Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 28 of 28

Thread: Truyện ngắn - Phan

  1. #21
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Hợp Tác Lao Động

    Bà Tư không có chai dầu xanh, dầu gió nào trong túi áo v́ ít đau bệnh vặt. Nguyên tắc của bà là giữ ấm cho cơ thể, không tắm tối, không gội đầu sau mặt trời lặn
    . Ông Tư không nghe lời bà, cứ nhậu xỉn rồi đi tắm cho tỉnh rượu, bất kể nửa đêm hay hừng đông tới nơi, ông mất v́ trúng nước sau một tiệc rượu tới khuya dạo nọ, làm cho những nguyên tắc giữ ǵn sức khoẻ của bà thêm vững chắc
    . Con cháu đều mừng cho sức khoẻ của bà Tư không có ǵ lo ngại, bác sĩ cũng nói hiếm thấy người già nào không có vấn đề ǵ về sức khoẻ như bà.
    Chỉ có nỗi lo thầm kín trong ḷng bà Tư khó nói ra, là những người lớn tuổi, bệnh rề rề nhưng sống lâu trăm tuổi. Ngược lại, người không đau bệnh vặt, thường chỉ một trận cảm cúm sơ sơ nhưng lại theo ông bà.
    Chuyện kể của bà Tư thường nhắc lại những người d́, ông dượng trong ḍng họ thường qua đời nhẹ hều như ngủ quên.
    Nhưng con cháu cứ trấn an bà nhiều hơn là chia sẻ nỗi lo canh cánh trong ḷng già. Bà biết tỏ cùng ai khi những người bạn già hiếm hoi cũng lặng lẽ ra đi không từ biệt, người th́ vô Viện dưỡng lăo không lâu, đă quên hết người quen, bạn cũ...
    Không ngờ tới tuổi già, bà Tư chỉ c̣n người con rể thứ Tư, nhiều khi mê kể chuyện tới hối hận khi chợt thấy anh ta đă mệt mỏi quá chừng, nhưng vẫn ngồi nghe bà kể lể những chuyện không đầu không đuôi của tuổi tác.
    Bà Tư, dù có nói, "Má mệt rồi, thôi má đi nằm..." th́ anh ta cũng rất hiếu để, "Má nói tiếp con nghe cho hết chuyện đó đi má. Không ngờ, má không nói tới th́ con đă quên."
    Nhưng khi bà thật sự quên một tên gọi, người quen, chốn cũ... th́ anh ta lại nhắc. Bà Tư vui bụng âm thầm với người con rể duy nhất - do chính bà chọn lựa cho người con gái thứ Tư trong gia đ́nh.
    Đứa con yếu ớt trong đàn con khoẻ mạnh của bà.
    Nỗi lo âm thầm như hạt lúa giống đă ngâm nước, một hôm nó nảy mầm, bụng đau lạ thường, bà Tư không cho con cháu hay nhưng sắc thái bà không qua nổi mắt anh Tư-rể. Cũng nhờ Trời Phật độ kẻ hiền lương nên chưa quá muộn
    Bác sĩ cắt bỏ những thứ tuổi già không xài nữa cho nhẹ bụng bà Tư. Kẻ được ghi công phát hiện kịp thời, được anh chị em trong gia đ́nh cảm ơn hết lời, làm bà Tư vui lây, măn nguyện - người ta gieo ǵ gặt nấy!
    Ngày xưa anh Tư không có ǵ để cạnh tranh với những người cũng theo đuổi người con gái thứ Tư của bà Tư. Nhưng chính bà duy nhất can thiệp vào chuyện hôn nhân của con cái là chị Tư trong đàn con đông. Bà khuyên chị Tư nên chọn anh Tư tay trắng ḷng đầy.
    Cái ơn má vợ không lộ ra lời ngon tiếng ngọt v́ anh Tư ít nói, nhưng ḷng anh đầy ơn nghĩa đúng như bà Tư đă tin tưởng vào con người nghèo khó nhưng không nghèo ḷng... anh đối xử với má vợ từng ngày tới đàn con đông của bà cũng tin tưởng để má ở với vợ chồng con Tư th́ mọi người được an tâm.
    Sáng mai bà Tư xuất viện th́ tối nay anh Tư nhóm họp anh chị em trong gia đ́nh vợ, "đă đến lúc không thể để má ở nhà một ḿnh..." Buổi họp kết thúc nhanh lẹ với đồng thuận mướn người chăm sóc cho bà Tư tại gia.
    Từ đó, bà Tư sống trong căn nhà sang trọng, to lớn.
    Nhưng chẳng có việc ǵ để làm ngoài việc xem đồng hồ, trông xe bus vàng đưa cháu ngoại bà về tới cửa sau mỗi buổi học, để bà chăm sóc cho nó.
    Nó như mẹ nó hồi nhỏ, mỏng manh như tàu lá, tháng bệnh đủ ba mươi ngày, tới lấy chồng mới thôi níu áo bà Tư để nhũng nhẽo... thời gian ma bắt, gió đuổi đă mấy chục năm.
    Lụi hụi sang Mỹ cũng đă hơn mười năm trời, mồ mả ông bà, cha mẹ năm nay không biết mấy cậu nó có c̣n sức để trang hoàng cho người khuất mặt khuất mày cùng vui ăn tết..
    . Bà Tư không ngớt lời tâm sự cùng cô ở, nói cô ra vườn giúp bà dọn giàn mướp tháng Chạp xơ xác như năm tàn tháng tận. H́nh như cô ấy không ăn lương để làm việc ngoài vườn nên không hứng thú giúp bà, cũng không nghe bà tṛ chuyện v́ hai tai nhét chặt headphone của cái MP3, miệng hát nhép theo lời nhạc và thả hồn lên mây...
    Bà Tư không phải người dễ giận, không để bụng chuyện vặt nên thấy thương người đàn bà trẻ phải xa gia đ́nh, xa con.
    Cái khổ bị chồng hành hung, đánh chửi qua được th́ tiếp theo cái khổ xa nhà.
    Nghĩ đến hoàn cảnh con người không ai giống ai nên phước phần có được cũng cần chia sẻ bớt cho người hoạn nạn. Bà gọi cô Thanh vô nhà, giở gối nằm bà lên, và cho cô một trăm đồng, "Thanh ơi! Con coi gởi tiền này về cho má con ăn tết, sắm mấy bộ đồ cho con gái của con.
    Tết này chắc con không về ăn tết với gia đ́nh được rồi..."
    Người đàn bà trẻ úp mặt xuống đùi bà Tư đang ngồi trên giường, cô ấy khóc nức nở như bao nhiêu khổ lụy đàn bà chỉ biết khóc với mẹ đẻ. Bà tư cũng sụt sùi thương cảm, ra bếp làm bữa trưa cho hai người ăn.
    Bữa ăn trưa đơn giản, làm ít việc vặt trong nhà như quét tước, dọn pḥng cháu ngoại chút đỉnh... bà Tư vẫn thường làm theo thói quen, không kể con cháu mướn cô Thanh để làm những chuyện đó cho bà.
    Hai người đàn bà ở nhà thường xuyên như mẹ con, vui vẻ...
    Không ai biết hay nghĩ đến việc bà Tư vẫn làm những việc cũ như trước khi đi mổ
    . Bà thật sự không cần sự giúp đỡ của cô Thanh, nhưng nghĩ đến hoàn cảnh của cô, nghĩ đến con cháu bà khá giả, nên bà lờ đi cho cô có cơ hội kiếm tiền, mong cho cô ấy có chút vốn liếng khi trở về quê để làm ăn, nuôi con... cảnh đàn bà gặp chồng say sưa, đánh đập. Gia cảnh nghèo khổ th́ bà Tư cũng biết nên thương người.
    Bữa trưa vừa xong, bà Tư c̣n rửa mớ chén dĩa th́ cô Thanh đă nhảy lên bàn của bé Thuỷ, mở internet để chát với quê hương. Anh Tư về bất tử, mặt tím giận nói rằng:
    "Tụi con mướn cô Thanh để lo cho má. Sao má dễ dăi với cô ấy quá, trưa nào con về cũng thấy má nấu ăn, rửa chén... có khi giặt đồ. Là sao?"
    "Tư à! Cái khổ bởi nghèo th́ đời má đă qua. Má nghĩ... con cũng hiểu. Con Thanh nó đang khủng hoảng tinh thần v́ sau khi ly dị được người chồng say sưa đánh đập, là tiếp theo xa nhà, bỏ con... Má thương người khổ cũng như cúng dường.
    Con đừng bận tâm tới chuyện của má với con Thanh nữa. Trưa, không cần bỏ ăn để chạy về nhà coi chừng má nữa. Má khoẻ rồi!
    Bà Tư nói xong thở dốc. Anh Tư vội đưa bà lên pḥng, kêu vợ bỏ việc về để lo cho má v́ anh có cuộc họp quan trọng ở công ty sau bữa trưa.
    Ngồi chờ vợ về bên bà nhạc như cây đèn cạn dầu, anh Tư nổi nóng với cô ở oang oang cười - chát ở pḥng bên.
    Anh bước sang pḥng con gái ḿnh để nói phải-trái với cô ấy!
    Vừa lúc vợ anh về, thấy má nằm trơ lơ, đi t́m anh Tư không thấy ttrên pḥng vợ chồng, trở xuống pḥng con gái th́ chỉ kịp nghe cô ở nói:
    "Chị Tư bệnh hoạn thê thảm quá! Anh Tư làm khó em chi. Anh Tư ưa bỏ việc về nhà buổi trưa từ khi có em đến giúp việc, anh Tư có muốn hợp tác lao động th́ em sẵn sàng mà..."
    Chị Tư chỉ thấy cô ở loă lồ trước người chồng chị tin tưởng đă lâu - trong pḥng con gái rượu - làm chị ngất xỉu.
    Và bây giờ th́ anh Tư ngồi ngoài hành lang bệnh viện - nhưng ḷng trong pḥng chị Tư đang thở oxy. Em ơi!...

    Phan

  2. #22
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Ảo Ảnh

    Tôi nhớ đă thật lâu, khi chúng tôi c̣n là đám trẻ tan trường chân đất, một đám trẻ phá phách không chừa con ǵ trên đường tan trường về nhà. Từ con ngựa đang bị cột, con chó bị nhốt, con gà đang bới vườn kiếm ăn cho đàn con của nó… chúng tôi đều không bỏ qua; đều chọc ghẹo cho chúng inh ỏi lên, rồi chạy.
    Ngày ấy, tôi thích nhất là đoạn đường về ngang qua ngôi chợ quê. Người ta có cất nhà lồng chợ, nhưng đơn sơ thôi, trong đó cũng có những dăy sạp bằng gỗ liền kề nhau của những hàng vải, quần áo, tới hàng chạp phô và dăy hàng ăn. Ra ngoài nhà lồng chợ cũng là những dăy sạp ọp ẹp hơn của hành tôm hàng cá.
    Cũng có những tấm ny-lon che nắng che mưa; có người tháo về sau phiên chợ, có người để luôn v́ tấm che đă cũ, chắc không ai lấy trộm…
    Một hôm tôi thấy bà lăo đến không dám tin ǵ khác hơn là ma, v́ bà già đến không thể già hơn. Lưng c̣ng xuống, c̣ng xuống mẹt rau héo. Những loại rau đồng chắc là hái từ ngoài ruộng. H́nh dáng nó như cây bạc hà con, và tôi nhớ là loại rau này chỉ xắt nhuyễn rồi trộn cám cho vịt ăn. Bêm mép mẹt có dúm ớt đỏ, mấy trái cà vạt, mấy trái đậu bắp đă thâm đen, trái mướp non… Tất cả không tươi rói như vừa hái từ vườn nhà, nhưng từ đâu bà có th́ tôi không biết!
    Bà lăo làm tôi sợ không lâu v́ miệng bà chóm chém nhai trầu. Bà không phải là ma nên tôi không sợ nữa. Tôi đến trước mặt bà đứng xem. Bỏ quên tṛ chơi vui nhất trên đường đi học về là chạy nhảy trên những cái sạp trống. Chúng tôi té ngă cái nào đáng cái nấy với những cái sạp này, nhưng cảm giác nhảy được từ sạp thứ nhất sang sạp thứ ba, bỏ qua cái sạp thứ hai trong sững sờ của bạn bè là một cảm giác anh hùng sớm sủa th́ đứa nào không khoái!
    Nhưng hôm đó tôi đứng nh́n bà lăo rất lâu. Mùa giáp tết ở đồng, trời lại mau tối. Chợ chẳng c̣n ai, sao bà lăo không về?
    Tôi chờ giây phút bà lăo biến mất như trong truyện cổ tích, tôi sẽ là đứa duy nhất thấy được bà tiên tàng h́nh. Tôi chờ, chờ đến tuyện vọng. V́ bà lăo nói tôi: "Mi về nhà đi, tối rồi. Mẹ mi mong…"
    Bà lăo làm tôi nhớ đến cây đũa cả nhà tôi to lắm! Và h́nh như mẹ tôi hơi mạnh tay với thằng mập tôi; c̣n lúc đánh em tôi th́ mẹchỉ dứ dứ hùng hổ nhưng đánh nhẹ hều.
    Chắc tại nó con gái hay lúc đánh nó th́ mẹ mới nhớ ra câu: giơ cao đánh khẽ! Tôi tạm biệt bà lăo ra về, c̣n nhớ câu hỏi của ḿnh: "Nhà bà ở đâu?" Bà lăo chỉ lắc đầu.
    Ngôi chợ quê tôi, sau bà lăo ấy, có thêm nhiều bà lăo tương tự. Họ là những bà cụ già chạy giặc từ miền trung vô, thất lạc con cháu nên lấy chợ làm nhà, buôn bán vặt sống qua ngày.
    Những đám tang một bà lăo chết đêm qua ở một góc chợ nào đó, luôn là nguyên nhân cho lũ trẻ chúng tôi đứa nào cũng bị đ̣n v́ đứa nào cũng trốn học, để theo dơi diễn biến từng chi tiết.
    Nếu thua kém bạn bè một yếu tố, như: Ai là người phát hiện đầu tiên - th́ coi như ḿnh không hiểu biết ǵ hết! Chúng bạn khinh khi sự kém cỏi đó lâu ngày lắm chứ không mau quên đâu!
    Thường là một người đi chợ sớm để dọn hàng, truy hô lên là có người chết ở đâu đó!
    Những bạn hàng khác nhốn nháo theo… Bước thứ hai là có người đi báo với chính quyền là ông Trưởng ấp. Bước kế tiếp là vài người nhân dân tự vệ sẽ đến hiện trường, lật bà lăo lên tấm tôn (có đóng sẵn hai tay đ̣n dài hơn tấm tôn như cái cáng).
    Thể nào cũng có người từ tâm, mua cho bà lăo nải chuối, để dằn lên bụng. Người từ tâm khác (chắc chắn có) sẽ đắp cho bà lăo manh chiếu.
    Những người từ tâm khác nữa sẽ mau chóng đưa đến nhang đèn, hoa quả. Và chúng tôi sẽ là những người từ tâm nhỏ bé, đưa đám bà lăo với nước mắt lưng tṛng; đứa ôm bó bông vạn thọ, đứa bưng mớ trái cây, đứa xách túi gia tài của bà lăo vô danh… những giọt nước mắt sớm trong đời ngọt liệm; không ráo hoảnh về sau khi đau thương đến với chính ḿnh th́ đă khô.
    Chúng tôi theo những người nhân dân tự vệ đi thật xa vô đồng, lên g̣… Các anh đào huyện để chôn bà lăo. (Những bà lăo chết sớm c̣n được xóm làng, kẻ chợ lo cho sáu miếng ván. Nhưng về sau hết ván thùng đạn th́ chỉ có manh chiếu.)
    Thường là sau khi chôn cất xong th́ mặt trời đă lên cao, các anh nhân dân tự vệ tắm rửa ngay mương rạch gần nhất, chúng tôi cũng bơi lội như những người cực nhọc chẳnh kém các anh. Sau khi nhang tàn, các anh chia cho chúng tôi mớ trái cây.
    Đứa nào cũng đem về ấp ủ và cầu nguyện bà lăo cho điểm mười môn luận văn, v́ đó là môn dễ ăn đ̣n nhất, chứ toán dễ ẹt. Chúng tôi cầu xin bà nội, bà ngoại, (tuỳ theo sở thích, nhu cầu mỗi đứa). Xin bà hăy che chở những đ̣n roi cho con…
    Vài ngày đêm qua đi, tới khi nào trái hư thối th́ bỏ chứ không ăn. Không ăn thịt bà lăo tội nghiệp v́ trái rữa đến đâu th́ xương thịt bà lăo ngoài đồng cũng thối rữa đến đó. Truyền thuyết ấy không rơ tác giả nhưng khắc sâu trong tâm trí chúng tôi muôn đời.
    Khắc sâu trong kư ức tôi hôm bà lăo lưng c̣ng đến người bà là một góc vuông.
    Bà lăo được tôi phát hiện đầu tiên trong đám bạn bè từ chiều hôm ấy. Bà lăo qua đời bên vách tiệm vàng Kim Nguyên - là một gian kios ṿng ngoài ngôi chợ.
    Bà lăo đă ám vào tôi mùi chợ chiều. Những chiều sau này, đôi khi đi đâu về ngang qua chợ vào giấc chập choạng tối. Tôi như ghiền hơi chợ chiều, thèm mùi cải ối… mùi hương khó ngửi đó nhưng nó ấm áp tuổi thơ đi, coi vậy mà dễ ngửi hơn tuổi trưởng thành đang bế tắc. Tôi thường ghé qua chợ, táp cái xe đạp vô sạp vắng, một ḿnh. Những người bạn nhỏ cười vang trong kư ức.
    Những bà mẹ già xum xúp mẹt rau héo hon… những h́nh ảnh ảo chờn vờn nhưng mang tôi ra khỏi hiện tại không tiền vượt biên, không tiền mai ăn sáng, ngay bây giờ cũng không tiền đi quán cà phê… tôi thấy ḿnh là bà lăo chết gục ở một góc chợ.
    Sáng ra nắng đẹp, có những người nhân dân tự vệ lo chôn cất, những kẻ chợ từ tâm góp nhặt t́nh người về mộ huyệt vô danh, những chú bé lưng tṛng nước mắtơ, tiễn tôi về nơi xuất phát xa xưa…
    Không, những ảo ảnh chỉ tái hiện khi tôi ra khỏi thính pḥng ca nhạc trong buổi Đại Hội Thủy Quân Lục chiến toàn Thế Giới 2011 tại Dallas.
    Trong căn hội trường rộng lớn và tráng lệ của ngôi nhà thờ Việt nam mới xây. Những người lính cũ đă trắng tóc trên mái đầu đangvui cười hội ngộ. Những nét mặt hân hoan gặp lại bạn bè, đồng đội; cũng không thiếu những gương mặt trầm tư sâu lắng… chắc là đang nhớ đến bạn bè đă hy sinh; một mối t́nh thời trai trẻ nào đó!
    Tôi ưa chụp ảnh lén những khoảnh khắc xuất thần của một người không quen, để khi một ḿnh ngồi nh́n tấm ảnh sẽ thấy ai cũng có những muộn phiền chối bỏ vẻ ngoài măn nguyện.
    Vở kịch đời mà mỗi người là một kịch sĩ, khi đóng vai hớn hở thường sơ sót nhưng khi nhập vai chính ḿnh th́ ai cũng diễn rất đạt!
    Trên cái hall way mênh mông vắng của nhà thờ, ánh đèn trắng nhợt như bệnh viện toả ra hơi lạnh về đêm. Người ca sĩ vừa hát xong trên sân khấu, anh lặng lẽ trở ra ngoài hall way, ngồi một ḿnh nơi góc bàn bán CD ca nhạc của chính anh. Nét mặt anh ch́m sâu vào tâm khảm.
    Anh diễn đạt đến tôi không dám đưa máy lên bấm tấm ảnh "xuất hồn". Anh làm tôi nhớ gương mặt bà lăo đă tạc trong tôi một cảnh đời.
    Đống CD trên bàn vô tri vô giác như mớ rau đồng, dúm ớt, trái cà vạt, trái đậu bắp thâm kim, trái mướp non héo hắt… Người ca sĩ không tên tuổi làm cho tôi liên tưởng đến bà lăo lạc con cháu. nh gục xuống, gục xuống đống CD v́ chán nản hơn là mỏi mệt.
    Mười ngón tay đan vào tóc rối, mắt anh đỏ hoe như gió thổi than hoang…
    Nền âm nhạc Việt nam ở hải ngoại có như hoàn cảnh đất nước những năm cuối chiến tranh? Ca sĩ hải ngoại có như những bà lăo hương tàn khói lạnh…
    Những điều không chắc nên không dám nói; chỉ thấy rơ một điều là vắng bóng từ tâm. Những kẻ chợ nơi quê nhà đă lăo hoặc ra thiên cồ; nhưng những chú bé nhỏ nhoi đă quên trưởng thành - như tôi đi lặng lẽ để không khuấy động anh.
    Tôi ra về b́nh an trong bất an của người ca sĩ trẻ. Cả hai chúng tôi đều là hậu duệ của những người tốt bụng đă qua đời.
    Chỉ thiếu t́nh anh em trên địa dư quá lớn mà đồng hương quen gọi là hải ngoại.
    Lần sau đi nghe ca nhạc phải chuẩn bị tiền mua vài cái CD, không cứu được nền âm nhạc Việt nam hải ngoại th́ cũng cứu được t́nh anh em lợt lạt theo bước chân tha phương. Tôi sẽ nhớ măi dáng tạo h́nh của nguời ca sĩ ấy.

    Phan

  3. #23
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Đông Chí


    Những lọn gió tàn thu rít ngọn cây vặt lá, lăo Tự vặt tờ lịch Đông chí, không vứt vô sọt rác như thường ngày. Tờ lịch Tàu qua Mỹ đă bao năm vẫn tèm lem như in ở Chợ lớn ngày nào. Không biết bao giờ người ta mới biết quư trọng ngày tháng!
    Ngày tháng là thời gian. Có người Việt nào bỏ phí thời gian đâu, c̣n tờ lịch là tờ giấy, ghi ngày tháng, cho con người đừng lăng phí thời gian.
    Lăo lẩn thẩn đi lau cái kính bụi mờ sau cả tháng không dùng tới, bệnh lần này không đơn thuần thời tiết như mọi năm, sự buồn chán đă dâng lên đến óc, ối ra mắt mờ để thấy vạn vật chết từ trong mắt.
    Cái kính đă được vợ lau chùi từ hôm qua, khi lăo hỏi: Cái kính tôi đâu, sau một tháng lăo nằm liệt giường.
    Lăo lăng phí một đời vô ḍng lịch sử, mà tiếc ǵ một đời người với lịch sử dân tộc rỉ máu trên xương khô. Dạo này lăo sến tới ớn ḿnh, sến chảy nước.
    Hôm qua ngóc dậy được trước b́nh minh là chuyện phi thường, lăo đă dùng buổi sáng thanh tịnh từ đất trời tới ḷng ḿnh để ra vườn cắt mấy mụ hồng c̣n sót lại tả tơi.
    Mới đầu, lăo không chấp nhận được h́nh ảnh hoa hồng xơ xác, hoa hồng là phải đẹp, không có hoa hồng tàn, đừng để thế gian này phải thấy những cánh hồng tả tơi, đau ḷng người ái mỹ.
    Thế mà lăo lại đem mấy mụ hồng sứt càng găy gọng vô nhà, cắm vô b́nh pha lê, lăo trở thành người độc ác sau cơn bạo bệnh, ác nhất là tặng vợ b́nh hoa hồng héo.
    Không ngờ cuối đời người ta cạn đức.
    Chả hiểu sao lại lọt sổ Diêm vương nên vất vưởng thêm mùa đông này, t́m hoài không ra ư nghĩa nào khác hơn là sống chi cho chật đất.
    Trước hôm lăo nằm liệt giường, lăo thường ngồi nh́n lá thu phai ngoài sân sau nhà.
    Lăo thích ngồi ngoài trời, chỉ cách một khung cửa mà bên ngoài là không khí tự do, bên trong là máy điều hoà không khí. Sự can thiệp nào cũng có cái giá của nó bố mày đau nên mẹ mở máy hít(heatter sớm, con mày lớn hơn bố mày
    Thế là con gái đưa cháu ngoại đi bé bi sítbabay'sister , không gởi ngoại nữa, vẫn trả tiền bé bi sít để bố mẹ có đồng chi tiêu. Lăo để bụng sự bố thí lễ phép ấy suốt cả tháng nay.
    Sáng nay b́nh tâm thấy thẹn. kia bạn già đến quên ḿnh tuổi con ǵ, ghé thăm lăo hôm trước, đă kể khổ xin con chút tiền tiêu vặt mà chẳng đứa nào cho.
    Con lăo t́m cách cho tiền cha mẹ c̣n trách khứ ǵ. Lăo ngồi yên đôi vai nhưng lồng ngực hằn học thời tiết và sức khoẻ, nghe máu chảy về tim lề mề như kư ức lười biếng.
    Cả đời sống thừa chứ đâu phải cuối đời mới thừa. Lăo nhớ ra nhiều chuyện từ thời cố hỷ cố lai…
    Nhớ sao mà nhớ những điều xa lắc xa lơ từ kiếp nào. Lăo muốn viết lại kư ức để giải khuây chứ có ǵ đáng kể về một người nói ra tên tự người ta c̣n không biết.
    Lăo vào nhà, chọn đại cuốn vở trắng trong ngăn kéo. Cuốn vở này sẽ viết được chừng hơn ba ngàn chữ viết tay, nếu chia ra cho bảy mươi năm th́ mỗi năm cuộc đời phải gói gọn trong năm mươi chữ viết.
    Những năm đầu đời sống dậy kỷ niệm với bản làng, gia đ́nh, bạn nhỏ… làm sao viết kịp kư ức trào tuôn… lăo giận bàn tay chậm chạp như con nít tập viết lớp vỡ ḷng, chỉ hai chữ ḍng sôngcánh tay, bàn tay đă mỏi nhừ, kư ức bay biến theo lời mời cơm trưa.
    Lăo trả lời cộc lốc:
    Tôi không đói.Người vợ nín lặng từ bao giờ không nhớ nữa, h́nh như sau khi lăo đi tù về, vợ lăo mất khả năng tṛ chuyện b́nh thường, chuyện vui mất tích, chuyện buồn không than, chuyện thường ngày máy móc từng công đoạn. Bà ấy là cái máy nhắc: Uống thuốc chưa? Đói chưa? Lạnh không?
    Không ngủ được à?... hoá ra lăo ra tù có đă hai mươi năm hơn, bà ấy vào tù cùng ngày, nhưng vẫn chưa ra. Người tù khổ sai chung thân, không ăn chay v́ đời đă dư khổ hạnh.
    Chắc không ai hiểu điều này hơn lăo, lăo muốn nói, muốn chia sẻ với vợ, nhưng miệng xin ly trà.
    Ly trà nóng, thơm gừng được bưng tới. uống ly trà gừng tốt hơn trà xanh.Từ hôm nằm liệt giường, lăo mới biết tới loại trà bà đẻ này, không có ǵ hứng thú với niềm tin khác phái.
    Bệnh đàn bà không cần thuốc ǵ ngoài niềm tin trị liệu, nên họ sống ngon chết ngọt. Lăo không căi lời từ đây để được chết êm như đàn bà. Chị lăo vừa qua đời không lâu ở tuổi bảy mươi v́ thuốc thang và trà gừng. Niềm tin mănh liệt tới để lại những bài thuốc giết người của bọn Tàu cho người em dâu là vợ lăo.
    Đầu óc lăo thanh thản khi t́m ra được giải pháp cho những xung đột giữa người bệnh và người nuôi bệnh. Vợ lăo đă bắt đầu đi vào tuyện lộ từ hôm mua cái siu sắc thuốc. Lăo vui vẻ uống cạn để măi măi bên nhau.
    Lăo quay lại công việc đang làm, công việc ngẫu hứng của hôm nay, phút hồi dương của những thang thuốc không bao giờ tin được. Suốt thời thơ ấu của đời lăo chỉ viết được hai chữ ḍng sông".
    Ít nhất là từ khi có trí nhớ đến khi đi trường làng cũng vài năm, khoảng hai trăm chữ rút gọn c̣n hai chữ.
    Lăo sửa ḍng sông thành ḍng nhớ". Ḍng nhớ mê man trên những cánh đồng, bờ đê, khúc sông hiền hoà, giận dữ không báo trước.
    Sân gạch nhà ông thầy dạy viết chữ Nho bằng mực tàu… Mẹ lăo, người vợ thứ hai của người cha mịt mù trong trí nhớ.
    Người vợ cả của cha lăo là người đàn bà từ tâm. Bà không có con trai nên đi cưới mẹ lăo cho cha.
    Bà thương mẹ lăo như chị em trong nhà, cưng lăo đến độ chỉ v́ để chân lăo đạp phải băi phân gà trên sân mà người vú em bị mất việc. Người ngày xưa tốt thế, bà vú bị đuổi đi làm ruộng chứ không cho ở nhà trông em nữa.
    Nhưng cuối ngày ruộng nương, bà thể nào cũng có quà cho lăo sau một ngày đồng áng. Khi cái kèn bằng lá quấn, thổi te te.
    Hôm về muộn cũng cho lăo con đom đóm đựng trong hộp đan bằng lá… Những người tốt chết cả rồi, từ khi đời lăo không c̣n trong ṿng tay của những người thương yêu lăo vô điều kiện.
    Đời lăo chỉ c̣n điều kiện chứ hết yêu thương. Một quăng đời đẹp đẽ gói gém trong ḍng nhớ", là ḷng biết ơn chân thành của lăo.
    Lăo bằng ḷng với thời thơ ấu là ḍng nhớ". Những năm rong ruổi dậy th́ mộng mơ, tập tành đàng đúm, trêu gái với bạn bè, không thể nào viết năm mươi chữ cho một năm, gồm đầu xuân lễ hội, sang hè vui chơi, nhớ mong… vào thu nhập học, gặp lại nhau ngỡ ngàng. Biết bao gương mặt không có tuổi, c̣n trong kư ức.
    Cái Thoa xinh đẹp đến mấy mươi năm trong thương nhớ của lăo, cái Thoa chết trước lăo từ hôm vô nhà thương thăm lăo. Đi đứng c̣n mạnh khoẻ hơn lăo, nhu ḿ, đoan trang vẫn vậy.
    Nhưng chỉ là một mẹ Thoa của con bà ấy, cái Thoa của lăo đă chết sau mấy mươi năm đẹp đẽ trong thương nhớ vô bờ của ḷng lăo.
    Lăo đặt bút viết về đêm Giáng sinh có máy bay của Tây nhả đạn xuống giáo đường.
    Lăo sẽ viết về cái hôm, cái Thoa theo gia đ́nh đi Nam, cả Hà nội sụt sùi trong mắt lăo. Sau đó, gia đ́nh lăo cũng đi nam. Riêng lăo đi t́m trong vô vọng.
    Ngày lăo dứt áo thư sinh vào quân ngũ, bao nhiêu người tiễn đưa vẫn thiếu một người để tâm khảm dạt dào luyến nhớ thành đô, những nỗi buồn vô vọng nơi đèo heo hút gió.
    Chuyện tử - sinh cách nhau một làn đạn… làm sao năm mươi chữ gói gém hết một năm gian khổ, hiểm nguy, vui mau, buồn dài theo mưa rừng, lạnh núi… không thể, không thể nào viết năm mươi chữ cho một năm biến động từng ngày, mà đời lăo có nhiều năm biến động.
    Rồi chiến tranh mịt mù, vác ba lô lên đường không biết địa danh, đi theo quán tính di chuyển liên tục làm người ta mất khả năng cảm nhận sự rời xa chỗ này, cảm giác đặt chân đến chỗ kia… không thể, không nào năm mươi chữ ghi lại được một năm hành quân liên miên trong nỗi nhớ khôn nguôi.
    Năm mươi chữ càng không ghi lại được một năm sau khi giă từ vũ khí.
    Những lao đao tận cùng với sĩ diện và cái bao tử trong trại tù. Những hành tung bất tận của cơn đói làm người ta thức trắng, nhai khống mùi hương kư ức đến hao gầy.
    Chiến tranh và hoà b́nh làm mất mạng không tiếc bằng mất liên lạc là mất hết.
    Lăo chẳng c̣n ǵ ngoài lời thỏ thẻ bên tai là nhựa sống cạn dần trong xác thân ṃn mỏi.
    Hôm tưởng lăo về trời nên người cũ đến chia tay lần cuối. Hoá ra chỉ là mê sảng từ cơn sốt. Giá gặp lại nhau một lần trước khi nhắm mắt cũng không tiếc.
    Lăo buồn hơn thời tiết xám ngoét ngoài kia, lăo ch́m vào cơn mơ dĩ văng. Lăo chết trong căn hầm nhà thờ, trong tiếng máy bay tây gầm rú trên bầu trời Giáng sinh.
    Nhưng biên bản cảnh sát Hoa Kỳ ghi là lăo chết trên chiếc ghế bành, tại nhà.
    Biên bản của bác sĩ trên xe cứu thương ghi là lăo chết v́ nhồi máu cơ tim. Đến cái chết cũng không được ghi nguyên do đúng đắn. Chỉ có người nhặt tờ lịch đông chí trên nền nhà biết lăo chết hôm nay.

    Phan

  4. #24
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Em Biết Anh Sẽ Về

    Mỗi dịp Halloween, tôi đều nhớ đến người bạn không rành tiếng Việt. Tính tới năm nay anh đă 47 tuổi và chúng tôi không gặp lại nhau đă hơn năm lễ Halloween đi qua.
    Lần anh chia tay tôi cũng tại Dallas này, lần anh trở về với mối t́nh đầu; với người con gái Mỹ đă chờ anh hơn hai mươi năm… chắc giờ này họ đă có con với nhau, anh đang trang hoàng nông trại, vợ anh th́ hóa trang cho những cháu bé để đón mừng Halloween.
    Hơn hết là có một gia đ́nh vẫn sum họp trong dịp lễ này. Bất chấp thời gian và tất cả…
    Cậu bé An theo gia đ́nh đến Hoa Kỳ vào những đợt di tản đầu tiên sau 1975. Có thể v́ tuổi lên mười nên h́nh ảnh cũ về quê hương, chiến tranh, di tản… đều mau chóng phai lợt theo sức lớn của An trong môi trường mới.
    Ngay cái tên Huỳnh Khương An cũng theo thời gian không ai gọi nữa v́ thuở ấy ít người Việt.
    Bạn bè Mỹ gọi An theo tên Mỹ là Tony. An cũng chỉ trả lời tên ḿnh khi ai hỏi là: Tony Huynh. Cái tên An dần nghe như cổ tích.
    Tony dần quên luôn những món ăn Việt nam v́ nhà cũng không có để nấu. Nhưng món bánh ướt là món khoái khẩu của An trước khi rời Việt nam, th́ một hôm được mẹ hứa hẹn là sáng cuối tuần sẽ làm cho An ăn. An trông chờ cuối tuần đó hơn bao giờ hết.
    Nhưng hóa ra là bánh hủ tíu khô mà mẹ may mắn mua được ở chợ nào đó, đem về luộc lên, ăn với xà lách xắt nhuyễn, dưa leo, thịt luộc… có nước mắm chua
    Nhưng pha từ nước mắm mặn do mẹ tự làm, nên Tony dần sai lạc về cái gọi là fish sauce ngay trong trí nhớ nhỏ nhoi…
    Từ đó Tony quên luôn món Việt nam cuối cùng là bánh ướt.
    Quên tiếng Việt từ bao giờ th́ không nhớ v́ đă không thể phiên dịch cho mẹ khi theo mẹ đi chợ, nhà bank… trong khi mẹ ngày càng khá tiếng Anh hơn, nên nói tiếng Anh với Tony dễ dàng hơn tiếng Việt.
    Tony chỉ nhớ, khi thấy những người châu Á nhếch nhác ngoài đường th́ mẹ nói:
    Họ là người Việt nam. Tony không c̣n muốn nhận ḿnh là người Việt nam khi bạn bè Mỹ hỏi mày là người ǵ"
    Tony tự cho ḿnh là người Mỹ v́ trhức ăn Việt nam đă bắt đầu có ở chợ nhưng Tony đă không c̣n mặn mà.
    Năm cuối cùng của bậc trung học, Tony nhờ hiền lành, khá cao lớn so với người Việt dù vẫn nhỏ con hơn bạn bè Mỹ. Nhưng điều làm cho Tony phải về nguồn lại không phải là chuyện nhỏ con hơn mà chỉ v́ Ashley Alexandra có cảm t́nh với Tony.
    Nhưng bọn con trai Mỹ đă tấn công Tony nhiều lần ngoài sân banh, trong restroom nhà trường để ngăn cấm quan hệ của Tony với Ashley. Chuyện đến tai Ashley, cô bé dặn Tony đừng tỏ ra thân thiệm ngoài mặt để rắc rối với bọn kỳ thị. Tony không sợ nhưng cô thế nên bó tay.
    Cho đến một buổi chiều tháng mười, chiều hôm Halloween, chiều của muôn đời.
    Tony ra khỏi trường vắng hoe, chỉ c̣n ḿnh Ashley ngóng đợi. Cô bé đă giới thiệu ông ngoại ḿnh với Tony, là người đàn ông đă già và hiền lành, người lái cái xe truck to lớn, kéo theo cái trailer-có hai con ngựa bên trong.
    Cuộc dă ngoại đầu tiên của Tony trên nước Mỹ, lại được đi cùng Ashley, làm cho Tony yêu mến nước Mỹ thêm sâu đậm. Tự hứa về nhà sẽ tử tế hơn với mẹ để cảm ơn mẹ cho phép đi chơi qua đêm lần đầu tiên trong đời Tony.
    Ông ngoại Ashley chỉ lái ra khỏi Dallas không lâu đă thấy mênh mông đồng lúa ḿ, cánh đồng trồng bắp bạt ngàn… và những cánh rừng tiếp nối về hướng đông nam của thành phố Dallas.
    Một buổi chiều se lạnh cuối tháng mười, Ashley nép vào ḷng Tony trên băng xe rộng rinh, làm Tony ngượng ngùng. Nhưng không ngờ Ashley hiền lành trong lớp học lại táo tợn như ma quỷ của đêm Halloween đă về.
    Ashley nói với ông ngoại, "Con cho ông ngoại là người đầu tiên thấy con hôn bạn trai của con." Cô bé nói xong, hôn ngạt thở Tony.
    Ông ngoại th́ cười vui sướng như người nông dân vừa cày xong thửa ruộng. Ông vừa lái, vừa gịch đầu cháu gái vào ḿnh để hôn chúc mừng cháu cưng đă có bạn trai.
    Ông đưa tay bắt tay chúc mừng Tony. Hứa hẹn đăi Tony một bữa tối
    Halloween lớn nhất trong nông trại của ông.
    Họ về đến nhà ông ngoại của Ashley là một nông trang không lớn nhưng sạch sẽ, tươm tất… bà cụ tóc trắng chắc chắn là bà ngoại của Ashley đă ra tận ngơ đón họ.
    Cuộc hội ngộ vui chưa từng có, nhưng đă làm cho Tony hối hận v́ ở nhà ḿnh, ngoài mẹ, chẳng c̣n ai. H́nh ảnh cha của Tony đă bạc màu theo thời gian trên bệ ḷ sưởi.
    Gương mặt bà ngoại thường mua bánh ướt cho Tony ăn cũng nhạt mờ theo thời gian… Gia đ́nh Tony măi măi là hai mẹ con, không thể nào đông vui như gia đ́nh Ashley.
    Những gia đ́nh cậu, d́ của Ashley đă tề tựu về nhà ông ngoại của Ashley để cùng vui chơi kỳ nghỉ Halloween.
    Khi nghe Ashley tṛ chuyện lúc tập cho Tony cỡi ngựa ngoài cánh đồng cỏ rộng lớn.
    Gia đ́nh Ashley chọn ngày Halloween là ngày sum họp gia đ́nh hàng năm. V́ mùa lễ cuối năm th́ ai cũng bận rộn công việc và ai cũng có gia đ́nh bên nội bên ngoại; bạn bè mời tiệc liên miên… nên các d́, các cậu của Ashley quyết định chọn lễ Halloween là dịp sum họp gia đ́nh.
    Mọi tiểu gia đ́nh đều tự động về nhà ngoại để sum họp hàng năm. Tony lắng nghe tâm sự của bạn gái trong nỗi niềm thương cảm cho ḿnh.
    Không biết bao giờ gia đ́nh lớn của Tony có buổi họp mặt đông vui. Hay măi măi trên xứ sở này, khi mẹ Tony già yếu và qua đời th́ chỉ c̣n ḿnh Tony trên nước Mỹ mênh mông… ít nhất Tony cũng c̣n Ashley là người hiểu được cảm giác lẻ loi trong thân t́nh đông vui.
    Cha của Ashley đă tử trận tại Việt nam năm 1968, khi Ashley mới 3 tuổi. Từ khi Ashley đi lớp 1 th́ mẹ đă lấy chồng khác và Ashley sống khép kín trong gia đ́nh với hai em cùng mẹ khác cha.
    Hàng năm, đúng ngày lễ Halloween, ông ngoại sẽ đón Ashley về nhà ông ngoại để gặp các cậu, d́.
    Mẹ của Ashley, mấy năm gần đây đă không về nhà ngoại đều đặn vào dịp lễ Halloween v́ người dượng không hợp với các cậu nên thường có căi nhau sau tiệc tùng… Giọng kể của Ashley đều như cỏ biếc.
    Tony tưởng tượng ra cô giáo Ashley sau này sẽ được nhiều học tṛ yêu mến, v́ Tony tin tưởng ước mơ làm cô giáo của Ashley sẽ dễ thành sự thật hơn những cao vọng của Tony...
    Chiều tháng mười cổ tích, gió mang hơi thu về cánh đồng bất tận. Đôi bạn trẻ đă giấu mặt trời xuống cỏ biếc để lời nguyền măi măi bên nhau thêm nhiệm màu. Tony, cho dù có đi hết trái đất, cũng trở về đồng cỏ này. Ashley sẽ chờ đợi măi măi nơi đây…
    Nhưng hai mươi năm sau, người đàn ông phong trần mới trở lại con đường tuổi nhỏ.
    Vẫn làng quê heo hút, xa xôi. Nông trại không c̣n được chăm sóc tươi tốt như xưa. Kia, là cái toa tàu ngựa đă mục sét, rệu ră… ngôi nhà thêm cổ kính và thiếu hẳn sinh khí của hai mươi năm trước.
    Những người lớn nay đâu, đám trẻ con cũng không thấy về nhà ngoại để giữ ǵn truyền thống gia đ́nh. Lễ hội ma quỷ đă hết tưng bừng nơi từng diễn ra, nhưng lời hứa với Ashley th́ như mới hôm qua!
    Ashley sẽ thế nào khi thấy Tony bước vào gơ cửa"
    Một người đàn bà Mỹ đă bốn mươi, có thể không nhận ra Tony được nữa v́ lớp bụi thời gian đă phủ dày…
    Và sao Tony lại trở về đây" Thành công và thất bại trong cuộc đời không đáng kể; hạnh phúc và khổ đau đều như mây trắng trên cánh đồng yêu nhau…
    Tony quay gót ra về măn nguyện v́ đă thực hiện xong lời hứa. Nhưng người đàn bà Mỹ đă bốn mươi vừa quẹo xe vào ngơ. Bà không tin nổi mắt ḿnh nữa, chỉ có trái tim Ashley đă nở nụ cười.
    "Em biết là anh sẽ về. Ngày mai mới là Halloween, gia đ́nh em vẫn tụ họp đông đủ, cả những người đă mất… Em và cả nhà đă chờ anh hơn hai mươi năm."

    Phan

  5. #25
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Ước Ǵ Không Phải Người Quen-Phan

    Không lẽ bạc ḷng đến đứng dậy ra về, có khác nào hắt ly nước lạnh vào quán quen! Nhưng ăn trưa một ḿnh là điều chán nhất trên nước Mỹ. Hơn nữa, người chủ quán biết rơ tôi đang đợi ai, và người ấy đến, rất có thể nhiều người khác đến nữa.

    Điều có thể tiếp theo sau bữa ăn trưa là những người bạn ở Dallas ưa giở tṛ ra xe lấy cái này, cái nọ vô cho anh em coi, mà cái này hay cái nọ của mấy anh bạn đều hấp dẫn như nhau!

    Vậy là chúng tôi ngồi tới chiều, tới tối, tới quán đóng cửa; thậm chí có hôm quán phải cử một người ở lại với chúng tôi v́ đă quá giờ đóng cửa cũng bởi cái này, cái nọ trong xe ai cũng là những chai vang có tên tuổi cho những lúc ngẫu hứng hiếm hoi từ khi cái thú đi quán mới đă chết tự bao giờ trong ḷng những người chỉ thích quán nhà cho yên thân.
    Tôi nói với cô chủ, “Chị cho tôi món ǵ có nước, nóng nóng là được, tôi phải đi bây giờ…”
    Cô trả lời, “Anh không bạn đến à…” tiếng cô nhỏ dần rồi mất hút xuống bếp.

    Ngoài cửa có hai người cộng lại hơn trăm tuổi bước vào, sự suy thoái nổi bật là người đàn bà lớn hơn người đàn ông cỡ con giáp. Lối ăn mặc và trang điểm của bà quen mắt đến chả có ǵ để chú ư. Nhưng người đàn ông lại có hấp lực từ kư ức đă xa, tôi tin ḿnh có quen biết người này!

    Người đàn bà ngồi phịch xuống ghế, ném cái giỏ xách sang ghế bên cạnh một cách giận dữ. Bà giỡ cái kính mát đen hù ra khỏi mặt th́ đôi mắt thấy quen quen. Không lẽ tôi biết cả hai người!

    Người đàn ông cao, gầy, da trắng xanh, tóc dợn rất đẹp, càng đẹp với màu muối đă nhiều hơn tiêu; phong cách từ tốn, chậm răi của anh làm tôi quen mắt cũ, nhưng kỳ thực không nhớ ra đă gặp anh, quen anh lần nào chưa, ở đâu?
    Cháu gái con cô chủ quán bưng ra hai ly trà đá cho họ. Quán này có lối tiếp khách như thế, hăy dùng ly trà đá thơm mùi lá dứa trước đi, rồi order sau; và quán sẽ mời chén chè đậu xanh tráng miệng sau khi khách dùng xong bữa, dễ thương nhất là 2 món free đó đều lạ miệng, ngon.

    Cô bé con bưng hai ly trà đá đứng tần ngần v́ người đàn bà đang cơn thịnh nộ, xỉa xói vào mặt người đàn ông! “Mày muốn về hả, tự đi kiếm tiền mà về, trước khi tao đồi ư! Đừng để tao trở cơn điên bất tử th́… (tục ngữ)!”

    Tiếng người đàn bà rít qua kẽ răng làm cô bé sảng hồn, để hai ly trà đá cộp cộp xuống bàn, nhún vai như xin lỗi khách-rồi dông vô nhà sau!

    Tội nghiệp con nít Việt sinh ra hay lớn lên ở Mỹ, chúng rất sợ người lớn tiếng hay khiếm nhă nơi công cộng, hàng quá... Tôi tiếp tục quan sát người đàn ông bằng tai v́ quán không có ai ngoài tôi và họ nên buộc ḷng tôi phải đọc báo cho anh đỡ mắc cỡ v́ đang bị người đàn bà ch́ chiết đến tội nghiệp.

    Theo phán xét lơm bơm từ người đàn bà độc thoại, anh chàng kia đă mang ơn bà cưu mang từ khi anh c̣n trong nước. Một tay bà nuôi ăn, nuôi chơi, giúp đỡ luôn cho gia đ́nh anh cũng không tiếc… rồi cũng một tay bà đem anh sang đây. Mười mấy năm nay, anh làm được ǵ có lợi ích cho bà chưa, mà, bây giờ, bùa mê thuốc lú con nào đến đ̣i về Việt nam?

    Tiếp theo là những lời hăm dọa vô căn cứ của người đàn bà không biết ḿnh là ai, v́ tưởng một hai năm th́ c̣n hù người ta được-khi chưa có thẻ xanh, chứ anh kia đă qua Mỹ mười mấy năm th́ c̣n ǵ để khè nhau nữa chứ; đó là chưa nói tới sự so le đến thảm hại - tương đương với giấy thông hành rồi c̣n ǵ!

    Nhưng thái độ lép vế của người đàn ông làm tôi e ngại, dám anh ta chưa có quốc tịch, hoặc có rồi nhưng bị người đàn bà giữ passport làm bùa hộ mệnh cho bà không chừng! Tôi chờ đợi sự phản kháng của con giun xéo măi cũng oằn; tưởng tượng ra cái mỏ bơm kia mà ăn cái bộp tai th́ toé silicone đầy bàn-chắc kinh lắm! Tưởng tượng thôi chứ biết chắc không có chuyện đó xảy ra v́ người đàn ông không có vẻ giận dữ -cũng lạ!

    Cô chủ quán bưng ra cho tôi tô bún mộc, nghĩa là cô bé con cô chủ chưa hết kinh hăi ở nhà sau, v́ thường lá cháu gái bưng ra. Trong mắt tôi, cái mỉm cười và ánh mắt của cô chủ rất ư nhị, tôi định hỏi có cần tố giác người giả vờ đọc báo không vậy?! Nhưng cô đă sang bàn họ lấy order. Đó là dịp tôi quan sát người đàn ông bằng mắt lần nữa. Anh ta trông rất quen.
    Rồi th́ người đàn bà vùng vằng với cô chủ quán ǵ đó! Có lẽ trong ḷng cô chủ cũng nói thầm, “vào quán cũng phải chọn quán thích hợp với ḿnh mà vào chứ! Nhà hàng chúng tôi không welcome khách dữ đâu!” Tôi đoán thế thôi v́ cô chủ quán này lịch sự nhưng không dễ tính, nhưng thời buổi làm ăn buôn bán khó khăn nên đôi khi cũng phải bấm bụng cho qua...

    Hai người đàn bà trao đổi xong, càng thương hại cho gă đàn ông cúi mặt trong thời gian chờ đợi thức ăn, anh ta được khai vị với một loạt từ ngữ mới,-khó nghe đến nổi da gà. Chắc bởi thế nên khi thức ăn được đưa ra, anh ta ăn ngon lành mới đáng nể. Bao nhiêu thương hại anh ta tan biến trong tôi,… nhất là từ trong cơi mơ hồ đă lờ mờ hiện ra người hàng xóm cũ.

    Có hai mươi năm rồi, tôi mua căn nhà trong con hẻm ở Tân Định. Người con trai út của ông bà cụ ở căn nhà đối diện cỡ ba mươi tuổi, anh ốm, cao, gầy, tóc dài và dợn sóng rất lăng tử. Thời đó mà anh ta cỡi chiếc Dream II mới cáu là ngon lành lắm.

    Phong độ của anh ta rất dân chơi, ăn mặc bảnh bao, đi xe xịn, xài tiền như nước. Tôi nhớ một lần gặp anh ta ở tiệm phở hạng sang vào buổi sáng, anh đi với cô bạn gái trẻ đẹp, nên tôi chỉ gật đầu chào, phần tôi cũng đi với mấy người bạn nên không tiện ngồi chung. Nhưng khi chúng tôi tính tiền bàn ḿnh th́ nhà hàng cho biết anh đă trả tiền cho cả bàn tôi rồi! Nh́n sang bàn anh th́ hai người đă đi, không nói được lời cảm ơn làm tôi áy náy…

    Nhưng không lâu sau lại gặp nhau trong pḥng trà, vũ trường ǵ đó, anh ta lại đi với một cô bạn trẻ đẹp khác. Chỉ có hai người ngồi bàn riêng trong góc, nên tôi tính tiền cho họ luôn để trả nợ chầu phở. Lần thứ ba gặp anh với cô bạn gái c̣n trẻ đẹp hơn hai cô trước, cô bé chắc chắn chưa xong trung học mới ghê!

    Nhưng anh đi chung với hai cặp khác nên cũng không tiện ngồi chung, nhất là quán nhậu th́ không nên ngồi khác hệ, dễ sinh chuyện! Hôm đó anh làm tôi nở mặt nở mày với bạn bè, anh đưa sang bàn chúng tôi chai Johnnie Walker nắp đen với lời lẽ khiêm tốn, dễ thương, đại khái anh với tôi là hàng xóm nhưng chưa có dịp ngồi chung. Hy vọng dịp nào bạn bè tôi đến chơi nhà th́ anh xin được sang chơi chung cho vui, trước lạ sau quen.

    Tôi ngại quá v́ chai rượu đắt tiền, nhưng anh nói có người nhà bên Mỹ về, mời anh em chung vui. Và bàn bên anh cũng thượng lên một chai Johnnie đen làm quán thịt rừng hôm đó lé mắt, thời bà con c̣n uống rượu Nàng Hương hay bia Chương Dương. Bàn nào uống Maxims Cognac hay bia Saigon là sang lắm rồi!

    Nhưng sáng hôm sau, tôi thấy bên nhà anh thường vắng lặng th́ hôm nay nhiều tiếng nói cười, có người đàn bà chắc chắn là Việt kiều về thăm quê hương.

    Tôi hiểu ra xuất xứ của mấy chai Johnnie Walker hồi hôm. Nhưng khi ra quán cà phê đầu ngơ th́ người bán tủ thuốc lá trước quán cho biết tin sơ khởi của xóm tôi, “Đó là con ghệ già của thằng H, con này bên Mỹ về, cung phụng cho nó đủ điều. Chỉ hai tuần là đi. Ở đây, nó tha hồ bay nhảy… nhà mày đối diện nhà nó mà không biết ǵ hết vậy? Ngày mai là nó đi Đà Lạt, Vũng Tàu cho coi. Nó cũng sợ mấy con ghệ nhí biết nên đi xa với con ghệ già cho êm. Mày khờ quá!”

    Tôi biết ḿnh không thể khôn bằng ông phế bán thuốc lá lẻ với bơm quẹt ga nên không nói ǵ! Chỉ để ư là H vắng vóng đúng hai tuần. Người đàn bà Việt kiều biến mất, lại gặp H ở những nơi ăn chơi về đêm và những cô bạn gái đến phải ghen tức với H.

    Một lần nào đó, H có nói với tôi, mấy hôm bà chị về chơi, muốn mời ông đi chơi nhưng lại không thấy ông đâu! Tôi trả lời là tôi cũng đi dữ lắm. Nhiều khi theo khách hải ngoại về bao xe cả tuần, hai, ba tuần th́ tôi đi suốt thôi. Nói xong, tôi cảm thấy ḿnh là người dễ bạn bè, nhưng với H cứ có một khoảng cách nào đó! Sao lại có thể hẹn những người bạn quen sơ ở đâu đó là ngày mai chúng ta gặp nhau. Nói dễ dàng và gặp dễ dàng như bạn bè đă quen lâu. Sao với H khó gần đến không hiểu!

    Rồi th́ giấy tờ bảo lănh của tôi tới lúc kêu đi, phải lo bán nhà, bán xe để đi. Lo đủ thứ việc nên không quan tâm đến những chuyện bên lề nữa.

    Hôm tôi đi, có sang chào hai bác ba mẹ của H, cảm ơn hai bác cho con tôi quà bánh, cho bạn bè tôi đậu xe trong sân nhà bác những hôm nhà tôi có tiệc đông người.

    Gởi lời chào đến H v́ anh ta đang đi chơi xa, không gặp. Hôm đó, bác Hai gái có đưa cho tôi số điện thoại của vợ thằng H bên Mỹ, bác dặn, “Vợ chồng con qua bển, có khó khăn ǵ th́ kêu nó giúp đỡ. Bác Hai tiếc là nó về th́ thường con đi, nên không gặp. Con về th́ nó đi chơi xa với thằng H nên cũng không gặp…”

    Không biết hai bác hàng xóm hiền lành của tôi có c̣n không v́ đă hai mươi năm không gặp. Cuộc gặp trưa nay chỉ mong là không đúng người mà bác Hai gái đă đưa số điện thoại, và người đàn ông cúi mặt ăn trưa kia đừng phải là H th́ hai bác hàng xóm hiền lành xưa dẫu có đă ra người thiên cổ cũng đỡ tủi thân…

    Phan
    Last edited by Camlydalat; 24-08-2012 at 07:43 AM.

  6. #26
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Dưới Ṿm Thông Xanh…

    Trưa nay, dưới ṿm thông xanh của Starbucks Galleria, cái nắng trăm độ F của Dallas giảm được 4%, c̣n 96 độ. The Weather Channel c̣n cho biết, gió tây nam 5 dặm/ giờ. Nhưng dường như nơi đây bị các building cao ngất vây kín khoảng sân có cây xanh, làm không gian đọng lại như giọt cà phê khô trên cây que Starbucks; cây que quậy chán rồi lặng thầm một góc bàn như những người đi chán rồi nhốt đời vào một góc quán cà phê. Tôi cũng ngồi search chán các web th́ ngắm thiên hạ, bởi đâu chỉ riêng ḿnh từ chối máy lạnh bên trong Starbucks.

    Nơi thời tiết đang nực giông này, một người đàn ông Mỹ trắng chừng bốn mươi-có gương mặt năm mươi. Cái nét già háp v́ rắc rối hôn nhân của ông ta mà gặp đạo diễn đang t́m vai, th́ ông ta bỗng trở nên giàu có và nổi tiếng! Chỉ tội cây que ở Starbucks, chưa thấy ai xài lại bao giờ.

    Có lẽ tôi đă quen mắt với h́nh ảnh những người ngồi đợi nơi quán cà phê này, người đợi một hai người bạn thường tự tại bằng một việc làm giết thời gian như delete bớt những message trong điện thoại, hay xem thời tiết, kết quả thể thao trong iPhone… Người đợi nhóm bạn th́ thường nh́n địa thế, rồi kéo bàn nhập lại, kê ghế sẵn cho bạn bè đổ bộ. Người đợi già nhân ngăi th́ thường mua sẵn cho người sắp đến thức uống để măi non vợ chồng. Nhưng người chờ bồ bịch không giấu được sự bồn chồn. Đặc biệt là đôi mắt luôn ở ngoài parking như ông Mỹ già háp đang giăn hết cỡ đồng tử chờ mong!

    Và người phụ nữ trắng, cao ráo, đă đến. Bà (cô) ta ngồi xuống bàn là mở ngay iPad. Tôi cố gắng t́m từ xưng hô với cỡ tuổi người này thật khó! Gọi là bà th́ tội nghiệp cho người phụ nữ c̣n hẹn ḥ; nhưng gọi là cô th́ khô quá! H́nh như Bùi Giáng tiên sinh gọi là “nường”, v́ chữ “nàng” ướt át hơn - như nàng thơ của nhà thơ; c̣n “nường” th́ chung chung, chỉ những ả c̣n available, hay ít nhất cũng độc thân tại chỗ…

    Khi người đàn ông đi mua thức uống cho bà ta trở ra, họ chú mục vào iPad. Cách nh́n chung vào màn h́nh của họ không phải chuyện làm ăn; họ đang chia sẻ cảm xúc về nghệ thuật, hoặc giả vài tấm ảnh hay một đoạn tùy bút, thơ t́nh lăng mạn ǵ đó, nên thỉnh thoảng lại hôn nhau t́nh tứ, làm trời chuyển mưa…

    Người thanh niên Trung đông khác, mặc đồ bệnh viện, cũng lướt web từ khi ngồi xuống bàn. Đôi mắt anh ta nói rơ là người thiếu ngủ; cho đến khi có cô gái thật đẹp, dáng thể thao mạnh khoẻ. Cô mặc áo bó, quần short ngắn đến không thể ngắn hơn, làm cho cặp gị rám nắng thêm đẹp, thêm dài, tới tận đôi giày tennis shoes trắng muốt. Có lẽ cô gái mới từ trong gym ra, chứ nắng này mà chạy bộ ngoài đường th́ chết nóng. Mặt cô ửng hồng, mồ hôi ướt tóc mai thành lọn. Đẹp năo nùng.

    Cô ngồi xuống bàn, hôn nhẹ anh Trung đông râu ria, rồi tự đi mua cho cô một ly nước trắng, làm những người đang chiêm ngưỡng cô bất b́nh th́ phải! Tôi chỉ thấy luật bù trừ hiện rơ nơi cặp này. Người đàn ông dư kí lô th́ uống ly bơ sữa ǵ đó bự sự, hút thuốc liên miên ngay cả khi nhai ngấu nghiến một thanh chocolate to như trái chuối. Trong khi cô gái như gió thoảng th́ uống nước trắng và ăn trái apple từ tốn, nhỏ nhẹ… làm trời đổ mưa.

    Mưa đá bằng hạt bắp, hạt đậu nành giữa trời đang hừng hực nóng là chuyện thường ở Dallas. Mưa đá rơi chỉ vài phút rồi tiếp theo là những hạt mưa to, chát chúa trên mặt đường, nóc xe… Những cây dù che mưa nắng của Starbucks như nạn nhân của sự giận dỗi của thời tiết khùng điên nơi đây, nói tới Dallas th́ ai chả biết cụm từ “crazy weather”!

    Nhưng mọi người hưng phấn, vui hẳn lên với mưa mau v́ nhiệt độ hạ liền hơn 10 độ F sau vài phút mưa đá và vài phút mưa mây… Không gian như phục sinh, lá thông xanh mướt, long lanh những hạt mưa như pha lê khi nắng lên trở lại; nắng nhanh chóng sấy khô những hạt mưa cứu hoả thành Đà để giữ vững danh hiệu “crazy weather” cho Dallas.

    Đôi t́nh nhân có tuổi đă no mắt hạnh phúc sau khi được nh́n nhau trong âu lo, sự mệt mỏi ngày tới trong mắt họ khác hẳn thơ ngây của tuổi hẹn ḥ nhiều năm trước là lo âu bị bạn bè, người thân bắt gặp trốn học đi cặp kè. Hai người họ sóng bước ra parking sau cơn mưa mau, chia tay nồng nàn với nụ hôn t́nh trưa ở thành Đà thường nóng bỏng - mưa đá - rồi khô mau…

    Cơn gió thoảng ngả đầu vào vai anh chàng Trung đông, nhắm mắt dưỡng thần. Chứ biết làm ǵ với con ma điện toán say mê website hơn người t́nh. Anh ta như sắp thánh chiến tới nơi! Nhưng xong việc là đóng xập cái laptop, đánh thức cô gái một cách khiếm nhă để lấy lại bờ vai. Mọi thứ dồn vào cái backpack cẩu thả của anh ta; dọn dẹp qua loa cái bàn; cái cùi trái apple do cô gái bỏ trên bàn, anh ta… tộng vào miệng ḿnh, rồi lật đật ra xe, một ḿnh, vọt mất. Bỏ lại sau lưng đóa muộn phiền.

    Vài tên sinh viên ngẫu nhiên ra về khi cô gái uể oải rời quán! Không ngờ thanh niên Mỹ cũng biết câu, “ra đường thấy cánh hoa rơi/ đưa tay nâng lấy cũ người mới ta…”

    Khí trời dễ thở hơn sau cơn mưa chớp nhoáng, những cuộc t́nh bóng mây cũng tan mau, nhường không gian xanh thông cho người mẹ Mỹ rất sang cả, bà mặc bộ đầm vét tuyệt đẹp, khó h́nh dung nổi người phụ nữ 4 con mà c̣n đẹp dáng đến thế!

    Lại cái tuổi lừng khừng giữa bà và cô, nhưng ở một tầng lớp khá hơn, người ta có ư thức và điều kiện hơn về bản thân. Bà có 4 cháu bé từ 10 tuổi xuống 8, rồi 6, rồi 4… cái report t́nh yêu của bà h́nh bậc thang cho thấy hạnh phúc ổn định trong đời sống bây giờ quả hiếm hoi! Bốn cháu bé dễ thương, ăn mặc chỉnh tề. Hai trai, hai gái xen kẽ. Hai trai đồng phục quần jean xanh, áo sơ mi ca rô đỏ trắng; th́ hai gái cũng đồng phục đầm bông mùa hè.

    Bốn đứa trẻ ngồi hàng dài trên ghế băng. Chúng ngoan thật, không làm ồn, không đ̣i hỏi, ṿi vĩnh ǵ hết. Mẹ chúng đang làm việc ráo riết trên cái laptop ở bàn riêng. Năm phút, rồi mười phút, bà sử dụng đến cái cellphone nhập cuộc với laptop để làm công việc ǵ đó - có vẻ gấp gáp.

    Hai mươi phút đă trôi qua, những đứa trẻ có giáo dục, phong độ kỷ luật của chúng thật đáng nể! Chỉ cậu con trai lớn nhất, thấy mẹ lấy cọng dây charge từ cặp táp đen ra, chú bé nhanh nhẹn rời khỏi ghế băng, đi cắm điện cho mẹ charge laptop. Hôn mẹ một cái, rồi trở lại trông em cho mẹ làm việc. Chú bé này rất khá, chú nói khẽ với các em như kể chuyện, nhưng các em của chú cứ khúc khích cười - chả biết chúng cười nội dung chuyện kể hay cười gương mặt anh Hai rất hài hước!

    Người đàn ông mặc đồng phục với hai cháu trai đă đến! Ông hôn vợ trước, rồi trở qua ghế băng ôm hôn chung 4 đứa con. Sau đó, ông dẫn chúng vào trong mua thức uống, mua bánh, trái…

    Những đứa bé kỷ luật thật đáng nể! Mỗi đứa đă có phần, chúng tự biết bày phần ăn, thức uống của ḿnh ra cái bàn mà cha chúng đă chọn. Nhưng tất cả ngồi yên, chờ đợi.

    Anh Hai trong gia đ́nh này take care cho cô em út quá dễ thương. Gia đ́nh này thích hôn, chú bé-anh Hai bày thức ăn, nước uống của cô em út ra xong, dặn em ngồi đợi cho ngoan, hôn em, rồi trở về chỗ của ḿnh, bày phần ăn, thức uống của ḿnh ra. Trong khi cha chúng đang bỏ đường , khuấy ly cappuccino cho mẹ chúng. Người cha bưng ly cà phê sang bàn vợ đang làm việc, lại hôn. Một người hôn mời, người kia hôn cảm ơn. Cái hôn của người Mỹ nhẹ nhàng, tự nhiên - làm đẹp nơi công cộng.

    Tội nghiệp bà (cô) hớp ly cappuccino - biết là nóng nhưng cứ như người nghiện x́ ke thấy thuốc, không nhịn được phút giây nào nữa! Làm ông chồng lại phải bỏ con để sang làm nguội ly cà phê cho vợ. Đâu đó, ông trở lại bàn riêng với 4 đứa con.

    Những đứa bé kỷ luật đáng nể như quân đội đă thay đổi hoàn toàn phong cách trên bàn ăn. Gia đ́nh này có cách ăn rất vui. Đầu tiên là người cha nhắm mắt lại! Các con ông, không theo thứ tự nào hết, thậm chí chúng c̣n cố t́nh gạt cha, đứa anh Hai nói đứa chị Ba cho cha ăn đi! Nhưng cô em Út vội ngắt bánh của ḿnh - đút cho cha ăn. Bàn tay bé xíu của bé đút luôn vào miệng cha làm cha đoán trúng phóc loại bánh ǵ, ai đă cho cha ăn. Làm cả nhà họ cười - hạnh phúc.

    Anh Hai nhắc lại với chị ba: “cho cha ăn đi!” Nhưng chị Ba thay v́ ngắt miếng bánh của ḿnh và đút cho cha, th́ nó lại đưa ngón tay trỏ mũm mĩm của nó lên môi ḿnh để ra dấu cho anh chị em… lừa cha!
    Nói chung là người nhắm mắt sẽ được ăn thử một miếng bánh, sau đó phải nói đúng tên loại bánh ḿnh vừa được cho ăn, loại bánh đó của ai th́ khi mua đă biết rồi nên không cần nói mà khó nhất là nói đúng bàn tay của ai đă đút bánh cho ḿnh ăn?

    Tụi nhỏ nhà này ngoan và kỷ luật đáng nể, làm tṛ chơi của họ rất vui nhộn nhưng không ồn, không làm phiền người khác. Mấy cô chú bé tí đă biết tự kềm chế tiếng cười của ḿnh nơi cộng cộng mới đáng phục! Nhưng không phải chúng không biết chơi ăn gian! Con nhỏ chị Ba, nắm tay thằng anh Tư - đang cầm mẩu bánh của anh Hai - đút cho cha ăn.

    Cha chúng đoán đúng loại bánh, đúng bàn tay của anh Tư trong gia đ́nh. Nhưng phải chịu thua sấp nhỏ v́ có tay chị Ba cầm tay anh Tư - nghĩa là hai đứa cho cha ăn chứ không phải một!!!

    Tṛ chơi của họ tuần tự từng người nhắm mắt, làm tôi nhớ những bữa ăn trong gia đ́nh ḿnh thuở nhỏ! Con ruồi, con muỗi bay qua cũng nghe v́: ăn không được nói; đũa bát không được kêu loảng xoảng là bất lịch sự! Những bữa ăn nặng nề trong không gian nghẹt thở khi được ngồi ăn chung bàn với cha mẹ trở thành nỗi ám ảnh tuổi thơ v́ rất dễ bị trách phạt. Sao người Việt lại không biết biến một bữa ăn b́nh thường thành những kỷ niệm gia đ́nh cho con cái về sau…

    Đến phiên cô Út nhắm mắt, bị cả nhà gạt mới đau! Cha và hai anh, một chị chơi nắm tay nhau, rồi ra hiệu cho mẹ từ bàn bên kia sang đút bánh cho Út ăn. Mẹ cũng chơi ăn gian công ty với cha và anh Hai, chị Ba, anh Tư để cùng lừa cô Út. Bà đút bánh cho bé Út xong, không về chỗ làm mà ngồi xụp xuống gầm bàn.

    Út đoán sai tên bánh đă đành, mở mắt ra, thấy bốn người c̣n nắm tay nhau nên Út đoán là cả nhà đút bánh cho Út ăn! Bỗng đâu tay mẹ từ gầm bàn đưa lên… Út tự ái bị gạt, khóc quá chừng! Làm ai nấy không nhịn được cười.

    Người mẹ trở về bàn làm việc với laptop, cellphone; người cha dỗ con gái út bằng cách vác nó lên vai, ông nghêu ngao hát trên lối đi bộ hành để khỏi ồn người khác. Cô bé ngủ luôn trên vai cha. Các anh chị nó dọn bàn, bỏ thùng rác. Rồi ngồi đợi cha mẹ bằng kỷ luật nhà binh như cũ.

    Gia đ́nh vui nhộn đă rời quán, người mẹ thu xếp nhanh laptop, điện thoại vào cặp táp, bà hôn chồng con rồi lật đật chui vào cái xe nhỏ của ông chồng đă lái đến đây, biến đi lo cơm gạo gia đ́nh. Người chồng thu xếp cho các con vào chiếc xe van mà vợ ông đă chở chúng đến. Chiếc xe lăn bánh, chở niềm hạnh phúc hiếm hoi trong đời bây giờ tan biến vào ḍng đời đang xuôi ngược trên Dallas Tollway.

    Trưa Galleria không phải khu Việt nam nên ít gặp những mặt người buồn tênh, nhưng nhạc Trịnh như hằn trên gương mặt người thanh niên cỡ ba mươi, cái “tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người” đang tua tủa râu không cạo trên gương mặt háp nắng dù trời mới vào hè. Anh ta cũng thuộc loại ngồi đồng khả kính v́ từ khi tới đây, tôi đă thấy anh ngồi không hứa hẹn giờ về, hay có ư đợi ai. Tôi thử h́nh dung ra anh ta làm nghề ǵ?

    Người Việt không làm construction như người Mễ, hơn nữa quần áo anh ta không phải giới construction. Vậy, hành nghề cắt cỏ thuê! Cũng không, v́ dân cắt cỏ th́ đôi giày có màu xanh cỏ bám ngoài, bất kể giày đen hay trắng.

    Anh bạn trẻ này chắc chắn không phải thợ máy lạnh hay thợ sơn v́ hai người thợ đó có phong cách đặc biệt so với những thợ khác là họ thường trầm tĩnh, ít nói… bởi một người cứ bị ám ảnh té thang và môt người luôn sợ điện giựt, làm cho gương mặt họ luôn căng thẳng nghề nghiệp.

    Anh ta càng không phải thợ cable v́ giới này khá ồn. Không tin cứ đến Starbucks FireWhell Mall, hay Starbucks ở Buckingham Rd & Jupiter Rd, là những quán pha cà phê ngon hơn nhiều chỗ khác, quán lại đẹp, có không gian lăng mạn cho hẹn ḥ mà lại có cả sự yên tĩnh cho những người cần tới internet của Starbucks để làm việc, nhưng thường gặp cánh cable ở hai nơi đó. Có lẽ ngành nghề hightech có nhiều chuyện để căi hơn nghề thường v́ người Việt nào cũng là người giỏi nhất trong ngành nghề của ḿnh!

    Có thể anh chàng này làm nghề delivery! Cái nghề này ăn mặc đơn giản nhưng không bụi bặm như giới làm việc ngoài trời. Nh́n kỹ, anh ta không bị trắng xanh của giới làm hăng điện tử. Tôi loại bỏ dần những phán đoán, nhưng chợt nhớ ra làm thất vọng! Giới deli phụ tùng sửa xe, hay pizza thường hai tay hai màu - tay trái đen hơn tay phải, do lái xe trời nắng…

    Chẳng đoán nổi anh ta làm nghề ǵ với vóc dáng háp nắng mà quần áo không phù hợp với những nghề… giang nắng! Giả sử anh ta làm một nghề trí thức hơn th́ không có cửa v́ nh́n mặt không thấy trí tuệ; và cái cách ngồi quán của anh ta thuộc loại vô công rỗi nghệ hơn là giải khát, giải khuây; anh ta cũng không giống người thất nghiệp! Và cuối cùng là không biết anh ta người Việt hay Thái, Lào, Miên… Tôi chỉ thấy ly Starbucks của anh ta đă cạn từ lâu lắm rồi, gió thổi ngă ly th́ anh dựng lại trên bàn để thỉnh thoảng nâng ly; bao thuốc lá rỗng tuếch nhưng thỉnh thoảng lại mở ra… sự khánh tận vụng về!

    Người thanh niên ngồi đó như khúc củi mục. Có rất nhiều củi mục ở những quán cà phê Việt nam, -như một hôm, tôi t́nh cờ bị hấp dẫn bởi cái tên quán hay hay nên ghé thử! Không ngờ trong quán lớn, có nhiều bộ sofa cho khách uống cà phê, những bộ sa lông cũ kỹ như shop bán đồ cũ, trưng bày nhếch nhác những b́nh hoa giả bụi bặm, tranh ảnh xiêu vẹo đến không ai buồn chỉnh đốn lại chúng cho ngay ngắn - hay nghệ thuật treo tranh bất như ư th́ tôi không biết!

    Chỉ thấy đúng mười người thanh niên cẩu thả về ăn mặc, phong cách và ngôn ngữ nơi công cộng. Hai mươi con mắt căng thẳng theo dơi trận bóng rổ trên màn h́nh tivi; nhưng mười cái miệng không ngớt chửi thề, căi nhau… ai cũng cầm trên tay một cái iPhone như chờ tin nóng; ai cũng ra vẻ là người sành sơi; nhưng nghe kỹ th́ ai cũng đang thua! Nên họ chẳng ăn uống ǵ cho quán có thu nhập; nhưng hút thuốc thả cửa trong quán có rất nhiều những tấm bảng “No smoking” trên tường. Hôm đó tôi nghĩ kỹ mới thấy ḿnh sai chứ quán không sai! Bởi cái tên “Qúa Văng” là nhắc lại một góc quê nhà, có thể là quán cóc ở đầu con hẻm cụt, đă không c̣n nữa trong đời sống hải ngoại…

    Người thanh niên ngồi đó, có lúc thấy anh giống ông đạo mùa bên Nhật v́ không căi nhau hay chửi thề với ai. Ông đạo mùa chỉ ngồi nh́n mùa qua mà đắc đạo. Khi nói về mùa xa, ông nói tới hồi sinh; khi nói đến mùa tới, ông nhắc lại tiền kiếp. Nghe nói, ông đạo mùa bên Nhật hoá cánh thiên di để chở mùa đi tái tạo giao thoa giữa con người và thiên nhiên. Anh bạn trẻ không chừng hoá đá ngây ngô nếu cứ ngồi vô công rỗi nghệ.

    Thật ra anh có để mắt đến những người đi xe đạp! Có lẽ anh đă từng là một cậu bé mê xe đạp; anh đang sống với hoài niệm về những ṿng quay… Và thỉnh thoảng một người đi xe đạp lại đến, dựa cái xe vào thành ghế băng của quán Starbucks này. Có người khóa lại, có người không. Họ lật đật vào quán mua một ly ǵ đó, bưng ra bàn giải khát hay bận việc th́ vừa đạp đi vừa uống trên đường…

    Đến anh chàng sinh viên nọ, chắc là trên đường về, anh ghé Starbucks làm một ly giải khát. Khi anh khoá cái xe đạp đua của ḿnh vào thành ghế, rồi vào trong quán xếp hàng mua thức uống. Ngoài sân, đôi mắt người thanh niên sáng lên từ khi anh chàng sinh viên đến; đúng hơn là cái xe đạp đua đến v́ họ có chào hỏi ǵ nhau đâu mà nói là quen biết hay bạn bè. Điều lư giải có thể chỉ dừng lại ở mức một người me xe th́ thấy xe đẹp là mắt sáng lên - dù không phải của ḿnh cũng trầm trồ khen ngợi, ngắm nghía cho đă mắt…

    Nhưng mọi chuyện vỡ lẽ khi người sinh viên đang xếp hàng trong quán đă khuất tầm nh́n đến chiếc xe đạp của ḿnh ngoài sân, (hơn nữa anh sinh viên chắc yên tâm là ḿnh đă khoá xe cẩn thận), th́ người thanh niên nhanh như cắt! Không ngờ anh ta thủ sẵn trong người cây kếm cắt khá lớn chứ không nhỏ. Anh cắt “bụp” sợi khoá-khóa người ngay chứ kềm cắt của Mỹ th́ cọng cáp bọc nhựa có to gấp ba lần cũng đứt dễ dàng!

    Vài người thấy và hiểu chuyện chứ không riêng ǵ tôi, nhưng chuyện quá đột ngột, diễn ra quá nhanh, nên ai cũng chỉ kịp đứng lên, nh́n theo tấm lưng gầy c̣m của người thanh niên đang g̣ lưng trên chiếc xe đạp đua, lao vút về góc khuất con hẻm ngoằn nghèo giữa các building, biến mất một kẻ gian đă kiên nhẫn ngồi canh me chiếc xe đạp giá trị nhất trong những chiếc xe ghé lại Starbucks hôm nay!

    Chỉ c̣n lại ḿnh tôi mang gương mặt Á đông trong xă hội Starbucks Mỹ này! Bao nhiêu ánh mắt kỳ thị nh́n về tôi đến xấu hổ; đến tôi phải gấp cái laptop của ḿnh lại, rồi ra về. Một ngày nắng ở thành Đà có mưa đá; một ngày vui được thấy nhiều điều nhưng điều nhớ nhất là màu da của ḿnh dễ bị ngộ nhận…

    Phan

  7. #27
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Nh́n Mặt Bắt H́nh Dong

    Bà cụ nhà tôi” bảo tôi đi t́m nhà để mua. Nhờ vậy, tôi hiểu ḿnh được phần nào khi đi coi hàng trăm căn nhà chỉ để mua một căn! Tôi khởi sự bằng việc nhờ cậy đến đồng hương hành nghề môi giới nhà đất.

    Những người tôi nhờ đều vui vẻ theo nghề nghiệp và t́nh chung ngôn ngữ. Nhưng tự truyện của người môi giới trong xe như lời cảnh cáo!

    “Người ḿnh anh ơi! Mua căn nhà chỉ từ 120 tới 150 ngàn. Nhưng cứ bắt chở đi xem những căn nửa triệu! Dường như họ không có bạn ở nhà nửa triệu nên tiện dịp th́ hành ḿnh cho họ đi xem inside căn nhà nửa triệu cho biết! Làm mất thời giờ, tốn xăng, hao xe… muốn chết!”

    Cô làm tôi cứng họng, không dám xin cô cho đi xem nhà Tổng thống Bush con ở Dallas, đang rao bán giá hạ! buồn riêng ḿnh tôi, lại c̣n bị bà cụ mẹ của sấp nhỏ cằn nhằn, “ông đi xem nhà mà đầu hồn cứ thả đi đâu, không lo bới lông t́m vết để có cớ bớt giá người bán. Không cân nhắc người môi giới chém vè những căn giá rẻ mà chỉ muốn khách hàng mua nhà nhiều tiền th́ tiền commission mới nhiều!”

    Tôi chợt hiểu ra người ḿnh, ngoài miệng thơn thớt nói cười với nhau nhưng ai cũng nhỉn mặt bắt h́nh dong nhau để thủ lợi. Một tuần khờ người v́ nh́n mặt bắt h́nh dong cũng chưa chọn được căn nhà vừa túi tiền mà như ư; không phải là không có, nhưng đêm về suy tư mới thấy bệnh kinh niên của ḿnh là luôn t́m cách biết trước, đến trước, nhưng sợ hớ giá, và biết đâu có căn khác bằng giá tiền nhưng nhà đẹp, tốt hơn… nên trật càng đi xa khi nh́n mặt bắt h́nh dong cả căn nhà chứ riêng ǵ người với người.

    Tôi lại nghĩ nh́n mặt bắt h́nh dong ḿnh như thế có phần khắt khe v́ dân tộc nào chả muốn mua nhà rẻ! Từ đó tôi bỏ đào sâu vào những tập quán xấu, để quan sát đến góc tập quán, thói quen sinh hoạt của những sắc dân mà tôi có dịp tiếp xúc với đời sống phía trong cánh cửa nhà họ.

    Tôi thích căn nhà màu xám, khang trang, sạch sẽ, của một gia đ́nh người Trung đông (là khi tới mới biết, nếu biết trước có lẽ tôi đă tránh!) Nh́n h́nh nội thất của căn nhà trên website, có thiết kế thoáng, trang trí nhẹ nhàng. Tôi nghĩ đến việc mua căn nhà này sẽ ít tốn tiền trang trí nội thất; quan trọng hơn là ít bị kêu réo quét bụi, lau chùi cho những thứ linh tinh trên tường hay bệ cầu thang, ḷ sưởi… cũng đỡ cực cho ḿnh lắm chứ! Nhưng, “thiện chí của đàn ông bao giờ cũng nửa chánh nửa tà; tiết kiệm cho gia đ́nh hay làm biếng tổ sư…!” Lẽ ra điều ấy để lương tâm đương sự phán xét, nhưng bà cụ nào chả giỏi ch́ chiết cụ ông!

    Lần thứ nhất lấy hẹn đến xem căn nhà màu xám. Khi đến cửa th́ chủ nhà không cho vô xem và trả lời là đă gọi cancel với công ty môi giới - 5 phút trước! Dường như người Trung đông không có khái niệm thời gian về việc người xem nhà phải lái nửa tiếng mới đến được nhà họ!

    Lần thứ hai, ông râu quai nón nhận lời của công ty môi giới là trong khoản thời gian nửa giờ, ông đồng ư cho người muốn mua được phép vào xem nhà. Nhưng chỉ báo trước 15 phút th́ ai lái nổi tới để xem! May là tôi với anh môi giới đang ở gần nhà ông ấy, chúng tôi chạy hụt hơi mới kịp. Nhưng khi đến, ông chỉ hé cửa xin lỗi là nhà đang bừa bộn, không tiện! Rồi đóng sầm cánh cửa!

    Lần thứ ba không diễn ra v́ tôi đi mua chứ không đi xin. Chả biết ông Trung đông có kỳ thị người Việt hay chỉ tại ḿnh không có duyên với người Trung đông! Nhưng lư giải cỡ nào th́ người bạn môi giới cũng bỏ tôi giữa đường… v́ tội đi mua th́ miễn sao tốt và rẻ; anh dẹp ba cái tự ái hăo đó giùm tôi đi!... Bó tay.

    ôi rút kinh nghiệm để ứng xử với căn nhà đáng nhớ khác cũng của người Trung đông thứ hai (cũng là đến nơi mới biết!) Căn nhà cũng khang trang, sáng sủa, giá cả phải chăng. Bệnh nh́n mặt bắt h́nh dong của tôi là người Trung đông thích ăn ở sáng sủa cho đỡ hao điện thắp sáng, không giống như nhà Mỹ cứ tối tối với tường thường sơn màu lạnh; sàn nhà màu đậm, màn cửa màu lạnh, bàn ghế gỗ… Nhưng xem đến căn nhà Trung đông thứ hai này th́ tôi tin chắc là người Trung đông thích trang trí đơn giản-có mục đích! Tôi không nghĩ họ nghèo mà… nh́n mặt bắt h́nh dong là dân này gọn nhẹ cho dễ chẩu! Hơn nữa, căn cứ theo góc ảnh th́ những tấm ảnh giới thiệu căn nhà này trên website có phần muốn giấu diếm những góc ảnh cần thiết để người xem có thể h́nh dung ra được nội thất của căn nhà. Tại sao?

    Câu hỏi đă đưa tôi đến Trung đông kỳ bí bật mí trung gian! Đến nơi mới biết là ổ của những tay điện toán Trung đông, trong nhà chỉ lộc ngộc năm, bảy trự đàn ông trẻ, da đen ngăm, râu quai nón, mắt trắng dă như thơ Nguyễn Bính*. Máy điện toán đầy nhà - mỗi pḥng hai, ba máy… Khi có người tới xem nhà th́ phải đợi họ shutdown toàn bộ computer trong nhà. Sau đó, họ rút hết ra các xe hơi đậu ngoài đường, trong garage…, ngồi chờ người xem nhà.

    Tôi quan sát những góc dấu giếm của những tấm ảnh được post lên website, đúng là Trung đông kỳ bí bật bí trung gian là những tấm ảnh trên web vừa trung lại vừa gian! Giới thiệu đủ các pḥng trong nhà nhưng chỉ chụp lưng chừng trở lên ceiling để không thấy được sự dơ bẩn, mục nát của những hạ góc! Sự trí trá vụng về nơi nơi trong căn nhà có “chùm ảnh đẹp” nhưng tiếp cận th́ than ôi! Xin lỗi những người anh em Trung đông về việc duyên khởi èo uột quá nên không có duyên mua bán với nhau được!

    Trong hàng trăm căn nhà tôi đă xem qua, nhà của người Mỹ dường như kêu đúng giá, tiền nào của nấy nên không mấy ấn tượng. Nhưnhg tôi có xem hai căn nhà của người Tàu, (cũng là đến nơi mới biết!) Một gia đ́nh Tàu sạch… th́ quá sạch! Lau chùi đến ṃn hết các nơi. Cảm giác khó tả khi nh́n quanh căn nhà sạch sẽ đến tội nghiệp người lau chùi; thương hại sự đờ dẫn của vật chất bị lau chùi sạch quá hoá cũ!

    C̣n gia đ́nh Tàu dơ th́ y chang những căn nhà người Tàu b́nh dân trong khu Chợ Lớn. Nhà ở tối tăm, bừa bộn, dơ bẩn, mùi thức ăn nồng nặc trong không gian bí. Điểm chung của hai căn nhà người Tàu là thắp nhang vàng khè ceiling và nhà nào cũng hàn thêm cửa sắt bên ngoài tất cả cửa sổ và cửa ra vào… làm tôi nghĩ tới ma mới biết sợ ma; kẻ cướp sợ cướp; gian ư mới hối lộ thánh thần vàng trần nhang khói… Oải.

    Vui nhất là vô những căn nhà Mễ, đa phần là nhà cũ, rẻ tiền. Cho thấy người Mễ không giàu có như những sắc dân khác trong vùng tôi ở. Có căn nhà vui lạ là căn nhà nguyên thủy tí teo, nhưng chả biết họ xin phép thế nào mà thành phố cho sửa cái garage hai xe thành pḥng ngủ. Độc đáo là pḥng ngủ 3 tầng, nh́n như cái mini Motel… trong đó là đoàn quân cắt cỏ chừng hai chục mạng, theo anh Mễ trọ trong căn nhà đó cho biết, thành phố không cho sửa mặt tiền nhà để giữ cảnh quan khu xóm như nhau; nhưng phía sau nhà th́ cho phép cất thêm, cất lên, nhưng phải tính vô diện tích sử dụng và đóng thuế! Hèn ǵ, căn nhà này 4,000sqft trong khu nhà từ 1,000 - 1200sqft!

    Những căn nhà Mễ có sự ngăn nắp cũ kỹ, màu sắc sặc sỡ của người Mễ là đương nhiên. Điều dễ thấy là người Mễ yêu nước Mỹ hơn người Việt; một mảng sân tráng xi măng thêm ngoài backyard, một hallway trong nhà, hay bức tường pḥng… thường có những h́nh ảnh đặc trưng của Mỹ như cờ Mỹ, h́nh tổng thống Mỹ, con chim đại bàng…

    Người Mễ ở chung trong căn nhỏ thật nhiều người v́ hoàn cảnh và thu nhập của họ. Nhưng sự tử tế của người Mễ khá rộng răi là căn nhà nào đang trống, không người ở th́ thôi. Gặp căn c̣n người ở th́ thể nào họ cũng hứa sẽ bớt giá, và để lại vài thứ ǵ đó cho người mua nhà như món quà t́nh cảm gởi lại của người chủ trước. Người Mễ giàu t́nh cảm như người Việt tử tế, nhưng tiếc là không thể mua nhà của họ được v́ đi mua nhà để ở chứ không mua nhà để sơn sửa lại…

    Tôi đến căn nhà không người ở khác, nhưng khi vừa mở cửa đă biết nhà Ấn Độ, v́ mùi cà ri quện sâu đậm vào thảm nhà, trần nhà, màn cửa, không khí trong nhà… đến ra xem cái garage cũng nồng nặc mùi cà ri. Hết biết!

    Đi xem nhà Mỹ trắng cũng hai loại như người Tàu. Nhà Mỹ sạch th́ sạch quá; mà Mỹ dơ th́ bầy hầy không chịu được. Nhưng vô nhà Mỹ đen th́ lại nghe một mùi hương rất đặc biệt! Cũng hai loại Mỹ đen sạch và Mỹ đen ít sạch sẽ… nhưng chung một mùi củ ngải ngâm rượu trị thương hay sao đó! Không hiểu nhưng không tin là ḿnh ở được trong căn nhà nặng mùi khó hiểu này!

    Dù sao th́ trong hàng trăm căn nhà tôi đă xem qua, đa phần là nhà người Việt v́ người Việt ở khu này rất đông. Hầu hết những căn nhà bán có chủ người Việt thường sơn phết lại một cách không chuyên, nghĩa là gia chủ tự làm. Nhưng giá bán căn nhà thường cao hơn giá nhà chung location với lời rao đă làm mới, sửa chữa toàn bộ… thậm chí có những vụng về cho thấy người sơn sửa thiếu hiểu biết về việc sơn sửa nhà. Có căn ghi rơ là “new sprinkler system”. Nhưng hoàn toàn tự làm và không biết làm nên chả ra ǵ hơn là nâng giá bán căn nhà lên hai, ba ngàn v́ coi như nhà có sprinkler system; Sàn gỗ cũng vậy; bờ rào mới cũng thế, hồ bơi cũng rứa…

    Thương người ḿnh muốn bán nhà giá cao nên đă đầu tư tiền của và công sức. Nhưng không có nghĩa là nâng giá trị nhà lên nếu không có tay nghề th́ tốt nhất là bán nguyên trạng cho người mua dễ “xử lư”

    Cuối cùng của một tuần nh́n mặt bắt h́nh dong là chẳng được việc ǵ. Cậu con đă về đến nhà, cần chỗ ở. Nó search một lát, gọi bà Broker người Mỹ, lấy hẹn xem nhà trong ngày, -kư luôn giấy tờ ngay trong căn nhà vừa xem xong. Ngày hôm sau đă có trả lời của người bán, - hai bên deal giá cả với nhau chừng 5 phút. Kư giấy tờ. Coi như xong.

    Tôi không làm được việc bà cụ nhà tôi giao phó nhưng không buồn. Chỉ ngồi suy nghĩ về cách thức làm việc, thương lượng của người Mỹ và người Việt lớn lên hay sinh đẻ ở Mỹ (cũng như Mỹ đến 85%).

    Họ quư thời gian của đôi bên, không nói lời dư thừa, không nh́n mặt bắt h́nh dong mà tất cả dựa trên những con số… Cái lối làm việc của người Mỹ rất ngắn gọn nhưng hiệu quả tức th́. Nhưng ai thích th́ thích chứ tôi thích nh́n mặt bắt h́nh dong v́ phù hợp với tính t́nh rắc rối, nếp nghĩ quanh co của người Việt đă ăn sâu đậm trong máu tôi.

    Phan

  8. #28
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Thảm Kịch ở Grand Prairie

    Cả thành phố Dallas xôn xao với tin một người Việt nổ súng giết chết 6 mạng người và 4 người bị thương. Chưa bao giờ tờ báo Mỹ lớn nhất ở địa phương là Dallas Morning News (DMN) đi tin trang nhất về một cộng đồng thiểu số "trang trọng" như thế và DMN đă đi liên tục nhiều bài viết tiếp theo về vụ việc.

    Tóm tắt vụ án nói trên là anh Đỗ Tân 35 tuổi, đă xả súng bắn chết vợ là chị Trini Đỗ 29 tuổi, 2 người em gái của chị Trini Đỗ là: Tynn Tạ 16 tuổi; Michelle Tạ 28 tuổi và người em trai của chị Trini Đỗ là Hiên Tạ 21 tuổi; người em dâu của chị Trini Đỗ là Nguyễn Thúy 25 tuổi, (mới từ Việt nam qua được hơn năm và đang có thai). Tính cả em bé trong bụng mẹ là 6 mạng người chết.

    Anh Đỗ Tân c̣n bắn bị thương cha mẹ vợ và thêm 2 người bị thương… trong bữa tiệc sinh nhật của con trai 11 tuổi của vợ chồng anh, được tổ chức tại Forum Roller World tại Grand Prairie, cách thành phố Dallas khoảng 20 dặm về phía tây. Cháu trai 11 tuổi và em gái 3 tuổi được b́nh an sau thảm kịch bạo lực gia đ́nh.

    Riêng tôi là người địa phương ở Dallas nên dĩ nhiên là nghe tin sớm, và bàng hoàng khôn nguôi về một thảm kịch của cộng đồng người Việt tại Dallas. Công việc tiếp theo của người làm báo là theo dơi thông tin từ hai phía Việt-Mỹ để thấy được tầm mức của vụ việc: Phía người Mỹ nh́n vào sự việc xảy ra như thế nào" Phía người Việt phản ứng ra sao"...

    Tôi đi công việc xuống Houston với mấy nhà báo trong Hiệp Hội Truyền Thông Báo Chí Dallas, suốt 10 tiếng lái xe của chuyến đi và về đều nghe anh em đưa ra những quan điểm xung quanh chuyện này. Hôm sau, anh em báo chí trong Hiệp hội chúng tôi lại cùng nhau đi viếng đám tang tại nhà quàn Moore Funeral Home tọa lạc ở 1219 North Davis Drive, thành phố Arlington TX 76012.

    Sau khi tôi đậu xe vào parking, những suy tư của anh em báo chí trong mấy ngày qua đi chung xe, ngồi chung bàn đều vô nghĩa. Trước cái tang quá lớn của gia đ́nh ông Tạ Hội, suy nghĩ đầu tiên của tôi là nếu ông không phải là một cựu quân nhân thuộc loại cứng cỏi (nhảy toán) trong quân đội VNCH th́ chắc ông không c̣n đứng nổi khi 4 người con ruột, một con dâu, một con rể, một cháu nội chưa chào đời chết cùng một lúc. Bà Hội bị thương nặng - đang nằm trong bệnh viện. 2 đứa cháu ngoại bỗng phút giây đă mồ côi - ngay trong ngày sinh nhật thứ 11 của cháu trai.

    Theo ông cho chúng tôi biết, đă gần một tuần trôi qua, ông vẫn chưa ngủ được, không ăn, chỉ uống nước lạnh cầm hơi. Bắt tay ông mà nước mắt chúng tôi cứ muốn trào ra những thương cảm một đồng hương, người lính già của chúng ta làm sao sống nổi nữa đây! Nhỏ lệ khi nghe ông nhắc đến những lời trăn trối của con gái lớn của ông là chị Trini Đỗ trước khi trút hơi thở cuối cùng đă nhờ cha chăm sóc cho 2 con của chị.

    Và tôi hoàn toàn tê dại hết cảm xúc khi nh́n những bức chân dung của nạn nhân. Họ quá trẻ để đủ sức tiếp nhận những bi kịch xă hội, bạo lực gia đ́nh… nhưng họ thật sự đă không c̣n cơ hội để hỏi cuộc đời, xă hội, mọi người… "tôi có lỗi ǵ""

    Tôi cũng không biết nói ǵ khi một người con trai của ông Tạ Hội đă nói: Gia đ́nh tôi có 8 anh chị em th́ nay đă chết hết một nửa, chúng tôi quá đau khổ… Anh c̣n cho biết, mẹ anh không bao giờ đi đâu chơi hơn vài ngày v́ bà luôn gần gũi với các con, đặc biệt là các con gái của bà. Nhưng hiện tại, sau khi ra viện, bà sẽ ra sao"...

    Chưa bao giờ trong ống kính tôi lại ghi h́nh 4 cỗ quan tài chung trong một nhà quàn, 4 người anh em ruột thịt với nhau đang dối diện với tương lai mở sau 17 năm hội nhập với xứ sở này. Tin từ gia đ́nh nạn nhân, bạn bè thân với hung thủ và các nạn nhân cho chúng tôi biết đều là những tin tức mà giới truyền thông Mỹ-Việt săn t́m. Nhưng hầu hết anh em báo chí ở Dallas chúng tôi đă không làm công việc mà chúng tôi thường làm là ghi chép, chụp h́nh để đưa tin.

    Mỗi người rụng rời tay nghề trước sự việc quá lớn, quá đau ḷng, như chuyện xảy ra trong nhà ḿnh, gia đ́nh ḿnh; người thân của ḿnh đang nằm đó như ngủ, trẻ trung, xinh đẹp, tương lai và ước mơ c̣n nguyên trên những nắp quan tài - ngày mai sẽ khép lại tất cả - một cách vô lư đến không chấp nhận được.

    Chúng tôi không thể ở lâu hơn trong nhà quàn, chả phải bận rộn công việc ǵ quan trọng. Chỉ là không chịu nổi đau ḷng và những uất ức thay cho nạn nhân.

    Càng đau ḷng nhưng thật thấy thương đồng hương và tin tưởng được một điều là t́nh người chưa hết - dẫu chuyện đau thương vẫn xảy ra hàng ngày trên đất nước này, trên khắp thế giới… thật nhiều người từ tóc bạc tới trẻ em đă hỏi thăm những người đúng ngoài nhà quàn-chúng tôi: "Có phải trong này là chỗ đang làm đám tang cho những người bị bắn…"; Thật nhiều người Mỹ từ già tới trẻ đă đến viếng tang lễ với lời xin lỗi mở đầu… "Tôi đọc được tin trên báo; tôi xem trên truyền h́nh… muốn đến viếng những nạn nhân." Nghĩa là một đám tang có nhiều người không quen biết nhất ở Dallas từ trước tới nay.

    Tôi nhặt lại được t́nh người từ những đổ nát đương đại. Đường về lại thành phố Garland, nơi chúng tôi ở, những anh em báo chí đă thôi mang nặng những suy tư đơn lẻ; những quan điểm của ḿnh, của bạn… tiếng nói chung đă phát ra trong cái xe lăn đều trên đường về là: "Chúng ta phải làm một điều ǵ đó!"

    Buổi họp sơ khởi được mở ra khi chúng tôi về đến Garland, Hiệp Hội Truyền Thông Báo Chí Dallas sẽ đứng ra tổ chức cuộc quyên góp rộng lớn trong cộng đồng người Việt hải ngoại trên toàn thế giới. Mục tiêu quyên góp là tích cóp một trương mục ngân hàng cho hai cháu bé mồ côi kia có tiền ăn học tới trưởng thành. Vấn đề tiền bạc được đặt ra không nhằm mục đích giải quyết đời sống cho hai cháu bé v́ các cháu vẫn c̣n ông bà nội, ông bà ngoại; các cậu, d́… có thể lo lắng cho hai cháu tới trưởng thành được chứ chả phải không.

    Nhưng việc làm (nhịp cầu) của chúng tôi - Hiệp Hội Truyền Thông Báo Chí Dallas chỉ muốn gởi đến hai cháu bé thông điệp: T́nh yêu thương của đồng hương người Việt luôn đứng về phía hai cháu, ủng hộ hai cháu đến trưởng Vâng, thưa bạn.

    Một đứa bé 11 tuổi, mỗi năm đến ngày sinh nhật - cháu lớn hơn năm ngoái một tuổi đời nên thấm thía hơn về thảm kịch gia đ́nh ḿnh v́ khi xảy ra thảm kịch này cháu đă 11 tuổi, trí nhớ sẽ không phai mờ như đứa em gái lên 3. Trong mất mát không ǵ bù đắp nổi; khổ đau tận cùng của một người vô tội, cháu c̣n được t́nh yêu thương, ḷng chia sẻ và ủng hộ của đồng hương người Việt trên toàn cầu. Đó là hết những ǵ chúng ta có thể xoa dịu bớt nỗi đau cho hai cháu bé vô tội nhưng mang vết thương ḷng đến hết đời hai cháu cũng không quên.

    Về việc phát động cuộc quyên góp (tiền bạc là phụ - chính yếu là t́nh yêu thương và ḷng chia sẻ của mọi người dành cho hai cháu bé) do Hiệp Hội Truyền Thông Báo Chí Dallas sẽ được phổ biến rộng răi trên tất cả những phương tiện truyền thông của người Việt hải ngoại cùng chung ư hướng và tiếp tay vào cuộc quyên góp này. Chúng tôi sẽ có phương cách cụ thể trong số báo tuần này, trên tất cả những tờ báo thuộc Hiệp Hội Truyền Thông Báo Chí Dallas. Mong quư độc giả, đồng hương theo dơi và ủng hộ.

    Tôi chẳng biết ḿnh là ai trong lời kêu gọi viết ra từ con tim nặng nề suốt đêm qua, sáng nay ra quán ngồi nghe dư luận. Thảm kịch Grand Prairie không được bàn luận xôn xao, ồn ào với những lời lẽ vô tội; những cái bỉu môi sự đời… trên gương mặt mỗi người khi đưa ra ư kiến về thảm kịch trên đều đượm vẻ buồn sâu xa, nỗi cảm thông vô bờ với hoàn cảnh của hai cháu bé trong tương lai… những tiếng cười trào phúng; những câu ngổ ngáo với tin giật gân, x́-căn-đan trên báo chí đều nhường chỗ cho lời tự đáy ḷng những người đồng hương nói ra suy tưởng. Nếu có thể tổng hợp lại những ư kiến từ một quán cà phê th́ ta cũng phác hoạ được chân dung thời đại.

    Việc bạo lực gia đ́nh không có ǵ mới lạ v́ nó từng, (thường) xảy ra hàng ngày, trên khắp địa cầu chứ cũng không riêng ǵ nước Mỹ. Cụ thể một vụ bạo lực gia đ́nh dẫn tới án mạng không quan trọng là xảy ra trong cộng đồng người ǵ, v́ nó phổ biến (ngày càng tăng) trong xă hội. Nhưng nh́n về một góc hẹp là cộng đồng người Việt trong xă hội Hợp Chủng Quốc to lớn này, những vụ bạo lực gia đ́nh của người Việt được nhắc lại sơ qua như ông người Việt ném mấy đứa con nhỏ xuống sông - bên Alabama; chồng giết vợ con bên California; ngay tại Dallas cũng có hồ sơ thần chết về vụ chồng đập búa đến chết vợ…

    Nghĩa là bạo lực trong một gia đ́nh Việt nam sống trên nước Mỹ không phải không có. Những nguyên nhân tổng hợp được từ một quán cà phê không đại diện cho sự đúng đắn nào, nhưng nó lại là những suy nghĩ rất thực, rất đời thường khiến mỗi người đều suy nghĩ.

    Có người cho là sự hội nhập của người Việt vào xă hội Mỹ không trọn vẹn - cũng là một nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đ́nh. Ư kiến được giải thích khá đơn giản nhưng không phải không có lư! Thí dụ, bậc cha mẹ chấp nhận việc hội nhập là cho con cái vị thành niên đi dự tiệc với bạn bè tới nửa đêm, quá nửa đêm mới về… cha mẹ cho đó là sự hội nhập; nhưng khi cháu gái chưa tới 18 tuổi nhưng có thai với bạn trai.

    Cha mẹ cô bé không chấp nhận nổi hậu quả của sự cho phép hội nhập của ḿnh; cha mẹ cháu trai kia cũng không vui vẻ ǵ với cậu con trai của ḿnh. Và người Việt đối phó với hậu quả không dứt khoát như Mỹ, ưa giữ sĩ diện cho cả hai gia đ́nh bằng cách cho chúng làm lễ cưới. Nhưng sau hôn lễ bất đắc dĩ đó th́ bên vợ chả coi anh chàng rể nhóc con kia ra ǵ; bên chồng cũng không coi trọng cô con dâu bất đắc dĩ của ḿnh. Trong khi đôi bạn trẻ có con với nhau từ t́nh yêu thương, chấp nhận hy sinh tới cùng cho nhau. Nếu hai gia đ́nh đừngcan thiệp, để chính phủ lo.

    Chưa chắc đă thê thảm như khi sĩ diện của cả hai gia đ́nh đă biến họ thành một cặp vợ chồng bất đắc dĩ. T́nh yêu tuy bồng bột của họ nhưng t́nh yêu vẫn là t́nh yêu xuất phát từ hai trái tim của họ đă bị sĩ diện gia đ́nh bóp chết, biến hoá và thui chột t́nh yêu ban đầu của họ. Gia đ́nh mới mẻ của họ được tạo ra miễn cưỡng v́ sĩ diện của hai gia đ́nh; bơm thổi thiếu trách nhiệm từng ngày vào hai người c̣n trẻ dại là hôn nhân của họ chỉ là cuộc hôn nhân bất đắc dĩ, t́nh yêu của họ là vụng trộm… tự hai gia đ́nh làm cho họ coi thường hạnh phúc của họ, dẫn tới coi thường người phối ngẫu… dẫn tới bạo lực gia đ́nh.

    Có ư kiến cho là bạo lực gia đ́nh xuất phát từ sự đối xử thiếu công bằng của hai gia đ́nh nội-ngoại. Con rể bác sĩ được coi trọng hơn con rể thi sĩ; con dâu nha sĩ được coi trọng hơn con dâu làm nail… Cái lỗi nh́n gần th́ thật có nhiều bậc cha mẹ đă đối xử như thế với dâu-rể thật, chứ không phải không có. Từ ấm ức nhỏ nhưng tích lũy trong quan hệ lâu dài của một gia đ́nh sẽ thành hận thù và khi ḷng hận thù đủ sức biến thành hành động th́ kể ǵ tính người…

    Một ư kiến khá thiển cận nhưng nh́n với góc rộng hơn là do người Việt có thói quen quy về một mối. Con cái trưởng thành, đă lập gia đ́nh nhưng cha mẹ vẫn thích họ về sống chung dưới một mái nhà để ông bà vui cháu. Trong đời sống Mỹ của một gia đ́nh có những tự do không thể có cha mẹ già lom lom xoi mói vào đời tư người trẻ. Sự can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư của con cái đă trưởng thành là nguyên nhân dẫn tới bất măn; theo thời gian thành hận thù; dẫn tới bạo lực, án mạng…

    Ư kiến b́nh dân nhưng rất thực này đi đến kết luận khá thú vị: "Vợ chồng chung lo cho con cái là chuyện nước chảy xuôi… nhưng khi chúng đă lập gia đ́nh th́ ḿnh cho được ǵ cho; nói được lời nào vun xới cho con cái th́ nói. Bằng không, có nhiêu, c̣n nhiêu… vợ chồng già liệu cơm gắp mắm mà sống, riêng một góc trời-hai trái tim khô. Sống ở Mỹ th́ bắt chước Mỹ, chừng nào con cái, cháu chắt mời ông bà đến dự sinh nhật nó th́ hăy đến, Đừng đứng ra tổ chức sinh nhật cho thằng cháu ngoại sinh ở Mỹ bằng nồi bún mắm. Nh́n lại bữa tiệc toàn bạn bè của ông bà x́ xụp; mấy đứa bé kia tay bịt mũi tay ăn pizza…

    Biết đâu con dâu hay con rể để bụng không ưng, lâu ngày, nhiều chuyện… thành chuyện. Qua việc ở Grand Prairie tôi thấy, ở với con trai th́ có ngày con dâu cho ăn canh vĩnh biệt; ở với con gái th́ có ngày con rể cho ăn kẹo đồng… chỉ tin được bà vợ già là muốn giết ḿnh th́ bà ấy đă giết từ khi ḿnh c̣n trẻ. Nhưng anh đừng nói ra ư nghĩ của tôi trên báo chí v́ nhiều người bạn của tôi lại nói tôi xỏ họ…"

    Tôi cũng ghi nhận được ư kiến về bạo lực gia đ́nh trong cộng đồng người Việt từ một người trẻ, theo anh ta: (Hay viết lại nguyên văn lời phát biểu để trung thực cái nh́n cho mọi người), "… đàn bà Việt nam qua Mỹ đ̣i b́nh đẳng nhưng họ đâu có b́nh đẳng ǵ đâu! Anh có thấy bà Việt nam nào đẩy máy cắt cỏ ngoài sân, rửa xe ngoài driveway; nhưng anh thấy… (chính anh không chừng), cũng là người đàn ông Việt nam đứng ở ở chỗ cái bồn rửa chén với một đống chén dĩa thấy ớn.

    Trong khi vợ chồng Mỹ th́ khác, phụ nữ Mỹ làm công việc cắt cỏ, rửa xe… như đàn ông. Nên người chồng Mỹ không thấy ấm ức như người chồng Việt nam rửa xe, cắt cỏ xong th́ vô rửa chén. Tinh ra, phụ nữ Việt nam hội nhập một nửa có lợi cho họ thôi; tên chồng th́ nhịn tới lúc chịu hết nổi. Bùm."

    Một nguyên nhân nữa dẫn đến bạo lực, có thể vô lư với người đă bớt, (hết) nhu cầu, nhưng cũng là vấn đề xă hội khi người vợ dùng chuyện sex như một món quà thưởng cho anh chồng, sau khi anh ta làm vui ḷng người vợ về một chuyện chẳng ăn nhập ǵ đến chuyện pḥng the của hai vợ chồng. Từ tâm lư bị ép dẫn tới coi thường vợ, ra ngoài giải quyết sinh lư đâu có bao nhiêu tiền, lại được xem trọng. Hậu quả th́ không phân biệt ai lỗi ai phải khi đôi bên cùng không đúng. Hậu quả nhẹ là ly dị, nặng nề khó biết trước…

    Những vấn đề được thảo luận công khai, mang tính quần chúng ở quán cà phê; không đại diện cho sự đúng đắn nào nhưng đúng là những lời được nói ra từ quần chúng. Bạo lực gia đ́nh trong cộng đồng người Việt cũng xuất phát từ một yếu tố khá phổ biến khác là người Việt được giáo dục đùm bọc anh chị em ruột theo tinh thần "anh em như thể tay chân" trong Gia Huấn Ca của cụ Nguyễn Trăi.

    Nhưng khác với người Mỹ là vợ ngồi xuống nói chuyện với chồng về việc giúp đỡ người em cô ta khởi nghiệp bằng tấm check bao nhiêu là bao nhiêu… một lần duy nhất hay có lần sau… quan trọng là vợ chồng cùng biết và đồng ư chung th́ không bực bội. Khác với người Việt là anh chồng đi cày mờ mắt; những lúc hé mắt ra được chút th́ thấy cậu em, cô em vợ phây phây ăn chơi với nguồn kinh phí được thấm thúi từ vợ ḿnh. Những bực vọc nhỏ đó sẽ lớn dần và dẫn tới bi kịch…

    Dù sao ra quán để nghe dư luận về thảm kịch Grand Prairie, tôi không ghi lại nhiều những ư kiến không phải không đáng quan tâm; nhưng không đúng chủ đích bài viết này. Tôi chỉ ghi nhận những khái quát để có cái nh́n rộng hơn về hội nhập, cách giữ ǵn phong tục tập quán cần cân nhắc hơn… Riêng vụ việc xảy ra ở Grand Prairie, hầu như ai cũng thuộc ḷng câu van xin của cháu trai đă nói với cha là đừng bắn mẹ; câu nói cuối cùng mà người cha máu lạnh được nghe con gái bé bỏng của ḿnh nói là: con thương cha, đừng bắn mẹ con.

    Nhưng oan nghiệt đă lấy đi sinh mạng những người mẹ, d́, cậu, mợ từ bàn tay ân đoạn nghĩa tuyệt của người cha máu lạnh.
    Thảm kịch một gia đ́nh để lại trên đời hai cháu bé không bao giờ c̣n nghe tiếng nói của mẹ yêu; để lại trong ḷng mỗi người chúng ta những băn khoăn tự hỏi về việc ḿnh có mặt trong xă hội này là may hay rủi; Những ǵ đă xảy ra trong gia đ́nh ḿnh; đang diễn ra trong gia đ́nh ḿnh… tương lai đi về đâu" Hăy nh́n lại để thay đổi khi chưa quá muộn, đừng để điều đáng tiếc xảy ra v́ sự cố bất hạnh của một người Việt, một gia đ́nh Việt đều đau ḷng cả cộng đồng người Việt.

    Thật oan trái, thương tâm, tội nghiệp đến cứng họng, hết lời khi nh́n di ảnh của những người bạn trẻ Việt nam bỏ mạng v́ những lư lẽ không chấp nhận được. Không có giải thích nào tương xứng hơn sự im lặng sẻ chia đau đớn chung này.

    Chỉ có sự thay đổi cách nh́n, cách sống của từng người Việt sao phù hợp để đừng xảy ra thảm cảnh tương tự nữa là chính xác một phần nào an ủi vong linh những đồng hương vô tội của chúng ta.

    Phan

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 04-07-2012, 04:48 PM
  2. PHÓNG SINH CHỮ NGHĨA - Truyện ngắn của Phan Trang Hy
    By huongcali in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 16-03-2012, 04:59 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 18-12-2011, 05:13 PM
  4. Truyện ngắn -THẰNG BÉ-
    By NguyễnQuân in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 26-04-2011, 08:38 AM
  5. Truyện ngắn - Thuỵ Vi
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 4
    Last Post: 23-03-2011, 10:52 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •