Page 41 of 42 FirstFirst ... 31373839404142 LastLast
Results 401 to 410 of 412

Thread: Tường thuật OLYMPIC 2012 tại LONDON

  1. #401
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    TAN GIẤC MỘNG VÀNG

    Nguyễn Hùng

    bbcvietnamese.com




    Đoàn dự Olympic đông nhất từ trước tới nay về tay trắng

    ( Tigon phải dùng tấm h́nh này , để bà con nh́n thấy nguyên cả phái đoàn VN )


    Việt Nam từ giă Olympic 2012 với thành tích 1 giờ 33 phút 36 giây của Nguyễn Thị Thanh Phúc ở môn đi bộ 20 km ,cô vẫn chỉ đứng hạng 36 tại Olympic và thành tích của người về nhất, vận động viên người Nga Elena Lashmanova là 1h 25 phút 02 giây.

    Với kết quả thi đấu cuối cùng này, 18 vận động viên Việt Nam tham gia thi đấu tại mười một bộ môn đă không thể mang về bất kỳ tấm huy chương nào, giấc mơ vàng của Việt Nam lại phải chờ thêm bốn năm nữa.

    Niềm hy vọng lớn nhất của Việt Nam, vận động viên cử tạ Trần Lê Quốc Toàn, kém người đoạt huy chương đồng hai điểm.

    Có lẽ đáng tiếc nhất là trường hợp của xạ thủ Bấm Hoàng Xuân Vinh, người về thứ tư trong nội dung súng ngắn 50 mét nam chỉ kém vận động viên đoạt huy chương đồng người Trung Quốc có 0,1 điểm.

    Hai niềm hy vọng le lói vào cầu lông và taekwondo cuối cùng đành chấp nhận dừng bước ở ngay ṿng đấu đầu tiên.

    'Nhỏ và nhẹ'?

    Có nhiều lư do khiến Việt Nam rời London tay trắng cho dù trước đó đă có huy chương bạc đầu tiên với Taekwondo ở Sydney năm 2000 và một huy chương bạc nữa của cử tạ ở Bắc Kinh năm 2008.

    Đây cũng không phải là điều bất ngờ v́ các quan chức thể thao Việt Nam cũng chỉ xác định họ tới London để "tiếp cận thành tích thế giới" cho dù lần này số vận động viên tham gia là nhiều nhất từ trước tới nay.

    Một quan chức thể thao cao cấp của Việt Nam có ư nói người Việt Nam "nhỏ và nhẹ" cân nên khó đoạt huy chương.

    Nhưng vận động viên người Đức gốc Việt Marcel Nguyễn, chủ nhân của hai chiếc huy chương bạc môn thể dục dụng cụ, cũng chỉ cao 1m67.


    Một ḿnh anh đă đoạt số huy chương Olympic bằng cả quốc gia đứng trong danh sách 15 nước đông dân nhất thế giới.

    Câu chuyện thành công của Marcel Nguyễn, ngoài nỗ lực cá nhân và đôi chút may mắn, có liên quan tới truyền thống thể thao trong gia đ́nh, nhà trường và xă hội nói chung.

    Nó cũng nói về một thái độ nghiêm túc và đúng đắn trong đầu tư cho thể thao đỉnh cao.

    Một ví dụ khác là người đoạt huy chương đồng môn vật 31 tuổi Carol Huỳnh, người Canada có mẹ sinh ra ở Việt Nam và cha là Viet gốc Hoa

    Cô đă hạ vận động viên vật Nguyễn Thị Lụa của Việt Nam trong trận ra quân đầu tiên ở hạng 48 kg.

    Nguyễn Thị Lụa cao 1m55, có phần nhỉnh hơn chút xíu so với Carol Huỳnh với chiều cao 1m54.

    Carol Huỳnh thậm chí đă đoạt huy chương vàng ở Olympic 2008.



    Carol Huỳnh thấp hơn Nguyễn Thị Lụa chút ít nhưng đă hạ vận động viên VN để tiến vào đoạt huy chương đồng

    Thêm một ví dụ nữa trong môn thi đấu cuối cùng của Việt Nam: đi bộ 20 km.

    Nguyễn Thị Thanh Phúc của Việt Nam cao 1m54, nặng 45 kg về thứ 36.

    Cách cô 30 bậc, ở hạng thứ 6 là một vận động viên Trung Quốc cao 1m56 và nặng 45 kg.

    Ba ví dụ này cho thấy lư do "nhỏ và nhẹ" mà quan chức Việt Nam đưa ra để giải thích chuyện Việt Nam không có huy chương là chưa hợp lư.

    'Không đâu như Việt Nam'

    Người ta cũng có thể đưa ra lư do kinh tế nhưng nó cũng không hoàn toàn thuyết phục với Cuba đứng thứ 15 với 14 huy chương trong đó có năm huy chương vàng, và Cộng ḥa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đứng thứ 20 với sáu huy chương, trong đó có bốn huy chương vàng.

    Cả hai quốc gia này đều được Việt Nam trợ giúp lương thực.

    Trong khối kinh tế đang trỗi dậy mà tiếng Anh gọi là BRIC - Brazil, Russia (Nga), India (Ấn Độ) và China (Trung Quốc), Trung Quốc đứng thứ hai, Nga thứ tư, Brazil - chủ nhà của Olympic 2016 - thứ 22 c̣n Ấn Độ với dân số hơn một tỷ không lọt được vào danh sách 50 nước có huy chương vàng.

    Trong 10 nước Asean, năm nay chỉ có hai nước được huy chương Olympic - Indonesia được hai bạc và bốn đồng ở các môn cầu lông, bắn súng, vật và quyền Anh, Thái Lan được hai huy chương bạc ở hai môn cử tạ và quyền Anh và một đồng cho Taekwondo.

    Riêng Việt Nam, một quan chức từng phụ trách thể thao thành tích cao của Việt Nam nói thành tích của Việt Nam ở Olympic 2012 "phản ánh đúng quá tŕnh chuẩn bị và tŕnh độ của thể thao Việt Nam".

    Ông Nguyễn Hồng Minh, người cũng từng là trưởng đoàn thể thao Việt Nam ở Olympic, nói thêm:

    "Anh Lâm Quang Thành [trưởng đoàn thể thao Việt Nam ở Olympic London] có phát biểu rằng ngành thể thao đă làm tất cả những ǵ có thể cho các vận động viên dự Olympic, như thế là không đúng.

    "Nếu làm tất cả những ǵ có thể th́ anh không để Phan Thị Hà Thanh bốn tháng không có thầy, anh không để Ngân Thương hay Nguyễn Thị Lụa không được chữa trị chấn thương hay không chuẩn bị sớm cho Trần Lê Quốc Toàn, các vận động viên giỏi khác như Lê Huỳnh Châu đi đến những nơi tốt và không tập trung tiền của cho những vận động viên xác định rơ sẽ giành huy chương Olympic, sẽ không để các vận động viên được đầu tư chuẩn bị đi Olympic ăn, ở như điều kiện b́nh thường giống các vận động viên khác, không có chế độ dinh dưỡng đặc biệt.

    "Như thế đâu phải là đă làm tất cả những ǵ có thể được."


    Cô Menezes, người hạ Văn Ngọc Tú của Việt Nam trong trận đầu tiên, nói cô đă được tái sinh nhờ công của huấn luyện viên và người hướng dẫn cô tập thể lực.

    Trong thể thao, kỹ thuật là quan trọng nhưng có đủ thể lực và chí khí để thực hiện các động tác kỹ thuật cũng quan trọng không kém.

    Và những màn thể hiện của các vận động viên Việt Nam cho thấy đa số họ chưa được chuẩn bị kỹ càng ở cả ba khía cạnh này.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...d_medals.shtml

  2. #402
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    VOA phỏng vấn thân phụ của Marcel Nguyễn



    Marcel Nguyễn, VĐV người Đức gốc Việt, đoạt 2 huy chương bạc, một ở bộ môn toàn năng cá nhân nam, và một ở bộ môn xà kép, tại Olympic London 2012 về cho Đức (1/8/2012) - REUTERS/Dylan Martinez


    Tấn Chương

    11.08.2012


    Vận động viên gymnastic mang họ Nguyễn trên áo thi đấu đă xuất sắc đoạt chiếc huy chương Olympic bộ môn toàn năng cá nhân nam lần đầu tiên cho nước Đức sau 76 năm.

    Nói chuyện với ban Việt ngữ đài VOA về thành tích vẻ vang này, ông Nguyễn Văn Lạc, thân phụ của Marcel Nguyễn, nói ḍng máu Việt trong vận động viên có mẹ là người Đức này chính là thể h́nh rất lư tưởng cho môn Gymnastic

    VOA: Xin chào ông Lạc, trước hết xin chúc mừng thành tích hai chiếc huy chương bạc và Marcel Nguyễn, con trai của ông, vừa xuất sắc giành được ở bộ môn toàn năng cá nhân nam, và xà kép. Thưa ông là cái tên “Nguyen” trên áo của vận động viên thi đấu dưới màu cờ của Đức đă làm cho hầu như mọi người hâm mộ Việt Nam theo dơi cuộc tranh tài hết sức phấn khởi, và mọi người lại càng vui mừng, xúc động khi Marcel Nguyễn xuất sắc giành được huy chương bạc bộ môn toàn năng cá nhân, và tiếp đến là huy chương bạc bộ môn xà kép. Xin ông chia sẻ cảm xúc của ông khi chứng kiến và đón nhận thành tích này của cậu Marcel Nguyễn.

    Ông Nguyễn Văn Lạc: Trong một cuộc tranh tài th́ ai cũng hy vọng ḿnh đạt được cái mức mà trong khả năng của ḿnh có thể làm được. C̣n cái kết quả th́ c̣n tùy thuộc vào những người tranh tài khác nữa, nếu họ giỏi hơn th́ ḿnh phải công nhận, trong thể thao là như thế.

    Trong đội của Đức th́ có 3 vận động viên giỏi nhất, là con trai tôi và 2 vận động viên khác nữa. Hai vận động viên kia th́ về thành tích quốc gia và quốc tế cho đến bây giờ th́ tương đối cao hơn Marcel. Thành ra sự hy vọng giành về được huy chương từ người hâm mộ đặt vào vận động viên số một. Trên báo chí nói như vậy, nhưng trong nội bộ đội tuyển th́ điều đó không được nói ra, các vận động viên đều giống nhau, không có người ngày hơn người kia, cách làm việc là như thế.

    Do đó thành tích đó rất là bất ngờ và lẽ dĩ nhiên là [gia đ́nh] rất là vui mừng.

    Xin được nói thêm nhân thành tích huy chương bạc ở bộ môn toàn năng cá nhân nam – nước Đức 76 năm qua chưa bao giờ giành được bất cứ huy chương nào (vàng, bạc hay đồng) ở bộ môn này. Do đó thành tích này đối với nước Đức cũng rất là quan trọng, người Đức rất là mừng, v́ 76 năm rồi chưa đạt được.

    VOA: Xin phép được hỏi ông đă đến Đức khi nào và Marcel sinh ra ở Việt Nam hay ở Đức?

    Ông Nguyễn Văn Lạc: Tôi đi qua Đức năm 1964, đi du học. Hồi đó th́ ở đây không có người Việt Nam, ít lắm. Sau rồi làm quen với vợ rồi cưới nhau, rồi ở đây luôn.

    VOA: Như vậy bà nhà ông, mẹ của Marcel là người Đức?

    Ông Nguyễn Văn Lạc: Dạ [đúng].

    VOA: Môn gymnastics thường phải xuất phát từ những nước có truyền thống, chẳng hạn như Romania, Nga, Mỹ, Nhật Bản và gần đây là Trung Quốc. Trong gia đ́nh của ông có yếu tố di truyền hay một yếu tố nào để tạo ra một nhân tài như thế, thưa ông?

    Ông Nguyễn Văn Lạc: Người ta nói “Cha mẹ sanh con, trời sanh tánh.” Năng khiếu đó của Marcel thật t́nh ra là trời cho. Vợ tôi khi c̣n trẻ tương đối giỏi về điền kinh, nhưng không phải là nhà nghề - chỉ là đi học và chỉ giỏi về môn đó thôi. Tôi th́ cũng chơi một tí thể thao nhưng không có ǵ là đặc biệt cả.

    VOA: Thưa ông, ḍng máu Việt Nam có đóng góp ǵ trong môn thể thao này của Marcel không?

    ​​Ông Nguyễn Văn Lạc: Cái mà có ḍng máu Việt Nam trong đó là người Marcel không cao lắm, chỉ gần 1,7 mét thôi, khoảng 1,68 mét, và không nặng lắm, chỉ khoảng 54 kilôgram. So với người Đức khoảng lứa của Marcel th́ đều nặng hơn 3, 4, 5 kilô.

    Trong môn thể dục này, càng cao to bao nhiêu th́ càng khó khăn bấy nhiêu. Như chúng ta biết là những người giỏi nhất về môn thể dục dụng cụ là người Trung Quốc và người Nhật Bản. Những người mà giỏi đó không có người nào cao to lắm.

    Do đó ông huấn luyện viên quốc gia của Đức nói rằng Marcel có những ưu thế về thể h́nh, người nhẹ dễ tập luyện môn này hơn.

    VOA: Thưa ông, duyên cớ nào đă đưa Marcel vào môn thể dục dụng cụ này? Và Marcel đă bắt đầu môn này từ lúc mấy tuổi?

    Ông Nguyễn Văn Lạc: Bắt đầu 4 tuổi, theo truyền thống ở bên Đức này, th́ lúc bé mẹ dẫn vào cái hội gọi là câu lạc bộ gần nơi cư ngụ. Vào đó th́ có nhiều môn thể dục thể thao, và Marcel thích cái môn thể dục này.

    Nói 4 tuổi th́ nói hơi quá, lúc đó là con nít vào đó chơi với nhau chứ không phải tập một cách có phương pháp hoặc là tập nhiều. Sau rồi lúc lên 7 tuổi trở đi th́ mới vào tập dượt có ngăn nắp và thứ tự, và Marcel được tuyển chọn vào cái nhóm được tập dược nhiều hơn và có phương pháp hơn.

    VOA: Gần đây báo chí thế giới nói về tập luyện môn này ở Trung Quốc, phải gọi là khổ luyện, và trẻ em thường là bị cách ly với gia đ́nh để đi vào “trung tâm khổ luyện đó,” ở Đức th́ sao?

    Ông Nguyễn Văn Lạc: Hoàn toàn khác hẳn. Phương pháp huấn luyện thể dục thể thao trước đây ở những nước xă hội chủ nghĩa như Nga, Romania, Đông Đức, Bulgaria, th́ họ cũng có phương pháp gần giống nhau, gần giống như của Tàu bây giờ -- đó là tuyển chọn ngày từ lúc c̣n bé. Khi mới vào mẫu giáo đă chọn ra rồi và ép, huấn luyện, tập dượt cho thật nhiều. C̣n ở bên Đức th́ ai thích và có khả năng muốn tiếp tục th́ tiếp tục, c̣n không th́ thôi.

    VOA: Về tốn kém, chi phí có cao không, thưa ông?

    Ông Nguyễn Văn Lạc: Khi c̣n bé, mỗi tuần phải đưa con đi tập 5, 6 lần, đưa đi, đón về. Tốn kém th́ thực t́nh không tốn kém, nhưng tốn thời gian.

    VOA: Việc tập luyện này ảnh hưởng như thế nào đến việc học hành?

    Ông Nguyễn Văn Lạc: Cháu phải học trường chuyên môn về sport. Ở đó người ta có chuyên môn để phân bổ thời giờ lúc nào đi tập dượt, thi đấu, lúc nào học. Chứ nếu đi học trường b́nh thường th́ không thể theo được.

    VOA: Hôm nay đoạt được huy chương bạc rồi th́ nhận được nhiều sự tung hô, chúc tụng tấm huy chương đó, thế nhưng bề trái của tấm huy chương đó như thế nào -- Marcel Nguyễn và gia đ́nh đă gặp những khó khăn ǵ từ lúc nhỏ tập luyện cho đến bây giờ, có khi nào bị chấn thương nặng, hoặc gặp những khó khăn đến mức có thể bỏ môn thể thao này hay không?

    Ông Nguyễn Văn Lạc: Nói chung là cái lúc mà khó khăn nhất là vào cái tuổi dậy th́, 13, 14, 15, 16 tuổi, lúc đó là lúc khó nhất. Nhiều đứa trẻ đến lúc đó nói không chịu theo những môn đó.

    C̣n Marcel -- ở trong gia đ́nh khi nào tôi thấy cháu c̣n thích, c̣n theo th́ gia đ́nh cố gắng ủng hộ, c̣n nó không thích th́ thôi, chứ không thể nào ép được.

    Về khó khăn, th́ vào tháng 9 năm 2010, trong một lần thi đấu lúc đó Marcel rất gắng sức và bị găy chân. Cả một thời gian hơn một năm th́ chân vẫn đau và không thể thi đấu ở mức phong độ cao nhất.

    VOA: Tiếp theo sau thành tích cao nhất này mà Marcel Nguyễn mang về cho nước Đức, trong trao đổi với gia đ́nh, Marcel có cho biết hướng sắp tới -- sẽ tiếp tục môn này để tranh các giải thế giới và Olympic kỳ sắp tới; sẽ chuyển sang làm huấn luyện, hoặc sẽ thôi?

    Ông Nguyễn Văn Lạc: Theo tôi th́ đạt được kết quả tốt này sẽ là một sự khuyến khích, là một sự tự tin nhiều hơn, có thể là một sự khuyến khích cho ḿnh làm tiếp, nhưng cũng có thể trong 2, 3 năm nữa ḿnh cảm thấy không thích nữa, th́ đó là tương lại mà không ai biết được. Và điều đó là do Marcel quyết định chứ không phải người khác quyết định.

    VOA: Xin cám ơn ông đă dành cho đài VOA cuộc phỏng vấn này và xin gởi lời chúc mừng đến Marcel, đến gia đ́nh ông và đến nước Đức.

    http://www.voatiengviet.com/content/...c/1484539.html

    * Trên Facebook , đă có vài cựu học sinh Nguyễn Trăi nhận ra ông Nguyễn Văn Lạc là bạn học và cho biết Ông Lạc rời VN , sang Đức du học năm 1964 ( email )

  3. #403
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    VOA :Hoa Kỳ đứng đầu bảng tổng sắp hạng huy chương Olympic London 2012



    Những người tŕnh diễn quốc kỳ của nước minh trong lễ bế mạc Olympic London 12/8/12

    Ngày cuối của của các tranh tài thể dục thể thao tại Olympic London đă kết thúc, và Hoa Kỳ đoạt được 104 huy chương trong đó có 46 huy chương vàng, đứng đầu bảng tổng sắp hạng về cả tổng số huy chương lẫn huy chương vàng.

    Trung Quốc đứng thứ nh́ với 87 huy chương trong đó có 38 huy chương vàng.

    Anh đứng thứ 3 về số huy chương vàng, hơn Nga 5 chiếc, nhưng Nga đứng thứ 3 về tổng số huy chương, và v́ vậy trên bảng tổng sắp hạng Anh đứng thứ 4.

    Các ngôi sao nhạc pop của Anh - sẽ góp phần làm sôi động lễ bế mạc, được đặt tên là “Bản Giao Hưởng của Âm Nhạc Nước Anh”- trong đó có Adele, Elton John, George Michael, Annie Lennox và the Pet Shop Boys, sẽ tŕnh diễn trước 80.000 khán giả.

    Brazil, nước tổ chức Olympic 2016, sẽ có màn tŕnh diễn với trống, vũ công và phụ nữ trong những trang phục lễ hội.

    Sự kiện gây ngạc nhiên nhất trong ngày cuối của cuộc tranh tài là vận động viên Stephen Kiprotich của Uganda đoạt huy chương vàng trong môn chạy marathon, và cũng chiếc huy chương vàng đầu tiên cho Uganda từ 40 năm qua.

    Kiprotich đă vượt lên dẫn đầu cuộc đua qua các đường phố London trong khoảng 5 kilomét cuối và giữ vững vị trí này cho tới mức đến. Anh hoàn tất cuộc tranh tài trong 2 giờ 8 phút 1 giây, 26 giây trước vận động viên giành huy chương bạc Abel Kirui của Kenya. Huy chương đồng về tay một vận động viên Kenya khác là Wilson Kipsang Kiprotich.

    Trong cuộc tranh tài môn bóng rổ nam, đội được gọi là Dream Team của Mỹ, đánh bại đội của Tây Ban Nha với tỉ số 107 – 100, đoạt chiếc huy chương vàng. Nga, hạ đội Argentina, chiếm huy chương đồng.

    Cuộc tranh tài 5 môn phối hợp hiện đại nữ, là cuộc thi cuối kết thúc 17 ngày tranh tài thể dục thể thao Olympic 2012. Kết quả là vận động Laura Asadauskaite của Lithuania chiếm huy chương vàng và huy chương bạc về tay Samantha Murray của Anh.

    http://www.voatiengviet.com/content/...e/1484978.html

  4. #404
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lại thôi thế th́ chia tay

    Nguyễn Khanh viết từ Luân Đôn
    2012-08-13


    Tôi không thể nào tin 18 ngày trôi qua nhanh đến thế.


    Bây giờ đă phải chia tay với thành phố nổi tiếng với sương mù, với những cơn mưa chợt đến, chợt đi không hề báo trước, với những đồng nghiệp cũ may mắn gặp lại, cũng như với những người bạn mới mà tôi có dịp làm quen ở Trung Tâm Báo Chí hay tại các sân vận động mà tôi có dịp ghé qua.

    Những ǵ tôi muốn viết ra ở đây cũng là những điều hơn 12,000 nhà báo được cử sang London tác nghiệp đang nghĩ trong đầu.

    Hôm qua trong bữa ăn trưa, anh Carlos Menendez của đài truyền h́nh Telemundo bảo với mọi người “chắc phải 4 năm nữa tụi ḿnh mới có dịp ngồi chung lại với nhau”.

    Câu nói của anh khiến tôi nhớ lại bữa cơm tối với vài đồng nghiệp trẻ của Ban Việt Ngữ BBC ở nhà “cựu” kư giả Xuân Hồng, cũng có người bảo “không biết đến bao giờ chúng ta mới có dịp ăn bữa cơm thật ngon chung với nhau lần nữa”, cho dù để theo lời yêu cầu của cánh nhà báo xa nhà-, chị Xuân Hồng bằng ḷng nấu cho chúng tôi những món thật đơn giản: trên bàn là đĩa rau muống luộc, vài b́ đậu rán sốt cà chua, một đĩa bắp cải thái nhỏ trộn đủ loại rau thơm hái ở vườn sau nhà, đi kèm với 2 chén nước mắm, một pha tỏi theo kiểu miền Nam, và một chén nước mắm mặn, vắt chanh, bỏ thật nhiều ớt, ăn cay xé lưỡi.

    Những chuyện đó chứng tỏ rơ một điều: sau những ngày ai nấy đều quá bận rộn với thi đấu, với thành tích của cá nhân vận động viên và của toàn đội, với những cuộc phỏng vấn, với những buổi họp báo định kỳ buổi sáng lẫn bất thường -có khi bắt đầu hoặc kéo dài đến 10 hay 11 giờ đêm, anh em chúng tôi đều hiểu sớm muộn ǵ cũng phải chia tay, dù chẳng ai muốn thấy điều này xảy ra.

    Tôi không bao giờ quên

    Nhưng chia tay với London không phải là chuyện dễ làm. Tôi rời London với những kỷ niệm không thể nào quên được.

    “Sao, hôm nay ông định viết ǵ đây? Tôi có thể giúp ǵ cho ông không?”, hầu như sáng nào cô Jessica, Trưởng Ban Điều Hành của Trung Tâm Báo Chí London cũng hỏi tôi câu đó. “Tối hôm qua ông về đến nhà lúc mấy giờ, có ngủ nghê được tí nào không hay lại phải ngồi viết bài tiếp? Hôm nay ông có định xem cuộc tranh tài nào không? Ông đă t́m ra thời giờ để đi thăm London chưa? Ông nhớ ghé qua Điện Hoàng Gia nhé, cách đây chỉ vài phút đi bộ thôi”.

    Cô Jessica chỉ là một trong số cả triệu người dân London đă hết ḷng giúp đỡ cho cánh nhà báo chúng tôi.

    Sáng sáng với chiếc laptop đeo trên vai và chiếc thẻ nhà báo đeo trước ngực, bao giờ người bạn London đầu tiên của anh em chúng tôi cũng là những t́nh nguyện viên ở trạm xe điện hay xe lửa, gặp nhau thường xuyên tới mức trở thành “quá” quen thuộc.

    “Ông nhà báo Việt Nam định đi đâu? Ông sẽ xuống trạm London Bridge hay Charring Cross?” là câu tôi đầu tiên tôi được nghe trong ngày. Quen tới độ có lần tôi vừa trả lời vừa đưa tay tḥ vào túi t́m chiếc vé lên tầu, người soát vé vội vàng bấm nút mở cửa dục tôi “ông đừng lo chuyện vé viếc làm ǵ cả, đi nhanh lên v́ c̣n 2 phút nữa tầu chạy rồi”.

    “Nếu không có những t́nh nguyện viên làm việc 24/24, có những người không có cả th́ giờ xem các cuộc tranh tài chiếu trên TV, th́ công tác tổ chức Olympic 2012 không thể nào hoàn tất mỹ măn như thế này”, ông Thị Trưởng Boris Johnson của London chia sẻ với mọi người trong cuộc họp báo trước ngày bế mạc.

    Nh́n ông Thị Trưởng Eduardo Paes của Rio de Janeiro và Olympic 2016 đứng bên cạnh, ông Johnson bảo thêm “lời khuyên của tôi là ông bạn đừng lo lắng quá, cứ b́nh tĩnh, quan trọng nhất là phải kiếm cho ra một dàn t́nh nguyện viên thật hùng hậu, sẵn sàng tiếp tay làm việc hết ḿnh th́ sẽ thành công tốt đẹp thôi”.

    Bên cạnh lực lượng t́nh nguyện viên hết ḷng làm việc đó, phải kể tới con số hàng chục ngàn binh sĩ được cử bảo vệ an ninh cho London trong suốt thời gian cuộc tranh tài diễn ra, trong đó có cả những binh sĩ mới từ chiến trường Afghanistan trở về.

    Thượng Sĩ Peter, người lính phụ trách toán bảo vệ an ninh cho Trung Tâm Báo Chí bảo với anh em chúng tôi “công tác khó khăn nhưng thấy rất vui v́ mọi người hài ḷng, an ninh được đảm bảo, không có trục trặc nào xảy ra”. Ông cũng cho biết “sau ngày Olympic kết thúc, đơn vị chúng tôi mới thu xếp để anh em binh sĩ nghỉ phép về thăm gia đ́nh”.

    Những h́nh ảnh đẹp đó không chỉ thấy được trên đường phố, mà c̣n ở cả trong sân vận động. Chưa bao giờ cánh nhà báo chúng tôi trông thấy tinh thần thượng vơ được thể hiện đến mức cao độ: khán giả Anh không chỉ ủng hộ “gà nhà”, họ c̣n sẵn sàng đứng dậy vơ tay reo ḥ ủng hộ những vận động viên của các quốc gia mà có lẽ họ chẳng biết nằm ở đâu trên bản đồ. Câu chuyện nhà báo Ali Ikram kể lại là một trong những câu chuyện được xem là hay nhất, chứng tỏ rơ tinh thần “anh em một nhà” của Olympic.

    Hôm đó anh ngồi xem đánh tennis ở sân Wimbledon, bên cạnh anh là một nhóm thanh niên trẻ Anh Quốc đến ủng hộ tay vợt con cưng Andy Murray. Khi biết anh đến từ Brunei, nhóm người trẻ này “không ngớt lời hô to các khẩu hiệu ủng hộ nước tôi, kéo theo những người khác cũng reo ḥ ủng hộ theo”. Họ la to đến độ “tôi phải bảo với họ là không có tay vợt tennis của Indonesia tranh tài cả, nhưng một người trong nhóm bảo đâu có sao đâu, ḿnh ḥ hét bên sân này, vận động viên của nước anh đang tập dượt hay thi đấu ở sân bên kia chắc sẽ nghe thấy, sẽ lên tinh thần, tranh tài hay hơn”.

    Đó là những h́nh ảnh tôi không bao giờ quên khi rời London.

    C̣n tiếp...

  5. #405
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Những điều lịch sử ghi nhớ

    Cũng như tất cả các Olympic khác, cuộc tranh tài bao giờ cũng bắt đầu với lễ khai mạc “có một không hai” mà Ban Tổ Chức London 2012 đă thực hiện để giới thiệu những nét nổi bật nhất của nước chủ nhà, song song với việc cư dân thành phố mở cửa đón cả triệu du khách từ mọi nơi đổ về để cùng hưởng không khí đặc biệt “chỉ thế vận hội mới có”.

    Mặc dù ông Chủ Tịch Jacques Rogge của Ủy Ban Olympic Quốc Tế (IOC) nhấn mạnh trọng tâm của Olympic “không nhất thiết phải là chiếm được huy chương mà chính là sự góp mặt”, nhưng rơ ràng dân chúng nước chủ nhà nôn nao v́ sau 2 ngày tranh tài vẫn chưa thấy bóng dáng chiếc huy chương vàng.

    H́nh ảnh cả triệu người đứng chật hai bên đường để xem cuộc đua xe đạp đường trường để rồi thất vọng khi các con ngựa sắt của Vương Quốc Anh chỉ lấy được chiếc huy chương bạc, h́nh ảnh cả nước Anh reo ḥ khi 2 tay chèo Heather Stanning và Helen Glover thành công với chiếc huy chương vàng đầu tiên, là những hiện tượng gây nhiều sôi động.

    “Olympic London 2012 sẽ được lịch sử nhớ đến v́ là nơi lần đầu tiên tất cả 205 đoàn đại diện cho các quốc gia và các vùng lănh thổ đều có nữ vận động viên, “tiếp tục thổi luồng gió mới vào đời sống của người dân các nước Ả Rập”...

    Đúng như dự đoán của nhiều người, Trung Quốc dù thành công ở tuần lễ đầu tiên nhưng vẫn không thể qua mặt được thành tích của Hoa Kỳ vào những ngày cuối; những tranh căi liên quan đến tài năng của cô lực sĩ 16 tuổi Ye Shiwen ở bể bơi cũng không gây được chú ư nhiều cho bằng chuyện ḱnh ngư Michael Phelps tạo kỷ lục thế vận với tổng cộng 22 chiếc huy chương đủ loại sau 4 kỳ Olympic và cuộc họp báo loan tin giải nghệ của anh, hay chuyện Usain Bolt tiếp tục giữ ngai vàng và danh hiệu “người chạy nhanh nhất hành tinh” sau hai chiến thắng ở cuộc đua chạy 100 mét và 200 mét, hoặc chuyện cặp đôi Misty và Kerry của Hoa Kỳ chiếm chiếc huy chương vàng thứ 3 của cuộc thi bóng chuyền băi biển. Chuyện 8 tay vợt vũ cầu -gồm 2 Trung Quốc, 4 Nam Hàn và 2 Indonesia- bị đuổi khỏi làng thế vận về tội không thật t́nh tranh tài, chuyện các cầu thủ hội tuyển bóng đá nữ Bắc Hàn không chịu ra sân sau khi thấy h́nh ảnh của họ được chiếu bên cạnh lá cờ Nam Hàn, chuyện dân chúng Anh bực bội v́ không mua được vé trong lúc sân vận động lúc nào cũng có cả ngàn chỗ bỏ trống… cũng là những điều mọi người chưa vội quên.

    Olympic London 2012 sẽ được lịch sử nhớ đến v́ là nơi lần đầu tiên tất cả 205 đoàn đại diện cho các quốc gia và các vùng lănh thổ đều có nữ vận động viên, “tiếp tục thổi luồng gió mới vào đời sống của người dân các nước Ả Rập” như lời một phát ngôn viên của Ủy Ban Olympic Quốc Tế (IOC).

    Nữ xạ thủ Bahiya al-Hamad mới 19 tuổi vinh dự cầm cờ dẫn đầu đoàn Qatar trong buổi lễ khai mạc, Saudi Arabia có cô Sarah Attar thi môn chạy 800 mét, hay cô Maziah Mahusin của Brunei dự môn thi chạy 400 mét.

    Các nữ vận động viên đến từ những nước Hồi Giáo Trung Đông đều không thành công trên đường đua, nhưng h́nh ảnh hơn 80,000 khán giả ở Olympic Stadium đứng dậy vỗ tay đón chào sự hiện diện của họ chính là chiếc huy chương tinh thần quư giá nhất mà họ nhận được, không chỉ cho cá nhân mà cho cả quốc gia họ đại diện.

    Olympic London 2012 c̣n là nơi chứng tỏ sự thành công của phái nữ: tỷ lệ nữ vận động viên chiếm huy chương và tạo kỷ lục thể giới vượt trội thành công của phía nam. Đó cũng là nơi cô Lizzie Armitstead -người lấy được chiếc huy chương đầu tiên cho nước chủ nhà- dùng cuộc họp báo để lên tiếng phản đối chuyện xấu xa vẫn c̣n sót lại trong lănh vực thể thao, lănh vực “mà phụ nữ không được coi trọng như nam giới” dù phái yếu phải “tập luyện, chịu đựng thử thách và sức ép phải thành công y hệt như các lực sĩ nhà nghề bên nam”.

    Bài b́nh luận của tờ The Independent cho rằng chỉ cất tiếng nói đ̣i hỏi công bằng cho phái nữ đă đủ và xứng đáng để cô Armitstead “được tưởng thưởng thêm chiếc huy chương danh dự”.

    Đó là những ǵ tôi sẽ đem theo khi rời London.

    Tạm Biệt Luân Đôn

    Không chỉ lúc ngồi trên chuyến xe ra phi trường, mà lúc máy bay cất cánh tôi cũng cố nh́n qua cửa sổ phi cơ để xem lại h́nh ảnh của thành phố London nằm ở phía dưới.

    Đó là nơi tôi đă tạm trú, trở thành “người dân bán chính thức” trong suốt hơn 2 tuần lễ vừa qua.

    Đó là nơi tôi có thêm bạn bè, có những bữa cơm ăn vội vàng lúc nửa đêm và bài viết cuối cùng trong ngày được gửi đi lúc 2 giờ sáng, nơi nổi tiếng với “fish and chip” có miếng cá chiên ăn với khoai tây thật ḍn, có miếng “roast beef” ăn một lại muốn ăn hai, có chiếc bánh “meat pie” nóng hổi cầm phỏng cả tay vừa ăn vừa thổi.

    Đó cũng là nơi cô bạn trẻ tên Tuyền vừa làm móng tay cho khách vừa đưa mắt nh́n tôi, bảo ngay ngày đầu khi tôi mới đến: “chú đừng lo, dân Việt ḿnh ở Anh hiếu khách lắm”.

    Chính ḷng hiếu khách đó đă giúp những ngày tôi ở London tưởng dài hóa ra lại quá ngắn. Đó là nơi tất cả những ǵ tuyệt diệu nhất đă đến với tôi trong suốt thời gian 18 ngày tác nghiệp, là những ǵ tôi không thể nào quên.

    Chẳng riêng ḿnh tôi, chắc chắn mọi người sẽ không quên được London đâu. Chào London, chào Olympic 2012

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...012065128.html

  6. #406
    Member
    Join Date
    27-05-2011
    Posts
    187
    Quote Originally Posted by TonNuJacqueline View Post
    Người Việt thật tội nghiệp...

    Jackie đă nói rồi, Ms C. Huỳnh và Mr. M. Nguyễn chỉ có 50% là người Việt, đâu phải là full-Vietnamese đâu mà quư vị cứ lấy làm đồng hương?

    Thật sự họ cũng đâu nghĩ họ là người Việt!

    Thật là pathetic với cái lối nói mỉa mai của Trần Đại Ca: 3 triệu người mà có hai người thắng etc... Họ đâu phải người Việt :D:D
    Carol Huynh nghĩ cho kỹ không phải 50% Việt mà chỉ cùng lắm là 30% Việt:
    - Cha người Tàu chỉ sống từ nhỏ ở xứ Việt
    - Mẹ sinh ở Việt Nam từ một gia đ́nh người Tàu
    - Chưa chắc họ có quốc tịch VN. Rất nhiều người Tàu sống ở VN trước 75 không lấy quốc tịch Việt
    - Cô Carol Huynh sinh ở Canada.

    Tôi nghĩ về vấn đề Olympics không nên nghĩ ngăn giới chính trị v́ vấn đề này là vấn đề chung của cộng đồng người Việt trong nước cũng như ngoài nước: trong các gia đ́nh có đủ tiềm năng kinh tế để giúp đỡ con cháu chăm luyện thể thao rất ít người cha mẹ nào mà muốn con ḿnh chuyên môn những ngành này. Điểm đó rất khác với người Tàu, người Hàn, và người Nhật. Một gia đ́nh người Tàu hải ngoại chẳng hạn: tuy họ vẫn trọng văn hơn, nhưng nếu con họ có tài về những ngành khác như âm nhạc, thể thao, là có nhiều người sẵn sàng giúp đỡ con làm những chuyện đó. Có lẽ đó là v́ những xă hội đó thưởng nhiều cho những người thành công trong những lănh vực đó (như ở TQ chẳng hạn, nếu giỏi về thể thao th́ khỏi phải lo ǵ về chuyện kiếm sống; ngay cả cha mẹ cũng được cung cấp). C̣n người Việt hải ngoại theo các ngành đó th́ vừa bị cha mẹ than phiền, vừa bị thua thiệt về sức không bằng dân trắng/đen quá khỏe.

  7. #407
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by mơtiên View Post
    Carol Huynh nghĩ cho kỹ không phải 50% Việt mà chỉ cùng lắm là 30% Việt:
    - Cha người Tàu chỉ sống từ nhỏ ở xứ Việt
    - Mẹ sinh ở Việt Nam từ một gia đ́nh người Tàu
    - Chưa chắc họ có quốc tịch VN. Rất nhiều người Tàu sống ở VN trước 75 không lấy quốc tịch Việt
    - Cô Carol Huynh sinh ở Canada.

    .
    Không cần biết những điều đó .

    Chỉ thấy ai mang họ Lư - Lê- Trần -Nguyễn- Hoàng -Ngô -Đinh- Đỗ - Bùi - Cao -Huỳnh....làm điều tốt th́ tôi hănh diễn lây.

    Ngược lại , làm bậy th́ tôi cũng rất xấu hổ

    tigon

  8. #408
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Impossible asian | Handstand




    Không phải Olympic , nhưng muốn bà con xem chơi

    Tigon

  9. #409
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Michael Phelps could get in trouble for Louis Vuitton photos.

    * Punishments for the rule range from fines to a stripping of medals.


    .By Chris Chase
    . – 4 hours ago



    Michael Phelps could be in hot water -- not the cold bathtub he appears to be in -- for his recent photo shoot with the French luxury fashion house Louis Vuitton.

    Photos of Phelps taken by famed photographer Annie Leibovitz were leaked on the Internet late last week, violating the International Olympic Committee's controversial Rule 40, which states athletes can't promote any non-Olympic sponsors from July 18 to Aug. 15.

    Punishments for the rule range from fines to a stripping of medals.

    The campaign was set to begin on Aug. 16 in order to comply with the IOC's campaign against ambush marketing. Someone jumped the gun and the photos appeared on a wide variety of websites starting on the second Tuesday of the Olympics.

    Louis Vuitton denies releasing the photographs, as does Phelps' camp.

    Rule 40 states "a competitor or a team may lose the benefit of any ranking obtained in relation to other events at the Olympic Games at which he or it was disqualified or excluded; in such case the medals and diplomas won by him or it shall be returned to the IOC." In other words, Phelps could theoretically be stripped of his medals from London.

    The odds of the that happening are about the same as the swimmer winning six gold medals in women's gymnastics at the Rio 2016 Games. Unless there's a vast conspiracy involving the maker of high-end trunks and the world's greatest swimmer, it seems safe to assume that these photos were leaked by a rogue individual. Pictures that aren't meant for public consumption get leaked all the time. Michael Phelps can attest to that fact.


    Then again, one of the leaked ad photos was with former Russian gymnast Larisa Latynina, the woman whose record for most Olympic medals Phelps broke in London. If we were still in Cold War mode, it'd be a legitimate possibility that she leaked them as part of a wide-ranging conspiracy to get back her record.

    http://sports.yahoo.com/blogs/olympi...4124--oly.html

  10. #410
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nước Anh tự hào tổ chức thành công Thế Vận Hội mùa hè



    Hành khách xếp hàng lên xe lửa Eurostar ở nhà ga St Pancras, Luân Đôn, 13/08/2012



    Tối 12/08/2012, trên sân vận động Olympic Luân Đôn, Thế Vận Hội mùa hè 2012 đă khép lại sau buổi lễ bế mạc trong không khí âm nhạc nghệ thuật tưng bừng đậm chất Anh.

    Nước chủ nhà có thể tự hào đă tổ chức thành công trọn vẹn ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh.

    Hôm nay, Anh quốc, nước chủ nhà, đă có thể thở phào nhẹ nhơm sau hai tuần diễn ra Thế Vận Hội mùa hè Luân Đôn. Bảo đảm an ninh và giao thông cho Thế Vận Hội, hai nhiệm vụ trọng yếu đă được hoàn thành. Bị ám ảnh bởi vụ tấn công khủng bố tại Luân Đôn năm 2005 khiến 52 người chết ngay sau ngày thành phố được trao quyền đăng cai tổ chức Thế Vận Hội, chính phủ Anh đă huy động tối đa các phương tiện bảo đảm an ninh cho Luân Đôn 2012 .

    Máy bay chiến đấu đặt trong t́nh trạng báo động, tên lửa pḥng không được triển khai trên các nóc nhà trong thành phố, chiến hạm neo đậu trên sông Thames giữa thủ đô, cùng với 40 000 cảnh sát và quân đội được huy động.

    Sự huy động tổng lực này ban đầu có phần nào gây tâm lư căng thẳng, tuy nhiên đă mang lại kết quả. Không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra trong những ngày thi đấu. Trật tự an toàn đường phố cũng được bảo đảm gần như tuyệt đối, không làm ảnh hưởng tới không khí lễ hội Olympic.

    Trên phương diện giao thông, trong những ngày diễn ra Thế Vận Hội, hệ thống giao thông công cộng của thủ đô Luân Đôn đă họat động tốt nhất với công suất tối đa, chuyên trở hơn 50 triệu lượt hành khách, không xảy ra ùn tắc hay quá tải. Ngày hôm nay, 116 000 du khách và vận động viên rời Luân Đôn qua phi trường Heathrow một cách trôi chảy. Cửa ngơ vào Luân Đôn này được đầu tư nâng cấp hơn 25 triệu euro, đă hoàn thành tốt nhiệm vụ đón tiếp số lượng khách kỷ lục ngày trong 29/07, lên tới 123 000 người không để xảy ra ùn tắc như lo ngại trước đó.

    Nước Anh măn nguyện với vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng huy chương, giờ có thể tự hào đă tổ chức thành công kỳ Thế Vận Hội mùa hè lần thứ 30. Báo chí tại Anh quốc hôm nay dành những hàng tựa lớn để ca tụng thành công của nước chủ nhà cùng với hy vọng hệ quả kinh tế của sự kiện sẽ đem lại trong những ngày tới.

    Ngọn đuốc và lá cờ Olympic đă được chuyển tiếp qua Rio de Janeiro, thành phố tổ chức sự kiện năm 2016. Nhưng Luân Đôn vẫn chưa hết hội. Tiếp nối Olympic mùa hè, ngày 29/8 tới, thành phố sẽ đón tiếp Paralympic, Thế Vận Hội dành cho người khuyết tật, với 7000 vận động viên tham dự, 7 triệu khán giả theo dơi các cuộc so tài. Các nhà tổ chức tin tưởng với thành công của của Olympic Luân Đôn , Paralympic Luân Đôn cũng sẽ là một sự kiện thể thao lớn chưa từng có


    http://www.viet.rfi.fr/the-thao/2012...van-hoi-mua-he

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 17-07-2012, 12:54 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 02-03-2012, 10:17 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 01-03-2012, 01:09 AM
  4. Replies: 14
    Last Post: 27-07-2011, 01:58 AM
  5. Replies: 4
    Last Post: 15-12-2010, 01:17 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •