Page 15 of 17 FirstFirst ... 511121314151617 LastLast
Results 141 to 150 of 163

Thread: Chuyện Bên nhà VN

  1. #141
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nhọc nhằn nghề trồng hoa Tết
    Ḥa Ái, phóng viên RFA
    2013-01-24

    Năm hết Tết về, bông hoa đủ màu sắc được trưng bày khắp mọi nơi từ nhà ra ngơ. Thế nhưng đa số những người nông dân trồng hoa ở Việt Nam không thu lợi được nhiều sau khi họ bỏ công vất vả vun trồng.


    Làng hoa Tết Sa Đéc - Đồng Tháp

    Nỗi khó nhọc

    Ai đă từng đặt chân tới xă Tân Quy Đông, Sa Đéc, Đồng Tháp th́ chắc rằng sẽ không bao giờ quên được những luống hoa nhiều màu sắc đan xen lẫn trong cánh đồng lúa bạt ngàn của vùng đồng bằng Sông Cửu Long với cuộc sống và công việc thường nhật của những nông dân trồng bông.

    Nhiều giỏ hoa với những cái tên nghe rất quê mùa nhưng rất đẹp như bông vạn thọ sắc vàng sắc cam, bông mồng gà đỏ thẫm, bông cúc mâm xôi hay cúc xơ mít vàng tươi rực rỡ trong nắng bên cạnh những chùm hoa hồng tỉ muội nho nhỏ xinh xinh được chuẩn bị sẵn sàng cho chợ hoa ngày Tết ở khắp các tỉnh thành. Để có được thành quả như vậy, những nông dân trồng bông phải chuẩn bị ngay từ những tháng đầu năm.

    Những chậu tắc xum xuê quả (hay c̣n gọi là “trái hạnh” với ư nghĩa hạnh phúc sum vầy) được chuẩn bị từ khoảng tháng 3 qua các khâu đặt giống, chuẩn bị giỏ với phân ủ đă qua công đoạn xả bớt chất mặn, sau đó mang về và chăm sóc cẩn thận từng chút một để bán trong mấy ngày giáp Tết sang năm. C̣n đa số các giống hoa được gieo mầm từ khoảng giữa tháng 8, phải bón phân tưới nước thường xuyên th́ mới có những bông hoa to đẹp.

    Các loại mai, đào phải trồng cả một vườn và mất nhiều thời gian th́ mới có thu hoạch. Các loại hoa này đ̣i hỏi sự chăm sóc rất công phu, kỹ lưỡng. Phải có kinh nghiệm rất nhiều để biết tùy theo thời tiết mà lặt lá, lăi mầm cho hoa nở rộ vào đúng 3 ngày Tết. Công việc lặng thầm cả năm với hy vọng được trúng một mùa bông Tết đủ để trang trải cho những chi tiêu chính như mua sắm vật dụng trong gia đ́nh, tiền học phí của con cái, cái ăn cái mặc cũng như vốn liếng để chuẩn bị cho một mùa bông năm sau.

    Thường th́ những nông dân trồng bông phải làm thêm những công việc khác như trồng lúa, buôn bán lặt vặt để mua thuốc men, dành cho đám tiệc và những chi phí phát sinh. Thế nhưng, những ngày chợ Tết thường không được như mong muốn. Tâm lư người mua bao giờ cũng chờ đến giờ chót với hy vọng mua được giá rẻ c̣n người bán th́ phải bán đổ bán tháo để c̣n về cho kịp giao thừa. Bác Hai, một nông dân cả đời trồng bông chia sẻ:

    “Trồng bông đi bán là không bao giờ bỏ, bao nhiêu cũng bán, bán đổ bán tháo, bán lấy tiền cơm về. C̣n bây giờ thành phố quy định tới 12 giờ trưa sẽ hú c̣i, nếu không dẹp sẽ bị xúc bỏ hết. Người bán bông nhờ từ 12 giờ trưa tới chiều ngày 30 Tết nhưng tới 12 giờ là thành phố không cho bán nữa. Mấy năm rồi là người ta lỗ lă về vấn đề đó dữ lắm. Họ lại xúc hết trơn, không thôi th́ họ giật khủng khiếp lắm”.

    C̣n những nông dân trồng bông bán quanh năm th́ sao? Chị Minh Hương, một người chuyên trồng hoa cúc ở Đà Lạt cho biết các loại hoa như cúc đóa, cúc kim cương, cúc pha lê, cúc thạch bích hay bông chùm bán được suốt năm, đặc biệt trong những ngày rằm th́ mức tiêu thụ rất cao. Từ giai đoạn cấy phôi cho đến khi thu hoạch th́ công việc phun thuốc trừ sâu là quan trọng nhất.

    Dù thời tiết ở Đà Lạt có mưa nhiều, số lần tưới nước có giảm đi th́ vẫn phải phun thuốc trừ sâu đều đặn để pḥng ngừa hoa bị sâu bệnh hay nhiễm nấm. Vào thời điểm 3 ngày từ ngày 12 đến ngày 14 của tháng dù tất bật để chuyển hoa đi khắp mọi nơi trong cả nước để bán cho ngày rằm nhưng dường như những nông dân trồng hoa cúc không mỏi mệt trước những thành quả mà họ có được. Tuy nhiên, họ bỏ nhiều công khó để chăm sóc nhưng những ǵ họ thu về lại không xứng với công sức đă bỏ ra. Chị Minh Hương cho biết:

    “Tiêu thụ th́ nhiều nhưng giá thành hạ hơn hồi trước. Cách đây 10 năm 1 cây bông có giá 1 ngàn đồng trong khi phân urê cũng 1 ngàn/kg. Bây giờ phân urê lên giá 10 ngàn/kg nhưng cây bông vẫn cứ giá 1 ngàn. Nông dân bây giờ chỉ đủ sống thôi chứ không thể dư dật giàu có như hồi xưa được”.
    Niềm đam mê


    Dù không được giàu có, dù xu hướng hoa giả ngày càng thịnh hành nhưng những nông dân chuyên trồng hoa bán quanh năm như chị Minh Hương vẫn duy tŕ cái nghề cái nghiệp của ḿnh. Họ quan niệm rằng ngày Tết, ngày cúng ông bà th́ không thể dùng bông giả được. Có những người theo truyền thống không bao giờ dùng bông giả, dù nghèo không có tiền, người ta vẫn mua bông thiệt tuy có xấu.

    Hiện nay, trước t́nh trạng nông dân không c̣n đất nông nghiệp để canh tác do quá trị đô thị hóa và cuộc sống có phần “héo hắt” như những cánh hoa tàn, nhiều nông dân trồng bông phải t́m kế sinh nhai bằng phương cách khác. Những nông dân có thể trụ lại với nghề chỉ v́ ḷng đam mê của họ. Điển h́nh như trường hợp của chị Nguyên, một người làm việc trong một công ty chuyên trồng hoa lan Hồ Điệp của Đài Loan. Với những kinh nghiệm tích lũy được cùng số vốn dành dụm và sự hỗ trợ của những người thân, chị Nguyên bắt đầu trồng những chậu hoa lan Hồ Điệp đầu tiên của riêng ḿnh với niềm tin một ngày không xa những chậu hoa này sẽ được xuất khẩu khắp năm châu.

    Để có những nhánh lan Hồ Điệp tươi xinh rực rỡ, chị Nguyên phải nhập những mô cấy từ Đài Loan về, phải đầu tư về cơ sở hạ tầng, phải tưới nước bón phân, phải chăm sóc tỉ mỉ từng nhánh hoa một và nếu tiết trời quá lạnh c̣n phải có hệ thống sưởi cho hoa. Chị Nguyên cho biết phải kết hợp rất nhiều yếu tố trong công việc này.

    “Nói chung là kết hợp tất cả mọi thứ: cơ sở hạ tầng và kỹ thuật, khí hậu và phân thuốc. Để trồng hoa lan Hồ Điệp không chỉ có một yếu tố mà thôi. Cơ sở hạ tầng nhà kính phải tốt th́ hoa mới có chất lượng tốt. Tuy nhiên, nhà kính tốt không cũng không được, phải có thêm lượng phân thuốc cho đúng thời hạn”.

    Những nông dân trồng bông mà Ḥa Ái tiếp xúc đều chia sẻ là dù khó nhọc, dù phải bỏ nghề nhưng niềm đam mê của họ không bao giờ tàn. Những người như bác Hai ở xă Tân Quy Đông bây giờ đă già, không c̣n sức để trồng bông bán Tết nữa nhưng vẫn ra vào sân trước sân sau, trồng vài chậu bông cho đẹp nhà cửa và cho đỡ nhớ nghề.

    Nhân dịp xuân về, mong rằng chính phủ sẽ quan tâm và có những giải pháp hỗ trợ cho nghề truyền thống này để nét văn hóa chợ hoa ngày Tết không bị mai một trong những ngày về sau và để những buổi chợ cuối năm vẫn c̣n đó lời chào mời chơn chất của người nông dân: “bông tui trồng đẹp lắm à. Mua đi, tui bán rẻ cho”.

  2. #142
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Luật mới: Mua nhà, đất phải thanh toán qua ngân hàng

    Ở cái Republik Banana, khi nào các bác thấy một người đi trên đường khệ nệ vác một cái va-li, một cái thùng hoặc một cái bao tải, các bác biết là người này đi mua nhà hoặc mua một cái vroum vroum “dưới mức quy định”.

    Sự ra đời của quy định đă dấy lên nhiều tranh luận trong dân gian. Trong những ư kiến chống tôi thấy có ư kiến dưới đây là không thể chê vào đâu được:

    “Người dân có quyền sử dụng bất cứ h́nh thức thanh toán nào thuận tiện, an toàn nhất cho ḿnh chứ không bắt buộc phải thông qua ngân hàng. Các nước trên thế giới không ai ra luật như vậy. Nếu nói giao dịch bằng tiền mặt liên quan đến an toàn trộm cướp, tham nhũng, rửa tiền... th́ h́nh như vấn đề này quá lớn, các cơ quan nhà nước không pḥng chống tốt nên đẩy cho người dân?”



    Mua nhà, đất phải thanh toán qua ngân hàng.

    Trong thời gian tới, người dân mua bán ôtô, nhà đất đến mức quy định mà vẫn thanh toán bằng tiền mặt th́ không được sang tên, đổi chủ.

    Đây là một trong những nội dung của dự thảo nghị định về thanh toán dùng tiền mặt thay thế nghị định 161 (năm 2006) đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra lấy ư kiến lần 2. Theo kế hoạch, NHNN sẽ tŕnh để Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi trong quư 2, chậm nhất là tháng 6 Chính phủ sẽ ban hành nghị định sửa đổi.
    ...
    http://tuoitre.vn/Kinh-te/531635/mua...-sang-ten.html

  3. #143
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hàng trăm người phá mỏ titan, 11 cảnh sát bị thương



    Trí Tín (VnExpress) - Nhiều người được nhà chức trách cho là có hành động quá khích, cướp 200 triệu đồng, máy tính; đập phá nhiều thiết bị, vật dụng sinh hoạt và đốt quần áo, vật dụng của công nhân.

    Trong đêm 22 và 23/1, hàng trăm người được cho là kéo đến lán trại tạm mỏ titan của Công ty Cổ phần Khoáng sản Sài G̣n – Quảng Ngăi (ở thôn Châu Me, xă B́nh Châu) phá hoại, cướp tài sản.

    Công an Quảng Ngăi lập biên bản tại hiện trường mỏ titan ở xă B́nh Châu, huyện B́nh Sơn bị đập phá. Ảnh: Trí Tín.

    Cho rằng dự án sẽ gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt, họ cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Nhiều người được nhà chức trách cho là đă có hành động quá khích, cướp đi 200 triệu đồng (tiền mặt dùng trả lương cho nhân công và chuẩn bị cho lễ khởi công), máy tính; đập phá nhiều thiết bị, máy móc, vật dụng sinh hoạt và đốt quần áo của công nhân. Ước tổng thiệt hại ban đầu hơn 730 triệu đồng.

    Cảnh sát tới hiện trường giải quyết vụ việc đă bị đám đông tấn công. 11 chiến sĩ bị thương, trong đó 2 trường hợp phải nhập viện cấp cứu.

    Trước diễn biến phức tạp của vụ việc, chiều 24/1, sau cuộc họp khẩn với các ngành chức năng, để tạm thời giải tỏa “điểm nóng”, UBND tỉnh Quảng Ngăi yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng hoạt động một tháng trước và sau Tết Nguyên đán.


    Người dân kéo đến dự án khai thác titan. Ảnh: Trí Tín.

    Lănh đạo tỉnh khẳng định, vị trí khai thác thí điểm mỏ titan nằm trong quy hoạch cảng Dung Quất 2, Khu kinh tế Dung Quất mở rộng đă được Thủ tướng phê duyệt. Việc cấp phép khai thác tận thu titan ở khu vực này là phù hợp với quy hoạch, tránh lăng phí tài nguyên.

    Chiều 25/1, trao đổi với VnExpress, ông Trần Văn Sang (Trưởng công an huyện B́nh Sơn) cho biết, cơ quan điều tra khởi tố vụ án để điều tra 4 hành vi: Gây rối trật tự công cộng, Phá hoại, Cướp tài sản và Chống người thi hành công vụ.

    Cơ quan công an nhận định nhiều khả năng một nhóm người đă đứng ra xúi giục, kích động việc cản trở dự án. “Công an đang truy bắt những kẻ cầm đầu”, ông Sang nói.

    Thiết bị khai thác titan của Công ty CP Khoáng sản Sài G̣n – Quảng Ngăi bị đập phá. Ảnh:Trí Tín.

    Năm 2007, UBND tỉnh Quảng Ngăi cấp phép cho Công ty Cổ phần Khoáng sản Sài G̣n – Quảng Ngăi thăm ḍ, t́m kiếm và thu gom nguyên liệu khoảng sản trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2009, doanh nghiệp được khai thác quặng titan tại xă B́nh Châu (B́nh Sơn) trên diện tích 78 ha. Theo giấy phép, trong 5 năm, công ty khai thác khoảng 9.000 tấn mỗi năm với tổng doanh thu hơn 118 tỷ đồng.

    Sau một tháng đưa phương tiện, máy móc đến dựng lán trại ở công trường, trong 5 ngày (25/5 đến 30/5/2009), hàng chục người dân kéo đến hiện trường ngăn cản, rượt đuổi công nhân. Dự án bị đ́nh trệ. Tháng 11/2011, tỉnh Quảng Ngăi tiếp tục cho phép doanh nghiệp triển khai thực hiện khai thác thí điểm quặng titan với 6,8ha trong tổng số 78 ha (đă cấp phép năm 2009), nhưng người dân địa phương vẫn không đồng t́nh.

    Trí Tín
    http://vnexpress.net/gl/phap-luat/20...sat-bi-thuong/

  4. #144
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Chính phủ: 30% công chức vô dụng

    Thế c̣n mấy tên đảng ủy th́ sao? Tụi này nhận biên chế cho đến lúc nghẻo mặc dầu chẳng ai nhờ.


    Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói hàng trăm ngàn công chức có cũng như không
    Một phó thủ tướng vừa lên tiếng nói hàng trăm ngàn viên chức nhà nước đến cơ quan nhưng không được việc ǵ.
    Ông Nguyễn Xuân Phúc được báo Lao Động dẫn lời nói hôm 25/1:
    "T́nh trạng chạy công chức vẫn diễn ra do chế độ thi cử đầu vào bất cập.
    "Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào.”

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...nha_nuoc.shtml

  5. #145
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Từ thứ trưởng thành chuyên viên

    Tên thứ trưởng này bây giờ chính thức rớt vào số 30% công chức vô dụng.
    Vụ này chứng minh là không phải cái ǵ CS cũng biết, cái ǵ cũng kiểm soát. Hoàn toàn trật lấc và chỉ là cái hào nhoáng tụi nó bầy ra. Những ǵ tụi nó biết được là do chính nạn nhân nói riêng, người dân nói chung tự kê khai ra thôi.






    Ông Cao Minh Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, vừa bị điều chuyển về làm chuyên viên Viện Dược liệu.
    Báo Việt Nam cho hay bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế, đã kư quyết định số 292 QĐBYT ngày 25/1 về việc điều chuyển ông Quang.
    Chuyên viên là một trong các mức thấp nhất trong ngạch cán bộ.
    Tháng 12/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă kư Quyết định không bổ nhiệm lại chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế đối với ông Cao Minh Quang, sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định kỷ luật cảnh cáo ông.
    Ông Quang bị kết luận là thiếu gương mẫu, vụ lợi khi vay tiền của cá nhân là lănh đạo doanh nghiệp thuộc phạm vi phụ trách; phát ngôn, phản ánh không chính xác, thiếu thận trọng về một số vụ việc tại Bộ Y tế và khai man học vị.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._demoted.shtml

  6. #146
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những phát ngôn “khủng” nhất năm 2012



    - Văn Quang



    Nhân dịp cuối năm, khá nhiều cơ quan lớn nhỏ ở Việt Nam làm tổng kết rất “hoành tráng”. Theo lệnh tiết kiệm nên những mục tiệc tùng được giới hạn bớt, nhưng đấy là đứng về phía cơ quan, c̣n chuyện các quan chức liên hoan riêng theo từng nhóm là chuyện khác, chẳng ai kiểm tra được. Thôi th́ “quên nó đi”. Ở một số cơ quan cờ quạt treo tưng bừng cho ra vẻ có “hội nghị tổng kết” chứ chẳng lẽ để nó im ĺm như những ngày thường cũng “khó coi”. Trong chương tŕnh nghị sự, chắc chắn là phải có mục kiểm điểm thành tích, lại ưu điểm trước, khuyết điểm sau. Phần ưu điểm của địa phương nhà bao giờ cũng lẫy lừng chiếm gần hết phần thuyết tŕnh của ông chủ tịch. Phần khuyết điểm, tồn tại khiêm nhường v́ lư do chủ quan khách quan lơ mơ cho phải phép. Rồi “phương hướng nhiệm vụ năm sau” lại tràng giang đại hải với những “quyết tâm” “quyết sách” mới mà không mới, cũ mà không cũ. Rồi vỗ tay, rồi hoan hỉ đón chào Năm Mới. Vui ra phết.



    Trong khi đó một vài tờ báo lại oái oăm, tổng kết toàn chuyện “khủng” trong năm. Tất nhiên những chuyện đó được chọn lọc trong số rất nhiều chuyện “khủng” đă từng xảy ra. Chuyện gần nhất và mới nhất phải kể đến chuyện hai bộ trưởng đích thân đi kiểm tra an toàn thực phẩm tại chợ Đồng Xuân. Các vị này hết ḷng lo cho sức khỏe của nhân dân, đây là một hành động “thực tế” phải được nhân dân hoan nghênh. Nhưng tiếc thay, những điều xảy ra hoàn toàn ngược lại.



    Các bộ trưởng kiểm tra những ǵ, kết quả ra sao?

    Lâu nay nghe báo chí và các đài phát thanh truyền h́nh báo động về t́nh trạng an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong cả nước rất nguy hại. Hầu như không có thứ nào không có độc. Từ mớ rau đến thịt gà thịt heo, từ các món phụ gia đến bánh kẹo đều bị pha trộn màu mè độc hại. Chưa nói đến các mặt hàng giả, hàng nhái từ Trung Quốc xâm nhập bằng mọi cách đánh lừa người tiêu dùng. Người dân kêu ca và ngộ độc không ít.

    Nóng ḷng v́ t́nh trạng này, sáng 5-1 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn (NN-PTNT) Cao Đức Phát cùng dẫn đầu đoàn đi kiểm tra công tác ATVSTP tại chợ Đồng Xuân - chợ đầu mối lớn nhất Hà Nội.

    Hai bộ trưởng đă đến các khu bán hàng khô, bánh kẹo, hàng tươi sống và phụ gia thực phẩm yêu cầu lấy mẫu tương ớt, bóng b́, màu điều, tôm nơn khô, tôm sú tươi... để kiểm tra nhanh và chuyển mẫu về Viện Kiểm nghiệm ATVSTP. Kết quả kiểm tra tại chỗ cho thấy sản phẩm tương ớt và hạt điều âm tính với phẩm màu, bánh đa nem âm tính với hàn the. Theo một số tiểu thương, đây là lần đầu tiên họ được chứng kiến một đoàn kiểm tra có nhiều lănh đạo như thế này. Đúng là “hoan hỉ” thật.

    Tiếp đó, đoàn đă đến cơ sở chuyên sản xuất và kinh doanh gị chả, bánh chưng, thịt ḅ khô, lạp xưởng, ruốc thịt heo Quốc Hương ở phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Kiểm tra nhanh các chỉ số hàn the, formol, phẩm màu công nghiệp một số sản phẩm ở đây đều cho kết quả âm tính.

    Trước đó, trong buổi sáng cùng ngày, đoàn do Bộ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu đă kiểm tra công tác ATVSTP tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Tại cơ sở này, đoàn cũng ghi nhận đă tuân thủ tốt các quy định về ATVSTP.

    Tóm lại, trong suốt thời gian kiểm tra đủ mọi mặt hàng, cả hai vị bộ trưởng và “phái đoàn kiểm tra” không t́m ra bất cứ một dấu vết nào về sự độc hại trong các món thực phẩm. Xem truyền h́nh thấy các cụ trong đoàn và mấy bà bán hàng ở chợ vỗ tay quá trời, hỉ hả nh́n nhau tươi rói.



    Ai nói láo ăn tiền?

    Như thế té ra lâu nay mấy anh báo chí truyền thanh truyền h́nh loan tin “bố láo” chăng? Mấy chị bán hàng được thể khoa trương ầm ỹ: “Nhà báo nói láo ăn tiền” là trúng ngay boong rồi. Có tới 2 bộ trưởng và cả một phái đoàn hùng hậu đi kiểm tra đấy nhé. Có cái ǵ độc hại đâu! Chúng tôi làm ăn đàng hoàng mà, chỉ có các ông vu oan giá họa thôi.

    Nhưng người dân th́ khác. Không ai tin vào cái sự kiểm tra này. Bởi chưa đi kiểm tra, dân bán hàng đă biết ngày giờ các vị đến và c̣n có thể biết kiểm tra những hàng nào. Tất nhiên mấy bà bán hàng chỉ đưa “hàng mẫu” ra cho phái đoàn kiểm tra. C̣n bao nhiêu hàng “đểu”, hàng giả, hàng có độc được giấu kỹ. Các quan đi rồi lại lôi ra bày bán. Thực phẩm bẩn vẫn tràn lan ở chợ, người tiêu dùng phải nhắm mắt ăn liều v́ chẳng c̣n sự lựa chọn nào khác. Vậy th́ ai “nói láo ăn tiền”? Để chứng minh thực tế hơn, mời bạn đọc những phê phán thật nhất của người dân.



    Hăy thôi biểu diễn màn cưỡi ngựa xem hoa

    - Nh́n thấy những h́nh ảnh “hoành tráng” của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát kiểm tra thực phẩm tại các chợ ở Hà Nội, nhiều bạn đọc ngỡ ngàng. Bạn đọc Hoàng Khắc Kha nhận xét: “Đi kiểm tra mà rần rần như đi lễ hội như vậy th́ làm sao mà phát hiện thực phẩm không an toàn? Sao các vị không thử t́m hiểu xem người dân hằng ngày sinh sống, ăn uống ra sao?”.

    - Trước những h́nh ảnh kiểm tra nhanh không phát hiện thực phẩm không an toàn, cả đoàn kiểm tra vỗ tay tán thưởng trên truyền h́nh, bạn đọc Hữu Luân bày tỏ: “Quá biểu diễn! Đoàn đi kiểm tra có báo trước không? Cách kiểm tra như vầy là một kiểu h́nh thức, thông báo cho báo chí đến phỏng vấn chụp h́nh rồi loan báo: “Chúng tôi có đi kiểm tra thực tế đây, cách kiểm tra như vậy th́ tốt đẹp rồi...”.

    - Bạn Teddy tiết lộ thêm: “Năm nào chả vậy, cứ năm hết tết đến th́ nào là CA Phường, quản lư thị trường, pḥng cháy chữa cháy... tấp nập hỏi thăm các công ty trên địa bàn. Mục đích cũng chỉ là thu đủ số phong b́ về tiêu tết. Ngày trước ở một số phường c̣n làm hẳn cái công văn. Năm nay hoành tráng hơn, có cả đoàn cán bộ rất to đi...”.



    Mang bày hàng toàn những “cử tri mẫu”, hàng mẫu

    - Bạn Vĩnh nêu một cảnh mắt thấy tai nghe: “Các vị chỉ cưỡi ngựa xem hoa thôi, nhà tôi tại một chợ nhỏ nên rất dễ phát hiện người bán tẩm hóa chất vào thực phẩm chín, tươi sống như các loại dưa chua tẩm bằng chất bột màu trắng pha vào nước, cá biển tẩm phân u rê, thịt sống th́ hàn the... chẳng thấy ai kiểm tra cho nên họ an toàn mà bán...”

    - Chán nản với cách làm này, bạn đọc Quang Vinh phân tích: “Không riêng ǵ kiểm tra thực phẩm mà bất cứ việc ǵ khi có đoàn cán bộ lớn đến th́ địa phương, cơ quan liên quan được thông báo rầm rộ. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri th́ địa phương chọn lọc “cử tri mẫu”. Công an kiểm tra lấn chiếm ḷng lề đường th́ bà con buôn bán được báo trước dọn dẹp cho vừa mắt. Kiểm tra trường học th́ học sinh được học trước bài và thực tập để “giơ tay thẳng hay giơ tay cong”... Cái bệnh h́nh thức đă ăn sâu vào mọi lĩnh vực, mọi hoạt động. Người dân ai cũng biết nên đâu thể “ḷe” măi được. Hăy gắng làm việc ǵ thực chất đừng cố đóng kịch làm ǵ”.

    Điều đáng lo ngại là trước “thành công” của chuyến vi hành này, nhiều người dân sẽ không c̣n đề pḥng với nguồn thực phẩm tại các chợ. Vẫn có người tin vào những cuộc kiểm tra “nghiêm khắc” của các cấp “lănh đạo” bởi không dám tin vào những ông quản lư thị trường, những ông có nhiệm vụ kiểm soát thực phẩm hằng ngày ở các chợ. Kết quả là người dân lănh đủ.



    Và những phát ngôn “khủng” của chính khách VN

    Vào dịp cuối năm này, tờ báo Tiền Phong xuất bản tại VN đă đề cử “10 phát ngôn siêu ấn tượng của quan chức Việt Nam”. Báo này viết: “Năm 2012 chính thức qua đi, nhưng nhiều phát ngôn “siêu ấn tượng” của các nhà lănh đạo Việt Nam vẫn c̣n đọng lại trong ḷng dư luận.

    Tầm ảnh hưởng của những phát ngôn đó đă vượt qua mốc thời gian, không gian mà có thể người phát ngôn cũng khó thể h́nh dung được, nó cũng thể hiện phần nổi những vấn đề kinh tế, xă hội, y tế tồn tại nổi cộm trong năm qua”.

    Tôi chỉ xin chọn lọc lại một nửa trong số 10 phát ngôn “siêu ấn tượng” đó cũng đủ để bạn đọc bàn luận dài dài trong lúc trà dư tửu hậu cao hứng đón xuân.



    1- Ngây thơ thật chứ không phải “ngây thơ cụ”

    Trước hết xin bàn đến phát ngôn của bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Cái máu của tôi vẫn vậy, cứ thấy “người đẹp” phát ngôn là đọc trước cái đă. Dù có là chức tước ǵ chăng nữa, bà vẫn là “liền bà” và lại là “liền bà đẹp” nữa mới chết chứ. Thế th́ tội ǵ không xem trước.

    Thật ra, lời phát ngôn này tôi đă đọc trong bài tường thuật về phiên trả lời chất vấn ngày 14-11-2012 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội VN khóa XIII. Bà bộ trưởng đưa ra giải pháp hạn chế tiêu cực trong bệnh viện và nâng cao y đức lương y bằng một lời yêu cầu bất hủ: “Bệnh nhân và người nhà hăy dứt khoát không đưa phong b́ và nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận th́ chụp ảnh, gửi cho chúng tôi”.

    Một giải pháp coi như “mission impossible”, ngay cả các điệp viên cũng khó thực hiện được chứ nói ǵ đến người dân. Làm sao chụp được ảnh mấy ông bác sĩ nhận phong b́ của bệnh nhân đây? Có nhận cũng phải nhận kín đáo như các quan nhận tiền hối lộ, tiền lót tay dưới gầm bàn hoặc đưa cho vợ con quan, coi như đây là hành động “tối mật” chứ khơi khơi đứng giữa bệnh viện mà nhận phong b́ hối lộ sao, thưa bà bộ trưởng? Dư luận râm ran phê phán gay gắt, cho là giải pháp không tưởng. Nhưng tôi th́ hơi khác một tí. Tôi cho là lời phát ngôn “hơi bị ngây thơ”.

    Cái số tôi thường gặp một số người đẹp, nhưng mấy bà ấy “khôn như Khổng Minh, tinh như Tào Tháo”, chẳng bà nào chịu “ngây thơ” một tí cho nhà cháu nhờ. Thế nên tôi lại thấy... hơi thích những người đàn bà đẹp có vẻ ngây thơ như thế này. Chắc nhiều nam độc giả cũng có ư thích đó như tôi nhưng “chả dám” nói ra mà thôi. Tôi cam đoan đây không phải là “ngây thơ cụ”, tức giả vờ ngây thơ cho duyên dáng thôi. Đây là sự ngây thơ rất thành thật v́ phát biểu trước Quốc Hội kia mà. C̣n lâu bạn mới gặp được một người đẹp ngây thơ như thế.



    2- Viết sách quân sử hay viết binh pháp thay Tôn Tử?

    Là dân “nhà banh”, cái máu lính vẫn c̣n trong tôi nên tôi chọn một vị viết sách quân sự hay nhất đứng hàng thứ hai trong số những phát ngôn gây sốc nặng trong năm 2012. Đó là phát ngôn của ông Đại tá chỉ huy “trận đánh” để cưỡng chế đầm của vợ chồng ông Đoàn Văn Vươn. Có lẽ chưa bạn đọc nào quên vụ này, đến nay c̣n nhiều ông tham dự “trận đánh” đó bị đưa ra ṭa.

    Ngày 8-1, trả lời phỏng vấn báo chí về vụ việc cưỡng chế đầm của ông Đoàn Văn Vươn, Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an TP. Hải Pḥng cho rằng: “Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được nhưng trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đă phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến ṿng ngoài, ṿng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách. Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên pḥng rất là đẹp...”

    Chả biết bao giờ tác giả Đỗ Hữu Ca mới viết thành sách dạy cách đánh trận vào nhà dân tuyệt cú mèo như thế để nước VN có thêm một cuốn binh pháp mới lừng danh thiên hạ? Theo ông th́ từ cổ chí kim những chiến thuật... cực kỳ hay ấy “chưa bao giờ có trong giáo án”, tức là chưa có sách vở quân sự nào dạy. Sách của ông hẳn là hơn binh pháp Tôn Tử nhiều v́ Tôn Tử chỉ biết dạy cách dụng binh lấy ít thắng nhiều, lấy nhu thắng cương chứ không biết dạy cách dụng binh lấy nhiều đánh ít, lấy mạnh thắng yếu, đánh trực diện vào nhà dân. Chắc là sách của tác giả Đỗ Hữu Ca “vừa bán vừa... nghe chửi” cũng đắt hàng.



    3- Bao giờ ông Thống Đốc đi nhận giải Nobel?

    Là dân “viết lách lăng nhăng” nên nghe tới giải Nobel là tôi khoái rồi, nhưng nếu tôi tơ tưởng ḿnh nhận được giải Nobel, chắc chắn bạn bè và bạn đọc cũng như ngay trong gia đ́nh tôi, từ anh em chú bác đến họ nội ngoại xa gần cho tôi là thằng điên nặng, cần phải tránh xa kẻo có ngày nó đốt nhà. Thế nên khi nghe ông Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước VN Nguyễn Văn B́nh nói đến nhận một nửa giải Nobel là tôi hoa mắt đọc liền.

    Ngày 13-11, trả lời chất vấn của đại biểu Trần Du Lịch về sự điều hành kém cỏi của ngành ngân hàng trong mục tiêu kềm chế lạm phát, duy tŕ tăng trưởng, ổn định tỷ giá và câu chuyện quản lư vàng (tại kỳ họp thứ IV quốc hội khóa XIII), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn B́nh cho rằng: “Người ta t́m ra bộ ba bất khả thi giữa tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá, ông đó được quốc tế cho giải thưởng Nobel. Vậy mà hiện nay chúng ta phải vừa làm sao kềm chế được lạm phát mà vẫn phải tăng trưởng. Tôi đă có lần nói đùa với Chủ tịch quốc hội là em chỉ cần nửa giải thưởng Nobel cũng được, nếu em làm được một trong hai”.

    May quá, cuối cùng hóa ra ông Thống Đốc nói đùa. Nhận nửa giải Nobel, c̣n một nửa để cho ai đây, ông Thống Đốc? Thôi th́, nếu được, ông cứ nhận cả đi cho dân giàu nước mạnh, ông cũng giàu có phải sướng hơn không. Về nhà nghỉ khỏe, tội ǵ cứ phải tối ngày đi “căn me” mấy anh ngân hàng lách lăi suất, mấy anh buôn bán vàng lậu, vàng không “chính hăng” SJC? Ông có đi lănh giải cho tôi đi ké xem nó ra làm sao, ông nhé.



    4- Bộ ngành trung ương sẽ nhịn đói khi đến Bắc Trà My

    Động đất Thủy điện sông Tranh 2 được nhiều báo b́nh chọn là một trong sự kiện tốn nhiều giấy mực báo chí và là một trong 10 sự kiện nổi bật năm 2012. Nay động đất lớn mai động đất nhỏ làm người dân hoảng sợ. Nhiều phái đoàn cao cấp đến tận nơi quan sát và t́m biện pháp chống đỡ. Điều này làm phiền các quan chức của huyện không ít. Sáng ra tiếp phái đoàn của Bộ này, chiều đứng nghênh đón phài đoàn của Bộ kia. Mất th́ giờ!

    Cho nên ngày 20/11, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp nghe báo cáo các vấn đề liên quan đến tái định cư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh.

    Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, khẳng định: “Hôm nay, huyện nêu quan điểm khẳng định nếu các sở ban ngành của tỉnh lên khảo sát, kiểm tra t́nh h́nh của người dân th́ huyện sẽ tiếp, c̣n các đoàn của Bộ, ngành trung ương vào huyện sẽ không tiếp nữa. Thời gian qua, mỗi lần động đất mạnh th́ các đoàn này, đoàn nọ vào nhưng chẳng giải quyết được vấn đề ǵ, động đất th́ càng ngày càng mạnh. Từ nay, thời gian đó huyện sẽ dành giải quyết công việc của địa phương thay v́ tiếp đón các đoàn”!

    Thế là các phái đoàn trung ương đến Trà My sẽ phải nhịn đói nhịn khát bởi các cụ “chẳng làm được ǵ” cho bớt động đất. Tiếc rằng các cụ trong đoàn không phải là những ông thần đất, thần đèn, có khi cái bằng đại học cũng là “dỏm” nên không làm được ǵ là chuyện tất nhiên. Lỗi tại các cụ trong phái đoàn. Cho nhịn đói nhăn răng là hết đến, cái quyết định của ông Phó chủ tịch UBND Bắc Trà My chắc chắn sẽ có hiệu quả, đáng làm gương cho các địa phương khác.

    Chỉ sợ Ủy Ban nói th́ hăng lắm, nhưng cứ động nghe có phái đoàn trung ương tới lại mũ áo chỉnh tề, chuẩn bị sẵn cơm bưng nước rót, chỗ ngủ tối tân mát mẻ cho các thượng khách. Bởi tương lai của cái Ủy Ban Huyện tùy thuộc vào các “đàn anh” cấp trên. Không ra đón, không có chương tŕnh kế hoạch đàng hoàng có thể bị về vườn như chơi. Có lẽ ông Phó Chủ Tịch phải nghĩ lại ông ạ. Dại ǵ, thời buổi này chạy vào công chức c̣m c̣n mất ít nhất 100 triệu, chạy vào chức của ông tốn kém của núi đấy chứ ít sao. Sách có câu “quân tử nói đi là quân tử dại, quân tử nói lại là quân tử khôn”. Ông cứ nói lại là các bác trung ương đến, chúng em sẽ tiếp đăi ra tṛ, nói nhỏ thôi cũng được.



    Thưa bạn đọc, tờ báo Tiền Phong “đề cử” đến 10 phát ngôn siêu ấn tượng trong năm, nhưng tôi chỉ xin bàn đến 4 câu, tức là gần một nửa để bạn đọc mua vui cũng đủ. Nói nhiều sợ bạn đọc mắc nghẹn v́ kinh ngạc.



    Văn Quang

  7. #147
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những chuyện khá lạ



    - Đoàn Dựghi chép



    1. Áp mặt thần tài vào nhũ hoa để... cầu may mắn!

    Hội An là một thành phố nhỏ thuộc tỉnh Quảng Nam, có nhiều khu phố cổ được xây dựng từ thế kỷ16 vẫn c̣n tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Thành phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1999. Hiện nay, chính quyền sở tại đang khôi phục các di tích, đồng thời phát triển thành một thành phố du lịch.





    Dân chúng trong thành phố cổ Hội An (thành phố nhỏ cấp 3) có những phong tục độc đáo khác hẳnvới các nơi khác. Đặc biệt, những người buôn bán ở đây có nhiều “mẹo” mang tính tín ngưỡng cao. Tuy nhiên, độc đáo nhất có lẽ là tục lệ các nữ nhân viên bán hàng... cởi khuy áo ra, áp tượng thần tài vào nhũ hoa của ḿnh mỗi buổi sáng trước khi bán hàng để cầu may mắn cho shop.



    Trong một lần tṛ chuyện với Trần Bảo Ngọc - một nữ nhân viên trong cửa hàng quần áo thời trang trên đường Hai Bà Trưng, Hội An – các phóng viênđược biết sáng nào trước khi làm việc các cô đều trang trọng đem tượng thần tài hoặc bằng đất sét nung hay bằng tranh vẽ vốn thờ trên bàn thờ xuống, đến chỗ kín đáo trong shop, cởi khuy áo ngực ra, vạch cả cái áo nịt ngực nữa, áp mặt thần tài lên hai nhũ hoa của ḿnh để tiệm hôm ấy được đông khách.

    Bảo Ngọc cho biết, cô cũng không hiểu phong tục kỳ lạ này đă có từ bao giờnhưng hầu hết các tiệm ở Hội An, khi thuê các nữ nhân viên bán hàng đều dặn ḍ và chỉ cách cho người làm của ḿnh thực hiện cái tục lệ “thiêng liêng” ấy vào mỗi buổi sáng. C̣n đối với các cửa hàng có nữ chủ nhân hay con gái của chủ nhân đứng bán th́ khỏi phải nói, họ làm hết sức kính ngưỡng. Riêng nữ chủ nhân, bà c̣n thận trọng thắp nhang, cúi đầu, vái mấy vái, khấn khứa râm ran trước khi cắm nhang lên bàn thờ và đem thần tài xuống “làm lễ”. Tội nghiệp thần tài, có khi bà chủ rất mập, hai ‘trái dừa xiêm’ của bà rất lớn, chắc ngài ngộp thở luôn!



    Khắp phố cổ Hội An không ai chứng minh được rằng nếu không theo tục lệ ấy th́ buôn bán sẽ ế ẩm.Tuy nhiên, người trước truyền cho người sau, đời này truyền cho đời kia, cái tục lệ ấy rất phổ biến và ai cũng rất tin tưởng.

    Nói th́ vậy nhưng thực tế việc áp mặt thần tài vào ngực cũng có lớp lang đàng hoàng, không phải muốn sao cũng được.

    Thường th́ mỗi buổi sáng, trước khi đi làm các nữ nhân viên phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc đẹp và gọn gàng. Khi tới cửa hàng th́ cô nào tới trước nhất sẽ thắp 3 nén nhang, vái 3 vái, khấn ngài pḥ hộ cho tiệm rồi đem tượng ngài vào chỗ khuất, quay mặt ngài vào ngực ḿnh, tay kia cởi cúc áo và áo lót, áp mặt ngài vào nhũ hoa của ḿnh, bên trái trước, bên phải sau, tổng cộng ba lần như vậymới xong. Những cô tới sau th́ chỉ thực hiện phần “áp ngực” mà thôi, không phải thắp nhang hoặc khấn vái như cô đến đầu tiên nữa. Đặc biệt, nếu chủ nhà hay con gái chủ nhà mà làm việc khác, không phải là người bán hàng th́ không làm việc này, như vậy có thể nói việc “áp ngực” để tiệm được may mắn chỉ dành riêng cho các nữ nhân viên trực tiếp bán hàng mà thôi, không liên quan tới những người khác. Ngoài ra, sự việc diễn ra chừng 10 phút nhưng lại là công việc quan trọng nhất của cáccửa hàng trong một ngày.





    Chuyện tṛ với các phóng viên, cô nhân viên tên Bảo Ngọc cho biết: “Lúc đầu mới vào làm, em chưa quen nên thấy ngượng lắm, bị bà chủ la hoài. Sau dần dần cũng quen và thấy giống như một công việc b́nh thường của ḿnh vậy thôi”.



    Đi t́m sự giải thích

    Để hiểu về tục lệ kỳ lạ... không nơi nào có này, các phóng viên t́m đến nhà cụ Phạm Thị Hươngtrong một hẻm nhỏ trên đường Trần Phú, Hội An. Năm nay cụ đă 86 tuổinhưng xem ra c̣n khỏe mạnh và minh mẫn lắm.

    Cụ kể, trước đây cụ cũng từng buôn bán trong khu phố cổ này, nhưng do nhữngthay đổi của cuộc sống và tuổi tác, cụ phải bỏ việc kinh doanh để bôn ba với những chú ṭ he đất bên bờ sông Hoài. Đến giờ, vợ chồng cô con gái út của cụ vẫn làm ăn rất khấm khá với 3 cửa hàng kinh doanh trên phố cổ Hội An.

    (Ghi chú: Ṭ he: các h́nh nhỏ nặn bằng đất sét hoặc bột dẻo trộn màu rực rỡ, nặn h́nh cô tiên, h́nh ông tướng v.v... người bán hàng vừa bán vừa nặn rất nhanh, rất tài t́nh như một nghệ sĩ điêu luyện, cắm vào những cây que, bán cho trẻ em đem về nhà chơi - ĐD).



    Nghe hỏi về tục lệ các nữ nhân viên áp tượng thần tài vào nhũ hoa của ḿnh mỗi buổi sáng trước khi bán hàng, cụ Hương trầm ngâm suy nghĩ để nhớ lại rồi nói: “Ở đây có tục lệ đó thiệt,nhưng có từ thời nào th́ tui không rơ. Năm nay tui 86 tuổi, đời bà ngoại tui đă có rồi. Bà ngoại tui truyền cho mạ tui. Mạ tui truyền cho tui. Rồi tui truyền cho con gái tui mà không hiểu mần răng lại phải áp như rứa”. Rồi cụ kể thêm: “Có người nói đây là tục lệ của người Hoa nhưng cũng có người nói là của người Nhựt. Nghe nói thời xa xưa có đủ thứ người tới mần ăn, buôn bán tại Hội An, họ mang theo phong tục của họ”.

    Cụ Hương c̣n cho biết là ngày xưa, thời cụ c̣n nhỏ, người Hoa thường thíchmướn các cô gái c̣n trinh đến bán tại các cửa hàng của ḿnh, bởi v́ họ cho rằng thần tài thíchcác cô gái đẹp, nhứt là các cô gái trinh tiết. Thậm chí, nếu mướn không được những cô gái trinh bán hàng th́ họ phải thuê một cô gái khác trong phố hoặc nhà gần đấyrồi mỗi sáng cổ qua làm công việc đó giùm. Hiện nay, các cửa tiệm không c̣n mất công t́m kiếm các cô gái trinh nữa nhưng việc “áp mặt thần tài vào ngực” họ vẫn tiếp tục giữ.

    Theo tiến sĩ Trần Tấn Vịnh, giám đốc Nhà Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, phong tục “áp mặt” này xuất xứ từ nền văn hóa “Mẹ” của người Việt Nam chứ không phải của người Hoa hay của người Nhật. Do đặc trưng của nền văn hóa lúa nước, vai tṛ của người mẹ rất quan trọng nên trong việc truyền tụng, thờ cúng, các vị nữ lưu hay các nhân vật linh thiêng được có tiếng “bà” đi trước là một việc thường: “Bà Đen”, “Bà Om”, “Bà Hom”, “Bà Điểm”... Ở Hội An (Faifo) thời xa xưa, giao thoa với các nền văn hóa khác như văn hóa Nhật Bản, văn hóa Trung Hoa, việc ápmặt thần tài vào ngực phái nữ trước khi buôn bán phải chăng cũng là biểu hiện của sự mơ ước mọi thứ sẽ được sinh sôi nảy nở, ăn nên làm ra? Đó là nét đặc trưng trong tín ngưỡng phồn thực (sự tín ngưỡng về việc phát triển ṇi giống, ví dụ tục thờ cơ quan sinh dục nam linga và cơ quan sinh dục nữ yoni là một biểu hiệu của tín ngưỡng phồn thực- ĐD), đă kết hợp với việc làm ăn buôn bán của người phố cổ Hội An để tạo ra nét văn hóa độc đáo tại mảnh đất này.

    Trong vẻ đẹp muôn màu của đất và người ở phố cổ Hội An, có những điều người ta bất ngờ nhưng thật ra có cội nguồn rất gần gũi với văn hóa Việt Nam. Tục lệ áp mặt tượng thần tài vào ngực của nhân viên bán hàng trong các cửa tiệm mỗi buổi sáng sớm là một trong những cái lạ mà chính nó đă tạo nên sự thú vị khiến ta muốn thăm viếng và khám phá cái thành phố cổ xưa đó.



    2. Người mẹ đi bằng hai tay nuôi con vào đại học

    Trong căn nhà vỏn vẹn có 10m2, người phụ nữ ấy tuy tàn tật nhưng hễ có khách là cặp mắt ngời lên sự hănh diện. Từ 16 năm nay chị đă một ḿnh nuôi đứa con trai duy nhất học tới đại học.

    Chị tên Phạm Thị Khời, 41 tuổi, bị liệt cả hai chân do bị chồng đánh, ngụ tại Khu dân cư số 4, phường Ḥa Nghĩa, huyện Dương Kinh, thành phố Hải Pḥng.

    Sinh năm 1972 trong một gia đ́nh ở ngoại ô Hải Pḥng, thời trẻ tuổi chị Phạm Thị Khời cũng nhanh nhẹn và hoạt bát như mọi người con gái khác. Đến tuổi cập kê, chị lập gia đ́nh với một thanh niên cùng thôn và sinh được một cậu con trai kháu khỉnh.

    Tưởng rằng những ngày tháng hạnh phúc sẽ êm ả trôi đi, nhưng do cuộc sống quá khó khăn, gă chồng cục súc và “gia trưởng” của chị đă đánh chị đến trở thành tàn phế.



    Biến cố cuộc đời

    Nghèo nhưng hay uống rượu và đánh đập vợ, một hôm gă chồng hạch tiền mua rượu, chị không có, gă tức giận bèn vác củi đánh rồi xô chị vào tường làm chị gục xuống, ngất lịm, hàng xóm phải đem tới bệnh viện cứu cấp giùm, chồng chị bị công an phường bắt và cảnh cáo về tội uống rượu, hay đánh vợ nhưng rồi cũng được thả về.


    (H.5: Cháu Luân chăm sóc mẹ)



    Kết quả chẩn đoán của bệnh viện huyện là chị bị ảnh hưởng tới hệ thần kinh năo tủy và hệ tĩnh mạch. Thời đó, cơ sở vật chất c̣n thiếu thốn, kèm theo suy nghĩ chủ quan nên bệnh viện chỉ chích kháng sinh và cho về nhà uống thuốc.

    Một tháng sau, chị thấy chân tay càng ngày càng tê cứng, cử động khó khăn, bèn xin đi khám tại bệnh viện Hải Pḥng. Các bác sĩ cho biết, chị bị chấn thương cột sống, liệt cả hai chân. Dù bố mẹ ruột của chị đă vay mượn khắp nơi để lo chữa bệnh cho chị nhưng kết quả vẫn không khả quan. Từ đó, chị với chiếc xe lăn làm bạn.

    Sau biến cố đầy nước mắt, người phụ nữ ấy bị mặc cảm tàn tật và hận chồng, người đă gây ra “tai nạn” nhưng bỏ mặc vợ với đứa con nhỏ rồi đi lấy vợ khác. Nhà bố mẹ ruột rất nghèo, chị được bà con giúp đỡ, dựng cho một căn nhà nhỏ giống như cái cḥi ở gần bờ sông, hai mẹ con sống với nhau.

    Dường như bao nhọc nhằn, lo toan đều đè nặng lên đôi vai ốm yếu, bệnh tật của người phụ nữ bất hạnh ấy. Để có tiền nuôi con, chị mua con gà, con vịt nuôi lấy trứng, lấy thịt bán cho hàng xóm láng giềng. Chị tâm sự: “Hằng ngày con trai đi học, tôi không có người đỡ đần, phải cặm cụi tự lăn xe lăn, có khi ḅ lết bằng hai tay đi lấy thức ăn, nước uống, chăm lo cho đàn gà. Cố gắng duy tŕ, mỗi tháng tôi cũng gom góp được khoảng 500 ngàn đồngnộp tiền học phí cho con”.

    Cuộc sống luôn chứa đựng những điều kỳ diệu. Thượng đế ban cho chị đứa con trai thông minh, ngoan ngoăn và hiếu thảo hết sức. Từ lúc mới được 9 tuổicậu bé Nguyễn Thành Luân đă biết đi mót thóc rơi ngoài đồng về cho mẹ nuôi gà. Suốt 10 năm liền cậu đạt danh hiệu học sinh giỏi, luôn luôn được thầy cô khen ngợi.

    Ngoài th́ giờ đến trường, hễ ở nhà là Luân lolàm các công việc lặt vặt để đỡ đần mẹ. Buổi tối, chờ mẹ đă đi ngủ cậu mới thắp đèn học bài, làm bài cho tới tận khuya. Không phụ công mẹ cố gắng nuôi ḿnh ăn học, sau khi tốt nghiệp trung học, Luân thi đậu vào trường Đại học Hàng hải là ngành học sau này dễ kiếm việc làm và có tương lai rất tốt. Thấy cậu con trai gầy guộc v́ ăn uống kém đem về khoe mẹ giấy báo thi đậu, chị Khời mừng chảy nước mắt nhưng cũng lo chuyện đóng học phí mỗi năm cả mấy triệu đồng.



    Sức mạnh của t́nh mẫu tử

    Chi phí học hành của Luân trong những tháng ngày đi học hoàn toàn phụ thuộc vào số tiền trợ cấp 180 ngàn đồng/tháng (tính ra khoảng 9 Mỹ kim) dành cho các hộ nghèo tại địa phương,cộng với 500 ngàn đồng tiền nuôi gà nuôi vịt vàthỉnh thoảng, chút ít do ông bà ngoại tức bố mẹ ruột của chị Khời lâu lâu cố dành ra cho cháu, c̣n việc ăn uống th́ tằn tiện, hai mẹ con rau cháo qua ngày.





    Trong bấy nhiêu năm nuôi con ăn học, nhiều khi chị Khời cảm thấy vừa thương con lại vừa buồn tủi v́ sự tàn tật của ḿnh không phải tự nhiên mà do bị chồng hành hạ: “Trên đời này có ai khổ như tôi đâu, có ai bị chồng đánh đến mức liệt cả hai chân, phải ḅ bằng hai tay từ năm 28 tuổi”. Nhưng chị tự nghĩ, ḿnh phải có can đảm để sống, phải nuôi con nên người để sau này có chỗ nương dựa. V́ vậy, h́nh ảnh người đàn bà bị liệt hai chân, ngồi trên xe lăn hay ḅ lết bằng hai tay đi chăm nom cho đàn gà đàn vịt không xa lạ ǵ với những người dân ở thôn Ḥa Nghĩa. Bây giờ, đứa con trai nghèo khổ của chị đă đậu vào Đại học Hàng hải, một ngành thi rất khó nhưng sau 4 năm nữa ra trường sẽ dễ kiếm việc làm, lương bổng khá cao, lớn tuổi có thể được thuê làm thuyền trưởng các tàu buôn trong nước. Đó là quà tặng xứng đáng cho chị - người phụ nữ tàn tật do bị người chồng vũ phu đánh đập mất tới 70% sức khỏe và gia đ́nh nhà chồng nhẫn tâm, ích kỷ, không hề nh́n nhỏ ǵ tới đứa cháu nội.



    3. Ḷng tốt của người thợ sửa giày cho Việt kiều và các “ngôi sao” trong nước

    Ít ai ngờ nổi các “khách hàng ruột” của anh chàng thợ sửa giày ở trung tâm Sài G̣n, chỗ gầnngă tư Pasteur và Lê Thánh Tôn, lại là các Việt kiều, ca sĩ, diễn viên điện ảnh, người mẫu v.v..., nói chung gồm những người “có tiền” và những đôi giày họ đem đến sửa có thể có giá tới vài trăm hay cả ngàn đô la.

    Không có cửa tiệm, không có bảng hiệu, tài sản cũng chẳng có ǵ quư giá ngoài những dụng cụ dùng để sửa giày cho khách, nhưng ít ai nghĩ rằng chỗ sửa giày bên lề đường của anh Nguyễn Hữu Văn đó đă tồn tại gần 40 năm nay.



    Gặp trong một buổi trưa hè Sài G̣n nắng gắt, khi mọi người bắt đầu vào giờ nghỉ ngơi giữa ngày th́ Văn, thợ và những đứa trẻ học tṛ của anh, vẫn thoăn thoắt đôi tay, sửa những chiếc giày để kịp trả cho khách vào buổi chiều.

    Văn quẹt những giọt mồ hôi trên trán, bắt đầu câu chuyện về cái “cơ ngơi vỉa hè” hiện đang nuôi sống gia đ́nh anh, gia đ́nh những người thợ hay những đứa trẻ vô gia cư hoặc mồ côi đă được anh cưu mang để thoát khỏi hoàn cảnh nghèo nàn.



    Một nghề cha truyền con nối

    Từ hồi “giải phóng” 1975 đến giờ, đoạn đường Lê Thánh Tôn, từ khúc ngă tư Pasteur đổ xuống tới ngă tư Nguyễn Trung Trực, không c̣n những tiệm buôn bán giày dép đông đúc như trước nữa. Nhưng thảng hoặc, vẫn c̣n một hai người thợ sửa giày ngồi bên lề đường, phía trước một cửa tiệm nào đó với chiếc thùng gỗ nhỏ bé trên mặt có để một vài đôi giày mới đóng hoặc vài đôi giày đă sửa. Những người thợ giày này thường là thợ giỏi, có uy tín với khách, giày họ sửa rẻ, giày đóng cũng rẻ và đẹp nên dù thời buổi khó khăn, suốt bao năm qua họ vẫn lây lất sống được.

    Câu chuyện bắt đầu từ những ngày tháng trước năm 75 mà cha của Văn – ông Nguyễn Hữu Tụng – để tránh bom đạn trong chiến tranh ở ngoài Trung, đă dắt díu vợ con vào miền Nam t́m cách sinh sống.

    Cực chẳng đă phải bỏ lại ruộng vườn ở sau lưng, cha của Văn làm đủ mọi nghề người ta thuê mướn như phụ hồ, bốc vác... Và rồi như một cơ duyên, cha anh đă ở nhờ và học nghề đóng giày cho một ông chủ có tiếng thời bấy giờ gần chợ Bến Thành. Ngày ra nghề, ông Tụng chọn khu vực này để kiếm sống và cuộc mưu sinh vẫn liên tục đến khi ông mất.

    Chỉ tay về phía một cửa tiệm lớn nay đă đổi chủ ở bên kia đường, Văn nhớ lại: “Tiệm đó trước năm 1975 là một tiệm giày rất nổi tiếng,chủ là ông Trần Văn Mỹ. Sau năm 75, ông Mỹ cùng gia đ́nh vượt biên ra nước ngoài”.

    Anh kể tiếp: “Tuy tiệm đă bị đổi chủ nhưng khách không biết, vẫn có người đến hỏi để đặt đóng giày. Cha tôi là thợ giày của tiệm, mất việc, thất nghiệp, nhân khách biết mặt nên bèn t́m chỗ sửa giày ở ngay gần đấy để mưu sinh. Bên đó là mặt đường, luôn luôn bị cảnh sát đuổi, ông chọn chỗ góc ngă tư này cho rộng và mát c̣n tôi th́ đứng bên ấy, hễ có ai hỏi th́ mời họ qua bên này. Tuổi thơ của tôi là như thế, lúc rảnh th́ tôi phụ việc với cha tôi, do cha tôi chỉ dẫn, dần dần thành thói quen”.

    Buổi trưa hè nóng bức, thỉnh thoảng chỉ có những chiếc xe chạy trên đường Lê Thánh Tôn nhưng chỗ sửa giày của anh Văn vẫn có hàng chục khách đợi. Những ga-men cơm trưa đă nguội, cả nhóm thợ vẫn mải miết làm việc v́ khách liên tục ghé đến. Cuộc tṛ chuyện với anh Văn thường bị ngắt quăng.

    Vừa chuyện tṛ anh Văn vừa cầm chiếc giày thể thao thuộc loại chạy địa h́nh lên ngắm nghía để sửa chỗ rách. Giày chạy địa h́nh phải là “hàng ngoại”, rất đắt tiền, sờ vào cứng như đá nhưng đối với Văn không có ǵ là khó, đôi tay người đàn ông ngoài 40 tuổi này cứ thoăn thoắt, mũi dùi đều đặn xuyên xuống, kéo lên những sợi chỉ “ngoại” lên, khâu xongtrông rất đẹp.

    Anh cho biết: “Khách đến đây phần lớn là sửa giày ngoại. Không phải họ không có tiền mua đôi mới nhưng giày của họ c̣n rất tốt, sửa lại đâu có khác ǵ giày mới nên họ sửa lại cho đỡ uổng”.



    (H.8: Việt kiều cũng đến sửa)



    Điều không thể ngờ được là chỗ sửa giày “vỉa hè”song hàng chục năm qua, các “ngôi sao” nổi tiếng vẫn t́m đến để sửa những đôi giày “khủng” rất mắc của họ. “Cô Diễm My, chú Minh Vương, cô Bằng Lăng, chú Elvis Phương, cô Trang Đàivà nhiều người khác vẫn sửa ở đây. Họ trả tiền hậu lắm, lại cho thêm nữa, không cần hỏi giá”. Văn nói thêm: “Có người một lúc mua tới 2-3 đôi giày mới, họ đem đến sửa”. Phóng viên ngạc nhiên: “Giày mới mà lại phải sửa?”. “Có chớ, có cô hơi thấp, muốn nâng đế cao lên cả tấc. Cũng có chú hai chân không bằng nhau, một chân hơi lớn, một chân hơi nhỏ. Thường là ḿnh phải tháo chiếc giày ra, bóp lại cho vừa với bên chân nhỏ”. “Lạ nhỉ, chân mà cũng có chân lớn chân nhỏ!”. “Có chú chân lại “cà nhắc”, bên này cao, bên kia thấp, tôi độn đế chú đi b́nh thường, nhảy trong khi hát trên sân khấu cũng không ai biết. Cái đó phải tự tay tôi sửa, không dám để cho thợ”. “Chắc thợ không giỏi bằng chú?”. “Không phải vậy nhưng ḿnh là chủ, việc ǵ khó ḿnh phải làm lấy th́ khách mới tin tưởng. Giày của các “ngôi sao” đều mua ở nước ngoài, giá hàng ngàn đô, để cho thợ sửa lỡ bị hư ḿnh đâu có tiền thường”. “Chú đă phải bồi thường cho khách bao giờ chưa?”. “Chưa, chưa bao giờ. Nghề nghiệp cha truyền con nối mà, hư thế nào được!”.



    Cưu mang trẻ nghèo

    Hiện tại, chỗ sửa giày của Văn có 7 thợ làm, người lớn nhất 31 tuổi, trung b́nh 20 tuổi, hai cháu nhỏ nhất 14 tuổi.

    Hai cháu đó là hai anh em ruột, sinh đôi, tên Trần Hồng Ḥa và Trần Hồng Thuận, nhà ở Thủ Đức. Lúc Ḥa và Thuận mới được 8 tuổi th́ bố chết, mẹ bước đi bước nữa. Người cha dượng này làm nghề bánḿ gơ, cũng có hai đứa con riêng mà nhà lại nghèo, buôn bán không đủ ăn nên rất ghét hai đứa con của vợ, thường đánh đập chúng và bắt chúng đi gơ lách cách khắp các hang cùng ngơ hẻm mời khách, không cho đi học. Cuối cùng, việc buôn bán ngày càng khó khăn, ế ẩm, ông ta đánh vợ và đuổi cả ba mẹ con ra khỏi nhà: “Tụi bay muốn đi đâu th́ đi, tao không hơi sức đâu nuôi tụi bay nữa”.

    Ba mẹ con lang thang lên Sài G̣n, làm nghề bán vé số, ban đêm th́ ngủ ở các sạp trống trong chợ. Một hôm, mệt quá, người mẹ ngồi nghỉ nhờ dưới tấm bạt che trên vỉa hè ở chỗ sửa giày của Văn. Thấy các thợ của Văn vui vẻ, chị lân la hỏi chuyện rồi kể hoàn cảnh của ḿnh và năn nỉ Văn xin cho hai đứa con ḿnh học nghề. “Được, chị cứ dẫn hai cháu đến đây tui coi xem sao. Hoàn cảnh các cháu thấy cũng tội nghiệp…”. Đó là năm 2010, Hai cháu Ḥa và Thuận đúng 12 tuổi. Bây giờ các cháu làm việc rất khá.

    “Chú Văn c̣n trẻ nhưng coi tụi cháu như con ruột. Chuyện ăn ở chú lo hết. Chú cho cả má cháu cứ ban ngày đi bán vé số, tối về ngủ nhờ trong nhà của cô chú nữa. Bây giờ chú trả cho hai anh em cháu mỗi đứa tới 4 triệu đồng một tháng, tụi cháu đưa cho má, má mừng lắm, nói để dành được tới đâu hay tới đó, sau này mua cái nhà nhỏ có chỗ chun ra chun vô. Chú c̣n bảo tụi cháu mỗi tối chịu khó đi học bổ túc văn hóa cho biết chữ, người ta có biết chữ th́ mới khá được”.



    Một hoàn cảnh khác là Trần Mạnh Long, năm nay 20 tuổi, quê ở Vĩnh Long. Hồi nhỏ, Long bị mẹ bỏ rơi đi lấy chồng khác, c̣n cha th́ bị bệnh tâm thần, suốt ngày lang thang khắp nơi rồi té xuống giếng chết. Long được người chị con ông bác thương t́nh đem về nuôi, cho đi học. Năm 2006, một lần lên Sài G̣n, nhân đem đến sửa đôi giày cũ, người chị xin với chú Văn cho Long học nghề. Suốt 6 năm làm việc, bây giờ Long đă là một thợ chuyên nghiệp, mỗi tháng được Văn trả lương tới 7 triệu đồng. Mỗi kỳ nhận lương Long đều có gởi tiền về giúp cho người chị họ đă có ḷng tốt cưu mang ḿnh hồi nhỏ.

    Ngoài những trường hợp kể trên, Văn c̣n nuôi và dạy nghề cho hai trẻ “bụi đời” là Trần Phong Phú (năm nay 17 tuổi) và Nguyễn Phú Quí (16 tuổi)quê ở Lâm Đồng. Cách đây 3 năm, hai cậu bé này cũng con nhà nghèo nhưng lêu lổng, bỏ học, ăn cắp tiền của hàng xóm, rủ nhau đi xe đ̣ xuống Sài G̣n sống lang thang làm trẻ “bụi đời”. Hết tiền, hai “dân bụi đời” này bị đói suưt chết, phải lân la vào xin cơm thừa của nhóm thợ chỗ Văn làm việc. Thợ ăn khỏe, ai có phần nấy, cơm dính ga-men đâu được bao nhiêu mà họ liếm láp, nhặt nhạnh từng hạt. Văn nhíu mày, hỏi rơ mọi chuyện rồi cho tiền họ đi mua bánh ḿ: “Ăn no xong các cậu về với gia đ́nh đi, đừng ở lại đây, lang thang bụi đời dính vô bọn x́ ke ma túy là chết đấy, hối không kịp đâu”. “Nhà tụi cháu nghèo lắm. Tụi cháu bỏ học lâu rồi, về cũng chẳng có công việc ǵ làm. Xin chú cho chúng cháu ở lại đây học nghề với chú để kiếm miếng ăn”. Hai cậu “bụi đời” đó năn nỉ quá, lại có vẻ rất thành thật nên Văn đồng ư cho họ ở lại. Bây giờ họ đă trở thành hai trong số những người thợ giỏi được Văn trả lương đồng hạng 7 triệu đồng/tháng như những người kia.

    Trời đang nắng chợt những đám mây kéo đến, gió thổi lồng lộng. Đám thợ vội vàng thu gom đồ nghề và giăng tấm bạt ra để đề pḥng bị mưa ướt. Nhưng trời chỉ “dọa”, không mưa. Một chiếc xe hơi loại “xịn” từ từ chạy tới, đậu lại bên đường. Cửa kính hạ xuống, một gương mặt nghệ sĩ rất quen thuộc, môi đánh đỏ chót từ bên trong xe ngó ra, tiếng gọi lảnh lót trong như tiếng suối: “Chú Văn, chú Văn, cho chị lấy đôi giày đưa sửa hôm trước nào...”. Văn vội vàng lấy chiếc túi giấy đă chuẩn bị sẵn đem tới và cho khách biết về chuyện tiền công.<

  8. #148
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Dunkin và Starbucks tràn vào thị trường Việt Nam

    Chúng ta hăy thư giăn một chút. Bài vở trên Vietland dạo này quá hằn học.
    Cái bánh ngọt donut thua xa bánh mật và bánh rán Việt Nam. Chúng ta hăy chờ xem cái đầu óc sính ngoại của Mít ta nay lên đến đâu.

    A jelly donut with your pho ga?

    Coffee competition is percolating in Vietnam, with Dunkin’ Brands and Starbucks planning to mix it up there. And in the case of Dunkin, it also means doughnuts come on the side.
    Dunkin’ Brands Group said on Wednesday that it will develop its doughnuts-and-coffee chain in Vietnam and, in a separate set of deals, plans to more than triple its presence in China over 10 years.
    The move comes less than a month after Starbucks Corp., the Seattle coffee-bar major, outlined the details of its plan to move into Vietnam.
    The Dunkin’ doughnut franchise deal calls for Vietnam Food & Beverage Co. to develop Dunkin’ Donuts restaurants across the country over several years, with the first locations planned in the area around Ho Chi Minh City.
    The restaurants will carry the company’s signature items as well as regional menu items suited to local tastes, the company said. Le Hong Thuy Tien, chairman of Vietnam Food & Beverage, said that Dunkin’s offerings are “a great fit for the Vietnamese consumer.”
    Perhaps doughnuts and coffee will indeed fly as a morning favorite as it is in the States or as a dessert after a meal with pho ga, the traditional Vietnamese chicken-noodle soup. After all, Starbucks has said that Vietnam, the second-largest global coffee producer behind Brazil, has a strong coffee-drinking culture.

    http://blogs.marketwatch.com/thetell...h-your-pho-ga/

  9. #149
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đúng là “cha thiên hạ”



    Nhà đẹp chẳng ai mua !

    - Văn Quang



    Người ta thường nói “thằng đó đúng là cha thiên hạ” để chỉ những anh được đời chiều chuộng đủ thứ, được ăn trên ngồi trước, được ưu tiên mọi mặt, được “kính nể” ít nhất là cái bề ngoài, c̣n bề trong có bị chửi cũng là chửi thầm thôi bởi anh ta có quyền, có thế. Ngoài những quan chức cỡ bự, những đại gia tiền tỉ - bây giờ người ta nói tỉ đô la chứ không phải là tỉ Việt Nam nữa - c̣n một lô những họ hàng hang hốc, bạn bè chí cốt, đàn em lau nhau bám theo sau. V́ thế, ở đâu cũng gặp những VIP xếp hàng trước người dân. Từ bệnh viện tới trường học, từ cửa quan tới nhà giữ xe, từ nhà nhiều tầng đến nghĩa địa... chỗ nào VIP cũng ưu tiên. Chỗ nào kiếm lời nhiều là có VIP hiện diện, anh dân láu cá lắm cũng chỉ được miếng xương c̣n dính tí thịt.



    Khi gió đổi chiều

    Nhưng cuộc đời không hoàn toàn là con đường thẳng. Đỉnh cao nào cũng có con dốc phía bên kia. Một minh chứng hùng hồn nhất là chuyện nhà đất. Khi giá cả lên cao ngất ngưởng và cung nhiều hơn cầu, tất nó phải đi xuống.

    Có một thời, ai cũng biết, mấy ông kinh doanh nhà đất sờ đâu cũng ra tiền, nhà chưa làm xong, đô thị mới chỉ có trên giấy, khu chúng cư cao cấp vừa được phê duyệt đă có ngay các VIP đến đặt hàng. Chủ đầu tư hay nói cho rơ là những ông Tổng giám đốc công ty lớn nhỏ của nhà nước hay tư nhân trúng thầu vớ được món bở, kiếm ăn vài trăm tỉ như chơi. Có khi chưa cần bỏ đồng xu vốn nào đă có ngay những người “góp vốn” bằng cách này hay cách khác. Chỉ ngồi đó gật lắc cũng có tiền. Tuy nhiên, ai cũng biết, trước khi trúng thầu ông ta đă phải “chạy dự án” sứt đầu bể trán, phải chung chi tơi tả mới được cái giấy phép chứ có phải chuyện đùa đâu.



    Thêm một “vấn nạn” nữa sau khi có phép là phải biết chia miếng ăn cho các VIP. Tùy theo vai tṛ của vị VIP đó “quan trọng” như thế nào. Ông ta quen với Bộ hay người nhà, đàn anh hay đàn em của Bộ, của “một bộ phận cán bộ” đang có chức có quyền. VIP được coi là thượng khách, khác với người quen cấp thành phố, cấp tỉnh hay lau nhau cấp huyện, cấp xă. Tất nhiên quen càng lớn th́ được miếng càng to. Vậy đừng mất công hỏi tại sao bây giờ ở Việt Nam có nhiều người giàu đến thế. Họ giàu bằng nhiều cách, việc chạy chỗ nọ chỗ kia, chia chác miếng to miếng nhỏ là chuyện thường xuyên và... liên tục. Chỗ này vài trăm “cây”, chỗ kia vài chục tỉ, “một cây làm chẳng nên non, nhiều cây góp lại nên ḥn núi cao”. Gia tài của họ phát triển theo nhiều “đường lối” khác nhau. Việc kiếm mấy ngôi nhà, vài miếng đất rẻ tiền chỉ là một trong số những “mánh” làm giàu của họ. Và họ cũng biết “phân tán mỏng”, mượn tên người khác làm chủ tài sản để đề pḥng khi bị kê khai tài sản. Hoặc có những cung cách kinh doanh... không giống ai. Chỉ lấy một thí dụ nhỏ, bạn có thấy một nhà hàng nào làm ăn thua lỗ mà vẫn hăng hái khai lời để hằng tháng đóng thuế cho nhà nước không? Ấy thế mà vẫn có đấy. Không ai nghĩ ông chủ nhà hàng yêu nước đến cái cỡ đó. Thật ra, ông ta khai nhà hàng có lời là để chứng minh tài sản của ông do kinh doanh lương thiện lời to mà có. Hoặc một mánh xưa quá rồi nhưng vẫn có người dùng là đi mua lại những tờ vé số độc đắc. Về chuyện này xin để bàn sau trong một vấn đề riêng về việc kê khai tài sản.



    Giàu cỡ nào? Nhà cửa đất đai nhiều như... rác!

    Người dân khó mà biết các đại gia giàu tới cỡ nào, nếu không có những chuyện “bất đắc dĩ” phải trưng ra khối tài sản của ḿnh như bị CA điều tra và chuyện thường thấy là hai vợ chồng đại gia ra ṭa ly dị nhưng không thỏa thuận được việc chia tài sản, phải kê khai tuốt luốt. Xin tạm kể ba “chuyện nhỏ” để chứng minh sự giàu có rất “khủng” này.



    1- Vụ ly hôn 2.000 tỷ của vợ chồng đại gia

    Vụ ly hôn giữ ông Trần Văn Mười - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Quốc tế Năm Sao và bà Phạm Thị Hương Giang - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Giám định Đại Tây Dương là một vụ ly hôn kỷ lục bởi khối tài sản trị giá hàng ngàn tỉ đồng, kéo dài gần 4 năm.

    Ông Giang và bà Mười kết hôn năm 1999, có hai con và đến năm 2004 th́ lục đục rồi kéo nhau ra ṭa.

    Về phần tài sản, tổng cộng ông Mười và bà Giang sở hữu 2000 tỷ đồng, bao gồm: 1 xe hơi Camry, biệt thự ở Saigon, Vũng Tàu, Hải Pḥng và nhiều nhà đất khác, vốn đầu tư trong các công ty: CP Tập đoàn Quốc tế Năm Sao (85 tỉ đồng), Công ty CP Quốc tế Ḥn Đảo Việt (8,5 tỉ đồng), Công ty CP Đầu tư Đô thị Sam My (30 tỉ đồng), Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Vàm Cỏ Đông (16 tỉ đồng).

    Số tài sản trên bà Giang đề nghị được chia đôi, c̣n ông Mười cho rằng số tài sản này chủ yếu là vay mượn để mua bán kiếm lời. Ông Mười cho biết ông c̣n nợ khoảng 6.804 lượng vàng và 109 tỷ đồng, ông đề nghị số tài sản hiện có dành để ưu tiên trả nợ sau đó phần c̣n lại sẽ chia theo thỏa thuận. Tuy nhiên, bà Giang cho rằng số nợ này bà không biết nên trách nhiệm trả nợ là của một ḿnh ông Mười.

    Sau nhiều lần thương lượng hai bên không t́m được tiếng nói chung, ông Mười đưa ra cách giải quyết là đưa cho bà Giang 60 tỷ đồng và phần c̣n lại ông sẽ chi trả nợ nần và toàn quyền quyết định. Tuy nhiên, bà Giang không chấp nhận giải pháp này. Cuối cùng Ṭa án đă hoăn xử để định giá lại khối tài sản trên.



    2- Ly hôn đ̣i chia tài sản 10 ngàn tỷ đồng

    Ngày 21-4-2011, Ṭa án quận Hoàn Kiếm ở Hà Nội đă xét xử sơ thẩm và quyết định bà Nguyễn Thanh Thủy được ly hôn với ông Bùi Đức Minh, Phó Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn.

    Vụ ly hôn này được dư luận vô cùng chú ư không chỉ bởi người vợ là đại gia của một tập đoàn có tiếng mà c̣n bởi khối tài sản tranh chấp lên tới 500 triệu Mỹ kim (khoảng 10 ngàn tỷ đồng).

    Ngoài cổ phần tăng thêm trong Công ty Cổ phần Tập đoàn Bảo Sơn và nhiều tài sản khác th́ lớn nhất là toàn bộ quyền sử dụng đất tại dự án Khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh - Hoài Đức, đứng tên Nguyễn Thanh Thủy - Tổng Giám đốc Công ty TNHH giải trí Thiên đường Bảo Sơn làm chủ đầu tư rộng 34ha. Khối tài sản này theo ước tính của ông Minh và một số chuyên gia bất động sản theo giá thị trường không dưới 500 triệu Mỹ kim, tức là khoảng 10.000 tỷ đồng.

    Ngoài ra, c̣n những tài sản khác không thể “đo đếm” như những đồ trang sức hàng tỉ đồng, những món hàng hiệu, vật dụng trang trí trong nhà chưa biết là bao nhiêu.



    3- Siêu mẫu Ngọc Thúy và đại gia tranh giành 288 tỷ đồng

    Xưa nay chuyện siêu mẫu, “siêu sĩ” cặp kè với đại gia là chuyện gần như “tất yếu”, và những cuộc t́nh và tiền đó bị khui ra tùm lum. Nhưng ít có trường hợp nào phải lôi nhau ra trước “ba ṭa quan lớn” như trường hợp này. Siêu mẫu Ngọc Thúy và đại gia Nguyễn Đức An quyết định đi tới hôn nhân sau 7 ngày quen biết. Họ đến với nhau chớp nhoáng và chia tay nhau nhanh chóng, cuộc hôn nhân ấy lại kết thúc chóng vánh sau vỏn vẹn 13 tháng.

    Dư âm c̣n lại của cuộc hôn nhân này là cuộc tranh giành tài sản lên tới 288 tỷ đồng sau khi chia tay. Một tài sản khá lớn khiến nhiều “siêu sĩ” mơ ước. Năm 2011, bốn năm sau khi ra ṭa, v́ không thỏa thuận được về tài sản và tiền trợ cấp nuôi con nên họ phải nhờ đến pháp luật trong cuộc tranh chấp tài sản tiền tỷ này.

    Chuyện là ông Đức An (người Việt ở nước ngoài) đă cho Ngọc Thúy đứng tên tất cả số tài sản ông đầu tư ở Việt Nam trong hai năm 2007, 2008 và số tiền này được ước tính tới 288 tỷ đồng. Tài sản tranh chấp trị giá 288 tỷ đồng bao gồm 5 căn nhà nằm trong Avalon Building tại quận 1; 4 căn nhà thuộc Sailing Tower cũng tại quận 1 – TP Sài G̣n; 13 lô đất và biệt thự thuộc Sea Links Golf & County Club, TP Phan Thiết, tỉnh B́nh Thuận; hai thửa đất và một lô đất ở TP Vũng Tàu; 1 biệt thự 160m2 ở quận B́nh Thạnh, TP Sài G̣n; 31% cổ phần trong Công ty Sao Mai, TP Vũng Tàu; khoản tiền quyền mua cổ phiếu của dự án Bank New Venture; tài khoản tiết kiệm tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam; 4 xe hơi Mercedes Benz; 1 xe Porsche Cayenne; 2 xe Volkwagen; 1 xe Vespa, các khoản vay 700.040 Mỹ kim và 3.000.040 Mỹ kim. Chưa biết sau cuộc t́nh này siêu mẫu được chia bao nhiêu trong số những tài sản kếch xù đó.

    Đây mới chỉ là vài tảng băng nổi lờ đờ trong những tảng băng ch́m vĩ đại đằng sau các đại gia ở Việt Nam.



    Câu chuyện bi hài về “suất ngoại giao”

    Trở lại chuyện “suất ngoại giao” nhà đất, các VIP ăn nhiều rồi. Đến khi nhà đất đóng băng, gió đổi chiều, giá xuống ầm ầm như động đất, các VIP lại t́m cách xoay xở nhả ra.

    Đến văn pḥng một quan chức vào một ngày cuối năm, khách tới đủ loại bàn chuyện công tư. Ông ta ngán ngẩm nh́n một đống thư riêng, email, thỉnh thoảng một cú điện thoại khiến ông ngắc ngứ. Ông than thở: “Trước th́ năn nỉ cậy nhờ, nay không bán được lại xin rút, câu chuyện bi hài ở chỗ đó”. Chưa hỏi v́ sao, ông nói tiếp: “Đó là một số người quen xin trả lại “suất ngoại giao”.

    Ông là quan chức thuộc ngành xây dựng nên ai cũng hiểu ngay “suất ngoại giao” là suất mua rẻ thời địa ốc sôi động, mua được 1 miếng bán lời gấp năm gấp mười, nhưng đến bây giờ bán như cho cũng chẳng ai đoái hoài tới. Trong bối cảnh thị trường ảm đạm này đang là câu chuyện dở khóc dở cười của hàng loạt chủ đầu tư cũng như khách hàng. Chính v́ điều này nên người ta mới biết đến bí mật của “suất ngoại giao”.



    Chuyện ở Hà Nội

    Chị Kỳ Phương, một khách VIP cỡ lớn từng được mua lô liền kề suất ngoại giao hàng chục tỷ đồng tại dự án ở Hà Đông với mức chiết khấu lên tới 20%, đang đau đầu t́m cách đối phó với suất ưu đăi tỷ lệ cực cao này. Ôm suốt hai năm, muốn chờ thời địa ốc lên cao để "bắt sóng", bỏ qua mọi lời khuyên bán lúa non, giờ chị lănh đủ. Không bán được, chị xin trả lại suất ngoại giao cho chủ đầu tư song nhân viên kinh doanh vẫn dùng dằng chưa giải quyết v́ không thể hoàn tiền đến 60% cho khách hàng.

    Anh Nguyễn Cảnh cũng cạy cục được mua một suất ngoại giao với giá 30 triệu đồng mỗi mét vuông, ưu đăi giảm 15%. Như vậy, mỗi căn nhà rộng khoảng 104m2, anh chỉ phải chi hơn 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, nộp 30% giá trị nhà th́ thị trường đi xuống, rao bán măi không ai mua, anh đă huy động tất cả các quan hệ để xin... trả lại.

    Đọc trên các trang báo mạng, không thiếu thông tin rao bán “suất ngoại giao” với giá rẻ bằng 2 phần 3 thị trường. Một lô biệt thự riêng rẽ rộng 325m2 thuộc một dự án ở Hoài Đức (Hà Nội) được chính chủ rao bán bằng 70% giá thị trường. Quảng cáo nêu rơ là một trong những “suất ngoại giao”, hướng Đông Nam, sang trọng nhất khu đô thị, không gian rộng răi với giá 25 triệu đồng mỗi mét vuông. Trong khi thị trường đang bán loại căn nhà này giá trên 35 triệu đồng mỗi mét vuông.



    Ăn quen nhịn không quen

    Đại diện một doanh nghiệp thừa nhận bản thân bà cũng nhận được nhiều lời đề nghị xin trả lại suất ngoại giao sau khi khách hàng năn nỉ mua bằng được. V́ mối quan hệ và tùy mức độ VIP, chủ đầu tư sẽ ưu tiên giải quyết. Nguồn tin này tiết lộ: “Khách VIP nhỏ phải chạy qua nhiều pḥng ban, c̣n “thượng khách” th́ có thể a-lô trực tiếp cho những lănh đạo cao nhất để xin trả lại”.

    Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng việc khách VIP xin trả lại suất ngoại giao cũng giống như câu chuyện bi hài về cổ phần hóa năm nào. Suất ngoại giao địa ốc cũng như cổ phiếu ưu đăi trong thời điểm thị trường hưng thịnh bỗng trở thành “ngược đăi” khi thị trường lao dốc. Cả người cho và người nhận suất ưu đăi đều không ngờ có ngày thị trường bất động sản èo uột thậm chí đóng băng như hiện nay.

    Bà Phạm Chi Lan nói: “Chuyện người được ưu đăi từ chối nhận phần ưu đăi nghe có vẻ nghịch lư nhưng lại là một t́nh huống rất thực tế. Thị trường địa ốc phát triển quá nóng với cơn sốt đất Ba V́ năm xưa và bị siết tín dụng từ những tháng đầu năm 2011 nên nay cả khách VIP và doanh nghiệp lănh đủ”.

    Các VIP cỡ lớn “ăn quen, nhịn không quen” nên t́m mọi cách lấy lại số tiền ḿnh đă lỡ bỏ ra đầu tư kiểu 1 ăn 10. Bằng mọi cách các VIP cỡ bự không chịu mất. Với những “thượng khách” th́ chủ đầu tư ngậm bồ ḥn làm ngọt, phải giải quyết để c̣n “đường nhờ cậy” sau này. Đúng là “cha thiên hạ”!



    Tồn kho bất động sản lên tới 1 triệu tỷ đồng

    Đó là sơ lược t́nh trạng thê thảm của địa ốc tại Việt Nam ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế hiện nay. Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đ́nh Dũng cho biết, tính đến 31/8, dư nợ tín dụng của bất động sản khoảng 203.000 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ nợ xấu là 6,6%. Nếu tính dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản, gồm cho vay kinh doanh nhà đất, vay đầu tư sản xuất và kinh doanh, thế chấp bằng bất động sản th́ con số này khoảng 57% tổng dư nợ, tương đương hơn 1 triệu tỷ đồng. Hàng tồn kho cả nước lên tới 16.469 căn nhà, hơn 4.000 nhà thấp tầng và khoảng 25.800 m2 văn pḥng cho thuê.

    Bộ Xây dựng đánh giá, tồn kho bất động sản có ảnh hưởng trực tiếp đến những ngành có liên quan như vật liệu xây dựng. Từ tháng 4/2011 đến nay, thị trường bất động sản rơi vào t́nh trạng ế ẩm. Hàng loạt bất động sản cao cấp như chúng cư, biệt thự, đất nền giảm giá đến 30%, thậm chí 60% so với thời hoàng kim nhưng vẫn không bán được.

    Chính v́ thế nhiều vụ kiện cáo đă xảy ra, năm 2012 Sài G̣n và Hà Nội chứng kiến nhiều vụ tranh chấp, kiện cáo nhà đất của người mua nhà.

    Khủng hoảng ăn sâu vào mọi ngóc ngách của nền kinh tế khiến chủ đầu tư hầu như mất khả năng chi trả, nhiều tranh chấp nhà đất đều không được giải quyết đến nơi đến chốn khiến tâm trạng người dân luôn bất an.

    Có hàng ngàn chuyện để bàn đến vấn đề “xây dựng” ở Việt Nam, nhưng có một chuyện không thể không nói đến là trong t́nh trạng khủng hoảng như vậy mà các quan tham từ xă đến tỉnh vẫn không tha cho dân. Các quan thanh tra nhà đất tham nhũng trắng trợn, bóp cổ từ anh dân đen đến anh nhà giàu, không chừa bất cứ ai. Một bằng chứng cụ thể vừa xảy ra tại Sài G̣n. Và xin bạn nhớ cho đây chỉ là một trong hàng ngàn hàng vạn sự việc tương tự đă và đang xảy ra tại Việt Nam mà thôi.



    Sửa chữa nhà có giấy phép vẫn bị hành tới bến

    Sửa chữa nhà có phép cũng phải đưa thanh tra xây dựng đi nhậu. Nhậu xong, các “quan” c̣n đ̣i thêm tiền.

    Anh Lê Phước T. (ngụ ấp 3, Xă Tân Kiên, Huyện B́nh Chánh, Thành phố Sài G̣n) vừa tố cáo với báo chí, 3 thanh tra xây dựng (TTXD) xă ép anh phải đưa 6 triệu đồng nếu không sẽ dỡ nhà, mặc dù nhà anh sửa chữa có giấy phép.

    Theo đơn tố cáo của anh T., giữa tháng 11 năm 2012, nhà anh liên tục bị ngập nước, hư hỏng nhiều vật dụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Chạy đôn chạy đáo, anh mới mượn được vài chục triệu đồng chỉ đủ để nâng nền, làm lại vách tôn. Anh T. làm đơn xin sửa chữa nhà và được UBND xă Tân Kiên đồng ư. Sau đó, anh nâng nền nhà, dựng tôn theo nền cũ. Tuy nhiên, mới làm được 2 ngày th́ có 3 TTXD xă Tân Kiên, gồm: Nguyễn Tiến Sơn (tổ trưởng), Lê Thành Nhân và một người tên Thơ, đến nhà kêu anh dẫn đi nhậu. V́ không muốn phiền hà, anh dẫn 3 người tới quán B́nh Minh (Q.6) và phải bấm bụng trả hết 1,85 triệu đồng. Tưởng yên thân, những ngày tiếp theo, một người tới nhà kêu anh đưa cho TTXD 6 triệu đồng! Anh T. không đưa th́ ngày nào Nhân cũng tới yêu cầu anh phải đưa 6 triệu đồng và dọa: “Nếu không sẽ báo TTXD huyện tới dỡ nhà”. Sợ hăi, anh T. vay mượn khắp nơi, nhưng không đủ tiền. Không c̣n cách nào khác, anh điện thoại cho Nhân xin giảm xuống c̣n 4 triệu v́ “hôm trước đă dẫn 3 anh đi nhậu hết triệu tám rồi”, th́ được Nhân cho số điện thoại của Sơn và cảnh báo: “Ǵ đâu mà bớt biếc tùm lum, có ǵ anh gọi điện cho anh Sơn đi”. Anh T. gọi cho Sơn năn nỉ và được người này trả lời: “Bớt ǵ, ông xem nhắm được bao nhiêu th́ đưa cho nó, có phải hàng tôm, hàng cá đâu mà bớt...”.

    Sáng 15-12-2012, Nhân lại tới nhà anh T. yêu cầu đưa tiền. Phẫn nộ trước sự nhũng nhiễu trắng trợn, vợ anh T. đă to tiếng với anh này. Thấy vậy, Nhân bỏ đi, sau đó gọi điện thoại cho anh T. nói: “Vợ anh dữ quá!”. Anh T. cho biết thêm, đầu tháng 12-2012, một hàng xóm của anh làm căn nhà thấp lè tè, nhưng vẫn phải chi cho TTXD 13 triệu đồng. Biết chuyện, anh T. làm đơn tố cáo, th́ sau đó người hàng xóm đă được nhận lại đủ số tiền trên.

    Ông Nguyễn Văn Phó, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xă Tân Kiên, cho báo chí biết: “Ngay sau khi nhận được thông tin, tôi yêu cầu các TTXD làm kiểm điểm. Những người này thừa nhận có đi nhậu cùng anh T., riêng việc đ̣i tiền chưa hoàn thành nên chưa có cơ sở để xử lư. Chúng tôi sẽ báo cáo huyện để chuyển những TTXD này đi nơi khác”. C̣n ông Đoàn Nhật, Phó chủ tịch UBND huyện B́nh Chánh, th́ cương quyết: “Những TTXD đó phải cho thôi việc chứ không thể chuyển đi nơi khác được”.



    Đúng ra là phải đưa ra ṭa, bỏ tù mọt gông những con sâu mọt này hiện nay lúc nhúc trong đời sống nhân dân trong khắp mọi ngơ ngách từ thành thị tới thôn quê. Loại sâu mọt này cũng đáng sợ như những loại bự khác. Bao nhiêu mồ hôi nước mắt của người dân đổ ra làm giàu cho những tên vô lại?

    Đúng là quan xă cũng “làm cha thiên hạ”!

  10. #150
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Văn hóa ḥa cả làng


    - Văn Quang



    Thật ra cái thứ “văn hóa ḥa cả làng” không chỉ có trong một phạm vi nhỏ hẹp mà lâu nay nó đă lan tràn trong nhiều mặt của đời sống xă hội. Thí dụ như một nghị định được ban hành nhưng người dân không thi hành được, nghị định làm ra rồi để đó coi như ḥa cả làng. Thí dụ cụ thể hơn như quy định xử phạt hành chánh đối với cá nhân, gia đ́nh đổ rác không đúng nơi quy định, UBND các cấp có nhiệm vụ bắt giữ chó mèo chạy rông, không sử dụng điện thoại nơi cây xăng, quy định về ai được quyền dừng xe khi đi trên đường cũng đang khiến người dân “bối rối cành hoa” giữa thông tư và lời giải thích trái ngược. Thông tư 45 quy định chỉ lực lượng CSGT đeo “thẻ xanh” mới được phép dừng xe xử phạt, nhưng mới đây ông Trần Sơn Hà, Cục phó Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ, Đường sắt, cho biết “không chỉ cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra mà Luật Giao thông đường bộ quy định, nhiều lực lượng khác cũng được làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông, trong đó có cả cảnh sát trật tự, cơ động”... Dân đành thua, đành hiểu theo cái kiểu “sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng”. Huề cả làng! (Người Bắc nói là “ḥa”, người miền Nam nói là “huề”, bạn nói sao cũng được).



    Dân bán hàng rong chết chẹt

    Và mới nhất, “vui nhất” là Thông tư 30 của Bộ Y tế có hiệu lực từ ngày 20-1 quy định tất cả các người bán hàng, người sản xuất tại cơ sở dịch vụ ăn uống (quán ăn trong nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng...), người bán thực phẩm đường phố đều phải khám sức khỏe, có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe, được huấn luyện kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và có giấy chứng nhận đă được “tập huấn”, có đủ nước sạch, có bàn cao, khu chế biến đồ ăn sống và chín riêng, có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu... mới được coi là đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm...

    Thông tư này đang bị phản đối dữ dội, nhất là mấy bà bán hàng rong từ Nam chí Bắc la làng, nếu thực hiện coi như bóp chết hết những người bán hàng rong. Thậm chí hầu hết những dân bán hàng rong c̣n chưa hề biết có cái luật này nên cứ “vô tư” bày hàng. Một bà bán bún chả bên hè phố, một hàng cơm b́nh dân, một chị bán xoài cóc ổi trên hè phố phải đi khám sức khỏe, phải đi “tập huấn” tức là đi học tập, phải chứng minh nguồn gốc hàng hóa và phải có hóa đơn... đúng là chuyện khôi hài. Có thực hiện cũng như không.

    Những quy định và Thông tư này được người dân gọi là những quy định cho vui v́ sự khó thực hiện và không thể thực hiện được, không gọi là “ḥa cả làng” th́ gọi là ǵ?



    Ḥa từ phường xă, lúc nào chết biết liền

    Một thí dụ khác là những buổi họp lên họp xuống ở nhiều cơ quan đoàn thể chỉ là họp cho vui, họp v́... phải họp chứ chẳng mang lại kết quả ǵ. Nhất là lâu lâu các ông các bà ở các tổ dân phố cũng họp hành, có ư kiến ư c̣ rồi cũng để đó. Bằng cớ chúng cư tôi đang ở, thủng những lỗ to tướng, nhiều vết nứt trên đầu lối đi trên hành lang, thỉnh thoảng có một chấn động hoặc một cơn gió mạnh là từng mảnh vữa lớn rớt xuống ầm ầm. Đó là nơi người dân qua lại thường xuyên, trẻ con chạy nhảy hằng ngày. Tai nạn xảy ra có mà trời cứu. Thế nhưng phản ảnh ở tổ, ở phường, ra cả Ủy Ban Nhân Dân Phường kêu cứu, Phường chỉ hứa hươu hứa vượn “sẽ xuống kiểm tra”, nhưng rồi mấy năm nay vẫn chẳng ai thèm ngó tới, thế là ḥa cả làng. Dân cũng chẳng thèm phản ảnh làm ǵ cho mệt. Lúc nào chết biết liền!

    Rất nhiều vấn đề như thế nên cái thứ “văn hóa ḥa cả làng” đến nay đă thành quen thuộc với người dân.



    Ḥa... cả nước

    Trong bài trả lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời Thông tấn xă Việt Nam nhân dịp Xuân Quư Tỵ 2013 cũng đă nhắc đến thứ văn hóa này. Xin nêu nguyên văn lời ông Nguyễn Phú Trọng:

    “Sau gần một năm triển khai, việc kiểm điểm tự phê b́nh và phê b́nh đă được tiến hành từ cấp lănh đạo cao nhất của đảng đến từng đảng viên, trở thành đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, dư luận vẫn c̣n không ít băn khoăn cho rằng bước kiểm điểm tự phê b́nh và phê b́nh vừa qua như “ḥa cả làng”, chẳng biết bộ phận không nhỏ (tham nhũng, biến chất...) nằm ở đâu, thậm chí có tâm tư, tâm trạng chưa hài ḷng, cho rằng “không thành công” v́ không kỷ luật được ai...”

    Đó là cái nh́n đúng tổng quát vể bản chất sự việc. Nhưng từ đâu phát sinh ra tâm trạng này? Bởi thực tế qua đợt “phê b́nh và tự phê b́nh” trên diễn đàn Quốc Hội chưa mang lại kết quả cụ thể nào cho người dân tin tưởng. Rồi gần đây nhất TP Hà Nội, một thành phố thủ đô có thể gọi là bộ mặt của cả nước, vừa tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với 20 lănh đạo chủ chốt của thành phố cũng lại có kết quả không một ai bị đánh giá yếu kém và cũng không ông bà nào được chọn là xuất sắc 100%. Thế th́ cũng coi như “huề cả làng”.

    Kế hoạch sắp tới HN sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các cấp tiếp theo. Cụ thể là lấy phiếu tín nhiệm đối với giám đốc, phó giám đốc của 7 sở: Nội vụ, Quy hoạch Kiến trúc, Kế hoạch đầu tư, Tài nguyên Môi trường, Xây dựng, Lao Động Thương Binh Xă Hội, Công an TP. Noi gương đàn anh, các tỉnh thành khác cũng sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm. Chắc tin vui sẽ lại dồn dập trên các phương tiện thông tin đại chúng v́ sẽ vẫn không ai bị đánh giá yếu kém. Đúng là sẽ tiến tới “ḥa cả nước”!

    Ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong buổi tiếp xúc với cử tri Q.1, Q.3, Q.4 ngày 15-12-2012 đă nói: “Coi chừng sẽ có t́nh trạng chạy phiếu tức là vận động phiếu, mà vận động ở đây là vận động nháy nháy, móc ngoặc với nhau, được anh được tôi. Đó là chuyện không lành mạnh”.

    Ông bà nào cũng bỏ phiếu theo cái kiểu “có đi có lại mới toại ḷng nhau”. Hai ta cùng “tín nhiệm nhau” là huề cả làng. Đây là một kiểu chạy chọt riêng lẻ chưa nói đến nghệ thuật chạy phe nhóm.



    Lại đến nghệ thuật “chạy đêm chạy hôm”

    Cái sự chạy chọt ở Việt Nam từ việc nhỏ đến việc lớn đă thành thói quen. Làm ǵ, ở đâu, từ ṭa nhà lập pháp đến con buôn đầu đường đều biết “nghệ thuật chạy”.

    Ngay từ khi quốc hội Việt Nam c̣n chưa họp bàn về bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, ông đại biểu Trần Xuân Ḥa đă tỏ ra hoài nghi và lo lắng. Đó là mối lo “chạy đêm, chạy hôm”. Bởi Quốc hội, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, cơ quan đại biểu cao nhất của dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ư chí, nguyện vọng của dân mà cũng “chạy đêm chạy hôm” th́ quả là đáng lo cho vận mệnh của cả dân tộc.

    Từ đó, sau khi có kết quả ở hai kỳ họp như vừa đề cập đến ở trên, không có bất cứ ông bà nào bị “sứt mẻ một tí uy tín” nào, không có ông bà bị đụng đến sợi lông chân, dĩ nhiên người dân có quyền đặt câu hỏi “có sự chạy đêm chạy hôm” nào ở chốn “thâm nghiêm” đó không?



    Văn hóa ḥa cả làng dưới cái nh́n của người dân

    X́n mời bạn đọc lắng nghe dư luận của người dân trên hầu hết các trang báo tại Việt Nam.

    - Bạn Đinh Việt cho rằng có bàn luận cũng chỉ để vui mà thôi:

    “Sau Hà Nội, các tỉnh thành khác tiến hành lấy phiếu tín nhiệm... chắc cũng sẽ cho kết quả như thế. Nhiều bạn thắc mắc rằng Hà Nội c̣n nhiều yếu kém, nhiều chỉ tiêu c̣n thua kém các địa phương. Nhất là trong lĩnh vực văn hóa, mặc dù là trung tâm văn hóa của cả nước... Vậy th́ việc đánh giá cán bộ chủ chốt như thế đă chính xác chưa???... Chúng ta cần cùng nhau t́m câu trả lời cho thắc mắc khá thú vị này nhé (dù biết cũng... chỉ để bàn tṛn b́nh luận với nhau cho... vui là chính).

    - Bạn Hero Dung: trananhdung@gmail.co m nêu thắc mắc:

    “Cán bộ tốt vậy sao Hà Nội (HN) vẫn bị phản ánh là nơi phức tạp về nhiều mặt như văn hóa, xă hội, giao thông, ư thức của người dân... vân vân và vân vân.... HN là nơi thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên trên cả nước, nhưng h́nh như làm chỉ mới trên danh nghĩa th́ phải???”

    - Bạn Nguyen: langtuxaque2_0_3@yah oo.com nêu một thực trạng ở cơ quan ḿnh:

    “Cần xem người đánh giá là ai. Theo tôi, người đó phải là nhân dân HN mới đúng được, chứ c̣n mấy vị làm trong cơ quan đó tự đánh giá nhau th́ khó chính xác lắm. Ví dụ như ở cơ quan tôi cuối năm cũng có mục đánh giá lănh đạo theo 4 tiêu chí: Hoàn Thành Xuất Sắc, Hoàn Thành Tốt, Hoàn Thành Nhiệm Vụ, Không hoàn thành nhiệm vụ. Ḿnh đă miễn cưỡng đánh giá sếp ở mức Hoàn Thành Tốt nhiệm vụ, nhưng đến khi nộp cho trưởng pḥng th́ bị ăn mắng và bị bắt phải đánh giá lại ở mức cao nhất là Hoàn Thành Xuất Sắc... Nên ḿnh nghĩ nếu cứ đánh giá kiểu này th́ khác ǵ làm cho có thôi”.

    - Bạn Hoàng Trung hoangtrungdn@gmail.c om so sánh rất gọn gàng:

    “Haizzz.... Cái này giống học sinh đỗ tốt nghiệp 100%....1 con số quá đẹp....”

    - Bạn có địa chỉ - nguyenduong79@gmail. com nói đến ḷng tin:

    “Theo tôi, nói chung nếu muốn có được sự đánh giá tốt nhất th́ nên lấy ư kiến dân chúng công khai, chứ lấy ư kiến của mấy người bỏ phiếu với nhau th́ có đố ai dám bỏ phiếu đánh giá lănh đạo ḿnh yếu kém đây???? Những người dám nói th́ chắc phải đợi... nghỉ hưu may ra mới nói, chứ c̣n đương chức th́... V́ thế nên tôi nghĩ rằng có lẽ cũng không nên làm kiểu h́nh thức nữa, v́ không thể hiện được thực chất đâu, mà dân lại thêm mất ḷng tin thôi....”

    - Bạn nakaijiro@yahoo.com: biết rồi, khổ lắm:

    “Tôi nghĩ, không bỏ phiếu th́ người dân cũng biết kết quả rồi: Tất cả đều hoàn thành nhiệm vụ... Nếu có sai sót nhỏ ǵ sẽ rút kinh nghiệm... Thế th́ nên chẳng phải tổ chức bỏ phiếu???”.

    - Bạn Ni: traitrungthuc87@yaho o.com.vn liên tưởng tới các loại “bệnh” khác:

    “Có được những con số đẹp, nhất là về chất lượng cán bộ th́ lẽ ra hơn ai hết mọi cư dân Thủ đô phải vui mừng và tự hào mới đúng. Nhưng khi so sánh với thực tế c̣n biết bao điều khiến dân chưa thể hài ḷng, th́ xem ra con số đẹp lại chưa thể được dân tin. Nhất là tác phong làm việc không chỉ của riêng đội ngũ cán bộ Hà Nội mà là trên cả nước nói chung vẫn “hành là chính”, rồi mới đây nhất là những thông tin chẳng lấy ǵ làm “đẹp” về con số “100 triệu chạy công chức”... Vậy nên có thể nói là tâm lư dị ứng với những con số đẹp vẫn chưa thể được xóa bỏ trong một sớm một chiều trong rất nhiều người dân. Hơn thế nữa, số đẹp quá lại càng dễ đẩy sang những liên tưởng vu vơ tới... “bệnh thành tích”, “bệnh h́nh thức”...



    Kiểm tra các kiểu “chạy”quá khó

    Trước những nghệ thuật chạy đang phổ biến rất mạnh và có hiệu quả khiến người dân mất niềm tin, chán ngán kiểu “hành dân là chính”, ngày 21-1, tại Hà Nội, Ban Bí thư tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong năm 2012.

    UB Kiểm tra các cấp sẽ tập trung kiểm tra, giám sát và xử lư đảng viên vi phạm trong việc thực hiện nghị quyết, chỉ về các lĩnh vực tư tưởng chính trị, công tác tổ chức cán bộ, trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể chính trị - xă hội, quản lư sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, quản lư sử dụng ngân sách, vốn, xây dựng cơ bản, lĩnh vực ngân hàng, các hoạt động tư pháp; kiểm tra giám sát, phát hiện, xử lư những tổ chức, cá nhân có biểu hiện về chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, kê khai tài sản không đúng quy định.

    Cấp ủy và UB Kiểm tra các cấp chủ động hơn trong việc phát hiện dấu hiệu vi phạm để kiểm tra, chú trọng kiểm tra, giám sát các đồng chí cấp ủy cùng cấp và cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lư; tăng cường giám sát, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời cán bộ, đảng viên kịp thời cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. UB Kiểm tra các cấp phối hợp xem xét các vấn đề nổi cộm liên quan đến các vụ án lớn, tham nhũng, tiêu cực, trách nhiệm của cán bộ lănh đạo.

    Đọc hết các nhiệm vụ kiểm tra trên đây, bạn đă thấy cả một núi công việc, không biết làm cách nào Ủy Ban Kiểm Tra làm được. Chỉ nguyên chuyện đất đai, tài nguyên khoáng sản đă bù đầu mọi cơ quan, mọi ṭa án, liên quan đến một số rất lớn các “quan” từ làng đến tỉnh rồi, làm sao giải quyết các vụ khác được đây? Quá khó, khó quá! Các ngài làm được th́ may cho dân chúng tôi quá. Hàng loạt mục tiêu nổ như súng đại liên, chỉ sợ không làm nổi.



    Một vụ ở Đà Nẵng đă quá phức tạp rồi

    Ngay như một thành phố được coi là tấm gương sáng trên toàn quốc về mặt cai trị, nơi có ông Nguyễn Bá Thanh được coi như quan chức sáng giá nhất và mới được đưa về trung ương làm Trưởng Ban Nội Chính cũng đang xảy ra một vụ thanh tra... tóe lửa. Vụ này hiện c̣n đang “lùng bùng” giữa bên Thanh Tra Chính Phủ và UBND TP Đà Nẵng. Bên nói có thất thoát, bên nói không, rất phức tạp. Chưa biết bên nào thắng bên nào thua. Vụ này chắc sẽ c̣n kéo dài. Ở đây, tôi tạm thời xin tóm tắt rất ngắn gọn sự việc.



    Thanh Tra Nhà Nước nói Đà Nẵng làm thất thoát hàng trăm tỉ đồng

    Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP), Thủ tướng đă đồng ư kiến nghị của TTCP kiểm điểm Chủ tịch, các phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, các tổ chức và cá nhân có liên quan (thời kỳ 2003-2011) theo phân cấp quản lư cán bộ, đă vi phạm quy định về quản lư sử dụng đất đai liên quan đến việc xác định giá thu tiền sử dụng đất; giảm tiền sử dụng đất phải nộp cho các đơn vị và cá nhân gây thất thu ngân sách trên 3.434 tỉ đồng; chấm dứt việc giao đất (bán đất) theo h́nh thức kư hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ.

    Cơ quan này cũng đề nghị Đà Nẵng thu hồi về ngân sách thành phố hơn 1.486 tỷ đồng đối với các nhà đầu tư do tính thiếu diện tích thu tiền sử dụng đất, xác định giá thu tiền sử dụng đất khi giao đất thấp hơn bảng giá do thành phố ban hành và giá do Hội đồng thẩm định giá đất thành phố tŕnh...; thu hồi về ngân sách thành phố hơn 867 tỷ đồng do giảm 10% cho các nhà đầu tư.



    Đà Nẵng khẳng định làm đúng pháp luật

    Trong khi đó UBND TP Đà Nẵng đă có phản ứng tức th́. UBND TP khẳng định: việc thực hiện chính sách này là một trong những vận dụng linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả của TP. Nhờ vậy mà nguồn thu ngân sách tăng lên hằng năm, đồng thời hạn chế yếu tố trượt giá làm tăng suất đầu tư, có lợi cho ngân sách.

    Theo ông Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến, UBND TP Đà Nẵng khẳng định tất cả các trường hợp giao đất cho tổ chức, cá nhân đều được công khai đấu giá và giao quyền SDĐ theo đúng quy định của pháp luật về đất đai vào từng thời điểm.

    Ông Chiến c̣n lư giải nhiều vấn đề khác trong kết luận của TTCP mà ông cho rằng lănh đạo TP không đồng t́nh, xin tóm lược những điểm chính. Ông nói, lănh đạo TP làm việc ǵ cũng nghĩ đến nhân dân, v́ quyền lợi người dân, nếu không dám nghĩ dám làm th́ không có Đà Nẵng như hôm nay. Và ông khẳng định: “Đà Nẵng không để thất thoát ngân sách!”. Ông Văn Hữu Chiến c̣n thắc mắc: “TP lớn vi phạm đất đai gây thất thoát cả chục ngh́n tỉ đồng nhưng không ai nói đến mà Đà Nẵng lại “được ưu ái” là vấn đề gây bức xúc cho cán bộ và nhân dân TP”.

    Ông Nguyễn Bá Thanh đồng ư với phát biểu của UBND TP Đà Nẵng, nhưng ông khuyên: “Chuyện này cứ b́nh tĩnh giải tŕnh lại với thanh tra, giải tŕnh lại với cơ quan chức năng để hiểu và thông cảm với điều kiện của thành phố như vậy”.

    Cuộc “chiến” này c̣n đang rất nóng. Chúng ta hăy chờ xem kết luận cuối cùng ai đúng ai sai, ai phải kỷ luật. Trong vụ này liệu văn hóa “ḥa cả làng” có chỗ đứng không?

    Nói đến chuyện văn hóa ở Hà Nội vào lúc này c̣n khá nhiều vấn đề phức tạp cần phải bàn. Xin để kỳ sau tôi bàn tiếp với bạn đọc.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 27-09-2011, 01:31 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 19-07-2011, 07:35 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 02-11-2010, 11:33 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •