Hiểm họa đằng sau con đường tơ lụa là con đường dịch bệnh
H́nh minh họa. H́nh chụp hôm 25/1/2020: nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ và một bệnh nhân tại Bệnh viện Chữ Thập Đỏ Vũ Hán
AFP
Căn bệnh Vũ Hán
Cho đến ngày hôm nay, t́nh h́nh bệnh dịch liên quan đến virus corona Vũ Hán càng ngày càng tỏ ra nghiêm trọng. Nghiêm trọng đến mức Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh phải lên tiếng “Trung Quốc đang trong t́nh trạng hiểm nghèo”.[1] T́nh trạng hiểm nghèo bởi v́ cho đến ngày 27/1, số người nhiễm virus này ở Trung Quốc đă lên tới hơn 2700 người, 81 người đă chết v́ nhiễm virus này, 56 triệu dân Trung Quốc bị phong toả, cách ly.[2]
Không chỉ riêng Trung Quốc, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang lo ngại, đặt t́nh trạng báo động trước sự lây nhiễm với tốc độ kinh hoàng của loại virus đáng sợ này. Virus này đă được t́m thấy tại Thailand, Vietnam, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hàn Quốc, Nepal, Malaysia, Pháp, Hoa Kỳ và Australia.
Virus Vũ Hán đáng sợ nhưng cách hành xử của chính quyền Trung Quốc c̣n đáng sợ hơn. Và đây cũng không phải lần đầu Trung Quốc đă phát tán các virus nguy hiểm tới thế giới. Cách hành xử của Trung Quốc cũng như là một căn bệnh và nó đang ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ thế giới.
Khoảng hai tuần trước, chính quyền Vũ Hán nói t́nh h́nh bệnh dịch trong tầm kiểm soát. Khi một số người tỏ ư không tin vào thông tin của chính quyền và đưa ra một số thông tin đáng lo ngại khác, cảnh sát địa phương đă bắt giữ 8 người mà họ cho là phát tán “tin giả” về bệnh dịch này.[3] Không những vậy, các phóng viên cũng bị đe doạ và bắt giữ khi muốn về Vũ Hán t́m hiểu thông tin về bệnh dịch này.[4]
Đường đi của hai du khách người Trung Quốc nhiễm virus corona ở Việt Nam Photo: RFA
Đến nay th́ thông tin về sự lây nhiễm virus này cho thấy con số người bị nhiễm càng ngày càng lớn. Dư luận đặt nhiều câu hỏi lo ngại về thông tin thực sự về dịch bệnh này. Mới đây, Tổng thống Đài Loan đă lên tiếng yêu cầu Trung Quốc cung cấp thông tin “chính xác” về dịch bệnh cho cộng đồng thế giới.[5] Có bác sĩ Trung Quốc đă tố cáo chính quyền Vũ Hán che giấu thông tin thực về t́nh h́nh bệnh dịch.[6] Chính sự thiếu minh bạch này của chính quyền Trung Quốc khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi khác. Có thông tin c̣n cho rằng virus Vũ Hán là do sự bất cẩn khi đang thực hiện một nghiên cứu trong kế hoạch tạo ra vũ khí sinh học của Trung Quốc.[7] Thậm chí có chuyên gia c̣n cho biết, với uy thế của một “siêu cường”, Trung Quốc đă can thiệp vào quyết định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi tổ chức này chưa ra tuyên bố về t́nh trạng khẩn cấp trước t́nh h́nh lây lan của virus Vũ Hán.[8]
Con đường dịch bệnh
Lo ngại về sự truyền nhiễm dịch bệnh từ virus Vũ Hán đặt ra một nỗi lo lắng khác. Đó chính là hiểm hoạ đằng sau Sáng kiến Vành đai Con đường (Viết tắt tiếng Anh là BRI) của Trung Quốc.
Từ năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă tuyên bố sử dụng Sáng kiến BRI này để kết nối Trung Quốc với phần c̣n lại của thế giới. Trung Quốc đă đổ ra hàng chục tỉ USD để đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt, đường bộ, cảng biển và hàng không ở nhiều quốc gia khác nhau. Và đương nhiên, để đảm bảo lợi ích của ḿnh, Trung Quốc yêu cầu các dự án này phải được xây dựng bởi các công ty Trung Quốc với nhân công Trung Quốc. Cùng với các nhân công Trung Quốc ngập tràn ở các quốc gia này, lượng khách du lịch từ Trung Quốc cũng ùn ùn đổ về, khiến cho cảm giác như người Trung Quốc đang hiện diện khắp thế giới.
H́nh minh họa. Bản đồ cho thấy luồng người đi hàng tháng từ Vũ Hán đến các nơi trên thế giới trong năm 2019 AFP
Việt Nam và các nước Đông Nam Á nằm trong “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”, một phần của BRI. “Con đường tơ lụa” này đang được thực hiện với hàng tỉ USD để xây dựng nhiều tuyến đường bộ, đường sắt.. nối liền với các vùng của Trung Quốc với các nước ASEAN.
Tuy nhiên, với sự tiện lợi về giao thông của các tuyến đường này, cùng với lượng nhân công và khách du lịch từ Trung Quốc, các dịch bệnh cũng v́ thế mà lan truyền sang các quốc gia Đông Nam Á với tốc độ chóng mặt, và thật khó mà kiểm soát khả năng dịch bệnh lây lan.
Việt Nam chịu ảnh hưởng
Việt Nam là quốc gia nằm sát cạnh Trung Quốc. Việt Nam cũng là quốc gia tham gia vào Sáng kiến BRI do Trung Quốc khởi xướng. Việt Nam có nhiều cửa khẩu trên bộ thông với Trung Quốc và cũng có nhiều đường bay nối liền nhiều thành phố Việt Nam với các thành phố Trung Quốc. Theo số liệu của báo Thanh Niên, người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất với số lượng gần 14,8 triệu người trong 4 năm 2015 – 2018, chiếm hơn 30% trong tổng số người nước ngoài đến Việt Nam.[9] Theo báo Vietnamnet, số lao động Trung Quốc ở Việt Nam là trên 25,1 ngh́n người.[10] Chính v́ vậy, Việt Nam là một trong các nước có nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch từ Trung Quốc nhiều nhất.
Tuy nhiên, cách hành xử của chính quyền Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng với chính quyền Trung Quốc. Cụ thể là sự thiếu minh bạch và luôn dùng quyền lực nhà nước để trấn áp các tiếng nói phản biện khác ngoài các thông tin chính thống từ các cơ quan nhà nước.
Mặc dù chính quyền Vũ Hán tuyên bố phong toả người dân thành phố này để hạn chế lây lan nhưng báo chí Việt Nam cho biết vẫn có một đoàn hơn 200 khách từ Vũ Hán qua Đà Nẵng rồi Nha Trang để tham quan.[11]
Chưa kể việc công an địa phương đă mời một số Facebookers có đưa tin về t́nh trạng virus Vũ Hán tới làm việc như một động thái đe doạ.[12] Cách hành xử như vậy gợi nhớ đến cách hành xử của chính quyền Vũ Hán khi mới xảy ra dịch. Một số phóng viên của báo nhà nước c̣n đưa lên facebook của họ ư kiến là không để ngành du lịch bị ảnh hưởng bởi “tin đồn”. Tuy nhiên, trước sự lây nhiễm ngày càng lan rộng và khả năng hiểu biết dịch bệnh vẫn chưa rơ th́ sự cách ly là biện pháp cần thiết để bảo vệ người dân. Như Đài Loan chẳng hạn, chính phủ Đài Loan đă tuyên bố không cấp thị thực nhập cảnh cho các công dân Trung Quốc như một biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh.[13]
Kết luận
BRI trong đó có “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” là một cơ hội đem lại lợi ích kinh tế cho nhiều chính phủ trên thế giới. Tuy nhiên, những hiểm hoạ khuất sau những lợi ích lại có thể là khôn lường. “Con đường tơ lụa” có thể biến thành “Con đường dịch bệnh” là khả năng có thật mà t́nh h́nh bệnh dịch của virus Vũ Hán là một thực tế đang hiện hữu. Đặc biệt, trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc thiếu minh bạch về nhiều thứ, cộng với thói quen sử dụng cường quyền để “chặn hầu bóp họng” các tiếng nói phản biện nên các nguy cơ đe doạ xảy ra rất lớn mà người dân không thể biết để đối phó. Chưa kể trước các lợi ích kinh tế cùng với các sức ép chính trị từ Trung Quốc khiến cho nhiều quốc gia không dám quyết đoán ra các hành động mạnh mẽ để đối phó với bệnh dịch, mà Việt Nam là một trường hợp cụ thể. Chính v́ vậy, hiểm hoạ chắc chắn sẽ c̣n lan xa và lặp lại. Người dân sẽ làm thế nào để bảo vệ được mạng sống của ḿnh? Hay chỉ biết cầu nguyện may rủi từ Thượng đế?
[1] https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/c...5221438045.htm
[2] https://baomoi.com/s/c/33761042.epi?...JHOnkFfSLWyCg0
[3] https://www.businessinsider.com/chin...navirus-2020-1
[4] https://www.businessinsider.com/chin...navirus-2020-1
[5] https://www.reuters.com/article/us-c...-idUSKBN1ZL01V
[6] https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/b...QvjcxQdvKor9G4
[7] http://www.shadolsonshow.com/2020/01...FqE8kXihWObolk
[8] https://www.dailymail.co.uk/health/a...anisation.html
[9] https://thanhnien.vn/thoi-su/nguoi-t...m-1146834.html
[10] https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/...am-484641.html
[11] https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-...sao-81977.html
[12] https://www.motthegioi.vn/thoi-su-c-...na-130346.html
[13] https://dantri.com.vn/the-gioi/dai-l...6185208379.htm
Bookmarks