Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.
Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!
.................
Đăng nói với mọi người đang lấy lại sức nằm ngồi đầy đất :
– Hôm nay chúng ta vượt qua băi pháo an toàn là nhờ các đoàn chuẩn bị chu đáo và thi hành đúng kỷ luật đi đường! (!!)
Một người khách hỏi:
– Hồi trước tới giờ có đoàn nào bị nạn không đồng chí giao liên ?
– Có chút …đỉnh thôi. Một đoàn bị bắn trúng giữa đội h́nh, một đoàn khác bị vét đuôi mà chỉ vài người bị thương xoàng !
– Có thiệt hại ǵ không đồng chí?
– Không thiệt hại ǵ cả. Sơ sơ chừng vài chục.
– Sao ḿnh không đổi đường?
– Ở trên không có lệnh, đổi sao được.
– Bộ đồng chí không báo cáo lên trên à?
– Có nhưng mà ḿnh dẫn khách chớ ở trên đâu có dẫn khách mà ở trên lo.
– Đồng chí phải tự động chứ!
– Th́ tôi cũng đă tự động nhiều rồi ! Đăng kể tiếp :
– Cái đoàn pháo binh kia ḱa , hôm trước họ qua sông không được. Lính các ổng toàn không biết lội, tôi bảo chặt cây rừng làm bè nhưng họ không có dao to. Họ không biết làm sao. Nếu để họ phất phơ ở ven bờ sông th́ có cơ hội bị “cá lẹp” mần gỏi. Cho nên tôi bảo họ đi cặp theo bờ sông ngược lên nguồn ḍ xem chỗ nào cạn th́ lội qua.
– Thế kia à?
– Đi tới ngọn sông mất một ngày rưỡi đường. Trở xuống ngang bến cũ mất hai ngày nữa. Tất cả là bốn ngày. Trong lúc đó th́ những người không khiêng pháo đă bơi qua sông nằm chờ. Và bị bắn đêm trước. Té ra tưởng khỏe mà lại mệt.
Đăng kết thúc câu chuyện với một câu than thở riêng với tôi:
– Thà ôm súng đánh giặc mà khoẻ anh ạ ! C̣n cái công tác này coi khỏe mà lại mệt cầm canh. Chết không lên đài tử sĩ được đâu !
Vừa tới đó th́ trên nền cát trắng có một chấm đen di động về hướng này.
– Ông nội nào tụt biệt đằng sau vậy? Đăng càu nhàu rồi quay lại hỏi đám người gần đó :
– Có phải người của các đồng chí không, ra rước dùm chút, một bước đỡ một bước.
Cái chấm đen càng đến gần và dần đần hiện rơ ra là một cô gái. Rồi một cô kêu ré lên:
– Con Huyền, con Huyền !
– Vợ mày hả Bé ? Đăng buột miệng quát :
– Ra rước nó đi !
Đúng là Huyền. Huyền đến thấy chị Phụng nhào vào ḷng khóc rưng rức.
– Cái con nhỏ lạ chưa? Bữa đám cưới hứa hẹn nghe ngon lắm, mà chồng đi chưa đầy một ngày đă vác ba-lô chạy theo.
Trước mặt mọi người thằng Bé đứng chết trân, có vẻ ngượng nghịu, không biết nói ǵ mà cũng không lại gần Huyền. Mấy anh tân binh thấy cô gái xinh xắn và biết Huyền là vợ của Bé qua câu chuyện qua lại giữa Vân và Đăng, th́ tỏ vẻ bực rọc nên lên tiếng chế diễu:
– Ở ngoài đó bộ con trai không ai biết đánh. . . đu cả nên mới vác cái mu rùa vô đây nộp !
– Mặt mũi có vẻ sáng mà óc thi óc lợn!
– Lấy ai không lấy lại lấy ṇi “niêu manh.”
– Ê phản động nghe ! Một tiếng Nam kỳ quát :
– Tụi bây nói ai lưu manh?
– “C… cô hồn, l… nhà nước” thằng nào giỏi quơ th́ xài chớ. Tụi bây vô tới trỏng tao cho con gái trịnh “mê thúng” lên đầu.
Huyền đă dứt khóc. Chi Phụng buồn rầu hỏi:
– Sao em lại thay đổi ư kiến mau vậy?
– Em tính nhầm chi ạ!
– Nhầm thế nào? Vân quát.
– Em không dám ở lại trạm một ḿnh đâu. Em chết mất. Em xin tự kiểm điểm và xin anh cho em trở lại công tác của đoàn.
Trước sự việc bất ngờ, Vân không biết nên quyết định ra sao. C̣n Đăng cũng đương lặng thinh, kẹt cứng. May sao Hoàng Việt lên tiếng:
– Tôi đề nghị với hai ông như thế này . Đây là trường hợp cá biệt, ta phải giải quyết thế nào cho hai đứa bé không phải đau khổ mà vẫn có lợi cho cách mạng phải không nào? Theo tôi th́ ông dược sĩ nên nhận cho cô em trở lại đoàn mà không phải bị một h́nh thức kỷ luật nào. Tuy cô bé rẽ ngang nhưng so với những người tự sát thương làm bê quay và làm thổ phỉ th́ cô c̣n tốt chán. C̣n cậu Bé là nhân viên của trạm nhưng nếu cô Huyền đi theo đoàn th́ Bé vừa cưới vợ lại mất vợ hay sao ? Vậy tôi đề nghị cho cậu Bé đi với Huyền luôn.
Đăng vung tay:
– Đi đâu th́ đi. Tôi không cần giữ làm ǵ ! Rồi tiếp :
– Quê nó ở Bà Rịa. Khi đi vô ngang đó, các ông cho hai đứa nó về quê cho rồi. Ở đây có ngày cũng chết lăng nhách về nạn cà-nông. Qua qua lại lại cái băi này sớm muộn cũng dính thôi ! Xương với tóc lác đác trên băi các ông thấy không?
Thế là giải quyết gọn bơ vấn đề. Nhưng lại ḷi ra vấn đề khác. Khi mọi người tiếp tục lên đường th́ có năm sáu chú bộ đội “xin phép” nằm lại..
– Tôi có phép đâu mà xin ! Đăng quát ầm ĩ :
– Muốn đi th́ đi, muốn nằm th́ nằm, ai khiển các ông cho nổi.
Một cậu sút dép đạp mảnh đạn đứt một vết sâu giữa gan bàn chân, hai cậu ôm bụng kêu đau. Đăng quát:
– Tôi không phải là bác sĩ !
– Lá mía em ở vào thời kỳ thứ ba. Lúc năy em ngă cả năm phút không dậy nổi.
– Em cũng thế! Bụng đau quá, em không đi nổi nữa rồi!
Đăng bảo:
– Có hai cách. Một là các anh nằm lại đây tôi trở về rước ra trạm ở với tôi.
– Ối giời, em hăi cái băi này lắm! Em qua được đến đây là như đầu thai kiếp khác.
– Một cách nữa là…. Đăng tiếp :
– Nằm lại đây dưỡng bệnh, hết bệnh tôi đến đưa đi tiếp.
– Lấy ǵ chúng em ăn ạ?
– Lấy ǵ th́ lấy, tôi cũng không có cái ǵ ăn th́ tôi có cái ǵ cho các ông ?
Vân lắc đầu. Tôi thấy bất nhẫn lương tâm. Vân bước đến bảo bệnh nhân:
– Giở áo cho tôi xem!
Người lính run run cởi cúc, vén áo lên. Vân chỉ mới ấn nhẹ tay, anh ta đă kêu lên oai oái. Vân lại lắc đầu:
– Phải nằm lại và chích thuốc. Đến thời kỳ này quinine viên không ăn thua .
Vân vừa nói vừa vạch mi mắt bệnh nhân và quay đi, không nói ǵ. Giao liên cũng không nói ǵ, lặng lẽ vẫy tay ra lệnh cho khách đi. Tôi vẫn đeo dính theo Đăng. Đăng vừa đi vừa trỏ tay về phía một cội cây ǵ đứng trơ trọi gần ven rừng, nói với tôi:
– Anh biết cây ǵ đó không?
– Cây ǵ?
– Cây xương người!
– Cây xương rồng th́ có chứ cây ǵ lại cây xương người, chứ?
Đăng nói:
– Lúc năy em không dám khai thiệt v́ có đông người, chứ pháo bầy ác hơn máy bay anh ạ.
– Pháo bầy là pháo ǵ?
– Pháo bầy là pháo nó bắn một lúc cả chục trái cũng như trâu ḅ bầy vậy. Pháo này hại ḿnh nặng hơn máy bay v́ máy bay tới, ḿnh biết đường mà tránh. Tôi nói thiệt với anh là các thứ máy bay, tôi chấp! Đầm già tới bắn trái khói là tôi uống hai chung trà nữa rồi mới chạy. Mà chạy ra xa ngoài ṿng sát thương của bom rồi tiếp tục ngồi uống trà. Sống nhăn! C̣n cái thứ cà-nông “đui” này nó phang bậy mà nhằm.
Nói giấu ǵ anh, tôi chết hụt hoài thôi. Bị cả chục trận rồi mà chưa dính phát nào. C̣n khách th́ bị tỉa nặng. Dưới gốc cây đó có một cái hố. Tôi với thằng Bé lâu lâu đi nhặt xương đem gom lại dưới hố đó. Kệ, tuy không được chôn cất nhưng “nằm chung” cũng ấm hơn là phơi giữa băi hoang. Tội nghiệp, đâu có biết tên họ ǵ. Giấy tờ bay mất hết. Đôi khi tôi nhặt được h́nh hay chứng minh thơ nhưng đâu biết là quê quán ở đâu. Vả lại, theo mấy ổng nói là mọi người trên đường này đều bỏ tên họ cha sanh mẹ đẻ, lấy tên họ mới cả. Và trong giấy không có ghi làng xă ǵ mà toàn là X2, H4, A7, B5 coi kỳ cục quá.
– Từ đây vào tới ranh Nam Bộ c̣n bao xa nữa?
– Cũng gần thôi, nhưng trạm trong này dài lắm. Một trạm bằng ba trạm ngoài đó. Sắp tới đây c̣n một cái dốc nữa. Ăn hết ráo gạo mới trèo xong.
– Vậy hả? Vân đi sau lưng tôi kêu lên :
– Cái dốc này cũng bằng cái Vịnh Trà Bay ở Long Mỹ.
– Người ta đặt chuyện nói , đó là cái cạnh đuôi của con rồng cái. Nó nhỏng đuôi lên để đẻ, cho nên cái dốc này cao tới mây. Tiền hung hậu cũng hung! Qua cái dốc đuôi rồng này rồi là đồng bằng tha hồ ḍm ngó. Nó “chụp” liên miên cũng tha hồ chạy !
– Gị cẳng c̣n đâu nữa mà chạy ? Tôi nói và quay lại nh́n cặp gị quấc của ông nhạc sĩ giao hưởng Bún-cà-ri.
Trước khi băng qua băi pháo ông bạn đă cởi quần dài buộc hai ống ngang cần cổ “cho chắc ăn” để phơi bày hai cái ống sậy mang dép giống như hai cái dấu nhạc. Không khéo nó lọi ngang có bữa. Tôi vừa vui vui nghĩ vừa quay lại bảo:
– Anh đi lên trước đi anh Bảy.
– Thôi, tao không có kéo ngọn nữa đâu. Rủi đứt đuôi mấy thằng bộ đội nó oánh tao !
Trông anh đến buồn cười. Cái cửa hàng xén lưu động của anh rườm rà vui mắt hơn bất cứ của ai trong đoàn. Từ các chặng này trở vô, người ta nhặt được rất nhiều hộp lon không và hộp lon đầy của quân Mỹ vứt lại.
Hoàng Việt lượm bỏ vô ba lô để chờ khi đắc đụng nhưng mỗi khi nhặt được cái nào đẹp hơn th́ lại “được mới nới cũ ” anh giản chính bớt, nhưng ít ra anh cũng có đến bốn năm cái làm vốn.
Một lần anh nhặt được hộp nho nhỏ, không biết đựng thức ăn ǵ, nhưng anh đọc được chữ “Georgia” trên hông hộp, anh đưa cho tôi coi và nói:
– Đây này mày thấy không, già Khơ giúp lương thực cho tụi Mỹ ăn đánh ḿnh đây này!
Tôi cầm lấy cái hộp coi tới coi lui nhưng chỉ hiểu vài ba chữ Anh học hồi học trung học, nhưng lại không biết Georgia là một tiểu bang của nước Mỹ, mà chỉ nghi đó là một trong mười lăm nước Cộng hoà Xô viết của Liên Xô, nên cũng la ầm lên:
– Đ m. già Trọc chơi cú tiêu ḷn này hại quá! Súng th́ cho bốn ngàn cây hồi thời Nga hoàng, bây giờ lại chơi cái mửng này nữa. Ḿnh bi ḿnh hại rồi.
– Lại thêm “cụ Mao” cạo đầu cụ Lưu bên Trung Quốc nữa. Toàn chuyện “xuông cựa ! “
– Xương máu ḿnh rẻ hơn nước lă.
Mấy người bộ đội nghe chúng tôi nói chuyện bèn rề lại đ̣i xem cái hộp. Xem xong họ cũng kêu trời và hỏi tôi:
– Đồng chí nói bốn ngàn súng Nga hoàng là súng ǵ, ở đâu?
– Tố Hữu đi theo Lê Duẩn qua hội đàm bên Liên Xô về xét lại xét liếc ǵ đó , về nói chuyện tại cơ quan tôi, ông ấy cho biết như thế.
– Vậy c̣n AK tụi tôi xài đây là ở đâu ?
– Già Trọc văng rồi, Kossigin lên nên ḿnh mới có pháo pḥng không và AK đó chớ.
– C̣n đồng chí nói cụ Mao cạo đầu cụ Lưu nào?
– Mao Trạch Đông cạo đầu Lưu Thiếu Kỳ bằng tay bà vợ bé, chớ Mao nào!
– Sao có chuyện kỳ cục vậy? Mà ai nói chớ?
– Đài Bắc Kinh.
– Có thiệt không?
Tôi hơi cáu:
– Thiệt hay không tôi không biết, nhưng đó là tin của đài Bắc Kinh, tôi nghe cách đây một tháng. Hồi đó đoàn tôi có cái “đài” và tôi c̣n đi chung.
Còn tiếp ....
Bookmarks