Page 19 of 55 FirstFirst ... 915161718192021222329 ... LastLast
Results 181 to 190 of 546

Thread: Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

  1. #181
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    FEMA chuẩn bị cho việc có thể tuyên bố khẩn trương y tế trên khắp Hoa Kỳ
    Mar 2, 2020

    Một băi đậu các nhà ở lưu động do FEMA cung cấp cho nạn nhân băo lụt ở Florida. (H́nh: Scott Olson/Getty Images)
    WASHINGTON, D.C. (NV) — Cơ quan Điều Hành Trường Hợp Khẩn Cấp Liên Bang Hoa Kỳ (FEMA) hiện đang chuẩn bị cho việc Tổng Thống Donald Trump có thể tuyên bố t́nh trạng khẩn trương toàn quốc để đổ thêm tiền bạc và nhân sự vào nỗ lực chống lây lan COVID-19 hiện nay, theo các tin tức mà NBC News có được.

    Theo bản tin của NBC News hôm Thứ Hai, 2 Tháng Ba, FEMA hiện chuẩn bị cho tuyên bố “t́nh trạng khẩn trương do bệnh truyền nhiễm”, có thể được Tổng Thống Donald Trump đưa ra, theo đó cho phép cơ quan này cung cấp tài chánh và nhân sự trợ giúp cho các chính quyền tiểu bang và địa phương để chống virus.

    Các tuyên bố t́nh trạng khẩn trương thường được sử dụng trong trường hợp có thiên tai, nhưng cũng có thể dùng để đối phó khi có lây lan dịch bệnh.

    “Tôi thấy điều này làm bớt lo lắng,” theo lời ông Tim Manning, một giới chức cao cấp FEMA dưới thời Tổng Thống Barack Obama.

    Ông Manning nói thêm rằng ông hy vọng là điều này đă được thảo luận từ vài tháng trước đây.

    Ông Manning cho biết rằng tuyên bố t́nh trạng khẩn trương sẽ cho phép FEMA điều động các toán trợ giúp y tế, các bệnh viện lưu động và các phương tiện vận chuyển quân sự, cùng là các biện pháp trợ giúp khác.

    Theo các ước tính mới nhất của FEMA th́ cơ quan này hiện có khoảng $34 tỉ trong ngân quỹ.

    Phát ngôn viên FEMA, bà Lizzie Litzow, nói rằng cơ quan này đang chú trọng vào việc hỗ trợ Bộ Y Tế để chống virus COVID-19. (V.Giang)

  2. #182
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona : Hàn Quốc cũng "chống dịch như chống giặc"


    Binh sĩ Hàn Quốc mặc bảo hộ y tế đến phun thuốc khử trùng tại nhà ga xe lửa Daegu, Hàn Quốc, ngày 29/02/2020

    Hàn Quốc ghi kỉ lục về số người nhiễm virus corona mới trong ṿng một ngày, thêm 974 người trong ngày 03/03/2020, trong khi số ca nhiễm mới tại Trung Quốc chỉ là 125. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đă « tuyên chiến » với dịch bệnh lây lan nhanh chóng trong nước.

    QUẢNG CÁO

    Số người được phát hiện nhiễm virus corona tăng nhanh cũng nhờ vào việc Hàn Quốc đốc thúc khối lượng xét nghiệm. Điều đáng lo ngại là tỉ lệ người không theo giáo phái Tân Thiên Địa nhiễm virus corona đă tăng lên nhanh chóng nên chính quyền quyết định ưu tiên xét nghiệm Covid-19 cho người dân thành phố nhằm ngăn ngừa t́nh trạng lây nhiễm thay v́ chỉ xét nghiệm tín đồ giáo phái Tân Thiên Địa.

    Từ Seoul, anh Trần Công cho biết thêm thông tin :

    « Hôm nay, có 974 người bệnh mới đă được phát hiện, nâng tổng số người nhiễm lên 5.186 người. Và con số này là một kỉ lục mới tại Hàn Quốc. Số người nhiễm mới ở Hàn Quốc đă luôn luôn cao hơn Trung Quốc trong khoảng gần một tuần nay.

    Điều đặc biệt chú ư hiện nay là Daegu hiện vẫn giữ kỉ lục về số người nhiễm và mắc mới, lần lượt là 3.601 người nhiễm và 520 người mới nhiễm được phát hiện trong ngày hôm nay. Sau đó là tỉnh Gyeongbuk, lần lượt là 685 người nhiễm và 61 người mắc mới được phát hiện ngày hôm nay. Seoul tới giờ chỉ có 98 người nhiễm và chỉ tăng 7 ca trong ngày hôm nay.

    Bản thân tôi th́ khẳng định Hàn Quốc đă làm rất tốt trong công tác xét nghiệm và cách ly v́ khác với Trung Quốc, Daegu không hề bị phong tỏa. Và theo trang wuhanvirus.kr cập nhật thông tin chính về t́nh h́nh virus hiện nay tại Hàn Quốc, th́ tỉ lệ nhiễm cao nhất là phụ nữ ở nhóm tuổi 20 đến 29 và nhóm tuổi 50 đến 60. Đây là nhóm tuổi chủ yếu bị dụ dỗ vào đạo Tân Thiên Địa.

    Ngoài ra, Hàn Quốc đă tăng cường phương pháp xét nghiệm « drive-thru », được bố trí ở rất nhiều nơi. Chính phủ Hàn Quốc phát tới hàng triệu khẩu trang để giúp b́nh ổn giá và giúp ổn định tinh thần người dân. Các khẩu trang này được phân phát về các hiệu thuốc và sẽ chỉ bán tại các siêu thị được chỉ định. Mỗi người dân chỉ được mua 5 cái trong một ngày.

    Mặc dù có một số thông tin như y tá tại tỉnh Pyeongchang xin nghỉ phần đông v́ lo sợ bị lây nhiễm, tuy nhiên, các nhân viên ư tế hiện tại vẫn đang đổ về Daegu để chống dịch. Mặc dù họ t́nh nguyện, nhưng Nhà nước sẽ cung cấp tới 400.000 won/ngày cho mỗi người.

    C̣n tại Seoul, các dịch vụ ship hàng ăn tươi tận nhà đă hoạt động trở lại từ ngày hôm qua (02/03). Đặc biệt, đường phố vẫn hoạt động b́nh thường, người dân không có t́nh trạng lo lắng thái quá. Họ chỉ thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang tại những nơi tập trung đông người ».

  3. #183
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona : Pháp có ca tử vong thứ 3 và thêm 61 người nhiễm bệnh



    Bệnh viện Pháp Pitie-Salpetriere ở Paris, nơi có bệnh nhân tử vong ngày 25/02/2020

    Ngày 02/03/2020, Pháp ghi nhận người thứ 3 qua đời v́ virus corona mới. Nạn nhân là một cụ bà 89 tuổi. Chỉ trong ngày hôm qua, có thêm 61 ca bị lây nhiễm, nâng tổng số bệnh nhân lên thành 191 người.



    Trong một cuộc họp báo vào ngày hôm qua, đại diện bộ Y Tế Pháp cho biết, tổng cộng 12 vùng có người nhiễm virus. Tỉnh Oise, vùng Hauts-de-Seine, là nơi bị nặng nhất, với 64 ca. Pháp hiện giờ là ổ virus corona lớn thứ hai ở châu Âu, sau nước láng giềng Ư. Trong tổng số 191 người dương tính với virus, khoảng 100 ca đang được điều trị tại bệnh viện, đa số được cách ly để không làm lây lan cho người khác.

    C̣n hôm nay, bộ trưởng y Tế Olivier Véran thông báo chính phủ đă quyết định giải ngân 260 triệu euro cho các bệnh viện để tăng cường khả năng đối phó với nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên toàn lănh thổ. Khoảng 5 triệu khẩu trang phẫu thuật đă được cung cấp cho các cơ quan y tế cấp vùng, các cơ sở y tế và hiệu thuốc để phân phát cho các y bác sĩ. Ngoài ra, trong tuần này, khoảng 15-20 triệu khẩu trang sẽ được xuất kho nếu chính phủ thấy cần đáp ứng nhu cầu trong nước.

    Sau Hội chợ Sách Paris, hôm nay đến lượt Triển lăm du lịch thế giới, dự kiến tiếp đón 100.000 khách tham quan từ ngày 12 đến ngày 15/03 bị hủy bỏ. Nhiều sự kiện văn hóa - thể thao lớn khác cũng đă bị hủy hoặc hoăn lại. Bảo tàng Louvre, bảo tàng lớn nhất và cũng là bảo tàng có đông khách nhất thế giới, đóng cửa từ hôm Chủ Nhật 01/3 do các nhân viên nhất loạt dùng quyền tạm ngưng làm việc do nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe và an toàn tính mạng. Hôm nay thứ Ba là ngày đóng cửa hàng tuần của bảo tàng, nhưng hiện giờ vẫn chưa biết ngày mai bảo tàng có mở cửa trở lại hay không.

    Liên quan đến các trường học, bộ trưởng Giáo Dục Pháp Jean-Michel Blanquer thông báo khoảng 120 trường tiểu học, phổ thông và trung học cơ sở phải đóng cửa, chủ yếu ở hai ổ dịch - tỉnh Oise (35.00 học sinh) và Morbihan (9.000 học sinh). Tại thành phố Montreuil, Seine-Saint-Denis, ngoại ô Paris, chính quyền ra lệnh cho một lớp học với 20 học sinh nghỉ 14 ngày sau khi một học sinh lớp này được xác nhận dương tính với virus vào hôm qua.

    AFP cho biết lănh đạo bộ Giáo Dục bác bỏ khả năng đóng cửa toàn bộ các trường học trên toàn quốc v́ « không cần cách ly tất cả mọi người, làm tê liệt đất nước ». Theo ông Blanquer, biện pháp này là phản tác dụng.

  4. #184
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Pḥng chống virus corona : Dân chủ hiệu quả hơn độc tài ?


    Pháp họp Hội đồng quốc pḥng, an ninh bàn đối phó với dịch virus corona, Paris, ngày 29/02/2020

    Trong việc pḥng chống virus corona chủng mới (Covid-19), các nước dân chủ, tức là những quốc gia bảo đảm minh bạch thông tin, phải chăng sẽ tỏ ra hiệu quả hơn các nước độc tài ? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta thử so sánh t́nh h́nh ở những nước độc tài như Trung Quốc và Iran với những nước dân chủ như Pháp.


    Khi dịch virus corona bắt đầu bùng phát mạnh ở Trung Quốc, chắc không ít người đă trầm trồ thán phục khi thấy nước này chỉ trong 10 ngày đă xây xong một bệnh viện 1.000 chỗ để tiếp nhận bệnh nhân Covid-19. Chỉ có một chế độ độc tài như Bắc Kinh mới có thể « quản thúc tại gia » cả 150 triệu người chỉ trong ṿng vài ngày để ngăn chận virus lây lan. Và cũng chỉ có quân đội Trung Quốc mới có thể huy động nhiều tiểu đoàn và biệt phái đến 3.000 bác sĩ quân y tham gia chống dịch.

    Thế nhưng, như nhận định của tờ Figaro trong số báo ra hôm nay, 03/03/2020, khủng hoảng virus corona cũng đă bộc lộ những hạn chế của một chế độ độc tài như Trung Quốc. Kể từ tháng 12 năm ngoái, khi virus bắt đầu xuất hiện cho đến tháng 2, chính quyền Bắc Kinh đă kiểm duyệt thông tin, giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, thậm chí c̣n muốn bịt miệng những bác sĩ can đảm đă dám lên tiếng báo động về nguy cơ này.

    Chính v́ che giấu thông tin như vậy mà Trung Quốc đă tự đánh mất những phương tiện để khống chế dịch ngay từ đầu, khiến dịch Covid-19 lan rộng trong nước và ra nước ngoài.

    Iran cũng thế. Khi cố t́nh đưa ra những số liệu thấp hơn thực tế, thậm chí tố cáo một « âm mưu » của nước ngoài, chế độ độc tài Hồi Giáo đă biến Iran thành một trong những ổ dịch lớn nhất thế giới, với hơn 1500 ca lây nhiễm, trong đó có cả thứ trưởng Y Tế và 66 ca tử vong, tính đến sáng nay, 03/03.

    Theo nhận xét của tờ Le Figaro, khác với các chế độ độc tài, các nền dân chủ đối phó với dịch bệnh một cách b́nh tĩnh, minh bạch và hợp lư. Nhờ có sự minh bạch mà thông tin được phổ biến nhanh chóng và nhờ vậy bảo đảm hiệu quả cho các biện pháp pḥng chống. Chẳng hạn như tại Pháp, từ khi dịch corona bùng phát mạnh, mỗi ngày, bộ trưởng Y Tế hoặc tổng cục trưởng Tổng cục Y Tế, thông báo t́nh h́nh dịch bệnh được cập nhật và trả lời mọi câu hỏi của báo chí.

    Một lợi thế khác của nền dân chủ đó là các lănh đạo phải hành động có trách nhiệm trước người dân, nếu không th́ sau này họ sẽ bị cử tri trừng phạt qua lá phiếu. Tại Pháp, không chỉ có chính phủ dốc toàn lực để đối phó dịch bệnh, mà ngay cả tổng thống Emmanuel Macron cũng đă phải điều chỉnh lịch làm việc của ông, hoăn một số chuyến công du, để tập trung vào việc xử lư khủng hoảng Covid-19 trong cương vị nguyên thủ quốc gia.

    Hiện giờ ở cấp độ toàn cầu, dịch bệnh Covid-19 coi như chỉ mới ở giai đoạn đầu, sự so sánh tạm dừng ở đó, với phần thắng nghiêng về phía các nền dân chủ.

    Nếu có điều ǵ có thể hạn chế các nền dân chủ như nước Pháp trong việc đối phó với dịch bệnh, th́ đó là lo ngại đụng chạm đến các quyền tự do cá nhân của người dân. T́nh h́nh dịch Covid -19 ở Pháp hiện đang ở mức độ báo động « giai đoạn 2 - stade 2 ». Nhưng khi virus corona này lan rộng trên toàn quốc, báo động sẽ được nâng lên thành « giai đoạn 3 », mức cao nhất. Khi đó chính phủ Pháp sẽ phải huy động toàn bộ các thành phần của hệ thống y tế, đồng thời sẽ thi hành các biện pháp nghiêm ngặt hơn đối với người dân. Nhưng để chuẩn bị cho mức báo động cao hơn, theo tờ Le Monde hôm nay, bộ trưởng Y Tế Pháp đă phải hỏi ư kiến của Ủy ban quốc gia tham vấn đạo lư về các biện pháp bó buộc về y tế công cộng có thể sẽ được thi hành để pḥng chống dịch. Chính ủy ban này sẽ tư vấn cho chính phủ để làm sao dung ḥa giữa yêu cầu bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và việc tôn trọng các quyền tự do cá nhân.

  5. #185
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Kinh tế : Những bài học lớn từ một con virus nhỏ


    Một dây chuyền sản xuất điện thoại di động của Hoa Vi tại Đông Hoản, Trung Quốc ngày 25/03/2019. REUTERS/Tyrone Siu

    Guồng máy sản xuất đang ngon trớn của thế giới bị chựng lại. Dịch virus corona (Covid-19) làm lộ rơ nhược điểm của mô h́nh kinh tế toàn cầu hóa, nhưng sẽ là một sai lầm khi nghĩ rằng, dịch viêm phổi chủng mới đang lan rộng trên thế giới lần này sẽ chặn đứng tham vọng của các nhà sản xuất di dời cơ sở đến những "miền đất hứa" lợi nhuận.



    Virus corona sẽ giúp Donald Trump thúc đẩy các doanh nghiệp quay trở lại về Mỹ ? Dịch bệnh lần này có "hiệu quả" hơn các chương tŕnh "Choose France" hay "Made in France" quảng bá cho h́nh ảnh của nước Pháp trong mắt các nhà đầu tư Pháp và các nước bạn ?

    Các ngân hàng trung ương trên thế giới lần lượt tuyên bố hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thử thách do dịch Covid-19 gây nên. Bộ trưởng 7 nền công nghiệp phát triển nhất thế giới, khối G7, họp bàn về tác động của Covid-19 đối với kinh tế toàn cầu và những biện pháp hỗ trợ kinh tế.

    Virus corona làm lộ rơ nhược điểm của kinh tế thế giới : lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, vào các nhà sản xuất ở phương xa mà quên mất rằng chuỗi cung ứng có thể bị "động" v́ những yếu tố bất ngờ. Những yếu tố bất ngờ đó có thể là dịch bệnh như lần này, hay do xung đột địa chính trị, gây xáo trộn các trục giao thông, trên biển, trên bộ và trên không.

    Nh́n từ góc độ vi mô, với Covid-19, dây chuyền sản xuất của hầu hết mọi ngành nghề đều bị đe dọa gián đoạn. Chỉ cần các nhà máy ở tận Vũ Hán đóng cửa trong nhiều tuần lễ cũng đủ để nhân viên hăng xe Ư Fiat-Chrysler đặt tại Kragujevac, miền trung Serbia phải nghỉ việc bất đắc dĩ. Dịch Covid-19 hoành hành tại Trung Quốc khiến các nhà máy sản xuất sốt cà chua nổi tiếng của Ư không có hàng để phân phối cho các siêu thị Pháp.

    Các hăng dược phẩm tên tuổi của Âu, Mỹ đang lo thiếu các hoạt chất nhập khẩu từ Trung Quốc để chế tạo những loại thuốc cần thiết nhất trong đời sống hàng ngày, từ thuốc chữa bệnh tiểu đường đến thuốc điều trị về tim mạch, thuốc chống trầm cảm ... Không chỉ có nhà bào chế của châu Âu hay Hoa Kỳ lo lắng v́ đă "khoán trắng" cho các tập đoàn Trung Quốc sản xuất các hoạt chất cần thiết cho bào chế thuốc, mà cả Ấn Độ, một nguồn cung cấp thuốc quan trọng khác của thế giới, cũng phải nhập khẩu đến 80 % các hoạt chất "made in China".

    Dẹp bỏ các nhà kho chứa hàng

    Câu hỏi đặt ra là v́ sao ngay từ khi dịch bệnh c̣n khoanh vùng tại Hoa lục, các công ty lớn nhỏ từ Âu sang Á đều dự báo mức sản xuất sụt giảm trong những tháng tới ? Câu trả lời khá đơn giản. Trong thế giới mở rộng, dây chuyền sản xuất đă được quốc tế hóa. Thí dụ như những thiết bị phụ tùng cho phép sản xuất ra từ chiếc điện thoại thông minh, đến động cơ của máy bay Airbus hay Boeing đều được nhập từ khắp mọi nơi. Xe ô tô điện của Pháp, của Nhật hay của Mỹ dùng các b́nh điện của Trung Quốc.

    Trong cuộc chạy đua t́m lợi nhuận và cắt giảm tối đa các chi phí sản xuất, các doanh nghiệp đă dẹp bớt rất nhiều các nhà kho. Thậm chí một số công ty c̣n chủ trương là không cần phải thuê đất dựng băi kho ở gần các nhà máy, bởi v́ quản lư các nhà kho vừa tốn chỗ, vừa tốn kém trong lúc trên nguyên tắc, hàng vẫn được cung cấp đều đặn. Hệ quả kèm theo là khi Trung Quốc "ho", các cơ sở sản xuất của Âu, Mỹ thiếu nguyên liệu để hoạt động.

    Chính v́ muốn biến Trung Quốc thành "nhà kho" mà thành phố Vũ Hán mới chỉ bị bế quan toả cảng trong ṿng 2 tuần lễ đầu, tập đoàn xe hơi Hyundai ở Hàn Quốc đă phải tạm cho nhân viên nghỉ việc v́ không được cung cấp đúng thời hạn các phụ tùng xe hơi. Khi dịch viêm phổi vừa bùng phát tại Trung Quốc, hăng điện thoại Apple ở măi tận Cupertino, bang California đă vội vàng thông báo, số lượng điện thoại bán ra trong quư I năm 2020 giảm từ 5 đến 10 %.

    Ngưỡng tử vong hơn 3.100 người và trên 90.000 ca lây nhiễm virus corona trên toàn thế giới cũng đủ để các cơ quan tài chính đa quốc gia nêu lên "t́nh trạng khẩn cấp về kinh tế". Trên thị trường tài chính, tuần lễ cuối của tháng 2/2020, các chỉ số chứng khoán rơi xuống mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và 42 tỷ đô la bốc hơi. Trả lời đài RFI tiếng Việt, Eric Chaney, cố vấn kinh tế viện nghiên cứu Montaigne Paris giải thích về hiện tượng hoảng hốt này :

    "Cỗ máy sản xuất tại Trung Quốc đă bị chựng lại v́ mục tiêu ngăn chận virus corona lây lan. Kinh tế qua đó bị đ́nh trệ. Vấn đề đặt ra là ngày nay, với GDP gần bằng 20 % của địa cầu, Trung Quốc đă chiếm một vị trí rất quan trọng trên bàn cờ thế giới. Trung Quốc là một nguồn nhập khẩu lớn của thế giới, là một khách hàng không thể thiếu của châu Âu, Mỹ hay Úc. Thành thử các quốc gia này cũng bị vạ lây. Với t́nh trạng hiện nay, tăng trưởng của Trung Quốc trong quư I năm nay sẽ bị giảm ít nhất là 2 %. Trong trường hợp khả quan nhất, phải đợi đến quư tới cỗ máy sản xuất mới hoạt động lại b́nh thường. Nh́n rộng ra cả năm, tổng sản phẩm đội địa của nước này có thể sụt giảm tối thiểu là từ 2 đến 3 điểm. C̣n thế giới th́ sẽ mất đi khoảng 0,5 điểm GDP v́ virus corona".

    Báo động về mức độ lệ thuộc vào Trung Quốc

    40 % hàng dệt may của thế giới do Trung Quốc xuất khẩu; hơn 1/4 đồ nội thất cũng do Trung Quốc làm ra. Về viễn thông, 25 % cáp quang sử dụng trên thế giới được sản xuất ngay tại thành phố Vũ Hán, 95 % động cơ xe hơi điện sản xuất tại Trung Quốc, trên dưới 85 % pin điện mặt trời cũng do Trung Quốc tạo ra, trong lúc Pháp, Đức đều đă làm chủ công nghệ này từ trước nhưng không thể cạnh tranh nổi với nhân công rẻ của nước đông dân nhất địa cầu.

    Chuyên gia Eric Chaney giải thích thêm virus corona đang làm lộ rơ những bất cập cụ thể của mô h́nh kinh tế toàn cầu hóa quá đă đi quá xa và cái giá phải trả :

    "Kể từ khi Bắc Kinh gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới đầu những năm 2000, đă có rất nhiều doanh nghiệp di dời cơ sở sản xuất sang Trung Quốc. Là một thị trường lớn, có nhân công rẻ và một mô h́nh kinh tế có hiệu quả, chọn Trung Quốc là tính toán rất khôn ngoan. Tuy nhiên chiến tranh thương mại Mỹ- Trung từ năm 2017 đă bắt đầu buộc giới đầu tư phải suy tính lại. Dịch Covid-19 có lẽ lại càng thôi thúc các chủ doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ hơn cái được, cái thua trong quyết định đi t́m những địa bàn có nhân công rẻ để giảm giá thành. Dịch bệnh tại Trung Quốc lần này cho thấy, chúng ta cũng phải trả giá cho mô h́nh toàn cầu hóa đó, và đôi khi đó là cái giá mà chung ta không lường trước được. Rất có thể là với kinh nghiệm lần này, các doanh nghiệp sẽ phải tính tới chuyện thu hẹp khoảng cách về địa lư giữa các nhà máy và người tiêu dùng".

    Phương Tây lạm dụng công xưởng của thế giới ?

    Thảm họa sóng thần Nhật Bản năm 2011 và đợt lũ lụt kéo dài trong nhiều tuần lễ tại miền bắc Thái Lan cùng năm, từng làm xáo trộn dây chuyền sản xuất của một số công ty trên thế giới. Gần đây hơn, từ cuối năm 2017 chiến tranh thương mại Mỹ- Trung do tổng thống Donald Trump khơi mào đă khiến một số công ty chuyển hướng đầu tư quay trở về nguyên quán, hoặc đi t́m những địa bàn mới, gần với các nhà máy sản xuất, gần với thị trường tiêu dùng chính của ḿnh hơn.

    Tại Hoa Kỳ, một trong những yếu tố khiến nhà tỷ phú New York Donald Trump đắc cử năm 2016 là cam kết "làm sống lại những vùng công nghiệp" của Mỹ với khẩu hiệu "America First". Tại châu Âu, các làn sóng dân túy tràn lên từ uất hận của một phần công luận trước hiện tượng các nhà máy liên tục đóng cửa, công ty mẹ dời cơ sở sản xuất đến những vùng có nhân công rẻ, ít bị ràng buộc v́ luật lao động hay các chuẩn mực môi trường.

    Không chỉ trong ngành công nghiệp, mà ngay cả một số dịch vụ cũng đă di dời cơ sở sang những miền "đất hứa". Thí dụ như một người Pháp liên lạc với ngân hàng qua điện thoại, đầu dây bên kia được đặt măi ở tận Tunisia, Maroc hay thậm chí là Ấn Độ !

    Ảo vọng nếu cho rằng Covid-19 khai tử mô h́nh kinh tế toàn cầu

    Trở lại với khu vực sản xuất, câu hỏi đặt ra là liệu sau kinh nghiệm lần này, khi mà dây chuyền của thế giới bị đe dọa gián đoạn, các công ty có xem Covid-19 như một khúc quanh và tính tới khả năng giảm bớt mức độ lệ thuộc vào Trung Quốc hay không ? Theo chuyên gia Eric Chaney, viện nghiên cứu Montaigne - Paris, câu trả lời là Không. Ông giải thích :

    "Theo tôi, chúng ta đă trông thấy khúc quanh từ thời điểm 2017, có điều để nói một cách ví von, các khúc ngoặt ngày càng gắt thành thử ta phải bẻ tay lái nhanh hơn. Ngay từ cuối 2017 chính quyền Trump đă lao vào cuộc đọ sức thương mại với Trung Quốc. Châu Âu ư thức được về một số giới hạn trong việc trao đổi với Trung Quốc. Do vậy nhiều doanh nghiệp đă bắt đầu rà soát lại mô h́nh sản xuất và đă bắt đầu tái di dời sản xuất – thí dụ như một vài doanh nghiệp Mỹ đă từ Mêhicô trở lại về Hoa Kỳ. Covid-19 lại càng làm lộ rơ những thiếu sót của mô h́nh kinh tế toàn cầu. Rất có thể là nhịp độ phi toàn cầu hóa sẽ tăng mạnh hơn với khủng hoảng lần này (..)

    Đây sẽ là giai đoạn để bố trí lại các chính sách phát triển của các doanh nghiệp, giảm vốn đầu tư vào Trung Quốc để chuyển hướng đi nơi khác với những lư do có thể là không liên quan ǵ đến virus corona cả. Phương Tây thận trọng trước các vụ cưỡng ép chuyển giao công nghệ, trước mô h́nh quản lư thiếu minh bạch và cạnh tranh bất b́nh đẳng của Trung Quốc.

    Bản thân Trung Quốc cũng sẽ giảm các dự án vào châu Âu hay Mỹ. Thực ra, Trung Quốc không c̣n lệ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài như hồi đầu những năm 2000 nữa. Bắc Kinh đă phát triển những công nghệ riêng và những nghiên cứu khoa học riêng. Tuy nhiên, sẽ hoàn toàn không có chuyện phương Tây đột nhiên đóng cửa với Trung Quốc".

    Bốn bài học của virus corona

    Bài học thứ nhất từ dịch Covid-19 lần này là từ lâu nay, thế giới đă "ỷ lại" vào Trung Quốc, tin tưởng vào sức mạnh sản xuất của nước đông dân nhất địa cầu. Mức độ tin tưởng đó cao đến nỗi trong vài thập niên, ông khổng lồ châu Á này vừa là hầu bao của thiên hạ, vừa là nguồn tiêu thụ vừa là nhà cung ứng "nuôi" cả thế giới.

    Bài học thứ nh́ virus corona đang đem lại là trên con đường đi t́m lợi nhuận, các hăng xưởng, bất luận đông hay tây, đă trông thấy nguồn nhân lực dồi dào và rẻ của Trung Quốc, thấy thị trường rộng lớn 1,4 tỷ dân, trông thấy lợi thế khi các nhà máy tại Trung Quốc hoạt động hết công sức nhả khói gây ô nhiễm cho môi trường và không khí hay sông ng̣i bị ô nhiễm đó th́ dân Trung Quốc hứng chịu. Có điều, chuỗi cung ứng đó cũng có những lỗ hổng, và có thể bị một con virus nhỏ đe dọa.

    Điểm thứ ba là mâu thuẫn trong mục tiêu chống biến đổi khí hậu mà nhiều nước phương Tây đang trên tuyến đầu. Thế giới đề ra mục tiêu giảm hiệu ứng nhà kính làm hâm nóng bầu khí quyển, mà không nghĩ đến chuyện giới hạn những chuyến tàu chở hàng, đi cả ṿng trái đất để đưa hàng Trung Quốc đến tay người tiêu dùng ở bên kia địa cầu.

    Bài học thứ tư là vào thời điểm này, Bắc Kinh đang lo sợ dịch bệnh càng kéo dài, uy tín của Trung Quốc trong mắt các nhà đầu tư càng mai một. Tuy nhiên cầm chắc là một khi Covid-19 ch́m vào quá khứ th́ mọi việc đâu sẽ hoàn đấy : không c̣n mấy ai nói đến một mô h́nh kinh tế "phi quốc tế hóa" hay "phi toàn cầu hóa", bởi v́ giới tư bản luôn có những sáng kiến trên con đường đi t́m lợi nhuận.

    Vả lại nếu Trung Quốc không c̣n được xem là một băi đáp an toàn, th́ các doanh nghiệp quốc tế sẽ đi t́m những băi đáp mới. Cũng có không ít các quốc gia đang phát triển muốn được trở thành "công xưởng của thế giới" như con đường mà Trung Quốc đă đi qua.

  6. #186
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Mỹ có 9 người chết v́ COVID-19, tất cả đều ở tiểu bang Washington
    Bộ Nội An đóng cửa một văn pḥng sau khi có nhân viên nghi lây nhiễm
    Mar 3, 2020

    Trung tâm chăm sóc bệnh nhân Life Care Center ở Kirkland, Washington. (H́nh: Dean Rutz/The Seattle Times via AP)
    KIRKLAND, Washington (NV) — Số trường hợp thiệt mạng v́ virus COVID-19 ở Hoa Kỳ lên tới chín người hôm Thứ Ba, 3 Tháng Ba, sau khi giới chức tiểu bang Washington loan báo có thêm một người nữa chết v́ lây nhiễm virus này.

    Cho tới nay, tất cả các trường hợp tử vong do COVID-19 ở Hoa Kỳ đều xảy ra tại tiểu bang Washington, theo bản tin của ABC News.

    Hiện có hơn 100 ca nhiễm COVID-19 được xác nhận tại 15 tiểu bang ở Hoa Kỳ, tính tới sáng ngày Thứ Ba. New Hampshire và Georgia là hai tiểu bang mới nhất vào danh sách các nơi có người nhiễm bệnh trong nước.

    Trong khi đó quyền Bộ Trưởng Nội An Chad Wolf hôm Thứ Ba nói rằng bộ này đă đóng cửa một văn pḥng ở quận King County, tiểu bang Washington, v́ một nhân viên nơi đây phát bệnh sau khi đến thăm thân nhân điều trị tại LifeCare Center ở thành phố Kirkland trong tiểu bang.

    LifeCare Center Kirkland là nơi có hầu hết các trường hợp tử vong do COVID-19 tại tiểu bang Washington.

    Ông Wolf nói rằng các nhân viên làm việc tại văn pḥng Bộ Nội An ở nơi này được lệnh làm việc ở nhà và văn pḥng sẽ được đóng cửa trong 14 ngày. Tất cả các nhân viên cũng được lệnh tự cách ly trong thời gian đó.

    Ông Wolf khen ngợi người nhân viên kia không đi làm sau khi thấy ḿnh không khỏe và cũng nói rằng văn pḥng đóng cửa v́ “sự cẩn thận tối đa”.

    Ông không cho biết văn pḥng này có nhiệm vụ ǵ và có bao nhiêu nhân viên, khi ra điều trần trước Ủy Ban Nội An Hạ Viện hôm Thứ Ba. (V.Giang)

  7. #187
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Lốc xoáy đánh qua Tennessee: Ít nhất 25 người chết, nhiều nhà bị phá hủy
    Mar 3, 2020

    Nhà cửa hư hại do lốc xoáy ở Nashville, Tennessee. (H́nh: Courtney Pedroza/The Tennessean via AP)
    NASHVILLE, Tennessee (AP) — Có ít nhất 25 người thiệt mạng vào lúc sáng sớm ngày Thứ Ba, 3 Tháng Ba, ở Tennessee, khi có trận lốc xoáy đánh qua, phá hủy nhiều căn nhà, trong đó có khoảng 40 căn nhà ở vùng Nashville.

    Thống Đốc Bill Lee nói rằng hiện c̣n nhiều người mất tích trong tiểu bang, và số tử vong có thể lên cao hơn v́ có nhiều căn nhà bị sập.

    Tổng Thống Donald Trump gọi điện thoại thăm hỏi Thống Đốc Lee về t́nh h́nh tiểu bang này và nói rằng ông sẽ đến thăm Tennessee vào ngày Thứ Sáu.

    Tại thành phố Nashville, các trường học, ṭa án đều đóng cửa và hệ thống chuyên chở công cộng tạm ngưng hoạt động. Trong khi đó có bốn pḥng phiếu được dời đi, chỉ ít giờ trước khi cuộc bỏ phiếu sơ bộ “Super Tuesday” phía đảng Dân Chủ bắt đầu.


    Quang cảnh tan hoang sau khi lốc xoáy kéo qua ở Nashville, Tennessee. (H́nh: AP Photo/Mark Humphrey)
    Thị trưởng thành phố Nashville, ông John Cooper, vào lúc sáng sớm khi đến thăm một trung tâm tạm trú, nói với tờ báo The Tennessean rằng “có trận lốc xoáy kéo qua và có người thiệt mạng”.

    Nữ phát ngôn viên cơ quan điều hành t́nh trạng khẩn cấp Tennessee, bà Maggie Hannan, xác nhận con số thiệt mạng nay ít nhất là 25 người và có thể c̣n lên cao hơn. Các cảnh sát trưởng Putnam County và Benton County cũng cho biết là khu vực của họ có người chết v́ lốc xoáy.


    Hai vợ chồng được cứu ra khỏi căn nhà bị lốc xoáy đánh sập ở Mt. Juliet, Tennessee. (H́nh: Larry McCormack/The Tennessean via AP)
    Trận lốc xoáy xảy ra gần Nashville nghe nói đă quét sát mặt đất, tiến thẳng vào Hermitage, cách nơi này khoảng 10 dặm (16 km) về phía Đông. Các nơi khác báo cáo có thiệt hại lớn gồm cả Mt. Juliet, trung tâm thành phố Nashville và Germantown.

    Cảnh sát Nashville nói có ít nhất 40 căn nhà bị sập tại nơi này và lính cứu hỏa đă được huy động để cứu các nạn nhân.

    Phi trường John C. Tune, nằm gần phi trường quốc tế Nashville, bị thiệt hại nặng nề, theo nữ phát ngôn viên Kim Gerlock vào lúc sáng sớm ngày Thứ Ba. Một số nhà chứa phi cơ bị phá hủy và nơi này cũng bị mất điện.


    Một khu vực ở Nashville bị thiệt hại do lốc xoáy. (H́nh: AP Photo/Mark Humphrey)
    Cơ quan Hồng Thập Tự ở Nashville thông báo đă mở ra một trung tâm tạm trú cho nạn nhân lốc xoáy trong thành phố, ở Nashville Farmers Market.

    Công ty điện lực Nashville Electric gởi tweet ra cho biết bốn trạm biến điện của họ bị hư hại v́ lốc xoáy. Đến 4 giờ sáng giờ địa phương có khoảng 44,000 căn nhà bị mất điện.

    Học Khu Metro Nashville nói rằng tất cả các trường học nơi này đều sẽ đóng cửa ngày Thứ Ba v́ thiệt hại do lốc xoáy gây ra.

    Wilson County, nằm về phía Đông của Nashville, sẽ đóng cửa trường học trong suốt tuần. (V.Giang)

  8. #188
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Vaccine ngừa Covid-19: Nhiều cam go
    04/03/2020
    Steve Baragona


    Các nhà báo tụ tập bên ngoài một trung tâm y tế tư tại Buenos Aires, nơi đang chữa trị cho bệnh nhân lây nhiễm covid-19 đầu tiên tại Argentina (ảnh chụp ngày 3/3/2020)


    Vaccine đầu tiên chống virus Covid-19 đang được thử nghiệm trên người.

    Khi các nhà khoa học Trung Quốc công bố tŕnh tự lây lan của virus corona và khi công ty công nghệ sinh học Moderna gởi vaccine đến Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm của Mỹ để bắt đầu thử nghiệm chỉ cách có 6 tuần.

    Đây là một khoảng thời gian kỷ lục đối với việc chế tạo vaccine. Một vài công ty khác cũng đang làm việc để vaccine của họ được thử nghiệm lâm sàng.

    Tuy nhiên thử nghiệm một vaccine về độ an toàn và hiệu quả sẽ mất từ 12 đến 18 tháng hay hơn nữa, các giới chức nói. Dù sản phẩm qua được thử nghiệm nhưng sẽ phải đối mặt với rào cản khác nữa: chế tạo và phân phối đủ vaccine để đáp ứng như cầu của một cơn đại dịch toàn cầu.

    Công nghệ chưa được thử nghiệm

    Vaccine của công ty Moderna là một trong vài ứng cử viên dùng một công nghệ mới chưa bao giờ được sử dụng trên người.

    Cho tới nay tất cả các vaccine đều chứa đựng những phần của virus. Chúng báo động hệ thống miễn nhiễm của bệnh nhân để t́m ra virus.

    Vaccine gần đây nhất của Moderna chỉ chứa đựng những chỉ dẫn về gen đối với những phần này. Cơ thể của bệnh nhân chuyển những chỉ dẫn vào các phần của virus báo động hệ thống miễn nhiễm.

    Loại vaccine dùng gen này được sản xuất nhanh chóng hơn là vaccine truyền thống. Điều tất cả các khoa học gia cần biết là mă số gen của virus, đă có đối với virus corona trong ṿng vài tuần lễ khi được phát hiện.

    Đó là lư do tại sao Moderna có thể có được vaccine để thử nghiệm lâm sàng trong một thời gian kỷ lục.

    Tuy nhiên công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại Massachusetts, chỉ mới thành lập cách đây 10 năm, trước đây chưa bao giờ đưa một vaccine ra thị trường. Nếu vaccine của công ty chứng tỏ an toàn và hiệu nghiệm, mức cầu trên toàn thế giới có thể lên đến hàng trăm triệu ngay cả nhiều tỉ liều. Công ty không trả lời câu hỏi về khả năng sản xuất của công ty.

    “Một số những kỹ thuật rất tân tiến này được các công ty rất nhỏ thực hiện, những công ty này không có kinh ngiệm sản xuất vaccine ở mức độ rộng lớn cần thiết để miễn nhiễm thế giới,” ông Amesh Adalja, một học giả kỳ cựu của Trung tâm Johns Hopkins về An ninh Y tế nói. Ông nói tiếp “sẽ phải có một số cuộc thảo luận về việc làm thế nào chúng ta phát triển khả năng sản xuất.”

    Hai công ty công nghệ sinh học nhỏ khác là Inovio, có trụ sở tại Mỹ và CureVac, có trụ sở tại Đức cũng đang làm việc về vaccine căn cứ vào gen.

    Các nhà tài trợ đang “làm việc để nhận ra được một số lớn các nhà sản xuất tiềm năng để liên kết với những nhà phát triển vaccine của chúng tôi,” theo Liên minh Sáng kiến Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI), một đối tác công-tư quốc tế, được thành lập vào năm 2017 để thúc đẩy phát triển vaccine cho các bệnh khẩn cấp. Tất cả 3 công ty công nghệ sinh học đều nhận tài trợ từ CEPI.

    Kinh doanh rủi ro

    Đối với những công ty có kinh nghiệm sản xuất rộng lớn, sản xuất vaccine khẩn cấp là một rủi ro về kinh doanh không được hoan nghênh, các chuyên gia nói.

    Các công ty “phải ngưng làm việc đối với những ǵ họ đang làm,” ông Adalja nói. “Chúng ta không biết thị trường to lớn như thế nào. Chúng ta không biết nếu (dịch bệnh) tàn lụi dần (vào lúc vaccine sẵn sàng) như là với bệnh SARS. Chúng ta không biết ai sẽ mua vaccine này.”

    Chính phủ và các đối tác công-tư đă mua vaccine trong một số lần bùng phát trước, nhưng mỗi trường hợp đều khác nhau và không phải kịch bản nào cũng kết thúc tốt đẹp.

    Một vài công ty thiệt hại về tài chánh khi làm việc để phát triển vaccine chống Ebola trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát vào những năm 2013 và 2016 tại Tây Phi.

    Công ty sản xuất vaccine Sanofi cũng quay lưng với việc phát triển vaccine Zika.

    Giá cả phải chăng và việc kiểm soát giá cả

    Vấn đề ai cũng có thể mua được đă được đưa ra đối với vaccine cho Covid-19.

    Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar nói với Quốc hội tuần trước: “Chúng tôi muốn đảm bảo là chúng tôi làm việc để vaccine có thể tiếp cận với mọi người, nhưng chúng tôi không thể kiểm soát giá cả v́ chúng tôi cần đầu tư của lănh vực tư.”

    “Ưu tiên là có được vaccine và cách chữa trị,” ông nói thêm. Kiểm soát giá cả sẽ không đưa chúng ta đến đó.”

    Ngày kế tiếp ông Azar tự mâu thuẫn khi nói rằng: “Tôi đă chỉ thị cho toán của tôi là nếu chúng tôi liên doanh với một công ty tư, đó là cùng tài trợ cuộc nghiên cứu và chương tŕnh phát triển, chúng tôi phải đảm bảo là tiếp cận được kết quả này.”

    Ngay cả khi các công ty và chính phủ Mỹ đồng ư về giá cả, câu hỏi kế tiếp là khi nào và liệu thế giới có tiếp cận được không.

    Trong số những công ty sản xuất vaccine lớn trên thế giới, chỉ có Sanofi và Johnson & Johnson có trụ sở tại Mỹ là theo đuổi vaccine virus corona. Công ty dược GSK của Anh đang đóng góp một chất tăng cường miễn nhiễm cho một công ty vaccine Trung Quốc.

    Hiện c̣n quá sớm để nói làm thế nào để đưa vaccine đến cho những người cần. Cuộc chạy đua để vaccine được thử nghiệm lâm sàng chỉ mới bắt đầu, và việc chế tạo phải mất một năm nữa.

    Và lúc đó dịch bệnh xảy ra ở đâu là điều mọi người c̣n đang phỏng đoán.

  9. #189
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Tin nói Đức Giáo hoàng được xét nghiệm Covid-19 (VOA)


  10. #190
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona: Quy mô ổ dịch Iran to lớn mức nào ?


    Iran - dịch Covid-19: Khử trùng trước lăng mộ giáo sĩ Reza tại Mashhadj, nơi thu hút hàng năm hơn 20 triệu người đến viếng. Ảnh 27/02/2020. WANA via REUTERS

    Ngày 03/03/2020, chính quyền Iran chính thức xác nhận nước này có thêm 835 ca nhiễm virus corona (Covid-19), nâng tổng số trường hợp bị nhiễm bệnh lên thành 2.336 người. Song song với số ca nhiễm mới, các trường hợp tử vong cũng tăng mạnh, từ 66 lên 77 người chết trong vòng 24 tiếng đồng hồ.


    Tính đến hôm qua, Iran như vậy đã bám chắc vị trí không ai mong muốn là ổ dịch lớn thứ tư của thế giới, chỉ thua ba nước: Trung Quốc, ổ phát tán dịch bệnh ra toàn thế giới, đứng đầu danh sách đen của các nước bị dịch nặng nhất, kế đến là Hàn Quốc, đứng thứ hai và Ý thứ ba.

    Chức sắc cao cấp bị nhiễm bệnh, thậm chí tử vong !

    Mức tăng của các ca lây nhiễm hơn 800 người trong vòng một ngày ghi nhận vào hôm 03/03 phải nói là rất lớn, trong lúc số 11 trường hợp tử vong cũng rất cao. Cho dù vậy, câu hỏi mà giới quan sát vẫn đặt ra là quy mô thực thụ của dịch Covid-19 tại Iran ra sao, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ tử vong, tức là số người chết so với số người nhiễm virus corona cao bất thường.

    Giống như tại Trung Quốc, khi có thông tin về việc dịch Covid-19 xuất hiện tại Iran, giới lãnh đạo tối cao của nước này đã vội khẳng định đó chỉ là một “âm mưu của kẻ thù” nhằm phá hoại lễ kỷ niệm cuộc Cách Mạng Hồi Giáo 1979, rơi vào ngày 11/02, cũng như làm người dân sợ không dám tham gia cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 21/02.

    Thế nhưng thực tế đã buộc giới lãnh đạo Iran phải công nhận là dịch bệnh đang lây lan, nhất là khi nhiều chức sắc cao cấp hay nhân vật quyền thế trong chế độ lần lượt mắc bệnh, trong đó có cả phó tổng thống Iran, thứ trưởng bộ Y Tế, người phụ trách chống dịch, và gần đây nhất là người đứng đầu cơ quan y tế khẩn cấp Iran! Bên cạnh đó, theo đài CNN, Quốc Hội nước này cũng xác nhận là có đến 23 dân biểu bị nhiễm bệnh, con số này chắc chắn sẽ còn lên cao.

    Trong số chức sắc bị nhiễm virus corona, thậm chí có người đã chết như ông Mohammad Mirmohammadi, một thành viên của Hội đồng cố vấn cho lănh tụ tối cao Iran Ali Khamenei, hay Hadi Khosrowshahi, một cựu đại sứ, hoặc là nghị sĩ Mohammad Ali Ramazani Dastak.

    Trong những ngày gần đây, chính quyền Iran đã thay đổi thái độ, thông tin thường xuyên hơn và nhiều hơn về diễn biến của dịch Covid-19 tại nước này. Tuy nhiên, chế độ vẫn bị tố cáo là cố gắng giảm thiểu quy mô dịch bệnh.

    Hơn chục ngàn người đă bị nhiễm virus ?

    Hãng tin Pháp AFP ngày 29/02 vừa qua, đã nêu bật sự chênh lệch to lớn giữa số liệu do chính quyền Iran cung cấp với những con số do các nguồn không phải là chính phủ đưa ra.

    Theo chính quyền Teheran, thì tính đến hôm đó, theo số liệu chính thức thì Iran có 43 ca tử vong được xác nhận và 593 người lây nhiễm. Tuy nhiên, theo ban tiếng Iran của đài BBC Anh Quốc, trong thực tế, số trường hợp tử vong vì dịch Covid-19 tính đến cuối tuần qua lên đến hơn 200 ca, một con số mà bộ trưởng Y Tế Iran đã phản bác ngay vào hôm thứ Bảy 29/02

    Một nguồn tin khác là tổ chức đối lập lưu vong Những người Moudjahidin của Nhân Dân, bị chính quyền Iran liệt vào diện tổ chức khủng bố, cũng cho rằng đã có hơn 300 người chết tại Iran vì dịch Covid-19, trong lúc số trường hợp bị nhiễm lên đến 15 000 người.

    Những tuyên bố về tính chất nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh tại Iran như đã được giới khoa học công nhận.

    Theo AFP, trong một bản nghiên cứu công bố hôm 25/02 trên trang tin về y học MedRxiv, 6 nhà dịch tễ học tại Canada đã dựa trên một mô hình toán học để cho rằng có thể đã có hơn 18.000 người bị lây nhiễm virus trên lãnh thổ Iran.

    Tính toán của họ, chưa được các đồng nghiệp khác xác nhận, đã đưa ra số liệu trên dựa trên các ca được Iran loan báo, cũng như các ca lây nhiễm ở những người ngoại quốc đã từng đến Iran trong thời gian có dịch.

    Trả lời hãng tin Pháp AFP, ông Isaac Bogoch, chuyên gia nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại đại học Toronto, đồng tác giả bài nghiên cứu đã được công bố, giải thích: “Khi một quốc gia bắt đầu xuất khẩu các ca nhiễm sang những nơi khác, rất có khả năng là tình trạng lây nhiễm trong nước đó rất quan trọng”.

    Chủ trương che giấu thông tin

    Báo Le Monde trong số ghi ngày hôm nay, 04/03/2020, đã tiếp tục tìm hiểu thực hư trong các số liệu về dịch Covid-19 mà chính quyền Iran loan báo, và đã nêu bật lời chứng của giới chuyên môn ngay tại Iran cho rằng chính quyền đã nói dối.

    Theo Le Monde, bộ Y Tế Iran hôm thứ Hai 02/03 đã xác nhận 523 trường hợp lây nhiễm và 12 trường hợp tử vong mới, đưa tổng số người chết kể từ khi dịch bắt đầu lên thành 66. Một bác sĩ làm việc ở miền bắc Iran đã không ngần ngại phản bác: “Số liệu của họ là sai. Tôi không một chút nghi ngờ về điều đó. Chúng tôi hiện có những bệnh nhân bị nhiễm bệnh trong bệnh viện của chúng tôi, những người này không hề được thống kê trong các số liệu chính thức”.

    Ông Gholam-Ali Jafarzadeh Imenabadi, dân biểu thành phố Rasht, thủ phủ tỉnh Gilan, ở miền bắc Iran sát biển Caspi, đă khẳng định rằng tình hình tại đấy đặc biệt nghiêm trọng. Đối với ông, số liệu chính quyền đưa ra là “một tṛ đùa”, vì ở tỉnh ông, các bệnh viện và trạm xá đều “đầy những bệnh nhân khả nghi”.

    Một bác sĩ ở miền nam Iran cũng cho biết là toàn bộ đất nước Iran đã bị dịch bệnh. Tại bệnh viện của ông, tất cả các ca phẫu thuật bị cho là không khẩn cấp đều đă bị hủy bỏ.

    Giải thích về nguyên nhân khiến cho dịch bệnh hoành hành dữ dội tại Iran, giới y khoa nước này đã nêu lên trước tiên chủ trương che giấu thông tin của chính quyền vào lúc đầu, không cho làm bất kỳ cái gì để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

    Phát biểu với Le Monde, một sinh viên y khoa nội trú ở thủ đô Teheran đã tố cáo: “Khi phủ nhận trong hơn mười ngày rằng dịch Covid-19 đã xuất hiện, chính quyền đă biến nhân viên y tế thành phương tiện truyền bệnh… Chúng tôi bị bệnh nhân lây bệnh, sau đó chúng tôi trở về với gia đ́nh, với bạn bè và như vậy đã có thể lây nhiễm cho hàng chục người khác”.

    Các bác sĩ Iran cũng cho rằng t́nh h́nh nghiêm trọng hiện nay còn là hậu quả của việc chính quyền từ chối cách ly thánh địa Qom, tâm chấn của dịch Covid-19 tại Iran. Chính ở thành phố thánh này mà các trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên đă xuất hiện. Qom lại là một địa điểm hành hương, luôn thu hút đông đảo tín đồ thuộc hệ phái Hồi Giáo Shia ở Iran và nước ngoài.

    Các giáo sĩ và các thành phần bảo thủ rất có thế lực đã thành công trong việc không cho đóng cửa các lăng mộ ở Qom và cách ly thành phố này.

    Trước sự hoành hành càng lúc càng dữ dội của dịch Covid-19, chính quyền Iran đã bắt đầu đưa ra biện pháp ngăn ngừa đà lây lan của dịch bệnh : Hủy bỏ buổi cầu nguyện lớn ngày thứ Sáu tại nhiều thành phố, đóng cửa trường học, đóng cửa Quốc Hội cho đến khi có lệnh mới, hạn chế đi lại.

    Thế nhưng câu hỏi được nêu lên là phải chăng đã quá muộn ?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 20-01-2019, 06:14 PM
  2. Replies: 6
    Last Post: 16-11-2014, 08:26 PM
  3. Những thiên tài bại năo
    By SilverBullet in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 01-10-2013, 04:58 AM
  4. Thiên Thần Đen
    By phuong vinh in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 28-01-2012, 09:34 PM
  5. Thiên Tai Ở Châu Á
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 26-03-2011, 11:35 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •