Page 2 of 19 FirstFirst 12345612 ... LastLast
Results 11 to 20 of 184

Thread: Biển Đông - Đông Nam á Châu

  1. #11
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Tư lệnh lục quân Thái Lan nghẹn ngào xin lỗi dân chúng về vụ thảm sát
    February 11, 2020


    Tư Lệnh Lục Quân Thái Lan, Tướng Apirat Kongsompong trong cuộc họp báo ở Bangkok. (H́nh: Patipat Janthong/Thai News Pix/AFP/Getty Images)
    BANGKOK, Thái Lan (NV) – Tư lệnh lục quân Thái Lan hôm Thứ Ba, 11 Tháng Hai, nghẹn ngào xin lỗi dân chúng vương quốc này, sau khi xảy ra việc một thượng sĩ bắn chết 29 người và làm bị thương 57 người khác trong thời gian 19 giờ đồng hồ cuối tuần qua.

    Nhiều lần chậm nước mắt trong cuộc họp báo kéo dài 90 phút, Tướng Tư Lệnh Lục Quân Apirat Kongsompong xác nhận rằng quân đội sẽ bồi thường cho tất cả các nạn nhân và gia đ́nh họ.


    “Tôi, trong cương vị tư lệnh lục quân, muốn được xin lỗi và bày tỏ sự hối tiếc về hành động của một quân nhân trong lục quân Thái Lan,” theo lời Tướng Apirat.

    “Trong phút giây mà hung thủ bóp c̣ súng và giết người dân, lúc đó y là kẻ phạm pháp và không c̣n là một quân nhân,” Tướng Apirat nói.

    Người lính này, Thượng Sĩ Jakarapanth Thomma, bị lực lượng an ninh bắn chết hôm Chủ Nhật sau khi chạy vào khu thương xá Terminal 21 ở thành phố Nakhon Ratchasima, nằm về phía Đông Bắc Thái Lan, ngày trước đó.

    Người lính 32 tuổi này khởi sự cuộc giết người hôm Thứ Bảy, bắn chết chỉ huy trưởng đơn vị và bà mẹ vợ của ông ta trong cuộc tranh chấp liên quan đến mua bán đất đai.

    Hung thủ sau đó lái xe về trại, lấy thêm súng và đạn, sau đó đến một chùa gần đó để bắn người qua lại trên đường, trước khi chạy vào khu thương xá Terminal 21, nơi y bắn vào dân và cảnh sát trong hơn 12 giờ.


    Dân chúng tụ tập trước khu thương xá Terminal 21 để bày tỏ tiếc thương các nạn nhân. (H́nh: Lauren DeCicca/Getty Images)
    Tướng Apirat nói quân đội sẽ điều tra người chỉ huy trưởng bị giết, Đại Tá Anantharot Krasae, 48 tuổi, cùng là việc mua bán đất do bà mẹ vợ của ông Anantharot là bà Anong Mitchan, 63 tuổi, đứng ra môi giới.

    Theo ông Apirat, người chỉ huy trưởng của hung thủ đă có hành động sai trái và không giữ lời trong thỏa thuận mua đất.



    Tướng Apirat cũng cho hay rằng giới hữu trách sẽ điều tra thêm xem có ai khác can dự vào vụ này và hứa hẹn sẽ tạo ra phương cách để các quân nhân bị áp bức có thể tố cáo trực tiếp lên tư lệnh lục quân.

    “Lục quân và cá nhân tôi đă khởi sự việc này,” Tướng Apirat nói và cho biết mục tiêu của ông trước khi nghỉ hưu vào Tháng Mười tới đây là tạo sự công bằng hơn cho các quân nhân cấp thấp.

    “Tôi không nghĩ người dân Thái nào muốn thấy sự việc này xảy ra lần nữa, do vậy xin đừng ai đổ lỗi cho quân đội hay trách mắng những người lính của chúng ta,” ông nói thêm.

    “Nếu quư vị muốn trách cứ ai, th́ cứ nhắm vào Tướng Apirat Kongsompong. Tôi chấp nhận mọi chỉ trích và mọi ư kiến. Quư vị có thể trách cứ tôi, v́ tôi là tư lệnh lục quân,” Tướng Apirat nói. (V.Giang)

  2. #12
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Philippines hủy thỏa thuận quân sự với Mỹ, cơ hội cho Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa Biển Đông


    Hải quân Mỹ trong một cuộc tập trận với quân đội Philippines tại tỉnh Zambal. Ảnh tư liệu chụp ngày 11/04/2019. REUTERS/Eloisa Lopez

    Sau nhiều lần đe dọa, cuối cùng, hôm 11/02/2019, chính quyền của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đă chính thức thông báo hủy bỏ Thỏa thuận Thăm viếng Quân sự (VFA) với Hoa Kỳ. Giới chuyên gia lo ngại việc Philippines khước từ sự hiện diện quân sự của quân đội Mỹ không chỉ làm rạn vỡ mối quan hệ liên minh Mỹ-Philippines mà c̣n có thể tạo cơ hội cho Trung Quốc mở rộng quân sự hóa Biển Đông.



    Người phát ngôn của tổng thống Philippines, ông Salvador Panelo, hôm qua giải thích, tổng thống Duterte quyết định hủy bỏ Thỏa thuận Thăm viếng Quân sự với Mỹ để cho phép Philippines độc lập hơn trong quan hệ với các quốc gia khác và “tổng thống sẽ không xem xét bất cứ đề xuất nào đến từ chính phủ Mỹ nhằm cứu văn VFA ».

    Việc nguyên thủ Philippines đơn phương hủy thỏa thuận quân sự với Mỹ có thể làm suy giảm các lợi ích của Washington tại khu vực châu Á- Thái B́nh Dương trong bối cảnh tham vọng của Trung Quốc đang gia tăng. Bên cạnh đó, quyết định này cũng hạn chế sự tiếp cận của Philippines đối với các hoạt động huấn luyện và đào tạo của Mỹ trong việc đối phó với Hồi giáo cực đoan, thảm họa thiên nhiên và các mối đe dọa an ninh hàng hải khác.

    Mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Philippines đă tồn tại từ lâu, được ràng buộc bởi Hiệp ước Pḥng thủ chung (MDT) được kư vào năm 1951 và Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc pḥng (EDCA) đạt được năm 2014 với chính quyền của tổng thống Mỹ Barack Obama.

    VFA được kư vào năm 1998, có hiệu lực từ năm 1999. Thỏa thuận tạo cho quân đội Hoa Kỳ một quy chế pháp lư, theo đó, tàu chiến, máy bay và hàng ngh́n binh lính Mỹ được luân phiên đồn trú tại Philippines, tham gia các cuộc tập trận quân sự, huấn luyện và hoạt động hỗ trợ nhân đạo….Có khoảng 300 hoạt động như vậy mỗi năm, bao gồm cả các chuyến viếng thăm của tàu chiến Mỹ.

    Thỏa thuận VFA ra đời trong bối cảnh Philippines đang phải đối phó với những mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc trên các vấn đề chủ quyền biển đảo trong khi mà các căn cứ quân sự của Mỹ tại Philippines đă đóng cửa và ít nhiều đă có tác dụng hữu hiệu bảo đảm an ninh cho Philippines từ đó đến nay.

    Quan hệ giữa Mỹ và Philippines dưới thời ông Duterte liên tục xuống cấp khi mà Washington thường xuyên chỉ trích chiến dịch chống ma túy của nước này. Tổng thống Rodrigo Duterte thường chỉ trích các chính sách an ninh của Mỹ, tỏ ra sẵn sàng ngả sang với Trung Quốc hay Nga, bất chấp mối quan hệ lịch sử chặt chẽ của quân đội Philippines với đối tác Hoa Kỳ.

    Hơn ai hết, tổng thống Duterte hiểu rơ rằng, một khi Hiệp định VFA bị hủy bỏ, Philippines lại là bên chịu thiệt hại nhiều hơn. Chính ngoại trưởng nước này Teodoro Locsin mới đây cũng đă cảnh báo, động thái này có thể chấm dứt khoản viện trợ an ninh trị giá 550 triệu USD cùng các hoạt động hỗ trợ huấn luyện và t́nh báo của Mỹ với Philippines. Đó là chưa kể, quan hệ kinh tế giữa hai bên cũng có nguy cơ trở nên lạnh nhạt.

    Đồng thời, phía Mỹ cũng có thể t́m cách sửa đổi, thậm chí hủy bỏ nhiều thỏa thuận quân sự song phương, bao gồm Hiệp ước Pḥng thủ Chung hay Thỏa thuận Tăng cường hợp tác Quốc pḥng cũng như ngừng các hoạt động tập trận, huấn luyện chung với quân đội Philippines.

    Nhiều quan chức Philippines cũng cảnh báo, việc từ bỏ một thỏa thuận an ninh quan trọng hàng đầu với Mỹ sẽ làm suy yếu an ninh của đất nước, cũng như khó ngăn chặn các hành động gây hấn ở Biển Đông - vùng biển vốn đang có tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc.

    Sự hiện diện quân sự Mỹ ngăn Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

    Theo nhận định của trang tin The Diplomat, việc hủy thỏa thuận VFA sẽ đưa mối quan hệ đồng minh Mỹ-Philippines trở lại trạng thái của đầu thập kỷ 1990. Đó là một mối liên minh không có sự hiện diện của quân sự của Mỹ. Nhật báo Philippines, Manila Times, hôm qua b́nh luận : « Chúng ta hăy nhớ rằng sau khi đóng cửa căn cứ quân sự Mỹ Clarck và căn cứ trong vịnh Subic năm 1992, Trung Quốc đă bắt đầu ḍm ngó các dải đá ngầm ngoài khơi đảo Palawan, đó là nơi mà quân đội Philippines và Mỹ vẫn dùng làm nơi diễn tập chung. Quân đội của chúng ta quá yếu để ngăn chặn sự xâm nhập của Trung Quốc vào các dải đá ngầm đó ».

    Đề cập đến quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Philippines, các chuyên gia quân sự và hàng hải ở Philippines đều có chung nhận định, Trung Quốc là quốc gia được hưởng lợi nhất khi mối quan hệ Mỹ-Phi đổ vỡ. Tại Philippines, giới quan sát đều nhận thấy thỏa thuận VFA với Hoa Kỳ đă từng có tác dụng ngăn chặn Trung Quốc gia tăng xây dựng các công tŕnh quân sự hóa các băi cạn ở vùng Biển Tây Philippines từ năm 2016.

    Philippines để mất VFA, Trung Quốc sẽ có cơ hội trở lại với những toan tính của họ từ lâu về các băi cạn của Philippines. Trong phiên điều trần của Thượng viện Philippines tuần trước, ông Locsin cảnh báo rằng việc băi bỏ thỏa thuận an ninh với Washington sẽ làm suy yếu an ninh của Philippines và thúc đẩy sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông đang tranh chấp.

    Sự hiện diện của quân đội Mỹ trong tuyến đường thủy chiến lược này đă được coi là một đối trọng quan trọng với Trung Quốc, nước đă tuyên bố chủ quyền một cách phi pháp gần như toàn bộ vùng Biển Đông.

    Đ̣n mạnh vào quan hệ liên minh của Mỹ ở châu Á

    Thỏa thuận Thăm viếng Quân sự chấm dứt c̣n làm phức tạp thêm cho mối quan hệ Mỹ - Phi. Washington, trong thời gian qua, duy tŕ được mối quan hệ đồng minh với Manila không hề dễ dàng, giờ không c̣n VFA là một đ̣n đánh mạnh vào quan hệ liên minh truyền thống của Mỹ ở châu Á từ sau thời kỳ chiến tranh lạnh. Nhất là vào lúc mà Hoa Kỳ đang tập trung cạnh tranh ảnh hưởng trong khu vực với các cường quốc như Trung Quốc và Nga.

    Với Manila, không có thỏa thuận VFA, nguồn lực bảo đảm an ninh cho Philippines bị giảm đáng kể trong khi mà tiềm lực quân sự của nước này vẫn c̣n rất hạn chế và mối đe dọa của Trung Quốc là có thực.

    Trong Châu Á Thái B́nh Dương nh́n chung, mối quan hệ liên minh Phi-Mỹ rạn nứt sẽ làm tăng thêm mối lo ngại mất cân bằng trong vùng giữa lúc Mỹ đang cố gắng làm tṛn vai tṛ kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc. Tất nhiên Philippines vẫn chỉ là một nước mà mối quan hệ đồng minh với Mỹ không thể được coi là ưu tiên như với Nhật Bản hay Hàn Quốc. Nhưng việc bị một đồng minh quay lưng khiến cho các hoạt động của Hoa Kỳ trong khu vực trở nên mất độ tin cậy và điều đó có ư nghĩa rất lớn cho những toan tính và tham vọng của Bắc Kinh trong khu vực.

    The Manila Times, số ra hôm 11/02 nhấn mạnh : Mối liên minh quốc pḥng giữa Philippines và Mỹ từ nhiều thập kỷ qua là cơ sở cho sự ổn định không chỉ riêng với Philippines mà c̣n cả với các láng giềng ở Đông Á và Đông Nam Á.

  3. #13
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    TIN NÓNG
    Băi tư Chính nóng trở lại: VN quyết định kiện TQ về chủ quyền Biển Đông, v́ sao chọn thời điểm này?



  4. #14
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Virus corona trắc nghiệm luật chống tin giả tại Đông Nam Á
    15/02/2020
    VOANews


    Bộ Thông tin Pakistan mở một tài khoản mới trên twitter để vạch trần những tin giả trên truyền thông xă hội.


    Một loạt các đạo luật mới tại Đông Nam Á cấm loan truyền tin giả đang được trắc nghiệm v́ sự lây lan của virus corona, với những blogger tại ít nhất 2 nước đối mặt với án tù v́ đưa lên blog các ḍng tin dù chỉ một câu mà thôi.

    Nhà cầm quyền nói họ chỉ nỗ lực ngăn ngừa công chúng hoảng loạn v́ virus corona, nhưng những người chỉ trích cho rằng bắt bớ công dân v́ họ đăng tải thông tin trên truyền thông xă hội là quá đáng và ngăn chặn tự do ngôn luận.

    Nhiều quốc gia tại Đông Nam Á, trong những năm gần đây đă thông qua những đạo luật chống tin giả. Điều này cộng với khuynh hướng cai trị độc đảng ngày càng tăng trong vùng đă gia tăng khả năng là nhà cầm quyền sẽ đàn áp những nội dung Internet có vấn đề.

    Có ít nhất hai người tại Thái Lan và hai người tại Indonesia đối mặt với 5 năm tù v́ bị cáo buộc loan tin giả về virus corona. Bà Wan Noor Hayati Wan Alias, một nhà báo tại Malaysia đang đối mặt với 6 năm tù v́ bài viết về virus corona của bà trên truyền thông xă hội. Việt Nam đe dọa phạt nặng về những tin giả liên hệ đến virus, trong khi Singapore ra lệnh cho các trang mạng sửa lại những tin tức như vậy.

    “Cứ đà này th́ mọi người sẽ quá sợ không dám chia sẻ quan điểm về bất cứ vấn đề ǵ,” ông Teddy Baguilat, một cựu thành viên quốc hội Philippines nói.

    Những người như ông Baguilat quan ngại về khả năng người ta sẽ sợ hăi không dám lên tiếng, một phần, v́ trường hợp tử vong của bác sĩ Lư Văn Lượng tại Trung Quốc, nơi truyền thông xă hội hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Đảng Cộng sản.

    Ông Lư nằm trong số những bác sĩ Trung Quốc đầu tiên cảnh báo về virus corona vào ngày 30/12 năm ngoái. Tuy nhiên, sau đó một vài ngày, nhà cầm quyền buộc ông rút lại cảnh báo. Bác sĩ Lư đă chết v́ virus, những người chỉ trích xem trường hợp của ông như là một câu chuyện cảnh báo của nhà cầm quyền, đàn áp những thông tin họ cho là giả, có thể đă làm cho virus lan xa hơn nữa.

    Nếu nhà cầm quyền đi quá xa, họ có thể đe dọa tự do ngôn luận, kể cả tự do báo chí, theo Ủy ban Bảo vệ Kư giả.

    “Cáo buộc sai lầm và không đúng chỗ đối với nhà báo Malaysia Wan Noor Hayati Wan Alias phải được hủy bỏ tức th́,” ông Shawn Crispin, đại diện cao cấp của Ủy ban Bảo vệ Kư giả tại Đông Nam Á, nói.

    “Kư giả ở khắp nơi phải được phép tường tŕnh tự do và b́nh luận về virus corona, và giúp cho công chúng có được thông tin đầy đủ về sự tiến triển của y tế khẩn cấp,” ông nói thêm.

    Trong kỷ nguyên Internet, nhiều quốc gia đang chật vật đối phó với tin giả mà nhiều người lo ngại đă ảnh hưởng đến những cuộc bầu cử chính trị từ Hoa Kỳ cho đến Brazil. Vấn đề đặc biệt của Đông Nam Á là các đạo luật chống lại tin giả ra đời thường xuyên hơn và các nước trong vùng có tỷ lệ tăng trưởng Internet cao nhất trên thế giới, có nghĩa là càng ngày càng có thêm người dân ở Đông Nam Á mới biết về Internet, với tất cả những tiềm năng bị thông tin sai lạc.

    Năm ngoái Singapore ban hành Luật Bảo vệ chống sự Giả mạo trên Mạng và Thao túng. Cũng vào năm ngoái, Luật an ninh mạng của Việt Nam có hiệu lực, giúp nhà cầm quyền có thể yêu cầu các trang truyền thông xă hội hủy bỏ thông tin giả.

    Malaysia đảo ngược các kế hoạch ban hành luật tương tự vào năm ngoái, nhưng vẫn bắt giữ những công dân v́ đưa lên mạng tin tức về virus corona. Luật Trao đổi Thông tin và Điện tử trở thành luật mới chống tin giả trên thực tế, theo ông Ross Tapsell, một diễn giả và một nhà nghiên cứu cao cấp tại trường Cao đẳng về châu Á và Thái B́nh Dương thuộc Trường đại học Quốc gia Australia.

    V́ những luật này tương đối mới, virus corona là trường hợp đầu tiên các bản tin trong vùng thực sự ảnh hưởng đến tất cả Đông Nam Á và buộc chính phủ các nước này phải quyết định áp dụng luật thông tin như thế nào đối với dịch bệnh đang thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, những người chỉ trích lo ngại rằng chính phủ đang dùng những tin bất lợi về virus như là lư do để đàn áp những nội dung không có lợi đối với chính phủ. Những chỉ trích này nói, bất kể các tin đưa lên mạng là thật hay giả, th́ chính phủ vẫn dùng các tin này như là một lư do để bỏ tù công dân của họ.”

    “Trong khi điều quan trọng đối với nhà cầm quyền là ngăn ngừa việc lan truyền những tin tức thất thiệt và đảm bảo tin tức chính xác về virus corona trên toàn khu vực, chúng tôi đang thấy một khuynh hướng đáng lo ngại về những đạo luật với ngôn từ mơ hồ được dùng để đàn áp công dân,” ông Baguilat nói. Ông cũng là một thành viên Hội đồng Quản trị của Nghị hội ASEAN Phụ trách về Nhân quyền.

  5. #15
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Băi Tư Chính nóng trở lại: Hạm đội 7 tiến vào Biển Đông dàn trận sẵn sàng chờ TQ?



  6. #16
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Trung quốc lại gây mất ổn định ở Biển Đông và Thái B́nh Dương: Lựa chọn nào cho Việt Nam?


  7. #17
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Malaysia kêu gọi phương Tây đóng vai tṛ ''duy tŕ ḥa b́nh'' tại Biển Đông


    Chiến hạm trang bị tên lửa dẫn đường USS William Lawrence (DDG 110) trong một cuộc diễn tập trên Biển Đông. REUTERS

    Tại hội nghị an ninh quốc tế ở Munich, Đức, bộ trưởng Quốc Pḥng Malaysia kêu gọi các cường quốc phương Tây đóng vai tṛ duy tŕ ḥa binh và ổn định tại Biển Đông, và không biến khu vực này thành băi chiến trường cho một ''cuộc chiến tranh ủy nhiệm'' như tại Trung Đông và Bắc Phi.



    Theo báo Singapore Strait Times, bộ trưởng Quốc Pḥng Malaysia Mohamad Sabu đă kêu gọi Hoa Kỳ và các nước châu Âu thúc đẩy các thảo luận nhằm duy tŕ ḥa b́nh tại khu vực Đông Nam Á. Bộ trưởng Quốc Pḥng Malaysia đưa ra thông điệp nói trên trong buổi dạ tiệc hôm qua, với lănh đạo các cường quốc phương Tây, tại Munich.

    Bộ Quốc Pḥng Malaysia cũng ra thông cáo khẳng định, việc Kuala Lumpur tham gia vào hội nghị an ninh quốc tế Munich là nằm trong mục tiêu mà Sách Trắng Quốc Pḥng của Malaysia, nhằm thúc đẩy các quan hệ hợp tác, thông qua các diễn đàn song phương và đa phương về các vấn đề an ninh và quốc pḥng quốc tế nằm trong lợi ích chung. Đây cũng là chiến lược dài hạn của Malaysia nhằm duy tŕ chủ quyền, an ninh và thịnh vượng quốc gia.

    Lo ngại của Kuala Lumpur tập trung vào quan hệ giữa phương Tây và Trung Quốc, một siêu cường đang lên, và cũng là một đối tác của Malaysia. Bộ trưởng Quốc Pḥng Malaysia tỏ ư tin tưởng vào quan hệ giữa châu Âu và Nga đă có nhiều tiến bộ, nền ḥa b́nh được duy tŕ, không có xung đột nào đáng kể giữa châu Âu và Nga kể từ khi Thế chiến Hai kết thúc đến nay.

    Biển Đông: Singapore khuyến khích tăng cường xây dựng niềm tin

    Bộ trưởng Quốc Pḥng Singapore, tham dự hội nghị Munich hôm thứ Sáu, 14/02, th́ nhấn mạnh đến việc các nước cần tăng cường xây dựng ḷng tin và ủng hộ các nỗ lực ngoại giao nhằm t́m được giải pháp cho các mâu thuẫn trong đ̣i hỏi chủ quyền tại Biển Đông. Đại diện của chính quyền Singapore cũng khẳng định tầm quan trọng của nguyên tắc tôn trọng quyền tự do hàng hải, đồng thời đề xuất một số cơ chế nhằm chia sẻ các nguồn tài nguyên tại Biển Đông, nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột.

    Một điểm đáng chú ư khác trong phát biểu của bộ trưởng Quốc Pḥng Singapore là, ngoài nguyên tắc tự do hàng hải, quan điểm của Singapore là các quốc gia có quyền tiến hành tập trận tại các vùng biển quốc tế ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế. Đây chính là điều đi ngược lại với quan điểm lâu nay của Trung Quốc, coi Biển Đông là ao nhà. Bắc Kinh từng thường xuyên gây áp lực để ngăn chặn các nước láng giềng tăng cường hợp tác quốc pḥng với các nước phương Tây tại khu vực Biển Đông.

  8. #18
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Tư lệnh Hạm Đội 7: Đă đến lúc Hoa Kỳ cần bắt đầu với TQ trên Biển Đông?


  9. #19
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    CSVN hâm lại chuyện kiện Trung Quốc ra ṭa án quốc tế
    February 16, 2020

    Tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8 xâm phạm vùng biển Tư Chính, khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi năm ngoái. (H́nh: Weibo)
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một số báo tại Việt Nam vừa theo nhau đưa tin Bộ Quốc Pḥng CSVN bắn tiếng để ngỏ giải pháp kiện Trung Quốc tại ṭa án quốc tế “vào thời điểm phù hợp.”

    Hôm Thứ Sáu, 14 Tháng Hai, 2020, tờ Dân Việt có bản tin “Bộ Quốc Pḥng trả lời về kiến nghị kiện Trung Quốc ra ṭa quốc tế.”


    Trong đó, bản tin mở đầu bằng câu: “Ngày 14 Tháng Hai, Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Thành Phố Đà Nẵng cho biết, Bộ Quốc Pḥng vừa có văn bản trả lời các kiến nghị của cử tri Đà Nẵng liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền Biển Đông.”

    Hai ngày trước đó, tờ Người Lao Động có bài “Bộ Quốc Pḥng trả lời về việc xem xét khởi kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông;” Tờ Pháp Luật (Sài G̣n) có bản tin “Bộ Quốc Pḥng trả lời cử tri về bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.” Tờ Kiến Thức đăng lại bài của báo mạng VTC với tựa đề “Bộ Quốc Pḥng nêu ư kiến về việc xem xét khởi kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.” Tờ Thanh Niên th́ cùng nội dung nhưng đặt cái tựa hoàn toàn khác là “Kiên tŕ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo.”

    Tuy nhiên khi vào trang mạng của Bộ Quốc Pḥng CSVN, người ta hoàn toàn không thấy có bản tin, bài viết trả lời nào của bộ này với cử tri Đà Nẵng, mà chỉ với cử tri của các tỉnh, hay thành phố khác về những vấn đề khác, không liên quan ǵ với chuyện “kiến nghị kiện Trung Quốc ra ṭa quốc tế.”



    Nói chung, tất cả các báo nêu trên đều khai thác một đề tài, khơi mào từ “kiến nghị của cử tri Đà Nẵng” kêu gọi chính phủ “xem xét giải pháp khởi kiện Trung Quốc ra ṭa án quốc tế để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông” sau vụ nhóm tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại băi Tư Chính.

    Các bản tin của những tờ báo nói trên thuật lại ư kiến của Bộ Quốc Pḥng CSVN trả lời “kiến nghị của cử tri Đà Nẵng” với những lời lẽ ṿng vo kiểu “rằng, th́, là, mà” đối với một vấn đề khó trả lời suông sẻ, thẳng thắn, hiểu ngầm khó nói trong mối quan hệ chằng chịt mọi mặt “vừa xây vừa chống” giữa hai nước Cộng Sản anh em “bằng mặt nhưng không bằng ḷng.”

    Thêm nữa, cũng khá khó hiểu khi Hà Nội lại khơi mào lại một vụ việc mà đầu năm nay, trước Tết Canh Tư vài ngày, các chức sắc chóp bu của Hà Nội và Bắc Kinh có những lời lẽ muốn cho vụ việc trôi qua chứ không muốn thêm căng thẳng. Nhất là vào lúc này, cả Hà Nội và Bắc Kinh đều lo đối phó với dịch bệnh.

    Trước kiến nghị của cử tri Đà Nẵng đ̣i “khởi kiện Trung Quốc ra ṭa quốc tế,” Bộ Quốc pḥng CSVN tuyên truyền rằng “… Việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, lâu dài. Do đó, quan điểm chung của ta là quán triệt tinh thần ‘kiên quyết, kiên tŕ,’ ‘dĩ bất biến, ứng vạn biến. Những ǵ thuộc về nguyên tắc kiên quyết giữ, những ǵ thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lănh thổ kiên quyết không nhân nhượng, song phải có đối sánh phù hợp, v́ truyền thống văn hóa giữ nước ta là ḥa hiếu, ḥa b́nh, giữ vững chủ quyền…’”

    Cùng với chủ trương ấy, chế độ Hà Nội c̣n phải “tích cực chuẩn bị, thu thập tài liệu, chuẩn bị sẵn hồ sơ đấu tranh pháp lư đưa ra quốc tế vào thời điểm phù hợp” và “kiên quyết phản bác các luận điệu xuyên tạc, lợi dụng t́nh h́nh phức tạp ở Biển Đông để kích động, lôi kéo gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xă hội.”

    Ngày 18 Tháng Giêng, 2020, Tân Hoa Xă đưa tin Chủ Tịch Tập Cận B́nh gọi điện thoại chúc mừng Tổng Bí Thư Kiêm Chủ Tịch Nước CSVN Nguyễn Phú Trọng nhân dịp kỷ niệm 70 năm hai nước Cộng Sản anh em thiết lập bang giao. Ông Tập Cận B́nh thấy lập lại mấy khẩu hiệu tuyên truyền quen thuộc “4 tốt” và “16 chữ vàng” mà ông ta cũng đă nhắc đến 3 ngày trước đó trong cuộc điện đàm chúc tết.

    Những khẩu hiệu này thường được nhắc đi nhắc lại mỗi khi các lănh tụ cấp cao hai nước gặp nhau. Tuy nhiên, người ta chỉ thấy Tân Hoa Xă đưa tin ông Tập Cận B́nh gọi điện thoại cho ông Nguyễn Phú Trọng hôm Thứ Bảy, 18 Tháng Giêng, 2020 trong khi không thấy Thông Tấn Xă Việt Nam đưa tin. Đây là lần thứ hai trong ba ngày có cuộc điện thoại giữa hai ông lănh tụ đỏ Việt Nam và Trung Quốc.

    Trước đó, ngày Thứ Năm, 16 Tháng Giêng, 2020, Thông Tấn Xă Việt Nam đưa tin, nhân dịp tết Canh Tư sắp đến, ông Tổng Bí Thư Kiêm Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng nói chuyện, chúc tết qua điện thoại với Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Đương nhiên, cả Thông Tấn Xă Việt Nam và Tân Hoa Xă đều đưa tin như những tin chính, nổi bật trong ngày đó, nhưng cách đưa tin khác nhau theo chủ đích tuyên truyền khác nhau.

    Cuộc điện đàm diễn ra sau một loạt những biến có liên tiếp từ nửa năm nay, từ trên Biển Đông đến các diễn đàn chính trị quốc tế, cho người ta thấy mối quan hệ “đồng chí anh em” giữa hai nước Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc “núi liền núi, sông liền sông” có các khẩu hiệu “4 tốt” và “16 chữ vàng” không lấy ǵ làm tốt đẹp.

    Bây giờ, guồng máy tuyên truyền CSVN được “định hướng” bắn tiếng mở ngỏ chuyện kiện Trung Quốc ra ṭa án quốc tế vào thời điểm không có ǵ căng thẳng chính trị giữa hai bên, không hiểu có dụng ư ǵ. Muốn dân chúng đừng quá chú ư vào chuyện dịch bệnh hay kinh tế áo cơm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh?

    Ngày 6 Tháng Mười Một, 2019, Thứ Trưởng Ngoại Giao CSVN Lê Hoài Trung cũng đă bắn tiếng “không loại trừ” khả năng kiện Trung Quốc ra ṭa án quốc tế trong một cuộc hội thảo về Biển Đông tại Hà Nội. (TN)

  10. #20
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Đ̣n nắn gân Mỹ của ông Duterte?
    J.B Nguyễn Hữu Vinh

    February 16, 2020

    Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte: “Tôi sẽ hủy bỏ thỏa thuận về các lực lượng thăm viếng (VFA). Tôi cho chính quyền (Philippines) và chính phủ Mỹ thời hạn một tháng từ bây giờ.” Tuy nhiên, Tổng Thống Mỹ Donald Trump không quan tâm điều này. (H́nh: Ted Aljibe/AFP via Getty Images)
    Hăng tin AFP ngày 11 Tháng Hai, 2020, đưa tin: Bộ Ngoại Giao Philippines cho biết đă gửi đến sứ quán Mỹ tại Manila thông báo về việc hủy bỏ Hiệp Ước Thăm Viếng Quân Sự với Mỹ (Visiting Forces Agreement – VFA).

    Theo đó, Mỹ sẽ có thời gian 180 ngày để hoàn tất việc chấm dứt bản thỏa thuận được kư từ năm 1998 cho phép Mỹ đưa các đơn vị quân đội qua Philippines để tham gia tập trận chung hay giúp đỡ chống khủng bố. Ông Salvador Panelo, phát ngôn viên của Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte đe dọa rằng: “Tổng thống sẽ không xem xét bất cứ đề nghị nào từ chính phủ Mỹ nhằm cứu văn VFA.”


    Truyền thông quốc tế không chú ư quá nhiều về vụ việc này, dù đây là một động thái đe dọa có ảnh hưởng đến chiến lược, chính sách của Hoa Kỳ tại vùng Châu Á, Thái B́nh Dương.

    Đặc biệt, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đă không tỏ ra việc coi đây là vấn đề quá quan trọng. Từ Ṭa Bạch Ốc ngày 12 Tháng Hai ông Trump nói rằng ông không quan tâm việc này, thậm chí, việc Philippines hủy bỏ bản thỏa thuận này, c̣n là cơ hội cho Mỹ đỡ chi tiêu một lượng tiền lớn vào đó.

    Đây là một bước tiếp gây sốc của tổng thống Philippines kể từ khi ông lên cầm quyền tại đất nước này vào ngày 6 Tháng Năm, 2016.

    Ông Duterte nổi tiếng với những phát ngôn trên cương vị tổng thống nhưng sặc mùi chợ búa và thiếu văn hóa, kể cả đối với các nguyên thủ quốc gia và lănh đạo tôn giáo. Ông Duterte không chỉ đă làm cả thế giới kinh ngạc về lối nói năng văng mạng của ḿnh, mà c̣n cả những hành động bạo lực trong chính sách đối nội, những thay đổi được coi là ngược chiều trong chính sách đối ngoại đối với các nước khác có liên hệ, nhất là những nước lớn có ảnh hưởng như Trung Quốc, Nga, Mỹ.



    Về đối nội, kể từ khi lên cầm quyền tại Philippines, thi hành một chính sách tàn sát bất chấp luật pháp với hàng ngàn người với cái cớ “chống tệ nạn ma túy,” chính quyền Duterte đă làm cả thế giới phải e ngại và lên tiếng về việc vi phạm nghiêm trọng quyền con người tại đây khi cho bắn bỏ không qua xét xử bất cứ những ai mà tự cảnh sát hoặc người dân cho rằng đó là tội phạm liên quan đến ma túy.

    Chỉ trong ba năm cầm quyền đầu tiên, ông Duterte đă cho bắn bỏ số người lên đến 6,600 không qua xét xử, đa số đó là dân nghèo không có khả năng tự vệ và đây được cho là con số thấp hơn nhiều so với thực tế.



    Liên Hiệp Quốc đă nhiều lần lên án các chính sách của ông Duterte vi phạm nhân quyền. Tháng Tám, 2016, hai chuyên viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết chỉ thị của ông Duterte cho cảnh sát và người dân tiêu diệt nghi phạm ma túy “kích động bạo lực và giết chóc, và là tội ác theo luật quốc tế.”

    Chính điều này đă góp phần gây sóng gió trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Philippines bằng việc mới đây chính phủ Mỹ đă không cấp thị thực vào Mỹ cho thượng nghị sĩ Philippines là Dela Rosa. Ông Dela Rosa nói, ông tin rằng nguyên nhân rất có thể v́ những cáo buộc về t́nh trạng giết các nghi phạm ma túy không thông qua xét xử trong thời gian ông làm cảnh sát trưởng Philippines từ Tháng Bảy, 2016, đến Tháng Tư, 2018.



    Tức tối trước việc này, ngày 23 Tháng Giêng, 2020, hăng tin Reuters đưa tin rằng ông Duterte nói: “Nếu quư vị không sửa sai, tôi sẽ hủy bỏ thỏa thuận về các lực lượng thăm viếng (VFA). Tôi sẽ làm điều đó… Tôi cho chính quyền (Philippines) và chính phủ Mỹ thời hạn một tháng từ bây giờ.” Và khi chưa đến thời hạn một tháng, Duterte quyết định hủy bỏ bản thỏa thuận thể hiện một sự giận dữ không thể kiềm chế.

    Kể từ khi lên cầm quyền tại Philippines, ông Duterte đă thi hành nhiều đường lối hoàn toàn khác với các tiền nhiệm của ḿnh, gây sóng gió không chỉ trong nước mà cả trong khu vực cũng như trên b́nh diện thế giới.

    Nếu như chính phủ tiền nhiệm là cựu Tổng Thống Benigno Aquino III đă cố gắng trong mọi nỗ lực của ḿnh để đưa Trung Quốc ra Ṭa Trọng Tài thường trực ở The Hague (Ḥa Lan) và ṭa án này đă bác bỏ yêu sách “đường lưỡi ḅ” hết sức vô lư của Trung Quốc ở Biển Đông, th́ chính quyền Duterte đă có nhiều hành động ngược lại.



    Chính sách của Duterte sau khi lên cầm quyền đă đưa đến một Philippines thụ động và mơ màng những khoản tiền từ những lời hứa của Trung Quốc. Hẳn nhiên, điều đó liên hệ rất cơ bản với việc tuyên bố, xác định chủ quyền lănh thổ của Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông.

    Trong chuyến đi của ông Duterte tới Bắc Kinh, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đề nghị Manila hăy “để sang bên phán quyết trọng tài,” “để sang bên tuyên bố chủ quyền của quư vị” và đề nghị hai bên khai thác chung dầu khí trong vùng tranh chấp, nghĩa là trong vùng Philippines tuyên bố chủ quyền và vùng đặc quyền kinh tế.

    Tháng Giêng, 2018, Philippines đă chấp thuận kư biên bản ghi nhớ về khai thác dầu khí chung với Trung Quốc và được hứa hẹn chia phần với tỷ lệ 60/40.

    Hăng Reuters b́nh luận rằng, việc chấp nhận khai thác chung dầu khí tại khu vực đặc quyền kinh tế này, nghĩa là đă coi như hợp pháp hóa tuyên bố của bên kia, thậm chí là việc từ bỏ quyền chủ quyền của Philippines.

    Cũng trong chính sách đối ngoại, trong khi ngày càng hăng hái đẩy mối quan hệ với Hoa Kỳ lên căng thẳng, ông Duterte đă hướng sang không chỉ Trung Quốc mà cả với Nga. Ông Duterte tuyên bố: “Nếu tôi không thể có được vị thế đáng tin cậy từ Mỹ, tôi có thể có được điều này từ chính phủ Nga và Trung Quốc.”

    Điều này cũng không có ǵ là lạ, khi mà các chính sách, cách hành động của ông Duterte ngày càng theo xu hướng bạo lực, độc tài và hành xử bất chấp văn hóa văn minh th́ đất dụng vơ sẽ là Nga và Trung Quốc là điều dễ hiểu. Ở những đất nước đó, một chế độ độc tài và tàn bạo đối với nhân dân ḿnh luôn sẽ t́m được tiếng nói chung.

    Trở lại với chính quyền Donald Trump, việc Philippines tuyên bố hủy bỏ bản thỏa thuận VFA đă không khiến ông Trump quan tâm. Hẳn nhiên, trong chính sách và chiến lược của Hoa Kỳ, một bản thỏa thuận với Philippines bị hủy bỏ không đủ sức để làm nghiêng cán cân của vị thế chính trị, quân sự cũng như có thể làm thay đổi trầm trọng chiến lược của Mỹ tại khu vực.

    Tuy nhiên, với Philippines th́ khác.

    Bản thỏa thuận này được kư vào năm 1998, có hiệu lực từ năm 1999 tạo cho quân đội Hoa Kỳ một quy chế pháp lư, theo đó, tàu chiến, máy bay và hàng ngh́n binh lính Mỹ được luân phiên đồn trú tại Philippines, tham gia các cuộc tập trận quân sự, huấn luyện và hoạt động hỗ trợ nhân đạo… Mỗi năm, có 300 hoạt động bao gồm cả các chuyến viếng thăm của tàu chiến Mỹ.

    Trong điều kiện, hoàn cảnh mà Philippines và cả khu vực đang ngày càng phải căng thẳng đối phó với những mối đe dọa và chính sách bành trướng của Bắc Kinh lên các vùng biển đảo, các vùng lănh thổ khác nhau, bản thỏa thuận đă phần nào có tác dụng bảo vệ an ninh hữu hiệu cho Philippines trước những âm mưu bành trướng này.

    Việc Philippines xé bỏ bản thỏa thuận, trong điều kiện là một đất nước yếu thế về kinh tế cũng như mọi mặt trước Trung Quốc – một gă khổng lồ về kinh tế và đầy những tham vọng và âm mưu toan tính bẩn thỉu – th́ đó là một hành động tự sát đối với chủ quyền quốc gia.

    Và điều này, chính đất nước và người dân Philippines sẽ phải chịu hậu quả.

    Bởi chính họ đă chọn ra một cá nhân làm tổng thống của ḿnh từ một gă vốn đă nổi tiếng từ khi c̣n nhỏ với một quá khứ ngỗ ngược, học hành kém cỏi nhưng đầy chất giang hồ và đặc biệt là thiếu thứ hết sức cần thiết cho một chính khách: Văn hóa ứng xử.

    Phải chăng, đây là đ̣n nắn gân Mỹ của ông Duterte, một người vốn nổi tiếng hay văng mạng trong ngôn từ và hành động dù là tổng thống của một đất nước, nhưng đ̣n nắn gân này đă nhầm đối tượng? (J.B Nguyễn Hữu Vinh)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 16-11-2014, 02:57 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 23-07-2014, 04:16 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 19-04-2012, 02:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •