Page 106 of 174 FirstFirst ... 65696102103104105106107108109110116156 ... LastLast
Results 1,051 to 1,060 of 1737

Thread: Những vấn đề đang xảy ra : Từ chuyện CHHV đến vụ Giàn Khoan của TC

  1. #1051
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Góc Nh́n: H́nh Thành Một Liên Minh Quân Sự Tại Châu Á Để Chống Trung Quốc Là Điều Cần Thiết?


    Đề xuất h́nh thành một liên minh quân sự tại châu Á để đối đầu với tham vọng bành trướng của Trung quốc không c̣n là một câu hỏi nữa. Đề xuất này đă trở nên hiện thực, khẩn trương để đáp ứng thích hợp và kịp thời với những biến động ở biển Hoa Đông và Biển Đông mà chính TQ đă chủ đông tạo nên trong thời gian qua:

    - Năm 2013 và những năm trước đó, ngoài việc tạo nhiều khủng hoảng vô cớ về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu ngư, và một số biển đảo ở biển Hoa Đông và Biển Đông, TQ đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng Nhận Dạng Pḥng Không-ADIZ- ở biển Hoa Đông bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu ngư do Nhật quản lư. TQ đă vấp phải sự phản đối của Nhật và quốc tế. Sự tranh chấp chủ quyền ở Biển Hoa Đông giữa TQ và Nhật hôm nay đă trở nên nghiêm trọng

    - Gần đây Philippines tố cáo TQ đă san lấp thiết lập một mặt bằng tại đảo Gạc Ma của VN với ư định một đường bay, băi đáp máy bay, chuẩn bị cho một cuộc chiến có thể xảy ra tại khu vực này giữa TQ với các lân bang-Philippines, VietNam…

    - Ngày 1-5-2014 TQ đưa giàn khoan Hải dương-981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của VN với một lực lượng bảo vệ giàn khoan này gồm hơn 120 tàu chiến, tàu hải giám, may bay chiến đấu, trực thăng, vơ trang hùng hậu tân tiến, hâm doạ nền anh ninh hoà b́nh và thịnh vượng của VN và toàn khu vực ASEAN, Châu Á. Đến nay, Giàn Khoan-981 vẫn ngoan cố hiện diện trong vùng biển đặc quyền kinh tế của VN mặc dầu VN và cộng đồng ASEAN, Quốc tế, lên án chỉ trích và yêu cầu TQ rút giàn khoan này ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của ViệtNam một cách ḥa b́nh.

    - Hôm 7 tháng 6-2014, báo The Diplomat tố cáo: TQ âm mưu xây dựng một đảo nhân tạo tại băi đá ngầm Chữ Thập-(Fierry Cross Reef)- thuộc quần đảo Trường sa (TQ gọi là Nam sa)) có h́nh dáng đầy đủ khi,hoàn chỉnh có sân bay, cảng biển, nhầm thực hiện tham vọng tăng cường sức mạnh quân sự, mở rộng Vùng Nhận Dạng Pḥng Không-ADIZ-trên Biển Đông.

    - Và nhiều ư đồ xâm lăng khác nữa của TQ…

    Những vụ việc trên tố cáo TQ ngoan cố và tham lam quá mức, độc đoán xâm chiếm biển Hoa Đông và Biển Đông bất chấp cộng đồng khu vực và quốc tế lên án, chỉ trích thậm tệ.

    Do đó, theo AFP vào ngày 11/6 tới đây, Ngoại trưởng Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc pḥng Itsunori Onodera của Nhật sẽ tiếp hai đồng nhiệm Úc, Julie Bishop và David Johnston tại Tokyo. Úc và Nhật là hai đồng minh chí cốt của Mỹ. Buổi họp này được xem như để củng cố quân sự song phưong, là cơ chế nền tảng an ninh khu vực châu Á- Thái B́nh Dưiơng, để đối phó hữu hiệu với tham vọng xâm lăng bành trướng của TQ.

    Chủ điểm của buổi họp này là thảo luận trên cơ sở Nhật chuyển giao công nghệ tàu ngầm tàng h́nh cho Úc trong trường hợp chính phủ Úc muốn thay thế toàn bộ tàu ngầm Úc bằng tàu ngầm tàng h́nh trị giá 37 tỷ USD. Tháng tư vừa qua, Thủ tướng Úc Tony Abbott đă kư thỏa thuận tự do thương mại song phương và hợp tác an ninh với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

    Theo nguồn tin của trang mạng “The Motley Fool” hôm 8-6-2014 một liên minh quân sự giữa các quốc gia đồng minh chí cốt của Mỹ: Nam Triều Tiên, Nhật, Australia, Đài Loan và Philippines sẽ được thành lập để đối phó kiệp thời và hữu hiệu trước sức mạnh bành trướng của TQ trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Trong hiện t́nh, Thủ tướng Nhật, Shinzo Abe, là người đề xuất và cũng là người lănh đạo tiên phong thành lập liên minh quan sư này. Buổi họp giữa các bộ trưởng Quốc Pḥng và Ngoại giao giữa Úc và Nhật tại Tokyo vào ngày 11-6-2014 là bước đầu tiên của dự án này.

    HY vọng dự án Liên Minh Quân Sư này sẽ sớm được h́nh thành và ViệtNam và các nước ASEAN sẽ nương theo đó mà hành động hữu hiệu để ngăn chận tham vọng của TQ trên Biển Đông. Với vị thế địa lư đăc biệt trên Biển Đông, Viêt Nam hơn bất cứ quốc gia nào trong khối ASEAN, có trách nhiệm trong việc thành lập một Liên Minh Quân sư tương tợ trong cộng đồng ASEAN. Liệu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có nghĩ đến một đề xuất tương tợ? Liệu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đủ quyết tâm và khả năng hành động như thủ tướng Nhật Shinzo Abe hay không? Chúng ta thử chờ xem./.

    ĐÀO NHƯ

    http://vietbao.com/p122a222592/goc-n...dieu-can-thiet

  2. #1052
    Member
    Join Date
    04-04-2011
    Posts
    1,927
    Quote Originally Posted by Viet xưa View Post
    Tụi nghiệp cho 3D (thân phận một Nam Kỳ) phải can tâm đứng trước sào chịu tát dùm cho bầy đàn BK2N trong Bộ chính trị như trọng lú ,(sinh) hùng teo ....vv
    Em là dân bắc kỳ nhưng em không ưa cái bọn này, bọn giáo điều, dân nam kỳ chán lắm, hai ông là ông Sang ông Dũng đều là dân nam kỳ cả mà không làm ǵ được một ông Trọng bắc kỳ, các ông này không có ḷng tự tôn nam kỳ ǵ cả, cho bọn bắc kỳ chết cha chúng nó đi, làm sao hai ông mỗi ông mỗi phách?
    Dân nam kỳ từ xưa tới nay có thuần phục Tầu bao giờ, nay sao hèn quá.

    Thời Lê Duẩn, ông này là dân miền trung, ông ấy nh́n thấy được mối nguy của Hán tặc nên đă chủ động rời xa, ngày nay các ông nam kỳ không có ông nào ra hồn, để giặc ngang nhiên xâm phạm.

    Làm sao để thoát Trung? Chả cần làm sao, chỉ cần hỏi các ông ấy một câu: có muốn thoát hay không? khi hỏi câu này th́ các cha nội im hết cả, v́ sao lại như vậy, bởi v́ đă có mối làm ăn áp phe với Ba Tầu rồi giờ làm sao bỏ được, chẳng sợ mất ghế ǵ cả, thời Lê Duẩn thoát một cái là xong, Lê Duẩn chết th́ Đỗ Mười cung cúc sang Tầu xin được đầu hàng, đều là người cộng sản cả, tại sao Lê Duẩn làm được trong khi các ông hiện thời không làm được, nói thế để biết đă dính vào bùa ngải của Bắc kinh nào là đồng chí, anh em, hữu nghị, núi liền núi, sông liền sông, bốn tốt mười sáu chữ vàng... th́ thôi chết rồi, như chó bị xích vào cổ, chủ muốn dắt đi đâu th́ đi.
    C̣n nói theo một phép mầu, ông nào đó bỗng dưng giác ngộ và giải tán cái ư thức hệ cộng sản nhà quê đi th́ dân tộc này mừng quá, chỉ là mơ ước mà thôi.

  3. #1053
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560
    Bác DN ơi, Thoát Trung th́ ai cũng nói muốn Thoát Trung. Nhưng trước khi từ lời nói qua hành động, thử làm chuyện này trước: Nhà Nước ra lệnh cấm dân xài máy lạnh trong những tháng mùa Hè nóng nực, chỉ được xài điện 3 tiếng đồng hồ mỗi ngày trong 2 tháng Giải Bóng Đá. Nếu dân không nổi loạn th́ hăy tính tiếp.

  4. #1054
    Member
    Join Date
    04-04-2011
    Posts
    1,927
    Quote Originally Posted by Lehuy View Post
    Bác DN ơi, Thoát Trung th́ ai cũng nói muốn Thoát Trung. Nhưng trước khi từ lời nói qua hành động, thử làm chuyện này trước: Nhà Nước ra lệnh cấm dân xài máy lạnh trong những tháng mùa Hè nóng nực, chỉ được xài điện 3 tiếng đồng hồ mỗi ngày trong 2 tháng Giải Bóng Đá. Nếu dân không nổi loạn th́ hăy tính tiếp.
    Đă trót mê bóng đá, đă quen dùng máy lạnh giờ bảo cai, bỏ có mà điên, ai cũng lợi dụng vụ này để làm ăn theo mùa giải, ai cũng mong hốt bạc, làm sao cai được.

    Đă tự nguyện đưa đầu để Tầu luồn xích vào cổ rồi th́ làm sao mà thoát, Tầu sang Việt nam kinh doanh buôn bán, nó đưa phong b́ khủng th́ ai mà chối được nên việc bàn cứ bàn việc thực tế vẫn là thực tế.

    Dân chết kệ mẹ dân chúng ông có tiền bỏ túi là được.

    Cá nhân tôi c̣n chưa biết giải bóng đá thế giới khai mạc hôm nào, chưa xem một trận nào, đọc báo th́ có biết kết quả các trận mà thôi.
    Dân Việt nam mê bóng đá quá xá, vợ lùa lên giường đi ngủ nhưng nếu có trận hay th́ bỏ cả vợ con mà xem, đảng đă độc quyền yêu nước, độc quyền chống Tầu rồi nên nay mặc xác, biển đảo là chuyện của nhà nước c̣n việc của dân là xem bóng đá.
    Last edited by Dân Ngu; 15-06-2014 at 07:11 PM.

  5. #1055
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    chuyện dài giàn khoan và những tên Cộng sản.....

    được đoc ở bài gơ trên, tác giả có nói đến vấn đề nếu muốn được ủng hộ th́ phải bắt tên ấy cam kết rang sau khi thắng cuộc th́ phải loại tên này.. tên khác !!!

    Việt nam đă bao nhiêu lần nghe Cộng sản hứa sẽ làm thế này.. thế kia theo đúng như.....
    và sau đó th́... dân Việt Nam vẫn phải vắt gị lên mà chạy.. chạy đến nỗi mất cả dép.. mất cả quần.. xà lỏn... mà nay lại vẫn.. ú ớ.. chua tỉnh giấc mơ thiên đường hay sao .. ???????????????????? ??

  6. #1056
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Dân Ngu View Post
    Dân chết kệ mẹ dân chúng ông có tiền bỏ túi là được.

    .
    Hải Quân được chỉ thị " bám bờ "

    C̣n ngư dân bị đẩy ra " bám biển" , cho tàu sắt Trung Cộng nó húc



  7. #1057
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    “Trung Quốc sẽ chiếm Biển Đông nếu Việt Nam không lôi kéo được sự chú ư của thế giới”

    Hôm nay 14/06/2014 tại khu vực giàn khoan Hải Dương do Trung Quốc đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, các tàu Trung Quốc đă dàn hàng ngang để ngăn cản các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam làm nhiệm vụ cũng như các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt, sẵn sàng đâm va.

    Từ đầu tháng Năm đến nay, t́nh h́nh vẫn luôn căng thẳng tại khu vực này, khiến mọi người đều lo sợ khả năng xảy ra chiến tranh trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tướng không quân Jean-Vincent Brisset, giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS) chuyên về an ninh châu Á và Trung Quốc, đă vui ḷng trả lời RFI Việt ngữ về vấn đề này.

    RFI : Kính chào ông Jean-Vincent Brisset. Thưa ông, t́nh h́nh tại Biển Đông xung quanh giàn khoan do Trung Quốc đơn phương kéo đến đặt tại vùng biển gần Hoàng Sa vẫn đang căng thẳng. Không ngày nào không có những vụ tàu Trung Quốc gây hấn, tấn công vào các tàu Việt Nam bằng nhiều h́nh thức. Thưa ông, liệu sẽ xảy ra chiến tranh tại vùng biển này, hay đây chỉ là chiến tranh cân năo ?

    Tướng Jean-Vincent Brisset : Hiện giờ chưa có nguy cơ xảy ra chiến tranh do một phía nào đó chủ động gây chiến. Tuy nhiên chiến tranh cũng có thể diễn ra, do Trung Quốc tỏ thái độ vô cùng bạo lực, vô cùng đế quốc, khiến nguy cơ xung đột vẫn hiển hiện. Nếu xảy ra chết người ở phía Việt Nam và các nước khác chẳng hạn, th́ đương nhiên sẽ có các vụ trả đũa, gây ra các vụ đối đầu càng lúc càng quan trọng hơn.

    RFI : Thưa ông, việc kiện ra ṭa có phải là giải pháp cho các nước liên quan như Việt Nam và Philippines, trong khi Bắc Kinh luôn từ chối ra trước các định chế tư pháp quốc tế ?

    Rơ ràng là Việt Nam, Philippines có các lư do tuyệt hảo khi đi t́m một giải pháp pháp lư, v́ khá dễ dàng để chứng tỏ rằng đây là quyền của họ. Giải pháp đi kiện là một giải pháp tốt, do ra trước ṭa án quốc tế nào, các nước này cũng có cơ hội thuyết phục rằng họ có lư. Nhưng vấn đề là Trung Quốc không tôn trọng luật lệ quốc tế.

    RFI : Ông có nghĩ Biển Đông là vùng biển mang tính quốc tế ?

    Từ rất lâu Biển Đông là vùng biển quốc tế. Có một số đảo nhỏ được nhiều nước chiếm đóng, nhưng tương đối ổn, không có những yêu sách chủ quyền thô bạo. Có điều Trung Quốc lại quyết định toàn bộ Biển Đông là của ḿnh, bất chấp mọi luật pháp quốc tế.

    RFI : Với tính cách quốc tế của Biển Đông, ông có nghĩ rằng châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng cũng có liên quan, tuy không đứng về phía nào trong tranh chấp ?

    Pháp và các quốc gia châu Âu khác đều có liên quan với tư cách là những nước đă kư vào Công ước quốc tế về Luật Biển, tuy cho đến nay Công ước này không được tôn trọng. Vấn đề là cũng có rủi ro cho các nuớc này, v́ một phần lớn trao đổi thương mại hàng hải đi qua khu vực này, đến 40%. Mặt khác châu Âu không có nhiều tiếng nói trong vùng này, Pháp lại càng ít hơn.

    Tôi nghĩ rằng đối với những nước không có mấy trọng lượng để gây áp lực lên Trung Quốc, th́ để yên cho Trung Quốc hành động có lợi cho ḿnh hơn là giúp đỡ những nước nhỏ, thế nên thường là họ không có phản ứng.

    RFI : Bắc Kinh luôn đề nghị thương lượng song phương thay v́ đa phương …

    Bắc Kinh có thể hy vọng mạnh hơn đối thủ trong các giải pháp song phương. Rơ ràng là Bắc Kinh ít khi tiến hành các giải pháp đa phương, dù là với châu Âu hay với các đối tác khác, mỗi lần có đề nghị thương lượng. Có rất ít trường hợp thương thảo đa phương với Trung Quốc v́ không có lợi cho họ bằng song phương. Thế nên Bắc Kinh luôn xoay sở để phá hoại tất cả các toan tính của ASEAN cho giải pháp đa phương về vấn đề an ninh.

    RFI : Nhưng cho đến giờ mọi nỗ lực để đưa vấn đề ra trước các ṭa án quốc tế đều thất bại

    Tôi cho rằng đối với Việt Nam, Philippines, Malaysia – và không chỉ có thế, bây giờ Indonesia mới phát hiện là họ cũng liên quan, các quốc gia này có quan điểm tôn trọng pháp chế. Họ muốn có được phán quyết của các định chế tư pháp quốc tế, từ các chuyên gia, các ṭa án độc lập.

    Nhưng vấn đề hiện nay là ở chỗ, mà Trung Quốc hiểu rất rơ, trước hết, kẻ mạnh là người áp đặt luật chơi, và tiếp đến là truyền thông. Các nước kể trên chưa bao giờ là người mạnh nhất, và nhất là họ không liên kết lại để có một giải pháp chung, cũng như không vận dụng báo chí quốc tế. V́ vậy chuyện của họ không được ai quan tâm đến.

    RFI : Như vậy theo ông, các nước này cần nỗ lực tuyên truyền nhiều hơn ?

    Tất nhiên rồi !

    RFI : Ông nghĩ ǵ về phản ứng của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam tại Diễn đàn An ninh Khu vực Shangri-la vừa rồi ?

    Người ta thấy rằng quan hệ giữa Nhật Bản và Đài Loan có vấn đề đôi chút liên quan đến quần đảo Senkaku, và giữa Philippines với Đài Loan, đă được giải quyết tương đối ổn với các thỏa thuận ḥa b́nh, chứng tỏ rằng có thể thương lượng được với nhau. Đài Loan là một ví dụ ngạc nhiên và thú vị.

    Thú vị hơn là giữa Nhật và Philippines không có quan hệ ngoại giao với Đài Loan nhưng đă thành công trong việc đạt được thỏa ước nhằm tránh xung đột. Điều này cũng chứng tỏ là Trung Quốc khi từ chối các thỏa thuận này là muốn xung đột v́ muốn chiếm được Biển Đông, làm thành biển riêng của người Trung Quốc.

    Tôi có thể hiểu được rằng, người Nhật gặp khó khăn với Trung Quốc về hồ sơ Senkaku, cho rằng chính sách của Bắc Kinh rất nguy hiểm cho thế giới. Người Mỹ cũng quan tâm đến vấn đề này v́ có lợi ích trực tiếp trong khu vực. Hoa Kỳ được tất cả các nước kêu gọi giúp đỡ v́ trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc, các nước này không có đủ phương tiện kỹ thuật để đối phó. Giải pháp của họ là kêu gọi sự trợ giúp của Mỹ – một điều mới cách đây vài năm khó thể nghĩ đến.

    Việt Nam cố gắng ḥa hoăn v́ biết rằng yếu hơn về quân sự cũng như kỹ thuật, không có trọng lượng bao nhiêu đối với truyền thông.

    RFI : Ông có nghĩ rằng có sự hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc hay không ?

    Tôi nghĩ rằng giữa Trung Quốc và Nga có nhiều lư do để xung đột với nhau hơn là hợp tác quân sự. Đă có cuộc tập trận chung hết sức giới hạn cả về mặt kỹ thuật lẫn thực tiễn. Có vài sự trao đổi, chẳng hạn như đă có loan báo việc Nga xuất khẩu các thiết bị quân sự pḥng không, máy bay tiêm kích…cho Trung Quốc.

    Chính các nhà xuất khẩu vừa cho biết rằng việc bán hàng không phải ngay lúc này đă thỏa thuận xong, ngược lại đang bị hoăn. Bởi v́ người Nga biết rơ rằng về mặt quân sự, việc « có qua có lại » không hề hiện hữu : Bắc Kinh chỉ muốn nhận được chứ nhất định không muốn cho đi.

    RFI : Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Chuck Hagel đă đả kích thẳng thừng các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng phải chăng đây chỉ là nói suông không dẫn đến hành động, mà sự kiện ở băi cạn Scarborough của Philippines là một ví dụ ?

    Người Mỹ sẽ ngày một hiện diện cụ thể hơn tại Biển Đông. Để tấn công một tàu của Philippines, Malaysia hay Việt Nam như Trung Quốc vẫn thường xuyên làm, họ có nguy cơ gặp phải một chiếc tàu Mỹ đi ngang qua. Bắc Kinh sẽ không muốn nhận lấy rủi ro khi tấn công, đánh ch́m một tàu của Mỹ, như họ vẫn tự cho phép. Đánh đắm một chiếc tàu Việt Nam th́ dễ dàng thôi, không ai trên thế giới chú ư cả. Ngược lại, đối với tàu Mỹ sẽ gây ra các phản ứng rất nặng nề.

    RFI : Trở lại với giàn khoan Trung Quốc, ông có nghĩ rằng đây là một phần của chiến lược tổng thể của Bắc Kinh – và gần đây người ta c̣n nói đến một giàn khoan thứ hai nữa. Điều ǵ sẽ xảy ra nếu họ tiếp tục chiến lược này ?

    Người Trung Quốc sử dụng một chiến lược có thể gọi là tṛ chơi của trẻ con với cha mẹ. Khi người ta c̣n bé, người ta thử không chịu nghe lời một chút, và nếu cha mẹ không trừng phạt th́ đứa bé sẽ bướng bỉnh hơn.

    RFI : Ông có lời khuyên nào đối với Việt Nam không ?

    Nếu Việt Nam không thành công trong việc làm cho các nước khác trên thế giới chú ư đến vấn đề của ḿnh, th́ Trung Quốc sẽ thắng, cũng như họ đă thắng khi chiếm được Hoàng Sa cách đây bốn mươi năm.

    Tất nhiên là Việt Nam phải khởi kiện rồi, nhưng nhất là phải nỗ lực về mặt truyền thông. Nếu Việt Nam muốn thoát khỏi t́nh trạng hiện nay, th́ cần phải làm cho thế giới chú ư đến những ǵ đang diễn ra tại Biển Đông.

    RFI : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tướng Jean-Vincent Brisset, giám đốc nghiên cứu của Viện


    http://www.basam.info/2014/06/14/234...-cua-the-gioi/

  8. #1058
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Phải kiện trước khi Trung Cộng rút giàn khoan


    Mục đích của việc kiện không chỉ để buộc TQ rút giàn khoan mà c̣n ràng buộc họ không dễ dàng dấn sâu thêm vào những vụ xâm phạm khác. Nếu chỉ nhằm mục tiêu TQ rút giàn khoan th́ sớm muộn họ cũng phải rút thôi, chậm nhất là đến 15/8 hoặc cùng lắm là đến thời gian sóng to gió chướng tại khu vực này. Lúc đó TQ sẽ tự tuyên bố “hoàn thành nhiệm vụ”… để lần sau lại tiến hành những “nhiệm vụ” tương tự dọc bờ biển VN th́ ta sẽ c̣n khó hơn nhiều!

    Dư luận trong và ngoài nước đang rộ lên về việc “kiện Trung Quốc”. Tuy nhiên, cách hiểu th́ khác nhau khá nhiều, chủ yếu tập trung vào các khía cạnh như kiện về cái ǵ, kiện ra ṭa án nào, thời điểm nào, vận dụng lư lẽ ra sao, và khả năng thắng thua…

    Thật ra về phần ḿnh Việt Nam đă tính đến việc kiện TQ ra ṭa án quốc tế từ nhiều năm rồi chứ không phải bây giờ mới tính. Tuy nhiên VN chưa thật sự coi trọng mặt trận pháp lư này, lư do chủ yếu v́ sợ chọc giận TQ gây căng thẳng quan hệ lâu dài, và điều này đă được ám chỉ bởi một vài vị lănh đạo cấp cao mới đây rằng “kiện khác nào bát nước đổ đi”. Đồng thời cũng có sự lo ngại khả năng bị thua kiện. Có lẽ cái “sự thiếu mặn mà” và do dự này ít nhiều đă hạn chế quá tŕnh chuẩn bị hồ sơ, chí ít là cho đến khi xảy ra vụ giàn khoan 981.
    Dự do dự băn khoăn trên đây là hoàn toàn có cơ sở trong bối cảnh mối quan hệ bị ràng buộc và bất b́nh đẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhất là khi TQ là nước lớn lắm tiền và lắm mưu mô chước quỷ. Tuy nhiên đó chỉ là một mặt của toàn bộ vấn đề. Vấn đề c̣n phụ thuộc vào thái độ của TQ. Với những ǵ nhà cầm quyền Bắc Kinh đang thể hiện cho thấy họ đă chủ động vứt bỏ quan hệ với VN để đạt mục đích bá chủ Biển Đông th́ không có lư ǵ VN phải luyến tiếc. Và vấn đề cũng phụ thuộc vào cách thức và thời điểm của từng vụ kiện. Nếu không thấy điều này th́ lúc nào cũng do dự và thời cơ sẽ trôi đi không bao giờ lấy lại được; thế hệ này không được th́ thế hệ sau càng khó.

    Có lẽ có 2 lĩnh vực vấn cần xem xét ở đây. Một là cần xác định nội dung kiện là ǵ. Nếu kiện để đ̣i lại toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào lúc này là điều rất ít tính khả thi, thậm chí có nguy cơ thất bại hoặc không đi đến đâu cả. Nhưng nếu tập trung kiện về vụ giàn khoan Hải Dương 981 th́ Việt Nam hoàn toàn có lợi thế; một trong những lợi thế đó là việc TQ ngang nhiên đơn phương cho hạ đặt giàn khoan với sự yểm trợ của hàng ngàn tàu thuyền, kể cả tàu chiến máy bay, gây nhiều thiệt hại về tài sản và tính mạng đối với Việt Nam, không chỉ vi phạm Công ước Luật Biển 1982 mà c̣n vi phạm luật môi trường và quyền mưu sinh của con người. Hành động đó đang đe dọa sự an toàn hàng hải tại Biển Đông và đe dọa ḥa b́nh khu vực và quốc tế. Các nước có tranh chấp với TQ rất lo ngại sẽ đến lượt ḿnh.

    Những lư lẽ để bác bỏ đường chín đoạn cũng là một lợi thế của VN và cần được nêu ra trong dịp này chắc chắn sẽ được dư luận rộng răi trên thế giới ủng hộ.

    Đó là nôi dung kiện mà VN chính thức nêu ra. C̣n nếu phía TQ viện dẫn chủ quyền Hoàng Sa theo quan niệm của họ th́ đó sẽ là dịp để VN lên tiếng bác bỏ làm cho dư luận thế giới hiểu đúng hơn về tranh chấp Hoàng Sa. Tất nhiên ṭa án sẽ không phán quyết ǵ liên quan vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa thông qua vụ kiện này, nhưng đó là một dịp để ghi nhận sự phản kháng của VN đối với sự chiếm đóng trái phép của TQ. Điều ṭa án có thể phán xét (nếu có) sẽ là buộc TQ rút giàn khoan.

    Hai là, cần xác định thời điểm kiện kịp thời khi giàn khoan Haiyang 981 vẫn c̣n hoạt động phi pháp trong hải phận Việt Nam. Nếu để nó rút đi rồi th́ coi như mất cơ hội; giống như khi quả bóng x́ hơi th́ không ai nh́n thấy nó nữa. Do đó VN cần đưa vụ kiện ra quốc tế đúng lúc để có đủ chứng cứ và được dư luận quốc tế quan ủng hộ, đồng thời hạn chế việc TQ sử dụng các thủ đoạn phi pháp lư vốn là “thế mạnh” của họ.

    Mục đích của việc kiện không chỉ để buộc TQ rút giàn khoan mà c̣n ràng buộc họ không dễ dàng dấn sâu thêm vào những vụ xâm phạm khác. Nếu chỉ nhằm mục tiêu TQ rút giàn khoan th́ sớm muộn họ cũng phải rút thôi, chậm nhất là đến 15/8 hoặc cùng lắm là đến thời gian sóng to gió chướng tại khu vực này. Lúc đó TQ sẽ tự tuyên bố “hoàn thành nhiệm vụ”… để lần sau lại tiến hành những “nhiệm vụ” tương tự dọc bờ biển VN th́ ta sẽ c̣n khó hơn nhiều!

    Tóm lại, trước mắt Việt Nam nên kiện đ̣i TQ rút giàn khoan cùng toàn bộ lực lượng ra khỏi lănh hải của VN trả lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014. Việc chọn đưa ra toà án Công lư Quốc tế hay UNCLOS tùy thuộc vào mục đích kiện. Tất nhiên trong quá tŕnh xét xử, vấn đề chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa dù muốn hay không sẽ được đề cập, và bằng cách đó Việt Nam sẽ có cơ hội để tŕnh bày lư lẽ của ḿnh. Trong trường hợp TQ không đồng ư tham gia vụ kiện th́ ít nhất việc khởi kiện của VN cũng góp phần làm sáng tỏ lập trường chính nghĩa của ḿnh trước công luận quốc tế, dù sao vẫn có lợi hơn là không kiện./.


    http://www.basam.info/2014/06/12/233...ut-gian-khoan/

  9. #1059
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CÓ CẦN PHẢI THÔNG CẢM CHO ÔNG PHẠM VĂN ĐỒNG?

    Trong yêu cầu bức thiết chống lại mọi âm mưu sâu hiểm của Trung Nam Hải đang từng bước tḥ hẳn nanh vuốt chiếm biển đảo nước ta, hợp pháp hóa tham vọng “đường lưỡi ḅ” gớm ghê của chúng, việc xem xét hậu quả của Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 về mặt pháp lư quốc tế đă trở thành một tâm điểm để giới học giả trong ngoài nước sôi nổi tham gia bàn luận. Đến nay, hầu như rất ít người c̣n khăng khăng bênh vực tính vô hại của Công hàm ấy v́ xét bề nào th́ đó cũng là một trong những cái bẫy do ḿnh tự bày ra làm vướng chính chân ḿnh (nặng lời như ông Nguyễn Khắc Mai là một công hàm phản quốc, phản động), cần phải chóng vánh gạt sang một bên để Nhà nước Việt Nam dám đường hoàng nối gót Philippines kiện Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc.

    Nhiều ư kiến phong phú góp bàn về cách hóa giải Công hàm Phạm Văn Đồng đáng cho ta suy xét, như việc đề xuất với Quốc hội chính thức ra biểu quyết phủ nhận nó (Nguyễn Khắc Mai), hoặc kêu gọi chính quyền mạnh dạn thành lập chế độ mới để tránh khỏi ràng buộc pháp lư với chế độ miền Bắc trước kia (Hà Sĩ Phu). Gần đây nhất là ư kiến của GS Tạ Văn Tài và TS Vũ Quang Việt đưa ra Công ước Kế tục Quốc gia đối với Hiệp ước 1978 của LHQ mà các ông mới t́m thấy, cho phép một quốc gia kế tục (CHXHCNVN) có thể bác bỏ các hiệp ước về lănh thổ bất b́nh đẳng hoặc do sức ép mà quốc gia tiền nhiệm (VNDCCH) đă phải thừa nhận với láng giềng của ḿnh (xem đây). Nhưng cũng có ư kiến quyết liệt hơn, chưa hẳn tin vào tính khả thi của Công ước nói trên trong trường hợp CHXHCNVN và VNDCCH thực tế chỉ là một, không khác nhau về bản chất, đ̣i hỏi phải thay đổi thể chế CHXHCNVN vốn đă lộ rơ quá nhiều khuyết tật: tham nhũng, độc tài, dày đạp lên dân chúng, cướp bóc cho phe nhóm, bần cùng hóa xă hội, đưa kinh tế xuống vực thẳm, nô lệ vào ngoại bang… chuyển sang một thể chế thực sự dân chủ – giải Cộng –, theo đó sẽ “giải Trung Quốc hóa” hữu hiệu mà Công hàm PVĐ là một khâu có mối liên hệ hữu cơ.

    Song song với việc t́m biện pháp hóa giải Công hàm Phạm Văn Đồng, lại cũng có những người t́m hiểu động cơ của tác giả hoặc tập thể tác giả bức Công hàm này. GS Cao Huy Thuần ở Pháp thuộc trường phái tỏ ra thông cảm với hoàn cảnh tạm gọi là “éo le” của người viết thuở bấy giờ: bị kẹp cứng giữa hai đàn anh trong cùng phe XHCN, giữa thời buổi chiến tranh lạnh, khi ông anh Liên Xô công bố văn bản ǵ th́ ông em Việt Nam cũng phải nặn ra một “bản sao” tương tự. Kể cũng đáng thông cảm thật. Nhưng như thế th́ lập trường dân tộc ở thời điểm những năm đó có c̣n được người cầm quyền nước Việt Nam Dân chủ cộng ḥa coi là chính yếu nữa không? Hay trước yêu cầu của sự thống nhất một phe – phe XHCN nhằm đối trọng với “phe đế quốc” – và trước mục tiêu phấn đấu cho “đại đồng thế giới” mà ai cũng mơ ước, quyền lợi quốc gia đă bị nh́n nhận “nhẹ tựa lông hồng”? – “Bên ni biên giới là nhà / Bên kia biên giới cũng là quê hương” (Tố Hữu)!!!

    Trên tinh thần phản biện để t́m ra chân lư nhằm dứt bỏ mọi sự lướng vướng trong nhận thức tư tưởng, cũng là một cách thiết thực góp phần cứu nguy đất nước hôm nay, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu ư kiến trao đổi với GS Cao Huy Thuần của TS Phạm Quang Tuấn.

    Nguyễn Huệ Chi



    Là một người quan tâm tới vấn đề Biển Đông và đă từng lên tiếng trên báo chí ngoại quốc để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, tôi kinh ngạc khi đọc bài biện hộ cho Công hàm Phạm Văn Đồng (PVĐ) của GS Cao Huy Thuần (xem đây).

    Kinh ngạc không phải v́ những lời biện hộ trong bài. Những lư lẽ tương tự đă từng được đưa ra rất nhiều bởi báo chí trong nước và những dư luận viên trên mạng. Nhưng kinh ngạc v́ chúng xuất phát từ một vị giáo sư của một đại học Pháp.

    Xin miễn bàn về khía cạnh pháp lư của Công hàm Phạm Văn Đồng hay làm cách nào để hóa giải nó, v́ đây là những vấn đề vô cùng rắc rối và nhức nhối, cần thảo luận chi tiết ở nơi khác. Tôi chỉ xin bàn về những lư lẽ GS Cao Huy Thuần dùng để giải thích và biện hộ cho động cơ hay ư định đằng sau Công hàm này, nói rơ ra là để kêu gọi sự thông cảm cho Phạm Văn Đồng.

    Về những lư lẽ bào chữa cho Công hàm Phạm Văn Đồng

    Ông Cao Huy Thuần viết: “Phải phân biệt cho rơ hai vấn đề mà Trung Quốc muốn cột vào với nhau nhưng bối cảnh của năm 1958 về luật biển buộc phải tách riêng ra: vấn đề hải phận và vấn đề chủ quyền. Vấn đề hải phận là pháp lư. Vấn đề chủ quyền là chính trị. Tranh chấp không giải quyết được tại Hội nghị Genève 1958 là tranh chấp trên vấn đề hải phận. Bác bỏ hay tán thành tuyên bố của Trung Quốc là bác bỏ hay tán thành cái chuyện 12 hải lư ấy, một chuyện pháp lư nóng bỏng vào thời buổi ấy. Không phải v́ bác bỏ hay tán thành cái chuyện 12 hải lư là bắt buộc phải bao hàm việc bác bỏ hay tán thành cái chuyện chủ quyền – chuyện này ở bên lề, hạ hồi phân giải“. Thật là một cách “diễn nghĩa” khó hiểu! Nếu Trung Quốc muốn cột hai vấn đề 12 hải lư và TS-HS vào với nhau th́ trách nhiệm của chính phủ Việt Nam là phải tách hai cái ra chứ tại sao lại lờ đi? Công hàm PVĐ viết “tán thành tuyên bố [của Trung Quốc]” chứ đâu có viết là “tán thành phần tuyên bố của Trung Quốc về 12 hải lư, nhưng không tán thành phần tuyên bố của Trung Quốc về Hoàng Sa-Trường Sa”? Thậm chí Công hàm cũng chẳng nói ǵ về hội nghị Genève 1958. Làm sao mà một ṭa án quốc tế có thể đem câu “nhưng không tán thành phần tuyên bố của Trung Quốc về Hoàng Sa-Trường Sa” vào Công hàm này? Một nguyên thủ hay thủ tướng phải biết câu “bút sa gà chết” và cũng phải có một chút cẩn thận tối thiểu chứ? Diễn giải một câu viết tùy theo bối cảnh thời sự, lịch sử, văn hóa xă hội, v.v. là cách diễn giải thích hợp cho một tác phẩm văn chương cổ như Truyện Kiều, nhưng hoàn toàn không thích hợp cho một công hàm của một vị thủ tướng ở thế kỷ 20.

    Ông Cao Huy Thuần biện hộ rằng v́ Liên Xô đă tán đồng tuyên bố của Trung Quốc, nên việc Phạm Văn Đồng cũng tán đồng điều đó có thể hiểu được trong t́nh h́nh thế giới năm 1958. Ông Cao Huy Thuần đưa ra bằng cớ rằng câu chữ, cách viết của công hàm Phạm Văn Đồng hầu như y hệt với công hàm của Liên Xô: “Hăy so sánh ngữ văn này của Liên Xô với “công hàm Phạm Văn Đồng”: chữ nào chữ nấy gần như bản chính với bản sao. Đây là một điểm quan trọng góp phần vào việc giải thích bản văn của Hà Nội“.

    Lối bênh vực đó thật phi lư. Khi một người hay một đảng chính trị đă ở vị trí lănh đạo một nước, và nhất là khi người hay đảng đó đă tự chiếm cho ḿnh độc quyền lănh đạo nước đó, không cho ai khác được tranh giành, th́ không thể biện hộ rằng chỉ v́ máy móc theo gương mẫu, tập quán XHCN, gương mẫu, tập quán quốc tế hay bất cứ gương mẫu ǵ khác “như một bản sao“, mà vô ư nhượng bộ lănh thổ cho ngoại bang. Thủ tướng một nước đâu có phải là một cậu học tṛ lười biếng sao chép bài của thầy, bạn?

    Phạm Văn Đồng, và tập thể lănh đạo VNDCCH thời 1958, có phải là những Bambi (nai tơ) ngây thơ vô tội, nh́n đời qua cặp mắt kiếng mầu hồng, nên bị lừa dối bởi những ảo tưởng không thực tế? Hay ông và những người đồng đảng, kể cả lănh đạo Hồ Chí Minh, là những nhà chính trị lăo luyện, đă từng trải qua nhiều chục năm tranh đấu gay go, vào sinh ra tử, đă từng không ngần ngại bắt bớ, thủ tiêu những chính trị gia đồng bào không đồng ư kiến?

    Khi Phạm Văn Đồng rập khuôn công hàm của Liên Xô, ông có nghĩ tới sự khác biệt quan trọng: Liên Xô không có tranh chấp với Trung Quốc về những đảo trong tuyên bố của Trung Quốc, c̣n Việt Nam th́ có? Khi Phạm Văn Đồng “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố” của Trung Cộng, th́ ông có thêm ḍng chữ “trừ điều khoản về Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa)”? Không, ông chỉ “ghi nhận và tán thành” “như một bản sao”! Khó có thể tưởng tượng người nào – dù là một người b́nh thường hay một thẩm phán Ṭa án Quốc tế – chấp nhận việc một thủ tướng lại nhắm mắt sao chép như vậy về một vấn đề liên quan đến chủ quyền lănh thổ nước ḿnh!

    Ông Cao Huy Thuần viết: “Cho đến bây giờ, độc giả Việt Nam chỉ thấy thư của Phạm Văn Đồng đáp lại tuyên bố của Chu Ân Lai mà chẳng thấy tuyên bố của Trung Quốc là thế nào, tuy rằng đó là cái ch́a khóa để mở cánh cửa đầu tiên”. Có vẻ như ông ám chỉ rằng công chúng Việt nam chỉ trích Công hàm PVĐ chỉ v́ họ chưa đọc bản tuyên bố của Tàu. Không hiểu ông Cao Huy Thuần căn cứ vào đâu mà viết vậy. Thực ra, những người quan tâm về hậu quả Công hàm PCĐ nhiều nhất chính là những người đă đọc tuyên bố của Tàu. Khi tôi trao đổi trên facebook, có nhiều người c̣n bào chữa cho Công hàm, nhưng đến khi tôi cho họ coi nguyên văn bản tuyên bố của Tàu th́ tất cả đều lặng người v́ đau đớn.

    Càng đọc tuyên bố của Trung Quốc càng thấy rơ sự nguy hại của Công hàm PVĐ, v́ tuyên bố đó nói rơ ràng là hải phận 12 hải lư “áp dụng cho Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa)”. Mà nào có ai ép PVĐ phải “ghi nhận và tán thành” cái tuyên bố đó đâu? Ông chỉ cần viết rằng Việt Nam sẽ tôn trọng hải phận 12 hải lư quanh các bờ biển thuộc về Trung Quốc là đủ chứng tỏ sự đoàn kết và ủng hộ nước Tàu rồi, tại sao phải viết thêm câu “ghi nhận và tán thành” đó?

    Ông Cao Huy Thuần viết: “Một chính quyền [của thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu] chưa hoàn toàn độc lập đối với Pháp mà c̣n cương quyết [bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa] như thế, lẽ nào, thực ḷng, một chính quyền đă hy sinh xương máu để bảo vệ độc lập, chủ quyền như chính quyền Phạm Văn Đồng, lại có thể từ khước chủ quyền một cách dễ dàng như vậy trong một bức thư?“. Lư luận như vậy theo tôi là lư luận ngược, đặt cái cày trước con trâu. Chúng ta không thể đặt mệnh đề “chính quyền Phạm Văn Đồng đă hy sinh xương máu để bảo vệ độc lập, chủ quyền” làm tiền đề, v́ đó chỉ là niềm tin của tác giả chứ không phải là một sự thật khách quan.

    Sự thật khách quan là ông Phạm Văn Đồng đă “ghi nhận và tán thành” một bản tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa-Trường Sa. Sự thật khách quan là chính quyền Phạm Văn Đồng đă hy sinh rất nhiều xương máu của dân Việt Nam, nhưng chưa chắc hành động hy sinh xương máu đồng bào đó đă là với mục đích bảo vệ độc lập, chủ quyền. Và dù chính quyền Phạm Văn Đồng thực sự có mục đích bảo vệ độc lập, chủ quyền, th́ cũng chưa chắc là họ đă không có một mục đích khác họ coi là cao cả hơn, chẳng hạn như mục đích thế giới đại đồng dưới chủ nghĩa cộng sản và sự lănh đạo của Liên Xô và Trung Quốc, mà họ đă nhắc đi nhắc lại cả ngàn lần. Và cũng đừng quên là Công hàm không phải là hành động duy nhất, mà c̣n đi đôi với nhiều hành động khác, đă bị Tàu đem ra làm bằng chứng cho sự từ khước chủ quyền.

    Lại càng thông thể chấp nhận tiền đề, dù chỉ hiểu ngầm, rằng thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu không yêu nước, không quan tâm chủ quyền các đảo bằng thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng, để từ đó suy ra rằng Trần Văn Hữu bảo vệ chủ quyền nên Phạm Văn Đồng, người không thể thua kém Trần Văn Hữu, không thể từ bỏ chủ quyền. Đó chỉ là suy diễn, từ thành kiến chính trị mà suy ra sự việc: đáng lẽ dùng hành động của hai người (Trần Văn Hữu và Phạm Văn Đồng) để đánh giá và so sánh họ, th́ lại khởi sự từ sự đánh giá có sẵn trong đầu để giải thích hành động. Kiểu “lư luận” đó cũng như của một kẻ đang yêu mù quáng và tôn thờ người yêu nên thấy nàng làm ǵ cũng bào chữa, khen ngợi, dù là chuyện xấu xa. Đáng lẽ ông Cao Huy Thuần phải hỏi: một người (Trần Văn Hữu) tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam trước quốc tế, một người (Phạm Văn Đồng) không những phớt lờ khi kẻ tranh giành chủ quyền công khai tuyên bố rơ ràng chữ Hoàng Sa -Trường Sa, mà c̣n “ghi nhận và tán thành”, th́ ai quan tâm tới chủ quyền hơn ai?

    C̣n tiếp...

  10. #1060
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Vấn đề cơ bản của Công hàm Phạm Văn Đồng


    Ông Cao Huy Thuần, cũng như nhiều người khác, cho rằng Công hàm PVĐ không có tính cách pháp lư, không phải là một hiệp định phân định biên giới hay nhường đảo, và do đó không đáng sợ. Nhưng cái tai hại của nó không ở chỗ đó. Nó nguy hiểm ở chỗ là nó có thể được coi là chứng cớ rằng từ trước đó, chính quyền VNDCCH vẫn công nhận Hoàng Sa-Trường Sa đương nhiên là thuộc về Trung Quốc. Tức là, nó không chứng tỏ rằng Việt Nam đă “nhường chủ quyền” cho Trung Quốc, nhưng nó chứng tỏ rằng VNDCCH công nhận rằng chủ quyền từ xưa vẫn thuộc về Trung Quốc một cách đương nhiên, “không thể chối căi”, và Việt Nam chẳng có ǵ để mà nhường. Nó không phải là tờ giấy cho con ḿnh làm con nuôi người khác, mà là giấy chứng nhận rằng đứa trẻ không hề là con ḿnh. Cách hiểu này càng khó bác bỏ khi đi đôi với những hành động khác (bản đồ, sách giáo khoa, sự im lặng về trận hải chiến Hoàng Sa và về vấn đề chủ quyền các đảo nói chung).

    Giữa hai cách hiểu Công hàm PVĐ: “vô ư rập khuôn Liên Xô nên đánh rớt chủ quyền” và “đă công nhận chủ quyền của Trung Quốc từ trước”, chỉ có thể chọn cách thứ nhất nếu người viết và kư là một em bé thơ ngây chứ không phải là một nhà chính trị lăo luyện, đứng đầu một chính phủ. Nhưng cũng có thể là khi giao dịch với đàn anh phương Bắc th́ các lănh đạo VNDCCH trở thành ngây thơ như em bé? Khả năng đó không thể hoàn toàn loại bỏ, v́ đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ VNDCCH chịu ơn người anh Trung Quốc quá, quá nặng.

    Tóm lại, những lư lẽ ông Cao Huy Thuần đưa ra để bào chữa cho Phạm Văn Đồng không đóng góp được ǵ cho cuộc tranh đấu vô cùng gay go để tháo gỡ hậu quả tai hại của Công hàm này. Công hàm Phạm Văn Đồng không phải là bản án tử h́nh, nhưng ít ra nó cũng là một lưỡi gươm Damocles đủ sắc để chặt cụt cánh tay pháp lư của Việt Nam, khiến nước này sẽ không dám ra ṭa để đ̣i phân xử chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa dù là chính quyền muốn làm vậy (mà việc này th́ chưa chắc, v́ c̣n 16 chữ vàng ǵ đó). Công hàm PVĐ đă khiến khả năng thua kiện trở thành đáng để ư (non-negligible), mà nếu thua là mất tất cả, kể cả những đảo Trường Sa c̣n đang chiếm hữu, c̣n nếu thắng th́ Tàu hầu như chắc chắn cũng không giao trả đảo nào. Người khôn ngoan không bao giờ đi vào một vụ kiện như vậy (hy vọng là chính phủ hiện thời khôn ngoan hơn chính phủ Phạm Văn Đồng).

    Cuộc tranh đấu chủ quyền do đó sẽ chỉ diễn ra trên các mặt trận học thuật, công luận, ngoại giao, chính trị quốc tế. Tiếc thay, trên những mặt trận đó th́ Công hàm Phạm Văn Đồng lại càng nguy hại hơn là trong địa hạt pháp lư! Rốt cuộc, những lư lẽ của GS Cao Huy Thuần có lẽ chỉ để “lưu hành nội bộ”, may ra an ủi được những người “pḥ đảng tới cùng” (hay theo tiếng Anh là chúng chỉ dùng vào mục tiêu “preaching to the converted”).

    P.Q.T.

    Tác giả gửi BVN



    http://www.boxitvn.net/bai/27169

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 27-11-2012, 06:59 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 13-06-2012, 11:28 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 19-03-2012, 02:54 AM
  4. Replies: 41
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 21-07-2011, 04:28 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •