Page 18 of 32 FirstFirst ... 814151617181920212228 ... LastLast
Results 171 to 180 of 312

Thread: Bàn về nền Đệ Nhất Cộng Hoà

  1. #171
    chichchoe
    Khách
    Những người như Nguyen Mai Linh cũng thường nói đi nói lại về cái chết của ông Diệm. Nhưng điều mà họ không hoặc rất ít khi muốn nhắc đến là việc những chính khách đối lập như Tạ Chí Diệp, Nguyễn Bảo Toàn và Vũ Tam Anh đă bị thủ tiêu trong gian đoạn cuối cùng của chế độ Ngô Đ́nh Diệm.Các vụ thủ tiêu này cho thấy rằng đến năm 1963 th́ môi trường chính trị tại Miền Nam Việt Nam đă bị lưu manh hóa một cách trầm trọng. Do đó, việc chính ông Diệm lại cũng bị cựu thủ hạ của ḿnh sát hại thật ra không phải là một chuyện quá bất ngờ.

    Trên kệ sách của Virtual Archivist hiện giờ có hai tác phẩm bàn về những vụ thủ tiêu thường bị người có cảm t́nh với chế độ Ngô Đ́nh Diệm bỏ quên. Xem:

    A/ Nguyễn Khắc Ngữ, Đai Cương Về Các Đảng Phái Chính Trị Việt Nam, Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa Việt Nam, 1989, trang 67.

    B/ Vĩnh Phúc, Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đ́nh Diệm, Nhà Xuất Bản Tam Vĩnh, London, 2006, trang 256, 257, 258 và 259.

    Virtual Archivist phóng ảnh và đưa những trang sách đó lên mạng để giúp những kẻ mang tâm trạng hoài Ngô nói trên nhớ đến việc này khi họ khơi lại đống tro tàn của thời ông Diệm.
    Xin mời các bạn đọc thiên tiểu sử của cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm trong cuốn Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng do sử gia Chính Đạo Vũ Ngự Chiêu viết và được Văn Hóa xuất bản tại Houston năm 2004
    VI. "LÊ GÓT NƠI QUÊ NGƯỜI":Trong bài hát "Suy Tôn Ngô Tổng Thống," để tô hồng cho thành tích cách mạng của Diệm, nhà văn Thanh Nam viết: "Ai bao năm từng lê gót nơi quê người, cứu đất nước, v.. v..." Thực tế, cuộc hành tŕnh ra ngoại quốc của Diệm chẳng có vẻ ǵ gian khổ. Trước hết, qua Mỹ, được gặp gỡ những nhân vật quyền thế; rồi qua Vatican gặp Giáo hoàng Pius XII; trở lại Mỹ, tu học ở các tu viện và diễn thuyết đó đây; và cuối cùng qua Belgium, vận động làm Thủ tướng.

    A. QUA MỸ XIN VIỆN TRỢ:

    Ngày 18/6/1950, Giám mục Thục gặp XLTV Đại sứ Gullion tại Sài G̣n, xin giấy nhập cảnh Mỹ trên đường qua Roma dự năm Thánh cho ḿnh và Diệm. Tháng 7/1950, có tin Diệm nhiều lần bị Việt Minh đe dọa đến tính mạng. Ngày 15/7, Diệm về Huế thăm mẹ bị đau nặng. Ngày 2/8, Diệm trở lại Sài G̣n sau khi ghé ngang Đà Nẵng. Ngày 14/8, Diệm cùng Thục rời Sài G̣n trên tàu La Marseillaise. Gặp Cường Để ở Nhật, bàn việc thành lập một chính phủ chống Cộng.( 127)

    Ngày 2/9, Diệm và Thục tới Mỹ. Hơn hai tuần sau, ngày 21/9, William S. B. Lacy, Trưởng Nha Philippines và Đông Nam Á, tiếp Diệm và Thục. Thục tuyên bố phải lập một quân đội quốc gia, lấy giáo dân Ki-tô làm hạt nhân để không sợ đào ngũ mang súng hàng VM. Lacy nhận xét rằng Thục mới là phát ngôn chính, trong khi Diệm chỉ tán thưởng ư kiến Thục.( 128)

    Ngày 15/10, Diệm và Thục rời Mỹ qua Paris. Sau đó, xuống Roma, rồi trở lại Paris vào trung tuần tháng 11/1950. Ngày 8/12/1950, Thục rời Âu Châu trở lại Việt Nam. Cuối tháng đó, Diệm, qua trung gian Bửu Kĩnh, Nghị viên Hội Đồng Liên Hiệp Pháp, gửi cho Bảo Đại một thư riêng, đề nghị một chương tŕnh hoạt động.( 129) Sau đó Diệm lại sang Mỹ. Ngày 15/1/1951, Diệm khai với nhân viên Bộ Ngoại Giao Mỹ là mới từ Paris qua được khoảng một tháng để nghiên cứu về giáo lư và cơ cấu chính quyền Mỹ. Nói thêm là đă cho Bảo Đại biết sẵn sàng làm Thủ Tướng với một số điều kiện.( 130)

    Trong thời gian ở Mỹ, nhờ sự che chở của Francis Spellman, Hồng Y Giám đốc Tuyên úy Ki-tô Roma trong quân đội Mỹ, Diệm tá túc tại Tu viện Maryknoll, thuộc tỉnh Lakewood, tiểu bang New Jersey. Có dịp làm quen với Thẩm phán Tối cao Pháp viện William O. Douglas, nhiều Thượng Nghị sĩ, Dân biểu như Mike Mansfield (Montana), John F. Kennedy (Massachusetts), Walter Judd, v.. v... Diễn thuyết tại nhiều nơi. Từ ngày này, Diệm trở thành một lá bài "chí sĩ quốc gia chống Cộng" trừ bị của Mỹ. Diệm cũng thường tuyên bố ḿnh là nhân vật được biết nhiều nhất tại Việt Nam, chỉ thua có Hồ Chí Minh.( 131)

    Đại sứ Heath nhiều hơn một lần tiến cử Diệm trong các cuộc khủng hoảng chính phủ, nhưng cả Bảo Đại lẫn Pháp chỉ muốn những người đáng tin cậy như Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, v.. v... Ngày 12/5/1952, chẳng hạn, Heath đề nghị cho Bảo Đại nắm chức Thủ tướng, và mời những người có khả năng như Nguyễn Hữu Trí hay Ngô Đ́nh Diệm vào nội các, với chức vụ Phó Thủ Tướng; Pháp ra tuyên ngôn về một chính sách "tiến hoá" (evolutionary statement) đối với nền độc lập của Việt Nam; sửa đổi một số điều khoản lỗi thời trong Hiệp định 8/3/1949 và Hiệp ước Pau; đẩy mạnh hơn việc thiết lập QĐVN.( 132) Khoảng một năm sau, ngày 28/4/1953, Heath nhận xét rằng Bảo Đại thông minh và hữu dụng như biểu hiệu đoàn kết Bắc-Nam, nhưng không có khả năng cỡ Churchill và đại loại; Tâm nhiệt t́nh và hữu hiệu, nhưng không đủ khả năng đoàn kết toàn quốc v́ tính t́nh và lập trường thân Pháp; chỉ c̣n lại hai ứng cử viên Diệm và Trí. Hiện tại, Diệm không được v́ cứng cổ [intransigence], chống Pháp, không được Bảo Đại ưa, và không ưa Bảo Đại. Chỉ c̣n lại Trí xứng đáng nhất.( 133)

  2. #172
    chichchoe
    Khách

    Kiêu dân Công giáo.

    Bài các bạn đang đọc được viết với hai mục đích có liên quan mật thiết với nhau.

    Thứ nhất, để góp ư với Trần Ngọc Cư, Ḥa Nguyễn và Trần Văn Tích về bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống. Thời Đệ Nhất Cộng ḥa, trong buổi lễ chào cờ, bài ca này phải được hát kèm với Tiếng gọi Công dân, Quốc ca chính thức do Lưu Hữu Phước et al sáng tác. Nó có đoạn như sau:

    Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống

    Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm

    Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống

    Xin thượng đế ban phước lành cho người

    Thứ hai, để trả lời một câu hỏi quan trọng mà Dũng Vũ đă đặt ra cho tôi trên diễn đàn talawas. Câu hỏi này có liên quan đến nhận định của sử gia Tạ Chí Đại Trường về khối người từng làm ṇng cốt cho chế độ Ngô Đ́nh Diệm.

    Tôi sẽ đi sâu vào bài quốc ca “kép” nói trên, sau khi giải quyết xong thắc mắc do Dũng Vũ nêu lên về nhận định của nhà viết sử họ Tạ.

    Theo Tạ Chí Đại Trường, người từng sống dưới chế độ Ngô Đ́nh Diệm, đồng bào Công giáo từ Bắc di cư vào Nam thời đó là một khối kiêu dân. Sau đây là toàn bộ văn cảnh của nhận định nói trên nơi trang 457 trong cuốn Sử Việt, đọc vài quyển, được Văn Mới xuất bản tại California năm 2004. Khi bàn về mối hiểm họa của Cộng sản miền Bắc đối với Miền Nam, Tạ Chí Đại Trường tự hỏi:

    “Làm cách nào mà một chính quyền Sài G̣n lộn xộn với giáo phái sứ quân, với giang hồ đạo tặc, với Công giáo di cư ít nhiều ǵ cũng là kiêu dân, với cả người Pháp c̣n tham vọng giữ phần đất thuộc địa cuối cùng… có thể đương cự với cả một nền tảng đe doạ trùng trùng như thế? Lịch sử ổn định bước đầu của chính quyền đó là một phối hợp tuyệt vọng của những người Việt chống cộng (một tập-hợp-từ tiêu cực đúng với thực chất hổ-lốn của nó) chỉ c̣n một mảnh đất nương thân, và của người Mĩ đứng nh́n trong b́nh diện chiến lược quốc tế thấy ḿnh phải chen chân vào.”

    V́ họ Tạ là một sử gia có uy tín, nên sau khi đọc câu văn mười hai chữ được nhấn mạnh ở trên vào khoảng cuối năm 2004, tôi lập tức t́m cách kiểm chứng nó và tôi đă t́m được sự xác nhận đầu tiên trong hai bài nghiên cứu của Nguyễn Thế Anh, “L’engagement politique du Bouddhisme au Sud-Viêt-Nam dans les années 1960” trong Alain Forest et al (dir.), Bouddhismes et Sociétés Asiatiques: Clergés, Sociétés et Pouvoirs, L’Harmattan, Paris, 1990, tr. 111-124, và “Le Sangha bouddhiste et la société vietnamienne d’aujourd’hui”, được đăng trên trang VIET NAM Infos.

    Giáo sư Nguyễn Thế Anh là một học giả có tầm vóc quốc tế, được đồng nghiệp Á Âu Mỹ công nhận là một trong những người có thẩm quyền nhất về lịch sử Việt Nam thời cận đại. Thế nhưng, tôi cũng ư thức được rằng tôi không thể chỉ dựa vào uy tín của ông để lượng định mức khả tín của câu văn mười hai chữ nói trên. Hai bài nghiên cứu của vị cựu viện trưởng viện đại học Huế và nguyên Trưởng ban sử học Đại học Văn khoa Sài G̣n này chỉ là những sử liệu hạng hai. Muốn kiểm chứng một cách thấu đáo nhận định của Tạ Chí Đại Trường về “kiêu dân Công giáo” thời Ngô Đ́nh Diệm, tôi phải cố gắng t́m cho ra sử liệu hạng nhất về vấn đề này. Hai loại sử liệu mà tôi phân chia ra thành hạng nhất và hạng hai được Nguyễn Kỳ Phong, tác giả cuốn Vũng lầy của Bạch Ốc: Người Mỹ Và chiến tranh Việt nam 1945- 1975, định nghĩa một cách tương tự như sau:

    “Sử liệu có hai loại: primary và secondary documents (tài liệu chánh và tài liệu phụ). Hồi kư, văn kiện chính thức, lời phỏng vấn từ nhân chứng, được xếp vào loại tài liệu chánh. Trích dẫn, nghe nói lại, hay sách biên khảo của người thứ ba, là tài liệu phụ. Hai loại tài liệu đó đều được công nhận khi dùng làm sử liệu viết sách.”

    Vốn là mọt sách tu lâu năm trong Tàng Kinh Các ở Tây Phương, nên qua phần ghi chú trong hai quyển sách viết về chiến tranh Việt Nam, tôi đă t́m thấy hai tài liệu được h́nh thành trước ngày 8 tháng 5 năm 1963. Chính v́ được viết ra trước khi biến cố Phật giáo 1963 bùng nổ, nên nội dung của hai tài liệu này không bị chi phối bởi cuộc tranh chấp giữa phong trào Phật giáo và chế độ Ngô Đ́nh Diệm. Do đó, chúng có một mức độ khả tín rất cao. Hai tài liệu nói trên gồm 1) “The Buddhist Movement in Vietnam and its Difficulties with the Present Government”, một tài liệu do các nhà biên khảo Hoa Kỳ hoàn tất vào tháng Tư năm 1961 và hiện đang được lưu trữ tại Văn khố Chiến tranh Việt Nam ở Lubbock bên Texas, và 2) “L’Église au Sud-Vietnam”, một phóng sự được đăng trên tạp chí Informations Catholiques Internationales vào ngày 15 Mars 1963, từ trang 17 đến trang 26.

    Như vậy, câu văn mười hai chữ của Tạ Chí Đại Trường chẳng những được một chuyên gia hàng đầu trong ngành sử Việt xác nhận (confirmed), mà c̣n được tăng bổ (corroborated) bởi hai tài liệu chánh (sử liệu hạng nhất) mà chúng ta có quyền cho là rất khả tín. Nhờ vậy nên tôi đă có đầy đủ căn cứ để chấp nhận rằng nhận định ngắn gọn mà Tạ sử gia đă đưa ra về khối kiêu dân Công giáo thời Ngô Đ́nh Diệm cầm quyền tại miền Nam Việt Nam là một nhận định rất khả tín, có thể giúp chúng ta hiểu được tại sao Ngô triều đă đánh mất sự ủng hộ của người Lương và cuối cùng bị lật đổ.

    Sau khi công bố những điều vừa mới được viết bên trên trong mục phản hồi ở diễn đàn talawas, tôi hân hạnh nhận được sự lưu tâm và câu hỏi dưới đây của độc giả Dũng Vũ:

    ‘Thưa ông Trần Lâm,

    Ông viết: “Tôi hoàn toàn không vô t́nh khi dùng 2 chữ “kiêu dân”, v́ những sử liệu do tôi đưa lên mạng cho phép tôi suy luận rằng khái niệm “kiêu dân Công giáo” là một khái niệm có thể giúp chúng ta hiểu được tại sao chế độ Diệm đă đánh mất sự ủng hộ của người Lương tại miền Nam Việt Nam, đưa đến sự sụp đổ của chế độ này… Tôi nói chuyện có bằng chứng hẳn hoi, th́ tại sao tôi phải sợ ai?”

    Xin phép được hỏi ông: “Kiêu dân” có nghĩa là ǵ?

    Cảm ơn ông…’

    Đây là một câu hỏi rất chính đáng, cần được một sự hồi đáp tường tận. Nếu chúng ta trả lời được câu hỏi này một cách thỏa đáng th́ có lẽ chúng ta sẽ có thể t́m được nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ của chế độ Ngô Đ́nh Diệm. Như đă nói qua ở trên, chế độ này c̣n được gọi là Ngô triều hay Ngô trào.

    Ngô Trào

    Trải qua một cuộc bể dâu
    Trông vời cố quận biết đâu là nhà
    Khéo oan gia, của phá gia
    Này là em ruột, này là em dâu!
    Cửa nhà dù tính về sau
    Ngh́n năm ai có khen đâu Hoàng Sào!

    (Lăng Nhân Phùng Tất Đắc, Chơi Chữ)

    Tôi không rành chuyện văn chương, nên chỉ dám đoán ṃ rằng câu Cửa nhà dù tính về sau trong bài thơ nói trên ám chỉ việc Ngô Đ́nh Cẩn đă cho xây một ngôi biệt thự rất nguy nga tráng lệ ở ngoài Huế. Tôi c̣n nhớ cách đây khoảng 20 năm tôi có đọc trong Nhật Kư Đỗ Thọ rằng người ta đă phải đập đồ bát vỡ ra từng mảnh để lát nền (cho một phần) trong ngôi biệt thự này. Trong những ḍng chữ dưới đây, tôi sẽ không đập vỡ bất cứ vật ǵ, mà chỉ cố gắng đi lượm lặt những mảnh sử liệu vụn vặt, rồi sắp xếp chúng lại thành một bức khảm mosaic, để Dũng Vũ nói riêng và bạn đọc bốn phương nói chung ít nhiều ǵ cũng thấy được bộ mặt của kiêu dân Công giáo thời Ngô Đ́nh Diệm.

    Kiêu dân, ngươi là ai?

    Thời ḍng họ Ngô Đ́nh “dĩ đức vi chính” tại miền Nam Việt Nam, kiêu dân thường là những tín đồ Công giáo (di cư) dựa vào sự dung túng của kẻ có thế, có quyền để hống hách ngang ngược, xem thường luật pháp, vi phạm một cách trắng trợn nhân và dân quyền của người khác, thường là những Lương dân vô tội.

    Sau đây là vài ví dụ điển h́nh.
    1. Trong suốt ba năm liền, kiêu dân đă hằng đêm ném gạch, đá vào nhà thân nhân vô tội của một chính trị phạm, mà (h́nh như) không hề bị cơ quan công lực trừng phạt. Xem chứng từ của Phan Lạc Giang Đông, một cựu sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng ḥa và cũng là bào đệ của Phạm Lạc Tuyên, một viên sĩ quan tham gia vào cuộc đảo chính hụt ngày 11 tháng 11 năm 1960:

    “Gia đ́nh tôi kể từ ngày này hoàn toàn không c̣n được yên nữa. Khu xứ đạo Thái Ḥa (xứ đạo của đồng bào Bắc di cư vào Nam), mọi người ở lối xóm dă có thái độ khác trước. Mỗi tối, khoảng từ bảy, tám giờ th́ một số người, không biết từ nhà nào đă ném gạch, đá lên mái nhà (bằng tole) của gia đ́nh, ông cụ thân sinh tôi rất buồn và gặp thẳng Linh mục xứ đạo để nói việc này, song không giải quyết được. Việc họ ném như thế kéo dài cho đến khi chế độ Ngô Đ́nh Diệm sụp đổ mới chấm dứt.”[1]

    Xin thêm: Xứ đạo Thái Ḥa, theo lời của Phan Lạc Giang Đông, nằm ở Ngă Ba Ông Tạ. Là một người sinh ra và sống những năm đầu đời tại một thị xă hẻo lánh ngoài Vùng II Chiến Thuật trước khi theo cha mẹ vượt biên tỵ nạn Cộng sản, tôi thật t́nh không biết cái ngă ba này nằm ở đâu. Nhưng v́ chúng ta đang bàn về câu văn mười hai chữ của vị sử gia họ Tạ, nên xin ghi luôn chi tiết vui vui bên lề này vào bài.

    2. Tại tỉnh Quảng Ngăi, một vị linh mục đă thông đồng với viên tỉnh trưởng trong mưu toan cướp đất của một ngôi chùa tại một làng trong tỉnh này để xây tượng đài cho Đức Mẹ, đưa đến sự xung đột giữa Phật tử ở ngôi làng nói trên và chính quyền địa phương. Xem trang 4 trong tài liệu “The Buddhist Movement in Vietnam and its Difficulties with the Present Government” đă được đề cập đến ở phần đầu của bài. Xin nhắc lại, v́ tài liệu này được h́nh thành trước khi cuộc xung đột giữa Phật giáo và chế độ Diệm bùng nổ, nên nội dung của nó rất đáng tin.

    3. Dưới thời Ngô Đ́nh Diệm, tín đồ Công giáo thường được quân đội và cơ quan Thông tin tiếp tay để tổ chức trên đường phố Sài G̣n hay Huế những cuộc rước lễ [?] linh đ́nh, gây ra sự tắc nghẽn giao thông trầm trọng, khiến cho người Lương phải gặp nhiều phiên phức trong việc đi lại. Việc này đă khiến cho Giáo sư Nguyễn Văn Trung lúc đó phải thốt lên rằng những người tổ chức các cuộc rước lễ [?] nói trên nghĩ đường phố là của riêng của Giáo hội Công giáo hay sao.[2] Tuy nhiên, có người vẫn chưa hài ḷng. Khi Phật tử tiến hành nghi lễ tại chùa th́ sinh hoạt tôn giáo của họ, theo chứng từ của một tín đồ Công giáo Việt Nam, lại bị các công xa của sở Thông tin có mang loa phóng thanh đậu ở gần chùa phá rối.[3]

    Chứng từ nói trên được đăng trong tạp chí Informations Catholiques Internationales, phát hành vào tháng Ba năm 1963, cho nên nội dung của nó không thể bị ảnh hưởng bởi biến cố Phật giáo xảy ra sau đó. V́ vậy chứng từ này cũng là một sử liệu rất đáng tin.

    4. Kiêu dân gây áp lực không cho sách của Nguyễn Hiến Lê được dùng tại các trường ngoài miền Trung, tuy sách này đă được Bộ Thông tin cho phép phát hành. Sau đây là lời tường thuật của chính vị cố học giả họ Nguyễn:

    “Đầu niên khóa 1954-1955, trong chương tŕnh Trung học đệ nhất cấp có thêm môn Lịch sử thế giới dạy trong bốn năm. Ông Thiên Giang lúc đó dạy sử các lớp đệ lục, đệ ngũ. Tôi bàn với ông soạn chung bộ sử thế giới càng sớm càng tốt cho học sinh có sách học, khỏi phải chép “cua” (cours). Ông đồng ư. Chúng tôi phân công: tôi viết cuốn đầu và cuốn cuối cho lớp đệ thất và đệ tứ, ông viết hai cuốn giữa cho đệ lục và đệ ngũ. Chúng tôi bỏ hết công việc khác, viết trong 6 tháng xong; tôi bỏ vốn ra in, năm 1955 in xong trước ḱ tựu trường tháng chín. (…)

    Sau một linh mục ở Trung yêu cầu bộ Giáo dục cấm bán và tịch thu hết bộ sử đó v́ trong cuốn II viết về thời Trung cổ, chúng tôi có nói đến sự bê bối của một vài Giáo hoàng. Bộ phái một viên bí thư có bằng cử nhân lại tiếp xúc với tôi. Ông này nhă nhặn, khen tôi viết sử có nhiệt tâm, cho nên đọc hấp dẫn như bộ sử Pháp của Michelet; rồi nhận rằng sách tôi được Bộ Thông tin cho phép in, lại nạp bản rồi th́ không có lí ǵ tịch thu, cấm bán được, chỉ có thể ra thông báo cho các trường đừng dùng thôi; cho nên ông ta chỉ yêu cầu tôi bôi đen vài hàng trên hai bản để ông ta đem về nộp bộ, bộ sẽ trả lời linh mục nào đó, c̣n bán th́ tôi cứ bán, không ngại ǵ cả. Tôi chiều ḷng ông. ( ….)

    Hồi đó bộ Lịch sử thế giới của tôi chỉ c̣n một số ít. Tôi hỏi các nhà phát hành, được biết có lệnh cấm các trường ngoài Trung dùng nó; trong Nam th́ không. Chỉ ít tháng sau bộ đó bán hết, tôi không tái bản. Công giáo thời đó lên chân như vậy.”[4]

    5. Cũng theo chứng từ của người Giáo dân mà chúng ta vừa gặp ở phần trên, kiêu dân đă lạm dụng quyền thế để đả kích tín ngưỡng của các học viên người Lương phải theo học khóa học Nhân vị tại Trung tâm Nhân Vị ở Vĩnh Long. V́ sợ bị ghi danh vào sổ đen, những nạn nhân này đành phải chịu đựng trong im lặng, khiến cho các học viên Công giáo tại khóa học cũng cảm thấy hổ thẹn trước hành động hống hách nói trên.[5]

    Đây là một điểm cần phải được nhấn mạnh, v́ nó cho ta thấy rơ không phải tín đồ Công giáo nào tại miền Nam cũng là kiêu dân khi vùng đất đáng lẽ là tự do này phải sống dưới sự thống trị của nhà Ngô. Ngay cả trong hàng giáo phẩm Công giáo cũng đă có những bậc chân tu cố tránh xa chế độ Ngô Đ́nh Diệm để duy tŕ uy tín và tính chất độc lập của Giáo hội.[6]

    Cố học giả Nguyễn Hiến Lê cho biết: “Ngô Đ́nh Thục ở Vĩnh Long… tạo ra thuyết Duy linh chống với thuyết Duy vật của Cộng sản, bắt công chức nào cũng phải học. Họ chẳng học được điều ǵ mới cả, chỉ phải nghe mạt sát đạo Phật và đạo Khổng. Những người theo học đại đa số thờ Phật, đau ḷng mà không dám căi.”[7]

    Phải chăng thái độ kiêu căng và khiêu khích của một bộ phận quan trọng trong cộng đồng Công giáo tại Miền Nam mà chúng ta vừa thấy qua những trường hợp nêu trên đă là một trong những nguyên nhân chính khiến cho khối người Lương ở phía dưới vĩ tuyến 17 ngày càng xa cách chế độ Ngô Đ́nh Diệm, đưa đến sự sụp đổ của nó vào cuối năm 1963?
    “Cả làng xin được rửa tội….”

    Do những biến cố xảy ra trong năm 1963, chế độ Ngô Đ́nh Diệm thường bị những người chống đối tố cáo là một chế độ đă lệ thuộc (quá) nhiều vào sự hậu thuẫn trung thành của Giáo dân (di cư) và, v́ vậy, đă dành cho khối người này một sự nâng đỡ đặc biệt. Nhưng thật ra, không phải đợi đến năm 1963 mới thấy được sự gắn bó keo sơn giữa (một khối) tín đồ Công giáo và nền Cộng ḥa Nhân vị do anh em Tổng thống Diệm lănh đạo. Quan hệ này đă nhen nhúm ngay sau khi chế độ Ngô Đ́nh Diệm vượt qua được giai đoạn phôi thai đầy nguy hiểm. Trong tạp chí International Affairs phát hành vào tháng 4 năm 1956, J. Donald Lancaster nhận xét: Tổng thống Diệm bị hạn chế trong việc thế thiên hành đạo tại miền Nam Việt Nam bởi ḷng trung thành đối với tôn giáo cũng như gia đ́nh của chính ông ta.

    Ḷng trung thành nói trên rất có thể đă là một trong những yếu tố khiến cho người Lương đột nhiên theo đạo Công giáo hàng loạt thời ḍng họ Ngô Đ́nh cầm cân nẩy mực phía dưới vĩ tuyến 17, một hiện tượng Nguyễn Hiến Lê có đề cập đến trong hồi kư của ḿnh (trang 121, tập II). Ông kể lại: “Diệm-Nhu theo chính sách ba-Đ: Đảng (Cần Lao), Đạo (Công giáo) và Địa phương (miền Trung). Chỉ công chức nào có đủ ba Đ mới được tin dùng, cho nên con số tín đồ Công giáo tăng vọt lên, nhất là ở miền Trung; có giáo đường làm lễ rửa tội hằng trăm người một lúc.”

    Người nổi tiếng và thành đạt nhất trong nhóm Giáo dân tân ṭng này không phải ai khác hơn là một viên sĩ quan gốc miền Trung tên Nguyễn Văn Thiệu. Ông Thiệu lập gia đ́nh với một nữ tín đồ Công giáo trước khi Ngô triều được thiết lập. Nhưng măi đến năm 1958, tức là lúc triều đại này đă “vững nền thịnh trị”, ông mới để cho Linh mục Bửu Dưỡng, một lư thuyết gia quan trọng của trường phái Cần lao Nhân vị, rửa tội tại Đà Lạt. Chính LM Bửu Dưỡng đă cho Tướng Edward Lansdale biết điều này và nhờ bản báo cáo Lansdale gửi cho Đại sứ Elsworth Bunker ngày 20 tháng 4 năm 1968, nên sử gia Vũ Ngự Chiêu mới có thể t́m ra được một chứng liệu thành văn về sự trở lại đạo của Nguyễn Văn Thiệu.[8] Arthur Dommen, một học giả có cảm t́nh với họ Ngô, cũng cho biết vị Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh trong tương lai này không theo đạo lúc lập gia đ́nh, mà chỉ làm việc này sau khi chiếc ghế Tổng thống của Ngô Đ́nh Diệm đă vững như bàn thạch.[9]

    Trường hợp Nguyễn Văn Thiệu, như đă nói, chỉ là trường hợp nổi bật nhất. Hiện tượng người Lương ồ ạt theo đạo Công giáo thời Ngô Đ́nh Diệm mà Nguyễn Hiến Lê kể lại đă được tạp chí Informations Catholiques Internationales phát hành ngày 15 tháng 3 năm 1963 xác nhận. Nên xem những con số ngoạn mục được nêu ra trong đó. Ngoài ra, nhờ tạp chí này mà chúng ta c̣n biết được Đức ông Ngô Đ́nh Thục đă khoe với một đồng nghiệp người Pháp rằng ở giáo phận Vĩnh Long đôi khi có đến nguyên cả làng xin được rửa tội và, ngoài Phi Luật Tân ra, Nam Việt Nam là quốc gia độc nhất tại Viễn Đông sẽ phải được ở trên con đường đưa đến sự trở lại đạo hoàn toàn.[10] Tuy nhiên, Informations Catholiques Internationales cũng cho chúng ta biết, thái độ đắc thắng do cả chế độ Ngô Đ́nh Diệm lẫn khối thiểu số Công giáo phơi bày đă tạo ra một sự bất măn nhất định trong khối người Lương, một sự bất măn mà tạp chí này cho là dễ thấy ngay tại Sài g̣n cũng như ở các ngôi làng xa xôi hẻo lánh nhất.[11]

    Nhận định nói trên rất phù hợp với báo cáo mà Đại Sứ Pháp Roger Lalouette gửi về Paris đúng một năm trước đó.[12] Lalouette cho biết ngoài Cộng sản ra, chế độ Diệm c̣n phải đương đầu với sự chống đối của những thế lực phi Cộng sản:


    “Lực lượng chống đối tập họp những người ái quốc cấp tiến, giới trưởng giả Nam Kỳ bị gạt bỏ khỏi những việc công ích bởi những phần tử Bắc hay Trung vào tị nạn, những giáo pháo bị giải giới và bị nghi ngờ và, một cách tổng quát, tất cả những người không Ki-tô chống lại thiểu số Ki-tô (10% dân số) đă đặt tôn giáo Ki-tô La Mă lên hàng quốc giáo. Họ không đ̣i hỏi sự thay đổi trong chế độ, mà là thay đổi cả một chế độ.”

    Chính nội dung của những tư liệu được h́nh thành trước biến cố Phật giáo nói trên đă cho phép chúng ta (tạm) tin lời Vũ Tài Lục, người đă từng sống trong thời cai trị của nhà Ngô, khi vị học giả này khẳng định rằng đến tháng 5 năm 1963 th́ sự kỳ thị tôn giáo dưới chế độ Ngô Đ́nh Diệm (mà ông gọi là chế độ Diệm-Thục để nhấn mạnh vai tṛ của Đức Tổng Giám mục Ngô Đ́nh Thục trong đó) đă đến mức không thể chịu đựng hơn được nữa, nên Phật tử đă phải xuống đường để phản đối. Dù sao đi nữa th́ mối liên hệ nhân quả giữa tệ trạng kỳ thị tôn giáo dưới chế độ Ngô Đ́nh Diệm và Biến cố Phật giáo 1963 sẽ được phân tích một cách tường tận hơn trong một bài khác, đang được chuẩn bị.

    Một hiện tượng thuộc lịch sử?

    Ngoài việc kỳ thị tôn giáo, chế độ do anh em Ngô Đ́nh Diệm cầm đầu c̣n gây ra cho người dân miền Nam những bực ḿnh không cần thiết. Khi bàn đến một tấm h́nh ăn ư của ông ta, Đoàn Thêm, một viên chức cao cấp làm việc trong Dinh Độc lập thời Đệ Nhất Cộng ḥa, có kể lại:

    “Một người bạn trẻ ở ngoài chính giới đă bảo tôi:

    - Coi bộ th́ cũng không đến nỗi nào, nhất là bức ảnh Âu phục chụp nghiêng 3/4 thấy treo ở nhiều nơi.

    Tôi cho biết là chính ông ưa bức đó hơn cả, nhưng anh ta lại càu nhàu luôn:

    - Chỉ phải cái rất bực và rồi phát ghét, là cứ phải chào! Sao lại đem in tṛn giữa quốc kỳ để bắt đứng dậy chào khi xem xi nê? Thà tới chậm, mất hẳn đoạn phim thời sự, c̣n hơn phải ngắm mặt mũi, bảnh bao mấy cũng bỏ đi!

    Tôi không thể chối căi, v́ chính là trường hợp tôi mỗi khi muốn coi phim…”

    Không những chế độ Ngô Đ́nh Diệm làm phiền người dân, chính cá nhân họ Ngô cũng quấy rầy nhân viên dưới quyền ông ta. Theo Đoàn Thêm:

    “Ông Tổng thống luyến tiếc các biểu hiệu quân chủ, nên tái lập Kim Khánh của nhà Nguyễn và công nhận là huy chương cao nhất của Việt Nam. Ông gây lại không khí cung đ́nh, đặt lễ phục gấm lam khăn đen cho các nhân viên cao cấp, và chỉ nhận chúc Tết Nguyên Đán vào sớm ngày mồng một. Đă có vài người xin ông cho chúc vào chiều ngày ba mươi, v́ Tết đầu năm là ngày của gia đ́nh, theo cổ tục, buổi sáng dành cho gia tiên, đa số c̣n phải đèn nhang cúng vái, hoặc mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông không nghe, v́ theo ông, xưa kia phải triều bái ở điện Thái Ḥa hoặc ở Vọng Cung các tỉnh, nghĩ đến Vua rồi mới đến nhà, v́ Vua là là nước. ‘Vua ban hồng phước không tốt hơn là chờ người xông đất hay sao?’

    Bởi vậy, cứ tám giờ mồng một, là hàng trăm người, cả nhân viên, lẫn đại diện đoàn thể dân chúng, đành phải xúng xính áo khăn vào cầu ơn trên phù hộ cho ông.

    Một công chức bực quá đă thốt ra một câu chua chát:

    - Thôi th́ coi bái khánh như một công vụ đă được tính vào số lương tháng rồi!

    Có lẽ v́ thế mà hai tiếng Ngô Triều đă được nói đến ngay từ 1957, chớ không phải từ sau Cách mạng 1963, do một Tôn Thất nhà Nguyễn đương làm Giám đốc một Nha.”

    Chuyện lố lăng nhất mà chế độ Nhân vị của ḍng họ Ngô Đ́nh đă gây ra là việc họ bắt buộc người dân miền Nam hát bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống trong lễ chào cờ. Cách đây trên hai mươi năm, tờ Làng Văn, một nguyệt san chống Cộng hữu danh tại hải ngoại, có đăng trong số 47 một bài mang tên “Sơ kết vấn đề Quốc-Ca”, trong đó có chứa đựng những dữ kiện lư thú về bài hát sùng bái cá nhân nói trên. (Khi đó tôi là một học sinh trung học, c̣n hai năm nữa mới được thi tú tài, nhưng cũng đă bắt đầu có quan tâm đặc biệt đến chế độ Ngô Đ́nh Diệm, nên đă cẩn thận cất giữ tờ báo đó cho đến ngày hôm nay đem ra xài.)

    Tờ Làng Văn viết:

    “Vấn đề Quốc ca đă được mang ra bàn căi tất cả ba lần. Lần thứ nhất do Quốc hội đệ nhất Cộng-ḥa năm 1956…

    Lần thảo luận thứ nhất không đưa tới một sự thay đổi nào, v́ có một số đại diện dân cử v́ ḷng tôn sùng cá nhân, muốn đưa bài Suy tôn Ngô Tổng Thống… ra thay bài Tiếng gọi công dân… Cuộc bàn căi để đi t́m một bài hát khác làm Quốc ca thay cho bài hát đương thời, với tác giả chính đă đứng về phía CS, lại biến thành một cuộc tranh chấp giữa tin thần tôn quân kiểu mới và khuynh hướng dân chủ tự do. Phe tôn quân không thắng nổi số đông, mà phe đa số cũng không dám dùng thế lực của ḿnh để loại bài suy tôn cá nhân. Trong trường hợp đó, thà giữ nguyên bài cũ c̣n hơn.

    Cuối cùng, v́ đoàn kết quốc gia, v́ thể diện của lănh tụ, và quan trọng hơn hết, v́ an ninh bản thân, một giải pháp ch́m xuồng đă được đưa ra, dung hợp cả hai chủ trương: giữ lại bài Tiếng gọi công dân làm Quốc ca, và hát kèm bài Suy tôn Ngô Tổng Thống ngay trong lễ chào cờ. Từ đó, 1956, Việt Nam Cộng ḥa có một bài quốc ca ‘kép’. T́nh trạng này kéo dài tới 1963 mới chấm dứt, sau khi Trung tướng Dương Văn Minh đảo chánh thành công, kết thúc chín năm cai trị của Ngô triều.”[13]

    Trong mục phản hồi trên diễn đàn talawas, Trần Ngọc Cư mới đây có lời than phiền về tệ trạng sùng bái cá nhân nói trên. Nhưng có lẽ là người tuổi đă cao, nên họ Trần không muốn nhắc đến khả năng đề kháng thụ động của khối người Lương trước sự lố lăng này của chế độ Ngô Đ́nh Diệm và thái độ kiêu ngạo của tập đoàn Công giáo di cư phía sau lưng nó, một sự đề kháng được biểu lộ qua câu Toàn dân Bùi Chu mút cu Ngô Tổng Thống. Đây là một sử liệu truyền khẩu mà tôi được những người lớn tuổi đă từng sống dưới sự thống trị của Ngô triều kể lại cho nghe tại hải ngoại. Nó rất ăn khớp với những sử liệu thành văn mà tôi đă thu thập được và vừa giới thiệu trong bài này. Do đó, nó rất đáng được ǵn giữ và phổ biến.

    Cách nh́n nói trên không phải là một cách nh́n được mọi người chấp nhận. Ḥa Nguyễn và Trần Văn Tích h́nh như muốn tương đối hóa việc làm lố bịch của chế độ Ngô Đ́nh Diệm.

    Ḥa Nguyễn viết: “Nhưng cũng nên “thông cảm” những bài hát suy tôn ở vào cái thời thế giới (thứ ba) thích ca tụng các lănh tụ “anh minh, vĩ đại” của họ, như Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông, Tưởng Giới Thạch, Kim Nhật Thành, Lư Thừa Văng, Sukarno (được bầu làm tổng thống trọn đời).”

    Trong bảng Phong thần do Hoà Nguyễn nêu ra không thấy có tên của Jawaharlal Nehru, Thủ tướng Ấn Độ. Ấn Độ trong giai đoạn đó cũng là một quốc gia thuộc thế giới thứ ba, nhưng hoàn toàn không có tệ trạng sùng bái Nehru. Có lẽ v́ Ấn Độ là một quốc gia dân chủ, nhất là khi so sánh với Indonesia, Nam, Bắc Hàn, Nam, Bắc Việt Nam, Trung Quốc hay Đài Loan. Bản chất dân chủ của một chế độ không cho phép chuyện lố bịch nói trên xảy ra.

  3. #173
    chichchoe
    Khách
    Hơn nữa, việc sùng bái cá nhân không phải chỉ xảy ra tại thế giới thứ ba. Chuyện này đă xảy ra ngay tại nước Pháp dưới thời Pétain và cũng đă lan tràn sang Đông Dương, lúc đó đang nằm dưới sự kiểm soát của chế độ Vichy do Pétain cầm đầu.
    Trần Văn Tích viết:

    “Thời Pháp thuộc tôi lớn lên ở thành phố Đà Nẵng, lúc bấy giờ có tên chính thức là Tourane. Học tṛ nhà nước chúng tôi trước khi sắp hàng vào lớp thường phải đứng nghiêm để hát bài Maréchal, nous voilà ca tụng Thống chế Pétain, trong đó có câu “Devant toi, le sauveur de la France”. Vậy nếu Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm sau này được xem là “cứu đất nước” v.v… th́ cũng chỉ là một hiện tượng thuộc lịch sử vào một giai đoạn nhất định.”

    Có thể đây là một nhận định chưa hoàn toàn chính xác. Trước khi Pétain lên chấp chính năm 1940, không có một chính quyền nào của Đệ Tam Cộng ḥa lại bắt học sinh hát bài ca tụng Thủ tướng Clemenceau là cứu tinh của nước Pháp, tuy không ai phủ nhận công lao rất lớn của ông trong giai đoạn quyết định cuối Đệ Nhất Thế chiến. Nền Cộng ḥa dân chủ này đă vinh danh “le Père-la-Victoire” bằng một cách văn minh hơn. Bởi thế nên việc chế độ Vichy do Pétain cầm đầu bắt học sinh làm chuyện tào lao nói trên có thể được xem như là một triệu chứng của bản chất bệnh hoạn của chế độ này, một chế độ trung gian bản xứ đă tỏ ra rất đắc lực trong việc truy lùng, bắt giữ và chuyển giao người Do thái cho Đức quốc xă - việc làm nhơ nhuốc nhất bên cạnh những việc phản động khác của chế độ Vichy.[14]

    Bác sĩ Tích viết tiếp: “Nghĩ lại, nếu quốc ca nước Anh có lời hát “God save the Queen” th́ lời bài “Suy tôn Ngô Tổng thống” có câu “Xin Thượng Đế ban phước lành cho người” có thể được xem là hai hiện tượng lịch sử – như đă tŕnh bày – hay chăng?”

    Câu hỏi này h́nh như được đặt ra trên những dữ kiện c̣n thiếu sót. Kể từ khi vua Henry VIII đọan giao với Ṭa thánh La Mă để lập ra Giáo hội Anh giáo, các vị quốc vương hay nữ hoàng Anh quốc không những là nguyên thủ của một quốc gia mà c̣n phải đóng vai tṛ lănh tụ của một tôn giáo (Supreme Governor of the Church of England). V́ vậy, cầu nguyện Thượng đế phù hộ cho ông hay bà ta là việc không có ǵ đáng nói. Hơn nữa, bài God save the Queen hay God save the King có từ thế kỷ thứ 18,[15] và h́nh như không mang ư nghĩa khẩn cầu cho một cá nhân cụ thể nào, chẳng hạn Victoria hay Elizabeth II, mà chỉ cầu mong sự bảo bọc của bề trên đối với ngôi vị nguyên thủ của một quốc gia quân chủ có truyền thống Ki-tô lâu đời. Có lẽ do những lư do nói trên mà bài hát này vẫn c̣n được giữ làm Quốc ca Anh Quốc cho đến ngày hôm nay, trong khi bài ca sùng bái Ngô Đ́nh Diệm phải chịu chung số phận với cái chế độ đă ép buộc người dân miền Nam hát nó.

    Vậy chúng ta có thể tạm kết luận rằng những nỗ lực tương đối hóa mà Ḥa Nguyễn và Trần Văn Tích đă dành cho tệ trạng sùng bái cá nhân dưới sự thống trị của Ngô triều vẫn chưa đủ sức thuyết phục. Có thể cũng như trong trường hợp của chế độ Vichy, tệ trạng này phản ảnh bản chất kém lành mạnh của chế độ Ngô Đ́nh Diệm. Trong chế độ lành mạnh nào mà nhân viên an ninh có thể áp dụng một chính sách trả thù bỉ ổi đối với lương dân vô tội mà những kẻ lèo lái quốc gia lại không hề hay biết? Sau cuộc đảo chánh hụt năm 1960, tay chân của anh em Ngô Đ́nh Diệm đă xâm phạm tính dục nhiều người vợ của những viên sĩ quan tham gia vào biến cố đó và, ít nhất là trong trường hợp của Phan Lạc Tuyên, đă bao vây kinh tế cha mẹ, khiến cho con cái họ bị thất học. Nhưng cả ông Ngô Đ́nh Diệm lẫn ông Ngô Đ́nh Nhu, theo chứng từ của Trần Ngọc Nhuận, một sĩ quan t́nh báo cao cấp trong Quân lực Việt Nam Cộng ḥa, đều không biết đến tội ác động trời này![16] Phải chăng v́ họ không biết chế độ của họ đang bị côn đồ hóa, nên cuối cùng chính họ đă bị thuộc hạ cũ giết chết bằng một cách rất côn đồ? Chính sách trả thù đối với đàn bà, người già và trẻ em nói trên đă được kể lại trong: 1) Trần Ngọc Nhuận, Đời quân ngũ, Xuân Thu, 1992, tr. 305-306, và 2) Phan Lạc Giang Đông, “Nhớ lại và suy nghĩ”, trong Chính Đạo (chủ biên), Nh́n lại biến cố 11/11/1960, Văn Hóa, Houston, 1997, tr. 207-231.

    © 2009 Trần Lâm

  4. #174
    chichchoe
    Khách
    Với vị thế bảo trợ, từng khai sinh và nuôi dưỡng chế độ Việt Nam Cộng Ḥa, chính phủ Mỹ thường bị kết tội, dù đúng hay sai, là đă đứng sau mọi biến cố quan trọng tại Việt Nam, từ những cuộc tranh đấu của các đảng phái, tôn giáo, phe nhóm, tới “thay ngựa giữa ḍng” v.. v... Thực ra, người nghiên cứu sử nghiêm túc về sự can thiệp của Mỹ không thể không liên tưởng đến chính sách “cơ mi” mà các triều đ́nh phong kiến Trung Quốc khi xưa đă áp dụng: Cho tới năm 1960, người Mỹ chỉ muốn đưa ra những chính sách đại cương, và cử cố vấn theo dơi việc thực hành của giai tầng trung gian bản xứ. Bởi thế, người Pháp và rồi anh em ông Diệm được chính phủ Dwight D. “Ike” Eisenhower (1953-1961) cho hưởng những quyền hành rộng răi trong khi thực thi chiến lược hoàn cầu chống Cộng và ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Cộng xuống vùng Đông Nam á. Nhưng cơ quan tuyên truyền của Mỹ, do nhu cầu chính trị, tô hồng chuốt lục cho ông Diệm thành Chí Sĩ, lănh tụ, “bao năm từng lê gót quê người” nên ông Diệm ngỡ tưởng ḿnh quả thực là Chí Sĩ, lănh tụ vĩ đại—quên đi cái dĩ văng của một gia đ́nh ba thế hệ trung gian bản xứ phục vụ quân xâm lược Pháp từ buổi đầu cho tới phút chót; bản thân từng man khai lư lịch để làm quan cho Pháp càng sớm càng tốt (nếu tin được lời ông Ngô Đ́nh Luyện giải thích với tác giả); ngoài mặt “chống Pháp” mà bề trong thú nhận Bảo hộ Pháp là “bát cơm ḍng họ Ngô”; ngụy tạo thành tích “từ quan chống Pháp” mà thực chất chỉ là cuộc tranh giành quyền lực với nhóm trung gian bản xứ khác, đang lên, tiêu biểu bằng ông Phạm Quỳnh.(Xem Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối nhà Nguyễn, 1883-1945, 3 tập [Houston: Văn Hóa, 1999-2000], tập III). [Tôi vẫn nghĩ nếu gọi ông Diệm là người yêu nước, phải tôn xưng ông Phạm Quỳnh làm nhà đại ái quốc. Sự đóng góp của ông Phạm Quỳnh cho đất nước Việt Nam về giáo dục và văn học vượt xa tội hợp tác với Pháp. Riêng gia đ́nh họ Ngô, ngoài các tội h́nh sự của Ngô Đ́nh Khả, Ngô Đ́nh Khôi, Ngô Đ́nh Diệm, Ngô Đ́nh Thục, Ngô Đ́nh Nhu, c̣n vi phạm nhiều tội ác chống nhân quyền, mà chẳng có đóng góp ǵ ngoài hành động biến Ki-tô giáo thành kẻ thù của các tôn giáo khác như Phật Giáo, Ḥa Hảo, Cao Đài, v.. v... trong một thời gian dài. (Xem, chẳng hạn, Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Ḥa Toàn Thư, tái bản lần 1 (Houston: Văn Hóa, 2000).] Nhưng từ năm 1957, chế độ Diệm bắt đầu bộc lộ nhược điểm căn bản của nó. Chống đối nổi lên khắp nơi, trong mọi giai tầng xă hội. Cuộc ám sát hụt ông Diệm tại Hội chợ Ban Mê Thuột năm 1957 mới chỉ là dấu hiệu tiên khởi. Trong khi đó, anh em ông Diệm ngày thêm kiêu ngạo, tự cô lập với quần chúng, xa lánh dần cộng sự viên cũ. Bất cứ một chống đối nào—dù chỉ trong khuôn khổ muốn chân thành hợp tác—đều bị coi như nguy hiểm cho chế độ, và bị anh em ông Diệm-Nhu coi như chống đối chính cá nhân ḿnh. Trường hợp Y sĩ Trần Văn Đỗ (chú ruột Trần Thị Lệ Xuân, vợ ông Nhu), Nguyễn Tăng Nguyên (người theo ông Diệm về nước năm 1954), Luật sư Nguyễn Hữu Châu (anh rể Lệ Xuân), hay ông Vũ Văn Thái (Tổng Giám đốc Ngoại viện), cựu Thủ hiến Trần Văn Lư, Luật sư Lê Quang Luật, Y sĩ Phạm Hữu Chương chỉ là dăm thí dụ được nhiều người biết đến. Bản tuyên cáo tháng 4/1960 của 18 trí thức, nhân sĩ (thường được biết như Tuyên cáo Caravelle; Gravel, I:316-21), hay cuộc đảo chính hụt ngày 11/11/1960 của nhóm Đại tá Nguyễn Chánh Thi cho thấy sự bất măn chế độ đă lan tràn từ giới trí thức thành thị tới hàng ngũ quân đội, xương sống của chế độ.

  5. #175
    chichchoe
    Khách
    “Phiến Cộng” trong Dinh Gia Long:

    Đáng ngại hơn nữa, và đây là thảm kịch của họ Ngô nói riêng, toàn dân quân miền Nam nói chung, qua kế hoạch “chiêu hồi,” anh em ông Diệm bị lôi cuốn dần vào cái bẫy sập “ḥa b́nh, thống nhất, trung lập” của Hà Nội, với sự cổ vơ của chính phủ Charles de Gaulle. Bẫy sập này bắt đầu mở ra trước hoặc sau bài chúc Tết của Hồ Chí Minh vào dịp đầu năm 1962—Hồ ngỏ ư mong mỏi thương thuyết “để ḥa b́nh thống nhất Tổ quốc, trên cơ sở độc lập, dân chủ như Hiệp định Giơ-ne-vơ [Geneva, 20-21/7/1954] qui định.” (Báo cáo số 41/AS, Roger Lalouette gửi Couve de Murville; AMAE [Paris], CLV, SVN, hộp 91; Nhân Dân, 1/1/1962; Hồ Chí Minh Toàn Tập, 1989, 9:272) V́ thế, có tin ông Hồ đă gửi cho ông Diệm một chậu đào “vui Xuân” Nhâm Dần (1962)—chậu đào rồi sẽ tưới bằng máu họ Ngô. [Theo Tướng Đỗ Mậu, ông Diệm khoe chậu đào này do bà con ngoài Bắc gửi tặng. Một nhân chứng khác, ông Cao Xuân Vỹ, cho rằng Hồ gửi chậu đào trên vào dịp Tết Quí Măo, 1963]

    Trọn năm 1962 và đầu năm 1963, Hà Nội tiếp tục tung ra những màn hỏa mù ngoại giao “ḥa b́nh, thống nhất trên cơ sở Hiệp định Geneva,” qua bài viết của Thiếu tướng Nguyễn Văn Vịnh, chuyến viếng thăm India của Y sĩ Phạm Ngọc Thạch, và đặc biệt, những cuộc tiếp xúc bí mật với anh em ông Diệm-Nhu. Vào tháng 5/1963, trong bài phỏng vấn của Alfred Burchett trên tờ báo chuyên về ngoại giao của Liên Sô Nga, New Times [Tân Thời Báo], Hồ c̣n lập lại đề nghị này như để khuyến khích họ Ngô.

    Đại sứ Pháp Roger Lalouette—qua thư riêng của ông Diệm xin Paris cứu nguy vào mùa Thu 1961, và kế hoạch “trung lập hóa” Đông Dương của Tổng thống de Gaulle—đă hướng dẫn anh em ông Diệm lạc dần khỏi ṿng quĩ đạo che chở và dung dưỡng của Mỹ. Giáo hoàng John XXIII (1958-1963), người từng trao đổi quà tặng với Nikita Khruschev nhân dịp Giáng Sinh, cũng ít nhiều tiếp tay anh em ông Diệm-Nhu trong việc “ve văn” [flirting] Cộng Sản này (với niềm tin rằng Hồ Chí Minh chủ ḥa, và Trung Cộng chủ chiến). Ngoài ra, cũng cần đề cập đến không khí ḥa hoăn đặc biệt giữa Mỹ và Nga vào cuối năm 1962, đầu năm 1963. Tháng 12/1962, Khruschev đề nghị hai siêu cường nên hạn chế cuộc chạy đua vũ trang nguyên tử. Ngày 10/6/1963, Kennedy đáp ứng bằng bài diễn văn tại Đại học American ở Kentucky, kêu gọi tiến về một nền ḥa b́nh thế giới. Khruschev hết lời ca ngợi, và ngay sau đó, đại diện Mỹ, Bri-tên cùng Nga bắt đầu thương thuyết về vấn đề hạn chế thí nghiệm bom nguyên tử. Ngày 5/8/1963, Hiệp ước ngưng thí nghiệm nguyên tử trên không gian, trong khí quyển và dưới nước kư tại Mat-scơ-va.

    Chính ông Nhu không dấu diếm người Mỹ những cuộc tiếp xúc bí mật với cán bộ Cộng Sản trong khuôn khổ quốc sách “chiêu hồi” (như ư định xin về hàng của một Đại tá Cộng Sản và 3 tiểu đoàn ở Lào). Có lần, ông Nhu đă kiêu hănh chỉ vào chiếc ghế trước mặt, khoe với viên chức t́nh báo Mỹ rằng một cán bộ cao cấp Việt Cộng vừa ngồi ở đó. [Cho tới nay vẫn chưa có tài liệu rơ ràng về những đầu mối bản xứ giúp ông Nhu ve văn Việt Cộng. Có người cho rằng Mă Tuyên, một lănh tụ Hoa kiều ở Chợ Lớn, là đầu mối quan trọng. Lại có tin Albert Phạm Ngọc Thuần [sau đổi thành Thảo], cựu Giám đốc Mật vụ của Ủy Ban Hành Chính Kháng chiến Nam Bộ (1947-1949), và lúc đó giữ chức Thanh tra ấp Chiến lược, với cấp Trung tá, là đầu mối khác. Ngoài ra, phải kể Vũ Ngọc Nhạ của cụm t́nh báo chiến lược A-22, và các ổ trí vận ở Sài G̣n dưới quyền Trần Bạch Đằng, kể cả em gái Bộ trưởng Trần Lê Quang, v.. v...]

    Đây có lẽ là lỗi lầm chiến lược lớn nhất của anh em ông Diệm. Sở dĩ ông Diệm được đưa về làm Thủ tướng vào tháng 6/1954, hay viện trợ và ảnh hưởng chính trị Mỹ giúp khai sinh và dung dưỡng chế độ Việt Nam Cộng Ḥa suốt hơn 8 năm sau Hiệp định Geneva, không nhắm mục đích cho ông Nhu bắt tay với Cộng Sản Hà Nội, hoặc, theo lời Ngoại trưởng Rusk, không để bà Nhu “vỗ tay reo ḥ” khuyến khích việc “nướng thịt sư.” Dù Đại sứ Frederick E. Nolting và Trưởng lưới T́nh báo Trung ương (CIA) tại Sài G̣n, John H. Richardson, ngoảnh mặt làm ngơ—với hy vọng ông Nhu không bán đứng miền Nam cho Hồ—nhiều viên chức ở Oat-shinh-tân không dấu bất b́nh. Họ lo ngại rằng một ngày nào đó vợ chồng ông Nhu, mà ảnh hưởng đang khiến ông Diệm lu mờ dần, sẽ đ̣i hỏi Mỹ triệt thoái khỏi miền Nam, thành lập một chính phủ liên hiệp với Hà Nội hay MT/GPMN. Hai viên chức ngoại giao có tiếng nói mạnh nhất là W. Averell Harriman và George W. Ball của Bộ Ngoại Giao, từng nổi danh về lập trường chống Cộng. Họ nỗ lực vận động bắt vợ chồng ông Nhu cùng Tổng Giám mục Thục rời nước.

  6. #176
    chichchoe
    Khách
    (7) Chiến dịch chống Mỹ của Ngô Đ́nh Nhu:

    Như một phản ứng dây chuyền, hai anh em ông Diệm-Nhu bèn vận hết sức lực tự cứu. Một mặt, ông Nhu xúc tiến mạnh hơn việc móc nối Cộng Sản, qua trung gian của Pháp và Khâm sứ Vatican Salvadore d’ Asta. Trong bóng tối, ông Nhu bí mật gặp Phạm Hùng, Phó Thủ tướng đặc trách vấn đề thống nhất, ở vùng Bà Rịa.(William Colby, Lost Victory, 1989, tr.103; Chính Đạo, Tôn Giáo & Chính Trị: Phật Giáo, 1963-1967 [1994], tr. 50-3) Mặt khác, ông Nhu và vợ (Lệ Xuân) mở chiến dịch bài Mỹ. Chua ngoa nhất, dĩ nhiên, là Lệ Xuân. Ngay Đại sứ Nolting—người nhiệt thành ủng hộ ông Diệm—từng đe dọa sẽ rời khán đài danh dự trong Lễ Hai Bà Trưng năm 1963, nếu Lệ Xuân đả kích Mansfield. Hoặc, từ chối lên Đà Lạt nghỉ mát với Bà Nhu vào dịp cuối tuần v́ những lời tuyên bố vô trách nhiệm của Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới do Lệ Xuân làm chủ tịch.
    Lối chụp mũ “Cộng Sản” và “âm mưu lật đổ chính quyền hợp pháp” này, được ông Diệm và Bộ trưởng Nội vụ Bùi Văn Lương “làm phép lành,” không chỉ có tính cách mạ lu vơ như ở hải ngoại hiện nay. Chúng mang sức mạnh của bạo lực man rợ hôn ám các ngục tù và cơ quan cảnh sát, an ninh của chế độ: Đêm đêm, mật vụ lùng bắt học sinh, sinh viên, cùng Phật tử, và đối xử với họ như những nghi can Cộng Sản khác. Nước xà-pḥng (c̣n gọi là sà-bông, do chữ savon) đổ vào cuống họng, rồi cho đi “tàu ngầm,” “tàu bay;” quay điện vào tai, hay bộ phận sinh dục; dùng đèn tụ quang hàng ngàn watts (oắt) chiếu vào mắt; học sinh, sinh viên bị nhốt vào những phuy [fut] chứa nước phơi giữa trời nắng, cho điều tra viên cầm dùi cui gơ bên ngoài. Và bất cứ thứ đ̣n tra tấn dă man nào khác mà nha trảo chế độ có thể sáng chế ra. Hai chữ “dă man” phải dùng v́ không c̣n tĩnh từ nào đủ diễn tả cảnh người hành hạ người như nha trảo chế độ Diệm khủng bố dân chúng miền Nam, chỉ v́ quyết tâm đ̣i hỏi tự do, dân chủ hay khác niềm tin tôn giáo. (Trong số thân hữu của tôi có quí ông Phạm Mộng Chương, Vũ Văn Lê, Nguyễn Văn Năng, hiện đang cư ngụ tại Houston, từng nếm mùi ngục tù và tra tấn của chế độ họ Ngô) Phần những lời đả kích Mỹ của vợ chồng Nhu-Lệ Xuân—chẳng hiểu do muốn chứng minh với Bắc Việt thành tâm ḥa hợp, ḥa giải, hay để trả đũa báo chí Mỹ—biến thành những chiếc đinh, từng chiếc, từng chiếc, đóng dần lên quan tài của chế độ.

  7. #177
    chichchoe
    Khách
    Tham khảo:
    Kỳ thị tôn giáo dưới chế độ Diệm …………………………...………..…… Vũ Tài Lục.
    Đời viết văn................. .................... .................... ...............Nguyễ n Hiến Lê.
    NGÔ Đ̀NH DIỆM, TẠI SAO ÔNG THẤT BẠI ?
    Bùi Kha
    Sinh ra trong một gia đ́nh theo đạo Công Giáo nhiều đời và lớn lên trong ḥan cảnh đất nước bị
    ngọai xâm, hai yếu tố cơ bản và then chốt đó đă tác động sâu đậm lên con người và cuộc đời củaTổng
    Thống Ngô Đ́nh Diệm.
    Làm quan dưới thời Nguyễn mạt, Ngô Đ́nh Diệm thất bại trong việc tranh dành ảnh hưởng với
    Phạm Quỳnh nên từ chức Thượng Thư Bộ Lại năm 1933. Từ đó ông có một cuộc sống không cố định
    mà phần nhiều là ở ngọai quốc.
    Từ sau nửa năm 1950, ông Diệm đi Nhật Bản gặp Kỳ Ngọai Hầu Cường Để là một chuyện phụ
    nhưng thực ra là để gặp một cựu sĩ quan t́nh báo Mỹ là ông Wesley Fishel, rồi đến Vatican yết kiến
    Giáo Hoàng Pius XII, người nổi tiếng v́ đă từng thúc đẩy chính Phủ Hoa Kỳ thả từ 1 đến 6 quả bom
    nguyên tử xuống Bắc Việt để giải cứu quân Pháp bị quân Việt Minh bao vây tại Điện Biên Phủ năm
    1954. Sau đó ông Diệm đến Hoa Kỳ rồi đi Thụy Sỹ, Bỉ, Pháp, đến Vatican lần thứ hai, và trạm cuối là
    trở lại và ngừng chân lâu dài tại Mỹ từ năm 1951. Trong khoảng thời gian hai năm, ông sống trong hai
    tu viện Maryknoll, vùng Lakewood, bang New Jersey và Ossining, bang New York. Nhờ sự gởi gắm
    của người anh ruột là Giám mục Ngô Đ́nh Thục, ông Diệm được Hồng y Spellman tiếp nhận, nâng đở
    và tạo cơ hội giao tiếp với dư luận địa phương qua các buổi nói chuyện tại một vài đại học cũng như
    tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, rồi cuối cùng được lọt vào mắt xanh của một vài chính khách thời đó như
    Thượng Nghị sĩ Mike Mansfield, John Kennedy, Dân biểu Walter Judd, Chánh án Williams Douglas....
    Tháng 5 năm 1953, ông qua Bỉ và sống trong tu viện Benidictine de St. André-les-Purges, năm sau qua
    Pháp chờ thời trong khi quân Pháp đang bị bại trận tại Điện Biên Phủ.
    Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ năm1954, chính sách thuộc địa của Pháp tại Đông Dương qua
    bao năm xương máu đă đến hồi chung cuộc. Thay chân Pháp, Hoa Kỳ tiếp tục con đường chính trị
    mới ở Đông Dương mà điểm nóng và then chốt là Việt Nam. Với áp lực của chính phủ Mỹ, nhờ sự can
    thiệp tích cực của Hồng-y Spellman mà đàng sau là Vatican và sức ép của Phong trào Cọng ḥa B́nh
    dân thân Vatican, chính phủ Pháp và Quốc trưởng Bảo Đại buộc ḷng phải cử Ngô Đ́nh Diệm làm Thủ
    tướng trên nữa phần đất phía Nam bằng sắc lệnh 38/ QT do Bảo Đại kư ngày 16. 6. 1954.
    Điểm lại một vài dấu tích trên họan lộ chính trị của Ngô Đ́nh Diệm, chúng ta sẽ thấy họan lộ đó
    nỗi bật hai điểm đă quyết định cuộc đời chính trị thăng trầm của ông. Thứ nhất, Ngô Đ́nh Diệm là một
    con chiên ngoan ngoản của Vatican. Thứ hai, Ngô Đ́nh Diệm là con người được lựa chọn để thừa
    hành chương tŕnh của Mỹ ở Đông Dương sau khi Pháp thất bại.
    Bài viết nầy chỉ giới hạn trong phạm vi truy tầm một số nguyên nhân đưa đến sự thất bại của cố
    Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, trước là để góp phần vào việc soi sáng lịch sử và định vị trí của ông trong
    ḍng sử Việt, sau là để giảm thiểu t́nh trạng đánh bóng cho nhau hoặc bôi bẩn người khác v́ lư do tín

  8. #178
    chichchoe
    Khách
    Ngô Đ́nh Diệm (1901-1963) ra
    làm quan dưới thời Nguyễn mạt, vua chỉ là kẻ bù nh́n sống xa hoa lộng lẫy trên xương máu của
    những người dân bị trị trong một quốc gia bị Pháp đô hộ. “Tam Cương Ngũ Thường, Lễ Nghĩa Liêm Sỉ
    ” không c̣n là những khuôn mẫu dẫu là khuôn mẫu thô sơ của nhân thế. Xă hội tiêu điều đến như vậy,
    mà Ngô Đ́nh Diệm lại c̣n xuất thân từ một gia đ́nh vượt qua các lằn mức đó nữa th́ làm thế nào mà
    có thể thành tựu được sự nghiệp cách mạng, dù ông có muốn đi nữa. Bức thư (viết tay) được t́m thấy
    trong thư khố Pháp, do Giám Mục Ngô Đ́nh Thục, anh ruột của Ngô Đ́nh Diệm chứ không phải do
    “cộng sản ngụy tạo”, gởi cho Toàn Quyền Decoux đă cho chúng ta biết gia thế của ông như sau:
    BẢN DỊCH THƯ VIẾT TAY BẰNG PHÁP NGỮ CỦA GIÁM MỤC NGÔ Đ̀NH THỤC GỞI ĐÔ ĐỐC
    JEAN DECOUX, TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG
    Ṭa Truyền Giáo Vĩnh Long ngày 21/8/1944
    Thưa Đô Đốc,
    Một linh mục từ bổn Ṭa được phái đi Sài G̣n để lo việc cho chủng viện vừa cho tôi biết rằng hai
    người em của tôi đang bị truy tố tại Huế. V́ đă lâu không nhận được tin tức ǵ từ Huế, tôi không biết là
    điều tôi vừa được báo cáo có đúng sự thực hay không.
    Tuy nhiên, nghĩ đến nỗi đau đớn và sự bất nhẫn rất đúng mà chắc là Đô Đốc đă cảm thấy – nếu sự
    truy tố các em tôi là có thật, tôi vội viết thư này để bày tỏ với Đô Đốc nỗi đau đớn lớn lao của tôi về việc
    này.
    Nếu hoạt động của hai em tôi được chứng tỏ là có hại cho quyền lợi nước Pháp th́ – với tư cách
    của một Giám mục, của một người An-nam, và với tư cách là người con của một gia đ́nh mà thân
    phụ tôi đă phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đă nhiều lần đưa mạng
    sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân,
    chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đ́nh Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tịnh – tôi, tự đáy ḷng,
    không chấp nhận [hoạt động của các em tôi].
    Thưa Đô Đốc, tôi tuyên bố như vậy không phải với mục đích bảo toàn địa vị cá nhân của tôi: bởi v́
    nếu xét rằng cá nhân hèn mọn của tôi có thể phương hại đến quyền lợi của đạo [Thiên Chúa], tôi sẽ vui
    vẻ rời khỏi Ṭa Giám mục nầy ngay.
    Lời tuyên bố của tôi chỉ có mục đích là tỏ cho Đô Đốc thấy rằng ḷng tin tưởng tŕu mến của Đô Đốc
    [đối với tôi] đă không bị đặt vào một kẻ bất xứng hay vô ơn.
    Thưa Đô Đốc, tôi chưa bao giờ tiếc là đă xa Huế như thế nầy. Giá có mặt ở đấy th́ tôi đă có thể
    khuyên răn các em tôi tốt hơn, và khi chuyện xẩy đến tôi đă có thể chống lại các chủ đích của các em
    tôi, nếu quả thật các em tôi có nghĩ đến những dự định có thể gây hại cho quyền lợi nước Pháp.
    Có thể tôi lầm, tuy nhiên, thưa Đô Đốc, tôi xin thú thực là không tin – cho đến khi được chứng minh
    ngược lại – rằng các em tôi đă phản lại truyền thống của gia đ́nh chúng tôi đến như thế, một gia
    đ́nh đă tự ḿnh gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong khi ông cha của những quan lại
    bây giờ hầu hết đều chống lại Pháp và chỉ quyết định thiên về Pháp khi thấy có lợi.

  9. #179
    chichchoe
    Khách
    Ngay chính các em tôi đă từng liên tục đưa mạng sống ra v́ nước Pháp, trong cuộc nổi loạn của
    Cộng Sản. Diệm, người em kế tôi, suưt đă phải ngă gục dưới những phát súng của một Hoa kiều Chợ
    Lớn được phái đến Phan-rang với mục đích hại Diệm, Phan-rang là nơi mà Diệm đă mănh liệt chống
    giữ lối xâm nhập vào An-nam của các cán bộ Cộng Sản từ Nam Kỳ phái đến.
    Lẽ tất nhiên, sự tận tụy của các em tôi trong quá khứ không phải là điều nêu ra để làm cớ mà biện
    hộ cho hoạt động bất cẩn của họ ngày hôm nay, nếu sự bất cẩn nầy được chứng tỏ là điều đă gây nên
    tội. Tuy nhiên, tôi không nghĩ là tôi đă làm chuyện vô ích khi kêu gọi đến sự khoan hồng đầy xót thương
    của Đô Đốc hầu xét với hảo ư trường hợp các em tôi. Đô Đốc không phải là người chỉ xét đến hiện tại
    mà lại bỏ quên đi quá khứ. Tôi nêu ra điều nầy khi xét thấy rằng thân phụ tôi là Ngô Đ́nh Khả đă
    từng được vinh dự phục vụ nước Pháp dù sinh mạng bị hiểm nguy, và khi xét đến quá tŕnh lâu
    dài của các em tôi, một quá tŕnh được h́nh thành bằng ḷng tận tụy vô bờ của các em tôi đối với nước
    Pháp, mà không sợ phải hy sinh mạng sống của ḿnh cho nước Pháp.
    Thưa Đô Đốc, một lần nữa bày tỏ với Đô Đốc tất cả niềm đau đớn của tôi trong vụ nầy, tôi xin Đô
    Đốc vui ḷng nhận nơi đây lời kính chào trân trọng nhất của tôi.
    NGÔ Đ̀NH THỤC
    Vicariat Apostolique de Vinh Long
    (Cochinchine)
    Vinh Long, le 21 Aout 1944
    Amiral,
    Je viens d’apprendre par un prêtre de ma Mission, envoyé à Saigon pour les affaires du séminaire,
    que deux de mes frères ont été l’objet de poursuites judiciaires à Hué. N’ayant recu de Hué depuis
    longtemps aucune nouvelle, je ne sais si ce qu’on m’a rapporté corespondait à la vérité.
    Mais, en pensant a la peine immense et à la juste indignation que vous avez du éprouvées, si ce
    qu’on leur imposait était fondé, je m’empresse de vous écrire, pour vous exprimer, Amiral, ma grande
    douleur en l’occurence.
    S’il était prouvé que leur activité a pu nuire aux intérêts de la France, je la désapprouve du fond du
    coeur, comme évêque, comme annamite, et comme membre d’une famille dont le père a servi la
    France dès sa première venue en Annam et a exposé maintes fois sa vie pour elle dans les expéditions
    memées, comme lieutenant de Nguyễn Thân, contre les rebelles commandés par Phan Đ́nh Phùng à
    Nghệ An et Hà Tịnh.
    Cette déclaration n’a pas pour but, Amiral, de sauvegarder ma situation personnelle: car ce sera
    avec joie que je quitterai mon évêché si tôt qu’il sera constaté que mon humble personne pourrait
    porter préjudice aux intérêts de la Religion.
    Elle n’a pour objet que de vous montrer que vous n’avez pas accordé votre bienveillante confiance à
    un indigne ou à un ingrat. Amiral, je n’ai jamais tant regretté mon éloignement de Hué. Là j’aurais pu
    mieux conseiller mes frères et, à, l’occasion, m’opposer à leur desseins, si vraiment ils en ont concu de
    nuisibles aux intérêts de la France.
    Je puis hélas me tromper, mais je vous confesse, Amiral, que je ne puis croire, jusqu’à preuve du
    contraire, qu’ils se sont montrés si rebelles aus traditions de notre famille, qui s’était attachée à la
    France dès le début, tandis que les aieux et les pères des mandarins actuels, presque tous,
    combattaient contre elle, et ne s’étaient décidés pour elle que lorsqu’il n’avait plus que profit à le faire.
    Mes frères eux-mêmes ont exposé leur vie continuellement pour la France lors de la révolte
    communiste. Mon cadet Diệm a failli tomber sous les coups de révolver d’un chinois de Cholon envoyé
    4 | T r a n g
    à cet effet à Phan Rang où Diệm défendait énergiquement l’entrée de l’Annam aux émissaires
    communistes envoyés de la Cochinchine.
    Certes, leur dévouement dans le passé n’est pas l’excuse de leur imprudences actuelles; s’il est
    prouvé qu’elle est coupable. Mais je crois ne pas faire en vain appel à votre miséricordieuse clémence
    en leur faveur, qui juge du présent sans pourtant oublier le passé. Celà en considération des services
    que mon père Ngô Đ́nh Khả a eu l’honneur de rendre à la France au péril de sa vie, et de la longue
    conduite de mes frères faite d’un dévouement sans bornes à la France, sans peur de sacrifier leur vie
    pour elle.
    En vous exprimant de nouveau, Amiral, toute la douleur que je ressens dans cette affaire, je vous
    prie d’agréer mes hommages les plus respectueux.
    NGO DINH THUC
    Ng̣ai việc làm tay sai cho Pháp đă được Giám Mục Ngô Đ́nh Thục thuật lại khá rơ trong lá thư
    nói trên, lịch sử c̣n cho thấy rằng ông Ngô Đ́nh Khả, thân sinh ông Diệm, đă cùng với tên Việt-gian
    Nguyễn Thân đào mă và đốt xác vị anh hùng ái quốc Phan Đ́nh Phùng, rồi lấy tro trộn với thuốc súng
    mà bắn cho hả giận. Về sự kiện nầy, thời đó cán bộ của ông Diệm có cho phổ biến tại Huế một câu
    vừa bào chữa vừa xác nhận hành động ác đức và Việt-gian của ông Ngô Đ́nh Khả : “Đày vua không
    Khả, đào mă không Bài”. Có nghĩa là, ông Ngô Đ́nh Khả không dính đến việc đày vua Thành Thái
    nhưng ngầm hiểu là có đào mă (cụ Phan), c̣n Nguyễn Hữu Bài không liên hệ vào việc đào mă nhưng
    lại chủ xướng việc đày vua.
    Trong bài viết cẩu thả vô căn cứ với tựa đề “Ông Ngô Đ́nh Diệm Dưới Nhăn Quan Của Tinh Thần
    Nho Học” đăng trên báo Người Việt ngày 22. 8. 2003, mục “Ông Ngô Đ́nh Diệm Người Thừa Hưởng
    Tiếng Tăm Của Gia Đ́nh”, tác giả Nguyễn Lư Tưởng viết:
    “Người ta nói rằng vua Thành Thái có tư tưởng chống Pháp một phần chịu ảnh hưởng của ông Ngô
    Đ́nh Khả v́ ông là thầy dạy và là Thượng Thư, rất gần vua...Tất cả các quan trong triều đ́nh trong đó
    có người là bà con ruột thịt của vua đều ngoan ngoản đặt bút kư, ngọai trừ ông Ngô Đ́nh Khả, vị
    Thượng Thư duy nhất và là người Công Giáo duy nhất trong nội các đă không chịu kư tên đồng ư đày
    vua”.
    Đọan văn của ông Nguyễn Lư Tưởng cho thấy 2 điểm sai. Như thư viết tay của Ngô đ́nh Thục
    nêu trên đă cho thấy, ông Ngô Đ́nh Khả không bao giờ có tư tưởng chống Pháp như ông Nguyễn Lư
    Tưởng nhận bừa mà thật sự đă là một tên Việt-gian tận tụy: “đă phục vụ nước Pháp ngay từ khi
    Pháp mới đến Annam và đă nhiều lần đưa mạng sống v́ nước Pháp”. Thật ra th́ chính ông Khả
    đă t́nh nguyện để cho thực dân Pháp gài vào dạy, cho làm Thượng Thư, và rất gần vua nên mới
    biết tư tưởng chống Pháp của nhà vua, rồi thông báo cho Pháp. Pháp tránh tiếng, nên bắt buộc mấy
    ông Thượng Thư không thân cận vua kư giấy đày, c̣n Ngô Đ́nh Khả, một người Pháp tay trong, phải
    giả vờ phản đối để che dấu việc làm nội gián của ḿnh, nhưng thực sự ông là vai chính trong việc đày
    vua Thành Thái.
    Cũng v́ muốn đánh bóng mà sử liệu th́ không bao giờ có, nên ông Nguyễn Lư Tưởng đă sơ hỡ
    làm lộ thêm một chi tiết quan trọng khác: chức Thượng Thư của Ngô Đ́nh Diệm là do thực dân Pháp
    ban phát: “Pháp muốn trả ghế Thượng Thư lại cho gia đ́nh họ Ngô nên đưa ông Ngô Đ́nh Diệm vào
    Nội Các” (tr. B6). Là một gia đ́nh Việt-gian, cong lưng xin chức và qú gối nhận quyền nên dân chúng
    thời bấy giờ tóm lược hành động bán nước đó bằng hai câu thơ khinh miệt:
    “Vây cánh Ngô Đ́nh ghê gớm thật
    Mềm lưng dẻo gối chóng lên cao.”
    Một điểm khác cần nói là ông Ngô Đ́nh Khả, một giáo sĩ tu xuất đă từng được huấn luyện ở
    Pénang (Mă Lai) để làm linh mục nhưng ḥan tục, ông ta chưa bao giờ “là người đă đưa ra chương
    tŕnh xây dựng trường Quốc Học ở Huế vào năm 1896” và chưa bao giờ “là hiệu trưởng” trường nầy,
    ...
    Lực Lượng Chủ Chốt Của Cách Mạng.
    Thời kỳ Pháp chiếm và đô hộ Việt Nam, hầu hết những người Công Giáo đều hỗ trợ đắc lực cho
    thực dân Pháp. Câu nói thời danh của Giám Mục Puginier sau đây đă mô tả trọn vẹn tâm chất và hành
    động của một thành phần người Pháp tay trong: “Không có giáo sĩ và giáo dân, th́ người Pháp
    cũng như cua bị bẻ găy hết càng” (Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les
    Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes).

  10. #180
    chichchoe
    Khách
    Cứ trong cái nh́n “cua phải có càng”, viên t́nh báo cao cấp của Hoa Kỳ là Đại tá Edward G.
    Lansdale đă vận dụng các kế họach nhằm di cư trên bảy trăm ngàn giáo dân từ Bắc vào Nam năm
    1954, để cùng với số giáo dân sống ở miền Nam, hậu thuẩn và làm lực lượng ṇng cốt cho ông Diệm.
    Hầu hết các chức vụ quan trọng trong chính phủ như bộ trưởng, tỉnh trưởng, quận trưởng và các tướng lănh, các chức trọng yếu trong quân đội, Tổng thống Diệm đều sử dụng người Công giáo. Nếu không thể kiếm được người Công giáo ông mới sử dụng đến thành phần các tôn giáo khác, nhưng sau đó đem bả công danh vật chất dụ họ cải đạo như Nguyễn Văn Thiệu là một trường hợp điển h́nh mà ai cũng biết. Những người không chịu cải đạo th́ khó được thăng cấp và bổ nhiệm mặc dầu họ có đầy đủ khả năng và thâm niên công vụ. Trái lại, nhiều người không có khả năng nhưng v́ họ là con chiênth́ ông Diệm giao phó những trọng trách mà họ thực sự không có khả năng.
    Thật vậy, sự thảm bại tại trận Ấp Bắc (tỉnh Mỹ Tho) vào tháng 1, năm 1963 do Đại tá Bùi Đ́nh Đạm
    (Tư lệnh sư đoàn 7) và Tướng Huỳnh Văn Cao (Tư lệnh quân khu 4) chỉ huy. Sự thảm bại nầy là hậu
    quả do hai người chỉ huy nầy không có tài nhưng đựơc giao phó trọng trách quá lớn v́ họ là người
    cùng một tín ngưỡng với ông Diệm..
    Để gia tăng số lượng tín đồ, mà mục tiêu chính là để làm hậu thuẩn cho chế độ và bành trướng
    nước Chúa; mở mang biên cương cho Vatican, ông Diệm và chính phủ ông một mặt th́ dùng các linh
    mục và bà sơ dụ người vào đạo qua các chương tŕnh giáo dục, cô nhi, kư nhi, và từ thiện. V́ thế mới
    có câu “Vào đạo có gạo mà ăn”. Mặt khác qua mạng lưới công an mật vụ, chính phủ Ngô Đ́nh Diệm
    t́m cách chụp mũ Cộng sản lên đầu tín đồ các tôn giáo khác, tra tấn hoặc bỏ tù họ cho đến lúc họ chịu
    theo đạo mới thả ra.
    Tóm lại, lực lượng chủ chốt trong việc đối đầu với miền Bắc là thành phần Công giáo, chiếm 7 %
    dân số miền Nam. Ngọai trừ một số rất ít thuộc thành phần các tôn giáo khác, c̣n số người Công giáo
    làm ṇng cốt cho Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm là thuộc thành phần đă từng theo hay cộng tác đắc lực
    với Pháp, nay Pháp thua bỏ về nước, họ theo chân Mỹ chạy vào Nam dưới sự hướng dẫn của Đại tá t́nh báo Lansdale với khẩu hiệu “Đức Mẹ đă vào Nam”

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 27-05-2012, 01:54 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 16-02-2012, 11:33 AM
  3. Replies: 3
    Last Post: 18-11-2011, 04:27 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 20-02-2011, 06:53 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 29-01-2011, 12:24 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •