Page 5 of 6 FirstFirst 123456 LastLast
Results 41 to 50 of 56

Thread: Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam

  1. #41
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Những ḍng nước mắt trong những cảnh ngộ tang thương của các gia đ́nh cựu tù “cải tạo”!
    (Bài 2)

    Hàn Giang Trần Lệ Tuyền




    Có phải là t́nh yêu?



    Tại thành phố Đà Nẵng, có rất nhiều người, nhất là những cựu tù “cải tạo” , và ngay bây giờ, khi nhắc lại, th́ sẽ khiến cho họ nhớ đến một người cùng với những tiếng rao hàng, để bán kem. V́ người này, đă quá quen thuộc với người dân tại Đà Nẵng, cho nên người viết cứ nói ra họ, tên thật của vị cựu tù “cải tạo” này. Đó là, Thiếu tá Nguyễn Ngọc Dũng.



    Trước năm 1975, Thiếu tá Dũng đă cưới một nữ sinh chỉ mới 17 tuổi làm vợ. Cô vợ trẻ này, dă được nhiều người biết đến là “người đàn bà chân không chạm đất”. Nói “chân không chạm đất”, không có nghĩa là cô ta chỉ ở măi trên ghế, trên giường, mà bởi v́ mỗi lần Th/tá Dũng muốn đưa vợ đi đâu, trong khi tài xế và xe hơi đang đợi ở trước nhà, th́ người ta thấy Th/ t Dũng luôn luôn bế cô vợ trẻ đẹp trên tay, để đem đặt ngay trên ghế của xe, rồi mới cho xe chạy. Và, đến lúc trở về, khi xe dừng trước cửa nhà, th́ Th/tá Dũng lại bước ra, để chính tay của ông mở cửa xe và lại bế cô vợ trẻ để đưa vào nhà, chứ không bao giờ để cho vợ phải đi ra xe, đi vào nhà bằng đôi chân của ḿnh. Th/tá Dũng bảo: v́ ông “cưng vợ, nên làm như thế”.



    Nhưng: Chiến trường thử lửa ḷng trai, Biệt ly mới biết ḷng người chờ mong. Sau ngày 30/4/1975, tất cả quư vị Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Ḥa, khi đă đi vào các nhà tù “cải tạo”, th́ sự “biệt ly”, không hoàn toàn có nghĩa là vĩnh biệt, v́ họ vẫn c̣n sống, họ có thể gặp mặt thân nhân của ḿnh ở những “nhà thăm nuôi”. Chỉ có những người thân đă đành đoạn bỏ rơi họ trong các trại “cải tạo”, c̣n riêng họ, vẫn từng ngày, hằng đêm đều mong nhớ đến vợ con và người thân của ḿnh.



    Nhắc lại những điều này, để nói lên cái t́nh nghĩa thân t́nh cốt nhục, mà đặc biệt nhất vẫn là t́nh nghĩa vợ chồng, v́ người ta vẫn thường nói: “Con chăm Cha, không bằng bà chăm ông”.



    Câu nói này, thật vô cùng chính xác, nhưng chỉ có một t́nh yêu chân thật, và chỉ có những người khi đă đến với nhau không v́ một lẽ nào khác, mà bắt nguồn từ tấm ḷng yêu thương tha thiết, th́ dẫu sau đó, khi người chồng có gặp hoạn nạn, người vợ sẽ không thể đành tâm mà “Trăm năm hồ dễ ôm cầm thuyền ai”; mà họ sẽ hết ḷng thương yêu chồng, thay chồng nuôi con cái. Song tiếc rằng, trước kia, đa số những người có chức quyền trong chế độ Việt Nam Cộng Ḥa, đă chọn vợ bằng cặp mắt! V́ thế, sau khi bị vào tù rồi, th́ người vợ của ḿnh, cũng bị người khác chọn bằng cặp mắt.



    Và, một trong những cảnh ngộ ấy, chính là Thiếu tá Dũng. Ông đă lầm lẫn, khi cứ ngỡ rằng cứ “cưng vợ” theo cái cách “không để cho đôi chân của vợ chạm đất” như thế, th́ đương nhiên vợ của ḿnh cũng đáp lại ḷng thương yêu của ḿnh trọn kiếp!



    Quả đúng như thế, v́ mọi sự ở trên cơi đời này, nếu không có những cuộc thử nghiệm về chất người, mà cái “pḥng thử nghiệm” nổi tiếng đó, chính là các trại tù “cải tạo”, th́ các vị QCCVNCH sẽ không làm sao biết được thế nào là t́nh yêu chân thật, là t́nh nghĩa phu thê.



    Trường hợp của Th/ tá Dũng, đă là một trong nhiều cảnh ngộ khác: Ngày Th/tá Dũng đi vào tù, th́ vợ chồng ông đă có bốn con, nhưng vợ ông c̣n trẻ, đẹp; và người vợ “chân không chấm đất” năm xưa, đă không những phải “chấm đất” mà lại c̣n “chấm” luôn vào những vũng śnh của cuộc đời, rồi sau đó, đă lấy chồng, và có con. Những điều đó, đă chứng minh rằng, người vợ trẻ đẹp năm xưa đă lấy Th/tá Dũng làm chồng, không phải v́ t́nh yêu chân thật.





    Cay đắng t́nh người!



    Cay đắng, lại càng thêm cay đắng, v́ trong suốt sáu năm ở tù, Th/tá Dũng không được vợ thăm nuôi, nhưng ông không biết vợ ḿnh đă lấy chồng, v́ cứ ngỡ rằng, v́ quá nghèo, nên vợ của ḿnh không thể thăm nuôi. Do vậy, cho nên, ngày được ra tù, ông liền trở về căn nhà cũ, để t́m lại vợ con. Nhưng, chua xót, phũ phàng thay! V́ căn nhà của ông đă thay chủ tự bao giờ!



    Ngày gặp lại “người vợ chân không chạm đất”, bây giờ “bà” đă chịu “chạm đất” để đem giao hết bốn đứa con cho ông. V́ là đàn ông, nên Th/tá Dũng đă nhận hết cả bốn con của ḿnh, và đưa trở về sống tại căn nhà cũ tại Đà Nẵng.



    Nhưng theo người viết, nếu Th/tá Dũng sáng suốt, th́ sẽ không có thêm những sóng gió sau này. Song có lẽ, v́ cô dơn, v́ cần có một đôi tay, một bóng dáng của người phụ nữ, để có một “mái ấm”, cho nên Th/tá Dũng đă đón nhận một người phụ nữ, đă có năm con, nghe nói, chồng đă chết, và đưa về làm vợ của ḿnh.



    Người viết và Th/tá Dũng, thỉnh thoảng vẫn đến thăm nhau. Người viết đă chứng kiến gia đ́nh của Th/tá Dũng, gồm có con ông, con bà và một con chung; tất cả là mười hai người, mà bà vợ sau này, lại không biết làm một việc ǵ để có thể phụ giúp ông Dũng để nuôi cả hai ḍng con. Bởi vậy, nên Th/tá Dũng đă nghĩ ra một “nghề” mới. Đó là “nghề” bán kem, để nuôi cả gia đ́nh.



    Ngày ấy, hàng ngày, người dân tại thành phố Đà Nẵng, thường thấy một người đàn ông cao lớn, ngồi trên chiếc xe đạp cũ, phía sau là một thùng kem. Người bán kem đă đạp xe chạy quanh hết cả thành phố, với những tiếng rao “hàng”:



    “Cà-rem cây đây! ai mua cà-rem,… ai mua cà-rem…”



    Người bán cà-rem cây ấy, chính là Th/tá Dũng. Ông không ngại khó khăn, để đi bán kem hàng ngày, mà chỉ mong sao cho có cơm để nuôi sống cho cả gia d́nh là đủ. Nhưng thực ra, nếu không có ḷng thương của đồng bào tại Đà Nẵng, th́ Th/tá Dũng có lẽ khó có thể nuôi nổi cả gia đ́nh với những đồng tiền bán kem.



    Người viết vẫn c̣n nhớ, ngày ấy, người bán kem dạo ở Đà Nẵng rất nhiều; nhưng đồng bào ở các chợ cũng như trên đường phố, v́ đă biết rơ hoàn cảnh của Th/tá Dũng, nên họ thường dành những đồng tiền để mua kem của ông Dũng, và có khi họ không lấy những đồng tiền nếu ít, được thối lại nữa.



    Trước ngày vượt biển, người viết có đến tận nhà của Th/tá Dũng, v́ muốn đưa ông đi cùng, nhưng sau đó, không quay trở lại, v́ biết ông không thể ra đi một ḿnh, mà người viết tự biết, không thể đưa cả gia đ́nh ông gồm mười hai người đi vượt biển, v́ không phải là chủ tầu.





    Đến “miền đất hứa”:



    Sau khi vượt biển, đă định cư tại Pháp, th́ người viết đă nhận được thư của Th/tá Dũng, nói rằng sắp lên đường để đến “miền đất hứa” là nước Mỹ, theo diện tù “cải tạo”. Người viết thấy mừng cho ông, v́ nghĩ rằng, gia đ́nh ông sẽ hết những ngày gian khổ, đặc biệt, là người vợ và các con riêng của bà, sẽ hết ḷng thương -quư ông, v́ nhớ đến những ngày tháng ông mang thùng kem đi rao bán dạo trên khắp phố phường Đà Nẵng, v́ họ đă sống bằng những đồng tiền bán kem với những giọt mồ hôi của ông đă rơi xuống trong những buổi trưa hè chói chang nắng nóng.



    Nhưng không, ngày ông rời Việt Nam để sang Mỹ, chưa được bao lâu, th́ người viết lại nhận được tin là vợ và các con riêng của bà, những con người đă từng sống bằng những đồng tiền bán kem của ông đă đành đoạn bỏ ông, không cho ông được sống chung nữa! Và, một lần nữa, Th/tá Dũng đă phải nuốt nước mắt, để ra đi!



    Như vậy, cuộc đời của Th/tá Dũng, đă có hai người vợ, dù chân có chấm đất hay không, th́ theo người viết, cả hai, họ không phải đến với Th/tá Dũng bằng một t́nh yêu chân thật. Người vợ trước, đă lấy ông v́ danh, v́ lợi, để được ông bế trên tay, để “chân không chấm đất”, c̣n người vợ sau đă lấy ông, để ông phải chịu làm người bán kem, để nuôi sống cho bản thân bà và các con riêng của bà mà thôi.



    Và, để kết thúc câu chuyện của Th/tá Dũng, người viết muốn nói rằng: Để đo lường được ḷng yêu thương của đàn bà, th́ đàn ông đừng nên yêu, đừng nên chọn vợ bằng mắt; mà hăy yêu, hăy chon vợ bằng khối óc, để có được một người vợ sẽ hết dạ yêu thương chồng, cộng thêm sự kính trọng và ḷng chung thủy vẹn tuyền.



    Lời sau cùng, mà người viết muốn gửi đến Th/ Dũng: Người viết không bao giờ quên những sự quư mến của ông đă dành cho người viết và gia đ́nh. Đồng thời, ngày xưa, lúc c̣n ở tại quê nhà, người viết đă từng nghe Th/tá Dũng vẫn thường nói: “Tôi luôn luôn đặt niềm tin vào Đấng Toàn Năng”.



    Vậy th́, người viết chân thành cầu chúc cho ông sẽ luôn t́m thấy niềm tin, và niềm vui bên các con trong tay của Đấng Toàn Năng, trên suốt quăng đường c̣n lại của cuộc đời, sau hai lần đổ vỡ!





    Pháp quốc, 7/6/2012

    Hàn Giang Trần Lệ Tuyền



    (Xin tái ngộ quư độc giả trong những bài kế tiếp)
    Last edited by dtkcamau; 03-04-2020 at 08:26 AM.

  2. #42
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam

    Những ḍng nước mắt trong những cảnh ngộ tang thương của các gia đ́nh cựu tù “cải tạo”!

    Bài 3



    Hàn Giang Trần Lệ Tuyền




    OAN NGHIỆT!





    Trước năm 1975, anh Đông là một vị giáo sư tại trường Trung học Trần Cao Vân, quận Tam Kỳ, Quảng Nam, vợ anh, chị Khuê cũng là một nhà giáo dạy tại trường nữ Trung học cùng quận, vợ chồng anh được xem là một đôi “trai tài gái sắc”, anh chị có hai con trai, có cuộc sống hạnh phúc.



    Sau năm 1975, trong lúc thân phụ của anh một vị Giáo sư và là cựu bí thư quận bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng, và bào huynh của anh là một sĩ quan cấp Đại úy chưa có vợ đă bị tập trung vào trại tù “cải tạo”; nhưng v́ lúc ấy, chưa có người thay thế, nên anh chị c̣n được dạy học một thời gian ngắn. Sau đó, anh Đông đă tham gia vào tổ chức phục quốc: Việt Nam Dân Tộc Cách Mạng Đảng, do Giáo sư Nguyễn Văn Bảy, tức Văn Nguyễn thành lập và lănh đạo sau ngày 30/4/1975. Giáo sư Nguyễn Văn Bảy dạy tại trường Trung học Kỹ Thuật Đà Nẵng; và ông c̣n là Phụ tá Hiệu trưởng trường Trung học Hưng Đạo-Liên Đoàn trưởng Thanh niên Hưng Đạo đoàn Cao Đài Miền Trung, và là người tín cẩn của Giáo sĩ Trần Thanh Thuyền: Chánh Phối sư kiêm Đặc trách ngoại giao Cao Đài Miền Trung tại “Trung Hưng Bửu Ṭa, Cơ quan Truyền giáo Cao Đài miền Trung” tại số 35, đường Nguyễn Hoàng, Đà Nẵng.



    Tổ chức Việt Nam Dân Tộc Cách Mạng Đảng, (VNDTCMĐ) là một tổ chức phục quốc. Lúc đầu được quy tụ đa số là nhà giáo và các trí thức tại Đà Nẵng và Quảng Nam. Sau đó, số người tham gia đă lên tới con số ngàn, có Chiến khu-Mật khu. V́ thế, khi bị “B.2” của Cộng sản Hà Nội phá vỡ, vào tháng 7 năm 1977, đă có năm người đứng đầu bị “Ṭa án nhân dân” Đà Nẵng tuyên án tử h́nh. Trong số đó, Giáo sư Nguyễn Văn Bảy và hai vị khác là Giáo sư Trần Ngọc Thành và giáo sư Ông Văn Chinh đă bị xử bắn tại Ḥa Khánh, Đà Nẵng. Riêng c̣n hai người khác cũng bị tuyên án tử h́nh, mặc dù có ở tù, nhưng cho đến giờ này họ vẫn c̣n sống ???



    Về vụ án này rất lớn, nên người viết không thể tường thuật cho hết. Vả lại, đây là một bài viết, để ghi lại những nỗi đau thương, nghiệt ngă trong gia đ́nh của các cựu tù “cải tạo” mà thôi, c̣n vụ án VNDTCMĐ, có thể người viết sẽ viết riêng trong một bài viết khác.





    Vào tù “cải tạo”



    Ngày “xử án” trong một “phiên ṭa” tại Đà Nẵng, sau khi tuyên án tử h́nh năm vị lănh đạo, th́ anh Đông đă bị “Ṭa án nhân dân” Đà Nẵng kết án tù chung thân; sau đó, “Ṭa phúc thẩm” đă giảm xuống c̣n 20 (hai mươi năm) tù ở. Và kể từ lúc anh Đông bị bắt, th́ chị Khuê cũng bị đuổi khỏi trường, không được dạy học nữa.



    Cũng kể từ đó, có thêm anh Đông vào tù, là gia đ́nh của anh đă có ba người ở trong nhà tù “cải tạo” như đă nói: thân phụ và bào huynh và chính anh Đông.



    Khi nhắc lại những thảm cảnh tù đày của các vị tù “cải tạo” của một thời đau thương cũ, người viết không làm sao có thể nén được những xót xa cho những cảnh đời khốn khổ, với những tấm thân gầy ṃn, v́ đói khát, lạnh lẽo, v́ kiệt sức sau những năm tháng bị lao động khổ sai, từng bước đi của người tù chẳng khác ǵ những bộ xương biết đi giữa chốn rừng thiêng, nước độc! Nhưng những thân nhân của người tù cũng chẳng khác ǵ hơn. Những người Mẹ, người Cha, anh, chị, em, con, cháu; và đặc biệt là những người vợ trẻ của tù “cải tạo” là đă phải gánh chịu nhiều đau thương; đồng thời, phải đối diện với vô vàn những oan khiên, nghiệt ngă nhất.



    Và, chị Khuê, vợ của anh Đông, đă nằm trong số người bất hạnh ấy. Người viết phải kể những điều có thật đă xảy ra, rồi tùy theo suy nghĩ của mỗi người, có thể thương hay không thương người trong cuộc, nhưng v́ đó là những chuyện thật, của một trong những trang sử đau thương khi đất nước Việt Nam Cộng Ḥa, sau khi đă bị rơi vào tay của đảng Cộng sản Hà Nội.



    Có ai thấu được những nỗi bi thương của một gia đ́nh đă có tới ba người phải bị vào tù “cải tạo”. Thân mẫu của anh Đông đă già yếu, không thể băng rừng, lội suối để đến nơi rừng sâu, núi thẳm để thăm nuôi chồng và hai người con trai, và v́ cụ bà c̣n hai người con trai đang học ở năm cuối của bậc trung học. Nhưng sau đó, dù học rất giỏi vẫn không được vào Đại học, v́ “lư lịch xấu” (có cha, và hai anh trai là tù “cải tạo”). V́ thế, nên chính chị Khuê, một nhà giáo, dù đă có hai con nhỏ, nhưng c̣n rất trẻ, có nhan sắc, chân yếu, tay mềm, chỉ biết phấn trắng, bảng đen, phải vừa thăm nuôi Bố chồng, anh chồng và chính chồng của ḿnh.



    Thế rồi, có một ngày, khi đến đồn công an để xin giấy thăm nuôi, th́ chị Khuê đă bị làm khó dễ, chị phải năn nỉ tên Loan, “Trưởng đồn công an” để được cấp giấy thăm nuôi. Và, sau lần đó, “ông trưởng đồn công an” đă “quan tâm” thường xuyên đến nhà chị Khuê, để rồi nói rằng sẽ giúp đỡ cho cả gia đ́nh của anh Đông được trả tự do sớm hơn. Sau nhiều lần, được “quan tâm” như vậy, chị Khuê đă nói, nếu cả ba người trong gia đ́nh của chị không được ra tù hết, th́ ít nhất cũng cho anh Đông được ra tù, để cùng chị lo cho con cái, và thăm nuôi hai người c̣n lại ở trong tù. Nghe chị Khuê nói như thế, tên Loan đă nói “sẽ thực hiện lời hứa”. Nhưng chắc mọi người đều biết, chẳng phải “quan tâm” ǵ đến những người thân của chị Khuê đang ở trong tù, mà chỉ v́ muốn chiếm lấy chị Khuê; v́ thế, chuyện ǵ đến, th́ phải đến. Và, đó là, khi: “Phẩm tiên rơi đến tay phàm… Một cơn mưa gió năo nề, Thương ǵ đến ngọc, tiếc ǵ đến hương”, để rồi, từng ngày trôi qua, chị Khuê cứ mỏi ṃn chờ đợi, mà chẳng thấy một người nào trong gia đ́nh của chị được ra tù cả. Nhưng oan nghiệt thay! V́ cũng kể từ đó, cái bụng của chị mỗi ngày lại cứ lớn lên. Chị đă mamg trong người giọt máu của kẻ thù! C̣n kẻ đă gieo rắc thảm họa cho chị, th́ không bao giờ đến nữa, v́ sợ liên lụy, sợ mất tương lai. Bởi thế, chị Khuê không biết làm ǵ hơn, là phải sinh và nuôi đứa con ngoài ư muốn của ḿnh!



    Một điều đáng quư nhất, là cả gia đ́nh nhà chồng đều dành sự cảm thông và t́nh thương cho chị Khuê. Do đó, những tháng sau cùng, khi bụng chị lớn, th́ thân mẫu của anh Đông đă bảo hai người con trai, là em ruột của anh Đông đă nghỉ học, phải thay chị Khuê để thăm nuôi Cha và hai anh, và nói với anh Đông là chị Khuê “bị bệnh”.





    Ở trong nhà tù “cải tạo”



    Người viết đă từng cùng ở chung trong các trại giam với anh Đông, nhưng khác khu, khác pḥng v́ nam-nữ cách biệt, nhưng được nh́n thấy nhau, trong những lần đi tắm, giặt, làm vệ sinh như quét dọn; những lúc như thế, anh em có thể ra dấu thông tin cho nhau, bằng cách dùng ngón tay để viết lên khoảng không bằng những chữ vô h́nh, nhưng cả anh Đông và người viết đều hiểu; v́ đó, cũng là cách duy nhất để có được những thông tin với nhau của các cựu tù ngày ấy. Và người viết cũng bị chuyển đến các trại từ nhà giam Kho Đạn, chợ Cồn, ở số 15, đường Đào Duy Từ, Đà Nẵng, nhà giam Hội An và Tam Kỳ, gần hai năm để thẩm cung. Sau đó, khi chuyển lên trại “cải tạo” T.154, tại thôn 3, xă Phước Lănh, quận Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Sau ngày 30/4/1975 đă đổi thành xă Tiên Lănh. V́ thế, thường được gọi là trại Tiên Lănh, là hậu thân của “Trại cải tạo Đá Trắng” đă được thành lập từ năm 1959.



    Người viết không bao giờ quên những năm tháng ở trong nhà tù “cải tạo”, với những lần đi cấy, gặt lúa, trồng sắn… tại Đồng Cừ, nơi có mặt của anh Đông, v́ “ban giám thị” của trại đă cho “cắt công” cho anh Đông lên ở một cái cḥi nhỏ trên đồi sắn của Đồng Cừ, để “giữ sắn”. Ngày ấy, mỗi lần người viết đi “lao động” ở đó, th́ đến buổi trưa, anh Đông thường xuống căn cḥi “giữ nước ruộng” của Mục sư Dương Đ́nh Nguyện, “xin phép cán bộ” để mamg quà thăm nuôi của vợ anh cho người viết, là những gói bánh, mứt… và nói: “quà của chị Khuê thăm anh đó, em và các bạn ăn lấy thảo”. Người viết luôn xem anh như người anh ruột thịt của ḿnh, v́ thân phụ của anh là vị thầy dạy học khả kính của người viết, và là người rất thân thiết với thân phụ của ḿnh, lại thêm thân mẫu của anh cũng bà con “bạn d́” họ của người viết nữa.



    Phần anh Đông, với bản án 20 năm tù ở, v́ trong suốt thời gian “cải tạo” anh không “vi phạm nội quy”, nên qua những đợt giảm án tại trại “cải tạo” anh được giảm xuống c̣n 10 năm.



    Ngày ra tù, trở về, anh Đông đă gần như gục ngă khi biết vợ của ḿnh đă sinh ra một đứa trẻ là con của tên Loan, “trưởng đồn công an”. Thấu hiểu được những đau đớn của anh, nên cả gia đ́nh của anh luôn an ủi, và đă kể rơ những chuyện đă xảy ra cho chị Khuê. Anh Đông cũng đă tỏ ta rộng lượng không trách móc chị Khuê lời nào. Thấy vậy, gia đ́nh anh cũng như bà con đều mừng, v́ tưởng rằng mọi chuyện sẽ êm xuôi, gương vỡ lại lành. Anh Đông c̣n rộng lượng hơn nữa, khi thằng bé con của “trưởng đồn công an” bỗng bị bạo bệnh, anh Đông vẫn giúp chị Khuê đưa đứa nhỏ vào bệnh viện, nhưng không cứu được, và nó đă chết.



    Sau khi thằng bé đă chết, cả gia đ́nh cũng như bà con đều nghĩ, có lẽ sự an bài đó, sẽ làm cho anh chị hạnh phúc hơn; bởi không một ai có thể biết được rằng, kể từ lúc được ra tù, anh Đông đă không hề có được một phút giây ân ái với người vợ mà anh đă hết ḷng yêu thương, mặc dù anh rất muốn.



    Người viết vẫn nhớ những lời của chị Khuê đă tâm sự với ḿnh:

    “Chị biết anh Đông vẫn thương chị nhiều lắm, nhưng cô có biết không, là ngay đêm đầu tiên sau khi ra tù, anh Đông đă ôm chị trong ṿng tay với những lời cám ơn chị đă chu toàn bổn phận của một người vợ, đă thăm nuôi Cha, anh Cả và chồng ở trong nhà tù, nhưng chính cái giây phút anh Đông cúi xuống để đặt nụ hôn lên môi của chị, th́ thằng nhỏ oan nghiệt kia, nó ở pḥng bên cạnh bỗng trở ḿnh thức giấc, và khóc. Chính tiếng khóc đó, đă khiến cho anh Đông phải buông chị ra, và ôm mặt khóc. Và chị cũng hiểu những ǵ đang ẩn chứa trong những ḍng nước mắt của anh Đông, chị cũng khóc; và từ đó, kể cả chị nữa, cũng không thể lấy lại sự b́nh thường, như một người vợ trước kia, dù cả hai anh Đông và chị đều rất muốn! Đêm đêm vợ chồng chị vẫn cùng chung chăn, kề gối, nhưng không hề có được một giây phút hạnh phúc như những ngày tháng cũ, chị yêu anh, chị thông cảm nỗi ḷng của anh, chị không trách anh, mà chỉ trách những người đă đẩy đất nước này rơi vào tay của Cộng sản, để rồi không phải riêng chị, mà chắc chắn đă có rất nhiều hoàn cảnh đau thương đă xảy ra như đă xảy ra đối với anh chị. V́ thế, nếu sau này, có điều ǵ xảy ra, th́ chị mong cô hăy nói với anh Đông rằng chị yêu anh Đông suốt đời, và không hề trách chồng chị bao giờ”!

    Đó là những lời nói của chị Khuê, một nhà giáo hiền lành, không biết nói nặng lời với bất cứ ai. Nhưng người viết không ngờ, đó là những lời nói sau cùng, trước khi bỗng nhiên chị Khuê bỏ nhà ra đi biệt tích!



    Ngày chị Khuê ra đi, không để lại cho anh dù một ḍng chữ từ biệt, anh Đông đă chết lặng, không nói được lời nào. Ngưới viết đă kể lại cho anh Đông nghe về những lời của chị Khuê đă nói với ḿnh, nhưng rất ân hận v́ không kể với anh sớm hơn! Kể từ ngày chị Khuê ra đi, anh Đông đă khóc, lúc nào anh buồn, v́ thương nhớ chị Khuê, và v́ anh em rất thương nhau, nên anh cũng tâm sự với người viết:

    “Anh hết dạ yêu thương chị Khuê em ạ, anh không hề trách vợ ḿnh, v́ chị Khuê đă làm tṛn bổn phận của một người con dâu thảo hiền, thay anh phụng dưỡng mẹ già, lại c̣n thăm nuôi cả ba người tù, là Cha anh, anh Cả và anh nữa; nhưng xin em hiểu cho anh, em hăy tự đặt ḿnh vào cảnh ngộ của anh, th́ em mới hiểu được tất cả, anh làm sao có thể hạnh phúc khi h́nh ảnh của đứa bé kia, dù nó sống, hay nó đă chết, nhưng một sự thật quá tàn nhẫn, v́ nó là con của thằng Loan, “trưởng đồn công an” trước kia, nó từng là một tên gia nhân của gia đ́nh anh. Và em đă biết rồi đó, thằng Loan nó đă từng đối xử tàn ác với nhiều người trong làng của ḿnh, trong đó có cả em nữa mà. Anh sẽ không bao giờ lấy vợ nữa, và suốt đời này, anh vẫn chờ đợi ngày được gặp lại chị Khuê”.



    Nhưng có lẽ định mệnh luôn an bài cho số phận của mỗi con người như Dale Carnegie đă nói: “Bàn tay của định mệnh chỉ viết xuống một lần trên cát, rồi biến mất, không ai có thể thay đổi được nữa”.



    Nếu quả thật đúng như thế, th́ những bi thương biết nói sao cho vừa! Bởi v́, từ ngày ra đi, xa chồng, nhớ con, làm sao biết được chị Khuê đă và đang sống như thế nào ?! C̣n anh Đông sẽ chờ đợi chị Khuê cho đến bao giờ, hay là măi măi!



    Ngày liều ḿnh vượt biển, người viết cũng muốn đưa anh Đông cùng đi, nhưng anh vẫn cứ nói: “Anh c̣n chờ đợi chị Khuê”; rồi cho đến khi thân phụ và bào huynh của anh lên đường sang Hoa Kỳ theo diện tù “cải tạo”. Sau dó, mặc dù, đă có nhiều lời khuyên, nhưng anh vẫn không chịu ra đi đoàn tụ với gia đ́nh trên đất Mỹ, v́ anh vẫn cứ nói: “Không thể ra đi, khi không có Khuê”.



    Giờ Đây, anh Đông cũng như mọi người thân của chị Khuê, không một ai biết được chị Khuê đă và đang sống hay đă chết ở một phương trời nào, c̣n anh Đông th́ vẫn cứ mỏi ṃn chờ đợi, có thể là cho hết một đời người, và cho đến khi nhắm mắt ĺa đời vẫn không được nh́n thấy lại người vợ mà anh vẫn một ḷng yêu thương, trọn vẹn thủy chung!



    Người viết rất quư, rất thương và hiểu được cả anh Đông và chị Khuê. Nhưng nếu trên t́nh anh em trong gia đ́nh, mà phải có ư kiến cho cả anh và chị, th́ thật ḷng, người viết không dám có một lời nào. Người ta thường nói: “gương vỡ lại lành”, nhưng người viết lại không bao giờ tin điều ấy. Chính v́ thế, nên nếu chị Khuê hiện giờ c̣n sống ở một nơi nào đó, vẫn độc thân, th́ người viết cũng không dám “khuyên” chị hăy trở về với anh Đông, v́ người viết nghĩ rằng, anh Đông dù hết ḷng yêu thương vợ, không trách móc vợ, nhưng nhất định không bao giờ tin rằng, h́nh ảnh của đứa bé oan nghiệt kia, là con của một gia nhân, và cũng là một kẻ đă từng ở bên kia chiến tuyến, th́ không có một “phép lạ” nào có thể khiến cho anh Đông quên đi tất cả cho được. V́ thế, tất nhiên, dù có gặp lại nhau, th́ anh Đông và chị Khuê làm sao để quên hết tất cả, để có hạnh phúc một cách trọn vẹn, mà có thể c̣n gây đau khổ cho cả vợ lẫn chồng!



    Thế nhân thường nói: “T́nh xa, t́nh tuyệt vọng, là t́nh đẹp thiên thu”. Anh Đông và chị Khuê đă một thời hạnh phúc chồng vợ gối chăn, của một thời gắn bó với phấn trắng, bảng đen, nên người viết nghĩ rằng, cả hai anh chị hăy nuôi nấng và trân quư trong tâm hồn những kỷ niệm của một thời dấu ái; c̣n hơn là “sum họp” trong những nỗi đau đớn của một vết thương quá sâu, quá nặng, nên không bao giờ nguyên lành trở lại!



    Và, người viết đă từng nghe chị Khuê và cả anh Đông tâm sự, cả hai vợ chồng đều không trách nhau. Tuy nhiên, người viết vẫn nhớ đến câu nói của chị Khuê, nên xin chép lại một lần nữa, để xin gửi về anh Đông hiện vẫn c̣n sống tại quê nhà, để anh hiểu và thương thêm về tấm ḷng của chị Khuê, của vợ anh, là nạn nhân của một ngày tang thương của đất nước Việt Nam Cộng Ḥa: Ngày 30/4/1975:

    “Đêm đêm vợ chồng chị vẫn cùng chung chăn, kề gối, nhưng không hề có được một giây phút hạnh phúc như những ngày tháng cũ, chị yêu anh, chị thông cảm nỗi ḷng của anh, chị không trách anh, mà chỉ trách cho những người đă đẩy đất nước này rơi vào tay của Cộng sản, để rồi không phải riêng chị, mà chắc chắn đă có rất nhiều hoàn cảnh đau thương đă xảy ra như đă xảy ra đối với anh chị. V́ thế, nếu sau này, có điều ǵ xảy ra, th́ chị mong cô hăy nói với anh Đông rằng, chị yêu anh Đông suốt đời, và không hề trách chồng chị bao giờ”!





    Pháp quốc, 10/7/2012

    Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
    Last edited by dtkcamau; 06-04-2020 at 02:37 AM.

  3. #43
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam

    Những ḍng nước mắt trong những cảnh ngộ tang thương của các gia đ́nh cựu tù “cải tạo”!



    Bài 04



    Hàn Giang Trần Lệ Tuyền





    Những ḍng nước mắt đau thương trong những cảnh đoạn trường, với những vành khăn tang đă phủ lên những mái tóc của người vợ trẻ, những em thơ khóc cho những người Chồng, người Cha đă bị chết một cách tức tưởi trong các trại tù “cải tạo”. Những ḍng lệ máu ấy, đă tuôn trào, đă chảy thành sông, đă tuôn ra biển cả, v́ đă gào khóc khi biết tin Chồng, Cha của họ đă chết, mà không hề được nh́n thấy mặt nhau lần cuối, không được nh́n thấy nơi chôn cất người thân yêu cốt nhục của ḿnh!!!



    Hôm nay, qua bài viết thứ tư, cùng một tựa đề, người viết xin kể lại một trong những cảnh ngộ tang thương ấy:



    Sau Hiệp định Gevène: 20/7/1954; có một người Mẹ đơn thân, v́ chồng của bà đă chết trong lúc đi theo phong trào chống Pháp, cho nên bà đă dắt người con trai độc nhất của bà di cư vào Nam, để chạy trốn Cộng sản. Và, nơi dừng chân để định cư của bà là thành phố Đà Nẵng. Tại vùng đất mới này, bà đă tảo tần, khó nhọc để nuôi người con trai được cắp sách đến trường cho đến lúc trở thành một vị Sĩ quan ưu tú của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa: Thiếu úy Nguyễn Đức Hậu, anh đă từng phục vụ tại Bộ Chỉ Huy C.1. Lực Lượng Đặc Biệt tại Đà Nẵng. Sau đó, qua những căn cứ thuộc C.1. cho đến ngày 30/4/1975, anh đă mang lon Đại Úy.



    Ngày đất nước Việt Nam Cộng Ḥa đă bị rơi vào tay của Cộng sản Hà Nội, cũng như các vị Sĩ quan khác, anh Hậu đă phải giă từ vợ và ba con thơ để đi vào nhà tù “cải tạo”. Ngày anh ra đi chưa được bao lâu, th́ căn nhà của anh chị đă bị lực lượng Công an Đà Nẵng ra lệnh “trưng thu”; nghĩa là bị tịch thu, để cấp cho “cán bộ cách mạng” ở!





    Bạo ngược



    Trước thảm cảnh ngược đời ấy, vợ anh, đă phải nuốt nước mắt để giao căn nhà của ḿnh tại Khu Xă Hội An Ḥa, Đà Nẵng cho “cách mạng”, rồi dắt các con trở về nương thân cùng với Mẹ ruột của ḿnh. Thân mẫu của chị Hậu, là người Mẹ hết ḷng thương con, và các cháu, bà đă giúp đỡ chị bằng cách chăm sóc các con nhỏ của anh chị, để hàng ngày chị Hậu đi đến những vùng quê xa xôi, có khi phải lên tại khu chợ Ái Nghĩa để mua rau quả, sau đó, đem về Đà Nẵng bán kiếm từng đồng tiền lời, để vừa nuôi các con vừa mua quà “thăm nuôi” chồng!



    Chị Hậu, tức chị Trang, từng là một nữ sinh có nhan sắc và duyên dáng, v́ yêu anh, chị đă từ bỏ mái trường Trung Học Sao Mai, để trở thành một người vợ của một vị Sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Trong suốt thời gian nuôi con, chờ chồng ở trong nhà tù “cải tạo”, chị không bao giờ có thể tưởng tượng được những ǵ đang chờ đợi chị. Nhưng đoạn trường thay! Một ngày cuối Đông, trong một lần giữa cơn mưa gió, chị phải lên tận vùng đất của huyện Hiên và Giằng, thuộc quận PhúTúc để mua, bán. Lần đó, khi trở về Đà Nẵng chị lâm trọng bệnh, rồi phải chết!





    Tang thương!



    Ngày chị Hậu vĩnh viễn rời bỏ người chồng đang c̣n ở trong trại tù “cải tạo” và các con. Mẹ và các con của chị chị đă gào thét, khóc ngất bên xác của chị! Trước cảnh ngộ ấy, bà con thân cận đă giúp đỡ cho mẹ các con chị đưa xác của chị lên nghĩa địa G̣ Cà, vùng đất ở phía trên Trung Tâm Huấn Luyện Ḥa Cầm, để chôn cất!



    Sau đó, những ngày không có mẹ, bà ngoại th́ quá già, các con của anh chị Hậu đă thật sự không c̣n nơi để nương tựa. Mẹ chị đă đem tất cả những vật dụng ǵ có thể bán được đưa ra chợ trời để bán lấy tiền mua từng lon gạo,khoai sắn chút mắm, muối cho các cháu ăn qua ngày. Nhưng rồi mọi sự đă không dừng ở đó, mà sau những ngày tháng đau khổ v́ mất con và lo cho các cháu; rồi một ngày bà ngoại của các con anh chị Hậu cũng đă lâm bệnh nặng, và cũng vĩnh viễn rời bỏ các cháu nhỏ của ḿnh để ra đi!!!



    Mất mẹ, mất bà ngoại, cha th́ c̣n ở trong nhà tù “cải tạo”; các con của anh chị Hậu đă trở thành côi cút, không nơi nương tựa, trong nhà lại không c̣n ǵ để bán lấy tiền để chôn bà ngoại. Những người hàng xóm ngày xưa, họ đă đi lên “vùng kinh tế mới”, c̣n những kẻ mới đến, toàn là “gia đ́nh cách mạng”. Giữa lúc ấy, th́ có một người bạn của chị Hậu: cô giáo Tâm, nhưng sau ngày 30/4/1975, v́ “lư lịch xấu” nên côTâm không được đi dạy nữa. va cô Tâm cũng từ trên “vùng kinh tế mới” trở về Đà Nẵng mua thực phẩm, thấy hoàn cảnh các cháu, con của bạn gái của ḿnh đáng thương như vậy; song chị cũng quá nghèo, cho nên không làm sao giúp được điều ǵ; nhưng không thể làm ngơ, nên chị đă bảo các con anh chị Hậu hăy bán ngôi nhà nhỏ của bà ngoại để lại, để lấy tiền chôn cất bà, rồi sau đó, chị đă nhận nuôi các con anh chị Hậu; mà các con của anh chị Hậu đă gọi cô là “D́ Tâm” và cùng đi lên “vùng kinh tế mới” để sống với d́ Tâm.



    Tại “vùng kinh tế mới”, thuộc thôn Đông Bích, xă Ḥa Khương, quận Ḥa Vang, v́ c̣n nhỏ, các cháu không thể làm những công việc nặng nhọc, nên cô Tâm sắp xếp cho các cháu ở trong ngôi nhà lá của ḿnh. Thấy hoàn cảnh của các cháu và cô Tâm như vậy, cho nên mỗi ngày các cháu thường được đồng bào trong khu vực này bảo đến hái đậu phụng, lột vỏ mía cho một người từ Đà Nẵng lên làm chủ ruộng trồng mía và đậu ở đó, để có tiền mua sắm thêm những vật dụng cá nhân cần thiết, v́ d́ Tâm cũng nghèo như tất cả những người dân “kinh tế mới”. V́ thế, về chuyện đi thăm nuôi người cha c̣n trong tù, là khó thực hiện được!



    Phần anh Hậu, kể từ lúc vợ mất; th́ ở trong nhà tù, anh không c̣n được ai thăm nuôi nữa, anh cũng biết được tin tức về vợ và nhạc mẫu đều đă chết qua những người bạn tù khi được thăm nuôi do thân nhân kể lại. Nhưng về sau, anh không biết thêm điều ǵ nữa, bởi các con anh v́ đă không có nhà ở, cho nên đă theo cô Tâm lên “vùng kinh tế mới”.





    Bất lương!



    Viết đến đây, tôi muốn nhắc lại những cảnh đời khốn khổ của những đồng bào ruột thịt của chúng ta ở những “vùng kinh tế mới”. Ở đấy, có những đồng ruộng nước, là của những người dân đă bỏ ra đi về các thành phố. V́ thế, khi đến chốn này, th́ công việc đầu tiên, là đồng bào phải đốn cây rừng, cắt tranh đem về rồi cất lên những căn nhà lá để trú nắng che mưa. Sau đó, là phải dùng đôi tay trần của ḿnh mà cầm cuốc, rựa… để khai khẩn ruộng và vỡ đất hoang giữa những đám cây cỏ, lau lách mọc cao quá đầu người, v́ bị hoang phế nhiều năm, để trồng lúa, trồng khoai sắn. Nhưng mỗi lần trồng lúa, lúa chết, trông khoai sắn cũng chết, c̣n sót lại chút nào, th́ chỉ nuôi những bầy chuột, chứ chẳng được ăn được bao nhiêu. Và v́ giữa vùng rừng núi hoang vu, không có y tá, không có thuốc men ǵ cả, nên đa số người dân đă bị lâm vào rất nhiều bệnh tật, có người đă chết tại “vùng kinh tế mới”. Chính v́ thế, nên sau đó, đồng bào đă bất chấp tất cả để rời bỏ “vùng kinh tế mới”, cùng nhau quay trở về thành phố, dù biết trước cũng sẽ phải sống ở những nơi gầm cầu, xó chợ!



    Phần các con của anh chị Hậu, sau khi mất mẹ, rồi mất bà ngoại, mặc dù được “d́ Tâm” cũng như mọi người thương yêu, đùm bọc, nhưng các cháu cũng phải cùng chung số phận như mọi người dân “kinh tế mới”. Các cháu không được đi học, v́ “vùng kinh tế mới” không có trường dạy chữ, nhưng không nỡ để cho các cháu hoàn toàn dốt, cho nên “d́ Tâm” và đồng bào cố gắng dạy cho các cháu biết đọc, biết viết mà thôi.





    Ngày trở về của người tù “cải tạo”



    Vào một ngày đầu thu, năm 1983, Đại úy Nguyễn Đức Hậu, tại “Trại cải tạo T.154” thường được gọi là “trại Tiên Lănh” v́ trại nằm tại xă Phước Lănh cũ, sau 1975, đổi lại là xă Tiên Lănh, Tiên Phước, Quảng Nam, nhận được “Lệnh phóng thích” và “Giấy ra trại”. Anh Hậu được “xuất trại” và t́m đường về Đà Nẵng, nhưng về tới nơi, th́ nhà cửa chẳng c̣n, con cái th́ không thấy. Anh phải đi t́m hỏi thăm những người quen, th́ mới hay, các con của anh chị đă theo cô giáoTâm lên “vùng kinh tế mới”.



    Nhưng với thân xác tiều tụy, không có tiền để đi xe, biết làm sao để t́m gặp lại các con. Suy nghĩ một lát, anh Hậu chợt nghĩ: điều đó, đối với anh không là chuyện không làm được, v́ đă từng lao động trong tù, cho nên anh đă quyết định đi bộ; và anh Hậu đă đi bộ, vừa đi vừa nghỉ, từ thành phố Đà Nẵng đến “vùng kinh tế mới” tại thôn Đông Bích, suốt cả một ngay đường.





    Trùng phùng và Giai ngẫu tự Thiên thành



    Có lẽ giây phút trùng phùng giữa người tù “cải tạo” và các con của ḿnh, th́ không một ai có thể dùng bất cứ một ngôn ngữ nào để có thể diễn tả cho trọn vẹn niềm hạnh phúc của chính họ.



    Ngày ấy, dù đă xa, nhưng tôi chắc cho đến giờ phút này đây, nếu đọc được bài này, th́ anh Hậu, chị Tâm và các cháu sẽ rưng rưng hay sẽ cùng nhau khóc khi hồi tưởng lại một buổi trùng phùng, một cuộc hạnh ngộ, mà trước kia, anh Hậu và chị Tâm không bao giờ có thể tưởng tượng ra nỗi.



    Cuộc trùng phùng dó, đă diễn ra giữa những giọt lệ mừng vui của những đồng bào “vùng kinh tế mới” khi biết được một người đàn ông gầy guộc với bộ áo quần tù mầu xanh đă bạc đă t́m đến, và đang đứng trước mặt mọi người đó, chính là anh Hậu, người cha ruột của các cháu là con nuôi của “d́ Tâm”.



    Phần “d́ Tâm” trong lúc các con nuôi của ḿnh đang được anh Hậu ôm chặt vào ḷng, và liên tiếp gọi Ba… Ba…th́ chị không biết phải nói lời ǵ, mà chỉ biết rơi nước mắt!



    Thế rồi, trong những ngày chung sống trong mái lều tranh cùng cô giáo Tâm, bên cạnh những tấm ḷng yêu thương của những đồng bào đồng cảnh ngộ, th́ một cuộc lương duyên đă tự Thiên thành: Một bữa tiệc “cưới”, chỉ đơn sơ là cơm trắng, mấy con cá đồng và rau luộc, do đồng bào “kinh tế mới” sắp xếp để “từ nay các cháu sẽ gọi d́ Tâm là Mẹ” trước những ḍng lệ mừng của mọi người, và đặc biệt nhất là giọt nước mắt long lanh sáng ngời như những viên kim cương từ trong khóe mắt của cô giáo Tâm, là bạn thân của chị Hậu. Cô giáo Tâm từng là một cô giáo xinh đẹp, duyên dáng, một thời được nhiều cánh mày râu theo đuổi; thế nhưng, kể từ sau ngày mất nước cho tới giờ phút đứng bên anh Hậu, đây là lần đầu tiên cô Tâm được làm vợ và làm mẹ của các con, và khi các con của anh chị Hậu đă không ngần ngại khi gọi “mẹ Tâm - ba Hậu”, th́ những giọt lệ kim cương kia đă lăn dài xuống má, và đă thấm vào bàn tay của người tù “cải tạo” Nguyễn Đức Hậu giữa những tiếng cười và những lời chúc phúc của những đồng bào cùng cảnh ngộ tại “vùng kinh tế mới”.



    Giờ đây, anh chị Hậu-Tâm cùng các cháu đă và đang chung sống ấm êm hạnh phúc bên mái ấm gia đ́nh trên đất Hoa Kỳ. Người viết chân thành chúc mừng cho anh chị; và quả thật, mọi sự đều đă được Trời cao sắp đặt-an bài, đúng như những lời của cổ nhân đă dạy:



    Lương duyên do túc đế, Giai ngẫu tự Thiên thành.





    Paris, 28/9/2012

    Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

  4. #44
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam

    TRẠI CẢI TẠO MỘT ĐẠI TỘI ÁC CHỐNG LẠI LOÀI NGƯỜI CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN


  5. #45
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam

    Tù Cải Tạo Cướp Máy Bay Vượt Biên


  6. #46
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam

    Vụ cướp máy bay quân sự tại Tân Sơn Nhất để vượt biên


  7. #47
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam

    Trại Tù Cải Tạo Hàm Tân 1984


  8. #48
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam

    Trại Cải Tạo sau 30-4-1975


  9. #49
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam

    TRẠI GIAM CỔNG TRỜI
    TÁC GIẢ MẶC LÂM



  10. #50
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam

    Sĩ quan cấp cao VNCH "tốt nghiệp" khóa học tập cải tạo đợt cuối cùng, Vietnamese Re-education camp


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •