Page 212 of 304 FirstFirst ... 112162202208209210211212213214215216222262 ... LastLast
Results 2,111 to 2,120 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2111
    Tran Truong
    Khách

    Một thần tượng đă ra đi _Đinh Ngọc Ninh

    Đối với mọi người chúng ta, Dương Thu Hương được biết qua những tác phẩm nổi tiếng của chị ..., những Tiểu Thuyết Vô đề, Bên Kia bờ ảo Vọng,... qua những năm tháng này, đối với tôi, chị là một trong những nhà văn mà tôi thích qua những lời văn, những lối diễn tả của chị và đối với tôi, ngoài những Phạm thi Hoài, Nguyễn Duy Thiệp, Bảo Ninh, Dương Thu Hương là một trong những tên đang chiếm một chỗ đứng trong list của những người mà tôi gọi là Thần Tượng.

    Thần Tượng đó đă đến với tôi trong chiều nay, tôi bỏ nửa buổi đi làm đến gặp chị, để biết thêm về người đàn bà dũng cảm đang sống tại xă hội VN của tôi. Chị đến Torino này để nhận một giải thưởng Grinzane Cavour, một giải thưởng lớn của nền văn học Ư, và đây là một dịp để quần chúng Ư biết thêm nền văn chương của VN.

    Chị đến với Torino trong một bầu không khí khá căng thẳng, trước đó báo chí Ư diễn tả chuyến đi của chị như một hiện tượng, một Sakharov, một Solenicyn vừa ra khỏi một Gulag vào phương trời Tây tự do này để diễn tả cái Gulag của chị đang sống hiện tại.

    Tôi đă đọc những tin giật gân trên những nhật báo lớn tại Ư này "Một nhà văn đang bị bịt miệng, nơi mà cả triệu người chống chính quyền, đang đấu tranh đ̣i quyền sống đă và đang chết dưới danh nghĩa của tự do .....", khi đọc xong những bài viết trên, ngay cả tôi cũng không ngờ rằng quê hương tôi đang ch́m sâu trong chế độ độc tài như thế.

    Có thể đây là sự thật của Việt Nam tôi hiện tại, những lần về thăm nhà riêng tôi không có cảm tưởng trên, có lẽ phải là người trong cuộc có thể hiểu những điều ǵ xẩy ra trên đất nước của tôi. Điều làm tôi thất vọng là, sau nhiều năm chiến tranh, cũng những nhật báo này, cũng những kư giả này, họ đă kể nhiều về quê hương tôi, đầy nhiệt huyết và đang vươn lên để t́m cho ḿnh một chỗ đứng trong nền kinh tế toàn cầu hiện tại.

    Những kư giả trên, họ đang băn khoăn trên sự tiến bộ của Trung Quốc, của Việt Nam những quốc gia này, mỗi năm đang nâng cao sự tiến bộ của ḿnh với tỷ số 8 - 9 % trong khi những nước Tây Âu hiện tại chỉ đạt được 0.5 đến 1% mà thôi, họ lo sợ một ngày nào đó, thị trường Âu châu sẽ tràn ngập những hàng của Á đông, và ngay cả bản thân tôi, khi mua một đôi giầy Nike với hàng chữ made in Viet Nam, tôi cũng có cái tự hào bé nhỏ của riêng tôi, đất nước tôi đang vươn lên, đang t́m chỗ đứng trong thị trường thế giới này.

    Đùng một cái, sau nhiều năm xây dựng cho cái ấn tượng tốt, cho cái tương lai của đất nước tôi, tôi cũng đọc những bài báo đang nói lên sự xấu xa của cái xă hội này.

    Là người Việt, ai chẳng băn khoăn sau nhiều năm ṛng ră xây dựng, lại thấy ra là ḿnh đang xây lâu đài trên cát, và cái băi cát dướii chân tôi đang bắt đầu tan ra khi được biết Trung Tâm văn hóa (TTVH) Ư-Việt Torino mời được chị để nói chuyện riêng giữa bạn bè, tôi phải đi, "ăn bữa giỗ, lỗ bữa cày" như tục ngữ ta thường nói, ăn bữa giỗ ở đây là gặp chị, món ăn tinh thần mà sau nhiều năm đọc những bài viết của chị, để gặp chị là cả một buổi giỗ của tôi.

    Chị đến TTVH để nói chuyện về văn hóa Việt, làm sao tôi không tự hào cho được khi ḿnh đang đứng trước một thần tượng "thưa chị", là câu chào hỏi đầu tiên. Chị nói rất nhiều về nền văn học Việt.

    Cô Sandra, chủ tịch TTVH, chào chị thật nhiệt t́nh v́ đây là một trong những ngườii đàn bà như cô, đang nói lên tiếng nói của ḿnh, những ǵ mà Sandra đă và đang theo đuổi dưới đề tài "Phụ nữ Việt Nam và sự đóng góp của họ qua những cuộc đấu tranh". Vai tṛ này đă là một đề tài luận án của cô, và cô Sandra đă trở thành một chuyên gia nghiên cứu về vai tṛ của phụ nữ nước tôi.

    Nhưng sự ngỡ ngàng mà Sandra và tôi được nghe, người phụ nữ VN là một trong những giới đang bị bóc lột nặng nề nhất, từ làm ruộng, kéo cày thay trâu,... Họ làm bất cứ những ǵ mà giới đàn ông chúng tôi không muốn làm, "anh xem cái xă hội Trung Quốc, Nhât,... Đàn bà họ đâu có phải làm như chó, trâu như đàn bà VN,... chỉ v́ cái xă hội VN cho phép sự bóc lột đó thôi".

    Thưa chị, tôi hoàn toàn đồng ư với chị, nhưng chị có biết là đàn bà Ấn Độ, khi về già có thể bị giết v́ đàn ông muốn có một người vợ trẻ hơn và theo tôi, được đi nhiều nước trên thế giới này, việc đàn bà làm việc đồng áng, gặt hái lúa là chuyện rất thường, hy vọng trong tương lai, đàn bà của xứ tôi có thể lái được máy cày thay những việc làm khó nhọc này.


    Còn tiếp ...

  2. #2112
    Tran Truong
    Khách

    Một thần tượng đă ra đi _Đinh Ngọc Ninh

    Câu hỏi thứ hai của tôi đến với chị là điều trăn trở nhất v́ tôi đọc những bài phỏng vấn của Little Radio Sai g̣n khi chị khẳng định rằng "Kẻ cầm quyền th́ dùng sức mạnh và bạo lực để đàn áp dân chúng và dân chúng cam phận hèn nhát v́ sợ bạo lực và v́ tinh thần nô lệ nó đă tẩm nhiệm quá lâu rồi".

    Tôi có thể tán thành hoặc không đồng ư về câu chị nói, vâng, kẻ cầm quyền th́ lúc nào cũng dùng sức mạnh để đàn áp, nhưng tôi sẽ không bao giờ đồng ư với chị là người Việt tôi là cam phận, là hèn nhát. KHÔNG, và không bao giờ như vậy, và ngay cả chính chị đang nói dối cho chính chị, chị là người Việt, chị không hèn nhát, và khi chị xác nhận rằng "người Việt ḿnh, dũng cảm bao nhiêu trong chiến tranh th́ hèn nhát bấy nhiêu trong ḥa b́nh", hoặc "Người lính trong thời b́nh là những kẻ hèn, chỉ biết cúi đầu tuân lệnh mà thôi".

    - Thưa chị, chị là ai chị đứng trên cương vị nào mà cho dân tôi là hèn, chị đang sỉ nhục tôi, v́ tôi là người Việt, tôi đă tự hào rằng người Việt tôi có bốn ngàn năm văn hiến ?

    - Không, chị ngắt lời, khi Phạm văn Đồng ra quyết định là dân tộc ta có 4000 năm văn hiến th́ anh nghĩ là vậy chứ thật ra dân Việt ta chỉ có 2000 năm văn hiến mà thôi ?

    - Chị ơi, tôi sinh ra từ miền Nam, làm ǵ mà biết ông Phạm Văn Đồng là ai, thế mà giáo dục miền Nam cũng dậy cho tôi cái 4000 năm này, nhưng dù sao đi nữa, 2000 hoặc 4000 năm cũng là một quá tŕnh của dân tộc tôi, không một ai có thể phán đoán rằng dân tôi là hèn, cái sỉ nhục này tôi không thể nào chấp nhận với tư cách tôi là người Việt Nam, không ai có quyền sỉ nhục dân tộc của tôi như chị đang làm.

    "Thằng" Lê Khả Phiêu, "thằng" Vơ Văn Kiệt, hoặc mấy thằng trong chính quyền hiện tại chỉ là một tṛ hề cho thiên hạ, có thể chị oán ghét cái chính quyền hiện tại, nhưng trong những truyện dài của chị mà tôi đọc được, chị không bao giờ dùng những danh từ "quá b́nh dân của những người đứng bến xe" để diễn tả cái hằn học của chị, tại sao trước mặt tôi chỉ phải dùng những danh từ đó ? Tôi lúc nào cũng quư trọng chị, xem chị là một trong những người trí thức, một tinh hoa, một ng̣i bút hiếm có của nước tôi.

    Tôi chào chị đi về , và thần tượng của tôi cũng ra đi, đối với chị mất đi một fan, hoặc có thêm đi một người mới cũng chẳng thay đổi ǵ, riêng tôi, tôi mất đi nhiều lắm. Tôi vẫn luôn thích những truyện chị viết mà tôi đă đọc, nhưng sau này, khi đọc một truyện mới của chị, làm sao tôi có thể lấy lại cái thần tượng mà tôi đă từng mơ mộng ?

    Chắc chắn là chị quyết tâm theo đuổi những ǵ chị nghĩ, riêng tôi cầu chúc chị làm được những ǵ chị đang đấu tranh và song song đó, dân tộc của tôi không bị mang tiếng là hèn nhát.


    Còn tiếp ...

  3. #2113
    Tran Truong
    Khách

    Trả lời Đinh Ngọc Ninh _ Dương Thu Hương

    Tôi đă đọc bài “Một thần tượng đă ra đi” của ông Đinh Ngoc Ninh khi tôi đang ở Paris tháng sáu năm 2005, nhưng tôi không có nhu cần phúc đáp v́ bận. Nay, trở về Hà Nội và lại nhận được bản tin này từ bàn tay vô danh nào đó trích trên mạng Internet và gủi tới qua đường bưu điện, tôi nghĩ là đă đến lúc trả lời ông .

    Trước hết, xin cảm ơn ông v́ đă quan tâm đến tôi. Sau đó, tôi xin thông báo để ông được an tâm là cả bài viết của ông và bài trả lời của tôi sẽ được thông báo tới những người liên quan tới tôi, ít nhất là số ít ỏi người đang đấu tranh cho nền dân chủ của đất nước, như thế, mọi chuyện đều công khai, mọi sân chơi đều mở rộng một cách b́nh đẳng cho tất cả những ai quan tâm tới tṛ chơi và muốn tham dự.

    Điều khiến tôi ngạc nhiên là ông, Đinh Ngọc Ninh, ông và bà Sandra, ngỡ ngàng v́ những ǵ tôi nói. Tôi cứ tưởng đó là hiển nhiên. Bởi v́, bà Sandra là bà Sandra, ông là ông, và tôi là tôi. Chúng ta đều là con người nhưng sinh ra một cách khác nhau, được nuôi dưỡng và giáo dục bằng những phương pháp khác nhau, tính khí khác nhau và nghiệm sinh khác nhau, do đó nếu chúng ta có những ư kiến hoàn toàn giống nhau th́ đó mới chính là điều phải ngỡ ngàng. Khác nhau là đương nhiên.

    Sự khác biệt là một trong những đặc điểm không thể thiếu được của xă hội hiện đại, và chân lư nảy sinh từ sự cọ sát các lư thuyết khác biệt, những học thuyết trái chiều, những giả thuyết hoàn toàn đối lập. Chân lư không thể là những mệnh lệnh được áp đặt từ phía trên xuống và được bảo tŕ bằng quyền lực. Chân lư cũng không nảy sinh nơi những tâm hồn khiếp nhược và những bộ óc tê liệt trước các sức ép bên ngoài, đăc biệt là sức ép của đám đông cũng như của thói quen.

    Như thế, sự khác biệt là một trong những động lực của phát triển và bất cứ động lực nào cũng như một con dao hai lưỡi, tuỳ theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có thể cho những hiệu quả trái chiều.

    Trở lại cuộc gặp gỡ giữa bà Sandra, ông và tôi, tôi xin nhắc lại để ông khỏi nhầm lẫn là bà Sandra và tôi là hai cá nhân hoàn toàn khác nhau, chỉ có mơ ngủ trên cung trăng mới có thể yêu cầu bà ấy và tôi hoàn toàn suy nghĩ như nhau, dẫu rằng bà ấy yêu Việt Nam và làm đề tài nghiên cứu về Việt Nam. Tiện thể đây, tôi cũng xin nhắc ông rằng trên hành tinh này có hàng ngàn người làm đề tài nghiên cứu về Việt Nam, cũng tương tự như hàng ngàn người nghiên cứu về châu Phi, châu úc và những ngôn ngữ chết ....

    Các đề tài nghiên cứu tự nó chưa có một giá trị khẳng định nào. Muốn có một giá trị khẳng định, người ta phải đổ mồ hôi và rót máu năo. Tôi thử h́nh dung xem tôi sẽ là ai nếu ngày thứ hai, tôi được bà Sandra mời tới thư viện th́ tôi suy nghĩ giống bà Sandra, ngày thư ba nếu cô Anna nào đó mời tôi tới chơi tôi phải suy nghĩ cho hợp ư cô Anna, và ngày thứ tư ông Soria mời tôi tới ăn tiệc tại lâu đài Grinzane Cavour th́ tôi phải suy nghĩ giống ông Soria ....

    Như thế, chắc chắn tôi chỉ là .... một con sâu. Chỉ có loài sâu mới quay cổ bốn phương tám hướng như thế, và chỉ có loài sâu mới hành xử như thế.

    Vậy th́, sự khác biệt giữa ông và tôi cũng là đương nhiên, tôi không cảm thấy quá đau buồn v́ chuyện này. Ví dụ, ông nh́n thấy Việt Nam và Trung Quốc hiện nay đang làm cho phương Tây băn khoăn, đau đầu v́ mỗi năm tỷ số tiến bộ là 8 – 9% trong khi phương Tây chỉ đạt được từ 0, 5% đến 1% mà thôi. Tội nghiệp thay cho đám dân châu Âu, sao họ không rời sang Việt Nam để mà được hưởng sự thăng tiến của nền kinh tế ? ...

    Sung sướng thay những người suy nghĩ được như ông ... Và khốn nạn thay cho những kẻ nào suy nghĩ giống như tôi, ít nhất là cái nhóm người đang đấu tranh cho nền dân chủ ở xứ này. Chúng tôi bị ám ảnh v́ Việt Nam được xếp hạng là một trong số mười nước nghèo nhất thế giới, và Việt Nam đang được đứng trong hai mươi nước tham nhũng nhất hành tinh. Chính những con số này nhà cầm quyền cho phép công bố trên báo, tôi không lấy tư liệu từ Little Radio Saigon, thưa ông.

    Để thêm phần chính xác, tôi xin một lần nữa công bố lại những ư tưởng đích xác là của tôi: Một chính quyền độc tài như chính quyền hiện nay tại Hà Nội chỉ có thể đứng vững trên hai bệ đỡ, thứ nhất là sự khiếp nhược của quần chúng trước ṇng súng (ông không quên nguyên tắc vô sản chuyên chính của Lénine chứ, đó là nguyên tắc vàng của các nhà nước cộng sản: Súng đẻ ra chính quyền, và súng bảo tŕ sự tồn tại của chính quyền).

    Thứ hai là sự thiếu hiểu biết của quần chúng, sự thiếu hiểu biết một cách chính xác và đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Một xă hội truyền thống chỉ đẻ ra những người lính dũng cảm không đủ làm nảy sinh những công dân xứng đáng. Người lính chỉ cần khả năng dám chết và sự tuân lệnh. Người công dân xứng đáng cần phải hiểu biết quyền lợi cũng như trách nhiệm của họ trong xă hội, và đó chính là khả năng biết sống.

    Một sự khác biệt nữa chính là độ tin cậy của những ư tưởng. Đây là những câu ông viết cho tôi: “... Là người Việt, ai chẳng băn khoăn sau nhiều năm ṛng ră xây dựng, lại thấy ra là ḿnh đang xây lâu đài trên cát, và cái băi cát dưới chân tôi đang bắt đầu tan ră ...”

    Thưa ông, sao cái niềm tin của ông nó lại mong manh đến như vậy? Niềm tự hào của ông khi thấy đôi giày Made in Vietnam cũng sẽ tan ră như mảnh nước đá giữa cái nóng oi nồng của Việt Nam chăng ? Nếu đă là một niềm tin thật sự (đúng là một niềm tin) th́ búa ŕu không bửa nổi, gươm kề cổ súng kề tai không lay chuyển, vậy sao chỉ có một chút thời gian trong cái tỉnh Turin nhỏ bé xinh xắn ấy mà niềm tin của ông đă vội bốc thành hơi ? ...


    Còn tiếp ...

  4. #2114
    Tran Truong
    Khách

    Trả lời Đinh Ngọc Ninh _ Dương Thu Hương

    Bây giờ, tôi chuyển sang một vấn đề khác, ông có nói rằng những lần ông về Việt Nam, không có cảm tưởng rằng Việt Nam có một chế độ độc tài. Đúng hoàn toàn, thưa ông. Bởi v́ ông chính là ông, Đinh Ngọc Ninh. Ông không phải một trong số hàng ngàn cựu chiến binh bị giết âm thầm bởi bàn tay của những kẻ tội phạm trong các nhà tù Việt Nam mươi năm trước.

    Ông cũng không phải những người hiện đang sống chết cho nền dân chủ của đất nước hiện nay như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ B́nh, Nguyễn Khắc Toàn và bao nhiêu tù nhân chính trị khác. Ông không bị tra chân vào c̣ng và v́ c̣ng quá chật nên hai bắp chân đang thối ra, nói theo danh từ chuyên môn là hoại thư, như ông Nguyễn Khắc Toàn đă chịu ở trại giam Ba Sao ....

    Và v́ những lư do đó sự cảm nhận của ông là đương nhiên. Cũng như một người không cảm thấy nóng v́ đang ngồi trong pḥng máy lạnh. Cứ thử đi ra đập đá như các tù nhân vào trưa hè xem sao ? ....

    Vấn đề tiếp, ông có nói rằng ông lớn lên ở miền Nam, không có ông Phạm Văn Đồng nhưng ông cũng vẫn được học rằng nước Việt có 4000 năm văn hiến. Và điều đó khiến ông vô cùng tự hào. Vậy ông cứ tự hào nếu điều đó đem lại cho ông một thứ tiện nghi tinh thần. Theo như tôi biết, chính hàng ngũ quan chức cộng sản cao cấp hiện nay cũng đă lên tiếng v́ sự mạo nhận trên. Tất cả những chứng cứ khảo cổ chỉ cho phép sự hiện diện của nước Việt là trên 2500 năm thôi.

    Trong khi chờ đợi những chứng cứ khác, chúng ta đành phải tự chấp nhận những ǵ khoa học lịch sử của thế giới thừa nhận. Đó là luật chơi chung. Descartes có nói: “Muốn đạt được chân lư, trước hết phải từ bỏ những ư kiến mà ḿnh đă tiếp nhận được. Sau đó ḿnh phải tự xây dựng lại tất cả các kiến thức của ḿnh từ bước đầu tiên ...” Descartes là triết gia phương Tây, ông là người được du học ở phương Tây, không bị giam cầm nơi bùn lầy nước đọng như tôi, tôi tin rằng ông hiểu Descartes dễ hơn tôi.

    Trong cuộc gặp gỡ tại Turin, cũng như trong bài viết, ông nhắc nhiều lần về chuyện những người đàn bà Ấn Độ và những người đàn bà theo đạo Hồi phải chịu nhiều khổ cực hơn phụ nữ Việt Nam. Tôi tuy không được du lịch nhiều nơi trên thế giới như ông, nhưng tôi cũng biết rằng đó là một sự thực, và một sự thực nữa là nhiều người phụ nữ châu Phi c̣n chịu những thống khổ mà chúng ta khó h́nh dung được.

    Tôi cũng biết câu nói nổi tiếng của Fénelon: “Tôi quư gia tộc hơn bản thân, tổ quốc hơn gia tộc và nhân loại hơn tổ quốc”. Nhưng tôi cũng lượng sức ḿnh, tài hèn sức mọn, tuổi già, chẳng c̣n mấy hơi mà đến lúc chầu trời, nên tôi chỉ đủ sức thương cảm những người đàn bà Việt Nam và đấu tranh cho họ.

    Dù tôi rất kính trọng những người như mẹ Teresa có tinh thần cứu rỗi toàn thế giới đau khổ, nhưng v́ cuộc đời có hạn và sức người cũng có hạn, tôi không dám theo chân bà.
    Hy vọng rằng ông, trái tim bao dung hơn, đầu óc cởi mở hơn, sẽ có thể đấu tranh cứu vớt những người đàn bà theo đạo Hồi và đạo Hindu, xin chúc ông đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp từ thiện, v́ đối với tôi, chỉ sự nghiệp từ thiện và hành động thiết thực là có giá trị, c̣n phổ biến và rao giảng một cách thuần tuư nỗi đau khổ của những người đàn bà dưới thời Taliban th́ bộ máy thông tin của chính quyền cộng sản Việt Nam làm nhiều và tốt hơn ông.

    Bởi dưới tất cả những kênh truyền tin này, luôn luôn ngầm ẩn chứa một lời đe doạ: “Mở mắt ra mà nh́n ... Đă rơ chưa, chúng nó c̣n khổ hơn các người, hăy câm mồm đi ....”

    Để kết thúc bài trả lời này, tôi xin trở lại cái tên bài viết của ông: “Một thần tượng đă ra đi”. Khi ở Paris, ông Phan Huy Đường có đưa bài của ông cho tôi, và tôi đă trả lời ông Đường: “May thay, tôi không phải ngôi sao ca nhạc, tôi không cần fan v́ tôi không sống bằng tiền bán vé”. Giờ, tôi xin trả lời ông một cách nghiêm chỉnh hơn và có lẽ, hợp với những người lịch sự như ông hơn.

    Thưa ông, con người với con người luôn luôn là các hành tinh riêng biệt, về một phương diện nào đó, cho nên xă hội mới cần đến luật và lệ để cho những con người khác biệt nhau có thể cùng chung sống một cách hoà b́nh. V́ lẽ đó, để hiểu được nhau là rất khó, một người Tây học lịch sự như ông mà tiếp xúc với kẻ quê mùa lỗ măng như tôi quả là một sự khó nhọc cho cả đôi bên. Sẽ không bao giờ có được sự thông cảm hoàn toàn giữa hai cá thể quá cách biệt, nhưng tôi sẽ cố lư giải một cách đơn giản.


    Còn tiếp ...

  5. #2115
    Tran Truong
    Khách

    Trả lời Đinh Ngọc Ninh _ Dương Thu Hương

    Thưa ông, những người như ông Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ B́nh, Nguyễn Khắc Toàn cùng nhiều người khác và bản thân tôi đấu tranh cho nền dân chủ v́ chúng tôi tin chắc rằng chỉ có giaỉ pháp dân chủ là tránh được một cách hữu hiệu sự bóc lột, nhũng lạm của thiểu số cầm quyền với dân chúng, và đó là con đường ngắn nhất để tổ quốc vượt đựoc cái khoảng cách lịch sử dài dặc mà những quốc gia văn minh đă bỏ Việt Nam cũng như các nước chậm tiến khác lại phía sau.

    Làm điều đó có nghĩa là chúng tôi phải chấp nhận mọi sự đau khổ, tù đày, con cái chúng tôi không được hưởng những tiện nghi trong công việc và đời sống, chưa kể sự quấy nhiễu và hù doạ thường xuyên của một bộ máy đàn áp khổng lồ. Chúng tôi chỉ có thể chấp nhận được mọi sự trả giá, kể cả cái chết v́ chúng tôi đặt lợi ích của dân tộc lên trên hạnh phúc bé nhỏ của gia tộc cũng như của bản thân, và chúng tôi tin điều đó là chính nghĩa.

    Chúng tôi không chấp nhận cái chết bởi tiếng la ḥ cổ vũ của những người khác. Không có kẻ nào ngu dại chấp nhận cái chết cũng như một cuộc sống khốc liệt v́ muốn được khen ngợi, được là ngôi sao, là thần tượng hoặc bất cứ thể loại nào tựa hồ như vậy. Mạng sống là giá trị thượng đẳng của con người, thứ đó chỉ có thể đem tế lễ thần thánh, và thần thánh ở đây với chúng tôi là tiếng gọi của lương tâm, là vong linh thiêng liêng của tổ tiên, khí thiêng của sông núi.

    Không ai đi vào cơi chết v́ tiếng hoan hô của những “ông thánh” bằng xương bằng thịt nặng từ 60 đến 70 kg, ăn một ngày vài bữa và vào pḥng vệ sinh để thải bă. Không ai ngu đến mức như vậy, thưa ông.

    Đó là điều thứ nhất. Điều thứ hai cũng quan trọng không kém là không những chỉ trong nước mà ở nước ngoài cũng có những người căm ghét chế độ độc tài, đau xót cho đất nước, họ chưa quá vội vui mừng v́ đôi giày Made in Vietnam như ông mà họ cũng nh́n thấy cái sự thật hiển nhiên là tổ quốc Việt Nam được xếp hạng trong mười nước nghèo khổ nhất thế giới, và căn nguyên sự nghèo khổ cần phải được tiêu diệt.

    V́ có chung cảm thức đó, họ lên tiếng ủng hộ những người đấu tranh cho dân chủ trong nước. Đó là một hành động v́ nghĩa, nói nôm na là chia lửa với những người đang chịu trận. Đă làm việc nghĩa th́ không ai tính thiệt hơn. Đă tính đến lợi ích, được thua có nghĩa là đi buôn, mà là buôn kiểu hàng xén. Hai hành vi đó cách nhau một trời một vực.

    Tất cả những người đă dấn thân vào cuộc đấu tranh này, buộc phải có một niềm tin bảo mạng, niềm tin đó không thể lay chuyển. Đứng trước hàng ngàn lời khen cũng như hàng ngàn lời chửi rủa, hăm doạ, họ phải giữ một sự thản nhiên. Bởi v́ nghe lời chê bai mà giận là mồi cho người ta gièm pha. Nghe câu khen ngợi mà mừng, đó là làm mồi cho người ta nịnh hót. V́ lẽ đó, vài năm trước đây tôi đă trả lời ông Đinh Quang Anh Thái: “Đối với tôi người ta khen hoặc người ta chửi như nhau.”

    Cuối cùng tôi xin nói với ông rằng, thần tượng chỉ là món ăn cho tuổi thiếu niên hoặc cho nhân loại thời ấu trĩ. Nước Đức đă từng có thần tượng là Hitler và thần tượng này đă dẫn nước Đức xuống vực thẳm của Đại chiến II. Một nửa nhân loại đă từng có thần tượng là Karl Marx, và một nửa nhân loại đă trả giá cho vị thần râu xồm. Sau những kinh nghiệm như vậy người ta hiểu rằng con người trưởng thành là con người không cần thần tượng. Thần tượng là món cháo thịt của tuổi thiếu niên.

    Chúc ông nhiều sức khoẻ.


    Còn tiếp ...

  6. #2116
    Tran Truong
    Khách

    Trả lời Đinh Ngọc Ninh _ Dương Thu Hương

    Hà Nội 7–9–2005.

    Thưa ông Đinh Ngọc Ninh, tôi chưa thấy hồi âm từ phía ông, nhưng v́ ngày Quốc Khánh vừa qua có xảy ra một vài t́nh huống mang tính bi hài và các t́nh huống này xét ra tương ứng với cuộc tranh luận mà ông khởi xuớng, nên tôi lại tiếp tục hầu chuyện ông, xem như đây là phần hai của lời phúc đáp.

    Ngày 2–9 vừa qua ông Tạ Hải có đến căn hộ tôi đang ở (308, A8, Khu Khương Thượng). Trên nguyên tắc tôi không tiếp ai tại nhà để tránh sự vu khống bỉ ổi của bộ máy cầm quyền, nhưng tôi đă tiếp ông Tạ Hải v́ ông ấy là kẻ bị đày đoạ, là nạn nhân của chính quyền cộng sản. Vốn là chuyên viên cao cấp của Tổng cục Cao su, do bản tính thật thà ông Hải đă tham gia vào cái tṛ gọi là “Đảng phát động chống tham nhũng”.

    Là người sinh tử với nghề lại có khá dầy kinh nghiệm ông Hải đă phát hiện, minh chứng và tố cáo đến mọi cửa vụ tham nhũng một ngàn tỷ đồng ở Tổng cục Cao su. V́ không c̣n cách nào khác, Bộ Công nghiệp phải kỷ luật thứ trưởng đặc trách Tổng cục này bằng cách cho nghỉ hưu sớm. Nhưng đồng thời ông Hải cũng bị đuổi khỏi cơ quan và mười lăm năm nay sống vất vưởng, không lương, không nhà, nhập vào đội quân khiếu kiện đứng thường trực trước cửa số 1 phố Mai Xuân Thưởng.

    Ông hăy cố h́nh dung những con người bị cướp đoạt mọi thứ, bị ném ra vỉa hè và sống thường trực dưới các mái tôn chợ, bị săn đuổi từ nơi này qua nơi khác, không có hiện tại và không cả tương lai .... Khốn khổ thay cho ông Hải, ông ấy cũng là người có chữ, và tuy mười lăm năm sống lay lắt thiếu cơm áo, thiếu cả điều kiện vệ sinh thân thể, ông ấy vẫn không quên giấc mơ “văn chương” thời sinh viên. Thế là ông ấy nằng nặc đ̣i tôi cho xem hai tấm bằng của Grinzane Cavour .

    Xem xong lại đ̣i mang về cho “bạn hữu” xem. Thật kỳ cục. Nhưng tôi không nỡ từ chối một người tử tế đă bị đẩy vào đường cùng như ông ấy. Tiện thể tôi nhờ ông Hải chuyển đến ông Hoàng Tiến bài viết của ông (Đinh Ngọc Ninh) và bài trả lời của tôi. Hai hôm sau ông Hải quay lại, mặt vốn xanh xao v́ đói ăn, không c̣n chút thần sắc. Ông ấy nói rằng ông ấy đă bị bắt ngay dưới chân cầu thang nhà A 8. Sáu công an dẫn ông ấy vào đồn.

    Ở đó họ quay phim, chụp ảnh ông Hải cũng như “tài liệu” ông Hải có trong tay . Họ tra hỏi, doạ nạt ông ấy suốt một ngày (từ 11 g 30 đến 8 g 30 tối). Khi ông Hải hỏi họ là công an của Bộ hay của Thành phố th́ họ quát: “Không có quyền hỏi”. Sau rốt, họ tịch thu các tài liệu với lời tuyên bố: “Tài liệu phản động, nguy hiểm, trái pháp luật”. Và họ thả ông ấy ra với lời đe doạ: “Từ rày không được lui tới bọn ấy nữa ...”

    Tuy nhiên ông Tạ Hải đă quay lại, bởi v́ dù sợ hăi ông ấy vẫn c̣n ḷng tự trọng, ông ấy lớn tuổi hơn tôi (sinh năm 1940) lại là đàn ông, ông ấy xấu hổ v́ đă phải ngoan ngoăn nộp hai tấm bằng Grinzane Cavour mặc dù ông ấy biết tiếng Anh, suy được ra tiếng ư và hiểu rằng hai tấm bằng ấy chẳng liên quan ǵ tới cái mà sáu ngài công an kia gọi là ‘tài liệu phản động, chống lại pháp luật nhà nước” ....

    Bây giờ, tôi xin ông, Đinh Ngọc Ninh hăy làm phép loại suy , từ người công dân Tạ Hải tới một công dân khác, không những không biết tiếng Anh mà thậm chí c̣n mù cả tiếng Việt, họ sẽ phản ứng ra sao trước sự đàn áp trắng trợn cuồng lộng của kẻ cầm quyền ? Và cái nhà nước bắt giữ công dân không cần lệnh, không cho phép họ được quyền hỏi danh tính, nếu không gọi là nhà nước độc tài mafia th́ gọi bằng tên ǵ, thưa ông ?

    *

    Từ nhiều năm trước đây nhà văn Lê Phương một đồng nghiệp của tôi trong xưởng phim truyện đă bảo:

    - Những điều cô nói các cụ xưa đă nói rồi. Từ những năm 1930 cụ Tản Đà đă viết:

    Bởi tại thằng dân ngu quá lợn
    Cho nên quân ấy mới làm quan ...

    Nhà phê b́nh Lại Nguyên Ân lại bảo tôi:

    - Ồ, câu thơ ấy chắc của ông Kép Trà, bởi v́ cha Tản Đà làm quan, anh ông ấy cũng làm quan, lư tưởng của ông ấy cũng là làm quan, ông ấy khó có thể nói phũ phàng như vậy.

    Ḷng phân vân, tôi đi hỏi thêm tám người nữa trong giới sử học và văn chương, có bảy người cam đoan câu ấy của Tản Đà, và một người bỏ phiếu cho Lại Nguyên Ân ....

    Thôi th́ dù Tản Đà hay Kép Trà vẫn chỉ câu thơ ấy . Sao người ta nhớ nhiều, nhớ dai đến như vậy ? Ông là người tài cao học rộng lại được đi muôn núi ngh́n sông hẳn là thuộc ḷng những nguyên tắc tâm lư: con người chỉ nhớ những ǵ có sức va đập rất mạnh vào tâm khảm. Hoặc là điều họ thích nhớ. Hoặc là điều họ cố quên nhưng không thể nào quên nổi.

    Vậy, ông có định về Viêt Nam để đào mộ thi sĩ Tản Đà và cụ Kép Trà hay không ?


    Còn tiếp ...

  7. #2117
    Tran Truong
    Khách

    Trả lời Đinh Ngọc Ninh _ Dương Thu Hương

    Tôi cho ông ví dụ thứ ba.

    Dân Việt Nam sau cuộc chiến tranh chia làm hai và bên nào cũng không muốn thoát khỏi cái bóng hắc ám của quá khứ. Một phía là sự thù hận mù quáng ( sic ), phía kia là ḷng kiêu hănh ngu dốt và bỉ ổi. Cả hai đều ở trong nhà tù của chính ḿnh. Nhưng người Việt Nam nói chung trước con mắt của nhân loại chỉ là một dân tộc.

    Trong dân tộc ấy nhân loại chọn lựa hai gương mặt tiêu biểu: Nguyễn Trăi và Hồ Chí Minh. Bây giờ, tôi nói với ông về Nguyễn Trăi. Tôi không rơ một người du học từ bé ở phương Tây biết ǵ, nghĩ ǵ về Nguyễn Trăi. Riêng tôi, tôi đi Côn Sơn nhiều lần, lần nào cũng trở về với cảm giác buồn nản và uất hận. Tôi cảm thấy ḿnh bị tước đoạt cái ǵ đó vô h́nh, không thể giải thích nhưng đau xót đọng lại như muối xát vào vết bỏng, nỗi đau đó có thể h́nh dung. Một lần, con trai tôi hỏi:

    - Mẹ có thấy là Nguyễn Trăi đáng được cướp pháp trường gấp một ngàn lần những người khác hay không ?

    - Đúng! Ông xứng đáng được cướp pháp trường gấp một ngàn lần người khác.

    Và thế là câu hỏi của con trai tôi chính là lời giải thích nỗi đau xót uất hận của tôi bao nhiêu năm. Nói một cách công bằng tôi phải cảm ơn nó. Những vụ cướp pháp trường đă xảy ra không ít trong lịch sử Trung Quốc. Chưa kể đến 108 anh hùng Luơng Sơn Bạc ngay cả các môn phái vơ, các băng đảng lục lâm thảo khấu cũng thường xuyên cướp pháp trường để giải cứu cho sư phụ hay đồng đảng của họ.

    Vậy mà, với một người như Nguyễn Trăi đă không có ai làm điều đó. Không có cướp pháp trường. Ngay một tiếng thét, một giọt lệ cũng không. Nhục nhă thay, đau đớn thay, kẻ duy nhất công khai khóc Nguyễn Trăi lại là ... tên đao phủ !...

    Than ôi ! Dân tộc !

    Trong trường hợp cụ thể này dân tộc của chúng ta (của ông và của tôi) hùng hay hèn, thưa ông Đinh Ngọc Ninh ?

    Phải chăng sự hèn nhát trước kẻ cầm quyền là món ăn truyền thống quen miệng ngon lưỡi duy tŕ cho đến tận hôm nay và chính v́ thế mà bộ máy tuyên truyền của nhà nước này ra rả bảo tồn “truyền thống” ?.....

    Trong bài viết của ông, ông có nhại lại “thằng Vơ Văn Kiệt”, “thằng Lê khả Phiêu” và nói rằng đó là ngôn ngữ của kẻ đầu đường xó chợ. Ồ, tôi thích được đầu đường xó chợ gấp mười lần bây giờ v́ những lúc mài đũng quần ở quán nước hay ngồi xệp ăn bún ốc ở vỉa hè là những lúc được thư giăn và được nghe đủ thứ chuyện của dân đen ....

    C̣n bây giờ, trở lại chuyện: “thằng này, thằng kia ...”. Tôi xin thưa, trong gia tộc cũng như gia đ́nh tôi, chữ Đức được xếp lên hàng đầu. Giàu sang, quyền lực, bảnh choẹ và nhiều giá trị khác phải đặt ở phia sau. Chúng tôi xem chữ Đức như cốt lơi của nhân cách, như chỗ nương náu an toàn nhất cho cuộc hiện sinh, là giá trị bền vững cứu rỗi con người. Cha tôi dạy tôi như thế và tôi cũng dạy con cháu tôi như thế.

    Người có đức dù làm nghề nào cũng phải giữ sự ngay thẳng, không v́ lợi ích bản thân mà làm tổn hại người khác, cũng không v́ công danh mà xu phụ kẻ chức trọng quyền cao hà hiếp người yếu đuối, nghèo khổ. Tóm lại, đó là bản giá trị cổ lai hi và có lẽ thời nay nhiều người không nhớ nữa. Không may cho tôi, tôi chưa có bảng giá trị mới nào thay nên tôi cứ sống đúng theo các chuẩn mực cũ kĩ đó.

    Theo các chuẩn mực cũ kĩ đó th́ những kẻ cầm quyền Hà Nội hiện nay chỉ là một lũ gịi, không hơn và không kém. Thưa ông, ông có hiểu rơ thế nào là gịi không ạ? ... Có lẽ, ở đây tôi cần giải thích cụ thể cho ông v́ ông du học ở phương Tây từ nhỏ chỉ biết các loại toilettes trắng bóng, sạch như lau. Mà, trong bất kỳ ngôn ngữ nào, mỗi từ cũng sinh ra từ một bối cảnh cụ thể.

    Thưa ông Đinh Ngọc Ninh, trước đây người nông dân Việt Nam chưa có phân hoá học họ chỉ có thể bón ruộng bằng phân bắc (tức là cái thứ mà mọi người vẫn vào pḥng vệ sinh để tống ra hàng ngày, không tống ra được sẽ khốn khổ v́ chạy chữa). Họ bón ruộng bằng phân bắc + phân chuồng gồm phân lợn, gà, trâu ḅ, và phân xanh (tức lá cây ủ thối). Phân chuồng và phân xanh thường đă oải chỉ gánh ra ruộng là văi.

    Riêng phân bắc phải chứa vào các thùng đấu tức là các hố sâu được đào ven ruộng, làm loăng ra bằng cách đổ nước bùn hay nước rănh, và thứ đó được coi là thứ phân bón tuyệt hảo cho lúa, rau và các loại hoa. Vậy là, trong các hố chứa phân ruồi nhặng đẻ trứng, trứng nở ra gịi. Gịi lúc nhúc trong hố phân là một h́nh ảnh của đồng ruộng Việt Nam xưa.

    Ở đây, dẫu biết rằng ông là người lịch sự, tôi không thể nào làm đẹp ḷng ông mà mô tả : “những con côn trùng bay lượn hay nhào lộn trong quư bă, trong báu phẩn ...” vân vân .... Sự thật là sự thật. Cổ ngữ nói “cứt có gịi” là từ h́nh ảnh này nảy sinh ra. Khủng khiếp thật. Nhưng đó chính là một góc của cuộc sống. H́nh tượng con gịi vô cùng ấn tượng, nhất là với ai đă từng nh́n thấy những hố phân thời trước. Đó có thể là h́nh ảnh tiêu biểu nhất cho một loài kư sinh có sức tàn phá khốc liệt và sức mạnh sinh sản khốc liệt. Thêm nữa, một sự nhơ bẩn đến nhờm tởm.


    Còn tiếp ...

  8. #2118
    Tran Truong
    Khách

    Trả lời Đinh Ngọc Ninh _ Dương Thu Hương

    Hăy nh́n lại những con gịi khổng lồ thời hiện tại. Hà Nội đang lưu truyền bản photocopie trên đó đăng thứ tự 50 (năm mươi) con Gịi hạng một, những con Gịi chủ ngân khoản nhà băng khắp thế giới, nhiều nhất là Mỹ và Thụy sĩ. Mức tiền gửi thấp nhất là trên 600 triệu USD ... Tôi không phải chủ nhà băng nên không biết rơ số ngân khoản thấp nhất hay cao nhất là bao nhiêu. Nhưng tôi biết một số vụ “làm ăn” của các Bự Gịi.

    Con th́ ăn cắp một nửa số xi-măng đổ ḷng hồ Thuỷ điện Hoà b́nh khiến mỗi năm một lần phải mời chuyên gia Hà Lan sang hàn vết nứt, mỗi lần tốn kém hàng trăm triệu USD và các ngân hàng bị huy động chạy nháo nhác như cứu hoả.

    Con th́ mua tàu băi rác của hải quân Nga thải đi sơn quét lại mang về lúc diễn tập sự việc mới đổ bể. Con th́ mua tên lửa Nga đă tịt ng̣i đem về bắn không nổ, mang tàu trục vớt không được phải thuê dân chài ṃ lên. Con thi rút ngân quỹ quốc gia cho vợ trổ tài xây sân bay trên đảo tốn hàng tỷ USD, ngày khánh thành cả sân bay, máy bay và phi công bị sập ch́m xuống biển vô tăm tích, báo chí không được phép đưa tin, đương nhiên, quốc hội cũng không được báo cáo ...vân vân ..và.. vân vân.... tôi không thể kể tiếp thưa ông, v́ bất khả.

    Tôi không đủ giấy và đủ thời gian để liệt kê 50 con Gịi cấp 1, làm sao có thể đủ kiên nhẫn kể cho ông những con Gịi cấp 2 và cấp 3 ? .... Tôi chỉ biết rằng sự tàn nhẫn khốc liệt đang hoành hành trên xứ sở này nơi đám công tử đỏ đánh canh bạc cả trăm ngh́n USD, cưỡi máy bay đi chơi gái Hồng Kông như người ta xuống đường đổ rác, trong khi con cái nông dân thất học v́ không tiền mua vở, bao nhiêu người chết bệnh v́ không tiền chữa, thậm chí có người bị trâu đâm ḷi ruột , bệnh viện cũng không cấp cứu v́ ... không đủ tiền nhập viện ...

    Chưa bao giờ sự lộng hành của quyền lực lại gây cho tôi cảm giác nhờm tởm như bây giờ. Cũng chưa bao giờ sự khiếp nhược dối trá của dân chúng lại khiến tôi buồn nản như bây giờ. Khi một đám Bự Gịi xuất hiên trên khán đài, bên dưới người ta kháo nhau rành rẽ:

    “... Thằng A có cổ phần ở siêu thị này, ở khách sạn liên doanh kia. Thằng B bắt nhà nước trả gần 100 tỷ cho công ty thua lỗ của con trai nó. Thằng C vớ ngót nghét năm trăm triệu USD mua vụ tàu và súng đểu ...vân vân..và..vân vân...”

    Nhưng nếu cần nói một lời chính thức, công khai, họ sẽ lẩn đi ngay. Tôi chắc đám Bự Gịi đứng trên khán đài kia cũng đủ sức hiểu rằng người dân căm thù và khinh bỉ chúng, nhưng chúng đứng vững v́ chúng dựa trên ṇng súng. Đơn giản thế thôi. Một sự sợ hăi khủng khiếp đă và đang nghiền nát dân tộc này biến họ thành những kẻ dối trá. Nói dối tự nhiên như hít thở. Nói dối v́ hăi quá. Đó là sự thật hiển nhiên dưới mọi nền độc tài.

    Và đây là điều tôi sẽ cho ông rơ: Tôi đă quay trở lại Viêt Nam năm 1995 chính là để chiến đấu với sự sợ hăi có tính thống trị và thâm căn cố đế này.

    Trong bài báo của ông Alan Riding ngày 11-7-2005 viết: “Tôi quay lại Việt Nam là để nhổ vào mặt kẻ cầm quyền”. Thật ra, câu ấy tôi đă sửa đổi chút ít so với bản gốc. Câu nói chính thức của tôi là như sau: “Mon seul but, c’est déféquer sur les visages du pouvoir”, tôi trả lời câu hỏi của một số phu nhân đại sứ và nữ tuỳ viên ngoại quốc đang sống ở Hà Nội, trong một buổi họp mặt có tính pḥng trà. Bây giờ ông, một người lịch sự, hăy cố nghe cho rơ lời dich sát nghĩa sang ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta:

    “Tôi trở lại Việt Nam là để ỉa vào mặt kẻ cầm quyền”.

    Tại sao tôi lại biến báo từ chữ ỉa sang từ nhổ ? V́ ở Pháp tôi thấy người ta văng merde luôn luôn, và tôi nghĩ rằng từ nào dùng nhiều cũng ṃn nên tôi mới đổi từ déféquer sang cracher. Không phải là để làm hài ḷng ông Alan Riding, thưa ông !

    Từ nhỏ, tôi đă không có tính chiều ḷng người khác. Cả đến bố mẹ tôi, tôi cũng không nói khéo bao giờ. Đó là phần khiếm khuyết của bản thể. Khó mà đổi thay. Và tôi cũng không có ư muốn thay đổi. Ông chẳng phải bố mẹ tôi làm sao tôi có thể gọi những Con Gịi tôi khinh bỉ bằng “ngài” hoặc “ông” để cho ông đựoc đẹp ḷng ?


    Còn tiếp ...

  9. #2119
    Tran Truong
    Khách

    Trả lời Đinh Ngọc Ninh _ Dương Thu Hương

    Bây giờ, tôi xin kính biếu ông một trong số những định nghĩa về con người mà tôi thích:

    “Con người là con vật với những ảo tưởng của nó”.

    Và để giúp ông “giải ảo” được nhanh chóng tôi xin nói vắn tắt như sau: Tôi là người đấu tranh cho dân chủ nhưng không nuôi mộng làm chính trị. Có nghĩa là nếu một mai đất nước có dân chủ, tôi (nếu trời c̣n cho sống, giả dụ như vậy, và chưa lú lẫn) sẽ không bao giờ tham gia vào bất cứ đảng phái nào. Không những thế tôi c̣n cấm chỉ hai con và các cháu tôi làm chính trị: “Nếu ai không nghe lời tôi, c̣n sống tôi sẽ từ, chết rồi tôi sẽ về phá bàn thờ quấy nhiễu cho bằng phải bỏ chốn quan trường mới thôi”.

    Tại sao ? V́ nghề chính trị rất hao tổn âm đức, quyền lực và ḷng tham là hai con thú dữ thường xuyên chiến thắng ḷng nhân ái cũng như lương tri. Phải là người dầy bản lĩnh lắm mới nên nhảy vào chính trường nếu không tai hoạ khó tránh khỏi. Hai con tôi, mỗi đứa hai bằng đại học, v́ là con kẻ làm giặc nên không thể có chỗ trong nhà nước này, con gái tôi bán sơn cho hăng Đông á, con trai tôi làm đủ nghề tạp nhạp: bồi bàn , gác cổng, vẽ thuê và nay làm quảng cáo thuê cho tư nhân.

    Không sao ! Cuộc chơi nào cũng phải trả giá và đối với tôi mọi sự được ngửa bài. Trong cuộc đấu tranh này tôi không nhằm nḥ ǵ hết cho cả ba đời trong gia đ́nh tôi, vậy là cho không / Gratuit

    Khi không một mảy may tham vọng, tôi là người tự do, thưa ông. Tôi không cần mua phiếu của bất cứ ai để được làm chủ tịch đảng hay làm tổng thống.

    Tôi không cần uốn lưỡi gọi những Con Gịi bằng “ông” để ông được êm tai,đẹp ḷng.

    *

    Tại sao lại có cuộc chơi này ?

    Chính tôi cũng không rơ. Xưa nay tôi vẫn là kẻ bị ném đá từ hai phía, cộng sản cũng như quốc gia. Danh sách những người chửi tôi ở California c̣n dài hơn ở Việt Nam. Tôi không trả lời ai hết, trừ trường hợp Bùi Duy Tâm 1992. Hồi đó vũ khí chiến lược của tôi là “chuyện Dương Thông” c̣n phải chôn trong bóng tối nên cuộc căi vă có tính đàn bà vớ vẩn phù phiếm. Mười hai năm sau tôi mới sử dụng vũ khí này. Và tôi hiểu cuộc chiến tranh nào cũng cần những vũ khí bí mật, nhất là trong trường hợp trứng chọi đá như tôi. Với tất cả các cá nhân đă chửi tôi ở cả hai phía, không bao giờ tôi đáp lời. Lư do, ông đă hiểu.

    Lần này, tại sao lại là ông ? Thành thực sau khi đọc bài của ông tôi đă ném vào sọt rác và quên. Nhưng khi bài đó được đưa tới qua đường bưu điện tôi đột ngột đổi ư. Bây giờ tôi bắt đầu lờ mờ nhận thấy rằng tôi bị xui khiến bởi nỗi xúc động thầm kín với h́nh ảnh tươi thắm của một nước Việt Nam năm 1945 một dân tộc hào hùng, thăng hoa, và một nước Việt Nam năm 2005 với một dân tộc bị phân chẻ không c̣n nhuệ khí.

    Những người công sản vào năm 1945 tràn đầy tự tin kiêu hănh, và lũ Bự Gịi hiện tại, ĺ lợm, vô sỉ và tham tàn. Một ṿng quay sinh diệt, sự nảy nở và sự tàn rữa kế tiếp nhau .... Có lẽ, v́ những cảm thức đó, tôi đă trả lời ông.

    Tuy nhiên, về phía ông, chính ông mới là người khởi sự, chính ông là kẻ lập ngôn, ông muốn có cuộc chơi này. Vậy th́, tôi xin chờ câu trả lời của ông.

    Chúc ông sức khoẻ.

    Dương Thu Hương

  10. #2120
    Tran Truong
    Khách

    Vai tṛ của nhà văn nữ trong xă hội

    Bài nói chuyện của Dương Thu Hương tại Câu lạc bộ Hiệp hội các Hội khoa học kỹ thuật, Hà nội ngày 9.2.1990

    Thể theo nguyện vọng của các trí thức trong Câu lạc bộ Hiệp hội các Hội Khoa học Kỹ thuật tại Hà nội (tại trụ sở Đảng Xă hội cũ, 53 Nguyễn Du), anh Hoàng Nguyên (là nhà báo phụ trách Câu lạc bộ) đă mời nhà văn Dương Thu Hương đến nói chuyện với các thành viên Câu lạc bộ.

    Chiều thứ sáu 9.2.1990, khoảng gần 14 giờ, trong pḥng họp 300 ghế đă gần kín hết người ngồi. 14 giờ kém 5 phút, khi ông Hoàng Nguyên giới thiệu diễn giả với cử tọa th́ không c̣n một ghế trống. Nhà văn Dương Thu Hương muốn ngỏ ư nhường ghế của ḿnh cho một thính giả cao tuổi đứng gần đó, nhưng ông lắc đầu cảm ơn và chỉ cho chị Hương thấy xung quanh pḥng họp, sát tường có nhiều người phải đứng.

    Đúng 14 giờ nhà văn Dương Thu Hương bước lên diễn đàn.

    Thưa các cô bác và các anh chị,

    Hôm nay đứng trước một cử tọa đông đảo, trong đó có nhiều vị cao tuổi và hơn tôi rất nhiều về trí thức, về công lao đối với xă hội và các mặt khác, tôi không thể không run sợ. Nhưng tôi nghĩ là ḿnh đến đây với tấm ḷng chân thành nên cũng yên tâm hơn. Tôi không có khả năng và cũng không có ư định diễn thuyết ở đây, tôi chỉ muốn được đối thoại một cách chân thật, cởi mở với các cô bác và các anh chị. Từ giờ phút này, xin cho phép tôi được gọi một cách thân mật các vị là các anh chị.

    Anh Hoàng Nguyên, hôm qua, thay mặt các anh chị chuyển tới tôi bốn câu hỏi. Để có thể đạt hiệu quả tốt hơn cho cuộc đối thoại trong một thời gian hạn định, tôi xin trước hết trả lời bốn câu hỏi này. Sau đó, nếu các anh chị không đặt tiếp những câu hỏi, tôi xin phép được ra về.

    Câu 1 : Điều ǵ đă thôi thúc chị đi vào văn học ?

    Hồi c̣n đi học, tôi chưa bao giờ nghĩ ḿnh có thể trở thành nhà văn. Tôi thường mơ ước trở thành cầu thủ bóng bàn, bóng rổ hay bơi lội mặc dù tôi cố gắng tập măi mà chẳng bao giờ biết bơi, rồi tôi lại chăm chỉ tập xà và mơ ước trở thành vận động viên thể dục dụng cụ.

    Năm 1967, tốt nghiệp trường Lư luận nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, tôi tṛn hai mươi tuổi. Cuộc chiến đấu chống Mỹ của nhân dân ta đang diễn ra ác liệt, tôi xung phong vào B́nh Trị Thiên, mong đóng góp phần sức lực nhỏ bé của ḿnh cho đồng bào và chiến sĩ đang chiến đấu gian khổ ở đó. Cùng vởi bạn bè, chúng tôi tổ chức những phong trào văn hóa quần chúng trong các đơn vị thanh niên xung phong, cất lên “Tiếng hát át tiếng bom”.

    Ngày ấy, các đoàn văn nghệ nghiệp dư của chúng tôi không có ǵ ngoài ít đạo cụ và trang bị thô sơ, nhưng đồng bào và chiến sĩ đều đón tiềp chúng tôi rất nồng nhiệt. Chúng tôi cũng đă nhiều lần chửng kiến những cảnh đổ máu, hy sinh. Đó là những năm tháng sung sướng và trong sáng nhất của đời tôi. Nhưng đồng thời, thời kỳ đó cũng lưu lại trong kư ức tôi hai sự việc đáng buồn.

    Sự việc thứ nhất : Một lần ông Nguyễn Tư Thoan (lúc đó là bí thư tỉnh ủy Quảng B́nh) tiếp đoàn văn nghệ̣ chúng tôi. Đồng chí trưởng đoàn tŕnh bày với ông Thoan phương tiện làm việc và đời sống anh em trong đoàn quá khổ sở, thiếu thốn. Nghe xong, ông Thoan phẩy tay nói : “Bảo đem cho nó ít bột trứng gà (và một số tiêu chuẩn thức ăn ǵ đó mà tôi không c̣n nhớ rơ) và điều chỉnh lại chế độ bồi dưỡng…”. Những người ngồi đó dạ ran sung sướng, riêng tôi lặng đi, choáng váng.

    Thái độ ông Thoan, cái phẩy tay của ông Thoan, thái độ khúm núm của mọi người làm tôi h́nh dung thấy h́nh ảnh hống hách của kẻ cường hào xưa kia trong làng xă ta. Đó không phải là quan hệ “đồng chí”. Có một cái ǵ đó vướng mắc trong suy nghĩ của tôi, nhưng đời sống lúc đó rất gian khổ, một lon gạo chúng tôi mang về từ bên kia sông Ṛn có khi phải đổi bằng máu. Đế quổc Mỹ muốn đẩy vùng đất Quảng B́nh trở lại thời đồ đá. Chúng tôi không dám mơ đến những bữa cơm, ăn khoai khô đă là sung sướng th́ c̣n đâu trí năo để phân tích những canh cánh trong ḷng ḿnh. Sự việc đó tôi cũng dần dần quên đi.

    Nhưng rồi tiếp đến một sự việc khác. Bấy giờ ở tỉnh B́nh Trị Thiên có ông tỉnh đội trưởng cao lớn, đẹp trai, có rất nhiều vụ bê bối về phụ nữ. Có những phụ nữ mê ông ta và cũng có những phụ nữ bị ông ta cưỡng bức, không chịu th́ họ bị thuyên thuyển, cách chức. T́nh cảm của người phụ nữ trong tôi bật dậy nỗi bất b́nh. Một cán bộ cách mạng dùng quyền hành của ḿnh để chiếm đoạt phụ nữ th́ thật là quá đê tiện. Nhưng tại sao lại không ai dám vạch mặt hắn. Mọi người trả lời : “Ở tỉnh này nhất ông bí thư, nh́ ông chủ tịch, ông tỉnh đội truởng này có uy quyền thứ ba, làm ǵ được ông ta ?”

    Sự việc trên day dứt, ám ảnh tôi, khơi gợi lại cả sự việc cũ trong kư ức tôi. Chúng ta chiến đấu, hy sinh cho một lư tưởng chung, cho quan hệ tốt đẹp của t́nh đồng chí, vậy mà “đồng chí” là thế này ư ? Tôi đă lờ mờ nhận thấy rằng chính chúng ta đang là nô lệ cho một hệ quy chiếu giả tạo.

    Sau 30.4.1975 tôi vào miền Nam. Trong khi các phụ nữ khác lóa mắt v́ vải lụa, son phấn, hàng hóa, tôi choáng váng nhận thấy hệ thống thông tin ở đó quá phong phú. Trên các quầy sách thấy bên cạnh vô vàn các tác phẩm văn chương, khoa học, triết học của thế giới cổ và kim, đông và tây, bầy rất nhiều những sách triết học Mác - Lênin, sách văn học Nga và Xô viết như Tsêkhốp (Tchekhov), Đôxtôepxki (Dostoievski), Goócki (Gorki) v.v...

    Trong khi ở miền Bắc hàng bao năm trời chúng ta chỉ có một thứ đài ga-len tự lắp, nhà nào khá lắm có cái đài Xiêng-mao, trên các quầy sách hầu như chỉ có sách của phe xă hội chủ nghĩa. Chúng ta chỉ tiếp nhận một luồng thông tin. Làm sao chúng ta đánh giá, phê phán mọi sự việc, sự vật một cách đúng đắn được ?

    Tôi nhớ lại những mô h́nh xă hội phong kiến trong sử sách Trung Quốc : đốt sách, chôn nhà nho, d́m nhân dân trong ngu dốt. Một xă hội xây dựng theo mô h́nh cường hào và những bầy cừu ngoan ngoăn th́ không thể phát triển theo chiều hướng tiến bộ được. Chiến tranh đă chấm dứt rồi, tôi cần phải xem xét, đánh giá lại những quan niệm của tôi.

    Tôi có ngộ nhận trong cuộc sống này không ? Tất cả bạn bè cùng học với tôi trên quê hương đều đă tan xương nát thịt nơi chiển trường B5, trừ một người bi cụt nửa bàn tay trở về làm thợ chữa rađiô ở Bắc Ninh và một thương binh bị cắt túi mật sống sót trở về.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 11 users browsing this thread. (0 members and 11 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •