Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 15 of 15

Thread: Phòng tuyến Tây Nam bảo vệ thủ đô Sài Gòn năm 1975.

  1. #11
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,742


    Phóng sự

    Rạng danh Địa Phương Quân & Nghĩa Quân


    (Quận Thủ Thừa, Long An tháng 04.1975)

    Video: THEO DẤU GIÀY SÔ




    Vào lúc đó, Tổng Thống Ford (đảng Cộng Hòa) của Hoa Kỳ đă 3 lần yêu cầu quốc hội Hoa Kỳ viện trợ quân sự cho VNCH vì bọn Việt cộng gian tham gian lận vi phạm Hiệp Định Hỏa Bình Paris 1973 để đánh cướp miền nam VN. Nhưng đảng Dân Chủ lúc đó đang nắm đa số tại quốc hội Hoa Kỳ, nên đảng Dân Chủ đều phủ quyết cả 3 lần yêu cầu viện trợ cho quân đội VNCH để dâng miền nam VN cho bọn công sản gian tham độc tài!.

    Nhiều người nói rằng: "miền nam VN bị rơi vào tay của bọn giặc cướp cộng sản là vì Hoa Kỳ phản bội đồng minh cắt viện trợ quân sự cho VNCH". Điêù này không chính xác!.

    Mà chính xác là tại vì phe Dân Chủ đang chiếm đa số ghế tại quốc hội Hoa Kỳ nên bầy đàn phe đảng Dân Chủ cương quyết cắt viện trợ quân sự cho miền nam VN!. Cho nên miền nam VN không đủ vũ khí xăng dầu để bảo vệ lãnh thổ trong khi bọn giặc cướp Việt cộng nhận được sự viện trợ dồi dào từ Liên Sô và các nước Cộng sản đông Âu để cưỡng chiếm miền nam VN!.

    Lúc đó vì muốn bang giao với Hoa Kỳ để canh tân Trung quốc, nên Trung quốc bị áp lực cuả chính phủ Hoa Kỳ (đảng Cộng Hòa) để phản đối cộng sản VN đánh chiếm miền nam sau Hiệp Định Hỏa Bình Paris 1973, cho nên Trung quốc không viện trợ quân sự cho cộng sản VN sau Hiệp Định Hỏa Bình Paris 1973.

    Đao phủ thủ đầu tiên của VNCH là tên gốc Do Thái Henry Kissinger, vì muốn Hoa Kỳ bỏ Đông Dương để chuyển trục qua Trung Đông bảo vệ Do Thái, cho nên Henry Kissinger đă theo lời xúi giục của bọn cộng sản Bắc Việt đă để cho bọn giặc cướp cộng sản miền bắc ở lại miền nam VN khi ký Hiệp Định Paris 1973, trong khi tất cả phe đồng minh của VNCH đều phải rút lui về nước trong vòng 60 ngày sau Hiệp Định Paris 1973. Lúc đó bọn giặc cướp lưu manh gian tham cộng sản (bao gồm cộng sản miền nam và cộng sản miền bắc) đều hoác mỏ ra... sủa...sủa...sủa ...để lừa bịp mọi người ...rằng...thì...là ...cộng sản miền băc không vào miền nam chiến đấu, mà chỉ có người dân miền nam nổi dậy dưới cái tên gọi là "Mặt trận giải phóng miền nam", cho nên cộng sản miền bắc không cần phải rút lui về miền bắc sau HĐ Paris 1973!. Nhưng thật sự thì đa số bộ đội của "Mặt trận giải phóng miền nam" vào lúc đó là các binh đoàn từ miền bắc vào, vì người miền nam u mê đi theo "Mặt trận giải phóng miền nam" chỉ là thiểu số, và đa số họ đă bị chết trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968.

    Đao phủ thủ thứ nhì của VNCH chính là đảng Dân Chủ tại Hoa Kỳ đă cương quyết cắt viện trợ quân sự cho VNCH để dâng miền nam VN cho cộng sản!.
    Last edited by LeBachViet; 21-04-2024 at 11:29 PM.

  2. #12
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,742


    Đại Tá Trần Vĩnh Huyến

    (Tỉnh Trưởng tỉnh Long An)

    - Sinh tháng 9 năm 1929 tại Cần Thơ

    - Nhập ngũ ngày 29-3-1951

    - Xuất thân trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt Khóa 4

    - Tỉnh Trưởng Long An

    - Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 25 Bộ Binh


    (Tôi, Quốc Thái Đinh Hùng Cường, xin ghi lại đây những gịng nhật kư cuối cùng trong đời binh nghiệp của Đại Tá Trần Vĩnh Huyến ...)

    Sáng ngày 30 tháng 04, 1975. 08:00 giờ sáng. Tôi (Đại tá Huyến) đang ngồi trong Trung Tâm hành quân, theo dơi các hoạt động quân sự ngoài ṿng đai an ninh của ḿnh, th́ đại tá Dơng chỉ huy trưởng các lực lượng Hải Quân tăng phái bước vào cho biết, Phó đề đốc tư lệnh chỉ thị cho toàn bộ Hải Quân nhổ neo lúc 09:00 giờ. Đại tá Dơng hỏi tôi có đi theo không?. Nếu đi, th́ hải quân có khả năng chuyên chở 200 người. Không suy nghĩ tôi đáp ngay: - Xin cám ơn đại tá, cứ cho nhổ neo đúng lệnh, và thời gian quy định. Phần tôi, trách nhiệm lănh thổ quá nặng nề. Hơn nữa, tôi đă kêu gọi tất cả lực lượng dưới quyền phải quyết tâm chiến đấu. Các anh em chiến sĩ của tôi hiện vẫn anh dũng đương đầu với địch, dành đất giữ dân không để lọt vào tay Cộng Sản. Họ nhất định không ră ngũ và bỏ chạy. Tôi cũng hứa cương quyết không bỏ anh em, vừa ở lại để noi gương tốt, vừa để giữ vững tinh thần chiến đấu của quân dân trong tỉnh. Chúc đại tá may mắn, và xin hẹn gặp lại một ngày không xa. Chúng tôi ôm nhau trong nghẹn ngào, và đại tá Dơng bắt tay từ giă, ra đi về hướng sông Vàm Cỏ Tây.

    Nơi đoàn tàu của ông đang cặp bến chờ nhổ neo.10:00 giờ sáng 30 tháng Tư, một sĩ quan tay cầm "radio" bước vô, chào và nói vội: - Tŕnh đại tá, đài phát thanh loan báo nhật lệnh của Tổng Thống mới là Đại Tướng Dương Văn Minh ra lệnh cho toàn quân ngưng bắn, tuyên bố đầu hàng, ở tại chỗ, chờ các lực lượng địa phương Việt Cộng đến để bàn giao.

    Tin này làm tôi choáng người, đứng bật dậy trong khi nhiều sĩ quan khác, c̣n đang vơ trang đầy người chạy vô Trung Tâm Hành Quân đứng bên tôi chờ lệnh. Thiếu tá Chấp trưởng pḥng ba lên tiếng hỏi: - Tŕnh đại tá, t́nh h́nh này ḿnh sẽ chuyển lệnh như thế nào cho các chi khu trưởng, tiểu đoàn trưởng, và các lực lượng trực thuộc?. Không trả lời Chấp, tôi ngồi bất động, im lặng nghe tiếp bản nhật lệnh đầu hàng trong khi chúng tôi vẫn c̣n đang làm chủ t́nh h́nh. Toàn thân tôi mồ hôi vă ra như tắm, tôi tự nhủ phải thận trọng trong giờ phút nguy ngập này. Sau đó, tôi nhấc máy gọi đại tá Hai, tỉnh trưởng Định Tường, là bạn thân từ thuở niên thiếu. Tôi nói ngay: - T́nh h́nh bất ngờ quá, tôi bàn gấp với anh thế này. Tôi sẽ tập trung lực lượng, được bao nhiêu, hay bấy nhiêu, kéo xuống gặp anh, nhập vô quân số của anh, rồi cùng qua căn cứ Đồng Tâm, tŕnh diện tư lệnh sư đoàn 7 BB. Xong tiếp tục chiến đấu.

    Đại tá Hai đồng ư ngay, và dặn tôi duy tŕ liên lạc vô tuyến. Lúc này tôi mới quay sang thiếu tá Chấp, trung tá Nguyệt tham mưu trưởng, yêu cầu hai ông triệu tập khẩn một phiên họp gồm ban tham mưu, các đơn vị trưởng tại văn pḥng tôi để nhận lệnh.

    10:30 sáng, tôi bước vô pḥng họp, các sĩ quan đ ón tôi theo quân cách. Mời mọi người an tọa, tôi nói ngay:- Thưa các anh, chắc các anh đă nghe lệnh của Tướng Dương Văn Minh trên đài? Mọi người đồng loạt trả lời: "Dạ Có". Tôi tiếp tục: - Trước giờ phút nghiêm trọng này của đất nước, tôi cần nói với các anh quyết định của cá nhân tôi, chứ tôi không ra lệnh cho các anh như trước đây. Thứ nhất, Đối với các chi khu, các đơn vị địa phương, chúng ta giữ im lặng, không ban lệnh dứt khoát, tùy theo hoàn cảnh tại chỗ, để anh em quyết định. Thứ hai, đối chính bản thân các anh, sau khi nghe xong quyết định của tôi, các anh cũng tự ư hành động, hoặc theo tôi, hoặc theo chính ḿnh. Tôi không bắt buộc bất kỳ ai. Thứ ba, tôi thông báo ư định của tôi là sẽ cùng một số anh em xuống Định Tường, kết hợp với đại tá Hai, cùng vô Căn Cứ Đồng Tâm xin nhập vô lực lượng của sư đoàn 7, để tiếp tục chiến đấu. Tôi quyết tâm không bàn giao ǵ cả. V́ như các anh biết, chúng ta đang thắng, chúng ta có thua đâu mà phải bàn giao hay đầu hàng?. Các anh có thể cho tôi ư kiến được không?

    Tôi vừa dứt lời th́ Trung Tá Chất phụ tá của tôi lên tiếng: - Trong thời gian qua, tuy không dài, được phục vụ dưới quyền của Đại Tá, anh em chúng tôi đều thấy rơ Đại Tá là một cấp chỉ huy tài đức vẹn toàn. Đặc biệt trong giờ phút nguy hiểm này, tôi xin đại diện toàn thể anh em có mặt trong pḥng họp này để nói rằng: Chúng tôi cùng một ḷng với Đại Tá. Đại Tá đi đâu, chúng tôi theo đó.

    Tôi tiếp:”- Như vậy th́ tốt lắm. Cám ơn các anh đă có cùng tâm huyết với tôi. Bây giờ các anh có thể về thu xếp việc nhà, trong 30 phút nữa, chúng ta sẽ gặp lại nhau trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

    11:30 sáng 30 tháng Tư, chúng tôi bắt đầu rút quân với bộ chỉ huy nhẹ, hai tiểu đoàn Địa Phương Quân, một chi đội thiết giáp V 100, hai trung đội pháo binh hỗn hợp. Đoàn quân nhanh chóng vượt qua cơn mưa pháo của Việt Cộng đang bắn vô tỉnh lỵ, tiến trên quốc lộ trong tinh thần kỷ luật cao nhất trước những con mắt lo âu, e sợ, nửa ngạc nhiên, nửa ṭ ṃ của những người dân thị trấn. Xa xa tiếng súng vẫn nổ ṛn giữa ta và địch nơi xă Long Đức. Hướng tỉnh lỵ, có những cụm khói bốc cao. Từng loạt hỏa tiễn 107, 122 của những người đi "giải phóng" đang giết hại dân lành vô tội. Tiến tới ngă ba Khánh Hậu, chúng tôi tiếp nhận thêm một tiểu đoàn Biệt Động Quân trước đây thuộc Liên Đoàn 6 tăng cường. Đơn vị mũ nâu này cũng v́ cái lệnh đầu hàng quái gở mà dời pḥng tuyến. Chính tiểu đoàn đă xin lệnh của tôi bắn bỏ bất kỳ tên Việt Cộng nào ḅ qua Cầu Kinh.

    Từ 15:00 giờ (3 giờ chiều) trở đi chúng tôi chạm súng lẻ tẻ, nhưng mục tiêu chính vẫn là mở đường, và chúng tôi chỉ đuổi dạt quân Cộng Sản để lấy đường tiến quân. Qua ranh quận Bến Tranh, chúng tôi chạm mạnh với một lực lượng Cộng Sản đóng trốt tại đây. Hai cây súng lớn được hạ càng, bắn tan chốt địch, Cộng Quân bỏ chạy tứ tán. Và măi đến 20:00 (8 giờ tối), đoàn quân mới tới được Ngă Ba Trung Lương ngơ vô Định Tường, định rẽ trái dự trù vượt cầu đúc, th́ toán tiền sát báo bị nghẽn, Việt Cộng đă chiếm cầu, ngăn chặn và kiểm soát. Tôi thực sự phân vân, với lực lượng cơ hữu, tôi có thể chiếm ưu thế, đánh quân Cộng Sản, nhưng tránh sao khỏi hao tổn sinh mạng, xương máu binh lính, trong khi cuộc chiến đă sắp tàn. Trong tay không c̣n phương tiện yểm trợ, tản thương. Phía trước địch chặn đứng, phía sau không có đường rút. Long An đă bị tràn ngập, liên lạc vô tuyến, ngoài hệ thống nội bộ, không liên lạc được với Định Tường, và Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Trước t́nh h́nh bất khả kháng, hoàn toàn bất lợi cho ta. Tôi đành bó tay, không thực hiện được ư định mong ước là tiếp tục chiến đấu, mà phải thở dài ban lệnh ră quân để tiết kiệm xương máu thuộc cấp. Đây là một mệnh lệnh mà trong suốt đời binh nghiệp tôi chưa hề bao giờ ban ra. Tôi vừa ứa nước mắt, vừa vẫn phải giữ giọng nói b́nh tĩnh trên ống liên hợp để chuyển lệnh. Trong đêm tối, chúng tôi lặng lẽ nh́n nhau không nói, cởi bỏ quân phục, hủy diệt chiến cụ bằng cách đổ cát vô b́nh săng các xe quân xa, tháo vứt cơ bẩm súng lớn, phá hủy bộ máy c̣ của những súng nhỏ. Đây là những bảo vật đă theo chúng tôi suốt đoạn đường chinh chiến, gần gũi hơn cả vợ con, cha mẹ, để cùng sống, cùng chết, nên khi phải xa rời, ai nấy đều bùi ngùi v́ vận nước đến thời suy vong. Giây phút linh thiêng mà tôi nhận được một cách sâu sắc nhất về giá trị của bốn chữ Huynh Đệ Chi Binh là: Từ nay, mỗi người một nẻo xuôi ngược, biết bao giờ được gặp để cùng nhau ôn lại những ngày đồng cam cộng khổ, vui buồn sống chết bên nhau sau khi giă từ vũ khí?

    Viết những gịng này, tôi chỉ muốn cho mọi người, nhất là giới trẻ của thế hệ đàn em biết được rằng: Trong những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến tại Việt Nam, nơi quê hương yêu quí của chúng ta, khi phải chống lại quân Cộng Sản áp đặt sự thống trị vào miền Nam tự do. Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa đă chiến đấu vô cùng uy dũng. Đó là một đội quân có tinh thần chiến đấu kiên cường, không thua sút bất cứ đội quân nào trên thế giới. Những chiến thắng không bao giờ phai lạt trong long dân tộc như: An Lộc, Quảng Trị, Ba Ḷng, Bàu Bàng, Tết Mậu Thân. Kể cả Long Khánh, Long An, Cần Thơ trong những ngày lịch sử. Quân Lực ta đă ôm hận v́ bị bó tay, chiến đấu đơn phương không được yểm trợ. Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa thất trận v́ sự lănh đạo của những kẻ tài hèn đức mọn, tham quyền cố vị, lũng đoạn chính trị, thua trên bàn hội nghị quốc tế, và thua trong cả ḷng người. Thay tàu đổi ngựa vừa xong là đầu hàng?.. Lúc nào tôi cũng xót thương trong dạ, những anh em chiến sĩ, từ người nhân dân tự vệ, cán bộ, cảnh sát, nghĩa quân, Địa Phương Quân trong tỉnh Long An đă cùng một ḷng một dạ với tôi,ï tận lực tận sức chiến đấu để cứu nguy đất nước. Chúng ta đă làm tṛn bổn phận của một người dân, người lính trong giờ phút lâm nguy của tổ quốc.

    Sau nhiều năm tù đày, tôi đă may mắn được đi đến xứ tự do, trong khi các anh em c̣n xót lại vẫn c̣n sống trong nghèo đói, nhục nhằn, và ngậm ngùi v́ nước mất nhà tan. Không biết c̣n bao nhiêu những chiến hữu đang bị kẹt trong cái chế độ được tuyên truyền là "ưu việt" đày đọa khổ đau. Tôi ghi lại những ḍng này cũng là để nhớ tới các anh, vẫn luôn phải sống trong âm thầm, nghèo đói, và tối tăm dưới ách thống trị của bọn người độc tài, vô nhân đạo, nhưng luôn luôn mượn danh nghĩa "Giải Phóng" ...

    -----------

    (Thưa đại tá, tôi đă ghi lại những ḍng nhật kư chân t́nh, tâm thành và hào hùng bất khuất của đại tá, một cấp chỉ huy xứng đáng của tôi. Trong dịp này tôi cũng có hai chuyện để thưa cùng đại tá. Việc thứ nhất là với bao nhiêu công việc bừa bộn, đại tá đă không bỏ tôi lúc thương tích tại chiến trường. Cho trực thăng nhiều lần vào vùng lửa đạn cứu tôi đem về nhà thương Cộng Ḥa. Từ đó, tôi đă cùng gia đ́nh may mắn thoát thân, để lại sau lưng những người bạn, đồng đội của tôi, và cả đại tá chỉ huy trưởng của tôi, phải chiến đấu cam go, sau đấy sa cơ hoặc là mất mạng, hoặc tù đày cay đắng suốt bao năm.. Xin cảm ơn đại tá cho sự hy sinh cao quư đó. Việc thứ hai là tôi đă lầm lẫn, để chút xíu nữa là mất quận Thủ Thừa ngay từ phút đầu, nếu không nhờ nhữnng may mắn của những vị linh thiêng của đất nhà pḥ trợ. Trong một cuộc họp khẩn cấp tại tỉnh. Với đầy đủ tin t́nh báo là Cộng Sản sẽ chiếm quận Thủ Thừa, cắt quốc lộ số 4. Tạo rối loạn Sài G̣n. Đại tá đă đặc biệt tăng cường cho tôi 2 tiểu đoàn Địa Phương Quân, giữ Thủ Thừa. V́ tự tin, v́ chủ quan. Tôi đă đứng lên phân tích là Cộng Sản ngụy tạo tin tức, chúng sẽ lấy Bến Lức, một quận kế Thủ Thừa, sát B́nh Chánh Sài G̣n, v́ Cầu Bến Lức là cây cầu chiến lược. Chiếm Bến Lức là Sai Gon sẽ đói, hỗn loạn và thất thủ. Hơn nữa quận Thủ Thừa cách quốc Lộ đến 5 cây số, khó ḷng cắt Quốc lộ khi chiếm được quận. Đại tá đă nghe tôi và cho quận Út của Bến Lức một tiểu đoàn, tiểu đoàn c̣n lại đại tá đă cho quân khu ba, để nhảy chiếm lại quận Tánh Linh. Và tôi đă sai bét, đúng như tin t́nh báo, đại quân Cộng Sản cấp công trường (sư đoàn) đă khai pháo đánh Thủ Thừa. Và cũng xin cảm ơn đại tá lần nữa, nhờ hai tiểu đoàn trừ bị của đại tá, mà tôi đă tạo được chiến thắng lẫy lừng ở Thủ thừa, cho đến khi tôi bị thương nằm xuống).

    Nguồn Khúc Chấp & Quốc Thái Đinh Hùng Cường

    ----------------- <> ----------------

    (Xin mời mọi người click vào link dưới đây để xem hình của Đại Tá Trần Vĩnh Huyến. Đại Tá Huyến với tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt thành quyết tâm bảo vệ Long An, để chận đứng những cuộc tấn công liên tục của cộng quân với ý đồ đem đại binh đoàn của cộng sản về uy hiếp thủ đô Sài Gòn. Đại tá Huyến đă từ chối lời mời đi ra ngoại quốc của Hải Quân Đại tá Lê Hữu Dơng để ở lại cùng quân đội bảo vệ Long An cho tới giờ phút Dương V. Minh đầu hàng).

    LONG AN THÁNG 4, 1975
    ** Quốc Thái Đinh Hùng Cường **

    https://www.cothommagazine.com/CoTho...hHungCuong.pdf
    Last edited by LeBachViet; 30-04-2024 at 03:06 PM.

  3. #13
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,742


    HẢI QUÂN THIẾU TÁ LÊ ANH TUẤN

    & CĂN CỨ CHIẾN LƯỢC TUYÊN NHƠN

    https://www.art2all.net/chude/leanht...anlactiep.html



    Tưởng niệm HQ Thiếu Tá Lê Anh Tuấn



    Bài viết của: PHAN LẠC TIẾP

    Kể từ giữa năm 1974, người lính Mỹ đă là một h́nh ảnh xa mờ trên chiến trường Việt Nam. Riêng Hải Quân Việt Nam, như hoàn cảnh chung của Quân Đội, sự thiếu hụt về tiếp liệu, cơ phận thay thế là lẽ đương nhiên, nhưng bờ biển Việt Nam vẫn được các chiến hạm, chiến đĩnh ngày đêm đan kín. Việc tiếp tế của Hànội cho cộng sản miền Nam chỉ c̣n trông vào đường bộ : đường ṃn Hồ Chí Minh. Con đường huyết mạch của cộng sản chạy dọc theo mé Tây của dăy Trường Sơn, nằm trên đất Lào, vào sâu tận biên giới Miên Việt. Từ đó, từ Mỏ Vẹt, và dọc theo biên giới Việt Miên, nhất là xuôi theo 2 con sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây thâm nhập qua các sông lạch chằng chịt vào đồng bằng Cữu Long.

    Hai con sông Vàm Cỏ chạy xuôi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, ở ngay phía Tây Nam Sàig̣n. Một giải đất trù phú trong ṿng tay 2 con sông ấy là các điểm chiến lược có ảnh hưởng đến sự an nguy của Sàig̣n: Quốc Lộ 4, cầu Bến Lức, cầu Long An, nhất là các con kinh song song nhau theo hướng Đông Tây, là mạch máu nối liền với sông Tiền, sông Hậu. Một con kinh đă đi vào lịch sử của cuộc chiến Việt Nam, ít nhất là ở giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến : kinh Đồng Tiến. Kinh Đồng Tiến, bắt đầu từ ngă ba chợ Tuyên Nhơn, ở hữu ngạn sông Vàm Cỏ Tây. Trước đây, Quận Tuyên Nhơn đóng tại ngă ba này. Sau v́ áp lực quá mạnh của địch, Quận Tuyên Nhơn, Chi Khu Tuyên Nhơn và cả đơn vị Pháo Binh 105 ly cùng di chuyển vào nắm sát bên cạnh


    Căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn.


    Căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn, nằm ở bờ Nam kinh Đồng Tiến, cách ngă ba chợ Tuyên Nhơn độ 3 cây số. Trước mặt là bờ kinh, làm băi ủi cho các chiến đĩnh. Mặt kinh rộng độ 100 thước. Bên kia bờ, bờ Bắc là một bức tường đất cao, trên đó một hàng rào sắt, kết lại bằng các mặt lưới chống B.40. Ngoài hàng rào là la liệt những ổ ḿn do Đội Tác Chiến Điện Tử thiết trí. V́ từ hàng rào này chạy suốt về hướng Bắc là một rừng cây đước âm u, nơi xuất phát của các cánh quân cộng sản từ biên giới Miên tiến về, với chằng chịt những con lạch nhỏ. Tại băi ḿn này là nơi mà các cán binh cộng sản lần lượt bỏ xác lại không thể nào đếm xuể. Căn cứ Tuyên Nhơn, chạy dọc theo mé kinh, bờ Nam, dài độ 200 thước, rộng không quá 100 thước. Phía mặt và phía sau căn cứ cũng dầy đặc một băi ḿn. Sát ngang hàng rào, phía tay trái là sân đáp trực thăng, và sau đó Quận Đường Tuyên Nhơn. Nơi đồn trú của Liên Đoàn Đặc Nhiệm 214.1, gồm Giang Đoàn 43 Ngăn Chặn và Giang Đoàn 64 Tuần Thám. Đây là cái gai khó nuốt của cộng sản, là trở ngại chết người trên con đường huyết mạch của địch.

    Vào thời gian cuối của cuộc chiến, lực lượng mạnh mẽ của Việt Cộng tại vùng này Quân Đoàn 232 (gồm nhiều sư đoàn và lực lượng người nhái), có nhiệm vụ san phẳng vùng này, cắt đứt Quốc Lộ 4, để làm bàn đạp đưa quân và đồ tiếp liệu từ biên giới Việt Miên về Vùng IV Chiến Thuật. Chúng đă cố sức nhiều lần muốn san phẳng Căn cứ Tuyên Nhơn, nhưng, dù rất nhiều lần tấn công tàn bạo, Căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn vẫn c̣n đó. Sau đây là những trận đánh tiêu biểu trong thời gian ấy.

    Những Trận Thư Hùng Ác Liệt

    Đêm 6 tháng 12 năm 1974, một Trung Đoàn Cộng sản Bắc Việt đă tràn ngập khu này, san phẳng các đồn bót, chiếm chợ Tuyên Nhơn. Chúng dùng hỏa tiển 122 ly pháo như mưa vào Căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn trước khi cho bộ binh tấn công. Dưới cơn mưa pháo, các mái nhà trong căn cứ đều bay hết, nhưng Căn cứ Tuyên Nhơn vẫn đứng vững. Mọi quân nhân và gia đ́nh binh sĩ được ở cả dưới hầm. Chi Khu Tuyên Nhơn, nằm sát căn cứ cũng vẫn c̣n đó. Xác địch nằm la liệt bên hàng rào đơn vị.

    Đêm hôm sau, 7 tháng 12 năm 1974, địch lại tấn công tàn bạo hơn. Căn cứ Hải Quân và Chi Khu Tuyên Nhơn vẫn chống trả mănh liệt. Địch lại phải rút, bỏ lại 12 xác chưa kịp đem đi. Để giải tỏa áp lực địch, Sư Đoàn 9 Bộ Binh mở cuộc hành quân chận đường tiến quân của địch. Ngày 11 tháng 12 năm 1974, bộ binh được trực thăng vận đến. Một Đại đội Trinh sát, khi sắp sửa đáp xuống sân bay, chiếc Chinook bị bắn rơi bằng hỏa tiển SA.7. Chiếc trực thăng bốc cháy, và cả Đại đội Trinh sát hầu như rất ít người sống sót. Chiếc trực thăng rơi xuống như một khối lửa, trước sự chứng kiến của toàn thể thủy thủ đoàn trên các chiến đĩnh nằm tản mát trên mặt kinh. Sau trận thư hùng này, mặt trận Tuyên Nhơn có phần lắng dịu. Sự lắng dịu của đợi chờ, và đón nhận những trận thư hùng khác ác liệt hơn.

    Ngày đó cũng không xa. Đó là ngày 26 tháng 3 năm 1975, một cuộc tấn công quy mô hơn, tàn bạo hơn và cũng liều lĩnh hơn đă được diễn ra tại ṿng rào Căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn.

    Như một định mệnh khắc nghiệt, một thử thách lạ lùng, trong các đụng độ trên, cũng như cuộc thư hùng ác liệt hôm 26 tháng 3 năm 1975, Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Đặc Nhiệm 214.1, HQ. Thiếu Tá Đoàn Quang Vũ hoặc đi hội, hoặc đi phép, cả căn cứ gồm 2 Giang Đoàn 43 Ngăn Chận, và 64 Tuần Thám, chỉ có HQ. Thiếu Tá Lê Anh Tuấn là sĩ quan thâm niên hiện diện. Chính Thiếu Tá Tuấn đă lần lượt phải gồng ḿnh chống lại các cuộc tấn công này. Cuộc thư hùng thật khốc liệt, trận địa, sau một đêm tốc chiến, xác địch ngổn ngang, chồng lớp. Sau trận này, Tuấn có mặt tại Sàig̣n, và sau đây là cuộc đụng độ ác liệt được viết lại theo lời kể cuả "Người Hùng Tuyên Nhơn", như sau :

    " HQ. Đại Tá Nguyễn Văn Thông, Tư Lệnh Lực Lượng Trung Ương vị chỉ huy trực tiếp của Thiếu Tá Tuấn, sau lần thanh tra, nhắc "các cậu phải cẩn thận tối đa nghe". Rồi Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng, Tư Lệnh Hạm Đội Đặc Nhiệm 21, chỉ huy tất cả các lực lượng trong sông ở Vùng IV cũng như các căn cứ trong vùng, cũng nhắc : "cẩn thận nghe Tuấn..." Tuấn chỉ "Dạ" rồi nh́n lên tấm bản đồ trong pḥng Hành Quân. Các vị trí phản pháo đă sẵn. Các điểm hỏa lực cũng được bố trí thật chu đáo. Có điều Tuấn lo là t́nh trạng căng thẳng kéo dài quá lâu sợ tinh thần anh em nản và lơ là. V́ thế, giữa cái lo cực độ, Tuấn phải làm ra vẻ cười đùa. Buổi chiều Tuấn hay uống bia. Đôi khi Tuấn đem chai bia Quân Tiếp Vụ ra ụ súng uống với lính.

    Hai giờ sáng, Tuấn vẫn c̣n thức, chăm chú trên các trang sách của cuốn Công Pháp Quốc Tế. Tuấn gập sách lại, đi tiểu, rồi đi một ṿng căn cứ, luồn trong các đường hầm. Cùng lúc ấy Tuấn gọi cho các chiến đĩnh đang tuần tiễu, phân tán, phải sẵn sàng theo kế hoạch đă ấn định. Tuấn đứng trên nóc lô cốt chính nh́n ra bốn phía. Những hàng đèn vàng èo uột lấp loáng qua những hàng kẽm gai. Gió từ mặt kinh thổi mát. Mặt kinh vẫn phẳng lặng. Không hiểu sao Tuấn thấy rờn rợn. Tuấn định thần lại và sao thấy thiếu hẳn tiếng vạc bay qua bầu trời. Tuấn cho đèn pha chiếu ra hàng rào ở mặt trước căn cứ. Ánh sáng vừa loé lên, Tuấn thấy ở ngoài hàng rào, lính cộng sản lô nhô, tức th́ từng tràng đạn bùng lên từ hai phía.

    Ngay lúc ấy, hỏa lực của ta tại các ụ súng phản pháo ngay. Các chiến đĩnh tản mác trên mặt kinh được tức tốc chạy về. Địch đă đen kịt ở hàng rào trước mặt căn cứ bên kia sông. Chúng như đàn chó đói, không sợ chết, đang muốn vượt rào lội qua kinh để cướp tàu và áp đảo căn cứ. Các khẩu đại bác trên các chiến đĩnh b́nh tĩnh đan chéo những lằn đạn. Xác địch rụng xuống như sung. Đợt xung phong của chúng tạm ngừng. Trận địa bỗng yên lặng ghê rợn. Rồi một loạt hỏa tiển 122 ly, có lẽ từ chợ Tuyên Nhơn, câu vô, rất chính xác, nổ tung trên căn cứ và cả mặt trước dưới ḷng kinh. Các chiến đĩnh vội tản ra để tránh pháo. Pháo ngưng. Lại một đợt xung phong khác ở sau hàng rào bên kia bờ đất sát con kinh. Chúng lại ào ào muốn lội qua kinh. Súng ở các ụ súng từ ven bờ kinh, trên căn cứ bắn ra như mưa. Một số địch quân đă qua được bên này kinh, bờ Nam, dùng bộc phá cắt đứt hàng rào. Tất cả diễn tiến ác liệt nói trên Tuấn đều báo cáo đầy đủ. Trời đă gần sáng. Địch đă khá đông ở ngoài hàng rào, đồng loạt hô xung phong. Đúng lúc ấy, loạt ḿn đĩa, hướng ra sông nổ bùng. Từng xác người bay lên, rồi im bặt. Mặt trận lắng lại như qua một cơn mê. Trời đă sáng. Mặt kinh phẳng lặng. Các chiến đĩnh lần lượt quay về căn cứ. Tuấn cầm máy báo cáo lên thượng cấp: "Địch đă rút. Xác địch nằm đầy ngoài hàng rào".

    Vào khoảng 11 giờ trưa, 27 tháng 3 năm 1975, chiếc trực thăng đáp xuống. Thượng cấp là HQ Đại Tá Nguyễn Văn Thông, và Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng. Trận địa vẫn ngổn ngang xác địch và âm ỷ khói than. Ngoài một số vũ khí vừa thu nhặt lại, c̣n rất nhiều xác địch nằm ở hàng rào mặt tiền đơn vị, cũng như ở gần bên kia hàng rào, phía bờ Bắc con kinh.

    Kết quả của cuộc phản công này của căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn, đă làm địch khiếp vía và tất nhiên tràn ngập căm thù. Bên ta , hơn 30 chiến sĩ tử trận và bị thương. Tuấn, HQ Thiếu Tá Lê Anh Tuấn, được Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV, Vùng IV Chiến Thuật, nhiệt liệt ngợi khen, và đề nghị thăng cấp Trung Tá tại mặt trận. Nhưng phải chăng đó cũng là niềm vinh quang báo trước sự bất hạnh của một người anh hùng, đôi bên chẳng đội trời chung.

    Xác địch được vứt lên GMC, đem đi chôn tập thể. Một số xác địch ch́m dưới ḷng kinh, mấy hôm sau mới nổi lên trôi đi, trôi lại trên khúc sông này. Chợ Tuyên Nhơn cách căn cứ 3 cây số. Một số dân c̣n ở lại, nh́n xác địch nổi trôi mà bàn tán, lắc đầu. Đồng thời tên Lê Anh Tuấn khét tiếng khắp vùng.


    Phút Cuối Của Một Người Anh Hùng

    Tại căn cứ chiến lược Tuyên Nhơn, vào các ngày chót của cuộc chiến nơi đồn trú của Liên Đoàn Đặc Nhiệm 214.1 vẫn sinh hoạt đều ḥa, b́nh tĩnh. Mặc dù, gần một nửa chiến đĩnh đă bất khiển dụng, một phần là trúng đạn pháo kích của địch, một phần là các cơ phận thay thế đă không c̣n. Chiến đĩnh nằm gác mũi vào bờ như những lô cốt tiền sát. Qua tin t́nh báo và qua sự phát hiện t́nh cờ của dân, đại quân của địch dù không "nuốt" được căn cứ Tuyên Nhơn, cũng đă tràn từ biên giới Việt Miên về. Các đồn bót phía Bắc kinh Đồng Tiến đă bị tràn ngập. Bên kia sông Vàm Cỏ Đông, Công Trường 7 của địch đă ào ạt từ Mỏ Vẹt, Đồng Tháp Mười đă tiến qua kinh Ngang, đang áp đảo phía Bắc con kinh Thủ Thừa, nối liền hai nhánh sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Địch im lặng như thầm nhủ: "Để đó, rồi mầy sẽ biết tay tao".

    Lúc ấy, Sàig̣n đă ở vào giai đoạn chót của cuộc chiến. Mặt trận Xuân Lộc, là một biểu lộ dũng mănh của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, cửa ngơ của Sàig̣n, đă vỡ. Chính trị rối ren. Dân chúng Thủ Đô đă bắt đầu rối loạn. Nhưng cả Vùng IV vẫn c̣n yên. Căn cứ Tuyên Nhơn vẫn b́nh thản đợi chờ một cuộc thư hùng khác. Nhưng không, tất cả vẫn thật là êm ả dù áp lực của địch mỗi lúc mỗi khép lại dần, mỗi lúc mỗi thấy khốc liệt. Ánh mắt của dân trên các con đ̣ qua lại, như có điều ǵ lo âu, e ngại. Các mặt trận khác mỗi lúc mỗi vỡ. Tới tối ngày 29 tháng 4 năm 1975, Tư Lệnh Phó Lực Lượng Trung Ương, HQ. Đại Tá Vũ Xuân An gọi cho HQ. Thiếu Tá Lê Anh Tuấn : "Bằng mọi cách phải đưa đơn vị rời Tuyên Nhơn". Cùng lúc này, Đại tá An cho Tuấn hay là "Quân Đội ḿnh đă ră ngũ", Tuấn liên lạc lại với HQ. Thiếu Tá Phạm Văn Tạo, Chỉ Huy Phó Liên Đoàn Đặc Nhiệm có mặt tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh, để được xác nhận: Bộ Tư Lệnh Hải Quân Sàig̣n và Hạm Đội đă ra đi."

    Trước hoàn cảnh này, Tuấn, với tư cách sĩ quan thâm niên hiện diện tại căn cứ chiến lược Tuyên Nhơn, đă họp các sĩ quan và các thuyền trưởng lại, tại hầm chỉ huy, và tuyên bố : "Nhân danh Tư Lệnh Hải Quân, tôi tuyên bố giải nhiệm các đơn vị trong vùng trách nhiệm... Ḿnh phải ra khỏi đây, về Bến Lức, hoặc xuôi ra biển". Để có th́ giờ thu xếp cuộc lui quân, đơn vị vẫn sinh hoạt điều ḥa, các vọng canh vẫn cẩn mật.

    Sáng hôm sau 30 tháng 4 năm 1975 căn cứ Tuyên Nhơn vẫn như thường. Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Ḥa vẫn phấp phới trên cột cờ giữa sân đơn vị. Tất cả quân nhân các cấp toàn căn cứ và thân nhân kể cả đàn bà và trẻ nhỏ độ 250 người, các chiến đĩnh c̣n hoạt động được của cả 2 Giang Đoàn 64 Tuần Thám và Giang Đoàn 43 Ngăn Chặn là 23 chiếc. Mọi sửa soạn để ra đi rất b́nh tĩnh, và chu đáo. V́ thế, lúc gần trưa 30 tháng 4 năm 1975, khi Đại Tướng Dương Văn Minh, TổngThống Việt Nam Cộng Ḥa tuyên bố : "Tôi yêu cầu anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa hăy b́nh tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu ở đó. ", th́ căn cứ Tuyên Nhơn đă sắp sửa hoàn tất để lên đường. Tuân theo chỉ thị nói trên, tất cả các chiến đĩnh của căn cứ đều cắm một mănh vải trắng trên cần ăng ten, nhưng Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Ḥa vẫn bay phất phới ở sau lái tàu.

    Mọi người xuống tàu vào lúc 5 giờ chiều. Trên bờ lính bộ binh, ở ngoài hàng rào đơn vị đứng đầy. Họ ngơ ngác, cổi áo, buông súng, nh́n theo. Trong đám người ấy cũng có các cán binh cộng sản đội nón cối.... Đoàn tàu đi rất chậm. Chiếc HQ 7773 do Trung Sĩ vận chuyển Nguyễn Văn Lực, đi sau cùng. Chỉ độ nửa giờ đoàn tàu đă ra tới ngă ba kinh Đồng Tiến và sông Vàm Cỏ Tây, rẽ mặt, xuôi theo con nước, đi về phía hạ gịng. Theo anh Lực nói lại : "Tàu tiến thận trọng, lịnh ra là không được khai hỏa, nhưng phải sẵn sàng. Mà, lạ lắm, trước đây ở miệt này, khi đi tuần chỉ thấy bờ sông tối om. Sao mà hôm nay ở hai bên bờ, nhất là bên phía mặt , có nghiă là vùng đất phía Nam căn cứ Tuyên Nhơn, đèn đóm ở đâu mà trùng điệp như sao xa". Vẫn theo lời anh Lực kể : "Ông Tuấn dặn rất kỹ cố rời căn cứ, nếu không đến Bến Lức được th́ ra biển. Trên các chiến đĩnh đồ ăn đem đủ cho 2 đến 3 tuần."

    Bỗng trên hệ thống âm thoại chỉ huy, có tiếng nói của địch xen vào rất rành rẽ : "Các anh hăy buông súng xuống, lần lượt từng chiếc một ủi băi vào bờ bên trái". Đoàn tàu khựng lại một chút và được lệnh cứ tiến. Tiếng nói của địch rơ hơn : "Các anh hăy nghe lệnh của Quân Đội Giải Phóng, buông súng và ủi băi, từng chiếc một". Đoàn tàu cứ đi. Rồi một trái đạn bùng lên, xanh lè ở phía trước đoàn tàu, và tôi nghe trên máy, (lời anh Lực), số 1 của 43 đă chết". Đoàn tàu như không c̣n linh hồn nữa, chùng lại. Tiếng lệnh của địch lại vang lên. Tàu tôi, chiếc 7773, đi sau chót, sát bờ bên phải, thấy xe tăng Việt Cộng đen ng̣m lội ở phía sau tàu, đang hướng đại bác vào tàu ḿnh. Thế là đoàn tàu lần lượt ghé mũi vào bờ bên trái con sông Vàm Cỏ Tây, dưới ánh đèn pin ra lệnh của địch. Lúc ấy, lúc ông Tuấn tự tử chết bằng súng Colt, vào khoảng 12 giờ đêm ngày 30/4/1975. Ông Tuấn tự tử v́ ông không muốn đầu hàng địch, mà dù có hàng địch dễ ǵ chúng tha mạng cho ông. C̣n có 3 người nữa chết v́ bị đạn địch bắn ra.

    Xác ông Tuấn, theo anh em kể lại, vẫn lời anh Lực, được cuốn trong cuốn drap trắng, và tẩm liệm đêm hôm ấy, vào khoảng 3 - 4 giờ sáng. Người ở gần ông Tuấn, lo lắng cho Ông là anh Uy, Trung Sĩ Vận Chuyển Uy.

    Sau này, gia đ́nh anh Tuấn đă từ Mỹ về đến bờ sông Vàm Cỏ Tây t́m mộ anh Tuấn, thấy ngôi mộ đă được dân chúng tự động xây cất rất to, đẹp. Đào lên giấy tờ bọc plastic vẫn c̣n nguyên. Hài cốt anh đă được hỏa thiêu và đem qua Mỹ. Gia đ́nh Hải Quân đă làm lễ tiếp đón và truy điệu rất trang nghiêm. Nhiều bạn bè, đại diện các đoàn thể đă đến nghiêng ḿnh trước di hài và di ảnh của Một Anh Hùng Đă Chết Không Hàng Giặc.

    (Xem tiếp ở post kế tiếp, post #14)
    Last edited by LeBachViet; 02-05-2024 at 06:44 AM.

  4. #14
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,742


    HẢI QUÂN THIẾU TÁ LÊ ANH TUẤN

    & CĂN CỨ CHIẾN LƯỢC TUYÊN NHƠN

    https://www.art2all.net/chude/leanht...anlactiep.html



    Tưởng niệm HQ Thiếu Tá Lê Anh Tuấn




    Bài viết của: PHAN LẠC TIẾP

    (Tiếp Theo)

    Những Ngày Trong Tay Giặc

    Anh Nguyễn Văn Lực, Trung sĩ Vận Chuyển, cựu "Bố Kép" của Giang Đoàn 64 Tuần Thám kể lại:" Lên bờ th́ các sĩ quan ḿnh chúng đem đi đâu riêng biệt. C̣n tụi tôi, đâu ở đó, vẫn ở dưới tàu. Súng ống, đạn dược vẫn c̣n nguyên, lúc đầu cũng sợ, sau quen dần. Các nhân viên khác th́ chúng cấp giấy cho về nhà, ngoại trừ nhân viên cơ khí và thuyền trưởng, chúng giữ lại. Nhưng các anh em khác, nhà gần, ở Sàig̣n, hay đâu đó ở Miền Nam lần lượt trốn về. Nhà tôi tận Đà Nẵng xa quá, không dám trốn. Tàu tôi, (vẫn lời anh Lực) chúng cho 2 người xuống ở cùng, đem theo súng ống. Một anh là Thượng sĩ Điều, đặc công bờ, gốc Nghệ An. Anh Điều nói, đại đội tôi từ Bắc vào, giờ chỉ c̣n trên 10 đứa. Anh Điều c̣n nói : "Cách 5 hôm trước khi các anh buông súng, tôi có theo dơi tàu anh, biết anh là "Bố Kép" của tàu. Tôi nhắm B 40 bắn, chưa bóp c̣ th́ các anh đă phản pháo, cành cây trước mặt tôi găy, chứ nếu chậm chút xíu tàu anh đă tiêu!" Anh Uẩn, Chuẩn úy, đặc công thủy nói : "Chúng tôi được huấn luyện vào Nam để cướp tàu Mỹ ". Vẫn lời anh Lực kể : "Tôi phải ở lại với bọn chúng gần 3 tháng, phải lái tàu cho tụi nó đi đây đi đó, có lúc ghé chợ Tuyên Nhơn, ngang ngă ba vào căn cứ. Tàu ghé chợ, gặp mấy người bán hàng quen họ nói : "Ủa, chớ anh "Bố Kép" qua bên này hồi nào. Th́ ḿnh chỉ cười trừ cho qua chứ nói sao".

    "Bố Kép" tên gọi quen thuộc, vừa thân t́nh, vừa có chút uy lực của một vị thuyền trưởng chỉ huy một chiến đĩnh của ḿnh trong lửa đạn. Ai được làm thuyền trưởng là một danh dự, thường đă phải trả bằng những gian lao, cực khổ, nhiều khi là máu của chính ḿnh. Trước các thuyền trưởng của Mỹ, được họ gọi là "Bố Kép" có lẽ là chữ Boat Cap mà ra. Anh Lực cũng không biết có phải như thế không, nhưng ai đă là "Bố Kép" là một tay súng cừ khôi, là một chiến sĩ can trường, có thể làm mọi thứ trên chiến đĩnh, nhất là phải biết cách chỉ huy đàn em, những người lăn lộn trong lửa đạn, coi cái chết như một sự t́nh cờ. "Bố Kép", cái tên lan ra cả một vùng lân cận : Anh A ngon à, sắp làm "Bố Kép".

    Anh "Bố Kép" Lực cho hay : "Giang Đoàn 43 Ngăn Chặn và Giang Đoàn 64 Tuần Thám về tay tụi nó, do tên Tám Quốc chỉ huy. Tám Quốc người Mỹ Tho, và đơn vị có tên mới là C.15. C̣n tất cả tàu bè của ḿnh tụ về Bến Lức, dưới sự chỉ huy của tên Trần Đối, cứ như tên và chức vụ mà Trần Đối kư trên giấy di chuyển của tôi th́ Trần Đối là Tham Mưu Trưởng Công Trường 5 của quân giải phóng".

    Được dịp nói chuyện với "Bố Kép" Lực, người viết có hỏi một câu chót : "Anh nghĩ ǵ về cuộc chiến cũ " Anh Lực nói : "Th́ ḿnh là dân phải đi lính. Bên kia cũng thế. Lúc chưa đ́nh chiến th́ bắn nhau. Ngưng tiếng súng, gặp lại nhau thấy sao buồn cười quá ". Hiện anh Lực ở San Diego, các con anh đă lớn, thành đạt. Anh làm nghề xây cất, kể như rất thành công.

    Tháng 10 năm 1999.
    Phan Lạc Tiếp

    * Bài này được viết căn cứ trên các cuộc gặp gỡ giữa tác giả và HQ Thiếu tá Lê Anh Tuấn, Trung Sĩ Vận Chuyển Nguyễn Văn Lực, cuốn Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa Ra Khơi của bà Điệp Mỹ Linh, Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước của Văn Tiến Dũng.
    Last edited by LeBachViet; 02-05-2024 at 06:42 AM.

  5. #15
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,742


    Đặc Khu Rừng Sát… Và Những Ngày Tháng Sau Cùng

    http://tqlcvn.org/dsst2012/dsst2012-dackhu-rungsat.htm

    Mũ Xanh Cổ Tấn Tinh Châu



    Tác giả: Cổ Tấn Tinh Châu. Nguồn ảnh: báo Người Việt.

    “ Nhà Bè nước chảy chia hai,
    Ai về Gia-Định, Đồng-Nai th́ về.”

    Câu ḥ của người miền Nam mô tả hai nhánh sông bắt đầu tách ra ngay mũi sông Nhà Bè là sông Soài Rạp và sông Ḷng Tàu (c̣n gọi là Ḷng Tảo).

    Riêng sông Ḷng Tàu là thuỷ lộ huyết mạch dẫn vào cảng Sàig̣n. Tất cả chiến hạm của hải quân, thương thuyền quốc tế, ghe thuyền chở hàng từ phao zero ngoài cửa biển Cần Giờ, đều dùng sông Ḷng Tàu để vào các cảng của thủ đô Việt Nam Cộng Hoà.

    Sông Ḷng Tàu chảy xuống hạ lưu khoảng 7 cây số phân ra thành hai nhánh là sông Ḷng Tàu và sông Đồng Tranh. Hai sông này chảy thêm chừng 10 cây số th́ đổ ra biển qua cửa Cần Giờ.

    Sông Soài Rạp chảy ngang xóm Tân Nhơn th́ thoát nước qua ngă sông Vàm Sát (Rạch Vàm) rồi chia thành hai nhánh là sông Đinh Ba và sông Cát Lái. Cuối cùng chảy ra biển qua cửa Soài Rạp.

    Như vậy cửa sông Đồng Nai là một tứ giác với các góc là Nhà Bè, Phú Mỹ QL-15, Vũng Tàu và Vàm Láng trên cửa Soài Rạp. Đây là một vùng đầm lầy đầy cây tràm, cây đước, thường ngập nước với nhiều sông, rạch mà được gọi là Rừng Sát.

    Mặc dù sông Soài Rạp có bề ngang rộng hơn sông Ḷng Tàu nhưng ḷng sông cạn nên không thuận tiện cho tàu bè lưu thông, tốc độ lấp cạn lại rất nhanh dù được xáng đào vét nhiều lần. Thuỷ lộ Ḷng Tàu không có sương mù quanh năm nên là huyết mạch nối liền giữa biển và cảng Sàig̣n. Tàu có tầm nước 12 bộ hay nhỏ hơn có thể ra vào bất cứ lúc nào. Các tàu trọng tải lớn với tầm nước khoảng 28 bộ chỉ có thể vào sông Ḷng Tàu khi thuỷ triều lên. Tàu bè thường mất khoảng năm giờ để đi từ biển vào Sàig̣n.

    Để ngăn chặn sự xâm nhập của CS vào vùng cận Thủ Đô Sàig̣n, Biệt Khu Rừng Sát được thành lập từ những năm đầu của thập niên 60. Đến năm 1963, Biệt Khu Rừng Sát được đổi thành Đặc Khu Rừng Sát, chịu trách nhiệm hai quận Quảng Xuyên và Cần Giờ, thuộc tỉnh Gia Định trên phương diện hành chánh nhưng trực thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Quân trên phương diện an ninh, hành quân. Đặc Khu Rừng Sát có BCH gồm CHT cấp Đại Tá với hai phụ tá: phụ tá sông cấp Trung Tá Hải Quân và phụ tá bộ cấp Trung Tá Bộ Binh cùng một sĩ quan liên lạc Không Quân cấp Thiếu Tá.
    Lực lượng bộ gồm hai tiểu đoàn và bốn đại đội ĐPQ biệt lập được phân phối trấn giữ các địa danh tiêu biểu như Thiềng Liềng, Ngả Ba Dàng Xây, Tắc Ông Nghĩa, Đập Đá Hàn, Ngă Ba Đồng Tranh… với nhiệm vụ chánh là bảo vệ sông Ḷng Tàu. Lực lương thuỷ gồm: Hai giang đoàn xung phong, liên đoàn tuần thám và giang đoàn trục lôi.

    Trên sông, các giang đoàn của Hải Quân cùng với các toán Người Nhái tuần thám ngày đêm để bảo vệ an ninh thuỷ lộ. Đặc biệt Người Nhái VN thường xuyên phối hợp với Người Nhái Mỹ trong các công tác phục kích, đă làm Người Nhái Mỹ cảm phục v́ khả năng, kinh nghiệm và can trường nên đạt được nhiều thành quả tốt. Trên không, hai trực thăng vơ trang được tăng phái cho DKRS và pháo đội 105 để yểm trợ hành quân. Ngoài ra, c̣n có Tiểu Đoàn 359 trách nhiệm lưu động khắp lănh thổ của đặc khu.

    Huy hiệu của ĐKRS là con cá sấu ngoi trên mặt sông, miệng hả to và ngọn hải đăng chiếu sáng.
    Những anh em quân nhân ở ĐKRS thường gọi nhau là cá sấu, nên mới có bốn câu thơ sau đây:

    Cá Sấu bây giờ anh ở đâu?
    Hăy kể nhau nghe kỷ niệm đầu
    Bởi “Tháng Tư Đen” tàn mộng ước
    Xin giữ t́nh nhau để quên sầu.


    Trong ngày hội ngộ ĐKRS cựu Th/tá Trương Văn Cảnh đă sửa lại bốn câu thơ cho hợp với hiện tại.

    Cá Sấu bây giờ anh ở đây
    Hăy kể nhau nghe kỷ niệm đầy
    Bởi “Tháng Tư Đen” ta hiểu được
    Ai người tâm huyết với non sông.

    Nhắc đến ĐKRS không thể quên được những CHT đặc khu trong thời kỳ đầu như Phó Đề Đốc Diệp Quang Thuỷ, Hải Quân Đại Tá Nguyễn Quốc Thanh…và CHT cuối cùng trước khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay bọn Cộng Sản là Đại Tá Cổ Tấn Tinh Châu, xuất thân từ Binh Chủng Thuỷ Quân Lục Chiến.

    ĐKRS và căn cứ Hải Quân nguyên trước đây là căn cứ yểm trợ tiếp vận của Hải Quân Mỹ. Đây là một căn cứ lớn nhứt trong vùng Sàig̣n được bàn giao lại cho QLVNCH vào tháng 4/1972.

    Năm 1966, bộ tư lệnh miền của CS cho thành lập ĐKRS với nguỵ danh là T10, về sau đổi lại là đoàn 10 để khỏi trùng tên với một tổ chức mới của Trung Ương Cục Miền Nam. Đại tá VC Lương Văn Nho CHT kiêm Chính Uỷ (cựu trung đoàn trưởng pháo binh) và Thượng Tá Nguyễn Văn Mây CHP (cựu TLP/Sư Đoàn 5) + ban tham mưu. Lực lượng có 2 tiểu đoàn bộ binh, 3 trung đội súng nặng gồm: súng cối, đại bác không giật, đại liên 30, 12.7 ly, thuỷ lôi, hoả tiễn 107 và 122, 3 trung đội du kích và 1 trung đội Đặc Công Thuỷ (tài liệu của USMC Mobile Riverine Force SZRS 1967).

    Từ năm 1967 đến 1970 lực lương Mỹ ở ĐKRS gồm một tiểu đoàn TQLC (1st Battalion, 5th Marines ), hai toán USN SEAL và Hải Quân thường hành quân cùng với QLVNCH trong lănh thổ DKRS. TQLC Mỹ phối hợp với 1 tiểu đoàn Việt Nam trong cuộc hành quân đổ bộ (Jackstay) đă giết 63 VC và bắt được một số tù binh, tịch thu được 66 súng cá nhân, 8 súng cộng đồng và hoả tiễn 122 ly, phá huỷ trung tâm huấn luyện, bệnh xá, kho tiếp liệu…TQLC Mỷ thường xuyên hành quân và yểm trợ các đơn vị VN trong ĐKRS.

    Hoạt động của hai toán USN SEAL thường trao đổi tin tức về t́nh h́nh chung với ĐKRS, hướng dẫn trung đội Thám Sát Tỉnh (PRU) thu góp tin t́nh báo, phá hoại, phục kích, bắt cóc địch cũng như phối hợp với đơn vị ĐPQ lưu động xâm nhập căn cứ địa của địch phá huỷ công binh xưởng, kho tiếp liệu, truyền tin... Lực lương này mỗi toán công tác chỉ có từ 6 đến 8 người, nhưng được yểm trợ rất đầy đủ (trên sông 4 PBR + 1 tàu SEAL, trên đất một pháo đội 155, trên không 4 trực thăng vơ trang, 2 trực thăng cấp cứu, 1 trực thăng tải thương và 1 phi tuần khu trục 6 chiếc ở Tân Sơn Nhất). Trong thời gian ngắn lực lượng SEAL đă làm cho đoàn 10 của CS khiếp vía, họ gọi SEAL là lính mặt xanh v́ cách nguỵ trang trên mặt. Bọn CS đă treo giải thưởng rất lớn cho ai giết hoặc bắt sống được Seal. Nhưng chưa có Seal nào bị bắt cũng như tử thương, chỉ có 2 SEAL bị thương (Tài liệu của USN SEAL).



    Tài liệu CS viết: “Lời khai của Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi cũng mang lại nhiều thông tin quan trọng. Sau khi bị bắt ngày 16-4 tại Phan Rang, viên Trung Tướng này được đưa ngay ra miền Bắc. Nguyễn Vĩnh Nghi đă tiết lộ nhiều điều, cho thấy lực lượng pḥng thủ của địch đă bị căng ra rất mỏng, lực lượng dự bị c̣n rất ít. Trong nội đô, địch chỉ dựa vào cảnh sát và pḥng vệ dân sự. Hướng hiểm yếu nhất, theo y, là tiến công từ G̣ Dầu Hạ - Trảng Bàng. Trên hướng Đông, địch có thể phá các cầu để chận bước tiến của quân ta. Địch bố trí các kho đạn chính ở Nhà Bè ĐKRS và Cát Lái. Long B́nh chỉ là kho tiếp liệu. Do địch dựa chủ yếu vào lực lượng không quân, nên các sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hoà và Cần Thơ giữ vai tṛ quan trọng, đặc biệt sân bay Biên Hoà, nơi đậu các máy bay cường kích F5 và A 37…”.

    Từ BCH Miền, nơi trực tiếp điều khiển tác chiến, Thượng Tướng Trà kể lại:

    “Sau đó chúng tôi thống nhất kế hoạch và huyết tâm: Sư Đoàn 6 của Quân Khu 7 quen thạo địa phương được tăng cường pháo và xe tăng, bí mật hành quân, bất ngờ giải phóng một đoạn trên đường 15, chọc qua tỉnh lộ 19 chạy quanh ḷng chảo Nhơn Trạch, đặt cho được trận địa pháo 130 ly tại đây. Từ trận địa pháo này, trước khi có lệnh thống nhất tiến công vào Sàig̣n th́ bắn khống chế sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó chi viện đắc lực cho cánh quân phía Đông vùng ĐKRS”.

    Cũng theo tài liệu của VC, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, hai Trung Đoàn 46 và 101 thuộc Sư Đoàn 325, Quân Đoàn 2 được lệnh tiến đánh chi khu Nhơn Trạch với hai nhiệm vụ:

    -Mở đường đưa pháo tầm xa để bắn vào phi trường Tân Sơn nhất, khoá chặt đường vận chuyển hàng không ra khỏi Sàig̣n trước giờ tổng công kích.
    -Ngăn chận đường thuỷ từ sông Ḷng Tàu đi ra biển.

    Lữ Đoàn 164 Pháo Binh Quân Đoàn 2 giao nhiệm vụ cho Tiểu Đoàn 3 pháo 130 ly đi theo sau đội h́nh tiến công của Sư Đoàn 325 vào Nhơn Trạch, đặc trách nhiệm vụ trút đạn vào Tân Sơn Nhất.

    CSBV đánh Thành Tuy Hạ bắt đầu lúc sáng sớm và chấm dứt lúc 18 giờ ngày 29/4 sau nhiều đợt xung phong có chiến xa yểm trợ. Trong khi đó quân CS chỉ pháo kích vào ĐKRS làm một binh sĩ bị thiệt mạng. Mặc dù bọn CS có những chuẩn bị trước, nhưng gặp sự kháng cự mănh liệt của QLVNCH khiến CS không chiếm được chi khu Nhơn Trạch đúng theo kế hoạch nên pháo binh 130 ly của CS phải đặt tại khu vực hai ấp Long Tân và Phú Thạnh và chỉ có thể bắt đầu pháo kích vào Tân Sơn Nhất vào chiều ngày 29/4. Những cuộc pháo kích ngày 28/4 là pháo binh của hai đoàn đặc công 115 và 117 từ hướng B́nh Dương. Cuộc pháo kích này kéo dài đến sáng ngày 29/4. Hai binh sĩ TQLC Mỹ bị thiệt mạng v́ pháo kích tại Cơ Quan Tuỳ Viên Quốc Pḥng.

    Sáng 29 tháng 4/1975, CHT/ĐKRS tŕnh diện Tư Lệnh Hải Quân, nhận lệnh chuẩn bị di chuyển về Quân Khu 4 khi cần. Trong đêm 29/4/75 Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân, chỉ thị CHT ĐKRS di chuyển theo hạm đội và là đơn vị đi sau cùng, khi tàu dầu của hải quân đi ngang qua đặc khu.

    Trong thời gian này, QLVNCH chưa có cấp Chỉ Huy đại đơn vị nào công khai ra lệnh cho đơn vị của ḿnh rời khỏi lănh thổ trách nhiệm, kể cả TTMT. V́ vậy tôi mới hỏi Phó Đô Đốc:

    _ “Thưa Đô Đốc,Tổng Thống ra lệnh Đô Đốc đem Hải Quân ra khỏi Sàig̣n hay sao mà Đô Đốc ra lệnh cho tất cả hạm đội di chuyển?”

    _ “Tổng Thống* không có ra lệnh tôi đem Hải Quân đi, nhưng Tổng Thống gửi con và rể của TT cho tôi để làm ǵ th́ anh cũng hiểu”. (*TT Dương Văn Minh)

    Giờ phút này, chiều 29/4/1975, đồng bào các nơi tựu về ĐKRS rất đông, v́ ở sông Sàig̣n hạm đội Hải Quân VNCH đă đi hết rồi. Tôi nói Hải Quân Trung Tá Nguyễn văn Nghĩa, Chi Khu Trưởng Quảng Xuyên:

    _ “Anh hăy đưa anh em và đồng bào di chuyển trước, tôi sẽ đi sau.”

    Chúng tôi di chuyển theo sông Ḷng Tàu ra biển bằng tàu PGM và Hải Thuyền, v́ hầu hết tàu bè di tản từ miền Trung về đều được đưa xuống ĐKRS.

    Riêng tôi nhận được lệnh của Tư Lệnh Hải Quân phải liên lạc với Hải Quân Đại Tá Lê Hữu Dơng Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm 99, là một lực lượng mạnh nhứt của Hải Quân sông, có khoảng 64 chiến đỉnh, để chuyển lệnh bỏ vùng hoạt động, ra khơi với hạm đội. Trong lúc này đơn vị của Đại Tá Dơng đang hành quân giải toả áp lực địch trên kinh Thủ-Thừa Tỉnh Long-An và đă gây thiệt hại nặng cho Đoàn 232 VC, (tương đương với một quân đoàn), do Tướng Lê Đức Anh chỉ huy. Khi tôi di chuyển ra tới cửa biển Cần-Giờ thi trời bắt đầu sáng ngày 30 tháng Tư năm 1975. Chiều 30-04 th́ tất cả hạm đội Hải Quân VNCH đều dừng lại quanh đảo Côn Sơn để liên lạc với Quân Đoàn 4 nhưng không tiếp xúc được với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn.

    Ngày 02-05-1975 hạm đội Hải Quân Việt Nam khởi hành cùng hạm đội Mỹ đi Phi Luật Tân.
    Khi Hạm Đội VNCH vào hải phận Phi Luật Tân, Chánh Phủ Phi không cho vào, v́ đoàn tàu c̣n treo cờ Việt Nam Cộng Ḥa. Sau đó HQVNCH và Mỹ hội ư nhau và có quyết định chung là: bỏ tất cả đạn pháo xuống biển, làm lễ hạ quốc kỳ VNCH rất long trọng và cảm động, kéo quốc kỳ Mỹ lên, hầu hết người trên tàu đều khóchay rớm nước mắt. Thế là đoàn tàu vào Subic, căn cứ của Mỹ.

    Tài liệu của CS ghi nhận sau khi chiếm được Cát Lái, Sư Đoàn 325 để lại hai Trung Đoàn 46 Bộ Binh và 84 Pháo Binh để ngăn chận sông Ḷng Tàu với mục đích là chiếm trọn vẹn hạm đội của hải quân VNCH nhưng không nói ǵ về kết quả ngăn chận. Đoàn 10 Rừng Sát cũng cho rằng họ đă “khống chế” sông Ḷng Tàu, đoạn từ Phước Khánh đến ngă ba Đồng Tranh từ ngày 27/4. Tuy nhiên việc cả hạm đội của Hải Quân VNCH ra biển an toàn bằng chính thuỷ lộ này đă trả lời cho sự khoác lác của bọn Cộng Sản Việt Nam.

    Năm 1999 ngày 01 tháng 09 Cộng Sản khánh thành đài tưởng niệm liệt sĩ tại Nhơn Trạch trong đó có ghi nguyên văn:

    “Đoàn 10 hơn tám trăm người ngă xuống tại đây, hơn năm trăm liệt sĩ chưa t́m thấy hài cốt”...
    Last edited by LeBachViet; 18-05-2024 at 08:47 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 18-04-2024, 09:59 PM
  2. Bài học ǵ sau biến cố 30/4/1975
    By TuyetNhiNguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 119
    Last Post: 22-05-2012, 03:57 PM
  3. 22.4.1975 Pḥng Tuyến Trảng Bom
    By anlocdia in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 22-04-2012, 07:03 PM
  4. Biến Cố 30/4/1975 - Việt Nam sau 35 năm chiến tranh kết thúc
    By TuyetNhiNguyen in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 0
    Last Post: 09-03-2012, 07:52 AM
  5. Replies: 14
    Last Post: 02-10-2010, 11:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •