Trần trọng Kim , một nhà học giả , một đời viết lách và sưu tầm , đóng góp không ít vào nền văn học nước nhà . Nhưng định mệnh trớ trêu , đã đẩy ông rơi vào cái mốc quan trọng : bước ngoặt lịch sử !!!
Ông không thích quan trường , ông không ưa chính trị .... chỉ vì thấy tình cảnh đất nước nhiễu nhương ,lòng người ly tán . Vị nể lời của hoàng đế cuối cùng nhà Nguyễn là Bảo Đại , ông đứng ra thành lập chính phủ của nước Việt Nam lần đầu tiên được Độc Lập Thống Nhất , xé bỏ hiệp định Pa tơ nốt ....
Một Cơn Gió Bụi viết dưới dạng hồi ký . Ghi lại những diễn biến lịch sử một thời đã qua , mà tác giả trải nghiệm .... Xin mời quí vị cùng các anh các chị theo dõi một chứng nhân lịch sử . Giọng văn hơi cổ xưa ....
.................... ....
Chính phủ liên hiệp quốc gia thành lập như sau:
- Hồ Chí Minh, cộng sản, làm chủ tịch
- Nguyễn Hải Thần, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội, phó chủ tịch
- Huỳnh Thúc Kháng, không đảng phái, bộ trưởng bộ nội vụ
- Nguyễn Tường Tam, Đại Việt dân chính, bộ trưởng bộ ngoại giao
- Phan Anh, không đảng phái, bộ trưởng bộ quốc pḥng
- Vũ Đ́nh Ḥe, Xă hội dân chủ đảng, bộ trưởng bộ tư pháp
- Đặng Thai Mai, cộng sản, bộ trưởng bộ giáo dục
- Lê Văn Hiến, cộng sản, bộ trưởng bộ tài chính
- Trần Đăng Khoa, Dân chủ đảng, bộ trưởng bộ công chánh
- Chu Bá Phượng, Dân chủ đảng, bộ trưởng bộ kinh tế
- Trương Đ́nh Chi, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội, bộ trưởng bộ xă hội y tế
- Bồ Xuân Luật, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội, bộ trưởng bộ canh nông
Xét thành phần chính phủ liên hiệp lúc ấy, kể cả những người không đảng phái, có thể gọi là năm đảng nhưng chỉ có đảng Việt Minh cộng sản là có chương tŕnh chính trị rơ ràng và có thế lực hơn cả.
C̣n các đảng khác th́ chỉ có tên nêu ra mà thôi, chứ không có chương tŕnh phân minh. Xă hội đảng và Dân chủ đảng là những đảng phụ thuộc của Việt Minh và không có thế lực ǵ.
Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội tuy có thế lực là nhờ có quân đội Tàu bênh vực, nhưng không có tính cách thống nhất và không có kỷ luật chặt chẽ.
Bởi vậy đảng Cộng sản chỉ có ba người trong chính phủ nhưng quyền bính vẫn ở cả Cộng sản.
Về phương diện cai trị Việt Minh vẫn để ba khu như trước, là bắc bộ, trung bộ và nam bộ. Mỗi bộ có một nhân dân ủy ban dưới quyền một chủ tịch do chính phủ trung ương cử ra.
Ở các tỉnh, huyện, xă hay phố ở các thành thị, mỗi nơi đều có một nhân dân ủy ban và một chủ tịch do nhân dân ủy ban chọn lấy.
Về phương diện quân sự th́ quân của Việt Minh có Giải phóng quân là quân đă được huấn luyện chính trị cộng sản, Vệ quốc quân và Tự vệ quân tức là công dân do các ủy ban xă, phố cắt để canh gác và giữ trật tự.
Quân của Quốc dân đảng th́ có từng khu riêng. Tuy bề ngoài nói các quân đội thuộc về bộ quốc pḥng, nhưng thực ra bộ ấy không có quyền hành ǵ cả. Việc ǵ cũng quyết định ở quân sự ủy viên hội có Vơ Nguyên Giáp, cộng sản, làm chủ tịch và Vũ Hồng Khanh, Việt Nam quốc dân đảng, làm phó chủ tịch.
Lúc ấy khẩu hiệu của chính phủ là thống nhất quân đội , mà ba tháng sau khi chính phủ liên hiệp đă thành lập, quân đội vẫn không thống nhất được. Bộ quốc pḥng không biết rơ thực trạng quân đội của hai bên có bao nhiêu.
Quân Việt Minh và quân Quốc dân đảng tuy nói là đoàn kết, nhưng không có ḷng thành thật. Quân Việt Minh chỉ có ŕnh cơ hội là đánh quân Quốc dân đảng, hay bao vây để tiêu diệt lực lượng của đối phương, thành ra hai bên cứ ḱnh địch nhau măi.
Người không biết phương sách của đảng cộng sản th́ lấy thế làm lạ, nhưng ai đă hiểu bí quyết của họ là phải đi đến chỗ độc tài, chỉ có những người phục tùng theo mệnh lệnh của ḿnh, chứ không thể có những người đứng ngang với ḿnh mà hợp tác với ḿnh được.
Ở các địa phương và những nơi đô thị như Hà Nội, Hải Pḥng, người bên nọ bắt người bên kia. Có người giữa ban ngày đang đi giữa đường bị mấy người ở đâu đến lấy mền trùm đầu rồi bắt đi mất tích.
Sở công an, Việt Minh bắt những người Việt Nam quốc dân đảng hay những người bị t́nh nghi vào tra tấn cực h́nh, có khi họ dùng những cách tàn nhẫn ghê gớm hơn thời Pháp và Nhật cai trị.
Ai trông thấy những cảnh tượng ấy cũng bùi ngùi tủi giận v́ gà một nhà mà lại đá nhau dữ bằng mấy gà lạ. Người một nước với nhau mà đối xử vô nhân đạo như thế, thật là thê thảm.
Theo chính sách của Việt Minh, lập ra một chính phủ, đem những người các đảng phái hay không đảng phái vào làm bộ trưởng là cốt làm cái b́nh phong che mắt người ngoài, chứ không có thực quyền làm được việc ǵ cả.
Khi tôi c̣n ở Hà Nội, cụ Huỳnh Thúc Kháng ra nhận chức bộ trưởng bộ nội vụ, có đến thăm tôi. Ngồi nói chuyện, tôi hỏi:
- Cụ nay đứng đầu một bộ rất quan trọng trong chính phủ, chắc là bận việc lắm.
Cụ Huỳnh nói:
- Bây giờ việc ǵ cũng do địa phương tự trị cả, thành ra không có việc ǵ mấy, và khi có việc ǵ, th́ họ làm sẵn xong cả rồi, tôi chỉ có vài chữ kư mà thôi.
- Những khi có hội đồng chính phủ th́ bàn định những ǵ?
- Cũng chưa thấy có việc ǵ, thường th́ họ đem những việc họ đă làm rồi nói cho chúng tôi biết.
Xem như thế th́ các ông bộ trưởng chỉ đứng để làm vị mà thôi, chứ không có quyền quyết định ǵ cả. Có người hỏi ông Nguyễn Tường Tam rằng:
- Khi ông nhận chức bộ trưởng bộ ngoại giao của cụ Hồ giữ trước, ông thấy có việc ǵ quan trọng lắm không?
Ông trả lời:
- Tất cả giấy má trong bộ ngoại giao của cụ Hồ giao lại cho tôi, tôi chỉ thấy có ba lá đơn của mấy người sĩ quan Tàu nhờ t́m cho mấy cái nhà, và t́m cái ví đựng tiền bị kẻ cắp lấy mất.
Câu chuyện có thể là ông Tam nói khôi hài, nhưng đủ rơ việc các ông bộ trưởng không có ǵ. Tôi đem những câu chuyện đó nói ra đây để chứng thực là các bộ trưởng chỉ giữ hư vị chứ không có thực quyền. Cái thực quyên trong chính phủ lúc ấy là ở mấy người như ông Hồ Chí Minh, Vơ Nguyên Giáp và ở tổng bộ cộng sản điều khiển hết cả.
Tổng bộ cộng sản theo người ta nói, có những người sau đây:
- Hà Bá Cang, nhất danh là Quận Thọt, người Hưng Yên
- Nguyễn Lương Bằng, nhất danh là Sao Đỏ, người Hải Dương
- Bùi Lâm, người Trung Bộ
- Đặng Xuân Khu, người làng Hành Thiện, Nam Định
- Bùi Công Trừng, người Quảng B́nh,
- Trung Bộ Pô, người Trung Hoa
- Tiêu Sung, người Nhật
Những người ấy ở đâu không ai biết, hội họp chỗ nào chẳng ai hay, rất bí mật, song phàm việc ǵ trong chính phủ cũng phải qua tổng bộ. Tổng bộ có ưng thuận mới được thi hành. Đó mới thực là chính phủ, một chính phủ bí mật mà có quyền thế vô hạn.
Xem tiếp trang 38 ...
Bookmarks