Thỉnh Nguyện Thư gửi Quốc Hội Canada
Chúng tôi, các công dân và thường trú dân Canada đạo đạt lên Quốc Hội những lời thỉnh cầu như sau.
XÉT RẰNG Trong khi chính phủ Canada bỏ ra 12 triệu đô-la trong 6 năm vừa qua để giúp chính quyền Việt Nam huấn luyện các luật sư và thẩm phán, các chánh án Việt Nam vẫn tiếp tục ban hành những bản án nghiệt ngă đối với những người bất đồng chính kiến với chính phủ và kêu gọi tự do, dân chủ.
Những bản án này đều dựa trên hai điều khoản mù mờ số 79 và 88 của bộ H́nh luật, và dựa trên những nghị định, những tu chính nghị định nhằm mục đích càng ngày càng bóp nghẹt tự do phát biểu quan điểm. Nhà cầm quyền đă lợi dụng nội dung lỏng lẻo và không minh bạch của các văn bản này để giới hạn một các tùy tiện những . kiến của các nhà báo hoặc những người viết trên liên mạng (bloggers), và bắt giam những người cổ động cho nhân quyền qua liên mạng, báo chí, đài phát thanh, v.v...
XÉT RẰNG Vấn đề đàn áp tôn giáo và các dân tộc thiểu số là một vấn đề trầm trọng diễn ra từ bao lâu nay tại Việt Nam. Những vụ như sát hại mấy chục người Hmong theo đạo Thiên Chúa, những vụ tấn công và mưu toan chiếm đất tại vùng họ đạo Thái Hà, tấn công và tra tấn tại họ đạo Cồn Dầu, tấn công nhóm Pháp Luân Công, kết án các mục sư Mennonite, tra tấn người Thượng theo đạo Thiên Chúa, và bỏ tù thành viên của các nhóm tôn giáo không được chính phủ công nhận đều là những chuyện đi ngược
lại với Điều 18 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Trong năm 2010 và 2011, một số người dân tộc thiểu số sau đây bị kết án tù nặng nề: Kpa Sinh, 8 năm; Rmah Hlach, 12 năm; Siu Brom, 10 năm;
Siu Hlom, 12 năm; Siu Koch, 10 năm; Siu Nheo, 10 năm; Rah Lan Blom, 9 năm; Rah Lan Mlih, 9 năm; Ro Mah Klit, 8 năm; Kpa Y Co, 4 năm; Ksor Y Du, 6 năm; Ro Mah Pro, 9 năm.
XÉT RẰNG Quyền tự do phát biểu quan điểm, như được quy định trong Điều 19 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, bị giới hạn trầm trọng tại Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục nhắm vào những người dùng liên mạng (internet users), những người viết trên internet (bloggers), các k. giả, và các nghệ sĩ chống đối chính phủ. Những người cổ động cho tự do một cách ḥa b́nh, đề nghị thay đổi chính sách giáo dục, cải tổ xă hội, hoặc cổ động cho dân chủ qua các bài viết, các bản nhạc đều bị ghép vào tội phá tinh thần đoàn kết quốc gia, xúi dục các hành vi bạo động, hoặc âm mưu lật đổ chính phủ.
XÉT RẰNG Quyền tự do hội họp, theo Điều 20 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, bị từ chối thường xuyên. Những người dân Việt tham gia vào các vụ phản đối một cách hoà b́nh, chẳng hạn như những người biểu t́nh đ̣i đất, bị đánh đập ngay tại chỗ trước khi bị giam giữ.
XÉT RẰNG Không những chính phủ Việt Nam trắng trợn vi phạm quyền của người dân, họ c̣n giấu nhẹm những nỗ lực của các tổ chức cổ vơ cho nhân quyền; trang nhà của các tổ chức như Human Rights Watch, Reporters Without Border đều bị ngăn cấm tại Việt Nam. Đây là một điều xúc phạm tới quyền tự do thông tin, v́ liên mạng là một nguồn tin tức dồi dào nhà cầm quyền ngăn cản việc dùng lien mạng nhằm bưng bít không cho dân chúng biết những quyền và tự do của họ.
XÉT RẰNG Theo tổ chức Human Rights Watch, tại Việt nam hiện có trên một trăm trại tập trung cải tạo cưỡng bách lao động bắt các tù nhân phải làm việc khổ sai. Họ thường không được trả lương, hoặc được trả dưới mức lương tối thiểu, và lương của họ lại bị cắt bớt để trả cho tiền ăn, tiền ở, hoặc để trả các phí tổn quản trị, c̣n những người từ chối làm việc th́ bị trừng phạt thô bạo. Nhiều tù nhân chính trị bị cưỡng bách lao động một cách tương tự, chẳng hạn như họ phải lột vỏ hột điều để xuất cảng. Việt Nam là một trong các quốc gia đứng đầu thế giới về xuất cảng hột điều, mỗi năm lên tới 2 tỉ đô-la.
XÉT RẰNG Nhiều người bị giam giữ trong các trại tù, bất cứ v́ l. do ǵ, đều bị ngược đăi, thân nhân không được thăm nuôi, và c̣n bị xiềng chân và biệt giam nữa. Các tù nhân thường bị tra tấn trong các đồn công an, trong các trại giam, trong các nhà tù, và nhiều người chết v́ bị tra tấn.
XÉT RẰNG Năm 2010 chính phủ Việt Nam tái giam Linh Mục Nguyễn Văn Lư. mặc dầu sức khoẻ của ngài đang bị suy giảm trầm trọng.
XÉT RẰNG Chính phủ Việt Nam tiếp tục quản thúc Ḥa Thượng Thích Quảng Độ, Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, năm nay đă 84 tuổi, và Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, chỉ v́ Ḥa Thượng và Bác Sĩ đ̣i hỏi dân chủ, tự do cho Việt Nam. Ḥa Thượng và Bác Sĩ đă nhiều lần được đề nghị Giải Nobel Ḥa B́nh.
XÉT RẰNG Theo tổ chức Human Rights Watch, nguyên trong năm 2010, chính phủ Việt Nam đă bỏ tù ít nhất 33 nhà tranh đấu chính trị một cách ôn ḥa, kết án họ tổng cộng 185 năm tù và sau đó chịu 75 năm quản chế, về những tội mù mờ như “âm mưu lật đổ chính phủ” hoặc “tuyên truyền chống chính phủ”. Sau đây là một số trường hợp điển h́nh những người bị bắt / bị cầm tù trong hai năm 2010 và 2011: 2 (bản dịch của Liên Hội Người Việt Canada – www.vietfederation.ca – ver. 23/2/2012)
Bà Bùi Thị Minh Hằng, tranh đấu cho quyền sở hữu đất, hiện đang bị giam giữ mà không có xử án 2 năm tại một trại cải huấn dành cho những người nghiện ngập.
Ông Cao Văn Tính, tranh đấu cho quyền sở hữu đất, 5 năm
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, chuyên viên pháp luật, 7 năm
Ông Đoàn Huy Chương (tự Nguyễn Tấn Hoành), công nhân, 7 năm
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, công nhân, 7 năm
Ông Dương Âu, tranh đấu cho quyền sở hữu đất, 5 năm
Mục sư Dương Kim Khải, mục sư, 5 năm
Bà Hồ Thị Bích Khương, văn sĩ, 5 năm
Luật sư Lê Công Định, luật sư, 5 năm
Kỹ sư Lê Thăng Long, kỹ sư, 5 năm
Ông Lư Văn Bẩy, viết trên liên mạng (blogger), 4 năm
Ông Nguyễn Bá Đăng, viết trên liên mạng, bị giam giữ không có xử án
Ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, công nhân, 9 năm
Ông Nguyễn Ngọc Cương, tranh đấu cho quyền sở hữu đất, 7 năm
Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, kỹ sư, 7 năm
Ông Nguyễn Văn Canh (tự Trần Hữu Cang), tranh đấu cho tự do tôn giáo, 13 năm
Ông Nguyễn Văn Hải, viết trên liên mạng (blogger), bút hiệu: Điếu Cầy, bị biệt giam sau khi hết hạn tù
Ông Nguyễn Văn Lía, Phật tử Ḥa Hảo, tranh đấu cho tự do tôn giáo, bị giam giữ nhưng không hề bị xử án
K. giả Nguyễn Văn Khương, k. giả, bị bắt v́ đă phanh phui một vụ công an ăn hối lộ
Cô Phạm Thanh Nghiên, công nhân, 4 năm
Bà Phạm Thị (Ngọc) Phương, đảng viên Đảng V́ Dân, 11 năm
Ông Phạm Văn Thông, tranh đấu cho quyền sở hữu đất, 7 năm
Luật gia Phan Thanh Hải, viết trên liên mạng (blogger), bút hiệu: Anh Ba Sài G̣n, bị giam giữ nhưng không hề bị xử án
Ông Phùng Quang Quyền, đảng viên Đảng V́ Dân, 4 năm
Ông Phùng Lâm, tranh đấu cho luật pháp, 7 năm
Bà Tạ Phong Tần, viết trên liên mạng (blogger), bị bắt cóc và bị giam nhưng chưa hề bị kết án
Ông Trần Anh Kim, cựu sĩ quan Quân Đội Nhân Dân (Cộng Sản), 5 năm rưỡi
Kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, kỹ sư và nhà báo, 16 năm
Bà Trần Thị Thủy, nhà nông & tín đồ Phật Giáo Ḥa Hảo, tranh đấu cho quyền sở hữu đất và tự do tôn giáo, 8 năm
Ông Vi Đức Hồi, văn sĩ, 5 years
XÉT RẰNG Gần đây, nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ nhạc sĩ nổi tiếng Vơ Minh Trí (tự Việt Khang) v́ tội viết các bài ca yêu nước.
V̀ VẬY, chúng tôi thỉnh cầu Quốc Hội:
1/ Yêu cầu chính phủ Việt Nam trả lại tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Linh Mục Nguyễn Văn Lư, nhạc sĩ Việt Khang, k. giả Nguyễn Văn Khương, và những người đă nêu tên như trên, cũng như
những người bị quản thúc tại gia như Ḥa Thượng Thích Quảng Độ và Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế.
2/ Yêu cầu chính phủ Canada gắn liền nhân quyền vào việc buôn bán với Việt Nam, và trong các chương tŕnh viện trợ cho Việt Nam. Chúng tôi yêu cầu chính phủ Canada ngưng viện trợ cho Việt Nam, ngoài các chương tŕnh nhân đạo, trừ phi chính phủ Việt Nam chấm dứt vi phạm nhân quyền của người dân, và tôn trọng tất cả những điều khoản của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
3/ Yêu cầu chính phủ Canada đ̣i chính phủ Việt Nam băi bỏ hoặc sửa đổi những điều khoản mù mờ như hai điều 79 và 88 của bộ h́nh luật, và những nghị định coi là tôi phạm những người tranh đấu một cách ḥa b́nh cho quyền được sống như một người b́nh thường.
Chúng tôi viết thỉnh nguyện thư này với niềm hy vọng tiếng nói và hành động của Canada, một quốc gia đặt quyền lợi của người dân lên hàng đầu, cùng với tiếng nói và hành động của cộng đồng quốc tế sẽ cho những người đang tranh đấu cho tự do và dân chủ tại các quốc gia của họ biết là họ không tranh đấu một cách đơn độc, và những quyền căn bản của họ đang được trân trọng và hậu thuẫn
trên khắp thế giới.
Chúng tôi cam kết tôn trọng sự thật và tinh thần trách nhiệm.
Nguồn : http://hoilatraloi.blogspot.com/2012...nada-nhap.html
Bookmarks