Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.
Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!
...............
Về tới nhà th́ thấy đèn đuốc đỏ rực, người ta lao xao. Hai Liêm hỏi tôi:
– Bộ ông bà nông dân lấy nhà chú làm điểm họp hành sao vậy?
Tôi pha tṛ.
– Đó là trường tiểu học hỗn hợp đó anh Hai. Anh có huấn thị ǵ không?
– Tiểu học ǵ? Sao tôi chưa hay? Huấn thị cái con khỉ già .
– Nó không nằm trong hệ thống Giáo Dục của anh nên anh không biết chớ ǵ.
Khi vào nhà anh mới vỡ nhẽ ra , đó là lớp học của vợ tôi. Ba chục trẻ con chớ ít ỏi ǵ! Nhưng để bảo đảm sinh mạng học tṛ lẫn cô giáo, lớp học phải tiến hành ban đêm. Không có bàn ghế, không có bảng đen, không có phấn. Mỗi đứa phải mang dầu đèn và một tấm ván nhỏ để kê trên bắp vế làm bàn. Tôi lấy một tấm ván cửa dựng lên và vợ tôi có sáng kiến lấy than trong bếp thay cho phấn.
– Rủi trực thăng soi, pháo bắn rồi làm sao?
– Th́ cứ nằm xuống, tắt đèn, sống chết phó cho trời.
Hai Liêm lắc đầu:
– Cái Ban Giáo Dục của tôi đến giải tán mất. Sự thực hiện giờ Ban Giáo Dục chỉ c̣n trên danh nghĩa. Toàn tỉnh đâu c̣n cái trường nào. Giáo viên th́ đi bồi mía, gặt cấy mướn hoặc làm việc khác để kiếm sống, c̣n học tṛ th́ cha mẹ bắt ở nhà hết ráo!
Ngày vui ngắn chẳng đầy gang. Vừa được tiền chiều nay th́ sáng mai bị chụp to. Sư Đoàn 9 hành quân trên Cao Mên đuổi Việt Cộng hơi mệt , nên t́m nơi dưỡng quân. Tội nghiệp, xă Tân Hào được chọn làm nơi nghỉ xả hơi của họ.
Tôi đành phải chạy theo Hai Liêm và Tư Mô, bỏ nhà bỏ vợ mất ba ngày. Ba Dành là người tốt bụng nên thấy tôi vắng nhà th́ đem vợ tôi về cải trang thành cô thôn nữ lọ lem ở chung trong gia đ́nh. Một đơn vị của Sư Đoàn 9 đóng ngay trong vườn chuối của Ba Dành.
Khi họ rút đi, tôi mới trở về, bụng phập phồng lo sợ, không biết chuyện ǵ đă xảy ra ở nhà. Chẳng ngờ vợ tôi vui vẻ và tỉnh bơ kể chuyện lại với tôi:
– Lính Sài G̣n tinh mắt thiệt anh ạ !
– Tại sao?
– Họ hỏi em sao mặt mày sáng sủa vậy mà không ra thành ở ? Em nói loanh quanh một hồi, một người trong đám họ bảo: cô này là dân thành chớ đâu phải dân nông thôn. Họ thấy con anh Dành nhặm mắt, họ cho pommade xức.
Nàng kể tiếp:
– Họ bắt được ông Mười Đờn ở Văn Công tỉnh với cây đờn ḱm. Ổng định leo lên ngọn dừa mà trực thăng bắn rát không leo kịp.
– Rồi làm sao?
– Khi biết được ổng là Văn Công th́ họ bảo ông đờn cho họ nghe rồi họ thả (*)
(*) Tôi có viết truyện này trong tập “Con Người Vốn Quư Nhất” xb hồi 1989.
– Trời đất, thiệt à?
Chị Ba Dành thêm vô:
– Thiệt mà chú Hai. Cái ông đờn ḱm đầu bạc trắng. Ổng ngồi trên cối giă gạo ổng đờn lẳn tẳn con nít bu lại như coi văn công . Ổng đờn một hồi , rồi ông chỉ huy cho gói thuốc biểu về nhà làm ăn đừng theo Việt Cộng nữa, kỳ sau bắt được không tha. Việt Cộng là ai vậy chú Hai?
Chị hỏi tôi. Tôi cười:
– Việt Cộng là ông Ba Dành hội viên nông hội đó!
Tôi dắt vợ tôi về nhà và móc trong túi ra cả nạm me chín lẫn me dốt. Lâu nay cô nàng thèm chua nên mỗi lần chạy, bận về, gặp me, khế, ổi, tôi đều xin đem về thưởng cho nàng. Cây me già ở Ngă Ba Giồng Chùa đă ban cho chúng tôi nhiều ân huệ nhất. Vợ Ba Sơn cũng đang mang bầu, nên thỉnh thoảng tôi lại nghe tiếng gọi từ ngoài đường vọng vô:
– Anh Hai ơi ... đi Giồng Chùa không?
Th́ tôi biết đó là công tác trèo me của hai thằng đàn ông sắp được làm bố. Ba Sơn là người tốt bụng vô cùng. Lúc nào chạy chụp mà có y th́ tôi khỏi lo đói. V́ vùng này toàn là bà con bên vợ y. Có nhiều bữa gặp đám giỗ, tha hồ bồi dưỡng cặp gị.
Thấy t́nh h́nh quá căng thẳng, tôi và Ba Sơn t́m chỗ đào hầm bí mật. Chúng tôi làm được một cái. Đất giồng, toàn cát, dễ đào, lại không ngập nước. Chúng tôi chỉ dùng có một lần. Đó là lần duy nhất trong đời tôi sống dưới hầm bí mật trong ba tiếng đồng hồ. Cũng may, lính chỉ đi qua. Nếu chúng đóng quân th́ không biết cách nào chui lên. Nhớ tụi thằng Lê Anh Xuân và thằng Hồng Đức chết ngộp dưới hầm ở Long An mà ớn quá. Ba Sơn biết tôi có cây “cun” trong túi xách con nên dặn:
– Hễ bị moi th́ ḿnh ḅ lên chớ anh đừng bắn nghe anh Hai. Để ḿnh sống mà nuôi vợ nuôi con!
Tôi bảo thầm: Chú mày đừng lo tôi bắn. Nó vừa đến là tôi chui lên liền, không đợi mời. Tôi mà bị bắt như Mười Đờn th́ được tha tôi không về!
Tôi luôn luôn bàn với Ba Sơn nay mai lấy nhà bảo sanh ở đâu cho vợ đẻ ? Ba Sơn cho biết y sẽ gởi vợ về gia đ́nh ở thị xă Bến Tre. Y hỏi.
– C̣n anh?
– Chắc cũng phải vậy thôi. Nhưng tôi gởi về Mỏ Cày.
– Phải tính sớm đi anh ạ . Tôi coi bộ t́nh h́nh căng đến nơi rồi.
– Nó xơi tái xong Cù Lao Minh th́ nó sẽ sang xào ḍn Cù Lao Bảo chớ chạy sao khỏi.
– Bên này khu giải phóng hẹp hơn bên Minh nhiều.
Muốn có vợ th́ đă có vợ. Muốn có con th́ sắp có con. C̣n muốn ǵ nữa. Còn nhiều chứ ! Muốn cho vợ con an toàn, no ấm, muốn cho gia đ́nh sống chung được một mái nhà không chồng Bắc vợ Nam. Làng tôi giờ đây nát như tương. Việc nhà việc nước không xong việc nào.
Số là tôi có hai thằng em, thằng Tâm con cậu Bảy, thằng Đức con d́ Năm. Hai đứa thi rớt Tú Tài sợ ở lại Sài G̣n bị bắt đi quân dịch nên cậu và d́ tôi giữ chúng ở lại nhà ngoại tôi, nhưng ở lại nhà th́ lại bị Giải Phóng bắt dân công chiến trường , nên một lần, hồi ngoại tôi c̣n tại đường, tôi về thăm nhà th́ d́ và cậu tôi gởi hai em đi theo.
Không ǵ th́ cũng nối được chí của cha mẹ , ngoài ra c̣n tránh được cái vụ quân dịch. Dân Miền Nam thời đó khổ thay. Sống giữa lưới đạn bom. Không biết phải tránh né bên nào. Theo VC th́ ăn đạn Quốc Gia. Theo Quốc Gia th́ xơi mă tấu Cộng Sản.
Cậu Bảy tôi đă từng tham gia kháng chiến chống Pháp, c̣n dượng Năm tôi là chiến sĩ cách mạng từng bị tù Côn Đảo. Nay hai em tôi đi theo giải phóng th́ cũng xuôi chèo lắm, hơn nữa dưới sự “d́u dắt” (!) của tôi th́ vui biết chừng nào. Tôi đem gởi thằng Tâm cho chị Sáu Ḥa Phụ Nữ Giải Phóng Tỉnh , c̣n thằng Đức được Văn Công nhận vào đoàn.
Vào đây Đức phải ḷng một cô nữ diễn viên múa . Đức muốn tôi nói dùm một tiếng. Nhưng tôi biết những cô nhảy cóc nhảy nhái này. Trong khu có câu: “Má văn công, mông hộ lư (hay y tá)” nên gạt ngang. Nó cũng biết nghe lời nên quác ra. Về sau khi đoàn chạy thục mạng qua Tân Hào th́ cậu em lại để ư một cô con nhà dân giả ở gần mé sông Cái Hàm Luông.
Tuy cách sông như vậy, nhưng Tân Hương _ Tân Hào đường chim bay th́ chỉ chừng ba, bốn cây số. Ngày trước bộ đội anh Hai Phải từ Vàm Cái Mít băng qua Vàm Tân Hương bằng xuồng bơi trong ṿng một tiếng đồng hồ.
Đức bèn nhờ người về Tân Hương rước d́ Năm tôi sang cưới vợ cho nó . D́ Năm tôi lên bến Tre và đi đ̣ máy xuống.
Do đó tôi mới có dịp gặp d́ Năm tôi. Và cơ hội “ngàn năm có một”: Tôi gởi vợ tôi về nhà. Bấy giờ cái bụng của vợ tôi đă lớn. Đêm nào tôi cũng để tay lên bụng vợ tôi để nghe đứa con máy, có khi máy mạnh, có khi máy nhẹ , nhưng tôi đều nghe cả đất trời rung rinh theo “cái máy” của con tôi. Có niềm vui nào hơn niềm vui của thằng con trai sắp được làm cha.
Chạy chụp về tới cửa, câu đầu tiên của tôi là: “ở nhà con có máy không em?” Vợ tôi đáp: “Có! Con máy hai ba lần!” Tôi cụ thể hơn: “Mấy cái mạnh, mấy cái nhẹ ?” Đêm nằm, tôi luôn luôn thủ sẵn chiếc đèn pin trên
tay, hễ vợ tôi kêu: “Con máy mạnh đau quá!” th́ tôi bật đèn lên để nh́n con tôi máy trong bụng vợ. Thật là huyền diệu, mầu nhiệm thay , đấng Hoá Công đă tạo nên con người.
Vợ tôi phải bỏ dạy một đêm để chia tay với đám học tṛ. Cô giáo vườn và đám học sinh ngây ngô nhếch nhác quyến luyến nhau vô cùng. Chúng khóc mùi mẫn. Con của anh Ba Dành, thằng Bút, thằng Tải, thằng Luận, con Nâu, con Yến … là những người bạn tí hon của chúng tôi trong những ngày tá túc ở đây. Chính chúng là niềm vui của vợ chồng tôi.
Thằng Tải giỏi ngoéo cua biển. Mỗi lần bắt được một con, nó đem lại cho, chúng tôi trả tiền, nó không lấy. Nhà thằng Định có nhiều dừa khô, thỉnh thoảng nó xách đến cho chúng tôi một cặp. Đêm nào cũng vui như đêm nào , nhờ có tiếng học ê a của chúng. Bây giờ bỗng đứt ngang t́nh cảm. Tôi bảo tôi sẽ dạy tiếp theo cô giáo, nhưng sau đó tôi buồn quá lơi dần, rồi nghỉ hẳn.
Tôi gói ghém mọi món đồ tế nhuyễn của vợ tôi dồn vào cái xách tay bằng ni-lông, gia tài chỉ có thế, rồi đưa vợ ra Thạnh Phú Đông, gần bến đ̣ máy đi Bến Tre. Vợ chồng tôi ở tạm trong nhà bà suôi sau này của d́ Năm tôi.
D́ Năm ôm vợ tôi khóc ṛng. Đêm đó tôi không ngủ được v́ xa vợ xa con.
Đêm chia ly, tôi nằm bên vợ tôi, tay để trên bụng vợ chờ nghe con cựa ḿnh để cảm thấy giờ phút làm cha gần hơn, để được sờ đứa con rơ hơn qua làn da bụng của vợ.
Mới đám cưới đây mà đă có con. Lạy Trời, lạy Phật. Tôi xin đội ơn Người đă mang đến cho tôi và ḍng họ tôi một niềm vui vĩ đại mà suốt hai mươi năm theo đảng tôi đă bị chúng cướp mất.
Tôi dặn vợ tôi đủ thứ chuyện như một bà già xưa. Nào đừng có làm công việc nặng, đừng có bước lên bước xuống thềm cao, đừng xem đánh lộn, đừng ăn món ǵ và nên ăn món ǵ.
– Anh muốn em về đâu? Về má trên An Định hay má dưới Hương Mỹ ?
– Má nào cũng được, miễn về nhà ḿnh th́ thôi.
Tiếng c̣i điện của đ̣ máy văng vẳng đưa từ phía Sơn Đốc. Người đi thị xă Bến Tre lục tục kéo ra bến. Họ từ trong vườn men theo một bờ ranh lớn, gánh, xách rau cải bầu bí gà vịt, khiêng cả heo đem lên thành bán. Tiếng người tṛ chuyện, tiếng gà vịt heo ... ḥa lẫn nhau cùng với những ngọn đuốc chấp chới trong buổi hừng đông, làm thành một nét sinh hoạt đặc biệt của khu giải phóng.
D́ Năm tôi bảo:
– D́ đưa vợ cháu về nhà ngoại ở Tân Hương trước, d́ sẽ nghe ngóng t́nh h́nh trong Hương Mỹ , nếu êm ái ,d́ sẽ đưa nó về nhà cháu ở với má cháu. Nếu t́nh h́nh c̣n lộn xộn th́ d́ để nó ở với d́ một thời gian rồi sẽ tính sau. Chừng nào nó sanh xong, cứng cáp, d́ sẽ đem mẹ con nó qua thăm cháu. Ờ, chắc chừng đó sẽ tới đám cưới thằng Đức. Mọi việc đă xong, chờ ngày cưới.
Đèn pha sáng rực của chiếc đ̣ máy xuyên thủng màn sương ... lù lù tới. Khách khá đông nhưng không ai chen lấn v́ nếu hụt chuyến này c̣n chuyến khác ngay sau đó. Vợ tôi gục đầu vào vai tôi, nức nở, không ra lời :
– Anh ở lại cho cẩn thận, ít bữa em qua !
Tôi không nói ǵ hết. Đă nói cả ngàn chuyện đêm qua rồi. Tôi rọi đèn pin lên chiếc đ̣n dài và dắt nàng bước lên đ̣. Mọi cuộc biệt ly đều giống nhau: nước mắt và hứa hẹn tái ngộ. D́ Năm tôi bảo:
– Lên tới Bến Tre d́ sẽ ghé nhà mợ Tám và nhắn tin cho cháu.
Nhà mợ Tám tôi bị cháy rụi trong Mậu Thân nay mới dựng lại bằng tôn gỗ của Ty Xă Hội cấp. Sau này, khi hồi chánh, tôi đi thẳng một mạch từ Châu Đốc xuống đây và bảo thằng em con mợ lên báo tin cho Bộ Chiêu Hồi.
Đ̣ lui. Tôi nghe như chết nửa thân người. Từ trước tôi chỉ chia tay với người yêu. Lần này chia tay vợ và con. Đau khổ gấp trăm lần. Sông Hàm Luông, một trong những ngành lớn của Cửu Long Giang, tôi đă vượt qua cả chục lần từ 1945 tới nay, bây giờ tới vợ con tôi, con sông máu và nước mắt. Tuy từ đây lên thị xă , đ̣ chỉ chạy ba tiếng đồng hồ, nhưng tôi vẫn lo sợ.
Tôi trở lại nhà nhạc mẫu em Đức, chờ tin từ Bến Tre. Chiều hôm đó, đ̣ về tới. Chủ đ̣ cho tôi biết rằng vợ tôi đă tới Bến Tre.
Tôi càng nung nấu ư chí về thành. Một ngàn cái cách mạng, một trăm cái giải phóng này tôi cũng bỏ. Mười năm ở Hà Nội tôi trốn không thoát. Ba năm ở Miền Nam việc bỏ CS chỉ là một bước , nhưng gia đ́nh tôi c̣n ở ngoài khu giải phóng. Tôi đi là bọn du kích mừng lắm v́ chúng sẽ có cớ bắt má tôi và cướp của cải tôi. Tôi nằm ở đây ẩn nhẫn chờ quân B́nh Định hoàn thành việc chiếm đóng Cù Lao Minh là xin chào. Không luyến tiếc chút ǵ.
Nói th́ dễ, nhưng trên thực địa th́ không. Đă lỡ , tay trót nhúng chàm rồi, khó rửa sạch, cũng như theo Cộng Sản không dễ ǵ rứt ra. Cộng Sản không rộng lượng như người Quốc Gia. Chúng là loại người đê tiện nhất thế gian. Chúng có thể làm bất cứ việc ǵ để trả thù.
Tôi trở lại nhà anh Ba Dành với một tâm sự năo nề chán chê tê tái. Giá tôi vứt ba lô súng ngắn nhảy xuống đ̣ đi luôn với vợ tôi th́ giờ này tôi đă ở nhà mợ Tám tôi, rồi ra chợ uống nước đá, hoặc dạo chơi ở bờ Hồ giếng nước cũ Bến Tre rồi.
Về sau, các vị trong Ban Chỉ Huy đoàn Văn Công Tỉnh đă chuồn về thị xă bằng những chuyến đ̣ máy này. Một tay là trưởng đoàn, nhạc sĩ đờn ḱm đă từng vô dĩa Pathé, một tay là bí thư chi bộ đoàn.
Cả hai đă ngụy trang thành những ông già , rồi ră bành tô luôn. Nhiều em về nhà trong vùng Quốc Gia vừa chiếm lại, lấy chồng, nhiều em vọt thẳng lên Sài G̣n. Sau này có vài em gặp tôi. Số c̣n lại bị hốt ở Thạnh Phong, sẽ kể tới.
Về đến nhà gặp chị Ba Dành và mấy đứa con đang quét dọn sân trước. Chị Ba hỏi.
– Chú đưa thím ra đ̣ rồi hả?
Đám con chị cũng hỏi làm cho tôi suưt bật khóc.
– Thím Hai chừng nào trở lại, chú Hai?
Tôi ṿ đầu chúng, an ủi:
– Ít bữa thím qua.
Tôi vào nhà, vô buồng. Hoang vắng kinh hoàng. Tôi ra sau múc nước rửa mặt. Thấy như vợ tôi c̣n đó, đứng xách nước đổ vô lu và lóng phèn để xài hằng ngày. Một lần tôi chạy chụp về, thấy vợ tôi ngồi nôn ọe bên chiếc lu. Cả tôi lẫn nàng đều không biết đó là hiện tượng ǵ. Măi sau vợ Ba Sơn mới cho biết và Ba Sơn rủ tôi đi hái me ở Giồng Chùa. Gói me, trái bưởi tôi đem về kỳ rồi, nàng c̣n bỏ lại đó , càng gợi thêm buồn. Tôi ra sân nói mấy lời cảm ơn chị Ba , trước khi dời địa điểm. Chị la lên :
– Chú đi đâu? Thím đi về th́ chú ở đây với vợ chồng tôi chớ? Tụi nhỏ mến chú thím lắm.
– Tôi cũng ở gần đây thôi chị Ba à ! Thỉnh thoảng tôi đến thăm anh chị và các cháu.
Tội nghiệp con nít xóm này mới học được nhấp nhem, bây giờ không có cô giáo. Tôi phải gạt nước mắt lặng lẽ ra đi. Trong đám dân địa phương chạy chụp dù , tôi có quen với Sáu Tiến. Tiến là chi ủy viên xă, có đi học lớp đào tạo cán bộ ǵ đó trên R, có nghe Trần Bạch Đằng diễn thuyết. Tôi t́m tới y chớ không nhờ Mười Lết nữa, để nhờ giúp cho tôi một chỗ ở. Sáu Tiến dẫn tôi đến nhà Năm Tích là anh ruột của y và gởi tôi ở đó “cho có bạn” chạy với nhau. Năm Tích chỉ có một đứa con gái chừng mười tuổi . Vậy là chuyện ăn ở rất gọn.
Tôi cố gầy dựng lại lớp học của vợ tôi để có gạo ăn, ba chục lít một tháng là một nguồn lợi rất lớn, và giữ quan hệ với bà con trong xóm, để có việc ǵ th́ được sự giúp đỡ, như đau ốm, nhất là bị thương t́m được cái gọi là “y xá” trong khu giải phóng cũng không dễ hơn ở Trường Sơn. Người ta giữ bí mật triệt để, đến nỗi thương binh t́m không ra phải khiêng trở về và đành chịu chết.
Đó là trường hợp của em Hồng, một thanh niên ở xóm. Nhà Hồng khá giả có ruộng và nhiều đ́a ao, nơi tôi thường chọn tép đă kể trên kia. Một hôm Hồng khoe với tôi sẽ tát cái ao trước cửa nhà và mời tôi đến ăn tôm nướng. Tôi cũng đến hụ hợ để chốc nữa ăn cho mạnh miệng.
Nước giựt xuống quá nửa ao. Bùn đất bị khuấy lên. Tôm càng xanh bị xốn mắt nổi lên quơ râu đỏ cả mặt nước. Hồng kêu cô em gái cắt rau sống và đi mua bánh tráng ở ḷ gần đó. Tất cả hứa hẹn một bữa tôm nướng đă đời. Nước c̣n chừng một gang th́ lộ đáy ao, Hồng lội xuống quơ bắt những chú tôm càng xanh đang hết nước sống. Khi ra tới giữa ao Hồng càng quơ mạnh. Tôm đầy một giỏ đ́a.
Mai tiếp ....
Bookmarks