Page 340 of 471 FirstFirst ... 240290330336337338339340341342343344350390440 ... LastLast
Results 3,391 to 3,400 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3391
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CUỐN THEO MỆNH NƯỚC

    BĂI BIỂN HÓA NƯƠNG DÂU - 3

    Gần 12 giờ trưa hôm sau, cả ba chúng tôi cùng đến điểm hẹn, một “căn hộ” (apartment) của anh Mỹ trong một trung tâm nổi tiếng ở Tân Định nơi gia đ́nh người bà con đă tề tựu đầy đủ. Trong số những trẻ em, có cháu c̣n đang bú sữa. Sau khi chờ đợi khoảng 3 tiếng đồng hồ th́ anh Mỹ về, thoạt tiên anh ta không vui lắm khi nh́n thấy ba người chúng tôi. Sau này, người bạn, mà tôi rất quư mến và kính trọng như anh ruột ḿnh, đă kể lại rằng thoạt tiên người bà con của anh đến đề nghị chỉ một ḿnh anh đi chung với họ nhưng anh đă nói rằng nếu anh không thể đưa thêm một người nữa cùng đi th́ anh sẽ từ chối, người bà con không c̣n chọn lựa nào hơn là phải đồng ư.

    Nhưng bạn tôi lại nghĩ, anh ta đă đồng ư cho hai người đi th́ nếu có đến ba người chắc cũng không sao, đó là lư do tại sao anh đă rủ tôi cùng đi nhưng vẫn nói chưa chắc là tôi có thể đi được. Trong khi đó người bà con không thể nói chuyện với anh rể của anh ấy về chuyện này v́ trở ngại ngôn ngữ. Tuy nhiên, sau khi nghe bạn tôi “tŕnh bày”, anh Mỹ đă đồng ư cho cả hai chúng tôi cùng đi. Một trong những lư do hiểu được là có lẽ anh ấy nghĩ, nếu bắt chúng tôi về, chúng tôi có thể sẽ báo với cảnh sát và làm lộ bí mật của anh ta.

    Khoảng 3 giờ chiều, họ bảo ba chúng tôi ra xe và mỗi người chỉ được mang một túi hành lư (tôi chỉ có một gói nhỏ xíu) lên một chiếc xe tải nhỏ (pickup truck). Xe tiến ra đường Công Lư, ngược lên phía phi trường. Tôi đă ngỡ rằng họ sẽ đưa chúng tôi vào Tân Sơn Nhất v́ người Mỹ đă và đang chuyển những người được di tản bằng đường hàng không từ hôm 21 tháng Tư, họ dự tính sẽ di tản khoảng 120 ngàn người như đă nói ở trên. Nhưng đến khoảng bệnh viện Dă Chiến số 3 cũ của quân đội Mỹ th́ xe ngừng, hai người Mỹ trên ghế trước đă bảo chúng tôi xuống và chuyển sang chiếc Pickup khác đang chờ ở đó, trên xe đă có sẵn hai cậu nhỏ khoảng 15 tuổi, được bốc đi từ trung tâm Sài G̣n.

    Xe quay lại hướng Gia Định trên đường Vơ Tánh (bây giờ là Hoàng văn Thụ), qua ṭa tỉnh trưởng, rồi hướng về phía Hàng Xanh, tôi hoang mang, không hiểu họ muốn đưa chúng tôi đi đâu? Nhưng gần đến nhà thờ Hàng Xanh, xe ngừng lại trước ngôi nhà có cửa xếp bằng sắt, họ bảo chúng tôi xuống xe và chuyển các túi hành trang vào bên trong. Không hiểu lư do, nhưng chúng tôi vẫn làm theo như một cái máy, cánh cửa mở hé cho chúng tôi vào rồi đóng xập lại đằng sau. Trong căn nhà đó đă có một chiếc pickup thứ ba, có mui bằng ván thật thấp. Họ bảo chúng tôi lên xe, mọi người phải khum lưng mới chui vào trong xe được. Tiếng lách cách của ống khóa bên ngoài được bóp lại, họ bảo chúng tôi không được ồn ào khi di chuyển. Cánh cửa xếp bằng sắt được mở rộng, xe chạy ra, có lẽ người đi đường không ai có thể nghĩ rằng bên trong cái mui lè tè kia lại có đến năm người đàn ông nằm như xếp cá ṃi trong ấy.

    Tuy nhiên, qua kẽ hở của tấm ván đang khô và dường như mới được đóng vội, tôi thấy xe chạy qua nhà thờ, về phía ngă tư Hàng Xanh, rẽ vào xa lộ, lên phía Biên Ḥa. Nhưng đó là hướng chiến trận đang diễn ra và tôi cảm thấy thật lo ngại. Nỗi lo âu đó đă nhanh chóng biến đi khi chiếc xe rẽ vào khu Tân Cảng của Sài G̣n. Xe ngừng lại trước trạm kiểm soát, hồi hộp, nhưng người lính gác cổng chỉ mỉm cười rồi vẫy tay cho xe đi và không nghi ngờ ǵ. Họ chạy thẳng vào một nhà kho, bên trong có nhiều thùng sắt lớn, loại để chở hàng (cargo containers), thật kín đáo. Mấy anh Mỹ đem xuống một ít lon nước ngọt, bảo chúng tôi chờ ở đó và cố tránh gây tiếng động.

    Thế rồi, cứ cách khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ, họ lại đưa thêm một nhóm khác tới, những nhóm này đều được “bốc” từ các điểm hẹn khác nhau. Đến khoảng 11 giờ đêm, trên 40 người đă được đưa vào nhà kho, kể cả gia đ́nh người bà con của bạn tôi. Thế rồi họ bảo năm người trong nhóm đầu tiên của chúng tôi bước vào một thùng hàng bằng sắt có sẵn ở đó, to bằng cái thang máy. Khóa bên ngoài, rồi họ dùng xe cần trục (forklift) để “xúc” thùng sắt ấy ra cầu tàu. Ở đây, cần cẩu của tàu đă tḥng giây cáp xuống và bốc thùng sắt ấy lên (với năm sinh mạng bên trong) như một kiện hàng. Tôi vẫn không quên cảm giác rờn rợn khi thấy ḿnh được nhắc lên trong một thùng sắt tối đen, nếu nó tuột giây rớt xuống đất? Hay xuống nước? Tôi đă không dám nghĩ thêm nữa, và “x́nh” tiếng động nhẹ, cánh cửa thùng sắt mở ra, chúng tôi đang ở tầng thứ ba của hầm tàu. Cứ thế, họ chuyển “hàng” xong trong khoảng một tiếng đồng hồ và tất cả chúng tôi đă b́nh yên đứng trong hầm tàu đó. Mọi người đều thở phào nhẹ nhơm, cảm thấy an toàn hơn trong con tàu Mỹ, chặng đầu tiên của cuộc hành tŕnh đă hoàn tất. Tạ ơn Chúa!

    Sàn tàu bẩn v́ những vết dầu, các thủy thủ lại trục một lô ván ép xuống và một số chăn mền c̣n trong bọc. Cũng như nhiều người khác, đến gần sáng vẫn không ngủ được, tôi ngồi dậy, rủ hai người bạn nhỏ mới quen lên tầng trên, lúc đó đă khoảng 4 giờ sáng. Lên đến đây, tôi mới biết rằng rất nhiều người khác đă được chính thức đưa lên tàu trong đêm. Đúng 5 giờ sáng ngày 25 tháng Tư, 1975, chiếc tàu vận tải của ngành Hàng Hải Thương Thuyền Mỹ (có lẽ mang tên Green Wave) đă nhổ neo rời Tân Cảng của Sài G̣n, thủ đô nước Việt Nam Cộng Ḥa (tôi nhắc đến tên “quốc gia” này với tất cả ḷng kính trọng) trong một chuyến hải hành không định hướng cho rất nhiều hành khách. Ba người chúng tôi vẫn c̣n đứng ở phía mũi tàu, cố gắng nh́n lại và lưu trong kư ức từng phần nhỏ của quang cảnh chung quanh trước khi chúng tôi không c̣n gặp lại nó nữa, có thể là, măi măi. Sài G̣n c̣n đang ngủ, mặt sông phẳng lặng được phủ một làn sương mỏng và tàu lướt đi thật êm. Tôi đă nh́n thấy bộ tư lệnh Hải Quân, bến Bạch Đằng, khách sạn nổi tiếng và mang tính lịch sử Majestic… Th́nh ĺnh một thủy thủ xuất hiện và khuyên chúng tôi rời boong tàu để tránh sự ḍ xét của lính tuần giang. Tôi lưu luyến nh́n lại Sài G̣n lần cuối, thành phố thân yêu c̣n đang trong giấc ngủ chập chờn của những âu lo với một tương lai đầy bất trắc.

    Gần 12 giờ trưa, tàu ra tới cửa biển Vũng Tàu, mọi người được lệnh tuyệt đối không được ra ngoài để tránh sự kiểm soát của lính tuần duyên. Qua khung cửa kính, và ở tận xa xa tôi thấy Băi Dâu, đài Đức Mẹ, rồi Băi Trước, tượng Chúa Kitô thật to trên đỉnh núi cao. Ngài giang hai tay như muốn chúc lành cho những đứa con đang bắt đầu cuộc đời lưu lạc. Khoảng 12 giờ 30, tàu tiến vào hải phận quốc tế và không c̣n bị kiểm soát, mọi người thở phào nhẹ nhơm và cả tàu như cùng đồng cảm với một nhóm người đang hô to TỰ DO! TỰ DO!

    Lần ra phía sau, nh́n lại Vũng Tàu đang xa dần trong tầm mắt, tôi nhủ thầm, không biết đến bao giờ mới có cơ hội thăm lại thành phố thân yêu ấy? Bất giác trong nỗi buồn mênh mang của chuyến đi không hẹn ngày trở lại, tôi nghe thấy tiếng thở dài của những người cùng tâm trạng.

    Bỗng có tiếng lao xao: “Tàu chuyển hướng!” Quả vậy, con tàu đang hướng về phía Đông Nam, chợt đổi về Đông Bắc. Lát sau, họ cho biết, đáng ra tàu đi thẳng tới đảo Guam, nhưng nay được lệnh đi Phi-Luật-Tân trước. Lư do là v́ đáng ra tàu phải đón nhiều ngàn người ở Sài G̣n, nhưng không biết tại sao, tàu chỉ đón được hơn 600 người. Sau khi đưa chúng tôi đến Phi, tàu sẽ quay lại để đón thêm dân tị nạn.

    Chiều xuống, tôi chỉ c̣n thấy đỉnh Lâm Viên (Liang Biang) xa mờ, nơi ấy có Đà Lạt, vùng quê hương với những tháng ngày đèn sách… Đà Lạt ơi! Tạm biệt em!

    Buổi chiều hôm thứ ba, tàu vào hải phận Phi-Luật-Tân, lá cờ vàng ba sọc đỏ của nước Việt Nam Cộng Ḥa bị kéo xuống để thay bằng cờ Phi! Biết bao lần từ khi c̣n ở bậc tiểu học, tôi đă chào lá cờ đó và dưới ngọn cờ này, chú tôi, bà con tôi và biết bao bạn bè tôi đă đền nợ nước để bảo vệ, để ǵn giữ Tự Do cho chúng tôi. H́nh ảnh cuối cùng của quê hương cũng không c̣n nữa!

    Khoảng 5 giờ chiều ngày 27 tháng Tư, tàu cặp bến căn cứ Hải Quân của Mỹ trong vịnh Subic, kết thúc ba ngày, hai đêm hay 60 giờ hải hành.

    Tối 30 tháng Tư, trên đường qua căn cứ Không Quân Clark cũng của Mỹ, để đi đảo Wake, chúng tôi đă nghe tin chẳng lành, chính phủ mới của Miền Nam đă đầu hàng Cộng Sản Miền Bắc. Tôi đă không thể ngăn được ḍng lệ lăn dài trên mặt, rồi mằn mặn đôi môi, bao nhiêu người khác trên cùng chuyến xe cũng chẳng ai muốn lau nước mắt. Gần ba mươi năm chiến đấu của cha tôi, cả chục năm quả phụ của chị tôi và sự hy sinh vô bờ bến của toàn quân, toàn dân Miền Nam để, thương ôi, đổi lấy ngày bi thảm này!
    Nhưng cũng từ hôm đó, từ ngày 30 tháng Tư, 1975, đồng bào tôi đă không ngớt can đảm liều chết vượt biển để thoát khỏi sự kềm kẹp của chính phủ Cộng Sản, để t́m tự do, trên những con thuyền mong manh hay bằng đường bộ, với những chuyến đi nguy hiểm gấp vạn lần chuyến đi của tôi. Trong cuộc “bầu phiếu bằng chân” của những “thuyền nhân” đó, 250 ngh́n người đă bị vùi thây trong ḷng biển cả hay vùi dập trong xó rừng nào đó trên đường vượt biên! Thoáng đấy mà đă 40 năm.


    “Đẹp dễ sợ hả Padre (Cha hay Tuyên Úy)?”

    Tôi giật ḿnh như vừa qua một cơn ác mộng, hỏi lại viên trung úy TQLC, “Cái ǵ đẹp?”

    Anh ta chỉ tay: “Cái thuyền buồm du lịch (yatch) đó, Sir.”

    Ồ th́ ra tàu đă đi qua Point Loma và đang hướng về vùng biển gần trung tâm huấn luyện người nhái (Navy Seal) Coronado. Một chiếc yatch gần đó đă làm người sĩ quan trẻ ước mơ… Chắc hẳn anh ta đă nghĩ đến cảnh một số thanh niên nam, nữ trên ấy đang vui đùa thỏa thích cho một ngày nghỉ cuối tuần.


    Tôi đáp theo: “Đẹp thật.”

    Rồi nghĩ đến những đồng bào vượt biên, tôi lẩm bẩm bằng tiếng mẹ đẻ: “Ít ra cũng được trăm rưởi.”

    “Sir nói ǵ vậy?” Người sĩ quan trẻ hỏi.

    Tôi vội đáp: “Oh! Xin lỗi. Tôi đang nghĩ, khi cần, chiếc yatch đó có thể chở đến 150 người.”

    “What?”

    Dĩ nhiên, làm sao anh ta có thể hiểu được những mênh mang đang ắp đầy trong ḷng tôi lúc đó!

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 08-04-2016 at 06:35 PM.

  2. #3392
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CUỐN THEO MỆNH NƯỚC

    BỤI TRẦN - 1

    Từ phi trường quốc tế Los Angeles (LAX), tôi phải chuyển sang một chiếc máy bay nhỏ loại hai cánh quạt với khoảng 12 chỗ ngồi, để đi Palm Springs. Chiếc phi cơ đă bay ra hướng biển khá xa, lấy cao độ, trước khi quay vào để có thể vượt qua rặng núi San Bernadino. Từ phi trường Palm Springs, ở sườn phía Đông của rặng núi đó, tôi sẽ phải đi khoảng hơn một giờ xe hơi nữa mới vào tới Trung Tâm Huấn Luyện Không - Bộ Chiến của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (Marine Corps Air Ground Combat Center) thuộc căn cứ Twenty-nine Palms, California.

    Các tuyên úy Hải Quân Hoa Kỳ phải trách nhiệm cả bốn ngành: Hải Quân, TQLC, Lực Lượng Duyên Pḥng (Coast Guard) và Hàng Hải Thương Thuyền (Merchant Marine); hầu hết các tuyên úy thâm niên đều đă phải đi qua ít là ba trong bốn ngành đó. Sau mấy năm tương đối an nhàn với Hải Quân, tôi đang trong thời kỳ phục vụ với TQLC, một đơn vị xe lội nước AAVs (Assault Amphibious Vehicles. Có lúc cũng được gọi là Armored Amphibious Vehicles). Mùa Hè năm nay, đơn vị tôi được lệnh đến 29 Palms để huấn luyện sa mạc chiến. Tôi đă đi trước đơn vị để cùng các tuyên úy khác chuẩn bị cuộc tập trận cấp lữ đoàn, gồm khoảng gần 5 ngàn TQLC với đầy đủ các đơn vị cùng tham dự khác như chiến xa M1A1, AAV, xe thám báo loại nhẹ, pháo binh và không quân riêng của Hải Quân và TQLC.

    Máy bay vừa vượt qua rặng San Bernadino th́ viên phi công đă nghiêng cánh chuẩn bị đáp, anh ta cũng không quên giới thiệu ngôi nhà của danh hề (quá cố) Bob Hope với cả sân golf riêng của ông đang hiện rơ qua khung cửa sổ máy bay. Tôi đă từng nghe danh của nhân vật nổi tiếng này khi ông cùng phái đoàn "ủy lạo chiến sĩ" (USO – United Service Organizations) đến Việt Nam vào những dịp Giáng Sinh trong thời chiến tranh Quốc-Cộng. Riêng tôi, tôi chỉ thấy Palm Springs như một ốc đảo, nằm sát sườn núi, cạnh một sa mạc mênh mông (Mojave Desert), và mường tượng đến những ngày huấn luyện nóng bỏng sắp tới trong sa mạc này.

    Trung Tá tuyên úy trưởng của lữ đoàn đă có mặt ở phi trường để chờ đón các đồng nghiệp của ông, tôi và sáu tuyên úy nữa, đến từ những nơi khác nhau, đă được ông cùng đưa về Camp Wilson, doanh trại hậu cứ cũng là bộ chỉ huy của cuộc "hành quân," nằm bên trong căn cứ 29 Palms. Từ phi trường, xe của chúng tôi phải băng qua đường cao tốc I.10, tiếp tục theo đường 62, qua các thị trấn nhỏ Morongo Valley, Yucca Valley, và Joshua Tree, trước khi vào thị trấn 29 Palms và căn cứ TQLC ở đây. Qua khỏi cổng chính của căn cứ, xe rẽ trái và đi khoảng 5 miles nữa mới tới Camp Wilson. Trong khi đi đường, tuyên úy trưởng Seelig đă tóm tắt t́nh h́nh (brief) của cả cuộc huấn luyện cho các bạn, chúng tôi sẽ phải phân tán ra các đơn vị để chăm sóc tinh thần cho binh sĩ. Ngoài hai tuyên úy đến với các đơn vị phản lực và trực thăng, số c̣n lại được chia theo trách nhiệm hiện có của mỗi người, chẳng hạn các tuyên úy tiểu đoàn th́ sẽ phải về với đơn vị khinh binh (infantry) của ḿnh. Tôi phải trách nhiệm cả hai đơn vị xe lội nước AAV và tăng M1A1 Abrams.


    Đă quen thuộc với đại đội AAV nên tôi quyết định đến đóng trại với đơn vị thiết giáp. Vác ba lô vào khu trại, nơi sẽ trở thành hậu cứ cho hàng chục chiếc thiết giáp M1A1 thời danh trong trận chiến vùng Vịnh (Persian Gulf) năm nào (1991), tôi đă liên tưởng đến những câu chuyện "nhận đơn vị mới" của các bạn bè năm xưa bên quê nhà, chỉ khác một điều là khi đó các bạn của tôi đang thực sự trong chiến tranh; c̣n tôi, hiện tại chỉ đang là "tập trận." Tôi được viên thượng sĩ thường vụ chỉ chỗ lều riêng của ḿnh, chiếc lều bạt nhỏ, chia làm hai "buồng", bên ngoài có thể kê được chiếc bàn và vài cái ghế; bên trong rộng đủ để chứa được hai người với hai chiếc giường gấp, loại thông dụng như của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa xưa kia. Các binh sĩ sẽ nghỉ trong những chiếc lều lớn hơn, có thể chứa được cả trung đội, dĩ nhiên là họ không được hưởng "không gian riêng tư” như các sĩ quan. Cũng như tôi, viên thượng sĩ thường vụ đă đến trước với một số y tá và quân nhân trợ y (corpsmen) từ Hải Quân biệt phái sang, cả đơn vị sẽ tới vào hôm sau.

    Đêm ấy, lần đầu tiên trong đời, tôi ngủ một ḿnh trong căn lều bạt giữa sa mạc mênh mông, nơi vùng đất hoàn toàn xa lạ. Trời trở lạnh th́nh ĺnh, tôi kéo zipper của chiếc túi ngủ đến tận mũi, nhưng vẫn c̣n lạnh, gió thổi bần bật, tôi đứng dậy, vạch màn lưới, vói tay tháo giây buộc để thả các miếng bạt chung quanh lều. Cơn lạnh sa mạc thật đặc biệt, h́nh như gió vẫn c̣n lùa vào lều, qua các kẽ hở, chui vào tận bên trong túi ngủ của tôi! Trong giấc ngủ chập chờn v́ cơn lạnh, tôi tưởng như ḿnh c̣n nằm trên chiếc giường gấp ở trại tị nạn năm xưa...

    (C̣n tiếp)

  3. #3393
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    BỤI TRẦN – 2

    Sáng hôm sau, tôi trở lại khu nhà nguyện, dựng rất đơn sơ, lợp tôn, không trần, để họp với các tuyên úy và các hạ sĩ quan phụ tá. Mọi người đều ngạc nhiên với cơn lạnh trái mùa. Nhưng chúng tôi không phải chờ lâu, chỉ vài hôm sau, cơn nóng thực sự của sa mạc mùa Hè đă trở lại. Nóng dữ dội, nóng khủng khiếp, nóng "không tha thứ" cho những ai "lỡ" để hở một phần da thịt nào đó của ḿnh cho nắng phủ lên. Ngay cả phần dưới cằm, nếu không được thoa thuốc chống nắng (sun blocker) th́ sức phản chiếu của nắng từ cát bốc lên vẫn đủ làm cháy da! Từ khoảng 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, nhiệt độ trung b́nh luôn được ghi nhận từ 110 đến 120 độ F (khoảng 49 độ C). Ngày nào cờ hiệu cũng mang màu đen, ám chỉ nhiệt kế đă lên đến trên 115 độ và cấm tập thể dục ngoài trời.


    May cho chúng tôi là gần nhà nguyện, có một nhà hàng mang tên "Desert Warriors Club" (Câu lạc bộ của các dũng sĩ sa mạc) được trang bị máy lạnh. Thỉnh thoảng chúng tôi phải chạy qua đó uống ly nước và cũng để tránh cơn nóng thiêu người này. Một hôm, trong lúc uống nước, nhận thấy ba TQLC ngồi ở bàn gần đấy là người Á Đông, tôi buớc qua hỏi chuyện, th́ ra họ là những người được chỉ định phục vụ trong đơn vị hỏa đầu quân, nấu cơm cho lính. Các đơn vị "hậu cần" ở trong các lều của đại doanh trại được ăn cơm ngày ba bữa, tại một nhà ăn lộ thiên che bằng lưới ngụy trang, do ban hỏa đầu vụ nấu. Những đơn vị đóng ở ngoài mặt trận (field) phải dùng các gói thực phẩm MREs (Meal Ready to Eat,) mà các TQLC gọi đùa là Meal Rejected by Ethiopians, có ư nói thức ăn dở quá đến cả dân đang bị chết đói ở Ethiopia cũng chê! Thực ra các gói thực phẩm này được chuẩn bị rất công phu, đầy đủ dinh dưỡng, và khá nhuận trường; có đủ các món chính (gà, ḅ hay heo...) với gói hâm nóng (để gói chính vào, đổ thêm nước, hóa chất bên trong sẽ tự động hâm nóng gói thức ăn đó trong ṿng vài phút.) Cộng thêm các món phụ như bánh crackers, cà phê, trái cây (loại đóng hộp), bánh ngọt tráng miệng, đường, tương ớt và cả giấy… vệ sinh nữa! Mỗi quân nhân được phát ba gói mỗi ngày, tôi không thể ăn hết, nhưng với những quân nhân c̣n trẻ, ba gói xem ra chỉ vừa đủ.

    Ba anh TQLC trong ban hỏa đầu vụ, một người Mỹ gốc Hoa sinh ra ở San Francisco, cấp bậc hạ sĩ nhất; người thứ hai, Mỹ gốc Việt đến từ Chợ Lớn, trung sĩ; và người thứ ba, hạ sĩ, đến từ Rạch Gía. Hai người đến từ Việt Nam biết nói tiếng Việt, nhưng người đến từ San Francisco th́ không, nếu dùng tiếng Hoa th́ tôi và người đến từ Rạch Gía không hiểu được, thế nên tất cả chúng tôi đă dùng tiếng Anh để nói chuyện. Họ cho tôi biết lư do gia nhập TQLC là để sau này được hưởng học bổng (Montgomery G.I. Bill) tiếp tục học lên đại học. Tôi đă lái câu chuyện về quá khứ của hai người đến từ Việt Nam, đó là những người vượt biên, đến Mỹ chưa tới 10 năm: "Như vậy các anh đă học tiểu học và cấp hai ở bên nhà?" Tôi hỏi. "Dạ đúng rồi, Tuyên Uư" anh trung sĩ đáp, rồi anh ta quay qua khoe với người bạn đến từ San Francisco: "Mày biết không, tao đă từng là học sinh gương mẫu, mang khăn quàng đỏ!" Tôi mỉm cười, nghĩ đến những "kỳ duyên" trong cuộc đời, lát sau người hạ sĩ nhất đến từ San Francisco đứng dậy đi mua thêm nước, tôi hỏi đùa anh trung sĩ bằng tiếng Việt: "Th́ ra ‘đồng chí’ đă từng là ‘cháu ngoan bác Hồ’ đấy à?" Anh ta bẽn lẽn chữa thẹn: "Thôi mà… Cha!" Tôi cũng cười x̣a với họ. Để được gia nhập quân lực Hoa Kỳ, chỉ hàng sĩ quan mới cần có quốc tịch Mỹ và bằng cử nhân; hàng binh sĩ, chỉ cần "thẻ xanh" và tốt nghiệp trung học là đủ.

    (C̣n nữa)

  4. #3394
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cuốn Theo Mệnh Nước


    BỤI TRẦN – 3

    Hôm sau, tôi đă không bỏ lỡ cơ hội cùng lên xe tăng “ra trận” với đơn vị của loại chiến xa thời danh M1A1 Abrams. Cả đại đội tăng, đến từ vùng San Diego, đă tỏ ra rất hào hứng với quyết định của tôi, v́ ít khi có tuyên úy nào dám “cả gan” đi với chiến xa của họ. Hai giờ chiều, đoàn thiết giáp trong màu cát sa mạc ồn ào chuyển ḿnh rời căn cứ, họ đă di chuyển khoảng trên 20 dặm (32 Km) trong một địa h́nh rất khó khăn và phức tạp được cố ư tạo ra để huấn luyện. Tôi được mời đứng ở một trong hai vị trí trên pháo tháp, nơi có khẩu đại liên M240, vị trí bên kia, có cây đại liên 50, do một trung sĩ nhất trưởng xa đứng. Tôi đă cẩn thận mặc áo giáp, nón sắt, thắt lưng dă chiến (web gear) với hai bi-đông nước như mọi người, nhưng tôi đă quên một thứ rất quan trọng: găng tay! Dưới sức nóng 120 độ F ở ngoài trời, nhiệt độ trên thành của chiếc xe "bọc sắt" đă tăng lên đến độ nóng bỏng. Chẳng thế mà trong thời đệ nhị thế chiến ở sa mạc Sahara, Bắc Phi; người ta kể rằng các binh sĩ Đức đă "tráng trứng" trên thành xe tăng của họ.


    Chiếc thiết giáp lắc lư nghiêng trái, ngả phải, chúi đầu tới trước, lật ngược về sau như đang lên cơn điên! Không thể bám vào miệng ống tṛn nơi tôi đứng nên chỉ đành khoanh tay cao, để mặc cho chiếc chiến xa đưa đẩy. Cũng nhờ có cái áo giáp hộ thân, chứ không th́ bộ xương sườn của tôi chắc đă găy vụn trong cuộc hành tŕnh này! Qua máy liên hợp, người trưởng xa thương hại bảo tôi ngồi vào trong xe cho đỡ cực, nhưng tôi đă không chịu và vẫn muốn đứng để "ngoạn cảnh."

    Lát sau, đoàn xe tiến vào nơi hoàn toàn có cát nhuyễn, gây bụi mù trời, tôi móc khăn tay ngụy trang buộc lên mặt để đỡ phải hít bụi nhưng vẫn không đủ. (Nhiều năm sau, tôi đă phải đối diện với loại bụi này bên Iraq mỗi khi ra thăm lính ở các tiền đồn.) Qua máy liên hợp, viên trưởng xa đă nói đùa: "Đừng có xỉu trên xe tôi nhá, Sir!" Tôi không trả lời, nhưng ra dấu bằng cách nắm tay lại, chỉ ngón tay cái lên trời, ư nói anh cứ yên tâm, tôi không sao đâu.


    Đoàn xe tăng đến mục tiêu th́ trời đă về chiều. Các thiết giáp được dàn ra theo đội h́nh pḥng thủ như ở mặt trận thật, không bỏ lỡ cơ hội huấn luyện, các hạ sĩ quan đàn anh đă qui tụ cấp dưới lại để chỉ thêm kinh nghiệm, rút ưu khuyết điểm cho họ của chuyến “hành quân” vừa rồi. Trong binh chủng TQLC Hoa Kỳ, trường đào tạo hạ sĩ quan đă hoàn toàn do các hạ sĩ quan đàn anh giảng dạy, truyền thống này vẫn tiếp tục ngay cả khi họ đang ở "chiến trường." Tôi đă đi thăm từng nhóm, khen ngợi và tỏ lời khuyến khích họ. Sau bữa cơm tối, dĩ nhiên là bằng MRE, viên trưởng xa nói với tôi: "Xin nhường chỗ nghỉ danh dự nhất trên chiến xa cho tuyên úy, đêm nay," đồng thời anh ta chỉ cho tôi phần mặt phẳng của pháo tháp, ngay bên trên khẩu đại bác 120 mm.

    Trải túi ngủ trên pháo tháp của chiếc M1A1, tôi không thể tin rằng đây là sự thật, một kinh nghiệm chỉ có thể xảy ra trong mơ khi tôi ở lứa tuổi mới lớn. Tuy nhiên, hơi nóng trên xe vẫn c̣n âm ỉ nên chưa thể đặt lưng xuống được, tôi ngồi dậy nh́n ra chung quanh, vài TQLC đă bắt đầu phiên gác, một số khác đang châu đầu với nhau tán gẫu, thỉnh thoảng họ phá lên cười ra vẻ thích thú lắm. Nhưng cuộc vui của họ không thể kéo dài v́ họ phải nghỉ để có sức cho ngày tập trận rất vất vả vào hôm sau. Anh tài xế đă nằm dài trên phần mặt khá bằng phẳng dưới pháo tháp và ngay trước vị trí của tài xế, khoảng trống này có thể trải được hai túi ngủ cho hai người, nhờ pháo tháp đă được quay ngang. Người xạ thủ đại bác nằm ngang trong phần sau của pháo tháp, anh ta đang tận dụng chút ánh sáng cuối cùng trong ngày để đọc đoạn Kinh Thánh, một trong năm ngàn cuốn Tân Ước loại bỏ túi mà các tuyên úy đă phát miễn phí cho họ trước đó. Người trưởng xa, dường như đă có sự chuẩn bị trước, đem theo một chiếc giường gấp, đặt trên cát để nghỉ qua đêm. Tôi đă nghĩ, nếu anh ta muốn nhường chiếc giường gấp đó cho tôi, chắc chắn tôi sẽ không nhận. Thứ nhất, tôi muốn được hưởng kinh nghiệm "ngủ trên pháo tháp xe tăng." Thứ hai, vùng sa mạc này có rất nhiều rắn độc (rattle snakes) và ḅ cạp, tôi không muốn nằm quá gần… mặt đất!

    Thế rồi như một sự xếp đặt nhiệm mầu dành cho riêng tôi, vầng trăng mười sáu vừa lú dạng bên trên đỉnh núi. Trong khung cảnh tịch mịch hoàn toàn của đêm sa mạc hoang vu, ánh trăng như gần gũi hơn với tôi. Những ỹ nghĩ mênh mang không mời mà vẫn ập đến trong tôi… vào những năm chiến tranh chưa trở nên khốc liệt ở bên nhà, tôi và các bạn đă vui hưởng ánh trăng tương tự khi chèo thuyền, thổi sáo trên ḍng sông Hậu hiền ḥa. Ánh trăng thanh b́nh năm ấy đă chưa bao giờ trở lại; v́ trăng năm nay, tuy có ḥa b́nh nhưng thiếu hẳn TỰ DO trên miền đất quê hương yêu dấu đó!

    Tôi nghĩ đến H, thiếu úy thiết giáp M.48 và là người bạn cùng lớp thuở thiếu thời. Trận mùa Hè đỏ lửa 1972 diễn ra khi H và đơn vị của anh đang hoạt động trong vùng Gio Linh, địa đầu giới tuyến. Sư đoàn 3 của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă không thể chống chọi với một lực lượng nhiều gấp mấy lần của địch quân, họ phải lui lại để “tái phối trí.” Lúc H được lệnh rút th́ đă quá muộn, các cầu phía Nam đều đă bị giật sập, không c̣n cách nào hơn, anh phải ra lệnh bỏ xe, sau khi đă nhấn nút tự phá hủy hệ thống điện để chiếc xe tăng trở thành bất khiển dụng. Kế đó anh và các bạn cố rút về thành phố Quảng Trị, nhưng không may, anh đă lọt vào tay địch quân. Đầu năm 1973, sau khi cái hiệp định giả dối ở Paris được kư kết, (nói là giả dối v́ người Cộng Sản không bao giờ tôn trọng các hiệp định này, ngay cả chữ kư của chính họ. Một minh chứng hùng hồn khác là trong trận tết Mậu Thân, 1968, họ đă phản bội cuộc đ́nh chiến tạm để mừng tết với chính phủ Sài G̣n, rồi xua quân đánh lén vào hầu hết các thành thị miền Nam), và sau các cuộc trao đổi tù binh, H trở về và tiếp tục phục vụ trong quân đội. Nhưng số phận không may của anh đă không ngừng ở đó, khi miền Nam sụp đổ, 1975, H lại phải đi tù lần nữa trong những nhà tù được “bên thắng cuộc” mệnh danh là “trại cải tạo.” Tóm lại, H đă bị đọa đày, cả thảy đến gần bảy năm trời.

    Tôi đă gọi thầm trong đầu, "H ơi, bạn xứng đáng hơn tôi nhiều để được ngủ trên chiếc giường danh dự này.” Bầu trời sa mạc không một gợn mây, ánh trăng như tỏ hơn và đang chiếu vào mặt, tôi phải kéo phần túi ngủ che kín cả đầu mới có thể đi vào giấc ngủ chập chờn với nhiều mộng mị...

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Tigon; 09-04-2016 at 10:30 PM.

  5. #3395
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    BỤI TRẦN – 4

    Sáng hôm sau, thiếu tá chỉ huy trưởng đơn vị thiết giáp nói với tôi : "Tuyên úy lên đồi với tôi, xem tụi ‘con trai’ (the boys) đánh đấm, vả lại, nếu để ông đi với họ, lỡ xảy ra chuyện ǵ th́ ‘vất vả’ cho tôi lắm." Tôi đă hiểu nỗi ưu tư của người chỉ huy, đối với TQLC Hoa Kỳ, điều tối kỵ với họ là để mất cờ đơn vị, kế đến là để cho tuyên úy hay sĩ quan quân y của họ thiệt mạng. Chỉ huy trưởng của họ có thể bị tử trận, v́ đời lính chiến, da ngựa bọc thây, sống chết là lẽ thường; nhưng lá cờ là danh dự của họ, và tuyên úy là tinh thần, là biểu tượng niềm tin của họ, họ không thể để mất đi.

    Trong cuộc chiến ở Việt Nam, một tuyên úy TQLC, linh mục đại úy Vincent Capodanno, thuộc tiểu đoàn 3, lữ đoàn 5 đă tử trận. Đầu tháng 9 năm 1967, đơn vị của ông được tung vào vùng thung lũng Quế Sơn để lùng một trung đoàn lính Bắc Việt (CSBV) vừa đột nhập vào khu vực. Thay v́ đi chung với bộ chỉ huy tiểu đoàn, tuyên úy Capodanno đă xin đi với đại đội M. Đại đội lọt ổ phục kích của địch, ông đă vội vă rời vị trí tương đối c̣n an toàn của ban chỉ huy đại đội để giúp các TQLC thuộc trung đội 2 đă bị thương. Ba lần, ông thành công kéo các binh sĩ bị thương về vị trí an toàn, cũng như ban phép xức dầu cho những người sắp chết. Lần thứ tư, khi tiến lên lần nữa, một qủa đạn súng cối đă nổ gần ông, mặc dù bị trúng nhiều mảnh đạn và bị thương ở cánh tay và chân, ông vẫn tiếp tục giúp nhiều thương binh khác. Cuối cùng, chính viên y tá của trung đội cũng trúng đạn; tuyên úy Capodanno đă cố kéo anh ta về vị trí an toàn và dùng thân ḿnh để che chở cho anh. Nhưng địch quân đă nh́n thấy ông và quay ṇng súng đại liên về phía đó, ông chết với 27 phát đạn trên ḿnh. Để ghi nhớ sự dũng cảm của người tuyên úy, sau này quốc hội Hoa Kỳ đă trao tặng huy chương Danh Dự cho ông (post-humously), huy chương cao quí nhất của quân lực Mỹ. Bộ Hải Quân cũng dùng tên ông để đặt cho một hộ tống hạm, chiếc FF-1093 (đă chuyển giao cho HQ Hi Lạp khoảng năm 1992.) Được huy chương Danh Dự là một vinh hạnh cho toàn đơn vị, nhưng cả binh chủng TQLC đă rất buồn v́ họ lỡ để cho một tuyên úy của họ tử trận.

    Các xe tăng lồng lên như những con tê giác dũng mănh, chúng có thể vọt tới với tốc độ 50 miles (80 Km) một giờ. Cùng lúc đó, ṇng súng đại bác 120 mm có khả năng bắn liên tiếp hai phát đạn vào hai mục tiêu khác nhau, là những chiếc tăng cũ, xa đến 3 cây số. Máy nhắm đă được vi tính hóa và bắn qua màn ảnh radar, phát đạn thứ hai không cần phải nhắm lại, súng cứ tự động quay về hướng mục tiêu. Nếu người xạ thủ, v́ lư do nào đó không khai hỏa được th́ người trưởng xa, trong vị trí của anh ta có thể bắn thay. Trong cuộc tập trận này, toàn bộ bom, đạn đều "thật," có hai loại đạn trên xe tăng, một loại xuyên phá và một loại tàn phá. Loại xuyên phá, khi được bắn ra khỏi ṇng súng sẽ tự động tách rời khỏi phần "vỏ" bên ngoài để chỉ c̣n h́nh dáng như một cây đinh đường kính khoảng 40mm. Viên đạn này có thể xuyên qua pháo tháp tăng T.72 của Nga Sô, dày khoảng 150mm (một tấc rưỡi), và tiêu diệt các quân nhân bên trong. Loại đạn tàn phá sẽ làm công việc c̣n lại: hủy hoại hoàn toàn những chiếc tăng, không cho địch quân có cơ hội sửa chữa và tái xử dụng chúng. Dĩ nhiên, trên thực tế, chỉ cần “trúng” một viên đạn này là quá… đủ!


    Sau trận chiến vùng Vịnh, 1991, các nước Ả Rập như Saudi Arabia, Kuwait... đă muốn mua lại những chiếc M1A1 được quân đội Mỹ xử dụng, nhưng chính phủ Hoa Kỳ đă lịch sự từ chối và nói rằng sẽ làm những chiếc tăng mới cho họ. Phe Ả Rập vẫn thiết tha muốn mua những chiếc tăng đă đánh bại tăng T.72 đó, khiến người Mỹ đă phải nói thật: "Vỏ tăng của chúng tôi được chế tạo với hợp chất có pha uranium cặn (depleted uranium) cứng hơn tất cả các loại vỏ tăng khác trên thế giới. Chúng tôi không muốn một ngày nào đó, trở lại chiến trường này và phải đối diện với những chiếc tăng mạnh tương đương với những cái chúng tôi đang có, nếu quí vị muốn, chúng tôi chỉ có thể bán cho quí vị loại tang yếu hơn một chút."

    Hiện tại (1997), bộ binh Mỹ đang dùng loại thiết giáp tân trang M1A2, và họ c̣n đang nghiên cứu một loại tăng mới có sức "tàng h́nh" (hiện lên rất nhỏ trên màn ảnh radar.) Ở thời điểm 2012, loại tăng này đă chính thức được đặt tên là M1A3 và sẽ được đưa vào xử dụng trong vài năm sắp tới. Trong khi đó, TQLC cũng có chương tŕnh xử dụng loại xe lội nước mới mang tên AAAV (Advanced Amphibious Assault Vehicle), có sức "lội nước" rất nhanh và được thả cách bờ biển xa hơn, thay v́ chỉ vài hải lư như những chiếc AAVs hiện tại. Vận tốc và sức chiến đấu của các xe lội nước mới này trên đất liền cũng mạnh ngang với những chiếc thiết giáp.

    (c̣n tiếp)

  6. #3396
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    BỤI TRẦN – 5

    Sau khi trở lại "hậu cứ" vài hôm th́ tôi được cùng với tuyên úy Seelig tháp tùng đại tá chỉ huy trưởng lữ đoàn dùng trực thăng bay "quan sát chiến trường." Tôi phải thầm cảm phục khả năng ngụy trang của TQLC Mỹ, chiếc trực thăng chỉ bay ở cao độ vài trăm thước, nhưng tôi đă không thể nh́n thấy các đơn vị đang đóng rải rác ven những vách núi, họ đă xử dụng các lưới ngụy trang rất hữu hiệu. Căn cứ 29 Palms khá vuông vức, mỗi chiều dài đến trên dưới 30 miles, (diện tích khoảng gần 1000 dặm vuông) với những rặng núi đá h́nh nan quạt, rất thuận tiện cho việc huấn luyện sa mạc và không-bộ chiến, cũng như dùng bom đạn thật.

    Sau hai tuần huấn luyện, "D-day" (ngày khởi đầu cuộc đổ bộ, hay trận chiến) đă đến, tôi không được đi với các thiết giáp của ḿnh mà phải nhập với bộ chỉ huy tiền phương của lữ đoàn. Theo lư thuyết hành quân, bộ chỉ huy này có thể sẽ bị tấn công bằng hơi độc nên mọi người phải đeo mặt nạ hay giữ nó kè kè bên hông cả ngày! Đi với bộ chỉ huy, không mấy hứng thú! Tôi đă xin phép cấp trên và cuối cùng, được cùng đi với vị tuyên úy của đơn vị pháo binh. Nhóm chúng tôi, hai tuyên úy và hai phụ tá, đă ra "mặt trận" từ chiều hôm trước để có thể thăm viếng các pháo đội, tôi đă kịp dâng hai thánh lễ cho hai đơn vị (đúng như tinh thần quân đội Mỹ trước khi lâm chiến.) Một thánh lễ dưới lưới ngụy trang và bàn thờ là những thùng đạn chồng lên nhau; lễ thứ hai, trời đă tối, tôi phải dùng đến bốn cây nến "hóa học" (chem-lites, chemical lights), không có lửa, nhưng chỉ do tác dụng hóa học gây nên ánh sáng, mới đủ để đọc sách.

    Hồi chiều, viên thượng sĩ thường vụ pháo đội đă đưa một anh lính đến giới thiệu với tôi: "Sir, xin giới thiệu ‘Mr. Nguyễn’ này nữa." Th́ ra trong đơn vị có một anh PFC (Private First Class, binh nhất) cũng họ Nguyễn. Tôi đă vui vẻ chào thăm và lát sau, khi chỉ c̣n hai người, tôi đă hỏi người lính bằng tiếng Việt: "Bên nhà, quê anh ở tỉnh nào?" Người binh nhất của binh chủng thiện chiến hàng đầu trên thế giới, TQLC Hoa Kỳ, đă cho tôi một ngạc nhiên: "Dạ, gia đ́nh ‘cháu’ đi từ Hải Pḥng!" Đúng vậy, anh ta đă cùng bố mẹ và gia đ́nh vượt biên từ hải cảng nổi tiếng đó ở miền Bắc, đến trại tị nạn Hồng Kông trước khi được vào Mỹ. Lại thêm một kỳ duyên, một "cháu ngoan" đích thực đă được đổi đời, tôi nghĩ. Anh này chỉ quen với lối xưng hô quân đội bằng Anh ngữ, nên khi lúc tôi hỏi bằng tiếng Việt, anh ta xưng "cháu" là "lễ độ" lắm rồi!

    Nh́n vào khẩu đại bác 155 mm loại mới, M198, trông nhẹ hơn cây "đầu bạc" cũ có từ thời Đệ Nhị Thế Chiến, M114, nhiều, nhưng tôi vẫn không "phục" mấy. Tôi hỏi viên trung úy pháo binh đứng gần đó: "Trong thời chiến tranh ở Việt Nam, tầm xa của loại súng 155mm này đă không bằng các khẩu 130 mm của NVA (North Vietnamese Army, quân CSBV), tại sao các anh c̣n dùng nó nữa?" Người sĩ quan trẻ mỉm cười trả lời: "Sir nói đúng, nhưng hiện tại chúng tôi đang dùng các loại đạn mới, có thể đương đầu được với tất cả các loại đại bác do Nga hay Trung Cộng chế tạo. Loại đạn mới này có hai tầng, sau khi ra khỏi ṇng súng và bay được khoảng 22 cây số, đầu đạn sẽ tự động khai hỏa tầng thứ hai và tiếp tục bay đi như một hỏa tiễn nhiều cây số nữa. Anh ta tiếp: "Nhưng các loại đạn này…hơi đắt, gần 30 ngàn đô-la một trái!" Tôi thầm nghĩ: "Có thế chứ, địch có thể pháo ta, mà ta không phản pháo được th́ hỏng to c̣n ǵ! Nhưng giá một qủa đạn, bằng giá một chiếc xe hơi loại tốt, kể cũng đắt thật! Thảo nào các sĩ quan trong bộ chỉ huy lữ đoàn đă kháo với nhau rằng cuộc tập trận này sẽ tốn đến hơn 120 triệu mỹ kim!"

    Kể từ năm 2005, quân đội Mỹ đă dùng một lại đại bác 155 mm mới, M777, và vào năm 2007, họ lại dùng một loại đạn mà mục tiêu được định vị bằng GPS và điều khiển quán tính rất hiện đại (như hỏa tiễn hành tŕnh – cruise missile) mang tên M982, Excalibur. Loại đạn này vô cùng chính xác và tầm tác xạ khoảng 60 cây số, dĩ nhiên là nó c̣n đắt hơn loại đạn hai tầng kể trên, mỗi quả giá đến 54 ngàn đô la.

    Trên chuyến bay trở lại với "thế giới văn minh," trong những suy tư tản mạn, tôi thầm cảm tạ Ơn Trên đă cho nước Việt được ḥa b́nh; nếu không, những thanh niên Việt Nam anh đă gặp có thể đă phải đối đầu với nhau như những kẻ thù ở một chiến trường nào đó: Trị-Thiên, Tam Biên, hay miền đồng bằng sông Cửu? Nhưng được ḥa b́nh mà thiếu tự do th́ nền ḥa b́nh ấy đă hoàn toàn chưa? Có đúng với ước vọng của toàn dân là được "Quốc thái, Dân an" không?

    Tôi không tin là những người thanh niên Việt Nam đă gia nhập TQLC, binh chủng "đến trước, về sau" (First to come, Last to leave), vất vả và nguy hiểm trăm chiều, chỉ với lư do t́m học bổng. Tôi muốn nghĩ rằng họ đă gia nhập TQLC v́ cái hào hùng, cái đặc biệt và hấp dẫn của binh chủng này đối với những người trai trẻ. Hơn nữa, có thể c̣n một lư do xa hơn, tôi nhớ có lần anh đă xem một phim nói về TQLC, "A Few Good Men," trong phim đó, một luật sư đă hỏi người bạn đồng nghiệp của ḿnh: "Tại sao chị lại thích lính TQLC như vậy?" Người nữ luật sư trả lời rằng, “Tôi thích họ v́ họ đă ôm súng, đứng trên bức tường canh gác và nói với tôi: ‘Chị hăy nghỉ yên đêm nay, không ai có thể làm hại chị, trong phiên gác của chúng tôi!’" Những thanh niên nam, nữ người Việt đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ chắc chắn đă biết rằng họ không chỉ chiến đấu cho riêng họ hay cho quốc gia Mỹ, nhưng c̣n cho chính gia đ́nh họ và gần hai triệu đồng bào Việt Nam khác đă nhận sự tiếp đón rộng răi của đất nước này. Nền dân chủ và sự tự do, đôi khi đến quá lố ở Hoa Kỳ, không phải là những món quà tặng miễn phí, những điều tự nhiên sẵn có, chúng đă và đang được ǵn giữ bởi mồ hôi, bởi nước mắt, và nếu cần, bằng máu của gần hai triệu quân nhân đang trấn đóng rải rác khắp thế giới. Tôi muốn nghĩ rằng những thanh niên nam, nữ người Việt phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, cũng đang bồng súng trên bức tường đó và nói với đồng bào ḿnh rằng: "Bà con hăy yên tâm vui hưởng tự do, dân chủ, đừng lo sợ, v́ đă có chúng tôi đây!" Riêng tôi, tôi nghĩ rằng những người con của Mẹ Việt Nam ấy cũng rất đáng được hưởng sự chăm sóc tinh thần bởi chính những tuyên úy đồng hương của họ. Bộ Quốc Pḥng Mỹ, ở thời điểm 2014, đă nhận thêm các tuyên úy Phật giáo, như họ đă thực hiện đối với Do Thái giáo và gần đây là Hồi giáo.

    Nh́n qua khung cửa sổ máy bay, trong bầu khí lặng gió của mùa Hè, cả thành phố Los Angeles như đang bị che phủ bởi một đám mây khổng lồ… màu đất, tôi bỗng buột miệng: "Bụi trần!"



    H́nh 1: Đại bác 155 mm cũ kiểu M114


    H́nh 2: Kiểu M198


    H́nh 3: Kiểu M777


    H́nh 4: Đạn mới Excalibur, đi được 60 km và giá 54 ngàn đô-la.

  7. #3397
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CUỐN THEO MỆNH NUÓC :

    ĐI BIỂN – 1

    Chiếc máy bay dân sự được quân đội thuê bao (chartered), chở gần hai trăm quân nhân, đă cất cánh trong một buổi tối từ phi trường quốc tế Philadelphia trực chỉ hướng Đông. Tôi thấy ngạc nhiên v́ tại sao họ không bay lên phía Đông-Bắc rồi theo ven biển qua Nova Scotia, Newfoundland, Iceland, Ireland and England trước khi vào Tây Âu cho an toàn như những chuyến hàng không dân sự vượt Đại Tây Dương? “Chắc quân đội có đường bay riêng!” Tôi tự trả lời.

    Lần này, tôi được lệnh công tác ngắn hạn, nhưng rất đặc biệt, v́ vùng đất tôi đến sẽ là Trung Đông, hay đúng hơn vùng vịnh Persia (Ba-Tư), nơi Mỹ cùng các nước đồng minh Tây Âu và Ả Rập đă từ chối sự cưỡng chiếm Kuwait của Iraq, đánh bại và đẩy quân của Saddam Husein về vị trí nguyên thủy của họ, trong trận chiến “Băo Sa Mạc – Desert Storm” ở Vùng Vịnh năm xưa. Đây cũng là khu vực vẫn đang được bộ quốc pḥng Mỹ liệt kê là vùng có chiến tranh (war zone.) Ư tưởng "đi vào vùng chiến tranh" chợt đến, khiến tôi hơi chột dạ! Không biết khoảng giữa thập niên 60's của thế kỷ trước, lúc cuộc chiến Quốc-Cộng đang đi dần đến hồi ác liệt, nhiều quân nhân Mỹ đă đến Việt Nam cũng trên những chuyến bay "đi vào nơi đang có chiến tranh" tương tự, mang tâm trạng ra sao. Riêng tôi trong lúc này, có một chút hoang mang, một chút lo sợ, nhưng đồng thời nỗi hào hứng cũng lẫn lộn trong tâm trí tôi!

    Khoảng bốn tiếng đồng hồ sau khi cất cánh, viên phi công đă loan báo cho mọi người chuẩn bị để máy bay đáp, tôi tự hỏi: "Đáp? Đáp xuống đâu? Đây là giữa biển!" Chỉ sau khi máy bay đă an toàn vào chỗ đậu và hành khách được xuống pḥng tiếp tân ở phi trường, tôi mới biết đó là một căn cứ của Không Quân Mỹ, nằm trên một hải đảo thuộc quần đảo Azores của nước Bồ Đào Nha (Portugal.) Quần đảo này nằm ở vị trí khoảng 2/3 chiều ngang của Đại Tây Dương, tính từ Mỹ, trên cùng một vĩ độ với Philadelphia và Lisbon, thủ đô của Bồ. "Vị trí chiến lược thật!" Tôi thầm nghĩ, chiều ngang Đại Tây Dương đă như hẹp hơn cho những phi công của quân đội Hoa Kỳ v́ họ biết rằng đă có quần đảo này cho họ "dừng chân" khi cần!


    Đoàn người tiếp tục lên phi cơ, trực chỉ hướng Đông. Bay khoảng bốn tiếng nữa th́ lại đáp xuống một phi trường thứ hai, ngoại ô thành phố Catania, nằm về phía Đông của đảo Sicily, thuộc Ư. Trước đây, trong một chuyến du hành khác, không phải là công tác quân đội, tôi đă có dịp ghé hải đảo quê hương của những "Bố Đỡ Đầu" (Godfathers, năm xưa ở Việt Nam có người dịch là Bố Già), đầu xỏ của những băng đảng (gangsters); họ đă đến Mỹ, lập những "xă hội đen" (Mafia) và gây xáo trộn không ít vào các thập niên đầu thế kỷ 20. Truyện của họ đă được thêu dệt thêm để viết thành sách, đóng thành phim cho cả thế giới đọc và xem. Tôi biết lần đáp kế tiếp sẽ là Bahrain, một quốc gia hải đảo, nằm rất gần bờ biển của nước Saudi Arabia trong vịnh Persia, đây cũng là nơi có bộ tư lệnh tiền phương của "Vùng Chiến Lược Miền Trung" (Central Command hay CentCom.) Mỹ đă chia thế giới thành các vùng chiến lược, cũng như quân đội VNCH khi xưa được chia thành bốn vùng chiến thuật vậy, riêng Đại Tây Dương đă được chia thành ba vùng: NorthCom, CentCom, và SouthCom. Cả Thái B́nh Dương chỉ là một vùng, PacCom, nhưng được chia thành hai vùng chiến thuật, Đông và Tây Thái B́nh Dương. Trung Đông thuộc trách nhiệm của CentCom trong đó có hạm đội thứ Năm, gồm nhiều tiểu hạm đội (Battle Groups), đặt dưới sự chỉ huy của một vị Phó Đô Đốc (ba sao), có bản doanh ở Bahrain. Tôi sẽ công tác trên chiếc hàng không mẫu hạm (HKMH), USS John F. Kennedy CV-67, đang hoạt động trong vịnh Persia.

    Để tránh những quốc gia "không thân thiện" lắm đối với Mỹ như Lebanon và Syria, máy bay đă phải ṿng xuống phía Nam, bay qua không phận Do Thái (Israel), Jordan, và Saudi Arabia trước khi đến Bahrain. Trời đă vào đêm, các thị trấn và xa lộ ở Saudi Arabia rực sáng bởi hệ thống đèn màu vàng mà từ trên cao trông xuống thấy rất đẹp mắt. Nhờ có nguồn lợi từ dầu hỏa, người dân thành phố ở quốc gia này đă có nếp sống khá cao, không thua ǵ những nước Tây Phương.

    Tôi và đoàn người được đưa về nơi tạm trú qua đêm, đây là một khách sạn gần trung tâm thủ đô Manama của quốc đảo Bahrain, do quân đội Mỹ thuê dài hạn, có nhân viên giữ an ninh là các cảnh sát địa phương. Tôi đă nhận ra ngay sự thiếu an toàn của khách sạn: Sát mặt đường, không hàng rào ngăn cản! "Đáng ra người ta phải thận trọng hơn sau khi đă có những vụ nổ ở Saudi Arabia," tôi nghĩ thế nhưng lại mỉm cười ngay với chính ḿnh, v́ chợt nhớ đến những tấm bảng tôi đă không ưa mấy, khi phải đi qua các khu nhà của quân đội hay dân chính Mỹ năm xưa ở Sàig̣n. Bảng đề: "Cấm ngừng, cấm đậu, cấm đứng, cấm chụp h́nh." Nghe như có sự đe dọa, thêm chút kiêu căng... Nhưng sáng mai, nếu tôi thấy những tấm bảng tương tự quanh khách sạn này, th́ chắc chắn tôi sẽ nh́n chúng với ánh mắt nhiều thiện cảm hơn!

    Những chuyến xe bus chỉ cách nhau 15 phút, chuyên đưa đón người từ khách sạn vào bộ chỉ huy, tôi vào thăm vị tuyên úy trưởng đă quen biết từ mấy năm trước. Nhân dịp này, tôi đă bày tỏ sự quan tâm của ḿnh về t́nh h́nh an ninh của khách sạn, ông cho biết cấp trên đă có dự liệu làm cho khu nhà được an toàn hơn.

    Khi ra về, tôi thấy một hạ sĩ quan Hải Quân gốc Á Châu đi ngược chiều, chưa kịp nh́n kỹ hơn th́ anh ta đă lên tiếng trước bằng tiếng Việt: "Chào cha!" Ngạc nhiên, tôi hỏi lại: "Làm sao anh biết tôi là linh mục người Việt?" "Dễ thôi cha," anh ta trả lời, "này nhá, cha đeo Thánh Giá trên cổ áo trái th́ là tuyên úy rồi; lại mang bảng tên Nguyễn th́ nhất định phải là người Việt c̣n ǵ?" Tôi đáp lại, "Bữa nào cho anh gặp một tuyên úy Tin Lành gốc Việt, để anh hết đoán ṃ." (Tuyên úy của các hệ phái Kitô giáo – Christian Churches - trong quân đội Mỹ đều đeo chung một huy hiệu là cây Thánh Gía.) Thế rồi cả hai chúng tôi cùng phá lên cười sảng khoái và thấy thân mật hơn với t́nh đồng bào trong cuộc hội ngộ t́nh cờ nơi vùng đất xa xôi đó.

    C̣n tiếp ...

  8. #3398
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ĐI BIỂN - 2

    Sau trưa, tôi được chuyển ra HKMH Kennedy bằng chuyến "Greyhound" thường lệ (máy bay hai cánh quạt, C-2A, chuyên đưa đón nhân viên và quân nhu giữa tàu và bờ.) Trung tá tuyên úy trưởng, B. N. May, đă lên "sàn bay" (flight deck) đón và đưa tôi về lầu của các sĩ quan (officers' country). Khoảng lầu này lại được chia thành nhiều buồng lớn (compartments), mỗi buồng có đến 20 pḥng (staterooms), mỗi pḥng chứa hai người, có trang bị TV, tủ áo, bồn rửa mặt; các nhà tắm và vệ sinh ở một góc buồng được cả buồng xử dụng chung. "Thoải mái chán," tôi thầm nghĩ, so với những chiến hạm khác, nhỏ hơn, mà tôi đă có dịp đi. Tàu được thiết kế phức tạp như một ổ mối, nếu không được hướng dẫn trước, người ta dễ dàng bị lạc và khó có thể t́m được lối ra. Trước tiên phải biết số từng lầu của ḿnh (có 13 lầu, không kể đài chỉ huy với 7 lầu nữa), kế đến là số khoang được đánh số từ mũi tàu ra sau, và vị trí của ḿnh thuộc phía phải hay trái của tàu. Quan trọng nhất là phải biết lầu nào có "highway" (hành lang bên trong, chạy suốt từ gần mũi đến cuối tàu - chỉ hai lầu có hành lang này,) vào highway trước, t́m lối rẽ (exit) gần buồng của ḿnh để ra là cách dễ nhất.


    Chiếc HKMH Kennedy là một thành phố nổi với trên 5000 thủy thủ, được chia thành hai ngành rơ rệt: Không Quân (Air) và Mặt Biển (Surface). Có một sư đoàn không quân (Carrier Air Wing) với nhiều phi đội gồm khoảng 100 máy bay đủ loại, đa số là các chiến đấu cơ F 14s và F 18s (ở thời điểm tôi phục vụ trên đó) , gần 2000 quân nhân đă thuộc thành phần này. Ngành thư hai gổm các thủy thủ lo chăm sóc và bảo vệ tàu. Mỗi ngành lại được chia thành nhiều ban (departments), rồi các toán (divisions). Bốn tuyên úy và tám hạ sĩ quan phụ tá là một ban độc lập (nếu cần, các tuyên úy có thể đi thẳng tới hạm trưởng, không phải qua hệ thống quân giai), mỗi người có một văn pḥng riêng trong một buồng đặc biệt, bên cạnh là nhà nguyện chứa được khoảng 75 người. Cùng buồng lại có thư viện với trên 10 máy điện toán có thiết bị mạng lưới toàn cầu (internet,) khá nhiều sách báo, phim ảnh, băng nhạc. Ban truyên úy phải trách nhiệm thêm thư viện này. Thủy thủ được xử dụng các máy điện toán khắp nơi trên tàu để học thêm hay gửi điện thư (email) hàng ngày về gia đ́nh, (nhưng trong giới hạn nào đó,) không phải mong chờ có khi cả tháng mới được một lần thư như trước nữa.

    Chiếc Kennedy cũng là soái hạm của Tiểu Hạm Đội (battle group) mang cùng tên, vị Phó Đề Đốc (một sao) chỉ huy trưởng đă đặt bộ chỉ huy trên tàu này. Cùng với HKMH c̣n có hai tàu ngầm loại tấn công (Attack Submarines), khoảng 6 chiến hạm khác gồm hộ tống hạm (Frigates), khu trục hạm (Destroyers), và tuần dương hạm (Cruisers) trong đó có chiếc USS Huế City, CG-66, được đặt tên để ghi nhớ trận đánh lịch sử, tái chiếm thành nội Huế của các TQLC Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng Ḥa trong cuộc tổng tấn công của quân cộng sản đầu năm Mậu Thân, 1968.

    Với lực lượng này, cả tiểu hạm đội và các tàu tiếp liệu, như được bao bọc chặt chẽ bởi một mạng lưới pḥng bị có bán kính bung rộng đến trên 300 hải lư (khoảng 500 cây số.)

    Trước khi vào đến vùng trách nhiệm, tiểu hạm đội đă phải đi qua eo biển Hormuz, sát với bờ biển của Iran, một nước được kể là thù nghịch với Mỹ kể từ vụ họ bắt cóc toàn bộ nhân viên của ṭa đại sứ Mỹ làm con tin vào các năm 1979-80. Cộng thêm những vụ khác như Iran thả ḿn, bắn phá các tàu chở dầu qua eo biển này; vụ tàu chiến Mỹ bắn lầm vào một chiếc máy bay hàng không dân sự Iran làm thiệt mạng mấy trăm người v.v... Tất cả những sự kiện đó đă khiến hai quốc gia trở thành thù nghịch cho đến hôm nay. Các tiểu hạm đội Mỹ phải hết sức đề pḥng khi đi qua eo biển Hormuz, thậm chí, ngoài các phi cơ đang bay để bảo vệ đoàn tàu trên không, những phi công trong phiên trực đă phải ngồi chờ ngay trên pḥng lái của máy bay ḿnh, nếu bị tấn công bằng hỏa tiễn, họ chỉ có mấy chục giây để đối phó và phản công.

    Tiểu hạm đội Kennedy đang tham gia cuộc hành quân "Canh Pḥng Miền Nam" (Southern Watch), không cho bất cứ máy quân sự nào của nước Iraq vượt qua vĩ tuyến 33 đến biên giới phía Nam của nước này. Từ vĩ tuyến 36 ngược lên phía Bắc Iraq là vùng trách nhiệm của các đơn vị Không Quân Mỹ và Đồng Minh đang đặt căn cứ ở Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey.) Nếu phi cơ quân sự Iraq vi phạm hai vùng không phận nêu trên, các chiến đấu cơ của Đồng Minh sẽ có quyền bắn hạ. Các dàn đại bác hay hỏa tiễn pḥng không ở dưới đất của Iraq cũng không được có hành động "gây hấn" nào, chỉ cần họ mở máy radar để ḍ các phi cơ đang bay bên trên là họ đă có thể bị dội bom! Các phi công Mỹ trung b́nh đă phải xử dụng “vơ lực” đến 25% trên tổng số các phi vụ của họ. Dĩ nhiên là nếu không cẩn thận, các phi cơ của Đồng Minh cũng có thể bị bắn hạ bất cứ lúc nào!

    Đời sống trên chiến hạm luôn luôn như một cái máy: giờ làm việc, khi ăn, lúc nghỉ, phải nhịp nhàng, ăn khớp với nhau. Chỉ cần một sự kiện nhỏ xảy ra như một chảo nấu thức ăn bị hư là các thủy thủ đă phải xếp hàng dài hơn, chờ lâu hơn, và những công việc liên hệ phải đ́nh trệ lâu hơn... Cứ tưởng tượng ban ẩm thực phải nấu trên 15 ngàn phần ăn mỗi ngày để mọi người có đủ ba bữa, hay phải cung cấp đến 10 ngàn qủa trứng gà chỉ để cho một bữa ăn sáng!


    (C̣n tiếp)

  9. #3399
    Member
    Join Date
    11-04-2016
    Posts
    2
    Cô Tigon oi!

    Cô có phải là bạn của Drango không cô?

  10. #3400
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Vô PM nói chuyện đi , Hạt Tiêu

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 8 users browsing this thread. (0 members and 8 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •