Page 176 of 304 FirstFirst ... 76126166172173174175176177178179180186226276 ... LastLast
Results 1,751 to 1,760 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #1751
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Danh Sĩ Bắc Hà Xưa và Nay - Họ Dương ở Vân Đình

    Dương Khuê và Dương Lâm.Dương Khuê là người ở làng Vân Đ́nh, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Ḥa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thị trấn Vân Đ́nh, huyện Ứng Ḥa, Hà Nội).
    Xuất thân trong một gia đ́nh nhà Nho. Ông là con cả Đô ngự sử Dương Quang, và là anh ruột của danh sĩ Dương Lâm.
    Nhờ chuyên cần, Dương Khuê là người văn hay, chữ tốt. Năm 1864, ông đỗ Cử nhân (cùng khoa này có Nguyễn Khuyến đỗ Giải nguyên); nhưng vào kinh thi Hội, th́ bị hỏng khoa đầu. Được Tùng Thiện Vương mời về nhà dạy con cháu học, ông nán lại chờ khoa thi sau. Năm Mậu Th́n (1868), thời vua Tự Đức, ông dự thi Đ́nh đỗ Tiến sĩ.

    Thăng trầm nghiệp quan.

    Ban đầu, Dương Khuê được bổ làm Tri phủ B́nh Giang (Hải Dương), rồi thăng làm Bố chánh.
    Đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ 19, tay lái buôn Jean Dupuis uy hiếp các quan chức người Việt ở Bắc Kỳ để tự do sử dụng sông Hồng, ông ở trong nhóm những sĩ phu cương quyết chống lại. Ông dâng sớ về triều xin có thái độ quyết liệt với người Pháp, bị vua Tự Đức phê là "bất thức thời vụ" (không biết thời cuộc), rồi bị giáng xuống chức Chánh sứ sơn pḥng lo việc khai hoang.

    Năm 1873, quân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất. Sau khi thương thuyết, họ chịu trả lại bốn thành cho triều đ́nh Huế, th́ Dương Khuê được điều động làm Án sát Hải Pḥng. Rồi v́ để thiếu "hai nén bạc" trong kho, ông bị đồng liêu đàn hặc, bị nghị tội "giảo giam hậu" (chém nhưng tạm giam lại để xét sau). Xem án, vua Tự Đức tha thứ, song cách hết chức tước, chỉ cho ông giữ lại hàm Biên tu và đày ra sơn pḥng khẩn hoang.

    Năm 1878, nhân lễ "ngũ tuần khánh thọ " của ḿnh, vua Tự Đức xuống chỉ cho ông làm Đốc học Nam Định. Sau đó, ông lần lượt trải các chức: Bố chánh, Tham tá Nha kinh lược Bắc Kỳ, Tổng đốc Nam Định-Ninh B́nh.
    Năm 1897, Toàn quyền Paul Doummer xóa bỏ điều 7 của Ḥa ước Giáp Thân 1884, đặt cơ sở cho guống máy cai trị của Chính phủ bảo hộ, th́ Dương Khuê xin cáo quan, lúc 58 tuổi, được tặng hàm Thượng thư bộ Binh .

    Mất.
    Dương Khuê mất ngày 6 tháng Ba năm Nhâm Dần (1902). Nghe tin, bạn thân ông là Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến đă làm bài thơ Khóc bạn để viếng ông (trong đó mở đầu bằng câu: "Bác Dương thôi đă thôi rồi").
    Tác phẩm của ông để lại có Vân Tŕ thi thảo (Bản thảo thơ Vân Tŕ); và một số bài ca trù, bài văn, câu đối, trướng...

    Nhận xét (sơ lược)
    Trước đây, ông vẫn được xem là một đại biểu của khuynh hướng "thoát ly hưởng lạc" trong văn học Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ 19. Nhà phê b́nh Nguyễn Tường Phượng viết: "Sinh vào lúc Nho học tàn cuộc, quốc gia mất chủ quyền nên cũng như bạn đồng thời là Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê lấy thơ, rượu, ca xướng...để tiêu khiển". Đồng quan điểm này, GS. Phạm Thế Ngũ xếp các tác phẩm của Dương Khuê vào nhóm "Văn hành lạc và trào phúng" [3]. Song gần đây, bước đầu giới nghiên cứu đă có cách lư giải mới đối với phần tâm sự của ông gửi gắm trong thơ văn. Là một viên chức buổi giao thời, đường làm quan không mấy suông sẻ..., v́ thế các sáng tác của ông, chính là một phương tiện giúp ông giải tỏa những bất măn đối với hiện thực...

    Tuy có làm thơ chữ Hán, nhưng ông nổi tiếng nhờ những bài ca trù. Với sự tinh luyện về ngôn ngữ và sự hài ḥa trong trong thanh điệu của ông, khiến những bài ấy luôn cuốn hút người nghe.
    Nh́n chung, xét về lời, thơ Dương Khuê đă đạt đến tŕnh độ "thanh thoát, uyển chuyển và hóm hỉnh" [5].
    Giới thiệu một bài ca trù.
    Dưới đây là bài ca trù tiêu biểu và nổi tiếng của Dương Khuê:

    Gặp lại cô đầu cũ.

    Hồng Hồng, Tuyết, Tuyết,
    Mới ngày nào chửa biết cái chi chi.
    Mười lăm năm thấm thoắt có xa ǵ!
    Ngoảnh mặt lại, đă tới kỳ tơ liễu.
    Ngă lăng du thời, quân thượng thiếu,
    Kim quân hứa giá, ngă thành ông[6]
    Cười cười nói nói thẹn thùng,
    Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại.
    Riêng một thú Thanh Sơn[7] đi lại,
    Khéo ngây ngây dại dại với t́nh.
    Đàn ai một tiếng dương tranh
    ...[8]


    Hà Nội tức cảnh

    Phất phơ ngọn trúc trăng tà
    Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
    Mịt mù khói tỏa ngàn sương
    Tiếng chày An Thái, mặt gương Tây Hồ
    .


    bài thơ này nằm trong cuốn Vân Tŕ thi thảo.

    Thông tin thêm.

    Em Dương Khuê là Dương Lâm (1851-1920), từng giữ chức Phó Tổng tài Quốc sử quán nhà Nguyễn, Chủ bút báo Đồng Văn…Sau ông xin cáo quan về mở trường dạy học tại quê nhà. Ông là người tao nhă, yêu nước, có tài văn chương, và là một nhà giáo giỏi[9]. Trong số các cháu nội của hai ông (Dương Khuê và Dương Lâm), có những người nổi tiếng như: nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Giáo sư-Tiến sĩ Dương Thiệu Tống, nhà thơ Dương Tuyết Lan, nhà khoa học Dương Nguyệt Ánh, nhạc sĩ Dương Thụ, nhạc sĩ kiêm thi sĩ Dương Hồng Kỳ.

    Nguồn : Internet.

    CT
    Last edited by CảThộn; 24-07-2014 at 12:26 PM.

  2. #1752
    Member
    Join Date
    13-09-2010
    Posts
    386

    Nghe chuyện HaNội.

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Chuyện Hà Nội

    Chỉ có các cụ như cụ Quốc , cụ Peterphu , cụ Cả Thộn...mới vực lại được mục Chuyện Hà Nội này thôi .

    Chuyện Hà Nội xưa , ḿnh đă nói hết rồi , sao lại không thể kể chuyện Hà Nội bây giờ nhỉ ? Có vị nào c̣n thân nhân , và c̣n liên lạc với thân nhân ở bển không ?

    chớ chớ.

    Sao lại vội kêu ai bằng ông cụ.
    Để hết thời ai đó chẳng còn mơ.
    chiếc áo dài, suối tóc rất nên thơ.
    Ngày xưa đó như đang giờ hiện lại.

    Em rực rỡ đưa tôi vào si dại.
    Nói mà sai xin cá cược linh hồn.
    Anh muốn chết lại muốn cũng được chôn.
    Vào đôi mắt đen huyền em thơ dại.
    ...
    Thế mà thế mà giờ thành ông cụ tỉnh bơ.
    Ông cụ thì chỉ có nước là bò.
    Còn đâu nữa những ngất ngây vời vợi.
    Thôi nhé thôi thôi xin hãy đợi.
    Ông cụ là những gì xa lắc xa lơ.
    Nghe thấy chi sao bỗng thấy đau lòng.
    Ông cụ Phù ông cụ Phù sao oải.
    Bắt đền ai đó sao nghe mà phát hãi.
    Ồ tuổi già đã bắt được cái bóng mình sao ?
    Peterphu.

  3. #1753
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    "Cụ" diễn nôm

    Kính tặng quý cụ Bà " sáu mươi năm trước nàng thời hăm ba."

    Cùng khởi đầu Cờ (C) đứng cạnh U
    Sao cho rằng CỤ lớn hơn CU?
    Râu ria rậm rạp CU như CỤ
    Da dẻ nhăn nheo CỤ giống CU

    Chớ cậy ngày nay lên mặt CỤ
    Mà quên thuở nọ vốn thằng CU
    Lạ ǵ CU nặng CU thành CỤ
    CỤ mà không nặng CỤ hoá CU
    (Tây Mỹ nào phân biệt CỤ, CU!)

    Thế sự đảo điên chuyện CỤ, CU
    Lộn ṣng "Thằng CỤ" với "Ông CU"
    CU "Quân tử kiếm" là "CU CỤ"
    CỤ "Lăo ngoan đồng" ấy "CỤ CU"

    Ra chốn đ́nh trung ưng gọi CỤ
    Giữa ṿng hương phấn muốn là CU
    Giai nhân có hỏi CU hay CỤ?
    "Lục thập niên tiền ... CỤ vốn CU"

    Năm nay tuổi tớ tám mươi tư
    Rằng CỤ rằng CU tớ cũng ừ!
    Với bọn nhóc t́, ừ! Lăo: CỤ
    Cùng hàng tiền bối, dạ! Con: CU

    Nhơn sanh ảo ảnh, đời là mộng
    Thế sự vô thường, khôn giả ngu.
    Thành bại nhục vinh, mây khói cả
    CỤ hay CU há khác nhau ư?!?!


    Vô Danh

    Hoạ:

    Có khác chi đâu : Cụ với Cu
    Cu cần cu Cụ cũng cần cu
    Rụt rè yếu đuối là cu Cụ
    Mạnh bạo cương cường vốn Cụ cu
    Từ tốn khoan ḥa nên bậc Cụ
    Hung hăng hiếu chiến măi thằng Cu
    Thời gian biến đổi Cu thành Cụ
    Nhưng xét cho cùng Cụ vẫn Cu .

    (From: Lăn Bà)
    Last edited by CảThộn; 24-07-2014 at 11:20 PM.

  4. #1754
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Hà Nôị, Mùa Thu và Em

    HÀ NỘI, MÙA THU VÀ EM
    (Thơ Hoàng anh Tuấn)

    Những dặm nhỏ nhớ vẫn đo dài cách biệt.
    Thăm thẳm xa hun hút không thời gian.
    Ôi mùa thu trời Hà Nội mưa đan
    Vương ánh mắt những thờ ơ khép cửa.
    Khi yêu dấu long lanh trên nhánh cỏ
    Niềm đong đưa trong mắt giọt rưng rưng
    Ta hẹn nhau bằng âu yếm nói thầm.
    Những gắn bó chẳng bao giờ nới lỏng
    Cho niềm xanh tóc xoã gợi heo may
    Những làn môi cốm mới lúc đầu ngày.
    Thơm hờ nhẹ lên phớt nhung gò má.
    Hà Nội em tà áo vân nền nã
    Để bàn tay thèm khe khẽ nâng niu.
    Hà nội em quả nhót mọng chua đều
    Thoa nhè nhẹ lên áo len bụi phấn.
    Những dặm nhớ đo từng gang đo đắn
    Khi chợt nghe vẳng vẳng tiếng rao quà.
    Những ngu ngơ một thuả ấu thời xa
    Lại bụ bẫm trong vành môi quá khứ
    Khi chợt nghe tiếng ru hời ngọt sữa
    Hồn mở ra cùng đồng lúa xôn xao
    Nắm xôi bùi đơm vàng đỗ hoa cau
    Lại bé bỏng thả con diều cao ngất
    Những dặm nhớ chỉ còn xa gang tấc
    Nên lòng ta ngơ ngẩn phải lòng em.


    Hoàng Anh Tuấn
    .
    Last edited by CảThộn; 26-07-2014 at 01:12 AM.

  5. #1755
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    nghe chuyện Hà nôi ; những chuyện t́nh ...

    Thấy cụ cả Thộn và bác Peter đưa ra những bài thơ thật là hay cho tuổi già một thời xa xưa. nmq cũng có lục lọi sách vở và trong huyền thoại t́nh tự của Hà nội, chắc nhiều vị cao niên cũng c̣n nhớ đến...
    ..... Tú Uyên trong Bích câu kỳ ngộ..(người trong tranh !!) hay hơn nữa..
    ..... một tác phẩm cũng do ảnh hưởng của Bích câu mà Gs Vũ khắc Khoan đă tạo nên..;
    . Thần Tháp Rùa.. một băn khoăn.. nuối tiếc.. ngỡ ngàng !!! để rồi sau đó...
    .... tiếng hót của con chim lẻ bạn.;.. Tan tác của Tu mi với tiếng hát Thanh Hằng đă làm mủi ḷng chia cắt khi ai đó bước chân rời xa Hà nội.

    .. một bản nhạc Hướng về Hà nội... và bài thứ hai.. niềm ước vọng...;Giấc mơ hồi hương.... chứ như ngày hôm nay... Niệm khúc cuối vẫn là chia cách đôi nơi !! Hy vọng xa vời !! Có phải không ?? ./.

  6. #1756
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Xin Bác NMQ đừng gọi tôi là "cụ".

    Quote Originally Posted by nguyễn mạnh Quốc View Post
    Thấy cụ cả Thộn và bác Peter đưa ra những bài thơ thật là hay cho tuổi già một thời xa xưa. nmq cũng có lục lọi sách vở và trong huyền thoại t́nh tự của Hà nội, chắc nhiều vị cao niên cũng c̣n nhớ đến...
    ..... Tú Uyên trong Bích câu kỳ ngộ..(người trong tranh !!) hay hơn nữa..
    ..... một tác phẩm cũng do ảnh hưởng của Bích câu mà Gs Vũ khắc Khoan đă tạo nên..;
    . Thần Tháp Rùa.. một băn khoăn.. nuối tiếc.. ngỡ ngàng !!! để rồi sau đó...
    .... tiếng hót của con chim lẻ bạn.;.. Tan tác của Tu mi với tiếng hát Thanh Hằng đă làm mủi ḷng chia cắt khi ai đó bước chân rời xa Hà nội.

    .. một bản nhạc Hướng về Hà nội... và bài thứ hai.. niềm ước vọng...;Giấc mơ hồi hương.... chứ như ngày hôm nay... Niệm khúc cuối vẫn là chia cách đôi nơi !! Hy vọng xa vời !! Có phải không ?? ./.
    Kính thưa Bác NMQ,
    Kính xin Bác đừng gọi kẻ hậu sinh này là "cụ"
    vì đối với Bác tôi vẫn là kẻ hậu sinh.
    Truyện ngắn "Thần Tháp Ruà" của Vũ Khắc Khoan thật là tuyệt vời.
    Kính
    Last edited by CảThộn; 26-07-2014 at 02:19 PM.

  7. #1757
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Thụy Khuê nói về tác phẩm Thần Tháp Ruà

    Thụy Khuê
    Vũ Khắc Khoan: Thần Tháp Rùa

    Thần Tháp Rùa là một trong những tác phẩm huyền ảo đặc sắc nhất mà văn học Việt Nam có được trong nửa sau thế kỷ XX. Nếu trong nửa đầu, chúng ta đă có những tác phẩm của Nguyễn Tuân, đặc biệt Chùa Đàn là một kiệt tác. Th́ nửa sau, chúng ta có Thần Tháp Rùa.
    Nhưng nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Vũ Khắc Khoan hoàn toàn khác nhau. Sự huyền ảo (fantastique) của họ cũng khác : Nguyễn Tuân đi vào địa hạt tâm linh huyền bí của con người, vào những ẩn ức dục t́nh truyền kiếp, trong một không khí hiện thực hôn mê, có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào. Trọng tâm huyền ảo của Nguyễn Tuân là con người, là sự huyền ảo trong tâm linh con người, những ám ảnh, những nhiệt t́nh, những cảm xúc mănh liệt trong t́nh yêu và nghệ thuật nơi Con Người. Con người ở Nguyễn là Con Người viết hoa.

    Trong khi Vũ Khắc Khoan tạo ra một không khí huyền ảo không thể dựng lại được trên bất cứ một thực tế nào. Bởi Vũ đă pha trộn những chiều không gian và thời gian khác nhau trong cùng một môi trường. Vũ cho những nhân vật thời nay sống trong không khí thời xưa, với văn chương biền ngẫu, âm điệu cổ, với Rùa thần, với Thiên Thai, tiên cảnh, với hiện thực ma quái Bồ Tùng Linh. Không khí truyện của họ Vũ vừa thực vừa ảo, con người trong truyện cũng vừa thực vừa ảo. Vũ dùng người, dùng nhân vật trong truyện, để phát biểu những điều mà Vũ ấp ủ trong ḷng. Đối với Vũ, nhân vật chỉ là cái cớ, tác phẩm chỉ là một thác ngôn về những Vấn Đề.

    Yếu tố chính trong tác phẩm Thần Tháp Rùa của Vũ Khắc Khoan là những Vấn Đề. Là con người xuyên qua những vấn đề. Vũ dùng nhân vật để giải quyết những vấn đề đang sôi bỏng trong đầu Vũ, trong thực tại xă hội mà Vũ đang sống. Và như một nhà tiên tri, tất cả nhũng vấn đề họ Vũ đặt ra thời kỳ 1954, thời kỳ đất nước vừa bị chia đôi, dường như vẫn c̣n tồn tại đến ngày nay. V́ thế mà tác phẩm của Vũ Khắc Khoan đă trở thành cổ điển ngay khi nó vừa mới chào đời.

    Thần Tháp Rùa là một tập huyền truyện gồm 4 truyện: Thần tháp Rùa, Trương Chi, Nhập Thiên Thai và Người đẹp trong tranh, viết trong khoảng từ 1954 đến 1957. Đây không phải là tác phẩm đầu tay, nhưng là tác phẩm ṇng cốt của Vũ Khắc Khoan, mở đầu cho một quan niệm sáng tác, một cách suy tư, một lối sống, lối viết, một lối lựa chọn, đúng ra là sự phân vân không biết lựa chọn như thế nào. Nó là sự đong đưa giữa những vấn đề lớn của dân tộc, của con người, giữa xuất thế và nhập thế, giữa trắng và đen, giữa thiên đường và trần thế, giữa nghệ thuật và cuộc đời. Mỗi lựa chọn là một câu hỏi : Nghệ thuật có thể rời xa cuộc sống được chăng ? Nghệ thuật có thể phục vụ thế quyền được chăng? Người trí thức, nghệ sĩ tiểu tư sản Vũ Khắc Khoan, tức « Khoan tôi » như tiếng ông tự gọi ḿnh, sống trong thời đại mà vô sản vùng lên tư bản đè xuống ấy, có thể làm ǵ được ?

    Nhưng chính cái « Khoan tôi » ấy, cũng lại là một giá trị nghệ thuật và tư tưởng, bởi chính hắn - Khoan tôi - cái tôi của người nghệ sĩ, hắn là kẻ sáng tạo, mà kẻ sáng tạo th́ không tư bản mà cũng chẳng vô sản, hắn chỉ là người viết ra tác phẩm. Hắn c̣n là kẻ trí thức, và cái kẻ trí thức ấy, cái kẻ sáng tạo ấy, ngày nay vẫn chưa thoát khỏi t́nh thế trên đe dưới búa, v́ thế mà « Khoan tôi » 1954, vẫn c̣n là « Khoan tôi », khuôn mặt trí thức sáng tạo Việt nam hôm nay, v́ vậy mà tác phẩm của Vũ Khắc Khoan có tính chất tiên tri.
    *
    Truyện dựng trên các truyền thuyết: về Thần Kim Quy, về tiếng hát Trương Chi, về Lưu Nguyễn nhập thiên thai, về Tú Uyên và Giáng Kiều. Vũ Khắc Khoan tái tạo các huyền tích cũ để kiến trúc một tác phẩm mới. Chúng ta ai cũng thuộc những truyện cổ tích về Thần Kim Quy, về Trương Chi, Lưu Nguyễn nhập thiên thai, về Tú Uyên Giáng Kiều, ở đây, những huyền tích ấy được dựng lại trong một tư thế mới, không đơn thuần chỉ là cổ tích nữa, bởi chúng không c̣n nằm trong môi trường cổ mà chúng đă biến vào thực tại xă hội thời nay, như một đầu thai, một sống lại.

    Vấn đề đầu tiên, đi từ một thực tại đơn giản, đó là thực tại lịch sử của thời chia đôi đất nước : Thiên hạ chia đôi, anh theo bên nào ?
    Trong truyện Thần Tháp Rùa, Người thư sinh họ Đỗ chính là Khoan tôi, được mô tả như thế này:
    « Lên đến Kẻ Chợ, Đỗ ngồi dạy học ở phường Hàng Bạc, tạm yên sinh kế để có thể tiếp tục học hành (...) Giọng Đỗ trầm bổng như tiếng trúc tiếng tơ, khi mau khi chậm, khi thoảng nhẹ tựa cơn gió mùa hạ, khi thiết tha như tiếng đục trạm của người rũa ngọc. Bạn bè ai nghe cũng thấy thích tai, cho là lạ, phục Đỗ học rộng, biết nhiều. Tựu trung cũng chẳng hiểu Đỗ ra sao.

    Một hôm, có người hiếu kỳ gần nửa đêm, đập cửa nhà Đỗ, đ̣i chất vấn.
    - Hiện nay thiên hạ chia đôi, không trắng thời đen, mà nghe ông nói th́ thật không biết là đen hay trắng.
    Đỗ ngẫm nghĩ hồi lâu, thủng thẳng trả lời :

    -Tại sao lại cứ bắt buộc là đen hay trắng ? Mặt trăng, ṿm trời, khi khuyết, khi tṛn. Ánh sáng mùa thu trong như ngọc mà thật ra lại hợp bẩy màu. Lá cây phong bên băi lúc xanh, lúc đỏ. Chân lư ở đời không đơn giản như bụng dạ trẻ con. Tại sao lại cứ bắt buộc là đen hay trắng ? (Thần Tháp Rùa, trang 12- 13).
    Họ Đỗ chính là họ Vũ ở thập niên 50, vừa học, vừa dậy. Hành trang của chàng chỉ có chữ mà không có tiền. Trong thế chia đôi thiên hạ giữa tư bản và cộng sản, Đỗ nhập vào đâu cũng khó. Chàng tự nhủ « Tư bản đè xuống mà hùa theo là tư cách tiểu nhân », mà «Vô sản vùng lên, nếu nhập vào, ắt mất tự do» (trang 14). Nỗi băn khoăn của họ Đỗ, sách vở cổ kim không giải đáp được. Cơ may, chàng hội ngộ được với Rùa thần. Nguyên hôm ấy viên thị trưởng Thẩm Hoàng Tín, nhân dịp nguyên tiêu, ra lệnh bắt Rùa để dân Kẻ Chợ được dịp mua vui, chuyện xẩy ra như thế này:

    « Lúc bấy giờ, gió đông thổi lộng, sóng hồ bập bềnh, trăng rằm lên ngôi, sương mỏnh buông xuống ướt cả cỏ non. Đối cảnh mà cảm khái, mềm môi uống măi, lúc đứng lên mới biết đă say, Đỗ chập chững ven hồ mà bước. Một lát sau thấy ḿnh dừng lại trước Rùa, bèn giương mắt mà ngắm. Rùa to bằng cái nia, đầu cổ sần sùi, bốn chân bị trói.
    Đỗ đứng lặng nh́n Rùa. Rùa cũng vươn cổ nh́n Đỗ. Dưới ánh trăng nguyên tiêu, Đỗ chợi thấy mắt Rùa như mờ lệ.
    Nhân c̣n say, Đỗ hỏi :
    - Cũng biết thùy lệ ư ?
    - Rùa gật đầu, vươn cổ ra phía hồ. Nước hồ trong xanh dưới ánh trăng xanh. Đáy hồ rêu cũng xanh. Đỗ nh́n quanh không thấy có ai, bèn xắn tay cởi trói cho Rùa. Rùa dụi đầu vào tay Đỗ, Đỗ thấy mát rượi ḷng tay. Bèn vỗ vào mai Rùa mà rằng :
    - Thôi đi đi, từ nay nên cẩn thận.
    Rùa choài ḿnh xuống nước. Mai Rùa lấp loáng phút chốc biến mất.
    Đỗ nh́n theo hồi lâu rồi cũng trở về.

    Đêm hôm đó, Đỗ trằn trọc không nhắm mắt. Định đọc sách, th́ tâm thần phiêu diêu bất định, chữ múa trước mắt, nghiă sách thoảng xuôi như cơn gió mùa xuân.
    Đỗ bèn vùng dậy, mở toang cửa sổ. Trăng tỏa đầy gác học. Trăng soi sáng bốn bề ngập sách. Sách ở bàn, ở tủ, từng chồng, từng tập, ở cả đầu giường. Quyển mở xem vội vài trang, quyển khép kín im ĺm một xó tường. Mă Khắc Tư ôm ấp LăoTử. Sartre nằm cạnh tập kinh Tân Ước. Bao nhiêu suy nghĩ, bao nhiêu cố gắng, bấy nhiêu cây mốc cắm dọc con đường tư tưởng tự nẻo xa xôi, rắn vườn Eden chưa từng ḅ sát cho đến bây giờ. Tựu trung chân lư vẫn chập chờn như đom đóm lập loè giữa băi tha ma. Sách lặng lẽ lên bụi. Đỗ bỗng thấy ngột thở mà quay đi. Và rụt rè nghĩ rằng :
    -Thế ra mỗi người là một thế sống tùy thời mà biến hoá khôn lường. Thế Chiến Quốc, Thế Xuân Thu...Thế sống Mạnh Tử và Thế sống Khổng Khưu. Mà nào ai đă khuyên nhủ được ai ? Hỡi ơi ! Ta vỡ ḷng trong mốc bụi dĩ văng, lớn lên cùng tập giấy mủn, nh́n thế cục xoay vần bằng con mắt cổ nhân. Nay lại định giải quyết hiện tại bằng phương quá khứ ! C̣n vỗ ngực trách ai nữa » ( trang 18).

    Sự băn khoăn, không dứt khoát của Đỗ, ở hay đi trong thế Hán Sờ tranh hùng, sách vở không giúp ǵ cho chàng được. Vốn liếng của chàng chỉ là chữ. Không có tiền, chàng biết ḿnh không thể nhập vào bọn tư bản mà nếu muốn nhập vào bọn vô sản th́ phải đốt sách đi. Sự lựa chọn muôn phần khó khăn, khốc liệt, chàng đă nghĩ đến chuyện hy sinh sách vở, bởi chúng vô ích trong hoàn cảnh này. Nhưng người thần nữ nhắc:
    -Đốt được nhà, nhưng sao đốt được sách ? Chàng c̣n nhớ cuộc phần thư thủa bắt đầu xây dẫy trường thành, càng đốt sách, nghĩa của chữ lại càng trong trẻo, dễ vút lên cao, dễ lan ra rộng... Họ Tần đốt sách Khổng Khưu, vậy mà cái lư Tam Cương của người nước Lỗ đâu có bị hoả thiêu cùng sách ?... Chàng muốn thiêu hủy đến không c̣n một tấc đất tư duy. Nhưng rút cục chàng lại thấy em» (trang 29).

    Rùa, hiện thân thần nữ, đă cho Đỗ những giây phút tuyệt đỉnh hạnh phúc, đă chỉ cho Đỗ cái vô ích của sự tiêu hủy tư duy. Thần nữ hiểu tâm sự băn khoăn của chàng, nàng bảo : « Chàng khổ tâm v́ trong cái thế tranh hùng Hán Sở, không biết đâu là nơi dụng vơ. Một đằng là búa đập xuống đe, một đằng là mặt đe nẩy lửa. Một đằng là kẻ có tiền, một đằng hoàn toàn tay trắng. Nhập vào đâu cũng chỉ là kế nhất thời. Đứng ở đâu cũng là mượn tạm đất đứng » (trang 29).
    Lư trí chàng muốn nghiêng về thế vô sản, nhưng chàng không thể đốt sách, bởi Đỗ hiểu hơn ai hết, những lời thần nữ: « Đốt được nhà, nhưng sao đốt được sách ? Càng đốt sách, nghĩa của chữ lại càng trong trẻo ».
    Đỗ không có lựa chọn nào khác. Chàng ở trong thế kẹt.
    Chàng không có lối thoát. Bởi lối thoát là nghệ thuật, xẩy ra ở một hoàn cảnh khác, trong truyện Người đẹp trong tranh, huyền thoại Tú Uyên và Giáng Kiều, với một lựa chọn không kém đau đớn xót xa.
    *
    Người đẹp trong tranh.
    « Giữa một người đẹp mơn mởn đào tơ và một nét họa trong tranh, giữa cái nhất thời tương đối và cái tuyệt đối bất chấp thời gian, Tú Uyên phải chọn lựa. Giữa một bức tranh và Giáng Kiều. Giữa cái đích hăy c̣n xa lắc và một tấm thân hiện đang c̣n run rẩy trong ṿng tay khép chặt của chàng. Giữa cái chửa thành h́nh và cái hiện hữu sự chọn lựa thật vô cùng đau xót » (trang 112).

    Giữa cái « chửa thành h́nh và cái hiện hữu » Tú Uyên đă chọn cái chửa thành h́nh. Cái chửa thành h́nh là tác phẩm nghệ thuật. Cái hiện hữu là Giáng Kiều, là người đẹp, là nàng thơ, là những say mê đắm đuối. Chàng làm theo lời người thày căn dặn: « Thể hiện vẻ đẹp trong tranh mới là cái đích cuối cùng. Không nên đắm đuối vào phương tiện mà quên mất đích ». Và chàng đă hy sinh t́nh yêu để đạt nghệ thuật. Nhưng khi Tú Uyên hy sinh « phương tiện Giáng Kiều » để vẽ xong bức tranh, th́ chàng lại lạc mất đường đời. Tới đây, một vấn đề mới được đặt ra: Nghệ thuật có thể xa ĺa cuộc sống được chăng ? hay chính sự đong đưa giữa thực tế và vĩnh cửu, mới là bản chất của nghệ thuật ? Nghệ thuật là ǵ ? Nếu không là sự chết đi để đạt tới tuyệt đối ? Giáng Kiều hy sinh tính mệnh để tác phẩm đi vào ḷng tuyệt đối, bởi muốn cho chàng hoàn thành bức họa để đời, nàng phải chịu hoá thân, rứt bỏ phần ḿnh gắn bó với nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm là một cuộc đầu thai, người nghệ sĩ phải hy sinh, phải « chết ḿnh » đi một ít. Cái phần Tú Uyên chết đi ở đây là một nửa phần ḿnh, là Giáng Kiều, là t́nh yêu tuyệt đối. Người nghệ sĩ phải hy sinh hạnh phúc thiêng liêng nhất của ḿnh để được đầu thai vào tác phẩm.
    *
    Trong truyện Trương Chi, Vũ Khắc Khoan bàn đến vấn đề quyền uy của nghệ thuật :
    « Lời ca có thể xuống lệnh cho loài người. Vượt lên bực nữa, th́ thông cảm với gỗ đá... nhưng cái bậc siêu phàm của âm thanh, chính là yên lặng hoàn toàn để cho ư nhạc có thể vượt thời gian mà rung cảm cùng kiếp trước, khiếp sau, bỏ không gian mà hoà vào vũ trụ » (trang 39).
    Tiếng hát Truơng Chi- tuy uy quyền như thế- Nhưng nó chỉ có quyền lực siêu phàm khi nó không vụ t́nh, vụ thời, vụ lợi, vụ quyền. Khi họ Trương đem tiếng hát của ḿnh phục vụ cho đám thuyền chài và người đẹp trưởng giả, th́ «Trương Chi đă hoàn toàn lột xác. Chàng đă mất tất cả, từ h́nh hài đến tâm tưởng, từ nếp sống đến lời ca tiếng hát, để trở nên một gă thuyền chài vạm vỡ, thô kệch » (trang 49).

    Trong truyện Nhập Thiên Thai, Vũ Khắc Khoan đặt vấn đề với những thiên đường.
    Loài người mơ tưởng thiên đường. Thiên đường là cơi sống tuyệt đối. Thiên đường là nguồn cội: « Nguồn là tuyệt đối, cho nên phân cực cũng rất rơ ràng (...) Anh đă chọn lựa. Giữa hai thái cực, sự lựa chọn của anh tất thiên về một phiá. Cũng như Lưu và Nguyễn đă quên mất căn tương đối của kiếp làm người, mà t́m nguồn tuyệt đối, th́ giữa cái thế gọng ḱm tư bản vô sản, anh cũng đă quên hẳn cái thế của chính anh (...) Anh đă nhập Thiên Thai (...) Từ Thức đă bỏ Thiên Thai và Lưu Nguyễn cũng thế. Tại sao ?
    Theo tôi th́ không ở lại, chỉ v́ không thể ở lại. Chỉ v́ thấy Thiên Thai không phải là chỗ của ḿnh (...) Mai Nhi và Đào Nhi không biết yêu. Không ai ở Thiên Thai biết yêu cả. Ở Thiên Thai th́ phải diệt t́nh. V́ đó là lẽ tồn tại của cơi Thiên Thai » (trang 74)

    Ở thời điểm 54-56, vấn đề lựa chọn giữa Nam Bắc chia đôi là một vấn đề địa lư chính trị nhất thời, nhưng cũng lại là vấn đề lựa chọn giữa hai thái cực của con người muôn thủa. Có thể thiêu hủy được tư duy không ? Đấy cũng là thách thức lớn nhất của con người trước mọi áp chế, mọi thế quyền.
    Vũ Khắc Khoan muốn đưa ra một lựa chọn thứ ba, lựa chọn sự tương đối, không theo cực nào. Nhưng chính sự lựa chọn này người Việt cũng không thể có được ở thời điểm chia đôi đất nước, sự lựa chọn này chỉ là ảo giác của văn chương, là huyền thoại của cuộc sống.
    Chênh vênh giữa cái có và cái không, giữa thế giới tuyệt đối của những thiên đường không có đất sống và thế giới trần tục của cuộc đời lầm bụi, con người hành hương thường trực giữa thiên đường và địa ngục, nhưng chưa bao giờ t́m được lối thoát cho chính ḿnh.
    Thụy Khuê
    Paris, tháng 8/2008

    © Copyright Thụy Khuê 2008
    Last edited by CảThộn; 26-07-2014 at 02:35 PM.

  8. #1758
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Nghe cuyeenj Hà nội ; những áng văn hay......

    .. Cảm ơn t/v Cả Thộn... ( mỹ từ xứ Bắc.. và c̣n một mỹ danh nữa.. cả Đẫn !! Xin lỗi v́ gơ " tếu " cho vui !!.
    Nói đến Vũ th́ cũng nên nhắc đến Doăn quốc Sĩ.. với các tiểu thuyết hay như;
    1/Ba sinh hương lửa,
    2/ Gịng sông định mệnh.. đến
    3/ chiếc bè nữ chúa.. và chót là
    4/ người đàn bà bên kia vĩ tuyến.
    Bốn cuốn truyện nàyra mắt thế gian vào khoảng sau di cư 1954

    Cái t́nh quê hương và thuở thuở hàn vi đă gây nhiều cảm súc.. tạo ra nhiều thi vi và các thú vui cũng rất là trong sáng. Làm sao tạo được một luồng sinh khí để t́m về cội nguồn của dân tộc.. làm sao cho bầy trẻ.. thế hệ nối tiếp biết nghe để thưởng thức cái âm thanh vi vu man mác của tiếng sáo diều bay cao trong những đêm thu.. và ánh trăng suông sáng như ngọn đèn treo của t́nh tự quê hương.... chợt buồn tháng Bảy... ./. nmq

  9. #1759
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Nghe chuyện Hà nội và chứng tích văn thơ.....

    trong phong trào thơ mới. và nhất là thơ của một họa sĩ opt-art.. chắc quí bạn c̣n nhớ Tạ Tỵ của Mỹ thuật đông dương...
    .................... ....... Thương về năm cửa Ô xưa !!!

    Tôi đứng bên này vĩ tuyến,
    Thương về năm cửa Ô xưa
    Quan Chưởng đêm tàn dân lối (ô Quan chưởng)
    Đê cao hun hút chợ Dừa (ô Chợ Dừa )
    Cầu Dền mưa dầm lầy lội (ô Cầu Dền )
    Gió về đă buốt ḷng chưa ?
    Yên Phụ đôi bờ sóng vỗNhị Hà lấp lánh sao thưa (ô Yên Phụ)
    Cầu Giấy đường hoa phượng vĩ (ô Cầu Giấy )
    Nhớ nhung biết mấy cho vừa

    Cửa Ô ơi.. cửa Ô
    Năm ngả đường đất nước
    Trôi từ vạn nẻo sông hồ
    Nắng mưa bốn hướng đổ vào ḷng Hà nội
    Gục đầu nhớ tiếng vơng đưa !!

    Có biêta ai, mái tóc bồng bềnh, chảy xuôi ư đẹp
    Có nhớ ai chăng, lệ nào ướt đẵm t́nh người
    Tê tái tiếng cười
    Từng cánh hoa đời khép lại
    Thương về năm cửa ô xưa !!... Tạ Tỵ

    Vậy đó quư Bạn ; Hà nội có mấy cửa Ô ?? ....... nmq

  10. #1760
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Danh Sĩ Bắc Hà tiếp theo : Nữ sĩ Tương Phố

    Nữ Sĩ Tương Phố

    Tương Phố tên thật: Đỗ Thị Đàm (1896 - 1973), là nhà thơ nữ Việt Nam, thuộc thế hệ văn học 1913 - 1932.
    Tên tuổi của Tương Phố gắn liền với phong trào "Nữ lưu và văn học", và bà đă có những tác phẩm được đánh giá cao như "Giọt lệ thu" (văn xuôi có xen thơ, 1923), "Tái tiếu sầu ngâm" (thơ, 1930), "Khúc thu hận" (thơ, 1931)...

    Cuộc đời.

    Tương Phố sinh tại đồn Đầm, tỉnh Bắc Giang, nhưng nguyên quán của bà ở xă Bối Khê, tổng Cẩm Khê, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
    Bà là con của ông Đỗ Duy Phiên và bà Nguyễn Thị Yểm. Vừa lớn lên, bà ra Hà Nội học ở trường Nữ hộ sinh, sau bỏ dở, để theo học Trường Nữ Sư phạm, nhưng khi tốt nghiệp, bà không đi dạy. Bà có một cô em gái tên là Đỗ Song Khê, chính là người đă viết bài "Muốn ăn rau sắng chùa Hương" dưới bút danh Đỗ Tang Nữ nhắn gửi thi sĩ Tản Đà năm 1923.

    Trong khoảng thời gian ở Hà Nội, bà gặp Thái Văn Du (em ruột Thượng thư Thái Văn Toản), một sinh viên trường thuốc, rồi họ thành vợ chồng năm 1915.
    Một năm sau (1916), Tương Phố sinh con trai là Thái Văn Châu, th́ chồng bà (khi ấy đă là Y sĩ Đông Dương) phải qua Pháp tham chiến trong cuộc chiến tranh Pháp-Đức (1914-1918). Khoảng cuối năm 1919, chồng bà bị bệnh phổi phải trở về Huế, rồi mất vào mùa thu năm 1920 (ngày 25 tháng 7) khi bà c̣n đang học ở trường Nữ Sư phạm Hà Nội.

    Tương Phố thuộc hàng nữ lưu tân tiến những năm 20 của thế kỷ 20. Bà bắt đầu làm thơ vào khoảng những năm ông Du phải đi xa, và số thơ này đều có chủ đề chung là nỗi nhớ mong chồng.
    Sau khi chồng mất, năm 1923 (hoặc 1922) bà viết một bài văn xuôi có xen 8 đoạn thơ lục bát và song thất lục bát, mang tên là "Giọt lệ thu", được đăng báo năm 1928. Đây là tác phẩm gây được tiếng vang trên văn đàn thời bấy giờ và cũng đă khơi ḍng văn chương lăng mạn sầu năo trong văn học Việt Nam hiện đại. Bởi nội dung bài là tiếng khóc thê thiết của một người vợ trẻ (Tương Phố) chờ chồng suốt ba năm, nhưng khi chồng (Thái Văn Du) về tới Huế, chẳng bao lâu th́ mất. Đầu những năm 30, bài văn này đă được một nữ dịch giả người Pháp dịch ra tiếng Pháp, được một số nhà phê b́nh Pháp chú ư.
    Sau đó bà tiếp tục viết những bài văn thơ cùng loại, đăng báo Nam Phong, về sau được tập hợp thành các tập: Giọt lệ thu, Mưa gió sông Tương, Trúc mai... Bà cũng từng làm thơ xướng họa với nhà chí sĩ Phan Bội Châu, thi sĩ Đông Hồ.
    Năm Ất Sửu (1925), bà tái giá với Tuần phủ Phạm Khắc Khánh ở Phúc Yên (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc).
    Sau năm 1945, Tương Phố vào sống ở Nha Trang rồi mất ở Đà Lạt vào ngày 8 tháng 11 năm 1973, thọ 77 tuổi. Bà được an táng tại đồi Tương Sơn, TP. Đà Lạt. Hiện nay, ở thành phố cao nguyên này có một đường phố mang tên bà.

    Tác phẩm

    Giọt lệ thu

    Bao giờ quên được mối t́nh xưa
    Sinh tử c̣n đau măi đến giờ
    Giấc mộng t́m nhau t́m chẳng thấy
    Mênh mang biển hận, hận không bờ.

    Trời thu ảm đạm một mầu
    Gió thu hiu hắt thêm rầu ḷng em
    Trăng thu bóng ngả bên thềm
    T́nh thu ai để duyên em bẽ bàng.

    Sầu thu nặng lệ thu đầy
    V́ lau san sát hơi may lạnh lùng
    Ngổn ngang trăm mối bên ḷng,
    Ai đem thu cảnh họa cùng thu tâm.

    (1923) Khóc thu hận(Trích)

    Chàng đi buổi thu sơ năm ấy,
    Thu năm về, nào thấy chàng về;
    Chàng đi, đi chẳng trở về,
    Thu về, thiếp những tê mê dạ sầu!
    Làng mây nước biết đâu nhắn gửi,
    Khoảnh đất trời để măi nhớ thương;
    V́ chàng, chín khúc đoạn trường,
    V́ chàng, trăm mối sầu vương tháng ngày.
    Thu xưa khóc, thu này lại khóc,
    Năm năm thu, mảng khóc mà già;
    Người xưa khuất, cảnh cũ qua,
    Non buồn nước lạnh, cỏ hoa tiêu điều.
    Nỗi ly hận mây chiều gió sớm,
    T́nh tương tư khoảng vắng canh trường;
    Gió mưa tâm sự thê lương,
    Chỉ kim ai vá đoạn trường nhau đây!
    ...
    (1931. Đăng trên tạp chí Nam Phong số 164-tháng 7 năm 1931)[15].

    Tái tiếu sầu ngâm
    Trích:
    Đàn xưa, ai dứt dây đàn?
    Đứt dây từ đấy, chứa chan mạch sầu!
    Ngày lạnh chi dở dang nhau,
    Tuổi xanh nghi buổi bạc đầu mà thương.
    Vóc mai gầy g̣ tuyệt sương,
    Mấy thu chiếc bách cánh buồm bơ vơ.
    E dè buổi gió chiều mưa,
    Con côi, mẹ góa, dễ nhờ nương đâu?
    Bước đi, âu cũng thương nhau,
    Dừng chân đứng lại cơ mầu dở dang.
    Dây loan chắp nối đoạn trường,
    Ngâm câu tái tiếu hai hàng lệ sa!
    Dễ âu duyên mới du mà,
    C̣n t́nh chăng nữa, cũng là lụy thôi.
    Trăm năm danh tiết lỡ rồi,
    Dẫu thân chung đỉnh cũng đời bỏ đi.
    Đào tơ sen ngó từ khi,
    Ngây thơ đôi lứa ngờ chi nỗi này.
    Uyên ương chia rẽ bấy nay,
    Lạc bầy chắp cánh, thẹn ngày giao hoan.
    T́nh xưa lai láng khôn hàn,
    Bến xưa ngoảnh lại muôn vàn thương tâm!.
    ... Thuyền ai, năo khách ôm cầm,
    Dây tơ d́u dặt, âm thầm tiếng tơ.
    Khúc thành, lệ ứa như mưa,
    Cảm xoang điệu cũ bao giờ cho thôi.
    Thân này, đôi dẫu đủ đôi,
    Ḷng này, riêng vẫn lẻ loi tấm ḷng!
    Theo duyên ân ái đèo ḅng,
    Trăm năm vẫn một khúc ḷng bi thương.
    Nghĩ vui đuốc tuệ hoa đàm,
    Cha già, con dạy dễ làm sao đây?
    Chàng từ cười hạc chơi mây,
    Bụi hồng, nào biết những ngày gió mưa.
    Đau ḷng thiếp, nỗi sau xưa,
    Cửa nhà, non nước như tơ rối bời.
    Ḷng nào ḷng tưởng vui cười,
    Cũng thân nghiêng ngửa với trời đa đoan.
    Nỗi đời nếm hết tân toan,
    Khôn ngoan chi mấy mà oan trái nhiều!
    Nước non duyên nợ nghĩ liều,
    Cầm như con trẻ chơi diều đă xong.
    Nỗi riêng lệ ứa đôi ḍng,
    Trăm năm để một tấm ḷng từ đây!
    [16]


    ***

    (1925. Đăng trên tạp chí Nam Phong số 147, tháng 2 năm 1930
    Nguồn : Bách khoa toàn thư, Wikipedia.
    Last edited by CảThộn; 28-07-2014 at 01:54 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 11 users browsing this thread. (0 members and 11 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •