Page 2 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 11 to 20 of 39

Thread: TƯỜNG TR̀NH TỪ VATICAN : TIẾN TR̀NH CƠ MẬT VIỆN BẦU TÂN GIÁO HOÀNG

  1. #11
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    VOA : Vatican dựng ống khói chuẩn bị cho việc bầu Giáo Hoàng


    Giới truyền thông tụ tập bên cạnh ḷ đốt tại Nhà nguyện Sistine ở Vatican, 9/3/2013

    Các công nhân Vatican dựng một ống khói trên nóc Nhà nguyện Sistine hôm thứ Bảy để sẵn sàng cho hội nghị các Hồng Y Công Giáo La Mă bầu người kế vị Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô.

    Hội nghị các Hồng Y sẽ bắt đầu vào ngày thứ Ba tuần tới và các Hồng Y họp kín sẽ dùng ống khói để báo cho thế giới bên ngoài biết là đă chọn được một nhà lănh đạo mới hay chưa—khói đen có nghĩa là chưa có quyết định và khói trắng báo tin có một Đức Giáo Hoàng mới.

    Ống khói màu sét rỉ được gắn trên mái của Nhà nguyện có thể trông thấy được từ Quảng trường Thánh Phê-rô kế cận, nơi theo truyền thống có hàng ngàn giáo dân tụ tập để xem cuộc bỏ phiếu kín được tiến hành như thế nào.

    Dù chưa có Hồng Y nào được ưa chuộng nhất nổi bật lên để lănh đạo Giáo hội đang gặp khó khăn của 1,2 tỉ giáo dân, hội nghị các Hồng Y dự trù sẽ kết thúc trong ṿng vài ngày.

    Trong thế kỷ trước, chưa có hội nghị nào kéo dài hơn 5 ngày, nhiều hội nghị kết thúc trong ṿng hai hay ba ngày. Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô được bầu trong ṿng 24 giờ đồng hồ vào năm 2005 sau 4 ṿng bỏ phiếu.

    Tháng trước Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô làm cho cả thế giới bàng hoàng bằng quyết định thoái vị v́ sức khỏe ngày càng suy yếu của Ngài. Việc này đă khiến cho Giáo hội Công Giáo La Mă phải triệu tập hội nghị các Hồng Y để bầu Giáo Hoàng mới. Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô là Đức Giáo Hoàng đầu tiên thoái vị trong ṿng 6 thế kỷ qua.



    Bên trong Nhà nguyện, các công nhân chuẩn bị lần cuối cùng để Nhà nguyện, một những nơi nổi tiếng nhất thế giới, sẵn sàng cho hội nghị các Hồng Y bầu Giáo Hoàng.

    Hai ḷ đốt được lắp đặt nối liền với một ống khói thông lên nóc. Một ḷ đốt làm bằng gang và được sử dụng trong các đại hội Hồng Y kể từ năm 1939, sẽ được dùng để đốt phiếu bầu.

    Ḷ thứ hai là một ḷ điện tử với một ch́a khóa, một nút bắt đầu màu đỏ và 7 đèn nhỏ báo hiệu nhiệt độ.

    Những ngọn lửa sẽ được kích hoạt bằng điện tử bên trong ḷ để tỏa ra khói trắng hay khói đen.

    Các công nhân hôm thứ Bảy cũng hoàn tất lần cuối cùng các dăy bàn được thiết kế đặc biệt để các Hồng Y ngồi đối diện với nhau dưới cái nh́n chăm chú của Đức Chúa Jesus trong Bức tranh khổng lồ về ngày Phán xét Cuối cùng của Michelangelo được vẽ trên tường phía sau bàn thờ.

    http://www.voatiengviet.com/content/...g/1618601.html

  2. #12
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Những Hồng Y có thể được bầu làm Giáo Hoàng

    Hôm thứ Bảy gần 150 Hồng Y đội mũ đỏ họp hội nghị sơ khởi ngày thứ sáu, được biết dưới tên “tổng giáo đoàn” để thảo luận về những thách thức bủa vây Giáo hội và phác họa về những đặc tính lư tưởng của Giáo Hoàng mới.

    115 Hồng Y - tất cả đều dưới 80 tuổi - sẽ vào Nhà nguyện Sistine vào ngày thứ Ba để bắt đầu tiến tŕnh bỏ phiếu chính thức. Ngày đầu tiên sẽ có một cuộc bỏ phiếu, với 4 cuộc bỏ phiếu ngày kế tiếp cho đến khi có một Hồng Y được đa số hai phần ba tức là 77 phiếu bầu.

    Tên của một số Hồng Y có thể trở thành Giáo Hoàng đă được các giới chức Giáo hội đề cập đến kể từ khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô thoái vị.

    Trong số những Hồng Y được nhắc đến nhiều nhất có Hồng Y Angelo Scola, người Ư, Hồng Y Odilo Pedro Scherer người Brazil và Hồng Y Marc Ouellet người Canada. Hồng Y Mỹ Timothy Dolan hay Sean O’Malley cũng được đề cập đến.


    Với đa số tín đồ Công Giáo hiện sống bên ngoài châu Âu, có áp lực ngày càng tăng về một Giáo Hoàng thuộc phần đất khác của thế giới.

    Nhiều quan sát viên Vatican tin là một Giáo Hoàng người châu Mỹ La Tinh, châu Á hay châu Phi có thể mang chú ư đến sự nghèo khó của Nam Bán Cầu theo cùng phương thức như Đức Giáo Hoàng John Paul người Ba Lan đă soi sáng sự cách biệt Đông–Tây.

    Đức Hồng Y Wilfrid Fox Napier của Nam Phi trong một cuộc phỏng vấn của báo La Stampa phát hành hôm thứ Bảy tuyên bố “Tôi nghĩ điều quan trọng là phải có Đức Giáo Hoàng đến từ một nơi mà Giáo hội có tính cách năng động.”

    Hồng Y Napier nói thêm “Tôi tin là việc chọn các ứng viên sẽ lâu hơn năm 2005.” Hồng Y Napier cũng được một số nơi cho rằng có thể trở thành Giáo Hoàng.

    http://www.voatiengviet.com/content/...g/1618601.html

  3. #13
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Vatican: Các hồng y sẽ bắt đầu mật nghị vào thứ Ba tới



    Chỉ có những vị hồng y dưới 80 tuổi mới được quyền bỏ phiếu.

    Ṭa thánh Vatican hôm thứ Sáu cho biết các vị hồng y đă quyết định tiến hành mật nghị để bầu người kế nhiệm Giáo hoàng Benedict vào thứ Ba tuần tới.

    Quyết định đă được đưa ra sau cuộc họp kéo dài hai giờ của các vị hồng y ở Vatican và cuộc mật nghị bầu Giáo hoàng sẽ tiến hành tại nhà nguyện Sistine ở Vatican.

    Tất cả 115 vị hồng y đủ điều kiện bỏ phiếu bầu tân giáo hoàng sẽ tham gia cuộc họp ngày 8/3. Chỉ có những vị hồng y dưới 80 tuổi mới được quyền bỏ phiếu.

    Mật nghị bầu Giáo hoàng, là truyền thống đă có từ nhiều thế kỷ nay.

    Dường như Ṭa thánh định muốn có một giáo hoàng mới lên ngôi trước lễ Phục Sinh 31 tháng 3.

    Đức Giáo Hoàng Benedict đă thoái vị hồi tháng trước sau gần 8 năm tại vị và trở thành lănh đạo đầu tiên của Giáo hội Công giáo Roma tự nguyện thoái vị trong 600 năm qua. Ngài đă hứa vâng phục Giáo hoàng kế tiếp

    http://www.voatiengviet.com/content/...i/1618126.html

  4. #14
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Video: Cơ Mật Viện sẽ khai mạc vào ngày thứ Ba 12/3/2013


    Trong phiên khoáng đại lần thứ 9 diễn ra từ 17h đến 19h chiều thứ Sáu 8 tháng Ba, Hồng y đoàn đă bỏ phiếu quyết định khai mạc Cơ Mật Viện vào ngày thứ Ba 12 tháng 3 để bầu Tân Giáo Hoàng.

    Sáng thứ Ba các vị Hồng Y sẽ dâng thánh lễ xin ơn Chúa Thánh Thần tại Đền thờ Thánh Phêrô để cầu cho việc bầu Giáo Hoàng và ban chiều các ngài sẽ bắt đầu cuộc bỏ phiếu lần thứ nhất tại Nhà Nguyện Sistina.

    Sau khi Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời vào năm 2005, Hồng Y Đoàn đă nhóm 12 phiên họp trước khi bắt đầu Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng. Phiên nhóm cuối cùng diễn ra ngày 16 tháng 4 năm 2005 và Cơ Mật Viện bắt đầu sáng ngày 18 tháng 4 năm 2005 với thánh lễ lúc 10 giờ sáng tại Đền thờ Thánh Phêrô để cầu xin ơn Chúa Thánh Thần. Ban chiều cùng ngày các Hồng y cử tri đă tề tựu tại dinh Tông Ṭa trước khi tiến vào nhà nguyện Sistina bỏ phiếu.

    Chỉ một ngày sau là chiều ngày 19 tháng 4 năm 2005, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đắc cử trong lần bỏ phiếu thứ Tư và trở thành vị Giáo Hoàng thứ 265 trong lịch sử Giáo Hội.

    Thông thường Cơ Mật Viện chỉ diễn ra từ một đến ba ngày là bầu được Đức Tân Giáo Hoàng. Trong thế kỷ 20 đă có 8 Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng và chỉ có ba lần kéo dài hơn 3 ngày. Thực tế là vào năm 2005, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 được bầu trong lần bỏ phiếu thứ Tư.

    Cơ Mật Viện năm 1939 được kể là nhanh nhất v́ sau 3 lần bỏ phiếu đă bầu được Đức Giáo Hoàng Piô thứ XII.

    Lần bỏ phiếu lâu hơn 5 ngày đă diễn ra lâu lắm rồi, vào năm 1831. Lần đó, phải mất 54 ngày mới bầu được Đức Giáo Hoàng Grêgôriô thứ XVI. Tuy nhiên, với Tông Hiến Universi Dominici Gregis (Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh) đă được Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố ngày 22 Tháng Hai năm 1996, Cơ Mật Viện không thể nào kéo dài lâu quá 12 ngày.

    Thực vậy, lần bỏ phiếu đầu tiên có thể được tổ chức vào buổi chiều của ngày đầu tiên họp Cơ Mật Viện. Nhưng nếu chưa bầu được Đức Tân Giáo Hoàng hoặc việc bỏ phiếu không được tổ chức, th́ mỗi ngày sau đó sẽ có bốn lần bỏ phiếu: 2 lần ban sáng và 2 lần ban chiều. Nếu sau ba ngày vẫn chưa bầu được Giáo Hoàng th́ một ngày cầu nguyện sẽ được tổ chức và Đức Hồng Y trưởng đẳng Phó Tế sẽ tŕnh bày một bài suy niệm. Tiếp theo là bảy lần phiếu nữa. Nếu vẫn không có kết quả, một ngày cầu nguyện sẽ được tổ chức và Đức Hồng Y trưởng đẳng linh mục sẽ tŕnh bày một bài suy niệm. Nếu không có kết quả sau bảy lần phiếu nữa, th́ Đức Hồng y trưởng đẳng Giám Mục sẽ tŕnh bày một bài suy niệm trong một ngày cầu nguyện. Nếu sau 7 lần bỏ phiếu nữa mà vẫn không bầu được một vị Giáo Hoàng, th́ sẽ có một ngày cầu nguyện, tiếp theo là chỉ bỏ cho hai vị đă nhận được số phiếu cao nhất trong lần bỏ phiếu cuối cùng.

    Kính thưa quư vị và anh chị em

    Những h́nh ảnh mà quư vị và anh chị em thấy đây là quang cảnh buổi sáng thứ Sáu 8 tháng Ba. Một điều rất rơ ràng là một số đông đảo các Hồng Y đă dùng xe hơi đến Hội Trường Thượng Hội Đồng Giám Mục để tham dự phiên họp khoáng đại lúc 9h30; thay v́ đi bộ như những ngày trước đó.

    Điều này cho thấy là các vị Hồng Y đă tỏ ra rất dè dặt tránh sự tiếp xúc với giới báo chí đang đứng đông nghẹt trên các con đường dẫn về Vatican.

    Trong mấy ngày qua, báo chí Ư, dẫn đầu là tờ La Stampa đă đăng tải một vài bài phát biểu trong các phiên họp khoáng đại của các Hồng Y và đă dẫn đến sự phản đối của các Hồng Y dự họp.

    Như Lan Vy đă tường tŕnh trước đây là các Hồng Y Hoa Kỳ đă có sáng kiến tổ chức các cuộc họp báo tại trường Đại Học Bắc Mỹ và đă được giới kư giả hoan nghênh nhiệt liệt. Trong các cuộc họp báo, các vị đă không đề cập ǵ đến các phiên họp đang diễn ra tại Vatican nhưng nhấn mạnh vào những vấn đề mà Giáo Hội đang phải đương đầu. Tuy nhiên, trước sự kiện là tờ La Stampa biết một số nội dung được các Hồng Y đưa ra thảo luận, các Hồng Y đă thống nhất hạn chế tiếp xúc với báo giới.

    Sơ Mary Ann Walsh điều hợp viên báo chí của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, là người tổ chức các cuộc họp báo này tại Rôma cho biết để cho minh bạch, các vị Hồng Y Hoa Kỳ đă quyết định hủy bỏ các cuộc họp báo này chứ không phải v́ áp lực nào.

    Trong khi đó th́ Hiến Binh Vatican đă làm việc không mệt mỏi cả ngày và đêm. Hôm qua, thứ Năm 7 tháng Ba, các máy phá sóng đă được cài đặt để chống nghe trộm từ bên ngoài.

    Nơi cư trú của các vị Hồng Y, Domus Santa Marta, được đặc biệt lưu ư. Các cửa sổ được đóng kín. Hiến binh đă kiểm tra từng pḥng một để chống các thiết bị nghe trộm.

    115 vị Hồng Y cử tri đă tề tựu đông đủ từ cuộc ban chiều ngày thứ Năm, trong đó có Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn của tổng giáo phận Sàig̣n. Các vị sẽ cư trú tại Domus Santa Marta và mỗi ngày đi bộ đến nhà nguyện Sistina.

    Trong đoạn video này quư vị và anh chị em có thể thấy Hiến Binh Vatican đang theo dơi quang cảnh của Vatican vào ngày hôm qua thứ Năm 7 tháng Ba. Mọi góc cạnh đều không thể lọt qua camera của Hiến Binh Vatican.

    Trong cuộc họp báo hôm qua, cha Federico Lombadi đă cho các phóng viên biết một chi tiết về Domus Santa Marta, tiếng Việt có thể tạm dịch là nhà trọ Thánh Mátta, nơi các Hồng Y cử tri cư ngụ trong thời gian Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng.

    Được xây dựng vào năm 1996, nhà trọ Thánh Mátta có 106 pḥng đôi và 22 pḥng đơn trải rộng trên 5 tầng lầu. Ṭa nhà này được xây dựng trên nền một bệnh viện, được xây dựng năm 1891 để chữa trị cho các nạn nhân của một trận dịch tả. Trong Thế chiến thứ Hai, ṭa nhà này đă là nơi trú ẩn của những người bị Đức Quốc Xă lùng bắt trong đó đông nhất là người Do Thái.

    Trong tấm không ảnh chụp từ vệ tinh này, quư vị có thể thấy vị trí chúng tôi đánh số 1 là quảng trường Thánh Phêrô, số 2 là Đền Thờ Thánh Phêrô, số 3 là Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục, số 4 là cửa sổ pḥng làm việc của Đức Giáo Hoàng. Đó là ba địa điểm quư vị nghe thấy chúng tôi đề cập hàng tuần trong chương tŕnh Thế Giới Nh́n Từ Vatican.

    Những vị trí được đề cập ít hơn là số 5, nhà nguyện Sisitina và số 6 là nhà trọ Thánh Mátta.

    Trong thời gian Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng, nhà trọ Thánh Mátta là nơi chỉ có các vị Hồng Y và một đội ngũ nhân viên hỗ trợ nhỏ, bao gồm vị thư kư của Hồng Y Đoàn, vị trưởng ban nghi lễ phụng vụ của Đức Thánh Cha, các linh mục giải tội, bác sĩ, đầu bếp, và các nhân viên dọn dẹp. Hầu hết các Hồng Y sẽ đi bộ hàng ngày từ nơi cư trú đến nhà nguyện Sistina, nhưng một chiếc xe buưt nhỏ cũng được dành cho những vị Hồng Y gặp khó khăn trong việc di chuyển.

    Hiện nay, các vị Hồng Y vẫn c̣n ở bên ngoài. Các vị chỉ di chuyển vào nhà trọ Thánh Mátta vào đêm trước của Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng. Việc phân chia ai ở pḥng nào sẽ diễn ra theo thể thức ngẫu nhiên.

    http://vietcatholic.net/News/Html/103264.htm

  5. #15
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cơ hội vị GH Nam Mỹ: ĐHY Leonardo Sandri của Argentina và ĐHY Odilo Pedro Scherer cuả Ba Tây.

    Nam Mỹ Châu là nhà cuả 42% dân số Công Giáo trên thế giới nhưng lại là một ngôi nhà có nhiều lỗ giột. Các ch́nh phủ không luôn luôn hoà thuận với Giáo hội, một lư thuyết 'thần học giải phóng' phát triển khá rộng răi, giáo phái Tin Lành Pentecoste đang tiả lần các giáo xứ Công Giáo và nạn vô thần cũng đang cướp đi nhanh chóng một số lớn giáo dân.

    Đức John Paul II đă từng coi Nam Mỹ là tương lai cuả Giáo Hội, mà quả thế nó vẫn là tương lai cuả giáo hội v́ không nơi đâu có nhiều giáo dân đến như thế, nhưng tương lai đó cần phải được chăm sóc cho chu đáo hơn.

    Người ta nghĩ rằng một giáo hoàng từ Nam Mỹ sẽ là một ống thuốc bổ 'chích vào tay' để kích thích nền tảng Công giáo ở đây.



    Hiện có 2 ứng viên sáng giá từ Nam Mỹ: Đức Hồng Y Leonardo Sandri của Argentina và Đức Hồng Y Odilo Pedro Scherer cuả Săo Paulo, Ba Tây.

    Có một điều, cả hai đều có gốc 'nhập cư' chứ không phải là gốc bản thổ (Da Đỏ)hay Latinh (Hispanic), HY Sandri là người gốc Ư và HY Scherer là người gốc Đức, nhưng điều naỳ cũng có cái lợi của nó ở điểm nó có thể thu hút thêm những lá phiếu cuả các HY Âu Châu.

    Cả hai vị đều có một lư lịch đầy ắp. Xin hăy bàn về HY Sandri trước.

    C̣n tiếp...

  6. #16
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cơ hội cuả HY Sandri.




    "Nếu người ta chọn một giáo hoàng giống như tuyển dụng một nhân viên, th́ lư lịch cuả Hồng Y Sandri có lẽ sẽ là một "cú banh đập qua rổ" (slam-dunk), ít nhất là sẽ vượt qua ṿng loại và được mời vào một cuộc phỏng vấn" theo lời b́nh phẩm cuả John L. Allen Jr.

    Allen nói thêm: "Chúng ta đang nói về một người 69 tuổi, là số tuổi vừa phải, không quá già hoặc quá trẻ, ngài là một người sinh ra tại Argentina nhưng sống phần lớn bên Ư, nên ngài có thể hài hoà hai thế giới thứ Nhất và thứ Ba tại một thời điểm khi mà đạo Công giáo đang t́m kiếm một cầu nối giữa hai thế giới; và ngài là một 'tay kỳ cựu' (veteran) cuả Vatican với một danh tiếng là một quản trị viên chuyên nghiệp khi mà nhiều hồng y tin rằng việc kiểm soát Vatican là ưu tiên hàng đầu phải làm cuả vị Giáo Hoàng kế tiếp."

    Thân thế sự nghiệp

    HY Sandri sinh ra tại Buenos Aires, cha mẹ là người Ư di cư, gốc ở vùng Trentino bên Ư. Ngài học ban Nhân Văn, Triết Học và Thần Học tại Đại Chủng viện Thủ đô Buenos Aires. Năm 1967, ngài thụ phong linh mục.

    Ngài đă làm cha phó ở giáo xứ Nuestra Señora del Carmen ở Villa Urquiza và là thư kư cho Đức Tổng Giám Mục Aramburu cho đến năm 1970, rồi dược cử đi học ở Roma. Tại đây ngài lấy bằng tiến sĩ giáo luật từ Giáo Hoàng Học Viện Gregorian và tốt nghiệp học viện Pontifical Ecclesiastical Academy, là nơi đào tạo các nhà ngoại giao.

    Năm 1974, HY Sandri được cử đi phục vụ ở Ṭa Khâm sứ ở Madagascar và Mauritius, và phục vụ trong các Phái đoàn Ṭa Thánh tới các đảo Comoros và Réunion ở Ấn Độ Dương.

    Sau đó, ngài được gọi về Roma làm việc trong phủ Quốc Vụ Khanh từ năm 1977 đến 1989.

    Từ 1989 cho đến 1991 ngài phục vụ tại toà khâm sứ ở Hoa Kỳ như là một quan sát viên thường trực của Ṭa Thánh tại Tổ chức các nước châu Mỹ (Organization of American States).

    Thời gian ngài phục vụ tại Hoa Kỳ tuy ngắn ngủi nhưng đă tạo nhiều gắn bó thân thiết với một linh mục trẻ quê ở St Louis cũng đang giúp việc tại đó, vị linh mục trẻ đó có tên là Timothy Dolan, ngày nay là Đức Hồng Y nổi tiếng của New York, chủ tịch Hội đồng GMCG Hoa Kỳ.

    Năm 1991 ngài về Roma làm nhiếp chính cho văn pḥng Giáo Hoàng.

    Năm 2002, trở thành giám sát viên các vấn đề tổng quát cuả phủ Quốc Vụ Khanh.

    Năm 1997, được bổ nhiệm Sứ thần Ṭa Thánh ở Venezuela và được tấn phong Tổng Giám Mục hiệu toà Aemona.

    Sau hai năm làm việc ở Venezuela, ngài trở thành sứ thần Ṭa Thánh ở Mexico một thời gian ngắn, rồi được gọi về Roma làm Quyền Tổng Quản (Substitute for General Affairs) ở phủ Quốc Vụ Khanh.

    Với chức vụ Quyền Tổng Quản, HY Sandri là nhân vật thứ ba cuả giáo triều, chỉ sau Giáo Hoàng và Quốc Vụ Khanh, chủ yếu lo việc nhân viên cho giáo triều.

    Trong thời điểm sức khỏe cuả đức Gioan Phaolô II suy giảm, ngài là người thay mặt đức Gioan Phaolô đọc các văn bản cuả giáo hoàng; ngài là người thông báo cái chết của Đức Giáo Hoàng cho thế giới từ Quảng trường Thánh Phêrô, với một câu nói đă đi vào lịch sử như sau "Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đă trở về nhà Cha.. . Tối nay tất cả chúng ta đều cảm thấy như là những trẻ mồ côi".

    Năm 2007, HY Sandri được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI bổ nhiệm làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Hội phương Đông. Cùng năm đó ngài dược thăng Hồng Y.

    Ngoài nhiệm vụ Tổng Trưởng, Hồng y Sandri cũng là một thành viên của Thánh Bộ Giáo Lư Đức Tin, Thánh bộ Phúc âm hóa các Dân tộc, Hội đồng Giáo hoàng Cổ Vơ Hiệp Nhất Kitô giáo, Hội đồng Giáo hoàng Đối thoại Liên tôn, Hội đồng Giáo hoàng cho nội dung lập pháp, Ủy ban Giáo hoàng Mỹ Latin và Ủy ban Giáo hoàng về Vatican City, là thành viên của Thánh Bộ Giám Mục, hỗ trợ việc bổ nhiệm các giám mục trong các giáo phận truyền giáo, và là thành viên của Toà án Tối Cao.

    Ngài thông thạo các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Ư và Tây Ban Nha.

    Tư tưởng lập trường về Mục vụ

    Hồng Y Sandri có ít kinh nghiệm mục vụ, nhưng qua nhận xét của ngài trước các giám mục Hoa Kỳ khi họ thực hiện cuộc hành hương "ad limina" tại Vatican hồi năm ngoái, ngài chứng tỏ là một người biết rơ h́nh ảnh của giáo hội là có vấn đề, và việc sửa chữa h́nh ảnh này tùy thuộc ở giáo hội chứ không ở ai khác.

    "Ngày hôm nay có nhiều người đă nghi ngờ không biết vẫn c̣n có sự thánh thiện và trung thực trong hàng giáo sĩ nữa hay không. Chúng ta phải chứng minh là họ sai ", ngài nói.

    "Chúng ta cần trở thành một cộng đồng thực sự của các thánh, tỏa sáng gương khiết tịnh và bác ái trước một nền văn hóa đang cần có những chứng nhân như thế."

    Phát biểu tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về việc truyền giáo mới trong tháng Mười năm ngoái, Hồng y Sandri cho biết rằng những người Công Giáo đông Phương đang phải đối mặt với nguy hiểm và đe dọa cho sự tự do tôn giáo của họ. Nhiều người đă t́m kiếm tự do và an toàn cho bản thân và gia đ́nh ở phương Tây, nhưng lại gặp khó khăn v́ khó thích nghi hoặc khó khăn trong việc duy tŕ đức tin của họ trong một xă hội dường như đă quên là Thiên Chúa c̣n hiện hữu.

    Nh́n vào thực tế của toàn thể giáo hội một cách rộng lớn hơn, ngài nói với Thượng Hội Đồng: "Chúng ta phải cùng nhau thừa nhận rằng, mỗi khi chúng ta pha trộn 'công việc mục vụ' với quyền lực hoặc với lợi ích an ninh kinh tế, th́ xảy ra các vấn đề, có sự phân hoá, có sự thiếu trung thành với Tin Mừng. Chúng ta cần thanh lọc tinh thần và sinh hoạt mục vụ của chúng ta cùng với các tín hữu của chúng ta. "

    Những tuyên bố về t́nh h́nh ở Trung đông

    HY Sandri đă tháp tùng Đức Giáo Hoàng Benedict XVI trong cuộc Tông Du Đất Thánh để tưởng niệm Yad Vashem (Holocaust) và nhận xét rằng bài phát biểu của ĐTC là một nguồn vui cho Kitô hữu và cho cả người Do Thái.

    Đề cập đến t́nh trạng Kitô hữu ở đây, ngài phàn nàn về nạn di cư của các Kitô hữu ra khỏi khu vực, nói rằng, "sự thiếu b́nh an đă làm cho các Kitô hữu phải di cư ra ngoài và bỏ đất đai của họ lại. V́ vậy, chúng ta đang đứng trước một khung cảnh thuần túy địa chất, với những di tích vật lư về sự hiện diện của Chúa Giêsu, nhưng không có sự hiện diện của những người đă lớn lên cùng với Ngài và sống đức tin của Ngài, và tiếp tục đi theo Ngài như những môn đệ tại chính quê hương của Ngài."

    HY Sandri nói rằng mặc dù chế độ của Saddam Hussein là độc tài, nhưng không thể phủ nhận rằng giáo sĩ và giáo dân ở Iraq đă cảm thấy an toàn hơn dưới chế độ của ông ta và đời sống phụng vụ của họ đă không bị ảnh hưởng.

    Nhửng ưu điểm

    John L. Allen Jr. cho rằng các ưu điểm cuả HY Sandri th́ dễ thấy:

    Đầu tiên, nhiều hồng y đă nói về sự mong muốn t́m kiếm được một vị Giáo Hoàng có một tầm nh́n toàn cầu, tập trung hơn vào các mối quan tâm và đấu tranh của người Công giáo trong những nước đang phát triển. Đồng thời, họ không muốn bầu một người thiếu hiểu biết về giáo triều và xa lạ với h́nh thức năng động của sự lănh đạo giáo hội ở phương Tây -như áp lực cuả truyền thông, môi trường pháp lư và chính trị, thể chế và gánh nặng tài chính của giáo hội ở những nơi có một cơ sở hạ tầng lớn vv.

    Nếu như thế th́ HY Sandri có vẻ là con người lư tưởng. Bởi v́ có nguồn gốc ở Argentina, ngài được coi như là một "Đức Thánh Cha từ thế giới thứ ba", nhưng đồng thời ngài lại được xem như là một người Ư. Và chắc chắn không ai có thể nói rằng HY Sandri, với một kinh nghiệm ngoại giao lâu dài, không thông hiểu những thực tế của việc lănh đạo trên sân khấu thế giới.

    Thứ hai, hầu hết các hồng y tin rằng vị Giáo hoàng mới cần phải lo toan nhiều hơn về việc quản trị. Chúng ta đă có hai vị giáo hoàng không quan tâm nhiều đến việc quản lư kinh doanh của giáo triều: John Paul II tập trung vào việc mang thông điệp của giáo hội đến đường phố và thay đổi gịng thủy triều của lịch sử trong khi Đức Thánh Cha Benedict XVI là một giáo sư tuyệt đẹp và văn hóa, nhưng cả hai vị hầu như không cầm dây cương để trực tiếp điều khiển giáo triều.

    Do đó trong tám năm qua, giáo hội đă phải trả một cái giá rất đắt - vụ Williamson (giám mục phái Lefebvre không tin có Holocaust, sẽ nói sau), vụ Vatileaks, phản ứng chậm trước những vụ bê bối lạm dụng t́nh dục trẻ em, và tham nhũng tài chính. Nhiều Hồng y tin rằng vị Giáo hoàng mới sẽ cần phải giám sát một cuộc cải cách triệt để, theo hướng hiện đại hoá phương pháp và quản lư các triển vọng, áp dụng tính minh bạch và trách nhiệm, và bổ nhiệm nhân viên thích hợp với công việc.

    Về điểm này, th́ HY Sandri là một ứng viên đáng kính trọng không thua bất cứ ai có thể t́m thấy được.

    Ngài có một danh tiếng lừng lẫy kể từ nhiệm kỳ làm Quyền Tổng Quản dưới thời GH John Paul II. Hầu hết ở Vatican, người ta công nhận ngài là hiệu quả, chi tiết, quan tâm tới sự việc cần thực hiện hơn là chơi những đ̣n chính trị.

    Bởi vậy nếu các vị hồng y t́m kiếm một "Đức Giáo Hoàng cầm quyền," th́ 'logic' theo con đường ngắn sẽ dẫn họ tới HY Sandri.

    Thứ ba, HY Sandri là một 'tay kỳ cựu' ở Vatican, nhưng trong tâm trí của hầu hết các hồng y th́ ngài không bị 'cháy' như trường hợp Quốc Vụ Khanh Hồng Y Tarcisio Bertone.

    Năm 2007 khi HY Sandri được đổi làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Hội Đông Phương th́ có vẻ như là bị 'xuống chức' dù cho là ngài được thăng Hồng Y. Tuy nhiên, h́nh như đó là một sự dự pḥng cuả Chuá, v́ nó giúp ngài tránh khỏi nhiều tai tiếng cuả giáo triều qua những biến cố 'bùng nổ' sau này như 'vụ giám mục cuả phái Lefebvre được cho phép thông công nhưng sau đó khám ra là vị giám mục này đă không công nhận nạn diệt chủng Do Thái', trường hợp 'từ chức cuả Dino Boffo chủ bút báo Công Giáo Avvenire, bị coi là giáo hội nhượng bộ tên thủ tướng 'râu xồm' Silvio Berlusconi' và vụ Vatileaks vv.

    Thứ tư, thật khó t́m ra một ai đó không thích HY Sandri. Một số người c̣n gọi ngài là "có sức hấp dẫn", nhưng phần đông coi ngài là ấm áp, cởi mở và sống động hài hước. HY Sandri có rất nhiều bạn bè, không có kẻ thù.

    Thứ năm, là một sản phẩm cuả ngoại giao, HY Sandri có một cái nh́n quân b́nh trên hầu hết các vấn đề chính trị và thần học. Là một quan chức Vatican sành sơi, ngài được ḷng cả hai phiá bảo thủ và ôn hoà trong Hồng Y đoàn. Trong một cuộc Mật Nghị, nếu không có hy vọng một ai có đủ số phiếu hai phần ba, th́ HY Sandri có thể là một ứng viên mà các HY có thể 'thoả hiệp' được. (compromised)

    Những nhược điểm

    uy nhiên, cũng theo John Allen, có ít nhất bốn nhược điểm về ứng viên HY Sandri.

    Đầu tiên, nhiều người coi HY Sandri có thể là một vị Quốc Vụ Khanh tuyệt vời, nhưng không phải là Giáo Hoàng. Ngài có khả năng làm cho đoàn tàu chạy đúng giờ, nhưng không có 'sức thúc đẩy' Tin Mừng của Đức Gioan Phaolô II và cũng không có cái trí tuệ của Đức Bênêđictô XVI. Nhiều Hồng y muốn có một sự kết hợp những phẩm chất tốt nhất của cả hai vị giáo hoàng, họ có thể không thấy sự pha trộn đó ở HY Sandri.

    Thứ hai, mặc dù được sinh ra tại Argentina, nhiều hồng y vẫn nghĩ ngài là một người Ư. Do đó một phiếu cho HY Sandri là một phiếu tiếp tục cái ṿng phong toả cuả người Ư ở Vatican. Đây là một thời điểm tế nhị khi mà nhiều HY trên thế giới đang thất vọng v́ những ǵ họ cho là "Italianization" (Ư hoá ) dưới thời cuả đức Benedict (bổ nhiệm và thăng tước Hồng Y cho nhiều người Ư) với kết quả đôi khi thảm họa.

    Thứ ba, HY Sandri có ít kinh nghiệm mục vụ. Nhiều HY, trong số đó có các HY Hoa Kỳ, đă tỏ ư họ sẽ không t́m một viên chức hành chánh chuyên nghiệp nhưng sẽ t́m một vị giáo hoàng trong số các 'mục tử cuả các linh hồn'.

    Thứ tư, có một số lo ngại về gánh hành lư cuả HY Sandri, tức là những tư tưởng và hành động trước đây của ngài.

    Ví dụ, HY Sandri đă phục vụ trong phủ Quốc Vụ Khanh dưới thời Hồng Y Angelo Sodano dưới triều ĐGH John Paul, lúc đó HY Sodano đă hỗ trợ mạnh mẽ cho vị LM Mexico Marcial Maciel Degollado, người sáng lập ḍng Đạo Binh Chúa Kitô, và sau đó bị khám phá ra một loạt lạm dụng t́nh dục và hành vi sai trái. Khi LM Maciel tổ chức kỷ niệm 60 năm linh mục tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại thành ở Rome vào năm 2004, HY Sandri đă được cử đến đọc một lá thư khen ngợi cuả ĐGH John Paul.

    Măc dù HY Sandri không được xem như là người ủng hộ LM Maciel, vài hồng y có thể sẽ không thoải mái về cái triển vọng là giới truyền h́nh sẽ tŕnh chiếu lên TV cảnh vị giáo hoàng mới đă từng ca ngợi một linh mục lạm dụng t́nh dục, dù cho đó không phải là lời lẽ cuả ngài.

    Một trường hợp khác, truyền thông Ư đă liên hệ HY Sandri với một vụ bê bối xung quanh nhân vật Angelo Balducci, một người Ư bị truy tố tham nhũng. Balducci, có danh hiệu là 'quí ông danh dự cuả toà thánh' ("Gentleman of his Holiness"), đă dính liú vào một đường dây mại dâm đồng tính và đă bị thu thanh đang đàm phán dịch vụ với một thành viên của một Ca đoàn của Vatican.

    Những 'thu thanh nghe lén' cho thấy HY Sandri và Balducci là bạn với nhau, ngài đă từng giới thiệu cho Balducci đấu giá và thắng lợi một hợp đồng $400 triệu cuả chính phủ.

    Không ai buộc tội HY Sandri làm việc ǵ sai trái, nhưng sự liên hệ với Balducci có thể bị các HY coi xét nhiều hơn trước cuộc họp kín bầu Giáo hoàng.

    Tổng quát hơn, v́ nắm giữ những chức vụ cao trong phủ Quốc Vụ Khanh có nghĩa là đă tham gia vào bối cảnh tài chính và chính trị Ư, cho nên một số hồng y có thể tự hỏi, liệu có những 'bộ xương khô' nào khác bị giấu trong tủ áo không, hoặc, có lẽ, có những t́nh huống vô tội nhưng rất khó khăn để giải thích không?

    Một lư lịch lư tưởng cho chức vụ giáo hoàng có lẽ khó mà t́m thấy và do đó hầu như chưa có một đồng thuận nào về việc phải có một hồ sơ như thế nào cho chức vụ giáo hoàng. Khi nh́n tới lư lịch cuả HY Sandri, các HY sẽ t́m thấy nhiều điểm họ thích, nhưng cũng có những điểm làm cho họ rụt rè, và như vậy th́ cơ hội cuả vị HY người Argentina có gốc Ư này, về cơ bản không khác bao nhiêu so với nhiều vị sáng giá khác.

    (Kỳ tới: Đức Hồng Y Odilo Pedro Scherer cuả Săo Paulo, Ba Tây)

  7. #17
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cơ hội vị GH Nam Mỹ (phần 2): Đức Hồng Y Odilo Pedro Scherer cuả Săo Paulo, Ba Tây


    Cơ hội cuả HY Scherer

    Nhiều vị HY đă công khai cho biết họ sẽ t́m một vị 'mục tử cuả các linh hồn', vậy th́ một Tổng giám mục có kinh nghiệm cuả một giáo phận lớn nhất thế giới với một số giáo dân Công Giaó cao tới 6 triệu người th́ có đủ điều kiện chưa?

    Nhất là khi mà điạ phận ấy thuộc về một thành phố vào loại lớn nhất thế giới (11 triệu dân) nhưng lại có nhiều người nghèo nhất, thiếu mọi dịch vụ cơ bản ngay cả nước, đầy dẫy tội phạm, đang là mảnh đất ph́ nhiêu cho giáo phái Ngũ Tuần xâm lấn và đồng thời một lư thuyết 'thần học giải phóng' đang lan tràn mạnh mẽ.

    Đó là ĐHY Odilo Pedro Scherer, 63 tuổi, tổng giám mục cuả tổng giáo phận Săo Paulo, Brazil.

    Thân Thế Sự Nghiệp

    HY Odilo Pedro Scherer sinh năm 1949, tại thành phố Cerro Largo, tiểu bang Rio Grande do Sul ở phiá Nam Brazil. Ngài có họ hàng xa với cố Hồng Y Alfredo Scherer, tổng Giám Mục Porto Alegre. Cha Mẹ cuả ngài là người gốc Đức, cha từ vùng Theley, và mẹ từ vùng Saarland, gần biên giới Pháp.

    Học Triết tại Queen of Apostles Seminary ở Curitiba, thủ đô của tiểu bang Paraná ở phía nam của Brazil, sau đó học Thần học tại Giáo Hoàng học viện Paraná. Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1976.

    Lấy thạc sĩ Triết học tại Giáo hoàng học viện Gregorian ở Rome, và bằng tiến sĩ Thần Học Thánh cũng ở Gregorian vào năm 1991. Trong thời gian theo học, ngài cũng nghiên cứu về giáo dục đại học và ba ngôn ngữ, Đức, Pháp và Anh.

    Giống như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, phần lớn sự nghiệp cuả Hồng Y Scherer là một giáo sư. Ngài dạy triết học và thần học tại các trường đại học khác nhau trong tiểu bang Paraná từ 1977 đến 1993 và làm mục vụ ở Toledo từ 1985 đến 1988.

    Phục vụ tại Thánh Bộ Giám Mục ở Vatican từ 1994 đến 2001.

    Từ 2002 đến 2007 được tấn phong giám mục và bổ nhiệm làm GM phụ tá của Săo Paulo, Brazil.

    Năm 2003, 'GM' Scherer trở thành tổng thư kư của Hội Đồng Giám Mục Brazil.

    Năm 2007 đươc bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Săo Paulo, thay thế Đức Hồng Y Hummes đi Rome làm bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ. Cùng năm, ngài tổ chức tiếp đón đức Giáo hoàng Benedict XVI tông du đến Brazil.

    Năm 2007 được thăng hồng y và năm 2008 được bổ nhiệm là thành viên của Thánh Bộ Giáo sĩ.

    Tư tưởng về Tân Phúc âm Hoá

    Trong suốt sự nghiệp mục vụ, ngài không ngừng lên tiếng về sự cần thiết cuả việc truyền giáo. Trong một bài viết năm 2010, ngài báo động về một "sự thâm hụt về phúc âm hóa" trên thế giới. Do đó không có ai bất ngờ khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm ngài là một trong 20 thành viên của Hội đồng Giáo hoàng mới được thành lập để khuyến khích Truyền giáo mới trong tháng 1 năm 2011.

    Hồng Y Scherer được xem như là một nhà thần học ôn hoà, mặc dù ở tại quê nhà th́ ngài được xem là khá bảo thủ. Ngài thường phê b́nh cách truyền giáo 'mầu mè' cuả linh mục và ca sĩ lừng danh Cha Marcelo Rossi, người cổ vơ Canh Tân Đặc Sủng trong tổng giáo phận. Trước những phong cách và h́nh thức rực rỡ cuả các Thánh Lễ truyền h́nh, ngài phê b́nh rằng: "Các linh mục không phải là diễn viên (showmen.) Thánh Lễ không nên trở thành một màn tŕnh diễn. (show)"

    Về Thần học Giải phóng và công b́nh xă hội

    Một trong những vấn đề ảnh hưởng đến tất cả các giáo sĩ ở Châu Mỹ Latinh là thái độ của họ đối với Thần học Giải phóng, một phong trào mưu t́m sự thay đổi xă hội chịu ảnh hưởng chủ nghĩa Mác Xít. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, khi c̣n là HY Ratzinger, gọi thần học giải phóng là "một thứ dị giáo". Ngược lại, những vị tiền nhiệm cuả HY Scherer, Đức Hồng Y Paulo Arns là một nhà vô địch của phong trào thần học giải phóng, và Đức Hồng Y Claudio Hummes, ḍng Phanxicô, được xem như là một người ôn ḥa hơn.

    Hồng Y Scherer th́ có vẻ giữ một thái độ trung dung, ngài công khai hoan nghênh những mục tiêu của phong trào nhằm cắt giảm sự bất công xă hội và nghèo đói, trong khi vẫn chỉ trích việc sử dụng "Chủ nghĩa Mác Xít như là một công cụ phân tích".

    Về Môi trường

    HY Scherer ủng hộ các mối quan tâm mạnh mẽ về môi trường của các giám mục Brazil, đặc biệt là đối với rừng Amazon. Năm 2004, ngài kêu gọi chính phủ Brazil kiểm soát chặt chẽ việc mở rộng thêm đất nông nghiệp ở khu vực Amazon, "để sự tàn phá không c̣n lan rộng sau khi vốn đă có vấn đề rồi, tức là sau khi cây rừng đă bị hạ và đốt cháy."

    Tháng sáu năm ngoái Hồng Y Scherer làm đại diện cho Ṭa Thánh tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc 'Rio + 20' về phát triển. Ngài chủ trương rằng việc hướng tới phát triển phải được tập trung vào "phẩm giá của mỗi con người". "Con người chịu trách nhiệm quản lư thiên nhiên ", ngài nói, và" việc quản lư này cần phải có một chiều kích đạo đức ".

    Về các giáo hội ngoài Công Giáo

    Trên trang web và trên các tờ báo của tổng giáo phận, Đức Hồng Y Scherer thường xuyên b́nh luận về những tin tức ở Brazil. Ngài cũng dùng Twitter rất tích cực và có hơn 20.000 người theo dơi. Ngài thường đăng những phản ánh ngắn vào ngày chủ nhật và các ngày lễ, và trả lời những câu hỏi và ư kiến ​​từ dân chúng.

    Ngài không né tránh những chủ đề gây tranh căi, bao gồm cả việc chỉ trích giáo hội Ngũ Tuần đang tranh giành ảnh hưởng với Công Giáo.

    Trong một bài b́nh luận trên trang web của tổng giáo phận, ngài cho biết sự bùng nổ của các cộng đồng tôn giáo mới ở Brazil là một dấu hiệu rơ ràng rằng mọi người vẫn c̣n khao khát Thiên Chúa. Nhưng, ngài nói, thường xuyên việc khao khát Thiên Chúa cuả người dân đă bị "khai thác như là một nguồn lợi và là một cái cớ để lấy tiền của họ."

    Về tiền dâng cúng

    Trong một bài vào đầu tháng hai có tiêu đề "Đức Giám Mục kiếm được bao nhiêu tiền?" Đức Hồng Y Scherer đă thẳng thắn đối phó với sự tức giận ở trong nước Brazil v́ một cuộc điều tra về việc sử dụng số tiền mà người Brazil dâng cúng vào các nhà thờ và các tổ chức tôn giáo khác. Ngài cho biết số tiền tổng cộng là "ấn tượng", nhưng nói rằng thật là cần thiết để phân biệt giữa những nhà thờ công chính, có những hoạt động giáo xứ, trường học, bệnh viện và các dịch vụ xă hội và đối lại, với các nhóm khác mà các nhà lănh đạo chỉ lo làm giàu cá nhân.

    Luật Giáo hội Công giáo yêu cầu mỗi giáo xứ và giáo phận có một hội đồng tài chính điều hành bởi những nhân viên có đủ điều kiện để đảm bảo sự "chặt chẽ, minh bạch và trách nhiệm", ngài lưu ư như vậy và nhấn mạnh rằng chính phủ có quyền và nghĩa vụ kiểm tra các tổ chức được miễn thuế v́ lư do tôn giáo.

    Về quyền giáo huấn và lư tưởng đại học

    Hồng Y Scherer cũng thường xuyên thẳng thắn lên tiếng bênh vực các giáo huấn của giáo hội và bản sắc Công Giáo của các tổ chức của giáo hội.

    Trong lúc thuyết tương đối đang là cái 'mốt' cho văn hóa, Đức Hồng Y Scherer cho biết, "một trường đại học Công giáo giúp cho thấy rằng có những giá trị không thể thương lượng, chẳng hạn như việc theo đuổi chân lư, giá trị của cuộc sống con người trong tất cả các giai đoạn và nhân phẩm của phụ nữ." Trong một xă hội, nơi mọi người đang kêu gọi đa nguyên và dân chủ, các trường đại học Công giáo có quyền tồn tại và đóng góp, ngài nói.

    Ngài tỏ ra rất cương quyết khi thi hành những chọn lựa dù cho có khó khăn đến đâu.

    Ví dụ trong năm 2012, các sinh viên, giáo sư và nhân viên tại Giáo Hoàng học viện Săo Paulo đă bỏ phiếu để tái cử khoa trưởng của trường đại học. HY Scherer, tuy nhiên, lấy tư cách là viện trưởng, đă chỉ định một ứng viên đứng hàng thứ ba. Các sinh viên nộp đơn phản đối, sau đó biểu t́nh băi khoá, và thậm chí đă ngăn chặn không cho vị khoa trưởng mới đi vào văn pḥng. Vị nữ khoa trưởng mới, nhờ có các vệ sĩ bảo vệ đă phải chạy trốn trên một taxi.

    HY Scherer, tuy nhiên, đă không lùi bước, và ngày nay th́ người được lựa chọn, khoa trưởng Anna Cintra, thực sự đă điều khiển được trường đại học cách tốt đẹp.

    Trong tháng mười hai, Đức Hồng y đă viết một bài trên báo địa phương để biện hộ cho quyết định cuả ngài. Ngài cho biết rất tự hào đă thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường căn tính Công giáo của trường đại học, v́ trường đại học "đă không được thành lập để chỉ bảo vệ quyền lợi cuả nhà thờ, nhưng mục đích chính là để phục vụ cho sự thật và những điều tốt đẹp của con người ".

    Về phá thai

    Đức Hồng Y đă kiên quyết phản đối mọi cổ vơ luật phá thai của Brazil. Khi Ṭa án Tối cao bỏ phiếu vào năm 2012 để hợp pháp hoá việc phá thai các bào thai có bộ năo bị hư, Hồng Y Scherer đă trở thành 'đề tài' trên trang nhất cuả báo chí khi ngài hỏi rằng Ṭa án sẽ định nghĩa ai là người tiếp theo không xứng đáng được sống?

    Vào tháng Chín, cho ư kiến ​​về đề nghị 'giải trừ án phạt' (decriminalize) phá thai, và thậm chí hợp thức hoá nó nếu có bác sĩ chứng nhận sức khỏe tâm lư của người mẹ, Hồng Y Scherer đă nêu ra hàng chục câu hỏi về việc liệu Chính phủ sẽ đảm bảo như thế nào để kết quả sẽ không chỉ đơn giản là phá thai theo yêu cầu. Các biện pháp gọi là bảo vệ, ngài nói, thực sự chỉ bảo vệ phụ nữ và các chuyên gia y tế khỏi bị truy cứu h́nh sự, nhưng không phải là "bảo vệ những người vô tội, là những người sẽ phải trả giá với sự sống của họ."

    Những lư lẽ ủng hộ

    John L. Allen Jr. đă liệt kê 5 lư lẽ ủng hộ và 5 lư lẽ chống lại ứng viên HY Scherer.

    5 lư lẽ ủng hộ như sau:

    Đầu tiên, HY Scherer sẽ biểu tượng là một giáo hoàng đến từ thế giới đang phát triển. Tuy nhiên nhờ nguồn gốc là một người Đức, tức là có một liên hệ với văn hóa và ngôn ngữ cuả Cựu thế giới, th́, trong một ư nghĩa nào đó, ngài có thể là một cầu nối "an toàn" giữa quá khứ và tương lai của giáo hội.

    Thứ hai, Brazil có thể vẫn là quốc gia Công giáo lớn nhất thế giới, nhưng tất cả không tốt đẹp ǵ lắm. Các phong trào Ngũ Tuần đang mọc lên như nấm và các giáo phái Tin Lành cũng đang ḅn rút đi một phần đáng kể dân số Công giáo. Trong năm 2007, tại thời điểm tông du cuả GH Benedict XVI tới Brazil, viện Thống kê cuả nhà nước đă ước tính rằng tỷ lệ người Brazil không theo đạo đă tăng vọt từ 0,7% đến 7,3% trong hai thập kỷ.

    Trong bối cảnh đó, sự lựa chọn một vị Giáo Hoàng Brazil có thể cung cấp một 'ống thuốc chích' trên cánh tay cuả Hội Thánh trong một đất nước đang trở thành một siêu cường của thế kỷ 21.

    Thứ ba, HY Scherer đă có kinh nghiệm làm việc trong một bộ phận quan trọng nhất của Vatican, là Thánh Bộ Giám Mục, và có danh tiếng là một chuyên viên hành chính vững vàng, điều đó có thể cho thấy rằng ngài có thể thực hiện được một cuộc cải cách cho bộ máy quan liêu của Vatican.

    Ngài đă từng chứng tỏ trong nhiều năm qua là có khả năng và nắm vững công việc hiện đại hóa các hoạt động của Vatican. Ví dụ trong năm 2009, trong tột điểm cuả cuộc tranh căi toàn cầu về việc giải vạ tuyệt thông cho một giám mục từ chối không nhận hoạ Holocaust, HY Scherer thẳng thừng thừa nhận rằng Vatican đă không giải thích tốt về 'logic' của ḿnh với thế giới.

    HY Scherer nói: "Khi chúng ta sử dụng thuật ngữ của chúng ta, đôi khi tất cả mọi thứ có vẻ sáng suả đối với chúng ta, nhưng không phải với bất kỳ ai khác". "Người phát ngôn của Giáo Hội phải nhớ rằng nền văn hóa nói chung không c̣n có tính cách tôn giáo, do đó, lời nói hoặc hành động của chúng ta có thể bị hiểu lầm hoặc hiểu sai."

    Thứ tư, HY Scherer nói tiếng Ư rất sành sơi và quen biết nhiều giáo dân của vùng đất 'il bel paese' (đất nước mỹ miều), cho nên ngài sẽ rất thoải mái khi làm Giám Mục Rôma.

    Thứ năm, HY Scherer 'trên sách vở' th́ là một người có giáo lư chính thống, làm cho ngài trở thành một sự lựa chọn an toàn cho đa số bảo thủ trong Hồng Y Đoàn, nhưng ngài cũng được xem như là một người thực tiễn và sẽ không nhất thiết áp đặt quan điểm riêng của ḿnh trên toàn thể giáo hội.

    Những lư lẽ chống

    Đầu tiên, nhiều hồng y cho biết họ không biết nhiều về vị HY cuả Brazil này. Bản chất của mọi người làm việc tại Thánh Bộ Giám Mục là tránh né ánh đèn sân khấu, có nghĩa là ngài đă không để lại một ấn tượng sâu sắc nào trong suốt nhiệm kỳ ở Rome, và kể từ khi trở về Brazil, HY Scherer cũng không duy tŕ một sự hiện diện cao trên trường quốc tế.

    Thứ hai, đối với các vị hồng y muốn có một "vị tổng tư lệnh truyền giáo", th́ một số người Brazil sẽ cho biết rằng HY Scherer không nhất thiết là vị đó. Ngài là một cá nhân duyên dáng và dễ tiếp cận, nhưng ở những nơi công cộng, ngài quá lễ nghi và thận trọng, và rất ít người mô tả ngài là "năng động" hay "lôi cuốn". Những yếu điểm đó không chỉ là về phong cách cá nhân của ngài mà thôi, nhưng cũng là những tư tưởng về đạo Công giáo cuả ngài.

    Ví dụ, HY Scherer đă rất dè dặt về Cha Rossi, một linh mục Công giáo nổi tiếng nhất của Brazil, có những nghi thức phụng vụ 'mầu mè' (exuberant) nhưng hấp dẫn hàng chục ngàn người Brazil, có khi qui tụ tới 2.000.000 người trên một trường đua ngựa. HY Scherer phê b́nh rằng "linh mục không phải là diễn viên (showmen)", nhưng nhiều người Brazil lại nhấn mạnh rằng LM Rossi thực sự là một "việc truyền giáo mới" trong hành động.

    Thứ ba, v́ có gốc Đức, một số hồng y có thể coi HY Scherer không nhất thiết là một giáo hoàng đầu tiên của Brazil, nhưng là một giáo hoàng người Đức thứ hai liên tiếp.

    Thứ tư, hai vị HY Brazil đang làm việc tại Rome, HY Hummes và Hồng Y Joăo Braz de Aviz (Bộ Tu Sĩ), đều bị cho là 'xoàng' (inconsequential) mà thôi, v́ vậy, một ứng viên Brazil khác có thể cũng bị 'vạ lây.'

    Thứ năm, một số nhà quan sát nghi ngờ về hiệu quả cuả HY Scherer trong việc ngăn chặn sự soi ṃn giáo hội bởi Phong trào Ngũ Tuần, bởi chủ nghĩa thế tục và bởi sự thờ ơ với tôn giáo ở Brazil. Dĩ nhiên không ai mong đợi một cá nhân có để đảo ngược nhiều thập kỷ xuống dốc một cách tức thời, nhưng một số hồng y vẫn có thể nghĩ rằng, "Liệu chúng ta có muốn cho toàn bộ giáo hội đi theo con đường của Brazil không?"


    Cảm tưởng cuả HY Scherer về chức vụ giáo hoàng

    Vào đầu tháng 3, khi được hỏi ngài có nghĩ rằng đây là thời gian cho một người Châu Mỹ Latin làm Giáo Hoàng không, Hồng Y Scherer cho biết rằng việc quyết định về vị giáo hoàng kế tiếp không phải tuỳ thuộc vào nguồn gốc địa lư cũng không phải v́ tuổi tác. Ngài nói: "Những suy tư tại cuộc Mật Nghị sẽ không là về việc một giáo hoàng đến từ nơi này hoặc nơi nọ, hoặc ngài có nguồn gốc ở đây hoặc ở đó, nhưng mà là liệu ngài có điều kiện, nhất là chuẩn bị sẵn sàng để lănh đạo Giáo Hội tại thời điểm này của lịch sử. "

    Khi được hỏi ngài có tự coi ḿnh là một ứng viên không, Hồng Y Scherer cho biết: "Sẽ là rất kiêu căng cho một hồng y nói rằng 'tôi sẵn sàng'. Không ai sẽ nói:'Tôi là một ứng cử viên'".


    http://www.vietcatholic.net/News/Html/103266.htm

  8. #18
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Phiên họp thứ 9 của Hồng y đoàn: 9-3-2013

    LM. Trần Đức Anh OP3/9/2013


    VATICAN. Sáng thứ bẩy, 9-3-2013, với sự tham dự của 145 Hồng Y, Hồng y đoàn đă nhóm phiên họp thứ 9 để tiếp tục nghe ư kiến của các Hồng Y.

    Trong cuộc họp báo trưa ngày 9-3, Cha Lombardi SJ, Giám đốc Pḥng Báo chí Ṭa Thánh cho biết đă có 17 HY lên tiếng phát biểu về các vấn đề như những mong đợi nơi vị Giáo Hoàng tương lai, hoạt động của Ṭa Thánh, giáo triều Roma, đời sống và hoạt động của Giáo hội tại các nơi, v.v.

    Trong phiên họp, các Hồng Y đă rút thăm để lấy pḥng tại Nhà trọ thánh Marta trong nội thành Vatican, nơi các vị cư ngụ trong thời gian mật nghị bầu Giáo Hoàng. Các Hồng y có thể dọn vào nhà này từ lúc 7 giờ sáng thứ ba, 12-3-2013. Tiếp đến vào lúc 10 giờ sáng cùng ngày, các vị sẽ đồng tế thánh lễ do ĐHY Niên trưởng Angelo Sodano chủ sự tại Đền thờ thánh Phêrô.

    Cha Lombardi cũng thông báo thời khóa biểu của mật nghị:

    - Lúc 15.45 chiều ngày thứ ba, 12-3-2013, các HY sẽ rời nhà trọ thánh Marta tới dinh Tông Ṭa. Lúc 16.30 các vị sẽ đi rước từ nhà nguyện Paolina đến nhà nguyện Sistina. Tại đây, lúc 16.45, có nghị thức tuyên thệ, vị trưởng nghi sẽ tuyên bố ”Extra omnes!” Tất cả những người không phải HY cử tri phải ra ngoài!

    Các HY sẽ nghe bài suy niệm do ĐHY Prospero Grech, 88 người Malta, tŕnh bày và sẽ bắt đầu bỏ phiếu lần đầu tiên bầu Giáo Hoàng.

    Tiếp đến, các HY đọc Kinh chiều và 19 giờ 30 sẽ trở về nhà trọ thánh Marta để dùng bữa tối lúc 8 giờ.

    Trong những ngày mật nghị bầu Giáo Hoàng:

    - Tại nhà trọ thánh Marta, các HY có thể dùng bữa sáng từ 6.30. Rồi 7.45 đi tới dinh Tông Ṭa để đồng tế thánh lễ lúc 8.15 tại Nhà nguyện Paolina.
    - 9.30 các HY đi vào nhà nguyện Sistina, nguyện kinh và bắt đầu bỏ phiếu. Có hai lần bỏ phiếu ban sáng.
    - 12.30 các HY trở về nhà trọ thánh Marta để dùng bữa trưa lúc 13 giờ.
    - Lúc 16.00 các HY trở lại nhà nguyện Sistina để bắt đầu bỏ phiếu vào lúc 16.50. Có hai lần bỏ phiếu ban chiều.
    - 19.15 các HY nguyện kinh chiều tại nhà nguyện Sistina rồi
    - 19.30 trở về nhà trọ thánh Marta để dùng bữa tối lúc 20 giờ.

    Việc đốt phiếu để có khói báo cho dân chúng được thực hiện sau lần bỏ phiếu chót ban sáng (khoảng 12.00) và ban chiều (khoảng 19 giờ chiều). Nếu có kết quả sau lần bỏ phiếu thứ I ban sáng th́ khoảng 10.30 và sau lần bỏ phiếu thứ I ban chiều th́ khoảng 17.30.

    Phiên họp thứ 8 của Hồng y đoàn: chiều 8-3-2013

    Đầu phiên họp này, với đại đa số phiếu (90%), các HY đă quyết định ngày 12-3-2013 sẽ bắt đầu mật nghị bầu Giáo Hoàng.

    Cha Lombardi bác bỏ tin của một số báo chí cho rằng các Hồng Y đă chia làm hai khối đối nghịch: một nhóm muốn kéo dài các cuộc thảo luận, một nhóm muốn bắt đầu mật nghị. Thực tế là tới 9 phần 10 các HY đă bỏ phiếu chấp thuận bắt đầu mật nghị vào ngày 12-3-2013.

    Trong phiên thứ 8, đă có 15 HY phát biểu về nhiều vấn đề khác nhau. Cha Lombardi cho biết như vậy, tính đến trưa ngày 9-3, đă có 133 HY lên tiếng phát biểu, trong đó có một số nói hai lần. Cha cũng thông báo một số tin tức:

    - Lúc 17.30 chiều thứ hai, 11-3, tất cả các chức sắc và nhân viên phụ giúp mật nghị sẽ tuyên thệ giữ bí mật, trong một nghi thức tại Nhà nguyện Paolina.

    - Sáng thứ hai, 11-3, các HY sẽ tiếp tục họp v́ c̣n một số Hồng y muốn phát biểu ư kiến. Như thế tổng cộng sẽ có khoảng 150 Hồng y lên tiếng bày tỏ lập trường.

    - Cha Lombardi cho biết đă thấy tận mắt 5 triện của ĐGH cũ bị hủy đi bằng cách rạch để không sử dụng được nữa, trong đó có 2 nhẫn như phủ của Đức Giáo hoàng. Nhẫn này có có hai h́nh thức: 1 cái ĐGH đeo ở tay và 1 cái dùng để đóng dấu. Tiếp đến có 2 triển nổi: một cái lớn và một cái nhỏ. Sau cùng là một mẫu triện bằng ch́.
    Nhẫn ngư phủ mới của Đức tân Giáo Hoàng cũng có h́nh tương tự, nhưng với tên mới của vị tân Giáo Hoàng ở chung quanh.

    - Lúc 11 giờ sáng 9-3-2013, các nhân viên kỹ thuật Vatican đă gắn ống khói trên nhà nguyện Sistina nơi diễn ra mật nghị bầu Giáo Hoàng. Đây là phương tiện duy nhất để thông tin giữa mật nghị với thế giới bên ngoài. Khói đen báo hiệu cho thấy chưa có Giáo Hoàng mới và khói trắng thông báo cuộc bầu cử có kết quả. Lúc đó chuông đền thờ thánh Phêrô cũng được gióng lên. Ban tối ống khói sẽ có đèn chiếu sáng để dân chúng có thể thấy khói mầu ǵ.

    - Một Ủy ban đă được thiết lập với nhiệm vụ niêm phong các lối vào mật nghị Hồng y bầu Giáo Hoàng. Ủy ban này tùy thuộc ĐHY nhiếp chính Bertone, và một số thành viên như vị chỉ huy trưởng vệ binh Thụy Sĩ, đại diện đoàn Hiến binh Vatican, một vị công chứng viên, v.v..


    http://www.vietcatholic.net/News/Html/103286.htm

  9. #19
    Member
    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    613
    Quote Originally Posted by Gan gà + Ḷng lợn View Post
    Như tôi đă nói và đúng, có rất nhiều người pm hỏi tôi đức giáo hoàng kế cận là ai nhưng tôi biết mà không nói, tôi thương họ nên tôi mới không nói, v́ tôi biết họ sẽ đánh cược với nhà cái để ăn tiền.

    Những loại như thế tôi thượng họ và cứu vớt họ th́ đúng hơn, họ không biết cứ tưởng tôi làm cao, nhưng như thế mới thấm vào những bộ óc căn cỗi đực cái xen lẫn với nhau của họ,

    Những người như thế này cần phải điều trị gấp, tôi vẫn muốn họ nhận ra giá trị của họ,

    Chúa luôn cho tôi biết

    Cầu Chúa phù hộ cho ngài Tân Giáo Hoàng

    Mong lắm
    Rởm vừa thôi.
    Để chỗ thanh tịnh cho chị Tigon làm việc.

  10. #20
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thứ mấy chúng ta có Đức Tân Giáo Hoàng?

    Sau khi Ṭa Thánh công bố Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng sẽ được bắt đầu vào ngày thứ Ba , hàng loạt các “chuyên gia” đă đưa ra những phỏng đoán là ngày thứ mấy trong tuần lễ sắp tới Giáo Hội Công Giáo sẽ có Đức Tân Giáo Hoàng.

    Theo Tông Hiến Universi Dominici Gregis (Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh) đă được Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố ngày 22 Tháng Hai năm 1996, vào chiều thứ Ba 12/3, tức là ngày đầu tiên, các vị Hồng Y sẽ chỉ bỏ phiếu một lần. Nhưng các ngày sau đó, mỗi ngày các vị bỏ phiếu bốn lần: hai lần vào buổi sáng và hai lần vào buổi chiều.

    Dựa vào kết quả của các Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng trước đây, nhiều dự đoán đă được đưa ra.

    Năm Đức Hồng Y được bầu Tước Hiệu Giáo Hoàng Số ṿng bỏ phiếu Số Ngày
    1903 Giuseppe Satto Pio X 7 4
    1914 Giacomo della Chiesa Benedict XV 10 3
    1922 Achille Ratti Pio XI 14 5
    1939 Eugenio Pacelli Pio XII 3 2
    1958 Angelo Roncalli Gioan XXIII 11 4
    1963 Gioanni Batista Montini Paul VI 6 3
    1978 Albino Luciano John Paul I 4 2
    1978 Karol Wojtyla John Paul II 8 3
    2005 Joseph Ratzinger Bênêđíctô XVI 3 2


    Theo các “chuyên gia” của Paddy Power, trung tâm cá cược lớn nhất thế giới, ngày Giáo Hội Công Giáo có Đức Tân Giáo Hoàng được ước tính như sau:

    Ngày Xác suất
    Thứ Ba 12/3/2013 15.2%
    Thứ Tư 13/3/2013 45.2%
    Thứ Năm 14/3/2013 30.1%
    Thứ Sáu trở đi 9.5%


    Adam Brickley, một quan sát viên về Vatican đang sống tại Washington, người đă tŕnh luận án về các Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng tại khoa Khoa Học Chính Trị tại Đại Học Colorado ở Colorado Springs hồi năm 2008, nói với tờ Washington Post rằng t́nh trạng của các Hồng Y hiện nay giống với t́nh trạng của Cơ Mật Viện năm 1922 hơn là năm 2005, nên ông nghĩ là phải mất 11 ṿng bỏ phiếu, tức là sang ngày thứ Sáu 15 tháng Ba, Giáo Hội mới có Tân Giáo Hoàng.

    Dù tính cách nào có lẽ hầu chắc là trong tuần tới chúng ta sẽ có vị Tân Giáo Hoàng.

    Anh chị em tín hữu theo dơi cuộc bầu cử trên quảng trường Thánh Phêrô có thể nh́n làn khói bốc lên từ ống khói của nhà nguyện Sistina để biết Giáo Hội đă có tân Giáo Hoàng hay chưa.

    Khi một vị Hồng Y đầu tiên nhận được 77 phiếu trở lên, vị ấy sẽ trở thành Giáo Hoàng. Lúc đó, sẽ có làn khói trắng bốc lên từ ống khói của nhà nguyện Sistina.

    Một vài con số thống kê được ghi nhận khách quan là:


    Tuổi trung b́nh của 115 vị Hồng Y cử tri là 71 tuổi.

    Đức Hồng Y cao niên nhất là Đức Hồng Y Walter Kasper của Đức.

    Đức Hồng Y trẻ nhất là Đức Hồng Y Baselio Cleemis Thottunkal, người Ấn Độ, 54 tuổi.

    Người kế tiếp là Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle sẽ mừng sinh nhật thứ 56 vào tháng 6 tới.

    60 vị Hồng Y đến từ Âu Châu (tức là hơn ½ số vị Hồng Y cử tri). Mỹ Châu La Tinh có 19 vị, Bắc Mỹ 14 vị, Phi châu 11, Á Châu 10 và Úc châu có 1 vị là Đức Hồng Y George Pell.

    Ư có 28 Hồng Y cử tri, tiếp đến là Hoa Kỳ với 11 vị, Đức 6 vị, Tây Ban Nha và Ba Tây mỗi nước có 5 vị.

    67 vị Hồng Y được tấn phong bởi Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 (58%) và 48 vị được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

    tấn phong.

    Cố nhiên, 67 vị Hồng Y được tấn phong bởi Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 cũng là những vị lần đầu bầu Giáo Hoàng.

    http://www.vietcatholic.net/News/Html/103276.htm

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 20
    Last Post: 27-11-2014, 04:19 AM
  2. ĐỨC GIÁO HOÀNG RỜI KHỎI VATICAN
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 12
    Last Post: 11-03-2013, 08:23 PM
  3. Replies: 6
    Last Post: 01-03-2013, 08:55 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 26-02-2011, 04:34 PM
  5. Replies: 3
    Last Post: 30-01-2011, 03:30 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •