ gần, xa thì biết ruột gan nhau ngay.
    Bởi thế,
    Mỹ xét đơn xin việc thì phải nộp Résumé. VC thì bắt khai lý-lịch.
    Last edited by Vân Nương; 12-01-2013 at 08:36 AM.

  7. #97
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Hà Nội đe dọa trừng phạt tác giả “Bên Thắng Cuộc”

    Người Việt - Thursday, January 10, 2013 8:08:49 PM

    HÀ NỘI (NV) - Trong một cuộc phỏng vấn của báo Lao Động hôm Thứ Tư 9 Tháng Giêng 2012, ông Đỗ Quư Doăn, thứ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông CSVN hàm ư sẽ dùng các luật lệ về kiểm soát Internet và luật xuất bản để đối xử với tác giả cuốn sách “Bên Thắng Cuộc”.

    Ông Đỗ Quư Doăn, thứ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông CSVN. (H́nh: Vietbao.vn)

    Sách “Bên Thắng Cuộc” do kư giả Huy Đức, (đang tham dự một khóa tu nghiệp của Đại Học Harvard) tự xuất bản đă phát hành bản điện tử trên Amazon, và bản in giấy sắp được phát hành trong khoảng ít ngày nữa.
    Dù bản in giấy chưa được phát hành, quyển sách mà Huy Đức ghi nhận về một giai đoạn lịch sử đă qua của Việt Nam sau khi Cộng Sản nhuộm đỏ được cả nước, đă tạo ra nhiều b́nh luận, tranh căi, đả kích tùy đứng ở phía nào.
    Khi được kư giả báo Lao Động hỏi “Vừa rồi, cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’ của nhà báo Huy Đức nói về một giai đoạn lịch sử Việt Nam đang được phát hành trên mạng Internet, thứ trưởng nh́n nhận thế nào về ấn bản này?”
    Ông Đỗ Quư Doăn nói “Việc xem xét một xuất bản phẩm theo quy định của luật xuất bản khi nó được thực hiện thông qua một nhà xuất bản trong nước. Việc cuốn sách này được đăng tải trên mạng cần coi đó như việc đưa thông tin lên mạng Internet và căn cứ vào nghị định 97 của chính phủ để xem xét.”
    Đọc cả cái “Nghị định 97” có từ ngày 28 Tháng Tám 2008 về “Quản lư, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet” người ta thấy ở điều 20, điểm 2, của nghị định đó nói “Việc xuất bản trên mạng Internet thực hiện theo quy định tại điều 25 Luật Xuất Bản”.
    Ḍ đọc điều 25 của Luật Xuất Bản căn cứ và luật đă được sửa đổi lần sau cùng vào năm 2008 và có hiệu lực từ ngày 1 Tháng Giêng 2009 th́ điều này nói “Cơ sở in, nhân bản chỉ được in, nhân bản xuất bản phẩm sau khi đă kư kết hợp đồng kinh tế với nhà xuất bản theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật về hợp đồng. Việc in, nhân bản các sản phẩm khác do chính phủ quy định.”
    Điều 24 của Luật Xuất Bản nói “Cơ sở in, nhân bản chỉ được in, nhân bản xuất bản phẩm có giấy phép hợp pháp. Không được in, nhân bản xuất bản phẩm mà cơ quan quản lư nhà nước về xuất bản có thẩm quyền đă có quyết định thu hồi, tịch thu hoặc cấm lưu hành.”
    Ở điều 10 của Luật Xuất Bản CSVN nói “Những hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản” gồm “1. Tuyên truyền chống lại nhà nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 2. Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xă hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục. 3. Tiết lộ bí mật của đảng, nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định. 4. Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.”
    Liệu Huy Đức có thể bị quy chụp vào một hoặc một số những điểm trong điều 10 này không, khi ông Đỗ Quư Doăn bắn tiếng sẽ dùng các luật lệ nhà nước đối với kư giả Huy Đức.
    Nhiều nguồn tin trên mạng xă hội b́nh luận rằng, rất có thể những lời đe dọa của ông Đỗ Quư Doăn, sẽ mở đầu cho một đợt tấn công của báo chí nhà nước nhắm vào tác giả sách “Bên Thắng Cuộc”.
    Hôm 2 Tháng Giêng, 2013, hai mươi ngày sau khi phát hành bản điện tử trên Amazon, cuốn sách Bên Thắng Cuộc bị báo “Pháp Luật TP. HCM online” tấn công.
    Tác giả bài báo, ông Nguyễn Đức Hiển, tổng thư kư ṭa soạn báo Pháp Luật TP. HCM, phê phán “Cuốn sách ‘Bên Thắng Cuộc’ của Huy Đức: Cái nh́n thiên kiến về lịch sử”.
    Huy Đức, kư giả từng cộng tác với một số báo tại Việt Nam. Báo sau cùng công tác là tờ Sài G̣n Tiếp Thị. Năm 2009, v́ loạt bài viết về “Biên Giới Tháng Hai” kể lại những ǵ ông nh́n thấy ở biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (nhân dịp 30 năm có cuộc chiến biên giới) mà Huy Đức đă bị ép nghỉ việc, thất nghiệp từ đó.
    Những bài viết trên blog Osin và sau này trên facebook của Huy Đức đă gây tức giận cho những kẻ cầm đầu chế độ Hà Nội không ít. Những bài viết này đă được rất nhiều báo mạng, diễn đàn Internet lấy lại phổ biến rất rộng răi. Huy Đức sang Hoa Kỳ tu nghiệp và khảo cứu tại Đại Học Harvard từ Mùa Hè 2012, dự trù về Việt Nam Hè năm nay. (T.N.)

    Nguồn:
    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...2#.UPA9QR2ABNI

    Tài liệu tham khảo: Bài báo trên báo Lao Động
    "Thứ trưởng Đỗ Quư Doăn nói về thông tin nhạy cảm trên báo chí":
    http://laodong.com.vn/Chinh-tri/Thu-...-chi/98645.bld
    Last edited by Truc Vo; 11-01-2013 at 11:47 PM.

  8. #98
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Huy Đức giới thiệu tập 2 Bên Thắng Cuộc - QUYỀN BÍNH, phát hành ngày 13 tháng 1 năm 2013.

    by Osin HuyDuc on Friday, January 11, 2013 at 6:21am •
    Huy Đức

    Tôi rời Campuchia trước khi Việt Nam rút hết “Quân t́nh nguyện”. Khi học ở trường chuyên gia quân sự 481, chúng tôi được chuẩn bị tư tưởng để “giúp bạn lâu dài”. Nhưng thay v́ ở lại hàng thập niên, tôi chỉ phải ở lại Campuchia gần bốn năm. Tôi quyết định rời quân đội. Một cá nhân cũng như một quốc gia, súng ống chỉ nên được lựa chọn khi không c̣n con đường nào khác.
    Cuối năm 1987, tôi bắt đầu làm việc ở Văn pḥng huyện ủy Nhà Bè. Thời gian ấy, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đang viết “Những việc cần làm ngay”. Công việc ở Văn pḥng huyện ủy thật an nhàn, tôi đă sử dụng phần lớn thời gian để viết văn và viết bài cho các báo. Sau khi đọc những bài báo ấy, Bí thư huyện ủy Trần Văn Đông giao cho tôi phụ trách biên tập tờ tin và đài truyền thanh huyện Nhà Bè. Chỉ mấy tháng sau, tôi được nhà văn Nguyễn Đông Thức đưa về Tuổi Trẻ.
    Không chỉ có kho sách cực kỳ phong phú của thư viện Đắc Lộ mà tờ Tuổi Trẻ tiếp quản sau khi các giáo sỹ ḍng Tên bị bắt năm 1979, đội ngũ Tuổi Trẻ thời “161 Lư Chính Thắng” cũng là một “kho tư liệu” vô giá. Không phải ai ở trong cái không khí “thanh niên sôi nổi” ấy cũng biết hết những trắc ẩn trong ḷng các đồng nghiệp của ḿnh.
    Ở đây, tôi gặp những đồng nghiệp về sau trở thành nhân vật trong cuốn sách của ḿnh. Ở đây, tôi gặp những con người lặng lẽ, tưởng quá khứ đă được chôn chặt, như: biên tập viên Lệ Xuân, con gái ông Nguyễn Thành Đệ, người sau khi đóng 200 lượng vàng để vượt biên theo Phương án II không thành bị lấy nốt căn nhà cuối cùng[1]; thư kư ṭa soạn Vơ Văn Điểm - chủ biên đầu tiên của tờ Tuổi Trẻ Chủ Nhật, Tuổi Trẻ Cười - người có vợ và hai con chết trên biển trong một chuyến vượt biên.
    Thế hệ chúng tôi may mắn được làm báo sau “đổi mới”. Những người viết có trách nhiệm nhận thấy một cơ hội to lớn sau tuyên bố “cởi trói” của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh để không c̣n tiếp tục sự nghiệp viết lách bằng thứ văn chương minh họa hay báo chí tô hồng. Đó là một thời đáng nhớ của văn nghệ và báo chí. Rất tiếc là chỉ hơn một năm sau khi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh kêu gọi văn nghệ sỹ tự cứu ḿnh, tự ông đă có nhiều thay đổi.
    Ngay trong khuôn viên 161 Lư Chính Thắng, chúng tôi có thể cảm nhận sự căng thẳng. Có lúc một số phóng viên Tuổi Trẻ đă phải chuẩn bị cho khả năng bị khởi tố. Có những buổi chiều, nhất là sau khi Tổng biên tập Vũ Kim Hạnh đi gặp Phó bí thư Thành ủy Bảy Dự Nguyễn Vơ Danh, đi gặp Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, đi gặp Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mai Chí Thọ trở về…, chúng tôi nín thở chờ chị bàn bạc với anh Ba Lăng[2]. Những hôm gay cấn, hai người c̣n phải tham vấn Cựu Tổng biên tập Vơ Như Lanh[3]. Cho đến trước khi ông Nguyễn Văn Linh hết nhiệm kỳ, những người tiên phong trong văn nghệ, báo chí đều phải ra đi gần hết.
    Tuổi Trẻ c̣n tạo cơ hội cho tôi bước ra bên ngoài khuôn viên “161 Lư Chính Thắng”. Tôi may mắn được phân công viết đủ các loại đề tài, từ chính trị tới xă hội, từ kinh tế tới văn hóa, từ hoạt động của các cơ quan tố tụng đến các hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, từ trung ương tới địa phương. Từ năm 1989, tôi trực tiếp đưa tin hầu hết các vụ án lớn xảy ra trên cả nước, theo dơi từ giai đoạn khởi tố điều tra cho đến khi nội vụ được đưa tới ṭa. Cũng từ năm 1989, tôi được giao viết về các kỳ họp Hội đồng nhân dân và sau đó có mặt ở Hội trường Ba Đ́nh gần như mỗi kỳ Quốc hội họp.
    Những năm đầu thập niên 1990, chúng tôi được bố trí ăn, ở với các đoàn đại biểu tại nhà khách số 8 Chu Văn An; được dự hầu hết các phiên thảo luận mà các đại biểu đang là ủy viên Trung ương, ủy viên Bộ chính trị. Chúng tôi cũng dễ dàng gặp gỡ, tṛ chuyện với Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Thủ tướng Vơ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo và Tổng bí thư Nông Đức Mạnh… Cánh nhà báo chúng tôi[4] có nhiều cơ hội trao đổi, đủ loại thông tin, với các nhà lănh đạo cả khi tác nghiệp, cả khi bên tách trà và không ít khi bên chén rượu.
    Chính trường được phản ánh trong cuốn II bao gồm những ǵ mà tác giả có thể quan sát từ cự ly rất gần. Ở những thời điểm nóng bỏng nhất, tôi có thể vào tận pḥng làm việc hỏi chuyện Thủ tướng Vơ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải; tôi cũng có không ít dịp đến nhà riêng, vào pḥng làm việc của Tổng bí thư Đỗ Mười, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu… phỏng vấn. Chúng tôi chứng kiến một cách trực tiếp các xung đột giữa những người chủ trương kinh tế thị trường với những người lo “chệch hướng”, những xung đột đă làm biến dạng khá nhiều chính sách.
    Tất cả những tư liệu ấy đều được tôi lưu trữ. Nhưng không chỉ dừng lại ở những ghi chép của ḿnh, từ năm 2003, khi bắt đầu tập trung phần lớn thời gian cho cuốn sách này, tôi ngồi điểm lại toàn bộ tư liệu ḿnh đă thu thập được, đánh dấu các khoảng trống và bắt đầu tiến hành thêm hàng ngàn cuộc phỏng vấn. Với sự giúp đỡ của một nhóm sinh viên và một số nhà nghiên cứu trẻ, tôi bắt đầu đối chiếu lời kể của các nhân chứng với các ghi chép của chính họ, của tôi (với các sự kiện mà ḿnh trực tiếp quan sát trong thời gian làm báo), đối chiếu với báo chí ở các thời điểm khác nhau, với lời kể giữa các nhân chứng và đặc biệt là đối chiếu với các tài liệu gốc, gồm thư từ, công văn, chỉ thị, nghị quyết và biên bản các cuộc họp.
    Cuốn II bắt đầu từ thời điểm ông Nguyễn Văn Linh lên cầm quyền cho đến khi ba ông cố vấn đưa ông Lê Khả Phiêu ra khỏi chiếc ghế tổng bí thư. Tuy có những câu chuyện c̣n kéo dài đến sau Đại hội Đảng lần thứ XI (1-2011), nhưng hai chương cuối của cuốn II chủ yếu nói về “cái đuôi” chủ nghĩa xă hội và những hệ lụy mà xă hội Việt Nam đang gánh chịu.
    Chương Tướng Giáp được đặt ở vị trí cuối phần “Dấu ấn Nguyễn Văn Linh”, bắt đầu bằng một nỗ lực nhằm hạ uy tín của “vị tướng Điện Biên” diễn ra cuối nhiệm kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nhưng chủ yếu nói về mối quan hệ giữa Lê Duẩn - Tướng Giáp - Lê Đức Thọ. Những xung đột quyền lực đă chi phối phần lớn các quyết định liên quan đến cuộc chiến diễn ra thời thập niên 1960, kéo dài tới giữa thập niên 1980, liên quan đến không ít máu xương và để lại khá nhiều di chứng. Phần c̣n lại của cuốn II chủ yếu viết về những ǵ diễn ra bên trong Ba Đ́nh thời thập niên 1990. Thời mà ư thức hệ không chỉ tồn tại như một đức tin của những người cầm quyền mà c̣n trở thành những công cụ chính trị phục vụ cho quyền lực.
    Tuy nhiên, Quyền Bính không phải là một cuốn sách nói chuyện “thâm cung bí sử” cho dù có nhiều câu chuyện, có nhiều nhân vật được đặc tả rất cận cảnh. Những câu chuyện được kể trong cuốn sách này là sự chia sẻ của rất nhiều người trong cuộc về một giai đoạn mà Việt Nam đă bỏ lỡ những cơ hội có thể đi tới mục tiêu “công bằng, dân chủ, văn minh” do chính đảng cầm quyền đề ra. Tuy kinh tế thị trường đă làm thay đổi bộ mặt quốc gia và đời sống nhân dân nhưng Việt Nam vẫn tụt hậu cho dù “nguy cơ” này đă được chỉ ra từ năm 1994.
    Chính sách đất đai, thay v́ lựa chọn những phương thức sở hữu giải phóng tối đa tiềm lực trong đất và trong dân lại cứ tự trói buộc vào sở hữu toàn dân, chỉ v́ phương thức này được coi là đặc trưng của chủ nghĩa xă hội. Nền kinh tế thay v́ chọn phương thức hiệu quả nhất đă phải để cho kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Hệ thống chính trị thay v́ lấy sự minh bạch, đảm bảo nguyên tắc kiểm soát quyền lực để có thể mang lại công lư và tránh tham nhũng, lạm quyền lại ưu tiên đảm bảo vị trí cầm quyền của Đảng.
    Quyền Bính tiếp tục nói về những khúc quanh của Việt Nam. Nói về những thời điểm mà Đảng cầm quyền thay v́ nắm bắt tư duy của thời đại và ư chí của nhân dân, chỉ có thể loay hoay trong một cái ṿng tự vẽ. Hệ thống chính trị, trải qua nhiều thế hệ, càng về sau lại càng có ít khả năng khắc phục sai lầm.

    Huy Đức
    Sài G̣n – Boston (2009-2012)
    [1] Cho đến Năm 2005, ông Nguyễn Thành Đệ đă chết gục trên bàn tiếp dân của Sở Xây dựng, kết thúc bi kịch đ̣i lại căn nhà mà ông đă bị tịch thu năm 1979.
    [2] Tên thường gọi của ông Trần Minh Đức, Phó tổng biên tập Tuổi Trẻ 1981-1997, người được coi là “bộ óc chiến lược” của báo.
    [3] Tổng biên tập Tuổi Trẻ 1979-1983, Phó tổng biên tập báo Sài G̣n Giải Phóng 1983-1990 và sau đó là Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Sài G̣n 1990-2006.
    [4] Gồm Lê Thọ B́nh, Tâm Chánh, Thanh Tâm, Phan Ngọc, Bùi Thanh, Kim Trung, Minh Đức, Minh Hà…

    Nguồn:
    http://www.facebook.com/notes/osin-h...03551339668099

  9. #99
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Phát hành sách “Bên Thắng Cuộc”

    Friday, January 11, 2013 5:19:24 PM
    Sắp phát hành tập 2, “Quyền Bính”

    WESTMINSTER (NV) - Cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức (Blogger Osin) được phát hành tại Little Saigon vào ngày 11 Tháng Giêng 2013.


    Sách “Bên Thắng Cuộc”. (H́nh: Uyên Nguyên/Người Việt)

    Độc giả tại địa phương, đă đặt mua sách trước với công ty Người Việt, có thể ghé trực tiếp ṭa soạn để nhận sách. Độc giả đặt mua trước để gởi qua đường bưu điện sẽ nhận được sách trong vài ngày tới.
    Ngoài Người Việt, sách “Bên Thắng Cuộc” c̣n được bán tại nhà sách Tự Lực, Tú Quỳnh, Văn Bút.
    Sách “Bên Thắng Cuộc,” từ khi xuất hiện lần đầu qua phiên bản “e-book” trên Internet, đă tạo dư luận xôn xao và trái chiều. Nhưng điều được mọi người nhận thấy, là nhà cầm quyền Hà Nội tỏ ra khó chịu với nội dung cuốn sách. Cụ thể, ba tuần sau khi phát hành bản điện tử trên Amazon, cuốn sách bị báo “Pháp Luật TP. HCM online” tấn công, nói rằng tác giả Huy Đức “thiên kiến lịch sử”. Rồi vào ngày 9 Tháng Giêng, thứ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông CSVN nói với báo chí trong nước, hàm ư sẽ dùng luật lệ về kiểm soát Internet và luật xuất bản để đối xử với tác giả “Bên Thắng Cuộc”.
    Tập 2 của cuốn sách, với tiêu đề “Quyền Bính” cũng sắp được phát hành. Nội dung tập 2 xoáy sâu vào tranh chấp nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam, những thối nát và nhiều điều về mặt trái của cuộc đời các lănh đạo Cộng Sản Việt Nam. (Đ.B.)

    * Để đặt mua sách “Bên Thắng Cuộc,” xin bấm vào đây:
    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...3#.UPGTGB2ABNJ

    Nguồn:
    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...1#.UPGUZR2ABNJ

  10. #100
    Diêt VC
    Khách


    “BÊN THẮNG CUỘC” CỦA HUY ĐỨC, TRUYỆN KỂ… NĂM 2012
    Details Created on Tuesday, 01 January 2013 16:01 Category: Bạn đọc viết

    Nguyễn Quốc Đống, Cựu SVSQ K.13, TVBQGVN

    30 tháng 12, 2012

    Trung tuần tháng 12, 2012 người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại biết đến sách Bên Thắng Cuộc (BTC) của nhà báo Huy Đức qua lời giới thiệu nồng nhiệt của một số nhân vật trong nước như Nguyên Ngọc, nhà báo, VN; Chu Hảo, nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội, VN; và tại hải ngoại như Mặc Lâm, phóng viên đài RFA; Trần Hữu Dũng, giáo sư đại học Wright, Ohio, Hoa Kỳ; Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ; Đinh Quang Anh Thái, phụ tá chủ nhiệm nhật báo Người Việt, Nam California…. Đặc biệt sách này đă được rao bán trên hệ thống Amazon dưới dạng sách điện tử, và sẽ được công ty báo Người Việt phát hành vào tháng 1, 2013 tại hải ngoại.

    Cuốn sách đă gây ra rất nhiều tranh căi. Người bênh th́ hết lời ca tụng, tưởng như không c̣n lời nào hay hơn dành cho 1 tác giả sinh ra và được nuôi dưỡng trong ḷng chế độ CS. Người chống đa số ở hải ngoại, khẳng định đây chỉ là 1 sản phẩm tuyên truyền có lợi cho CS, là nọc độc tai hại mà CS đang muốn cho tiêm nhiễm tại môi trường sống của người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại, những người mà CSVN cần phải khống chế bằng mọi phương tiện chúng có, bằng cả 1 kế hoạch lâu dài và tinh vi là Nghị Quyết 36 ra đời từ tháng 3, 2004.

    Tôi có một số suy nghĩ như sau về sự kiện BTC, sách của 1 tác giả VC, lại được quảng cáo rầm rộ tại hải ngoại vào thời điểm cuối năm 2012, gần 38 năm sau khi cả nước VN được đặt dưới sự cai trị của Đảng CSVN, người mà tác giả cuốn sách mệnh danh là “Bên Thắng Cuộc”:


    1-Huy Đức, tác giả BTC là ai?


    Năm nay, Huy Đức (HĐ) mới khoảng 50 tuổi. Khi cuộc chiến VN chấm dứt vào tháng 4, 1975, HĐ chỉ là 1 cậu bé 13 tuổi. Sinh ra và lớn lên trong ḷng chế độ CS, cậu bé này cũng phải sống và làm việc như mọi người trong xă hội VN, phấn đấu để trở thành đoàn viên Đoàn Thanh Niên CS Hồ Chí Minh, rồi sau đó thành đảng viên của Đảng CSVN. Có vậy Huy Đức mới có được tương lai và sự nghiệp. Sau này HĐ trở thành sĩ quan của Quân Đội Nhân Dân VN, đă phục vụ tại Kampuchia 3 năm với tư cách là một chuyên viên quân sự, rồi thành nhà báo, được chế độ cho đi du học tại Maryland, Mỹ 1 năm. Hiện nay, HĐ đang được học bổng tu nghiệp tại đại học Harvard, Massachusetts.

    Vào thời điểm cuối năm 2012, HĐ bỗng trở thành tác giả có sách “bán chạy hạng nhất về lịch sử Đông Nam Á, bán chạy hàng thứ hai về lịch sử Á châu”! (theo lời quảng cáo của báo Người Việt).

    Nh́n vào lư lịch của HĐ, chúng ta khẳng định được 1 điều, đây là 1 tác giả Việt Cộng, đă nhiều năm phục vụ cho chế độ CSVN, nhiều năm được rèn luyện để suy nghĩ, lư luận, và hành động theo chủ nghĩa Mác-Lê nin. Ông bà ta có 1 câu nói đơn giản nhưng rất đúng: “Ở bầu th́ tṛn, ở ống th́ dài”. HĐ được chế độ CS rèn luyện, nuôi dưỡng, ông ta làm sao mà tránh khỏi bị chế độ CS nhồi sọ, tẩy năo. Dù có người cho rằng HĐ là “nhà bất đồng chính kiến với chế độ, muốn viết sách BTC để ghi lại một thời lịch sử đầy sóng gió, để lănh đạo đất nước nh́n lại mà học hỏi từ sai lầm của ḿnh…”, tôi tự hỏi nhà báo VC này có đủ tuổi đời, đủ kiến thức, đủ khách quan, và đủ can đảm để viết về một giai đoạn lịch sử c̣n gây nhiều tranh căi, một giai đoạn lịch sử mà tuy nhiều nhân chứng đă chết, nhiều nhân chứng sống vẫn c̣n, về một “cuộc chiến” vẫn c̣n đang tiếp diễn dưới nhiều h́nh thức khác nhau giữa Đảng CSVN và những người dân Việt yêu chuộng tự do, dân chủ hay không?


    2- Huy Đức muốn nói lên điều ǵ qua BTC?


    Theo các tài liệu phổ biến, Huy Đức phải bỏ ra 1 thời gian dài để đọc hơn 120 cuốn sách (?), hơn 50 cuốn hồi kư của các nhân vật lịch sử, phỏng vấn rất nhiều người từng có mặt trong các biến cố lịch sử sau 1975 để có tài liệu viết cuốn sách dày cộm gồm 2 quyển này (tác giả mới hoàn thành xong Quyển 1). Tác giả muốn nói lên điều ǵ?


    “Tôi mong các nhà lănh đạo hiện nay đọc BTC cho dù họ có đánh giá cuốn sách như thế nào.”
    “Nhận ra những sai lầm để đưa dân tộc Việt Nam đi đúng con đường dân chủ, phát triển là mong ước của chúng ta”
    “Nhưng tương lai dân tộc không thể chỉ được trông cậy vào 1 cuốn sách hay chỉ trông cậy vào các nhà lănh đạo ở bên thắng cuộc.”
    “Sự thật không chỉ giúp chúng ta t́m ra phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà c̣n giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không phạm các sai lầm mới.”
    “Không ai muốn hứng chịu những điều không hay nhưng nếu cứ trú ngụ trong sự sợ hăi th́ sự thật bao giờ được nói ra bạn ạ.”
    (Lời Huy Đức viết trên Facebook)


    Qua những điều tâm sự nói trên, chúng ta nhận biết được HĐ có ư muốn “giúp các nhà lănh đạo CS đi đúng con đường dân chủ để phát triển đất nước như sự mong ước của toàn dân, muốn vượt qua sự sợ hăi của chính ḿnh để nói lên sự thật của lịch sử…”

    Đọc “Lời Cám Ơn” ở đầu cuốn sách, chúng ta thấy HĐ đă dùng rất nhiều tài liệu do “bên thắng cuộc” (CSVN) cung cấp. Tác giả phỏng vấn các đảng viên CS gộc như tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng, phó thủ tướng, bí thư trung ương đảng, ngoại trưởng… Thử hỏi những tên CS này cung cấp được bao nhiêu phần trăm sự thật cho HĐ để ông này thu góp làm tài liệu cho “cuốn sách sử” của ông ta.

    Chúng ta biết rơ người CS có bao giờ tôn trọng sự thật. Chúng rành rẽ mọi thủ đoạn để giấu diếm sự thật, lừa bịp người dân Việt trong, ngoài nước, và cả cộng đồng quốc tế. Năm 1946, chúng có nói cho dân Việt biết thủ lănh của chúng Hồ Chí Minh (HCM) là đảng viên của CS Quốc Tế không, hay vẫn rêu rao HCM là người yêu nước, muốn cùng toàn dân tranh đấu để giành độc lập cho nước nhà. Năm 1957, khi tiến hành cuộc chiến xâm lược miền Nam, CS miền bắc có nói sự thật cho dân miền Bắc biết là chúng làm theo chỉ thị của CS Tàu, hay dối gạt họ, bảo là “tiến hành chiến tranh đánh đế quốc Mỹ để giải phóng miền Nam, để cứu nước Việt”.

    Suốt thời kỳ chiến tranh 1957-1975, chúng có dám nói lên sự thật là tại miền Nam, người dân có cuộc sống hơn hẳn miền bắc về vật chất lẫn tinh thần hay không? Hay chúng gạt người dân, bắt họ phải để dành từng hột gạo, từng cây kim, sợi chỉ… cho thân nhân tại miền Nam, để rồi ngày 30-4 khiến họ phải ngỡ ngàng trước cuộc sống sung túc và tự do tại vùng đất được họ “giải phóng”? Thật là khôi hài khi tác giả Huy Đức phỏng vấn những tên đại bịp để mong “trả lại sự thật cho lịch sử”.

    Đinh Quang Anh Thái, phụ tá chủ nhiệm báo Người Việt, Nam California, nhận xét “BTC là tác phẩm “thực” nhất, cho đến thời điểm này, ghi lại một giai đoạn lịch sử khốc liệt, thông qua tư liệu, của dân tộc từ biến cố 1975 đến nay…”

    “Thực” nhất mà sao sách mới được phổ biến có 2 tuần lễ đă bị biết bao nhân chứng sống vạch ra bao điều sai lầm, láo khoét v́ dựa vào tài liệu bịp bợm của CS miền bắc VN, và bọn thân cộng ở miền Nam VN. Trường hợp điển h́nh là đoạn viết về cuộc lui quân của TQLC-VNCH tại cửa biển Thuận An (lời phản đối của thiếu tá Lê Quang Liễn, tiểu đoàn phó TĐ 7 TQLC gửi tác giả HĐ), đoạn viết về cầu Saigon ngày 30-4-1975(nhận xét của thiếu tá Nguyễn Văn Nghiêm, tiểu đoàn trưởng TĐ 12 Nhảy Dù), đoạn viết về trận đánh Xuân Lộc tháng 4, 1975(nhận xét của chiến hữu Lê Phi Ô, TĐ 344)…

    “Một công tŕnh khảo cứu lịch sử đặc sắc được viết với lương tâm trong sáng và tay nghề lăo luyện của một nhà báo chuyên nghiệp có trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước” (lời ca ngợi của Chu Hảo) mà lại chứa những điều sai sự thật, những bóp méo lịch sử như thế? Vậy sách có bảo đảm được công bằng cho người trong cuộc không? Hay đây lại là dịp cho “bên thua cuộc” thua thêm lần nữa?

    Tôi thắc mắc tại sao tác giả Huy Đức phải nhọc công lâu như vậy mới “nh́n ra” được sự thật về các lănh đạo CSVN? Năm 1954, 1 triệu người dân miền Bắc trong đó có những người dân rất b́nh thường, đă nh́n ra “sự thật” về con người CS nên đă dứt khoát bỏ lại gia đ́nh, sản nghiệp, và di cư vào Nam. Sau 1975, người dân miền Nam cũng liều chết vượt biển, vượt biên t́m tự do ở nhiều nước tại châu Mỹ, châu Âu, châu Úc… v́ biết quá rơ về con người CS và chế độ CS.

    Thậm chí nhạc sĩ Việt Khang, 1 thanh niên đang sống trong nước, năm nay mới 34 tuổi, tức là được sinh ra và lớn lên trong chế độ xă hội chủ nghĩa, chưa hề sống trong chế độ tư bản ngày nào, mà c̣n thấy được sự thật trần trụi về đất nước VN dưới sự cai trị của các lănh đạo CS, một đất nước “với giặc Tàu ngang tàng, với kẻ cầm quyền giàu sang dối gian, với cảnh người dân vô tội chết ngậm ngùi v́ tay súng giặc Tàu…” Việt Khang nói lên sự thật, và đă phải trả giá với bản án 4 năm tù giam được tuyên bố tháng 10, 2012 vừa qua.

    Huy Đức đă nói lên được những sự thật nào để mở mắt cho lănh đạo CSVN, và để trả lại công bằng cho “bên thua cuộc”, là những người dân miền Nam đang sống trầm luân ngay tại quê hương ḿnh, là những người Việt đang lưu vong sống đời tỵ nạn tại khắp nơi trên thế giới?

    3- Tác giả BTC có thể giúp lănh đạo CS mở mắt, nhận thức sai lầm để đưa dân tộc VN đi đúng con đường dân chủ, phát triển… hay không?


    Nh́n vào tựa của cuốn sách, chúng ta thấy tác giả sẽ không bao giờ có thể đạt mục tiêu mong muốn, tức là để “lănh đạo CSVN nhận thức sai lầm cũ của ḿnh, không phạm sai lầm mới, t́m ra phương thức đúng để chữa lành các vết thương cũ…” Sách mang tên “Bên Thắng Cuộc”. Đây không phải là “cuộc chiến tự vệ của 1 dân tộc nhằm giành lại chủ quyền 1 quốc gia (Ấn Độ chống thực dân Anh), cuộc chiến chống độc tài phát xít (đồng minh chống phe Trục trong thế chiến thứ 2), hay cuộc chiến chống CS xâm lược (Nam Hàn chống Bắc Hàn).

    Đây là cuộc chiến do miền Bắc VN (theo chủ nghĩa CS) tiến hành để xâm lược miền Nam (theo thể chế tự do, dân chủ). Đây là cuộc chiến khởi sự do khác biệt về ư thức hệ giữa 2 miền Nam và Bắc VN. Tác giả Huy Đức gọi lănh đạo miền bắc là “Bên Thắng Cuộc”, mặc nhiên công nhận thành tích của bọn xâm lược này trong chiến tranh tại miền Nam (1957-1975).

    Từ trước đến nay, chưa bao giờ CSVN nhận chúng “sai lầm” một điều ǵ cả. Chúng luôn luôn nhận ḿnh là “kẻ thắng”. Hăy đọc lại các khẩu hiệu của chúng, nào là “Đảng Cộng Sản Việt Nam Quang Vinh, Người Tổ Chức Mọi Thắng Lợi”, “Chủ Nghĩa Mác-Lê nin Bách Chiến Bách Thắng”… Nay Huy Đức cũng công nhận Đảng CSVN là “Bên Thắng Cuộc” th́ làm sao dám đề nghị Đảng phải “nhận ra những sai lầm để đưa dân tộc VN đi đúng con đường dân chủ…”

    Huy Đức có nêu tên một số đảng viên CS mà ông ta cho là “có tội”, những tên hoặc đă chết, hoặc hiện đă bị thất sủng nên không thể tự biện hộ (theo nhận xét của 1 độc giả BTC). Chúng ta không thể quên đường lối cai trị của Đảng CS: cá nhân trách nhiệm, tập thể lănh đạo. Không thể có chuyện đảng viên CS tự ư làm bất cứ chuyện ǵ, chúng chỉ thi hành những việc do cấp trên giao phó. V́ vậy khi chuyện xấu xa xảy ra, chúng đều biện minh “chỉ làm theo lệnh Đảng” (Nguyễn Tấn Dũng bị chỉ trích nặng nề v́ không diệt nổi quốc nạn tham nhũng, v́ vụ Vinashin kinh doanh thua lỗ nặng… nhưng vẫn không chịu từ chức, vẫn cho là ḿnh chỉ thi hành lệnh của Đảng…)

    Huy Đức muốn lănh đạo CS “nh́n nhận sai lầm trong quá khứ” để sau đó “biết đi đúng hướng, đem dân chủ cho người dân, và sự phát triển cho đất nước” chăng? Ở đây, chính tác giả sai lầm ở chỗ “không nhận chân được bản chất phi nhân, tàn ác của con người CS”, không dám đối diện với sự thật là “người CS không có ư thức dân tộc, quốc gia mà chỉ có ư thức về 1 thế giới đại đồng, nơi tất cả các nước CS đều có t́nh anh em, có nghĩa vụ phải giúp nhau để tồn tại và phát triển”.

    Sự thật phũ phàng này đă được thực tế chứng minh. Năm 1979, Tàu cộng xua quân tàn phá 6 tỉnh biên giới phía bắc, san bằng nhiều làng mạc, giết hại cả chục ngàn quân, dân VN mà CSVN vẫn phải gọi chúng là “láng giềng tốt”, phải lập nghĩa trang ghi nhớ công ơn của “liệt sĩ người Trung quốc”, đàn áp và bỏ tù những công dân VN yêu nước xuống đường biểu t́nh chống giặc Tàu giết hại ngư dân VN, chiếm biển đảo của VN…

    Qua tựa đề BTC, phải chăng tác giả công nhận lănh đạo CS đúng ở chỗ tiến hành “chiến tranh chống Mỹ cứu nước”, và chỉ sai ở chỗ “chưa đi đúng con đường dân chủ, phát triển cho đất nước”?

    Bọn cầm quyền hiện nay đă và đang giam tù biết bao nhiêu người dân trong nước lên tiếng đ̣i tự do, dân chủ, nhân quyền, dân quyền. Vậy mà chúng vẫn tô điểm cho tên nước VN là “độc lập-tự do-hạnh phúc”.

    Không ǵ mỉa mai hơn! Bao nhiêu xương máu của người dân 2 miền Nam, Bắc đổ ra không làm chúng xúc động và nhận ra sai lầm khi khởi sự chiến tranh tại miền Nam, bao nhiêu sĩ quan quân lực VNCH và viên chức của chính quyền VNCH chết trong các trại tù tập trung cải tạo, bao nhiêu người dân miền Nam chết tại các vùng kinh tế mới, bao nhiêu người dân vô tội chết thảm trên đường trốn chạy CS, bao nhiêu cái chết thương tâm của các cô gái Việt phải bán thân tại các nước vùng Đông Nam Á, bao nhiêu cảnh người dân cả Nam lẫn Bắc bị mất nhà, mất đất nhọc nhằn đi khiếu kiện hàng chục năm trời…có làm lănh đạo CSVN nhận biết sai lầm của chúng hay không?

    Từng đó chuyện không làm lănh đạo CSVN mở mắt, Huy Đức tài cán ǵ mà ḥng “mở mắt” cho chúng? Sách lại phổ biến tại địa bàn của “kẻ thua cuộc”, là những người trong cuộc, là những nhân chứng sống, là những người đâu cần tới sách của HĐ để biết được sự thật!

    Lịch sử chứng minh chủ nghĩa Mác-Lê nin dạy người CS “dùng bạo lực cách mạng để cướp chính quyền, và dùng bạo lực để giữ quyền”. Nếu người dân chưa biết sự thật, th́ chúng che giấu, dùng các chiêu bài (độc lập, tự do, dân chủ…) để lừa bịp họ. Nếu sự thật bị phanh phui, chúng sẽ dùng nhà tù, họng súng, khủng bố để khiến người dân sợ hăi mà phải chịu khuất phục. Nhạc sĩ Tô Hải phải thú nhận “phải hèn mới c̣n sống được đến ngày hôm nay” (Nhật Kư của 1 Thằng Hèn). Con người c̣n có phẩm giá nữa không khi phải tự nhận ḿnh là 1 thằng hèn?

    Điều 4 của Hiến Pháp CS, điều 88 của Bộ Luật H́nh Sự CSVN cho thấy bọn lănh đạo CS sẽ duy tŕ quyền lực của chúng bằng mọi giá, bất chấp sự tranh đấu ôn ḥa của người dân, bất chấp lời kêu gọi tôn trọng nhân quyền của các giới trí thức cũng như của thường dân trong nước cũng như hải ngoại, bất chấp sự kết án của quôc tế…

    BTC được tung ra tại hải ngoại vào thời điểm muộn màng này cũng chỉ là 1 lời “cầu xin” dân chủ, liệu có được chúng (CSVN) “ban cho” hay không? Câu trả lời này, chúng ta, người Việt hải ngoại, nạn nhân của CS đều biết rơ. (cón tiếp)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 09-10-2012, 07:43 PM
  2. Replies: 5
    Last Post: 09-10-2012, 07:20 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 05-10-2012, 10:47 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 07-09-2012, 07:41 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •