Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :
Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!
.................... .....
Tôi ngồi xuống bên Thu, nh́n cô nàng. Đây là lần đầu tiên từ một tháng nay tôi mới có dịp nh́n kỹ một người con gái, hay đúng ra, nh́n kỹ một con người.
Thu đă biến đổi rất nhiều so với Thu trước đây hơn một tháng. Cái cổ Thu cao lên trông thấy, và những ngón tay th́ gầy đi, để lồi lên những đốt xương, c̣n những ngón chân, hai bàn chân, niềm tự hào của Thu, bây giờ trông đến thảm hại. Tôi không dám nh́n nữa.
Thu tự hào v́ đôi chân Thu đẹp. Thu biết rơ điều đó là v́ chính nó nâng Thu bay lên như đôi cánh. Cho đến bây giờ tôi mới thấy xót thương. Cứ nghĩ lại cuộc sống trước đây một tháng của Thu th́ tôi thấy thương người con gái vô ngần. Chân vũ nữ múa ba-lê mà lại mang ra thử thách với đồi núi, với đá tai mèo Trường Sơn. Hà Nội đă đạt kỷ lục trong lối dùng người của họ. Phải nói thêm rằng lối dùng người tàn nhẫn của họ.
Tôi hỏi Thu:
– Bây giờ em tính thế nào?
– Anh hỏi thế nào là thế nào?
– Nghĩa là … – Tôi ngập ngừng không muốn nói rơ ư. Tôi muốn hỏi nếu đôi chân của Thu không lành th́ Thu tính thế nào? Nhưng câu hỏi đó là cây kim sẽ chích vào bọc nước mắt đầy ứa của đôi mắt Thu cho nên tôi lặng thinh và rẽ sang ư khác.
Tôi hỏi:
– Sao em không có chuẩn bị ǵ hết vậy?
– Anh cũng biết v́ sao mà!
– Ờ. Phải! Cái thằng cha bí thư toàn nói láo. Đi Trường Sơn cái ǵ cũng ..cha Tây. Cứ ăn no phè phè rồi đi như đi dạo. Chặng nào cũng có căng-tin!
Thu thở dài, Thu đưa tay găi mấy vệt bùn trên bàn chân đau, lại thở dài và lắc đầu. C̣n tôi th́ cứ căm gan thằng cha bí thư.
Thu ngước lên nh́n tôi và nói:
– V́ cả tin cho nên em đâu có chuẩn bị làm cho cho vô ích. Em c̣n khuyên bạn em về Hà Nội chỉ nên lượn phố cho bơ những ngày xa cách sắp tới; ḿnh phải đi xa hồ Gươm, hồ Trúc Bạch, tuy nói là đi giải phóng Miền Nam ắt sẽ có ngày về, nhưng ngày đó là ngày nào ai mà đoán trước cho được. Về Hà Nội th́ em mặc áo dài, hết cái này đến cái khác, đi luợn phố cho mệt mới về.
Thu lặng thinh giây lâu rồi mới tiếp:
– Không biết các anh có t́nh cảm đó không, chứ riêng em th́ thật là trẻ con như vậy đó. Nhiều khi em ứa nước mắt, em nghĩ chắc bây giờ mấy cái áo của em chúng nó đang nhớ em lắm. Chậc! bây giờ rủi mà phốc được về Hà Nội th́ không dám chường cái mặt ra đâu. Và mặc áo dài đâu có được nữa, nó rộng thùng th́nh ai mà xem cho?
Thu bị lôi cuốn theo t́nh cảm của Thu về Hà Nội. Sự thực tôi thấy thương Thu và nhớ Hà Nội. Không biết thương Thu hơn hay nhớ Hà Nội hơn, có lẽ hai t́nh cảm như nhau, bởi v́ trong Thu có Hà Nội mà Hà Nội bao giờ cũng in đậm bóng h́nh Thu. Tôi c̣n thương Thu v́ càng đi Nam th́ Thu càng xa quê, c̣n tôi th́ càng gần. Cuộc đi này có phải chăng chỉ có lợi cho tôi?
Đôi lúc tôi cũng có cái t́nh cảm lạ kỳ này: tại sao lại bắt Thu phải bỏ nhà trường mà đi trên con đường khổ ải này? Và phải chăng khi ra đi Thu tỏ ra rất tự nguyện, bây giờ đây Thu vẫn c̣n tự nguyện hành quân và vẫn c̣n thấy những điều của các vị lănh tụ nói với Thu là đúng? Nếu thế th́ Thu khóc làm chi khi nh́n thấy đôi chân ngọc của ḿnh sưng húp?
Tôi nói với Thu:
– Anh đâu có đồ ǵ đâu mà mặc đi bát phố như em. Mùa hè th́ sơ-mi trăng pôpơlin quần kaki, mùa đông th́ cũng thế, thêm một bộ áo bông vĩ đại khoác bên ngoài, nếu có mưa th́ trùm một cái áo đi mưa dày mo , may bằng hai tấm vải bạt Trung Quốc, đầu trùm một cái kê-pi có tai, thế thôi! Anh ra đi đâu có để lại cho bạn bè cái ǵ đâu, ngoài đôi giày hả họng và cái áo “tố lăm” của anh?
Thu cười:
– Vậy em tưởng anh có ít nhất vài ba com-lê chứ?
– Làm ǵ!
– C̣n xe đạp anh để lại cho ai?
– Cho anh em trong xưởng Thống Nhất.
– Sao anh lại cho những người công nhân trong xưởng là những người dễ mua xe hơn những người khác?
Tôi ph́ cười:
– Em ngây thơ quá. Là v́ anh chưa mua nổi nghe chưa?
– Anh chưa mua nổi hay là anh chưa có phiếu?
– Chưa mua nổi mà cũng chưa có phiếu em ạ.
– Vậy càng hay, c̣n em th́ thật oái oăm. Lúc ḿnh có tiền th́ b́nh bầu không được phiếu, c̣n khi có phiếu rồi th́ lại hết tiền. Cho nên măi tới em lên đường chiếc xe đạp vẫn c̣n năm trong giấc mơ.
Rồi chúng tôi lại đi, càng lúc càng chậm chạp, c̣n câu chuyện th́ cứ nhạt dần.
Hôm qua anh chị em bị một trận mưa suốt dọc đường. Ở rừng núi mà lại đi với giao liên th́ làm sao mà nghỉ được, vả lại có nghỉ th́ cũng không có chỗ đứng cho nên mưa th́ cứ mưa, đoàn cứ phải “can đảm” “anh dũng” xông pha mưa gió vậy. Cho nên bây giờ tôi đă bắt đầu nghe ơn ớn trong nguời rồi. Cơn sốt đến rất nhẹ nhàng dễ biết. Dễ biết hơn nữa v́ nó đă đến với tôi nhiều lần và tôi đă cắn răng chằn mắt mà tống cố nó đi một cách hết sức dũng cảm. Nó đi nhưng tôi biết nó sẽ trở lại bởi v́ nó biết chắn chắn sẽ có một lần nào đó, tôi sẽ đón lấy nó hoàn toàn. Lần đó là lần này đây.
Còn tiếp ...
Bookmarks