Page 2 of 33 FirstFirst 12345612 ... LastLast
Results 11 to 20 of 326

Thread: Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    NHỮNG SỰ THẬT VỀ TRẬN B̀NH GIẢ

    NHỮNG SỰ THẬT VỀ TRẬN B̀NH GIẢ



    Lá thư của một QN đơn vị cũ:
    Đă 44 năm, kể từ ngày 31 tháng 12 năm 1964, đột nhiên tôi nhận được một lá thư khá dài của một QN đơn vị cũ, nguyên là một Hạ Sĩ Quan Trừ Bị phục vụ trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, từ tháng 6 năm 1963 đến cuối năm 66. Tôi thật bất ngờ và rất xúc động khi đọc những ḍng tâm tư chân thật nhưng nhiều cay đắng của anh. Sau đây là những trích đoạn khiến tôi bàng hoàng và thiển nghĩ là sẽ khiến cho chúng ta suy gẫm:

    Kính anh Toàn,

    T́nh cờ đọc được địa chỉ của anh trong Đặc san Đa Hiệu ở nhà một người bạn, tôi muốn liên lạc với anh, cũng là cấp chỉ huy của tôi ngày trước (6/1963), già rồi muốn t́m lại một vài hồi ức trong quá khứ. Không biết anh có chấp nhận không?



    Kính anh, tôi là TS Trần Văn Của, SQ 62A/701.458 thuộc Ban 4/TĐ4/TQLC. Lúc mới ra trường thuyên chuyển về TĐ, có thời gian vài tháng ở chung ĐĐ2 với anh, lúc đó Đ/U Trần Văn Hoán ĐĐT, anh là ĐĐP, rồi C/U Đơn, C/U Chí, C/U Long… Tôi nhớ ghi lại đây tất cả các cấp chỉ huy c̣n lại trong TĐ anh xem có đúng không? BCH/TĐ Đ/U Lê Hằng Minh TĐT, Đ/U Tôn Thất Soạn TĐP, C/U Đặng Văn Học Ban 1(T/S Tấn), C/U Nguyễn Văn Thinh Ban 2-An Ninh (Th/S Nhung), C/U Nguyễn Văn Trực Ban 3, Tr/U Ng Văn Thuận Ban 4 (T/S Của) Ch/U Lê Văn Hiếu Tiếp Liệu (T/S De), Ban 5 (Không nhớ), Ban Quân Lương (Th/S Lượng), ĐĐCH Ch/U Roanh. ĐĐ1 Đ/U Nguyễn Thành Trí, C/U Song mặt hơi rỗ, C/U Hưng (ba gai). ĐĐ2 Đ/U Hoán, Th/U Toàn, C/U Đơn, C/U Chí, C/U Long… ĐĐ3 Đ/U Trương Văn Nhứt, Th/U Tùng, C/U Lịch… ĐĐ4 (trước không nhớ) sau Đ/U Vượng, T/U Tống, C/U Nghiêm, C/U TX Quang. Quân Xa T/S Búp.

    Thưa anh, nhân sự lúc bấy giờ tôi nhớ được bao nhiêu đó, sau ngày anh bị thương rồi, Vơ Kỉnh mới về, chuyện đó đă 43 năm qua rồi. Nhắc lại xưa quá phải không anh? Không biết anh có thích nghe chuyện đời quân ngũ trong quá khứ không? Người ta nói già rồi ưa nghĩ về quá khứ, tuổi này mà nghĩ đến tương lai th́ không biết bắt đầu từ đâu. Tiếc rẻ quá khứ là đối với những người uy quyền, ăn trên ngồi trước, hưởng nhiều bổng lộc, nay th́ không c̣n nữa, mới nhớ những ngày vàng son, c̣n thân phận những người cấp dưới được ví như con chốt trên bàn cờ: Tướng Sĩ Tượng thủ thành. Xe Pháo Ngựa c̣n chạy tới chạy lui, lúc nào cần thí th́ đút đầu vô. C̣n thân phận chốt là cứ đi tới không được lui, số mạng sống chết là tùy đầu óc của người điều khiển có thông minh hay không? Có mưu lược cao hay không? Thưa anh, tôi là HSQ/TB, lên đường thi hành nhiệm vụ của người trai trong thời chiến, tôi có được 3 năm rưỡi sống với binh chủng TQLC, giải ngũ cuối năm 1966, không thăng cấp, không huy chương, không chiến thương (mặc dầu có bị thương 2 lần), bị đ́ v́ cấp chỉ huy không thích người lính ba gai. Do đó, mới bị đưa đi học Khóa 13 Rừng Núi Śnh Lầy, đâu giữa năm 64 ǵ đó. TQLC mà đi học RNSL của BĐQ lúc đó thật lạ. Tr/Tá Nguyễn Văn Kiên làm CHT, SQ Kỹ luật Hướng dẫn là C/U Giao, Vân. Trước khi giải ngũ khoảng 6 tháng lại bị thuyên chuyển về TĐ5/TQLC của Đ/U Nhă, xuống ĐĐ2/TĐ5 của Tr/U Phán, bị đ́ hành quân mút mùa không được về hậu cứ trước khi giả ngũ, phải lố thêm 2 tháng của thời hạn quân dịch (4 năm 2 tháng). Chính v́ nhiều kỷ niệm buồn vui của đời lính tuy không lâu nhưng nhớ hoài h́nh ảnh người lính áo rằn mũ xanh. Mặc dầu ở cấp bậc hay chức vụ nào mà ḿnh hoàn thành được nhiệm vụ th́ rất hănh diện, thấy không hổ thẹn. Nhưng riêng tôi th́ không làm được, ôm hồ sơ quân bạ với 64 ngày trọng cấm, đến cấp chỉ huy nào hay đơn vị nào các anh cũng không thích người quân nhân vô kỷ luật. Có nhiều khi lỗi ở ḿnh, cũng có nhiều khi lỗi tại cấp chỉ huy tạo cho ḿnh trở thành vô kỷ luật. Bây giờ lớn tuổi nằm đêm mất ngủ nhớ lại chuyện xưa thấy hổ thẹn, đôi lúc cũng thấy vui vui…

    Phải chi ngày 30.4.75 tất cả cấp chỉ huy mà vô kỷ luật, bất tuân hành lệnh cấp trên, không tuân theo lệnh của Tổng Thống đầu hàng th́ Miền Nam chưa đến nỗi phải lọt vào tay giặc. Có mất cũng thời gian lâu hơn. C̣n súng đạn cứ đánh. Tiếc quá đếm lại th́ được có mấy vị Tướng c̣n giữ được sĩ khí, tiết tháo anh hùng, không đầu hàng giặc. Không hiểu c̣n những ông, giặc chưa đến mà bỏ binh sĩ chạy trước. Những vị buông súng đầu hàng, chấp nhận nhục nhă tự ôm gói vào trại tù. Chắc các vị đó c̣n nghĩ đến CP 3,4 thành phần, c̣n giữ được tiền tài, danh vọng. Làm Tướng mà thành mất sao không chết theo thành. Nước mất nhà tan mà các ông c̣n sống nhăn răng. Không biết hồi học binh pháp, chiến thuật các cấp chỉ huy có học bài nào đầu hàng hay không? Riêng thuộc cấp tôi nghĩ không có bài đó. Tôi thấy Quân Đội Nhật không có bài học đó. Nên lúc Nhựt Hoàng tuyên bố đầu hàng, bài học là phải mổ bụng tự sát để giữ ǵn sĩ khí, danh dự. Bậy quá, đó là tậm sự trăn trở của người lính già. Sau bao nhiêu năm c̣n đau nhói. Sao phải viết dài ḍng lên đây khi mà anh chưa nhận ra người thưộc cấp cũ. Không biết nh́n h́nh ảnh anh có nhớ lại không? Nếu có nói ǵ không đúng xin anh bỏ qua.

    Thưa anh, mục đích liên lạc với anh là để nhớ lại h́nh ảnh người lính áo rằn ngày xưa, mà tôi rất quí và thương những người lính đó, với chiếc ba-lô nặng trĩu trên lưng, vai mang nặng nề cây súng cổ lỗ sỉ thời Đệ II thế chiến. Phát một đơn vị hỏa lực đạn không đủ để đánh nhau với trận địa lớn như B́nh Giả. Đâu có áp lực nặng của địch là được điều động đến để làm con ghẻ. Mặc t́nh cho mấy ông Tỉnh xài, thí mạng, công lao các ông huởng, chết chóc th́ người lính TQLC lănh đủ. H́nh ảnh trận B́nh Giả tang thương cỡ nào cho đến nay tôi không quên được. Chỉ v́ t́m tông tích của chiếc trực thăng Mỹ gặp nạn, mà cấp trên tức tốc ra lệnh xua quân vào mục tiêu để tiếp cứu, trở thành một cuộc điều quân gấp rút, thiếu chuẩn bị, thiếu nghiên cứu, không nắm rơ t́nh h́nh địch, thiếu chuẩn bị phi pháo yễm trợ, cho nên TĐ4/TQLC phải chiến đấu lẻ loi. Một chống với lực lượng địch gấp 3, 4 lần. H́nh ảnh của anh Đỗ Hữu Tùng ĐĐT/ĐD2 bị bao vây phải mở đường máu thoát về làng B́nh Giả. Lúc đó, đại diện cho Ban 4 TĐ hành quân tôi đi với Tiểu Đoàn Trưởng Nho để lo về Tiếp vận, tôi nghe được những lời khiển trách thiếu xét đoán của cấp trên đối với cấp dưới, rồi ra lệnh cho anh Tùng gom lính thất lạc về nằm lại giữ làng B́nh Giả. Nếu anh TĐT tin theo lới của anh Tùng báo cáo về t́nh h́nh địch mà anh đă đụng độ sáng nay, th́ có kế hoạch HQ mới phải tính toán lại trước khi vào mục tiêu. Đằng này anh Nho lại cho các ĐĐ c̣n lại vào đường cũ của anh Tùng bị lọt gọn vào ổ phục kích buổi sáng. Thời gian anh có ở chung với anh Hoán mà anh có biết anh Hoán có tài bấm độn ngón tay tiên đoán vận mệnh không? Ra khỏi tuyến xuất phát ḷ ṭ theo anh ấy, anh ấy đưa tay lên bấm, đếm từng lóng tay rồi nói ngày nay, 31/12/64) không hạp cho số 4, có chuyện không lành! Nghe th́ nghe thôi, mấy người ṭ te đâu có nghĩ ǵ. Không tin v́ từ ngày đơn vị thành lập cho đến giờ ra trận là tốc chiến tốc thắng, xem địch đâu ra ǵ (khinh địch).



    Từ trên lộ đất đỏ dẫn đến mục tiêu, khoảng cách chừng 3 Km, hai bên lộ đỏ là vườn chuối. Mục tiêu trước mặt là một vườn cao su rộng lớn. ĐĐ1 anh dẫn đầu, ĐĐ4 anh Tống bên cánh trái, ĐĐ3 anh Huệ bên cánh mặt. BCH/TĐ đi sau anh. ĐĐCH đi bọc hậu BCH/TĐ. Ngày hôm sau vào gom xác anh em mới phát hiện bên cánh trái không xa lắm, VC nó đặt mấy cây súng cối 82 ly. Nếu đội h́nh ĐĐ4 mở rộng một chút xíu nửa là đă gặp rồi. Có thể trận đánh đó chuyển hướng. Lúc ĐĐ1 gặp được chiếc trực thăng cùng 4 xác phi hành đoàn, thấy anh em ḿnh bị treo cổ. Một số xác chết của binh sĩ ĐĐ2 bị VC lột hết quần áo. TĐT cho lệnh tiến lên phía trước. Các ĐĐ bắt tay làm ṿng đai bao bọc mục tiêu th́ Đ/U Hoán cầm bản đồ tiến lên gặp TĐT tŕnh bày, chỉ tay lên những ṿng cao độ và nói: Thiếu Tá nên cho quân tiến thêm một khoảng nữa để chiếm giữ ngọn đồi cao, th́ liền bị anh Nho quạt, có đệm tiếng Tây khó nghe. Anh chỉ lấy xác rồi rút ra chớ đâu có ngủ đêm ở đây mà phải chiếm địa thế cao. Th́ ra lúc đó tôi mới biết trong gia đ́nh cơm không lành canh không ngọt. TĐT với TĐP không thuận với nhau nên không bàn bạc trước khi hành quân. Từ đó, Đ/U Hoán không thấy đến gần TĐT để cộng tác điều động các ĐĐ mà anh ấy đi riêng lẻ với tà lọt. BCH/TĐ tiến vào bên trong vườn cao su. ĐĐCH c̣n nằm trên lộ đất đỏ. Ngoài ṿng đai, các ĐĐ báo về mặt nào cũng có VC xuất hiện đông lắm tiến vào áp lần lần đến đơn vị. Tôi nghe anh Nho cho lệnh xuống các ĐĐ một binh sĩ một gốc cao su chờ đến khi nào chúng vào đến cách 50 m mới đươc khai hỏa. Lệnh chắc nịch và coi rẻ tụi VC, rất tự tin. Tôi nghĩ vậy và chắc các anh em trong đơn vị cũng nghĩ vậy. Ḿnh nằm sẵn nó mang mấy cái bia thịt vào th́ có nước làm mồi cho Ḱnh Ngư thôi. Nên rất yên tâm không lo nghĩ nhiều. Lúc đó khoảng 3-4 giờ chiều, mà tiếng súng khai hỏa không phải của các ĐĐ tác chiến bên ngoài mà của người lính Thám Báo của ĐĐCH, hắn đi vào vườn chuối lớn để đi đại tiện. C̣n ĐĐCH rất ỷ y c̣n lột nón sắt lót ngồi dài trên lộ đỏ, cứ nghĩ có đánh nhau th́ các ĐĐ tác chiến bên ngoài đụng trước cho nên tỉnh bơ, trong lúc bên ngoài VC xiết ṿng vây, th́ anh lính Thám Báo phát hiện VC nằm lềnh kênh trong đó, bèn la lên VC!,VC! rồi sẵn cây tiểu liên trên tay anh khai hỏa luôn. Đó là lực lượng khóa đít của VC chờ cho ĐĐCH lọt vào vườn cao su là khóa lại. Không ngờ ĐĐCH c̣n cái đuôi dài phía sau. Do đó, khi súng đă nổ, VC không khóa đít đươc v́ ĐĐCH nằm thủ bên bờ phải lộ đất đỏ chống trả nên chúng chuyển hướng tấn công bên hông trái của anh Tống. ĐĐ4 vừa chống VC trước mặt vừa bị đánh bên hông. Bên ngoài VC chết như rạ. ĐĐ1 và ĐĐ3 bền chặt giữ vững ṿng đai, từ từ khai tử từng tên. Tiếng súng nhỏ lớn nổ inh ỏi điếc tai. Súng cối 82 ly chúng câu vào. Đại bác KZ 57 ly bắn trực xạ. Lực lượng VC đông như kiến. Chết bao nhiêu chúng cứ tràn vào. Tôi nhớ đánh nhau đến khi mặt trời lặn, ĐĐCH bị địch cắt làm đôi. Số nằm ngoài ṿng vây từ từ rút về làng B́nh Giả. BCH/TĐ bị pháo tới tấp. Cành cây cao su gẫy đổ, mủ nhiễu xuống ướt cả ḿnh. Cố vấn Mỹ kêu được 2 gunships lên không yểm trợ đươc v́ hai bên quá sát gần, thế là nó bay mất. Cố vấn bị thương, TĐT cầm ống liên hợp tới lui liên lạc. Bên ngoài các ĐĐ tác chiến báo cáo hết đạn mà tôi không biết phải làm sao. Nằm chịu trận không bắn được một phát súng rồi cũng bị miểng đạn pháo chém đứt ngoài cánh tay. Anh Tống chạy vào BCH không có lấy một người lính. Cách tôi 30m, Đ/U Hoán ôm khẩu carbine M2 nằm bắn như một khinh binh. H́nh ảnh thật oai hùng. Tiếng súng không c̣n ṛn ră nữa sau hơn 2 tiếng đồng hồ giao chiến. Tôi nghĩ chắc họ hết đạn và phải cận chiến để sống c̣n. Pḥng tuyến của ĐĐ4 bị vỡ. Từ đó chúng đánh vào BCH/TĐ. Tôi thấy Đại Úy Hoán bật người lên rồi ngă quỵ xuống. Người lính tà lọt cơng ông lên lưng rồi vọt chạy về hướng rừng cây. Th/T Nho dắt BCH rút ra theo con lộ đất đỏ đă bị cây thượng liên của VC đặt bên kia lộ đốn ngă cả TĐT lẫn Bác Sĩ Quân Y TĐ. Tôi và Cố Vấn nhắm hướng rừng tháo lui nên thoát về được đến làng B́nh Giả. C̣n phía ĐĐ1 của anh và ĐĐ3 vẫn c̣n nghe tiếng súng cầm cự đến 9 giờ đêm. Qua ngày hôm sau, TĐ gom quân trở vào trận địa lấy xác tôi mới thấy t́nh của người dân làng B́nh Giả đối với ḿnh. Họ mang vơng cáng, rượu trắng thay cồn giúp ḿnh tản thương. Phi hành đoàn trực thăng đáp xuống không chịu chở xác x́nh thúi bị Đại Tá Nguyễn Thành Yên rút súng lục đ̣i bắn nên họ chỉ chở 1 chuyến rồi không trở lại. Sau phải dùng xe GMC tải về Bà Rịa. Tôi không sao cầm đươc ḷng khi thấy gia đ́nh anh em binh sĩ gào khóc thảm thiết khi đến hậu cứ. Thôi xin dừng và cám ơn anh đă bỏ thời gian để đọc những lời vụng về của tôi kể lại.
    Cầu chúc anh và gia đ́nh các cháu b́nh an, dồi dào sưc khỏe.
    Kính chào
    Trần Văn Của
    (Kư tên)

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    SỰ THẬT về Trận B̀NH GIẢ

    NHỮNG SỰ THẬT về Trận B̀NH GIẢ:



    Vết thương cũ trong tôi như chợt vỡ ra sau khi đọc hết lá thư của cựu Trung Sĩ Trần Văn Của. Là Đại Đội Trưởng ĐĐ1/TĐ4/TQLC trong trận B́nh Giả, tội đă bị thương nặng với ba phát đạn. C̣n lại một ḿnh với khẩu súng AR15 và 15 viên đạn, tôi đă ḅ suốt 3 đêm 2 ngày để gặp lại quân bạn trước cổng làng B́nh Giả ngày 3 tháng 1 năm 1965. Vào đầu tháng 12 năm 1964, linh cảm trước những cuộc đụng độ lớn, tôi đă ra lệnh cho các Trung đội trưởng đều phải mang súng carbine M1 thay v́ mang súng Colt 45 như trước đây. Tôi cầm khẩu AR15 vừa do TQLC Mỹ đưa sang thử nghiệm trên chiến trường. Chỉ 1 khẩu cho 1 Đại đội. Tôi cũng vừa thăng cấp Trung Úy và vừa đúng ngày Sinh Nhật thứ 25. Xin nói rơ về các cấp chỉ huy của TĐ4/TQLC lúc lâm trận B́nh Giả: Thiếu Tá Nguyễn Văn Nho là Tiểu Đoàn Trưởng, Đ/U Trần Văn Hoán Tiểu Đoàn Phó, Tr/U (mới thăng cấp 22/12/1964) Trần Ngọc Toàn ĐĐT/ĐĐ1, Tr/U Đỗ Hữu Tùng ĐĐT/ ĐĐ2, Th/U Trịnh Văn Huệ, quyền ĐĐT/ĐĐ3 và Tr/U Nguyễn Đằng Tống ĐĐT/ĐĐ4. Tôi được may mắn tải thương về Quân Y Viện Đại Hàn ở Vũng Tàu. Sau 5 tháng điều trị, tôi được phận loại 2 (không tác chiến) và xuất viện với đôi nạng gỗ. Xuất thân là một sĩ quan Hiện Dịch từ Trường Vơ Bị Đà Lạt, tôi tiếp tục phục vụ trong Binh Chủng TQLC ở hậu phương, rồi trở ra tác chiến vào tháng 10 năm 1973 cho đến ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa, 30 tháng 4 năm 1975.



    Nỗi đau nhức B́nh Giả vẫn c̣n đeo đẳng bên tôi. Theo lời kể của một hồi chánh viên VC, tôi nghe được tại Bộ Chiêu Hồi vào năm 1969, và cuốn hồi kư “2 ngàn ngày dưới địa đạo Củ Chi” của Dương Đ́nh Lôi, được biết Hà Nội đă cho đám VC tập kết năm 1954 cùng quân chính quy CS Bắc Việt xâm nhập vào Nam từ năm 1958. Cuối năm 1964, VC đă thành lập Sư Đoàn 9 do Trần Đ́nh Xu làm Sư Trưởng, ở Miền Đông Nam Bộ với các Trung Đoàn 261, 262 và 263. Chúng đă đem cả Trung Đoàn tăng cường để chiếm làng B́nh Giả vào ngày 20 tháng 12 năm 1964. Sau trận đánh này, Trung đoàn 261 VC bị thiệt hai rất nặng và bị xóa sổ trên chiến trường. Dù vậy, các ông Tướng vẫn chẳng bận tâm, nên Sư Đoàn Nhảy Dù VNCH đă bị SĐ 9(-) VC bao vây ở Đồng Xoài, Phước Long. Trong khi, mấy ông Tướng đang lo tranh giành quyền lực sau ngày đảo chánh Tổng Thống Diệm 1/11/1963, giao trọn quyền điều binh cho đám bộ hạ bất tài và vô trách nhiệm. Sau khi, đă điều động 2 Tiểu Đ̣an BĐQ với Thiết Giáp tấn công tái chiếm làng B́nh Giả không thành, họ đă trực thăng vận TĐ4/TQLC nhảy vào trận địa. TĐ4/TQLC là đơn vị Trừ Bị cuối cùng của Quân Đoàn III. TQLC và BĐQ đă đánh bật quân VC ra khỏi làng vào ngày 30 tháng 12 năm 1964. Ngay trong đêm này, VC xua quân đánh lại nhưng không làm được ǵ và phải rút lui. Một chiếc trực thăng của Lục Quân Hoa Kỳ, trú đóng tại Vũng tàu đă được Cố Vấn TQLC Hoa Kỳ gọi lên, rà theo bắn rượt đuổi. Do khinh địch và thiếu kinh nghiệm, chiếc trực thăng đă bị VC bắn hạ, rớt trong vườn cao su bỏ hoang, gần làng Xuyên Sơn và cách làng B́nh Giả độ 4 cây số đương chim bay.

    Rạng sáng ngày 31 tháng 12 năm 1964, trong khi các ông Tướng đang bận lo tổ chức Dạ Vũ linh đ́nh tại Sài G̣n, lệnh của Quân Đoàn III buộc TĐ4/TQLC phải tiến quân vào t́m xác chiếc trực thăng Mỹ bị bắn rớt. Tiểu Đoàn Trưởng TĐ4/TQLC quyết liệt từ chối, với tin tức do Cha Xứ Đạo B́nh Giả cho biết quân số VC lên đến Trung Đoàn, với cả quân chính quy CS mặc quân phục Miền Bắc và trang bị AK47, CKC, thượng liên, K50, B40… Trong khi, TQLC vẫn c̣n ôm súng Garant M1, Carbin M1, Trung liên BAR của Mỹ thời Đệ II Thế Chiến. Hơn nữa, TĐ4/TQLC hành quân không có Pháo Binh (đặt miết tại Phước Tuy) và Phi cơ không yểm.



    Theo lời xác nhận của hai Cố Vấn Hoa Kỳ của đơn vị c̣n sống sót, là Đại Tá Franz Pete Eller ở Solana Beach, CA và cựu Đại Úy Phil O Brady ở San Francisco,CA, trước phản ứng quyết liệt của T/T Nho, Bộ Chỉ Huy Quân Sự Hoa Kỳ MACV tại Sài G̣n đă áp lực Bộ Tổng Tham Mưu VNCH buộc TĐ4/TQLC phải hành quân lấy xác 4 người của Phi hành đoàn trực thăng Mỹ, dù không có pháo binh và không quân yểm trợ. Khi ĐĐ1/TĐ4/TQLC t́m thấy xác chiếc trực thăng với 4 nhân viên phi hành Hoa Kỳ tử thương, đă nh́n thấy 1 Trung Đội của ĐĐ2 nằm chết hàng ngang như đội h́nh xung phong, xác bị VC lột hết quần áo. Thiếu Úy Nguyễn Văn Hùng nằm giữa hàng quân. Trực thăng Hoa Kỳ được tin bay lên rồi chỉ lấy 4 xác Mỹ bay mất. 12 xác TQLCVN phải chờ trực thăng Việt Nam. Cuối cùng, đơn vị phải thu xếp tải bộ sau 2,3 tiếng đồng hồ nằm chờ không thấy. Khi ấy đă quá muộn.

    Tổng kết tổn thất trong trận B́nh Giả về phía TĐ4/TQLC gồm 122 tử thương và gần 300 bị thương tại mặt trận. Trong số 122 chiến sĩ TQLC hy sinh có TĐ Trưởng, TĐ Phó, Bác Sĩ Quân Y TĐ, 1 Đại Đội Trưởng là T/Úy Trịnh Văn Huệ xuất thân Khóa 17 Trường Vơ Bị Đà Lạt. Đặc biệt gồm có hai Thiếu Úy mới tốt nghiệp Khóa 19 Vơ Bị Quốc Gia đến đơn vị ngày 15/12/1964 là Thủ khoa Vơ Thành Kháng và Nguyễn Văn Hùng. Khi Khóa 19 Vơ Bị nhập học tại ĐàLạt cuối năm 1962, 3 Trung Úy, Nguyễn Đằng Tống, Đỗ Hữu Tùng và Trần Ngọc Toàn xuất thân Khóa 16 đang chuẩn bị ra Trường. Các tân Sĩ quan từ Khóa 19 đến tŕnh diện TĐ4/TQLC gồm có Thiếu Úy Vơ Thành Kháng, Trần Vệ, Đỗ Hữu Ái, Thái Văn Bông, Nguyễn Văn Hùng. Chưa ai kịp lảnh lương Thiếu Úy.



    Nh́n vào bảng tổn thất, ai cũng thấy rơ không chỉ có 100 Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ hy sinh đền nợ nước mà có đến 22 Sĩ Quan tử trận. Chính v́ niềm đau ray rứt mang nặng trong ḷng, từ chiến trường B́nh Giả trở về, suốt hơn 40 năm, nên vào tháng 6 năm 2006, tôi đă tự nguyện đến Trung Tâm Việt Nam của Trường Đại Học Texas Tech, ở Lubbock, TX. để thuyết tŕnh về trận B́nh Giả trước người Mỹ. Tôi đă đến để vuốt mặt cho các cấp chỉ huy và bạn bè đồng đội của tôi, với tư cách là một cựu Tiểu Đoàn Trưởng TĐ4/TQLC. Tôi cũng đến, với tư cách là một công dân Hoa Kỳ, khi hàng ngày nh́n thấy chiến binh Mỹ ngă gục trên chiến trường Irak, qua hệ thống truyền h́nh Hoa Kỳ, trong đó có cả con em của người Việt Nam tỵ nạn Cộng sản. H́nh như, người Mỹ chưa rút ra được “Bài Học Quư Giá” từ cuộc chiến Việt Nam với hơn 58 ngàn chiến binh đă hy sinh ngă gục...
    Trần ngoc Toàn,
    Cựu TĐT/TĐ4/TQLCVN

  3. #13
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trận B́nh Giă

    Trận B́nh Giă:
    T́nh h́nh tổng quát:

    Chấp hành chủ trương của Bộ Chính-trị, ngày 11.10.1964, CSBV chỉ thị cho các chiến trường mở chiến dịch Thu Đông 1964-1965. Thi hành chỉ thị này, Đảng ủy và Chỉ-huy Miền lập kế hoạch tác chiến với địa bàn hoạt động trên hai hướng: hướng chủ yếu là Bà Rịa – Long Khánh và hai hướng phối hợp là Nhơn Trạch – Long Thành ̣(Biên Hòa) và Hoài Đức – Tánh Linh (Bình Thuận).

    CS đã tung ra chiến trường Sư đoàn 5 gồm 2 trung đoàn Q761 và Q762 – hậu thân của 2 trung đoàn biệt lập 271 và 272 - được tăng cường với Đoàn 80 Pháo-binh Miền, tiểu đoàn 800 chủ lực quân khu miền Đông, tiểu đoàn 186 của quân-khu 6, đại đội D445 và các đơn vị du kích huyện và xã Tỉnh Bà-Rịa. Lực lượng tham dự tổng cộng lên đến trên 7000 người được đặt dưới sự chỉ huy của CHT chiến dịch Trần đình Xu và Chính ủy Lê văn Tưởng. Nguyễn hồng Lâm (Hai Bứa) chi huy phó chiến dịch đặch trách hướng chủ yếu Bình Giã.

    Mục tiêu chính của CS là đánh chiếm làng Bình Giã bằng lực lượng địa phương để nhữ đánh các đơn vị tiếp viện. Bình Giã được chọn làm mục tiêu vì Bình Giã ở cách xa quận/chi khu và chỉ được bảo vệ với 2 trung đội Bảo-an (Lưc lượng địa phương sau này cải tên thành Địa –phương-quân).

    Chú thích: 2 Trung đoàn biệt lập 271 và 272 khi CS thành lập SĐ 5 được cải danh thành Q761 và Q762. Tuy nhiên, cán binh CS vẫn quen gọi danh hiệu củ. Cấp chỉ huy CS vẫn để tình trạng mập mờ nhằm giữ bí mật tung tích của SĐ 5.)
    Diễn tiến trận đánh:

    Vào đầu tháng12 năm 1964 các hoạt động du kích CS gia tăng gấp bội tại quanh vùng Bình-Giã trong khi các đại đơn vị của chúng từ Chiến Khu D di chuyển tập trung tại khu rừng phía bắc chi khu Đức-thạnh. Làng Bình giã hầu như bị địch khuấy phá thường xuyên để thăm dò các vị trị bố phòng của làng.

    Rạng sáng ngày 3.12.1964 đại đội Đ445 thuộc lực lượng địa phương tỉnh Bà-Rịa tấn công ấp chiến-lược Bình Giã. Đồng lúc đó, tiểu đoàn 1, trung đoàn Q761 bao vây và pháo kích chi-khu Đức-Thạnh.

    Hai ngày sau BTL Quân-đoàn III cho trực thăng vận tiểu đoàn 30 Biệt-Động-Quân xuống trận địa tại một địa điểm phía Tây Nam chi-khu để từ đây mở cuộc hành quân giải tỏa Bình Giã. Cuộc đụng độ khá ác-liệt nhưng quân CS yếu thế đã rút lui. VC bỏ lại trận địa 32 xác.

    Ngày 8.12 đại đội 445 cùng với một đại đội thuộc trung-đoàn Q761 tấn công làng Bình Giã lần thứ nhì. Trong lúc đó, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn Q761 và tiểu đoàn 5 thuộc trung-đoàn Q762 đánh chi-khu Đất Đỏ. Các đơn-vị thuộc đoàn 80 pháo-binh pháo kích hai chi-khu Đức-Thạnh, Xuyên-Mộc và Trung-tâm Huấn-luyện Vạn-Kiếp để cầm chân yễm trợ cho các cuộc tấn công trên. Tuy nhiên, quân CS đã bị đẩy lui. Các cuộc pháo kích của địch quân không gây ra thiệt hại nào đáng kể.

    Ngày 9.12, chi-đoàn 3 thuộc trung-đoàn 1 thiết-giáp được lệnh mở cuộc hành quân giải tỏa liên tỉnh-lộ 2. Bốn ngày sau (13.12), trên đường hành quân trở về, chi-đoàn 3 lọt vào ổ phục-kích của trung-đoàn Q762 tại Bình Ba, cách sông Cầu khoảng 600 thước. Có đến hơn phân nửa thiết-vận-xa của chi-đoàn bị phá-hủy và chi-đoàn-trưởng bị tử thương.

    Một ngày sau (14.12) khi chi-đoàn 3 Kỵ-binh bị phục-kích, tiểu-đoàn 4 TQLC được trực-thăng-vận xuống bìa làng phía Tây Bình Giã để giải tỏa áp lực địch và giải vây cho phần còn lại của chi-đoàn 3 Kỵ-binh còn đang cố thủ tại nơi bị phục-kích. Khi tiểu-đoàn 4 TQLC bắt tay được với chi-đoàn 3 Thiết-kỵ thì địch đã rút lui. Tiểu-đoàn 4 TQLC bố trí yễm trợ chi chi-đoàn 3 thiết-kỵ thu dọn chiến trường và rút ra khỏi trận địa. Tiểu-đoàn 4 TQLC tiếp tục hành quân gỉai tỏa áp lực địch quanh vùng xong được lệnh hành quân tảo thanh suốt quốc-lộ 20 từ Phước-Tuy đến quận Long Thành. Không có hoạt động nào đáng kể của địch quân được ghi nhận trong cuộc hành quân này.

    Trong suốt hai tuần sau đó, sau trận Bình Ba không có một dấu hiệu nào cho thấy sự hiện diện của địch trong vùng. Các đơn vị tham chiến của địch đã rút sâu vào rừng gần bãi biển Hàm-Tân để tiếp nhận vủ-khí đạn dược từ một chiếc tàu từ miền Bắc vào cập bến tại Lộc-An. Vủ khí mới gồm súng trường CKC, tiểu liên AK-47, K-50 nòng rổ, thượng liên RPD và súng chống chiến-xa B-40. Vủ khí này được trang bị ngay cho các đơn vị tham gia chiến dịch.

    Khuya ngày 28.12 đại đội D445 cùng với đại đội 2 thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn Q761 trở lại tấn công Bình Giã lần thứ ba đồng thời dùng đại bác 75 ly không giật trực xạ chi khu Đức-Thạnh.

    Sáng ngày hôm sau, tiểu đoàn 38 BĐQ được trực thăng vận xuống trảng trống phía tây nam chi khu Đức-Thạnh để tái chiếm Bình Giã. Tiểu đoàn 38 chia làm 3 mủi tiến quân vào Bình Giã nhưng cả ba mủi đều chạm súng nặng. VC đã bố trí trong các công sự kiên cố chờ đánh viện binh. Trước tình hình nghiêm trọng, tiểu đoàn 33 BĐQ được đưa đến tăng viện. VC phục kích bãi đổ quân gây thiệt hại nặng cho tiểu đoàn này. Tiểu đoàn trưởng và một đại đội trưởng bị tử thương.





    Ngày hôm sau, tiểu-đoàn 30 BĐQ được trực thăng vận xuống phía tây nam làng Bình Giã. Cuộc đổ quân không gặp sự sự kháng cự nào của địch quân. Nhưng tiểu đoàn này bị cầm chân ngay khi bắt đầu tiến vào làng và suốt ngày hôm đó tiểu đoàn 30 vẫn không đánh lên để bắt tay với tiểu đoàn 38 BĐQ đang cố thủ cách bìa làng độ 300 thước.

    Ngày 30.12, tiểu-đoàn 4 TQLC được trực thăng vận xuống phía đông nam ấp La Vân để tăng cường cho lực-lượng đã có sẵn tại đây, chiếm lại Bình-Giã. Sau đó TQLC bắt tay được với các cánh quân của hai tiểu-đoàn 30 và 38 BĐQ đẩy lùi quân CS về phía đông đồn-điền cao-su Quảng-Giao. Đêm đến quân CS trở lại tấn công làng Bình-Giã nhưng đã bị đẩy lui sau gần một giờ giao-tranh.

    Trong khi yểm-trợ, một trực thăng của Mỹ đã bị bắn rơi trong đồn điền cao-su Quảng-Giao. Phi hành đoàn 4 người đều bị tử-thương.

    Sáng sớm ngày 31.12, tiểu-đoàn 4 TQLC được lệnh đưa quân vào đồn-điền cao-su Quảng-Giao để tìm trực-thăng bị nạn. Tiểu-đoàn-trưởng ra lệnh cho ĐĐ 2 hành quân thi hành nhiệm vụ này. Khi tiến đến đồn-điền cao-su, cách làng Bình-Giã độ 2 cây số về phía Đông, ĐĐ 2 đã tìm thấy trực thăng bị bắn rơi cùng với xác của phi-hành-đoàn. Đại đội 2 mở rộng đội hình khám phá ra nhiều gò mả mới chôn nhưng thật ra là các vị trí độn thổ phục kích của địch. Ngay lúc đó quân VC đã tràn lên tấn công. ĐĐ 2 xiết chặt đội hình chống trả mãnh liệt, chận đứng nhiều đợt xung phong của địch. Được tin, tiểu-đoàn-trưởng điều động tiểu đoàn từ làng Bình-Giã đến tiếp cứu. Khi Tiểu đoàn đến thì VC đã rút lui vì biết rằng sẽ có trực thăng đến tản-thương và chắc-chắn sẽ có trực thăng võ trang yểm trợ. Khoảng nửa giờ sau, một trực-thăng tản thương và hai trực-thăng vỏ trang đến. Trực-thăng tản-thương đáp xưống nhận xác phi-hành-đoàn nhưng từ chối chuyên chở 12 xác TQLC bất chấp sự phản đối của các sĩ-quan cố-vấn Mỹ của TĐ. Tiểu-đoàn tiếp tục bố trí quân chờ trực-thăng đến di tản xác 12 quân-nhân TQLC . Chờ mãi không thấy và trời cũng đã xế chiều nên Tiểu-đoàn-trưởng quyết định di chuyển xác theo đường bộ về làng Bình-Giã. Tiểu đoàn vừa thu quân chuyển sang đội hình hành quân thì địch quân xuất hiện khắp bốn phía tấn công tới tấp, nã súng không giật và súng cối và tiếp theo là xung phong lên tấn công tiểu đoàn. Tiểu đoàn chống trả chậṇ đứng nhiều đợt xung phong biển người của địch. Khoảng nửa giờ sau khi chạm súng Thiếu tá Nguyễn văn Nho Tiểu đoàn trưởng bị tử thương và đại đội phó đại-úy Hoán bị thương nặng. Trung-úy Trần ngọc Toàn Trung Đội trưởng trung-đội 1 nắm quyền chỉ huy điều động tiểu đoàn cố thủ trên ngọn đồi giữa rừng cao-su Quảng Giao. Tại đây tiểu đoàn đã chận đứng nhiều đợt xung phong và gây thiệt hại nặng cho VC. Trận đánh khốc liệt tiếp tục cho đến khi trời sụp tối tiểu đoàn đánh thủng vòng vây của địch và mở đường di chuyển thương binh về Bình-giã.. Địch cũnhg rút lui ra khỏi trận địa dùng xe bò chuyên chở cán binh tử trận về hướng Rừng lá và Xuyên Mộc.

    Ngay sau đó, BTL Quân đoàn III trực thăng vận 3 tiểu đoàn 1, 3 và 7 Dù xuống phía đông Bình-Giã mở cuộc hành quân truy kích đánh thẳng vào mật khu Hát-Dịch để càn quét nhưng địch quân lẫn tránh. Các tiểu đoàn Dù khám phá được nhiều kho lương thực, vũ-khí, đạn dược của VC.

    Hậu quả và tổng luận:

    Địch chọn làng Bình-Giã là vì phía bắc của làng và của Chi-khu Đức-thạnh là rừng rậm rất thuận lợi cho việc tập trung những đơn vị tác chiến quy mô đến gần 7000 người mà không bị lộ. Tuy nhiên, đồng bào Bình-Giã cũng cảm cảm thấy sự khác thường trong vùng nên đã báo cáo lên Cha Xứ và cha xứ báo cáo lên Quận nhưng các tin tức này đã bị Chi khu và tiểu khu xem thường. Trong khi các tin tức từ làng Bình Giã đến tới tấp nhưng chi khu cứ nghỉ là cha xứ chỉ muốn được chi khu tăng cường thêm lực lượng cho làng nên phóng đại các tin tức. Vì thiếu tin tức xác đúng nên Quân Đoàn III cũng đánh giá nhẹ tình hình nên chỉ tăng viện nhỏ giọt từng tiểu đoàn cho chiến trường mà hậu quả với tổn thất đáng kể cho các đơn vị chủ lực thiện chiến nhất của QLVNCH lúc bấy gìờ, nhất là tiểu đoàn 4 TQLC bị thiệt hại gần một đại đội khi hành quân tìm xác phi hành đoàn trực thăng Mỹ. Thêm vào đó, sự tiếp trợ tản thương cho tiểu đoàn 4 TQLC trì hoản cho nên địch có đủ thời gian dàn quân tấn công. Tổng kết trận đánh dưới mắt của Đồng Minh Mỹ là trong trận Bình Giã các đơn vị thiện chiến nhất của VNCH bị thiệt hại nặng là vì khả năng chiến đấu không đương đầu nổi với CS trong các trận đánh qui ước trận địa. Đồng Minh Mỹ cứ chú trọng đến những khuyết điểm của Quân Đội VCNCH mà hầu như không ai nói đến thiệt hại của CS trong trận đánh. Trong trận đầu Tiểu đoàn 30 BĐQ hành quân giải tỏa Bình Gĩa VC đã bỏ lại 32 xác tại trận địa. Trước khi biến cố tìm xác trực thăng các TĐ 30, 33, 38 BĐQ và TĐ 4 TQLC đã đẩy địch ra khỏi vùng phụ cận quanh Bình Gĩa về khu rừng Ngải Giao gây tổn thất nặng nề cho địch. Trong bài viết của Nguyễn văn Tòng, nguyên chính ủy trung Đoàn Q761 mà sau trận Bình Giã CS gán cho tên “Trung đoàn Bình Giã” về trận Bình Gĩa tiết lộ “....14g30 có tin địch hành quân vào chỗ máy bay rơi để tìm các cố-vấn Mỹ. ...Theo kế hoạch, tiểu đoàn 1 chặn đầu, tiểu đoàn 2 chận hậu khóa đuôi và tiểu đoàn 3 đánh xuyên hông. Gọi tiểu đoàn nhưng tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 3 quân số còn khoảng 100, tiểu đoàn 2 có trên 300 .....”. Như vậy sự thiệt hại của CS có thể lên đến trên dưới 400 người trong các trận trước đây. Khi bao vây Tiểu đoàn 4 TQLC tại nơi trực thăng bị rơi địch bị thêm tổn thất nên khi Tiểu đoàn 4 TQLC phá vỡ vòng vây địch đã bỏ cuộc rút ra khỏi trận địa.

    Một sĩ quan thuộc đại đội 3 TQLC đã kể lại giây phút ác-liệt của trận đánh nầy như sau: “... cả 3 trung đội đều khai hỏa. Địch thấp thoáng sau hàng cao su, ta bắn như bắn bia ...”. Mức độ khốc liệt của chiến trường cũng đã được CS xác nhận: “Tiểu đoàn 4 vốn là loại lính tinh nhuệ bậc nhất của quân ngụy thuộc lực lượng tổng dự bị chiến lược, chúng chống trả ngoan cố. Trận chiến mỗi lúc một ác liệt. Ta và địch giành nhau từng thước đất.”

    Sau trận Bình Giã, CS gán cho Trung đoàn Q761 là “trung đoàn Bình Giã”. Hai năm sau trận Bình Giã, trung đoàn nầy bị thiệt hại nặng khi bị oanh kich và tiểu đoàn D445 (Sau trận Bình Giã được nâng lên cấp tiểu đoàn) bị tiêu diệt gần hết trong trận Long Tân.

    Tài liệu tham khảo và trích dẫn: (1) "The Battle of Long Tan" Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia (2) "Chiến tranh Việt Nam Toàn Tập" Nguyễn đức Phương cựu SVSQ/TVBQGVN K27 (3) "Binh Gia - The Battle" Micheal Martin (4) "I Still Recall Binh Gia" cựu Thiếu tá Trần Vệ k19/TVBQGVN. Hết 30 ngày phép mản khoá đến trình diện Tiểu đoàn 4 TQLC đúng ngày TĐ chuẩn bị hành quân giải tỏa Bình Giã. Thiếu úy Trần Vệ được đưa về Đại đội 3. (5) "Trung đoàn Bình Giã" Nguyễn văn Tòng nguyên chính-ủy trung đoàn Q274 trung đoàn tham dự trận Bình Giã.

  4. #14
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    B́nh Giă gọi, chúng tôi trả lời (Tài liệu CS)

    LTS: Ngày 23/10 tới đây, chúng ta sẽ long trọng kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển - Con đường được đánh giá là độc đáo, sáng tạo nhất của thế kỷ XX. Trên con đường, có những con người đă đi vào lịch sử như những huyền thoại. Họ không chỉ là những người “đứng mũi chịu sào”, giữ vững tinh thần chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ, mà c̣n là những tấm gương ngời sáng của thời đại Hồ Chí Minh để thế hệ trẻ hôm nay và mai sau noi gương, học tập về đức hy sinh quên ḿnh v́ Tổ quốc.

    Bắt đầu từ số này, VOV Online khởi đăng loạt bài “Những trang đời bất tử”, coi đây là nghĩa cử và sự tri ân đối với các chiến sĩ Đoàn tàu không số năm xưa.



    Mô phỏng tuyến đường vận tải vũ khí đạn dược của đoàn tàu không số vào các tỉnh Nam bộ.

    Trong 168 chuyến tàu vận chuyển vũ khí đạn dược cho quân, dân miền Đông Nam bộ và chiến trường Khu 5 đánh Mỹ, có một chuyến tàu mang bí số 56, bí mật vượt biển từ Hải Pḥng cập bến Lộc An (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) năm 1964 đă góp phần trực tiếp vào thắng lợi của chiến dịch B́nh Giă, làm thay đổi cục diện chiến trường, đập tan mưu đồ chiến lược “Thiết xa vận” của Đế quốc Mỹ.

    Lời thề v́ Tổ quốc

    Để chiến thắng mưu đồ chiến lược “Thiết xa vận” của địch, trước yêu cầu cấp bách chuyển vũ khí đạn dược chi viện cho các chiến trường miền Nam đánh Mỹ, Bộ Tư lệnh miền Nam điện trực tiếp ra Trung ương xin chi viện vũ khí và hậu cần. Con tàu mang bí số 56 do thuyền trưởng Lê Quốc Thân và chính trị viên Trần Ngọc Tuấn, hai thuyền phó là Nguyễn Đắc Thắng phụ trách hàng hải và Lê Xuân Ngọc phụ trách hậu cần cùng 14 thủy thủ khác nhận nhiệm vụ đặc biệt này và sẵn sàng vượt biển.

    Những ngày giáp Tết năm 1964, vùng biển Hải Pḥng sóng to dữ dội. Bất chấp điều kiện thời tiết, tàu 56 vẫn hành tŕnh theo kế hoạch đă được xác định. Trước khi rời bến 2 giờ, thuyền trưởng Lê Quốc Thân đă tập trung 17 thủy thủ ở khoang giữa của tàu để quán triệt nhiệm vụ, phân công phụ từng người phụ trách từng mặt công tác. Ngày ấy, đi chiến trường đồng nghĩa với sống chết, biệt ly không hẹn ngày trở lại. Bởi chiến tranh dài đằng đẵng liên miên, ai biết ngày nào kết thúc.

    Thuyền trưởng Thân quả quyết: “Đây là chuyến vượt biển vô cùng quan trọng. Chúng ta có thể hy sinh tính mạng, nhưng vũ khí đạn được nhất định phải được chuyển vào miền Nam và con đường vận tải biển phải tuyệt đối giữ bí mật. Chúng ta xin thề với Tổ quốc, thà hy sinh chứ không để vũ khí rơi vào tay giặc, thà đổ máu chứ nhất định không xưng khai. Miền Nam đang chờ chúng ta, chiến dịch B́nh Giă đang đợi chúng ta”.

    Lời thuyền trưởng Thân nói như tiếp thêm sức mạnh, ḷng yêu nước của từng chiến sĩ. Họ bắt chặt tay nhau thể hiện sự quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, công tác chuẩn bị lần cuối hoàn thành, tàu sẵn sàng rời bến.



    Đó là đêm 29/11/1964 - một đêm giá rét không thể nào quên được đối với các chiến sĩ trên chuyến tàu 56. Con tàu vỏ sắt có trọng tải 50 tấn bí mật rời cảng Hải Pḥng, băng băng ra khơi trong đêm tối. 44 tấn vũ khí đạn dược được giấu kín dưới đáy tàu. Hành trang của 18 cán bộ, chiến sĩ chủ yếu là những dụng cụ cá nhân như ba lô, khăn mặt, hộp sữa ḅ, ít lương khô, nhưng nặng nhất trong mỗi người là t́nh yêu Tổ quốc.

    Sau những ngày vật lộn với sóng gió, ngày 22/12/1964, tàu 56 đă đến vùng biển Phước Hải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, làm thế nào để đưa con tàu sắt vào cửa Sông Ray trong khi bọn địch kiểm soát chặt chẽ nhiều tầng, nhiều lớp, dưới nước, trên không, trên bờ là một bài toán khó khăn với cán bộ, chiến sĩ tàu 56. Điểm đến của tàu là Bến Lộc An, nhưng bến Lộc An lại nằm tận sâu trong Sông Ray. Muốn đến Lộc An phải hành tŕnh qua con đường thủy hẹp, ḍng nước thủy triều lên xuống thất thường, nhiều cồn cát, nhiều băi ngầm, đặc biệt địch bố pḥng canh gác cẩn mật ngay cửa Sông Ray.

    Phương án “Ngư dân Phước Hải đánh cá về bờ” được chuẩn bị kỹ càng và chưa lộ bí mật. Thuyền trưởng Lê Quốc Thân đă lệnh phát tín hiệu bằng mật ngữ với căn cứ bí mật, nhưng không thấy trả lời. Để tránh bị địch phát hiện, truyền trưởng Thân đă cho tàu chạy ḷng ṿng ở cửa biển Sông Ray, vừa chạy vừa vờ câu cá để đánh lừa địch. Ông nhận định, nếu cứ cho tàu chạy ḷng ṿng ngoài cửa biển sẽ bị địch phát hiện, nên đă lệnh cho 2 thủy thủ bí mật bơi vào bờ t́m bến. 2 chiến sĩ ấy là Trần Văn Phủ và Nguyễn Thanh



    Ông Nguyễn Sơn, một trong chiến sĩ của đoàn tàu không số, hiện đang sống ở Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

    Thời gian chậm chạp trôi đi, ai cũng lo lắng cho sự an nguy của con tàu. Lúc đó thuyền trưởng Thân đă bàn với các đồng chí trong Ban Chỉ huy, nếu bị lộ sẽ sẵn sàng hy sinh và hủy tàu chứ nhất định không để vũ khí đạn dược rơi vào tay địch. Ông động viên anh em “Đây là giờ phút phải b́nh tĩnh và thông minh nhất. Các đồng chí cứ yên tâm, nhiệm vụ sắp hoàn thành, phần thắng đă nắm chắc trong tay. Trong giờ phút này không được ai lung lay ư chí”.

    15 phút, 20 phút, rồi 40 phút trôi qua, bỗng từ phía bờ có ánh đèn chớp lóe sáng 3 lần liên tục, báo hiệu bến an toàn. Dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Thân, con tàu 56 đă vượt qua chặng đường hơn 10 km luồng lạch, cồn cát, băi ngầm ở Sông Ray, cập bến Lộc An an toàn lúc 22h ngày 22/12/1964. Khi vào đến bến Lộc An anh em mới biết, lực lượng bộ đội của Trung đoàn 1 và 2 thuộc Sư đoàn 9 đă ém quân 4 ngày tại đây. Dẫu nhận được tín hiệu từ tàu 56 xin cập bến, nhưng không dám đánh tín hiệu trả lời v́ con tàu sắt to quá, ai cũng nghĩ là tàu địch giả danh.

    Đánh bại chiến lược “thiết xa vận” của địch

    44 tấn vũ khí đạn dược được người dân làng chài Phước Hải và bộ đội chuyển lên bờ giấu trong kho an toàn, rồi được Trung đoàn 1 và 2 của Sư đoàn 9 tiếp nhận. Đó là những tấn vũ khí đầu tiên chi viện cho chiến trường B́nh Giă.

    Được tiếp thêm vũ khí, chiến trường B́nh Giă như được tiếp thêm sức mạnh. Quân, dân làng chài Phước Hải bước vào trận chiến đấu mới, quyết tâm đập tan chiến lược “thiết xa vận” của địch. Chỉ trong 10 ngày, 5 trận đánh liên tiếp của quân và dân B́nh Giă đă giành thắng lợi. Ta diệt gọn 2 tiểu đoàn chủ lực, một chi đoàn xe bọc thép ngụy, 3 tiểu đoàn bộ binh địch bị thiệt hại nghiêm trọng. Nhiều ấp chiến lược ven đường số 2, số 3, đường 14 thuộc huyện Đất Đỏ, Long Thành, Nhơn Trạch bị phá tan. Vùng căn cứ cách mạng được mở rộng đến sát biển chạy dọc từ Bến Lộc An đến Phước Hải, huyện Đất Đỏ.

    Trận chiến B́nh Giă là chiến dịch tiến công đầu tiên của quân giải phóng miền Nam, phá tan mưu đồ “b́nh định” có trọng điểm của chính quyền Sài G̣n ở vùng giáp danh 2 tỉnh B́nh Thuận và Đồng Nai. Lần đầu tiên, bộ đội chủ lực miền Đông Nam bộ với lực lượng Trung đoàn Minh Đạm ra quân đánh lớn, giáng đ̣n sấm sét xuống đầu Ngụy quyền Sài G̣n. Địch không thể biết những khẩu DKZ, B40, trung liên, đại liên, AK ở đâu mà nhiều thế. Chúng nói với nhau, đó là những loại vũ khí từ trên trời rơi xuống.



    Hăng phim Giải phóng tái hiện tàu 56 chở vũ khí đạn dược vào vùng biển Phước Hải huyện Đất Đỏ chi viện cho chiến dịch B́nh Giă.

    Thắng lợi của chiến dịch B́nh Giă, đă góp phần đánh một đ̣n quyết định làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam. Trong đó có sự đóng góp kịp thời, táo bạo, dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ tàu 56./.

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trận Đánh Pleime

    Trận Đánh Pleime




    Không phải chỉ khi nhảy ngang ra tác chiến Tướng Hiếu mới xử dụng tới chiến xa/thiết vận xa. Chính khi c̣n là Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2, dưới trướng Chuẩn Tướng Vĩnh Lộc, Đại Tá Hiếu đă đóng vai tṛ chủ yếu trong việc thiết kế và điều động một thiết đoàn tiếp cứu trại Lực Lượng Đặc Biệt Pleime tháng 10 năm 1965.

    Trại LLĐB Pleime là một tiền đồn hẻo lánh cách biên giới Cam Bốt khoảng 40 cây số, cách Quốc Lộ 14, 20 cây số về phía Tây và cách Pleiku khoảng 40 cây số về hướng Đông Nam. Trại này do một lực lượng đặc biệt hỗn hợp Mỹ-Việt-Thượng trấn giữ : toán Operations Detachment A-217 LLĐB Mỹ gồm 12 chiến sĩ, các toán LLĐB Việt tổng cộng gồm 14 chiến sĩ, và đơn vị LLĐB Tiếp Cứu Thượng gồm 415 chiến sĩ thuộc các sắc tộc Jarai, Rhađê và Bahnar.

    Trước tháng 10 năm 1965, tiền đồn này không đóng một vai tṛ quan trọng mấy và hầu như hoạt động cách biệt lập theo mô thức riêng của các đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt. Tuy nhiên nó bỗng dưng trở nên hết sức quan trọng khi các cơ quan t́nh báo phối hợp các nguồn tin phát giác được kế hoạch chiến dịch Đông-Xuân của Tướng Vơ Nguyên Giáp. Mục tiêu của chiến dịch Đông-Xuân là cắt đôi Miền Nam và gồm 3 giai đoạn: 1. tấn chiếm trại Pleime; 2. tấn chiếm Pleiku; 3. tấn chiếm Qui Nhơn. Tướng Vơ Nguyên Giáp định dùng tới 3 Sư Đoàn Bắc Việt để thực hiện ư đồ này. Tướng Bắc Việt Chu Huy Mân được giao trọng trách dùng một Sư Đoàn gồm ba Trung Đoàn 32, 33 và 66 thực hiện giai đoạn 1, tấn chiếm trại LLĐB Pleime.

    Kế hoạch Chiến dịch Tây Nguyên của Tướng Chu Huy Mân như sau: 1. Trung Đoàn 33 BV vây hăm tiền đồn Pleime để nhử Quân Đoàn 2 đem viện binh từ Pleiku kéo xuống; 2. Trung Đoàn 32 BV nằm phục kích đón chờ quân viện binh (một con mồi ngon khi không được yểm trợ bởi hỏa lực của các căn cứ pháo binh đặt gần bên); 3. sau khi triệt hạ viện binh, Trung Đoàn 32 BV trở đầu tiếp sức Trung Đoàn 33 BV thanh toán trại Pleime; 4. đồng thời một khi tuyến pḥng thủ của tỉnh Pleiku bị suy yếu v́ phải đưa quân tiếp cứu trại Pleime, Trung Đoàn 66 BV sẽ khởi sự tấn kích cầm chừng Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2, chờ cho Trung Đoàn 32 và 33 BV thanh toán xong trại Pleime lên tiếp sức tấn chiếm tỉnh Pleiku, hoàn tất giai đoạn 2 của chiến dịch Đông-Xuân.

    Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 biết một ḿnh Quân Đoàn sẽ không chống cự nổi ư đồ to tát như vậy của Cộng Quân: 1. nếu tiếp cứu trại Pleime th́ sa vào bẫy Việt Cộng (viện binh chết, trại Pleime thất thủ, Pleiku nguy khốn); 2. bỏ mặc trại Pleime th́ hậu quả rất tai hại về đ̣n tâm lư và rồi Pleiku cũng sẽ bị nguy khốn. Thật là tiến thối lưỡng nan. Bộ Tổng Tham Mưu ở Sài G̣n cầu cứu Quân Lực Hoa Kỳ. Tướng Westmoreland liền sai Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ hợp tác với Quân Đoàn 2 để bẻ găy chiến dịch Đông Xuân của Tướng Vơ Nguyên Giáp. Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn Không Kỵ 1 Hoa Kỳ Harry Kinnard liền đặt bản doanh tại An Khê, cách Pleiku khoảng 10 cây số về phiá Đông.

    Để hóa giải chiêu độc địa của Tướng Chu Huy Mân, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 bàn định kế hoạch với Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ như sau: 1. Quân Đoàn 2 sẽ gửi một Chiến Đoàn từ Pleiku xuống tiếp cứu trại Pleime từ mạn Bắc; 2. đồng thời sẽ phái một đơn vị Biệt Kích hỗn hợp Mỹ Việt tới trại Pleime trước để tiếp sức với quân đồn trú bảo vệ trại đến khi chủ lực tiếp viện quân tới; 3. Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ sẽ gửi một Lữ Đoàn thay thế số quân đi tiếp ứng bảo vệ tỉnh Pleiku; 4. đồng thời Sư Đoàn 1 Không Kỵ sẽ trực thăng vận nhiều pháo đội rải rác tại các vị trí gần trận địa để yểm trợ cho Chiến Đoàn tiếp cứu khi hữu sự.

    Diễn tiến của trận đánh giải tỏa trại Pleime xảy ra như sau:

    Sáng ngày 19/10/1965, một toán tuần tiễu gồm 85 chiến sĩ Thượng cầm đầu bởi 2 chiến sĩ Mỹ phát xuất từ trại đi tảo thanh vùng Tây Bắc trại. Trại được bảo vệ bởi 5 toán phục kích với 8 chiến sĩ mỗi toán và bởi 2 tiền đồn với 25 chiến sĩ mỗi tiền đồn.

    Tối ngày 19/10, một toán tiền thám Cộng quân lọt qua một vị trí phục kích bắt đầu nổ súng vào tiền đồn phía nam của trại và thanh toán tiền đồn này sau 20 phút giao tranh.

    Nửa đêm ngày 19/10, Cộng quân bắt đầu tấn công vào trại với các đội toán xung kích và các đoạn ống chứa chất nổ. Lính trại phản công lại với súng đại liên. Cả hai bên đều dùng đến lựu đạn để tiêu diệt nhau.

    Lúc 3 giờ 45 sáng ngày 20/10, phi cơ phản lực dội bom lửa napalm khắp cùng ven trại.

    Lúc 6 giờ sáng ngày 20/10, Cộng quân tấn công mạn Bắc của trại. Các chiến sĩ Thượng đă phải xông ra khỏi hầm trú để cận chiến với địch quân mới đẩy lui được chúng.

    Lúc 7 giờ 30 sáng, một phi đội trực thăng tải thương có trực thăng tác chiến tháp tùng đáp xuống trại để thả xuống một bác sĩ giải phẫu và chở lính bị thương đi. Th́nh ĺnh một trực thăng đang bay lượn bị súng pḥng không hạ rớt xuống rừng. Một toán LLĐB nhào ra tiếp cứu th́ bị một ổ đại liên địch quân bắn chận phải dội lại trại với một trung sĩ Mỹ bị tử thương. Trái lại, toán tuần tiễu xuất phát trại từ ngày hôm trước được lệnh rút về trại lại bước qua cổng trại được cách êm thấm.

    Trưa ngày 20/10, Thiếu Tá LLĐB Charlie A. Beckwith, trưởng toán Project DELTA, được 2 Đại Đội thuộc Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù QLVNCH tăng phái, được lệnh tập họp tại phi trường Pleiku để lên đường tiếp cứu trại Pleime. Đội Toán này tập họp đông đủ tại phi trường vào lúc 5 giờ chiều cùng ngày.

    Đúng 5 giờ 20 chiều, một Chiến Đoàn, một lực lượng 1200 chiến binh chỉ huy bởi Trung Tá Nguyễn Trọng Luật, gồm Trung Đoàn 3 Thiết Kỵ với 6 chiến xa M41 và thiết vận xa M113, cùng thiết đoàn M8 chở lương thực, đạn dược và săng nhớt, 2 khẩu đại bác howitzers 105 ly, Tiểu Đội Công Binh, Tiểu Đoàn 1 Bộ Binh thuộc Trung Đoàn 42 và Tiểu Đoàn 21 và 22 Biệt Động Quân rời Pleiku từ từ theo Quốc Lộ 14 tiến xuống phiá Nam hướng về trại Pleime. Trong khi đó, Trung Tướng Stanley Larsen, Tư Lệnh Lực Lượng Dă Chiến 1, cho trực thăng vận một Tiểu Đoàn thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ lên bảo vệ Pleiku.

    V́ khan hiếm trực thăng, nên toán của Thiếu Tá Beckwith, chỉ được trực thăng vận làm ba chuyến, mỗi chuyến gồm 3 trực thăng vào sáng ngày 21/10. Đội quân này được thả vào rừng cách 8 cây số phía Nam trại Pleime. Họ đi quanh co trong rừng rậm, đến giữa trưa th́ chạm trán với một ổ đại bác không giựt Cộng quân. Họ chém vè trở lui sâu vào rừng. Đến 5 giờ chiều th́ họ chỉ c̣n cách trại có 35 phút. Họ dừng chân đóng quân ven trại Pleime chờ đến sáng sẽ tiến vào trại.

    Lúc 1 giờ 40 sáng ngày 22/10, một phi cơ Skyraider A-1E bị bắn hạ khi bay trên trại Pleime. Phi công nhảy dù ra được nhưng rồi biệt tích hai ngày sau mới t́m được. Một phi cơ khác cũng bị bắn hạ, nhưng lần này phi công được cứu vớt ngay.

    Sáng sớm ngày 22/10, sau một trận giao tranh ngắn ngủi, các đội toán của Thiếu Tá Beckwith tiến được vào trại Pleime và Thiếu Tá Beckwith trở nên Chỉ Huy Trưởng trại từ giờ phút đó.

    Lúc 1 giờ trưa, một lực lượng gồm 3 Đại Đội xông ra khỏi trại để khai quang một ngọn đồi kế bên trại. Lực lượng này liền bị một ổ súng đại liên địch quân quật ngă, khiến cho Đại Úy LLĐB Thomas Pusser và 12 chiến sĩ Thượng bị hạ, và vô số bị thương. Lực lượng này đành phải rút lui về trại.

    Cũng trong ngày 22/10, toán Biệt Cách Dù QLVNCH xông ra trại t́m cách triệt hạ hai ổ đại liên địch nhưng đều thất bại.

    Ngày 23/10, lúc 2 giờ trưa, Tiểu Đoàn 22 Biệt Đông Quân được trực thăng vận xuống một băi đáp 2 cây số rưỡi phía Nam vị trí ổ phục kích của Trung Đoàn 32 Bắc Việt, cùng với Chiến Đoàn tiếp viện từ phía Bắc đi xuống tạo thành thế gọng ḱm.

    Chiều ngày 23/10, khoảng 6 giờ chiều khi Chiến Đoàn tiếp viện tiến tới cây số 4 trên Hương Lộ 6C, cách trại Pleime 5 cây số, th́ lọt vào ổ phục kích của Trung Đoàn 32 Bắc Việt, dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Hữu An, Tư Lệnh Phó Mặt Trận B-3. Lúc đó Chiến Đoàn tiếp cứu chia ra làm hai cánh quân: cánh quân đầu gồm các chiến xa và thiết vận xa M113; cánh quân cuối gồm các thiết vận xa vận tải M-8 có hai Đại Đội Biệt Động Quân hộ tống, cánh quân này đi sau cách cánh quân đầu khoảng 2 cây số. Tiểu Đoàn 635 Bắc Việt tấn công cánh quân đầu và Tiểu Đoàn 344 Bắc Việt uy hiếp cánh quân cuối. Dưới sự yểm trợ của các phản lực cơ F-100 và các trực thăng vơ trang nă hỏa tiễn, bom và đạn liên thanh vào các vị trí súng cối và đại bác không giựt của địch, các chiến xa M41 và thiết vận xa M113 của cánh quân đầu liền dàn hàng phản pháo dữ dội và mănh liệt gây tổn thương nặng cho phục kích quân. Sau hai giờ giao tranh Tiểu Đoàn 635 Bắc Việt phải tháo lui vào rừng.

    Cánh quân cuối với hỏa lực yếu kém hơn bị Tiểu Đoàn 344 Bắc Việt dùng đại bác không giựt, hỏa tiễn 90 ly và súng cối làm thịt. Cũng may là có các phản lực cơ F-100 đến tiếp cứu thả bom napalm vào các vị trí Cộng quân và bẻ găy được lực lượng tấn công của Tiểu Đoàn 344 Bắc Việt và đẩy lui được chúng xuống về hướng Nam dọc theo hương lộ 6C.

    Vào 3 giờ sáng ngày 24/10, Tiểu Đoàn 966 trừ bị của Trung Đoàn 32 Bắc Việt chia làm ba mũi dùi tấn công vào Chiến Đoàn tiếp viện. Nhưng rồi địch quân cũng bị phản pháo dữ dội gây tổn hại nặng nề và lại đành phải lủi vào rừng.

    Đến khi mặt trời ló rạng vào sáng ngày 24/10, khi kiểm điểm t́nh h́nh th́ cánh quân đầu không bị mất chiến xa hay thiết vận xa nào. Nhưng cánh quân cuối th́ bị thiệt hại trầm trọng: 2 thiết vận xa M-8, 2 xe vận tải 5 tấn chở đạn dược, và 2 xe bồn xăng bị phá hủy; 1 thiết vận xa M-8, 2 xe vận tải 5 tấn, 1 xe ủi đất, 2 xe vận tải 3/4 tấn và hai khẩu đại bác 105 ly bị hư hại nặng nề.

    Tối ngày 23/10, Trung Tướng Larsen đổ xong một Lữ Đoàn Không Kỵ xuống bảo vệ Pleiku.

    Sáng sớm ngày 24/10, các trực thăng chở các khẩu đại bác đến hai vị trí tác xạ yểm trợ cho Chiến Đoàn tiếp viện.

    Chiều ngày 24/10, sau khi được Pleiku tái tiếp tế, Chiến Đoàn tiếp cứu lại lọt vào ổ phục kích với hỏa lực vũ băo hơn trận phục kích ngày hôm trước. Lần này Chiến Đoàn bị khựng lại không tiến lên được. Một toán "đề lô" điều khiển pháo binh của Sư Đoàn Không Kỵ Mỹ được phái tới trợ giúp đoàn xe bị vây hăm. Toán này được trực thăng tải thương thả ngay xuống đầu đoàn chiến xa. Họ nhảy vào những chiến xa đầu cầu và từ trong xe điều chỉnh các xạ thủ đại bác bắn trải thảm phía trước mặt đoàn chiến xa. Và cứ như thế, nhờ làn mưa pháo tàn khốc đổ xuống phiá trước mặt, Chiến Đoàn từ từ tiến tới được và triệt hạ dần các ổ phục kích.

    Sáng ngày 25/10, một toán cảm tử dẫn đầu bởi hai Trung Sĩ LLĐB Mỹ, dùng súng phun lửa xông ra trại triệt hạ được một ổ súng đại liên nhẹ của địch quân.

    Đến chập tối ngày 25/10, Chiến Đoàn tiếp cứu tiến vào trại Pleime, chấm dứt sự vây hăm trại của địch quân.

    Đến đây vai tṛ của Quân Đoàn 2 chấm dứt, nhưng v́ Tướng Westmoreland muốn Sư Đoàn Kỵ Binh Mỹ truy lùng và diệt đám tàn quân của 2 Trung Đoàn 32 và 33 Bắc Việt đang tháo lui về biên giới Cam Bốt, nên Đại Tá Hiếu tiếp tục liên lạc mật thiết với Ban Tham Mưu của Sư Đoàn Không Kỵ 1 Mỹ và với cá nhân Tướng Kinnard, Tư Lệnh Sư Đoàn này với vai tṛ cố vấn v́ tài ăn nói Anh ngữ lưu loát. Vào giữa tháng 11/1965 xảy ra trận đánh đẫm máu tại Thung Lũng Ia Drang. Sau đó, Quân Đoàn 2 kêu gọi đến Lữ Đoàn Dù do Trung Tá Ngô Quang Trưởng, với sự trợ lực của một cố vấn Mỹ mang tên Thiếu Tá Norman Schwarzkopf, chỉ huy nhảy xuống Đức Cơ chận đánh tàn quân Bắc Việt đang t́m đường rút về Cam Bốt.

    Trong suốt thời gian giải vây trại Pleime, Đại Tá Hiếu thức trắng đêm ngồi trực trong hầm trại Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ tại Đức Cơ, xử dụng hệ thống viễn thông bén nhậy của đơn vị Mỹ này, một lực lượng được trang bị cách biệt đăi hơn các đơn vị khác, hơn là hệ thống viễn thông yếu kém của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2, để liên lạc trực tiếp bằng Anh ngữ với các Chỉ Huy Trưởng Mỹ can dự vào trận đánh này. Nhờ vậy mà cuộc hành quân phối hợp Việt Mỹ giữa các đơn vị thuộc trại LLĐB Pleime, toán DELTA và Biệt Cách Dù 91, Không Quân Hoa Kỳ và Không Quân Việt Nam, Chiến Đoàn Bộ Binh Thiết Giáp tiếp viện, Pháo Đội Yểm Trợ Chiến Đoàn tiếp cứu của Sư Đoàn Không Kỵ Mỹ, Lữ Đoàn Không Kỵ bảo vệ Pleiku, tiến hành một cách tốt đẹp.

    Không mấy ai biết tới công lao này của Đại Tá Hiếu, dân chúng chỉ biết qua báo chí là sau trận này Chuẩn Tướng Vĩnh Lộc được tuyên xưng là Người Hùng Pleime và được thăng cấp Thiếu Tướng. Thiếu Tướng Vĩnh Lộc rất lấy làm hănh diện với chiến công hiển hách này nên đă đặt tên cho bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và máy bay C-47 riêng của Tư Lệnh Quân Đoàn 2 là Pleime.

    Trong 4 ngày Việt Cộng vây hăm trại Pleime, KLHK và KLVN thực hiện tổng cộng 300 phi vụ oanh tạc nă xuống đầu Trung Đoàn 33 BV quanh trại. Các máy bay vận tải C-123 của Không Quân và CV-2 Caribou của Lục Quân đă tiếp tế thả dù xuống trại 333 ngàn cân anh (trong số đó 9 ngàn cân anh lọt ra ngoài hàng rào giây kẽm gai) đạn dược, thuốc men, lương thực và nước uống.

    Cộng quân thiệt hại rất nặng. Trung Đoàn 33 BV vây hăm trại chỉ sống sót được khoảng một đại đội. Trung Đoàn 32 BV phục kích Chiến Đoàn tiếp cứu bị chết 40 phần trăm chiến binh, trong đó 2 Tiểu Đoàn Trưởng chết và 1 bị thương, và bị mất 18 khẩu súng liên thanh chống phi cơ 12.7 ly cùng 11 súng cối.

    V́ các chiến binh của Quân Đoàn 2 và của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ bẻ găy chiến dịch Đông Xuân ngay từ giai đoạn đầu nên Tướng Vơ Nguyên Giáp buộc phải từ bỏ ư đồ cắt đôi Miền Nam năm 1965-1966, thành thử Cộng Quân phải nếm mùi Đông tang thương mà không được hưởng Xuân khải hoàn !


    Nguyễn Văn Tín
    Ngày 25 tháng 7 năm 1999.
    Cập nhật ngày 08.09.1999

  6. #16
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    "Chiến Thắng Pleime" ?



    "Chiến Thắng Pleime" ?

    Khách du lịch đến tham quan địa danh Pleime sẽ không khỏi được dân địa phương hướng dẫn tới xem bia ghi "Di Tích Lịch Sử - Chiến Thắng Pleime". James Michener, một cựu chiến binh Mỹ, chụp bức hình dưới đây tháng 9 năm 2007.



    Di tích lịch sử thì được rồi. Nhưng chiến thắng Pleime? Ai chiến thắng đây? Hẳn không phải quân lính Cộng Sản Bắc Việt (Việt Cộng). Trung Đoàn 32 BV đã phải tan đội hình phục kích sau khi không ngăn chận và triệt hủy được Lực Lượng Đặc Nhiệm tiếp cứu trại Pleime và rút lui về rặng núi Chu Prong. Trung Đoàn 33 BV sau khi vây hãm trại để nhử quân đến tiếp viện đã phải tháo lui cùng Trung Đoàn 32 BV rút về hậu cứ Chu Prong. Trung Đoàn 66 BV đến chiến trường trễ bị Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ bất ngờ nhảy vào chân rặng núi Chu Prong tấn công. Cả ba Trung Đoàn 32, 33 và 66 BV bị bom B-52 sát hại thê thảm mỗi ngày 5 lần từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 11 năm 1965. Sau cùng hai Tiểu Đoàn 334 và 635 của Trung Đoàn 32 BV bị Lữ Đoàn Dù dí đánh tại thung lũng Ia Drang trên đường lẩn trốn qua biên giới Căm Bốt.

    Ngoài ra, Chỉ Huy Trưởng trại Pleime báo cáo số thương vong của Việt Cộng trong cuộc vây hãm trại khoảng 400 tên. Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ báo cáo thương vong của Việt Cộng trong cuộc hành quân All The Way truy đuổi quân địch từ trại Pleime đến chân rặng núi Chu Prong khoảng 800 tên. Số thương vong của Việt Cộng trong hai trận đánh tại bãi đáp X-Ray và bãi đáp Albany khoảng 2.500 tên. Bom B-52 giết hại khoảng 2.000 tên. Lữ Đoàn Dù VN giết khoảng 300 tên trong hai cuộc phục kích. Tổng cộng số thương vong phía Việt Cộng trong trận đánh Pleime lên tới khoảng 6.000 quân sĩ. Tỉ lệ số thương vong về phía Mỹ và QLVNCH so với phía Việt Cộng là 1/10.

    Vừa không ̣đánh chiếm được mục tiêu vừa bị thiệt hại nặng nề vừa phải rút qua biên giới Căm Bốt thì làm sao mà rêu rao Chiến Thắng Pleime...

    Nguyễn Văn Tín
    Ngày 26 tháng 04 năm 2009

  7. #17
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Các Thế Chiến Thuật Trong Trận Pleime

    Các Thế Chiến Thuật Trong Trận Pleime

    Thoạt tiên, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Nhân Dân ra chỉ thị cho Mặt Trận B3 Tây Nguyên chinh phục vùng Cao Nguyên bằng cách chiếm cứ thành phố Pleiku, nơi đặt bản doanh của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II vào cuối năm 1965 hay đầu năm 1966. Để có đủ lực lượng thực hiện kế hoạch này, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Nhân Dân tăng cường thêm cho hai Trung Đoàn 32 và 33 đã có mặt tại vùng Cao Nguyên với Trung Đoàn 66 thuộc Sư Đoàn 304. Trung Đoàn 66 xuất trại vào ngày 15 tháng 8 năm 1965 và dự tính theo đường mòn Hồ Chí Minh xâm nhập vào Nam Việt Nam và vào tới Cao Nguyên khoảng tháng 12 năm 1965.

    Nhưng khi thấy Mỹ bắt đầu đưa Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ tới hải cảng Qui Nhơn vào đầu tháng 10 để chuẩn bị lên vùng Cao Nguyên tăng cường cho Quân Đoàn II, Mặt Trận B3 Tây Nguyên được lệnh thi hành Chiến Dịch Đông Xuân nội trong tháng 10 trước khi quân lính của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ sẵn sàng xung trận, mặc dù Trung Đoàn 66 mới đi được có nửa đường và nếu có hối thúc nhanh chân lên cũng phải đến đầu tháng 11 mới tới hậu cứ Chu Pong- Ia Drang. Do đó, Mặt Trận B3 Tây Nguyên đành phát động chiến dịch Plây Me với một lực lượng yếu kém hơn gồm hai đơn vị chủ lực chính là Trung Đoàn 32 và 33.

    Trước hết, Đại Tá Hà Vi Tùng, Tham Mưu Trưởng Mặt Trận B3 Tây Nguyên dùng thế chiến thuật "nhất điểm lưỡng diện" nhằm phân tán mỏng lực lượng đối phương với hai mặt trận (diện); mặt trận thứ nhất tại Quận Hoài Ân, Tỉnh Bình Định, và mặt trận thứ hai tại Plei Me; điểm là Pleiku.

    Với cuộc tấn công tại Quận Hoài Ân, Đại Tá Tùng trói chân Chiến Đoàn 1 Dù là lực lượng trừ bị chính của Quân Đoàn II, và buộc Quân Đoàn II phải trưng dụng hết các trực thăng của 119th Helicopter Battalion cho công cuộc chuyển vận quân cho cuộc hành quân phản công mang tên Thần Phong 6 này.

    Sở dĩ Đại Tá Tùng chọn Plei Me, cách xa Pleiku 40 cây số làm địa điểm mặt trận thứ hai với lý do chính là nó nằm ngoài tầm tác xạ của các khẩu đại bác đặt tại Pleiku để ngăn ngừa Quân Đoàn II dùng tới thế chiến thuật "tiền pháo hậu xe".

    Kế hoạch của Đại Tá Tùng gồm bốn giai đoạn: (1) vây hãm trại Pleime với Trung Đoàn 33 để buộc Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, phải gửi quân tiếp viện đến giải cứu trại; (2) dùng Trung Đoàn 32 lập ổ phục kích để tiêu diệt đoàn quân tiếp cứu; (3) tiếp sau đó Trung Đoàn 32 sẽ hiệp lực với Trung Đoàn 33 triệt hủy trại Pleime; (4) cuối cùng hai Trung Đoàn 32 và 33 sẽ hiệp lực với Trung Đoàn 66 tới sau để thanh toán thành Pleiku. Trong kế hoạch này, Đại Tá Tùng dùng thế "công đồn đả viện".

    Để buộc Đại Tá Hiếu phải dùng đường bộ đến tiếp cứu trại, chứ không dùng được đường hàng không, Đại Tá Tùng dùng hai đại đội của Tiểu Đoàn Súng Phòng Không 14,5 ly bố trí quanh trại Pleime để bắn hạ các trực thăng chuyển vận quân đến tiếp cứu trại. Như vậy sẽ dễ dàng đánh tan quân tiếp viện hơn và tiêu hao lực lượng của Quân Đoàn II nhanh chóng hơn.

    Tại địa điểm phục kích, để tránh quân mai phục bị thiệt hại bởi các cuộc oanh tạc và pháo tập trước khi đoàn quân tiếp viện xuất hiện, như từng bị tại trận Đức Cơ vào tháng 8 mới đây, lần này Đại Tá Tùng dùng thế phục kích di động, tức là cho quân phục kích tập hợp tại một địa điểm tập trung quân không mấy xa địa điểm phục kích, và chỉ phái quân phục kích tới địa điểm mai phục trước đoàn quân tiếp cứu sớm hơn một tí mà thôi.

    Đại Tá Tùng cũng đã tính rất kỹ là Đại Tá Hiếu sẽ không thu gom được một lực lượng lớn hơn một trung đoàn để địch lại Trung Đoàn 32 (có khoảng 2.200 quân), không những không phá vỡ nổi ổ phục kích mà còn bị xơi tái một cách dễ dàng. Đại Tá Tùng cũng dự kiến là quá lắm Đại Tá Hiếu sẽ được Mỹ yểm trợ cho một hai tiểu đoàn lính Mỹ, như trong trận Đức Cơ được vài đơn vị của Lữ Đoàn 173 Dù Mỹ tới bảo vệ thành Pleiku.

    Đại Tá Tùng tính toán kỹ chắc ăn như vậy, coi bộ Đại Tá Hiếu khó lòng mà hóa giải các thế chiến thuật của đối thủ mình được. Tưởng chừng chỉ cần ba nước cờ là chiếu bí được đối thủ. Không ngờ Đại Tá Hiếu lại cao tay ấn hơn và dễ dàng phá vỡ từng nước cờ một của Đại Tá Tùng một cách không mấy khó khăn.

    Trước hết dựa vào sự diễn tiến của các cuộc tấn công trước - Thuần Mẫn (29/6-1/7), Quốc Lộ 19 (16-25/7), Đức Cơ (3-18/8), Quốc Lộ 21 (19/8-2/9), Phủ Cừ, Bồng Sơn, Phủ Lý (23/9-2/10), khi Việt Cộng đồng loạt tấn công một lúc trại Pleime và Quận Hoài Ân (Bình Định), Đại Tá Hiếu suy đoán ngay là Đại Tá Tùng áp dụng chiến thuật "nhất điểm lưỡng diện", với Pleiku là điểm, Pleime là diện chính và Hoài Ân là diện phụ, nên kêu gọi Tướng Vĩnh Lộc đang có mặt tại Bình Định chỉ huy cuộc hành Quân Thần Phong 6 phản kích cuộc tấn công của địch tại Quận Hoài Ân, trở lại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II.

    Khi nhận thấy Việt Cộng tấn công trại Pleime với một trung đoàn mà không đánh dứt điểm ngay, Đại Tá Hiếu suy đoán ngay là Đại Tá Tùng dùng chiến thuật "công đồn đả viện", ̣đánh đồn cầm chừng để nhử quân chủ lực ra khỏi thành Pleiku để dễ dàng tiêu diệt. Và khi nhận xét thấy Đại Tá Tùng dùng Trung Đoàn 33 là một trung đoàn chưa có kinh nghiệm chiến đấu vì mới xâm nhập vào vùng Cao Nguyên có vài tháng để tấn công trại Pleime và dùng Trung Đoàn 32 là một trung đoàn thiện chiến có mặt tại chiến trường Cao Nguyên từ tháng Giêng năm 1965 và từng tham dự các trận đánh thực hiện tại Kontum và Pleiku, tỉ như Plei Kleng (3/65), Lệ Thanh (6/65) và Đức Cơ (8/65), để thiết lập ổ phục kích, Đại Tá Hiếu kết luận ngay là trọng tâm tấn công của Đại Tá Tùng là lực lượng tiếp cứu rồi thứ đến mới tới trại Pleime.

    Để khiến Đại Tá Tùng tưởng mình bị trúng kế, Đại Tá Hiếu thu góp đoàn quân tiếp cứu ngay ngày hôm sau cuộc tấn công vào trại và đồng thời vào sáng cùng ngày phái một toán hỗn hợp lực lượng đặc biệt Mỹ Việt tới trại bằng trực thăng, ngỏ ý cho Đại Tá Tùng lầm tưởng là đoàn quân tiếp cứu sẽ tìm cách nối kết với toán lực lượng đặc biệt vào chiều ngày 21/10.

    Toán lực lượng đặc biệt Mỹ Việt được thả xuống cách trại 5 cây số với hai mục đích: một là lượng định thế điều quân của Đại Tá Tùng quanh trại và hai là khiến cho quân trú phòng an tâm là không bị Quân Đoàn bỏ rơi. Khi toán lực lượng đặc biệt Mỹ Việt trên đường lần mò tới trại khám phá vài ổ súng phòng không xây đắp rất kiên cố và địch quân trải mỏng xung quanh trại để tránh bị phi pháo gây thiệt hại, Đại Tá Hiếu suy đoán là Trung Đoàn 33 có nhiệm vụ ngăn cản không cho phép mình tiếp cứu trại bằng trực thăng và buộc mình phải đến tiếp cứu bằng đường bộ.

    Khi nhờ các toán trinh sát báo cáo cho biết là chưa thấy Việt Cộng thiết lập sẵn ổ phục kích ngày 21/10, Đại Tá Hiếu suy đoán Đại Tá Tùng dùng chiến thuật phục kích di động để tránh quân phục kích bị các cuộc tiền phi pháo gây thiệt hại tiếp sau bài học của cuộc phục kích tại Đức Cơ tháng 8 trước đây, Đại Tá Hiếu ra lệnh cho đoàn quân tiếp cứu của Đại Tá Luật lai vãng quanh vùng Phù Mỹ chứ không trực chỉ ngay tới trại Pleime, chờ địch tiến xuất đầu lộ diện tại địa điểm phục kích trước.

    Đồng thời Đại Tá Hiếu cũng cần thời gian để các trực thăng của Tiểu Đoàn 119 Trực Thăng Mỹ đang trưng dụng chuyển quân cho cuộc hành quân thi hành nhiệm vụ xong rồi mới rảnh tay xoay qua chuyển vận Tiểu Đoàn 1/42 từ Kontum xuống tăng cường cho Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Tiếp Cứu đang chỉ có 1,000 quân lính chưa đủ mạnh để đương đầu với lực lượng phục kích của Trung Đoàn 32 địch.

    Đại Tá Hiếu cũng cần đợi sự ưng thuận của Bộ Tự Lệnh US Task Force Alpha Mỹ đem quân Mỹ tới bảo vệ phi trường và thành phố Pleiku thay cho Tiểu Đoàn 22 Biệt Động Quân có thể tăng cường cho Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Tiếp Cứu, nhẩy xuống phía nam ổ phục kích gây nên thế gọng kìm ép lấn Trung Đoàn 32 vào giữa. Và chỉ đến khi được các toán trinh sát mật báo là các đơn vị của Trung Đoàn 32 bắt đầu di chuyển từ các địa điểm tập trung quân tiến tới các vị trí phục kích, Đại Tá Hiếu mới ra lệnh cho Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Tiếp Cứu chuyển bánh dời Phù Mỹ tiến về hướng trại Pleime trên Quốc Lộ 5B.

    Ngoài ra Đại Tá Hiếu cũng nhờ tới khả năng của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ mới tới vùng Cao Nguyên dùng trực thăng khổng lồ để chuyên chở các khẩu đại bác (của Pháo Đội B/Tiểu Đoàn 2/17 Pháo Binh) đến Phù Mỹ để có thể thực hiện chiến thuật "tiền pháo hậu xe", điều mà Đại Tá Tùng không thể ngờ tới khi lập kế hoạch phục kích. Quả thật vậy, khi Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Tiếp Cứu đi được nửa đoạn đường gần tới ổ phục kích, Đại Tá Hiếu ra lệnh cho Đại Tá Luật dừng chân Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Tiếp Cứu lại để phi pháo thi hành nhiệm vụ bắn phá tiêu diệt các vị trí phục kích trước khi tiếp tục tiến quân tới trại. Thất bại trong kế hoạch triệt tiêu lực lượng quân tiếp viện, Đại Tá Tùng phải ra lệnh cho Trung Đoàn 32 rút quân về hậu cứ Chu Prong, và bỏ dự tính hiệp lực cùng Trung Đoàn 33 tấn công trại. Đồng thời Trung Đoàn 33 cũng được lệnh rút quân theo Trung Đoàn 32.

    Sau khi gỡ được thế nước cờ bí, đến lượt Đại Tá Hiếu đi đường quyền tấn công lại Đại Tá Tùng.

    Trong quá khứ, sau khi giải cứu được đồn, Đại Tá Hiếu không có điều kiện để truy đuổi theo địch quân. Nhưng lần này, nhân cơ hội Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ mới tới vùng Cao Nguyên với phương tiện hiện đại dồi dào về trực thăng đủ loại, Đại Tá Hiếu thuyết phục được giới quân sự cao cấp Mỹ cho phép phía Mỹ hiệp lực với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II mở chiến dịch truy lùng địch đến tận hậu cứ Chu Prong với Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ làm lực lượng chính và Lữ Đoàn Dù VN làm lực lượng trừ bị. Đại Tá Hiếu cung cấp các toán Lực Lượng Đặc Biệt Dù tháp tùng mọi nhóm kỵ binh Mỹ xuất hành đi lùng kiếm địch. Đồng thời, Đại Tá Hiếu chia xẻ mọi tin tức tình báo của ban tham mưu Quân Đoàn II thâu lượm được về tung tích địch quân từ các đài kiểm thính, các toán trinh sát Lực Lượng Đặc Biệt Dù và các lời khai của các tù binh và hàng binh Việt Cộng.

    Thoạt đầu, Đại Tá Hiếu đề nghị các toán Eagles Flights của Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ dồn đuổi địch quân từ đông sang tây, tức là từ trại Pleime tới chân rặng núi Chu Prong. Tiếp đến khi biết cả quân lính của ba Trung Đoàn 32, 33 và 66 đóng quân tập trung tại thung lũng Ia Drang, với Trung Đoàn 66 tại phía nam sông Ia Drang và Trung Đoàn 32 tại phía bắc sông Ia Drang và Trung Đoàn 33 tại phía tây của rặng núi Chu Prong, Đại Tá Hiếu đề nghị với Tướng Kinnard dùng thế nghi binh, ra lệnh cho Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh Mỹ thay thế cho Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ xoay chiều hướng hành quân từ tây sang đông, tức là từ chân rặng núi Chu Prong trở lui ngược lại về trại Pleime, khiến cho Đại Tá Tùng lầm tưởng quân lính Mỹ đánh mất tăm hơi quân lính của mình. Tưởng thật vậy nên Đại Tá Tùng đặt kế hoạch giai đoạn hai cho chiến dịch Plây Me tấn công lần thứ hai trại Pleime. Lần này, Đại Tá Tùng dùng cả ba Trung Đoàn 32, 33 và 66 với sự yểm trợ của một tiểu đoàn bích kích pháo 120 ly và một tiểu đoàn súng phòng không hai nòng 14,5 ly trên đường xâm nhập sẽ đến kịp ngày N định vào ngày 16/11. Và lần này Đại Tá Tùng tính sẽ đánh dứt điểm ngay trại chứ không còn dùng thế "công đồn đả viện".

    Đại Tá Tùng không ngờ là Đại Tá Hiếu ra ngón quyền cước tấn công trước hai ngày, tức là vào 14/11, với Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh Mỹ lộn đầu trở lại hướng tây và nhảy xuống ngay tại phía đông chân rặng Chu Prông. Tuy bị đánh bất ngờ, nhưng Đại Tá Tùng cũng ráng tung các tiểu đoàn của Trung Đoàn 66 ra ngênh chiến Tiểu Đoàn 1/7 Kỵ Binh Mỹ của Trung Tá Hal Moore.

    Đại Tá Hiếu nhận xét thấy Đại Tá Tùng không còn có trong tay các súng cộng đồng nặng hạng và súng phòng không đặt để trên sườn núi ngó xuống bãi đáp X-Ray để yểm trợ hữu hiệu cho cuộc phản công bộ chiến của các đơn vị thuộc Trung Đoàn 66. Đại Tá Hiếu suy đoán là các loại súng này đã bị hủy hoại hay mất mát trong giai đoạn một tấn công trại Pleime của chiến dịch Plây Me. Thật là may cho Tiểu Đoàn 1/7 Kỵ Binh Mỹ, nếu không, cuộc đổ quân sẽ gặp khó khăn vì hầu hết các trực thăng sẽ bị súng phòng không VC từ trên sường núi bắn hạ và đội hình của các đại đội thuộc Tiểu Đoàn 1/7 Kỵ Binh Mỹ sẽ bị đánh dập bởi bích kích pháo VC từ trên sườn núi nhắm bắn chính xác trước khi quân lính bộ đội xung phong vào các tuyến phòng thủ. Thay vào đó, Đại Tá Hiếu nhận xét thấy Đại Tá Tùng buộc phải dùng tới chiến thuật "biển người".

    Ngoài cuộc tấn công của các đơn vị thuộc Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh Mỹ, Đại Tá Hiếu còn phối hợp với Không Quân Mỹ dùng phóng pháo cơ chiến lược B-52 thực hiện mỗi ngày năm phi xuất trải thảm bom tại rặng núi Chu Prong từ ngày 15/11. Đến ngày 17/11, bãi đáp X-Ray cũng trở nên mục tiêu cho các B-52.

    Ngày 17/11, Đại Tá Hiếu ước tính quân số bị loại ra khỏi vòng chiến của Đại Tá Tùng lên tới 6.000 chiến sĩ, khoảng 2/3 tổng số sung vào chiến dịch Plây Me, trong số này, Trung Đoàn 33 là chịu thiệt hại nhiều nhất, thứ đến Trung Đoàn 66, còn Trung Đoàn 32 thì tránh né đụng độ với các đơn vị của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ trong giai đoạn truy kích địch. Nếu xét khoảng 400 quân sĩ Việt Cộng bị loại khỏi vòng chiến quanh trại Pleime và tại địa điểm phục kích qua cuộc hành quân Dân Thắng 21 , khoảng 1000 qua cuộc hành quân All The Way, khoảng 2300 tại bãi đáp X-Ray và bãi đáp Albany qua cuộc hành quân Silver Bayonet thì có thể suy ra là các pháo đài B-52 đã giết hại khoảng 2000 Việt Cộng.

    Vì hai Tiểu Đoàn 334 và 635 còn lại của Trung Đoàn 32 nằm tại vùng phía bác sông Ia Drang và gần biên giới Căm Bốt, nên không tiện để quân Mỹ tiến sát tới vùng biên giới có thể gây tranh chấp về mắt chính trị quốc tế. Do đó, Đại Tá Hiếu quyết định dùng Lữ Đoàn Dù VN để thực hiện cú quyền cước cuối cùng để triệt hạ đối thủ.

    Trước hết, Đại Tá Hiếu nhờ Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ đặt một căn cứ hỏa lực pháo binh mới (với Pháo Đội C/Tiểu Đoàn 2/17 Pháo Binh) tại bãi đáp Crooks phía bắc sông Ia Drang để yểm trợ cho cuộc hành quân Thần Phong 7 truy lùng hai tiểu đoàn cuối cùng của Đại Tá Tùng. Thứ đến, Đại Tá Hiếu chuyển vận toàn bộ Lữ Đoàn Dù rải rác tại Sài Gòn, Biên Hoà, Vũng Tàu và Phú Yên đến một địa điểm nằm phía bắc sông Ia Drang, với sứ mạng dồn hai tiểu đoàn này tới ổ phục kích thiết lập tại hành lang duy nhất còn lại để đào tẩu sang Căm Bốt. Lữ Đoàn Dù, dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Ngô Quang Trưởng, thực hiện được hai cuộc phục kích: một ngày 20/11 lúc 1440 giờ (khoảng 200 VC bị giết), và hai ngày 24/11 lúc 0945 giờ (khoảng 65 VC bị giết).



    Trận đánh Pleime với ba giai đoạn Pleime-ChuProng-IaDrang chấm dứt chiều ngày 24 tháng 11 năm 2009.

    Trong cuốn Why Pleime, Đại Tá Hiếu đã so sánh trận Điện Biên Phủ và trận Pleime về mặt chiến thuật như sau:

    Trận đánh Điện Biên Phủ chấm dứt cuộc chiến Đông Dương (1947-1954) kéo dài hai tháng nhưng chỉ là một cuộc vây lấn một cứ điểm tại lòng chảo Điện Biên Phủ. Trận đánh Pleime với nhiều khác biệt trên nhiều phương diện chiến thuật: Bao bọc, Chống phục kích, Giải tỏa, Truy đuổi, Phục kích, Khai thác, Tấn công và tiêu diệt, hẳn là trận đánh to lớn nhất từ mấy năm sau này.

    Nguyễn Văn Tín
    Ngày 16 tháng 04 năm 2009

  8. #18
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Hai Tay Cờ Chính Trong Ván Cờ Pleime

    Hai Tay Cờ Chính Trong Ván Cờ Pleime

    Khi đề cập tới trận đánh Pleime hay Plâyme theo danh xưng Việt Cộng, về phía Mỹ, người ta thường liên tưởng tới Trung Tá Harold Moore, Tướng Kinnard hay Tướng Westmoreland; về phía Việt Cộng, Tướng Chu Huy Mân, hay Trung Tá Nguyễn Hữu An; về phía QLVNCH, Tướng Vĩnh Lộc và cho những nhân vật này là những tay cờ chính trong trận đánh. Nhưng thật sự ra, hai tay cờ chính trong ván cờ Pleime là, về phía Việt Cộng, Đại Tá Hà Vi Tùng, Tham Mưu Trưởng Mặt Trận Tây Nguyên B3 và về phía QLVNCH, Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II. Trong vai trò tham mưu trưởng, hai nhân vật này điều nghiên kế hoạch, thu góp tập trung các đơn vị và quân cụ, lập phương án điều quân, điều động quân theo đúng phương án, điều chỉnh chiến thuật tùy theo tình hình biến chuyển trên chiến trường, tất cả các động tác cần thiết để thực hiện mục tiêu chiến lược và chiến thuật do thượng cấp ấn định. Về phía Việt Cộng, mục tiêu là cắt đôi Cao Nguyên làm đôi dọc theo Quốc Lộ 19 từ Pleiku xuống tới Qui Nhơn; về phía QLVNCH, mục tiêu đương nhiên là ngăn cản không cho phép đối phương thực hiện ý đồ phân đôi vùng Cao Nguyên.

    Tay Cờ Chính Đại Tá Hiếu

    Đại Tá Hiếu từ Đà Nẵng thuộc Quân Đoàn I theo Tướng Đỗ Cao Trí lên Pleiku thuộc Quân Đoàn II vào tháng Giêng năm 1964, trong chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II. Chỉ vài tháng sau, tháng 4 năm 1964, Đại Tá Hiếu đã tung các đơn vị thuộc Quân Đoàn II nhảy vào mật khu Đỗ Xã truy lùng quân lính Việt Cộng.

    So với các tay cờ chính và phụ khác, Đại Tá Hiếu có phần trẻ tuổi hơn nhiều - vào thời buổi đó mới 36 tuổi - và chưa có mấy kinh nghiệm chiến đấu, trong khi Trung Tá Harold Moore (43 tuổi), Tướng Kinnard (48 tuổi) và Tướng Westmoreland (51 tuổi) từng trải qua kinh nghiệm chiến đấu từ Đệ Nhị Thế Chiến tại chiến trường Âu Châu hay ít nhất tại chiến trường Triều Tiên, còn Tướng Chu Huy Mân (52 tuổi), Trung Tá Nguyễn Hữu An (39 tuổi) và Đại Tá Hà Vi Tùng (có lẽ 45 tuổi) thì từng tham dự vào các trận đánh tại chiến trường Đông Dương trong trận đánh Điện Biên Phủ chẳng hạn.

    Tuy vậy, Đại Tá Hiếu đã tỏ ra là một tay cờ xuất chúng trong ván cờ Pleime, vì có tài thiên phú với "một tầm hiểu biết rộng rãi vượt bực về lịch sử các cuộc chiến, một hiểu biết quán xuyến về đường lối và suy tính của địch, và một am tường trực giác, trọn vẹn, vô song địch, về đường xá, sông ngạch và địa thế (cũ cũng như mới) nơi sẽ xảy ra trận chiến" giống như Tướng Patton, và đồng thời "nắm vững về mặt xử dụng bản đồ và về mặt thuyết trình quân sự, đồng thời tác chiến toàn hảo ngoài mặt trận, thành thạo nhiều ngôn ngữ, đối đáp suông sẻ với các đồng minh, thấu đáo trên bình diện tổng quát đồng thời nắm vững các tiểu tiết, và hiểu rộng về mặt kỹ thuật" (James Miguez) , cũng như tài linh động nhanh nhẹn xử dụng mọi phương tiện lớn nhỏ có trong tầm tay với của mình.

    Địa bàn hoạt động của Đại Tá Hiếu trong Vùng 2 Chiến Thuật rất trải rộng, bằng diện tích của cả ba Vùng Chiến Thuật 1, 3 và 4. Nhưng vì nhờ sốt sắng thường xuyên thực hiện các chuyến bay quan sát trên khắp vùng hoặc bằng máy bay bà già L-19 hay trực thăng, Đại Tá Hiếu đã có thể gói trọn địa hình toàn vùng trong lòng bàn tay. Do đó, Đại Tá Hiếu có thể soay sở đối ứng mọi hoàn cảnh cách tương đối dễ dàng.

    Tay Cờ Chính Đại Tá Tùng

    Trong một ván cờ, điều tối hệ trong là am hiểu tường tận về con người của đối thủ của mình thì mới mong thắng ván cờ. Đại Tá Hiếu tìm hiểu rất kỹ lưỡng về khía cạnh quân sự của Đại Tá Tùng. Đại Tá Hiếu ghi nhận trong Why Pleime: "(1) Trong chiến tranh Đông Dương, Hà Vi Tùng là trung đoàn trưởng Trung Đoàn 803; trung đoàn này cùng với Trung Đoàn 108 hợp thành các chủ lực chính của Việt Minh trên vùng Cao Nguyên. Hai trung đoàn này đã có công trạng chiếm cứ Kontum và đánh bại Chiến Đoàn Đặc Nhiệm số 100 Pháp trên Quốc Lộ 19".

    Qua những trận đánh xảy ra trước trận Pleime, Đại Tá Hiếu có cùng nhận xét với Đại Tá Mataxis, Cố Vấn Mỹ Quân Đoàn II, là Đại Tá Tùng tính toán rất kỹ càng về lực lượng tương quan của hai bên trước mọi trận đánh, như trong trường hợp của trận Đức Cơ:

    Việt Cộng nổi tiếng rất tỉ mỉ trong việc thu lượm tin tức tình báo trước một cuộc hành quân. Chúng cẩn thận thu lượm các dữ kiện không những liên quan đến lực lượng địch bao gồm quân số, súng ống và công sự chiến đấu, mà còn liên quan đến khả năng tăng phái của bản doanh kiểm soát vùng đang hành quân.

    Ngoài ra, Đại Tá Hiếu cũng nể phục Đại Tá Tùng biết nhanh chóng thích nghi ứng dụng những chiến thuật mới để đối phó với các chiến thuật mới của đối phương, tỉ như dùng kỹ thuật hỏa lực phòng không chống lại trực thăng vũ trang.

    Vào lúc này tham mưu trưởng Quân Đoàn (Đại Tá Hiếu) và cố vấn trưởng Quân Đoàn (Đại Tá Mataxis) bay thám thính chiến trường để nhận định tình hình cho tư lệnh Quân Đoàn. Họ khám phá là các đơn vị Việt Cộng ở cấp tiểu đoàn, được trang bị đầy đủ, và dùng chiến thuật bộ binh quy ước vừa bắn vừa di chuyển. Thêm vào đó, Việt Cộng đã được huấn luyện thành thạo các kỹ thuật hỏa lực phòng không chống các trực thăng vũ trang. Những đơn vị bị bắn trực tiếp sẽ tìm cách ẩn núp, nhưng những đơn vị hai bên sườn sẽ tiếp tục bắn vào trực thăng. Cuộc thám sát này nhận định là nỗ lực của Việt Cộng nhằm chiếm đoạt Thung Lũng An Khê được khơi mào bởi một số lượng đông đảo gồm các đơn vị thiện chiến Việt Cộng.

    Vì vậy, khi đọc tiêu lệnh hành quân phục kích chiến đoàn tiếp cứu trại Pleime tịch thâu được của Đại Tá Tùng gửi cho Trung Đoàn 32 BV, Đại Tá Hiếu không mấy ngạc nhiên trước tài tham mưu của Đại Tá Tùng trong việc soạn thảo kế hoạch phục kích này.

    Tiêu lệnh tác chiến điều Trung Đoàn 32 lập ổ phục kích.

    Soạn thảo tại Sở Chỉ Huy Trung Đoàn//Plei-Luc-Chin
    Lúc 1500 giờ, ngày 12 tháng 10 năm 1965, Pleiku, Plei The (YA 815 008)
    Bản đồ: tỷ lệ 1/100000 thiết lập năm 1962

    1. Sau cuộc tấn công sơ khởi vào Pleime, chắc chính quyền ngụy sẽ phái một đoàn quân tiếp viện. Đoàn quân tiếp viện có thể gồm một Chiến Đoàn và một Thiết Đoàn thuộc Khu Đặc Nhiệm 24. Có thể có một hay hai tiểu đoàn Mỹ làm trừ bị. Các lực lượng tiếp viện có thể đến bằng đường không hay đường bộ, tùy tiện nghi. Chúng có thể tới vùng chiến trận nội trong một hay hai ngày. Đội hình tác chiến của địch có thể hành quân tới một cây số từ đường lộ. Chúng có thể cho xen kẽ các phần tử bộ binh và thiết giáp; chẳng hạn, một đơn vị thiết giáp dẫn đầu theo sau bởi bộ binh cách từ 500 thước đến một cây số. Sau khi các đơn vị ngụy bị phục kích, chúng sẽ rút lui về vùng O-Gri để tập trung. Các lực lượng ngụy sau đơn vị bị phục kích có thể tiến tới vùng trại Po (20-14), O-Gri (22-18) và Klan (26-22).

    2. Để đánh bại các lực lượng ngụy và các lực lượng Mỹ tham chiến, tất cả các công tác phải được phối hợp trong khắp vùng chiến trận. Để bành trướng vùng giải phóng và khai triển phong trào du kích, Bộ Tư Lệnh Mặt Trận ra lệnh Trung Đoàn 32 (thiếu Đại Đội 7 thuộc Tiểu Đoàn 966) với hai đại đội phòng không, để triệt hủy các đơn vị bộ binh và thiết giáp ngụy di chuyển trên Liên Tỉnh Lộ 21 (tức LTL 5) từ Phú Mỹ (AR750 275) đến Pleime (ZA150 065).

    a. Khu vực từ O-Gri đến Chu Von là khu vực chính (để phục kích),

    b. Các đơn vị có trách nhiệm tiến công bất cứ đơn vị địch nào được đổ bộ bằng đường không xuống vùng của mình. Các bải ̣đổ bộ đường không có thể là tại các trại Po và Pia.

    c. Chúng ta sẽ triệt hủy các lực lượng ngụy phía ngoài Phú Mỹ (AR750 275) và O-Gri bằng hỏa lực súng, mìn và chất nổ.

    d. Chúng ta sẽ tiến công các lực lượng ngụy tập trung tại điểm giao của Phú Mỹ và O-Gri.

    e. Chúng ta phải chuẩn bị thực hiện một cuộc tiến công cùng với Trung Đoàn 33.

    3. Trung Đoàn 33 có nhiệm vụ tiến công và vây lấn Pleime để khiến địch phải phái một lực lượng tiếp viện sẽ bị tiêu diệt bởi Trung Đoàn 32.

    4. Dựa vào các nhiệm vụ hoạch định trên, Trung Đoàn 32 được giao những nhiệm vụ sau đây:

    a. Thiết lập một ổ phục kích để tiêu diệt các đơn vị ngụy trên Đường 21 (LTL5).

    b. Cuộc phục kích sẽ được thực hiện dùng địa bàn từ Đồi 538 (16-14-4) tới Đồi 601 (20-18-9) (4 cây số).

    c. Các Tiểu Đoàn 334 và 635 sẽ ở vị trí 1. Tiểu Đoàn 966 sẽ ở tại vị trí 2.

    5. Tiểu Đoàn 635, với một trung đội súng đại liên thuộc đại đội súng đại liên và với hai súng không giựt 57mm và hai súng phóng hỏa tiễn 90mm (B.40) thuộc Tiểu Đoàn 966 sẽ giàn ra phía tây Đồi 538 và Đồi Siu (18-14-9); và được giao các nhiệm vụ sau đây:

    a. Chiếm cứ một phần của vùng trung đoàn và chấn ngang một phần con đường đi tới vùng trung đoàn. Đoạn đường trung đoàn này từ Đồi 538 đến phía bắc của đồi "cây đơn độc".

    b. Tiểu đoàn sẽ thực hiện những cuộc tiến công mãnh liệt vào địch, tiến công từ nhiều điểm để chia cắt các lực lượng địch.

    c. Tiểu đoàn sẽ chiếm cứ Đồi 538 và đồi "cây đơn độc" để buộc địch đi xuống thung lũng và tiêu diệt chúng.

    d. Tiểu Đoàn 655 sẽ tổ chức hỏa lực của mình để tiêu diệt chiến xa và bộ binh và bắn hạ bất cứ phi cơ nào đem quân tăng cường tới.

    e. Đội hình tác chiến 1 sẽ là trừ bị.

    f. Phần phía trái của đội hình tác chiến thuộc Tiểu Đoàn 334, nằm phía bắc của đồi "cây đơn độc", vẫn thuộc quyền chỉ huy của Tiểu Đoàn 334.

    6. Tiểu Đoàn 334 với một trung đội thuộc đại đội súng đại liên trung đoàn, một trung đội thuộc đại đội súng không giựt 75mm trung đoàn, đại đội súng cối trung đoàn và một đơn vị súng phóng hỏa tiễn 90mm thuộc Tiểu Đoàn 966 sẽ điều về phía tây và tây nam của đồi có tọa độ 20-16-7 và được giao các nhiệm vụ sau đây:

    a. Chiếm cứ một phần của vùng trung đoàn.

    b. Chấn ngang một đoạn đường trong vùng trung đoàn, từ phía nam Đồi Blou tới phía bắc Đồi 601.

    c. Dùng những cuộc tiến công mãnh liệt để cắt phía hậu của các lực lượng địch.

    d. Tách biệt các đơn vị phản kích địch để nắm kiểm soát chiến trường.

    e. Tiến công tại nhiều điểm để tách biệt các đội hình địch.

    f. Chiếm cứ Đồi Blou, Đồi 300 và Đồi Ngon-Ho.

    g. Tiêu diệt và bắt tất cả mọi quân địch trong vùng trận chiến.

    h. Tiểu đoàn sẽ tổ chức hỏa lực để tiêu diệt các chiến xa và bộ binh địch đồng thời bắn hạ các phi cơ đổ quân tăng cường.

    i. Đội hình 1 sẽ làm trừ bị.

    7. Tiểu Đoàn 966 (thiếu Đại Đội 7) với Đại Đội 2 Súng Phòng Không sẽ điều tới Đồi 530 và được giao những nhiệm vụ sau đây:

    a. Chiếm cứ vị trí 2.

    b. Sẵn sàng di chuyển tới bất cứ hướng nào để yểm trợ vị trí 1 như sau:

    - (1) Đồi Blou, Đồi 600 và Đồi Ngon-Ho.

    - (2) Đồi "cây đơn độc".

    - (3) Sẵn sàng tiến công các lực lượng ngụy đổ bộ đường không trong các vùng Po và O-Gri.

    - (4) Vây lấn địch quân từ phía hậu tại O-Gri hay Đồi 600.

    - (5) Sẵn sàng tiến công trại O-Gri hay Po.

    8. Đại Đội 1 Phòng Không sẽ điều tại phía tây Sông Ia Drang. Nhiệm vụ là bắn hạ phi cơ địch và bảo vệ Tiểu Đoàn 334 trong lúc hành quân.

    9. Đại Đội Phòng Không Trung Đoàn sẽ điều tại phía nam Đồi Siu. Nhiệm vụ là bắn hạ phi cơ địch và bảo vệ Tiểu Đoàn 635 và Sở Chi Huy Trung Đoàn.

    10. Đại đội súng không giựt 75mm của trung đoàn (thiếu một trung đội) là đơn vị trừ bị để tiến công các chiến xa của trung đoàn thiết giáp địch. Đại đội phải trước tiên chiếm cứ làng Siu và rồi diệt trừ các chiến xa địch tại phía bắc Đồi 536. Sau khi bộ binh tiến công các đơn vị địch trên đường lộ, đại đội súng không giựt 75mm sẽ rút lui và trở thành trừ bị để tiêu diệt các chiến xa.

    11. Đại Đội Công Binh Trung Đoàn được giao những nhiệm vụ sau:

    a. Câu trục Sở Chỉ Huy Trung Đoàn.

    b. Xôi 2 trục để bảo vệ trung đoàn đang khi hành quân.

    c. Thiết lập hai bãi mìn điều khiển tại O-Gri và trại Po.

    d. Thiết lập hai vùng nghi binh tại Đồi 516 và tại phía đông Đồi Ngon-Ho.

    12. Sở Chỉ Huy Trung Đoàn sẽ nằm tại phía tây Đồi Siu.

    13. Thời gian hoàn tất và chuẩn bị cuộc hành quân.

    14. Thời gian báo cáo.

    15. Báo cáo bằng phương tiện trực tiếp.

    Trung Đoàn Trưởng: Tô Định Khẩn

    Sĩ Quan Ủy Viên Chính Trị: Nguyễn Chức.

    Tham Mưu Trưởng

    (giấy bị xé tại đây)

    Ngoài ra, khi tịch thu được tài liệu Việt Cộng phân tích về các đặc điểm của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ, Đại Tá Hiếu ý thức được đối thủ của mình không phải là tay vừa.

    Các đặc điểm của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ
    Qua các Hành Động của SĐ tại Pleime và Ia Drang
    Từ 24 tháng 10 đến 19 tháng 11 năm 1965

    I. Các Hành Động Chính

    a) Đợt 1: hợp tác với các quân lính ngụy để giải tỏa vây lấn tại Pleime (24 đến 28 tháng 10 năm 1965).

    b) Đợt 2: xử dụng những đơn vị tăng phái nhỏ và phối hợp với Biệt Cách Dù ngụy để thực hiện những cuộc tấn kích vào hậu cứ của ta (28 tháng 10 đến 11 tháng 11 năm 1965).

    c) Đợt 3: xử dụng những lực lượng lớn để phát động những cuộc tấn kích sâu vào hậu cứ của ta tại Chu Prông và Ia Drang (14 đến 19 tháng 11 năm 196̀5).

    II. Các Đặc Điểm Chiến Thuật

    Qua các hoạt động của chúng tại Pleime và Ia Drang, Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ đã thực hiện những loại hành quân sau đây:

    - Tăng cường các quân lính ngụy để giải tỏa vây lấn tại Pleime.

    - Thực hiện những hoạt động riêng rẽ tại một vùng riêng rẽ hay phối hợp với những toán tăng phái nhỏ của Biệt Cách Dù ngụy.

    I - Các Chiến Thuật

    a) Trực thăng vận tiếp nối sau các di chuyển đường bộ tới các mục tiêu.

    - Trong cuộc hành quân giải tỏa vây lấn tại Pleime, Mỹ xử dụng một Chiến Đoàn gồm hai tiểu đoàn không kỵ và một dàn pháo How 105.

    - Ngày 24 tháng 10, một tiểu đoàn được trực thăng vận tới 1 cây số rưỡi tây nam Phú Mỹ rồi tiến bước trên đường lộ cùng với 20 xe thiết giáp và một dàn pháo How 105 tới Plei Ngol Ho (25 tháng 10), tới Plei Xom tại 4 cây số bắc Pleime (26 tháng 10), đàng sau Chiến Đoàn 3 Thiết Giáp. Cách chung, cuộc di hành của chúng tiếp diễn cách cẩn trọng và chậm chạp.

    b) Đổ bộ thẳng bằng " nhảy cóc" vào hậu cần của ta bằng trực thăng (28 tháng 10 đến 10 tháng 11 năm 1965).

    - các lực lượng xử dụng: từ một tiểu đoàn đến một đại đội của lính Mỹ hay hai đại đội của lính Mỹ phối hợp với Biệt Cách Dù ngụy.

    - Các Chủ Đích: thực hiện các cuộc tấn kích, dò thám hay sách nhiễu hậu cần của ta; phá hoại các trạm cứu thương, các sở chỉ huy, các trạm thông tin và điện thoại; bắt các bộ đội cô lập, hủy diệt các kho chứa; điểm chỉ các mục tiêu oanh tạc. Chủ đích của chúng cũng có thể là sách nhiễu các hậu cứ của ta, để buộc chúng ta phải rút bộ đội của ta đang vây lấn Pleime để khiến cho chúng dễ dàng rút từ Pleime về Pleiku. Trong khi thực hiện các cuộc tấn kích vào hậu cứ của ta, địch cũng xử dụng lực lượng cấp đại đội hay tiểu đoàn để càn quét quanh các trại của chúng tại Lệ Phong, Đức Nghiệp, Xung Quen (Nam Bầu Cạn và Tân Lạc).

    - Các Hoạt Động: các cuộc tấn kích chớp nhoáng vào các vị trí yếu của ta tiếp nối bởi các cuộc rút lui chớp nhoáng. Ngay sau khi đổ bộ, địch có thể tiến công chớp nhoáng mục tiêu. Khi phát giác các nhóm bộ đội cô lập của ta, chúng xử dụng từ 2 đến 6 trực thăng để đổ quân và bắt họ. Chúng cũng trực thăng vận một lực lượng cỡ trung đội hay đại đội tại các vườn tược, đỉnh đồi và thiết lập vị trí của chúng tại ven bìa rừng để lập ổ phục kích dọc theo các đường mòn mà chúng nghi là các đường tiếp vận của ta (PleiBonGa, Pleithe). Đôi khi chúng chiếm cứ các cao điểm để bao quản các trục chuyển vận, chẳng hạn đồi 475 và Kuenh Xom. Các hoạt động của các toán tăng phái này có thể kéo dài một vài tiếng hay tới 2 ngày.

    - Ghi chú về các chiến thuật địch: nhờ vào tính di động cao, địch cố thể tấn kích rất nhanh chóng và bất ngờ vào các mục tiêu tại hậu cứ của ta. Trong các di chuyển và ngừng chân, chúng ta phải có kế hoạch phòng hờ để phản công các toán quân trực thăng vận của địch và bảo vệ hậu cứ của ta, các nhân sự thương binh của ta. Các nhóm cô lập phải được trang bị súng ống. Các hệ thống quan sát và thám sát phải được tái tổ chức để chúng ta biết trước tình hình địch. Tất cả các đơn vị từ cấp đại đội trở lên phải thiết lập các đồn quan sát tại các địa điểm dừng quân hay trong khi hành quân.

    c) Đổ bộ thẳng các nhóm quân lính lớn để thực hiện các cuộc tấn kích qui mô vào hậu cứ của ta (Chu Prông, Ia Drang từ 14 đến 19 tháng 11 năm 1965).

    - Các lực lượng xử dụng: một lữ đoàn Không Kỵ tăng cường gồm 4 tiểu toàn (1/7, 2/7, 1/5, 2/3) và có thể toàn bộ tiểu đoàn 2/3, một dàn hỗn tạp pháo How 105-155, một phi đoàn trực thăng (Phi đoàn 9 trực thăng thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ) với yểm trợ hùng hậu của Không Lực và oanh tạc cơ B52.

    -Chủ Đích: thực hiện các cuộc tấn kích sâu trong hậu cứ của ta để tiêu diệt hay vô hiệu hóa một bộ phận của lực lượng ta, triệt hủy các đường xâm nhập, các kho chứa, thực hiện các cuột thám sát, phát giác các mục tiêu cho pháo binh và oanh tạc. Thời gian: 6 ngày từ 14 đến 19 tháng 11.

    -Các Hoạt Động: Sau khi đổ bộ, lữ đoàn 3 thiết lập các vị trí cho 3 tiểu đoàn và một vị trí cho pháo binh:

    * tiểu đoàn 1/7 tại phía Đông Chu Prông 02-90

    * tiểu đoàn 1/5 tại phía Tây Ba Bi 06-04

    * tiểu đoàn 2/7 tại 04-98

    * vị trí Pháo Binh tại phía Tây Quenh Kla 06-00, 08-98, 06-02.

    Sở Chỉ Huy Lữ Đoàn tại Bầu Cạn dùng làm hậu cứ và căn cứ xuất phát. Phi Đoàn 9 Trực Thăng tại Pleiku.

    -Ghi chú: Nhờ vào tính di động cao (bằng trực thăng), chúng có thể tiến công chớp nhoáng và bất ngờ vào các cạnh sườn và hậu cứ của ta. Chúng có thể đổ bộ nhiều nơi và rồi tập trung để tiến công một mục tiêu hay một đơn vị của ta.

  9. #19
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hai Tay Cờ Chính Trong Ván Cờ Pleime

    II - Các Mánh Lới Chiến Thuật

    a) Trước khi đổ bộ.

    Thám sát các bãi đổ bộ bằng nhiều phi vụ thám sát hay bằng các toán nhỏ Biệt Cách Dù ngụy.

    Tiền oanh kích vào bãi đổ bộ. Thường thì không có các tiền oanh tạc khi thực hiện những cuộc đổ quân nhỏ. Trong trường hợp đổ quân qui mô cỡ tiểu đoàn, thỉnh thoảng tiền oanh kích không được thực hiện để gây bất ngờ. Trong lúc tiền oanh kích, bom khói cũng được xử dụng.

    b) Các bãi đổ bộ (tại địa thế hiểm trở)

    - Đổ bộ nhỏ: địch có thể đổ bộ hầu như bất cứ đâu, tại những vườn tược nhỏ, tại đỉnh đồi, tại sườn đồi (15 độ dốc), tại những bải quang với đường kính 30m, chẳng hạn tại Kuenh Xom và Đồi 475.

    - Đổ bộ lực lượng cỡ tiểu đoàn: địch cần các bãi đổ bộ rộng lớn nhưng cũng có thể đổ bộ kể cả tại những nơi chỗ bao phủ bởi cỏ voi cao hay tại các thung lũng. Chiều rộng của bãi đổ bộ khoảng chừng 200m. Thường thì bãi đổ bộ đươc̣ chọn lựa gần các đường mòn (Plei The, Đông Chu Prông, Ba Bi). Địch không cần thiết lập các vị trí gần các nguồn nước và được tiếp tế bằng trực thăng.

    c) Đổ bộ quân.

    - Đổ bộ nhỏ: từ 2 đến 6 trực thăng một và riêng rẽ, đợt sau tiếp theo đợt trước.

    - Đổ bộ lớn: từ 8 đến 10 trực thăng (đôi khi 20) một; mỗi đợt kéo dài 2-5 phút. Các trực thăng chạm đất hay lơ lửng từ 1 đến 2m trên mặt đất và quân lính sẽ nhảy xuống khỏi trực thăng.

    Đổ bộ nhỏ được yểm trợ bởi 2-4 trực thăng vũ trang. Đổ bộ lớn được yểm trợ bởi phi cơ chiếm đấu và phi cơ phản lực. Các đội hình bay xử dụng bởi trực thăng là một hay 2 hàng. Trong đổ bộ nhỏ, các trực thăng bay thẳng tới các mục tiêu. Trong đổ bộ lớn chúng thường lơ lửng trên một vùng khác trước khi bay tới các mục tiêu.

    Biệt Cách Dù ngụy hay các đơn vị thám sát Mỹ luôn đổ bộ trước để giữ an ninh bãi đổ bộ trước khi bộ binh, đơn vị yểm trợ và sở chỉ huy đổ bộ.

    d) Sau khi đổ bộ quân.

    - Ngay sau khi đổ bộ, địch có thể tấn kích ngay tức khắc vào mục tiêu: ruồng bắt các nhóm bộ đội cô lập của ta, phá hủi các trạm thông tinh của ta, các trạm cứu thương. Hai lần, chúng tấn kíck vào tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 33 ngày 6 tháng 11 và tiểu đoàn 9 ngày 14 tháng 11.

    - Chúng có thể di chuyển vào các vị trí ngăn chận hay vào quanh các trục dẫn đến hậu cứ của ta (Kuenh Xom, Lang Ga, Đồi 475).

    - Chúng luôn thiết lập các vị trí, hoặc khi phục kích hay khi phòng thủ, gần bãi đổ quân để dễ tiếp vận và rút lui.

    - Biệt Cách Dù ngụy thường tiến xa tuần tiễu.

    e) Không yểm.

    - Trong cuộc giải tỏa tại Pleime, trung bình các phi xuất tổng cộng từ 200 một ngày (tối đa 240 phi xuất)

    - Không yểm thường xuyên được bảo đảm bởi từ 10 đến 20 phản lực cơ và 8 đến 10 phi cơ chiến đấu.

    - Trong trận tại Chu Prông và Ia Drang, trung bình các phi xuất địch là 120 một ngày (không kể ban đêm) với tối đa 162 phi xuất một ngày. Tối đa phi xuất B52: 18 một ngày.

    III - Quân Cụ

    (Xem đồ thị của Sư Đoàn Không Kỵ và các tiểu đoàn đã phân phát)

    - Sư Đoàn này được trang bị với nhiều trực thăng và có tính di động cao. Sư Đoàn có thể thực hiện những cuộc tấn kích chớp nhoáng và bất ngờ và thọc sâu vào hậu cứ của ta. Sư Đoàn có từ 450 đến 600 trực thăng. Phi đoàn của Sư Đoàn có 250 phi cơ, trong số đó là 220 trực thăng. Các tiểu đoàn không kỵ có 88 trực thăng và đại đội không kỵ ̣ có 27 trực thăng tùy theo bảng cấp số (các tiểu đoàn bộ binh của Sư Đoàn không được trang bị với trực thăng).

    - Sư Đoàn được trang bị với một số lượng lớn phương tiện hiện đại để trinh sát (trực thăng trinh sát) khiến địch có thể phát giác các mục tiêu cách nhanh chóng.

    - Hoả lực của các Lữ Đoàn và của Sư Đoàn rất mạnh, tăng cường bởi các trực thăng vũ trang, pháo binh và Không Lực.

    28 tháng 12 năm 1965
    Trưởng Ban 2

    Các Con Cờ Hai Bên Xử Dụng

    - Đại Tá Tùng

    = Trong Đợt 1 - Pleime

    - Trung Đoàn 32: Tiểu Đoàn 334, Tiểu Đoàn 635, Tiểu Đoàn 966.

    - Trung Đoàn 33: Tiểu Đoàn 1, Tiểu Đoàn 2, Tiểu Đoàn 3.

    - Tiểu Đoàn 415 Địa Phương Quân

    - 2 Đại Đội Súng Không Giựt 75 ly

    - Tiểu Đoàn Súng Phòng Không 14.9 ly

    = Trong Đợt 2 - Chu Prong

    - Trung Đoàn 66: Tiểu Đoàn 7, Tiểu Đoàn 8, Tiểu Đoàn 9.

    = Trong Đợt 3 - Ia Drang

    - Trung Đoàn 32: Tiểu Đoàn 334, Tiểu Đoàn 635.

    - Đại Tá Hiếu

    = Trong Đợt 1 - Pleime

    - Lực lượng quân trú phòng trại Pleime: 4 Đại Đội DSCĐ, 1 Toán LLĐB VN và Toán A LLĐB HK, tăng cường bởi 2 Đại Đội của Tiểu Đoàn 91 LLĐB Dù và Toán Delta LLĐB HK.

    - Chiến Đoàn Tiếp Cứu: Thiết Đoàn 3, Tiểu Đoàn 21 BĐQ, Tiểu Đoàn 22 BĐQ, Tiểu Đoàn 1/42 BB, Trung Đội 2/6 Pháo Binh, Trung Đội 105 Công Binh.

    - Lực lượng yểm trợ: Task Force Ingram (với Tiểu Đoàn 2/12 Cavalry, Tiểu Đoàn 1/19 Cavalry, Pháo Đội B/Tiểu Đoàn 2/17 Pháo binh và đơn vị của Tiểu Đoàn 8 Công Binh), Chiến Đoàn Alpha TQLC.

    = Trong Đợt 2 - Chu Prong

    - 1st US Air Cavalry Brigade

    - 3rd US Air Cavalry Brigade

    - 1/7 Calvary Battalion/1st Brigade, 2/7 Cavalry Battalion/1st Brigade, 2/5 Cavalry Battalion/3rd Brigade

    = Trong Đợt 3 - Ia Drang

    - Chiến Đoàn 1 Dù: Tiểu Đoàn 3 Dù, Tiểu Đoàn 5 Dù, Tiểu Đoàn 6 Dù.

    - Chiến Đoàn 2 Dù: Tiểu Đoàn 7 Dù, Tiểu Đoàn 8 Dù.

    - Yểm trợ: Battery C of 2/17th Artillery, 2nd US Air Cavalry Brigade.

    Diễn Tiến Của Các Nước Cờ

    Nước Cờ 1A-Tùng

    Mục tiêu chính trong nước cờ 1 của Đại Tá Tùng là vây trại Pleime với Trung Đoàn 33 để buộc Đại Tá Hiếu phải phái một toán quân đến tiếp cứu trại. Để rồi Đại Tá Tùng sẽ triệt hủy toán quân tiếp cứu này với Trung Đoàn 32. Sau khi thành công triệt hủy toán quân tiếp cứu, Trung Đoàn 32 sẽ tiếp sức với Trung Đoàn 33 thanh toán trại Pleime.

    Sở dĩ Đại Tá Tùng chọn trận địa tại trại Pleime vì ổ phục kích nằm ngoài tầm với của pháo binh nằm tại Pleiku. Tăng mà không có pháo yểm thì cũng như không.

    Ngoài ra, Đại Tá Tùng cũng đã tính toán kỹ là Đại Tá Hiếu sẽ không thu thập được hơn 1,000 quân lính cho lực lượng tiếp cứu và có lẽ sẽ nhận được một hay hai tiểu đoàn Mỹ để tăng phái cho cuộc hành quân giải cứu trại. Ngoài ra, Đại Tá Tùng đã chói chân Chiến Đoàn 1 Dù là lực lượng trừ bị của Đại Tá Hiếu với cuộc hành quân Thần Phong 6 của Quân Đoàn II tại Quận Hoài Ân, thuộc Tỉnh Bình Định. Đại Tá Tùng đã áp dụng chiến thuật "nhất điểm lưỡng diện".

    Một chiến thuật mới khác được Đại Tá Tùng đem ra xử dụng. Thay vì xử dụng chiến thuật phục kích tĩnh động như trong trận Đức Cơ tháng 8 trước, Đại Tá Tùng lần này áp dụng chiến thuật phục kích di động để tránh cho quân lích phục kích bị thiệt hại bởi các hỏa lực phi pháo địch thực hiện trước khi toán quân bộ chiến tiểp cứu xuất hiện, như đã xảy ra trong cuộc phục kích tĩnh động tại Đức Cơ.

    Nước Cờ 1B-Hiếu

    Khi nhận xét thấy lực lượng Việt Cộng tấn công trại Pleime không phải cấp tiểu đoàn mà là cấp trung đoàn, và không như những trận đánh trước thường là "đánh mau rút lẹ", lần này địch quân không đánh dứt điểm mà chỉ đánh cầm chừng, Đại Tá Hiếu biết ngay là Đại Tá Tùng dùng thế "công đồn đả viện". Và đến khi, các toán Lực Lượng Đặc Biệt Dù đi trinh sát báo cáo không thấy tung tích ổ phục kích trên lộ trình Tỉnh Lộ 5 dẫn tới trại Pleime, Đại Tá Hiếu biết Đại Tá Tùng dùng chiến thuật phục kích di động thay vì tĩnh động như trong trận Đức Cơ.

    Khi tin quân báo cho biết là đơn vị vây trại là Trung Đoàn 33 và đơn vị phục kích là Trung Đoàn 32, Đại Tá Hiếu đoán biết, "diện" là trại Pleime và "điểm" là toán quân tiếp cứu, vì Đại Tá Tùng dùng một trung đoàn còn non nớt - Trung Đoàn 33 - vây trại và dùng một trung đoàn từng trải chiến đấu - Trung Đoàn 32 - để phục kích toán quân tiếp cứu.

    Đại Tá Hiếu chấp nhận chơi trò chơi của Đại Tá Tùng. Trước hết, Đại Tá Hiếu thâu góp một chiến đoàn tiếp cứu, rồi phái một toán lực lượng đặc biệt dù tới tăng cường trại Pleime, ngụ ý cho Đại Tá Tùng biết là mình không để địch thanh toán trại và sẽ phái toán quân tiếp cứu đến giải cứu trại ngay.

    Tuy nhiên Đại Tá Hiếu cần có một toán quân tiếp cứu đủ mạnh để đánh thắng quân phục kích, mà vì quân số lính của Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Tiếp Cứu (CĐĐNTC) mới thành lập không đủ 1000 người, Đại Tá Hiếu cần câu thời gian để đem Tiểu Đoàn 1/42 từ Kontum xuống và đem một tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ tới thay thế Tiểu Đoàn 22 Biệt Động Quân giữ an ninh cho thành phố Pleiku, ngõ hầu tiểu đoàn này có thể tham dự vào công cuộc triệt hạ ổ phục kích của Trung Đoàn 32. Do đó, Đại Tá Hiếu ra lệnh cho CĐĐNTC dậm chân tại Phù Mỹ đợi cho đủ quân số của hai tiểu đoàn nêu trên rồi mới ra lệnh thẳng tiến tới giải cứu trại.

    Ngoài ra, Đại Tá Hiếu cũng dành cho Đại Tá Tùng một bất ngờ lớn. Đó là việc nhờ phương tiện trực thăng của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ câu các khẩu đại bác đến Phù Mỹ gần sát bên ổ phục kích để yểm trợ một cách hữu hiệu cho xe tăng triệt hạ các súng chống chiến xa của địch.

    Nước Cờ 2A-Tùng

    Kết quả là Đại Tá Tùng buộc phải ra lệnh cho Trung Đoàn 32 và Trung Đoàn 33 từ bỏ ý định triệt hạ quân tiếp viện và thanh toán trại và tháo lui về rặng núi Chu Prông.

    Nước Cờ 2B-Hiếu

    Đại Tá Hiếu nhờ khả năng sẵn có của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh để tổ chức hành quân truy đuổi địch quân tới tận hậu cần của chúng tại rặng núi Chu Prông.

    Nước Cờ 3A- Tùng

    Đại Tá Tùng dự tính trở lại tấn công trại Pleime lần thứ hai, lần này đánh dứt điểm ngay với ba Trung Đoàn 32, 33 và 66 với sự yểm trợ của một tiểu đoàn bích kích pháo 120 ly và một tiểu đoàn súng phòng không hai nòng 14.5 ly. Ngày N ấn định là 16 tháng 11.

    Nước Cờ 3B- Hiếu

    Biết được tin chính xác này, Đại Tá Hiếu giả bộ đánh mất tung tích địch bằng cách yêu cầu Lữ Đoàn 3 Không Kỵ Mỹ chuyển hướng hành quân từ tây sang đông, tức là xa ra khỏi vùng rặng núi Chu Prông và tiến tới gần phía trại Pleime.

    Nhưng vài ngày sau, Đại Tá Hiếu lại cho Lữ Đoàn 3 Không Kỵ Mỹ lộn đầu chuyển về hướng tây và bất thần nhảy vào chân rặng núi Chu Prông tấn công địch ẩn trốn tại đó vào ngày 14 tháng 11.

    Nước Cờ 4A- Tùng

    Đại Tá tùng cho các đơn vị của Trung Đoàn 66 ra ứng chiến với Tiểu Đoàn 1/7 Kỵ Binh Mỹ.

    Nước Cờ 4B- Hiếu

    Ngoài bộ chiến của Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ, đợt tấn công địch lần này có sự tham dự của các pháo đài B52.

    Nước Cờ 5A- Tùng

    Đại Tá Tùng ra lệnh cho các đơn vị còn sống sót tìm đường rút về Căm Bốt.

    Nước Cờ 5B- Hiếu

    Đại Tá Hiếu ước tính Đại Tá Tùng đã mất khoảng 2/3 quân số và chỉ còn hai Tiểu Đoàn 334 và 635 thuộc Trung Đoàn 32 còn hiện diện trong vùng rừng núi Chu Prông kề bên ranh giới Căm Bốt, liền tung vào Lữ Đoàn Dù truy lùng hai tiểu đoàn này.

    Ván cờ Pleime chấm dứt khi hai quân cờ cuối cùng của Đại Tá Tùng bị đánh bật ra khỏi mặt bàn cờ.

    Nguyễn Văn Tín
    Ngày 29 tháng 03 năm 2009

  10. #20
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quí vị muốn tham khảo thêm nhiều tài liệu " Trận Pleime "xin vào:

    http://www.generalhieu.com/pleime-starsnstripes-u.htm

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 27-12-2011, 03:37 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 22-09-2011, 05:14 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 13-08-2011, 02:18 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 28-04-2011, 12:11 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-08-2010, 05:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •