Page 3 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 21 to 30 of 32

Thread: TưỚng Huyền thoại Vơ Nguyên Giáp

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TƯỚNG GIÁP QUA 2 CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
    Tác giả: Peter Macdonald
    Người dịch: Nguyễn Viết Quyền-Nguyễn Đ́nh Cao
    Dịch theo bản tiếng Pháp của Jean Clem và Frank Strachitz
    Chương 16: Chiến tranh của lính Mỹ


    Trong một t́nh trạng nổi dậy, nếu anh không thắng lợi, anh sẽ tổn thất, v́ kẻ địch luôn luôn có thể giữ nguyên trạng mà không chịu một chút nhượng bộ nào.
    Sir Robert Thompson


    Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1965 các đơn vị tinh nhuệ của quân đội Mỹ đến Việt Nam: sư đoàn cơ động không vận số 101, sư đoàn bộ binh 1 và sư đoàn ky binh không vận số 1, sư đoàn này là một sư đoàn bộ binh được tăng cường sức cơ động nhờ sử dụng số lớn máy bay lên thẳng. Các sư đoàn này tiếp sau sư đoàn 25 một thời gian ngắn. Những sư đoàn khác c̣n tiếp tục vào miền Nam Việt Nam cho đến 10 sư đoàn Mỹ và hai phần ba sư đoàn nữa kéo vào Việt Nam.

    Các sư đoàn 1 và 25 tạo thành một vành đai cứ điểm pḥng ngự xung quanh Sài G̣n c̣n 2 lữ đoàn Nam Triều Tiên (con Hổ và Ngựa trắng) chịu trách nhiệm pḥng ngự bờ biển ở phía Nam vĩ tuyến 17.

    Các đơn vị khác của Mỹ và quân ANZAC-các lực lượng Úc và Tân Tây Lan hoạt động trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Song song với sự bố trí này, các đơn vị miền Nam Việt Nam hoạt động trong khắp đất nước thực hiện nhiệm vụ "b́nh định": sự hiện diện của quân ngụy coi như có tác dụng răn đe quân Việt Cộng đồng thời khuyến khích dân chúng ủng hộ chính quyền Sài G̣n.

    Cho đến cuối năm 1965, quân ngụy miền Nam Việt Nam đă mất trung b́nh mỗi tuần lễ một tiểu đoàn bộ binh và một huyện ly. Trong rừng cây cao su Michelin mênh mông, trung đoàn 272 của sư đoàn 9 Việt Cộng gây nên những tổn thất nặng nề cho trung đoàn 7 quân ngụy ARV (hàng trăm lính chết và bị thương). Năm sau tháng 2 ông Giáp gửi vào miền Nam trung đoàn 32 của Quân đội nhân dân Việt Nam (APV) đến tháng 8 thêm trung đoàn 33. Cả hai trung đoàn đều dưới quyền chỉ huy của Tướng Chu Huy Mân. Sau một trận đụng độ ác liệt, một bộ phận của trung đoàn 33 bị sư đoàn ky binh không vận số 1 loại khỏi ṿng chiến đấu và chịu thất bại nặng, nhưng so với những tổn thất toàn bộ của lực lượng Mỹ và miền Nam Việt Nam th́ chẳng thấm vào đâu chỉ như một mũi kim châm. Phải tiếp tục hành động.

    Ở Việt Nam, quân Mỹ bố trí ba loại văn pḥng quân t́nh báo: dịch vụ t́nh báo quân sự; hoạt động cùng với các đơn vị và binh đoàn Mỹ; dịch vụ t́nh báo dân sự phụ thuộc CIA và kết hợp với quân đội và cảnh sát miền Nam Việt Nam; và những dịch vụ t́nh báo chiến lược tập trung những tin tức do không quân và vệ tinh cung cấp. Khai thác những tin tức t́nh báo do các cơ quan dịch vụ t́nh báo cung cấp. Các vị chỉ huy quân đội Mỹ xác định vị tŕ các đơn vị của đối phương. Khi một mục tiêu quan trọng được xây dựng, họ tấn công một lực lượng hỏa lực mạnh. Chủ trương của họ là t́m kiếm địch, rút về dùng hỏa lực mạnh để tiêu diệt mục tiêu.

    Một số lượng ngày càng tăng lính bộ binh và thủy quân Mỹ triển khai ở vùng rừng núi và đồng bằng để tấn công quân Việt Cộng mà họ vẫn gọi là "Charlie Cong” như trong vô tuyến điện thường dùng “Victor Charlie" để chỉ Việt Cộng. Thất vọng v́ những cố gắng không hiệu quả của họ, những người lính trẻ hoàn toàn b́nh thường trở thành những tên lính đánh thuê bạo tàn. Những hành động tàn bạo ghê gớm của sư đoàn Nam Triều Tiên "Rồng xanh" ở Binh Hoa và của sư đoàn 23 bộ binh Mỹ lại là những triệu chứng của một sự điên dại không tha thứ được do t́nh trạng vô cảm và bế tắc gây nên; (trong cả hai trường hợp hơn 500 người bị giết). Ở Binh Hoa, lính Nam Hàn đă giết nhân dân-đàn ông, đàn bà và trẻ con-của một làng từ chối kiên quyết việc không giúp đỡ Việt Cộng. Ở Mỹ Lai một đại đội bộ binh Mỹ trở thành điên dại chẳng có lư do ǵ họ đến đây để căm thù tất cả những người Việt Nam.

    Nói chung và trong suốt cuộc chiến tranh, quân Mỹ và quân đồng minh đă tiến hành các cuộc hành quân có chỉ huy và kỹ thuật.

    Từ tháng giêng đến tháng 3 năm 1966 cuộc hành quân Masker càn quét trong tỉnh B́nh Định làm cho đối phương chết khoảng 1.000 người và 1.700 người bị bắt làm tù binh. Tiếp theo là cuộc hành quân Doulle Eagle càn quét tỉnh Quảng Ngăi. Trong các cuộc hành quân Thayer và Irving, napalm được sử dụng rộng răi. Rồi các cuộc hành quân tiếp nối nhau: Five Ariow, Highway 9, Jeb Stuanrt, Byrt, Pershing, Saratoga, yellow stone... Hàng chục cuộc hành quân gây tổn thấy nghiêm trọng cho đối phương. Những đàn máy bay lên thẳng xuất phát từ các căn cứ phía trước và bay vào rừng rậm đến điểm được tin có địch. Được pháo binh và không quân yểm hộ mạnh mẽ, thỉnh thoảng có sự giúp sức của quân ngụy miền Nam ARV, các đội quân Mỹ và đồng minh tấn công vào các mục tiêu với hỏa lực dày đặc rồi rút lui thường vào lúc xế chiều.

    Hàng ngh́n lính, máy bay, máy bay lên thăng và vũ khí các loại thuộc về bao nhiêu căn cứ lớn, không ngừng phát triển xung quanh Đà Nẵng, Chu Lai, Long B́nh, Biên Ḥa. Nhưng bân thân các căn cứ này cũng không vững chắc. ở Đà Nẵng, toàn bộ vùng dân cư cho đến tận hàng rào xung quanh sân bay là do Việt Cộng kiểm soát: màn đêm buông xuống, các con đường vào căn cứ và cảng đều bị cấm.

    Thỉnh thoảng, quân đồng minh cũng gây thương vong nhiều cho đối phương. Và thỉnh thoảng như ở Ban Nang, Nha Do, Cam Xe, Bâng Trang, Pleime, B́nh Định, họ cũng bị tổn thất nặng. Đối với hàng chục ngh́n lính Mỹ và quân đồng minh, tên gọi của các địa điểm ấy cũng như tên của hàng chục cuộc hành quân-Double Eagle, Dragon Fine, Shenandoah, Starlight, Silver Bayonet... thỉnh thoảng gợi lại kỷ niệm khát, mồ hôi, sợ hăi, bồi hồi và đôi lúc vui vẻ như điên. Họ không bao giờ quên những thân h́nh đẫm máu, những chiếc xương găy nát, những tiếng kêu của người sắp chết, thất vọng vô cùng, đau thương cho đất nước, nỗi kinh hoàng triền miên.

    Những trận tấn công khác được triển khai năm 1966: tháng 4 Abiline và Birmingham, tháng 6: El Pa so. Cuối cùng từ 14 tháng 9 đến 24 tháng 11 một cuộc hành quân lớn Attleboro đề ra không bao giờ thực hiện đúng ngày. Trong cuộc hành quân đó 22.000 lính sử dụng 1.200 tấn đạn dược và chiếm 2.000 tấn gạo và 19.000 quả lựu đạn, 500 ḿn và một xưởng chế tạo ḿn. Đối phương chết 2.000người, trong đó một nửa do máy bay oanh tạc; thương vong của Mỹ là 155 người.

    Cuối 1966 những dịch vụ t́nh báo cho biết có khoảng 280.000 lính Việt Cộng và Quân đội nhân dân Việt Nam do 8.000 cán bộ chỉ huy đang hành quân vào Nam. Một phản ứng lớn lại tiếp tục.

    Các cuộc hành quân nối tiếp nhau Cedar Falls và Junction City những cuộc hành quân quan trọng nhất của toàn bộ cuộc chiến tranh đă đạt một đỉnh cao mới. Gần 300.000 người được điều động vào Tam giác sắt. Theo phân tích của dịch vụ t́nh báo, có rất nhiều lực lượng đối phương ở đó: trung đoàn 272 của Quân đội nhân dân Việt Nam, hai tiểu đoàn của trung đoàn 165 chủ lực Việt Cộng, tiểu đoàn Phú Lợi, hai tiểu đoàn tự trị của Việt Cộng và có thể cả tổng hành dinh của Trung ương Cục miền Nam Việt Nam.

    Tam giác sắc có tên gọi như vậy do h́nh dáng của khu vực pḥng ngự của Việt Cộng bao gồm giữa hai ḍng sông, cách Sài G̣n về phía Tây Bắc hơn 30km:-một cự ly không đáng lo ngại trong ḷng tam giác sắt là một hệ thống địa đạo, mọi con đường cái, đường ṃn đến đó đều có chông bẫy.

    Mục đích của cuộc hành quản là đánh vào các đơn vị và tổng hành dinh trong tam giác để đuổi đối phương ra xa thủ đô. Họ phải thực hiện một hoạt động càn quét vê hướng Đông Nam (búa) buộc đối phương phải chống lại một lực lượng phong tỏa triển khai chặn phía Nam (đe).

    Cuộc hành quân Cedar Falls bắt đầu ngày 8 tháng giêng năm 1967 bằng việc càn quét 6.000 dân làng rời khỏi chung quanh tam giác trong đó có một số đă bị Việt Cộng kiểm soát 2 năm nay. Sau đó làng Bến Súc ở góc Tây bắc bị tiến công và xóa sách. Lính phải mất 3 ngày dùng axêtylen và thuốc nổ để phá hỏng những đường hầm của làng xây dựng trên 3 mức (v́ khí làm cháy nước mắt sử dụng để đuổi đối phương ra khỏi đường hầm trước khi quân Mỹ xuống hầm, lính bộ binh và công binh-được gọi là "chuột cống"-bắt buộc phải mang mặt nạ pḥng hơi độc. Được trang bị đuốc điện, súng lục và mặc áo chống đạn, họ phải thực hiện nhiệm vụ độc hại và nguy hiểm trong toàn bộ các làng mạc mà quân Mỹ chiếm được).

    Trong lúc này cái "đe" của sư 25 Mỹ có lữ đoàn Mỹ tự do và đoàn 25 ngụy ARV yểm hộ thiết lập 13 vị trí tại chỗ. Quân liên minh đă giết 835 địch và phát hiện được khu vực văn pḥng Trung ương Cục miền Nam, khốn nỗi, chim đă bay đi mất.

    Tiếp theo cuộc hành quân Cedar Falls là cuộc hành quân Junction City. Cuộc hành quân này bắt đầu nửa tháng hai, lúc lữ đoàn không vận 173 Took Foice Deane (tên của người chỉ huy tướng John R.Deane Jr) dùng 16 máy bay C130 nhảy dù xuống các vị trí của họ. Cùng với lữ đoàn 3 của sư đoàn Mỹ 11, lữ đoàn không vận này trở thành cái búa. Từ 18 tháng 3 đến 15 tháng 4, hai đội h́nh tiến về hướng "cái đe". Trong đợt này 1.900 lính địch bị giết.

    Sư đoàn 9 quân giải phóng miền Nam, tấn công chiếm lại làng mạc bị quân Mỹ chiếm đóng: ấp Bàu Bàng, Suối Tre và Ap gu; sư đoàn bị thiệt hại lớn v́ máy bay ném bom thả hàng tràng bom sát thương trên một vùng rộng lớn, cùng với máy bay B52 ở độ cao và mật độ hỏa lực pháo binh dày đặc đúng vào đội h́nh của sư đoàn.

    Trong các cuộc hành quân của Cedar Falls và Junction City, máy bay Mỹ đă thả xuống gần một chục triệu truyền đơn và những máy bay lên thẳng dùng loa phát thanh đưa ra vô số lời kêu gọi để thuyết phục quân đối phương đào ngũ theo những cán bộ chiêu hồi th́ sẽ được tha thứ. Rơ ràng mục đích làm yếu Việt Cộng có đạt được nhưng lẻ tẻ vài người lính đối phương nghe theo lời kêu gọi của họ. Ngoài ra khoảng 6.000 cán bộ dân sự Việt Nam được bác sĩ Mỹ săn sóc theo chương tŕnh viện trợ dân sự gọi là Medcapi Assistance. Ba căn cứ không quân Việt Nam bị giết được thiết lập. Tất cả có 2728 Việt Cộng và quân đội nhân dân trong 2 cuộc hành quân hỗn hợp này. Về phía Mỹ có 282 lính chết và hơn 1.500 bị thương.

    Ở Hà Nội, ông Vơ Nguyên Giáp khẳng định Junction City là một thắng lợi lớn của Việt Cộng và hơn 13.000 quân đồng minh bị tiêu diệt.

    Chắc chắn rằng cuộc hành quân này cũng như các cuộc hành quân cùng loại khác đă làm nhụt chí quân Việt Cộng ở mức độ nhất định. Đồng thời làm đảo lộn kế hoạch của Trung ương Cục miền Nam v́ bắt buộc phải di chuyển tổng hành dinh, đem các đơn vị và căn cứ của Quân đội nhân dân Việt Nam sang Campuchia, đồng thời phải sử dụng các nguồn cung cấp do đường ṃn Hồ Chí Minh chuyển vào trên vùng biên giới mà không c̣n sứ dụng được những nguồn cung cấp tại chỗ của nhân dân; hơn nữa, các đơn vị quân giải phóng miền Nam đóng căn cứ trong các làng mạc và trong rừng có thể ít trông chờ vào sự yểm trợ tức thời của bộ đội chủ lực của quân đội nhân dân. Hiển nhiên quân Mỹ đă được đầu tư vào các cuộc hành quân một nỗ lực lớn với một nguồn vật chất và tài chính quan trọng. Về số lượng cuộc hành quân dựa trên cơ sở sửdụng một lực lượng hùng hậu phô trương như vậy, song kết quả chẳng được bao nhiêu nếu tính theo số tổn thất của đối phương và vũ khí bị phá hoại-phải chăng v́ một tỉ lệ lớn bom đạn nổ trong rừng không có dân cư. Hai ngày sau khi quân Mỹ rút khỏi tam giác sắt, Việt Cộng lại trở về vị trí của họ.

    Bản thân tướng Westmoreland cũng đă ca ngợi ḷng dũng cảm và trí khôn của đối phương Việt Nam, đúng như ông Giáp đă nhấn mạnh về họ. Ông kể rằng nhiều nạn nhân đối phương đă săm ḿnh: "Sinh ra ở miền Bắc để chết ở miền Nam" và họ làm điều đó rất tự nguyện. Tướng Bernard Rogess người đă tham gia Junction City sau đó được bổ nhiệm làm tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh ở châu Âu nói rằng các chiến sĩ Việt Cộng thật "trung thành với sự nghiệp, kỷ luật, kiên nhẫn và dũng cảm".

    Đó đúng là vấn đề.

    Thất bại và thất vọng, những người lính Mỹ không c̣n hiểu ǵ nữa. Không c̣n giải pháp nào trông thấy khả dĩ. Họ có cảm giác như có một cánh tay què, v́ họ không thể mang chiến tranh lên miền Bắc, nhưng làm sao người ta có thé cho phép họ, trong khi lư do có mặt ở đây là để ngăn chặn miền Bắc Việt Nam xâm nhập vào miền Nam? Làm sao chính phủ Hoa Kỳ có thể bảo lănh một loại xâm lược như vậy để lấy cớ cho Mỹ can thiệp được?

    V́ các cuộc hành quân tác chiến với bất kỳ quy mô nào cũng không làm thay đổi được t́nh thế, tháng 5 năm 1965 họ đă có dự kiến sử dụng vũ khí nguyên tử, nhưng ư tưởng này bị loại bỏ v́ người ta sợ dư luận thế giới, trong cuộc chiến tranh lạnh Hoa Kỳ không thể để mất tín nhiệm của một phần ba thế giới. Tất cả mọi nỗ lực không thể ngăn chặn làn sóng người về phương tiện vật chất theo đường ṃn Hồ Chí Minh vào miền Nam. Ném bom oanh tạc chẳng có ư nghĩa ǵ. Lập tức hàng đàn dân công đến lấp hố bom, sửa chữa cầu đường, hoặc tạo dựng một lối rẽ. Cuối nguồn lực, Bộ trưởng Bộ quốc pḥng Robert Mc Namara cho thiết lập một đường dây gồm các máy ḍ t́m từ bờ biển cho đến biên giới Lào. Kế hoạch này được đặt tên là Die Marker yêu cầu xây dựng 250 km hàng rào điện tử bằng những dụng cụ điện tử mới lạ: Công việc đă bắt đầu tháng 4 năm 1967, nhưng phương án quá phức tạp chưa tinh đến tốn kém nên bị bỏ dở.

    Robert Strange Mc Namara sinh ngày 9 tháng 6 năm 1916 ở San Francisco. Tốt nghiệp trường đại học California ở Berrkeley và Harvard Business School, chàng trai kỳ diệu này nhanh chóng được phong hàm trung tá trong chiến tranh thế giới thứ hai và trở thành chủ tịch của hội Ford. Tháng chạp năm ấy, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ quốc pḥng của Chính phủ Kennedy và vẫn giữ nguyên vị trí khi Johnson trở thành tổng thống.

    Tổng thống Kennedy rất đề cao Mc Namara cho nên sau khi bắt đầu can thiệp vào miền Nam Việt Nam được ít lâu Bộ quốc pḥng bắt đầu được đưa lên hàng đầu trong chính sách chính trị, đồng thời đảm nhận một chức trách theo truyền thống giành cho Bộ quốc gia. Trong những năm tháng chiến tranh, Mc Namara có một ảnh hưởng rất to lớn: không những ông là người chịu trách nhiệm thực hiện các quyết sách chính trị mà ông c̣n là một trong những người đề ra các quyết sách đó.

    Tháng 5 năm 1967 con người có trách nhiệm then chốt trong việc lănh đạo chiến tranh mấy năm qua đă viết cho tổng thống Johnson: h́nh ảnh của siêu cường thứ nhất thế giới giết và làm bị thương nặng cho một ngh́n người không có vũ khí trong một tuần lễ, chỉ để đè bẹp một quốc gia nhỏ bé lạc hậu, v́ một lư do c̣n phải tranh căi, thật chẳng thú vị ǵ "một ngh́n dân thương vong trong một tuần". Ông Mc Namara đă nói với tổng thống như vậy. Như người ta có thể trông đợi, rất nhiều thành viên của trung tâm chính trị và quân sự cho rằng tuyên bố này đưa ra một đánh giá sai lầm về t́nh thế và coi đó là một tín hiệu Mc Namara suy sụp.

    Mùa hè năm 1967 Mc Namara tham dự hội thảo về "Công thức ḥa b́nh ở San Antonio", định đàm phán với miến Bắc Việt Nam về việc ngừng ném bom. Tháng mười, Hà Nội bác bỏ dự định này. Tháng 11, Mc Namara cuối cùng đă kết luận rằng việc can thiệp quân sự kéo dài bảy năm qua là "phù phiếm và vô đạo đức" Mc Namara đă báo cáo tổng thống rằng việc "b́nh định" không đạt được tiến bộ nào, và chiến dịch ném bom Rolling Thunder cũng không làm giảm được sự xâm nhập và không lung lay tinh thần của Hà Nội. Những đề nghị của ông ta là: giữ nguyên quân số của Mỹ ở Việt Nam như hiện nay, chấm dứt các cuộc ném bom; chuẩn bị bí mật để đàm phán ḥa b́nh với Hà Nội.

    Thật quá sức đối với Johnson khi ông đang bị ám ảnh hoàn toàn v́ ư tưởng giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh, gây thiệt hại cho bao nhiêu vấn đề nội bộ và quốc tế mà chính phủ của ông đang phải đối mặt. Làm sao ông có thể nhận ra rằng tất cả những con người chết và những cố gắng lớn lao ấy lại chỉ mất thời gian? Mc Namara ra đi. Tháng 2 năm 1991 sau 24 năm im lặng lần đầu tiên nói về Việt Nam,ông đă gần cho một nhà báo rằng ông vẫn chưa bao giờ biết rằng ông được phép từ chức hay ông bị mất chức.

    Rơ ràng không phải chỉ có chiến tranh trên mặt đất. Trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, các thuyền con chạy lùng sục để ngăn chặn hoặc giám bớt hoạt động của Việt Cộng dùng ḍng sông Rừng Sạt để đến gần Sài G̣n. Ngoài biển các tàu thủy của hạm đội 7 lùng sục không ngớt trong Vịnh Bắc Bộ bất chấp chẳng có tàu thuyền đối phương. Bọn chúng đă yểm trợ hỏa lực pháo binh cho lực lượng trên bộ đến khoảng cách gần nhất. Trong khi các hàng không mẫu hạm từ các căn cứ phía Nam Việt Nam, Thái Lan hoặc trong Thái B́nh Dương tăng cường lực lượng cho không lực Hoa Kỳ. Máy bay của hải quân Mỹ cất cánh được sáp nhập vào kế hoạch tác chiến của không quân. Mấy năm ṛng, rất nhiều tàu thủy và thủy thủ thực hiện một ṿng cung từ California đến bờ biển châu Á để tham gia không chiến. Lúc ban đầu mọi trường hợp đều ưu tiên cho các cuộc ném bom chiến lược.

    Kế hoạch Rolling Thunder được thực hiện ngày 2 tháng 3 năm 1965. Vào thời kỳ, bộ tư lệnh các lực lượng Thái B́nh Dương ở Honolulu đă quyết định 12 ngày ném bom dày đặc bằng không quân kết hợp với hỏa lực pháo binh mật độ cao của hạm đội 7 đủ sức vô hiệu hóa khả năng ủng hộ của miền Bắc Việt Nam cho miền Nam. Họ đă nhầm có đến 120 ngày và đến cả hàng năm trời ném bom vẫn không chấm dứt được việc cung cấp theo đường Hồ Chí Minh.

    Tháng 7 năm 1966 được tin Rolling Thunder chỉ có tác động yếu ớt, tổng thống Johnson nâng giới hạn cho phép đánh phá các kho xăng dầu và đạn dược trên toàn lănh thổ miền Bắc Việt Nam. Mùa xuân năm 1967 thấy không giảm bớt làn sóng người và phương tiện vật chất vào miền Nam, tổng thống cho phép không lực Hoa Kỳ đánh vào các trung tâm điện lực, các sân bay và các nhà máy xí nghiệp của vùng Hà Nội và Hải Pḥng, đồng thời phong tỏa ḿn ở các cảng miền Bắc. Kế hoạch tác chiến kết thúc ngày 31 tháng 10 năm 1968, chấp nhận đàm phán ḥa b́nh.

    Những con số thống kê đáng ngạc nhiên: 350.000 lần máy bay cất cánh, 655.000 tấn bom trút xuống phía Bắc vĩ tuyến 17, 918 máy bay Mỹ bị bắn rơi với 818 phi công chết hoặc mất tích.

    Lănh thổ phía Nam của miền Bắc Việt Nam đă phải chịu đựng máy bay ném bom nhiều gấp 20 lần, những nơi khác. Hai mươi triệu quả bom Mỹ tàn phá tất cả các thành phố làng mạc ở phía Nam Hà Nội kể cả An Xá, nơi sinh trưởng của ông Giáp. Năm thành phố Phủ Lư, Ninh B́nh, Thanh Hóa, Vinh và Hà Tĩnh bị xóa sổ trên bản đồ.

    Ngày 1 tháng 11 năm 1968 trong các làng địa đạo quây quanh Vĩnh Linh gần vĩ tuyến 17, bảy mươi ngh́n người đă 3 năm rưỡi nay lần đầu tiên được trông thấy ánh sáng mặt trời mà không sợ chết. Gần như những con xuyên sơn, họ đă đào sâu xuống dưới mặt đất 6m làm thành nhà cửa dưới hang nối liền với nhau bằng một mạng lưới hầm hào. Ban ngày họ cấy, gặt, giúp đỡ quân đội, sửa chữa đường xá, sẵn sàng chui xuống hầm khi máy bay xuất hiện phía chân trời, và ra ngoài một lúc để cho con mắt trẻ con quen với ánh sáng ban ngày. Ban đêm họ về hang thắp sáng ngọn đèn dầu và ngủ trong không khí ô nhiễm. Vĩnh Linh là mục tiêu bị bom đạn nhiều nhất và trong thời gian lâu nhất so với các khu vực khác ở Việt Nam, tuy dân cư chỉ là những người dân thường. Một nửa triệu tấn bom và đạn dội xuống cái thị trấn nhỏ này = ¼ của số bom đạn dùng trong chiến tranh thế giới thứ hai, một nửa số bom đạn trong chiến tranh Triều Tiên.

    Phủ Lư, một thị xă và phố chợ nhỏ với vài chục ngh́n dân cách Hà Nội 50km về phía Nam đă liên tục bị bom 8 ngày từ mùng 1 đến mùng 9 tháng 10 năm 1966, thị xă không c̣n ǵ. Ở Ninh B́nh thị xă của tỉnh và trung tâm buôn bán của 25.000 dân, trước đây là vùng công giáo chính của Việt Nam, chỉ c̣n lại mũi tên của nhà thờ sau khi máy bay ném bom đi qua. Hà Tĩnh, tỉnh lỵ của tỉnh ở trên vĩ tuyến 18 đă phải chịu đựng 25.529 trận oanh tạc của không quân từ năm 1965 đến năm 1968, một cuộc không tập suốt 90 phút trong 1.200 ngày.

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TƯỚNG GIÁP QUA 2 CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
    Tác giả: Peter Macdonald
    Người dịch: Nguyễn Viết Quyền-Nguyễn Đ́nh Cao
    Dịch theo bản tiếng Pháp của Jean Clem và Frank Strachitz
    Chương 17:Chiến tranh của Quân giải phóng miền Nam

    Tôi không bao giờ tưởng tượng nổi sự việc lại có thể tiếp tục như vậy. Tôi không nghĩ rằng những con người ấy lại có khả năng chiến đấu đến mức... chịu đựng một trận đ̣n tương tự.
    Robert Mc Namara


    Đối với người lính Mỹ, chiến tranh Việt Nam đặt ra những vấn đề không dễ dàng giải đáp được. Trong tất cả đất nước, quân đội (Mỹ) phải lao vào những trận chiến đấu ngắn ngủi và tàn bạo chống Việt Cộng nhưng cũng phải đối mặt với những lực lượng quan trọng của quân chủ lực cộng sản: tiểu đoàn, trung đoàn, cả sư đoàn trọn vẹn. Trong mọi trường hợp v́ miền Bắc không dàn quân chiến đấu suốt chiều dài của mặt trận xác định, cuộc chiến tranh không giống như bao cuộc chiến tranh khác trước đây, những cuộc chiến tranh mà cấu trúc và lực lượng quân Mỹ đă thích hợp. Hơn nữa, thực tế, miền Bắc không bố tŕ một lực lượng không quân nào để tấn công (một vài chiếc máy bay, chủ yếu là MIG21 của Liên Xô được dành để pḥng ngự các thành phố miền Bắc có 60% để bảo vệ các con đường tiếp tế cho miền Nam), và cho đến thời gian cuối, Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn không sử dụng các đơn vị xe tăng (vả lại họ có rất ít); phần lớn các yếu tố thông thường của quân đội Mỹ đều vượt trội. Đó là một cuộc chiến tranh hạn chế sử dụng phương tiện, một "nửa chiến tranh", cuộc chiến tranh mà quân đội Mỹ chưa chuẩn bị.

    Quân lực Hoa Kỳ sử dụng một lực lượng hỏa lực cực kỳ mạnh để đánh các lực lượng Việt Nam-muốn nh́n thấy mà chẳng bao giờ xuất hiện hoặc họ đă biến sâu vào rừng rậm-Mỹ đă bắn hàng ngh́n tấn đạn trên những cánh đồng và khu rừng trống không người, và tiến hành các trận đánh không bao giờ chiếm được trận địa của địa phương. Quân Mỹ đă làm trụi lá hơn 1 triệu rưỡi hecta rừng ḥng phá trụi tán lá cây rừng đă che khuất đối phương khỏi mắt không quân và cả những mùa màng. Quân Mỹ đă cố gắng thống kê những tổn thất của đối phương để họ không thể tiếp tục cuộc chiến tranh, nhưng đành chấp nhận một chân lư: đối phương không suy yếu bao giờ-cát vẫn chảy đều, chiếc đồng hồ vẫn đầy cát.

    Đối với ông Giáp th́ ở một mặt nào đó có dễ dàng hơn, trước năm 1954, ông đă lănh đạo một cuộc chiến tranh tương tự, với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lực lượng chủ lực đơn vị địa phương và quân du kích làm mất phương hướng kẻ địch. Nhưng mặt khác cũng rất khó khăn, cá nhân ông không đứng đầu các đội quân và không trực tiếp tiếp xúc với bộ đội. Ông có thể gián tiếp kiểm tra tác chiến qua những máy vô tuyến điện công cộng (các máy phát địa phương của các tỉnh truyền đạt những bản tin mă hóa; trong vài buổi có cả "đài giải phóng" trộn lẫn cả tin tức và tuyên truyền).

    Ông cũng bố trí việc liên lạc vô tuyến điện giữa Hà Nội và các tổng hành dinh chính dân sự và quân sự ở miền Nam, nhưng chính v́ tính chất của đội h́nh và sự phân tán của các đơn vị, ông không c̣n có mạng lưới vô tuyến điện nào để giữ thông tin liên lạc với các đơn vị đang chiến đấu ở miền Nam. Do vây ông không thể nắm được tin tức về quá tŕnh tác chiến ngày này qua ngày khác, hoặc tốt hơn giờ này qua giờ khác mà phải chịu dùng thời gian vào việc xác định chiến lược và cho những ư kiến chỉ đạo chung.

    Ông hạ mệnh lệnh qua trung gian do Hội đồng quốc pḥng chấp hành, lúc này lúc khác định hướng tay lái để giữ vững mũi thuyền. Ông đưa ra những quyết định quan trọng và thỉnh thoảng tác động cụ thể lên các dữ kiện. Ví dụ, ít lâu sau khi có quyết định xâm nhập vào miền Nam, ông đă đưa đi những yếu tố riêng lẻ, hoặc những nhóm nhỏ chiến sĩ quân đội nhân dân để ủng hộ Việt Cộng, mà sự gia tăng hoạt động đ̣i hỏi quân giải phóng miền Nam, phải sử dụng những lực lượng quan trọng hơn để báo vệ lấy những vùng căn cứ cố định và để phân tán lực lượng rộng ra.

    Tất nhiên, những nhà lănh đạo cộng sản ở miền Nam vẫn tự ḿnh lănh đạo cuộc chiến tranh và điều hành kế hoạch tác chiến-thực tế, họ quyết định các chiến thuật địa phương và rơ ràng họ phải đối mặt với quân địch và chịu tổn thất. Về phần ḿnh, các nhà lănh đạo miền Bắc cũng góp phần quan trọng: họ cung cấp súng đạn cùng một tỷ lệ lớn về cán bộ và theo năm tháng, ngày càng nhiều chiến sĩ. Trong thực tế, miền Bắc cũng như miền Nam đều góp phần vào cuộc chiến tranh tuy khác nhau nhưng rất cơ bản. Một ḿnh phía này hay phía kia đều không thể đem lại thắng lợi. Song cho đến bây giờ, Hà Nội và Sài G̣n vẫn c̣n bất đồng trong việc ai đă thực tế giành thắng lợi, câu hỏi này gây nên cay đắng trong những cựu chiến binh, những ai chiến đấu chống Pháp tin rằng họ đă già dặn hơn (ông Giáp đă nói rằng so với quân Pháp, quân Mỹ chỉ là những người mới vào nghề trong chiến tranh) c̣n những ai đă cảm nhận tiếng thổi của bom đạn Mỹ đều công nhận rằng họ mạnh hơn v́ họ đă vượt qua điều đó.

    Trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, trong một thời gian dài, đảng bộ Sài G̣n khẳng định chẳng làm được ǵ ở miền Nam Việt Nam và các sự kiện ấy chẳng có quan hệ ǵ. Đầu những năm 1960 Cụ Hồ Chí Minh đă nói: "Điều họ làm là có quan hệ đến họ. Đó là vấn đề của họ. Họ biết nhiều điều hơn chúng ta có thể biết", chấp nhận những khoảng cách ấy, Cụ đưa ra nguyên tắc: nhân dân miền Nam tự ḿnh đấu tranh làm sụp đổ chính quyền và đuổi quân Mỹ ra khỏi miền Nam, do đó ngăn ngừa được những đ̣n chỉ trích của Mỹ và Trung Quốc đang tố cáo mở rộng chiến tranh, chưa nói đến sự chỉ trích có thể xảy ra của liên hiệp quốc, v́ đưa lực lượng quân đội vào miền Nam là vi phạm hiệp định Gienève.

    Muốn truyền đạt những lời dạy của Cụ Hồ; quân Việt Cộng trước hết sử dụng giao liên. Hàng ngh́n và ngh́n người b́nh thường, sử dụng bí danh và khẩu lệnh để bảo vệ giấy căn cước, đi khắp miền Nam Việt Nam để truyền đạt những mệnh lệnh và chỉ thị. Họ là những mạch máu bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt cho việc điều hành hoạt động cách mạng. Cũng như trong tất cả lĩnh vực khác của tổ chức cách mạng, họ phải tôn trọng những kỷ luật nghiêm minh và cụ thể.

    Có ít nhất hai hành tŕnh khác nhau giữa một nơi này và nơi khác. Tên các địa phương, các ḍng sông, các ngọn núi... không bao giờ được nêu lên, kể cả các địa điểm gặp nhau. Phải tránh ṭ ṃ không cần thiết và chỉ được biết những ǵ có liên quan đến nhiệm vụ của ḿnh. Không bao giờ để rơi những mẩu thuốc lá, mẩu giấy... dọc đường hành tŕnh. Một trạm đặc biệt phụ trách việc điều hành các cuộc hành tŕnh thâm nhập, thiết lập nội dung hoạt động đảm bảo thông suốt giữa các trạm giao liên và nơi nhận, cũng như là nơi phân phối tài liệu. Các trung tâm liên lạc thường xuyên-có thể là một cửa hàng hoặc một nhà riêng-thường do phụ nữ phụ trách; họ nhận những bức thư của giao liên chuyển đến, bảo đảm tính xác thực của tài liệu, bố trí việc tiếp xúc và tạo điều kiện làm việc (Trong một trung tâm ấy, sáu trăm thông báo được nhận, phân phối và gửi đi trong phạm vi một ngày đêm). Có những trung tâm y tế, các cán bộ dịch vụ y tế công cộng và những hộ lư. Tất cả đều phái chống kẻ phản bội bên trong cũng như bên ngoài, điều đó tăng thêm cảm giác mất an ninh và tinh thần cảnh giác.

    Thận trọng và bí mật là yêu cầu ưu tiên tuyệt đối. Lúc nào cũng có những chỉ thị chính xác. Không bao giờ được nêu tên đơn vị, trang bị, địa điểm đóng quân, nhiệm vụ và phương án hành động. Không bao giờ cho người khác biết tên ḿnh, cấp bậc ḿnh, hoặc nhiệm vụ ḿnh. Không bao giờ được giao một bí mật cho bạn bè hoặc người thân trong gia đ́nh. Đồng thời xác minh và thi hành kỷ luật những người vi phạm kỷ luật này. Bí mật càng cần thiết khi cả hai bên đều sử dụng một số lớp gián điệp. Lúc đỉnh cao trong chiến tranh, CIA đă bố trí hàng ngh́n người "làm công" sống giữa cộng đồng và hàng ngh́n người thu gom tin tức được trả tiền hoặc có tính chất t́nh báo ngẫu nhiên (có số kiêm cả hai). Theo tin tức báo chí, miền Bắc đă có 30 đến 40 ngh́n chỉ điểm trong chính phủ và trong cả các lực lượng quân Mỹ có sử dụng nhiều người Việt Nam ở các căn cứ để làm những công việc thứ yếu.

    Đến cuối cuộc chiến tranh, sĩ quan Mỹ đă khám phá được những tư liệu liên quan đến một đơn vị phá hoại do ông Giáp tổ chức năm 1958 trong Bộ tư lệnh miền Đông Nam Bộ, phân đội công binh của tiểu đoàn 514 quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Những tư liệu này đă làm mọi người ngạc nhiên về trí tuệ của những người thành lập nên đơn vị, tất nhiên của những người lính Việt Cộng nói chung. Người ta đă rút ra kết luận về những cách thức tốt nhất để xây dựng t́nh cảm đồng đội mật thiết giữa các con người đă đặt trước các nhà chức trách một phương pháp huấn luyện con người rất khoa học để khắc sâu vào trí họ tinh thần kỷ luật tự giác.

    Hệ thống này dựa trên những thủ tục khoa học và lặp đi lặp lại do cán bộ thực hiện không phải bằng phương pháp cứng nhắc mà với t́nh cảm gia đ́nh săn sóc lẫn nhau.

    Mỗi tổ gồm 3 người, tất cả các buổi sáng và buổi chiều tối, đều phải kiểm tra số lượng và t́nh trạng của vũ khí, đạn dược, các phương tiện kỹ thuật khác nhau và lương thực thực phẩm. Họ săn sóc đến t́nh trạng đời sống và sinh hoạt của nhau: lương thực và điều kiện làm việc, sức khỏe. Hai ngày một lần, chiều nào cũng điềm danh và kiểm tra vũ khí, đạn dược và lương thực. Cứ 3 ngày một lần vào ban đêm, người chỉ huy thực hiện những việc kiểm tra ấy đối với tất cả các phân đội và tổ 3 người mà anh ta chịu trách nhiệm...

    Con người là đối tượng được chú ư thường xuyên: tư tưởng t́nh cảm, và quyết tâm là những yếu tố đầu tiên của trận chiến đấu này. Những cuộc gọi là kiểm thảo 10 đến 15 phút được tổ chức thường xuyên hàng ngày để kiểm tra lại t́nh h́nh con người, tổ và đơn vị. Những khuyết điểm bị phê b́nh. Cũng như mọi hoạt động của cộng sản phương Đông, những cuộc vận động phê b́nh và tự phê b́nh được tổ chức thường xuyên; mỗi người đều phải nhận biết những sai lầm của ḿnh, phân tích phê phán và hứa sửa chữa. Hầu hết các đơn vị đều có tờ báo tường, trong đó mọi người có thể biểu lộ quan điểm, những bài viết và cả những bài thơ.

    Những hội nghị kiểm thảo được tổ chức để giải quyết những vấn đề khác nhau có quan hệ đến chỉ huy và tổ chức, như lănh đạo tư tưởng, chỉ huy quân sự, giáo dục huấn luyện, hành chính, lịch công tác và khen thưởng kỷ luật Một thành viên có thể được biểu dương v́ giúp đỡ đồng chí đồng đội, về thái độ khiêm tốn và lễ phép đối với mọi người và nhân dân nói chung, hoặc có đóng góp tích cực và xây dựng đơn vị. Cũng có thể bị phê b́nh hoặc thi hành kỷ luật như những hành vi thiếu tích cực, hoặc v́ có tính rất xấu, hoặc làm việc thiếu hiệu quả.

    Muốn đảm bảo sức khỏe, mỗi đội viên của tổ 3 người và của các đơn vị đều phải tập thể dục và chơi thể thao. Việc đào tạo và giáo dục rất toàn diện: sử dụng ḿn nổ, bảo vệ chống tai nạn, kéo dây điện và lư thuyết cơ sở về điện, ngụy trang, đâm lê, nhận thức và bắn ban đêm, vượt qua chướng ngại vật... Trước một trận đánh, những phương án chi tiết được thiết lập, bằng cách sử dụng một sa bàn cát chỉ rơ tính chất địa h́nh, cự ly, vị trí địch, bố trí của đơn vị bạn.

    Yêu cầu rất lớn đối với từng cá nhân, nhưng để bù lại là t́nh cảm đồng chí đồng đội, tự hào của đơn vị và giá trị của công tác hoàn thành. Một mạng lưới quan hệ con người và rất hoàn chỉnh được thiết lập nhờ sự đan chéo giữa hệ thống chỉ huy và sự giám sát ở tất cả các cấp trong bậc thang cấp chức. Cái đích đạt được là bằng mọi cách “cố gắng giúp đỡ mọi người yêu nhau như trong một gia đ́nh" (những từ dùng trong tài liệu). Hệ thống cho phép đàn ông và đàn bà tham gia đầy đủ vào hoạt động xă hội hằng ngày và cũng yêu cầu họ có trách nhiệm với nhau.

    Một ngày công tác thật dài và căng thẳng. Mỗi đội viên của các đơn vị đều phải thức dậy lúc năm giờ kém, 15 phút trước khi mặt trời mọc và đi ngủ vào lúc 9 giờ tối. Lúc không phải chiến đấu, thức dậy là tập thể dục, tắm rửa, ăn sáng (trừ trường hợp có việc bất thường) sau đó hoặc chuẩn bị đi chiến đấu hoặc học tập hoặc họp tự phê b́nh và phê b́nh. Từ 11.00 giờ đến 13 giờ 15, được nghỉ ngơi. Chương tŕnh buổi chiều gồm có: một lớp học mới, tập bắn súng lau chùi và bảo quản vũ khí. Từ 17 giờ đến 18 giờ tắm rửa và cơm tối, kèm theo nửa tiếng tự do. Tiếp theo là học tập và thảo luận; trước khi đi ngủ, điểm danh lần cuối rồi tắt đèn, người canh gác thường trực ở trạm gác suốt đêm.

    Đóng quân ở vùng đồng bằng, phân đội công binh phần lớn thời gian ở trong làng; ẩn náu trong mạng lưới hầm hào trú ẩn, khi có báo động. Nhưng những đơn vị Việt Cộng đóng xa đồng bằng sống trong rừng rậm hàng tuần hàng tháng liền. Các đội viên thường ngủ trên vơng mắc vào các cây Các đơn vị cơ động lên đường trước khi mặt trời mọc, chỉ dừng lại một lúc để ăn cơm chuẩn bị từ ban tối (Khẩu phần mỗi người là 2 lon gạo một ngày cùng vài ngọn rau và thỉnh thoảng có cá-đánh trên sông khi điều kiện cho phép). Trong thời gian tác chiến, mỗi tuần được nghỉ một ngày ở căn cứ; dần dần tổ chức được cải thiện hơn: trong căn cứ có cả bệnh viện hoặc bệnh xá, một tờ báo và một đường dây điện thoại nối liền với căn cứ bên cạnh. Chiến sĩ cũng nhận được ở đây tóm tắt chi tiết về nhiệm vụ sắp tới.

    Suốt trong những thời gian hành quân và đóng quân ngoài trời, yêu cầu mọi người phải hiểu rơ kế hoạch tác chiến. Từ tổ 3 người đến phân đội và trung đội, những người chỉ huy phải nắm vững tinh thần của chiến sĩ. Tất cả các chỉ thị, mệnh lệnh đều phải truyền đạt đầy đủ và chi tiết. Phải giữ vững sức chiến đấu trong mọi lúc.

    Về phạm vi hoạt động của phân đội công binh, các tư liệu chỉ rơ rằng chỉ riêng trong tháng 12 năm 1966, phân đội đă thực hiện hai trận tấn công vào kho vũ khí đạn dược, mười một trận vào sân bay Sóc Trăng; hai trận đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất; một trận vào khách sạn miền (v́ họ cho rằng có 200 phi công Mỹ ở đó) và một trận tấn công bằng thuyền vào hai tàu chiến ở Vịnh Bắc Bộ và một trận vào tàu chở máy bay.

    Tất nhiên họ cũng phải chịu tổn thất. Họ phải viết thư cho hai người thân về thương vong. Muốn vậy, trong thư gửi đi phải có chữ kư của hai người chỉ huy:

    "Chúng tôi rất đau xót phái báo tin này cho gia đ́nh về cái chết của... Toàn đơn vị rất đau buồn v́ mất đi một đồng chí dũng cảm và chia sẻ nỗi đau thương của gia đ́nh v́ mất đi một người con thân yêu. Chúng tôi chân thành gửi đến gia đ́nh lời chia buồn sâu sắc.
    Thay mặt ban chỉ huy tiểu đoàn 514
    Kư tên Đoàn Minh Quang”

    Rơ ràng trong các ghi chép cá nhân có quan hệ đến đơn vị này, trong các tư liệu đều nêu rơ hệ thống hết sức hiệu quả từ cá nhân cho đến phân đội: với tâm hồn thanh thản, Phụng có thể hoàn toàn tập trung cho trận đánh.

    Trạng thái tâm hồn không bị hư hỏng. Tôi giữ vững đơn vị và bước vào cuộc chiến đấu không c̣n ai khác.
    Tôi thức dậy không đúng giờ. Tôi đă bị phê b́nh. Tôi hứa không bao giờ lặp lại sai lầm ấy nữa.
    Tôi không giữ ǵn cho đơn vị. Tôi đă tức giận v́ một người bạn đă kiểm tra đạn của tôi khi tôi đi vắng.
    Tôi hoàn toàn thận trọng, tôi giữ ǵn cẩn thận trang bị của tôi.

    Có người theo dơi việc viết thư khi tiếp xúc với người thân trong gia đ́nh họ và bạn bè họ; họ cũng viết cảm tưởng vào nhật kư. Trong hai trường hợp, họ tỏ rơ những t́nh cảm ngạc nhiên và thơ mộng.

    Thư gửi đến các "mẹ nuôi" của đơn bị bé Danh

    Các mẹ thân mến!
    Chiều nay, con không ngủ được. Tâm trí con đang hướng về chiến dịch. Ngày 12 tháng sáng trăng này, con đang ch́m đắm vào những suy nghĩ, trong khi những người khác ngủ ngon lành dưới ánh trăng. Con trai của các mẹ cầm khẩu súng trong tay và nh́n về vị trí của quân địch. Thỉnh thoảng một cơn gió thoảng qua làm con lạnh thấu xương.
    Con c̣n nhớ trước đây, mỗi lần hoa nở báo hiệu mùa xuân sắp đến, mọi người vui vẻ và sôi nổi. Nhưng mùa xuân này, làm sao con có thể vui sướng khi quân Mỹ tiếp tục gây nên bao nhiêu tang tóc đau thương, trong khi hàng ngh́n tấn bom rơi xuống tổ quốc ta, đốt phá nhà cửa, làmrụng hết lá cây, buộc con người ta phải trốn tránh, phải nay đây mai đó, sống một cuộc sống đầy thử thách và thiếu thốn. Làm sao chúng con có thể vui sướng khi nghĩ đến điều đó? Khắp nơi chúng con đến, chúng con chỉ thấy phá hoại những đống tro tàn với vôi gạch vụn, nơi đó đă có những mái nhà vui vẻ. Chúng con phải làm ǵ bây giờ? Điều duy nhất chúng con có thể làm là biến căm thù thành hành động, sẵn sàng mọi lực lượng để đánh đuổi quân thù.

    Trích sổ tay của Nguyễn Văn "Bé Danh":

    Mùa thu qua, mùa đông tới, rồi mùa xuân quay lại.
    Cũng như vậy, tôi đă say sưa nhiệm vụ.
    Không xa lắm, tôi trông thấy những bông hoa màu sắc rực rỡ trước nhà một người không quen biết.
    Một cành tre nghiêng nhẹ nhàng trong gió? Khiến tôi nhớ lại quê hương thân yêu của tôi.
    Đơn vị chúng tôi đang dừng lại nghỉ ngơi trong một địa điểm cách biệt.
    Đôi giày của tôi c̣n bám đầy bụi đường.
    Tôi vội vàng viết thư này cho em.
    Và tôi gửi em tất cả t́nh yêu của tôi.

    Thư của Phương Trinh gửi Sáu Kim đề ngày 25 tháng 3 năm 1967:

    Em thân yêu!
    Tiểu đội của anh đă nhận thư của em yêu cầu cho phép cưới anh. Anh đă đọc thư ấy và anh giữ lại.
    Trong dịp Tết, mẹ và ba anh em trai anh đă đến thăm anh ngày 17 của tháng trăng, cha anh đă đi Sài G̣n. Xe ông bị đổ: ông bị găy 1 xương sườn. Mẹ anh phải vội về đưa ông đi bệnh viện, bà không thể ở lại đây với anh lâu hơn được. Anh quên rằng nếu cha nằm xuống th́ anh lo quá.
    Em yêu, anh chấp nhận ư định tổ chức cưới của em, nhưng anh muốn nói với em điều này. Chúng ta hiểu rằng lễ cưới rất quan trọng đối với chúng ta. Đám cưới có thể làm cho em sung sướng hoặc khổ sở đối với những ngày c̣n lại của em. Anh yêu em, điều đó có nghĩa là anh đă suy nghĩ nhiều và thận trọng về vấn đề ấy. Nhưng em yêu, t́nh h́nh không cho phép chúng ta cưới sớm! Em hiểu cho anh, đồng ư nhé. Cả hai chúng ta đều phục vụ công tác, trung thành với Đảng và Tổ quốc. Anh đă quyết định hy sinh cá nhân ḿnh và những t́nh cảm của ḿnh để làm cho cha mẹ vui sướng và để tiếp tục theo con đường cách mạng mà anh đă tự nguyện tham gia.
    Nếu chúng ta chờ đợi nhau, điều đó đă cho phép chúng ta thể hiện ḷng chung thủy của chúng ta và để xem trong chúng ta ai là kẻ chung t́nh. Em có giận anh không? Nhưng anh đă quyết định rồi, tặng em tất cả t́nh yêu của anh và anh vẫn tiếp tục yêu em, nhưng trước hết anh phải tiếp tục chiến đấu.

    Tư liệu cũng gồm cả những ghi chép về tiểu sử của các chiến sĩ trong đơn vị. Sau đây là tiểu sử chàng trai Vơ Minh Thanh:

    Tôi đi học từ 7 tuổi đến 12 tuổi, rồi tôi phải bỏ học để giúp đỡ gia d́nh. Đến năm 16 tuổi, tôi đi làm người giúp việc cho một chủ cửa hàng nước đá. Đến năm 18 tuổi, tôi làm công ở chợ, bắt lợn và giúp người ta cạo lông lợn. Tôi làm công việc ấy cho đến khi tham gia công tác dịch vụ y tế huyện ngày 23 tháng 2 năm 1966. Sau đó tôi gia nhập phân đội công binh.

    Và sau đây là một bài khác của Ngô Rinh:

    Cha mẹ tôi là những nông dân nghèo. Tôi được đi học trường làng cho đến năm 13 tuổi, rồi về giúp đỡ gia đ́nh. Tôi làm việc như một đầy tớ cho đến năm 16 tuổi, rồi tôi gia nhập dân quân tự vệ của thôn. Tôi tự phân phát truyền đơn và đă 5 lần đứng gác trên đường cái, trong khi đơn vị tôi phá một ấp chiến lược, tôi đă 7 lần đứng gác cho các cuộc hội nghị. Cùng với lực lượng của huyện, tôi đă chiếm một vị trí ở làng Thạch Phú; ngày 23 tháng 7 năm 1963 tôi canh chừng phía sau, trong khi đơn vị tôi tấn công một tiểu đội địch đang dồn dân để lập ấp chiến lược, sau cùng tôi tự nguyện vào phân đội này và tôi đă được đơn vị công binh tỉnh huấn luyện.

  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TƯỚNG GIÁP QUA 2 CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
    Tác giả: Peter Macdonald
    Người dịch: Nguyễn Viết Quyền-Nguyễn Đ́nh Cao
    Dịch theo bản tiếng Pháp của Jean Clem và Frank Strachitz
    Chương 18: Con đường ṃn

    Trong tấn công, phản công hoặc tổ chức pḥng ngự ư tưởng tấn công luôn phải được ưu tiên: lúc nào cũng giữ vững quyết tâm.
    Vơ Nguyên Giáp


    Đă hàng ngh́n năm, trên các dăy núi Trường Sơn đă có những con đường ṃn do súc vật hoặc con người vạch ra trong rừng rậm để di chuyển từ nơi này đến nơi khác t́m kiếm thức ăn. Trước chiến tranh, voi sống rất nhiều trong rừng rậm bao phủ lấy vùng biên giới giữa Việt Nam, Lào và Camphuchia, chà nát cây cối để tạo thành con đường nhỏ và theo thói quen của chúng, tiếp tục sử dụng con đường ṃn đă vạch ra. Tất nhiên, những loài vật khác-hổ, linh dương, lợn rừng, khỉ... đi theo những dấu vết ấy.

    Con người sử dụng những đường ṃn ấy phần lớn là những dân tộc tiền sử Đông Dương thường gọi là dân tộc miền núi bị dân Việt Nam đuổi lên khỏi đồng bằng vào thời Trung cổ. Ở phía Bắc, những dân tộc này có nguồn gốc Mông Cổ, ở phía Nam họ thuộc ḍng máu Australo asia-tique hoặc malayo-polynésien. Tất cả họ đều biết những con đường ṃn này và sử dụng để t́m kiếm thức ăn hoặc viếng thăm một làng, một trại lân cận; họ trù tinh về nhà trước khi trời tối và không phiêu lưu khỏi làng bản của họ.

    Đến giữa thế kỷ hai mươi, tất cả bỗng nhiên thay đổi. Đầu năm 1959, Vơ Nguyên Giáp giao cho quân đội nhân dân mở một con đường vượt qua vĩ tuyến 17 để ủng hộ các lực lượng vũ trang ở miền Nam. Phần lớn con đường phải đi qua đất Lào (từ nhiều thế kỷ là vương quốc của loài voi) trước khi qua đất Camphuchia, có nhiều chỗ nối liền vào đất Việt Nam.

    Vào mùa xuân, hai sĩ quan và ba chiến sĩ đi thực hiện việc t́m hiểu xuất phát từ Khe Hổ dưới chân núi. Người dẫn đường thứ nhất là một đồng bào dân tộc Vân Kiều trang bị một con dao rựa và một cung bắn tên tẩm thuốc độc. Sau trạm đầu tiên, họ tiếp tục tiến vào Nam, do một cụ già ít nói dẫn đường; rồi ngày tiếp theo một người đàn ông vận khố, và cuối cùng một chàng thanh niên gầy g̣ mồm luôn ngậm tẩu thuốc... Sau khi lập được một trạm gốc ở lân cận Thừa Thiên, những sĩ quan quay bước lại cho đến khi gặp nhau ở một điểm hẹn trước, nơi một đoàn mang vác đang đợi họ. Họ tiếp tục hướng dẫn đoàn đi vào phía Nam, mỗi ngày để lại một bộ phận nhỏ xây dựng trạm; họ thiết lập như vậy được một dăy trạm nối tiếp nhau gồm hai hoặc ba cái lều có sàn tương tự như lều của người miền núi để trông giữ mùa màng và tránh hổ.

    Ngày lại ngày, hết tuần lễ này đến tuần lễ khác, càng đi sâu vào rừng núi vào phía Nam, đoàn người càng giảm dần, vượt qua các đỉnh núi đá vôi, vượt qua các suối thác trên đường đi. Họ mang những ba lô nặng đựng súng đạn và thực phẩm các loại, che mưa bằng tấm ni lông. Họ đă đến điểm đường ṃn nối với đường 9 trên đất Lào từ Khe Sanh đi Savanakhet. Sau khi đi qua giữa hai vị trí của Quân đội nhân dân Việt Nam chiếm giữ, họ đă đến sông Thạch Hăn và xuống đ́ thuyền. Tháng 8 ở phía Tây Thừa Thiên, họ đă có thể giao vũ khí đầu tiên cho Việt Cộng.

    Năm sau để tránh quân ngụy miền Nam đến chống những chuyến xâm nhập này, một con đường mới được mở ra xa về phía Tây Nó đă trở thành huyết mạch chính của đường ṃn Hồ Chí Minh-mà người Việt Nam thường gọi là đường Trường Sơn.

    Như Hannibal vượt dăy Alpes, đội tiếp theo do ông Giáp tổ chức dùng voi để mở rộng đường ṃn ở lân cận đèo Mụ Giạ trên biên giới Lào. Phía bên kia đường ṃn tụt xuống một thung lũng trước khi trèo lên cao hơn vượt qua những đỉnh núi nham nhở để đến một cao nguyên có độ cao trung b́nh, rừng rậm bao phủ dày đặc có người dân tộc Vân Kiều và Lao thung ở đó, sau cùng đường đến vùng Tây Nguyên của Việt Nam.

    Ông Giáp đă tổ chức một đơn vị phụ trách việc mở rộng và bảo vệ con đường: trung đoàn 559. Đơn vị này có 24 ngh́n người, tổ chức thành những phân đội nhỏ dọc con đường, xe đạp thồ, người mang vác tiếp sức.

    Dần dần, ông Giáp thiết lập một con đường ṃn mà thường xuyên mở rộng và tu sửa cho xe đạp có thể vận tải được. Đó là những chiếc mập mạp có bộ phận của xe Peugeot giống như trong chiến dịch Điện Biên Phủ, có bộ phận tốt hơn sản xuất ở Tiệp Khắc. Tất cả đều được cải tiến sao cho có thể vận chuyển được hàng hóa quan trọng, xe không phải người đạp mà đẩy đi nhờ một cái gậy buộc chặt vào ghi đông và phía sau yên để lái xe. Suốt cuộc chiến tranh Đông Dương, Việt Minh đă sử dụng loại xe này để thồ một lượng hàng trung b́nh đến 125kg một chuyến, gấp một lần rưỡi người mang vác nặng (kỷ lục tuyệt đối là 425kg, do ông Nguyễn Diệu nào đó lập được năm 1964, ông đă đẩy một chiếc xe đạp thồ nặng như vậy vượt qua một quăng đường 50km.

    Song phần lớn hàng hóa vận chuyển trên lưng người khoảng 40kg. Một người Việt Nam trung b́nh không quá 50kg, như vậy có nghĩa là mỗi người mang trên lưng thực tế toàn trọng lượng của cơ thể ḿnh trong nhiều ngày trên một cung đường hiểm trở và khó khăn. (Một kỷ lục khác do Nguyễn Viết Sinh lập khi ông chở 45kg đến 50kg hàng trong 4 năm, đă chở được 55 tấn hàng vượt qua tất cả 41.000km trong đúng 108 ngày mang vác-như thế ông ta có thể mang cả thân thể ông đi một ṿng quanh thế giới! Lập kỷ lục ấy, ông đă được phong tặng anh hùng giải phóng miền Nam). Khoảng 10% người mang vác chết trên đường ṃn, thật có ǵ đáng ngạc nhiên hơn. Phần lớn bị bệnh sốt rét, càng ốm nặng thêm v́ kiệt sức và điều kiện sinh hoạt rất thiếu thốn. Nguy hiểm nhất là sốt rét rừng và ly amip.

    Việc mang vác trên lưng người tiếp tục từ năm 1954 đến năm 1964, sang năm 1965, chiều rộng của con đường đă được mở ra 5m và một vài đoạn đường được rải nhựa. Chỉ riêng năm 1965, đoàn 559 đă chở bằng xe hơi một lượng hàng bằng toàn bộ lượng hàng chở trên lưng người trong 5 năm trước.

    Hàng ngh́n và chục ngh́n đàn ông và đàn bà thuộc các đơn vị khác nhau làm việc trên đường ṃn. Có những xe vận tải, những phân đội thợ sửa chữa mặt đường và vạch đường rẽ cho xe ủi; những đơn vị công binh trông coi các trạm, những khẩu đội cao xạ bảo đảm pḥng không, những đơn vị thông tin bảo đảm liên lạc suốt dọc con đường. Tất cả ở Lào. Không ít hơn 80.000 chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam dưới sự chỉ huy của tướng Vơ Bẩm.

    Đường ṃn trở thành huyết mạch chính của hệ thống công tác hậu cần phức tạp bảo đảm tiếp tế cho Quân đội nhân dân Việt Nam của ông Giáp và quân giải phóng miền Nam (Việt Cộng) ở miền Nam Việt Nam, và đưa thương binh đến những bệnh viện hiện đại. Con đường là một trong những thành công đẹp nhất của trí tuệ quân đội trong lịch sử loài người; được cải tiến tiếp tục con đường ṃn cuối cùng trở thành 3 lối đi song song từ Bắc vào Nam cộng với bảy nhánh lớn: tất cả gần 20.000km đường cái, có bố trí một hệ thống xưởng sửa chữa, các kho thực phẩm và vật chất kỹ thuật, các bệnh viện, các trung tâm kiểm soát và điều hành tiếp chuyển. Các trung tâm thường ở trong các hang, đôi khi khá rộng đủ chỗ cho một tổ điện đài, có khi đủ chỗ cho một bệnh viện dă chiến hoặc một sở chỉ huy. Khi doanh trại phải xây dựng ngoài trời, vị trí đặt trạm phải lựa chọn cẩn thận tránh lũ lụt trong mùa mưa và lá rụng trong mùa khô cây không c̣n che giấu được doanh trại.

    Các đội "Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước" làm việc ngày đêm để giữ cho hệ thống chạy đều (có thể kể một ví dụ: sau một đợt bom, các đội đặc biệt phải sửa chữa đường dây điện thoại ở hai trăm tám mươi sáu điểm khác nhau). Có đến 50.000 đội viên phần lớn là nữ thanh niên có các chàng trai giúp sức trong đó có những chàng trai mới 15 tuổi, phụ trách sửa chữa cầu đường-đồng thời cũng phải xây dựng hàng trăm cầu; đôi khi để che giấu vết đường ṃn, những ḍng sông tạo thành một bộ phận của hành tŕnh. Trong một số trường hợp những con sông là con đường: hàng hóa được đưa xuống ḍng nước đựng trong một túi ni lông, hoặc kết thành những cái bè nổi giống như ḥn đảo nhỏ tránh máy bay Mỹ phát hiện. Cũng v́ lư do đó, nhiều cầu được xây dựng vài chục centimet dưới nước. Thuyên bè đi theo ḍng Se không, một nhánh của sông Mêkông, trên một quăng đường hơn 100km.

    Một cái hẻm mà người Việt Nam gọi là "cổng trời" là điểm xuất phát của đường ṃn. Lúc ban đầu, xe đi trên đường ṃn là xe gaz của Liên Xô từ thời Điện Biên Phủ để lại chăng bao lâu được thay thế bằng xe tải hiện đại có đến hàng ngh́n chiếc từ các nước cộng sản khác gửi đến. Tốt nhất là loại xe Zil Liên Xô, loại xe 6 bánh có thể chở đến 6 tấn. Tất cả các loại xe đều được ngụy trang bằng cành lá cây. Từng đoạn, xe nối tiếp nhau hành tŕnh. Thường lệ, các lái xe thực hiện một chuyến đi trên một đoạn đường đă xác định trong một đêm, đi xe có hàng, về xe không trong đêm sau. Họ phải trở về căn cứ trước khi trời sáng để đưa xe vào nơi trú ẩn.

    Đến năm 1972 người Việt Nam có thể đưa hàng bằng xe hơi vào các mặt trận khác nhau: B́nh Trị Thiên, Tây Nguyên, Nam Bộ chạy cả ngày đêm. Những đoàn người chạy mang vác trước kia phải mất 6 tháng, đến năm 1975 xe chở hàng chạy quăng đường ấy chỉ mất một tuần lễ.

    Chất đốt trở thành vấn đề thường xuyên: cũng như người mang vác ăn trên đường đi một phần lương thực mang đến Điện Biên Phủ, xe tải cũng ngốn hết một lượng chất đốt quan trọng trong cuộc hành tŕnh. Những năm đầu, dùng xe "téc" chở. Sau đó phải đặt đường ống mới đủ cung cấp cho xe tăng, xe kéo pháo một số lượng lớn chất đốt Năm 1975 một đường ống nối liền miền Bắc với đầu ra con đường ṃn ở miền Nam: núi cao 1000m và sông sâu.

    Không quân Mỹ không ngừng đánh phá đường ṃn. Ban ngày các tốp máy bay đánh xe và người bằng mắt thường, ban đêm họ dùng đèn pha hoặc đuốc chiếu điện sáng. Họ đặc biệt chú ư đến những đoạn đường khó khăn nhất, thí dụ đoạn đèo Xeng Phan hoặc đoạn vùng Tchépone, gồm Khe Sanh. Theo tin tức Việt Nam, một đoạn đường hai kilômet là phải chịu 21.000 tấn bom trên không trong một tháng, trung b́nh mỗi ngày 700 quả bom-hai phút một quả. Ngày cũng như đêm, bao nhiêu là tiếng đá lở bao nhiêu đám cháy rừng, 50% bom khổng lồ. Những đội phá ḿn đi tháo ng̣i nổ, cũng có hàng trăm bom nổ chậm các loại nổ khi đoàn người phá đường đang làm việc. Một loại bom được gọi là "bom có ṿi" khi rơi xuống, nó thả ra nhiều dây bom dài 8m, chỉ khẽ chạm !à bom nổ văng ra những mảnh sắt về tất cả các hướng.

    Từ năm 1965 đến năm 1973, trong các kế hoạch tác chiến Steel Tiger va Tiger Hound, không lực Hoa Kỳ đă thả hơn hai triệu tấn bom xuống địa phận Lào của đường ṃn. Theo người Việt Nam, họ đă phải trả giá gần 2500 máy bay (Nguồn tin của Mỹ trái lại đưa tin 500 máy bay bị bắn rơi bằng 1/7 toàn bộ máy bay bị bắn rơi ở miền Nam Việt Nam. Hầu như tất cả những tin tức tổn thất do Việt Nam đưa tin cũng quá nhiều). Một B52 có thể ném xuống hơn 100 quả bom nặng 750 livres (nửa cân) trong 30 giây, tàn phá cây cối trên một vùng dài 1,5km, rộng 400 mét. Bom Daisy Cutter loại bom lớn nặng 1500 livres (700kg) đào một hố bom rộng 100m đường kính. Mặc dù sử dụng mọi thủ đoạn kỹ thuật, tỷ lệ hiệu quả chỉ là một người Bắc Việt Nam bị chết trên 300 quả bom giá khoảng 40 ngh́n đô la. Theo các nhà thống kê Hoa Kỳ vào năm mà đường ṃn được sử dụng nhiều nhất (có khoảng 150.000 người Việt Nam), đă có đến 171.000 tấn bom ném xuống đường ṃn: hơn một tấn bom cho một kẻ địch. Song, không có ǵ có thể ngưng việt tiếp tế thường xuyên các loại trang bị và vật chất trên đường ṃn. Kể cả việc thay đổi tự nhiên: đă nhiều lần, những đám mây bao lấy đất Lào, dội mưa rào xuống làm đường có lúc không đi được.

    Song hành động của Mỹ cũng có đôi chút hiệu quả. Khi các phi công Mỹ phá hoại một quăng đường, có khi người Việt Nam phải mở một đường rẽ trong rừng rậm, điều đó làm chậm hành tŕnh. Theo tin của Lầu Năm Góc, muốn đưa được 600 xe tải đến đích, Việt Nam phải xuất phát 1000 xe đề pḥng bom đạn và khó khăn dọc đường. Trước một tỷ lệ hao ṃn như vậy, ông Giáp không ngừng phải bổ sung những xe mới-nhưng với viện trợ một tỷ đô la một năm của Trung Quốc và Liên Xô, điều đó chẳng thành vấn đề.

    Cuối năm 1967, nhóm "Jason" (hội đồng những giáo sư và nhà khoa học chuyên đóng góp những ư tưởng mới tăng cường lực lượng cho chiến tranh) dự định phát triển một hệ thống máy ḍ điện tử ở trên cao kèm một mạng lưới vô tuyến để phát hiện mục tiêu cho máy bay. Hệ thống này lấy tên là Igloo White gồm máy ḍ ḿn dùng những dù "không nh́n thấy" thả xuống ngụy trang như những măng tre cắm xuống đất, và những máy nghe như lá mắc vào cành cây. Những máy cắm xuống đất để phát hiện độ rung của mặt đất, những máy mắc vào cành cây là một tín hiệu vô tuyến điện. Những máy này thu độ rung và tiếng động khi người và xe xô đi qua và phát tín hiệu vô tuyến điện cho máy bay thu. Có khi máy có thể nghe được tiếng người. Các tín hiệu được truyền về căn cứ Na khom Phanom ở Thái Lan, ở đó những máy điện toán của trung tâm t́nh báo xâm nhập, xử lư thông tin. Các tin tức đă xử lư được chuyền đến các trung tâm điều hành bắn. Trên cơ sở những tính toán chính xác ấy các bản vẽ điểm phát hiện hoặc cho máy bay B52 và những máy bay khác sẵn sàng cất cánh.

    Tất cả những công đoạn ấy đều tiến hành rất nhanh chóng, nói chung mục tiêu có thể bị tấn công chỉ vài phút sau khi được tín hiệu báo động của máy ḍ t́m điện tử. Nhưng rất nhiều trường hợp mục tiêu đă di chuyển mất, hoặc giảm thực tế không có mục tiêu nào cả: một người Việt Nam một ḿnh đă trông thấy máy ḍ t́m và cố ư cho máy chạy trước khi biến vào rừng hoặc đưa gần máy một cái máy điện thoại từ gây nên tiếng động cơ đang hoạt động. Một con voi hoặc một con vật khác cũng có thể phá hoại máy. Vả lại voi, hổ, lợn rừng và khỉ... ngày càng bị bom đạn tiêu diệt hoặc binh sĩ cả hai phía bắn "tṛ chơi thể thao"-hoặc thỉnh thoảng quân Bắc Việt Nam giết làm thực phẩm. Nhưng Igloo White được đưa vào sử dụng quá muộn không có tác dụng thiết thực trong "cuộc chiến trên đường ṃn", nó đă được sử dụng mấu chốt trong chiến dịch Khe Sanh.

    Điều phi lư nhất trong lịch sử cuộc chiến đấu này là đầu năm 1967 Lầu Năm Góc đưa tin ông Nguyễn Chí Thanh và bộ đội Việt Nam cùng với quân giải phóng miền Nam đă có thể chiến đấu với 60 tấn lương thực cung cấp thêm mỗi ngày. Thật ra ba năm sau, người ta được tin rằng trong thời kỳ một năm "68.000 tấn vật chất được đưa vào Nam bằng con đường ṃn và có 21.000 tấn được đưa đến đích. Gần 60 tấn mỗi ngày. Chỉ cần 10 xe tải Zil chuyên chở để cho quân Việt Cộng có thể tiếp tục chiến đấu”.

    Về phương tiện chiến lược, cuộc chiến trên đường ṃn là sự đáng kể ở Việt Nam. Chỉ có cuộc chiến ấy tiếp tục không dứt.

    Trích nhật kư của nhà báo trẻ Dương Thị Xuân Quư, một người mẹ Việt Nam rời Hà Nội năm 1969 đi theo đường ṃn và bị quân Nam Hàn giết năm 1970 ở một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam.

    Ngày 9 tháng 5
    Lư, con tôi hôm nay đă 17 tháng! Mặt trời có chiếu sáng trên con tôi hôm nay không? Con ở đâu? Ở đây mẹ đang ở trong một khu rừng long lanh, khô ráo và tràn ngập ánh mặt trời, h́nh như rừng xanh cũng đang muốn kỷ niệm ngày sinh nhật của con. Khi mẹ thức dậy, mẹ nghĩ đến con. Con trai tôi 17 tháng, mẹ tự nghĩ, con đi thế nào? có bị sốt không? mẹ tưởng rằng con đă quên mẹ. Con thiếu mẹ đến nỗi mẹ không thể tưởng rằng mẹ c̣n có thể chịu đựng được lâu hơn nữa. Năm ngoái, mẹ đă quạt hàng giờ để cho con được mát. Bà đang làm ǵ cho con bây giờ?

    Ngày 13 tháng 5
    Những mụn nhọt trên lưng làm tôi đau nhức suốt đêm. Không thể ngủ được hoặc suy nghĩ trong sáng. Tôi không thể nằm dài lưng; và cả bên cạnh. Thật khổ sở! Muốn đỡ đau, tôi đưa vơng luôn-người tôi nóng ran. Đă nhiều ngày tôi không thấy đói, tôi chưa bao giờ h́nh dung được rằng ăn cũng khó nhọc quá.
    V́ vậy mấy tuần nay tôi không tắm, bây giờ nhất định tôi phải tắm, tắm dưới sông ngay cạnh bếp nấu ăn của các chiến sĩ. Tôi căng một tấm ni lông giữa hai cây và tôi tắm sau bức màn che ấy. Tắm xong tôi cảm thấy dễ chịu quá nhiều người khuyên tôi không nên tắm ở sông. Họ bảo: đầy cả lính! Lính hay không tôi đă tắm tốt và điều đó không đặt ra vấn đề ǵ cả.
    Ồ! Ồ! Ồ! Thật khủng khiếp , đổ bệnh đúng lúc này. Tôi cần phải chịu đựng được.

    Ngày 14 tháng 5
    Tôi đă đuổi kịp một đơn vị bộ binh đi qua sông Sepon trên một cái boong tàu. Những người đàn ông mang những kiện hàng lớn. V́ họ đă đến gần mặt trận, chắc chắn họ có nhiều đạn bắn. Dưới ánh sáng vàng nhạt của mặt trăng tôi nh́n thấy những khuôn mặt đẫm mồ hôi của thanh niên đi qua. Dẫu rằng họ mang súng, mang súng máy, mang lựu đạn và cái ba lô trên lưng, nhưng họ vẫn vững bước tiến lên. Đă 3 tháng đi đường, hôm nay họ đến gần mặt trận.

    Ngày 16 tháng 5
    Buổi sáng, tôi đi hái lá khoai lang với Văn và Oanh. Tôi trông thấy một cái mộ cô đơn có một ṿng hoa nhỏ. Tôi chắc rằng ṿng hoa của một cô gái trẻ. Ai đă tặng anh ṿng hoa, người chiến sĩ không quen?
    Hai cái nhọt trên lưng tôi đă vỡ ra, một tự nó vỡ, và cái kia nhờ Hường. Họ đă cho Sulfamide và băng lại cho tôi nhưng mỗi lần chạm ba lô vào, tôi lại đau.

    Ngày 18 tháng 5
    Da tôi tái đi và tôi đă kiệt sức, tôi rất đau ở mắt cá chân và đầu gối. Sáu giờ, tôi qua đường số 9, phải chạy v́ một máy bay đến gần. Sang bên kia đường, tôi đứng dưới một cơn dông, nắng nóng hơn bao giờ hết. Có lệnh thôi cười, đùa; Thắng phàn nàn: "tôi không hiểu tại sao các chị lúc nào cũng cười, có chuyện ǵ buồn cười".
    Hữu rụt rè phản đối: "Họ cười đơn giản v́ họ c̣n trẻ và như vậy cũng tốt, để cho họ yên!". Thắng nói rằng bọn Mỹ đă thả những máy ḍ t́m có khả năng thu được mọi tiếng nói nhỏ, và bây giờ? Chúng nó thu được những tiếng cười? Không phải đùa đâu?
    Nghỉ ngơi một lúc, chúng tôi lại lên đường. Bộ phận tiền trạm đă chuẩn bị được một xoong cháo to. Tôi lấy đầy cà mèn và ăn hết, sau đó, chúng tôi sờ soạng mắc tăng, vơng trong bóng tối.
    Một ngày qua! Đôi chân và quần tôi bám đầy bùn, nhưng không có nước để rửa. Tôi lau chân và nằm dài trên vơng ngủ, thức dậy lúc 6 giờ.

    Ngày 29 tháng 5
    Gặp một toán 13 đứa trẻ đến từ Gia Lai, chúng đă đi bộ một tháng rưỡi, nh́n thấy chúng với cái ba lô tí hon, tôi thực sự xúc động. Đứa nhỏ nhất là một thằng con trai 11 tuổi, tóc xoăn chân tay gầy g̣, đứa nhiều tuổi nhất mới 14 tuổi. Chúng đi ra Bắc để tiếp tục học tập, chúng mang theo gạo và tự nấu lấy ăn, chúng làm tôi nhớ đến Lư. Ô! Con trai tôi.
    Mọi người đi theo đường Trường Sơn: chiến sĩ, dân sự đàn ông và đàn bà, nhưng lần đầu tiên tôi trông thấy trẻ con.

  4. #24
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TƯỚNG GIÁP QUA 2 CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
    Tác giả: Peter Macdonald
    Người dịch: Nguyễn Viết Quyền-Nguyễn Đ́nh Cao
    Dịch theo bản tiếng Pháp của Jean Clem và Frank Strachitz
    Chương 19: Tấn công Tết Mậu Thân



    Đường ṃn Hồ Chí Minh đă cho phép ông Giáp tổ chức những trận tấn công năm 1968, dẫn đến chấm dứt can thiệp quân sự trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Chính theo con đường đó mà hàng chục ngh́n chiến sĩ và vô số vật chất cần thiết được đưa vào tấn công Tết Mậu Thân và trận đánh khủng khiếp ở Khe Sanh. Cũng như Điện Biên Phủ đối với quân Pháp, Khe Sanh đối với quân Mỹ là bước ngoặt mấu chốt của cuộc chiến tranh.

    Theo những số liệu báo cáo với tướng Westmoreland năm 1967 là một năm không tốt lành đối với Việt cộng: Tổn thất đào ngũ, súng đạn vào tay quân thù, kilômét đường mở ra cho tự do đi lại, tăng thêm số lượng và diện tích những "vùng ṿng" do chính quyền ngụy kiểm soát...

    Tất nhiên, tổn thất của quân Mỹ cũng tăng lên: từ 2.500 năm 1965 tăng lên 33.000 năm 1966 và 80.000 năm 1967, đă đến lúc cần có sáng kiến.

    Đầu năm 1968, Westrnoreland tập trung sư đoàn 1 ky binh, sư đoàn không vận 101 và các đơn vị Mỹ và miền Nam Việt Nam khác vào các cứ điểm cách Khe Sanh 50km. Cuộc hành quân này trong khuôn khổ của cuộc di chuyển về phía Bắc, về phía vùng đóng quân của quân đoàn 1, một bộ phận xuất sắc của quân đội ông Giáp dự kiến để tấn công mùa xuân. Thật là dịp may của mùa khô được chứng kiến những trận đánh mới gần như chắc chắn. ơ vùng đồi núi có rừng che phủ ở bờ Nam khu phi quân sự, Westmoreland vững vàng đợi họ với gần 50 tiểu đoàn bộ binh. ông tập trung trong khu vực tất cả gần 250.000 người kể cả các phân đội của lữ đoàn Nam Hàn "Rồng Xanh".

    (Trong một cuộc tiếp chuyện tác giả, tướng Westmoreland đă nhắc lại: năm 1965 khi ông báo cáo với tổng thống Johnson ở Honolulu, tổng thống đă hỏi ông rằng đứng ở cương vị ông Giáp th́ ông sẽ làm ǵ, Westmoreland trả lời ông sẽ chiếm lại hai tỉnh ở phía Tây của miền Nam Việt Nam: xa các cảng nước sâu, không có đường giao thông và sân bay tốt, không thể đưa nhanh quân tăng cường từ miền Nam lên-và ông sẽ chiếm cố đô Huế để tạo nên một thắng lợi về tâm lư. Ba năm sau, ông Giáp đă tần công những tỉnh ấy và Huế-với những lư do khác, nhưng có tầm quan trọng hơn về chiến lược).

    Westmoreland hy vọng lôi kéo ông Giáp vào một t́nh trạng mà ông có thể sử dụng hỏa lực mạnh của pháo binh và máy bay để tiêu diệt những đội quân xuất sắc của ông Giáp. Vào trận, ông tính sẽ hoạt động về phía Tây và xuất phát từ Khe Sanh, đánh chiếm Lào với 3 sư đoàn. Mục tiêu của cuộc hành quân này là cắt đứt đường ṃn rồi quay ngoặt về hướng Đông tận đến bờ biển để kết hợp với các đơn vị hải quân sẽ đổ bộ lên khu vực tác chiến: Cả hai cuộc hành quân đó sẽ đưa các trận đánh ra miền Bắc và chuẩn bị con đường thất bại cho ông Giáp. Chỉ c̣n thiếu ngọn lửa xanh của tổng thống.

    Vơ Nguyên Giáp cũng có những dự án. Ông sẽ có các trận chiến đấu vào miền Nam, với một lực lượng chưa từng có. Tháng 10 năm 1967 Bộ Chính trị Hà Nội đă đồng ư về nguyên tắc với chiến dịch Đông Xuân của ông Giáp bao gồm một cuộc tổng công kích quy mô lớn vào miền Nam trong lễ tết trước ngày 30 tháng Giêng 1968 năm Mậu Thân.

    Chuẩn bị chiến dịch mùa Khô năm 1967/1968, ông Giáp dự kiến 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất cuối mùa thu, tổ chức một loạt trận tấn công lên cao nguyên miền Trung để thử nghiệm chỉ huy và vật chất kỹ thuật của quân địch. Giai đoạn thứ hai là chiến dịch du kích vào đô thị quy mô lớn phối hợp một cách lỏng lẻo, trong lúc đó đơn vị của quân đội nhân dân tiếp viện đắc lực cho quân giải phóng miền Nam. Giai đoạn thứ ba với tên là "làn sóng xanh" phải là những trận tác chiến ở thành thị và nông thôn kết hợp với một chiến dịch chiến tranh tâm lư làm lung lạc tinh thần miền Nam, dựng lên câu chuyện hoang đường: "Tổng khởi nghĩa".

    (Căn cứ vào tin tức t́nh báo, tướng Westmoreland bị nhầm khi phân tích tiến tŕnh của các sự kiện: ông nghĩ rằng chiến dịch mở đầu bằng những trận đánh biên giới, kèm theo tấn công Tết Mậu Thân để kết thúc bằng một trận đánh mới theo kiểu Điện Biên Phủ ở Khe Sanh, để cho Hà Nội hết những con chủ bài ngoại giao, khi mở hội đàm ḥa b́nh, nhiệm vụ của Điện Biên Phủ trước hiệp định Giơnevơ).

    Ông Giáp gửi vào Nam 2 sĩ quan liên lạc tướng Lê Trọng Tấn và đại tá Lê Ngọc Hiền, họ mang theo trên đường ṃn Hồ Chí Minh một sơ đồ tổng quát về một cuộc tấn công bất ngờ vào các lực lượng liên minh ở tất cả các khu vực có tầm quan trọng nhất ở miền Nam Việt Nam. Sau khi tŕnh bày với các thủ tướng quân sự và chính trị của Trung ương Cục miền Nam, họ đến Sài G̣n để thông báo cho các sĩ quan về thuận lợi của phương án này. Tháng Giêng, trong cuộc hội họp lần thứ 14 Trung ương Đảng, đồng ư với kế hoạch của ông Giáp trong khi khẳng định rằng có hơn 400 căn cứ vững chắc trên toàn các lănh thổ miền Nam Việt Nam có thể giữ bí mật vũ khí, lương thực và thuốc men cần thiết cho đến giờ H. Kế hoạch này rất phức tạp về tác chiến và hậu cần, đ̣i hỏi một thời gian chuẩn bị dài.

    Cuốn "lịch sử chiến tranh" xuất bản ở Hà Nội năm 1988 đă kể lại: "Từ mùa hè năm 1967, các kế hoạch của một trận tấn công quy mô lớn đầu năm 1968 đă được thiết lập. Mục tiêu là làm tan ră chính quyền miền Nam bằng tấn công vào các thành phố thị xă có tầm quan trọng nhất định là những khâu yếu nhất. Đầu năm 1968, toàn quốc chuẩn bị Tết năm mới. Ngày 20 tháng giêng, để thu hút sự chú ư của quân đội và chính quyền Mỹ, quân đội nhân dân đă tổ chức một trận tấn công trên đường quốc lộ 9 trong khu vực Khe Sanh. Phản ứng lại, tướng Westmoreland đă tăng cường quân số Mỹ trong khu vực này".

    Từ tháng 10, ông Giáp đă ra lệnh đưa người và vật chất kỹ thuật cần thiết lên con đường ṃn và bắt đầu đi sâu vào miền Nam.

    Ngày cũng như đêm-chủ yếu là ban đêm, hàng đoàn người và phương tiện tiếp cận mục tiêu theo những đường cái đường ṃn và ḍng sông, cuối cùng những đoàn đầu tiên đến xa nhất: ở đồng bằng sông Cửu Long. Nếu Bộ Chinh trị không phê chuẩn vào kế hoạch (rất ít khả năng) những nỗ lực ấy cũng không mất mát ǵ: các chiến sĩ cũng đă nhập vào các đơn vị đă đóng ở miền Nam và phương tiện sẽ sử dụng cho các kế hoạch tác chiến khác.

    Buổi sáng ngày 29 tháng 10, trung đoàn 273 của quân giải phóng miền Nam có trung đoàn 165 của quân đội nhân dân yểm trợ mở đầu giai đoạn 1 đánh chiếm các cơ quan hành chính của Lộc Ninh (tấn công có tính thăm ḍ địch). Một trận chiến đấu quyết liệt đă xảy ra: sau một tuần lễ, quân Việt Cộng phải rút lui, để lại trên trận địa 852 người chết (theo những nguồn tin khác, tổn thất thực tế lên đến 2.000 người). Trong thời gian ấy, trung đoàn 88 của quân đội ông Giáp đă triển khai trận địa, cùng với các trung đoàn 272 và 273 của quân giải phóng miền Nam, trung đoàn của Quân đội nhân dân Việt Nam đă bố trí một phương tiện kỹ thuật hiện đại: phóng tên lửa, phóng lựu đạn, máy thu phát mang trên người, súng cối 120rnm, tên lửa 122mm (trong trận đánh Lộc Ninh, viên tư lệnh Mỹ đă tuyên bố cái huyền diệu và có thể là huyền thoại-"điểm sụp đổ" đă đến, khi biết rằng những tổn thất của Việt Cộng vượt qua khả năng tuyển mộ của họ. Ông đă khẳng định năm vừa qua, Việt Cộng đă thương vong 60.000 người mà chỉ tuyển mộ được 20.000 người). Ít lâu sau, trung đoàn 88 của Quân đội nhân dân Việt Nam tấn công Sông Bé c̣n trung đoàn 277 của quân giải phóng miền Nam phục kích và đánh tan nghiêm trọng một tiểu đoàn Big Red One.

    Ngày 15 tháng 11, quân đội của ông Giáp tấn công Đắc Tô, căn cứ lực lượng đặc biệt Mỹ đă tăng cường lực lượng mạnh sau khi được tin tức t́nh báo của một kẻ đào ngũ của quân đội nhân dân. ở Đắc Tô bây giờ tập trung sư đoàn 4 bộ binh, lữ đoàn 1 của sư đoàn ky binh không vận, một lữ đoàn không vận (lữ đoàn 173 , đă tham dự Junction City) thêm 6 tiểu đoàn của quân ngụy miền Nam đang đóng quân ở một khu rừng rụng lá. Sau những trận kịch chiến trên một chu vi rộng gần 500km2, quân lực Mỹ đă bắn 170.000 đạn pháo và các máy bay ném bom của không lực Hoa Kỳ và hải quân đă 2.100 lần xuất kích.

    Đắc Tô cũng như ở Lộc Ninh, Westmoreland đă gọi B.52 để tăng cường hỏa lực cho pháo 175 và các khẩu pháo khác. Mặc dù sử dụng tốt cả các biện pháp đó, ở Đắc Tô quân Mỹ đă bị thiệt hại nặng nhất so với các cuộc hành quân khác trong cuộc chiến tranh Việt Nam, trừ cuộc tấn công Tết Mậu Thân: hơn cả những tổn thất trực tiếp ở Khe Sanh. Trong trận ác chiến đó, 1.200 chiến sĩ Việt Cộng và Quân đội nhân dân Việt Nam đă bị chết-phía Mỹ có 305 lính Mỹ chết chưa kể 985 bị thương (trong đó 124 người chết của lữ đoàn 173 không vận).

    Trận tấn công Khe Sanh trước tấn công Tết Mậu Thân 10 ngày lập tức được các phương tiện thông tin đại chúng và công chúng Mỹ chú ư quan tâm-về tầm quan trọng quân sự ở mức độ nào đó, chẳng có ư nghĩa ǵ. Trận Khe Sanh đă chiếm b́nh quân 25% thời gian tin tức buổi chiều có khi đến 50%. 38% lượng tin tức do phóng viên Associated Press có mặt tại chỗ cung cấp. Westmoreland khẳng định rằng phản ứng đối với cuộc tấn công và những tuyên bố của Hà Nội ám chỉ những cuộc thương lượng có thể xảy ra, báo chí, quốc hội, các trường đại học và kể cả một số thành viên của chính phủ "đă thực hiện đúng nhiệm vụ mà người ta chờ đợi họ, như họ đă được đọc kịch bản". Do vậy, đối với người Mỹ, Khe Sanh trở thành biểu tượng của việc xác định, nếu pḥng ngự thành công có thể ở mức độ nào đó quên đi những thất bại và đau khổ trước đây.

    Giáp được lợi lớn từ chuyện phản ứng quá đáng đó: V́ một mặt nó tăng thêm sự chống đối Hoa Kỳ, nhưng nhất là v́ nó cho phép ông cũng như những người lănh đạo cách mạng miền Nam hoàn thiện công việc chuẩn bị chocuộc tấn công Tết Mậu Thân, không lo về quân đội Mỹ và quân ngụy miền Nam đă đồng ư cho một bộ phận quan trọng quân số đi nghỉ tết kèm theo tạm ngừng chiến ngày lễ truyền thống của dân tộc (song đă có báo cáo của dịch vụ t́nh báo cho biết sẽ tấn công nhân dịp tết, không quên rằng giảm phép làm căng thẳng tinh thần của binh lính; ngoài ra c̣n có tin những đơn vị đóng quân quá xa ở phía Nam không thể thực tiếp tham gia chiến đấu trên miền biên giới).

    Do vậy, khi các cuộc tấn công bắt đầu, rất nhiều binh lính Mỹ cùng với 1 nửa dân số của quân nguỵ miền Nam Việt Nam đang đi phép. 5 thành phố lớn ở miền Nam bị tấn công, cùng 36/44 tỉnh ly, 64 huyện, hàng chục vị trí đóng quân và hơn 20 căn cứ quân sự của Mỹ bị tấn công. Theo tướng Westmoreland, lực lượng đối phương khá mạnh vào được 13 thành phố. Nhiều trận chiến kéo dài nhiều ngày ở Kontum, Buôn Ma Thuộc, Phan Thiết, Cần Thơ, Bến Tre và Sài G̣n. Các trận tấn công đồng loạt trên toàn bộ đất nước theo các nguồn tin có 84.000 người tham gia (phần lớn là quân giải phóng miền Nam, nhưng cũng có quân chủ lực miền Bắc) làm cho người ta tin tưởng vào các nhà lập kế hoạch ở Trung ương Cục miền Nam; cuộc Tổng công kích không thể bảo đảm cụ thể ở Bộ Tổng tham mưu Hà Nội.

    Dù cho có lệnh gọi gấp những người đi phép trở về đơn vị, tất cả quân số lính Mỹ và Nam Việt Nam hết khả năng đẩy lùi quân tấn công. Ở Sài G̣n buổi chiều ngày thứ nhất, các tiểu đoàn bộ binh Mỹ đánh nhau với quân Việt Cộng từ phố này sang phố khác, từ nhà này sang nhà khác Muốn cho đối phương không tăng cường được quân tiếp viện, các điểm đóng quân du kích chiếm máy bay bị san bằng.

    Mặc dù ông Giáp đă rất cẩn thận chuẩn bị cho cuộc tấn công Tết Mậu Thân, nhưng mọi việc không diễn ra đúng như dự đoán vào ngày J như thường xảy ra trong chiến tranh. Quyển sử học Việt Nam đă kể lại: "Ngày 30 tháng giêng năm 1968 v́ nghe lệnh không đầy đủ, một số đơn vị quân đội hiện đang ở miền Nam đă bắt đầu tấn công, c̣n những đơn vị khác th́ không. Ở miền Nam ngày một tháng giêng năm mới là ngày một tháng giêng, sớm hơn miền Bắc một ngày, v́ lịch cũ vẫn c̣n tác dụng. Một bộ phận quân đội-ví dụ những đơn vị ở Quảng Nam và Quảng Ngăi-đánh ngày 30 và một bộ phận khác ngày hôm sau. Những đơn vị tấn công ngày hôm sau chạm trán với những lực lượng địch đă được báo động; nhiệm vụ của họ khó khăn hơn".
    Song những vấn đề ấy không đủ làm rối loạn thông tin ở nhân dân Mỹ. Lẽ tất nhiên họ bị bất ngờ và đau khổ v́ sự có mặt của hơn một nửa triệu lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam, không kể đến chừng ấy lính đồng minh và hàng chục ngh́n đội viên dân quân tự vệ địa phương miền Nam Việt Nam không đủ sức bảo vệ các thành phố của đất nước trước một cuộc tấn công.

    Những ngày hôm sau, khi đă thống kê đầy đủ, tướng Westmoreland có thể tuyên bố tổng số có 37.000 quân địch bị tiêu diệt. Tin tức chắc chắn là đă nói quá lên: song cũng cho biết những tổn thất lớn của quân Việt Cộng và Bắc Việt Nam. Mọi nơi, trừ Huế, các lực lượng quân Việt Cộng đều bị bao vây hoặc bị tiêu diệt hoặc bị bắt làrn tù binh. Ngày 11 tháng 2, hai tuần lễ sau khi bắt đầu, cuộc tấn công Tết Mậu Thân thực tế chấm dứt.

    Về quân sự mà nói, mỗi phía đều xác định là chiến thắng. Quân Việt Cộng bị nhiều tổn thất nặng đến nỗi phải mấy năm mới hồi phục. Về phương diện ấy, cuộc tấn công Tết Mậu Thân là một thắng lợi của miền Nam, tuy phải trả giá 2.500 lính Mỹ. Về phương diện chính trị, bao giờ cũng là một thất bại của Hoa Kỳ, v́ công chúng Mỹ đă được tin chiến tranh đă đến điểm thắng lợi cách đây ít lâu, những lời b́nh luận lại nổi lên về "ánh sáng cuối đường hầm" mà Navane đă nói trước đây; tướng Harold K.Johnson, tổng tư lệnh liên quân mặt trận chẳng phải đă tuyên bố rằng: "chắc chắn chúng ta đă đến gần thắng lợi", c̣n tướng Westmoreland tuyên bố ngày 21 tháng 11 năm 1967 với Câu lạc bộ báo chí Washington "Chúng ta đă đến một bước ngoặt mấu chốt, cuối cùng chúng ta có nh́n thấy kết thúc. Những hy vọng của đối phương đă tan vỡ".

    Công chúng Mỹ trước hết tức giận khi theo dơi truyền h́nh trận tấn công ác liệt chiếm đại sứ Hoa Kỳ ở Sài G̣n. Cảm giác mạnh hơn lại là những h́nh ảnh chiến đấu ở Huế được phổ biến không ngừng trong 25 ngày. Trước hết, phải mất 10 ngày để các vị tư lệnh nhận đủ quân tiếp viện để lấy lại thành phố. Cuối cùng 11 tiểu đoàn cộng ḥa miền Nam và 3 tiểu đoàn lính thủy đến nơi, những phải 2 tuần lễ ác chiến trên đường phố giáp lá cà để đánh bật 8 tiểu đoàn Việt Cộng với khoảng 5.000 người. Sự thật là thành phố Huế không bao giờ bị chia cắt ra khỏi vùng nông thôn xung quanh; các đơn vị Mỹ và miền Nam Việt Nam bao vây chặt nhưng quân Việt Cộng vẫn được tiếp tế và tiếp viện theo những con đường ṃn dọc theo sông Hương. Một bộ phận lớn thành phố trên một diện tích nhiều héc ta đă bị san bằng, nhà gỗ thành tro, nhà bê tông thành những đống bụ́ và gạch vụn. Cờ Mỹ chỉ được treo trên những đống đổ nát của kinh thành bị bom đạn phá hủy ngày 23 tháng 2. Quân ngụy miền Nam chết 384 người, lính thủy Mỹ chết 142 người. Bị chặt đứt phía sau bởi đoàn ky binh Mỹ 1, cuối cùng đối phương bị thiệt hại rất nặng: theo các tin tức th́ có 5.000 người chết trong thành phố và hơn 3.000 người ở vùng phụ cận trong thời gian chiến đấu.

    Về vấn đề mùa xuân năm 1968, ông Giáp đă có tuyên bố sau đây:

    "Đối với chúng ta không có chiến lược duy nhất, các đồng chí biết đấy. Chiến lược của chúng ta luôn luôn là một sự tổng hợp; vừa ngoại giao, vừa quân sự và vừa chính trị, v́ vậy dĩ nhiên tấn công Tết Mậu Thân cũng theo đuổi nhiều mục tiêu.

    Việc b́nh định của địch là mối nguy hiểm cho việc tiếp tục cuộc chiến tranh. Trước hết chúng ta t́m cách đẩy xa các đơn vị quân Mỹ ra khỏi những vùng đồng bằng đông dân cư để tạo điều kiện cho Mặt trận giải phóng miền Nam có thể dễ dàng lănh đạo nhân dân. Chúng ta đưa 2 sư đoàn vào Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, phía Bắc của miền Nam; điều đó buộc quân Mỹ phải đưa lực lượng đến những khu vực khác, do đó giảm bớt chương tŕnh b́nh định. Điều đó cũng ngăn chặn được quân tiếp viện vào đồng bằng sông Cửu Long, nơi quân Mỹ và quân đồng minh đă giành được thắng lợi..."

    Ta t́m thấy lại ở đây một phần ván cờ giữa ông Giáp và tướng Navane trước chiến dịch Điện Biên Phủ.

    "Trong những trận đánh ở Lộc Ninh và Đắc Tô ở cao nguyên miền Trung năm 1967, chúng ta đă tỏ rơ sức mạnh của chúng ta chống lại những cứ điểm pḥng ngự. Giai đoạn tiếp theo là đưa vào một lực lượng mạnh hơn chống lại Khe Sanh. Một lần nữa, bọn đế quốc chống lại".

    Lực lượng này phải sử dụng vào giai đoạn thứ ba của cuộc tấn công đông xuân gọi tên là "Làn sóng thứ hai". Hiệp đồng với các kế hoạch tác chiến trong các tỉnh phía Bắc chúng ta phải đưa ra lời kêu gọi nhân dân miền Nam làm cho hiểu rằng chính quyền ngụy đă tàn và phải nổi dậy chống lại chúng và chống quân Mỹ. Điều đó không đạt được nhưng cuộc tấn công dịp tết chứng tỏ rằng, mặc dù ném bom miền Bắc và hành quân "tiêu diệt" ở miền Nam, chúng ta đă mạnh hơn vào năm 1968 thời kỳ mà Hoa Kỳ đă đưa những lực lượng lớn vào cuộc chiến tranh. Trước đây mục đích chính của họ là t́m và diệt, bây giờ trái lại họ phải chấp nhận một chiến lược pḥng ngự.

    Đó là thắng lợi lớn nhất của chúng ta: thay đổi ư định của Hoa Kỳ. Về nguồn gốc, cuộc tấn công dịp Tết nhằm vào nhân dân miền Nam trước hết, nhưng nó lại tác động mạnh hơn đến nhân dân Hoa Kỳ. Cho đến Tết, họ tưởng rằng có thể thắng lợi trong chiến tranh; bây giờ họ biết rằng không thể được. Johnson đă chấp nhận giảm bớt tác chiến quân sự và ngồi lại với chúng ta xung quanh một cái bàn để thảo luận các biện pháp chấm dứt chiến tranh...

    Những tháng đầu năm 1968 là những tháng xấu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ở Việt Nam, phần lớn binh sĩ Mỹ lần đầu tiên nhận thấy rằng họ không thể thắng trong cuộc chiến tranh này, c̣n ở Mỹ đông đảo đàn ông và đàn bà quay lưng lại với việc can thiệp này. Trong cuộc tấn công dịp Tết, sau khi phá hủy hoàn toàn một thành phố, một sĩ quan Mỹ tiếp một nhà báo với thái độ mệt mỏi: "Chúng tôi đă bắt buộc phải phá hủy nó để cứu lấy nó". Đối với hàng triệu dân Mỹ, câu trả lời ngắn gọn này đă tóm tắt tất cả sự mờ ám của cuộc chiến tranh này: Không ai thắng lợi, không ai có thể thắng lợi.

    Đại tá Mai Thế Chính, chuyên gia gỡ ḿn đă từng tham gia những cuộc tác chiến trước tấn công dịp Tết đă cung cấp bằng chứng sau đây cho tác giả: "Tôi nhập ngũ năm 1958 và ở bộ đội 32 năm. Từ năm 1958 đến năm 1967 tôi ở miền Bắc Việt Nam; sau đó tôi được đưa vào miền Nam, chiến đấu đến năm 1975, trừ một vài lần ra Bắc ngắn hạn.

    Tôi là chuyên viên về thuốc nổ, đạn và ḿn; tôi đă theo học một lớp đào tạo gỡ ḿn trong một trường quân sự cách Hà Nội 30km.

    Năm 1965, một bộ phận đơn vị tôi được chuyển vào miền Nam; sau hai năm tôi cũng vào Nam để chiến đấu trên vùng biên giới Lào và Việt Nam. Tôi đă quên đi bao nhiêu năm ở lại miền Nam và dự bao nhiêu trận chiến đấu.

    Cuối năm 1967 trong khuôn khổ kế hoạch chuẩn bị cuộc tấn công dịp Tết chúng tôi được lệnh vượt qua một băi ḿn. Ở Đắc Tô, chúng tôi phải gỡ những quả ḿn bằng tay, nằm dài trong đêm tối, không được gây một tiếng động nào khỏi báo động quân địch. Có những quả ḿn sát thương được cài rất tinh xảo; chỉ khẽ đụng vào dây kim loại là ḿn nổ; ḿn nổ phóng ra rất nhiều loại ng̣i nổ. Thật là một công việc khó khăn và nguy hiểm.

    Chúng tôi làm việc từ mặt trời lặn cho đến 11 giờ đêm, không kịp dọn sạch. V́ các lực lượng xung phong phải vượt qua những băi ḿn trước khi trời sáng, người ta nói với chúng tôi phải mở lối qua bằng những khối thuốc nổ, kể cả trường hợp làm lộ ư định của chúng tôi. Chúng tôi nhanh chóng đi t́m các khối thuốc nổ và chạy trở lại trận địa; đúng lúc ấy, địch phát hiện được chúng tôi và bắn pháo. Một số đồng đội của chứng tôi hy sinh nhưng được thay thế ngay. Sáng hôm sau, khi mặt trời mọc, chúng tôi đă hoàn thành việc mở đường.

    Ngày 30 tháng giêng, trận tấn công dịp Tết đă bắt đầu. Các đơn vị của chúng tôi tấn công nhiều cứ điểm trên đường 9. Mục đích là tiêu diệt địch để giành lại quyền kiểm soát các tỉnh ở phía Bắc. Sau vài ngày, đơn vị tôi tiểu đoàn 7 công binh được đưa vào Huế, và chúng tôi chiến đấu ở đó trong nhiều tuần lễ. V́ nhiệm vụ hoàn thành, cả đơn vị được tuyên dương "Đơn vị anh hùng”. Quân của chúng tôi đă giành thắng lợi và chiếm được thành phố Huế.

    Chúng tôi c̣n lại độ trăm người sống sót và chỉ c̣n tất cả 10kg gạo. Nhưng gạo dùng nấu cháo cho thương binh; những người khỏe phải ăn rễ cây và cỏ dại. Chúng tôi bị đói lả và chúng tôi không thể đánh đuổi thú rừng và tiếng nổ sẽ làm lộ vị trí của chúng tôi. Hơn nữa, chúng tôi luôn bị máy bay đánh bom và trời mưa như trút nước từ ngày này qua ngày khác. Thiếu thốn quá, chúng tôi phải căng những tấm nilông giữa các cây để chống mưa cho các bác sĩ có thể chăm sóc thương binh.

    Mưa không ngớt đă gây lũ lụt. T́nh thế càng trầm trọng hơn. Chúng tôi không c̣n ǵ để ăn, mà v́ lụt không đi đâu được T́nh thế như vậy kéo dài vài tháng.

    Cùng với bom, máy bay Mỹ thả truyền đơn kêu gọi chúng tôi đào ngũ. Các nhà lănh đạo của chúng tôi đă nói rằng: Chiến tranh giải phóng là một câu chuyện công phu. Chúng tôi phải ngừng đấu tranh bản thân từ bây giờ. Đó là chiến tranh tâm lư: Họ khuyến khích các chiến sĩ giải phóng đ̣i quay về gia đ́nh. Một trong những tờ truyền đơn kể chuyện một chiến sĩ gửi về cho mẹ nói rằng anh ta đang chết đói dưới trời mưa trong rừng núi. Đúng. Đó là điều chúng tôi đă trải qua".

  5. #25
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TƯỚNG GIÁP QUA 2 CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
    Tác giả: Peter Macdonald
    Người dịch: Nguyễn Viết Quyền-Nguyễn Đ́nh Cao
    Dịch theo bản tiếng Pháp của Jean Clem và Frank Strachitz
    Chương 20:Khe Sanh

    Tôi biết rừng không có cách để nói chuyện một cách văn minh với những con người ấy.
    Excaporal Mike Brown - Hải Quân


    Cũng như Điện Biên Phủ, Khe Sanh là một căn cứ phía trước ở khu vực biên giới. Đối với miền Nam, ở góc trái phía trên bản đồ. Khe Sanh chỉ cách biên giới Lào 8km và gần như trên kinh tuyến 17. Và cũng như Điện Biên Phủ, tự Khe Sanh không có ǵ quan trọng lắm. Cũng như Điện Biên Phủ lợi thế quân sự của nó là đứng trên một trục đường giao thông quan trọng-đường quốc lộ 9 từ đông sang tay đi qua những tỉnh miền Tây của Việt Nam trước khi tiếp tục trên đất Lào. Đối với tấn công cũng như pḥng ngự, nó tạo thành một điểm chốt, khi chiếm được có thể tiến hành nhiều kế hoạch tác chiến khác.

    Làng Khe Sanh thuộc tỉnh Quảng Tŕ, ở phía Tây làng là những dăy núi cao rừng rậm con người không thể sinh sống được; phần lớn dân cư tụ tập xung quanh những thửa ruộng phía Đông một dải đất đi từ bờ biển đến đường 1, con “đường không vui" của linh lê dương Pháp. Khe Sanh nằm trong một khu vục hiểm trở; làng được bao bọc xung quanh bằng những quả đồi cao và dốc đứng bị bao phủ một lớp cây nhiệt đới dày đặc trồi lên những ngọn cây to bám đầy dây rừng. Sương mù thường xuyên cũng như mưa rào gây nên nhiều ghềnh và thác. Phần lớn trong năm khí hậu nóng và ẩm, thích hợp với việc trồng cây cà phê. Những dăy núi ẩm ướt không bao giờ im lặng cả ban ngày và ban đêm, rất nhiều thú vật hoang dă và các loại côn trùng sống ở đó.

    Một cộng đồng vài trăm người sống ở Khe Sanh, họ làm việc trong những đồn điền cà phê xung quanh, phần lớn của người Pháp. Gần đó có một vài nhà người dân tộc miền núi Bru mà năm 1958, quân ngụy miền Nam khuyến khích họ trở về làng để bảo vệ cho họ khỏi Việt Cộng (ngăn cấm họ ủng hộ Việt Cộng) những người dân Bru khác sống rải rác trong rừng toàn khu vực có chừng khoảng 8.000 người. Cũng như 2 công chức người Pháp đang cố gắng thu phục người Bru và một vài người Việt Nam theo đạo Thiên chúa.

    Phía Bắc làng 3km, trên một cao nguyên dài 1,5km ở độ cao 440m dựng lên một lô cốt bê tông từ thời kỳ De Latrre, láng giềng xa của những điểm dạng "dăy Maginot" xây dựng quanh Hà Nội. Bên cạnh có một con đường ṃn bằng đất nện. Đầu những năm 1960, một tiểu đoàn công binh của quân ngụy miền Nam đă bao phủ lên một cái màn bằng kim loại có thể làm cơ sở cho máy bay nhận biết con đường ṃn.

    Về phía Tây 11 km, bên kia biên giới, một quả núi to Lo Roe, nổi cao lên trên đèo chỉ đường vào đất Lào. Khá xa về phía Bắc, ngọn Tiger Peak bao trùm lấy khu quân sự, DMZ. Gần hơn, phía Bắc và phía Tây Khe Sanh 5-6 km, những dăy đồi thấp hơn làm thành một h́nh tam gác mỗi cạnh 5 km đặt một bài toán khó cho những ai muốn tổ chức pḥng ngự v́ chúng tạo nên những đài quan sát cực kỳ tốt, hoặc để điều chỉnh điểm rơi cho pháo binh bắn, chủ yếu là phải giữ lấy chúng.

    Quân đội Mỹ đến đây ở gần làng từ tháng 2 năm 1962, khi quân mũ nồi xanh vào đóng trong cứ điểm cũ của quân Pháp. Những lực lượng đặc biệt được bố trí phía trước. Nhiệm vụ của họ là làm việc với những người dân tộc Bru: chấp nhận họ, dạy họ nghệ thuật chiến tranh, dẫn đi tuần tiễu để nắm t́nh h́nh địch; v́ mục đích đó, quân mũ nồi xanh học cách ăn chuột và uống rượu gạo, để tóc mọc dài, xăm ḿnh theo địa phương và như người ta nói ngủ với đàn bà Bru.

    Năm 1966, một tiểu đoàn thuỷ quân đi khắp vùng trong 15 ngày nhưng không gặp quân đối phương. Trước khi cuốn gói trở về theo đường 9, họ để lại một tiểu đoàn ở căn cứ gọi là Fort Dix. Quan hệ giữa hai lực lượng là mạnh ai lấy làm. Dưới con mắt của thuỷ quân, những lính mũ nồi xanh là vô kỷ luật, đầu tóc bù xù, có thể nghiện ma tuư, tóm lại là tụi vô lại. Về phía ḿnh, người của lực lượng đặc biệt cho bọn lính thuỷ là láo, đầy thành kiến và tuyệt đối không đoàn kết được. Nếu bọn lính thuỷ ở đầy, họ đi nơi khác. V́ vậy, họ lập nên một căn cứ mới ở làng Làng Vây cách 8 km trên đường sang Lào.

    Không gặp đối phương lần nào trong vùng này, nhưng tướng Westmoreland quả quyết cuối cùng họ sẽ đến. Vài tuần trước đó. ông Giáp đă trực tiếp điều hành tác chiến ở tỉnh Quáng Trị, tách khỏi Trung ương Cục miền Nam và quân giải phóng: tương lai, những kế hoạch tác chiến thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam mà không phải thuộc quân Việt Cộng, và tỉnh sẽ sáp nhập vào quân khu Trị Thiên-Huế. Ở Sài G̣n, cơ quan tham mưu của Westmoreland quyết định tăng cường quân tiếp viện cho lực lượng đặc biệt 300 dân quân tự vệ người dân tộc miền núi và cho thêm một phân đội tác chiến đặc biệt t́m kiếm t́nh báo (Special Operation Intelligence Groupe). Các lực lượng tập trung ở làng Làng Vây đặt dưới quyền chỉ huy của quân đội trực thuộc quân mũ nồi xanh và CIA cùng với quân ngụy miền Nam kiểm soát việc phát hiện những tin tức không liên quan đến lính thuỷ ở Fort Dix. C̣n bọn lính thuỷ tự hào về tính chất đầy đủ quân sự của ḿnh: Chúng có lực lượng không quân, lực lượng pháo binh và kế hoạch riêng; chúng có thể tác chiến bất kỳ ở đâu mà không cần ai giúp đỡ. Ngoài ra là lính thuỷ, họ có quan hệ truyền thống với hải quân, trước đây vốn là một số đơn vị dự bị trên các tàu đi lại trên biển Đông, các tướng lĩnh coi họ trực thuộc tổng hành dinh hải quân ở Honolulu hơn cả Westmoreland mà cơ quan tham mưu ở Sài G̣n không dễ dàng hiệp đồng chặt chẽ. Một chuyện mất đoàn kết là sự kiểm soát và kết hợp của không quân yểm trợ. Các lính thuỷ muốn sử dụng không quân cứu hộ, nhưng không quân này không đáp ứng những cuộc ném bom hạng nặng trong tác chiến. Bực rnlnh muốn giữ tinh h́nh độc lập của họ, lính thuỷ đă gây nên những vấn đề nghiêm trọng khiến cho Westmoreland phải điều động họ đi-Cuối cùng những người lính thuỷ chấp nhận sự điều động của quân đội và không lực Hoa Kỳ.

    Tháng 3 năm 1967, một đại đội lính thuỷ khác đến Khe Sanh kèm theo một đội công binh đường biển phụ trách việc xây dựng hầm và nhà ở. Ít lâu sau, t́nh h́nh bắt đầu xấu đi. Đến cuối tháng 4 quân tuần tiễu chạm trán với những phân đội của trung đoàn 18 sư đoàn 325 Quân đội nhân dân Việt Nam trên cao điểm 861 và 881 là 2 trong 3 cao điểm ở phía Bắc và phía Tây căn cứ. Những trận tao ngộ ấy làm chết 12 lính thuỷ. Ngày hôm sau, một đại đội dự bị do máy bay lên thẳng dẫn đến một cao điểm 861 c̣n một tiểu đoàn đầy đủ (tiểu đoàn 2 của trung đoàn 3) có pháo binh yểm hộ đến tiếp viện cho Fort Dix. Quân này đến đă đưa một cú ra bóng được gọi ra trận đánh trên những đồi núi năm 1967, một loạt trận xuất sắc mà lịch sử hải quân đă viết "trung đoàn 18 của Quân đội nhân dân Việt Nam phải chống đỡ ác liệt" (Về phần ḿnh lính thuỷ đă thay từ truyền thống "Charlie Cong" bằng "Mister Charlie"). Theo một người chỉ huy quân lính thuỷ, đối phương la “có chỉ huy tốt, nuôi dưỡng tốt và trang bị tốt".

    Các cuộc đụng độ căng thẳng tiếp nối nhau một tuần lễ liền, cho đến khi trung đoàn 18 thoát ra được nhờ có trung đoàn 95 anh em đánh lạc mục tiêu khi tấn công vào cứ điểm Làng Vây. 26 quân pḥng ngự bị tiêu diệt và 36 bị thương trước khi trung đoàn 95 lui. Đáng lẽ thu dọn chiến trường, quân mũ nồi xanh và những đơn vị khác chiếm thêm được một căn cứ ở cách đấy không xa sau vài tuần.

    Một trạm vô tuyến tiếp sức được đặt trên đỉnh 950, một cao điểm kiềm chế cả vùng 290m bán kính. Từ đó có thể nh́n thấy Co Rọc, Tiger Peak, các ngọn núi của Lào và phần lớn tam giác DMZ; ngày đẹp trời có thể nh́n ra biển Đông. Ngày 6 tháng 6 năm 1967, quân của ông Giáp tấn công ngọn đồi, giết chết 3 lính địch. Ngày hôm sau, 18 lính thuỷ t́m thấy người chết trên cao điểm 881 Bắc. Sau một loạt trận đánh nhỏ, tổng số người chết về phía Mỹ là 52 và đối phương là 204. Khi t́nh h́nh đă yên tĩnh, các tiểu đoàn lính thuỷ rút đi và thay thế bằng đại đội 1 của trung đoàn 26. Ngày 13 tháng 6, để có thể tiếp tục việc tuần tiễu thường xuyên, đại đội 1 của trung đoàn 3 cũng vào trận địa. Ngày 14 một khẩu pháo đến theo đường cái. Hai tháng sau, đại tá David E.Lownds nhận quyền chỉ huy toàn bộ căn cứ Khe Sanh.

    Đến đóng quân, lính thuỷ ra sức củng cố pḥng ngự. Không phải dễ dàng: những cây cối vùng lân cận nham nhở mảnh đạn. Kỷ niệm của toàn trận chiến đấu trên những ngọn đồi, năm 1967 làm đứt xích máy cưa. Sau vài tuần, cây cối bị cưa đứt hoặc bị mọt ăn hết. Phải cho máy bay chở gỗ cứng đến, thêm việc cho hậu cần. Căn cứ chu vi không quá 400 x 200m được nhanh chóng củng cố, trong khi máy bay và máy bay lên thẳng thay nhau như con thoi đưa vật liệu cần thiết đến-một phần rất nhỏ của hàng triệu tấn hàng cung cấp được đưa vào miền Nam Việt Nam hàng tháng bằng đường biển và đường không.

    Cũng trong tháng 8 ấy, tướng Westmoreland quyết định tăng cường sức pḥng ngự của căn cứ Khe sanh, bằng cách xây dựng thêm một căn cứ về phía trước đề pḥng những đột nhập có thể xảy ra từ phía Lào. Khe Sanh có thể vào được bằng đường bộ-đúng v́ một vài đoạn trên đường quá hẹp đến nỗi xe tải khó đi qua-nhưng điều đó đặt ra một mối đe doạ thường xuyên v́ những trận phục kích của quân giải phóng trong rừng rậm, đúng như Điện Biên Phủ. V́ vậy việc tiếp tế chủ yếu bằng đường không; cái sân bay nhỏ xíu có tầm quan trọng chủ yếu. Trước cuối tháng 8, người ta bắt đầu cải tiến đường bay để có thể hạ cánh những máy bay nặng hơn. Máy bay chở người và vật liệu c̣n xe tải chở đă khai thác cách đó 2 km; những mảnh kim loại cũ dỡ bỏ thay thế bằng một cái màn chất lượng hơn. Trong quá tŕnh công việc, một hệ thống mới có tên là LAPES sử dụng để tiếp tế cho căn cứ, một cái dù đặt phía sau một máy bay đang bay ở độ thấp mang một khối hàng xuống đất.

    Tháng 9, trong khi công việc đang tiến hành thuận lợi, tiểu đoàn 1 của hải đội số 3 đến cùng với pháo cối 4.2mm và đạn dược với số lượng ngày càng nhiều. Có cả 10 xe xích "Onto" trang bị 6 khẩu 106mm không giật cùng với 5 xe Patton. Trong kế hoạch tăng cường căn cứ Khe Sanh, Westmoreland điều đến 2 khẩu pháo hạng nặng 175mm đến Cam Caroll, cách đó 30km, để có thể yểm trợ lính thuỷ. (V́ điều kiện địa h́nh không thể điều đến Khe Sanh). Đến cuối mùa thu năm 1967, dịch vụ t́nh báo thông báo việc giao thông trên đường ṃn qua khu vực này đang tăng nhanh.

    Khi những máy ḍ t́m phát hiện tiếng chân bước hoặc tiếng xe qua, những máy điện tử báo qua vô tuyến cho những máy bay đang đan chéo trên bầu trời khu vực này. Ngoài những máy điện tử cắm dưới đất hoặc treo trên cành cây máy bay và trực thăng bay trên đường ṃn c̣n được trang bị "máy ngửi" có thể phát hiện được mùi nước tiểu hoặc mồ hôi người. Những phương tiện trang bị máy rada theo chiều ngang SLAR phát hiện mọi tiếng động nhỏ, những thứ khác nữa, những máy hồng ngoại có thể phát hiện một bếp lửa và cả thân nhiệt của con người. Tất cả các loại máy móc ấy chỉ ra rằng đă có hơn 1.000 xe tải đi về hướng Khe Sanh trong tháng 10, và gần 4.000 vào tháng 11 không kể một lượng lớn binh sĩ đi bộ. Ngày 13 tháng chạp, tiểu đoàn 3 của trung đoàn 26 lính thuỷ được lệnh điều động đến Khe Sanh trong tháng 10 không báo trước tướng Robert E . Cushman Jr, tư lệnh hải quân ở Việt Nam.

    Ngày 27 tháng chạp, tướng Westmoreland gửi đến Lầu Năm Góc kế hoạch chi tiết về cuộc xâm nhập có thể xảy ra sang Lào mà ṿng cua sẽ là Khe Sanh.

    Tháng chạp, không ít hơn 6.315 xe Bắc Việt Nam qua đường ṃn.

    Tối mồng 2 tháng giêng năm 1968, 6 người ăn mặc theo kiểu trang phục của lính thuỷ Mỹ (theo những nguồn tin khác, họ mặc pyjama đen của Việt Cộng) được phát hiện trong chu vi của căn cứ để họ quan sát cách bố trí pḥng ngự. V́ họ không trả lời được khẩu lệnh của người tuần tra, 5 người bị bắn chết c̣n người thứ 6 bị thương trốn thoát. Khám xét tài liệu trên ḿnh họ, phát hiện đó là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam cấp bậc cao: một chỉ huy trung đoàn, sĩ quan trinh sát... Sự việc xảy ra được phát hiện ngay và thông qua cấp chỉ đạo trực tiếp: làm cho tư lệnh các lực lượng Mỹ đứng trước hai con đường phải chọn một tương tự như tướng Navane đă vấp phải 14 năm về trước: ra đi hoặc ở lại.

    V́ những lư do tâm lư, Westmoreland quyết định loại bỏ t́nh thế này. Ông đă từng thông báo cho công chúng Mỹ một đánh giá lạc quan về t́nh thế quân sự: dư luận và nhất là các binh sĩ của chính ông sẽ suy nghĩ ǵ khi đột nhiên ông rút các lực lượng khỏi một căn cứ phía trước. Cá nhân ông, ông tin rằng đó là một bước lùi "Cũng có những ư kiến khác. Có thể kể: "Khe Sanh có thể làm căn cứ cho những mục đích khác nhau: tuần tiễu để phát hiện quân đối phương xâm nhập dọc đường 9; tác chiến quấy rối của đối phương ở Lào; sân bay sử dụng cho máy bay trinh sát con đường ṃn; điểm tựa phía Tây tổ chức pḥng ngự phía nam tam giác DMZ; ngoài ra có thể là điểm xuất phát các cuộc hành quân cắt đứt đường ṃn".

    Cũng như Navane, Westmoreland quyết định ở lại. Ngày mồng 5 tháng giêng, ông cho khởi động việc đặt kế hoạch một hoạt động ném bom chính xác khổng lồ gọi là "Niagara": nếu các lực lượng của ông Ciiáp đánh Khe Sanh, những phi đội máy bay B52 sẽ dội lên họ một trận mưa bom tràn ngập tất cả.

    V́ quyết định ở lại, Westmoreland cũng lâm vào t́nh trạng như Navane trước đây; muốn pḥng ngự căn cứ, phải có một lực lượng tối đa quân đội, nhưng Khe Sanh chỉ có thể tiếp tế bằng đường không, càng đưa thêm người đến, càng khó khăn về vấn đề hậu cần. Ông đă bố trí việc vận chuyển bằng máy bay tốt hơn Navane và khả năng của máy bay Mỹ rơ ràng cao hơn nhiều. Song điều đó không giải quyết được hết các vấn đề, phải đợi đến lúc tầm nh́n xa kém đi. Do vậy, Westmoreland lệnh cho lính thuỷ không điều động thêm quân, không có khả năng tiếp tế bằng không quân.

    Dần dần, nhưng lực lượng đối phương tập hợp lại trên đường biên giới Lào đă được xác định: 2 sư đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam: sư 304 (đă chiến đấu ở Điện Biên Phủ và sư 325 gọi là sư "sao vàng”; do các trung đoàn pháo binh 24, 68B và 164 yểm trợ, được trang bị khoảng 96 khẩu-tổng cộng hơn 20.000 người. Hơn nữa, có sư 320 và sư 324 đến tiếp viện (cuối tháng 12 năm 1967 và đầu tháng giêng năm 1968, ông Giáp đă điều động đến Khe Sanh các sư đoàn 304, 320 và 325- khoảng 30.000 người-đồng thời một trung đoàn của sư 324B-5.000 người-để yểm hộ cho 3 sư trên. Nhưng không có tại chỗ trọn vẹn 4 sư đoàn. Hai trung đoàn của sư 325C đă vượt khu phi quân sự chừng 25km phía Tây Bắc Khe Sanh. Lực lượng c̣n lại theo những hành tŕnh mới từ con đường ṃn đến phía Tây Khe Sanh cách 25km. Số lượng lớn quân đội thực hiện đi bộ theo tổ 3 đến 5 người. Con đường tiếp tế giữa Khe Sanh và Tchepone, trên đường ṃn nơi có 2 trung tâm hậu cần được thiết lập, không dài lắm, nhưng phải chở hàng từ các trung tâm kho của Quân đội nhân dân Việt Nam cách đó hàng trăm km).

    Các tay súng đối phương đă bắt đầu quấy rối quân lính thuỷ trong căn cứ và vùng xung quanh, trong khi đạn pháo nổ gần đó chứng tỏ pháo Quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu điều chỉnh tầm bắn. (Cho đến khi Lownds ra lệnh giới nghiêm, nhiệm vụ càng dễ dàng hơn v́ ban đêm cả căn cứ sáng rực. Những lính mũ nồi xanh đóng ở Làng Vây trong thung lũng thấp hơn gọi với giọng khinh bỉ "Coney island").

    Ngày 15 tháng giêng máy bay B52 ném bom xung quanh Khe Sanh ở những điểm nghi ngờ có quân đối phương chiếm giữ.

    Ngày 16, một đại đội thứ 3 (đại đội 2) của đoàn 26 lính thuỷ được đưa đến Khe Sanh. Lownds điều động đại đội này lên cao điểm 558, để có thể yểm trợ cho 861 đồng thời có thể quan sát tốt một phần thung lũng về phía Đông căn cứ. Từ chiến tranh thế giới thứ 2 đây là lần đầu trung đoàn trọn vẹn tập hợp trên tuyến đầu.
    Ngày 20 tháng giêng, cao điểm 88 1 Bắc là chiến địa của những trận chiến đấu mănh liệt: các phân đội sư 304 gặp phải sự chống trả của địch. Quân lính thuỷ phải lùi xuống nam 881. Cùng ngày bắt đầu một cuộc hành quân để bố trí 250 máy thu điện tử xung quanh căn cứ để làm cảnh giới gần. Các tin tức nhận được sẽ chuyển về trung tâm trinh sát những vụ xâm nhập cho máy bay đang bay lượn trên bầu trời vùng lân cận. Sau khi xử lư, những thông tin được chuyển về trung tâm điều hành bắn của Khe Sanh để giao mục tiêu cho pháo binh hoặc không quân. (Từ ngày đó cho đến kết thúc trận chiến đấu, việc cảnh giới này không tiếp tục giữ vững; hơn nữa những tin tức này bằng hàng ngh́n mét phim ảnh được gửi về Sài G̣n để phân tích-một phần rất nhỏ của vô số ảnh thể hiện toàn bộ một triệu mét phim do máy bay cung cấp trên bầu trời Nam Việt Nam).

  6. #26
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chương 20:Khe Sanh
    P2




    Như mọi sự hiện diện, giờ của chân lư không c̣n xa nữa. Như đă nói trên, cao điểm 861 bị đánh cháy 20 tháng giêng sau lúc nửa đêm, chưa đến một giờ đồng hồ, đối phương đă chiếm được một phần vị trí. Lính thuỷ phản công: đến 5 giờ 15 lấy lại được cao điểm. Sau đó lúc 5 giờ 30, những quả tên lửa từ rừng bắn đến căn cứ gây nên tiếng nổ của khối thuốc nổ 1.500 tấn. Súng chấn động mạnh đến mức san bằng toàn bộ những công sự mới xây dựng mấy tuần trước kể cả sở chỉ huy và kho và lật đổ các máy bay lên thẳng đỗ gần đó. Đạn, pháo cối, tên lửa, và lựu đạn rơi khắp căn cứ cho đều các hầm trú ẩn và chứa đạn dược; may thay chỉ một số nổ, c̣n một số chốt an toàn chưa tháo được v́ không có va chạm mạnh-đó là trường hợp của một khẩu đội pháo binh. Một kho xăng bắt lửa gây nên một cột khói đen cao ngất trời. Từ các cao điểm lân cận, lính thuỷ có cảm giác như tiếng nổ của một quả bom nguyên tử nhỏ. Bù lại không may, một lớp mây dày đặc hơi lacrymogene bao trùm ngay lấy căn cứ. Trong khi mọi người vội vàng mang mạng chống hơi độc, vài người trông thấy bóng những người Việt Nam đang tiến lên trong màn khói. Họ không đến, trái lại hàng giờ liền tiếp theo, ba trăm quả đạn bắn vào căn cứ, nổ trong những kho xăng dầu bốc lửa. Thật là địa ngục.

    Làn khói xuống dần thung lũng, trong khi những quân Việt Nam người Bru, người Mỹ vừa bị kéo khỏi giấc ngủ, ngạc nhiên nh́n đống lửa khổng lồ của tự nhiên. Những lính thuỷ đóng trên các cao điểm thấy ḿnh bị chia cắt: chắc chắn Lownds và quân lính ông ta không c̣n ǵ. Nhưng Lownds có thể lập kênh thông tin vô tuyến điện với các cấp dưới bảo đảm: dù thế nào th́ họ vẫn c̣n cả, và họ sẽ đối mặt. Ngày 21 tháng giêng từ mờ sáng, tiểu đoàn 8 của trung đoàn 66 và sư 304 chuyển sang tấn công và chiếm được làng Khe Sanh giết 18 lính Mỹ và làm bị thương 40. Bây giờ Làng Vây đang bị cô lập.

    Ở căn cứ, các đơn vị đang ở t́nh trạng khó khăn: 90% đạn dược (khoảng 10.000 quả đạn các loại) đă ra đi khỏi "big bang". Qua vô tuyến điện, họ yêu cầu tiếp viện cấp tốc Tức thời, những chiếc 130 đầu tiên hạ cánh trên đường băng. Chúng phải mang đến 100.000 kg sản phẩm để lập lại các kho. Về phía ḿnh, những máy bay lên thẳng thực hiện các chuyến tiếp viện lực lượng và thuốc men, thu gom thương binh, và cả những người đi phép nếu lộ tŕnh cho phép.

    Ít lâu sau khi bắt đầu cuộc chiến, những người dân thường xung quanh, mang mạng pḥng độc, vào trong căn cứ hy vọng t́m thấy thực phẩm, nơi ẩn nấp và sự che chở; sự thật họ đặt ḿnh vào đường bắn. Cuối cùng khoảng 1.500 người thất vọng ấy tập hợp ở gần cổng, trong vài ngày thành một trại tị nạn khốn khổ. Có những người dân tộc Xá bị đuổi ra khỏi đất Lào trong một trận đánh trước đây nhiều gia đ́nh người dân tộc Bru, một số người Pháp và vợ đă ở Khe Sanh nhiều năm, cũng như công chức và người theo đạo.

    Không có chuyện đó, Lownds đă đầy lo âu; hơn nữa, có thể có những kẻ xâm nhập đi theo những người tị nạn. V́ họ đông hơn quân số trong căn cứ, không thể nào để cho họ vào. Để đuổi họ đi, ông cho phép 1.432 trong số họ lên máy bay chở đến một cái trại dựng vội cách đó vài kilômét; những máy bay lên thẳng bắt 9 người của tiểu đoàn 1 trung đoàn 9 đưa về Khe Sanh (sau đó nhiều người tị nạn phải ra đi bộ bằng đường).

    Ngày 25 tháng giêng, Westmoreland quyết định không thể tha thứ lâu dài hơn thái độ của lữ đoàn lính thuỷ và điều một bộ phận tiền trạm của tổng hành dinh vào khu vực đóng quân của lữ đoàn 1, bao gồm các tỉnh phía Bắc, mục đích giao quyền kiểm soát tác chiến ở Khe Sanh cho quân đội. Cùng ngày, ông yêu cầu tham mưu trưởng bắt đầu chuẩn bị kế hoạch Pegase, để cứu văn căn cứ Khe Sanh.

    Ngày 27 tháng giêng, 317 người của tiểu đoàn 37 quân ngụy miền Nam Việt Nam cũng đến Khe Sanh: bỗng nhiên thấy rằng không có một tên lính miền Nam Việt Nam nào chiến đấu ở đây, mà Westmoreland đă nói trước rằng đây là "nơi chiến tranh quan trọng nhất", tư lệnh quân lực Sài G̣n nhận sửa chữa thiếu sót này. Thiếu tin tưởng lực lượng quân ngụy miền Nam Việt Nam, họ bị dồn ra ngoại vi căn cứ cách 200m về phía Đông.

    Cho đến lúc này, số quân Mỹ hiện có trong căn cứ gồm: 5.772 lính thuỷ, 30 binh sĩ bộ đội mặt đất, 228 người của hải quân và 2 lái máy bay. Lính thuỷ và lính máy bay rụng rời tự ḥi làm sao họ lại thất bại ở Khe Sanh: tại sao họ? Người của hải quân trả lời: đó là cuộc sống, thiếu may mắn! Trong khi chờ đợi, bắt đầu đào đi và t́m lấy một khẩu súng, đó là điều tốt nhất cần phải làm. (Lính thuỷ là Sea bee của toàn đoàn công binh hải quân Hoa Kỳ đă xây lại sân bay và ở trong căn cứ; những lái máy bay thay nhau lái máy bay đi thu nhận các tin tức của máy thu điện tử).

    Một nửa quân đồn trú đóng xung quanh căn cứ. Khoảng 1.000 lính thuỷ đóng ở Rock Quarry-một băi tập ở phía Tây căn cứ 1,5 km. Một ngh́n lính khác chiếm điểm cao 558. Đại úy Dabny và đại đội 3 Ấn Độ của lữ 26 đóng ở nam cao điểm 881, về phía tây xa nhất của tất cả những vị trí của Mỹ ở Việt Nam. (Bao gồm những sĩ quan kiểm tra bắn và lính thông tin, có tất cả khoảng 300 người trên cao điểm: 100 người được điều động đến tăng viện vài ngày hôm sau. Đại úy Josper và 200 người của tiểu đoàn K của trung đoàn 3/lữ 26 pḥng ngự trên cao điểm 861. Quá sang phía Đông độ năm chục người lính bảo vệ lính thông tin trên điểm cao 950. Tất nhiên chưa kể lính mũ nồi xanh và quân người dân tộc miền núi ở Làng Vây. Tất cả có 7 vị trí khác nhau được tổ chức pḥng ngự.

    Chắc hẳn không phải là vấn đề thời gian, Lownds và những người khác đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn-nó chưa đến. Trái lại, nhiều ngày và nhiều tuần tiếp nối nhau chỉ thấy một cuộc đọ pháo tay đôi rải rác những trận tấn công của bộ binh ngắn nhưng đông.

    Căn cứ bố trí 18 khẩu súng cối 105mm và 6 pháo 175mm: hai lần nhiều hơn pháo hạng nặng của Điện Biên Phủ. Mỗi ngày đối phương bắn từ 200 đến 500 viên đạn vào căn cứ và các cao điểm xung quanh (số tuyệt đối là 1307), 2/3 là của pháo 152mm của trung đoàn 68 bố tŕ trong hang trên sườn Co Rọc cách 27 km. Những pháo khác cũng như cối đều được phân tán trong khúc gấp trận địa ở Fer và Cheval chỉ cách nam 861, 2.000 mét. Từ điểm cao này, lính của đại đội Ấn Độ có thể nh́n thấy những khẩu cối đang bắn vào và báo cho căn cứ những quả đạn sắp đến nơi. Khi nghe trên điện đài có tiếng gọi "arty. arty. Co Rọc" một lính thuỷ ấn nút chai bia nối với nhau bằng những đường dây điện lấy từ c̣i ôtô buộc vào thân cây. Có tiếng kêu, tất cả mọi người ở phía ngoài chỉ được tối đa 20 giây để nhanh chóng vào chỗ ẩn nấp gần nhất. Dễ dàng h́nh dung cảnh chen lấn xô đẩy nhau.

    Ít hôm, pháo của căn cứ và của trại Caroll đáp lại 10 quả đạn đối với 1 quả đạn của đối phương (có đến 2000 mỗi ngày) nhưng mặc dầu cố gắng hết sức, các sĩ quan cũng không thể đáp lại và làm im pháo đối phương. Cũng ở Điện Biên Phủ, khi một khẩu đă bắn, nó được kéo vào trận địa ẩn nấp được ngụy trang khéo léo; máy bay không phát hiện được, các trinh sát mặt đất th́ không đủ gần để mà nh́n thấy. Hơn nữa, một số khẩu pháo của Quân đội nhân dân Việt Nam có một tầm xa cao hơn các khẩu ở Khe Sanh cho nên những khẩu pháo cỡ lớn ở trại Caroll v́ quá xa không với tới.

    Từ tháng 2, các hiệu thính viên điện đài nhận được tín hiệu xuất phát từ một hệ thống hang ở bên kia biên giới chỉ rơ có một tổng hành dinh ở cách Tây bắc Khe Sanh 30 km-chắc là bộ tư lệnh tiền phương điều hành toàn bộ lực lượng đối phương. Vài ngày hôm sau, tiếng ŕ rầm bắt đầu di chuyển, theo đó tự ông Giáp sẽ đến để quan sát đợt xung phong cuối cùng. Với hi vọng giết chết ông, máy bay B52 chà xát khu vực khiến cho các máy phát vô tuyến ngừng làm việc 2 ngày. Nhưng ông Giáp không có ở đó. Quân đội không bố trí máy bay lên thẳng để ông quan sát tận mắt mặt trận; dù thế nào cũng không cho phép ông rời khỏi tổng hành dinh ở Hà Nội, bỏ qua nhiều nhiệm vụ chính trị cũng như quân sự. Hơn nữa, ông không có lư do ǵ phải đến Khe Sanh; kinh nghiệm dạy cho ông có thể hoàn toàn tin tưởng vào các sĩ quan cấp dưới (Trong một nghĩa khác, thật đáng tiếc: nếu ông có mặt tại chỗ, chúng ta sẽ có một câu chuyện hay về các sự kiện về phương diện Việt Nam).

    Lính thuỷ đóng trên các cao điểm là không may nhất. Đối phương cần có những độ cao ấy trước khi tấn công căn cứ; điều đó khiến cho lúc này lúc khác xảy ra những trận ác chiến, nhưng không bao giờ tấn công lớn. Mặc dầu đạn cao xạ của đối phương, và thời tiết xấu, những máy bay lên thăng vẫn ngày lại ngày tiếp tế lương thực thực phẩm, đạn dược kể cả nước thường trong những tấm lưới căng dưới máy bay. Trên Nam cao điểm 881, một người của Dab hay thổi kèn mọi buổi sáng, và các bạn của anh ta kéo lên những lá cờ trên những cột tạm bợ. (Khi báo chí đưa tin cờ đă bị mảnh đạn làm rách nát, người dân Mỹ gửi đến mỗi vị trí 52 cờ. Tất cả đủ yêu cầu).

    Tất cả những người lính thuỷ chiến đấu rất dũng cảm trong những điều kiện khủng khiếp-nhưng bộ đội Bắc Việt Nam cũng vậy. Theo đại úy Ray W.Stubbe, có mặt tại chỗ "Kỷ luật bắn và ngụy tràng của họ thật mẫu mực, cũng như ḷng dũng cảm và tính kiên nhẫn". Cuối tuần đầu của tháng 2, 10% lính đồn trú dă bị giết hoặc bị thương phần lớn v́ đạn pháo. Về các mặt, Khe Sanh bắt đầu giống như Điện Biên Phủ. Cũng như ở Điện Biên Phủ, có máu và những bọ mặt hốc hác, có mưa, có bùn, có hầm sụt. Và đói. Và tiếng nổ không ngừng. Có bom ở Khe Sanh và đạn và băng bó; những đôi chân lạnh buốt và ẩm ướt, phân người và rác rưởi. Những con chuột đi dạo khắp nơi, tranh nhau các đống rác, chạy qua mặt những người đang ngủ trong hố. Cũng có những giao thông hào của đối phương tiến gần đến hàng ngày. Sung sướng thay những thương binh được máy bay lên thẳng trở đi, không có bệnh viện tạm thời thối mùi máu ở Khe Sanh. Nhưng phải trả giá đắt: có nhiều lái máy bay và thầy thuốc bị tai nạn.

    Cũng như ở Điện Biên Phủ, quân ở Khe Sanh thỉnh thoảng chỉ có thể tiếp tế bằng dù; lư do không hoàn toàn v́ pháo cao xạ đối phương, mà mây mù bao trùm nhiều ngày trên đường băng làm cho máy bay không hạ cánh được kể cả trực thăng. Bao giờ về mùa này những khối lớn khí nóng bốc lên từ cái thùng sâu cách 200 mét cuối đường băng (và nơi ḍng sông cung cấp nước cho căn cứ) gặp không khí lạnh từ núi đến cũng tạo thành mây mù.

    Khi những người lái máy bay của không lực Hoa Kỳ không thể nh́n thấy mặt đất, họ sử dụng hoặc hệ thống LAPES, hoặc kỹ thuật GPES một cái móc buộc ở đầu sợi dây cắm xuống đất để kéo một kiện hàng ở phía sau máy bay. Song những sáng kiến này cũng chỉ là những cách xoay xở tạm thời; các chuyến dù bảo đảm cho phần lớn việc tiếp tế cho căn cứ vẫn c̣n phải và luôn luôn đợi thời tiết thuận lợi. Những nhiệm vụ này sẽ không nguy hiểm; đường tiếp cận của máy bay phụ thuộc vào chiều gió và đối phương bắn vu vơ qua mây mù thỉnh thoảng cũng đúng một mục tiêu.

    Dịch vụ t́nh báo cho biết rằng đă ít ngày, một bộ phận của sư đoàn 320 đang hoạt động về phía Đông và triển khai đội h́nh tấn công trại Carroll. Nếu căn cứ này bị sụp đổ, sẽ có thể là kết thúc của Khe Sanh, mất sự yểm trợ của pháo binh hạng nặng.


    Luôn luôn bị mây mù và dưới trời mưa không ngớt, lại bị pháo binh đối phương liên tục đánh phá, lính thuỷ nghiến răng chịu đựng. Bỗng nhiên ngày 6 tháng 2, sau khi trời sập tối, đối phương đánh chiếm Làng Vây, lần đầu tiên sử dụng xe tăng đánh lại quân Mỹ mà một vài chiếc do phụ nữ lái. (Sau chiến tranh được biết bằng xe tăng đă được sử dụng một lần trước đó, chống lại các lực lượng Lào cách vài km về phía Tây). Tổng hành dinh Sài G̣n rụng rời được tin này-điều này đưa chiến tranh Việt Nam lên một tầm mới-nhưng sự sợ hăi là quá đáng: những xe tăng có thể rất dễ bị phá huỷ nhờ những vũ khí chống tăng mang vác được mà lính thuỷ ở Khe Sanh đă được trang bị. Đó là những chiếc tăng của Trung Quốc theo kiểu Liên Xô PT.76, một chiếc xe lội nước bọc sắt mỏng nặng 14 tấn không thể so sánh được với loại xe tăng hạng nặng T.72 của Quân đội nhân dân Việt Nam sử dụng mấy năm sau. Chúng cũng trang bị kém hơn những khẩu pháo 76mm và súng máy 7,62mm được sử dụng để tiêu diệt quân pḥng ngự ở Làng Vây. 316/400 lính pḥng ngự căn cứ nhỏ này bị tiêu diệt: 4 đại đội lính Nam Việt Nam, tiểu đội trinh sát 1 đại đội người dân tộc Bru, 1 lực lượng tiến công cơ động gồm 161 người dân tộc Hrê, và 10 lính mũ nồi xanh Mỹ. Chỉ c̣n 14 lính Mỹ và 60 lính dân tộc ít người sống sót. Đó là một vụ tàn sát đau đớn v́ ban đêm không thể điều động lực lượng tăng viện để ứng cứu căn cứ tiền tiêu ở một khoảng cách rất thuận lợi phía bên kia làng.

    Quân đồn trú căn cứ Khe Sanh và các cao điểm chắc chắn cũng không chậm trễ. Họ chuẩn bị đối mặt với sự tấn công, nhưng chẳng thấy ǵ. Lư do chính là máy bay B52.

    Không thể so sánh sự yểm trợ của máy bay quân Pháp ở Điện Biên Phủ với sức mạnh to lớn của không lực Hoa Kỳ. Quân Pháp có độ chừng 200 máy bay, quân Mỹ có hơn 2.000 và một hạm đội của B52. Suốt trong 3 giờ, ngày cũng như đêm, 2 đội 3 máy bay B52 bay ở độ cao trên mây mù, thả hàng trăm quả bom xuống khu vực nghi ngờ có vị trí của đối phương (v́ điều kiện khí hậu thời tiết rất xấu ở miền Bắc Việt Nam, 3/4 máy bay B52 thực hiện kế hoạch Rollind Thunder đều được điều động đến Khe Sanh. Các máy bay được điều khiển đến mục tiêu từ một người điều khiển trong căn cứ). Trong phạm vi không tập của máy bay ném bom, các trận địa của miền Bắc Việt Nam phải chịu một cuộc tấn công trên không trong 5 phút/lần. Cộng tất cả bom thả xuống hàng ngày gấp 3 lần lượng bom sử dụng hàng ngày trong chiến tranh thế giới với sức công phá bằng 4 quả bom nguyên tử loại sử dụng ở Hirosima. Các cuộc ném bom chính xác đến độ có thể đánh những mục tiêu chỉ cách vị trí lính thuỷ có 200 mét.

    Máy bay B52 đến từ Giam, Utapao ở Thái Lan hoặc từ Kadena trên đảo Okinawa. Các phi công may bay ném bom đến từ khắp nơi và thuộc về các lực lượng rất khác nhau. máy bay hải quân 1, không lực 7, tư lệnh không quân chiến lược, hải quân Hoa Kỳ 77, các đơn vị không quân Nam Việt Nam và không quân quân đội mặt đất. Các máy bay cũng nhiều loại khác nhau: Thunderchifs, Phantoms, Sky Hawko, Intruders, Cousaders, Skyrauders bay lượn không ngừng trong khu vực căn cứ. Chúng cũng rải chất độc rụng lá; trên hàng cây số, rừng rậm trở thành một vùng hoang vắng che phủ bằng cây cối chết và cây cối bị gậy nát.

    Bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam không thể tấn công được bởi v́ các kế hoạch luôn bị đảo lộn: các điểm chuẩn bị địa h́nh đều bị bom xoá đi, con người không t́m thấy đường đi; các trung đội hoặc đại đội đang đi đến địa điểm tập trung th́ một trận không tập của máy bay làm phân tán ra từng mảnh trước khi đến nơi; đi lên hàng đầu họ không thể ẩn dấu dưới lá cây bị chất hoá học làm rụng hết, trở thành mục tiêu dễ dàng cho pháo binh Mỹ. Trong bán kính 3 km xung quanh các vị trí, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam không thể ẩn nấp trong các giao thông hào hoặc hầm cá nhân chỉ chờ phải hi sinh. (May mắn thay cho những người ở phía sau, tác dụng của không tập đă giảm đi rất lớn v́ trong hệ thống chỉ điểm cho máy bay ném bom có những t́nh báo cộng sản đưa tin về những mục tiêu và thời gian đánh phá. Các tin tức này nhanh chóng được truyền đến các đơn vị trong cuộc: với mọi khả năng có thể, họ trông vào những hang tối đào trong các cao điểm. Hệ thống địa đạo này chỉ bị khám phá sau chiến tranh. Song, bất kỳ thế nào những người dân tộc miền núi Bru hiện ở Khe Sanh có thể báo tin cho lính thuỷ; một trong số họ định làm việc ấy nhưng người ta không hiểu anh ta nói ǵ và giao cho một người Việt Nam).

    Đến 20 tháng hai, ông Giáp rút khỏi Khe Sanh 5 tiểu đoàn, hai của trung đoàn 29 sư 325C và 3 của trung đoàn 24 sư 304-để giảm bớt sức ép mà viện trợ cho quân giải phóng miền Nam Việt Nam ở Huế.

    Chiều 29 tháng hai, một tiểu đoàn của sư đoàn 304 tấn công trung đoàn quân ngụy của miền Nam Việt Nam đóng ở giáp danh phía Đông căn cứ. Ba lần xung phong kế tiếp nhau trong ban đêm là những đ̣n tấn công mạnh nhất ở đây; sự thật là chỉ nghi binh cho sự rút lui của toàn bộ quân đội của Quân đội nhân dân Việt Nam tập trung xung quanh Khe Sanh.

    Ngày hôm ấy ngày thứ 40 của cuộc chiến và là ngày cuối cùng của tháng hai (đó là một năm nhuận: hàng ngh́n lính thuỷ phàn nàn phải ở thêm 24 giờ ở Việt Nam), một số hào của đối phương chỉ c̣n cách vị trí pḥng ngự hơn 100 mét. Tuần sau, các giao thông hào đến gần hơn một ít, nhưng không nhiều. Không c̣n thấy mớ ḅng bong hầm hào ở Điện Biên Phủ mà ông Giáp đă khéo léo động viên chiến sĩ cố gắng hết sức. Ở đây không có dân, chiến sĩ không thể vừa chiến đấu vừa tránh bom vừa đào hào được.

    Ngày 6 tháng ba, trong khi lính thuỷ đang mỏi mắt chờ đợi trận tấn công cuối cùng, các lực lượng của ông Giáp dỡ trại và khó nhọc vượt qua những ǵ c̣n lại trên cánh rừng. Bốn mươi bảy ngày sau khi bắt đầu cuộc chiến, đối phương bỗng dưng biến mất. Đối với Lownds và quân lính của ông, việc ra đi này không thể giải thích được-kể cả việc đối phương không làm ô nhiễm con sông chảy xuống đáy thùng nguồn cung cấp nước duy nhất của căn cứ. Nếu họ làm chuyện đó, gánh nặng hậu cần này có thể là lối thoát cho cuộc chiến. Sự thật đối phương không nghĩ đến chuyện đó; sau đó, rơ ràng với khả năng vận tải to lớn bằng máy bay, quân Mỹ có thể sử dụng mọi cách để tiếp tế nước cho căn cứ.

    Đại đội Ấn Độ pḥng ngự cao điểm 881 nam, bị tổn thất nặng nề (167 người trên quân số khi xuất phát 185 người). V́ họ chiếm mất vị trí rất dễ bị đánh mà quân đối phương rất thèm muốn. Nói chung, tổn thất không nặng nề, ít hơn những con số được đưa tin. 205 lính Mỹ chết ở Khe Sanh, vào khoảng 30 người một tuần lễ, một tỉ lệ tổn thất thấp hơn ở Huế và trong tấn công dịp Tết nhiều. Song cha tuyên úy Stubbe nói rằng đă đếm được 475 túi nhựa xanh đựng xác lính thuỷ. Hơn nữa con số 205 không tính đến những cuộc hành quân cấp cứu, và những lính mũ nồi xanh bị giết gồm căn cứ. Càng không kể đến người Bru, và Hrê đă chết bên cạnh họ, và tiểu đoàn ngụy miền Nam Việt Nam đóng ở ngoài căn cứ hoặc 49 lính Mỹ chết khi máy bay bị bắn rơi. Có thể toàn bộ tổn thất đă quá con số 600; không kể đến hàng trăm người tị nạn Lào cùng những người khác và số không xác định người Bru sống trong rừng nạn nhân của bom Mỹ. Tướng Westmoreland đă khẳng định rằng khu vực xung quanh Khe Sanh thực tế c̣n ở được, nhưng không đúng. Theo tin của cha Stubbe, khoảng 5.000 người Bru đă chết trong quá tŕnh chiến tranh.

    Theo tin công luận Mỹ, tổn thất của đối phương lên đến 1.602, nhưng chỉ có 117 súng và 39 loại vũ khí khác bỏ lại trên chiến trường. Cũng có thể hàng trăm, hàng ngh́n người bị bom không để lại chấu vết ǵ trong bụi bặm, bùn lầy và lá cây rụng. Tổng tư lệnh Sài G̣n nói là từ 10 ngh́n đến 15 ngh́n người chết nhưng theo thói quen, những tin tức của họ thường là nói quá lên.

    Ngày 23 tháng 3, tổng thống tuyên bố rằng tướng Westmoreland được cử giữ chức tổng tham mưu quân đội, trở về Hoa Kỳ.

    Ngày 17 tháng 4, 67 ngày sau khi bắt đầu cuộc chiến, quân đồn trú ở Khe Sanh được rút đi bằng lực lượng đi bằng đường bộ. Tướng Westmoreland khẳng định phải "đợi đến lúc thời tiết thuận lợi mới có thể rút đi. Trong thời gian chờ đợi, chúng ta vẫn không ngừng đánh lại quân ông Giáp". Cuộc hành quân ấy tổn thất 130 người chết (51 lính thuỷ, 46 quân mặt đất, 33 lính ngụy Nam Việt Nam) cộng thêm vào những tổn thất trong trận Khe Sanh.

    Theo tướng John J.Tolson chỉ huy sư đoàn ky binh không vận, người mục kích trận đánh, đến với việc rút quân; Khe Sanh là "một t́nh thế đau buồn ở đỉnh cao; vô kỷ luật mất trật tự, rác rưởi trùm lên tất cả nào đạn không nổ, nào vật liệu hư hỏng, và quân lính sống như những con chuột chứ không phải là người". Theo một nhà quan sát khác, "không c̣n cây cối không c̣n ǵ hết. Tất cá bị đốt cháy, tàn phá, nham nhở... như trên mặt trăng”. Một người khác tóm tắt những cảm tưởng của ḿnh; "Khắp nơi những đống vôi gạch đổ nát, những xác chết, chẳng c̣n ǵ hơn...".

    Ngày 27 tháng 6, căn cứ Khe Sanh bị máy bay ủi san bằng, các công sự đều bị phá huỷ để cho đối phương sau này không thể chụp ảnh mà tuyên truyền. Tất cả mọi di tích đều bị phá huỷ đến mức chỉ c̣n những vết đất đổ trên cao nguyên.

    Một vài người tự hỏi tại sao. Khe Sanh bị bỏ rơi, v́ trước đây đă nói rằng nó quan trọng thế. Nhưng mọi người vui v́ đă kết thúc.

    Về trận Khe Sanh, những nhà b́nh luận của ông Giáp viết: "Đối với chúng ta, trận Khe Sanh không phải là một trận quan trọng lắm. Hay đúng hơn không quan trọng bằng đối với quân Mỹ. Đối với Hoa Kỳ, Khe Sanh đánh dấu một trận đánh lớn hơn trong bối cảnh phải bắt đầu sau Tết. Đó là một nghi binh, những có thể khai thác nếu chúng ta giảm bớt được tổn thất và thu được thắng lợi lớn...

    "Trong khi quân Mỹ c̣n ở lại Khe Sanh để bảo vệ uy tín họ nói rằng Khe Sanh là quan trọng; khi họ đă bỏ đi, họ nói riêng nó đă chẳng quan trọng tí nào.

    Không, Khe Sanh không thật quan trọng đối với ông Giáp. Điều ông quan tâm là một lực lượng khoảng 33.000 quân dồn lại ở phía Nam giới tuyến quân sự, sẵn sàng để khai thác những đường cong của trận tấn công dịp Tết. Sau khi thất bại trong tấn công dịp Tết, lực lượng này phái chịu một đợt rút lui kéo dài khiến cho quân đội và máy bay Mỹ đang cần nhưng không hoạt động được. Nếu chiến sĩ có khả năng tiêu diệt được lính thủy ở Khe Sanh-tốt quá. Khi đă thấy giai đoạn ba (đợt sóng thứ hai) không thực hiện được, v́ máy bay B52 ngăn chặn một trận tấn công quyết định, ông Giáp đă tính đến nổ súng: ông ra lệnh cho một bộ phận các lực lượng đi yểm trợ cho quân giải phóng miền Nam đă chiếm giữ Huế và số c̣n lại quay về chính diện của con đường.

    Westmoreland đă phê b́nh chỉ trích về việc chiếm giữ quyết định ở lại Khe Sanh và chiến đấu ở đó. Những lư do đẩy đến hành động như vậy hoàn toàn trong sáng và logi.c Nhưng đi xa hơn, người ta có thể tự hỏi điều ǵ xảy ra nếu không làm như vậy. Có thể, những lực lượng của ông Giáp tập trung xung quanh Khe Sanh đă hoạt động về phía Đông để tăng cường lực lượng cho quân giải phóng miền Nam Việt Nam ở Huế, nơi có thể thành một cuộc chiến tranh quyết định như Điện Biên Phủ. Cũng như những người khác, Westmoreland chê ông Giáp chấp nhận những tổn thất nặng nề. Song không nên quyên rằng trong quá tŕnh các cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, ông Giáp đă chấp nhận những mất mát để bù trừ sức mạnh nội tâm: con người chống lại súng đạn. Nhưng khi tổn thất không cân bằng với kết quả, ông kết thúc tác chiến.

    So với các cuộc chiến tranh khác, những tổn thất của Mỹ ở Việt Nam c̣n rất nhẹ (và rơ ràng thấp hơn tổn thất của Pháp trong chiến tranh Đông Dương). Những trận đánh 7 ngày của cuộc chiến Secesion đă mất 36.000 người chết. Năm 1916 chỉ một ngày đầu cuộc chiến tranh Somme, quân Anh đă mất 60.000 người trong đó gần 20.000 người chết. Trong quá tŕnh chiến tranh thế giới lần thứ hai, trung đoàn lính thuỷ-cũng là trung đoàn 26-pḥng ngự Khe Sanh, đă mất 26.000 người trong một trận tấn công chống quân Nhật. Nhưng thái độ đă thay đổi: những bài diễn văn sôvanh không thuyết phục được ai, không nên quên rằng ở thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, không có truyền h́nh, nếu có vô tuyến truyền h́nh, những trận chiến đấu ấy không thể kéo dài lâu đến như vậy.

    Những người Mỹ và người Bắc Việt Nam có những thái độ rất khác nhau v́ vấn đề ấy. Những người lính rất bị kích động v́ những chính sách giới hạn số thương vong, v́ họ rất dễ bị tổn thương bởi những h́nh ảnh các quan tài sắp hàng dài trên đường băng sân bạt miền Nam Việt Nam thỉnh thoảng gây nên những sự cuồng loạn.

    Trái lại ông Giáp và nhân dân miền Bắc Việt Nam, chấp nhận những mất mát, họ coi như là một phần của cái giá phải trả-đừng quên rằng ở miền Bắc, chưa có vô tuyến truyền h́nh (?).

    Ở Hoa Kỳ, những h́nh ảnh và những tiếng nói của trận tấn công dịp Tết đă biến đi trên màn h́nh, cũng như màn bao phủ dày đặc ở Khe Sanh. Sau những tuần lễ lo lắng, công chúng Mỹ được an ủi khi hiểu rằng chiến tranh đă chấm dứt: không thật thắng lợi không nghi ngờ, nhưng cũng không tổn thất.

  7. #27
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TƯỚNG GIÁP QUA 2 CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
    Tác giả: Peter Macdonald
    Người dịch: Nguyễn Viết Quyền-Nguyễn Đ́nh Cao
    Dịch theo bản tiếng Pháp của Jean Clem và Frank Strachitz
    Chương 21: Sự tan ră

    Năm này đến năm khác, chúng ta đă chiến đấu trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, vượt qua những điều không thể tưởng tượng được nhưng chúng ta vẫn tiếp tục sống, lao động và chiến đấu.
    Phạm Văn Đồng


    Mùa xuân năm 1968, chiến tranh Việt Nam-và trong một nghĩa khác ông Vơ Nguyên Giáp-đă gây nên hai nạn nhân mới. Một trong hai nạn nhân là William Childs Westmoreland.

    Tướng Westmoreland đă bị chỉ trích vi phạm ba sai lầm trong nhận định đánh giá việc lănh đạo cuộc chiến tranh. Có thể kể: "Tính đến sức cơ động rất cao của không quân, tính đến những lực lượng hậu cần rất uyển chuyển, và nhất là năng lực nổ súng khổng lồ, ông rất muốn quân Mỹ chiến đấu trong những khu vực vắng, thưa dân nếu như đối phương đă sẵn sàng nghênh chiến. "Những người khác không chia sẻ phương diện này: "Chiến trường thực sự là dân cư chứ không phải là rừng núi" tướng Krulak Tư lệnh trưởng Hải quân toàn khu vực Thái B́nh Dương. Ông Giáp cũng có ư kiến tương tự. Kể cả chiến lược "t́m và diệt" của Westmoreland-mà quân Pháp đă chịu thất bại-cùng với sự quan tâm đến những hành tŕnh xâm nhập đưa đến hậu quả phân tán lực lượng quân Mỹ trên toàn lănh thổ miền Nam Việt Nam, điều đó khiến quân Mỹ dễ bị tổn thương và cản trở việc tập trung lực lượng nổ súng khi có dịp giáng cho đối phương một cú quyết định. Hơn nữa, quan niệm của ông muốn mở rộng các cuộc hành quân đưa chiến tranh ra miền Bắc-thuật lại năm 1960 cuộc đổ bộ 1950 ở In chon Triều Tiên, cho phép ṿng ra phía sau địch-là đáng nghi ngờ. Ở Triều Tiên, đội ngũ các quốc gia liên hiệp không phản đối với một lựa chọn như Việt Cộng, liên tục quấy rối các đơn vị và các căn cứ. Ông Giáp b́nh luận: "Tấn công miền Bắc có nghĩa là mở ra một chiến trường lớn hơn. Các lực lượng quân Mỹ càng bị phân tán hơn, càng dễ bị tiêu tan ư chí." Dù thế nào quan niệm ấy không bao giờ thực hiện được.

    Westmoreland chống đỡ rằng, để bảo đảm không xâm nhập vào biên giới và buộc ông Giáp phải tiến hành những trận đánh thông thường không bao giờ giành được thắng lợi ông ta cần ít nhất gấp 3 lần lực lượng để bố trí tối đa sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam. (Nói khác đi một triệu rưỡi người. Ông Giáp đă nói quân Mỹ phải cần hơn một triệu người. Về phương diện ấy, họ đă chấp nhận). Westmoreland không hỏi họ cần tính đến những can dự của Mỹ vào các điểm khác trên thế giới, tính đến trạng thái tinh thần của quốc hội và dư luận công chúng Mỹ, ông ta không c̣n may mắn nào để đạt được. V́ vậy, ông không bao giờ có một mặt trận xác định rơ ràng hơn là một phần trên đường giới tuyến kéo dài trên khu phi quân sự: c̣n trong tất cả phần c̣n lại của miền Nam Việt Nam, ông chấp nhận sử dụng những cuộc hành động cơ động.

    Trái lại, Westmoreland luôn đổi mới trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. ông là người đầu tiên đă sử dụng máy bay chiến lược vào mục đích chiến thuật-và đă thuyết phục được các tướng Mỹ sử dụng những máy bay B52 để yểm trợ gần cho các lực lượng mặt đất. Được Mc. Namara nâng đỡ, ông đă thực hiện Hulycobra và các loại máy bay trực thăng khác với những hoả lực cơ động đă yểm trợ cho bộ binh rất hiệu quả. Cuối cùng ông đă đưa lại cho các cuộc hành quân sức mạnh chiến đấu và sức cơ động chưa từng có.

    Xung quanh vấn đề Khe Sanh, không ai có thể làm ǵ hơn để cho thắng lợi tuột khỏi tay ông Giáp. Westmoreland không bao giờ nghi ngờ rằng các lực lượng của ông có thể giữ được căn cứ, nhưng để không coi thường ai cả, ông đă giữ việc giao chiến 20 giờ mỗi ngày. Suốt hai tháng trời, ông đă ngủ trên một cái giường sắt trong Trung tâm điều hành tác chiến Sài G̣n, ở tư thế sẵn sàng ngay cả trong những lúc nghỉ ngơi ngắn ngủi. Hết ngày này qua ngày khác, ông sống ở Khe Sanh, thở không khí Khe Sanh-nhận báo cáo ra quyết định, viết tóm tắt t́nh h́nh cho tổng thống, tự ḿnh giao mục tiêu cho B52. Không nên quên rằng, một phần lớn của thời kỳ này, ông đang điều hành chiến tranh dịp Tết. Đó là một nhiệm vụ hầu như quá sức người, cùng với các tướng ương ngạnh của hải quân, với đô đốc Ullysses S.Grant "người chủ” của vùng Thái B́nh Dương (tất nhiên là cấp trên của ông) và với vô số tướng của không quân. Westmoreland đă thành công trong việc dung hoà tất cả.

    Hôm nay, ông nói rằng Khe Sanh không quan trọng bằng những trận đánh nhân dịp Tết, mà người dân Mỹ đ̣i hỏi là một thắng lợi lớn hơn, nhưng trong những trường hợp tương tự, ông lại tiến hành một cuộc chiến tranh mới:"Khe Sanh là một chiến trường quan trọng nếu chúng ta không tiến hành, các sư đoàn của ông Giáp tiếp tục tiến lên và trộn vào nhân dân vùng đồng bằng miền biển. Trong trường hợp ấy, các sư đoàn ấy sẽ không hoạt động xung quanh Khe Sanh làm mồi cho không quân chúng ta".

    Westmoreland là người chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh lâu dài hơn tất cả các tướng Mỹ khác. Không có ai chỉ huy bằng ông, như một ông chủ. Nhiệm vụ của ông c̣n khó khăn hơn khi một phần các tin tức do các dịch vụ t́nh báo cung cấp lại đáng ngờ nhất. Có thể kể một ví dụ: những con số thống kê xung quanh các mục tiêu không quân đánh phá thường rất mơ hồ: không lực Hoa Kỳ đă phá huỷ 179 nhà ga ở miền Bắc Việt Nam không vượt quá vài trăm kilômét mà phần lớn là đường đơn.

    Westmoreland hy vọng vào Việt Nam ông sẽ có danh sách trong số các danh nhân có nhiều kỷ lục ở nước Mỹ. Không phải là trường hợp này. Mặc dù tổng thống Johnson đă quyết định bổ nhiệm ông Westmoreland làm tổng tham mưu trưởng của quân đội mặt đất ít lâu trước khi ông Giáp chưa tiến hành chiến dịch Đông Xuân 1967-1968. Việc bổ nhiệm này đưa ra công chúng sau trận tấn công tết Mậu Thân và chiến dịch Khe Sanh, nhiều người tưởng rằng đó là một cách thải loại ông ta mà không làm mất mặt ông ta. Đó là sự giải thích nhầm lẫn: rơ ràng ông đi khỏi Việt Nam khá vẻ vang. Westmoreland ra đi để trở thành người binh sĩ số một của Hoa Kỳ, nhưng những năm dài ở Việt Nam ông đă đạt đến một thất bại. Ông không trở về chiến thắng, ông không có quyền điều hành chiến thắng giữa ṇng thần công bằng đá ở New York; đó là một con người chua chát đắng cay, người đă qua những năm tháng định đặt ngón tay vào chỗ yếu đang hoàn toàn lung lay. Đúng, Việt Nam là một giai đoạn buồn. Và không phải chỉ có ông như đă từng nói: "Nhiệm vụ của người lính trẻ Mỹ càng nặng nề hơn khi không được nhân dân ủng hộ."

    Cũng như Navane, Westmoreland vấp phải một đối thủ khắt khe và không thể khuất phục. Ông đă định giải một bài toán quân sự cơ bản không có lời giải v́ đấu tranh: ông không bao giờ có thể giành được thắng lợi khi người miền Bắc Việt Nam đă xác định tiếp tục cuộc đấu tranh; và bởi v́ cái giá của cuộc chiến tranh này không phải là tiền của, mà cuộc sống con người và những vấn đề kiên nhẫn, mà nhân dân Mỹ không thể chấp nhận được.

    Các tướng lĩnh của Westmoreland là những binh sĩ yêu nước, là con người b́nh thường trái lại đối phương, họ không nhận thức rằng công luận tạo thành yếu tố cơ bản nào đó; họ không hiểu rằng họ cần phải tôn trọng nhân dân và v́ dân họ phải chiến đấu để nhân dân ủng hộ; không lấy chính trị là mấu chốt của triến tranh. Và cả khi họ không kiên nhẫn, điều đó không có ǵ thay đổi. Trong các nước phương Tây, quân đội làm những điều mà các nhà chính khách bảo họ làm, c̣n ông Giáp-một sự thật không có trước trong thế kỷ XX-có một chân trong mỗi phía. Ông có the vừa đưa ra những quyết sách về chính trị hoặc ít ra là đổi hướng trong suy nghĩ-và là người thực hiện những quyết sách đó.

    Cũng như phần lớn sĩ quan cao cấp đă làm ở cương vị ông, Westmoreland nghĩ rằng có thể thắng lợi nếu người ta chấp nhận một nguồn lực lớn hơn. Một sự tăng cường đơn giản 20% số quân hoạt động chống lại đối phương đă đủ làm cho cán cân nghiêng hẳn. Nhưng cách thức của Mỹ là tiến hành chiến tranh với phần lớn những binh sĩ là lính thuỷ có mặt tại Việt Nam tự bảo vệ và quản lư lấy. Theo năm tháng, đă gần 3 triệu người phải đưa sang miền Nam mà một tỷ lệ thấp về quân số đến ngạc nhiên được đưa lên phía trước.

    Theo những con số thống kế công khai, 45% của các đơn vị cơ bản không được hiểu theo đúng nghĩa của nó; giả thiết một số lớn người của các đơn vị chiến đấu để phần lớn thời gian tặng cho bạn bè các yếu tố của American way of life bằng chăm lo đến các cửa hàng, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ, v.v... Mỗi tuần lễ, 7.000 trong số họ rời Việt Nam đi nghỉ phép. Sự thật tính ra chưa bao giờ có hơn 5% binh sĩ đi chiến đấu.
    Ông Giáp biết rằng: “B́nh định tạo nên một mối đe doạ cho thắng lợi của miền Nam Việt Nam", nhưng quân Mỹ không bao giờ chấp nhận tầm quan trọng của việc giành lấy trái tim và khối óc của con người miền Nam Việt Nam. Thái độ của phần lớn lính Mỹ được tóm tắt trong câu nói bất hủ của một vị tướng: "Đánh họ bằng dùi cui, tim và óc họ sẽ theo". Để làm trầm trọng thêm t́nh trạng đó, các chính khách ở Washington mất dần sự ủng hộ về tinh thần và ư thức đối với nhân dân của chính họ. Đứng đầu họ là nạn nhân thứ hai của cuộc chiến tranh: Lyndon Baines Johnson.

    Đối với tổng thống Johnson, trận chiến đấu ở Khe Sanh là một cái gai làm cho cái ghế chính phủ thêm lung lay. Tức thời sau khi cuộc chiến bắt đầu, ḷng dân giảm sút nghiêm trọng; tệ hơn, 50% dân chúng phản đối chiến tranh và chỉ có 35% đồng ư. Họ bị ám ảnh về thảm hoạ Điện Biên Phủ. Dù thế nào đi nữa, Khe Sanh cũng không được bất hủ. Hy vọng có thể gây ảnh hưởng thuận lợi đến lối thoát cho cuộc chiến, quan tâm gần gũi đến các sự kiện, ông xây dựng ở dưới nền nhà trắng một cái sa bàn Khe Sanh và vùng phụ cận. Mọi giờ ban ngày và ban đêm, thỉnh thoảng cả quần áo ngủ, ông đến nghiên cứu, đặt câu hỏi và yêu cầu sự để tâm hàng ngày. Hằng tuần lễ liền ông đến đó tất cả các đêm, quan sát những ǵ xảy ra ở đó, theo đúng nghĩa tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ. Cũng như nhiều chính khách trước ông, Johnson làm rối loạn các kế hoạch của tướng lĩnh, sử dụng quyền quyết định những vấn đề quân sự quan trọng thực ra không thuộc thẩm quyền của ông. Ngày 27 tháng giêng ông yêu cầu từng người trong số Joint Chiefs of Staff tự ḿnh-bằng xương bằng thịt như ông chỉ định-tŕnh bày Khe Sanh có thể giữ được không. Chưa có ai trước ông đă làm như vậy. Ngày 29, ông nhận được sự "bảo đảm" do các tổng tham mưu trưởng liên quân kư. (Người ta chỉ có thể phỏng đoán trước phản ứng của ông, khi ông không vừa ḷng).

    Tháng 2 năm 1968, tác động của những h́nh ảnh Sài G̣n và Huế lan tràn trên toàn cơi Hoa Kỳ lục địa gây sự phản ứng kịch liệt vào ngày ấy-và tàn nhẫn làm cho Johnson đối mặt trước câu hỏi cần giải đáp về việc ông có thể tiếp tục cuộc chiến tranh giá đắt về tiền của cũng như sinh mạng con người. Gánh nặng của chi phí quân sự đă làm cho ông phải giảm bớt chương tŕnh xă hội mà ông đă đưa ra bao nhiêu lần-giấc mơ của ông về một xă hội Hoa Kỳ vĩ đại. Ông đă làm nhiều: những người da đen đă có quyền bầu cử, một thế kỷ sau khi Lincoln kư tuyên bố giải phóng chương tŕnh Medicare-nhưng như vậy chưa đủ. Để giữ cân bằng tương đối giữa giấc mộng ấy và thực tế chiến tranh, ông đă che giấu nhân dân Mỹ điều thực tế đang xáy ra ở Việt Nam-mở rộng sự can thiệp của Mỹ, số lượng người đă được gửi đi... ông đi đến chỗ phải che giấu cải giá thật của cuộc chiến tranh trước Quốc hội. Nhưng bao giờ vẫn thế, sự thật cuối cùng phải lộ ra giữa ban ngày.

    Ngày 14 tháng hai, chính phủ đă cho ngân sách quân sự năm 1969 là 32 tỷ đô la. Ngày 15, không quân Hoa Kỳ tuyên bố bị bắn rơi 800 máy bay ở Việt Nam. Ngày 20 Hội đồng đối ngoại của Thượng viện mở một cuộc điều tra để xác định vụ rắc rối ở Vịnh Bắc Bộ, là một cuộc diễn tập của Mỹ để mở rộng chiến tranh, hoặc một sai lầm của Bắc Việt Nam được hiểu như một hành động chiến tranh (cuộc điều tra không kết luận). Cùng ngày ấy, một báo cáo báo tin có hai sư đoàn dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam lên đường đến Khe Sanh; trong đêm đó điểm cao 881 nam bị tiến công. Cuối cùng ngày 22, cơ quan tham mưu của Westmoreland tuyên bố con số thương vong hàng ngày cao nhất của quân Mỹ là 543. Ngày hôm sau, bộ trưởng bộ quốc pḥng báo cáo Johnson cần tăng viện người cho Việt Nam. Muốn đáp ứng những đ̣i hỏi về quân số, cần phải gửi quân National Guard ("Canh pḥng lănh thổ"), điều không thể thực hiện khi tính đến sự phản đối chiến tranh đang tăng lên. (Westmoreland đă yêu cầu rất chính xác số đơn vị mà ông cần thiết nếu kế hoạch mở rộng chiến tranh của ông đưa các cuộc hành quân sang Lào và phía Bắc khu phi quân sự được phê chuẩn; trong trường hợp ngược lại, ông xin thêm 20.000 người để giữ nguyên trạng. Lầu Năm Góc đă phê chuẩn 206.000 người nhưng Westmoreland nói rằng phải đến con số ấy khi tính đến thành lập lại những lực lượng dự bị chiến lược. Ông đă nói với tôi: "Không có đâu ông không t́m thấy một tờ giấy có chữ kư yêu cầu 206.000 người của tôi"). Khi tổng thống hỏi đến Hội đồng các cố vấn gồm những người mà ông hoàn toàn tin tưởng, ông nhận thấy rằng họ đă hết ủng hộ cố gắng chiến tranh: chỉ c̣n ông là người cuối cùng c̣n tin tưởng. Lyndon Johnson đă hết đường. Ngày 31 tháng 3 năm 1968, trên một chương tŕnh truyền h́nh, ông đă tuyên bố cho nước Mỹ việc ngừng ném bom của không quân và hải quân ở Bắc Việt Nam sắp xảy ra; cuối bản tuyên bố ông cũng không khêu gợi thêm một nhiệm kỳ nữa. Ba ngày sau, Hà Nội tuyên bố đồng ư thương lượng. Ngày 13 tháng 5, hội nghị hoà b́nh mở ra ở Paris. Tháng giêng năm 1969, Richard Mithous Nlxon vào nhà trắng.

    Ngày 2 tháng 9, Cụ Hồ Chí Minh mất ở tuổi 79. Trong di chúc, cụ yêu cầu tro của Cụ được bảo quản ở Hà Nội, Huế và Sài G̣n để cụ có thể ở lại măi măi với dân tộc Việt Nam. Đáng lẽ được hoả thiêu, thân h́nh Cụ được ướp xác; trưng bày trong quan tài bằng kính trong một lăng rộng bằng đá cẩm thạch hồng ở Hà Nội. Lăng được các binh sĩ danh dự bảo vệ và được hàng triệu người Việt Nam tôn kính. Điều đó có nghĩa là giữ lại trong đời sống một biểu tượng mà toàn Đảng đang cố gắng thực hiện. Lê Duẩn trở thành người thứ nhất trong số các nhà lănh đạo

    Việt Nam sau khi Cụ mất. Cụ Tôn Đức Thắng trở thành Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

    Cái chết của Cụ Hồ gây nên một nỗi đau thương lớn lao và khóc than âm ỉ, nhưng nó cho phép Đảng được xây dựng đất nước để tiếp tục cuộc chiến tranh: người ta nói với nhân dân là điều Cụ muốn; tại sao không tôn trọng ư muốn của Cụ.

    Hoa Kỳ càng dấn sâu vào cuộc chiến tranh, số người Mỹ nghĩ rằng chính phủ của họ đă lầm lẫn ngày càng nhiều. Đối với nhiều công dân Mỹ, đất nước vĩ đại của họ lại can dự vào một cuộc chiến tranh tàn bạo như vậy là không thể tha thứ được. Đất nước Việt Nam bị tàn phá v́: bom và chất độc rụng lá của Mỹ. Ngày nào cũng có đàn ông, đàn bà, trẻ con bị giết, bị hành hạ xé nát thành sợi giẻ v́ bom đạn và napan đốt cháy.

    Ngày 2 tháng 11 năm 1965, noi gương một vị sư đă tự thiêu ở Sài G̣n để phản đối Diệm, một tín đồ trẻ phái Quây Cơ tên là Norman Morrison tự đốt cháy ḿnh trước Lầu Năm Góc ở Washington. Một tuần lễ sau, một thành viên của hoạt động thợ thuyền công giáo lặp lại hành động của Morrison trước trụ sở Liên hiệp quốc ở New York. Ngày 27 tháng 11 một cuộc biểu t́nh im lặng tập hợp 35.000 người chống chiến tranh ngồi ở Lầu Năm Góc. Những tháng tiếp theo, những cuộc biểu dương lực lượng tiếp tục xảy ra, trong các khu sân băi các trường đại học Mỹ. Người ta đốt h́nh nộm của các nhà lănh đạo, trong đó có Westmoreland. Ít lâu sau, nhân dân Mỹ đă làm cho họ có tiếng nói trên chính trường nước Mỹ.

    Tháng 6 năm 1969 tổng thống Nixon tuyên bố bắt đầu việc rút quân Mỹ khỏi Việt Nam. Một tháng sau ông đưa ra một học thuyết mới: Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tôn trọng những nghĩa vụ quốc tế và bảo đảm tấm chắn vũ khí nguyên tử cùng một sự viện trợ quân sự và kinh tế, những nước bị trực tiếp đe doạ phải cung cấp phần lớn lực lượng cần thiết để pḥng vệ đất nước ḿnh. Đây là bước thứ nhất để rút ra khỏi ngơ cụt Việt Nam.

    Tháng 11 năm 1969, hai trăm năm chục ngh́n người tập trung ở Washington để phản đối chiến tranh. Tháng 5 năm 1970, quân đội phải đến giải tán cuộc biểu t́nh nổi sóng tập hợp một trăm ngh́n người. Ở trường đại học quốc gia Dekent ở Ohio, những người National Guard bắn vào đám đông, giết chết 4 sinh viên. Cùng tháng 5, Quốc hội băi bỏ "những sự kiện Vịnh Bắc Bộ" năm 1964 cho phép tiếp tục cuộc chiến tranh bằng những lời lẽ không chắc chắn. Cuộc chiến tranh này, quân đội không thể thắng lợi; số người lên án mănh liệt ngày càng tăng; bản thân quốc hội cũng đă có một bước lùi. Tổng thống Nixon phải hành động. Tháng 7 năm 1970, tổng thống cho ra đời một chiến lược ba điểm để cho Hoa Kỳ rút khỏi cuộc chiến; tăng cường viện trợ cho miền Nam Việt Nam; thúc đẩy nhanh hơn hành động b́nh định; rút dần các lực lượng Mỹ đồng thời với những tiến bộ của Việt Nam hoá và công việc b́nh định. Ngoài ra, phải cố gắng tách rời miền Bắc Việt Nam ra khỏi Liên Xô và Trung Quốc nhờ những tiến tŕnh ngoại giao, song song với đàm phán hoà b́nh với Hà Nội.

    Tướng Creighton W.Abrams tiếp tục sự nghiệp của Westmoreland đến giữa năm 1968, xây dựng một chương tŕnh rút quân Mỹ làm 14 chuyến. Chuyến thứ nhất gồm 25.000 người ra đi gần như tức thời: 35.000 trở về Hoa Kỳ vào tháng 9 và 50.000 người vào tháng chạp.

    Ngay sau khi Mỹ tuyên bố rút quân, t́nh thế thay đổi cơ bản ở Việt Nam. Ở miền Bắc ông Giáp và các ủy viên Bộ Chính trị rất hài ḷng: chắc chắn thắng lợi chỉ c̣n là vấn đề thời gian. Ở miền Nam nhân dân và quân cộng hoà miền Nam nh́n đến tương lai mà lo, c̣n các lực lượng Mỹ hầu như đó là tất nhiên: tuy thật xấu hổ về tinh thần khi phải tuyên bố không thể thắng lợi-trong những điều kiện ấy hy sinh cuộc sống để làm ǵ? Nhưng ở Washington, Nixon không có cách lựa chọn nào khác bố trí thời gian để rút quân về; quân Mỹ chưa thể ra đi trước khi tăng cường lực lượng cho quân ngụy miền Nam đủ sức đương đầu với đe doạ từ miền Bắc-và điều đó không thể làm ngày một ngày hai được.

    Như vậy miền Nam đă thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam, trước khi ông Giáp và quân đội của ông giành thắng lợi, như họ đă chiến thắng chiến tranh Đông Dương. Sau phát súng kết liễu ở Điện Biên Phủ, quân Pháp chỉ có thể rút lui. Ở miền Nam, không có một trận tác chiến quyết định có lợi cho bên này hoặc biên kia-chỉ c̣n một nỗi ngày càng mất ḷng tin của nhân dân Mỹ cũng như miền Nam Việt Nam. Sau những chuyến ra đi đầu tiên, những bộ phận c̣n lại hầu như tan ră, cũng như quân cộng hoà miền Nam để miền Nam rơi vào t́nh trạng không có pḥng ngự chống lại sự xâm nhập sắp xảy ra của miền Bắc.

    Trong khi quân Mỹ giảm dần, những người c̣n lại càng ngày càng mất tinh thần. Những kẻ mới đến đắm sâu vào trong không khí thất bại gần đến nổi loạn và đến lượt họ mất hết động cơ chiến đấu. Càng ngày dịch bệnh càng lan khắp trận địa, kỷ luật và trật tự đi vào quên lăng; nhiều đơn vị lâm vào t́nh trạng vô chính phủ. T́nh trạng bất măn toàn bộ lan khắp quân đội; ở một số trường hợp, khoảng 245 xuất bản phẩm chống chiến tranh được viết, in và phân phối trong lính Mỹ.

    Quyết định rút khỏi Việt Nam không phải là nguyên nhân duy nhất của t́nh trạng bất ổn. Phần lớn binh sĩ Mỹ là dũng cảm, giỏi, và tự hào về truyền thống của họ nhưng xa hơn họ không nhiệt t́nh bằng đối phương của họ. Khi phải luyện tập căng thẳng về thể lực, đ̣i hỏi kỹ thuật tinh thông, họ kém tập trung do đó kém hiệu quả, chính bởi v́ một số trong bọn họ không chấp nhận chiến đấu cho đất nước họ cũng như cha ông họ đă làm trong những cuộc chiến tranh trước đây. Yếu tố chính làm nhụt chí xung kích của họ là tất cả họ sống theo kiểu Mỹ, trừ một số lực lượng đặc biệt đóng ở cuối rừng; v́ cần cho mức sống cao ấy, mọi người đều phải chở bằng máy bay hàng ngh́n kilômét đến. Các tướng lĩnh và các chính khách rất lấy làm tự hào về điều đó đó là gốc rễ của nhiều vấn đề.

    Các đội máy bay ném bom, những căn cứ tráng lệ có điều hoà khí hậu ở Thái Lan, Philippines hoặc Việt Nam, từ bỏ thời gian thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm căng thẳng thần kinh, để trở về yên tĩnh và đủ tiện nghi. Các lính thuỷ đă trực tiếp chiến đấu, chỉ sống căng thẳng trong giây lát được máy bay lên thẳng trở về sau một trận chiến ác liệt họ có thể yên lặng ăn một mẩu biftek khoai tây nướng tưới Cocacola tươi và tận hưởng những cốc nước đá. Thỉnh thoảng, ngay giữa trận đánh vẫn có bia lạnh đến từ trên trời, do máy bay lên thẳng đưa tới. (Trong những căn cứ lớn, hậu cần quân đội đă đưa đến 250.000m3 thực phẩm ướp lạnh). Một đại tá đă được hưởng một huân chương dũng cảm v́ đă dùng trực thăng mang đến trận địa các lực lượng đặc biệt những con gà tây ướp lạnh nhân dịp kỷ niệm Thanksgivingday. Trong các câu lạc bộ sĩ quan, khi không khí quá lạnh đều xây dựng ḷ sưởi-Ngoài ra có những ḷ than rán cá thịt tất cả các chủ nhật. Hầu như khắp nơi, mọi người đều có truyền h́nh, cộng với một bộ phim các buổi chiều-nếu họ muốn đi đến rạp chiếu bóng. Làm sao có thể đưa hết năng lực vào trận chiến đấu trong khi họ đang bị mềm ḷng về những tiện nghi quá mức và giành nhiều thời gian cho thế giới viễn tưởng? Thông thường, binh sĩ không thể dung hoà thực tế chiến tranh với trạng thái căng thẳng thường xuyên và những t́nh tiết đẫm máu và những tính chất tự nhiên của cuộc sống; điều trái ngược quá mức đó là một trong những nguyên nhân chính của những chấn thương tâm thần của một số họ đă phải chịu đựng trong chiến tranh và sau chiến tranh.

    Theo tướng Westmoreland, tất cả những tiện nghi ấy nhằm giữ vững tinh thần của con người tránh họ kéo ra đường phố và làm lung lay hơn nữa nền kinh tế yếu ớt của miền Nam Việt Nam v́ sự hoang phí của họ; Không ít chuyện hào nhoáng quá đáng ấy đă gây nên những chi tiêu không cần thiết. Khi quân Mỹ rút quân khỏi Việt Nam họ đă để lại 71 bể bơi, 160 cửa hàng lưu niệm, 90 câu lạc bộ, 159 sân bóng rổ, 30 sân tenis, 55 sân bóng đá, 85 sân bóng chuyền, 2 bowlings, 357 thư viện-chưa tính những cửa hàng của quân đội đầy ắp hàng hoá xa xỉ: nữ trang, nước hoa, rượu vang nhiều cồn. Theo một người đă chứng kiến, các tủ kính của họ đầy đủ như các tủ ở đại lộ số 5.

  8. #28
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chương 21: Sự tan ră
    P2


    Cũng có cả cuộc sống ban đêm. Hàng ngh́n lính Mỹ lương cao đến đây sẵn sàng tiêu tiền đến mức gây tác dụng thảm hoạ trên tinh thần số đông người Việt Nam chỉ nghĩ đến làm giàu mà quên đi việc thờ cúng tổ tiên. Năm 1966 ở Sài G̣n, người ta tính có khoảng 30.000 trẻ em mồ côi chiến tranh chưa qua tuổi thiếu nhi đă đi làm nghề gái điếm, không tính đến số gái điếm "b́nh thường". Xung quanh các căn cứ lớn, hàng trăm gái điếm hành nghề trên những xe móc cắm trại không cần yêu cầu. Một trong số 4 lính Mỹ bị bệnh hoa liễu. Hàng ngh́n bị sốt rét và những bệnh nhiệt đới khác chưa tính đến các bệnh lư có liên quan đến sử dụng chất ma tuư. Chỉ có 17% lính Mỹ điều trị ở bệnh viện v́ bị thương trên chiến trường. Một tỷ lệ lớn người nghiện ma tuư. Năm 1970, 58% lính Mỹ nghiện hút; 22% chích heroin; 14% dùng hallucinogene. Năm 1971 gần 5.000 lính Mỹ được điều trị v́ vết thương chiến tranh, trong khi 20.529 lính được điều trị v́ những bệnh tật có liên quan đến ma tuư.

    Kiểu sống quá tiện nghi không chỉ có hậu quả đó. Những sĩ quan bộ binh chỉ có 6 tháng chỉ huy quân đội trên tuyến đầu, thực tế có 5 tháng luyện cho quen thuỷ thổ và đi phép. Họ đến Hoa Kỳ bằng những chuyến bay thường kỳ, rời khỏi máy bay có điều hoà nhiệt độ và chúc nhau "Chiến tranh tốt lành?" với một cử chỉ lịch thiệp-điều đó có thể là vấn đề may mắn.

    Lúc ban đầu, họ thường không có kinh nghiệm bằng những binh sĩ trẻ mà họ chỉ huy (tuổi trung b́nh là 19 gần như trẻ con). Sau khi "làm việc" được 5 tháng-thời kỳ quá ngắn để hiểu đúng con người-Các sĩ quan được thuyên chuyển đến cơ quan tham mưu hoặc trở thành huấn luyện viên trong các trại huấn luyện quân cộng hoà miền Nam Việt Nam.

    Lính bộ binh phục vụ 365 ngày ở Việt Nam, c̣n lính thuỷ 13 tháng. Hơn một ngày. "Ngày trở về" của họ được ghi sâu vào trí nhớ; một số ghi vào mũ, số khác dùng đá nhọn khắc lên thành hầm trú ẩn. Chưa có một cuộc chiến tranh khác nào mà Mỹ tham dự thời hạn phục vụ lại ngắn như vậy. (Tướng Westmoreland hy vọng: "Thời hạn phục vụ một năm là một nhân tố ổn định tránh sức ép của dư luận yêu cầu cho các chàng trai nhỏ bé trở về".) Những chàng tân binh trẻ được bổ sung nhỏ giọt để thay thế những người trở về, như thế có nghĩa là các đơn vị không có ư thức đơn vị cơ bản về tinh thần, t́nh cảm đồng đội và tin cậy chỉ có thể phát sinh sau những năm tháng cùng cố gắng.

    Một lư do không vừa ḷng khác dẫn đến tinh thần tồi tệ của con người: hệ thống gọi ṭng quân không làm vừa ḷng lính da đen, những Hispano Americans là những người da trắng nghèo. Những ai có quyền thế và tiền của riêng lính WASP (gốc Anglo-saxon) do người đứng đầu chế độ Hoa Kỳ quyết định-có thể thoát khỏi việc tuyển mộ thường lư do cần thiết để tiếp tục học tập. Những người da đen đă hàng năm trời đấu tranh cho quyền lợi của họ, t́m thấy một cách đối xử mới không công bằng làm thêm mất ḷng tin triền miên trong quân đội. Martin lather King tuyên bố rằng: "Một số lượng mất cân đối người da đen chết ở Việt Nam" và kích động người Mỹ trở thành những người từ chối cầm súng v́ thấy trái lương tâm-Sự thật, họ đại diện cho 13% lực lượng sang Việt Nam, kém hơn tỷ lệ người da đen so với toàn bộ dân số; dẫu sao, 28% trong số họ được đưa vào các đơn vị chiến đấu.

    Với ư định hăm bớt sự tan ră, nếu quân lính không tuân lệnh th́ sĩ quan bị cách chức. Do đó sĩ quan tránh được những mệnh lệnh nhạy cảm trong việc bố trí lực lượng chiến đấu, kể cả những ai không chấp nhận hy sinh. Những người chỉ huy ra những mệnh lệnh không như vậy có thể bị giết-v́ đạn (thường từ phía sau lưng trong khi đang tác chiến với đối phương) hoặc v́ một quả lựu đạn ném vu vơ hoặc vào xe họ (một quả lựu đạn nổ không c̣n giữ được dấu vết gốc). Giữa năm 1969 đến năm 1971, đă có 730 vụ phản chiến gây nên cái chết cho 83 sĩ quan. Thật đáng tiếc cho những sĩ quan ưu tú những người cố gắng duy tŕ kỷ luật. Những người thân trong gia đ́nh tất nhiên không được thông tin về cái chết của họ, họ chỉ nghĩ rằng con cái họ đă anh dũng ngă xuống chiến trường.

    Suốt chiều dài cuộc chiến tranh, quân đội cũng sử dụng cái mồi: tưởng nhớ xa xưa để làm huân chương và các h́nh thức khen thưởng khác. Như Napoleon đă nói: "Một mẩu băng có thể đưa đến thắng trận". Một cái huân chương đeo trước ngực là một chứng minh cho một hành vi dũng cảm hoặc được khen thưởng ngoài công chúng-nhưng ở Việt Nam, đă có một sự lạm phát khen thưởng khiến cho nó không c̣n ư nghĩa. Trong chiến tranh hơn 1.250.000 huân chương dũng cảm đă được tặng thưởng (trong đó 800.000 cho không quân) trong khi ở Triều Tiên chỉ có 55.258 huân chương số lượng tỷ lệ nghịch với nỗ lực chiến tranh: năm 1968, 416.693 huân chương và 14.592 người chết trong chiến đấu; năm 1970, 522.905 huân chương và 3.946 chết trong chiến đấu.

    Một yếu tố khác gây tác động đặc biệt độc hại ở Việt Nam là chương tŕnh "Chim Phượng hoàng”.

    Cho đến năm 1968, nhiều dịch vụ t́nh báo Mỹ và Nam Việt Nam hoạt động ở Việt Nam, nhưng không có sự kết hợp thực tế giữa các dịch vụ. Để che đậy khuyết điểm đó CIA đă tổ chức ra và chi tiêu cho một hệ thống kiểm soát mà họ gọi là "Phượng hoàng". Chương tŕnh có mục đích cải tiến cách nhận biết cơ sở hạ tầng của chiến tranh du kích. Không cần biết bằng cách nào, CIA đă tổ chức những nhân viên vào 360.000 cán bộ và người cảm t́nh với cộng sản hoạt động ở miền Nam Việt Nam và bắt giết hết Việt Cộng.

    Biện pháp đầu tiên của chương tŕnh Phượng hoàng là phát hành "giấy căn cước (giấy chứng minh thư)"-một trong những mục đích của chương tŕnh là bảo đảm viện trợ Mỹ đến tay những địa chỉ thực sự. Những tin tức nhận được trong dịp này dần dần được đưa vào một ngân hàng tin tức; khoảng 8 triệu tên được ghi vào sổ sách ở Sài G̣n. Sau đó, những văn pḥng của Phượng hoàng được tổ chức ở cấp tỉnh và cấp huyện; mỗi văn pḥng có một cố vấn Mỹ thường từ cơ quan t́nh báo quân đội sang. Phượng hoàng không giống như tổ chức hành chính cộng sản theo kiểu h́nh chóp: những đơn vị nhỏ phụ thuộc những đơn vị quan trọng nhất, tập trung trên đỉnh.


    Ư định cơ bản là sự đối chiếu những nguồn tin tức sẽ cho một lối vào tối ưu đến hệ thống Việt Cộng, như vậy sẽ cho phép thu được nhiều tin tức, tin tức càng nhiều càng tăng hiệu quả của những cuộc hành quân chống Cộng, điều đó càng biết thêm nhiều tin tức hơn và cứ như vậy cho đến khi lực lượng an ninh gặm nhấm hạ tầng cơ sở cách mạng từ bên trong và phá huỷ hoàn toàn phong trào cách mạng đó. Đó là lư thuyết; cũng như trường hợp thông thường của những sáng kiến Mỹ, nó hoàn toàn logic và có giá. Nhưng, như người Mỹ đă từng làm việc trong tổ chức ấy đă nói: "Phượng hoàng trở thành cỗ xe đưa chúng ta (người Mỹ) đến một vụ diệt chủng bẩn thỉu”.

    Trên cơ sở những tin tức của các ngân hàng trung ương và các nguồn tin tức địa phương, các văn pḥng Phượng hoàng giới thiệu các mục tiêu đến các đơn vị trinh sát tỉnh. Những "đội va chạm" (equipe choc) bao gồm cảnh sát miền Nam Việt Nam làm việc hiệp đồng-và dưới mệnh lệnh-với lực lượng đặc biệt Mỹ lùng sục khắp các thành phố và làng mạc để t́m thấy kẻ khả nghi-đàn ông và đàn bà-bắt họ và đưa họ về một trong số 80 trung tâm thẩm vấn của Phượng hoàng. Việc chọn lọc những kẻ khả nghi là công việc ngẫu nhiên, nhưng mỗi khi những người này bị bắt, hệ thống trở thành một hậu quả tai hại.

    Mỗi văn pḥng bố trí những công thức tương ứng với các loại người bị nghi ngờ là cộng sản: lănh đạo, cán bộ, đảng viên hoặc chỉ là người có cảm t́nh. Trước hết phải phân loại những người khả nghi này theo các loại trên. Vấn đề thứ nhất: Không có một đ́nh nghĩa nào chính xác như thế nào là một "người cộng sản". Sau đó, mọi cuộc thẩm vấn hoặc tức thời hoặc ép buộc, một người nghi ngờ là coi như một chứng cứ của tội lỗi, để sử dụng những biện pháp cưỡng bức khác. Tính đến các điều kiện của thời kỳ ấy hầu hết những người miền Nam Việt Nam lúc này hoặc lúc khác đều có những tiếp xúc với hạ tầng cơ sở của hoạt động nổi dậy và cuối cùng cho đó là nghi ngờ theo sở thích hoặc vũ lực.

    Mỗi khi kẻ nghi ngờ chỉ là người cảm t́nh, CIA không quan tâm, và về lư thuyết họ được trả tự do. Mỗi khi kẻ t́nh nghi coi như là lănh đạo hoặc cán bộ, một thủ tục tư pháp được tổ chức. Trong thực tế không một người nào được dẫn đến các trung tâm đặc biệt của Phượng hoàng để được thẩm vấn ở đây và c̣n sống đi ra. Năm 1971 một người Mỹ cộng tác với chương tŕnh Phượng hoàng đă tuyên bố dưới dạng lời tuyên thệ trước hội đồng điều tra của Thượng viện Mỹ: "Trong rất nhiều cuộc hành quân, tôi không bao giờ trông thấy một người c̣n sống sót sau khi tra hỏi. Họ chết tất cả. Không bao giờ có một chứng cứ khả dĩ cho rằng một cá nhân nào đó đă thực tế cộng tác với Việt Cộng. Nhưng tất cả đều chết".

    Trong những trung tâm thẩm vấn Phượng hoàng, thông thường sử dụng cách tra tấn; một số nạn nhân chết có thể v́ thái độ đối xử tồi tệ kéo dài, nhưng phần lớn đổ xuống dưới tác dụng trực tiếp và lập tức của tra tấn. Đáng lẽ là một cơ quan t́m kiếm khai thác tin tức, Phượng hoàng thực sự trở thành một cái máy giết người. Một nhân viên Phượng hoàng nói có 30.000 người chết. Cuộc hành quân cũng đă đưa đến hàng ngàn nạn nhân gián tiếp. Ví dụ một văn pḥng thẩm vấn hoạt động trên cơ sở về tín hiệu có một người ủng hộ Việt Cộng đang đến làng nào đó trong giờ nào đó; lập tức, một cuộc không tập B52 xoá sạch toàn bộ làng và tất cả dân cư.

    Phượng hoàng là một giai đoạn bi kịch và kinh khủng. Một số binh sĩ Mỹ có t́nh yêu đối với nhân dân Việt Nam, để tranh thủ trái tim và khối óc của họ đă mất hết tâm hồn con người. Miền Nam Việt Nam là một cảnh tượng gây đau khổ từ điểm kư hiệu SAD t́m và diệt cuối cùng đưa những người lính Mỹ đến một khái niệm: SAD (tiếng Anh là buồn) buồn và đáng thương hại như một người lính Mỹ trong cuộc chiến tranh này.

    Không phải chỉ người Mỹ mới ở trong t́nh thế rủi ro.

    Sau năm 1954, quân đội cộng hoà miền Nam Việt Nam đang suy tàn ghê ngợm v́ chấm dứt sự giúp đỡ của Mỹ với sự ra đi của người Pháp. Hấp hối lười biếng, quên hết những bài học chiến thuật trong chiến tranh Đông Dương, quân đội đóng quân bên cạnh những con đường lớn và tránh xa các làng mạc, cho rằng hệ thống làng mạc chịu ảnh hưởng của Việt Cộng, toàn bộ quân đội trưng ra cho những trận phục kích. Đến thời điểm tối đa, kể cả không quân và hải quân miền Nam Việt Nam, quân số quân đội cộng hoà miền Nam Việt Nam đến nửa triệu người (Kể cả lực lượng địa phương và chủ lực, hơn một triệu lính miền Nam Việt Nam mặc đồng phục) nhưng cũng như đất nước nói chung, tổ chức và lănh đạo của quân đội rất kém. Hàng thế kỷ nay đă có sự chia rẽ giữa người lính mới nhập ngũ gốc nông dân với số sĩ quan của họ thuộc giai cấp trung lưu ở thành thị. Tất cá đều được trả lương ít ỏi: một người linh cộng hoà miền Nam Việt Nam được hưởng ít hơn một lính Mỹ 16 lần; một đại tá cộng hoà miền Nam mỗi tháng nhận được 70 đô la trong khi một phiên dịch làm việc cho người Mỹ nhận 300 đô la.

    Quân Mỹ đă có nhiều cố gắng nhưng kết quả thật tồi tệ-Coi thường chính phủ của họ bị quấy nhiễu v́ ngờ vực, nhạy cảm trước sức ép xă hội, khiếp sợ về tương lai giành cho họ, một số lớn binh sĩ và sĩ quan cộng hoà miền Nam Việt Nam thực sự không tin tương vào mục tiêu họ chiến đấu. Trái lại, họ tin vào thuật chiêm tinh, điều rất mơ hồ với lính Mỹ. Khi có những dấu hiệu không tốt lành, họ từ chối đi chiến đấu, sợ bị thất bại-nhưng không sao tránh khỏi. Quân Mỹ coi thường những cuộc hành quân “t́m và tránh" của họ. Đó là một ṿng luẩn quẩn: những kết quả tồi tệ dẫn đến những kết quả tồi tàn... Như tướng Westmoreland đă nói: "đối với những đơn vị địa phương các binh sĩ không muốn thực hiện những cuộc hành quân xa gia đ́nh. Khi người ta giải quyết vấn đề, khi trông thấy gia đ́nh trong khu vực họ chiến đấu, họ càng không bằng ḷng hơn".

    Kỷ luật lỏng lẻo, cấp trên muốn thi hành những h́nh phạt đáng sợ đối với binh sĩ mà không có quan hệ chính trị. Các sĩ quan bán vật liệu Mỹ ra chợ đen, lạm dụng tiền công quỹ, khai thác mạng gái điếm, tham gia buôn bán ma tuư. Hạ sĩ quan và binh sĩ hành hạ và cướp bóc nhân dân. Được nhận xét không đủ tin cậy và không hiệu quả để tham dự những cuộc hành quân hiệp đồng với quân Mỹ và quân đồng minh khác, các binh sĩ của cộng hoà miền Nam được giao nhiệm vụ "b́nh định" trong các vùng nông thôn hoạ hoằn bắt được Việt Cộng và buộc dân làng phải tuân theo chính phủ-Rơ ràng, như vậy dễ cho tuyên truyền của Việt Cộng kêu gọi binh sĩ cộng hoà miền Nam Việt Nam quay súng trở lại người Mỹ hoặc vào hàng ngũ quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Tất cả những đơn vị đào ngũ hàng loạt sẽ được khen thưởng và những người chỉ huy của họ sẽ được bổ nhiệm những cương vị phụ trách trong quân giải phóng miền Nam. Vô số binh sĩ miền Nam đi theo con đường đó. Năm 1966, có đến 100.000 binh sĩ đào ngũ, đặc biệt người gặp lại anh em đang chiến đấu trong quân giải phóng. Hàng nửa thế kí, rất nhiều gia đ́nh bị tan nát: nhân một đêm, những người cộng sản đem đi một người con trai; vài ngày sau đại diện chính phủ cướp đi một người con trai khác.

    Tinh thần của những vị cấp cao trong chính quyền miền Nam cũng chẳng tốt đẹp ǵ hơn. Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, một tướng không quân là người trung thành của Diệm (sau chiến tranh ông mở một cửa hàng tinh thần ở California) đă từng tuyên bố: "mỗi lần báo chí muốn đưa tin về các cuộc hành quân, người Mỹ không bao giờ trực tiếp lănh đạo miền Nam Việt Nam. Những người cộng sản miền Bắc coi chúng ta như những con rối, nhưng quân Mỹ cũng làm như vậy".

    Năm 1967, bộ chỉ huy Mỹ tin rằng quân cộng ḥa miền Nam Việt Nam đă bị vô hiệu hoá 80%. Sự ngờ vực đến nỗi mỗi lính Mỹ của tướng Westmoreland ở Sài G̣n giấu kín những cái ống để rải khí lacrymogene vào đội danh dự gồm những binh sĩ thiện chiến của cộng hoà miền Nam trong trường hợp bọn này quyết định đột nhiên đào ngũ, chỉ có lính Mỹ mới biết chỗ cất mặt nạ pḥng độc. Được hỏi về thái độ cá nhân đối với cộng hoà miền Nam, anh ta trả lời: "Tôi yêu những người Việt Nam, dưới con mắt của tôi, họ là những người rất đáng chú ư-lao động cương nghị và thông minh nhất các nước phương Đông. Vấn đề quân đội cộng hoà miền Nam, đó là sự lănh đạo của họ; quân đội không có đủ sĩ quan tinh thông".

    Mặc dù vậy, quân đội cộng hoà miền Nam thường ở tuyến đầu trong phần lớn các lực lượng ngoại quốc. Khi các quân đồng minh rời khỏi Việt Nam, hơn 100.000 binh sĩ của họ đă chết.

  9. #29
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TƯỚNG GIÁP QUA 2 CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
    Tác giả: Peter Macdonald
    Người dịch: Nguyễn Viết Quyền-Nguyễn Đ́nh Cao
    Dịch theo bản tiếng Pháp của Jean Clem và Frank Strachitz
    Chương 22: Chiến tranh của Nixon

    Như Tacite đă nói ơ Rome “Họ đă tạo nên một băi sa mạc và họ gọi đó ỉa hoà b́nh. Phải chăng chúng ta có quyền khoác lên lưng cái uy nghiêm ghê gớm của chúa trời, có quyền quyết định thành phố này, làng mạc nọ sẽ phải phá huỷ, ai được sững và ai phải chết, ai sẽ là người tăng thêm hàng ngũ những người tị nạn của tổ chúc cứu nạn của chúng tao.
    Thượng nghị sĩ Robert Kennedy


    Kế hoạch không tập tiếp theo Rolling Thunder nhận cái tên Linebacker. Kế hoạch chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn I, Linebacker bắt đầu tháng 5 năm 1972 phản ứng lập tức trận tấn công dịp lễ phục sinh của ông Giáp sẽ được mô tả vào chương sau.

    Trong cuộc tấn công này, quân đội cộng hoà miền Nam sẽ được tổng thống Nixon quyết định cứu trợ bằng tăng cường các lực lượng ném bom từ các căn cứ ở Thái Lan và ở Thái B́nh Dương. Lập tức sau khi đưa tin về chiều sâu và sức mạnh của cuộc tấn công, tổng thống hạ lệnh cho một số phi đội máy bay đă rời Việt Nam quay lại, đưa thêm B52 dự bị đến Guam và Thái Lan, và các hàng không mẫu hạm quay trở lại những căn cứ không quân của Mỹ. Phần tử chính của các biện pháp trả đũa là hạm đội B52 được tăng cường to lớn; trong vài tuần (từ cuối tháng 3 đến nửa tháng 5) số máy bay từ 83 lên 171 chiếc.

    Khi cuộc tấn công nhân dịp lễ phục sinh kết thúc, th́ những cuộc thương lượng được tổ chức sau Rolhng Thunder lại một lân nữa đi vào ngơ cụt, và tính đến những lực lượng quan trọng bố trí tại chỗ, Nixon quyết định tấn công vào miền Bắc với một sức mạnh chưa từng có, hy vọng bẻ găy ngay một lần quyết tâm của chế độ cộng sản. (Các cuộc đàm phán hoà b́nh tổ chức tháng 5 năm 1968 từ đó tiếp tục bị xúc phạm: những người miền Bắc Việt Nam tranh thủ giành thắng lợi và đạt được những sự nhượng bộ, c̣n Hoa Kỳ t́m một biện pháp rút lui danh dự khỏi sự can thiệp vào Việt Nam).



    Đại tướng Vơ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Quân chủng Pḥng không - Không quân 12/1972

    Ngày 9 tháng 5 năm 1972 Linebacker I bắt đầu thả ḿn ở một số cảng của miền Bắc Việt Nam. Sau đó các mục tiêu ở bên trong đất nước hàng ngày bị ném bom chiến thuật. Quân miền Bắc Việt Nam không chịu ở thế thụ động; khi Linebacker I bắt đầu thực hiên, họ bố trí 204 MIG 21 Liên Xô vào 7 căn cứ không quân. Trong giai đoạn I của kế hoạch tác chiến, các phi đội từ 15 đến 40 MIG tấn công các máy bay của không quân Mỹ đang gặp phải một lưới tên lửa SAM2 do Liên Xô chế tạo. Quân Việt Nam không dùng hệ thống điều khiển ra đa mà các dàn tên lửa được trang bị, để sóng phát đi không bị nhiễu v́ những máy thu diện tử của máy bay ném bom Mỹ chỉ thị mục tiêu cho máy bay yểm trợ. Sự xuất hiện nhiễu trên màn h́nh ra đa các máy bay không quân Mỹ làm thay đổi sự chú ư các phi đội đủ thời gian để cho MIG 21 có thể tấn công họ từ phía sau.

    Tháng 9 năm 1972, không lực Hoa Kỳ tăng cường lực lượng tấn công cỡi việc đưa vào sử dụng một căn cứ ở Thái Lan gồm 48 máy bay ném bom bất kỳ giờ nào F111. Có thể thực hiện một chuyến bay không cần tiếp tế dầu, các máy bay cực kỳ tinh vi này được trang bị một ra đa mới của hải quân, có thể bay ở độ thấp trên các đồi núi xung quanh Hà Nội và tự động thả lô bom xuống. Nhờ những máy điện toán tính toán chính xác đoạn đường bay và vị trí máy bay qua các vệ tinh, bom có thể thả xuống vào thời điểm mong muốn không cần thiết phi công phải trông thấy mục tiêu.

    Chuẩn tướng Maxwell D.Taylor thời kỳ làm đại sứ Hoa Kỳ ở Sài G̣n đă công nhận những trận ném bom ấy như sau: "Tôi chấp nhận việc sử dụng không quân của chúng ta tối thiểu có 3 cái lợi. Thứ nhất tinh thần của quân miền Nam Việt Nam: điều đó cho họ cái cảm giác được đáp lại những cú đánh của đối phương, điều đó rất đáng kể đối với họ. Sau đó miền Bắc đă đưa một số lượng lớn người và vật liệu quân sự vào miền Nam. Tôi không bao giờ nghĩ rằng chúng ta có thể chấm dứt việc đó, nhưng chúng ta ít nhất có thể gây cho hộ những tổn thất-Và do đó làm chậm quá tŕnh này. Cuối cùng, tôi có cảm giác rằng không quân được sử dụng từng bước và quyết định, có thể buộc Hà Nội chấp nhận trả giá cao hơn. Chúng ta thực hiện những cuộc không tập mật độ tăng dần đến điểm mà họ (người miền Bắc Việt Nam) phải chịu để thủ đô tiêu tan nếu không ngồi vào bàn thương lượng t́m một giải pháp".

    Nói về "tinh thần", thật đáng nghi ngờ đa số người Việt Nam thực sự tin tưởng vào những trận ném bom ấy, hoặc họ lo nghĩ về một biện pháp khác; họ quan tâm đến chuyện ǵ đang xảy ra đối với họ. Cái việc làm chậm việc tiếp tế vào miền Nam từ miền Bắc, hiệu quả không mấy hữu ích. Linebacker I phá huỷ nặng nề mạng lới đường sắt miền Bắc Việt Nam; dù sao mọi biện pháp khẩn cấp vẫn đưa hàng vào. Nam bằng đường bộ. Cuối cùng, mức độ ném bom tăng dần lên có thể hiệu quả và như người Mỹ hy vọng nó sẽ đưa đến cuối cùng những sự thương lượng và một hiệp định hoà b́nh.

    Mùa thu năm 1972 cuộc tấn công nhân dịp lễ phục sinh ông Giáp bắt đầu bị đứt hơi, thứ nhất v́ những sự tàn phá của B52 trong đội h́nh bộ binh. Mỗi khi chính phủ Bắc Việt Nam dự định một cuộc đàm phán hoà b́nh, các cuộc không tập từ tháng 10 được giới hạn đến các mục tiêu nam vĩ tuyến 20; nói cách khác cuộc không tập nhằm vào các mục tiêu là những chuyến hàng ở vùng phụ cận giới tuyến tạm thời. Tính đến một sự ngừng bắn, tư lệnh Mỹ giữ giới hạn đó cho đến tháng 12 năm 1972. Ngày 18 tháng 12 năm 1972, trong khi các thương lượng một lần nữa nối lại, trong khi các lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục xâm nhập vào miền Nam, tổng tḥng Nixon lệnh tiếp tục ném bom Bắc vĩ tuyến 20. Linebacker II kế hoạch tác chiến của không quân Mỹ quan trọng từ chiến tranh thế gởi lần thứ 2, nhằm tấn công qui mô lớn vào hệ thống giao thông, các trung tâm điện lực, và các kho tạm giữ hàng hoá trong vùng Hà Nội và Hải Pḥng. Các cuộc không tập nối tiếp nhau 24/24 giờ, ban đêm có F111 và B52, ban ngày eo máy bay ném bom chiến thuật.

    Những vụ ném bom ban đêm có lợi là tiêu trừ hiệu quả của những máy bay miền Bắc Việt Nam và cản trở việc quan sát bằng mắt thường đối với tên lửa đất đối không. Các cuộc không tập này phức tạp đến từng phút từng giây.

    Một lực lượng không quân tập hợp ở tầng cao, rồi như một chuyến bay khổng lồ của chim đại bàng có chim cắt xung quanh, vượt biên giới để đánh vào những mục tiêu đă chọn do chụp ánh và ra đa trên máy bay xác định. Máy bay F4 hộ tống B52 sử dụng những phi đội ECM để gây nhiễu và đánh lừa ra đa đối phương. Những phi đội EB66 ECM đi vào quỹ đạo xung quanh B52 làm dày đặc thêm hàng rào điện tử, c̣n F4 được các F4 khác hộ tống thả xuống một trận mưa mảnh kim loại như kiểu tín hiệu của một máy bay đang bay để làm mất phương hướng ra đa đối phương; chúng có thể tạo thành như vậy một lối rộng 8 km và dài hơn 150 km, đủ để ngụy trang những máy bay ném bom trong hành tŕnh. Những F4 khác bay phía trên hoặc xung quanh các máy bay ném bom bảo vệ chống những máy bay tấn công ban đêm (máy bay MIG). Máy bay FI05G báo đảm bảo vệ dự bị nhờ những tên lửa đặc biệt do các giàn ra đa đối phương dẫn đường (nói chung, chúng phi phá hoại những giàn ra đa cơ động đặt ở trung tâm trận địa, mà không phải bản thân tên lửa SAM). Những máy bay tiếp dầu bay trên toàn bộ đội máy bay đă sẵn sàng đáp ứng yêu cầu. Lực lượng không quân khổng lồ này hoàn toàn nhằm thẳng mục tiêu gồm Hà Nội, Hải Pḥng xác định mục tiêu và tấn công. Kế hoạch này là một sáng tác tập thể chưa bao giờ có trong lịch sử không quân.

    Trước hết máy bay F111 tấn công các trận địa tên lửa SAM và các căn cứ không quân trong khi nhiệm vụ mà các phi công gọi là "một chuyến bay đơn ở độ rất thấp". Sử dụng những ra đa mới của hải quân chúng đến ở tầm thấp, đánh vào mục tiêu và bay đi ngay, và bay rất thấp (các súng ra đa không đi theo độ cong của trái đất, máy bay có thể bay dưới tầm ra đa). Vài phút sau, máy bay B52 mở hầm bom. Rơ ràng, F111 bắt buộc cao xạ Việt Nam hạ thấp tầm bắn cho đến pháo hạng nặng đến.

    Máy bay F111 đánh suốt đêm, trước và sau đợt B52 kèm theo lớp bảo vệ trên không của họ. Thông thường trong một đêm, ba đợt sóng kế tiếp nhau của B52 đánh vào những mục tiêu khác nhau: hệ thống đường sắt, trung tâm điện lực, kho, trận địa tên lửa SAM, các khẩu cao xạ... Sau đó những máy bay hộ tống nạp đầy xăng và lại đến những phi công mới để bảo đảm che phủ các kế hoạch nửa đêm.

    Các vụ không tập giữa đêm là "Tacair" do các máy bay F4 và A7 thực hiện mang theo một khối lượng bom và tên lửa nặng. Khi không nh́n rơ, chúng được Fa Pathfinders trang bị một hệ thống LORAN của hải quân dẫn đường. Khi thời tiết tốt, máy bay F4 mang bom được laze dẫn đường đánh vào những mục tiêu được ưu tiên. (Đội bay nhằm vào mục tiêu với một tia laze đặt trên máy bay, thắp ánh sáng của laze dẫn bom đến mục tiêu cực kỳ chính xác. Nhờ kỹ thuật này, 5 cầu đường sắt bị phá hoại trong một ngày tháng 5 năm 1972 chỉ với 24 quả bom; với những phương tiện thông thường phải mất hơn (2.000 quả bom). Yểm trợ các chuyến không tập nửa đêm cũng như các chuyến bay đêm, trừ khâu chống MIG do các phi công hải quân bảo đảm và không phải phi công, không lực Hoa Kỳ.

    Trong thời gian 11 ngày "ném bom dịp Noel" năm 1972 đă thực hiện 700 lần cất cánh, và máy bay F111 khoảng 1.000 lần. (Một dẫn chứng loại trang bị của B52: 84 bom 500 livres trong hầm, cộng 24 bom 750 livres cố định dưới cánh tay, tất cả 27 tấn chất nổ. Máy bay ở độ cao đến mức muốn bảo đảm ném bom chính xác, cái máy tính điện tử, phải tính đến ṿng quay của trái đất). Ngày 18 tháng chạp phi đội máy bay ném bom gồm 120 B52, suốt đợt tấn công, số lượng máy bay không bao giờ xuống dưới con số 100.

    Ngày 29 tháng chạp 100.000 quả bom đă được ném xuống kể từ đầu kế hoạch. Theo tin tức của không quân Mỹ, các lực lượng của ông Giáp đă phóng 1.242 tên lửa SAM chống lại máy bay của họ.

    Các phi công Mỹ đă bắn rơi 8 MIG và mất 26 B52 trong đó có 3 chiếc bị MIG bắn rơi, số c̣n lại là tên lửa. Quân Việt Nam chết 1.318 người ở Hà Nội, nhưng không tuyên bố con số ở những địa phương khác. Ngày 18 tháng riêng năm 1973, ngừng bắn. Sau đó là những cuộc đàm phán nối tiếp nhau không dứt để đạt được những điều chi tiết trong hiệp định hoà b́nh.

    Không có ǵ khẳng định rằng kế hoạch Linebacker II đă chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Ông Giáp muốn thảo luận thêm về sự giải thích này. Chắc chắn các cuộc không tập đă phá hoại nặng miền Bắc nhưng Hà Nội vẫn mạnh mẽ chắc chắn rằng nhân dân có thể đương đầu với những vụ ném bom và chấp nhận cuộc chiến tranh có thể kéo dài. Theo phân tích của Bộ Chinh trị Đảng Cộng sản Việt Nam, những vụ ném bom nhân dịp Noel là một cố gắng cuối cùng đầy thất vọng của Hoa Kỳ nhằm chấm dứt chiến tranh. Bây giờ, phải chăng họ tin rằng, người Mỹ đă sẵn sàng đàm phán; đă đến lúc gặt hái những giá trị cố gắng lớn và tránh được sự đổ máu tiếp theo.

    Một trong những lư do thể hiện ḷng dũng cảm của nhân dân là chính phủ đă có những biện pháp cụ thể để đối mặt với ném bom-tháng 12 hầu như toàn thể học sinh và những người lao động không căn bản cùng các cơ quan hành chính đă rời khỏi thành phố. Nhiều hầm trú ẩn đă được xây dựng từ thời kế hoạch Thunder; hơn nữa trên phần lớn đường phố Hà Nội và Hải Pḥng đều có vô số hố cá nhân, là những ống bê tông đơn giản ở hai bên vệ đường. ở Hà Nội trung b́nh có 3 hố cá nhân cho một người dân, theo nguyên tắc: một ở gần nhà, một gần nơi làm việc và một nữa ở trên đường đi. .Chúng cũng có thể đậy kín bởi tấm bê tông dày; khi c̣i báo động vang lên, hầu như toàn thể nhân dân không c̣n bóng dáng ai. Một biện pháp khác là cho trẻ con mang ngụy trang xanh; khi có báo động trên đường tới trường, các em chạy trốn trên những cánh đồng. Hơn nữa trên khắp miền Bắc Việt Nam, các cấp lănh đạo đă tổ chức những đội "thanh niên xung phong” tập trung ít nhất hai triệu thanh niên, phụ nữ đến sửa chữa khắc phục những hậu quả của các trận ném bom-nhất là trên đường sắt và đường bộ. Khẩu hiệu của họ-và của công nhân công nghiệp-là "đánh và xây dựng. V́ phần lớn nam thanh niên đă vào bộ đội, các đội này gồm 70% là phụ nữ. Kể cả các dân quân tự vệ các làng mạc 50% phụ nữ được huấn luyện để thao tác các khẩu cao xạ, phóng tên lửa, lựu đạn và vũ khí cá nhân. (Những phụ nữ trẻ buộc tóc thật chặt thành một túm cho khỏi vướng khi thao tác vũ khí) Các đơn vị sản xuất phân tán vào một số lớn địa h́nh có lợi có khi đến hàng chục, để giảm đến tối thiểu hậu quả của bom đạn. V́ lư do ấy, các gia đ́nh cũng phân tán trong nhiều làng mạc.

    Mọi người đều chia sẻ mối nguy hiểm, mọi người đều bằng ḷng với chế độ ăn uống cơ bản. Khẩu phần gạo hàng ngày ít hơn 1kg. Mỗi người được tiêu chuẩn 5 mét vải mỗi năm-đủ để may 2 áo sơ mi và 1 quần. Mọi người lao động kể cả ủy viên Bộ Chính trị, cùng hưởng một chế độ phụ cấp tương đương 10 đô la một tháng.

    Vũ khí hiện đại, được sử dụng cho phép người miền Bắc Việt Nam với tới những máy bay Mỹ từ độ cao gần 3.000 mét-tầm tối đa của SAM 2. Tên lửa được điều khiển bằng ra đa; MIG được đặt dưới đất điều khiển đến máy bay địch. Thông thường như trường hợp tấn công dịp Tết Mậu Thân những nhân viên t́nh báo cài trong các tổng hành dinh quân Mỹ ở gần căn cứ không quân thông báo cho hà Nội, số lượng, mục tiêu và cả thời gian các lực lượng không quân Mỹ xuất phát. Khi thiếu những tin tức ấy, việc phân tích các tín hiệu do ra đa thu được và sự quan sát của các lực lượng đă bố trí cung cấp những hướng dẫn khá chính xác về hành tŕnh của các máy bay nêm born, về mục tiêu chúng đến, và thời gian các cuộc ném bom bắt đầu tiều đó cho phép sử dụng những biện pháp pḥng ngừa. Các đài ra đa bám sát gọi là GCI cho lệnh báo động trước 45 phút-đủ thời gian cho máy bay MIG có thể tấn công lực lượng địch xa mục tiêu, cho nên những máy bay ném bom và chở dầu giảm bớt tính dễ sử dụng.

    Vũ khí kém hiện đại cũng có nhiệm vụ quan trọng, những hàng rào đạn cỡ nhỏ bắn tương đối chính xác chống những máy bay bay thấp thể hiện hiệu quả đáng chú ư. Một lỗ xuyên nhỏ vào vỏ máy bay đang bay với tốc độ tiếng nói cũng đủ làm máy bay tan xác. Ông Giáp b́nh luận: "Các lực lượng tự vệ và dân quân có một nhiệm vụ to lớn trong chiến tranh". "Tay cày, tay súng” đàn ông và đàn bà, thanh niên và phụ lăo, các thành phố và làng mạc, đều tham gia tích cực vào việc bắn máy bay địch và đă hạ được nhiều máy bay; các lực lượng này đă tạo thành một lưới lửa chống máy bay tầm thấp bao trùm trên toàn bộ đất nước, nhưng tập trung vào những mục tiêu chủ chốt. Sử dụng các loại vũ khí cá nhân, các đội viên tự vệ và dân quân du kích đă bắn rơi nhiều máy bay hiện đại và bắt được nhiều giặc lái Mỹ. Họ cũng đă tháo ng̣i nổ hàng chục ngh́n tấn bom và ḿn các loại tiên tiến nhất. Bắn máy bay địch đang bay thấp không c̣n nghi ngù gl nữa đă tạo thành một h́nh thức pḥng ngự chống máy bay mới của nhân dân ta. "Ông Giáp phê phán mạnh mẽ chiến thuật của không quân Mỹ: chúng đă nhằm vào một số lớn mục tiêu điều đó phân tán lực lượng. Chúng sử dụng những máy bay giá hàng triệu đô la để tấn công một cái cầu nổi bằng tre!" .

    Những chiến thuật cổ điển ấy chỉ thực hiện một nhiệm vụ tối thiểu. Việc pḥng ngự chống không quân Mỹ đặt ra trước ông Giáp một vấn đề rất phức tạp: năm 1972, những người lăo luyện nhất thế giới trong lĩnh vực này kể cả người Mỹ tin rằng nó tương đương với sự bố trí phức tạp mà khối Bắc đại đương đă sử dụng để pḥng ngự châu Âu phía tây và c̣n hơn cả sự bố trí sử dụng để pḥng ngự Ruhr năm 1945.

    Ông Giáp rất tự hào về tên lửa SA.2 do Liên Xô chế tạo dài khoảng 8m với hệ thống dẫn đường của nó. Ông nhận được những tên lửa đầu tiên này ít lâu sau khi các cuộc không tập của Mỹ đánh miền Bắc; vài tuần sau hơn hai trăm trận địa phóng tên lửa sẵn sàng tác chiến. Mặt khác MIG 21 đến là những máy bay tiêm kích nhanh mà phi công Việt Nam đă được đào tạo ở Liên Xô (ông Giáp đă nhận được những máy bay MIG đầu tiên năm 1965). Máy bay được khoảng 4.000 khẩu pháo các cỡ từ 23 đến 100 mm-yểm trợ dưới mặt đất, trong đó 2.000 để bảo vệ Hà Nội và Hải Pḥng. Hoạt động của máy bay và tên lửa được 200 giàn ra đa điều khiển, việc hiệp đồng được bảo đảm bằng 3 trung tâm chỉ huy lớn ở Bạch Mai, Phúc Yên và Kép. Toàn bộ tổ chức pḥng ngự chống máy bay phụ thuộc một trung tâm chỉ huy đặt ở căn cứ không quân Bạch Mai, gần Hà Nội. Ông Giáp chuyên gia lớn về sử dụng lượng lớn nhân công, đă bố trí trong việc pḥng ngự chống máy bay tổng số 125.000 đàn ông và đàn bà không kể hàng ngh́n cố vấn Liên Xô bố trí ở những điểm chủ chốt.

    Theo tiêu chuẩn hiện nay của chúng tôi, SA.2 chỉ là con thằn lằn kinh khủng; vào thời kỳ đó là một loại vũ khí hiệu quả. Các trận địa phóng tên lửa rất cơ động có thể di chuyển nửa giờ sau khi nổ súng; một giờ sau, nó lại bước vào trận chiến đấu mới. Sự cơ động lớn đó làm cho việc ḍ t́m các tên lửa rất khó khăn, trở thành con chủ bài quan trọng, kể cả cao độ đạt được của SA.2.

    Suốt trong thời gian kế hoạch Linebacker I và II, cả hai phía đều sử dụng một loạt chiến thuật định loại đối phương ra ngoài cuộc chơi. Một trong những mưu mẹo của những người sử dụng SA.2 là phóng một tên lửa không điều khiền, rồi dựa vào sự điều khiển của ra đa ở thời điểm cuối cùng để tên lửa có thể tiếp cận mục tiêu để cho tên lửa chống SA trang bị cho các máy bay không đủ thời gian điều chỉnh hành tŕnh trên sóng ra đa để tiêu diệt tên lửa được phóng đi. (Ngày 22 tháng 11 một tên lửa SAM đă hạ một máy bay B52. Đối với quân Mỹ, một trong những bài học của vụ rắc rối này là những lối bay nhỏ hẹp của máy bay ném bom không được bảo vệ khi gió đẩy các băng kim loại sử dụng đề phá rối ra đa đi xa). Một mẹo khác là phóng ít nhất hai tên lửa đuổi theo một máy bay. Trong khi các khí tài điện tử đang tập trung bảo vệ chống tên lửa thứ nhất, th́ tên lửa thứ hai và những tên lửa khác có thể đánh trúng mục tiêu và phá huỷ máy bay.

    Song người Việt Nam phải tính đến hiệu quả lợi hại của những tên lửa chống tên lửa và bom chùm của không quân Mỹ: ra đa điều khiển SAM chỉ có thể sử dụng trong những thời kỳ rất ngắn để không bị phát hiện; do đó cũng phải di chuyển tên lửa luôn, điều đó giảm hiệu quả của hệ thống.

    Sau đây là những con số bom Mỹ ném xuống miền Bắc Việt Nam trong kế hoạch Linebacker I và II: B52 ném 35.544 quả bom vào 734 mục tiêu; F111 ném 1.424 quả bom vào 139 mục tiêu; F4 ném 2.271 quả vào 254 mục tiêu; A7 ném 1.702 bom vào 226 mục tiêu, tất cả 40.941 quả bom.

    Trong 3 tháng 4, 5 và 6 nậm 1972 thời Nixon làm tổng thống, ông đă thả xuống Việt Nam một số lượng nhiều hơn cả năm trời dưới thời tổng thống Johnson. Trong thời kỳ Nixon, nhân dân Việt Nam, Campuchia và Lào bị ném bom dày đặc hơn cá nhiệm kỳ chính phủ Johnson.

    Từ năm 1964 đến năm 1971, 6,2 triệu tấn bom được trút xuống toàn Đông Dương thuộc Pháp: 150 kilô bom/mỗi người dân kể cả đàn bà và trẻ con; 8,6 tấn bom/một kilômét vuông. Thêm vào những trận ném bom của kế hoạch Linebacker th́ tổng cộng gồm 8.000.000 (8 triệu) tấn, gấp 4 lần toàn bộ số tấn bom sử dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ hai tất cả quân đội và tất cả kế hoạch tác chiến lẫn lộn.

    Ngoài việc ném bom, không quân Mỹ c̣n thực hiện hơn 19.000 vụ rải chất độc hoá học ở một phần lớn miền Nam Việt Nam và một số vùng ở Campuchia và Lào; chất độc "màu da cam" làm trụi lá rừng và cây sú vẹt; chất độc màu trắng phá huỷ các bụi cây và chất độc màu xanh đốt cây non trên đồng ruộng.

    Tổn thất của không quân Mỹ như sau: trực thăng: 4.869 chiếc (12 chiếc ở miền Bắc Việt Nam), máy bay 3.726 (trong 2.651 chiếc ở miền Nam-1.100 ở miền Bắc). Khối lượng vật chất ấy có giá trị tất cả 225,2 tỷ đô la. Hơn 8.000 phi công bị chết.

    Sau đây là hai nhân chứng của không lực Hoa Kỳ bị người Bắc Việt Nam bắt và giam giữ ở “Hilton" HàNội viết:

    "Tôi đă ngủ được hai hoặc ba giờ th́ thức giấc v́ tiếng c̣i báo động. Tôi hoàn toàn quên mất cái đêm ngon giấc của lính Mỹ, cái đêm sau một lần đi ném bom xuống những tên ngu ngốc này. Tôi mừng hớn hở. Tôi vui sướng đến điên dại! Tiếng c̣i báo động tiếp tục 15 phút, rồi đến một khoảnh khắc im lặng như chết. Cả đến những tiếng động nhỏ thường ngày trong tù cũng im tiếng. Sau đó, cao xạ bắt đầu bắn, càng ngày càng dữ dội. Vài tiếng nổ gần, những tiếng nổ khá xa; tiếng nổ khắp nơi cùng đến một lúc. Tiếp theo, tôi nghe thấy tiếng rùng rợn hơn mà tôi chưa bao giờ được nghe Kablamm-whoom! Và vài giây sau một tiếng Whoom khác? Theo bản năng, tôi biết có hai F111 vừa bay qua rất gần, bay thấp, với tốc độ nhanh hơn âm thanh. Kính cửa rung. Vôi và bụi từ trần nhà rơi trúng tôi. Vài giây sau Bo um, boum, boum, boum, boum... tôi nghe được tiếng bom F111 nổ. Không thể đứng tại chỗ, tôi nhảy múa xung quanh pḥng và kêu lên những tiếng kêu thắng lợi. Đạn cao xạ càng ngày càng xa, và irn lặng lại đến. Tôi biết cái ǵ sẽ đến.

    Khoảng 10 phút sau, tiếng c̣i báo động lại vang lên và cao xạ lại bắn. Rồi tiếng c̣i im bặt, nhưng cao xạ tiếp tục bắn từng đợt. Tôi không c̣n đủ kiên nhẫn nữa. Bỗng nhiên, có một tiếng động mới, một tiếng nổ dữ dội chắc là SAM. Sau đó những tiếng nổ lớn khác và những phát đạn cao xạ cỡ lớn. Và cuối cùng, điều tôi đang đợi: tiếng động, trước hết từ xa sau càng ngày càng gần những chùm B52 thả xuống nổ liên tiếp nhanh chóng, có thể vùng phụ cận Hà Nội. Mỗi đợt nổ kéo rất dài; thỉnh thoảng lại trùm lên. Người ta bảo rằng God zilla nghiền nát thành phố. Ba trùm bom rơi xuống khá gần; những tiếng nổ nối tiếp nhau ngày càng gần; bom nổ mạnh đến nỗi rung cả tường pḥng tôi, khung cửa kính và cửa lắc lư như thể sắp rời ra. Vôi và cát rơi xuống quanh tôi. trong đời tôi chưa bao giờ tôi nghe tiếng ồn ào inh ỏi ghê sợ như vậy. Tôi nhớ lại hy vọng những phi công đang sửa đổi hướng. Đạn cao xạ dày đặc và tiếng nổ của SAM thường xuyên hơn. Tôi vừa nhảy múa vừa kêu lên vui vẻ...

    Trong vài ba tháng tiếp theo, tôi không bao giờ cảm thấy cô đơn. Đó là deus ex machina cuối cùng. Tôi cầu nguyện cho các đội bay và máy bay. Đối với tôi, họ là bàn tay chúa vừa cho tôi sự thanh thản bên trong và sức thạnh cần thiết để vượt qua khỏi cái đất nước hung dữ này.

    Nhân chứng Nguyễn Thị Huỳnh:

    “Tôi 31 tuổi, chưa có chồng và tôi là người con gái duy nhất của gia đ́nh. Tôi là đại úy trong quân đội; tôi làm việc ở Bảo tàng quân sự. Cha mẹ tôi c̣n sống cả; họ trồng rau ở ngoại ô Hà Nội và bán bên lề đường những vùng lân cận.

    Năm 1972 bấy giờ tôi mới mười bốn tuổi-quân Mỹ đă ném bom Hà Nội ṛng ră 10 ngày cả ngày và đêm, trừ đêm Noel. Ngày hôm sau Mỹ ném một khu phố đông dân ở đường Khâm Thiên. Tôi học lớp 8, nhà trường xa 7 km; tất cả mọi ngày, trừ chủ nhật, tôi đi xe đạp. V́ Mỹ ném bom tôi chỉ có thể đến trường một số ngày, và tôi phải mang một cái túi thuốc cấp cứu trường hợp bị thương. Tôi phải đội cái mũ rơm để tránh mảnh bom đạn từ trên trời rơi xuống sau khi cao xạ bắn.

    Mỗi khi máy bay ném bom đến, các bạn cùng lớp và tôi phải trú ẩn trong những hầm xung quanh trường đó là những cái hố dưới đất, mỗi hố chứa được vài người học sinh. Trên tất cả các đường phố Hà Nội, người ta đào những hố cá nhân để mọi người có thể trú ẩn khi máy bay ném bom đến. Ke cả khi tôi ngủ ở nhà, tôi cũng phải xuống hầm. Tất cả gia đ́nh đều đi tản cư, trừ cha tôi, h́nh như ông không sợ, vẫn ngủ khi máy bay ném bom. Mẹ tôi vô cùng lo lắng cho ông.

    Đài Hà Nội phát tin báo động máy bay cách thành phố 80 km phải vội vàng xuống hầm trú ẩn. Em trai út của tôi mới 1 tuổi, nó cũng phải đi tản cư. Cha mẹ tôi nghĩ đến chuyện ổn định ở nhà quê, nhưng chúng tôi không muốn rời khỏi cái bếp của chúng tôi. Do đó, gia đ́nh xây dựng một hầm trú ẩn dưới một bụi tre và sắp xếp trong đó như ở nhà. Cũng có những tranh đẹp trên tường, và cả một cái đèn dầu hoả. Th́nh thoảng chúng tôi ngủ ở đó cả đêm, v́ có nhiều lần báo động kế tiếp nhau.

    Nhiều người đă tản cư rời khỏi thành phố, nhưng c̣n một số khác ở lại để làm việc hoặc v́ họ ở trong lực lượng dân quân tự vệ; một số phục vụ ở các khẩu cao xạ. Không ít người rời thành phố và bị bom dọc đường.

    Chúng tôi vô cùng may mắn, không có quả bom nào đúng nhà chúng tôi, nhưng chúng tôi nghe bom nổ và tiếng ồn của khẩu pháo ngay bên cạnh. Máy bay đă nén bom trạm phát đài Hà Nội, và những mục tiêu khác. Thỉnhthoảng ba ngày chúng tôi có thể nh́n rơ máy bay Mỹ thả bom từ trên cao; có một lần tôi thấy máy bay rơi trong bầu trời và một giặc lái mặc đồ đỏ ở đầu một cái dù. Chắc nó là cấp cao v́ mặc đồ đỏ.

    Không có ai thích chiến tranh, chiến tranh làm ngừng trệ mọi hoạt động, và tiến bộ xă hội bị hăm lại. Đối với nhiều người mất người thân, thật khổ. Tôi và tất cả bạn bè đều biết có nhiều người chết.

    Chúng tôi không căm thù nhân dân Mỹ. Đa số người Mỹ là bạn của chúng tôi và đa số họ biểu t́nh chống lại cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Không phải lỗi của nhân dân mà là lỗi của chính phủ”.

  10. #30
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TƯỚNG GIÁP QUA 2 CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
    Tác giả: Peter Macdonald
    Người dịch: Nguyễn Viết Quyền-Nguyễn Đ́nh Cao
    Dịch theo bản tiếng Pháp của Jean Clem và Frank Strachitz
    23: Những trận chiến đấu cuối cùng

    Quân đểu giả vẫn c̣n chưa bao giờ bị ném bom th́ lần này chúng sẽ bị.
    Richard Nixon


    Trong cuộc tấn công dịp lễ Phục sinh Cuộc tấn công nhân dịp Tết và chiến tranh ở Khe Sanh đă đánh dấu một bước ngoặt mấu chốt của cuộc chiến tranh. Người Mỹ không tin tưởng vào khả năng t́m một giải pháp quân sự cho cuộc chiến tranh. Việt Cộng đă bị suy yếu, nhiều người sống sót đă trở về gia đ́nh, mất tinh thần v́ những năm chiến tranh không nghỉ, chiến tranh chẳng thấy kết thúc. Tướng Trần Văn Trà người chỉ huy thời kỳ vùng quân sự ở trên cao nguyên miền Trung đă viết: "Cán bộ chiến sĩ của chúng ta đă kiệt sức. Chúng ta không có thời gian để củng cố quân số, tất cả các đơn vị đều hỗn loạn; chúng ta thiếu người, thiếu lương thực và đạn dược". Để bù vào những tổn thất dịp Tết, ông Giáp đă vội đưa vào 80 đến 90 ngh́n người, nhưng số quân này không đáng kể: 40% số này đă phục vụ 6 tháng và 50% mới vào được 3 tháng kể cả thời gian đi trên đường ṃn. Phải hàng năm trời, quân giải phóng miền Nam mới có thể hoạt động lại như thường lệ; và không có sự yểm trợ của quân giải phóng miền Nam Quân đội nhân dân Việt Nam không thể tiếp tục tác chiến ở miền Nam như trước đây.

    Sau Tết, ông Giáp đă đi đến kết luận về phương diện quân sự, chiến tranh. đă đến ngơ cụt. Không thể cân bằng được với lực lượng quân sự của Hoa Kỳ, nhưng họ cũng không thắng nổi quân đội của ông v́ phần lớn lực lượng của họ có nhiệm vụ bảo vệ những căn cứ khổng lồ của họ.

    Tháng 5 năm 1968 Trường Chinh một trong những người giúp ông Giáp trong trận Điện Biên Phủ, trở thành một ủy viên quan trọng của Bộ Chính trị bảo vệ sự cần thiết phải thay đổi chiến lược. Ông nói: Thứ nhất cuộc tấn công dịp Tết đă phạm một sai lầm: trái với những điều đă dự đoán trước, nhân dân chưa sẵn sàng nổi dậy; Trung ương Cục miền Nam chưa thiết lập được những căn cứ cần thiết. Thứ hai là cuộc tiến công dịp Tết đă làm thay đổi cán cân lực lượng có lợi cho Mỹ. Trong t́nh trạng tương tự, Lênin đă quyết định chuyển từ tấn công sang pḥng ngự: kéo dài chiến tranh để "giành lấy thời gian, củng cố lực lượng, làm mất tinh thần quân địch". Thứ ba là, miền Bắc phải ra sức tăng cường kinh tế để cho miền Nam tiếp tục cuộc chiến tranh của họ.

    Lê Duẩn và những ủy viên khác của Bộ Chính trị không đồng ư lập luận của ông Trường Chinh, khăng định cần tiếp tục tấn công, nhưng họ bị thiểu số. Do đó phải quyết chơi con bài thời gian: chắc chắn hoa Kỳ không đủ ư chí để theo đuổi chiến tranh đến cùng. Đến một thời cơ thuận lợi, phải thay đổi chiến lược, chuyển từ chiến tranh du kích sang chiến tranh thông thường (ông Giáp nói: "Bây giờ chưa có khả năng tiến bộ thực sự để tiến hành chiến tranh thông thường với những trận tập trung lực lượng quan trọng), c̣n phải một thời gian lâu dài mới có khả năng đó. Trong khi chờ đợi, phải tiếp tục chiến tranh tâm lư chống lại Hoa Kỳ. Ông Giáp khuyến khích Trung ương Cục miền Nam tiếp tục chiến tranh du kích với quy mô nhỏ, v́ ông không bao giờ có ư định bỏ cuộc.

    Cho đến cuối tháng 5 năm 1968, Trung ương Cục tổ chức một cuộc tiến công nhỏ "minh tít" nhưng nhanh chóng bị bóp nghẹt. Tháng 8, một đợt hoạt động khác nhưng c̣n ít thắng lợi. Những người có trách nhiệm đă có ư nghĩ không có lực lượng để tiếp tục hoạt động khá hơn, họ giới hạn trong ṿng 4 năm tiếp theo duy tŕ những hoạt động du kích của những đơn vị nhỏ về phía ḿnh, quân đội cộng hoà miền Nam và quân đồng minh càng ngày càng ít dần, cố gắng không cần thắng lợi xoá đi những vùng quân giải phóng miền Nam kiểm soát và "b́nh định" vùng nông thôn.

    Ông Giáp và cộng sự đă thành công thực hiện chiến lược có hiệu quả lớn: bằng con đường kéo dài đàm phán hoà b́nh, đồng thời giết các binh sĩ và lái máy bay Mỹ khi có dịp thuận lợi, Hà Nội làm cho dư luận Mỹ càng căm ghét chiến tranh. Trong một lời nhận xét nổi tiếng, Karl von Clausewit, đă nói: "Chiến tranh là tiếp tục của chính trị bằng các phương tiện khác"; Hà Nội tiến hành hội đàm là để tiếp tục chiến tranh bằng các phương pháp khác.

    Ở Hội nghị hoà b́nh, Henry Kissiger là đại biểu của Hoa Kỳ. Kissiger là một người Đức nhập tịch Hoa Kỳ năm 1938, sau khi phục vụ ở châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai, ông đă được bằng tiến sĩ học ở trường đại học Haward. Cố vấn cho các tổng thống Kennedy và Johnson trong thống lĩnh vực kiểm soát quân đội và chính sách ngoại giao, ông được Nixon cử làm trợ lư cố vấn an ninh quốc gia. Bắc Việt Nam có đại diện không lay chuyển được Lê Đức Thọ.

    Trong khi các cuộc thương lượng "công khai" tiếp tục ở Paris, từ tháng 8 năm 1969 Ḱssiger tiến hành đàm phán bí mật với Lê Đức Thọ ở một vùng ngoài ô. Ông định giải pháp "nước đôi" công nhận sự rút quân của Mỹ và miền Bắc Việt Nam, miền Nam Việt Nam phải ngang hàng với Việt Cộng. Hà Nội bác bỏ giải pháp này và yêu cầu tổng thống Thiệu từ chức. Hoa Kỳ từ chối bỏ Thiệu. Năm 1971 các áp lực chấm dứt chiến tranh tăng lên. Lợi dụng bất đồng trong quan hệ Liên Xô và Trung Quốc, Kissiger đến Bắc Kinh để chuẩn bị cho chuyến thăm của tổng thống vào năm sau.

    Từ tháng chạp năm 1965 đến tháng 5 năm 1968, Hoa Kỳ từng thời kỳ ra lệnh ngừng ném bom để buộc Bắc Việt Nam đàm phán một thoả thuận chấp nhận được nhưng phải đợi đến tháng 1 năm 1964 bầu Tổng thống Nixon để cho Hà Nội tính đến chuyện cũng như những người tiền nhiệm, ông không xác định thắng lợi trong cuộc chiến tranh, điều đó chấm dứt hy vọng Hoa Kỳ thay đổi thái độ.

    Những người Bắc Việt Nam bắt đầu nghiêm túc nghĩ đến t́m biện pháp chấm dứt chiến tranh. Yếu tố mấu chốt làm nghiêng hẳn cán cân là sự kiện: tổng thống Nixon thăm Bắc Kinh, điều chắc chắn là Trung Quốc không tiếp tục ủng hộ Bắc Việt Nam nhiều như trước.

    Năm 1972 Washington cũng như Hà Nội chấp nhận dần những vị tŕ đă được cải thiện: tháng 10, các điều khoản của hiệp nghị đă được thiết lập, nhưng tổng thống Thiệu phê phán không chấp nhận. Tháng chạp, tổng thống Nixon ra lệnh thực hiện "đợt ném bom Noel". Tháng giêng 1973 thoả hiệp được kư công khai. Lần này chấp nhận các lực lượng miền Bắc Việt Nam được ở lại miền Nam, cũng như tổng thống Thiệu vẫn tồn tại. Không có lúc nào trong những cuộc thương lượng, Kissiger được một con chủ bài cao hơn. Mục đích của Mỹ là muốn cho miền Nam Việt Nam tiếp tục tồn tại như một nước độc lập. Mặc dù những lời hứa của Hà Nội, ông Kissiger cũng nghĩ rằng Sài G̣n sẽ tiêu tan sau khi quân Mỹ rút về nước.

    V́ những cố gắng của họ đưa đến một kết quả ngừng bắn, Henry Kissiger và Lê Đức Thọ đều được giải thưởng Nobel về hoà b́nh. Lê Đức Thọ từ chối không nhận giải thưởng.

    Đây là một thí dụ khác về chiến lược quy mô lớn mà ông Giáp áp dụng. Đă nhiều lần trong những năm dài chiến tranh, ông đă buộc quân địch sang Campuchia và Lào, như vậy họ phải phân tán nguồn lực đáng lẽ phải tập trung cho vùng chủ chốt miền Nam Việt Nam. Hơn chục ngh́n người đàn ông và đàn bà của đường ṃn Hồ Chí Minh đă cùng các đơn vị khác tiến hành những trận đấu hoặc độc lập hoặc hiệp đồng với Pathet Lào; khi quân địch hạ thấp sự bảo vệ, họ tăng cường các trận chiến đấu; Sài G̣n và Washington luôn luôn phải tính đến sườn Tây.

    Tháng 3 năm 1969, địch chấm dứt việc tiếp tế cho lực lượng của ông Giáp và quân giải những miền Nam qua cảng Sihanon Kville, và phản ứng với những hoạt động trở lại của cộng sản ở Nam Việt Nam, Tổng thống Nixon ra lệnh ném bom Campuchia; kế hoạch đặc biệt bí mật này lấy tên là Menu. Campuchia về nguyên tắc là một nước trung lập, cho nên chỉ có Tổng thống, Henry Kissiger và Bộ trưởng Bộ quốc pḥng Melvin Laird, thêm vài thành viên của Quốc hội được biết về kế hoạch này. Tổng tư lệnh Không quân cũng không được báo tin. Tính đến phần lớn binh sĩ và những người tham dự vào kế hoạch; phải giữ tuyệt đối bí mật đến lúc tờ New York tim đặt bó hoa hồng tháng 5 năm 1969. Lúc ban đầu kế hoạch Menu không được kéo dài quá vài tuần lễ, nhưng sang tháng 5, họ quyết định mở rộng kế hoạch đê yểm hộ cho quân đội Campuchia chống lại Khơmer đỏ-Cho đến kế hoạch kết thúc tháng 8 năm 1973, B52 đă phải cất cánh 16.527 lần, ném bom 400.000 tấn bom.

    Đầu năm 1969, ông Giáp đă lệnh cho quân đội tăng cường tác chiến trong vùng biên giới và thực hiện xâm nhập sâu vào lănh thổ Campuchia. Cũng thời kỳ này; Hoa Kỳ cắt viện trợ cho Campuchia, v́ thái tử Xihanuc theo đường lối của Trung Quốc. Tiếp theo quyết định này và quân miền Nam Việt Nam đe doạ đất nước, chinh phủ Campuchia phải hạ bệ Xihanuc và thực hiện những biện pháp chống Cộng kịch liệt. Quân đội Campuchia hoạt động trên biên giới phía đông để đuổi quân miền Nam Việt Nam ra khỏi những căn cứ chúng ta đă thiết lập; đầu 1970 ông Giáp đă đưa một lực lượng khoảng 50.000 người vào Nôm Pênh để đáp lại.

    Ở Washington người ta sợ rằng quân của ông Giáp sẽ làm chủ Campuchia. Ngày 17 tháng 4 năm 1970, 15.000 lính Mỹ lợi dụng yểm trợ mạnh mẽ của máy bay đă vào Campuchia. Kế hoạch hành quân nhằm 3 mục tiêu: giảm áp lực của Bắc Việt Nam lên quân đội Campuchia c̣n yếu ớt; tấn công những căn cứ ở biên giới của ông Giáp; nếu có thể, chiếm tổng hành dinh của Trung ương Cục miền Narn Việt Nam. Bắt đầu bằng những vụ không tập khổng lồ, các đơn vị quân Mỹ tiến hành về phía Tây và phía Nam nhưng không phải giao chiến: đối phương vừa đánh và lùi sâu về phía Nam, gần 9.000 quân Việt Nam cộng hoà gặp một vài sự chống trả, nhưng đối phương rút lui sau 2 ngày chiến đấu. Nhưng một lần nữa Trung ương Cục miền Nam vẫn tồn tại; sau đó người ta được tin họ đă trở về phía Bắc sông Mêkông ngày 13 tháng 3. Các cuộc hành quân chấm dứt ngày 30 tháng 6 và các lực lượng rút quân.

    Cuộc đột nhập vào Campuchia được mạo xưng là đúng để chống lại các kế hoạch của ông Giáp và ngăn trở việc rút quân của các lực lượng Mỹ. Cuộc hành quân ấy không có tác dụng đó, v́ lí do ông Giáp không bao giờ phản đối việc rút quân. ông Giáp đang bận tổ chức lại và tập hợp lại quân giải phóng miền Nam và im lặng chờ đợi cho đến khi quân Mỹ rời khỏi miền Nam- ở Hoa Kỳ, trái lại kế hoạch Free dom Deal kích động một làn sóng chống chiến tranh mạnh hơn; các sân băi trường đại học là nơi diễn ra những cuộc biểu t́nh mănh liệt, đồng thời những lời chỉ trích mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng đặt chính phủ Nixon vào trong t́nh thế không vững chắc hơn bao giờ hết. Lấy làm phiền ḷng v́ không kiểm soát được những sự kiện này. Quốc hội chấp nhận một quyết định cấm các lực lượng Mỹ hoạt động ở Lào hoặc ở Thái Lan.

    Tháng 2 năm 1971, tám tháng sau khi đột nhập vào Campuchia, các đơn vị quân cộng hoà miền Nam lợi dụng một lần nữa sự yểm trợ quan trọng của không quân Mỹ, xâm nhập vào Lào trong kế hoạch hành quân như Henry Kissinger nói "thụ thai trong ngờ vực và bị nghi hoặc dày ṿ Có đến gần 30.000 quân đưa sang Lào, song họ đă nhận chỉ thị của Sài G̣n phải kết thúc cuộc hành quân với hơn 3.000 người thiệt mạng. Đó là trường hợp họ dừng lại nửa đường đến mục tiêu và trở về trong t́nh trạng hoàn toàn lộn xộn. kế hoạch Lam Sơn 719 không làm chậm hoạt động trên đường ṃn Hồ Chí Minh; tệ hại nhất quân cộng hoà miền Nam đă thất bại thảm hại ngay trận ra quân đâu tiên không có sự yểm trợ của bộ binh Mỹ. Điều đó không ngăn cân Tổng thống Nixon tuyên bố với đất nước ngày 7 tháng 7 rằng Việt Nam hoá đă thành công. Chắc chắn đó không phải là trường hợp sự tan vỡ lớn hơn trong tinh thần mọi người và làm tăng gay gắt hơn áp lực lên những lực lượng ốm yếu của quân Mỹ hiện c̣n ở miền Nam.

    Mùa xuân năm 1972, ông Giáp đă sẵn sàng. Để lại một sư đoàn dự bị ở lại miền Bắc Việt Nam, ông đưa phần lớn lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam, kể cả những đơn vị từ Lào về, vào một cuộc chiến tranh thông thường qui mô lớn. Một lực lượng khoảng 125.000 người chia thành 20 sư đoàn hơn cả lực lượng của tướng Patton chỉ huy trong chiến tranh thế giới thứ hai-vượt qua vùng giới tuyến khu phi quân sự.

    Sau hội nghị lần thứ 19 họp cuối năm 1970, ông Giáp đă phân tích t́nh thế: theo ông, chính sách Việt Nam hoá của Mỹ đă tiến triển cũng như công việc b́nh định. Theo quan điểm của ông, t́nh thế tích cực là các lực lượng Mỹ đă rút khỏi miền Nam Việt Nam năm 1972. Sự đột nhập của quân ngụy miền Nam vào Lào đă bị thất bại, chỉ ra rằng quân ngụy miền Nam chỉ chống cự yếu ớt trước một cuộc tấn công qui mô lớn. Ông đề nghị và hội nghị chấp nhận vào mùa xuân năm 1972 tiến hành một cuộc tấn công lớn nhằm gây những tổn thất nặng nề cho quân Mỹ trong năm bầu cử tổng thống với sự thất bại có thể của Nixon.

    Kế hoạch Nguyễn Huệ, đặt tên một vị anh hùng dân tộc Việt Nam thế kỷ 17, như ông giải thích có mục đích "thay đổi tương quan lực lượng nhờ những trận chiến đấu thông thường kết hợp với đấu tranh chính trị". Không giành được thắng lợi quyết định các lực lượng tác chiến cóthể tạo thành một luận chứng quan trọng đầy sức nặng ở các cuộc thương lượng.

    Kế hoạch của ông Giáp chia làm 3 khu vực tác chiến đồng thời với nhau. Hai sư đoàn cộng với 3 trung đoàn bộ binh phải vượt qua vùng giới tuyến theo hướng Quáng Trị c̣n một sư đoàn khác tấn công vào Huế theo hướng Tây; cũng như trong cuộc tấn công dịp Tết năm 1968, một cuộc nghi binh lớn phải tiến hành ở miền Bắc, nhằm chia cắt 2 tỉnh phía Tây và đánh chiếm lấy 2 tỉnh. Một khu vực tiến công thứ hai từ các cao nguyên miền Trung chiếm Pleiku và Kontum nhằm cắt đôi miền Nam. C̣n sâu hơn về phía Nam, một lực lượng thứ ba phải đánh vào Sài G̣n theo quốc lộ số 13. Mỗi khu vực tác chiến đều chia thành 2 đợt, khi đợt sóng thứ nhất bắt đầu lắng xuống, những đơn vị mới lại tiếp tục tấn công.

    Đây là một kế hoạch táo bạo nhưng không phải độc đáo: tính đến điều kiện địa h́nh, các mục tiêu đều quan trọng, và tính đến việc bố trí lực lượng của hai phía, một đợt tấn công như vậy trên ba mặt trận là có thể dự kiến được. Hơn nữa ông Giáp không thực sự được chọn. Lúc nào cũng có một yếu tố mới, hy vọng thắng lợi quyết định. Lần thứ nhất ông bố trí một lực lượng lớn xe tăng T54 và T72 của Liên Xô. Ông có thể trở thành một vi tướng của thế kỷ 20 về mọi phương diện; chỉ có ông thiếu máy bay tấn công để yểm trợ các lực lượng dưới mặt đất.

    Trên mặt trận phía Bắc trận tấn công bắt đầu ngày 30 tháng 3 được pháo bắn chuẩn bị yểm trợ dày đặc. Ngày 2 tháng 4, phần lớn các đơn vị của quân đội cộng hoà miền Nam đang ở giới tuyến quân sự tạm thời vừa chiến đấu vừa vội vàng rút lui. Tuy nhiên lực lượng của ông Giáp không vượt qua được; ngày 9 tháng 4 các đơn vị phải quay lại để củng cố. Ngày 1 tháng 5 các đơn vị mới chọc thủng tuyến pḥng ngự và chiếm được thành phố Quảng Trị.

    Ở miền Trung, trận tấn công bắt đầu ngày 1 tháng 4. Các đơn vị cộng hoà miền Nam thường được lợi thế địa h́nh; đến cuối tháng có khả năng những trận công tiến ra đến biển, chia đôi đất nước. Từ 15 đến 25 tháng 5 các lực lượng cộng sản tạm ngừng để tiếp thêm và củng cố lại quân số; sau đó, họ tiến lên Kontum. Washington lo lắng theo dơi sự tiến quân của các lực lượng của ông Giáp; nhưng tính đến lực lượng Mỹ c̣n lại ở Việt Nam đă giảm đi nhiều, chỉ c̣n các cuộc không tập có thể bảo đảm yểm trợ cho quân cộng hoà miền Nam. Một lần nữa, máy bay lém bom hạng nặng đă giúp quân ngụy miền Nam khỏi thua trận. Sau một thời hạn nhất định quân miền Nam vừa đánh vừa rút lui.

    Ở phía Nam, trận tấn công bắt đầu ngày 2 tháng 4. Cũng như ở phía Bắc, quân bộ binh của ông Giáp bắt đầu giành được trận địa, nhưng những đợt không tập chiến thuật và B52 đă làm chậm bước tiến của họ. Các sĩ quan chỉ huy đă không hợp đồng chặt chẽ giữa xe tăng và bộ binh. Các xe tăng phải dồn vào vùng An Lộc và không thể tiếp tục tiến về Sài G̣n. Ngày 18 tháng 4, một lính ngụy miền Nam Việt Nam bắt được của đối phương kế hoạch của trận tấn công tiếp theo, điều đó cho phép quân pḥng ngự đẩy lùi đợt tấn công. Cho đến ngày 15 tháng 5, các đợt tác chiến ở miền Nam Việt Nam đă thực sự kết thúc. Đó là lần cuối cùng ông Giáp tấn công trực tiếp vào những đơn vị bao gồm cả lực lượng Mỹ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Phim hoạt h́nh 3D về Vơ Nguyên Giáp
    By Gánh Hàng Hoa in forum Tin Việt Nam
    Replies: 5
    Last Post: 15-08-2011, 09:29 PM
  2. Vơ Nguyên Giáp
    By FatDuck in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 6
    Last Post: 30-03-2011, 06:21 PM
  3. Bài Điếu Văn Cho Vơ Nguyên Giáp
    By Nguyên Thạch in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 09-11-2010, 07:42 AM
  4. Replies: 13
    Last Post: 02-11-2010, 12:35 PM
  5. Vơ Nguyên Giáp qua đời ! Thật không đây ?
    By Xuân Nhi in forum Recycle Bin
    Replies: 18
    Last Post: 08-09-2010, 08:58 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •