● Đêm Liên Hoan, Tâm sự đêm giao thừa
Bên kia sông Đuống
Phạm Duy viết về ba tác phẩm chủ yếu của Hoàng Cầm trong thời kháng chiến:
"Bài thơ Đêm Liên Hoan[28] được viết ra ngay trong những ngày đầu đi công tác. Hoàng Cầm và tôi diễn ngâm bài này rất nhiều lần trước hàng trăm, hàng ngàn Vệ Quốc Quân:
Đêm liên hoan đầu nhấp nhô như sóng bể ngang tàng.
Ta muốn thét cho vỡ tung lồng ngực
V́ say sưa t́nh thân thiết Vệ Quốc Đoàn.
Biết bao nhiêu Vệ Quốc Quân "lao đầu vào giặc" sau khi nghe những lời thơ đầy hào khí và thân thiết này:
Trong tiểu đội của anh
Những ai c̣n ai mất?
Không ai c̣n, ai mất
Ai cũng chết mà thôi.
Người sau kẻ trước lao vào giặc
Giữ vững ngh́n thu một giống ṇi
Dù ta thịt nát xương phơi
Cái c̣n vĩnh viễn là người Việt Nam...
Ngoài bài thơ Đêm Liên Hoan soạn cho riêng tập thể chiến sĩ, Hoàng Cầm- cũng như tôi lúc đó- rất quan tâm tới người dân thường. Lúc đó tôi cũng đă đưa vào loại dân ca kháng chiến của tôi những h́nh ảnh anh thương binh, người mẹ già, người vợ hiền, đàn trẻ nhỏ ... nhiều hơn là h́nh ảnh Vệ Quốc Quân. Hoàng Cầm, qua bài "Bên Kia Sông Đuống"[29] cũng đưa ra một cách tuyệt vời những h́nh ảnh cô hàng xén răng đen, môi cắn chỉ quết trầu, cụ già phơ phơ tóc trắng, em bé xột xoạt quần nâu. (...)
Những bài thơ kháng chiến như vậy đă được Hoàng Cầm và tôi diễn ngâm trong rừng sâu, trên đồi cao hay trong những hang đá dưới ánh đuốc bập bùng, có khi chỉ cách một đồn địch chừng vài ba cây số.
Vào khoảng đầu năm dương lịch 1948 tức là sắp sửa tới Tết âm lịch (...) Hoàng Cầm sáng tác thêm một bài thơ nhan đề "Tâm Sự Đêm Giao Thừa" mà tôi cho là tuyệt vời. Hoàng Cầm đưa ra h́nh ảnh một người lính giữ nước, đang đứng gác trong một khu rừng vắng, giữa đêm giao thừa (...) Bài thơ kết thúc với những câu thơ vô cùng thân yêu và đầy hào khí như trong những bài thơ khác của Hoàng Cầm:
Cha con ăn Tết lập công
Cho sữa mẹ chẩy một ḍng ngh́n thu.
Cha đem cái chết quân thù
Làm nên sức sống bây giờ của con. (...)
Phải ghi nhận một điều rất quan trong là tác dụng của bài thơ. Nó đă có khả năng diệt giặc hơn cả những vơ khí tối tân lúc đó như SKZ (súng không giật) hay bazooka vân vân ... Trong ba lô của bất cứ một Vệ Quốc Quân nào cũng đều có những bài thơ chép tay của Hoàng Cầm. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp không thể nào thành công nếu không có những tác phẩm văn nghệ như những bản nhạc của Văn Cao, và những bài thơ của Hoàng Cầm, Quang Dũng (...)
C̣n nhớ có một lần, tôi và Hoàng Cầm ngâm bài thơ Đêm Liên Hoan cho bộ đội nghe 15 phút trước giờ tấn công đồn địch. Sau đó một anh bộ đội đă nói: "Tôi vào giữa đồn mà vẫn c̣n nghe tiếng ngâm thơ của các anh văng vẳng ở trong đầu". Thế mới biết sức mạnh của văn nghệ"[30].
Còn tiếp ...
Bookmarks