Tên chương truyện của anh: “Tháng Tám, Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu” gợi tôi nhớ lại Tết Trung Thu thứ nhất bọn Bắc Việt Cộng vào Sài G̣n. Đêm Trung Thu ấy ở Sài G̣n trời mưa tầm tă từ chiều, Sài G̣n không có trăng Rằm Tháng Tám. Tôi và thằng con lớn của tôi từ Sài G̣n về Ngă Ba Ông Tạ trên xe buưt – khi ấy bọn xâm lăng chưa đổi tiền, Sài G̣n vẫn c̣n xe buưt – bố con tôi vào tiệm phở của Văn Chi ở ngay đầu Ngă Ba Ông Tạ.
Kư giả Văn Chi từng Tác-dzăng nổi giận đấm hộc máu mồm, sồm máu mũi anh giáo viên người Pháp, sang dậy học ở Trung Tâm Văn Hóa Pháp; anh cà chớn này loạng quạng làm cái việc ruồi bâu kiến đậu là mang cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đến treo ở công trường Lam Sơn, trước cửa Nhà Quốc Hội ta. Vụ này xẩy ra khoảng năm 1970, khi ấy Văn Chi đang là nhân viên Bộ Thông Tin, văn pḥng ở ngay ṭa nhà bên cạnh công trường Lam Sơn. Nghe có chuyện lộn xộn Văn Chi chạy qua công trường, thấy anh kiều dân Pháp cà cháo treo cờ MTGP, Văn Chi nóng mắt đấm liền cho anh mấy đấm.
Nhà Văn Chi ở khu nhà thờ Chí Ḥa. Tháng Năm 1975 anh mở tiệm phở ở ngay Ngă Ba Ông Tạ. Phở anh nấu rất được. Khoảng tám giờ đêm Trung Thu năm ấy, trời mưa rả rích, tiệm không có khách. Văn Chi ngồi với bố con tôi, anh lách cách gơ cái muỗng lên cái bát, hát: “Đêm nay trăng sáng quá, em ơi…” Anh ghé tai tôi, nói nhỏ: “Có đường, có nẻo th́ dzu lu đi. Nó cho đi tù hết đấy”. Noel năm ấy Văn Chi bị bắt. Anh là một trong số những kư giả VNCH bị Việt Cộng bắt sớm nhất. Năm 1982 Văn Chi mới từ nhà tù trở về Ngă Ba Ông Tạ. Anh lại mở quán phở. Năm 1986 anh bị đau. liệt, rồi qua đời.
Mùa thu năm 1975 – bốn năm tháng sau ngày nón cối, giép râu kéo nhau vào Sài G̣n – một chiều u ám tôi đạp xe đi lang thang trong ḷng thành phố buồn. Nh́n những chiếc lá vàng rơi trên đường, tôi đau đớn thấy thế giới đă bỏ quên quốc gia Việt Nam Cộng Ḥa, đă quên những người dân quốc gia VNCH. Tôi cay đắng và sầu muộn nghĩ: “Mùa thu đến. Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu… Chỉ một lá ngô đồng rơi thôi mọi người biết là mùa thu đến. Ở đây hai mươi triệu chiếc lá ngô đồng rơi, hai mươi triệu người dân Việt Nam Cộng Ḥa chúng tôi đang đau khổ, tại sao thiên hạ không ai biết?”
Bây giờ Tháng Tám rồi hỡi Em… Mùa thu về trên xứ người, tôi trang trọng gửi Thương Nhớ Mười Hai của anh Vũ Bằng đến những người Việt sống đời vạn lư tha hương ở góc trời này!
Quyển Thương Nhớ Mười Hai tôi mượn được do nhà xuất bản Văn Học tái bản năm 1993. Tôi đọc lại Thương Nhớ Mười Hai và thấy có một vài chuyện tôi cần viết ra, cần có ư kiến. Trong cái gọi là Lời Nói Đầu, người tự nhận là “Giáo sư” Hoàng Như Mai viết:
“Thương Nhớ Mười Hai mời bạn đọc thưởng thức những thứ gọi là “thời trân”.
“Trong truyện Kiều, lần đầu tiên Kim Trọng được đón tiếp Thúy Kiều ở nhà ḿnh: Thời trân thức thức sẵn bày. Bởi v́ cuộc đón tiếp này đối với chàng Kim là một hạnh phúc vô song, cho nên chàng tiếp đăi Thúy Kiều một cách quư trọng và thanh lịch. “Thời trân” là những vật sản quư đương mùa (thời là mùa, trân là quư)”.
Người tự nhận là “giáo sư” cho rằng những món cam, quưt v.v… là do Kim công tử bày ra để chờ Vương tiểu thư chui rào sang thưởng thức. Đây là lời nói về “thời trân” trong Truyện Thơ Kiều:
“Nhà lan thanh vắng một ḿnh
Ngẫm cơ hội ngộ đă dành hôm nay
Thời trân thức thức sẵn bày
Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mé tường
Cách hoa sẽ dặng tiếng vàng
Dưới hoa đă thấy có chàng đứng trông…”
Hai ông Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim chú thích “thời trân”:
“Th́ trân là hoa quả hay vật quí đang mùa bấy giờ. Cứ theo trong bản tiểu thuyết của Tàu là Kiều làm đồ uống rượu để đem sang bên Kim Trọng, v́ tục bên Tàu cuộc vui phải có ăn uống. Bởi vậy khi gặp Kim Trọng và t́m được lối đi sang, Kiều chạy trở về bưng đồ rượu sang nhà Kim Trọng. Nhưng chỗ này tác giả chỉ nói có một câu, rồi sau không nhắc lại nữa, cho nên thành ra tối nghĩa, đọc không hiểu là Kiều bày những đồ th́ trân ra làm ǵ”.
Đây là đoạn viết về “thời trân” trong truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Tử:
“…Gặp ngày bên nhạc gia có tiệc mừng thọ, Vương ông sắm sanh lễ vật, đem vợ con sang. Thúy Kiều giả vờ bị ốm, ở lại trông nhà, đợi khi cha mẹ cùng hai em đi khỏi, nàng bèn hối hả sửa mấy món nhắm và hồ rượu ngon, xăm xăm ra lối vườn sau, định t́m Kim Trọng để tạ lại câu chuyện cành thoa hôm trước…”
Dễ hiểu thôi. Cái gọi là “thời trân” ấy là những món ăn do Thúy Kiều soạn để đem sang nhà Kim Trọng. Không hiểu tại sao người viết lời giới thiệu Thương Nhớ Mười Hai ấn bản 1993 lại nghĩ rằng đó là “những món Kim Trọng bày ra để chờ khoản đăi Thúy Kiều”. Lầm lộn cũng nhỏ thôi, nhưng bất cứ ai cũng có thể lầm, người tự xưng là “giáo sư” và lẩy Kiều trong lời giới thiệu tác phẩm văn chương th́ không thể lầm được. Những đêm u buồn, tăm tối những năm 1981, 1982 tôi sống ṃn mỏi giữa ḷng thành phố thủ đô ta đầy cờ đỏ, một đêm đọc một bài viết về Kiều của Xuân Diệu, tôi ngạc nhiên khi thấy Xuân Diệu phê b́nh, phê lọ loạn cào cào đoạn Từ Hải mới gập Kiều. Cũng như tất cả những anh Bắc Việt Cộng sản và những anh nâng bi Cộng sản, Xuân Diệu ca tụng nhân vật Từ Hải một cách quá đáng đến lố bịch. Truyện Thơ Kiều tả đoạn này như sau:
“Nàng rằng: Người dậy quá lời
Thân này c̣n dám coi ai làm thường.
Tấc riêng chọn đá, thử vàng
Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu.
C̣n như vào trước, ra sau
Ai cho kén chọn vàng thau tại ḿnh?
Từ rằng: Lời nói hữu t́nh
Khiến người lại nhớ câu B́nh nguyên quân
Lại đây xem lại cho gần
Phỏng tin được một vài phần hay không?”
Không cần phải là sinh viên Văn Khoa, bất cứ người đọc thường dân nào của quốc gia Việt Nam Cộng Ḥa khi đọc đoạn thơ trên cũng hiểu là Từ Hải bảo Kiều: “Em lại gần đây nh́n kỹ anh đi, xem anh có phải là người em có thể tin được hay không?” Xuân Diệu, sau khi ca tụng Từ Hải hào hùng, ngang tàng loạn châu chấu, viết: “Họ Từ nắm cổ Thúy Kiều, kéo lại, nh́n sát vào mặt nàng mà nói: Nàng nói hay lắm. Để ta nh́n nàng xem ta có thể tin nàng được không?”
Nhưng mấy chuyện lặt vặt đó không phải là những chuyện làm tôi suy nghĩ và thắc mắc khi đọc lại Thương Nhớ Mười Hai. Ở trang 179, ấn bản 1993, tôi đọc thấy:
“Tháng Một, thương về những ngày nhể bọng con rận rồng. Tưởng là hết chuyện truyền kỳ, quả là lầm. Sang tháng một, lại có truyền kỳ về con cà cuống.
“Có ai ở Bắc Việt vào đây cho tôi hỏi thăm tháng một mấy năm nay ở Bắc Việt, trời có rét lắm không, mưa vẫn riêu riêu buồn như trước, hay thời tiết v́ ảnh hưởng bom đạn của Mỹ đă khác xưa? Nghe thấy nước Mỹ xuất toàn lực ném những loại bom kinh khủng lắm, mà ném toàn bom nặng tới bảy trăm tấn có sức phá hoại ngang bom nguyên tử, ḿnh ở đây thấy rợn cả tóc gáy lên, ấy thế mà không hiểu làm sao cứ nghe thấy người ta nói là Bắc Việt vẫn đánh và đánh dữ hơn cả lúc mới phát động chiến tranh là khác!
“Thế th́ là cái thớ ǵ? Ở đây, người ta cũng ném bom tiêu diệt quá khích, ai cũng bảo là thời tiết không như trước, mưa không đúng cữ mà nắng cũng ra ngoại lệ, thành ra ḿnh cũng tưởng thời tiết Bắc Việt đổi thay, do đó lắm đêm nằm tưởng tượng, ḿnh cứ ngỡ Bắc Việt là không c̣n mưa rét mà có khi lại nóng nứt đá tan vàng cũng nên, nghĩ như thế, thấy buồn; nhưng nằm nghĩ thêm một lúc ḿnh lại cười muốn khóc. Bom đă không làm nhục được người th́ sao mà lại ảnh hưởng được đến trời?”
Đoạn văn trên làm tôi nghĩ: “Kỳ nhỉ? Những năm 1969, 70 ở Sài G̣n, ông Vũ Bằng ca tụng Cộng Sản Bắc Việt đánh Mỹ giỏi ư? Năm 1972, 73 ḿnh đă đọc đoạn văn này, sao ḿnh không thấy ǵ lạ? Có thể nào mấy anh Việt Cộng mạo tác đoạn văn này không? Ḿnh đang đọc Thương Nhớ Mười Hai do Bắc Việt Cộng in lại năm 1993, nguyên bản Thương Nhớ Mười Hai do nhà Nguyễn Đ́nh Vượng xuất bản năm 1972 có đoạn này không?”
Vũ Bằng
Tôi không bị théc méc lâu. Tạ Quang Khôi, bạn tôi, t́m được ngay cho tôi quyển Thương Nhớ Mười Hai do Nhà Nguyễn Đ́nh Vượng xuất bản. Tôi so hai bản với nhau: Việt Cộng không mạo tác, không thêm thắt. Quả thật Vũ Bằng viết như thế. Chỉ khác có hai chi tiết:
TNMH 1972: Nghe thấy nước bạn Mỹ xuất toàn lực ném những loại bom…
TNMH 1993: Nghe thấy nước Mỹ xuất toàn lực ném những loại bom…
TNMH 1972: Bom không làm nhụt được người…
TNMH 1993: Bom không làm nhục được người…
Ở trang cuối cùng, tác giả Thương Nhớ Mười Hai viết: “Bắt đầu viết tháng Giêng 1960. Tiếp tục năm 1965. Viết hết năm 1970-1971”. Kể cũng lạ. Người viết Vũ Bằng đă sống những ngày kinh hoàng Tết Mậu Thân, đă sợ quíu đít khi chỉ mới nghe nói bộ đội Bắc Việt Cộng kéo vào Chợ Lớn, Bà Quẹo, Thị Nghè, Hạnh Thông Tây, đă thấy nhân dân Huế bị tàn sát dă man, ghê rợn đến chừng nào, đă qua những đêm hồi hộp khi ViXi pháo kích bừa băi vào thủ đô ta. Nhưng những chuyện đó không ảnh hưởng chút síu nào đến việc ông diễn tả tâm t́nh thương nhớ đất Bắc và Hà Nội của ông. Nếu năm Mậu Thân những người Bắc Việt Cộng làm chủ được Sài G̣n, chuyện xẩy ra chắc hơn bắp rang, hơn cua gạch là tùy bút Thương Nhớ Mười Hai không bao giờ được in ra. Rất có thể ông Vũ Bằng đă len lén đem bản thảo Thương Nhớ Mười Hai vào bếp châm lửa hỏa thiêu: “Giữ làm ǵ cái của nợ này. Nó bắt được th́ bỏ mẹ!”
Tôi thấm đau khi thấy ông văn nghệ sĩ đàn anh của tôi viết: “Ở đây, người ta cũng ném bom tiêu diệt quá khích”. “Quá khích” chứ không phải “Việt Cộng”. Và “người ta” đây là ai? Không thể hiểu tác giả dùng tiếng “người ta” chỉ là để ám chỉ người Mỹ. Với câu “Ở đây, người ta cũng ném bom”, ông Vũ Bằng đă tự đưa ông đứng ra ngoài cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam Cộng Ḥa.
Đau thật là đau. Bao nhiêu người chết để cho ông Vũ Bằng được sống an lành và phây phây viết Thương Nhớ Mười Hai, và để ông viết trên giấy trắng, mực đen những lời ngụ ư: “Các anh giết nhau. Không có tôi trong cuộc chém giết ấy”. Giờ đây, sau cuộc biển dâu, khi ở số tuổi đời gần Bẩy Bó, trong cảnh “Liêu lạc bi tiền sự. Chi li tiếu thử thân”, đọc lại những trang sách xưa, tôi bùi ngùi thấy thái độ ngoài cuộc của anh Vũ Bằng, ông đàn anh văn nghệ của tôi, cũng là thái độ của nhiều nhà biên khảo ngày xưa ở Sài G̣n.
Như anh Vũ Bằng chẳng hạn. Vào Sài G̣n từ 1954, cho đến Tháng Tư 1975 anh viết những ǵ? Quyển Thương Nhớ Mười Hai Nguyễn Đ́nh Vượng xuất bản ghi: “CÙNG MỘT TÁC GIẢ, CÙNG NHÀ XUẤT BẢN – Đă in: Mê Chữ, Món Lạ Miền Nam, Cái Đèn Lồng, Nói Có Sách, Bát Cơm. Sẽ in: Con-Dấu-Hóa, Đẹp Mùa Huyền Thoại”.
Các ông Vũ Bằng, Nguyễn Hiến Lê, Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Đăng Thục, Lê Văn Siêu, Lăng Nhân v.v… chỉ làm văn hóa, văn nghệ. Trong bao năm trời, trước cuộc chiến đấu gian khổ, đầy máu và nước mắt của nhân dân Việt Nam Cộng Ḥa, không ông nào trong số các ông trên đây nói lên một lời, viết ra một trang chống Cộng.
Không có ǵ lạ khi Việt Cộng vào Sài G̣n, họ bắt các ông Nguyễn Mạnh Côn, Doăn Quốc Sĩ, Vũ Hoàng Chương đi tù mút chỉ, họ để yên không lư ǵ đến những ông “làm văn học, văn nghệ thuần túy” có tên trên đây.
Thương Nhớ Mười Hai ấn bản 1993, trang 107:
“…Quả là khi viết tới đây tôi cũng không hiểu tại sao lại nhớ đến một chương trong thiên phóng sự “Về Bắc Việt” của Madeleine Riffaud “viết dưới bom”; ờ, Mỹ bắt đầu oanh tạc Bắc Việt hồi 1966 chính là vào cữ mưa rằm tháng bẩy, vong nhân xá tội đây! Chúng tôi đọc thấy rằng, từ một vài tháng nay, các phi vụ ở Bắc tăng gấp ba, số bom ném cao lên ṿn vọt, c̣n nhiều gấp tư số bom ném trung b́nh hàng tháng ở Cao Ly. Người Việt Nam có bị tiêu diệt không? Mà họ làm thế nào chịu đựng được?”
“Chẳng cần phải nghĩ vẩn vơ, ai mà lại không biết số người chết hẳn phải nhiều. Đem cộng con số này với bao nhiêu người Việt Nam đă chết v́ bom của “đồng minh” đến “giải phóng” chúng ta khỏi ách của “Phát-xít” Nhật, bao nhiêu người chết v́ “chống cộng”, bao nhiêu người chết v́ bom Mỹ, súng Mỹ ở ngay tại miền Nam, bao nhiêu người chết đói năm 1945, bao nhiêu người chết v́ bệnh tật, súng đạn của Pháp đến “cứu” ta ra khỏi “nanh vuốt” của Cộng sản, rồi lại bao nhiêu người bị đột kích, pháo kích, xung kích, oanh kích, công kích, xạ kích, phục kích…”
Đến đây thấy có sự gian xảo trong việc sửa văn bản: Vũ Bằng viết trong Thương Nhớ Mười Hai ấn bản Nguyễn Đ́nh Vượng 1972: “bao nhiêu người chết v́ Cộng sản và v́ chống Cộng”, trong Thương Nhớ Mười Hai 1993 không có bốn chữ “chết v́ Cộng sản”.
Tôi thấy đàn anh Vũ Bằng của tôi không được công bằng trong đoạn văn trên. Không phải tự nhiên người Mỹ đưa đại bác, bom đạn và xương máu thanh niên Mỹ đến đổ trên đất nước chúng ta. Có ǵ đáng để chúng ta oán trách, mỉa mai, dè bỉu việc phi cơ đồng minh, tức Anh Mỹ, đến ném bom đất nước ta khi nước ta bị Nhật Bản xâm chiếm? Có một số người Việt chết v́ những trái bom đồng minh ấy, nhưng nếu không có những trái bom đồng minh ấy th́ quân phiệt Nhật cứ làm chủ đất nước ta và đến bây giờ đất nước ta, dân tộc ta đă ra sao?
Tác giả Thương Nhớ Mười Hai có phóng đại khi viết: “Nghe thấy nước bạn Mỹ xuất toàn lực ném những loại bom kinh khủng lắm, mà ném toàn những bom nặng tới bẩy trăm tấn, có sức phá hoại ngang bom nguyên tử”. Đàn anh Vũ Bằng của tôi đă “về quê” khoảng cuối năm 1983, đầu năm 1984. Nếu ông c̣n sống, tôi sẽ gửi ông bài viết này và nói nhỏ với ông: “Vừa thôi, ông ơi. Làm ǵ có thứ bom nào không phải là bom nguyên tử mà có sức phá hoại như bom nguyên tử. Nếu Mỹ nó ném loại bom nặng như ông tả th́ làm ǵ có ngày ông ngao ngán và ông ngớ ngẩn thấy bọn nón cối, giép râu ngơ ngáo kéo vào Sài G̣n! Mà ông có lú lẫn không ông? Ông đào ở đâu ra quả bom nặng bẩy trăm tấn? Ông có nhớ bẩy trăm tấn là mấy chục ngàn kư lô không?”
Thương nhớ đất Bắc và Hà Nội ra rít đến như được diễn tả “cực kỳ” trong Thương Nhớ Mười Hai – cái ǵ của Bắc Việt, của Hà Nội, với ông Vũ Bằng, cũng hay, cũng đẹp, cũng đáng yêu, cũng Năm-bơ Uân, cũng nhất thế giới – nhưng sau ngày khốn nạn 30 Tháng Tư tuy có thể về miền Bắc dễ dàng ông Vũ Bằng đă không về.
Ông đă, cứ và vẫn ở rịt trong thành phố Sài G̣n. Ông sài lắc khi nghe ai nói đến chuyện về thăm quê hương miền Bắc. Ông không về, dù chỉ là về thăm lại những nơi ông từng sống sung sướng ngày xưa, những cảnh ông thương nhớ, và ông chết ở Khánh Hội, Sài G̣n. Cũng đúng thôi, cũng phải thôi. Cái miền Bắc, cái Hà Nội mà ông thương nhớ ấy là miền Bắc, là Hà Nội trước năm 1954. Hà Nội được tả thật đẹp, được nhớ thương da diết trong Thương Nhớ Mười Hai của ông Vũ Bằng nay không c̣n nữa.
Đọc lại Thương Nhớ Mười Hai, tôi không thấy lạ về chuyện những người làm văn hóa Việt Cộng cho tái bản Thương Nhớ Mười Hai và viết những lời ca tụng tác giả Vũ Bằng.
Ông có chống họ đâu mà họ không cho tác phẩm của ông sống lại. Tác phẩm của ông có lợi cho họ. Họ bốc ông: “Nhà văn Vũ Bằng thuộc một ḍng họ túc nho ở đất Lương Ngọc, Hải Dương (cũ), sau 1954 vào Nam, viết cuốn sách này giữa lúc đất nước hai miền bị chia cắt. Dù phải thích nghi với hoàn cảnh chính trị như thế nào đấy, cuốn sách này vẫn bày tỏ rất rơ tâm sự của một người con miền Bắc nhớ da diết quê hương ở bên kia “giới tuyến”. Chính tấm ḷng ấy đă cùng với ngọn bút tài hoa của Vũ Bằng làm nên giá trị văn chương của tác phẩm này. Nó hấp dẫn chúng ta từng ḍng, từng trang”.
Sau ngày nón cối, giép râu vào Sài G̣n, không khác ǵ tuyệt đại đa số người dân – hằm ba lằng sáng cấu đàn ông, đàn bà, già trẻ, tức là từ em nhỏ lên ba đến cụ già chín bó – đàn anh Vũ Bằng của tôi chán ghét Bắc Việt Cộng đến xương tủy.
Khi c̣n hỏi anh được, tôi đă không hỏi, v́ đó là chuyện riêng tư của anh: tại sao năm 1954 anh lại để chị Quỳ, người vợ tấm mẳn mà anh yêu thương, ở lại miền Bắc? Trong Thương Nhớ Mười Hai, anh viết về chị những lời thương nhớ:
“Em yêu ơi, sống là tin tưởng và chờ đợi, nhưng biết rằng mái tóc người ta có c̣n xanh măi được chăng?
“Đă lâu lắm, chúng ḿnh không được tin tức ǵ của nhau, Quỳ nhỉ. Chiến tranh cắt đứt ân t́nh của hai ta, thôi đành lấy câu vận mệnh để khuây dần nhớ thương vậy.
“Nhưng thương nhớ kỳ lạ lắm. Có những đêm không ngủ, nằm nghe mưa rơi, tôi cố nhớ lại nét mặt của người thương, mà không hiểu tại sao con mắt, miệng cười và mớ tóc xơa trên hai bờ vai tṛn trĩnh lại lu mờ như thể ch́m đắm trong khói sóng. Mà trái lại có những kỷ niệm rất bé nhỏ, rất tầm thường, lại hiện ra rơ rệt, không suy suyển một ly trong trí nhớ của người nặng nợ lưu ly, nằm buồn trong gác nhỏ ngâm câu thơ nhớ vợ:
“Ủ ê nét liễu sầu tuôn gió
Thổn thức t́nh tơ lệ ướt bào
Hoa tủi c̣n đâu duyên tác hợp
Mây bay rồi nữa giấc chiêm bao”.
Ba mươi năm trôi qua kể từ ngày tôi đọc Thương Nhớ Mười Hai lần thứ nhất. Hôm nay sống buồn ở một góc trời xứ người – xứ người thật là xứ người – xa vời vợi, cách xa quê hương nưả ṿng trái đất, đọc lại Thương Nhớ Mười Hai, tôi thương anh Vũ Bằng. Anh nhắm mắt, ĺa đời những năm 1983, 1984, những năm Đảng Cộng sản Việt Nam đang hung hăng con bọ xít, Liên Xô chưa tan ră, chủ nghĩa Cộng sản chưa bị triệt tiêu, đảng viên cộng sản c̣n nắm quyền hành trong nhiều nước.
Anh ra khỏi cơi đời này mà không được biết rằng chỉ vài năm sau Liên Xô sụp đổ, chủ nghĩa cộng sản thất bại, bọn đảng viên cộng sản bị nhân dân chính các nước chúng bợp tai, đá đít, đuổi đi…
. . .
Bookmarks