Page 430 of 471 FirstFirst ... 330380420426427428429430431432433434440 ... LastLast
Results 4,291 to 4,300 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4291
    Tran Truong
    Khách

    SAIGON THUỞ ẤY ...

    Tạp ghi những quặn đau tủi nhục của Sài Gòn sau 1975 qua ngòi bút Duyên Anh .... :

    Ca là cái ca, ai cũng biết. Ca nhôm, ca sắt, ca nhựa vẫn là ca. Cóng người miền Nam gọi là lon. Kỳ thủy, hộp sữa ḅ đặc uống hết mở nắp vất đi, người miền Bắc gọi là cái ống bơ. Có nơi gọi là ống bơ. Ống bơ dùng để đong gạo. Riết rồi, bất cứ một hộp sắt, hộp thiếc nào to nhỏ, đều được gọi là ống bơ. Ống bơ rỉ th́ chán lắm. Hát như ống bơ rỉ!
    Cái lon sữa bột Guigoz cũng là…ống bơ, là cóng bơ. Dưới chế-độ cộng-sản, v́ toàn dân đói nên thiếu hơi, nhiều danh-từ được giản-lược half and half. Cóng bơ c̣n một tiếng cóng. Bơ ở thiên đường mù-mịt, bỏ bơ đi là đúng. Bỏ bơ là loại bỏ tư-bản, là chống đế-quốc, là vô-sản khoai sắn “cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau” …Cái cóng đa-dụng và đa-năng ở trại lao-cải là cóng Guigoz.

    Hăng chế-tạo sữa bột Guigoz đă đi vào lịch-sử đấu-tranh của hai miền Nam-Bắc. Trên thế-giới, có lẽ, chỉ có nước Việt Nam bốn ngh́n năm văn-hiến giầu và nghèo b́nh-đẳng … lon Guigoz. Nhà nào cũng có lon Guigoz. V́ lon Guigoz bán ngoài thị-trường vỉa hè. Đựng đường, đựng mỡ, đựng bột thật an toàn. Đựng cà-phê th́ khỏi lo bay mất hương thơm.
    Thuở ta học đ̣i Mỹ, công-chức làm việc thông-tầm, lon Guigoz biến thành thứ gà-mèn lư-tưởng, đủ bữa cơm trưa , ăn ngay tại cơ- quan. Sau 30-4-1975, lon Guigoz đắt giá. Một cái trị-giá hai lá cờ đỏ sao vàng tặng thêm chân-dung Bác, Mác và Lê.

    Lần đầu tiên trong lịch-sử cộng-sản, lon Guigoz hạ chủ-nghĩa và lănh-tụ. V́ chủ-nghĩa và lănh-tụ bắt quá nhiều tù. Và tù-nhân cần lon Guigoz làm cóng. Ca cóng, tôi không hiểu chính-xác xuất-xứ của nó. Người nói: Anh em cải-tạo miền Bắc đem về Nam. Kẻ bảo: Việt cộng nó gọi vậy ḿnh hài hước gọi theo, riết đâm quen. Điều buồn cười là, khi nổi lửa nấu bếp: đa-số tù-nhân nấu bằng nồi. Vậy th́ ca-cóng là một bí số- như TH6- là bí danh của Nấu Nướng, như Lư Thụy, Anh Ba, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, Nguyễn Tất Thành, là bí danh của Nguyễn Sanh Cuông.

    Hạnh-phúc mà vô-sản chủ-nghĩa đem từ thiên-đường Liên xô sang đất nước tôi là ǵ? Hỏa-tiễn, súng đạn, giáo-điều mác-xít, lê-nin lỗi thời. Chủ-nghĩa cộng-sản có khả-năng tiêu-diệt 1 triệu dân Việt Nam mùa cải-cách ruộng đất năm 1956, có khả-năng nướng thiêu 1 triệu thanh niên miền Bắc dọc đường ṃn Hồ Chí Minh và các chiến trường miền Nam.
    Chủ-nghĩa cộng-sản có khả-năng làm bé nhỏ cả dạ-dầy lẫn tim óc của dân miền Bắc. Nhưng, chủ-nghĩa bách-chiến bách-thắng ấy chưa giải-phóng nổi chế độ đổ thùng ở riêng thủ-đô Hà-nội “thủ-đô của phẩm-cách con người”. Khi c̣n công-nhân vệ-sinh đặc-trách đổ thùng, c̣n phu đổ thùng, c̣n con người tăm-tối chui rúc vào cầu-tiêu vác những thùng phân đổi miếng cơm hẩm, chủ-nghĩa cộng-sản chỉ được định giá như một thùng phân lúc nhúc ṛi bọ.

    Trước cách-mạng 19-8-1945 , dân chúng Hà nội (2) đă chơi cái tṛ đại-tiện kiểu đại-tiện của tù-nhân ở các trại lao-cải. Dĩ nhiên, nhà xí thuộc phạm vi gia đ́nh nên nó văn-minh hơn. Năm giờ sáng, các ông phu đổ thùng chở thùng mới vào thành phổ bằng đôi bồ có nắp đậy và gánh hai thùng phân ra tận ngoại-ô bán cho nông-dân.
    Thuở ấy, làm nghề thầu phân béo bổ, lại không thất đức như thầu vé chợ. Nhà thầu thuê phu đổ thùng. Phân bắc quư lắm. Bởi vậy, có khối bà địa-chủ, khuyên vàng, xà-tích rủng-rỉnh mà dám xắn ống tay áo lên cao, đưa cánh tay trần chạm đáy thùng xia khoắng kỹ xem thùng xia nhiều giấy hay ít để định giá. Sau cách-mạng 19-8-1945, phu đổ thùng vẫn đeo nhăn hiệu phu đổ thùng. Măi sau cuộc cải-cách ruộng đất 1956, vô-sản vùng lên dữ-dội th́ phu đổ thùng hóa kiếp “công-nhân vệ-sinh đặc-trách” đổ thùng.
    Phùng Quán tả sự ghê rợn của đổ thùng:

    Tôi đă gặp
    Chị em công-nhân đổ thùng
    Yếm rách chân trần
    Quần xăn quá gối
    Run lây-bẩy chui vào hầm xia tối
    Vác những thùng phân
    Ta thuê một vạn một thùng
    Có người không dám vác

    Hà-nội từ 1973 đă được mệnh-danh là “thủ-đô của phẩm-cách con người”. Và, mặc dù, chủ-tịch Hồ Chí Minh ba-hoa “Đánh xong giặc Mỹ ta sẽ xây-dựng bằng mười năm xưa”, bi-cảnh đổ thùng c̣n tiếp diễn và muôn đời tiếp nối. Sự nghiệp đổ thùng của nhân-dân sống măi trong chủ-nghĩa cộng-sản Việt Nam như “Bác Hồ vĩ-đại sống măi trong sự-nghiệp” đổ thùng của nhân-dân vậy.

    Tôi không hiểu tại sao hai vị thẩm-phán của Toà Thượng-thẩm Sàig̣n (3) lại dám làm công-việc mà, đói ră họng “Ta thuê một vạn một thùng, Có người không dám vác”? Nghe một vị thâm-phán có vợ bác-sĩ y-khoa thuyết-tŕnh công-tác lao-động đổ thùng, Đằng Giao khoái quá, hỏi tôi:

    – Hay là ông thầy và tôi t́nh nguyện đổ thùng nhé!

    – Cảm hứng nào thế?

    – Ḿnh ngu, ở lại để đi tù là đáng ăn một thùng cứt.Ḿnh không dám ăn th́ đi đổ vậy.

    – Rất đúng.

    Vị thẩm-phán nói t́nh-nguyện đổ thùng sẽ bị nghi ngờ. Phải phấn-đấu cam-go vô cùng. Nhờ đó, tôi t́m được câu trả-lời tại sao hai vị thẩm-phán anh-dũng đổ thùng. Ông Trưởng Công Cừu thuyết tŕnh về “triết học” Tam- túc cộng với Tam-giác cộng với Tam-nhân thành Nhân-vị ở một khoá học-tập Ấp Chiến Lược năm 1962 đă phán một câu chí-lư: “Người trí -thức muốn làm đẹp xă -hội. cần phải xông vào những nơi nhơ bẩn nhất để làm cho nó sạch-sẽ, thơm tho”.

    Đă chẳng một trí-thức nào xông vào những nơi nhơ-bẩn mà chỉ thấy trí-thức xông vào những nơi ăn-bẩn ! Trí-thức, nhất là trí-thức khoa-bảng, vốn sợ khó, sợ khổ. Hôm nay bị cộng-sản nó cưỡng-bức lao-động, vẫn cố cách xoay sở chỗ nhàn-hạ, dẫu có bị ngửi phân tiểu đến điếc mũi hết ngửi nổi mùi da thịt của vợ ḿnh.

    – Anh ạ. vợ tôi sợ tôi chết khứu giác, đă mua cái mặt nạ chống hơi ngạt gửi cho tôi.

    – Ông có đeo mặt nạ đổ thùng không?

    – Có!

    – Rồi sao?

    – Cán-bộ tịch thu.

    – Vô lư!

    – Vâng, thật vô lư. Cán-bộ bảo tôi thíếu thiện-chí…đổ thùng, chưa tiến-bộ c̣n nặng đầu óc tiểu-tư-sản trí-thức.

    Thôi, tôi quên cái cầu tiêu và sự tiến-bộ đổ thùng của hai vị thẩm phán mà những ai đă ở TH6A trước và sau tôi đều thuộc tên nhớ mặt.




    Mai tiếp ...

  2. #4292
    Tran Truong
    Khách

    SAIGON THUỞ ẤY ...

    Tạp ghi những quặn đau tủi nhục của Sài Gòn sau 1975 qua ngòi bút Duyên Anh .... :

    Kỷ niệm Rừng Lá vỏn vẹn hai câu chuyện tiếu lâm , hài ít ... bi nhiều , nghe kể.


    Chuyện thứ nhất

    Đội nông nghiệp trồng khoai, trồng sắn, trồng ngô măi cũng chán. Đất khai thác nhiều nó mệt, thu hoạch bết bát. Một tù nhân đề nghị quản giáo:

    – Cán bộ ơi, tại sao ḿnh không trồng xa lát.

    Quản giáo:

    – Sẽ nghiên cứu trồng Xa nát.

    Tù nhân:

    – Nếu trồng xa lát, ḿnh nên trồng thêm cây bíp tếch cán bộ ạ !

    Quản giáo:

    – Sẽ nghiên cứu trồng nuôn cây bíp tếch một nượt !


    Chuyện thứ hai

    Kẻng báo ngủ đă điểm. Vệ binh đi tuần quanh nhà. Một tù nhân cao hứng:

    – Ta thà làm quỷ nước Nam c̣n hơn làm vương đất Bắc.

    Vệ binh nghe thấy, la hét:

    – Anh nào vừa mới nói quỷ Nam, vua Bắc đấy ?

    Im lặng. Vệ binh :

    – Anh nào ? Quỷ Nam, vua Bắc, vua Nam, quỷ Bắc nà cái nghĩa ní ǵ ?

    Im lặng. Vệ binh :

    – Anh nào vừa nói ?

    Im lặng. Vệ binh tức giận :

    – Đội trưởng đâu ?

    Đội trưởng :

    – Có.

    Vệ binh :

    – Anh nào vưa nói ninh tinh náo nếu thế ?

    Đội trưởng :

    – Anh Trần B́nh Trọng đấy, cán bộ ạ !

    Vệ binh :

    – Bảo anh Trần B́nh Trọng sáng mai nàm kiểm điểm nộp cán bộ trực trại nhé !


    Hai mẩu chuyện tiếu lâm lao cải trên, có thể là bịa đặt, có thể là không bịa đặt. Bịa đặt hay không bịa đặt th́ cũng chỉ mục đích nói lên sự ngu dốt của cai tù, những ông thầy của trường học cải tạo xă hội chủ nghĩa.
    Ông Hồ Chí Minh nói : « Trồng cây mất 10 năm, trồng người phải mất 100 năm ». Những con người ông hồ chí minh và chủ nghĩa Cộng Sản của ông đă trồng từ năm 1950 là năm Cộng Sản Việt Nam quy định thành phần, giai cấp và thực sự chuyên chế ra sao ?

    Ba mươi năm trồng người, chủ nghĩa Cộng Sản và lănh tụ vĩ đại của nó chỉ gặt được một thế hệ thanh niên ngu dốt đói khổ. Đói khổ nên môi thâm, người lùn tịp . Ngu dốt nên ngọng nghịu đ̣i trồng cây bíp tếch và bắt Trần B́nh Trọng viết tự kiểm.
    Người ta sẽ thù hận chủ nghĩa và lănh tụ Cộng Sản hay thù hận những con người bị Cộng Sản và lănh tụ làm cho đói khổ, ngu dốt ?

    Câu hỏi đặt ra cho lương tri những người chống Cộng Sản .

  3. #4293
    Tran Truong
    Khách
    Đồ Mặt Thớt _ Tưởng Năng Tiến




    Một chế độ gồm toàn khuôn mặt thớt.


    “Tôi đă từng rất ngạc nhiên khi được biết quyền tự do đi lại và cư trú, đặc biệt là quyền tự do xuất nhập cảnh dành cho chính công dân Việt là điều kiện tiên quyết mà Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận để nhận được các khoản vay từ World Bank.” Tôi nghe thạc sĩ Trần Kiên nói vậy, và cũng “ngạc nhiên” không kém.

    Hoá ra tại vì World Bank nên nhiều câu ca dao (mới) của VN đã chóng bị thời thế vượt qua, và sắp chìm vào quên lãng:

    Trăm năm trong cơi người ta
    Ở đâu cũng được đi ra đi vào
    Xa xôi như xứ Bồ Đào
    Người ta cũng được đi vào đi ra
    Đen đủi như An - Go -La
    Người ta cũng được đi ra đi vào
    Chậm tiến như ở nước Lào
    Người ta cũng được đi vào đi ra
    Chỉ riêng có ở nước ta
    Người ta không được đi ra đi vào

    Sau khi được đi đứng lung tung thì lắm kẻ lại sinh tật ăn nói rất linh tinh. Hồi năm 2014 – sau chuyến du lịch Âu Châu – trong một cuộc phỏng vấn dành cho BBC, nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã phát biểu (đôi điều) không mấy tốt đẹp về đất nước:

    “Tôi sang châu Âu, tôi quan sát dáng người đi, nét mặt của họ khác dân ḿnh lắm. Bên nhà chúng ta vừa đi vừa nghĩ mưu, thành ra ấn tượng nhất cho tôi là sự tự tin của bước chân, nét mặt người bên đó. Đi th́ mới biết ḿnh bị mất những ǵ.”

    Mới đây, diễn viên Hồng Vân cũng thế:

    “Người dân Nhật Bản được hưởng chế độ an sinh tuyệt vời nhất ... Chỉ thương người dân Việt Nam mình Được hưởng toàn những điều giả dối.”

    Chả riêng gì ông nhà văn, hay bà nghệ sĩ, ngay cả mấy cô bán hàng rong cũng ăn nói linh tinh thấy mồ luôn – theo tường trình (“Tâm T́nh Của Hai Phụ Nữ Việt Bán Hàng Tại Thái”) của phóng viên Chân Như, RFA, từ Bangkok:

    “Chính quyền Thái họ đối xử tương đối tốt. Chị có coi trên mạng cảnh nhiều người bán hàng rong ở Việt Nam, thấy phức tạp hơn so với bên đây nhiều, bên này họ nói vậy thôi chứ họ bắt vào thôi rồi họ phạt ít trăm Bath thôi, chứ họ không thu giữ ǵ cả. Chứ không phải như bên ḿnh đâu, chị coi trên mạng cảm thấy thương người bán hàng rong như chị lắm. Bên này cảm thấy thích hơn, tốt hơn.”

    Hễ cứ có dịp bước chân ra nước ngoài là dân Việt đều “biết mình bị mất những gì ” . Tổ quốc nhìn từ xa khiến ai cũng ai cũng phải ái ngại – trừ qúi vị lãnh đạo đất nước:

    _ Nguyễn Minh Triết : “Ngày nay, chúng ta ngẩng cao đầu, sánh vai cùng cường quốc...”
    _ Trương Tấn Sang :“Những thành tựu to lớn, có ư nghĩa lịch sử của gần 30 năm đổi mới mà nhân dân ta đạt được , khiến chúng ta hănh diện và tự hào, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ.”
    _ Nguyễn Thị Kim Ngân: “Đất nước này được như thế này, ngẩng mặt lên nh́n với bạn bè năm châu bốn biển như thế này, vai tṛ vị thế như thế này đó là do chúng ta duy tŕ được sự ổn định chính trị và trật tự an toàn trong cả nước.”


    Ông nhà văn, bà nghệ sĩ, cô bán hàng rong đều là những nhân vật mà ai cũng có thể nhận diện hay sờ mó được. Chớ “bạn bè bốn biển năm châu” thì thiệt khó biết là thằng cha hay con mẹ (rượt) nào, và “bạn bè quốc tế ngưỡng mộ chúng ta” gồm những ai (e) cũng là điều khó đoán.

    May mà có cuộc Bầu Cử Lãnh Đạo UNESCO vào ngày 10 tháng 10 vừa qua. Kết quả, theo BBC: “Tuy được báo chí truyền thông Việt Nam đánh giá cao sau cuộc phỏng vấn ứng tuyển hồi tháng Tư, Đại sứ Phạm Sanh Châu của Việt Nam chỉ giành được 2 phiếu bầu, thấp nhất cùng hạng với Azerbaijan.”

    Cũng BBC, hai ngày sau, buồn bã cho hay: “VN rút khỏi cuộc đua lãnh đạo Unesco.” Về sự kiện này, Tiến Sĩ Dương Hồng Ân (VOA) có đôi lời bình nghe không được “tử tế” gì cho lắm:

    “Nói về phương diện văn hóa, chúng tôi nghĩ là (Việt Nam) không có đủ khả năng nói chuyện văn hóa với các nước trên toàn thế giới. Tôi không bàn đến cá nhân ông ứng cử viên mà tôi chỉ nói là chế độ Cộng sản hiện nay không có đủ tư cách, không có đủ khả năng nói chuyện về văn hóa đối với toàn cầu và thế giới.”

    Đã thế, trên trang RFA, nhà báo Trương Duy Nhất còn hân hoan ra mặt:

    “Mừng. Khi hay tin Phạm Sanh Châu chỉ được vỏn vẹn 2 phiếu, là một trong hai ứng viên ít phiếu nhất cuộc bầu ṿng 1 cho chiếc ghế Tổng giám đốc UNESCO.
    Có lẽ không chỉ riêng tôi. Nhiều, rất nhiều người Việt không dấu nổi sự vui mừng … ”

    Trong số “nhiều người Việt” này, chắc chắn, không có ông qúi vị lãnh đạo CSVN. Có lẽ, họ đều hơi “ngỡ ngàng” khi biết sự thực là bạn bè bốn biển năm châu hay bạn bè quốc tế , té ra, không “ngưỡng mộ chúng ta” gì ráo.


    Bằng chứng mới nhất không chỉ ở vỏn vẹn hai phiếu bầu cho ông Phạm Sanh Châu mà còn ở thái độ lạnh nhạt của Ngân Hàng Thế Giới (WB) trước những lời nài nỉ “xin hổ trợ” của ngài Thủ Tướng, vào hôm 20 tháng 9 vừa qua. Thái độ của ông Nguyễn Xuân Phúc tuy có hơi trơ tráo nhưng hoàn toàn không sai lệch, so với cung cách và truyền thống lãnh đạo của giới “chính khách Việt Nam” – theo nhận xét của T.S Nguyễn Văn Tuấn:

    “VN cũng là nước chuyên xin xỏ: suốt năm này sang năm khác, quan chức VN ngửa tay xin viện trợ từ rất nhiều nước trên thế giới. Xin nhiều đến nỗi có quan chức nước ngoài phàn nàn nói ‘Sao chúng mày nói là chúng mày rất thông minh và cần cù mà cứ đi xin hoài vậy. Dân xứ tao phải làm lụng vất vả mới có tiền cho chúng mày’. Thật là nhục...”

    Bị xỉ vả tới cỡ đó, nói nào ngay, cũng chưa “nhục” mấy. Nhà văn Trần Đĩnh còn dẫn lời của một vị quan chức ngoại giao Ba Lan (nghe) còn nhục nhã hơn nhiều: “Với chúng mày tốt nhất là đưa chúng mày ra một ḥn đảo hẻo lánh giữa Thái B́nh Dương rồi thế giới góp tiền nuôi và mọi người nhờ thế mà được yên ổn.”

    Chả biết đến khi nào “thế giới” mới thực hiện được giải pháp “một ḥn đảo hẻo lánh giữa Thái B́nh Dương” cho Việt Nam để “mọi người nhờ thế mà được yên ổn” hơn?
    Trong khi chờ đợi, tôi xin có một lời đề nghị nhỏ, rất nhỏ và cũng rất dễ thực hiện, là từ nay xin qúi vị lãnh đạo đất nước (làm ơn) nổ nhỏ bớt lại chút xíu – mỏng mỏng thôi – cho nó đỡ kỳ.

    Đẩy cả một dân tộc đến bước đường cùng, đến độ phải xin ăn để sống qua ngày , mà Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn thản nhiên “ngẩng mặt lên nh́n bạn bè năm châu bốn biển ” thì quả đúng là đồ mặt thớt.

  4. #4294
    tran truong
    Khách
    Một thời mạt kiếp !!!


    Hồi tưởng chuyện Lính Bắc Việt bị xích vào xe tăng , bộ đội bị xiềng chặt với súng nặng , với phòng không .... sao mà vẫn còn rùng mình ,ghê tởm , kinh hãi cho thân phận con người dưới thời nhà Sản nước Vệ . Nghe như chuyện bịa đặt , tuyên truyền bôi bác . Không ai tin được ... đâu ngờ ,nó đã một thời xảy ra trên quê hương VN trong hậu bán thế kỷ 20 ! Nếu mang chuyện ra nước ngoài kể lại ,chẳng ai tin . Khổ thay ,nó lại thật mười mươi trên mảnh đất mang hai chữ VIỆT NAM yêu dấu !

    Chuyện nước Vệ triều nhà Sản càng kể càng bi thương hơn . Quyết tâm giải phóng nước Ngụy ,dù cơm không đủ ăn ,áo không đủ mặc . Nhà Vệ động viên cả nước , thề thắt lưng buộc bụng nhịn ăn nhịn mặc cứu nước chống Ngụy ,nên trăm họ từ cây kim sợi chỉ , lương đống , cái ăn cái mặc ,tháng tháng sắp hàng lãnh chẩn . Áo quần một kiểu đồng phục, mỗi năm 3 thước vải thô , đồng màu xám xịt !!!

    Chuyện yêu đương lại càng phải căn kẽ , căn cơ . Vệ đời ̀ Sản bày ra sách lược BA KHOAN . Đó là : Chưa yêu thì KHOAN YÊU . Lỡ yêu thì KHOAN CƯỚI . Lỡ cưới ... thì KHOAN ĐẺ . Ai vi phạm cứ chiếu theo luật nhà Sản trừng trị : bỏ bao thả sông , cái mốt thời thượng thưở đó . Ngụy nằm phía Nam nước Vệ , biên cương đầy sơn lam chướng khí chập chùng , bao bọc bởi núi cao ,rừng thẳm , thác ngàn ... chớn chở !!!
    Vào đánh phải vượt qua giải núi dài bất tận Trường sơn ! Vượt núi trèo đèo , băng ghềnh qua suối .... quân lính lớp chết lớp bệnh ... lắm lúc gươm đao nhiều hơn cả người . Vơ vét hết trai làng , buôn , bản cũng không đủ số !!!



    Đất này chẳng có niềm vui

    Ngày quệt mồ hôi, đêm chùi lệ ướt

    Trại lính, trại tù, người đi không ngớt

    Người về thưa thớt dăm ba

    Trẻ con đói xanh như tàu lá

    Cày bừa phụ nữ đảm đang

    Chốn thôn trang vắng bóng trai làng

    Giấy báo tử rơi đầy mái rạ

    Buồn tất cả

    Chỉ cái loa là vui! < 1 >


    Thành ra nhà Sản thời ấy . Sinh cảnh trai thiếu gái thừa !!! Có những làng không đàn ông , như hồi thế chiến thứ II bên Âu ! Có làng toàn gái lỡ thì TNXP . Lời than tiếng thở ,thấu tận trời xanh ....

    Đàn ông con trai nước Vệ hăm hở lên đường với hành trang "Lời Mật , Bánh Vẽ của Minh Giáo chủ " , ban phát qua sự giúp đỡ của Tề quốc đại nhân , tên gọi Hông Mao vĩ đại.

    Đi ta đi phỏng giái miền Nam.

    Phá hết bốt đồn , quét sạch bóng quân xâm lược

    Vì ĐỘC LẬP TỰ DO ta giành BO BO < 2 >

    Giành lấy NHỮNG NHÀ TO , boác kính yêu đang cùng MÁ CHÁU hành quân ...


    Để khích động hờn căm , các nhạc nô ,được lệnh sáng tác những bài hát trên . Trong khi nhà Ngụy dù phải chiến chinh tự vệ , chống laị Sản , Ngụy vẫn trị dân theo nhân bản, dân quyền . Văn hoá dạy tôn trọng Nhân Vị , phát triển dân sinh , dân trí , dân khí ... ca nhạc kịch nặng tình yêu quê hương đất nước , con người !!!

    Dù xương trắng núi dài , sọ ngập rừng sâu , nhưng chưa hy sinh đến NGƯỜI VIỆT NAM CUỐI CÙNG thì vẫn phải tiếp tục SINH BẮC TỬ NAM ... theo lời phán của Minh giáo chủ , cùng nặng lời thề thốt với Hồng Mao vĩ đại Tề quốc . Hãy nghiền ngẫm câu chuyện dưới đây , để cảm thông cho kiếp người nước Vệ thưở ấy :


    Nó sống kham khổ ở vùng ấy đă bao lâu?
    - Cháu nghe ông sư phó nói lại là ngót nghét sáu năm.
    - Khổ thân con tôi, trai đương th́ hơ hớ ... Anh Quân này, lũ dân thường như chúng ta, chịu cực đủ điều, bóp miệng bóp mồm, bóp cả đến con c... Tụi tướng lĩnh nó có khổ như thế đâu? Ra Bắc vào Nam, đâu đâu chúng nó cũng có đàn bà. Ngày xưa th́ là phi là thiếp, giờ th́ các đồng-chí-nữ phục vụ! Tṛ đểu, thời nào cũng giống nhau là thế !
    - Vâng.
    - Biết vậy mà có ai dám nói đâu?... Như tôi, ngang ngược bậc nhất làng này cũng phải kéo anh ra đồng tṛ chuyện. Kiếp dân đen, miên man cơ khổ. Bao nhiêu người chết đi, từ cụ Đề, cụ Phan tới ông Nguyền Thái Học ... Bao nhiêu sinh linh mới đổi được lá cờ độc lập. Nhưng bọn thực dân da trắng cút đi th́ lại mọc lên bọn cường hào, ác bá da vàng !?
    - Vâng.
    - Nhưng ta hiểu riêng với nhau thế thôi, anh Quân nhé ... Chớ để cho ai biết. Anh em, họ hàng, bè bạn bây giờ ŕnh ṃ tố cáo nhau c̣n hơn chồn cáo. Thời này, gương mặt người cũng biến dạng đi, không c̣n giống cái mặt người ... < 3 >



    Thiên chức , phụ nữ sinh ra để làm MẸ . Nhưng nước Vệ thời nhà Sản ,kềm kẹp , cấm đoán cả yêu đương ! Làm chuyện trái khoáy ngược hẳn thiên nhiên . Chưa yêu thì khoan yêu . Lỡ yêu thì khoan cưới . Lỡ cưới thì khoan con !!! Một xã hội loài người hay xã hội loài vật !!! ???

    Nghiêng đồng đổ nước ra khơi
    Vắt đất ra nước thay trời làm mưa !

    Nên chuyện gì đến đã đến !!! Một xã hội thiếu đàn ông ... mà quá thừa đàn bà !! Cả một thời kỳ huy hoàng vàng son cho các đấng râu mày không phải đi "Sinh Bắc Tử Nam " vào thưở ấy .
    Tệ nạn tràn lan , hủ hoá khắp nơi , phá thai đưa lên đỉnh cao quốc sách , dù không văn bản , từ đó miền Bắc mới có " cao thai " " cao nhau " .
    Vệ quốc đời Sản , viết thì phải lách , không biết lách , nhẹ thì treo mõm , nặng thì nằm Hoả Lò . Văn hoá kịch nghệ viết ra theo đơn đặt hàng , một chiều đơn điệu ... gọi là văn Đỏ , nhạc Đỏ ... Nên dù đã 42 năm lục bình trôi sông , nhạc nhà Ngụy vẫn sống mãi , sống hùng sống mạnh . Nhạc đỏ muôn ... muôn đời ... đi sau ... xách dép cho VNCH !



    Chú thích :
    < 1 > : Thơ Nguyễn chí Thiện
    < 2 > : BO BO là thức ăn cho ngựa ,xin từ Liên sô cho cả nước ăn thì không rõ , chỉ rõ là miền Nam VN được nhai nó thay cơm gạo sau 75 .Đặc tính : ăn sao ra vậy ! Chắc hẳn không thích hợp cho bao tử con người !
    < 3 > : Trích đoạn chuyện Vô Đề của Dương thu Hương .

  5. #4295
    CỔ VĂN
    Khách

    Ánh sáng miền Nam

    Sài G̣n ngày ấy, ánh sáng miền Nam

  6. #4296
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by CỔ VĂN View Post
    Sài G̣n ngày ấy, ánh sáng miền Nam
    Nhớ quá , Saigon thuở ấy !

  7. #4297
    Tran Truong
    Khách

    Ông chủ nhà sách Khai Trí _ SàiGòn trước 1975

    "Ông Khai Trí" Khi Chính sách ngu dân vào đến miền Nam, Ông là "nạn nhân trí thức" của cộng sản.

    .. Bao nhiêu lần tôi đi qua đường Lê Lợi, tôi nh́n thấy ông Khai Trí buồn bă đứng ở góc đường đó, nh́n sang hiệu sách cũ của ḿnh mang tên mới là Fahasa.



    Đọc nhiều lần về Ông. Nhưng mỗi lần nói tới sách là nhớ tới Ông - Ông là Khai Trí

    Ông Khai Trí
    Ở trại tù Z 30 C Hàm Tân vào mỗi buổi sáng, những người tù đợi đi lao động , nhưng sớm hơn có một ông già lúc nào cũng với bộ quần áo trắng đă ngả qua màu cháo ḷng đẩy chiếc xe cải tiến chứa phân Bắc của tù đem đi.. Sáng nào cũng vậy, ít ai biết Ông là ai.

    Người Sài G̣n gọi ông là "ông Khai Trí" (theo tên nhà sách - nhà xuất bản do ông làm chủ). Hết sức quảng bác nhưng ông lại rất ít nói về ḿnh, nên ít người biết ông chính là tấm gương sống động: từ hai bàn tay trắng trở thành người kinh doanh ngành sách lớn nhất và uy tín nhất miền Nam.
    Nhà văn Nguyễn Thụy Long (tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Loan mắt nhung," một cuốn tiểu thuyết mà sau này giới nghiên cứu miền Bắc sau 1975 cũng hết lời ca ngợi) có viết một bài nhan đề "Vĩnh biệt ông Khai Trí," trong đó có nhắc đến hoàn cảnh đau thương của ông Khai Trí sau 1975:

    "Ông Khai Trí qua đời lúc 5 giờ 15 ngày 11 tháng 3 năm 2005, thọ 80 tuổi sau hai tuần nằm bệnh viện. Ông mất đi do sức già lực kiệt, nhiều năm ông cố gắng tranh đấu để xin lại hiệu sách vĩ đại của ông sau khi bị nhà nước Việt Nam xă hội chủ nghĩa tịch thu, sau đợt cải tạo văn hóa 1976 tại Sài G̣n. Tiệm sách của ông tại đường Lê Lợi mang tên Khai Trí bị nhà nước "quản lư", nay mang tên Fahasa của nhà nước.
    Thuở đó, sau khi các sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Ḥa bị đi cải tạo trước, đến lượt những văn nghệ sĩ bị bắt, tác phẩm thiêu đốt và họ đều bị coi là kẻ có tội, đương nhiên bị bôi nhọ, kết tội là Biệt Kích Văn Nghệ.

    Ông Khai Trí cũng bị coi là tội phạm, liệt vào hàng văn nghệ sĩ và bị bỏ tù, v́ người chiến thắng cho ông là người kinh doanh và phát triển cái văn hóa đồi trụy. Những người đă từng sống ở miền Nam trước "giải phóng", ai cũng biết đến ông. Gọi là ông Khai Trí mà quên cái tên cúng cơm của ông là Nguyễn Hùng Trương, ông làm được nhiều công việc lợi ích cho văn hóa Việt Nam, cả đời ông đam mê công việc ấy. Và ông quen biết rất nhiều văn nghệ sĩ ở miền Nam, kể cả những văn nghệ sĩ Bắc di cư 1954.

    Ông Khai Trí lại ra tay giúp đỡ nhiều anh em văn nghệ sĩ gặp hoàn cảnh khó khăn, mua tác phẩm của họ, tuy chưa in c̣n để đấy nhưng ông vẫn trả tiền đầy đủ không thiếu một xu. Ngoài ra ông tài trợ cho nhiều tờ báo hồi đó ở Sài G̣n. Tôi không biết nhiều, nhưng tôi biết về tờ báo Sống của Chu Tử,ông cũng có sự góp sức về mặt tiền bạc.
    ... Bao nhiêu lần tôi đi qua đường Lê Lợi, tôi nh́n thấy ông Khai Trí buồn bă đứng ở góc đường đó, nh́n sang hiệu sách cũ của ḿnh mang tên mới là Fahasa.
    Một lần khác, cũng trong bữa giỗ ông Chu Tử, tôi hỏi ông Khai Trí về việc xin lại nhà sách Khai Trí đến đâu rồi?
    Ông cười chua chát:

    - Phải đến năm 3000 th́ may ra..

    Ngày ông bị bắt, bị bỏ tù, bao nhiêu bài báo nói xấu ông, kết tội ông c̣n giấu bao nhiêu kho sách Ngụy, không thành thật khai báo. Chuyện thế thái nhân t́nh lúc ông gặp hoạn nạn, những kẻ trước đây từng chịu ơn ông, tố cáo ông bao nhiêu là tội kể cả những điều không có để lập công.
    Buổi lể tang ông Khai Trí, tại nhà ông đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, tôi gặp nhiều bạn bè của ông, những người thuộc chế độ Sài G̣n cũ đến thắp cho ông những nén nhang và chia sẻ sự thương tiếc với gia đ́nh ông.

    Nhà văn Nguyễn Thụy Long ngậm ngùi tiếp:
    .... Tôi nhớ măi dáng ông Khai Trí đứng nh́n lên hiệu sách cũ của ḿnh và câu nói chán nản của ông, năm 3000 th́ người ta trả lại cho ông nhà sách Khai Trí. Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ ǵn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau.
    (Trích từ Fb Nga Bich Pham)

  8. #4298
    Tran Truong
    Khách
    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....




    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ


    ….Bộ đội ở phía sau đi tới. Họ khiêng, họ vác, họ gánh. Lặng lẽ, nặng nề, từng nhóm, từng người, có khi năm bảy chục thước mới có một tốp, một người. Cự ly hành quân chẳng rơ được qui định là bao nhiêu.. Đó là v́ Trường Sơn hiểm trở, nhưng trước nhất là v́ đôi chân…

    Thấy bộ đội đi, tôi và Lâm nhường bước, nép vào đường. Quần áo họ mốc cời, có cái vai áo rách toạc xuống nửa cánh tay, nhiều mái đầu như rú rậm, họ đi ngang đă nghe thấy một mùi chua khét lạ lùng. Ṇng súng họ nhét giẽ rách, hoặc để trống hốc, sét rơi ra vàng oách. Nhiều người gánh hẳn hoi bằng một thanh tre tươi. Ba lô một đầu , súng và cạt-túc-se một đầu, như gánh những xâu thịt lợn. Người đi sau chót vừa đi vừa rên khừ khừ.

    Tưởng đơn vị đă đứt đuôi, tôi sửa soạn cho đoàn của tôi tiếp tục đi nhưng nh́n lại th́ thấy đơn vị c̣n lục tục ở phía sau.

    Đột nhiên Lâm hỏi tôi :

    – Này về tới Nam Bộ, anh sẽ ăn món ǵ trước nhất?

    – Chè đậu! – Tôi đáp không cần suy nghĩ.

    V́ sao tôi không suy nghĩ? Bây giờ, khi nhớ lại, tôi mới hiểu ra rằng đi đường mất calori nhiều quá, lúc nào cũng thèm đường. Đâu chỉ có một kí lô đường cát trắng được phát cho từ Hà-Nội mà đi hơn 1 tháng, trèo đèo lội dốc suốt ngày mà không dám đem đường ra ăn.
    Đường được xem như một thứ tiên dược. Lúc sắp quỵ xuống kia , mới dám nghĩ tới thứ thuốc tiên đó! Cái cách ăn đường cát của những gă chân chỉ lội Trường Sơn đă làm cho nó trở thành tiên dược.

    Đâu có phải bỏ nó vô nước khuấy cho tan ra rồi uổng, mà phải chờ đến lúc khuya canh vắng, bên cạnh ḿnh không c̣n ai thức mới se sẽ lén mở ba lô ra lấy cái túi đường c̣n kha khá đó ra rồi mở sợi dây buộc túi đường một cách vô cùng cẩn thận, kẻo người bên cạnh nghe th́ chết. Xong, mới bằng một cử chỉ vừa cẩn thận, vừa trang trọng, dốc ngược cái túi lên, tay giữ miệng túi sát vào mồm, tay bóp đít cái túi khe khẽ cho đường chảy vào mồm. Những hạt đường của Cu-Ba anh em (!) lăn trên thành túi ni lông nghe như những hạt sỏi lăn trên sườn núi.
    Đợi đến khi số hạt đường nhất định đă rơi vào mồm th́ chủ nhân mới bèn bóp cái miệng túi lại và khảy nhè nhẹ cho những hạt c̣n vô t́nh hay cố ư dính lại đấy rơi hẳn vào mồm chủ nhân, rồi mới buộc thắt nó lại.

    Những hạt đường đă nằm trọng miệng của chủ nhân rất yên trí rằng chúng không bao giờ bị thương, bởi lẽ rất giản đơn là chủ nhân không bao giờ dám nhai, bởi lẽ rất giản đơn nữa là nếu nhai thi đường sẽ chạm vào răng và gây nên những tiếng động và một khi cái tiếng động ấy bị lọt vào tai của một anh chàng ‘Vô Ngại Tướng Quân’ nằm bên cạnh th́ không chóng th́ chầy chủ nhân của túi đường sẽ đau khổ v́ bị vị tướng quân này không ngần ngại xin… đường. Mà trên đường Trường Sơn này th́ những vị vô ngại tướng quân đó ở chỗ nào cũng có.

    Vì thế cho nên ăn đường cũng phải cần thận tối đa, nghĩa là để cho những hạt đường tự tan , chảy ra trong mồm một cách tự nguyện. Điểm nầy cũng c̣n thêm một ư nghĩa là như vậy chủ nhân sẽ có đủ b́nh tỉnh và thời gian mà thưởng thức cái vị ngọt ngào của đường Cu-Ba và nghe t́nh đồng chí xă hội chủ nghĩa anh em đi vào máu huyết của ḿnh (!)

    Nhưng đó chỉ đó là một lối tiêu thụ b́nh thường – để đề pḥng các Vô Ngại tướng quân thôi. C̣n nhiều cách khác nữa.

    V́ đường nó quư quá làm vậy cho nên khi được Lâm hỏi ăn ǵ th́ tôi đáp ngay rằng “chè”. Không phải tiếng nói của lá phổi, cổ họng mà là tiếng nói của tâm tư, của nguyện vọng.

    V́ sao? V́ lâu nay, mỗi lần cảm thấy sức khoẻ ḿnh xuống dốc trông thấy một cách thảm hại, tôi chỉ nghĩ có một điều: “Ăn”! Ăn là khoẻ ngay, là đi nhanh, là vượt dốc trèo đèo như gió, là chống được sốt, là lạc quan yêu đời, là tin tưởng Đảng Bác thêm ngay, nhưng ăn th́ có cả trăm món, làm sao tạo ra ngay cho được giữa rừng thẳm núi cao này? Chỉ có đường là đơn giản nhất. Nhiều khi tôi chỉ cần nếm một muỗng nhỏ đường mà cảm thấy khoẻ lên rất chóng, như vừa uống thuốc tiên.

    Cái tiếng ‘chè đậu’ của tôi tung ra như một quả khói mù, nhưng đồng thời cũng như một giọt nước mát xối vào mặt mọi người giữa trưa nắng cháy. Những người đứng gần tôi tựa hẳn ba lô vào vách đá cho đỡ nặng đôi vai lắng nghe tôi nói tiếp.

    Tôi cảm thẩy tôi thông minh hơn chính tôi ngày thường gấp bội, thông minh hơn cả Tào Tháo khi ông ta thấy binh sĩ khát cháy cổ th́ gạt chúng bảo rằng phía trước mặt có một vườn mơ – nhưng tôi không giống Tào Tháo v́ chính tôi cũng thèm chè như mọi người trong đoàn, chứ không như họ Tào hoặc họ này họ khác ngồi mát ăn bát vàng mà xua lũ con cháu vào con đường đi không đến mà bảo rằng sắp đến nơi rồi và sẽ có mâm cao cổ đầy ở cái đích sắp trông thấy đó.


    Còn tiếp ...

  9. #4299
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....


    Tôi nói tiếp để phát triển thêm cái món chè của tôi :

    – Chè đậu trắng, các bạn ạ! Hạt to hơn đầu đũa ăn, hạt lép đă nhặt hết rồi, chỉ c̣n hạt trộng – tôi nói tiếp – đem nấu với đường móng trâu, chớ không nấu với đường thốt nốt, v́ đường thốt nốt hơi chua, để ăn sống th́ tuyệt vời c̣n đem nấu chè th́ không bằng đường tán đâu. Nấu phải cho thật ngọt, ngọt gắt cổ họng, nếm vô một miếng là tằng hắng ngay. Đấy.. nấu xong nhắc xuống múc ra từng chén, chén trứng sáo to nhé, rồi mới rưới nước cốt dừa lên – nói đến đây tôi dừng lại nh́n từng người một. Gương mặt người nào người ấy sáng rỡ lên.

    Tôi cũng thấy hăng hái hơn lên. Tôi đưa hai tay ra phía trước, hai bàn ấy úp vào nhau làm như đang vắt dừa. Tôi nghiến răng và bóp vặn hai bàn tay vào nhau tỏ vẻ quyết vắt cho thật khô với một sự vui sướng thèm thuồng ác liệt, với sự tưởng tượng trông thấy món chè đặc biệt đang dọn ra trước mắt ḿnh.

    Nhưng than ôi ! qua cái cử chỉ ấy tôi hiểu rơ sức lực của tôi . Nó đâu c̣n đủ cho tôi làm cái việc đó. Nói trắng ra là nếu có một trái dừa phải vắt ở giữa lưng Trường Sơn này th́ tôi không thể vắt lấy nổi nước cốt. Tôi cảm thấy hai cánh tay tôi ră rời, một sự ră rời làm tôi phải ngạc nhiên.

    Giờ đây tôi vẫn c̣n nhớ h́nh dáng của hai cánh tay và hai bàn tay tôi lúc ấy. Màu da vàng v́ sốt, sạm v́ nắng, thâm v́ sương gió và chướng khí núi rừng. Tôi không có chữ để gọi chính xác cái màu hỗn hợp của ba màu kể trên. Tôi ngậm ngùi, nhưng v́ là người có trách nhiệm nên tôi cố giấu sự bi quan, mà vẫn vui vẻ lao theo cái món chè.

    Tôi đă “vắt dừa” xong và hăm hở nói tiếp:

    – Nước cốt đặc quẹo giống như sữa. Nếm thử một miếng xem, ôi chao béo ngậy. Đây tùy thích của từng người, ai muốn béo th́ “thím xực” luôn hai muỗng. Đấy, chè đă dọn ra rồi mời các bạn cùng múc nước cốt dừa rưới lên ai muốn xơi mấy chén cứ xơi … Xơi ngay trong lúc chè hăy c̣n nóng để cho nước cốt dừa quyến vào thành một khối vừa béo vừa ngọt nuốt đến đâu nghe bổ đến đấy!

    Lâm nói:

    – Riêng tôi th́ tôi muốn ăn một chén, c̣n xin một chén.

    – Úy, lố tiêu chuẩn sao?

    – Không! Một chén xin sau là để phơi sương, sáng mai dậy tập thể dục nhảy xuống sông tắm rồi lên ăn liền.

    – Có súc miệng không? – Một người hỏi.

    – Khà.. khà khà.

    – Cái thằng nói làm nhớ nhà Má Chín ở Cai Lậy quá!

    Chúng tôi ăn chè gió xong, bộ đội cũng vừa dứt đuôi. Tôi bảo:

    – Tôi, anh em ḿnh chuẩn bị đi!

    Người nào người ấy mặt nhăn như bị, cất ba-lô lên vai, đành để lại bát chè đậu nước cốt dừa ấm hổi phía sau lưng.

    Nhưng ḱa có một người lê tới cùng đi về một phía với chúng tôi – nghĩa là Miền Nam.

    Bất giác tôi ngó xuống đất. Tôi sợ hăi quá. Tôi sợ nh́n thấy tôi trong cái con người ấy. Đó là một người, vâng, đúng là một con người v́ anh chàng có đủ tất cả những ǵ mà một con người b́nh thường nhất cũng có, và có cái mà con vật không có, nhưng anh ta không c̣n giống bất cứ một người b́nh thường nào trên trái đất, mà chỉ có thể đồng hoá vói chúng tôi trên dăy Trường Sơn này thôi.

    Đó là một người gầy đét, gầy nhom, gầy như chiếc que, nói theo tiếng Nam Bộ, ốm tong ốm teo. Nói tóm một câu là gầy đến mức độ không thể gầy được nữa.


    Má anh ta không c̣n thịt, để ḷi ra những góc cạnh trên mặt, mắt anh mở thao láo, không phải v́ tỉnh táo mà có lẽ v́ đôi mi cứng đờ không khép lại được nữa. Bộ răng trên c̣n nguyên, nhô hẳn ra ngoài càng gây cho mọi người một sự gớm ghiếc của người chết với chiếc môi trên nhếch lên. Trong người anh cái bộ phận không gầy, v́ không gầy đi được là bộ răng nầy.

    Mái đầu anh che kín dưới làn mũ tai bèo. Vành mũ cong chụp xuống che kín đôi tai, đồng thời như cũng muốn che lấp lấy đôi tai, không cho nó thu nhận bất cứ sự việc ǵ bên ngoài, v́ tất cả sự việc ǵ bên ngoài cũng không hay ho cả. Nên làm một kẻ mắt mù tai điếc mà lê bước trên con đường tối đại vinh quang nầy.

    C̣n chiếc mũ nữa, tôi không thể chỉ nói về nó có bấy nhiêu thôi, v́ đó là chiếc mũ tai bèo của giải phóng quân “bách chiến bách thắng”. Nó có điểm hay là muốn dùng nó làm ǵ cũng được: khăn lau mồ hôi, giẻ nhắc nồi, thậm chí (mà lại rất thông dụng) chỗ ngồi không đẹp người ta cũng không ngần ngại dùng đến nó. Chiếc nón của bạn này được giữ dính vào đầu anh ta bởi một cái quai nhỏ bằng chiếc đũa choàng qua hầu. Điều đó rất b́nh thường nhưng ở đây anh bạn lại treo một chiếc khăn lông nhỏ ướt ḷng tḥng xuống trước ngực như bộ râu vĩ đại của lăo già Noël.

    Chân anh lê đi, khỏi phải nói, với sự tiếp sức của hai chiếc gậy bằng mây mà hai tay anh cố chống tới đều đều – một thứ chân giả mà trông ra có vẻ có nhiều sức lực hơn đôi chân thiệt của anh ta. Anh ta đi qua trước mặt chúng tôi, không nh́n ai.


    Còn tiếp ...

  10. #4300
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....


    Không hiểu anh ta thuộc đơn vị nào, đau ốm từ bao giờ và nhất là anh ta suy nghĩ những ǵ, khi lê bước chân trên con đường vào Nam theo lệnh của Đảng-Bác giải phóng Miền Nam.

    Tôi đă gặp anh ta trên nhiều chặng đường cho nên tôi quen mặt anh ta, nhưng tôi muốn xem đó là một điều ǵ không có thực mà đó chỉ là một cái bóng, một cái vong hồn vất vưởng hiện lên như một thứ ma quái giữa chốn hoang vu mà thôi.

    Bởi v́ làm sao lại có thể có một cán bộ, một đội viên hay một dân công với h́nh hài tư thế và bước đi như vậy được , trên con đường tối hậu vinh quang này? Vâng, anh ta đang đi giải phóng Miền Nam trong một cuộc hành quân thần tốc.


    Nhưng cuộc đời vẫn công bằng chính trực. Nó không để cho ai phải chịu riêng đau khổ một ḿnh. Cho nên không những trên đường này có ông già Noël mà c̣n có cả bà Noël nữa.

    Bà Noël đó là cô Thu trong đoàn tôi. Cô vừa trật chân bốn hôm nay nhưng cô không dám nằm lại v́ sợ cái nỗi đêm khuya thân gái dậm trường, ở giữa núi rừng ma thiêng nước độc và đầy những cọp hùm rắn rết này, một thân gái bồ liễu như cô th́ làm sao mà dám nằm lại?

    Hơn thế nữa khi ra đi, ông chủ nhiệm ủy ban thống nhất – Trung Tướng Nguyễn Văn Vịnh có đến gặp chúng tôi và bảo rằng đoàn chúng tôi về đến nơi sẽ có Chính Phủ Liên Hiệp, t́nh h́nh sáng sủa hơn bây giờ nhiều. Như vậy ai mà nằm lại cho được. C̣n một gị cũng phải nhắc c̣ c̣ đi tới chớ.

    Lâm nh́n tôi và Thu, nói:

    – Bà Noël đi trước đi! Đụng đầu măi mà chẳng có tí quà nào cả!

    Thu không cười. Cũng không ai cười. V́ cười cũng là một h́nh thức vận động làm cho mất nhiệt lượng đi. Đă không cười, Thu lại c̣n hơi cáu. Thu chống gậy lê cái chân sưng phù đi tới và càu nhàu:

    – Buốt tận tủy đây c̣n quà với cáp!

    Tôi thấy thương tâm quá. Với lại cũng có một phần trách nhiệm, nên tôi không nỡ bỏ Thu rơi lại phía sau.
    Cứ bước một bước Thu lại nhăn mặt. Thu phải cân nhắc từng bước một, phải t́m một chỗ phẳng rồi mới từ từ đặt chân lên. Thu sợ tất cả mọi ḥn đá trên mặt đường. Mà cái mặt đường vinh quang, đường giải phóng Miền Nam này có chỗ nào là không lởm chởm đá và gai?

    Thu quen đi guốc cao gót nhảy múa trên sạp phẳng như mặt hồ Gươm và uốn ḿnh theo những điệu nhạc làm rung động ḷng người. Thu quen tŕnh diễn dưới ánh điện rực rỡ và quen nghe những tràng vỗ tay tán thưởng tài nghệ của nàng. Đôi chân của nàng làm bằng sáp chứ đâu phải đúc bằng đồng bằng sắt như chân pháo binh bộ binh.
    Ấy vậy mà chưa học xong chương tŕnh múa ba-lê nàng đă xung phong đăng kư vào Nam biểu diễn cho đồng bào Sàig̣n xem (!).

    Tôi nh́n bàn chân và cổ chân của Thu. Thật đáng ngại. Nó bầm xanh. Thịt da có lẽ đă thối ở bên trong. Nó đang mưng mủ. Tôi nghĩ dại, đời cô văn công ca múa này, thế là hết. Nó mà x́ mủ ra, ǵ chưa biết chớ phải lấy Trường Sơn làm nhà ít nhất là nửa năm.

    Anh em khặc khừ qua mặt chúng tôi hết. Tôi cũng không nhớ rơ lúc bấy giờ là bao giờ. Chúng tôi không thích mặt trời, mặt trăng và ngay cả mặt người, người thân đi bên cạnh cũng không thích nh́n nốt. Có ǵ hay ho đâu?

    Chỉ c̣n tôi và Thu sót lại sau rốt. Tôi thấy Thu không thể đi nổi nữa. Tôi bèn bảo Thu cởi ba-lô đưa tôi mang hộ. Thu không ngần ngại tí nào. Có lẽ nếu tôi không bảo, Thu cũng sẽ nhờ tôi. Ba-lô tôi đă nặng, lại c̣n đeo thêm dùm người ta. “Ốc không lo phận ốc lại c̣n làm cọc cho rêu” là thế. Tôi và Thu bỗng trở nên đôi bạn đồng hành khắng khít không phải v́ t́nh cảm mà v́ hoàn cảnh.

    Vậy là tôi không lo bị cô đơn dọc đường. Nhưng mỗi đứa đau một bệnh. Tôi th́ sốt, c̣n Thu th́ què. Đứa nào cũng sợ bệnh ḿnh cứ nặng thêm lên và lo bạn ḿnh chóng lành hơn ḿnh và bỏ ḿnh lại với rùng núi và người ngợm không quen.

    Hai đứa chỉ đi một quảng ngắn th́ Thu ngôi phệt xuống và kêu nhức. Thu rưng rưng nước mắt và ôm cái bàn chân như ôm một cục than lửa, muốn bốc nó lên mà trái lại không dám sờ đụng nó.
    Tôi hỏi trỏng:

    – Không ráng lên nổi chút nữa à?

    Thu lắc đầu mếu máo. Tôi hơi bực ḿnh nhưng cũng thương tâm. Tôi hỏi:

    – Thu có dầu nóng không?

    – Không!

    – Có thuốc đỏ không?

    – Không, anh ạ!

    – Có cù-là không?

    – Có … nhưng hết rồi!

    Tôi bực ḿnh quát to:

    – Cái ǵ cũng không vậy ?

    Thu cúi đầu. Thu nh́n hai bàn chân của ḿnh sưng to như một chiếc bánh ḅ. Đi Trường Sơn không ǵ đáng sợ bằng sốt rét, không ǵ quư hơn đôi chân. Thế mà Thu lại đau chân.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 17 users browsing this thread. (0 members and 17 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •