Page 390 of 471 FirstFirst ... 290340380386387388389390391392393394400440 ... LastLast
Results 3,891 to 3,900 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3891
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Đêm hôm ấy, cửa phòng biệt giam của tôi mở, người ta dẫn tôi đi làm việc. Người ta đă giải phẫu tiềm thức và truy nă tư tưởng của tôi. Rồi thay v́ trả tôi về phòng, người ta đưa tôi đến một nơi nào đó, tôi không được biết. Mắt tôi bị bịt chặt. Tôi chỉ phỏng đoán tôi đă xa thành phố v́ ngồi rất lâu trên xe du lịch và tôi tới một ngôi biệt thự nhờ nghe tiếng bánh xe chạy chậm trên đá sỏi. Người ta xách nách tôi, d́u tôi lên cầu thang. Tôi được gỡ miếng giẻ bịt mặt và bị đẩy vô căn pḥng tối um.

    Bầy muỗi đói chào mừng tôi nhiệt liệt. Chúng tấn công tới tấp. Tôi ṃ mẫm kiếm cuốn sách hay tờ báo cũ xua đuổi muỗi. Mà không có. Đành đi đi, lại lại, dùng tay bảo vệ khuôn mặt. Người ta đă giao nhiệm vụ khủng bố tinh thần con người cho lũ muỗi. Khi anh sáng theo những kẽ hở của khung cửa sổ lọt vào pḥng th́ sự tra tấn của muỗi chấm dứt. Tôi nằm trên sàn gạch hoa, ngủ một giấc thoải mái.

    Thức dậy, tôi ngơ ngác, cứ tưởng ḿnh chiêm bao. Không, sự thật đấy. Sự thật ở căn pḥng của ngôi biệt thự mà dấu tích của dĩ văng c̣n nguyên. Tranh ảnh treo trên tường đă bị gỡ. Tủ giường đă bị khuân đi. Cái máy lạnh đă bị tháo. Thậm chí rèm cửa sổ và khung kính giữ hơi lạnh cũng biến mất. Căn pḥng, bây giờ, ngập bụi, mạng nhện và muỗi. Tôi mở cửa pḥng toilette. Tấm gương soi chịu chung số phận với đồ đạc lặt vặt của ngôi biệt thự. Tôi mở robinet. Nước chẩy mạnh. Vẫn c̣n nước.

    Hạnh phúc cho tôi. Vẫn c̣n nước. Người ta quên tháo gỡ nước, người ta quên nghĩ nước của chung tất cả. Tất cả sống v́ nứớc, nhờ nước. Tất cả có quyền giữ nước. Tôi giật cầu tiêu, vặn douche. Nước ào ào chẩy. Nước reo vui. Tôi lăn vào nước, tắm gội một cơn đă đời. Rôi tôi giặt bộ quần áo duy nhất, vắt khô, mặc luôn. Tôi cảm giác khỏe khoắn và tỉnh táo.

    Người ta bắt tôi, không cho tôi mang theo bất cứ một thứ ǵ. Tôi tay trắng đi vào tù ngục. Năm ngày đêm ở biệt giam Sở An Ninh Nội Chính, tôi bị đọa đày hơn con chó. Ṿi nước nhỏ từng giọt, cầu tiêu hôi hám. Không có khăn lau mặt. Không có bàn chải đánh răng. Không có quần áo lót thay đổi. Ngủ với chân c̣ng, không màn không chiếu dưới ánh sáng vàng chết của ngọn đèn nhỏ hiu hắt. Ở đây rộng răi hơn, thừa thăi nước nhưng bị đoạn tuyệt tiếng nói.

    Người ta hủy hết cầu ch́, đèn điện, máy lạnh, máy nước nóng trở thành vô tích sự. Nỗi sợ hăi khởi đầu từ im lặng. Thú thật, tôi sợ hăi. Một ngày, hai lần, cửa pḥng hé mở, một bàn tay đẩy điă cơm và ca nước trà vào rồi lại khép kín. Tôi không tài nào nuốt nổi quá năm muỗng cơm cá khô mặn chát. Thần kinh tôi luôn luôn căng thẳng. Tôi thèm tiếng nói và sợ tiếng động. Và, để chiến đấu với muỗi, tôi phải ngủ ban ngày, thức ban đêm. Có đôi lần, sợ hăi quá tôi đă hét lớn.

    Không ai thèm mắng mỏ tôi. Tôi càng sợ hăi. Tôi muốn, bất th́nh ĺnh, lăn ra chết. Chết như thế hẳn là sung sướng. Chứ, chết dần chết ṃn trong sợ hăi th́ khủng khiếp vô vàn. Những người đập đầu vô tường, tống cả cái quần đùi vào họng ḿnh, cắn lưỡi tự tử trong tù ngục đều là những người phi thường. Sống đă khổ, chết c̣n khổ hơn. Do đó, người ta cam đành sống tủi nhục, đau đớn để đợi ngày được chết dẫu cái chết chẳng êm ái hơn cái sống.

    Hai ngày biệt giam đúng nghĩa nhất, tôi chỉ biết sợ hăi và nghĩ cách chết. Đến ngày thứ ba, sự sợ hăi giảm dần. Hoặc người ta chế ngự nổi sự sợ hăi hoặc người ta bị nó giết dần hèn mọn. Những ngày tiếp nối, sự sợ hăi không c̣n khả năng ǵ với tôi nữa. Tôi đă ăn hết phần cơm mỗỉ bữa, ngày ngủ li b́ và đêm hát t́nh ca theo nhạc đệm của muỗi. Sang ngày thứ mười, nửa khuya, người ta lại bịt mắt tôi, đẩy tôi lên xe và đưa tôi đi nơi khác.

    Người ta tống tôi vào căn pḥng của ngôi biệt thự khác. Ngôi biệt thự khác nữa. Cuối cùng, người ta dẩn tôi về Sở An Ninh Nội Chính, vào một buổi sáng. Người ta tiếp tục truy nă tư tưởng của tôi để biết rơ kẻ đă lănh đạo chúng tôi. Tôi thành thật khai báo rằng chúng tôi không hề có lănh tụ. Chúng tôi chán làm guốc cho lănh tụ đi rồi, chúng tôi làm mũ đội lên đầu của chính chúng tôi. Người ta không tin.

    Người ta quả quyết chúng tôi là tay sai của Mỹ gài lại ! Trọn buổi sáng, người ta quần thảo tôi, áp đảo tôi, tra vấn tôi. Người ta sợ sự thật, người ta c̣n sợ luôn cả nghe sự thật. Người ta không dám nghĩ chúng tôi chống người ta bằng trái tim và nỗi cô đơn. Người ta cứ nghĩ, đằng sau chúng tôi, là một hậu thuẫn đáng nể ! Và, người ta hành hạ tôi, khủng bố tinh thần tôi ṛng ră hơn tháng trời. Buổi trưa, người ta c̣ng tay tôi, dẫn tôi tới đề lao Gia Định. Tôi được tống vô pḥng tù nữ tập thể.


    Còn tiếp ...

  2. #3892
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Ngồi bó gối quan sát măi, tôi hoa mắt, ngộp thở. Đứng dậy, tôi ghé sát mũi vào ổ gió thở hít. Nắng đang nhảy múa trên mặt xi măng hành lang. Dẫy biệt giam đối diện im vắng. Sợ che lấp ổ gió, tôi ngồi trên bờ tường thấp ngăn cách chỗ chia cơm với sân tắm. Những người tù nữ vẫn mê man. Tóc họ xơa tung, ướt nhẫy. Tôi đă ngắm kỹ từng khuôn mặt nhưng không gặp khuôn mặt bạn bè nào. Một hồi kẻng tù báo thức gay gắt điểm. Lần đầu tiên tôi bị nghe tiếng khua chát chúa của kẻng tù.

    Tôi nghĩ, trên đời không c̣n thứ tiếng ǵ ghê gớm, quặn đau, dày ṿ hơn kẻng tù. Đó là thứ tiếng của dọa nạt, cưỡng bức, đàn áp. Vài người tù đă thức và đang ngồi ngáp. Họ chưa kip chú ư tới tôi th́ có tiếng nói lớn bên ngoài «Pḥng 1 lâư nước» và cái ṿi lớn đẩy qua ô cửa gió. Cả pḥng vụt thức nhào vô sân tắm. Họ xếp hàng. Không khí ồn ào khởi sự. Đợi hồ nước đầy, một người cầm ṿi xịt vào những người khác.

    Mười phút cho năm mươi người tắm. Mỗi người đủ mười hai giây (2) . Không có th́ giờ sát xà pḥng, dù ghẻ lở. Tù nhân mặc quần aó tắm để vừa tắm vừa giặt quần áo bằng mười hai giây nước xịt. Họ đă chửi bới, căi cọ nhau v́ tắm ít, tắm nhiều. Năm mươi con lợn cái giành giật nước bi thảm hơn năm mươi con lợn cái bầy nhầy trên bục xi măng !!!

    Ṿi nước rút mạnh ra đúng thời khóa biểu. Sự hỗn độn tăng lên. Tù nhân, sau khi giành giật nước tắm th́ giành giật thuốc ghẻ. Họ chổng mông, người này bôi thuốc cho người kia. Thứ thuốc ghẻ chế biến theo công thức cổ lỗ xĩ làm họ xót xa. Họ vừa dậm chân vưà quạt phành phạch vưà tuôn những lời bẩn thỉu.

    – Chị mới vô hả ?

    Một tù nữ hỏi tôi. Cô ta trẻ nhất trong pḥng

    – Phải !

    Tôi đáp, nh́n cô ta t́m sự thông cảm.

    – Chị bị bắt về tội ǵ ?

    – Phản động.

    – Phản động ! cô gái tṛn xoe mắt. – Tại sao nó đưa chị vô đây ? Phần đông nhốt ở khu B chị ạ !

    – Đây . . . Tôi ngập ngừng.

    – Đây là pḥng giam tú bà, gái điếm, x́ ke, h́nh sự. Cô gái nói.

    – Hành lư của chị đâu, để em kiếm chỗ treo và chọn chỗ nằm cho chị !

    Hơn tháng nay tôi mới được nói chuyện và được nói chuyện với một cô gái dịu dàng. Dẫu cô gái tội t́nh ǵ cô ấy vẫn làm tôi ấm ḷng. Và tôi có cảm t́nh ngay với cô ta. Bỗng cô gái vỗ tay, la Iớn :

    – Chị này bị bắt về tội phản động !

    Cả pḥng im lặng nh́n tôi. Tôi không hiểu tại sao họ đă nh́n tôi với những cặp mắt chan chứa yêu thương. Một người đứng tuổi bước lại gần tôi.

    – Cô mới bị hả ?

    – Hơn một tháng rồi.

    – Nhốt ở đâu ?

    – Các biệt giam.

    Tôi kể vắn tắt những biệt giam tôi đă ở. Tất cả chăm chú nghe tôi. Dường như những người này kính phục tù chính trị. Một người đưa tôi cục xà pḥng thơm.

    – Vô tắm đi cô. Nước trong hồ của cô hết đấy. Tắm gội sạch sẽ, lát nó cho nước sôi, tôi pha ḿ cô ăn.

    Không ai phản đối. Tôi bị đẩy vào sân tắm, bị bắt cởi hết quần áo. Và tôi được tắm gội bằng sà pḥng thơm sau một tháng hôi hám. Người khác cho tôi bộ quần áo ngủ. Bộ quần áo tầm thường mà tôi có cảm tưởng như bộ quần áo mơ ước của con nhà nghèo. Tôi vừa mới thấy thế nào là sung sướng khi mặc quần áo mới.

    – Khốn nạn, bắt người ta cả tháng mà không cho thư về gia đinh. Con gái một bộ che thân, kham sao nỗi ! Một người nói.

    – Người ta con nhà lành, nó tống vô pḥng điếm. Người khác nói.

    – Cám ơn các chị, tôi bằng ḷng vô đây, tôi không ân hận ǵ cả.

    Tôi nói, giọng đầy cảm xúc. Vừa khi đó, bên ngoài cửa sắt, tiếng cai ngục gắt gỏng :

    – Ngưởi vừa vô trưa nay đâu ?

    Cô gái đầu tiên thăm hỏi tôi , đáp giùm:

    – Đây.

    – Chuẩn bị đồ cá nhân. Khẩn trương.

    Cả pḥng lại ồn ào. Mọi người lăng xăng gỡ túi, giỏ của mình xuống. Và, khi cánh cửa sắt mở, tôi bước ra, tay xách cái bị cói nhỏ đầy nhóc đồ đạc mà tôi chưa biết là những món ǵ. Cai ngục đóng cửa sắt cái rầm. Y khóa và gài chốt và đóng luôn ổ cửa gió v́ người trong pḥng nh́n tôi, chúc tụng sức khỏe khiến y nổi giận. Y dẫn tôi sang khu B rồ́ giao tôi cho mụ đàn bà mắt lé , bụng ôm cái bâù sắp đẻ. Mụ cai ngục chỉ cái ghế bảo tôi ngồi. Mụ lật cuốn sổ tù dầy cộm, mở nắp bút máy.


    Chú thích : (2)Măi đến cuối tháng 6-1976, đề lao Gia Định mới hoàn tất hệ thống dẫn nước vào riêng từng pḥng,xử dụng suốt ngày đêm. Và, đồng thời, cửa sắt được trổ một nửa có chấn song. ngày đêm. Và, đồng thời, cửa sắt được trổ một nửa có chấn song.


    Còn tiếp ...

  3. #3893
    Tran Truong
    Khách
    – Tên ǵ?

    – Lan.

    – Ǵ Lan ?

    – Ngô Kim Lan.

    – Ngày sinh, năm sinh ?

    – 16-8 1950.

    – Nơi sinh ?

    – Sàig̣n.

    – Địa chỉ ?

    – 225 bis Công Lư, quận 3.

    – Can tội ?

    – Đấu tranh cho tự do dân chủ.

    – Phản động !

    – Cũng được.

    – Nghề ǵ trước khi bị bắt ?

    – Sinh viên cao học luật.

    Mụ cai ngục gấp cuốn sổ đóng nắp bút máy , sau thời gian vật lộn với chữ nghĩa. Rồ́ mụ xách xâu ch́a khóa, dẫn tôi tới khu biệt giam. Mụ mở khóa rất nghề, kéo cánh cửa sắt, bảo tôi vào. Mụ đóng cửa, cài chốt, bấm khóa, và cảnh cáo : « Cấm liên hệ bên ngoài, bắt được sẽ đóng luôn cửa gió.» Nhờ liếc cuốn sổ ghi danh tù mới nhập trại, tôi biết hôm nay là ngày 14 tháng 3 năm 1976. số tù đề lao Gia-Định đă có tên tôi, người học tṛ của nhà trường xă hội chủ nghĩa.

    Biệt giam khu B nằm giữa hai dẫy pḥng giam tập thể, kiến trúc kiểu jumelé, đâu lưng vào nhau. Số lẻ đối diện dẫy pḥng giam tập thể đàn ông. Số chẵn đối diện dẫy pḥng giam tập thể đàn bà và những tù nhân mắc bệnh ho lao. Hành lang ngăn cách giữa biệt giam và tập thể là cái sân cỏ.

    Cánh cửa sắt hở phiá dưới đủ để con chuột cống chui vô. Chiều ngang khoảng một thước, chiều dài hai thước, trần thấp đổ bê tông, bục xi măng trải vừa chiếc chiếu cá nhân, cầu tiêu và chỗ tắm giặt chung một chỗ, ṿi nước chảy mạnh. Đó là biệt giam của khu B đề lao Gia Định. Nó không đến nổi tồi tệ như biệt giam của Sở An Ninh Nội Chính.

    Người ta phát ngay cho tôi một chiếc chiếu cói, một cái ca, một cái tô, một cái chén và một cái muỗng. Tất cả đều bằng nhựa. Không có mùng, mền dù muỗi rất nhiều và đêm khá lạnh. Tôi trải chiếu trên bục xi măng, gối đầu lên cái bị ân t́nh, nằm duổi chân, dang tay, ngủ một giấc ngon lành, nhờ vừa được tắm xà pḥng thơm và thay quần áo mới.

    Tiếng đập cửa th́nh ĺnh làm tôi mở mắt.

    – Số 12 lâư cơm !

    Tôi đưa ca và tô qua ô cửa gió.

    – Chị cần ǵ không ?

    – Ca đựng nước sôi.

    – Mai sẽ có. Chị đừng nh́n tôi.

    Người thanh niên chuyển cơm và thức ăn cho tôi xong th́ sang biệt giam khác. Tôi đă hiểu kỷ luật nhà tù, im lặng, không hỏi thêm điều ǵ. Ăn dứt bữa, tôi rửa tô chén, súc miệng, uống nước robinet và lại nằm lăn ra ngủ. Tôi cần ngủ sau một tháng ngủ chập chờn. Nửa đêm, tôi thức giấc nh́n ngọn đèn nhỏ hiu hắt trong " phòng " , thâư rơ cái trăm năm hiu quạnh của kiếp người. Tôi đứng dậy, ra tận cửa, nh́n bên ngoài qua ô cửa gió.

    Đêm buồn bă. Sân cỏ ướt đẫm sương khuya. Dẫy tập thể đèn néon sáng trưng. Các pḥng tù nữ, mọi người đang ngủ trong những cái mùng giăng thấp lè tè. Họ đă được viết thư về gia đ́nh và được tiếp tế đủ thử. Ở pḥng bệnh lao, một vài ông già ngồi ôm ngực ho. Từng chuỗi tiếng ho quằn quại cơ hồ những băng đạn quạt vào cuộc đời khốn khổ. Con đường hệ lụy, không ai ngờ lại c̣n có những nhà tù và những người tù chẳng hiểu ḿnh can tội ǵ.

    Người ta sinh ra, cố sống thật lương thiện để tránh ṿng tù tội. Ở thời đại của tôi, v́ quá lương thiện với ḷng ḿnh mà cam đành nằm ngục. Nếu người ta biết gian dối, người ta chấp nhận cuộc sống của loài cỏ đuôi chồn, có lẽ, yên thân hơn. Khổ nổi những người quá lương thiện thường bất b́nh những kẻ gian lận trong các tṛ chơi tư tưởng. Và do đó, mới sản sinh ra, loại tù nhân tư tưởng.


    Còn tiếp ...

  4. #3894
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Đă bao giờ anh gặp một sản phụ ở bảo sanh viện Từ Dũ hay Hùng Vương chưa ? Anh có biết một hài nhi ra đời chỉ được cấp tiêu chuẩn sữa hai bữa không? Nếu người mẹ chưa kip có sữa và không có tiền mua sữa, hài nhi khóc như thế nào ?

    Đă bao giờ anh gặp một sản phụ mất sữa nuôi con ngồi ở pḥng Y tế phường xin mua sữa giá nhà nước chưa ? Người mẹ bị lột áo ra. Bàn tay thô bạo đại diện một nhà nước ‘‘quư trọng con người và bảo vệ phẩm cách con người triệt để’’ đă bóp vú người mẹ, nhay mạnh. Mạnh đến nỗi người mẹ nhăn nhó. Sữa không chảy. Người mẹ được cấp miếng giâư giới thiệu lên Y tế quận.

    Quận lột áo, bóp vú người mẹ lần nữa rồi giới thiệu lên Y tế thành phố. Y tế thành phố cho người mẹ ăn đĩa cơm nếp. Một tiếng sau, vú người mẹ bị bóp, nhay kỹ hơn. Bấy giờ, người mẹ mới được hưởng ân huệ mua sữa nhà nước nuôi con khôn lớn để đóng góp lính cho nhà nước năm nó mười tám tuổi.

    Đă bao giờ anh gặp những người đàn bà, những cô gái ngồi xếp hàng từ năm giờ sáng ở cạnh bệnh viện lao Hồng Bàng, gần trường Chu Văn An chưa ? Anh hiểu họ xếp hàng làm ǵ không? Họ bán máu. Bán máu để đong gạo chợ đen của chế độ.

    Đă bao giờ. . . Làm sao anh biết được. Anh không biết th́ anh không thể rung đông thật. Anh không rung động thật th́ anh chiến đấu giả. Hạnh phúc thật có xây dựng bằng chiến đấu giả không nhỉ? Tôi tự hỏi và tôi cảm thâư xót xa.

    Sự kết thúc của cuộc chiến hai mươi năm đă làm nhiều người lớn lên, đằm thắm, thiết tha nhưng cũng làm nhiều người bé đi, giả tạo, hời hợt. Nghĩ mà thương những người lính của chúng ta đă chết anh dũng ở chiến trường. Những con người bé nhỏ chưa để họ yên nghỉ dưới mộ. Kẻ thù đă quật mồ mả họ, san bằng nhiều nghiă trang của họ, bêu nhục và khử trừ vợ con họ.


    Mải mê suy nghĩ, tôi quên ngủ. Kẻng năm giờ báo thức đă khua vang. Bên khu tập thể, sự ồn ào bắt đầu. Tù nhân gỡ màn, giũ chiếu và cười nói xôn xao. Tiếng hô hoán một hai ba bốn của bọn cai ngục tập thể dục ầm ỹ khắp trại. Một ngày mới của đề lao Gia Định khởi sự. Bầy chim sẻ léo nhéo trên những cành me. Các động cơ xe xích lô máy, xe lam nổ lớn quanh khu vực chợ Bà Chiểu, Lăng Ông, Ṭa Hành Chính Gia Định cũ.

    Sinh hoạt đang diễn ra ngoài nhà tù lớn chắc cũng chẳng vui hơn trong nhà tù bé. Khi mầu cờ quen thuộc biến mất, dù thích hay không thích mầu cờ ấy tâm hồn mỗi người đều ủ ê và đều trở thành những kẻ xa lạ với mầu cờ mới. Và, tự nhiên, người ta thấy có linh hồn tổ quốc thật sự, có một sự thiêng liêng trong hai tiếng tổ quốc mà bây giờ người ta mới nhận ra. Cũng như tôi vừa mới nhận ra rằng, tù ngục chưa phải là điều bất hạnh. Tù ngục là văn phạm của đời sống. Chỉ có ngữ vựng mà thiếu văn phạm th́ không thể viết nổi những trang sách của đời ḿnh.

    Sáu giờ, mụ cai ngục điểm số các phòng biệt giam. Mụ ghé mắt vào ô cửa gió quan sát. Thấy tôi c̣n sống, tôi chưa vượt ngục, chưa khoét tường âm mưu vượt ngục, mụ bỏ đi. Tôi vùng dậy, ra đứng sát cửa. Bên các pḥng tù tập thể, mọi người ngồi xếp hàng ngay ngắn đợi chờ điểm số. Tiết mục điểm số đầu ngày xong xuôi, thế giới tù lại giống một miếng chợ.

    Cưả sắt khu B trổ một nửa hàn chấn song lớn, năm sáu người bám cửa nh́n sang phòng biệt giam của tôi ra dấu hỏi thăm, hỏi tên, hỏi tội và cười thông cảm. Chúng tôi biến thành những người câm hết. Cả dân tộc đă biến thành những người câm.

    Bạn tù đánh một dấu hỏi. Tôi đưa ngón tay bóp c̣ súng tưởng tượng. Bạn tù biết tôi là phản động. Bạn tù đánh dấu hỏi tiếp. Tôi dơ một ngón tay. Bạn tù biết tôi bị bắt một tháng. Tôi đánh một dấu hỏi. Bạn tù đưa bàn tay hất hất. Tôi biết bạn tù vượt biên. Chúng tôi đă đàm thoại như các thiền sư. Chán tṛ chơi này, tôi đi đánh răng, rửa mặt.

    Lôi cái bị cói ân t́nh ra xem từng món. Tôi sung sướng thấy hai bộ quần áo, mấy chiếc quân lót, một cái khăn mặt, một bàn chải và kem đánh răng, một cục xà pḥng thơm, mười đồng bạc. Những cô gái giang hồ đă thương xót tôi, đă tặng tôi nhiều thứ.


    Còn tiếp ...

  5. #3895
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Những tia nắng đầu tiên nhảy múa trên mái tôn dâỹ tập thể báo trước một buổi trưa nướng người trong những cái hộp khu C. Người thanh niên chiều qua đă xuất hiện.

    – Số 12 lấy nước sôi. Có ca cho chị đây. Chị tên ǵ ?

    – Ngô Kim Lan. Sinh viên luật, phản động, bị bắt hơn một tháng.

    – Hoài, sinh viên Vạn Hạnh. Chị cần ǵ nữa?

    – Báo tin mọi người, hy vọng sẽ gặp bạn cùng tổ chức.

    – Tôi sẽ cố gắng. Chị nhớ, bây giờ là 7 giờ. Cơm sẽ phát 10 giờ 30. Chị ăn đủ phần cơm chứ?

    – Cám ơn. Đủ.

    – Chào chị.

    Tôi nhận ca nước sôi. Hoài gánh nước sang phòng biệt giam bên cạnh. Sinh viên Vạn Hạnh, kẻ thù của chế độ cũ, tù nhân của chế độ mới.

    – Số 12 có quần áo phơi không ?

    – Có.

    – Chị cứ đưa từ từ. Em ở pḥng tập thể, trực phơi quần áo hôm nay. Chị cần ǵ không?

    – Không, cám ơn.

    – Em tên Thu, nữ sinh Gia Long, c̣n chị?

    – Ngô Kim Lan, sinh viên Luật.

    – Số 12 lẹ lên !

    Tôi đẩy bộ quần áo ướt ra, mỉm cười thấy mụ̣ cai ngục đang ngó sang biệt giam của tôi. Tôi đang làm quen với sinh hoạt của đề lao Gia Định. 10 giờ, Hoài tới.

    – Chưa liên lạc tin tức được. 1 giờ phát nước. 4 giờ phát cơm. Tụi nó đông quá. Chị lấy cơm đi.

    Hoài ấn chặt khít ca cơm, vun có ngọn. Anh ta múc đầy thức ăn vào tô của tôi. Đói từ sáng sớm, tôi đă ăn hết: phần cơm. Chưa bao giờ tôi ăn nhiều thế. Chưa bao giờ tôi biết đói. Chưa bao giờ tôi hiểu vị ngọt bùi của cơm, dù là cơm tù gạo hẩm. Ăn xong, tôi rửa chén, tô và ngủ. Biệt giam đề lao Gia Định không hầm hơi như biệt giam An Ninh Nội Chính. So với pḥng tập thể 1C, nó là thiên đường. Gió lùa vào ô cửa gió, lùa vào kẽ hở dưới thềm. Tôi ngủ rất ngon.

    1 giờ, Hoài tới phát nước sôi. Anh dặn tôi uống dè v́ nước sôi phát có hai lần.

    – Chị đừng ngạc nhiên thấy tôi được làm công việc này. Tôi khoe và biết đóng kịch. Muốn sống, ta phải biết dấu móng vuốt. Và phải biết chờ đợi.

    Tôi nh́n Hoài. Khuôn mặt anh khôi ngô, đôi mắt sáng rực. Chiến hữu của tôi, chiến hữu xứng đáng.

    4 giờ, anh ta phát cơm cho tôi và dặn ḍ:

    – Chị phải tập thể dục, phải chạy kẻo tê bại.

    Tôi chợt nhớ ḿnh, đă quên điều cần thiết âư từ một tháng nay.

    5 giờ, cô Thu mang quần áo phơi khô trả tôi.

    – Bột dinh dưỡng sáu thứ đậu, chị pha với nước sôi uống buổi sáng.

    Cô đă lén gói vào bộ quần áo của tôi gói bột và gói đường tán. Tôi ngó sang dẫy tập thể mỉm cười, gật đầu cảm ơn. 6 giờ chiều, mụ cai ngục điểm số lần chót. Một ngày tù chấm dứt ở biệt giam . Nhưng ở khu tập thể, khi kẻng báo ngủ 9 giờ đêm, phiên chợ tù mới chịu im lặng. Từ lúc năy, chỉ có hiu quạnh và buồn phiền.


    Còn tiếp ...

  6. #3896
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mới nghe phóng sự trên TV Hải ngoại : Bùng binh Saigon đă bị đóng tường vây kín để phá huỷ .
    Tự nhiên mắt cay xè .

    Ôi c̣n đâu bùng binh chợ Bến Thành !

  7. #3897
    Member
    Join Date
    06-03-2017
    Posts
    3
    Chúng tôi giờ chỉ c̣n được kể lại về câu chuyện con tàu há mồm bất hủ, nhưng có lẽ nếu được sinh vào thời đó chúng tôi chắc cũng mạnh dạn đu thuyền vào trong này,

  8. #3898
    Tran Truong
    Khách
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Mới nghe phóng sự trên TV Hải ngoại : Bùng binh Saigon đă bị đóng tường vây kín để phá huỷ .
    Tự nhiên mắt cay xè .

    Ôi c̣n đâu bùng binh chợ Bến Thành !


    Vật đổi sao dời là lẽ tự nhiên , nhưng đây là nằm trong chính sách , phải hủy diệt tất cả tàn tích của phong kiến thực dân để lại . Đặc biệt là những gì có dính líu đến Việt Nam Cộng Hoà , dính đến cờ vàng quốc gia .

    Từ chùa chiền , thánh thất , nhà thờ ,thương xá , chợ búa .... Thế mới là " cải tạo " ! Điều mà tà quyền bực bội nhất gần đây là cờ máu bị triệt tiêu , cấm tuyệt trên cột cờ và công sở tại San Jose , cũng như Westminster .

    Tức như thất bại Mậu Thân , HCM uất mà chết ! Hãy đọc lại posted của cỏ đuôi cáo :

    " Phê B́nh
    Khách
    Sẽ bị chê cười mà thôi !
    Quote Originally Posted by Sư Thật View Post
    Xét lại hành động của Janet Ng có đúng và hợp trên sàn Thượng Viên hay không ? Chủ Toạ chỉ theo đúng nội quy thôi, ai cố t́nh vi phạm đương nhiên an ninh phải áp tải
    Hành động " Chính Trị Chợ Búa " này chỉ làm cho Chính Trị gia Mỹ ngao ngán, sẽ không có lợi cho Janet Ng trong tương lai...Janet Ng nên sửa đổi lại th́ hay hơn, đừng chơi nổi sẽ có hại mà thôi. "

    Vâng , chưa xong vụ cờ vàng quốc gia được công nhận ở hai thành phố trên , cờ máu đi chỗ khác chơi . Đùng một cái , Tom Hayden , lại bị lôi đầu cùng Jane Fonda , trong ngày phe dân chủ mặc áo thụng vái nhau , tâng bốc nhau lên trời xanh . Coi sự hy sinh của 58 nghìn American soldiers như cỏ rác, gọi họ là sát nhân , gọi họ là những tên giết đàn bà và trẻ con !!!

    Để rồi khi họ trở về , thì bị khinh khi , phỉ nhổ !!! Vì thế một số cựu binh uất hận , chán chường , chán sống .... đi lang thang , thành homeless . Truyền thông thiên tả gọi họ là hội chứng VN war !!!

    Hy sinh tính mạng , vì nền an ninh của nước Mỹ và thế giới . Khi trở về thì bị vô ơn , đối xử bạc nghĩa , ai mà không tức , ai mà không điên ??? Lôi cổ những tên ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản , như thượng nghĩ sĩ Janet Nguyễn đã làm , vinh danh những người lính đã đi nửa quả đất , bảo vệ nền tự do dân chủ trên thế giới .
    Bảo đảm chẳng còn hội chứng hội chiếc gì cả .

    Thôi thì thua me gỡ bài cào ; đập ,đập hết những gì dính líu đến cờ vàng quốc gia , dù rằng đó là những gì vô giá , đó là những gì thuộc về di tích lịch sử ... mà mọi nước trên thế giới ,cố gìn giữ tu bổ , coi như báu vật !!!

  9. #3899
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ;... về đây nghe anh...

    ngày 06- 03- ,017..... từ Nam Á gởi về Bắc Mỹ... Trước đây hơn một giờ nmq cũng đă gơ gởi vè nhưng lại bị cọp tha mất ...

    khuya nay.. sau khi ngồi cà phê tiếp chuyện với người trong nước.. rồi lại được những người gặp gỡ mời về thăm quê hương... nmq đă gơ một bài dài kẻ chuyên lại cùng bạn đọc Vietland

    Chưa buồn ngủ.. thao thúc.. lên thư mục Saigon th́ lại được biết bùng binh chợ Bến Thành cũng đang được nhà nước ưu ái.. đập bỏ...

    .... Em có khi nào chợt nhớ mùa xuân..
    .... nhớ lá me xanh và truyện t́nh hồng !.... NTM

    Trong đầu của lăo hủ cũng vẫn c̣n văng vẳng tiếng mời..;
    ... về đây nghe anh..
    ........mặc áo the, đi guốc mộc ...
    kẻ chuyện ḿnh bên nồi ngô khoai.. day dứt lắm... mà làm sao để vè trong t́nh quê .. trong t́nh người

    một quá khứ.. dĩ văng cùng hài hoà với cảnh đồng nội của quê hương.. từ mái đ́nh đến luỹ tre xanh mà nay đă..
    được nhà nước âu yếm tận dụng để làm cao ốc kế hoạch xây dựng tiên tiến đến hết cả ruộng cho nông nghiệp.. và cây đa cũng đă héo chết.. cái cổng làng c̣n đứng dó choán chỗ làm chi nữa.. thế là phá đi cho kế hoạch lọi ích...

    Hết rồi... trăm năm bia đá thời ṃn... ./.

  10. #3900
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Đời sống ở biệt giam là đời sống riêng biệt. Trước kia, biệt giam chỉ dùng để nhốt những tù nhân bướng bỉnh, chống phá, bạo loạn. Và nhốt có hạn kỳ. Bây giờ , người ta giam những phần tử phản động nguy hiểm vào biệt giam vô hạn định. Người ta bảo, ở biệt giam yên tĩnh, phạm nhân không bị chi phối, rất thuận tiện suy nghĩ về tội lỗi của ḿnh để thành khẩn nhận tội lỗi đó.

    Người ta xử dụng cả đến sự cô liêu và bóng tối để tra vấn những thứ dấu kỹ trong đầu óc con người. Biệt giam, nỗi hăi hùng của ai chưa hề vào đó, sự b́nh thường của những người như tôi. Nó là pḥng ‘’de luxe’’ của khách sạn lớn dành riêng tiếp khách đặc biệt. Ở biệt giam, tôi không suy nghĩ về tội lỗi của tôi, v́ tôi chẳng có tội lỗi ǵ, tôi đủ th́ giờ tra vấn thân phận tôi và số phận của thế hệ tôi lạc lơng.

    Mỗi ngày, mụ cai ngục mở cửa biệt giam hai lần, dẫn tôi tới pḥng chấp pháp. Người ta vất cho tôi một xấp giấy, một cây Bic và bảo tôi tự khai. Tôi tự thắp một ngọn đèn cực sáng, chiếu rọi vào thân phận tôi từ thuở lên mười. Dĩ văng tôi, hiện tại tôi, kỷ niệm tôi, ước mơ tôi, gia đ́nh tôi, trường học tôi, thầy cô, bạn bè ngậm ngùi lếch thêch bước lên trên những trang tự khai quái đản.

    Viết hoài, viết măi. Viết nữa. Tự khai sáng sớm. Tự khai buổi trưa. Tự khai buổi chiều. Tự khai ban đêm. Tự khai trong cơn sốt. Tự khai lúc kinh nguyệt dầm dề thiếu serviettes hygéniques. Tự khai, tự khai và tự khai. Dĩ văng đi. Dĩ văng về. Dĩ văng tới. Dĩ văng lui. Dĩ văng nằm nghiêng. Dĩ văng nằm ngửa. Tự khai, tṛ chơi ngậm bồ ḥn của văn minh cộng sản. Nó làm tôi choáng váng, mỏi mệt. Một xấp giâư, một cây Bic, không cần dọa nạt, tra tấn, qúa khứ của một đời người phô bày nguyên vẹn.

    Chỉ viết thôi, cứ viết đi. Hôm nay có chút ǵ sai với hôm qua. Viết lại. Ngày mai thêm t́nh tiết mới. Viết lại từ đầu. Từng dấu phẩy, từng dấu chấm than đều bị soi kinh hiển vi. Tự khai ngày hai buổi rồi tự khai ngày nhiều lần. Tự khai nó biết canh giờ giấc vừa bưng bát cơm, chưa kịp ăn một miếng, nó gọi đi tự khai. Trở về mệt mỏi, cơm canh nguội ngắt hết muốn ăn. Nằm nghỉ, mới nhắm mắt, nó kêu đi tự khai. Nửa đêm nó bắt bỏ ngủ đi tự khai. Nó hành hạ tôi ṛng ră một tháng. Nó làm tôi hao ṃn, bơ phờ, mệt mỏi, chán nản. Nó khiến tinh thần tôi căng thẳng tột độ. Rồi nó bỏ rơi tôi.

    Tôi lại có th́ giờ ăn, ngủ b́nh thường, có những mẩu đối thoại ngắn với anh sinh viện Hoài, với các cô phơi quần áo, quét sân trực nhật của pḥng tập thể ; có những khoảnh khắc trao đổi tư tưởng với «chiến hữu» biệt giam hàng xóm không hề thấy mặt nhau. Hàng tuần pḥng tập thể dục nhận quà tiếp tế. Bạn tù lén lút cho tôi đủ thứ. Tôi không thiếu ǵ ngoài serviettes hygéniques.

    Tôi đă phải xé áo may cái khố mà đeo , chịu tội làm đàn bà những ngày cuối tháng. Khố dùng xong, giặt kỹ, phơi khô để c̣n dùng nữa. Tôi được cải tạo tư tưởng như thế ! Nhà nước xă hội chủ nghĩa rất giầu súng đạn, gông cùm nhưng rất nghèo serviettes hygéniques. Nếu Thượng Đế biết có ngày đàn bà, con gái bị cộng sản bỏ tù, chắc Ngài không nỡ bắt chúng tôi lănh án kinh kỳ.

    Ở biệt giam Sở An Ninh Nội Chính, tôi đă làm quen với chú thạch thùng bé nhỏ. Trong biệt giam, thạch thùng thiếu thức ăn. Nó đành ăn cơm rơi văi. Chú thạch thùng dám ḅ lên tay tôi nhấm nhá hột cơm. Nó hiểu tôi không hại nó và muốn thử xem nó thân tôi tới mức nào, tôi bỏ cơm vào ḷng bàn tay, nằm chờ nó. Hễ nó bị thạch thùng lớn đuổi, nó chạy đến tôi cầu cứu. Tôi yêu nó lắm nhưng phải xa nó.

    Biệt giam khu B của để lao Gia Định không có thạch thùng v́ ngọn đèn nhỏ vàng khè hiu hắt không quyến rũ. Chỉ có chuột. Tôi chú ư một chú chuột nhắt thường ṃ vô ăn cơm thừa trong ca. Nếu không ră rượi v́ tự khai, tôi đă kết bạn với chú rồi. Bây giờ, người ta tạm quên tôi. Tôi phải t́m một niềm vui. Mười giờ, ăn cơm xong, tôi đổ hết cơm thừa vào túi ni lông. Kẻng báo ngủ, tôi nằm nhắm mắt chờ chú chuột.

    Tay tôi buông xuống nền xi măng, dúm cơm sát cạnh. Chú chuột đến. Ti hí mắt, tôi quan sát chú. Chú ngơ ngác, vẫy đuôi lia lịa. Chú ḅ ra ngoài sân. Lát sau, chú lại vào. Chú ḍ dẫm từng chút. Rồi chú mon men gần mồi. Chú chạp vội một miếng, chạy ra xa nhẩm nhá, nghe ngóng. Thấy êm, chú tiến lần thứ hai. Lần này, chú thản nhiên thưởng thức cơm tù. Tôi giả vờ ngọ nguậy bàn tay. Chú co đuôi chạy. Rồi lại tới, đôi mắt sợ sệt thật dễ thương. Đúng là chuột con nít, sợ mà thích đùa rỡn.

    Có thể quen biết với chú rồi, tôi ngủ. Khi tôi thức, chú chuột đă ăn hết phần cơm của chú. Buổi tối, chú chuột vào. Chú bạo dạn hơn buổi trưa. Mất ba hôm đùa rỡn chú, ngày thứ tư tôi bỏ cơm lên bàn tay. Chú chuột leo lên tay dùng bữa. Tôi rờ rẫm chú, chú ngừng ăn. Nghĩ sao, chú liều lĩnh, tiếp tục ăn. Sang ngày thứ bẩy, tôi đă tóm chú, vuốt ve. Chú hết sợ hăi. Và tôi có người bạn thú vị. Tôi tắm chú bằng xà pḥng thơm, lau khô chú. Lạ lùng thay, chú chuột quên đường về hang ổ quên gia đ́nh, suốt ngày đêm chú quanh quẩn bên tôi. Chú ăn với tôi, ngủ cạnh tôi như một con mèo. Chuột và người trong một phòng biệt giam, âu yếm, quyến luyến.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 10 users browsing this thread. (0 members and 10 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •