Page 24 of 29 FirstFirst ... 14202122232425262728 ... LastLast
Results 231 to 240 of 284

Thread: Chương Tŕnh Chiêu Hồi Trong Hồi Kư Của Hồi Chánh Viên Hữu Nguyên

  1. #231
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ****

    Trưa hôm sau, tại pḥng khách của lán, chúng tôi tất cả 9 người ngồi chờ người đại diện cán bộ Ngô tới “đả thông” tư tưởng.

    Hai chị em bà Trà cùng mấy người con và cháu gái đồng ư ở lại Trung Quốc chờ giấy xuất cảnh chính thức th́ ngồi trong pḥng ngủ phía bên phải của lán.

    Riêng anh Tiến th́ có xe riêng chở lên chiêu đăi trạm họp với cán bộ cao cấp từ trung ương xuống. Tôi cũng chỉ biết phong phanh có như vậy, chứ không biết rơ cán bộ đó là ai, cao cấp như thế nào, và họ họp với anh Tiến về vấn đề ǵ.

    Đúng 1 giờ trưa, một người Hoa ăn mặc lè phè bước vô pḥng họp.

    Thấy ông, chúng tôi đều ngạc nhiên v́ không ngờ đó là người đại diện cán bộ Ngô.

    Thay v́ bộ đồ đồng phục của công an hoặc quân phục của quân đội Trung Quốc, như mọi cán bộ thường làm việc với chúng tôi, người đàn ông này mặc một bộ đồ dân sự nhàu nát, áo để ngoài quần, chân đi đôi dép nhựa, đầu đội chiếc mũ công nhân cũ, bạc màu.

    Ngoại trừ nước da trắng xanh, cặp mắt sáng và lông mày đen rậm chổi sể, c̣n ngoại h́nh và cách ăn mặc lè phè của ông trông giống hệt mấy người nông dân vùng thôn quê thường mang rau, trái, gia súc… lên chợ Pḥng Thành bán mỗi khi có phiên chợ.

    Ông gật đầu chào nhẹ tất cả chúng tôi, rồi ngồi xuống chiếc ghế duy nhất ở đầu bàn. Không tự giới thiệu, cũng không hỏi han ai một câu, ông “đả thông tư tưởng” chúng tôi ngay bằng tiếng Việt rất sơi và giọng Hà Nội đặc sệt:

    - Tất cả các anh muốn được chúng tôi giúp đỡ gửi gắm cho các chủ tầu đi Hồng Kông th́ các anh phải nhớ kỹ những điểm quan trọng tôi sắp nói đây :

    Thứ nhất, các anh phải nhớ các anh là những người Việt v́ bị cộng sản Việt Nam đàn áp nên phải trốn khỏi Việt Nam để đến Hồng Kông xin tỵ nạn, chứ không phải đến từ Trung Quốc. Trên đường đi, chẳng may gặp băo nên các anh phải ghé vô Trung Hoa tạm trú.

    Thứ hai là trong thời gian tạm trú ở Trung Hoa, các anh đă được chính phủ và nhân dân Trung Hoa đối xử tử tế, nhân đạo, được cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men đầy đủ. V́ vậy, trong tương lai khi đến bất cứ quốc gia nào, gặp bất cứ cơ quan truyền thông nào phỏng vấn hay bất cứ ai hỏi, các anh cũng phải nói sự thật về ḷng nhân đạo và tử tế của chính phủ và nhân dân Trung Hoa.

    Thứ ba, khi xuống tàu thuyền ở Bắc Hải chuẩn bị đi Hồng Kông, các anh không được mang theo bất cứ giấy tờ hay thư từ ǵ của Trung Quốc, cũng như bất cứ sản phẩm ǵ của Trung Quốc. Mọi tiền bạc, đồ ăn thức uống, thuốc lá, h́nh ảnh, có dấu vết của Trung Quốc đều phải để lại cho người thân của các anh hoặc phải bị thiêu huỷ. Các anh cũng chỉ được mặc quần áo và mang theo đồ đạc của các anh từ Việt Nam. Những quần áo, đồ đạc mua được tại Trung Quốc, phải để lại hoặc bị thiêu huỷ. Các anh nhớ rơ ba điểm này và phải thi hành thật nghiêm chỉnh. Nếu chính quyền Hồng Kông phát hiện bất cứ thứ ǵ có liên quan đến Trung Quốc, họ sẽ tước bỏ tư cách tỵ nạn của các anh và đuổi các anh về Trung Quốc. Các anh nghe rơ chưa. Bây giờ các anh có hỏi ǵ không?



    C̣n tiếp...

  2. #232
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Anh Thu dơ tay nói:

    - Thưa, những điều cán bộ nói chúng tôi đă nghe rơ và sẽ làm đầy đủ. Bây giờ cán bộ có thể cho chúng tôi biết, khi nào th́ chúng tôi có thể lên đường đi Bắc Hải?

    Người đàn ông trả lời ngay:

    - Các anh chuẩn bị xong trong ngày hôm nay, sáng mai chúng ta sẽ lên đường. Điểm quan trọng nữa các anh phải nhớ là không được gọi tôi là cán bộ. Từ nay trở đi các anh chỉ gọi tôi là B́nh và từ nay trở đi tôi sẽ đi cùng với các anh lên Bắc Hải, lo liệu mọi chuyện cho các anh.

    Hải, cháu gọi bà Trà bằng bác, dơ tay hỏi:

    - Thưa anh B́nh, chúng tôi có phải mang tiền và đồ ăn theo không ạ?

    B́nh gật đầu:

    - Các anh có quyền mang tiền, thức ăn của các anh theo. Tại Bắc Hải, các anh có thể tiêu pha mua sắm thoải mái. Nhưng một khi tàu rời Bắc Hải, trực chỉ Hồng Kông, tất cả tiền của Trung Quốc phải được trao lại. Thức ăn cũng vậy.

    Hải hỏi tiếp:

    - Vậy khi lên tàu, chúng tôi ăn uống bằng ǵ?

    B́nh xua tay:

    - Chuyện đó các anh khỏi lo. Một khi chúng tôi đă gửi gắm các anh cho chủ tàu th́ chủ tàu ăn ǵ, các anh ăn cái đó. Các anh không phải đóng góp ǵ cho chủ tàu cả. Chúng tôi lo tất cả mọi chuyện.

    Tôi rụt rè hỏi:

    - Thưa anh B́nh, chúng tôi có phải đóng tiền ǵ cho chủ tàu không?

    B́nh lắc đầu:

    - Các anh không phải đóng tiền bạc ǵ cả. Mọi chuyện chúng tôi đă thu xếp với chủ tàu, các anh chỉ việc xuống tàu rồi đi, có vậy thôi.

    Hải thắc mắc:

    - Chúng tôi có được ở chung trong một chiếc tàu không?

    B́nh gật đầu:

    - Chúng tôi sẽ cố gắng thu xếp cho các anh được đi chung tàu. Nhưng điều đó không bảo đảm. Cho dù không được th́ cũng không sao. Đến Hồng Kông rồi các anh cũng gặp lại nhau thôi.

    Khi cán bộ B́nh nói không phải trả tiền cho chủ tàu, tôi rất mừng, v́ như vậy, tôi nghĩ tôi sẽ không phải dùng đến số tiền $500 “nhân dân tệ” của ông bà Trần cho, mặc dù trong ḷng tôi măi măi nhớ đến ân t́nh sâu nặng mà ông bà Trần đă giúp đỡ trong những ngày tháng tôi ở Trung Quốc.

    Tôi quen ông bà Trần ngay sau khi đặt chân đến Pḥng Thành. Bà Trần lúc đó bán ở cửa hàng “bách hóa tổng hợp” duy nhất của thị trấn Pḥng Thành và cũng là người duy nhất biết nói tiếng Việt, nhưng theo lời của bà, không một ai ở Pḥng Thành biết điều đó, ngoại trừ chồng của bà.

    Tôi c̣n nhớ khi đó, trong một chuyến đi dạo cho biết phố xá Pḥng Thành, chúng tôi có ghé thăm cửa hàng “bách hóa tổng hợp” và t́nh cờ được tṛ chuyện với bà. Sau đó, bà mời chúng tôi ghé nhà chơi, tṛ chuyện thân mật và đối xử với chúng tôi rất tốt.

    Trong những lần ghé thăm gia đ́nh, ông bà có ân cần hỏi chuyện nên tôi cũng kể cho ông bà nghe về những khốn khổ mà tôi đă trải qua trên đường vượt biên tới Trung Quốc. V́ vậy, ông bà Trần rất thương yêu tôi, coi tôi như con.

    Khi hay tin chúng tôi phải chờ đợi nhiều năm mới có thể đoàn tụ với gia đ́nh ở ngoại quốc, ông bà Trần đă mách nước cho tôi “vượt biên” bằng cách lên Bắc Hải trả tiền cho chủ tàu để đến Hồng Kông.

    Ông bà Trần đă đưa cho tôi số tiền $500 đồng Trung Quốc và c̣n cho tôi địa chỉ của một người em họ ở Bắc Hải để họ có thể hướng dẫn tôi đường đi nước bước khi tới Bắc Hải. Nhưng ngay khi mới chân ướt chân ráo đặt chân tới Bắc Hải, tôi đă được gặp ông Phùng và được ông Phùng chỉ dẫn tỉ mỉ nên không kịp gặp người em họ của bà Trần.

    Tôi biết, $500 đồng là số tiền lớn ở Trung Quốc thời bấy giờ. Số tiền đó tương đương gần 2 năm lương của một công nhân viên chức, và là tất cả vốn liếng dành dụm của ông bà Trần. V́ vậy, tôi rất cảm động khi thấy ông bà Trần đưa cho tôi số tiền đó, nhưng tôi một mực từ chối.

    Sau đó, ông bà Trần bảo, nếu tôi ngại ngùng không muốn nhận sự giúp đỡ của ông bà, th́ hăy coi ông bà như là nghĩa phụ nghĩa mẫu, để có thể thoải mái nhận sự giúp đỡ của ông bà. C̣n nếu như tôi thấy ông bà không xứng đáng là nghĩa phụ, nghĩa mẫu th́ hăy coi đó là số tiền ông bà cho tôi vay, sau này ra đến nước ngoài, có điều kiện th́ gửi trả cho ông bà.

    Cuối cùng, trước t́nh nghĩa sâu đậm và tấm ḷng tốt của ông bà, tôi đă cầm số tiền đó khi đi Bắc Hải. Lúc ấy tôi đă thầm hứa, cố gắng không tiêu dùng đến số tiền đó bằng mọi giá. Nay nghe tin chính miệng cán bộ B́nh nói không phải trả tiền cho chủ tàu, tôi mừng quá.

    Như vậy là tôi có thể an tâm trao trả số tiền $500 đồng cho ông bà Trần và ông bà Trần cũng không phải lo lắng ǵ khi nhận lại số tiền đó.


    C̣n tiếp...

  3. #233
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sự thực, tôi không phải là người sợ nhận ân t́nh sâu nặng của những người đă thực ḷng thương yêu tôi.

    Nh́n lại cuộc đời của tôi trong suốt mấy chục năm, tôi thấy kể từ khi tôi biết nghĩ, mỗi khi tôi gặp khốn khó, bi thương, luôn luôn có những người chân t́nh hết ḷng giúp đỡ.

    Nếu v́ sợ sợi dây ân nghĩa trói buộc, hay coi sự giúp đỡ là món nợ khó trả, để tôi từ chối mọi sự giúp đỡ th́ làm sao tôi có thể sống sót đến ngày nay?

    V́ vậy, trong thâm tâm, tôi luôn luôn nghĩ, nếu tôi gặp khó khăn, mà có người thực ḷng giúp, tôi sẵn sàng nhận và sẽ măi măi ghi tâm khắc cốt những tấm ḷng đó, những con người đó, để sau này, khi có điều kiện, tôi sẽ đền đáp ơn nghĩa cho chính những người đó, hoặc cho những người khác gặp hoàn cảnh không may mắn mà tôi gặp trên đường đời.

    Ngay tối hôm đó, tôi đến gặp ông bà Trần để gửi lại số tiền, và cho biết, ngày mai, chúng tôi sẽ đi Bắc Hải.

    Hay tin sắp chia tay, ông bà Trần rất buồn.

    Ông bà đă chuẩn bị sẵn cho tôi đầy đủ quần áo, đồ ăn thức uống, thuốc bổ, thuốc chống say sóng, thuốc chống muỗi… và cả hơn chục cây nhân sâm, loại dùng riêng cho quân đội.

    Nhưng v́ không được phép mang bất cứ thứ ǵ có dấu ấn của Trung Quốc, nên tôi chỉ có thể nhận gói thuốc say sóng và gói nhân sâm của ông bà Trần.

    Từ đó đến nay đă ngót 30 năm trôi qua, và trong 30 năm đó cuộc đời tôi đă trải qua không biết bao nhiêu thay đổi, mấy lần dọn nhà,… nhưng tôi vẫn giữ những cây nhân sâm ngay trong ngăn kéo làm việc bên tay phải.

    Mỗi lần mở ngăn kéo, thấy mấy cây nhân sâm, h́nh ảnh của ông bà Trần lại hiện về, và ḷng tôi lại bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm của ngày xưa…

    Tôi c̣n nhớ, sau khi đến trại tỵ nạn Hồng Kông, được ra ngoài đi làm, tôi có ghé thăm gia đ́nh người em gái của ông bà Trần ở ngay Cửu Long, và nhận được lá thư ông bà Trần gửi. Trong thư có đoạn:

    “Từ ngày con đến chơi, nói những chuyện tri tâm, nhà tràn đầy sức sống, ai cũng có hạnh phúc và nụ cười. Hôm nay, con đi rồi, về đến nhà, thấy trống vắng vô cùng, ba má buồn vô hạn, mọi việc không muốn làm, cơm không muốn ăn, đă đau ḷng lại càng thêm đau ḷng… Thú thực, từ trong đáy ḷng, ba má chẳng muốn con đi khỏi Pḥng Thành, nhưng v́ nghĩ đến tương lai và tiền đồ của con, nên ba má tận t́nh một ḷng giúp đỡ con… Con ơi! Qua sông vượt biển, nhớ uống thuốc để khỏi say sóng, đói phải ăn no, lạnh phải mặc ấm, nên chú ư đến thân thể… Đến nơi an toàn, chị em được gặp nhau, khi đó con mới có một hạnh phúc thực sự, và ba má mới thấy ḷng thanh thản, được hạnh phúc cùng với con…”

    C̣n tiếp ...

  4. #234
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hôm nay ngồi kể lại những kỷ niệm xưa, được chép lại những ḍng chữ này, tôi bồi hồi xúc động, nước mắt rưng rưng… để rồi thấy chính ḿnh gục đầu thổn thức nhớ tới h́nh ảnh ông bà Trần, những nhân dáng cũ, những ân t́nh trùng điệp… tôi đă được ân thưởng trong cuộc đời của tôi…

    ***

    Ngay sáng hôm sau, tất cả 9 anh em chúng tôi ra bến xe Pḥng Thành. Tại đó, cán bộ B́nh đă chờ sẵn với h́nh dáng bề ngoài của ông giống hệt hôm qua, vẫn bộ dân sự nhàu nát, áo để ngoài quần, chân đi đôi dép nhựa, đầu đội chiếc mũ công nhân bạc màu…

    B́nh nh́n qua chúng tôi, đếm đủ 9 người, rồi quay lại nói nhỏ với tài xế…

    Từ xa, tôi không biết hai người nói ǵ, chỉ thấy tài xế khúm núm, gật đầu lia lịa. Quay lại nh́n chúng tôi, B́nh vẫy tay ra hiệu cho chúng đi theo, rồi B́nh leo lên xe.

    Viên tài xế nói x́ xồ tiếng Hoa với hành khách, mọi người liền dạt sang hai bên nhường lối cho chúng tôi. Chín anh em chúng tôi lần lượt leo lên xe, rồi im lặng ngồi vô các ghế được cán bộ B́nh chỉ.

    Ra bến xe tiễn chúng tôi có bà Trà, em gái và con gái út của bà; anh Tiến, gia đ́nh ông bà Trần và một số bạn bè người Hoa mà chúng tôi quen biết trong thời gian ở Đông Hưng và Pḥng Thành.

    Những bạn bè người Hoa là những người chất phác, thật thà và tốt bụng, đă tận t́nh giúp đỡ những người Việt tỵ nạn chúng tôi bằng tất cả tấm ḷng.

    Tuy thời gian ở lại Đông Hưng, Pḥng Thành không bao lâu, nhưng chính những con người với tấm ḷng nhân ái đó đă khiến chúng tôi bịn rịn, kẻ ở người đi, nước mắt rưng rưng… Trong t́nh cảnh đó, tôi chợt nhớ tới câu thơ, “Khi ta đến đất là nơi ta ở. Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”…

    Suốt chặng đường từ Pḥng Thành đến Bắc Hải, chúng tôi đều im lặng v́ mỗi người đều theo đuổi nỗi niềm riêng, tâm tư của ai cũng nặng trĩu về những kỷ niệm, những ân t́nh giăng mắc trong suốt mấy tháng qua tại Pḥng Thành.

    Trưa hôm đó, chúng tôi đến Bắc Hải. Cán bộ B́nh dẫn chúng tôi vô một cửa hàng ăn cho chúng tôi ăn trưa.

    Cửa hàng rất đông khách. Các bàn ăn đều kín đặc người là người. Nhiều thực khách phải đứng ăn ở cả ngoài hàng hiên, thậm chí ngay cả sân trước, dưới mấy lùm cây cũng có có thực khách túm năm tụm ba x́ xụp ăn uống.

    Đông khách như vậy nhưng cả nhà hàng chỉ có mấy món ăn chính là cháo trắng, ḿ nước, bánh bao hấp, bánh ngô luộc trông giống như bánh đúc ở Việt Nam nhưng nhỏ hơn. C̣n nước uống chỉ có nước trà, nước chanh đường và nước si-rô.

    Tất cả 9 anh em chúng tôi chỉ ăn uống qua loa, v́ trong ḷng ai cũng bồn chồn, phần v́ nhớ ân nhân bạn bè, người thân ở Pḥng Thành, phần v́ lo không biết chuyến đi Hồng Kông sẽ lành dữ ra sao.

    Riêng cán bộ B́nh th́ ăn rất khoẻ. Sau khi húp hết hai tô cháo với một chén củ cải muối, một ly nước chanh, ông c̣n ăn thêm 3 chiếc bánh bao, và mua thêm 5 chiếc mang theo.

    C̣n tiếp...

  5. #235
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ¨Ăn uống xong, chúng tôi theo ông đi bộ khoảng 3 cây số từ bến xe Bắc Hải đến “bến cảng”, theo lối gọi của ông B́nh.

    Sự thực, theo lời của người dân Bắc Hải kể, trước kia, khu vực này chỉ là một chợ cá nổi cho các thuyền bè đánh cá ghé lại vào mỗi buổi chiều để bán các hải sản họ đánh được trong ngày theo giá sỉ cho “hợp tác xă hải sản” thu mua.

    Nhưng kể từ khi có làn sóng người tỵ nạn Việt Nam vượt biển bằng thuyền thường xuyên ghé lại, khu vực này đă trở thành một khu thị tứ “trên bến dưới thuyền”, lúc nào cũng có cả mấy trăm chiếc thuyền buông neo, và trên bờ lều trại san sát đủ màu đủ kiểu, cùng người qua lại như mắc cửi.

    Phần đông dân chúng ghé lại “cảng” Bắc Hải là người Việt gốc Hoa đi từ Sàig̣n. Họ đă bị buộc phải ra khỏi Việt Nam bằng đường bộ qua ngả biên giới ở Móng Cái, Lạng Sơn.

    Sau khi đến Trung Hoa, họ được chính quyền gián tiếp giúp đỡ, hướng dẫn cho họ vượt biên để cho chính quyền rảnh nợ, khỏi phải định cư thành phần có đầu óc “tư bản đế quốc”. Số c̣n lại ở “cảng” Bắc Hải là người Hoa đi từ các tỉnh, thành phố ở Miền Bắc, trong đó Hà Nội, Hải Pḥng là chính. C̣n người Việt thuần túy như chúng tôi rất hiếm.

    Ngay khi bước chân đến “cảng” Bắc Hải, B́nh đă tỏ ra là dân thổ công. Không những tỏ ra thông thuộc đường đi nước bước, khi th́ quẹo trái, lúc rẽ phải một cách dễ dàng, B́nh c̣n quen biết rất nhiều người ở Bắc Hải.

    Qua đó, tôi đoán, ông B́nh phải là người thường xuyên đi Bắc Hải “gửi gấm” những người thuộc thành phần Trung Quốc không muốn giữ.

    Đi dọc theo bến Bắc Hải tới ba phần tư, ông B́nh quay lại khoát tay ra hiệu cho chúng tôi đứng lại chờ ông trên bờ.

    Sau đó, ông rẽ tay phải bước lên một tấm ván có chiều ngang khoảng 50 phân, nối liền từ bờ lên thành một chiếc thuyền khá lớn, xem ra có vẻ bề thế nhất nh́ trong số những thuyền đang thả neo tại Bắc Hải. Trên khoang thuyền lúc đó, có khoảng hai chục người đang ngồi thành 3 nhóm ăn uống ầm ĩ.

    Một nhóm chỉ có 4 người đàn ông, tuổi khoảng 40 đổ lên. Hai nhóm kia là đàn bà, con nít và thanh niên tuổi khoảng 30 đổ lại.

    C̣n tiếp..

  6. #236
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ông B́nh c̣n đang nhún nhảy đi trên tấm ván, đă thấy bốn người đàn ông cùng đứng dậy bước ra thành thuyền đón tiếp.

    Sau màn bắt tay, ôm vai vỗ vỗ rất thân mật, ông B́nh nói ǵ đó với một người đàn ông cởi trần, râu dài, thân h́nh quắc thước, rồi ông quay về phía chúng tôi đưa tay chỉ trỏ…

    Người đàn ông cười lớn, tiếng cười của ông vang xa, chúng tôi ở trên bờ cũng nghe thấy tiếng cười của ông rơ mồn một. Rồi ông bắt tay, vỗ vai ông B́nh, và gật đầu.

    Ông B́nh quay lại vẫy tay, ra hiệu cho chúng tôi lên thuyền.

    Sang đến thuyền, ông B́nh bảo chúng tôi ngồi một ṿng quanh mâm cơm đang ăn dở của ông già. Mâm cơm cũ được dọn đi, rồi một bộ tách trà được dọn ra. Ba người đàn ông cùng ngồi ăn với ông già cũng đi sang mâm cơm khác.

    C̣n lại ngồi uống trà chỉ có ông già, ông B́nh, anh Thu và tôi. Mấy người c̣n lại trong nhóm chúng tôi đều tuổi chưa đầy 20 nên ngồi ở ṿng ngoài, sát thành thuyền.

    Chỉ tay về ông già, ông B́nh giới thiệu:

    - Đây là ông Huỳnh, chủ thuyền. Tôi đă thưa chuyện với ông và ông đă nhận lời cho các anh đi nhờ sang Hồng Kông. Tiền bạc các anh không phải trả. Mọi chuyện ăn uống, ngủ nghê, ông sẽ lo liệu chu đáo cho các anh. Lát nữa các anh sẽ tự giới thiệu tên tuổi cuả từng người với ông và làm quen với mọi người trên thuyền. Nhất nhất mọi chuyện các anh phải nghe lời ông. Các anh rơ chưa?

    Chúng tôi rụt rè chưa kịp trả lời th́ ông Huỳnh đă cười nói vui vẻ:

    - Thoải mái, thoải mái. Năm châu bốn bể đều là anh em. – Rồi ông dục chúng tôi – Uống trà, uống trà. Trà hảo hạng, trà hảo hạng.

    Thoạt nghe tôi đă có ấn tượng ông Huỳnh là người phóng khoáng, có khẩu khí của một nam nhi trượng phu. Chỉ lạ có điều, bất cứ nói câu ǵ, ông cũng nói hai lần.

    Tuần trà đầu uống vừa cạn th́ cán bộ B́nh đứng dậy cáo lui. Chúng tôi vội đứng dậy ngỏ lời cám ơn, nhưng ông ta phẩy tay tỏ ư không cần những ngôn ngữ cử chỉ khách sáo đó. Ông chỉ bắt tay ông Huỳnh, rồi hai người vỗ vai thân mật trước khi chia tay.

    B́nh đi khỏi, ông Huỳnh quay sang mời tất cả chúng tôi ngồi quây quần quanh ông rồi ông hỏi chuyện từng người, thái độ rất ân cần. Ông ngạc nhiên khi biết, ba anh em chúng tôi vượt biên bằng đường bộ từ Miền Nam ra Hải Pḥng rồi đi Móng Cái, qua Đông Hưng.

    Ông cởi trần, chỉ mặc chiếc quần quấn thành nút ở thắt lưng, bên ngoài là chiếc thắt lưng bằng da to bản, bóng nhẫy. Nước da của ông mầu đồng, bắp thịt ở vai, tay, ngực đều cuồn cuộn và chiếc cổ của ông thiệt bự.

    Hàm râu của ông bạc như cước, dài đến ngực, nhưng phong dáng của ông nhanh nhẹn, mắt của ông tinh anh, nên chúng tôi đoán ông chỉ ngoài 50 là cùng.

    Sau này chúng tôi mới biết là ḿnh đoán sai. Khi ông gọi các con của ông ra giới thiệu, người con trai trưởng của ông cũng đă 45 tuổi. C̣n ông đă 66.

    Ông nói ông tổ của ông ngày xưa từng là tướng dưới thời nhà Lê và ḍng họ nội nhà ông đă đóng góp rất nhiều công sức xây dựng chùa Nam Thọ tại Trà Cổ.

    Ông tỏ ra rất tự hào về quá khứ vàng son của ḍng họ nhà ông.


    C̣n tiếp...

  7. #237
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Biết chúng tôi là “người bên kia vĩ tuyến 17″, theo ngôn ngữ của ông, ông rất khoan khoái. Ông nói với anh Thu, giọng kính nể:

    - Thầy là “người bên kia vĩ tuyến 17″ bao giờ cũng ăn học đàng hoàng, văn minh tiến bộ có dư, nên thầy thấy rồi, hễ người cộng sản họ đi đến đâu là tang thương cho quê hương đất nước ḿnh đến đó. Thầy thấy mấy thằng con của tôi không? Chỉ được thằng đầu tiên là c̣n khá, v́ nó cũng được sống ngót hai chục năm dưới ánh sáng khai hóa của người Pháp nên c̣n có đức độ phần nào. Nó là con của người vợ cả đấy. C̣n mấy thằng sau là con của bà vợ hai, vợ ba. Mấy thằng này th́ bết bát quá. Chúng sinh ra và lớn lên dưới “mái trường xă hội chủ nghĩa” nên chỉ học làm thằng láu tôm láu cá, sống toàn bất nhân bất nghĩa thôi.

    Trước đó, ông Huỳnh đă gọi mấy người con ra giới thiệu với chúng tôi, trông người nào cũng lễ phép với khách, mặc dù họ không kém tuổi anh Thu là bao. V́ vậy anh Thu vội đỡ lời:

    - Thưa ông, tôi thấy các anh ấy cũng khá đấy chứ. Sống với cộng sản mà tư cách được như vậy là quư hoá lắm.

    Ông Huỳnh cười nhếch mép:

    - Tư cách ǵ chúng nó. Chỉ bề ngoài đó thôi thầy. Thầy ở gần nó rồi th́ thầy sẽ thấy. Bảo đảm thầy có cái ǵ mất cái nấy.

    Thái độ của ông Huỳnh như vậy cũng lạ. Chúng tôi dù sao cũng là người dưng nước lă, lại mới gặp lần đầu mà ông đă đem chuyện trong nhà ra nói hết khiến chúng tôi cũng ngượng, nên ai cũng giữ kẽ, chỉ ầm ừ cho qua chuyện.

    Thuyền của ông Huỳnh có tất cả gần 40 người. Ngoại trừ thân mẫu của ông Huỳnh đă hơn 80 tuổi, c̣n tất cả đều là gia đ́nh, họ hàng con cháu của ông Huỳnh. V́ vậy, ông Huỳnh đi lại trên thuyền, ḥ hét giống hệt như một vị chủ soái oai nghiêm, mọi người nghe theo ông răm rắp. Mỗi khi có món ǵ ngồi ăn nhậu, ông chỉ cho anh Thu và tôi ngồi cùng mâm với ông. C̣n tất cả ngồi ở mâm đàn bà con gái…

    Sống với ông Huỳnh được hai ngày, th́ bỗng dưng cán bộ B́nh xuống thuyền nói chuyện riêng với ông Huỳnh khoảng mươi phút rồi bảo chúng tôi chào ông Huỳnh để đi sang một thuyền khác. Chúng tôi cũng không hiểu lư do tại sao lại có sự thay đổi vào phút chót như vậy. Nhưng thân phận của kẻ ăn nhờ ở đậu, đi thuyền ké, nên cán bộ B́nh bảo sao, chúng tôi phải nghe vậy.

    Ngay sau đó, chúng tôi chào ông Huỳnh, rồi lặng lẽ mang đồ đạc theo cán bộ B́nh tới một chiếc thuyền to hơn thuyền của ông Huỳnh.

    Ông bà chủ của chiếc thuyền này người Móng Cái, tên của ông là Đường, bà vợ là Lan. Cả hai vợ chồng chỉ mới ngoài 40, lúc nào cũng vui vẻ, tươi tắn và tốt bụng.

    Trong xă hội Miền Bắc, kiếm được một cặp vợ chồng chủ thuyền tốt bụng như ông bà Đường thật là hiếm có. Cả chiếc thuyền của ông bà có gần 70 người, nhưng ai cũng quư trọng ông bà Đường.

    Qua chuyện tṛ với những người đi chung thuyền chúng tôi mới biết được, ông bà Đường vốn là người Hoa, làm nghề đánh cá.

    Khi bị cộng sản Việt Nam o ép, làm khó dễ để ông bà phải bỏ nhà bỏ cửa tiệm về Trung Hoa, ông bà đă chấp thuận cho những người Hoa khác đi chung thuyền, c̣n tiền bạc tuỳ hỉ, ai có bao nhiêu cho bấy nhiêu, ai không có th́ ông bà cho đi không.

    C̣n tiếp...

  8. #238
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Phần đông người đi chung thuyền với ông bà Đường là người Hoa. Chỉ có vài gia đ́nh là người Việt thuần tuư, trong đó có vợ chồng anh Thịnh và chị Loan.

    Hai vợ chồng anh có một đứa con gái c̣n nhỏ, nên dọc đường đi cũng như khi tới Hồng Kông, chúng tôi chứng kiến trong đau ḷng và bất lực khi thấy cháu bé khóc suốt v́ đói, khát và ốm đau.

    Chung sống dưới thuyền của ông bà Đường được hai ngày th́ thuyền của chúng tôi chứng kiến đoàn thuyền thứ nhất được lệnh nhổ neo trực chỉ Hồng Kông. Tất cả khoảng hơn chục chiếc thuyền to nhỏ khác nhau được xếp hàng chữ nhất, cái nọ nối đuôi cái kia bằng một sợi dây cáp.

    Dẫn đầu đoàn thuyền là một chiếc ca nô của Trung Cộng. Sau đó là chiếc xà lan kéo theo cả đoàn thuyền hơn chục chiếc. Cả chiếc ca nô và chiếc xà lan đều không có cờ quạt hay phù hiệu ǵ chứng tỏ họ là của Trung Cộng.

    Lúc đó vào khoảng 4 giờ chiều và trời rất đẹp, trong xanh không một gợn mây, mặt biển phẳng ĺ tới tận chân trời xa…

    Theo lời của anh Thịnh, đoàn thuyền sẽ đi trong khoảng 12 tiếng sẽ đến gần hải phận Hồng Kông. Khi đó, chiếc ca nô và xà lan sẽ quay đầu trở lại, sợi dây cáp nối liền các thuyền sẽ bị chặt đứt, và hơn chục chiếc thuyền sẽ mạnh chiếc nào chiếc nấy chạy thẳng vô Hồng Kông.

    Khoảng mấy tiếng đồng hồ sau, tàu tuần duyên của Hồng Kông khi phát hiện những chiếc thuyền đó, sẽ chặn lại, khám xét, tịch thu vũ khí, đạn dược… rồi ra lệnh cho họ được tiếp tục chạy vô hải phận Hồng Kông, thả neo tại khu vực dành cho những thuyền nhân xâm nhập lănh hải Hồng Kông bất hợp pháp, và chờ đợi LHQ cứu xét tư cách tỵ nạn.

    Hai ngày sau, chúng tôi lại chứng kiến một đoàn thuyền thứ hai khoảng hơn chục chiếc ra khơi trực chỉ Hồng Kông, với đội h́nh giống như đoàn thuyền tôi thấy hôm trước. Liên tiếp như vậy cho đến ngày thứ 7, sau khi chứng kiến mấy đoàn thuyền lần lượt ra đi, chúng tôi rất sốt ruột, không biết tới khi nào mới đến lượt thuyền của ḿnh được ra khơi. Tôi liền rủ anh Huy và anh Thịnh chồng của cô Loan, đi gặp chủ thuyền hỏi xem sao.

    Thời tiết lúc đó nóng bức, nên ông bà chủ thuyền ngồi trong một chiếc lán ở trên bờ. Thấy chúng tôi bước vô, ông bà rất niềm nở mời ngồi. Sau mấy câu chào hỏi, anh Thịnh hỏi ngay:

    - Ông Đường à, thuyền bè của thiên hạ rời bến rần rần mà sao thuyền của ḿnh chưa thấy động tĩnh ǵ là thế nào?




    C̣n tiếp...

  9. #239
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ông Đường cười:

    - Chú là người thứ mười mấy hỏi tôi câu này rồi đó. Tôi cũng đang bồn chồn chẳng hiểu tại sao nữa.

    Anh Thịnh tiếp lời:

    - Thuyền của ḿnh đến trước thuyền của mấy người kia tới nửa tháng, cả tháng. Rồi thuyền của ḿnh lại được cán bộ B́nh gửi gắm “hàng hóa” th́ đáng lẽ ḿnh phải được ra khởi rồi mới đúng chứ…

    Ông Đường gật đầu:

    - Th́ tôi cũng nghĩ như chú vậy đó. Hôm trước thấy ông cán bộ B́nh mang gửi gắm mấy bác Miền Nam này là tụi tôi mừng lắm. V́ cán bộ đă có hàng gửi riêng thuyền ḿnh là bao giờ thuyền ḿnh cũng được ưu tiên… Vậy mà chờ đến giờ đă hơn tuần lễ rồi, chả thấy động tĩnh ǵ.

    Anh Thu hỏi:

    - Ông có biết v́ sao mấy thuyền kia đến Bắc Hải sau ḿnh, nay lại được đi trước ḿnh không?

    Ông Đường lắc đầu:

    - Thưa bác, chúng tôi là phận ăn nhờ ở đậu th́ làm mà biết được.

    Từ khi chúng tôi xuống thuyền, không hiểu sao ông bà Đường luôn luôn gọi chúng tôi là “bác”, mặc dù tuổi của ông lớn hơn cả tuổi anh Thu.

    Anh Thu thăm ḍ:

    - Hay là thuyền của họ cũng được cán bộ gửi “hàng hóa” mà ḿnh không biết?

    Ông Đường cười:

    - Bác yên tâm đi. Ở cái bến Bắc Hải này chẳng có cái chuyện ǵ xảy ra mà chúng tôi không biết…

    Anh Thịnh quay sang chúng tôi giải thích:

    - Các anh phải biết, ở đây mỗi khi cán bộ B́nh xuống bến là chúng tôi biết ngay. Ông ta đến thuyền nào, gửi gắm những ai, mấy người… là chúng tôi có người theo dơi báo cáo lại cho biết liền. “Tai mắt nhân dân” mà anh.

    Anh Thu gật gù ra vẻ hiểu biết:

    - Vậy mà tôi không nghĩ ra… Thiệt đúng là “Mỗi người dân là một người công an”….

    Nghe anh Thu nói vậy, mọi người cùng cất tiếng cười vui vẻ. Anh Thu hỏi tiếp:

    - Nếu chờ đợi họ lâu như vậy, sao thuyền ḿnh không xé lẻ đi thẳng Hồng Kông một ḿnh?

    Ông Đường trợn mắt ngạc nhiên:

    - Bác nói sao? Xé lẻ để đi cả tháng trời mới tới, bác có dám xé lẻ không?

    Anh Thịnh đỡ lời:

    - Xé lẻ mà đi là không được rồi. Ḿnh ở đây nhờ vả người ta, được người ta giúp là ḿnh phải nhận. Có điều ông bà chủ cũng thử nhắc nhở cán bộ B́nh coi. Tôi sợ nhiều khi thuyền bè đông đúc quá, rồi họ quên phéng ḿnh th́ bỏ mẹ cả nút với nhau…

    Ông Đường lắc đầu:

    - Quên th́ chẳng thể nào quên được đâu. Trước sau ǵ th́ ḿnh cũng đi thôi…

    Anh Thu thở dài:

    - Th́ vẫn biết, trước sau ǵ th́ ai cũng đi. Nhưng những ai đi trước đến được Hồng Kông sớm th́ c̣n dễ dàng được đi định cư ở các nước khác. C̣n những ai đến sau th́… “trâu chậm uống nước đục”… Đời là như vậy mà.

    Ông Đường nh́n anh Thu nhũn nhặn:

    - Dạ bác là người học nhiều hiểu rộng bác nói vậy rất đúng. Nhưng chúng tôi là những người lao động chân lấm tay bùn, học hành ít ỏi nên trên họ bảo sao th́ biết vậy. Họ bảo ḿnh chờ th́ ḿnh chỉ biết chờ thôi. Chả dám thắc mắc hỏi han ǵ. Nếu được th́ trăm sự nhờ bác giúp đỡ… v́ dù sao bác cũng là người Miền Nam.

    C̣n tiếp...

  10. #240
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Anh Thu ngạc nhiên không hiểu:

    - Ủa, tôi th́ giúp đỡ được cái ǵ?

    Anh Thịnh biết ư, liền đỡ lời, nói với anh Thu:

    - Ư ông Đường muốn nhờ anh hỏi cán bộ B́nh tại sao thuyền của ḿnh chưa được ra khơi. – Quay sang phía ông Đường, anh Thu tiếp – Tôi nói vậy có đúng không ông?

    Ông Đường gật đầu:

    - Vâng, cảm phiền bác Miền Nam giúp cho một tiếng. Một tiếng nói của bác Miền Nam bằng người Miền Bắc chúng tôi nói cả ngày…

    Anh Thu ngần ngừ:

    - Nhưng tôi đâu có biết cán bộ B́nh ở đâu mà nói?

    Ông Đường cười vui vẻ, nét mặt sáng rỡ:

    - Như vậy là bác nhận lời rồi phải không? Bác cứ yên tâm, tôi sẽ cho người dắt bác tới chỗ cán bộ B́nh ở…

    Anh Thu nh́n tôi có ư hỏi. Tôi gật đầu:

    - Em nghĩ hai anh em ḿnh cùng đi. Họ đă gửi gắm ḿnh xuống thuyền của ông chủ đây, bây giờ ḿnh đến gặp cán bộ B́nh trước là cảm ơn, sau là nhắc khéo họ…

    Anh Thu quay về phía ông Đường:

    - Ông đă có ḷng tin tưởng mà nói vậy th́ chúng tôi sẽ đi gặp cán bộ B́nh hỏi xem sao.

    Ngay chiều hôm đó, tôi và anh Thu đi theo một cậu bé tuổi khoảng 14, 15, đến gặp cán bộ B́nh. Tưởng nhà của cán bộ B́nh ở đâu xa, hoá ra ở ngay trong khu nhà tập thể công nhân cách lều trại dành cho thuyền nhân tại Bắc Hải có không đầy 2 cây số. Chúng tôi đi bộ đến nơi, được cậu bé chỉ cho thấy nhà cán bộ B́nh rồi cậu biến mất. Thấy cửa đóng, tôi và anh Thu nh́n nhau ngần ngại. Anh Thu hất cằm ra vẻ thúc dục, tôi mới mạnh dạn gơ cửa…

    Gơ xong, chờ một lúc không thấy động tĩnh ǵ, đang tính gơ cửa lần nữa th́ nghe có tiếng chân người đi đến gần. Cửa mở, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy một thiếu phụ xuất hiện, ăn vận như người Việt, tóc búi cao phía sau ót. Nh́n bộ điệu của chúng tôi, thiếu phụ đoán ra chúng tôi là ai nên hỏi ngay bằng tiếng Việt, giọng Nghệ An đặc:

    - Các ông muốn kiếm anh B́nh?

    Chúng tôi chưa kịp trả lời th́ người thiếu phụ đă mở rộng cánh cửa gỗ, đon đả:

    - Mời các ông vô…

    Chúng tôi lặng lẽ bước theo người thiếu phụ. Lúc này tôi mới để ư thấy trong nhà có một con chó mực rất to, nhưng không hiểu sao, nó không sủa, cũng không hề tỏ vẻ thân thiện như những con chó khác. Thấy người lạ bước vô, nó chỉ uể oải nhất cái đầu lên khoảng một gang tay, rồi lại gục xuống hai chân nằm lim dim ngủ. Tôi đoán có lẽ nó bị ốm hay quá già nua…

    Người thiếu phụ chỉ chiếc ghế gỗ chạy dài một bên bàn:

    - Mời các ông ngồi, chồng tôi ra ngay bây giờ.

    Miệng nói, tay vội thu dọn mấy chiếc chén đũa dơ trên bàn. Mặc dù bên ngoài trời nóng, ánh sáng c̣n gay gắt, nhưng trong nhà thiếu ánh sáng, không khí ẩm thấp và có mùi tanh tanh, có lẽ đồ ăn thức uống từ đống chén đũa dơ không rửa.

    Người thiếu phụ rót nước từ chiếc b́nh thuỷ có hai chữ “Giải phóng” ra hai chiếc chén dơ bẩn, cắu ghét rồi mời chúng tôi uống nước. Chúng tôi cảm ơn nhưng ngần ngại không dám uống. Mời xong, người thiếu phụ đi vô trong nhà. Chúng tôi ngồi im không nói. Không khí nặng nề, ngột ngạt… Khoảng dăm phút sau, có tiếng hắng giọng, tiếng khạc nhổ đằng sau nhà, rồi tiếng chân bước nặng nề tiến về phía chúng tôi đang ngồi…

    Quay ra cửa sau, thấy cán bộ B́nh đi vô, chúng tôi vội đứng dậy. B́nh lạnh lùng gật đầu chào chúng tôi rồi ngồi xuống khúc gỗ phía bên kia bàn. Anh Thu cất tiếng định nói, nhưng B́nh dơ tay ra hiệu im lặng. Y rút gói thuốc trong túi áo, lấy một điếu, bật lửa hút, rồi thản nhiên nhét gói thuốc vô túi áo. Sau khi kéo một hơi thuốc thật dài, ém khói thuốc thật lâu , y ngửa cổ thở ra một làn khói mỏng rồi nói chậm răi từng chữ:

    - Các anh đi về chuẩn bị chiều mai thuyền các anh rời bến.

    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 16-05-2012, 04:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-04-2012, 06:55 AM
  3. Nữ cận vệ đồng trinh của Gaddafi
    By Vinh Phan in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 28-05-2011, 05:18 AM
  4. Một Chữ T́nh - Hồ Biểu Chánh
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 16-12-2010, 01:52 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 07:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •