Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :
Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!
.................... .....
Không, nó không là ai khác cả. Nó chính là tôi, chính tôi đă dội chiếu bóng h́nh xuống đấy.
Chập sau tôi lặng lẽ trở về lều trút nước trong vơng ra và không đủ sức để vắt khô vơng. Tôi đành nằm vật ra trên chiếc vơng ướt với bộ đồ ướt vừa nước mưa vừa nước suối.
Ánh nắng hiện lên một cách hà tiện và dè dặt qua những kẹt cây. Đầu óc tôi tỉnh ra dần.
Tôi căm giận những tên nói dối. Chúng nói dối đă thành nghề. Chúng nói dối đến mức độ không c̣n phân biệt đâu là thực đâu là giả nữa. Chúng lừa mọi người và sau cùng chúng phỉnh gạt chính bản thân chúng nó.
Nắng lên, làn da tôi âm ấm. Tôi có cảm giác nhẹ nhàng nhưng ghê ghê rờn rợn. Quả thật cơn sốt dài liên miên trong mấy ngày qua đă làm tôi thay đổi cả sinh lư lẫn tâm lư.
Tôi khẽ đưa tay thọc vào chiếc ba-lô trên đầu vơng để lấy ra chiếc gương soi, để xác định lại một lần nữa những ǵ đă làm tôi kinh hăi lúc tôi nh́n xuống ḷng suối lúc năy.
Tôi khẽ lau chiếc gương tṛn vào ngực và nâng nó lên mặt.
Tự nhiên tay tôi rụng rời, tôi đánh rơi chiếc gương con xuống đất. Mắt tôi tối sầm lại. Tai tôi nghe ù ù như có hằng trăm chiếc phi cơ vút qua. Trời đất xoay vần, đất dưới chân tôi như sắp sụp xuống. Gương mặt của tôi mà tôi tưởng không phải là của tôi. Không bao giờ một cái khuôn mặt trước kia như vậy, giờ đây lại hoá ra như thế được. Nhưng đau đớn thay, đó chính là của tôi, cái gương mặt ấy, v́ chả lẽ nó là của ai cho được khi mà tôi đưa chiếc gương ngay lên mặt tôi. Nhưng, nếu đó thật là gương mặt của tôi th́ làm sao tôi hiểu được?
Điều tôi nghĩ đến trước tiên là sự mong nhớ của cha mẹ tôi. Nếu cha mẹ tôi biết rằng tôi nằm giữa rừng và lâm trọng bệnh như thế này th́ cha mẹ tôi sẽ làm ǵ?
Tôi có thể chết âm thầm, vô danh, vô nghĩa lư, nhưng c̣n những người sống sẽ nghĩ ǵ khi biết con cháu ḿnh, chồng cha ḿnh đi giải phóng Miền Nam – sự giải phóng không ai mong đợi – mà lại ra thần hồn đó?
Tôi không có ư định nhặt chiếc gương lên nữa v́ nó làm tôi sợ hăi. Nó làm tôi trông thấy rơ gương mặt kỳ dị của tôi, cho tôi thấy rằng chỉ qua một đêm mưa và một cơn sốt, tôi đă bạc hết nửa mái đầu.
Nhưng đây không phải chỉ là một cơn sốt tầm thường, một cơn sốt hơn mọi cơn sốt. Cơn sốt vàng kí-nin; cơn sốt đỏ của những nốt muỗi đốt; cơn sốt của thế kỷ 20; cơn sốt của ḷng tin và sự đổ nát; cơn sốt của chủ nghĩa và sự suy đồi trông thấy; cơn sốt của những tượng đá có hồn và cái hồn đó đă vụt bay mấy; cơn sốt của những canh bạc mù quáng; cơn sốt của chủ nghĩa cá nhân và những bài giáo điều; cơn sốt của những con vẹt ăn phải quả dại giờ bỗng nhiên câm mồm; cơn sốt của những bạo chúa khoác áo thánh thần; cơn sốt của những kẻ khố rách áo ôm đang loá mắt v́ một cái thiên đường tự vẽ ra trước mắt; cơn sốt của những đứa trẻ con ngây thơ bị lường gạt quá dễ dàng; cơn sốt làm nóng bức cả loài người; cái cơn sốt đă làm nhơ uế không gian bằng một thứ bụi phóng xạ đặc biệt. Một cơn sốt như thế đó đă giáng vào tấm thân c̣m cơi kiệt sức của tôi.
Tôi bỗng nghe tiếng hớt hăi của Thu:
– Anh ơi! Ghê quá! Eo ơi!
Tôi trông thấy Thu vừa đi vừa bưng kín lấy mặt và lảo đảo bước vào lều rồi rơi phịch xuống vơng. Tôi hỏi:
– Cái ǵ mà ghê gớm thế?
– Có một người chết!
Tôi nghe như có một làn gió vút qua gáy tôi. Tôi nghĩ có lẽ một người nào đó chết v́ sốt, v́ cơn mưa dầm đêm qua, cho nên tôi không hỏi tới nữa v́ chết như thế là thường. Thu nằm im một chập rồi lại kêu lên:
– Eo ơi! Em sợ quá!
– Cái ǵ vậy chớ ?
– Đă bảo là chết mà. Anh thật!
– Chết là hết khổ, thế thôi.
– Nhưng ở đây kỳ cục lắm
Thu lại im một chốc rồi hỏi tôi:
– Đêm qua anh có nghe cây đổ không?
– Anh mê man không nghe ǵ ráo! – Sự thực th́ tôi có nghe nhưng tôi đă quên.
– Em không nghe cây đổ mà sáng ra lại có người chết v́ cây đổ. Eo ôi, khiếp quá đi mất!
Tôi nghĩ đến cảnh tượng cái cây đè lên người một anh bạn nào đó. Chết như thế thật là oan, thật là khủng khiếp. Nhưng không phải như vậy. Thu nói:
– Cái nhánh cây tách ra như một lưỡi kiếm và cắm thẳng đứng xuống… eo ơi! Khiếp!…
Tôi kêu trời và lặng thinh. C̣n Thu có lẽ đă vượt qua cơn sợ hăi, cho nên nàng ngồi dậy và kể tiếp một cách tỉ mỉ:
– Cái cây cắm ngay bụng anh ấy như người ta xiên cây lụi qua ḿnh một con nhái và cắm luôn xuống đất. Bây giờ anh ấy bị dính cứng đó không biết làm sao gỡ ra. Kẻ th́ bàn phải đào đất rất sâu mới lấy xác anh ta lên mà chôn được, kẻ th́ bảo nên đốn ngang nhánh cây đi mà kéo anh ta lên. Cái nào cũng có lư nhưng ở đây không ai có cuốc có dao để có thể làm những việc đó cả.
Còn tiếp ...
Bookmarks